Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:34:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 15003 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #180 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2020, 06:18:01 am »


        Ban chỉ huy cảng không những đối xử tốt với Ximban mà còn tìm cách tranh thủ anh vì đến một mức nào đó, anh còn là một nguồn lợi bổ sung cho chúng nữa: nhờ anh, bọn chúng thường nhận được tiền hối lộ của cánh vận tải vì đã chia cho họ cái ac-ten có khả năng, chăm chỉ, mà trong đó, ngoài bản thân Ximban ra còn có cả Tulyakôp và Xviriđôp, cũng là những người rất khỏe và nhiệt tinh.

        Ximban — Kukharenkô đã nhanh chóng trở thành đại biểu và dần dàn đã chuyển từ các ac-ten khác về ac-ten mình những công nhân bốc vác đã được Secnôivanenkô tổ chức, Trong việc này, anh được sự giúp đỡ có hiệu quả của chị thư kỹ đánh máy của ban giám đốc cảng là Marya Trôfinôva Xayitxkaia, người đã già, không nỗi bật lắm, nhưng đặc biệt có khả năng làm việc không biết mệt. Chị đánh máy danh sách các ac-ten lao động ở cảng, và không để ai để ý, đã thay đổi tên những công nhân bốc vác theo lệnh của Xtrenbixki. Bằng cách ấy, ac-ten của Ximban gồm phần lớn là những người của mình.

        Tiếp tục phát triển khéo léo « sáng kiến cá nhân », Lêônit Ximban đã tổ chức được ac-ten của mình theo đúng luật lệ ban hành trước Cách mạng. Anh đã tuyển cả một chị cấp dưỡng cho ac-ten. Chân cấp dưỡng này của ac-ten, với sự giúp đỡ của Xayitxkaia, đã được ủy thác cho Liđya Ivanôpna, đến nay vẫn làm việc quét dọn trong cảng. Chị có quyền tự do đi ra thành phố đi chợ, nên rất dễ liên lạc với hầm mộ.

        Đồng thời, Ximban cũng đã lợi dụng mọi hoàn cảnh thuận lợi để « làm cho kẻ địch mất ăn mất ngủ ». Không bao giờ anh quên mục đích chủ yếu đó của đời anh.

        Được tiếng là một người có « sáng kiến cá nhân », trung thành với chính quyền chiếm đóng, Lêônit Ximban, và cả những công nhân bốc vác khác theo gương anh, có thể đi lại tương đối tự do trên bến cảng, trên các đường sắt, giữa các đoàn tàu đã lập thành. Nhờ vậy họ có khả năng, mỗi khi gặp cơ hội thuận tiện, phá hoại các phương tiện vận tải. Họ rắc những chông sắt không ai trông thấy được, cắt gẫy tay phanh trên các đoàn tàu hàng, đục lỗ trên sàn toa cho thóc vãi từ từ dọc đường. Họ rải và dán lên tường kho những bản thông cáo của Thông tấn xã xô-viết và những truyền đơn gửi cho những người làm việc ở cảng mà Liđya Ivanôpna đã mang từ hầm mộ về, xếp trong một cái thúng dưới những bao bột và cà chua.

        Người ta luôn luôn có thể trông thấy đây đó, trên bến cảng, một chiếc xe tải bị kích lên và một người lái xe bực dọc, đã ba lần trong ngày phải thay lốp vì bị một cái chông sắt không biết ở đâu ra, đảm thủng. Người ta nghe thấy những tiếng gào thét của công nhân đường sắt phát hiện ra các tay phanh bị cắt đứt. Đôi khi, không có lý do gì rõ ràng cả, những đầu máy bị trật bánh làm cho sự đi lại trên đường sắt của cảng bị ngừng trệ hàng giờ. Các hộp trục xe rất hay bị cháy. Hàng hóa không đi tới nơi tiếp nhận, hết dỡ xuống lại xếp lên để sau đó lại dỡ xuống... Bọn nhân viên Xiguranta và Capitania không còn đủ sức vì phải chạy suốt ngày trên các ngả đường, phải khám xét hết các ngõ ngách trong khu cảng rộng lớn. Nhưng cũng phí công vô ích thôi. Chúng gặp phải những đối thủ dày kinh nghiêm và được tổ chức hết sức hoàn hảo.

        Đồng thời, Lêônit Ximban « con người nhiều sáng kiến cá nhân » ấy, mắt luôn luôn sáng ngời phấn khởi vẫn cố tranh thủ cảm tình của chính quyền Rumani và gây uy tín. Thậm chí anh còn tổ chức được những buổi đọc tập thể các tờ báo địa phương Rumani phát hành bằng tiếng Nga. Bọn chức trách coi anh như một kẻ tuyên truyền không công cho « chế độ mới » ở « Trannixtri ». Nhưng công việc tuyên truyền của anh bao giờ cũng mang tính chất buôn lậu.

        Liônya Ximban đọc thật hùng hồn các bản thông cáo chiến thắng của đại bản doanh Quốc trưởng, hét rất to, thể hiện rất tài tình bằng nét mặt tất cả cái ngu xuẩn kênh kiệu và sự dối trả vô liêm sĩ, làm cho các bản thông cáo Đức phản hẳn lại những lời tuyên bố chiến thắng của chúng mà không ai có thể nhận thấy. Đọc những bản tin nước ngoài, anh đã chọn hết sức khéo léo và đã nhấn mạnh chỉ bằng âm điệu vào những tin trong đó có những đoạn bất lợi cho nước Đức Hitle. Trong tờ báo địa phương, anh đọc chú yếu những tin nói về hoạt động bí mật, về tòa án, về các vụ hành hình, các vụ phạt tiền và thuế má.

        Đôi khi đang bình luận bài báo của một nhà ly luận chính trị nói về số lượng bọn bạch vệ lưu vong ở Ôđetxa, Liônya Ximban bỗng nhảy sang ca ngợi chủ nghĩa tư bản, giọng đày tin tưởng, cảm động một cách giả dối, của một nhà thuyết pháp. Để minh họa ích lợi của quyền tư hữu, anh dẫn ra những ví dụ chứng minh ngược lại. Anh lúng túng, xấu hổ rồi thật bất ngờ lắp bắp đôi môi dày, kết thúc bài nói bằng những câu châm ngôn hai nghĩa: « Nói tóm lại, ta đừng nói tới chuyện đó nữa. Không thể nói vì không có gì để mà nói cả ». Thế là anh em công nhân bốc vác lăn ra cười và gãi nách.

        Và đôi khi, nếu không có phần tử khả nghi, anh giơ tờ Mônua lên trước mặt rồi liều lĩnh phi thường, đọc to và rất nhanh các bản thòng cáo của Thông tấn xã xô-viết mà Liđya Ivanôpna mang ở hầm mộ về, hay đọc thuộc lòng bản thông cáo số 55.

        Sau khi đạn được đã bốc dỡ xong, tàu Fecdinang được đưa tới bến đập chắn sóng Pôtapôpxki ở Cảng Bốn mươi để xếp lúa mì. Ac-ten của Ximban Kukharenkô chuẩn bị một hành động quan trọng. Cần làm thế nào để việc bốc xếp lên tàu Fecdinang được giao cho ac-ten của Ximban.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #181 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2020, 06:18:49 am »


       
22

        — Này, ông — Liônya Ximban vừa nói, vừa dẫn tên cai thầu vận tải ra sau kho chứa hàng và tròn xoe hai mắt đầy vẻ ngạc nhiên — có chuyện gì thế ?

        — Cái gì vậy?

        — Xin lỗi, tôi muốn hỏi chính ông điều đó. Có việc gì thế?

        — Kakharenkô, tôi không thích kiểu đánh đố như thế đâu — tên cai thầu nghiêm khắc nói — anh thả cùi tay tôi ra. Anh hãy bỏ những lối chơi kiểu bọn chàn đất ấy của anh đi!

        — Tôi xin lỗi ông! — Lêônit Ximban nói to, nhảy xa ra một quãng. — Đó là tàn tích cũ của chủ nghĩa xã hội.

        Anh chắp hai tay lên bụng và nhìn tên kia một lúc lâu, gật đầu có vẻ trang trọng.

        — Đonmul cai thầu — cuối cùng anh nói, có vẻ hết sức buồn rầu. — Nhìn ông tôi thấy ái ngại quá. Ái ngại và nhất là khó chịu. Ông hẵng nhìn xung quanh ông mà xem... — Ximban giang rộng cánh tay ra.

        Tên cai thầu lo lắng, nhìn xung quanh nhưng rõ ràng không thấy có gì đặc biệt cả.

        — Không, không, đomnul, ông nhìn không rõ. Hãy nhìn kỹ hơn — Liônya Ximban nói tiếp ra vẻ tha thiết. — Ở đây chỉ việc cúi xuống là nhặt được tiên ở đất. Và ai muốn thế đều được đầy túi. Tôi không hiểu tại sao ông lại ngồi một chỗ? Ông cứ ngồi một chỗ. Ông im lặng! Ông không nói gì cả! ông cho tôi nói đã — Ximban nhanh nhẩu tiếp, thấy tên cai thầu định ngắt lời mình. — Chúng ta đừng cãi nhau. Thưa ông, tôi biết, ông là một người lương thiện, thông minh, một người sống có nguyên tắc, ông đã bị đau khổ dưới chính quyền xô-viết, nói tóm lại ông là một người của « chế độ cũ ». Ở đây, tôi không có ý nói đến những trò « hối lộ » và tất cả các chuyện gian lậu, bẩn thỉu. Không phải thế. Xin Chúa gìn giữ cho tôi! Tóm lại, nói xin lỗi ông, ông không phải thuộc bọn người ta « nhét đầy tay ». Vì thế, chúng tôi, những công nhân bốc vác ở bến Thống thương, chúng tôi quỹ mến ông. Ông là người chỉ huy rất yêu mến của chúng tôi, ông là anh, là cha chúng tôi. Ông có đồng ý không?

        Liônya Ximban tỏ ra có biệt tài đánh lừa. Đomnul cai thầu rất thích ăn của đút, điều này không ai không biết. Nhưng trực giác dạy anh, nếu gặp một tên đại bợm, tốt hơn hết làm bộ coi hẳn như một người cao quý nhất: bọn ăn cắp rất thích như thế.

        — Tôi rất đau lòng — Liônya Ximban sôi nổi nói tiếp không để ngắt lời — thấy ông đã bỏ lỡ những cơ hội kỳ diệu. Một kẻ khác, ở địa vị ông, loại ăn cắp quèn Rumani ở Konxtanza, cũng đã xây dựng được một cái biệt thự hết sức sang trọng ở Ackađi từ lâu lắm rồi, hay ít nhất cũng đã gửi nhà băng được hai, ba nghìn đồng raisơ mác. ông không đồng ý với tôi sao ?

        Mắt tên cai thầu bắt đầu chớp chởp dưới cái kinh kẹp mũi cong. Hẳn để lộ những chiếc răng vàng khè và nói, khàn khàn:

        — Thế anh định đè nghị với tôi cái gì ?

        — Đấy! Vậy mới là những lời nói dũng cảm chứ! — Lêônit Ximban reo lên, làm ra bộ khám phục. — Ngài có thích có một cái biệt thự thật đẹp ở Ackađi không? Thế thì, lại đây.

        Và anh lại nằm lấy cùi tay tên cai thầu, kẻo hắn ra xa hơn và cuối cùng kinh cẩn đẩy hắn vào một lỗ hổng trong bức tường vôi đã bị phá đổ. Bây giờ hai người đã ở giữa đống gạch đổ cỏ mọc um tùm. Người ta thấy có những mảnh kính vỡ lấp lánh dưới ánh mặt trời. Từng đàn ruồi mùa thu to tướng, vo ve dưới những lá sơn vu.

        Cố kìm giữ ý muốn nằm lấy cái cổ gà tây của tên cai thầu, đập thật mạnh đầu nó vào đá và bóp chết nó ngay tại chỗ, Ximban buộc lòng làm ra vẻ trung thành, vừa quay người lại vừa lấm lét nói:

        — Chúng ta sẽ nói chuyên với nhau như những người lịch sự. Hiện có một cơ hội có thể kiếm ăn to. Cơ quan Quân nhu Rumani thuê tàu Fecdinang chở hai nghìn tấn lúa mì từ Ôđetxa đến Konxtanza. Một chuyến hàng gấp. Thế nào ? ông hiểu ý tôi chứ ?

        Hai mắt Ximban sáng ngời phấn khởi. Tên cai thầu vừa rên rỉ vừa lấy mùi-soa lau mũi lấm tấm mồ hôi. Nét mặt hẳn biểu lộ một sự suy nghĩ ghê gớm.

        — Không, tôi thấy ông không hiểu ý tôi — Lêônit Ximban thở dài, hết sức buồn rầu. — Ông nghĩ xem: « Hai nghìn tấn », « chở gấp »... Bây giờ ông hiểu chưa ? Chưa hiểu à? Đây không phải như bất cứ một chuyến hàng nào đâu, mà là một chuyến hàng gấp. Tôi nhấn mạnh: tại sao gấp? Bởi vì Quân nhu Bumani muốn! chuyển thật nhanh lúa mì từ Ôđetxa về Kônxtanza, vào các kho Rumani của họ. Nếu ông hỏi tại sao, tôi xin nói: Quân nhu Rumani sợ bất thần Quân nhu Đức đến và phỗng mất ngay dưới mũi của họ hai nghìn tấn lúa mì xô-viết. Bây giờ thì ông hiểu rồi chứ ? Quân nhu Rumani sẵn sàng làm tất cả, thậm chí có thể liếm cả cầu tàu nữa, miễn sao lúa mì được xếp xuống tàu thật nhanh. Họ sẽ không lùi bước trước một hy sinh nào. Ông nắm được chưa?

        — Ra thế, ra thế ! tên cai thầu vừa nói, có vẻ sốt ruột, vừa giẫm chân như một con ngựa ngửi thấy mùi lúa mạch: — Rồi sao nữa?

        — Đommil ! Ông lạ thật! — Ximban Kukharenkô thốt lên. — Ông là một đứa trẻ con ? Ông hãy ra ngoài bến, và tỏ ra mình có sáng kiến kẻo muộn. Hãy giành lấy việc bốc xếp lên tàu Pecđinăng. Cứ bảo đảm rằng với ac- ten của tôi, toàn bộ công việc chỉ cần ba ngày thôi, đồng thời, đòi họ bốn mác một tấn vì lý do gấp. Họ sẽ trả cho ông! Nếu họ mặc cả, thì đành lấy ba mác một tấn vậy, bọn trời đánh! Ông có thể ký bất kỳ giấy gì. Tôi xin bảo đảm về những con chim ưng của tỏi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #182 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2020, 06:19:37 am »


        Vừa nói « tôi», Ximban vừa đấm thật mạnh nắm tay vào bộ ngực rộng và lực lưỡng của mình, bó chặt trong chiếc áo lót ướt đẫm mồ hôi, làm tên cai thầu khẽ rùng mình. — Tôi xin bảo đảm! cùng ra tôi sẽ kiếm thêm vào ac-ten tôi một hai chục người khỏe mạnh nữa. Việc bốc xếp sẽ hoàn thành trong ba ngày, nhanh như thôi. Hai lần bốn, tám, và ba con số không: như vậy là tám nghìn mác. Một nghìn mác cho ac-ten, còn lại là của ngài bảy nghìn mác chiếm đóng chẵn! Thế được chứ ?

        Tên cai thầu lùa bàn tay run run vào trong áo lau mồ hôi  cổ. Hắn quẳc mắt nhìn vào mặt Xịmban và nói, giọng lạc hẳn đi;

        — Năm trăm!

        — Năm trăm, sao ?

        — Năm trăm mác cho các anh, còn là của tôi.

        Lêônit Ximban lùi lại một bước và khoanh tay lại.

        — Đomnul cai thầu, ai lại thế!

        — Còn chuyên bất trắc ? Ai chịu ? Anh hay tôi ? Ai ký giấy cam đoan? Anh hay tôi? Tôi phải chịu bất trắc. Tôi phải kỷ.

        Lòng Kukharenkô rộn lên. Anh cố giữ không để lộ vẻ vui mừng. Anh sợ hỏng việc! Anh sẵn sàng lấy bớt quỹ của ban chấp hành bí mật một trăm mác nữa cho đomnul cai thầu để ac-ten của anh được bốc xếp hàng lên tàu Fecđinăng. Nhưng anh biết, theo quy luật chủ nghĩa  tư bản, khi mua bán, là phải mặc cả, mặc cả thật ráo riết, không mệt mỏi, cố dành từng kô-pếch một. Nhượng bộ sẽ là khả nghi. Ngoài ra, anh cảm thấy càng găng thì tên cai thầu càng háo hức. Anh không thể làm được gì hết nếu không có hắn. Ac-ten không có tư cách pháp nhân, cũng không có quyền ký giao kèo với người gửi hàng. Tất cả đều phải qua bọn cai thầu và bọn trung gian. Cái gọi là « sáng kiến cá nhân » mà các báo Rumani thường nói tới, thực ra là một thứ đặc quyên dành cho bọn tư bản không phải cho người lao động. Với những người này, nó chỉ là cái mồi câu, họ không thể bán sức lao động của mình mà không qua bọn trung gian bắt buộc. Họ bị trói chân trói tay. Họ là những người nô lệ với đầy đủ ý nghĩa của nó. Chà, Lêônit Ximban mới căm thù làm sao con người đội mũ cát-két đại úy của chế độ cũ, chiếc kính kẹp mũi khập khiễng trên cái mũi mồ hôi, đôi con mắt tráo trưng và tham lam, cái tên bạch vệ, tên cai thầu, tên trung gian; không biết tại sao lại có quyền chiếm đoạt công sức của cả một ac-ten công nhân bốc vác và coi việc đó là hoàn toàn tự nhiên! Lêônit tức giận đỏ mặt lên. Nhưng anh cố bình tĩnh và, vẫn nhìn đomnul cai thầu với đôi mắt van xin và tuyệt vọng, anh mặc cả:

        — Đomnul cai thầu, ông hãy đặt mình vào chỗ họ! Cho họ kiếm tí chút với.

        — Năm trăm mác, không thêm xu nào nữa!

        — Thôi thì, xin cho tám trăm.

        — Năm trăm! Nếu anh không bằng lòng, tôi tìm ac-ten khác.

        — Đonmul cai thầu! Ồng biết rõ công việc như thế nào rồi. Tôi xin kêu gọi lương tâm của ông! Thôi thì xin ông bảy trăm rưởi.

        — Sáu trăm.

        — Đomnul cai thầu!

        — Này, Kukharenkô, đừng gọi tôi là « đomnul » nữa. Tòi là một người quý tộc Nga.

        — Xin lỗi, thưa ngài quý tộc. Xin ngài bảy trăm.

        — Sáu trăm.

        — Bảy trăm, đó là giá cuối cùng của tôi!

        Lêônit Ximban làm bộ bỏ ra đi.« Ông cai thầu » nằm lấy ống tay áo anh:

        — Sáu trăm rưởi!

        — Không được,

        — Vậy tôi sẽ tìm một ac-ten khác.

        Bây giờ, tên cai thầu làm ra bộ bỏ ra đi và Lêônit sợ hãi, nắm lấy vạt áo của hẳn. Hai bên bỏ đi để trở lại. Hai bên đập tay nhau. Hai bên khản cả tiếng. Mồ hôi chảy ròng ròng trên mặt. Có lúc Ximban căm ghét tên cai thầu quá, suýt nữa anh đã định đá tất cả và bỏ đi.

        Nhưng anh nhớ tới số lúa xô-viết mà bọn kẻ cướp định đưa khỏi thành phố. Anh cố nhịn và tiếp tục cuộc mặc cả trơ trẽn đó. Anh thấy tên cai thầu đã cắn câu rồi.

        — Ông cai thầu, anh lặp lại lần thứ mười — Ông hãy suy nghĩ kỹ về con số tròn này, bảy nghìn ba trăm mác. Một cái biệt thự đẹp ở Ackađi. Ông không thích sao ?

        Cuối cùng hai bên đã thỏa thuận với nhau:

        — Sáu trăm rưởi!

        Công việc kết thúc.

        — Ông cai phải nhanh lên — Lêônit Ximban nói —  Một con bọ đất Rumani nào đó có thể đi trước ông, hối lộ cho ban giám đốc. Thế là đi đời gà, lợn, bê, bò...

        Nhưng có cần gì phải nói thế. « Ông cai thầu! » đã sẵn sàng cả rồi. Trí tưởng tượng của hẳn đã được đốt cháy lên đến tột độ. Tay cầm chiếc mũ cát-két, hắn lon ton đi vào buồng giấy ban khai thác. Mỗi bước đi, nghĩ tới một đổi thủ có thể có, hẳn lại vấp, và chiếc kính kẹp mũi khập khiễng có băng đen tuột khỏi mũi hắn.

        Và tối hôm ấy, trong ac-ten của Ximban, tiếng « cái ô » đã được thì thào nhắc đến, chuyển từ người này sang người khác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #183 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2020, 06:10:53 am »


       
23

        Tàu Fecdinang bỏ neo gần bức tường Cảng, trước mặt kho lúa. Bên ngoài, kho lúa trông có vẻ nguyên vẹn. Nhưng bên trong, chì là một đống hỗn độn những máy móc hư hỏng, gẫy nát, băng chuyền, xe đẩy bị loại ra, cân bàn gẫy, máy sàng, máy dằn vân vân. Thóc lúa cướp được ở các nông trang lân cận, mang vội về kho, không được lựa chọn cứ để bừa bãi khắp nơi và gặp chăng hay chớ. Thóc vẫn nằm trong bao tải, gây trở ngại cho các dây chuyền ở tàng dưới, đầy ắp các boong-ke và các máy bơm nước, chất thành đống lớn, ngay trên mặt sàn các tầng; những con chuột kho kếch xù màu đó sẫm và gan lì, đuôi có vẩy và trụi lông, chạy rầm rập.

        Thóc lúa chưa cân, nhưng bọn quân nhu Rumani cho là ở đấy có mấy nghìn tấn.

        Khi Lêônit Ximban, kèm theo « đomnul cai thầu » và hai tên quân nhu Rumani, đi vào kho lúa, anh cảm thấy lòng mình đau nhói như bị dao đâm vào tim. Luôn luôn vấp phải những mảnh máy vỡ, họ lặng lẽ đi vòng quanh kho, từ trên xuống dưới, và tên cai thầu hỏi:

        — Thế nào Kukharenkô, bảo đảm được chứ?

        — Chắc chắn — Ximban đáp cương quyết, hai má hóp vào như bị ghê răng.

        — Đừng có quên là mười nghìn bạc hàng đấy! Nếu anh chơi xỏ tôi, tôi sẽ sạt nghiệp, nhưng anh cũng bị phạt. Mà anh còn bị nặng hơn tôi nhiều! Các anh sẽ bị đưa ra Cortea Marziale, tất cả sẽ bị xử đến người cuối cùng và các anh sẽ không sống được để mà ra đâu. Không có gì cản trở được tôi cả!

        — Vâng, vâng...

        Bọn quân nhu gật gật đầu có vẻ trịnh trọng; trong cả câu chuyện, chúng chỉ hiểu được mấy tiếng Cortea Marziale mà chúng biết rất rõ, rồi chúng vỗ vào bao súng ngắn màu vàng mới tinh, đầy ẩn ý.

        — Nhất định xong! — Lêônit Ximban nói to — Mà còn có thể nhanh hơn nữa! Nhanh như thổi!

        Cố nhiên, anh biết rất rõ nếu không có phương tiện cơ giới, chất xếp bằng tay không hai nghìn tấn trong ba ngày là điều hoàn toàn không thể làm được. Nhưng tên domnul đã bị món lợi dễ dàng hoàn toàn chinh phục và bọn quân nhu cũng đã được hứa hẹn một phần lợi nên chúng không còn biết gi nữa, chỉ sốt ruột giậm chân tại chỗ, mong việc bốc xếp sớm được bắt đầu ngay. Còn Ximban, tất cả nhiệm vụ là phải tổ chức cho được trong khi bốc xếp, « cái ô » và cứu thật nhiều lúa mì khỏi bị đưa lên tàu.

        Thế rồi, không để mất thì giờ, họ leo lên tàu Fecdinăng. Trong khi tên cai thầu và bọn quân nhu đo hầm tàu bằng một cái thước vải và ghi thể tích vào tờ giao kèo, Ximban tranh thủ chạy về phía người của mình đang ngồi sưởi dưới chân bức tường kho chờ bắt đầu bốc xếp. Tại đây, anh tổ chức chớp nhoáng một cuộc hội ý sản xuất cấp tốc. Anh chia số người ra thành hai nhóm. Một nhóm phải làm việc ở trong kho, đổ lúa mì xuống hầm tàu qua các đường ống dẫn, nhóm kia phải ở trong hầm tàu và trông cho hàng hóa được chất xếp thích đáng. Trong nhóm thứ nhất, Ximban bố trí những người mà anh chưa hoàn toàn tin cậy, nhóm thứ hai chỉ dành riêng cho những người « của mình », nghĩa là đúng những người làm « ô ».

        Để công việc bốc xếp có vẻ cơ giới hóa chút ít, Ximban ra lệnh đặt giữa cửa kho và tàu vài đường băng chuyền áp dụng cho lối làm tay và để mấy công nhân bốc vác khỏe mạnh nhất kéo. Các người khác thì đổ lúa mì lên băng chuyền bằng các đường ống hay chỉ bằng bao tải, thùng múc nước, xẻng.

        Từ lâu không thấy ở cảng Ôđetxa có chuyến hàng nào được bốc xếp nhộn nhịp như vậy. Trong những đám mây bụi của các kho chứa hàng, có những tia sáng mặt trời từ những cửa sổ tầng trên chiếu xiên xuống, những công nhân bốc vác chạy đi chạy lại, đổ lúa mì rác bẩn và bắt đầu mục xuống hầm tàu. Lúa mì chảy trên những tấm băng chuyền rồi đồ xuống cửa hầm tàu để mở, sâu hoắm, dưới ánh sáng yếu ớt của một cây đèn xách có lưới sắt. Dưới đáy hầm tàu, trong dòng lúa mì, có mấy người đang đứng. Ximban, Tulyakôp, Xviriđôp và hai công nhân bốc vác chắc chắn nhất trong số những người được Secnôivanenkô tổ chức. Hầm tàu sâu và, nhìn từ trên xuống, những người ở dưới đáy có vẻ nhỏ tí. Họ nhận lúa mì và rải lên đáy hầm tàu bằng những cái xẻng gỗ lớn. ít nhất họ cũng làm ra vẻ như vậy. Nhưng hàu như không ai nhìn vào hầm tàu cả. Hai lần, tên trợ ty thứ ba của tay thuyền trưởng có trách nhiệm phải trông coi công việc có lướt mắt qua. Rồi ở cửa bầm tàu hình vuông, trên nền trời xanh biếc hiện ra cái mũ cát-két đại úy bẹp của « đomnul cai thầu », và nghe có tiếng nói say rượu ồm ồm của hắn ra lệnh từ trên cao xuống.

        — Này ! Tụi ở dưới hầm tàu ! Kukharenkô, công việc thế nào rồi ?

        — Công việc chạy rất đều — Ximban nhanh nhẩu đáp.

        — Bốc xếp đến mức nào rồi? Một mét chứ?

        — Ổng tham quả, đomnul cai thầu ạ. Ba mươi phân!

        — ít thế — tên cai thầu hét lên ở bên trên.

        — Không ít đâu. Không ít tí nào với một diện tích rộng như thế — Ximban đáp.

        — Coi chừng đấy, Kukharencô ạ, anh mà giết tôi...

        — Nhanh như thổi ấy ! — Ximban hét lên, không nghe nữa và lại cầm lấy xẻng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #184 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2020, 06:11:22 am »


        Tên cai thầu phẩy tay rồi khua nhanh đôi giày bị lún, chạy qua cầu tàu lên bến để đôn đốc bộ phận trong kho. Bụi kho bám đầy người, một cọng rạ mắc trong râu, mặt phấn khởi đỏ bừng, hắn luôn tay lau cái mũi giống như miếng bọt biển đen đen, vỗ lưng anh em bốc vác và nói một cách mơn trớn:

        — Anh em đừng phản tôi đấy. Nhanh lên, anh em ơi! Làm cố lên, tôi sẽ thưởng anh em một chai vang!

        Hẳn tháo cái bao tải ra và đôi khi tự mình cũng nắm lấy xẻng, hay giúp quay các tấm băng chuyền.

        Trong khi đó, bộ phận ở hàm tàu bắt đầu công trình chủ yếu của mình: sắp xếp chỗ cho « ô ». Trong hầm mỗi hạm tàu, trong chiến tranh khi chuyển thành tàu chở hàng, đều có thiết bị để chở binh lính. Đó là những tấm ván và những cái trụ đặc biệt có thế xếp thành hai ba dãy giường ván như ở các toa chở hàng. Trong khi hai người đứng ở cửa hầm, chỗ lúa mì chảy vào, làm bộ san lúa, những người khác lo sắp xếp tàng trên của các giường ván. Xong đầu đấy, họ lẩy những tấm ván dùng cho hàng thứ nhất lấp đầy khoảng trống và căng một mảnh vải bạt lên trên cái sàn thật. Bây giờ những người làm việc ở dưới hầm tàu đã đứng trên cái sàn thứ hai. Lúa mì tiếp tục phủ kín. Họ đứng trong lúa mì ngập đến tận mắt cá và không ai có thể ngờ là dưới chân họ có một khoảng trống ba mét. Người ta tưởng lúa mì đã lên đến nửa hầm tàu. Khi tên cai thầu trở lại kiểm tra công việc lần thứ hai, hẳn không ngờ hai phần ba hầm tàu đã đầy, còn Ximban, lúa mì ngập tới đầu gối, thì đang đứng gần cửa hầm, kiêu hãnh, tựa vào cái xẻng. Mồ hôi ròng ròng trên gương mặt phấn khởi và bẩn thỉu.

        — Này, bây giờ ông thấy thế nào? cai thầu?

        — Kukharenkô, anh là một bậc thiên tài! — tên cai thầu nói to.

        — Chúng ta không bàn đến cái đó — Ximban nói, có vẻ khiêm tốn. Anh thở hổn hển. Lồng ngực phập phòng, nặng nề, tay chân run lẩy bẩy. Tulyakôp và Xviriđôp, quần xắn quá đầu gối, mình trần đến tận thắt lưng, sơ-mi cuộn trên đầu làm khăn, ngồi trên lúa mì, mắt nhắm nghiền, tựa lưng vào bức vách gỗ hầm tàu. Hai người khác nằm sóng sượt, mặt úp sấp như người chết. Họ chưa hết mệt, chưa hết căng thẳng, vì chỉ trong vài phút họ đã xây đựng nên cái sàn thứ hai với những tấm ván rất nặng.

        Sự nhanh chóng quyết định thắng lợi. Họ đã bới rất nhanh những tấm ván dày ba phân lấp dưới lúa mì, kéo ra, nâng lên, dùng đầu và vai đỡ lấy. Trong ánh sáng mờ mờ, trong những đám mây bụi, những tấm ván tuột khỏi trụ, đụng vào nhau, roi xuống. Phải nâng lên ngay và đặt lại vào những lỗ mộng đầy rác rưởi... Các tấm ván đã được đánh số nhưng không thể nhìn thấy số trong tối. Nhiều tấm đặt không đúng chỗ. Trụ đổ xuống. Không có đinh đóng cho nhanh. Xviriđôp bị kẹt tay và phải cố hết sức nén đau mới khỏi kêu lên. Một cái trụ đổ phải Tulyakôp và làm anh bị xây xát một bên người. Luôn luôn, họ bị va vấp nhưng không thấy đau, y như những người lúc mới bị thương. Như một trận chiến đấu ban đêm khi tuyến thứ nhất bị chọc thủng và phải ổn định lại ngay bằng cách đặt những thanh gỗ mới lên mái hầm trú ẩn đã bị phá hủy và đóng trụ mới.

        Thực thế, họ đang đánh một trận nhỏ để cứu lấy vài trăm tấn lúa mì xô-viết. Nếu có kẻ địch nhìn từ trên xuống hầm tàu, phát hiện thấy việc họ làm, họ sẽ bị giết hết không ai thoát. Bởi vậy họ phải dốc toàn lực ra, không cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, như trong khói lửa một trận chiến đấu. Bày giờ, mọi việc đã xong xuôi, họ nghĩ ngợi và vì làm việc quá sức, họ đã kiệt cả về thế xác lẫn tinh thần. Từ trên, lúa mì như những dòng suối nhỏ đổ xuống đầu họ, nhưng dưới chân họ có « ô ». Nghĩa là một số lượng bằng hàng trăm tấn lúa cướp lại được của địch.

        Bây giờ họ có thể yên tâm nghỉ ngơi, đi ăn cơm. Theo một cái cầu hẹp, người trước người sau, họ ra khỏi hầm tàu.

        Trời đã bắt đầu tối hẳn. Ở bên trên, giữa nền trời đỏ của mặt trời lặn, trải ra, như một cái bóng đen dài, bức tranh toàn cảnh của thành phố: cây cối ở đại lộ Hàng hải, hàng cột vòng cung của điện Vôrônxôp cũ, mái nhà tròn của Nhà hát Ôđetxa, đài kỷ niệm nhỏ công tước Risơliơ, phía trên cầu thang Pôtemkin chan hòa ánh lửa rực rỡ, giữa hai tòa lâu đài cổ ở góc đường với những mặt ngoài hình vòng cung.

        Từ phương đông, từ mặt biển, bóng đêm dần tới, một đêm màu xanh tro, quang đãng, với một đám mây to màu hồng nhạt phản chiếu yếu ớt ánh lửa lờ mờ của mặt trời lặn trên thảo nguyên, rồi lại phản chiếu yếu ớt hơn nữa lên mặt biển phẳng lặng như tờ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #185 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2020, 06:12:22 am »


        Ximban vào trong kho lúa và ra lệnh nghỉ. Đomnul cai thầu đi lon ton sau lưng, vỗ tay vào tấm lưng ướt đẫm và nóng bỏng:

        — Khukharenkô, anh là một dũng sĩ! Tôi rất hài lòng về anh. Tôi sẽ báo cáo tốt về anh với ban khai thác... và với chính quyền cảng — hắn nói thêm, rướn đôi lông mày ra vẻ ăn ý. — Có điều, Kukharenkỏ ạ, tôi khẩn khoản yêu cầu anh đừng để nhịp độ chậm lại. Đừng để nhịp độ chậm lại ở chỗ tôi nhé ! Đừng quên là ta mớl xếp được ba phần tư hầm thứ nhất và trước mắt, còn hầm thứ hai nữa. Vậy đừng nên lè mè quá! Đừng chơi xỏ, nhé!

        — Nhưng cũng phải để cho anh em ăn uống nghỉ ngơi một tí chứ.

        — Tôi có bảo sao đâu ? Cứ ăn uống nghi ngơi đi. Ăn uống một tí, nghỉ ngơi một tí... rồi lại làm!

        — Ổng đừng lo, đomnul cai thầu! Mọi việc sẽ xong xuôi cả.

        — Này Kukharenkô, làm sao không lo được khi số bồi thường treo trên đầu tôi?

        — Thế cái biệt thự ở Ackađi ? — Ximban hỏi và nheo mắt lại.

        — Thế số bồi thường?— Tên cai thầu nói và cũng nheo mắt lại.

        — Sẽ không có bồi thường.

        — Nhưng nếu có?

        — Tôi nói không có bồi thường, là sẽ không có bồi thường. Chúng ta đừng cãi nhau nữa!

        Nhưng đomnul cai thầu không thôi.

        — Này Kukharenkô, vậy anh chắc chắn sáng mai hầm thử nhất sẽ xếp xong chứ ?

        — Như thổi vậy!

        — Và anh bắt đầu ngay hầm thứ hai chứ?

        — Và chúng tôi bắt đầu ngay hầm thứ hai.

        — Thế bao giờ xong hầm thứ hai?

        — Sảng ngày kia.

        — Chắc chắn không?

        — Như thổi vậy !

        — Tốt, tốt... — tên cai thầu nói, người nhẹ nhõm, và vuốt ve lưng Ximban Kukharenkô, Chúa sẽ phù hộ cho anh! Anh sẽ không có gì ân hận đâu. — Và hắn nháy nháy mắt. — Anh còn chưa rõ tôi. Tôi biết đối xử lắm! Nhưng cố gắng lên. Chúng ta sẽ kiếm được, cả anh lẫn tôi. Nhưng nếu anh chơi xỏ tôi, cả hai chúng ta đều mất cả. Hiêu chưa?

        — Tôi hiểu rồi — Ximban nói, bực dọc. — Tôi hiểu, ông lắm rồi.

        Anh cố nén giận. Ôi, sao anh ghẻ tởm cái thằng tham lam điên cuồng, cái tên ăn bám sống trên lưng người khác thế! Nếu không cảm thấy một sự toại nguyên, một niềm vui sướng thầm kín làm dịu bớt cơn tức giận chứa chất trong lòng mình, chắc Lêônit Ximban đã không thể không quai cho tên kia một cái vào gáy để hắn thôi khỏi làm phiền mình nữa. Nhưng, đáng lẽ làm như vậy, anh đã đứng dừng lại, nhìn chòng chọc vào tên cai thầu một cách bình tĩnh lạ thường, rồi lễ phép nghiến răng nói:

        — Đomnul cai thầu, ông đừng nóng ruột nữa, ông mệt rồi, mời ông đi nghỉ đi.

        Chắc trong giọng nói của Ximban có một cái gì làm cho lên cai thầu thấy lành lạnh ở phía bụng dưới. Nhưng hắn làm bộ không hay biết gì hết. Vả lại, không nên gây gổ với người mà toàn bộ của cải của mình còn tùy thuộc. Bảy nghìn mác ở trên trái đất này đầu phải từ trên trời rơi xuống. Cái đó đáng để cho người ta phải nhẫn nhục. Hãy cứ để xếp cho xong thời hạn đã. Hắn sẽ đổi giọng sau. Rồi đomnul cai thầu đi lên phố, vào tiệm cà-phê « Rumani », hy vọng tìm thấy ở đấy bọn môi giới để thăm dò về việc mua một cái biệt thự.

        Đến nửa đêm, Lêônit Ximban đánh thức anh em đang ngủ trên đống bao tải trong kho dậy và họ lại bắt đầu bốc xếp. Tảng sáng, khi tên cai thầu ở phố trở về, hàm thứ nhất đã xếp xong. Họ bắt đầu xếp hầm thứ hai.

        — Xin lỗi, tôi đã bắt đầu xếp hầm thứ hai trong khi không có mặt ông — Ximban nói rất lễ phép. — Tôi không muốn bỏ phí thì giờ quý báu. Ông không có gi phản đối chứ?

        Tên cai thầu liếc nhìn vào nắp hầm và reo lên: một phần ba hầm đã gần đầy.

        — Chà, Kukharenkô, được đấy, anh phải biết, nói thế nào đây...

        Hắn không tìm ra chữ, chỉ vẽ lên trời một con số tám bằng điếu xì-gà cầm ở tỉnh về. Người hắn xông lên một mùi duzik khá nặng — đây là một thứ rượu hồi Hy-lạp

        — dưới hai con mắt xệ xuống hai cái bướu thâm, nhưng bộ râu dê bẩn thì lại vênh lên kiêu hãnh, và trên nét mặt hẳn hẳn lên một vẻ hách dịch mà theo hắn nghĩ thì đó là dấu hiệu đặc biệt của một nhà buôn đang phất và của một người chủ một cái biệt thự tại một tỉnh Rumani thuộc xứ Trannixtri.

        Từ mặt biển xanh sẫm, gần như đen, mặt trời mọc lên, ném ra những tia nắng sắc lạnh. Một cơn gió mạnh buổi sáng nỗi lên. Ngày hôm đó bắt đầu và sẽ mang lại cho đomnul cai thầu một món lợi kếch xù.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #186 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2020, 05:43:13 am »


        Trong thời gian ấy ở ga hàng hóa Ôđetxa — Cảng đã xảy ra như sau.

        Trong quá trình lập đoàn tàu chở đạn dược cho mặt trận phía đông, có bốn toa xe nằm trong tình trạng không chạy được. Những người thợ máy khi kiểm tra các toa xe đã dán ngay vào những bảng yết thị mang dòng chữ « Phải sửa chữa » và báo cáo trường hợp này cho người đặc nhiệm lập đoàn tàu. Người đặc nhiệm chạy tới chỗ tên chỉ huy quân sự Đức. Tên sĩ quan nghiêm nghị lắng nghe, nhìn chòng chọc bằng đôi mắt xanh nhạt vào lông mày người kia, rồi trịnh trọng nói «Xô » và đội chắc lại chiếc mũ cát-kẻt cứng trên đầu. Tên sĩ quan đứng dậy sau chiếc bàn và, ti lên cái gậy nhôm — hắn có một cái chân giả mà rõ ràng là hắn hoàn toàn chưa quen sử dụng — đi về phía đoàn tàu. Đến đấy, hắn thấy hai người thợ máy mặc áo màu sẫm bê bết dầu mỡ, tay còn cầm một nằm giẻ. «Tụi mày?» tên sĩ quan hỏi người đặc nhiệm và, không đợi trả lời, thân thể gầy còm của hắn chợt co giật. Hẳn hét to lên một tiếng rất khác thường bằng giọng cổ và run run rút khẩu súng ngắn Uante ra khỏi bao. Nhưng tên sĩ quan không bắn, mặc dù những ngón tay gầy guộc của hẳn đã mò mẫm tìm cò.

        Tên chỉ huy không bắn vì hắn đã nhìn thấy trên thành xe một tờ giấy trắng có dòng chữ : « Phải sửa chữa ». Trong điều kiện đó, hẳn đứng trước một sự việc đã được một tài liệu thích đáng chính thức công nhận. Tụi này đã xử sự phải phép, đúng theo luật lệ: sau khi kiểm tra, thấy toa xe bị hư hỏng, chúng đã báo cáo ngay cho những người chỉ huy của chúng về việc đó và dán lên toa xe phải sửa chữa những yết thị cần thiết.
         
        Tên chỉ huy không hoàn toàn tin cậy một người Nga nào. Hắn sẵn sàng bắn chết tất cả, hết đứa này đến đứa khác. Hắn còn nhớ quá rõ mùa đông trước Mạc-tư-khoa, nơi hắn đã phải bỏ lại một cái chân giá cóng. Nhưng nói cho cùng, hai tên kia đã không làm gì sai. Chúng đã xử sự đúng theo yêu cầu. Phải, nếu bắn hết tụi Nga thì lấy ai làm việc ở đường xe lửa cho ? Cần chú ý tới điều đó. Phải thấy việc chúng kịp thời phát hiện ra các toa xe hỏng là tốt nữa. Thật nguy hại nếu các toa chở mìn bị đổ nát nhừ ở dọc đường và nếu xảy ra một tai nạn! Việc chó má thật! Vậy hẵng cho bọn vô lại kia được sống!

        Tay vẫn cầm khẩu súng ngắn, tên chỉ huy khẽ khập khiễng cái chân giả, vòng quanh đoàn tàu, dừng lại trước mỗi toa phải sửa chữa và đọc tờ yết thị. Tất cả đều hợp lệ. Tên chỉ huy yên trí. Thân thể hắn dần dần thôi co giật. Cho dù các toa xe không cần phải sửa chữa tí nào, điều này không hề lởn vởn trong đầu óc hắn ta, chúng cũng đã quá tốt, đã cẩn thận báo cho biết kịp thời. Không có tí ác ý nào. Nếu có ác ý, người ta đã không báo cho biết, người ta đã giấu những chỗ hư hỏng, người ta đã cho chạy và đoàn tàu đã bị nổ tan đâu đó trên đường với toàn cả đơn vị rồi. Còn phải cảm ơn Chúa là điều đó đã không xảy ra!

        Có hai toa phải sửa chữa vì hộp trục không dùng được nữa, hai toa khác, phanh bị hỏng. Đó là những sự cố hoàn toàn thông thường.

        Xem đồng hồ, tên chỉ huy thấy cho đến lúc đơn vị xuất phát, theo biểu đồ, còn đúng một giờ mười phút. Tên sĩ quan ra lệnh cắt lại các toa « phải sửa chữa », lập lại đoàn tàu và cảnh cáo người phụ trách lập đoàn tàu, trường hợp tàu chậm, dù chỉ hai phút thôi, hẳn cũng sẽ bị treo cổ lên lầu nước. Rồi tên chỉ huy quay tròn khẩu Uante trong bàn tay bắn xuống đất. Viên đạn đập vào đường ray, văng trở lại, xoay tít, rơi xuống bên cạnh. Hắn đã bắn vì nguyên tắc của hẳn là không rút súng ra một cách vô ích, và hắn đã rút ra thì phải bắn.

        Nhét khẩu súng ngắn vào bao xong, tên chỉ huy quay trở về buồng giấy và, trên tờ giấy vàng dành riêng, thảo một tờ biên bản lập lại đoàn tàu vì phát hiện có bốn toa hàng mang số hiệu như thế bị hỏng. Rồi một tên lính đội mũ sắt mang bữa chiều đến cho hắn trong một bộ đồ ăn bằng nhôm và trải một tấm khăn con lên bàn làm việc. Tên chỉ huy ăn bữa chiều rồi uống một tách cà-phê rót trong phích ra, pha thêm một tí «Vônxrum » Áo, xong hắn hút một điếu xì-gà.

        Hắn làm tất cả những việc này không chút vội vã, và cô không nhìn qua cửa sổ có chiếc đầu máy kéo các toa xe chạy qua. Nhưng đúng một giờ mười phút sau, tên chỉ huy lại đi ra chỗ đường sắt vá thấy đoàn tàu đã lập xong. Hắn liền ra hiệu cho khởi hành; binh lính đội mũ sắt nhảy lên bậc lên xuống các toa đĩa, đứng cạnh những quả bom để trong thùng bọc lưới sắt, và đoàn tàu nặng nề lăn qua những đoạn nối, chạy về phương đông.

        Khi đường tàu đã được giải phóng, tên chỉ huy nhìn thấy ở đằng xa, bến tàu của cảng Dầu hỏa, cái vạch xanh biếc của biên khơi, một chiếc tàu chở dầu Rumani với một đường ống ở dưới thấp phía đằng sau và bốn toa xe phải sửa chữa có dán những nhãn trắng để trên con đường cụt ở cuối bến tàu. Tất cả quang cảnh này, đối với tên chỉ huy có vẻ hết sức đẹp đẽ, nhất là đã được chấp hành theo một trật tự tuyệt vời. Từ trên liếc xuống cái ngực màu xám, đeo chữ thập ngoặc và cuống mề- đay « Chiến địch mùa đông », hẳn tự nói một mình, với vẻ hài lòng chính đáng: «Xô ».

        Nhưng bỗng ngay lúc đó, giữa cái cảnh đẹp đẽ êm đềm kia xảy ra một việc không hay. Đầu tiên, tên sĩ quan cảm thấy hơn là trông thấy, vẫn không có gì thay đổi, mặt biển vẫn một màu xanh biếc, cái vạch thẳng băng của bến tàu màu xám, những toa xe sơn đó có dán những nhãn hiệu trắng, cái chòi con của người bẻ ghi, hai đám mây màu xà cừ chói lọi bên trên mái chòi sắt, những thùng dầu xăng nom như những vòng quay ngày chợ phiên trong những lá phủ bằng vải bạt, chiếc đầu máy con đẩy hai toa đĩa chất đủ thứ xà gỗ. Tất cả những cái đó trông đẹp mắt và thật rực rỡ dưới ánh mặt trời, nhưng xen lẫn vào đó, người ta cảm thấy không biết có một cái gì lộn xộn lạ kỳ, rất đáng lo ngại. Đáng lẽ phải chạy qua cái chòi người gác ghi, các toa đĩa chất đầy xà gỗ lại duyên đáng vòng vào con đường cụt. Tên chỉ huy trông thấy một bóng người từ ngôi nhà con đi ra và nhảy bổ sang bên cạnh. Một tiếng hét của tên lính gác vang lên và liền ngay đó một phát súng nổ, rồi một phát khác nữa. Bây giờ chiếc đầu máy phụt những cuộn khói xanh biếc, mở hết tốc lực, đẩy những toa đĩa chất đầy xà gỗ chồm lên những toa nhỏ màu đó tươi đỗ trên con đường cụt. Từ trên đầu máy đang chạy hết tốc lực, một người cao lớn nhảy xuống, cắm đầu chạy» nhưng một phát súng nổ không biết ở đâu bắn ra, người đó loạng choạng ngã, rồi nhảy dậy, chạy, ngã giúi, và ngay lúc ấy tên chỉ huy, hoảng sợ, mới hiểu ra rằng có một chuyện gì kỳ quái, không thể cứu vãn được, đang xảy ra như trong một giấc mộng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #187 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2020, 05:44:10 am »


       
25

        Piôt Vaxiliêvich leo lên những bậc đá của Viện Bảo tàng và đặt tay vào nắm đấm đồng to tướng từ lâu không lau chùi. Cửa đóng. Hàng cột xây theo kiểu Đôriđơ một màu xanh xám in vào bên trong cổng những bóng đậm. Trên mặt đá lát đã lâu không ai cọ rửa, một chiếc lá ngô đồng rụng sớm bị gió đưa từ ngoài đại lộ vào đấy. Dưới ánh nắng mặt trời, nó ngả sang màu vàng chói lọi. Ruồi từ từ bò trên những bức tượng phụ nữ bằng đá nóng bỏng và những chiếc bình kiểu xi-tờ to tướng đặt giữa hàng cột. Rõ ràng từ lâu không ai đến thăm viện. Batsây đi trở xuống quảng trường, một quảng trường nhỏ hẹp, vắng vẻ, lấp loáng dưới ánh mặt trời, rồi đi vòng quanh tòa nhà của viện, một mặt nhìn xuống cái dốc thẳng đứng dẫn tới cảng. Ở đây, có một cửa bên bỏ ngỏ.

        Piôt Vaxiliêvich vào trong phòng đợi trống không, bụi bậm. Dưới cầu thang, có một chiếc bàn con để bán vé. Nhưng nó cũng vắng tanh và, cũng như sàn nhà, phủ một lớp bụi.

        Batsây ho mấy lượt. Tiếng ho của ông bị khuếch đại trong phòng đợi trống, bay vào những chỗ cùng thẳm của viện và một lúc sau, dội lại như một tiếng vọng bềnh bồng trên không. Piôt Vaxiliêvich đợi để xem có ai hiện ra gặp mình không. Không có ai cả. Ông liền gõ lộc cộc chiếc gậy xuống đất, định đi khắp các gian phòng trống của viện.

        Ông bước không chút vội vã, đúng y như một khách ưa chuộng viện bảo tàng, thỉnh thoảng mới dừng lại trước những chiếc bàn gỗ tần bì vàng, truớc những hộp kính bèn bẹt, lơ đãng nhìn những cái bình vỡ, những cái đèn đất, những bình thủy tinh Phênixi mà thời gian làm sáng long lanh và những pho tượng nhỏ tìm được trong các ngôi mộ xi-tờ.

        Nhưng tất cả những cái đó không phải là công việc của Batsây. Ông quan tâm đến việc dừng lại gần các sổ trông ra cảng hơn. Toàn bộ nơi đây ngày xưa thật trang nhã nay trở thành một đống hỗn độn những dấu vết của các tòa nhà và các công trình bị phá sập, do đó màu xanh hung hãn của biển cả nom càng hung hãn, càng hoang vẳng.

        Tay để trên song cửa sổ cao của viện, Batsây cố nhìn những gì đang diễn ra trên cảng, ông biết là ở đó, khắp nơi, thận trọng hết sức và kiên quyết vô cùng, các nhóm riêng biệt và những cá nhân đơn độc thuộc các tổ chức bônsêvich bí mật đang hoạt động. Họ là những người «vô hình» của Đrujinin, những người cộng sản có liên lạc với hầm mộ Uxatôvô, những nhóm do ban chấp hành bí mật quận tổ chức, cùng với hàng chục, hàng trăm những người yêu nước bí mật khác được các ban chấp hành bí mật các khu phái tới để tổ chức  phá hoại công việc vận chuyên và các công trình khôi phục.

        Bỗng ông nhìn thấy một cụ già người nhỏ, bụng to, có tấm biển gác cổng cài trên chiếc áo choàng xanh, đi lại phía mình, qua các dẫy phòng của viện, chân kéo lê một đôi giày dạ. Ông cụ bé nhỏ vung đôi cánh tay ngắn và hét lên từ đằng xa :

        — Cút đi, cút đi! Anh không thấy viện đã đóng cửa rồi ư? Zakryt !Yukis !Fermato Geschlossen — Cụ hét to bằng tiếng Nga, tiếng Bumani, tiếng Ý, tiếng Đức, vì ở xa cụ không thể xác định được Batsây thuộc dân tộc nào.

        Cuối cùng cụ đã tới rất gần để Batsày có thể nhận ra những nét đặc biệt của cụ African Africanôvich Xvêlôviđôp: đôi má sề sệ, cái mũi như chiếc khuy áo, đôi môi dày, cái đầu tròn và cạo trọc, tóm lại, tất cả những nét làm cho cụ African Africanôvich giống như một con chó giữ nhà. Cụ già lắm rồi. Đôi chân cũn cỡn lẩy bẩy bước những bước ngắn. Cái đầu tròn húi trọc toàn một màu xám trắng, hơi ngủ màu xanh như màu bạc cũ. Những nếp nhăn buồn bã của tuổi già cày tứ tung trên gương mặt thông minh. Nhưng cụ không có vẻ gì hom hem. Hai con mắt màu hổ phách vẫn rất trẻ. Cự lại gần Piôt Vaxiliêvich, khoanh đôi tay ngắn ngủn trên bụng và, theo một thói quen mà Batsây còn nhớ rất rõ, cụ bắt đầu quay rất nhanh hai ngón tay cái vào nhau. Cụ nhìn Batsây chằm chằm từ chân đến đầu, cố tìm xem khách thuộc dân tộc nào để liệu dùng tiếng nói chuyện với khách:

        — Đã đóng cửa ! — cuối cùng, cụ nói bằng tiếng Nga.

        Piôt Vaxiliôvich nở một nụ cười rộng và cảm thấy hết sức luyến thương.

        — Xin chào cụ African Africanôvich! — ông nói, dập hai gót chân vào nhau như hồi còn ở trường trung học, và chào người giáo sư cũ của mình. — Cụ không nhận ra tôi sao?

        African Africanôvich quay hai ngón tay cái nhanh hơn trước cái bụng nhỏ tròn xoe, suy nghĩ một lúc rồi lạnh lùng nói:

        — Xin lỗi, tôi không nhận ra ông.

        — Sao lại có thể như vậy — Batsây nói, giọng trách móc, không thôi mỉm cười. — Học trò của ông!

        African Africanovich nhìn ông khách đã có tuổi mặc chiếc áo xanh lịch sự màu nước biển. Cụ nhìn kỹ gương mặt rám nắng, thấy mái tóc sẫm đã điểm một vài sợi tóc bạc và chải hất ra đẳng sau, chiếc nhẫn cưới ở ngón tay, chiếc gậy tre, nhưng không thể nhớ ra là ai cả. Suốt cả cuộc đời dài của cụ, cụ đã có bao nhiêu là học trò! Cụ nhận ra một số, còn một số khác thì không nhận ra. Người này, cụ không nhận ra. African Africanôvich mỉm cười có vẽ như người có tội và xòe hai bàn tay ngắn với những ngón tay vừa ngắn vừa thô:

        — Xin lỗi! Ông thử gợi lại cho tôi...

        — Gợi cho cụ à ? Được.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #188 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2020, 05:44:36 am »


        Hai mắt Piôt Vaxiliêvich bỗng trố ra, vẻ tinh nghịch và, cúi người về phía Xvêlôviđôp, ông nói:

        — Phản mề!

        — Sao ?

        — Phản mề! — Batsây hét to lên như nói với một người điếc. Cụ còn nhớ không: phản mề ? Luận đề và phản mề!

        Lúc đó, nét mặt cụ African Africanôvich chợt sáng lên, hai má phòng ra, hai mắt nhíu lại thành hai kẽ hở, miệng kéo ra đến mang tai và cụ phá ra cười. Cụ cười to, hai tay ngắn cũn cỡn giữ lấy hai bên sườn, tấm thân già nua và nặng nề run lên, rồi phì cười, cụ nói khẽ nước mắt lưng trông:

        — Sao... Sao... Luận đề! Phải rồi, luận đề! Bây giờ tôi nhớ ra rồi, Pêchya Batsây... Thế ra anh đấy ư? Ô, lạy Chúa! Cảm on Chúa, thật tôi không ngờ. Luận đề !... hà, hà, hà !...Luận đề !

        Mặc dù việc đó đã qua rồi, từ bấy đến nay đã hơn ba mươi năm, cụ vẫn còn nhớ trường hợp không tiền khoáng hậu đó, xảy ra trong một bài học lịch sử cổ đại ở lớp năm trường trung học nam. Đang học bài nói về thành « Atenơ », Pêchya Batsây đã bị một Con « hai » và thầy African Africanỏvich đôn hậu muốn tìm cách cho cậu gỡ lại. Đây là bài nói về các triết gia Hy-lạp, về Platông, về những câu chuyên đàm thoại nổi tiếng ở thành Atenơ và nhiều điều khác nữa cũng hoàn toàn xa lạ với Pêchya Batsây. Cậu giấu một quyên sách trong ngăn bàn và run lên vì sốt ruột mới đọc xong tập thứ mười cuốn tiểu thuyết những Hang động ở Letvet. Mặc dù tâm hồn đang bị thu hút bởi số phận của tên kẻ cướp cao thượng lúc đó còn lang thang trong những khu rừng Tuy- ranh bí mật, thể xác cậu vẫn ngồi ngoan ngoãn trên cái ghế dài trước bàn và có vẻ rất chú ý đến những cuộc tranh luận ở thành Atenơ. Khi African Africanôvich đi đi lại lại trong lớp, đứng trước bàn của cậu, cậu nhìn giáo sư với cặp mắt rất sốt sắng, rất ngây thơ, rất thông minh, nên African Africanôvich không thể không hồ hởi trước nhiệt tình của cậu.

        — Nào ai có thể trả lời được câu hỏi này — Giáo sư nói, tiếp tục đi lại giữa các dẫy bàn học sinh.

        Hàu hết đều giơ tay và Pêchya cũng bất giác giơ tay nhìn African Africanôvich bằng đôi mắt im lìm in bóng mờ xanh của các hang động trong rừng. African Africanôvich là một người rất phúc hậu. Ông không có ý gì xấu đối với Pêchya, ngược lại ông rất muốn điều hay cho cậu. Thấy cậu bé giơ thẳng hai ngón tay về phía mình có vẻ rất hăng hái, ông muốn cho cậu có điêu kiện gỡ lại « con hai »  nên chỉ ngay cậu.

        — Pêchya muốn trả lời — African Africanôvich nói và xoa tay lên cái đầu húi trọc và cứng của cậu bé —  Đứng dậy, Pêchya, và hãy trả lời câu hỏi đó.

        Chú bé run run, đứng dậy sửa lại cái ảo choàng rồi nhìn xung quanh mình có vẻ tuyệt vọng.

        — Đừng hấp tấp, cứ bình tĩnh. Suy nghĩ rồi hẵng trả lòi. Đó là cái gì?

        — Những cuộc tranh luận — Jôra Kôletnisuc ngồi bên cạnh nhắc, mặt cúi xuống bàn để khỏi ai nhìn thấy.

        — Những cuộc tranh luận — Pêchya Batsây nói.

        — Đúng. Chúng ta đang nói về những cuộc tranh luận. Các nhà hùng biện ở thành Atenơ trong các cuộc tranh luận, đã đọc những bài diễn văn chính trị. Họ đã xây dựng những bài diễn văn đó như thế nào ? Những bài diễn văn đó gồm những phần gi? Phần chủ yếu của bài diễn văn gọi là gì ?

        Pêchya tưởng mình đã biến thành một pho tượng muối, và mồ hòi chảy ròng rồng trên mặt.

        — Phần luận đề — Jôra Kôletnisuc nhắc.

        — Phần luận đề — pẻchya Batsây lắp lại như máy giống như một thứ đồ chơi có lò xo.

        — Tốt — African Africanôvich nói, làm bộ không nghe thấy đã có người nhắc cho cậu. — Rất tốt. Một em bé ngoan. Phần luận đề. Còn phần thứ hai, ngược lại phàn thứ nhất, gọi là gi ?

        « Phản đề » — Kôletnisuc định nhẵc, nhưng thấy đáng điệu sững sờ của Batsây, bản thân chú cũng không ngờ nữa, chú lè lưỡi ra và đáng lẽ phản đề, chú lại nói thầm:

        — Phản mề.

        — Phản mề — Batsây lặp lại với một nụ cười mỉm của người mê ngủ, cảm thấy mình đã phạm phải một điều gì ghê gớm, không thể cứu vãn được.

        — Sao ? — African Africanôvich nói — Sao ? và ông để bàn tay lên vành tai to và dày, lông tai rậm rì đâm ra giông như những sợi len.

        — Phản mề! — Pêchya lặp lại, nghe thật thiểu não nhưng cương quyết. Rất khó mà diễn tả được những điều đã xảy ra sau đó. African Africanôvich chạy lên bục giảng, vẫy vẫy hai bàn tay nhỏ, úp mặt lên một tớ báo. Cụ cười ran toàn thân rung chuyển, cả lởp học đã được giải phóng. Giữa trận bão cười đó, kẻo dài đến tận lúc chuông đánh, Pêchya vẫn đứng sững, người như bị đóng vào thánh giá, nước mắt chảy ròng ròng trên mặt và rơi xuống bàn học, như khi vắt một miếng bọt bể.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #189 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2020, 05:38:56 am »

        
26

        Hon ba mươi năm đã trời qua và African Africanovich lại cười như hồi nào về chữ « phản mề » bất ngờ và vô ý nghĩa đó! Nhưng ba mươi năm trước, cụ còn là một nhạc sĩ khỏe mạnh mới bốn mươi tuổi trong tấm áo ngành quốc gia giáo dục. Giờ đây là một cụ già đang sống những ngày còn lại của đời mình, với tư cách một người gác cổng của viện bảo tàng, đau tim và chân run lầy hầy. Cụ nửa cười nửa khóc nhìn Batsây rất mực ân cần và buồn bã làm cho Batsây thấy mà đau lòng, ông ôm quàng lấy cụ và African Africanovich, tin cậy như một em bé, nép sát người vào ngực ông, không thôi cười, khóc và lắp bắp:

        — Ôi lạy Chúa, lạy Chúa... đã bao nhiêu năm!... Phải, phải, luận đề, phản mề... Pêchya Batsây... Petka... và tôi... Chúng định bắt tôi dạy theo lý luận của chúng. Lý luận của chúng, lạy Chúa! Lý luận của bọn chó má! Bọn chúng vô liêm sỉ đến mức tưởng tôi sẽ dạy cho sinh viên rằng theo nguồn gốc lịch sử, Ôđetxa là của xứ « Trannixtri » hoang đường! Bọn vô liêm sỉ dám đề nghị điều đó với một nhà khảo cỗ Nga lâu năm ! Hừ! Như vậy anh có bằng lòng không ? Và thế là tôi trở thành người gác cổng... A, Pêchya, Pêchya, anh thử nhìn xem lũ súc sinh, chủng đã làm gì đối với thành phố thịnh vượng chúng ta !

        African Africanôvich lại gần cửa sổ và đưa bàn tay run run, chỉ ra cảng:

        — Tàn phá. Đổ nát. Hỗn độn...

        — Sehr gut! — Batsây nói.

        — Anh vừa nói gì thế ?

        African Africanovich lùi lại một bước và nhìn Batsây có vẻ ghê tởm ra mặt, và tuyệt vọng:

        — Anh vừa nói gì thế? Có lễ anh là... không, không. Tuyệt đổi không thể thế. Tôi biết rõ ông cụ anh. Cụ là một người Nga yêu nước... Tôi trước là thầy học anh... Tôi đã dạy anh lịch sử Nga.

        — Ô hay, cụ African Africanovich! — Batsây nói to cuối cùng hiểu được ý người giáo sư già của mình. — Sao cụ có thể nghĩ như vậy ?

        — Nhưng anh vừa nói sehr gut — African Africanôvich nghi ngờ nói.

        — Cụ tưởng không phải sehr gut sao ? Cụ lại đây, nhìn xem!

        Piôt Vaxiliêvich kéo cụ già lại gần cửa sổ, quàng tay lên vai cụ và nói nhỏ:

        — Cụ hẵng nhìn xem có những gì trên cảng.

        — Nhưng có gì ở đấy? — Cụ già lơ đãng nói. — Theo ý tôi, ở đấy chẳng có gì đặc biệt cả.

        — Đúng... đúng... — Piôt VaxiKêvich nói nhanh. — Ở đấy chả có gì cả. Chúng mơ tưởng xây dựng lại cảng, nhưng chúng ta không cho phép. Chúng tôi phá tất cả các công trình sửa chữa và khôi phục ở các bến, trên các thuyền bè của cảng, các kênh lạch, các công việc xếp dỡ. Ví dụ, cụ thấy việc khôi phục các bến gỗ tiến hành như thế nào ? Đấy, đã gần mười tháng rồi mà mãi đến tận bây giờ vẫn chưa xong tí gì cả. Và sẽ không xong! Các toa xe cần gấp ở sân Hai mươi hai lại được đưa tới các kho chứa Đêvalanôpxkiê một cách khó hiểu hay ngược lại, cái đó tùy theo hoàn cảnh. Các đoàn tàu chở ma-dút trước định chuyển đến nhà máy điện trung ương lại bị đưa đến cảng Dầu hỏa và phải nằm lại đó mấy ngày. Còn chất mô-tê-rin đắt tiền thế, « vì nhầm lẫn » lại được gửi tới ga Ôđetxa cảng, dùng để đốt là vì đầu ma-dút không được giao kịp thời! Nhiều hộp trục bị cháy. Các đoàn tàu phải đứng lại. Lúa mì mục thối trong kho. Mọi người kéo lê như những con ruồi ngái ngủ.

        African Africanôvich từ từ quay đầu lại và nhìn Batsây, nước mắt giàn giụa:

        — Thế ra, đấy là... các anh?

        — Chúng tôi — Batsay thản nhiên nói.

        Tất nhiên theo quan điểm tình báo nhà nghề thì anh vừa làm một việc rất tai hại, để cho African Africanôvich biết được mình là người thế nào, và đã để lộ ra tại sao mình đến thăm cụ. Nhưng ông không phải là một tình báo viên nhà nghề, ông đã hành động theo tiếng gọi của lòng mình, không suy nghĩ, và đã phạm lỗi vì vô ý thức, vì lòng tin tưởng tuyệt đối và yêu quý đối với con người già nua, cô độc ấy, người thầy học cũ, đang đứng trước mặt mình vởi chiếc áo choàng có tấm thẻ gác cổng, đôi giày bằng dạ cũ, nước mắt giàn giụa trên gưong mặt nhăn nheo, phì phị.

        — Không phải tình cờ mà tôi tới đây. Tôi tìm cụ. Tôi cần nói chuyện với cụ. Tôi có một điều rất quan trọng phải hỏi cụ. Cụ có thể giúp chúng tòi nhiêu lắm.

        — Giúp các anh ?

        — Phải, chúng tôi — Batsây lặp lại, nhấn mạnh vào chữ « chúng tôi ».

        — Được — African Africanôvich nói. — Nhưng trước hết phải đóng cửa lại đã.

        Trong khi African Africanôvich kẻo lê đôi giày, và rên rỉ đi đóng cửa, Batsây, lòng đầy kính trọng và yêu quý, suy nghĩ về số phận của ông già đáng kính ấy, một nhà bác học Nga, một người có tàm hồn trong sạch của trẻ thơ, một lương tâm tuyệt vời, không thể sa đọa được, và một tấm lòng yêu nước bao la không chịu phản lại tổ quốc, và vì thế mà bọn chức trách phát-xít vô học, ngu xuẩn đã biến ông thành một người gác cổng.

        « Họ là thế đấy, những người xô-viết chân chính! —  Batsây nghĩ, ngồi trên bục cửa sổ nhìn xuống cảng. —  Có rất nhiều người như thế. Họ chiếm đa số. Họ ở khắp nơi. Trong các trường đại học, dưới hàm mộ, trên các gác xép, những nơi giặt quần áo trong các ngôi nhà đổ nát, trong rừng, ngoài cảng, ở các nhà ga, trong các ban chấp hành bí mật khu của Đảngvà thậm chi ở ngay nhà họ...»

        Cụ African Africanôvich quay lại và ngồi xuống bện cạnh Piòt Vaxiliêvich, trên mép một chiếc quan tài trong để một cái xác ướp Ai-cập nhỏ, quân băng đen.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM