Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:24:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14777 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #190 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2020, 05:40:58 am »


        Trên tường, trong một cái khung bằng gỗ tần bì vàng, treo một bức phác họa ngôi kim tự tháp, nơi tìm ra cái xác ướp. Trên bức phác họa đó, có ghi rõ những đường hành lang bên trong, toàn bộ màng lưới bí mật của các lối đi và các ngõ hẻm và đào xuống đất, là địa điểm các hàm mộ nơi để quan tài các vua pha-ra-ông Ai-cập.

        — « Từ trên đỉnh những kim tự tháp kia, bốn mươi thế kỷ, đang nhìn ngắm các anh »... — Batsây đọc thuộc lòng như một cái máy.

        — Tôi cũng đang nghĩ giống như anh — African Africanôvich nói, mỉm cười hiền hậu. — Bốn mươi thế kỷ nhìn chúng ta và chẳng hiểu gì hết.

        Nói xong, cụ ngước đôi mắt màu hổ phách về phía Batsây và thở dài não nuột.

        — Chúng tôi nhất thiết phải biết — Batsây nói quả quyết — các lối vào hầm mộ ở trong thành phố nằm ở chỗ nào?

        — Tại sao anh hỏi tôi điều đó? Hay đúng hơn, tại sao anh lại hỏi riêng tôi về cái đó?

        — Bởi vì Mạc-tư-khoa bảo chúng tôi, ở Ôđetxa có một nhà khảo cổ già đầu tên là African Africanôvich Xvêlôviđôp, một người Nga yêu nước.

        Nét mặt cụ African Africanovich rạng rỡ lên:

        — Mạc-tư-khoa nói như thế sao ?

        — Phải. Có lẽ không đúng chăng ?

        Đáng lẽ trả lời, cụ African Africanôvich lại xoa đầu, xoa mặt như người rửa mặt.

        — Khoan đã Pêchya, khoan đã... Tôi có các bản vẽ nhưng tôi đã hủy mất đâu rồi. Để tôi nhớ lại. Có nhiều lối vào... Anh cần các lối vào ở ngay trong thành phố à?

        — Đúng thế, ở ngay trong thành phố.

        — Tuy vậy, có một lối mà tôi còn nhớ rất rõ: một ngôi nhà lớn bên cạnh câu lạc bộ « Hòa âm » cũ... Anh còn nhớ không? Nhưng tôi nghĩ ngôi nhà đó đã bị bom phá hủy.

        — Phải, nó đã bị phá hủy — Piôt Vaxiliêvich nói.

        — Nhưng không quan trọng. Ngày xưa, ở tầng nhà dưới đất, ngoài cái sàn thử hai, có một kho rượu vang lớn, tôi còn nhớ, ngôi nhà của Anh em Xinađinô.

        — Cái đó không quan trọng — Batsây sốt ruột nhận xét.

        — Theo ý kiến tôi, hiện nay, phải còn những cái thùng to tướng nếu, đúng thế, chúng chưa bị lấy đi... Chính ở đó, sau những cái thùng ấy, trong cùng hầm rượu, là nơi bắt đầu hàm mộ. Nói đúng ra, bản thân hầm rượu cũng là một phần của hàm mộ, nhưng đã được trát xi- măng và biến thành kho rượu vang... Phải, và xa hơn nữa, bắt đầu hầm mộ chính thức, nếu người ta không xây tường chắn mất. Mặc dù tôi cũng nghĩ là người ta không xây tường đâu... Sự thật ngoài tôi ra thì chẳng ma nào biết được là có nó... Chắc vài cụ già ở Ôđetxa có biết nhưng « người thì đã chết, người thì đã bỏ đi»... — African Alricanôvich thở dài, mỉm cười hiền lành và an phận rồi cụ lại xoay tròn hai ngón tay cái trên bụng — Sao, như thế đã được chưa... những lối khác tòi không nhớ!... Không còn trí nhớ như ngày xưa nữa! Ngoài cái đó ra, không phải, tôi nói sai — bỗng cụ African Africanovich nhớ lại — không phải là Anh em Xinađinô mà là Anh em Britanôp... Hay là, đúng hơn, ngôi nhà « Chuông vàng »...

        Nhưng Batsây, đã không theo dõi những câu lẩm bẩm của cụ nữa. Ông đã nhảy xuống khỏi bậc cửa sổ, ôm chặt lấy African Africanovich, hôn rất mạnh vào hai má trắng, lạnh và nhăn nheo.

        — Cám ơn cụ African Africanôvich ! Cụ đã giúp chúng tôi rất nhiều. Bây giờ tôi xin đi đây.

        — Đứng lại, anh đi đâu, Pêchya ? Tôi cầm chìa khóa.

        Và ngay lúc đó, ở đâu ngoài cảng, bỗng lóe lên như một tia chớp thật sáng. Ánh sáng khủng khiếp bay qua các gian phòng của viện, phản chiếu lên các tủ kính. Không khí nổ nghe như thủy tinh vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ. Piôt Vaxiliêvich và African Aíricanòvich tự nhiên nép sát vào tường. Một tiếng nổ nữa, mạnh hơn tiếng trước, lay chuyển cả tòa nhà. Họ đợi một lúc rồi cẩn thận ngó qua cửa sổ. Trên bến Dầu lửa, trong bầu trời đó rực, lơ lửng đám mây thấp vừa dày vừa đen của vụ nổ, sáng ngời dưới ánh lửa rừng rực. Đó là dầu xăng cháy và trong ngọn lửa, những thùng chứa xăng, cái trước cái sau, nối tiếp nhau nổ, một màn khói nặng nè, ngột ngạt, dày đặc từ từ trùm lên tất cả xung quanh.

        — Khá thật — Batsây nói và đi ra không ngoải cồ lại.

        African Africanovich lon ton chạy theo, đuổi kịp Batsây trong phòng đợi và mở cửa.

        Nhưng trước khi để cho Batsây bước ra phố, cụ African Africanovich với một sức mạnh phi thường, lại ôm lấy cổ ông bằng đôi cánh tay ngắn cũn cỡn, kéo ông vào lòng rồi hôn lấy hôn để lên đầu, lên trán, lên vai, lên ngực, những cái hôn nhẹ và nhanh, rồi thì thầm rất sôi nổi:

        — Xin Chúa che chở cho anh ! Vì anh dại dột quá, anh Pêchya Batsây bé nhỏ của tôi ạ... Dù sao anh cũng phải cẩn thận... Anh nên biết rõ... Anh sẽ không kịp trở tay đâu... Ôi, lạy Chúa, lạy Chúa!...

        Nước mắt chảy ròng ròng xuống đôi má phì phị và nhăn nheo.

        — Thôi đi đi, đi đi! — Cụ gần như hét lên và mãi khi ông ra đến cửa, cụ mới nằm chắc lầy ống tay ảo của ông.

        — Thế nào, phản mề ? — Cụ nói, nửa cười, nửa khóc.

        — Phản mề, African Afrlcanôvich, phản mề ! — Batsây đáp, vội vã. Ông nắm tay người thày giảo cũ của mình lần cuối cùng, rồi bước ra ngoài phố nóng bỏng, đã bị các xe cảnh sát và xe cứu hỏa, còi bóp inh ỏi, chạy về phía cảng, cày lên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #191 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2020, 05:41:32 am »


       
27

        Đêm ấy, trời mưa rất to. Sáng dậy, thảo nguyên ướt át mịt mù sương phủ. Thỉnh thoảng nhìn qua lỗ châu mai, Xiniskin Jêleznư nhận thấy một bụi tường vi nặng trĩu những quả vàng ối bị gió táp tơi bời. Gió rét và rất khó chịu. Mây xanh bay là là trên thảo nguyên. Xiniskin cuộn mình trong chiếc áo ca-pốt nhưng không ấm lên được. Bác bị sốt. Đôi môi xám xịt mím chặt, Xiniskin cố thở bằng mũi. Bác cảm thấy hơi thở mình nong nóng, tiếng máu đập nặng như chì. Bác cố không ho nhưng đôi khi cũng phát ra một cơn ho dữ dội nghe như tiếng xẻ vải.

        Bác ốm nặng và mọi người xung quanh biết là bác không sống được lâu nữa. Nhưng bác cố giấu bệnh tình và không để cho ai nói tới. Nếu có ai nói đến bệnh tình của bác bác lại quằn quại khủng khiếp. Thậm chí có khi bác phát điên lên. Secnôivanenkô đã viện đủ cớ để miễn nhiệm vụ canh gác ở cửa ra vào cho bác nhưng bác một mực không chịu. Trái lại bác tìm mọi cách để được làm nhiệm vụ. Secnôivanenkô hiểu điều đó. Xiniskin muốn thử không khí trong lành. Ngoài ra, bác lại xấu hổ về bệnh ho khủng khiếp của mình. Đứng gác, bác có thể khuây đi, không sợ làm phiền đến đồng chí. Bác thở không khí trong lành và ho.

        Đêm ấy, bác cảm thấy khó chịu lạ thường. Cơn sốt phát từ buổi chiều và kéo dài suốt đêm. Sáng ra, con sốt vẫn chưa lui và cơn ho như xé phổi. Cố nén những cơn ho đau đớn, mồ hôi nhờn lấp lánh, trên vầng trán xương và gò má, Xiniskin Jêleznư nhìn ra thảo nguyên qua khe hở. Bỗng bác trông thấy một người bước giữa đám cỗ dại không phải đường đi. Anh ta có vẻ bị lạc đường hay đang tìm một vật gì trên thảo nguyên, thỉnh thoảng lại đứng dừng lại, nhìn khắp tứ phía có vẻ sợ hãi. Đây là một người thành thị, mặc áo tuýt-xo, đâu không mũ, tay cắp chiếc cặp da lớn màu vàng! Bùn lấm đến tận đầu gối, bị trận mưa đêm ướt sũng, tóc bết vào trán, râu mép rối tít, người đó đi thẳng đến chỗ Xiniskin, nhìn về phía trước nhưng mắt không thấy gì hết. Anh ta đến sát quá đến nỗi Xiniskin nghe được ca tiếng thở hổn hển, mãnh liệt và thấy rõ từng nét trên gương mặt đó bừng, đầy những chấm lạ kỳ và những vết bùn nhỏ.

        Đi ngay vào giữa những bụi cây, gai mắc cả vào quần, người đó biến khỏi tầm mắt của Xiniskin. Bác chưa kịp nhận ra người kia và tại sao anh ta đến đây, thì nghe có tiếng chó săn sủa tiếng một, người hét xa xa, những phát súng nổ, và người cắp chiếc cặp màu vàng vấp ngã đâu đó ở bên trên, đâm thẳng vào một bụi cây. Hai con chó béc-giê Đức, lao vút qua trên người anh ta, nhảy lùi lại đẳng sau rồi đứng sững trước mặt, vểnh mấy cái tai cắt nhọn hoắt, đuôi run run, rống lên những tiếng sủa độc ác và cắt quãng.

        — Các bạn, các đồng chí! Cứu tôi với! — Người nọ kêu lên, đầu chúi xuống đất và Xiniskin thấy máu trên ống tay áo tuýt-xo rách.

        Tiếng kêu ấy và nhất là tiếng các « đồng chí» đầy lo sợ và hy vọng làm cho Xiniskin hết sức kinh ngạc, nên bác thò đầu ra khỏi hầm và hỏi:

        — Anh làm gì đấy? Anh là ai?

        Người kia ngẩng mặt lên, nhưng đàn chó nhảy chòm ngay vào người anh, để cẳng lên vai và sủa dử tợn hơn nữa. Nhưng người nọ đã kịp trông thấy Xiniskin với chiếc áo ca-pốt cũ, bám đầy bụi hầm, chiếc mũ cát-két da, một chiếc kê-pi « chính ủy », một băng tiểu liên thay cho thắt lưng, hai mắt sâu hoắm trên một hộ mặt xương xẩu màu đất.

        — Đồng chí, tôi là người của các anh... của các anh... Hãy giết những con quỷ này đi cho tôi — Anh ta rền rĩ — Anh biết rõ đấy, tôi là người của các anh. Tại sao anh cứ đứng nhìn tôi? Tôi không hiểu — anh ta nói, gần như muốn khóc.

        Trong lúc đó, nghe có tiếng chân người chạy, những tiếng hét bằng tiếng Đức, và liên ngay đó, một tiếng súng nổ. Viên đạn rít lên như tiếng roi quất. Lá, quả, và những giọt nước mưa, trên các hụi cây đổ rào rào.

        Xiniskin quả quyết nhảy bỗ tới trước và dùng bảng súng đánh đàn chó. Một con lập tức bị ngay một cú khủng khiếp, đầu giập ra, con kia nhảy xổ vào bác, nhưng người cắp cập đã đứng lên được, lấy hết sức đá cho nó một cái. Con chó rống lên và, ngay lúc đó, Xiniskin nện thêm một báng súng vào đầu nó. Chỉ một nháy mắt bác đã đẩy người cắp cập vào trong hầm trú ẩn, đưa anh ta xuống dốc dẫn về đường hầm.

        — Bây giờ, nghiêm! Giơ tay lên ! Và không được quay lại

        Người cắp cập sợ hãi giơ tay lên.

        — Bước! — Xiniskin ra lệnh.

        Mặc dù không nhìn thấy gì trước mặt, người nọ vẫn đi tới, chân giơ lên cẩn thận như con cò. Xiniskin soi đèn cho anh ta. Người nọ nhận ra một con đường hầm rất hẹp.

        — Bò ! — Xiniskin nói.

        Người nọ chống cả tay lẫn chân, miệng cắn lấy cập rồi bò. Sau một thời gian ngắn, lại thấy có ánh sáng lờ mờ trên lưng và người nọ thấy mình đã ở trong một cái hang nhỏ.

        — Đứng!

        Anh ta đứng dạy.

        — Giơ tay lên !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #192 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2020, 08:36:40 pm »


        Anh ta giơ tay và dựa vào bức tường đất ẩm, kẹp chặt chiếc cập vào hai đầu gối. Một ngọn đèn pin nhỏ rọi vào mặt. Rõ ràng có người đang kiểm tra anh. Rồi ngọn đèn con tắt ngấm... Mười lăm, thậm chí đến hai mươi phút trôi qua trong bóng tối hoàn toàn. Cuối cùng một vệt ánh sáng hiện ra ở đằng xa. Nó đung đưa và tiến lại gần. Trong đường hầm, một người xách đèn bão đang đi tới.

        — Có chuyện gì thế? — Anh ta nghe một tiếng nói quen thuộc trong cùng bóng tối.

        Cây đèn lòng giơ cao lên. Một luồng ánh sáng có khía rọi lên người cắp cập và Secnôivanenkô nhận ra Kôletnisuc. Ngạc nhiên, ông suýt buông rơi cây đèn lồng, ông chắc là một người nào chứ không phải Kôletnisuc.

        — Anh đến làm gì đây ? — Ông kêu lên, gần như hốt hoảng — Còn cửa hàng ?

        — Ma bắt nó đi! — Kôletnisuc nói, thở hổn hển và hai cánh mũi phập phòng — Anh có thể tự buôn bán lấy, tôi không làm «Anh em Pơtasnikôp» cho anh nữa đâu!

        — Sao thế ? Anh sao thế ? — Secnôivanenkô mất cả bình tĩnh không tìm ra chuyện để nói — Anh sao thế ? Làm sao... làm sao anh lại rơi xuống đây ?

        — Rơi xuống! — Kôletnisuc nói — Tôi đã lùng suốt đêm, qua thảo nguyên, xung quanh các trang trại Uxatôvô, để đánh hơi tìm những hầm mộ chết tiệt của các anh.

        Vẫn theo thói quen, trong những lúc phấn khởi như vậy, Kôletnisuc thường nói một thứ tiếng pha lẫn những tiếng Nga với tiếng Ukren, thứ tiếng nói của vùng Hắc-hải mà người ta gọi là «xuocjik », nghĩa là một thứ hổ lốn lúa mạch và lúa mì.

        — May mà bọn chó chết tiệt không xé xác tôi ra và bọn Rumani không tóm được tôi.

        — Khoan đã — Cuối cùng Secnôivanenkô dần dần bớt ngạc nhiên, nói — Khoan đã, Jôra!

        Ông nhíu trán lại và lim dim đôi mắt.

        — Anh có quyền gì — Ông nói rít trong miệng — Anh có quyền gì mà được bỏ vị trí chiến đấu? Anh có biết như thế là thế nào không? Anh là một tên đào ngũ! Anh hiểu chưa?... Tại sao anh im lặng thế?

        — Tôi bị phá sản — Kôletnisuc buồn rầu đáp — Như thế được chưa? Và anh có thể xử phạt, hay thậm chi bắn chết tôi đi... Thực thế, các đồng chí — Giọng nói của Kôletnisuc có vẻ như hét chứ không phải là nói — Các anh đã giao cho tôi một nhiệm vụ như thế nào? Không phải một nhiệm vụ, đấy chỉ là một nhà ngục! Chỉ toàn bọn kẻ cắp! Thử hỏi một người xô-viết có thể chịu được như vậy không? Các đồng chí cứ nghĩ mà xem...

        Kôletnisuc đứng đã mỏi, buồn rầu ngồi thụp xuống, lưng tựa vào tường. Bỗng ông nhớ lại tất cả những điều đã xảy ra, người ta đã làm nhục ông như thế nào, người ta đã lừa gạt ông ra sao, và ông hét lên như điên. Ồng lại đứng phắt lên và nện gót chân xuống đất.

        — Ôi quân khốn nạn ! Đồ ghẻ lở độc ác! Quân kẻ cắp ! Ăn bám ! Schmucklers ! — Ông hét lên và suýt khóc òa lên vì nhục nhã — Nếu nó rơi vào tay tôi, thằng Môtsiônưkhơ kia! Tòi sẽ cho nó biết tay! Một thằng kẻ cướp như nó! Đồ chó chết có một không hai... Còn thằng vô lại, thẳng ăn cắp Iônen Mirêa... Nhưng, tên này, được... Nó đã được gì? Tôi đã cho nó một trận đích đáng... — ông nói, chợt bình tĩnh lại rồi nhếch ria lên mỉm cười có vẻ độc ác — suốt đời nó sẽ mãi mãi nhớ tới tôi nếu nó không bị toi mạng trong buồng để hàng. Được, hẵng biết thế! — Kôletnisuc trao cái cập màu vàng cho Secnôivanenkô.

        — Cái gì thế này? — Secnôivanenkô hỏi, ngần ngừ, tay cầm lấy cập.

        — Cái cập của thằng Iônen Mirêa khốn nạn — Hai cánh mũi lại phòng lên, Kôletnisuc xốc định — Anh có thể nhận lấy. Ở đấy có số vốn còn trong quỹ, tiền mặt, vàng với tờ hối phiếu nồi tiếng của Mêfôdi Muntêanu và bày chó để: Bá-linh, Viên, Bucaret, Ăngkara, Côpen- hago, Môngtêviđêô...

        Ông lại nối giận nhưng tự tran tĩnh nhanh chóng để vừa nói vừa mĩm cười buồn bã và khiêm tốn:

        — Đấy, có thể nói đó là tất cả vốn liếng còn lại của cửa hàng đồ cũ « Jorjơ».

        Vài hôm sau, trong quá trình thảo luận về trường hợp của đồng chí Kôletnisuc đã không hoàn thành nhiệm vụ, đã hủy bỏ trạm liên lạc bí mật, toàn thể nhận thấy trong thời gian gần đây cửa hàng bán đò cũ «Jorjơ» đã trải qua nhiều cơn dông tố. Khi Iônen Mirêa đến nhận tiền, Kôletnisuc không định trước, đã thô bạo lôi hắn vào trong buồng hàng, giật lấy cái cập đựng mẫu hàng trong tay hắn, và đã dùng sức đánh vào gáy hẳn. Tên Mirêa bất tỉnh nhân sự, ngã nhào xuống như một cái bao tải trên đống giẻ rách. Mất hết trí khôn, Kôletnisuc đã lột của hắn hai chiếc nhẫn kim cương, nhét tất cả số tiền để trong quỹ vào cặp, khóa cửa hàng lại và cứ thế, không mũ, áo tuýt-xo không cài, ông chạy thẳng về phía Uxatôvô. ông đã lang thang một ngày một đêm xung quanh làng, tìm lối vào hầm mộ.

        Và trên cửa hàng «Jorjơ người ta chỉ để một chữ thập.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2020, 08:37:02 pm »


        Họ nhìn nhau bằng những cặp mắt long lanh của tình nhân, và khôn cầm giọt lệ. Họ mơn trớn bàn tay nhau và mái tóc nhau. Chồng để đầu lên vai vợ và lim dim đôi mắt đầy hạnh phúc.

        — Em Raitxa yêu quí của anh, gặp em, anh sung sướng quá, em không thể, phải, em không thể tưởng tượng được — ông lặp đi lặp lại mãi không thôi — Nàng tiên của anh, con bồ câu xanh của anh, anh nhớ em quá!

        — Thế em, dễ em không nhớ sao? — Raitxa Lvôpna nói dịu dàng — Suốt thời gian vừa qua em không thể yên tâm lấy được một phút.

        — Raitxa, em không thể nào tưởng tượng được cái con ác mộng của việc buôn bán cá thể! Khủng khiếp lắm. Thà thắt cổ mà chết còn hơn!

        — Phải, nhưng anh đã phá bỏ mất trạm liên lạc! —  Raitxa nói nghiêm khắc.

        — Raieska! — Kôletnisuc rầu rĩ đáp — nếu em biết! Nếu em trông thấy!... Không phải một cuộc sống! Mà là rừng xanh! Khòng phải những con người! Mà là hổ báo!

        — Cần phải nhẫn nại chứ.

        — Bản thân anh cũng biết cần phải nhẫn nại. Anh đã nhẫn nại. Nhưng người ta có thể nhẫn nại được bao lâu? Và anh đã không thể chịu được. Anh đã hoàn toàn hóa dại... Trạm liên lạc dù thế nào cũng mất. Chính những tờ hối phiếu đã làm hại! Nhưng anh sẽ đái tội lập công... Anh thề với em, anh sẽ chuộc lại...

        Ồng cảm thấy hết sức khổ sở. Ông tự xem mình là một kẻ phạm tội.

        Cả hai lặng lẽ nhìn nhau rất lâu và trìu mến lắc đầu như không thể tin được hạnh phúc của mình. Kôletnisuc cắt tóc và xẻn ngắn bộ râu mép đi một tý. Bây giờ ông lại giống Kôletnisuc đôn hậu xưa kia.

        — Thật thế, Raieska ạ, anh sinh ra quyết không phải để cho chủ nghĩa tư bản — ông buồn rầu nhắc lại.

        Raitxa Lvôpna cũng đã thay đổi. Và thay đổi bất thình lình. Mặc dù bà vẫn mặc chiếc áo vét da cộng sản thời chiến nhưng trên nét mặt đã lộ rõ vẻ yêu kiều của người vợ trung thành và người nội trợ đảm đang Ôđetxa.

        Một thế giới lạ lùng gần như kỳ quái bao vây lấy Kôletnisuc : vòm đất thấp lè tè, động đá vôi, những ngọn lửa đuốc nhỏ bí hiểm, đèn bão có lướt sắt, bóng tối dày đặc trong đường hầm thăm thẳm.

        Nhưng ơn Chúa, ông lại cảm thấy nhẹ nhõm thoải mái trong cái thế giới ngầm này, giữa những con người xám bụi, những con người chân chính, những người xô viết tốt, những đồng chí mà luôn luôn mình có thể tin tưởng, họ sống và làm việc vì một mục đích duy nhất: đấu tranh cho tự do và độc lập của tổ quốc xô-viết!

        Trong số đó có những người ông đã quen ở cửa hàng «Jorjơ». Một số, ông mới gặp lần đầu. Trong cái hang mà ở đây người ta gọi là « góc đỏ », ông trông thấy một em gái lớn, đã gần là một thiếu nữ, và một anh thanh niên ngồi trên những chiếc ghế con bằng đá, đang nghiên cứu một chiếc máy thu thanh. Đó là Xviatôxlap và Valentin Pêrêpêlitxkaia đang ôn lại bài học nhỏ về kỹ thuật vô tuyến điện. Cuối cùng ông để ý tới một em bé mà, lạ thay, không phải ông không biết; em đang lau dạn dưới ánh một ngọn đèn con.

        — Còn cậu kia là ai mà xinh trai thế ? — Kôletnisuc hỏi.

        — Ôi mẹ ! Em quên chưa nói với anh — Raitxa nói —  Pêchya, lại đây, cháu không nhận ra người này sao?

        Cậu bé lại gần, chùi tay vào quần và Kôletnisuc, ngạc nhiên quá, nhận ra dưới ánh đuốc yếu ớt, cậu con trai của Piôt Vaxiliêvich, mới một năm mà đã lớn như thổi, chính em bé Pêchya này, ngay lúc trước chiến tranh, đã tới chơi ở nhà ông, ở « biệt thự ». Pêchya cũng đã nhận ra Kôletnisuc.

        — Bác Jôra! — Chú mừng quýnh reo lên.

        Chú nhớ lại những quả cà tím, món cà bung với những con cá, những ngày sung sướng không thể quên được ở Mạc-tư-khoa, nhớ mẹ, nhớ các cô em gái, những ước mơ đưọc chu du thiên hạ, nhớ cô bé ăn mặc sặc sỡ và những đợt sóng biển cứ đều đều tan ra trước « biệt thự Kôletnisuc ». Chú nhìn bác Jôra bằng cặp mat đen long lanh, và trong mỗi mắt phản chiếu tia sáng vàng của bó đuốc. Kôletnisuc nắm lấy đôi vai gầy nhưng đã rộng gần như vai thanh niên của chú và kéo chú lại gần. Rồi trong khi Raltxa tíu tít kể lại trường hợp Pêchya rơi vào hầm mộ như thế nào, Kôletnisuc vuốt ve và hôn chú bé, dịu dàng nhìn ngắm gương mặt gày, xanh xao phủ một lớp bụi ngầm xám xịt. Phải, từ năm ngoái lại nay, chú đã lớn lên nhiều, chú đã hoàn toàn có vẻ « người lớn » và giống hệt bố, giống Piôt Vaxiliêvich làm sao. Nhưng chợt Kôletnisuc nhớ lại, Piôt Vaxiliêvich không còn là một người bạn hồi thơ ấu, một người bạn cũ nữa. Bây giờ hẳn đã là một tên phản bội. Kôletnisuc hình dung thấy Piôt Vaxiliêvich đúng y như mới đây ông vừa gặp, ở cửa hàng « Jorjơ », chiếc nhẫn cưới đeo ở ngón tay, quần màu kem, áo màu xanh nước biển đỏm đáng, với chiếc gậy tre du đưa sau lưng, như một gã công tử bột. Cha nào con nấy. Giống nhau thế ! Nhưng giữa hai người, cách biệt biết mấy ! Một trời một vực. Rồi nước mắt ông bỗng trào ra.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #194 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2020, 08:37:22 pm »


        Không biết ý nghĩ của Kôlôtnisuc trong lúc đó, Pêchya hôn ông, ôm chặt lấy ông như đối với bố mình và đứng im, cảm thấy dạt dào một tình yêu nồng nàn và tin cậy đối với một người rất gần gũi nhưng thực tế cũng rất xa lạ.

        Nhưng chú chợt cảm thấy xấu hổ vì tình cảm trẻ con đó. Mặt chú ngượng ngùng ửng đó: vì chú không còn là một em bé nữa. Chú đã gần như một người lớn, « một cán bộ bí mật già dặn ». Trề môi, chú bắt tay Kôletnisuc rồi lảng về chỗ cũ lau đạn. Kôletnisuc, vội vàng ghé vào tai Raitxa Lvôpna, vẻ quan trọng, thì thầm kẽ cho vợ nghe việc phản bội của Batsây.

        Raitxa Lvôpna kinh ngạc nhìn chồng, không thể nào tiếp thu được cái tin ghê gớm đó.

        — Sao... sao... anh nên bình tĩnh lại! — Bà ấp úng đứng sát vào vai chồng... — Trong đó, có một cái gì không bình thường. Chắc anh nhầm...

        — Em biết không, Raieska, bản thân anh cũng không tin khi hắn bước vào cửa hàng. Quần trắng, áo xanh, một chiếc nhẫn ở ngón tay. Hắn không bao giờ đeo nhẫn. Em có thể tin lời anh nói! Và hắn còn làm việc cho bọn Rumani với tư cách là cố vấn luật pháp...

        — Piôt Vaxiliêvich... Pêchya Batsây... Lạy Chúa! Cho bọn Rumani? Thế thì còn tin ai được nữa?

        — Một cơn ác mộng — Kôletnisuc nói rất nhỏ, đưa ống tay áo lên lau mồ hôi trán.

        — Anh đã nói chuyện này với Secnôivanenkô chưa?

        — Chưa.

        — Càn phải báo cho đồng chí ấy biết. Biết đâu.

        — Anh sẽ báo... Em thử tưởng tượng, Raieska! Pêchya Batsây, đào ngũ, phản bội tổ quốc... y như trong một con ác mộng hãi hùng! Nhưng, xin em đừng nói gì với thằng bé.

        — Đúng thế! đúng thế, không nên nói với thằng bé ! Một thằng bé vừa xinh vừa dễ thương! Việc đó sẽ làm cho nó tổn thương nhiều quá!,.. Tội nghiệp thằng bé!

        Ngay ngày hôm đó, nhân lúc thấy Sccnôivanenkô ngồi một mình trong « góc đỏ », Kôletnisuc liền báo cáo với ông tất cả về sự phản bội của Batsây. Nhưng Kôletnisuc rất ngạc nhiên thấy Secnôivanenkô có một sự phản ứng hết sức lạ lùng, dù sao cũng không mảy may như ý Kôletnisuc tưởng tượng, ông lắc đần có vẻ hoài nghi và sau một lúc, im lặng, hỏi:

        — Anh hoàn toàn chắc chắn là chính Batsây đã vào cửa hàng?

        — Nỏi gì vậy, anh đùa sao ?

        — Nhưng nếu không phải là Batsây ?

        — Thế thì ai? Dễ tôi mù à? Thế mà anh cười được! Hay là có thể tôi thiếu cái gì trong này chăng ? — Kôletnisuc quay quay ngón tay trước đầu mình — Đích thân Batsây. Anh có thể tin ở tôi!

        — Hẵng cho là như thế. Thế rồi sao nữa?

        — Tôi trình bày với anh rồi thôi. Hắn đã trốn khỏi Hồng quân, hắn đã ở lại trong vùng địch chiếm và làm cố vấn luật pháp cho một công ty hỗn hợp Rumani —  Hoa-kỳ. Như thế có đẹp mặt không?

        — Chẳng đẹp mặt tí nào.

        — À, à.

        — Hết rồi chứ ?

        — Hết.

        — Tốt. Bây giờ đến lượt tôi... Anh thử hình dung một điều: một anh chàng Kôletnisuc, Ghêorghi Nikiforovich, cán sự ba quân nhu, sĩ quan Hồng quân, đã bỏ trốn khỏi trung đoàn... Không, đừng ngắt lời tôi! Hắn đã ở lại vùng địch chiếm, đã để một bộ ria mép nom rõ gớm, và đã mở một cửa hàng bán đồ cũ hết sức đàng hoàng dưới cái danh hiệu ngu xuẩn là «Jorjơ». Như thế có đẹp mặt không?

        Kôletnisuc đứng không yên chỗ.

        — Vâng, hoàn toàn là chuyện bẩn thiu! Anh biết rõ rằng...

        — Tôi biết, nhung những người khác có biết không?

        — Những người khác, tất nhiên là không biết.

        — Đấy.

        — Đấy là thế nào ?

        — Chính là như thế.

        — Tôi... tôi không hiểu...

        — Cố mà hiểu.

        Đôi mắt Secnôivanenkô long lanh, vừa hết sức nghiêm khắc lại vừa dịu dàng, mơ mộng lạ thường.

        — Tại sao chúng ta lại cứ bắt buộc phải nghĩ điều xấu ? Có phải không ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #195 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2020, 06:17:56 pm »


       
29

        Sau khi đã hoàn thành công tác ở cảng, làm nổ bốn toa mìn, đốt một chiếc tàu chở dầu và một số thùng xăng, và cứu được, nhờ « cái ô » bố trí trên chiếc Fecđinăng, ít nhất là năm sáu trăm tấn lúa mì xô-viết, Secnôivanenkô gọi mọi người trở về hàm mộ và tạm ngừng hoạt động một thời gian. Bây giờ ông đã nhận thức được đầy đủ sức mạnh của mình và hiểu rằng tất cả đều tùy thuộc vào sự chuẩn bị. Ông bắt đầu chuẩn bị, không vội vàng, một hành động mới, một đòn đánh vào nhà máy sửa chữa toa xe. Ông đã qua một cuộc thăm dò cẩn thận về tình hình và về việc thuyên chuyển những người trong tổ chức của mình đến các điểm quan trọng. Việc bất ngờ mất trạm liên lạc, cửa hàng đồ cũ « Jorjơ », đã làm cho việc chuẩn bị phải ngừng lại một thời gian. Phải tìm một trạm liên lạc khác. Nhưng một sự kiện mới đã xảy ra; trong một chừng mực nào, nó đã làm đơn giản tình hình và đặt ra cho ban chấp hành bí mật khu những nhiệm vụ mới.

        ... Pêchya đi trong con đường hầm hẹp và thấp, tay chống một cái nạng con như một ông già. Còn một tay, chú cầm một cày đèn bão. Để tiết kiệm triệt để chất đốt chú bé vặn bấc thật thấp xuống và ngọn đèn chỉ le lói vừa đủ để thấy đường đi và không vấp phải đá trong bóng tối dày đặc. Pêchya đi chuẩn bị bài học.

        Không xa « đại bản doanh »,có một cái động thấp và khá rộng, với một khoảng đất bằng trên phủ một lớp bụi dày. Trên khoảng đất thay cho giấy và bảng đen này. Pêchya giải những bài tính và làm những bài viết. Do một mệnh lệnh đặc biệt của đơn vị, Pêchya được giao phó cho Valentin và mỗi tuần ba lần, phải học tất cả các môn để khỏi chậm so với nhà trường.

        Secnôivanenkô đích thân giám sát nghiêm khắc và tỉ mỉ để việc học khỏi bị sao nhãng, ông rất coi trọng điều này và không hề dễ dãi đối với Pêchya. Có khi tự ông kiểm tra kết quả học tập.

        Trong hầm mộ, không có sách giáo khoa. Nhưng Valentin nhiều tuổi hơn Pêchya và học hơn chú hai lớp. Trí nhớ của cô rất tốt. Cô dạy và ra bài tập cho chú toàn bằng « trí nhớ ». Để Pêchya khỏi lơ đãng trong học tập, người ta đã tìm được một cái hang hẻo lánh để chú làm bài tập và giải các bài tính bằng ngón tay lên lớp bụi. Rồi Valentin tới, nghe chú, hỏi chú, và chấm điểm.

        Pêchya đi trong đường hầm, thỉnh thoảng đứng lại và khắc lên tường, bằng một cái đinh, « dấu hiệu chung của chú và Valentin để người ta có thể tìm thấy chú trường hợp chú bị lạc đường. Đó vẫn là một thích thú thầm kín của chú khi được khắc lên lớp tường hơi láp lánh chữ « P » của chú và chữ « V » của bạn. Bây giờ, trong niềm vui sướng thầm kín đó, có một nỗi buồn kín đáo. Pêchya cảm thấy mỗi ngày Valentin như xa dần chú và trở nên lạnh nhạt, khó gần hơn. Đồng thời, chú thấy rõ, điều này không thể không thấy được, là có đã thay đổi và đã biến thành một thiếu nữ xinh đẹp.

        Pêchya còn là một chú bé mà cô đã là vị hôn thê của một người khác. Chưa ai biết việc đó, nhưng Pêchya không còn nghi ngờ gì về vấn đề này nữa. Đối với chú, chỉ cần nhìn hai người ngồi bên nhau, Valentin và Xviatôxlap, là tất cả đều sáng tỏ.

        Hiện nay, họ thường ở bên nhau. Họ nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến điện. Secnôivanenkô đã giao nhiệm vụ đó cho họ. Hàng ngày họ ở bên nhau, cúi đầu trên chiếc máy thu thanh. Tóc họ xòa lẫn vào nhau, họ nói chuyện nhỏ với nhau, ở đàng xa, Pêchya luôn luôn trông thấy cả hai người. Chú cảm thấy lúc nào họ cũng ở cạnh nhau, cả những lúc họ không ở bên nhau.

        Và thậm chí khi Valentin ở bên cạnh Pêchya, lau đạn hay đọc bài cho chú, cả những lúc đó, Pêchya cũng biết là cô vẫn ở bên Xviatôxlap.

        Mấy lâu nay, Valentin rất tử tế và rất ngọt ngào với Pêchya. Vừa lạnh nhạt vừa ngọt ngào. Trước kia, khi còn ở tuổi chú, một em gái bé, cô không bao giờ tử tế cũng không bao giờ ngọt ngào. Trái lại, cô rất hay cãi bướng. Chúng sinh sự với nhau luôn. Bây giờ, chúng không cãi nhau nữa, thường thường cò nhịn chú tất cả. Và đấy là điều đau khổ nhất.

        Pêchya có yêu Valentin không? Ai có thể trả lời được câu hỏi đó? Bản thản chú cũng không biết mình có yêu hay không. Tuy nhiên hình như đó là một tình yêu thực sự, một tình yêu với ý nghĩ cao quý nhất của nó, trong trắng nhất và cũng cay đắng nhất của chữ đó.

        Thậm chí chú đã sống trải qua một cái gì giống như thế rồi.

        Nhưng không gì có thể so sánh được với mối tình của chú đối với Valentin. Valentin hòa lẫn vào tất cả mọi thứ chung quanh chú, với tất cả nội tâm chú. Cô là bản thân chú và nếu cần đặt cho tâm hồn chú một cái tên thì đó không thể nào khác là Valentin.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #196 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2020, 06:18:24 pm »

 
        Chú mơ thấy cô luôn, hay đúng hơn chú mơ thấy tất cả trừ cô ra, nhưng bí mật, vô hình, có vẫn ở đấy trong giấc mơ và cái hình bỏng không thể nhận thấy của cô xen lẫn vào tất cả một cách cay đắng. Chú mơ thấy người, đồ vật và sự kiện. Chú mơ thấy mẹ, thấy các em gái đang chạy trong vườn, mẹ đang nhìn một chiếc máy bay trên trời và trên đầu mẹ, một đàn ong đang bay ; rồi chú với bố — ông bố cao to bên cạnh cậu bé con — túi cõng trên lưng đi giữa thảo nguyên nóng bỏng và cháy vàng, không khí ở chân trời loãng ra như một dòng sông, ảnh cây cối chập chờn trên không, những chiếc xe tăng nhỏ nhả đạn, thành phố sụp đổ, Pêchya trong giấc mơ nép vào bố, chiếc tàu cháy, chú bé con bềnh bồng khi trên cao khi dưới thấp như đứng trên đu, và tổ quốc nhìn vào mặt chú bằng vẻ nhìn khô khan, bừng bừng, những đám mây bay nhanh trước vừng trăng lạnh như một đoàn kỵ binh, và xen lẫn vào tất cả cái đó là ảo ảnh của Valentin, mặc toàn trắng, gương mặt tái nhợt, hai mắt xanh trong đang đi xa chú, xa, xa mãi, vừa khóc vừa đi xa, và không thể biến mất hoàn toàn...

        Pêchya tới hang, để cây đèn lên một hòn đá rồi rút trong túi áo ra một mảnh giấy con trong đó có ghi hai bài làm và tám bài tập phải giải. Chú ngồi xổm và chuẩn bị dùng ngón trỏ thay bút chi viết lên mặt đất. Bỗng chú thấy, đúng ngay trước mặt mình, một hình chữ nhật trên lớp bụi, trong đó có kẻ chữ « Mèo » bằng những chữ rất to. Pêchya nhớ rất rõ lần cuối cùng, lúc chú làm bài, không có hình vẽ này. Làm bài xong, bao giờ chú cùng lau cẩn thận « tấm bảng đen », nghĩa là lấy lòng bàn tay xoa lên mặt đất. Bày giờ ở chỗ đã xoa lại thấy rất rõ chữ « Mèo » kỳ quái này, khoanh trong một cái khung hình chữ nhật.

        Pêchya kinh ngạc nhìn gần như khiếp sợ, giống như Rôbinxơn Cruzôê thình lình nhìn thấy trên bãi cát của hòn đảo không người một vết chân đi đất. Chắc chắn là mới đây có một người lạ tới chỗ này. Chưa kịp nghĩ tới cái chữ khủng khiếp « một người lạ » thì chú lại nhìn thấy trên mặt đất bằng của cái hang nhiều vết chân. Những vết chân này có thể của một người đi lại trong hang, nhưng cũng có thể có nhiều người ở đây.

        Pêchya giơ cây đèn lên và thấy một que diêm tắt, rồi một mẩu thuốc lá gí xuống đất.

        Cái hang ở chỗ gặp nhau của bốn năm con đường ngầm chạy tỏa ra nhiều ngả khác nhau. Chú bé cảm thấy như có ai nhìn mình. Chú đứng im. Chú định nhảy lùi lại, nhưng không cử động được...

        Cuối cùng, cố lấy hết nghị lực, Pêchya trấn tĩnh lại được và bỏ chạy. Chú chạy, người đẫm mồ hôi, vấp cả vào đá. Rồi chú bò. Cái đèn cầm không vững cứ va vào tường. Chú bị xước đầu gối. Có lúc, Pêchya nằm xuống, rụt cổ, lắng tai nhưng chẳng nghe thấy gì ngoài tiếng tim mình đập. Chú lại chồm dậy, ù té chạy, rồi bò, rồi lại ngã, mặt chúi vào bụi đá trong hầm ngầm... Nhưng, trước mắt chú đã nhìn thấy một đốm lửa. Đó là « ngọn đèn pha » ở lối vào đại bản doanh. Cúi lom khom, chú bước vào « buồng giấy » của đồng chí bí thư thứ nhất. Hai đầu gối run lẩy bẩy.

        — Bác Gayrick, ở đằng kia... những người lạ... — Pêchy a nói, thở không ra hơi.

        Chú ngã khuỵu xuống đất, tựa người vào tường.

        Họ đứng ngẩn ra trước cái chữ kỳ quái: «Mèo » và im lặng, xem xét que diêm tắt, mẩu thuốc lá Rumani, các vết chân. Từ trước đến nay, họ cảm thấy họ là những chủ nhân duy nhất của hầm mộ Uxatôvô. Bày giờ rõ ràng ở dưới đất, ngoài họ ra, còn có những người khác nữa. Đây là một sự bất ngờ hết sức khó chịu.

        Vậy những người đó là ai: bạn hay thù? Họ có thể là bạn mà cũng có thể là thù. Các vết chân không nói được gì hết. Hình như họ có ba người. Họ đánh diêm và hút thuốc. Hình như họ có điều tra trong hang. Rồi, cứ xét theo những vết chân, họ đã quay trở về trong một con đường hầm.

        Liônya Ximban, lấy lòng bàn tay che ngọn đèn lồng, lần theo các vết chân, đi chừng năm mươi bước rồi quay trở lại. Đi xa hơn nữa không phải không nguy hiểm vi từ trong tối, người ta có thể bắn vào cây đèn. Vậy những người đó là ai?

        — Các đồng chí nghĩ thế nào ? — Secnôivanenkô lo lắng nói.

        — Hoặc là bạn, hoặc là thù... — Ximban nói. — Một trong hai.

        Xêrafim Tulyakôp ngồi xổm xuống và nhìn rất lâu vào cái hình chữ nhật vẽ rất rõ bằng một ngón tay to, và vào chữ « Mèo » khó hiểu viết trong hình chữ nhật và cũng bằng ngón tay của người lạ đó. Có một cái gì thôi thúc, đòi hỏi, đồng thời quyến rũ lạ lùng trong cái ám hiệu «Mèo » dưới hầm ngầm này.

        — Không thể hiểu được — cuối cùng Xêrafim Tulyakôp nói.
        Thực thế, khó hiếu thật. Nếu đấy là thù, tại sao, tới hang rồi, chúng không tiếp tục đến tận đại bản doanh ? Nhưng có thể do chúng đi lạc trong các đường ngầm, không ngờ ngay bên cạnh là doanh trại của Secnôivanenkô. Trường hợp này, tại sao chúng viết « Mèo » ? Chúng muốn nói gì?

        — Chúng kêu gọi chúng ta — Cuối cùng Secnôivanenkô nói.

        — Ai «chúng»?

        — Những bọn đã tới đây.

        — Không rõ ràng.

        — Đúng thế, không rõ ràng!

        Lại im lặng.

        Mọi người đứng ở trên dòng chữ, suy nghĩ, lấy lòng bàn tay và vạt áo ca-pốt che đèn. Bỗng Secnôivanenkô, quả quyết, lấy lòng bàn tay xóa chữ « Mèo » đi và viết bằng ngón tay vào chỗ đó những chữ lớn « Các anh là ai ? »

        — Được — Xtrenbixki nói. — Đồng ý với anh. Họ hẵng trả lời chúng ta, họ là ai đã.

        Phải, họ hẵng trả lời họ là ai! Đó là giải pháp duy nhất đúng, và Secnôivanenkô đã quyết định không do dự. Đây là một quyết định nguy hiểm, có thể rất nguy hiểm. Nhưng không còn cách nào khác ? Nếu đấy là « người của ta », ông đã chìa ra cho họ một bàn tay bạn. Nếu đó là « bọn chúng », những người lạ, kẻ thù, ông sẽ giương một cái bẫy, nhận lời thách thức, quyết một trận sống mái với chúng, đè bẹp và tiêu diệt chúng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #197 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2020, 06:18:47 pm »


        Sau khi viết bằng ngón tay bốn chữ « Các anh là ai? » với một dấu hỏi to, Secnôivanenkô ra lệnh rút lui. Họ quay trở về đại bản doanh và rải mìn lên tất cả các ngả đường đi vào.

        Secnôivanenkô quyết định đợi trả lời trong ba ngày. Họ đã sống trong sự đợi chờ chiến đấu.

        Ba ngày trời qua, Secnôivanenkô và Xtrenbixki hết sức cẩn thận, lựu đạn trong tay, đi theo con đường rải mìn đến tận cái hang và giọi đèn xuống mặt đất. Ở chỗ ba ngày trước họ đã viết: « Các anh là ai?», họ đọc thấy: « Chúng tòi cũng như các anh ! »

        Secnôỉvaíienkô tắt đèn đi và khẽ sờ vào tay Xtrenbixki.

        — Anh nghĩ thế nào ? — Ổng hỏi.

        Họ nằm dài bên nhau trên mặt đất, sẵn sàng nhảy dậy bất cứ lúc nào và ném lựu đạn. Họ nhìn chăm chú vào bóng tối, cố phát hiện bằng những con mắt cảnh giác xem có vệt ánh sảng nào không, dù nhỏ nhất. Nhưng xung quanh chỉ là bóng tối dày đặc, và im lặng hết sức đến nỗi nghe đuợc cả tiếng nước mạch róc rách đâu đó, rất xa, rĩ qua lòng đất và chảy xuống các dãy tường đả.

        — Thế nào, anh nghĩ thế nào? — bằng một giọng thì thầm khỏ nghe thầy, gàn như một hơi thở, Secnôivanenkô nhắc lại.

        — Đây là một câu đố —Xtrenbixki nói thầm, cũng rất khó nghe.

        — Đúng, câu đố! Một câu đố. « Chúng tôi cũng như các anh » — Secnôivanenkô lẩm bẩm — Theo ý anh, tự đâu, họ biết chúng ta? Vậy nếu chúng ta là người Rumani họ cung là người Rumani. Và nếu chúng ta là « người của ta» họ cũng là « người của ta ». Chúng định đánh lừa chúng ta. Anh nghĩ sao ?

        Xtrenbixki im lặng, suy nghĩ. Sau vụ nổ ở cảng, khi anh hốt hoảng và may trốn thoát trở về chỗ Ôpsarenkò, phố Pisônôpxkaia, anh có dịp gặp vài người trong số các đồng chí đăng ký ở ban chấp hành bỉ mật. Qua họ, anh được biết có một bọn nhân viên mật vụ của phòng D6, trong đội thanh trừng « Acgux »,  thuộc quân đoàn « Phương Nam », có nhiệm vụ đặc biệt thanh toán các hầm mộ đã từ Kiep tới Ôđetxa.

        — Giống như của đội « Acgux » ấy — cuối cùng anh nói.

        — Tôi cũng ngờ như vậy — Secnôivanenkô đáp. — Chúng định khiêu khích để bắt chúng ta. Bây giờ nên quyết định như thế nào ?

        Xtrenbixki im lặng một lúc lâu. Đây là một sự im lặng nặng nề và lo âu của một người nhận rõ trách nhiệm của mình phải gánh vác.

        — Thế anh, anh có ý kiến gì? — Anh hỏi.

        — Tôi có ý kiến gì à? — Secnôivanenkô bỗng nói nhanh. — Đây. Hẵng bấm đèn lên một lúc.

        Xtrenbixki bấm đèn lên. Trong ánh sáng lờ mờ, mắt Secnôivanenkô ánh lên cương quyết, ông đột ngột lấy lòng bàn tay xóa mấy chữ: « Chúng tôi cũng như các anh », và viết vào đó, bằng chuôi lựu đạn, những chữ to tướng « Chúng ta có thể gặp nhau ».

        — Đồng ý không?

        — Cứ thử xem — Xtrenbixki nói.

        Hết ba ngày, câu trả lời tới: « Ở đâu và bao giờ?» Lần này, Secnôivanenkô không quyết định ngay: ông họp ban bí thư để thảo luận câu trả lời và tất cả những chi tiết của cuộc gặp gỡ bất thần với những người mệnh danh là « Mèo ».

        Câu trả lời được toàn thể tán thành là: « Ngay tại đây, ngày 18 tháng mười một vào hồi 12 giờ, giờ địa phương, không mang theo vũ khí, mỗi bên chỉ mang theo nhiều nhất một cây đèn.»

        Ba ngày sau, có trả lời: « Nhất trí ».

        Cho đến ngày 18, còn năm ngày nữa. Chỉ người nào không biết rõ Secnôivanenkô mới có thể tin là ông sẽ đảm bảo nghiêm túc những điều kiện mà chính bản thân ông, với ngón tay của mình, đã viết trên mặt đất bụi trong hang, ông chẳng tôn trọng một điều kiện nào do ông đặt ra cả. Thứ nhất, ông tới chỗ hẹn với cả đơn vị không phải ngày mười tám, mà là ngày mười bảy. Thứ hai, mọi người đều mang vũ khí. Và hơn nữa, mỗi người mang theo một đèn để có thể đốt lên bất cứ lúc nào.

        Cái hang thấp nhưng khá rộng rãi, có những khối đá vôi rải rác trên mặt đất, ngày xưa từ trên mái rơi xuống và đã lấp mất nhiều lối đi. Đây là một địa điểm thích hợp cho một trận phục kích và chiến đấu giáp lá cà. Tulyakôp đã bố trí tất cả các chiến sĩ của đơn vị sau các khối đá vôi. Phụ nữ và trẻ em ở lại đại bản doanh do Xiniskin Jêleznư phụ trách và trường hợp đơn vị thất bại, phải hủy tài liệu rồi rút lui bằng các lối đi ngầm đến một địa điểm xa, đã được chỉ định trước, trong vùng Khôlôtnaia Banka.

        Nói thế thôi, chứ Secnôivanenkô không tin có thể thất bại. Ông tuyệt đối tin tưởng vào chiến thắng, ông thấy vị trí của mình hiểm yếu, bất khả xâm phạm, thậm chí dù có bị cả một tiễu đoàn tấn công cũng vậy. Trong giờ phút quyết định này, ông hoàn toàn kiên quyết chiến đấu và chiến thẳng. Chúng cứ thử tiến vào ! Nếu có một hành động khả nghi nào « về phía chúng », ông sẽ cho nổ tất cả mìn ở chung quanh hang « đè bẹp chúng » dưới những tảng đả và sẽ xé nhỏ « chúng » ra từng mảnh. Xin hoan nghênh! Nếu là bạn, ông sẽ tiếp họ như một người chú nhân chân tình. Nếu là bọn « Acgux » thì đừng hòng được dung tha. Quyết không tha. Ông sẽ một mình gặp chúng với một ngọn đèn, không mang vũ khí. Ông sẽ nói chuyện với chúng...

        Lòng ông sôi sục. Không thể nhận ra ông nữa. Lòng phẫn nộ và vẻ tinh nghịch ánh lên trong đôi mắt. Cử chỉ của ông trở nên đột ngột và nhanh nhẹn. Ông chạy thoăn thoắt như một con mèo đực, từ hòn đá này sang hòn đá khác, hạ những mệnh, lệnh cuối cùng và đánh giá tình hình một lạn chót. Chứng cứ tới đây ! Chúng sẽ thấy một cái hang trống không và chỉ có một người không mang vũ khí, xách một cây đèn. Nhưng chỉ cần ông giơ một ngón tay lên là từ sau những hòn đá súng trường và vũ khí tự động sẽ chĩa ra tua tủa và mỗi hòn đá sẽ bắn thẳng vào những ngọn đèn của « chúng » và ném lựu đạn ra.

        Sau khi đã xem xét công việc trong nhà xong và kiểm tra thấy mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng, Secnôivanenkỏ nằm dài xuống sau một hòn đá, bên cạnh Xêrafim Tulyakòp và tắt đèn đi.

        Bỗng đâu đó, ở đằng xa, trong bóng tối dưới đất, có một luồng ánh sáng lung linh, không hẳn là một luồng ánh sáng mà là phản ánh tù mù của một vệt ánh sáng đang di chuyển. Secnôivanenkô cẩn thận thắp đèn lên, dưới vạt áo ba-đờ-xuy, và vặn thấp bấc xuống.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #198 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2020, 09:57:33 am »

        
31

        Trong đường hầm, một người to cao cầm đèn pin từ từ đi tới, anh ta đi, người hơi lom khom như dùng lưng chống cái vòm hầm đen và thấp. Dáng đi nặng nề và thận trọng. Anh ta lia ngọn đèn trước mặt mình, sờ soạng từng chỗ lồi lõm, từng khe hở trong hầm.

        Nheo mắt lại có vẻ nghi ngờ, Secnôivanenkô ở trong bóng tối thăm thẳm theo dõi người đang tiến đến gần, và lúc nào cũng sẵn sàng rút một quả thủ pháo giắt ở thắt lưng ra. Nhưng người lạ tuyệt đối tôn trọng các điều kiện gặp gỡ do Secnôivanenkô đề ra; nhận xét bề ngoài, anh ta không mang vũ khí và chỉ có một cái đèn.

        Người nọ đi vào hang, đứng lại, và quay cái đèn một vòng, tìm tòi trên mặt đất. Secnôivanenkô biết là anh ta muốn xem những điều kiện gặp gỡ có còn giá trị và có tin gì mới trên mặt đất không. Người ta thấy rõ ràng hai chữ « Nhất trí », câu viết cuối cùng. Secnôivanenkô quả quyết vặn to ngọn đèn lên và bước ra khỏi bóng tối. Ông bước hai bước về phía người lạ rồi đứng dừng lại. Bày giờ họ đã đứng trước mặt nhau, cách nhau chỉ bằng mảnh đất bụi bặm trên đó có chữ « Nhất trí ».

        Secnôivanenkô định quan sát người lạ. Nhưng không trông thấy gì hết vì bị ánh sáng cây đèn pin chiếu thẳng vào mặt. Trong khi đó, người lạ mặt có thể thấy ông rất rõ, không bị vướng.

        — Bỏ đèn xuống! —Secnôivanenkô nói, bằng một giọng chỉ huy.

        — Khoan đã — Người lạ mặt trả lời rất bình tĩnh. Rồi sau khi lướt vòng ánh sáng lên người Secnôivanenkô từ đầu đến chân, anh ta quay đèn sang bên.

        Bày giờ đến lượt Secnôivanenkô. nhìn kỹ người lạ mặt. Ông nâng cây đèn lên và qua ánh sáng tù mù, nhận ra một người to cao, vai rộng, bận áo da và mang giày bốt. Trông bên ngoài, cũng khó nhận định. Anh ta có thể là « người của ta » mà cũng có thể là người của bọn kia ». Secnôivanenkô không ưa giọng nói của anh ta. Nhưng ông không vội rút ra kết luận.

        — Tòi hân hạnh được nói chuyện với ai thế ? — ông hỏi.

        — Còn tôi, với ai ? — Người lạ mặt cũng hỏi lại.

        Anh tá vẫn đứng im lặng trước mặt Secnôivanenkô, hơi khom đôi vai rộng xuống một tí và giạng chân ra.

        — Cỏ phải anh viết không? — Secnôivanenkô hỏi, lấy chân chỉ vào chữ « Nhất trí».

        — Phải, tôi.

        — Anh chứng minh điều đó bằng cái gì ?

        — Mèo — người lạ mặt nói.

        — Thế ra anh là Mèo ? ,

        — Phải. Đúng tòi là Mèo.

        — Chữ ấy nghĩa là gì?

        — Chẳng có nghĩa gì cả, Mèo, thế thôi.

        — Slii româneste ? — Secnôivanenkô bất thình lình hỏi, không rời đôi mắt lim dim khỏi người lạ.

        — No still — Người lạ hơi mỉm cười, nói.

        — Sprechen siedeutsch ? — Secnôivanenkô hỏi nhanh.

        — Nein — người lạ mặt đáp nhanh hơn.

        Họ đứng im lặng một lúc. Secnôivanenkô hỏi hai câu bâng tiếng Rumani và tiếng Đức, chỉ cốt để nghe cho biết giọng nói của người lạ mặt. Giọng nói là của một người Nga. Nhưng điều đó vẫn chưa chứng minh được gì hết. Trong đội « Acgux » rất có thể có bọn bạch vệ làm việc. Hoàn toàn có thể lắm.

        Cuộc đàm phán rõ ràng đã bị bế tắc. Cố nhiên, đơn giản nhất là chí việc ra hiệu cho quân của mình và rút quả thủ pháo trong that lưng ra rồi hò: « Giơ tay lên ! » Nhưng chỉ điên rồ và thiếu kinh nghiệm công tác bí mật mới hành động như vậy. Secnôivanenkô biết rõ người lạ cũng hoàn toàn như chính ông không phải chỉ có một mình, ông không nghi ngờ gì là đằng sau người đó — trong bóng tối đường hầm — cũng có những người mang vũ khí ẩn nấp, có thể là cả một đơn vị. Giao chiến mà chưa đánh giá được lực lượng địch đó là một điều rồ dại. Hơn nữa, cũng không thể loại trừ khả năng người kia là « người của ta ».

        — Này, Mèo — Secnôivanenkô nói, cương quyết — như vậy, anh với tôi, ta không thê thỏa thuận gì với nhau cả. Ta nên đi thẳng vào thực tế !

        — Cứ đi thẳng vào thực tế — Người lạ mặt bình tĩnh đáp. — Tòi xin nghe anh.

        Secnôivanenkô hài lòng về câu nói: « Tôi xin nghe anh ». Đấy là tiếng nói của « người của ta ». Nhưng ngay cả điều này cũng không chứng minh được gì hết. Vì đó có thể là ngụy trang.

        — Chúng ta hãy thực thà với nhau — Secnôivanenkô nói, thừa biết là chỉ có thể nói chuyên thật thà với những « người của ta », còn đối với « bọn đó » thì nói chuyện thực thà không những vô ích mà còn dại dột nữa.

        — Nào, thực thà — Người lạ mặt nói, mỉm một nụ cười lạ lùng, nhăn nhúm. — Tôi xin nghe anh.

        — Anh có bao nhiêu người sau lưng anh?

        — Thế sau lưng anh ?

        — Dù sao cùng nhiều hơn sau lưng anh — Secnôivanenkô nói.

        — Tòi xin báo cho anh biết — Người lạ mặt nói một cách nghiêm nghị — Nếu một người nào của anh nhô đầu lên sau một hòn đá thì tôi không chịu trách nhiệm về những hậu quả của nó đâu. Hiểu chứ?

        — Này, Mèo — Secnôivanenkô tức giận nói — Hay là... hay là ! Anh là ai ? Và chúng ta đừng khiêu khích nhau.

        — Được — Người lạ mặt nói, dứt khoát. — Tôi là Đrujinin. Như thế được chưa?

        Dạo đó, cái tên của Đrujinin đã rất nổi tiếng đối với địch cũng như đối với bạn, nên không cần phải có một sự giải thích nào nữa. Lòng Secnôivanenkô sung sướng rộn lên. Ôi, nếu thực là Đrujinin! Và tại sao lại không thực là anh ta? Rất có thể là Đrujinin, cũng hoàn toàn giống như Secnôivanenkô, đã nấp dưới hầm mộ với cả đơn vị của mình. Nhưng chính vì đó là điều có thể nên Secnôivanenkô đã đặc biệt cảnh giác: phải chăng đây là một sự khiêu khích ? Khi nghe cái tên « Đrujinin », lòng ông thấy vui mừng nhưng bên ngoài ông vẫn giữ vẻ rất bình tĩnh.

        — Hẵng cho là như thế đi — ông nói — tôi tin lời anh.

        — Còn anh là ai ? — Người tự mệnh danh là Đrujinin nói.

        Secnôivanenkô nhô vai tới, khẽ lắc đầu và nheo một mắt lại.

        — Còn tôi, tôi là bác Gayrick. Như thế được chưa?

        Cái tên bác Gayrick không vang dội như tên Đrujinin, nhưng tuy thế nó cũng khá quen thuộc, đặc biệt trong khu vực làng Uxatôvô. Và nếu người kia quả thực là Đrujinin, Secnôivanenkô rất có thể nói cho anh ta biết bí danh du kích của mình.

        — Cứ cho anh là bác Gayrick — Người mệnh danh là Đrujinin nói một cách lạnh nhạt — Và anh chứng minh thế nào ?

        Họ im lặng, đứng trước mặt nhau, cảnh giác, sẵn sàng bất cứ lúc nào để ôm lấy nhau hay giết nhau, điêu đó tùy theo trường hợp. Bỗng sau lưng người mệnh danh là Đrujinin, một bóng đen hiện ra và nhẩy bổ vào Secnôivanenkô.

        — Đứng lại! — Secnôivanenkô hét lên, giật vội quả thủ pháo ở thắt lưng ra.

        Nhưng không kịp nữa rồi. Hai bàn tay đã nắm lấy vai ông, và, vừa xa lạ vừa xót xa thân thiết, một sự thân thiết có từ hồi nhỏ, một giọng nói đã bị quên đi, có điểm những âm thanh dịu dàng của vùng Hắc-hải, reo lên:

        — Đồ điên, anh làm gì ở đây thế?

        Secnôivanenkô nhận ra ngay giọng nói đó, gương mặt đã già đó, nhưng vẫn còn trẻ, cùng đôi mắt nâu, dài, đầy vẻ hóm hỉnh của người miền Nam và những nếp nhăn khô khan nho nhỏ.

        — Batsây — Secnôivanenkô nói. — Batsây.

        — Đúng.

        Ba lần họ ôm chặt lấy nhau và hôn nhau, mỗi lần hôn xong, họ lại lùi lại một bước, chùi môi rồi lại ôm chầm lấy nhau, mặt rạng rỡ và tươi cười.

        Còn xung quanh họ, với súng ngắn, vũ khí tự động, đèn, thủ pháo, cặp, ngực đeo những băng đạn liên thanh, người đầy bụi hầm xám xịt, hai đơn vị hằm hằm đứng đối diện nhau, mắt còn ngờ vực, nhưng lòng đã cảm thấy nhẹ nhõm và vui sướng thấy mọi việc đã diễn biến tốt đẹp và «người của ta » lại tim thấy « người của ta ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #199 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2020, 09:58:52 am »


       
32

        — Nào, con kể cho bố nghe, con sống ở dây thế nào?

        — Thường thôi, bố ạ.

        Piôt Vaxiliêvich đã nhiều lần hỏi câu này rồi. « Nào, con kể cho bố nghe con sống ở đây thế nào? » cử nhắc đi nhắc lại một cách vô ý thức và cũng vô ý thức như thế, Pêchya đáp: « Thường thôi, bố ạ ». Nhưng những lời nói có quan trọng gì đâu? Hai bố con nhìn nhau không biết chán, quan sát nhau như thèm khát say sưa.

        Piôt Vaxiliêvich trìu mến vuốt ve con. Ông bố khi thì làm bù mái tóc bụi bặm, không cắt của cậu con trai, khi thì beo vào má con, kéo vào lòng, nhìn vào đôi mắt nâu và buồn buồn, đôi con mắt của một người đã khôn lớn với những hàng lông mày đậm nét với hai hàng mi còn trẻ con. Ông hôn lên trán, lên cằm con trai. Ông nắn cánh tay trên và thấy bắp thịt dẻo dai gần như của một người lớn chứ không phải của trẻ con nữa. « Nào, con, kể cho bố nghe, con sống ở đây như thế nào ? » « Thường thôi bố ạ! » Chú bé nhớn có đôi chân dài này là con trai ông, là thằng Pêchya của ông. Ô, một năm nay nó đã thay đổi nhiều thật! Khó mà nhận ra nó nữa. Một cái áo kỳ quặc cắt rất vụng ở một cái áo bông ra, một cái quần cộc của người lớn, một đôi giày mòn đã vá đi vá lại nhiều lần nham nhở, một cái hộp hơi mang chéo, một quả lựu đạn nhét trong ngực, mái tóc đầy bụi hơi quăn ở hai bên thái dương và sau cái gáy xám bụi, nhưng gương mặt nồng nhiệt, dịu dàng, trẻ con đã có vẻ quả quyết của người lớn... Phải, đấy là con ông, thằng Pêchya của ông, đồng thời cũng đã là một người lính nhỏ, một du kích, một người độc lộp, một cán bộ bí mật. Đó là một người lớn rồi. Có thể nói chuyện với chú như một người lớn, một người ngang hàng.

        — Nào con, kể cho bố nghe, con đã chiến đấu như thế nào?

        — Thường thôi, bố ạ.

        Pêchya nhìn bố không rời mắt, lòng tràn đầy yêu thương, hãnh diện và khâm phục. Thế ra, hình như thế, chú có một ông bố như vậy đấy! Can đảm, không biết sợ, vừa là bạn vừa là phụ tá của Đrujinin nổi tiếng.

        Ban đầu Pêchya không nhận ra ở nhân vật thần thoại Đrujinin, người trung úy biên phòng nọ, bố của Galina, cô bé ăn mặc sặc sỡ mà chú đã làm quen trên sân bay Ôđetxa, trong cái ngày sung sướng đầu tiên, không quên được của cuộc viễn du. Nhưng Đrujinin đã nhận ra chú ngay.

        — A, ông phó chủ tịch ! Chào ông ! — Đrujinin vui vẻ nói. — Cậu cũng ở đây à ? Khá lắm!

        Lúc bấy giờ, Pêchya mới nhận ra Đrujinin và thấy sung sướng, nghẹn ngào, thích thú được nói chuyện với một người tiếng tăm lừng lẫy và đâu phải chỉ nói chuyện, từ lâu Pêchya đã là người quen và là bạn của con gái ông ta!

        — Xin chào đồng chí trung úy — Pêchya nói, đứng nghiêm như một người lính.

        — Bày giờ tôi là đại úy — Đrujinin nói.

        — Xin lỗi, đồng chí đại úy.

        — Được, tại sao cậu không hỏi thăm sức khỏe của Galina ? A, a, ông bạn, ông đỏ mặt rồi! — Hai con mắt xanh biếc của Đrujinin ánh lên một nụ cười vui vẻ. —  Các đồng chí — Anh nói to hơn — Các đồng chí xem, đây là chàng công tử của con gái tôi đấy.

        — Cháu hoàn toàn không hiểu ý đồng chí muốn nói gì — Pêchya nói khẽ.

        — Cậu ấy không hiểu! — Đrujinin nói, nheo mắt về phía Piôt Vaxiliêvich thoáng gật đầu tinh nghịch. — Ghê thật, ông bạn. Ghê thật!

        — Thế bây giờ Galôska ở đâu? Pêchya hỏi, cố nén ngượng ngùng.

        — Ông bạn ạ, ngay từ tháng đầu chiến tranh, tôi đã gửi máy bay cho Galina về chỗ bà ngoại nó, nhưng đi đường bị tụi Metxecsmit bắn nên buộc phải đỗ xuống Nicôlaiep. Nó ở lại Nicôlaiep chỗ ông nó. Tôi chắc nó không chết, ông nó rất tháo vát, tôi rất tin.

        Rổ ràng Đrujinin không nói hết. Nhưng đó là thói quen của ông.

        — Thế nào, câu bảo cậu thích ở đây, trong hầm mộ phải không — Ông nói, thay đổi câu chuyện đột ngột, mặc dù Pêchya chưa bao giờ nói như vậy. Rất tốt là cậu thích ở đây. Tôi cũng vậy, tôi cũng thích ở đây... Còn cậu, trong thời gian đó, cậu đã lớn hẳn lên. Rất khó mà nhận ra cậu. Một con người vững vàng ! Dũng cảm ! Cậu đã làm được công tác rồi chứ? — Đrujinin nói theo giọng sĩ quan.

        — Đúng thế! — Pêchya đáp.

        — Tốt, tôi rất hài lòng. Cậu tên là gì nhỉ, tôi quên mất. Pêchya phải không?

        — Vâng, Pêchya.

        — Này, Piôt Pêtrôvich. Tôi rất sung sướng được gặp cậu, Piôt Pêtrôvich.— Đrujinin chìa bàn tay to và khỏe ra cho chú — Khá lắm. Cố lên!

        — Luôn luôn sẵn sàng ! — Pêchya nói và giơ bàn tay nghiêng nghiêng lên trên đầu. Và chú cảm thấy vui sướng vì đây không phải chỉ là những lời nói mà chính là nội dung cuộc đời chú.

        Pêchya đứng sát vào lòng bố, bíu hai tay vào vai và nhìn vào hai con mắt thân yêu của bố, hai con mắt đã có vẻ hơi già, dịu dàng, thân thiết, trong đáy sâu ánh lên một vẻ giễu cợt rất đáng yêu kiểu Ukren.

        Bên cạnh bố, chú cảm thấy hết sức bé bỏng và rất muốn được bế, bế lên đầu gối và ôm vào lòng trong đôi cánh tay to lớn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM