Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:48:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14773 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2020, 10:23:43 am »

       
16

        Piôt Vaxiliêvich đi trên phố Ribat cũ và cố hình dung mình bằng con mắt người khác: nói cho cùng, con người có tuổi ấy là ai, mà trông bề ngoài gần như còn trẻ, với cái quần dạ màu kem, chiếc sơ-mi Ukren không thắt cà-vạt, cây ba-toong bằng tre lớn tướng vác trên vai móc thêm chiếc áo xanh ở đầu thế ? Ông không sợ người khác để ý vì một điểm gì không thật đi đôi với bộ quần áo, vì cách hút thuốc, hay đáng đi của mình sao? Bao nhiêu, lần ông đã ra đi dưới những hình thức khác nhau để làm công tác cho Đrujinin và lần nào ông cũng đều có cảm giác bực dọc. Ông liếc nhìn vào các tủ kính, thậm chí có lần đã đứng lại trước một tấm gương mờ của cửa hàng, ngắm nghía một lúc gương mặt rám nắng, và cạo nhẵn rồi, với một cái lược túi, ông sửa lại mái tóc ướt vì mới tắm và hất ra sau, mái tóc đen đã lấm tấm hoa râm. Một công chức xô-viết cũ, sau khi may mắn đã lọt qua tất cả các cuộc kiểm tra, tất cả các đợt đăng ký và hiện nay cộng tác yên ổn với bọn Đức và Rumani, một tên phản quốc, một tên bị mua chuộc, một tên tiểu tư sản, một tên ăn hại? Hay là một tên bạch vệ cũ, sau nhiều năm sõng lưu vong, cuối cùng quay về với thành phố quê hương ? Một tên buôn lậu nhỏ không tổ quốc, không lý tưởng, không danh dự, mà cũng không lương tâm, một con người suốt đời chỉ biết có một điều: cuộc sống cá nhân khốn nạn và nhỏ bé. Batsây không cam tâm mang bộ mặt đó. Nhưng không phải bộ mặt đó đang điều khiển cuộc sống Piôt Vaxiliêvich trong lúc này. Lý trí phải gánh lấy tất cả trách nhiệm về sự cải trang nhục nhã này.

        Batsây theo thói quen nheo mắt nhìn vào gương. Phải, ông có thể đi lọt. Không thể nói là ông đã hoàn toàn hòa vào cảnh vật, nhưng dù sao, ông cũng không quá nổi bật. Ông không làm chướng mắt và không gợi nghi ngờ.

        Có một cái gì quá tỉnh nhỏ, thậm chí quê mùa trong các cửa hàng xô-viết cũ kia, nay chuyển thành những cửa hiệu nhỏ của tư nhân với những hàng hóa thối nát, bạc thếch của Đức và Rumani. Nhà cửa không bị oanh tạc nhiều lắm, nhưng một vài tòa nhà lớn lại đổ nát, cỏ dại mọc đầy, nên nhìn toàn cảnh đường phố, mới đày còn giàu có đẹp đẽ, có những khoảng trống hoác rất chướng mắt.

        Rất ít người quá lại; trên mặt đường lát đá, không phải trên vỉa hè, họ đẩy những cỗ xe đóng lấy chất đầy đồ dùng trong nhà và bàn ghế. Họ đi vội vã, bước thấp bước cao, đầu cúi xuống và cổ không nhìn sang hai bên đường. Tiếng những bánh xe con bằng sắt kêu kẽo kẹt nghe thật não lòng. Chỉ nghe tiếng kẽo kẹt của ăn mày ấy cũng phát điên lên được. Đó là tiếng kêu đau khổ của nhân loại bị bóp nghẹt, tiếng kêu đày đọa của kiếp người nô lệ và đó là cả một sự trái ngược khủng khiếp với vẻ quyến rũ của buổi sáng tháng tám rực rỡ này!

        Thật là một buổi sáng nên thơ, một buổi sáng tập trung tất cả sức sống của mùa hạ miền nam, báo hiệu một mùa thu mơ mộng và vàng rực đã óng ánh khắp chung quanh, suốt dọc bờ biển, trên những đám rạ mới cắt, những vườn dưa và những vườn ngô chín vàng.

        Bóng những cây dạ hợp dày đặc nối bật trên vỉa hè mòn cũ và trên mặt đường đá gồ ghề từ lâu không được sửa chữa, phủ đầy rác rưởi mùa thu, vỏ dưa vàng úa, hạt nho, lõi ngô khô. Xa xa, đằng cuối phố, Nhà hát thành phố với những ngọn đèn lồng bằng gang bao quanh, tuy đẹp, nhưng có một vẻ buồn chết chóc, được chiếu sáng một bên bởi một ánh đèn sáng gắt nên trông càng có vẻ buồn và chết chóc.

        Đây đó, ở các ngã tư, người ta đã xây những boong- ke, những khối bê-tông thô lỗ còn in dấu cốp-pha, những cửa sắt với một cái sườn sắt gỉ, rất rõ trên mặt bê-tông Đức màu xám xanh. Những khẩu liên thanh trong lỗ châu mai giám sát bốn phương trời, bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng biến những đường phố rợp bóng thành những không gian « chết ».

        Màu đen gằn như sờ được của chết chóc hòa với bóng mát dày đặc của những cây dạ hợp, không khí hừng hực như đượm một mùi thối ruỗng thoang thoảng, lờ lợ, ngửi muốn ngất được.

        Piôt Vaxiliêvich bước đi, răng cắn chặt mà không hay, mắt liếc nhìn chiếc nhẫn cưới to lấp lánh ở ngón tay rám nắng. Đó là một ngón tay hơi nhăn với một vết sẹo cũ, một ngón tay thô kệch của người có tuổi. Chiếc nhẫn cưới bằng vàng, không hợp với ông tí nào. Piôt Vaxiliêvich không bao giờ đeo nhẫn cưới. Nhưng Đrujinin, khi phái Batsây đi, đã khuyên ông đeo một chiếc nhẫn cưới. Nó gắn liền với nhân vật mới mà ông đang đóng. Nó có một vẻ lỗi thời rất khó tả. Piôt Vaxiliêvich luôn luôn cảm thấy nó ở bàn tay như một vật rất xa lạ. Ở nó, có một cái gì khó chịu, giả tạo, bực mình, như một bộ tóc giả, một bộ râu mép giả, hay một cái kính râm kẹp mũi. Nó bắt ông bất đắc dĩ phải nhớ mình là chồng, là cha và là chú gia đình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2020, 10:24:33 am »


        Và bỗng ông thấy xót xa, da diết nhớ đến gia đình, đến vợ, đến Pêchya. Giờ này họ đang ở đâu, có gì không may xảy ra không, họ có còn sống không?... Nghĩ tới gia đình, Piôt Vaxiliêvich lại hình dung thấy rõ Liên bang xô-viết đang quằn quại dưới những nanh vuốt phát-xít xâm lược. Đúng là chúng không như một năm về trước nữa. Chúng không vươn khắp nơi nữa. Chúng không bò lan tới Lêningrat và đã bị chặn đứng lại trước thành phố vô địch. Chúng đã phải co lại, không tới được Mạc-tư-khoa, và đang bị Hồng quân đánh cho những đòn chí mạng. Chúng đã phải dừng lại gần Tula. Nhưng với những lực lượng còn lại, chúng tiếp tục bò xuống phương nam về phía đông.

        Batsây đi trong phố Risơliơ. Trước mặt, ông trông thấy cái mái tròn của Nhà hát thành phố và trên đầu, giữa bầu trời xanh biếc, một đám mây lớn sáng rực như một khối phấn. Xa hơn nữa, ở đàng kia, là bến cảng với vịnh biển, và phía bên kia vịnh là con sông Đôfinôpka màu hồng, với những ruộng rạ vàng ruộm và những tảng đá lát màu tím trên bờ biển xa.

        Xa hơn, ngọn Krimê với những di tích màu trắng của thành Xêvaxtôpôn, và những đám ruồi xanh trên những đống rác mà cỏ dại đã mọc phủ um tùm. Và xa hơn nữa, thành phố Kecsơ bị chiến tranh hủy hoại, với những di tích của thành Nôvôrôxich, với những cái vòi đen của quân phát-xít đang bò từ từ qua các thung lũng đá vùng Kôkaxơ về phía Baku và cao hơn nữa, xuyên qua những thảo nguyên bị giày xéo của miền Kubãng, xuyên qua các vùng đất sông Đông, về phía sông Vôn- ga, Xtalingrat...

        Một cảm giác cô đơn nặng nề, khó chịu bỗng xâm chiếm tâm hồn Piôt Vaxiliêvich. Ông bỗng thấy mắt tối sầm lại. Ông vẫn bước thẫn thờ như thế một lúc lâu. Tai ông ù ù, và qua tiếng vo vo, nghe không biết những tiếng gì như tiếng sắt: ở phố Trôtxkaia, người ta đang gỡ đường tàu điện vứt lên xe tải. Địch đang cướp phá thành phố.

        Bỗng Batsây giật mình tập trung ý chí, vùng khỏi trạng thái tê mê. Ông giẫm mạnh chân và suốt một lúc lâu bước thật vững vàng, môi mím chặt, hai mắt nheo nheo. Nếu lúc đó có ai trông thấy vẻ mặt của Piôt Vaxiliêvich, chắc chắn họ phải tránh sang một bên nhường lối cho ông, vi gương mặt thiểu não, thông minh, khổ sở của ông lúc này đang co giật trông khủng khiếp quá.

        Nhưng đường phố vắng tanh. Rõ ràng là làn sóng quân đội Đức hàng ngày từ thành phố chuyển ra mặt trận vừa mới rút xuống.

        Các bảng cáo thị của bọn phát-xit, mệnh lệnh, thông báo dán ở các góc nhà, ở cột áp-phích, ở những mảnh tướng đổ, đã vàng khè vì nắng làm nổi bật thêm tình trạng vô chủ ở khắp nơi. Thành phố, mặc dù đã được coi như bị chiếm đóng lâu dài, vĩnh viễn cắt khỏi Liên bang xô viết, vẫn có đáng dấp của một tên du đãng. Đây là một thành phố nằm sâu trong hậu địch, bị bỏ quên, cách xa các đường giao thông trực tiếp của quân đội, đi xuyên qua về phía đông với tất cả các đoàn xe, tàu hộ tống, bãi pháo và chỉ huy sở dã chiến. Hiện giờ, các sở phản gián và các cơ quan dân sự của tên vua Misen là những chủ nhân, không chắc chắn lắm, chỉ mải mê với chuyện cướp bóc. Tuy bản thân không tin tưởng, nhưng chúng cũng cứ đóng vai những kẻ chiến thắng và những tên thực dân trên mảnh đất xô-viết cướp được mà chúng huênh hoanh gọi là « Trannixtri ».

        Chắc kẻ phát minh ra cái tên này đã tự coi mình là Xêda và vùng Ôđetxa, cũng na ná như nước Gônlơ ngày xưa...

        — Thôi đi! — Piôt Vaxiliêvich lẩm bẩm, tức bực —  Trannixtri! Đồ La-mã cải trang!

        Ông hình dung thấy rõ lạ lùng tính chất huênh hoang và sự ngu xuẩn lố bịch của ý đồ ngông cuồng phát-xít này! Xâm chiếm, chinh phục rồi biến quốc gia xô viết thành thuộc địa. Bỗng ông có một lối nhìn và suy nghĩ mới về cái thành phố ông đang nện bước trên những mặt đường lát đá.

        Bày giờ thành phố đối với ông không có vẻ xa lạ nữa. Ông chỉ bị tước đoạt mất nó đi thôi. Nhưng dù có bị tước, nó vẫn rất thân thiết với ông, thân thiết một cách da diết, có lẽ còn thân thiết hơn bao giờ hết. Batsây lại cảm thấy linh hồn của thành phố quê hương. Nhưng hiện giờ, cái linh hồn đó cũng không tỏa ra công khai. Người ta cảm thấy nó ở khắp nơi, nhưng lại vô hình như đội mũ thần.

        Batsây là một phần nhỏ của cái linh hồn bất tử ấy. Bản thân ông cũng đang đội mũ thần và bước ngang nhiên, không sợ sệt, giữa cái thành phố hoàn toàn của ông. Ở đây, trên đường phố này, trong phút này, chính ông, chứ không phải một người nào khác, mới là chú nhân thực sự. Ông là lương tâm, là danh dự, là quan tòa duy nhất, là hiện thân của chính quyền xô-viết.

        Batsây đã hành động theo bản năng, không hay biết, giống như Đrujinin trong những trường hợp tương tự, không sợ hãi, quả quyết, với đầy đủ ý thức về quyền chính đáng, về sức mạnh tinh thần, vê ưu thế của mình đối với địch, về lòng khinh ghét sâu sắc dõi với chúng.

        Phải, ở đây ông là chủ. Và ông đang bước, vững vàng trong thành phố quê hương với tư cách chú nhân, cảm thấy dưới chân mình những phiến đá nhỏ bằng phún thạch màu xanh, quen thuộc từ nhỏ, kêu vang như gang lát trên hè phố.

        Đi khỏi cái cửa hàng lớn nhiều tầng bị đổ nát, nom như một tòa Côlizê nhỏ, mà qua những lỗ hổng bầu trời hiện ra xanh xanh lạc lõng, Piôt Vaxiliêvich cuối cùng rẽ vào phố Ribat.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2020, 10:25:33 am »

       
17

        Batsây đã đi tới góc phố Katêrin đệ nhị. Đây là cái ngã tư nổi tiếng, nơi mà trước Cách mạng có những cái bàn con màu xanh của bọn buôn bạc và những chiếc ghế đầu của những người hàng hoa.

        Hồi nhỏ, khi nào Piôt Vaxiliêvich phải đi vào trung tâm thành phố, ông luôn luôn tìm cách dừng lại ở góc phố Katêrin đệ nhị và phố Ribat, trước nhà Vane để nhìn bọn buôn bạc.

        Không có gì để xem ở phía những người hàng hoa cả. Họ chỉ bán hoa. Với những cái khăn đan màu xám, bắt chéo trên ngực và buộc ở sau lưng, họ ngồi trên những chiếc ghế dài nhỏ, hoa để bên cạnh, trên những chiếc ghế dựa hay ghế đẩu. Những bông hồng ướt bơi trong chậu thau xanh, những bó huệ và lay-ơn cắm trong xô men, lại có những giọt nước, long lanh liên lục nhỏ xuống. Nom thật lịch sự, đẹp đẽ vô cùng. Nhưng cũng nhu tất cả mọi vẻ đẹp thực, sự, mọi vẻ đẹp tự nhiên, cái cảnh một khối hoa tươi rực rỡ chỉ gợi cho ông một sự thích thú bình dị, không kích thích tí nào trí tưởng tượng, và gần như không làm ông chú ý.

        Bên cạnh hoa, sự có mặt khó hiểu và tự nhiên của bọn buôn bạc càng có vẻ lạ lùng và đáng lo ngại. Cậu bé Pêchya hồi đó không thể nào hiểu được có cái gì ở đấy?

        Bọn buôn bạc ngồi trước những bàn con màu xanh, trong những cái ghế bành rách nát, ở lưng ghế buộc những chiếc dù vải lớn. Đó là những lão già mặt khoằm khoặm, mũi diều hâu. Những con mắt sắc lấp lánh xuyên qua hàng lông mày rậm. không kể mùa nào, đông cũng như hè, họ quấn áo choàng Êcôt và đội mũ bồ đài đã mất hết tuyết. Từ mớ áo rách đó thò ra những bàn tay xương xẩu. Bộ móng cú vọ của họ co quắp chạy trên cái mâm, lựa chọn và xếp lại thành chồng, thành đống tiền bạc và tiền đồng.

        Nhưng không phải là tiền thòng thường. Đó là tiền nước ngoài. Đó là thứ tiền mà, vì một lẽ nào đó, người ta gọi là Valuyta; nó có cái tài hết sức lạ lùng, thậm chí có thể nói là tai hại, thay đôi giá trị trong việc đổi chác. Có khi nó cao vọt lên và có khi nó bỗng hạ xuống!

        Thứ tiền kêu lanh canh đó bay trên những ngón tay lanh lẹ của bọn buôn bạc, vang lên không gian một điệu nhạc gian dối, nhẹ nhàng, khô khan, khó hiểu. Cậu bé Pêchya hồi đó trố mắt nhìn đồng valuyta, ngạc nhiên trước tình trạng phức tạp khủng khiếp đó.

        Ở đây chẳng thiếu một loại tiền gì! Hình như tất cả các nước trên thế giới đã gửi tiền của mình đến đây, để trên những ngón tay của bọn buôn bạc, nó lên giá trong nháy mắt, rồi xuống giá và lại lên giá, tuân theo một quy luật đen tối của « thời giá » đang ngự trị dưới bóng những cái dù vải khủng khiếp.

        Chỗ này đang ánh lên những đồng Thổ-nhĩ-kỳ và Ý, đàng kia những đồng frăng Thụy-sĩ và Pháp đang vang lên thanh nhã, ở đây đang tung bay những đồng xu Mỹ, đồng si-linh Anh và một loại tiền nho nhỏ Trung-quốc có lẽ ở giữa, xa hơn nữa, những đồng Nhật-bản đang quay tròn, những đồng minrâu Brêzin chồng cao thành cột, những đồng ralsmơ Hy-lạp, đồng đina Xecbi, đồng lây Rumani, đồng lêva Bungari, đồng pêzơta Tày-ban- nha, đồng rupi Ấn-độ chất thành cọc. Tiền nước nào mang quốc huy của nước đó, chữ thập, con sư tử, một người phụ nữ, một cái đầu vua, một chữ tượng hình hay một dấu hiệu hoàn toàn khó hiểu như con dấu Ôman Thổ-nhĩ-kỳ giống hệt vết ngón tay cái.

        Hồi ấy, Pêchya nghĩ đó không phải là bạc, không phải là những đồng tiền, mà chính là bản thân các Quốc gia, với tất cả những quốc huy, huân chương và ảnh chụp nghiêng của vua chúa đang lấp lánh và đang đánh nhau như những con bài trên cái mâm xanh của tay buôn bạc với mục đích để lại một phần của cái của họ cho những bàn tay móng cú vọ nhanh nhẹn, khô cằn, và tham lam kia.

        Thỉnh thoảng có người lại gần bàn để đổi valuyta. Thông thường nhất, là những thủy thủ trên các tàu nước, ngoài. Họ quẳng lên bàn một đồng và lấy lại một đồng khác. Qua vẻ mặt giận dữ của họ, thì họ đã nhận được ít hơn, so với số họ bỏ ra. Họ lầm bầm chửi rủa.

        Đôi khi một thủy thủ đập tay xuống bàn. Thế là tất cả bọn buôn bạc như một bầy cú xù lông quay đầu về phía anh ta và đồng thanh kêu lên the thé lời nói muôn thuở:

        — Đó là thời giá ! Thời giá! Thời giá!

        Và lời nói đó đã làm người thủy thủ dịu xuống. Anh ta bỏ đi, tay thọc sâu vào túi, đầu cúi xuống dưới cái mũ nồi có ngù đỏ, không hiểu ra thế nào nữa. Vì đâu anh đã nhận ít hơn số anh bỏ ra?

        — « Quàn lừa bịp!» cậu Pêchya hồi đó lầm bầm, không biết rõ tại sao dã gọi chúng là tụi lừa bịp, nhưng căm ghét bọn buôn bạc đến tận xương tủy, và điệu nhạc nhẹ nhàng khô khan của dòng valuyta bay lượn trên những ngón lay lanh lẹ của chúng!

        Do đó góc phố Ribat và phố Katêrin đệ nhị, suốt đời, đã khắc sâu vào trí nhớ của ông như một nơi mà hoa đẹp với đồng valuyta lừa bịp, khủng khiếp, và khó hiểu. hòa lẫn vào nhau một cách kỳ lạ.

        Sau Cách mạng tháng Mười, trong thời kỳ chinh quyền xô viết, bọn buôn bạc đã biến mất. Chỉ còn lại những người hàng hoa, và lúc này, còn nhiều hoa hơn cả ngày trước. Bàn xanh đã biến mất cũng như ghế bành, với những chiếc dù vải rùng rợn. Vì lẽ công bằng, vì quyền của cái đẹp, vị trí của chúng đã bị các thùng hoa chiếm lĩnh với những bó cầm chướng kép đó, ướt đẫm sương mai và tỏa ra một mùi hương cay cay của hương liệu, như mùi hạt tiêu. Những bó cúc xanh, cúc đại đóa, những cành thược được mẫm, những hoa ca-na màu lửa, những hoa kim liên, và các loại hoa hồng, hồng tươi hồng nhạt, hồng nhung, hồng bạch hay hồng vàng, như đang ca ngợi cái thiện đã thắng cái ác và đang cháy rực như những đống củi nó ở nơi mãi mãi đã bị bọn buôn bạc làm mấ cả vẻ tòn nghiêm.

        Nói cho đúng, bọn buôn bạc đã nhiều lần quay lại. Chúng đã quay lại mỗi lần chính quyền xô viết mất đi. Chúng sống lại ở địa điểm cũ, ở góc phố Rihat và Katêrin đệ nhị, đối diện với nhà Vane, như nấm độc gần cái gốc nguyên thủy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2020, 10:26:53 am »


        Trong quá trình thời gian, chúng đã thay đổi hình dạng. Trong thời kỳ Đức xâm lược năm 1918 và thời Đênikin, chúng vẫn giữ cái vẻ như trước cách mạng: bàn xanh, ghế bành rách và dù vải. Nhưng trong thời kỳ can thiệp của mười bốn nước đã có một nhóm buôn bạc hoạt động ở góc phố Ribat và Katêrin đệ nhị, lảng vảng chung quanh nhà Vane, tay cầm những tờ sặc sỡ như những cỗ bài lá. Trong giai đoạn ngắn của chính sách Tân kinh tế, chúng không dám ra ngoài phố. Tay xách két con, mình mặc áo choàng kiểu Tônxtôi, chúng tụ tập trong cái sân rộng mênh mông của nhà Vane, thành những đám đen sau song cửa và di động bí mật trong các hành lang, lắc leng keng những đồng tiền vàng mười rúp của thời sa hoàng và vuốt sột soạt những đồng vônxu mới bằng giấy. Về sau, chúng đã biến hẳn và hình như vĩnh viễn.

        Piôt Vayiliêvich đã đi tới cái góc phố nổi tiếng của phố Ribat và phố Katêrin đệ nhị. Nếu không kể lần ông đi qua đó, lúc hoàng hôn, cái trang thành anh nông dân Rumani bị Đrujinin đóng vai một tên s. s. áp giải, thì đã đến, hai mươi năm nay, ông chưa tới góc phố này. Ông tưởng sắp trông thấy những bó hoa lộng lẫy tháng tám, rực rỡ đến nỗi khắp xung quanh — vỉa hè rộng trải nhựa, tường của ngôi nhà ở góc phố, các tủ kính — tất cả sẽ sáng rực lên như dưới ánh một bếp lửa lớn. Thậm chí ông còn định dừng lại một phút và nheo mắt thưởng thức cái thú trước mắt, như mỗi lần ông tới gần góc phố nổi tiếng đó.

        Nhưng, góc phố trống không, trơ trụi, không còn cái vẻ đẹp chủ yếu và duy nhất của nó là hoa. Nó cũng xơ xác, cũng bị ruồng bỏ như những góc phố khác của thành phố bị mạo phạm và cướp phá. Trên một bức tường cũ loang lổ treo một tấm biển men mới tinh viết bằng hai thứ tiếng, tiếng Nga và tiếng Rumani « phố Ađônfơ Hitle ». Đây là một góc phố tồi tàn. Sự tồi tàn càng nồi bật vì trên vỉa hè có một cái vỏ đồ hộp và hai cành hoa cối xay của một bà già đem bán; bà để đầu trần, mặc bộ quân phục Áo, ngồi với số hàng đem bán trên một cái ghế dài nhỏ cổ truyền. Ngoài cái hộp sắt lấy đựng hoa cối xay ra, ở chân bà ta, còn có một mảnh gỗ dán trên để vài quả lê vàng, loại gọi là lê chanh. Có một vẻ gì buồn bã khủng khiếp, tuyệt vọng, trên mấy quả lê con, bị những tia nắng vàng của một vầng mặt trời có đơn xuyên qua,vừa hết sức chói chang vừa không có sức sống.

        Ở đây cũng thế, không có bàn xanh, cũng không có dù vải. Nhưng gần cửa song sắt nhà Vane, có những thanh niên mặc áo màu be dài đến tận đầu gối, đeo nhẫn triện ở ngón tay, với những mái tóc dài hất ra đẳng sau. Piôt Vaxiliêvich chưa kịp nghĩ đi qua đày có nguy hiểm gì không, hay tốt hơn hết đừng di qua đấy, thì một trong những thanh niên đó, mũi bóng nhẫy và đầy những nốt tàn hương, tóc xanh lông quạ, như màu ô-liu, tay chắp sau lưng, đã đi sát vào ông, một lối đi êm của mật thám, và vừa đi vừa nói lầm bầm:

        — Livrơ, đôla, frăng Thụy-sĩ!

        A, ra chúng thế đấy. Chúng chỉ là những tên buôn bạc, những tên buôn tiền thông thường. Chúng đã sống lại lần nữa ở cái chỗ tai họa này, nhưng chỉ mang một lớp vỏ mới thôi. Piôt Vaxiliêvich nhăn mặt lại và lắc đầu. Tên trai trẻ có cái mũi bóng nhẫy, õng ẹo, nheo mi mắt, và để lộ ra một cái răng vàng.

        — Lia Thổ? Raisơmac?... — Hắn nheo mi mắt mạnh hơn, làm bộ quay đi rồi thì thầm một cách quyến rũ, hay đúng hơn rít lên theo kiễu sân khấu: Secvônxư xô-viết?

        — Nein — Piôt Vaxiliêvich gầm lên, tự mình cũng ngạc nhiên là đã thốt ra bằng một tiếng Đức oai vệ, hách địch. Zum Teufel! Spekulant ! Hinaus !

        Đấy là tất cả những tiếng Đức trong cái vốn khá nghèo nàn của ông mà trí nhớ đã giúp ông trong giây phút đó lôi ra được. Nhưng như thế là đã quá đầy đủ. Tụi thanh niẻn như đã bị gió thổi bạt đi. Những cái lưng còng còng, những cái gáy, những mái tóc bóng nhẫy hất ra đằng sau, những đôi giày vàng đế cao su, tất cả đều bỏ trốn. Người ta nghe thốt lên : « Excusez Pardon1 » Tôi xin lỗi! Rồi góc phố Ribat và Ađônfơ Hitle lại trở lại vắng vẻ, chỉ sau song sắt nhà Vane còn thấy nhõn nháo một lúc nữa thôi.

        — Sher gut ! — Batsày nghiến răng nói và nháy mắt vẻ hơi tinh nghịch, như Đrujinin trong trường hợp như vậy,

        Ồng đi vài chục bước trong phố Ribat vắng vê và nhìn thấy cửa hàng đồ cũ của Kôletnisuc.

        Trông quang cảnh bên ngoài của cửa hàng cũng có thể biết là công việc buôn bán của Kôletnisuc không chạy lắm. Gần một năm trôi qua mà cái biển cũng không thay đổi. Một mảnh vải trắng với dòng chữ sơn xanh thò kệch. Nhưng bây giờ tấm vải đã dài ra, bẩn thỉu, chữ viết đã phai màu và chảy ra vì bị mưa. Mặt kính của cái tủ hàng duy nhất bụi bặm vì từ lâu không lau chùi; cũng như trước kia, nó nham nhở đường nứt và lỗ thông do mảnh đạn và ít nhiều đã được bịt lại bằng đinh gỗ. Trong tủ, cũng như trước kia, hàng hóa gửi bán để bề bộn, bị nắng nên đã bạc hết màu. Tấm cửa sắt trước tủ hàng bị bom nổ quăn lại không hoạt động được nữa và miếng vải trắng rách lủng lẳng, như một mảnh giẻ, ở thanh sắt trên cao.

        Piôt Vaxiliêvich không vào ngay trong cửa hàng. Ông đi qua đi lại hai lần, cố nhìn vào trong nhà. Ông lặp lại trong óc tấn hài kịch sắp phải đóng với tên vô lại Kôletnisuc, và cắn môi cố giữ cho tâm trí bình thản, ông sợ không đóng nổi vai trò và sẽ rất nguy hại nếu đáng lẽ đóng vai một tên đào ngũ, một thẳng bẩn thỉu, ông lại đánh giập mặt Kôletnisuc ra, quẳng đi một vài bộ quân áo gửi bán rồi quay trả về suối giữa, trong ống dẫn nước. Ông lấy tay vuốt nhẹ vào má, thầm nhủ mình bằng những lời lẽ hết sức ngọt ngào là phải bình tĩnh. Cuối cùng, ông dịu xuống, mặc áo ngoài vào và quả quyết nằm lấy quả đấm cửa bằng thủy tinh. Nhưng vừa mở cửa ra, ông chợt nhìn thấy Kôletnisuc trong cùng cửa hàng với cái cổ áo cao bằng bìa, mặc áo tuyt-xo theo kiểu ngày trước, ria mép xoắn lên như đỡ lấy hai cái má xanh nhợt. Y đứng gần bên quầy hàng, chúi đầu vào một quyến sách dày cộp. Con giận, với một sức mạnh mời, lại chiếm lấy tâm hồn Piôt Vaxiliêvich tưởng đã dịu xuống, thậm chí mắt ông còn tối sầm lại vì căm hờn

        Nhưng chậm mất rồi, không lùi được nữa.

-----------------------
        1. Tiếng Pháp trong nguyên vãn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2020, 06:57:30 am »


       
18

        Kôletnisuc không động đậy.

        Ông mải đọc quá nên không nhìn thấy có người vào cửa hàng. Trên khuôn mặt nóng đỏ bừng bừng, mồ hôi chảy ròng ròng nhỏ cả xuống quyển sách để mở. Piôt Vaxiliêvich nhận thấy đó là một tập Bách khoa toàn thư của nhà xuất bản Prôxvêsêniê: Kôletnisuc đọc một quyển tự điển bách khoa. Da trán ông thu lại thành những nếp nhăn đau xót và từ từ động đậy ở bên phải bên trái, thỉnh thoảng thu lại trên chỗ chân mũi, dày trình trịch.

        « Thằng đốn mạt lại đọc cả tự điển bách khoa! » Batsây nghĩ thăm, nhìn Kôletnisuc như một loại sâu bọ kỳ quái. « Đồ cặn bã! Đồ con buôn! Đồ hề! Nom cái mõm kia!»

        Bộ dạng của Kôletnisuc làm ông phát tởm thật sự. Nhất là bộ ria càng có vẻ đáng ghét. Nét mặt Kôletnisuc có vẻ đần độn, ngu si, an phận: nét mặt điển hình của một tên con buôn, sau bữa ăn chiều, còn mải mê đọc cuốn Cuộc đời các Thánh.

        Tuy nhiên, nếu Batsây ít nhiều có óc quan sát và không quá giận dữ, chắc ông đã phải nhìn thấy là nét mặt của Kôletnisuc không đần độn một tí nào, mà cũng không ngu si và càng không an phận. Đó là nét mặt của một người rất rủi ro, bị lường gạt, đang cơn khốn quẫn vô cùng, nó đó không phải vì trời nóng mà là vì tinh thần căng thẳng, vì muốn cố gắng thoát khỏi một cái thòng lọng vô hình và phải nhờ đến một quyển tự điên bách khoa như một biện pháp cuối cùng để giải nguy. Có lúc Kôletnisuc rên khe khẽ, xót xa như bị đau răng. Thỉnh thoảng, ông nhắm mắt lại, ngước mặt lên, và bập bẹ liến thoắng như cố nhớ lại một bài học cũ đã quên từ lâu.

        — Hai hình, thức hối phiếu là: thương phiếu hay hối phiếu và kỳ phiếu hay hối phiếu đơn giản. Thương phiếu là một tài liệu mà người xuất hối phiếu hay người phát hối phiếu nhờ một cá nhân khác hay người ký tiếp hối phiếu trả một số tiền nhất định (số tổng cộng của hối phiếu) trong một thời hạn nhất định cho một người nhất định, gọi là người được hưởng hay người chủ hối phiếu hợp pháp...

        Ấp úng đọc những chữ lạ lùng đã quên mất ấy xong Kôletnisuc mở mắt ra và nhìn thấy Piôt Vaxiliêvich đang đứng ngay giữa cửa hàng, hai chân giạng ra, cái gáy sau lưng, và đang chằm chằm nhìn Kôletnisuc.

        Nhưng Kôletnisuc không phải chỉ không nhận ra Batsây mà còn không để ý đến ông tí nào nữa. Kôletnisuc chỉ phác một cử chỉ mang máng như mời khách chọn tất cả những gì khách vừa ý trong các đồ vật bày trên các ngăn tủ. Và qua cái cử chỉ nhớn nhác, chán chường đó, người ta có thể luận ra là việc buôn bán của nhà hàng không chạy lắm. Lướt đôi mắt đục ngầu và không nhìn thấy gì hết về phía Batsây, Kôletnisuc thở dài nặng nề rồi ngẩng mặt lên, lại ấp úng:

        — Do định nghĩa pháp lý của nó, hối phiếu quy trách nhiệm cho người kỹ tiếp hối phiếu, trong trường hợp người xuất hối phiếu không trả... — Ông lại thở dài nặng nề rồi hạ thấp đôi mi mắt đó xuống, lặp lại như trong cơn mê sảng, trong một tiếng thở dài đau đớn: Người kỹ tiếp hối phiếu và người xuất... phải...

        Ôi, giá Piôt Vaxiliêvich ít ra có thể nghi ngờ sự thật, nếu ông có thể đọc được những ý nghĩ, nếu ông biết được tâm trạng khổ não của người bạn già Kôletnisuc.! Nhưng ông không nghi ngờ gì hết và không biết gì hết! ông vẫn đứng ngay giữa cửa hàng, giữa vòng vây những cái ấm xa-mô-va méo mó, những cái liễn xúp bằng sứ, những cái máy hát, những chiếc xe đạp, những cái ống nhòm xem hát, những quả cầu màu vàng và cứ cố nhẹ nhàng tìm cách tự trấn tĩnh lại, ông chờ cho đến lúc tất cả những trò đó chấm dứt. Trước mặt Kôletnisuc, suốt thời gian đó, vẫn lởn vởn cái bóng ma của ngày thứ tư, cái ngày khủng khiếp, không tránh được, ngày hết hạn của thời hạn phải thanh toán hối phiếu. Ngày ấy sắp tới. Đã thứ hai rồi. Tựa vào quầy hàng, Kòletnisuc, người đầm đìa mồ hôi, đã một trăm lần, cố tìm hiểu ý nghĩ mục « Hối phiếu — Pháp lý ». ông đã quá mệt mỏi, quá rã rời nên không thể nhớ và phân tích bình tĩnh hết được những điều tinh vi trong phán lệ về hối phiếu, — trình bày bằng một thứ ngôn ngữ khoa học khô khan, với một tràng danh từ chuyên môn. ông lướt nhanh mắt qua những cột chữ dày đặc, rối mù, với những chữ: người phát, người hưởng, người mang, người cầm, người xuất trình, người trả, người ký tiếp, hay tiếp khoản. Ông cũng chẳng hiểu nổi đích xác ông là gì nữa: người phát, người cầm, người ký tiếp hay tiếp khoản...

        Kôletnisuc như sắp phát điên lên. Ông không nhìn thấy gì hết xung quanh mình. Thêm vào đó, trước mặt ông, từ lâu, lại có một người đứng nhìn thẳng vào mặt ông, đôi mắt ánh lên một ý khinh bỉ lộ liễu, có vẻ tò mò khó chịu. Chắc là một khách hàng. Kôletnisuc, mắt không rời quyền tự điển, đã giơ tay mời khách, nhưng khách cứ đứng lỳ trước quầy hàng. Cuối cùng Kôletnisuc đã tỉnh ra và tinh thần Ngài Pròjêvenxki đã miễn cưỡng sống lại trong ông. Làm ra dáng một người tuổi tác, vô cùng đau khổ và không giấu được nỗi khô tâm của mình, Kôletnisuc cúi gập người xuống rất duyên đáng trên quầy hàng và bắt chước giọng nói của Ngài Prôjêvenxki:

        — Thưa ông, ông cần gì ạ?

        Và ngay trong giày phút đó, ông nhận ra Piôt Vaxiliêvich.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2020, 07:07:14 am »


       
19

        Tuy khó tin nhưng là sự thực: đứng trước mặt Kôletnisuc một cái gậy tre sau lưng, đó là Piôt Vaxiliêvich Batsây, chính anh chàng Batsây người đã cùng với Kôletnisuc sống những ngày thú vị trước chiến tranh, mà ông đã tiễn chân ra mặt trận, và rõ ràng, cứ nhìn theo bề ngoài, bây giờ đã lộ ra là một tên đào ngũ, một thằng phản bội. Cái áo màu xanh nước biển ấy, cái quần màu kem ấy, chiếc nhẫn cười ấy, cái gậy tre ấy, theo như Kôletnisuc thấy, vừa có vẻ thung dung đồng thời lại hơi lúng túng, đúng là dáng điệu của một tên phản bội, một thằng vô lại... Với ai thì còn có thể không tin có một sự đê tiện như vậy được, chứ với con người kia! Thật thế gian sao lắm thằng đểu giả!

        Thực tế, mấy hôm nay, Kôletnisuc gặp phải bao nhiêu vố, bao nhiêu điều đểu giả nên không còn gì có thể làm ông ngạc nhiên được nữa. Iônen Mirêa, con nhặng xanh của nhà băng, Môtsiônưkhơ, tấm hối phiếu giả, những giẻ rách và gạch thay cho vải dệt kim Leningrat, và để hoàn chỉnh tất cả là Batsây, hồng quân đào ngũ... Phải! Phải! Chung quanh ông, hình như không khi đã bị đầu độc bởi sự phản bội, ăn cắp, ăn trộm : không khí tối tăm và vẩn dục của chủ nghĩa tư bản. Kôletnisuc sắp sửa lằng lặng rời khỏi quẩy hàng, lại gần Piôt Vaxiliêvich, nhìn từ chân đến đầu một cách khinh bỉ rồi nói vào mặt: « Thế nào, đồ dơ bẩn, chào anh! Thử kể nghe, anh đã bán tổ quốc như thế nào?» Nhưng ông kịp kìm mình lại. Ông nhớ lại mình là ai và đang giữ vai trò gì.

        Còn Piôt Vaxiliêvich, đứng yên trước mặt người bạn cũ. cùng đang cố kìm mình để khỏi tát vào mặt bạn. Họ nhìn nhau với những nụ cười giả dối, cố giấu nỗi căm hờn đang sôi sục trong lòng.

        — Lạy Chúa, tòi đang nhìn thấy gì thế này ? — Kôletnisuc lào thào thật dịu ngọt, nheo mắt lại như lấy làm thú vị và phát ra những tiếng « Chúa » và « tôi đang nhìn thấy gì? » bằng những âm thanh hết sức cầu kỳ của giọng nói miền biển. — Vậy ra đây là ông Batsây!

        — Ổng Kôletnisuc ! — cũng với một ý thức như vậy, Piôt Vaxiliêvich vừa thốt lên vừa liếm đôi môi khô và buộc lòng phải làm cho cái nhìn giận dữ trở nên thật hiền lành.

        — Tôi đi qua phố Ribat và tôi thấy gì? « Cửa hàng đồ cũ » Jorjơ « J. N. Kôletnisuc, chủ nhân ». Tôi nghĩ, lẽ nào đây là Jôra Kôletnisuc của chúng ta ? Hẵng vào một tí. Thế mà đúng là anh !

        — Anh xem, chính là tôi !

        — Này, tôi rất, rất hài lòng được gặp anh.

        — Tôi cũng vậy!

        Cả hai người ngập ngừng hồi lâu, rồi cùng một lúc, chìa tay cho nhau.

        — Xin chào, ông bạn !

        — Xin chào!

        Họ bắt tay nhau rất lâu, trong lòng ghê tởm và cả hai cùng cất tiếng cười, không vui, lúng túng, tránh không nhìn nhau.

        — Thế nào, khoẻ không, ông bạn? — Piôt Vaxiliêvich nói — Hiện nay anh làm gì? .

        — Cũng khá, cảm ơn. Như anh thấy đấy, tôi bán1 nhì nhằng.

        — Sao? — Batsây nói, không hiểu.

        — Tôi buôn bán — Kôletnisuc nói lại, vẻ khiêm tốn, cái danh từ không hoàn toàn Nga đó, danh từ này ở Trannixtri, có một ý nghĩa bao gồm nhiều mặt buôn bán hết sức linh tinh, kể cả việc bán những cái quần cũ ở ngoài chợ nữa.

        — À! Tốt, tốt — Batsây hấp tấp nói, sợ Kôletnisuc cho là mình không biết cả một động từ phổ thông đến như vậy.

        — Còn anh, anh buôn gì?

        — Cũng thế, tôi «buôn bán» — Piôt Vaxiliêvich nhún vai.

        — Ở Ôđetxa à?

        — Không, tôi chỉ mới tới đây mấy hôm nay... Plôexti — Batsây nói, bản thân cũng ngạc nhiên không biết từ đâu cái chữ Plôexti lại đến với mình. Nhưng thành phố Plôexti đã xuất hiện đúng lúc. Việc ngẫu nhiên đề cập tới nó đã dẫn Piôt Vaxiliêvich tới gần với cái nhiệm vụ mà ông phải hoàn thành và cũng vì nó ông phải đến thăm tên bất lương Kôletnisuc này.

        — À, Plôexti! — Kôletnisuc reo lên — Tôi hiểu anh rồi. Dầu hỏa! Anh buôn bản trong ngành dầu hỏa!

        — Một phần — Batsây nói lơ lửng — Tôi làm như kiểu đại diện cho cố vấn pháp luật của một công ty hỗn hợp dầu hỏa Bumani — Hoa-kỳ, họ phái tôi đến Ôđetxa với những nhiệm vụ rất thú vị.

-----------------------
        1. Nguyên văn bằng tiếng Pháp : con merce.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2020, 07:07:38 am »


        Piôt Vaxiliêvich có nghe nói, mặc dù giữa Bumani và Hoa-kỳ đang ở trong tình trạng chiến tranh, ở Plôexti vẫn có những hãng buôn dầu hỏa phát đạt, và để cho điều mình tưởng tượng ra thêm phần xác thực, ông đã bịa ra, ngay tại chỗ, một kiểu công ty hỗn hợp dầu hỏa Bumani — Hoa-kỳ giống như thật và đứng đẳn. Ông chưa biết chính xác sẽ ra thế nào, nhưng với bản năng của một nhân viên tình báo, ông chắc sẽ có điều bổ ích, nên cứ ra sức nói dối, thật là cả một nghệ thuật, về những món lợi kếch xù của công ty hỗn hợp của ông ở Ôđetxa, và ông ám chỉ tới những tài liệu rất chắc chắn cho rằng vùng Ôđetxa này có rất nhiều nguồn dầu hỏa tốt vào loại nhất, ông nói dối một cách hết sức phấn hứng.

        — Anh nói gì lạ thế! — Kôletnisuc kêu to lên.

        — Như anh đã nghe đẩy!

        — Thế thì ghê thật!

        — Nhưng tôi van anh, tôi đã nói anh nghe điều đó với tư cách là bạn. Đừng nói với ai hết.

        — Anh nghĩ tôi là người thế nào ? Người của dầu hỏa Ođetxa ư! Chà ghê thật! Mắt chính quyền xô-viết để đâu ?

        — Ô chính quyền xô-viết! — Batsây nỏi vẻ khinh bỉ và tự mình khinh cả mình, ông phẩy bàn tay. — Bọn bônsêvich hiểu gì kia chứ? Nước Mỹ, thì khác.

        — Nước Mỹ, phải! — Kôletnisuc thả dài — Và nước Đức... cũng.

        — Cái gì « cũng » ?

        — Cũng là một cường quốc — Kôletniuc thốt lên —  Anh không thấy sao ?

        — Nhưng có ai tranh cãi đâu?

        — Thì đúng như tôi nói với anh.

        Cả hai im lặng một lúc, cảm thấy buồn nôn như khí bị uống no nước bẩn.

        — Vậy anh bảo là anh làm dầu hỏa? — cuối cùng Kỏletnisuc nói, nén căm thù, nhìn Batsây.

        — Loại dầu hỏa này rất giàu ôc-tan — Batsây xác nhận — Có đầy đủ lý do để nói như vậy. Chính vì cái đó mà tôi tới đây. Phải tìm hiểu tình hình và kiểm tra lại. Có những chứng cớ cho biết đến tận chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhiều người kỳ dị đã tổ chức cả những cuộc thăm dò đặc biệt trong khu vực Ôđetxa. Theo ý tôi, African Africanôvich có làm gì trong đó. Anh còn nhớ African của chúng ta không?

        Mặt Kôletnisuc rạng rỡ lên như mỗi lần họ trao đôi ký ức với nhau. African của chúng ta! Tất nhiên ông còn nhớ! Làm thế nào quên được nhà sử học, và người giáo sư kỳ dị ấy, một người không hề có mảy may ác ý, hiền lành nhất, thông minh nhất, một người hăng say với chuyên môn của mình, và cứ mỗi mùa hạ lại tổ chức những cuộc khai quật khảo cổ dưới Ôđetxa, trong các ngôi cổ mộ xi-tờ và tại các trại của người tiền sử!

        — Chắc ông cụ đã ăn đất từ lâu rồi! — Piôt Vaxiliêvich nói lơ lửng.

        — Anh phải biết là ông cụ vẫn sống nhed.

        — Anh nói gì lạ thế ? Ông cụ bao nhiêu tuổi rồi.

        — Bảy mươi nhăm. Một cụ già còn khỏe mạnh — Mắt Kôletnisuc trở nên nồng nàn.

        Ông lấy làm thích thú khi nói tới African Africanôvich. Vì cụ là một nhân vật tiếng tăm ở Ôđetxa, cũng như đài kỷ niệm công tước Risơliơ hay cung điện Vôrônxôp vậy. Trong khoảnh khắc, Kôletnisuc nhớ lại trường trung học, thời niên thiếu, các bạn hữu. Một tia sáng vàng rực xuyên qua tâm hồn đang hoang mang của ông, và làm cho nó ấm hẳn lên. Trong khoảnh khắc, ông quên hết những điều bất hạnh, sự khủng khiếp của tình thế, nỗi buồn phải xa cách Raitxa Lvôpna, tờ hối phiếu giả... Nhưng liền ngay đó, mặt ông lại sa sầm xuống.

        — African của chúng ta đã gặp điều không may — Ông thở dài nói.

        — Có việc gì thế ?

        — Cụ không chịu được bọn chiếm đóng. Cụ không chịu dạy ở trường Đại học theo chương trình của chúng. Còn chúng, anh thử tưởng tượng xem, chúng đã xua đuổi cụ như một con chó! Và anh có biết hiện giờ cụ làm gì không ? Anh sẽ không tin được đâu. Cụ gác cổng ở viện Bảo tàng. Một người gác cổng bình thường với mười lăm mác mỗi tháng. Anh nghĩ thế nào?

        Kôletnisuc đã chua xót nói lên những lời đó, nhưng ông chợt tỉnh lại, biết mình đã quá lộ liễu không đóng đúng vai trò của mình. — Nhưng... — ông vội vàng nói thêm, giọng rất vững vàng và vuốt bộ ria mép rậm —  nhưng tôi không bào chữa cho ông cụ đâu, cụ African của chúng ta, vì cụ đã tỏ ra hết sức thiếu trung thực... Hừ... phải... hết sức thiếu trung thực — Kôletnisuc nghiêm khẳc, nhưng đồng thời cũng khúm núm, nhìn Piôt Vaxiliêvich có vẻ như lại bị uống no nước bẩn. Bỗng mắt ông đờ ra, mờ đi, trên mặt nổi lên những chấm đỏ và hai tay bíu vào quầy hàng như người sắp ngã.

        Có tiếng kẹt cửa, một nhân vật đội mũ nan, cắp cặp, đã bước nhanh vào cửa hàng, kéo riêng Kôletnisuc ra và hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Rumani.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2020, 07:09:55 am »

        
20

        — Bunà Ziùa, Kôletnisuc.

        — Bunà Ziùa,Plôrexcô.

        — Ce maif aci ?

        — Multumesc.

        — Aveli de gind sa aclìtitati datoria.


        Batsây không tin vào tai mình. Kôletnisuc nói rất thạo tiếng Rumani. Hắn học từ bao giờ, lạy Chúa! Kôletnisuc có thể có việc gì với thằng ăn cắp hiên nhiên kia, mà thỉnh thoảng nó lại làm lấp lánh những hạt kim cương giả và vỗ vào chiếc cặp của nó thế ? Không ngờ Kôletnisuc lại sa ngã đến thế! Chắc chắn không bao giờ hắn đứng lên được nữa rồi. Hắn đã thật sự trở thành một tên con buôn dòng dõi, điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Lúc này chúng đang bàn tính những chuyên buôn bán lừa đảo gì đây.

        Đáng tiếc là Batsây không biết tiếng Rumani. Nếu biết, ông đã hiểu người đội mũ nan kia là một tên đao phủ, và Kôletnisuc chỉ là một nạn nhân vô tội.

        Dịch ra tiếng Nga, câu chuyên có nghĩa gần như thế này:

        — Chào ông Kôletnisuc.

        — Chào ông Piôretxcô.

        — Ông có được khỏe không ?

        — Cảm ơn.

        — Ông định trả chứ ?

        — Ông Flòretxcô, ông nên rộng lượng cho ! Ồng làm tôi phá sản mất!

        — Việc đó không liên quan gì đến tôi. Tôi muốn biết ông có trả hay không ? Hôm nay là ngày thứ hai, mai thứ ba, ngày kia thứ tư. Nếu thứ tư, trước khi Phòng chứng khoán đóng cửa, tôi không nhận được tiền của ông, tôi sẽ khiếu nại về hối phiếu của ông, và xin phát mại cửa hàng, nhà ở, với tất cả tài sản của ông.

        — Ông Flôretxcô!

        — Tòi đã nói hết. Xin chào...

        Tên Flôretxcô chỉ khẽ nâng chiếc mũ nan lên và lần này, để từ biệt, không cả thèm ném ra những ánh chớp kim cương từ dưới cặp lòng mày đen độc ác, đóng sầm cửa lại. Kôletnisuc im thin thít, mắt mờ ra nhìn sững theo hắn. Mồ hồi chảy ròng ròng trén bộ mặt nóng bừng như lửa.

        — Ông có thấy gì không, thưa ông ? — Bất thình lình Kôletnisuc nói với một nụ cười hung dữ. Ông đang ở trong một tâm trạng hết sức hỗn loạn nên quên mất trước mặt mình là Piôt Vaxiliêvich, chứ không phải một «ông» nào cả... Nhưng ông trấn tĩnh lại ngay, nhận ra Plôt Vaxiliêvich và cảm thấy xấu hổ quá. — Tôi bị mất trí, xin lỗi... — ông nói, vẻ thiểu não — Lạy Chúa, thật không ngờ! Ăn trộm ngay giữa ban ngày!

        Mặc dù trong giây phút này, Kôletnisuc có vẻ đáng ghét nhưng cũng gây cho Piôt Vaxiliêvich một cái gì như lòng thương hại.

        — Có việc gì thế?

        Quên mất hiện nay thực tế họ là những kẻ tử thù, Kôletnisuc kể cho Piôt Vaxiliêvich toàn bộ câu chuyên hối phiếu, nhưng cũng bỏ qua khá nhiều chi tiết.

        — Anh biết cho — Kôletnisuc nói, hai tay vò đầu —  đó là hối phiếu giả mà vì một lẽ nào đó tôi phải thanh toán. Nếu tôi không thanh toán, toàn bộ tài sản sẽ bị đưa ra bán đấu giá. Anh là luật gia, Pêchya, có lẽ anh cũng biết chút ít chứ?

        — Phải, có gì mà không hiểu, ông anh? Anh đã kỹ vào sau hổi phiếu phải không?

        — Phải, kỹ vào sau...

        — Anh đã ký tên anh ?

        — Đúng thế. Tên tôi. Vì tôi tưởng người ta làm như vậy. Môtsiônưkhơ bảo người ta cũng làm như vậy.

        — Nó đã nói đúng với anh, người ta cũng làm như vậy.

        — Anh thấy chưa!

        — Tôi chưa thấy gì hết. Ngoài chữ ký ra, anh có viết gì lên hối phiếu nữa không?

        — Xin thề, tôi không viết gì thêm nữa! Trước cây thánh giá thật! — Kôletnisuc hét lên và xúc động mặt tái đi — tôi mà nói sai, xin không bao giờ ra khỏi đây nữa!

        — Thế thì, anh sai! Phải viết thêm cạnh chữ ký: « Về phần tôi, không chịu trách nhiệm ».

        — Về phần anh... không chịu trách nhiệm — Kôletnisuc lẩm bẩm, không hiểu, trên mặt lại nổi lên những chấm đỏ.

        — Không phải về phần tôi, về phần anh!

        — Đúng, tôi cũng nói « về phần anh ».

        — Thôi được, với anh, thế nào cũng như nhau cả. Vậy mà cũng tự nhận là «nhà buôn » ! Tôi không hiểu được anh buôn bản như thế nào ! — Plôt Vaxiliêvich nói một cách ranh mãnh. — Tôi nói anh nghe, đáng lẽ anh phải viết: «Về phần tôi, không chịu trách nhiệm.» Như thế nghĩa là gì? Như thế nghĩa là người ký, khi viết thêm vào tên mình câu ghi chú « về phần tôi, không chịu trách nhiệm», trút hết trách nhiệm. Còn anh, anh đã không viết. Thế nghĩa là anh không trút được trách nhiệm. Và bây giờ, anh phải thanh toán. Đó là pháp luật sắt của chú nghĩa tư bản.

        — Thế thì, trong trường hợp này, tôi hoàn toàn mất nghiệp — Kôletnisuc lẩm bẩm. — Chúng đã ăn cướp của tôi. Tôi chết mất.

        — Ồ! — Batsây nói giọng độc ác, nhưng lại thôi, lấy vẻ thương hại, nói thêm — Anh chưa bao giờ đọc Sêkhôp à?

        — Có, tôi có đọc. Sao kia ?

        — Không sao cả. Có một truyện ngắn thú vị của Sê- khôp, trong đó một luật gia nói với một nhà buôn « Không nên là một con cừu».

        — Anh định nói gì thế ? — Kôletnisuc nói, khàn khàn như người khản cổ và cau mày lại.

        — Cũng thế: không nên là một con cừu... Thôi, tôi đi đây. Rất sung sướng được gặp anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2020, 07:16:03 am »


        Piôt Vaxiliêvich uể oải chìa hai ngón tay cho Kôletnisuc, y hệt theo đạo lý sắt của chủ nghĩa tư bản, một luật gia may mắn và đắt khách, đại diện của một hãng buôn lớn, khi bắt tay một nhà buôn nhỏ vỡ nợ.

        — Bonne chance! như người Pháp nói. Gửi lời chào vợ anh nhá.

        — Vợ nào? — Kôletnisuc lắp bắp, hết sức sửng sốt.

        — Raitxa Lvôpna. Tôi chúc chị ấy khoẻ.

        — Tôi đã ly dị với bà ta — Kôletnisuc nói, tiếng khàn khàn. — Bà ấy ở bên kia... — Ổng vẫy tay vu vơ. — Bà ấy đã chuồn theo bọn bônsêvich... Ở Xopdepia1...

        — À, tôi hiểu rồi — Piôt Vaxiliêvich nhận xét, khinh bỉ ra mặt. — Về già, hai người thấy tính tình không hợp. Thường như vậy. Phải, tôi thấy anh sửa lại bộ râu mép, ăn bận theo kiểu mới nhất của cuối thế kỷ mrời chín... Liệu rồi có kiếm thêm một cô bé Rumani với ít hồi môn không? Không ư? Mặc anh. Thôi, tôi đã nói chuyện với anh quá nhiều rồi. Tôi còn phải chạy đi chỗ này, chỗ nọ nữa... Dự chiêu đãi tại nhà ông chánh hội đồng thành phố Ôđetxa, ngài Alêcxianu. Còn bao nhiêu việc! Nếu anh muốn gặp tôi, xin mời lại... khách sạn Luân-đôn, buồng 26. Anh hỏi ông cố vấn luật pháp Batsây, mọi người ở đấy đều biết tôi. Xin chào!

        Rồi với một cái khoát tay kiểu cách, Piôt Vaxiliêvich vội vàng ra khỏi cửa hàng đồ cũ «Jorjơ», cảm thấy trong lòng nhói lên gần như đau thật sự vì quả ghê tởm. Đồng thời ông cũng cảm thấy sung sướng vì đã nằm được địa chỉ của African Africanôvich và biết được các « tọa độ » của ông ta, như Đrujinin thích nói trong những trường hợp tương tự. Batsây vội đi tới viện Bảo tàng để hoàn thành nhiệm vụ.

        Trong lúc đó, Kôletnisuc quay cuồng trong cửa hàng như Hecman trong truyện Con pic. Nhưng đáng lẽ nói như anh ta: «Ba con bài, ba con bài, ba con bài...» ông cứ lặp đi lặp lại như người mất hồn:

        — Về phần tôi, không chịu trách nhiệm, về phần tỏi, không chịu trách nhiệm, về phần tôi, không chịu, trách nhiệm.

        Ông tưởng tượng mình đang viết một nghìn lần lên tờ hối phiếu bảy chữ con con vô nghĩa đó, những chữ lẽ ra đã cứu ông khỏi tai họa. Nhưng tiếc thay, điều đó chỉ ở trong tưởng tượng mà thôi. Ông đã không viết như thế! Ông vắt óc để tìm ra lối thoát. Nhưng không có lối thoát. Cửa hàng đồ cũ « Jorjo » đang hấp hối...

        Buổi tối, khi Kôletnisuc, rã rời cả về thể xác lẫn tinh thần, lê được về tới nhà, ông bỗng nẩy ra một ý kiến có vẻ tài tình: ông sẽ tới chỗ Batsây ở khách sạn Luân- đôn và hỏi vay ông ta. Ông sẽ năn nỉ Batsây và sẽ ký đủ mọi loại hối phiếu ông ta cần. Batsây không thể không có tiền! Chắc chắn Batsây sẽ kiếm ra ba nghìn mác để cho ông vay. Khó mà tưởng tượng được là Bat- sây có thể từ chối một người bạn cũ. Lúc này, Kôletnisuc không nghĩ tới việc Batsây đã trở thành một tên phản bội mà ông đang căm thù nữa. Phải, ông đang căm thù Batsây. Đấy là một tên phản bội. Nhưng Kôletnisuc sẽ giấu căm thù đi. Ông sẽ tới với hắn, giả vờ nịnh nọt hắn.

        Kôletnisuc quay lại và chạy bổ tới khách sạn Luân- đôn. Nhưng lại một đòn cuối cùng, khủng khiếp nhất, đang chờ ông ở đấy: không có bóng Piôt Vaxiliêvich Batsây, cố vấn luật pháp ở Plôexti, tại khách sạn. Thậm chí cũng chẳng ai nghe nói đến cái tên ấy. Đó là một trò lừa đảo.

        Vẫn cái trò lừa đảo của Iônen Mirêa, Môtsiônưkhơ, hãng Mêfôđi Muntêanu và Con trai, Bucaret, Bá-linh, Viên, Côpenhagơ, Ăngkara, Môngtêviđêô, Miêcxêa Flồ- retxcô, với những nhẫn, những hạt kim cương giả, những hạt kim cương của đôi mắt hẳn... khắp chung quanh Kôletnisuc, chỉ là lừa đảo, trong cái thế giới giả dối độc địa của bọn buôn gian bán lận, bọn ăn cắp và bọn đầu cơ, chúng đã chiếm lấy một thành phố xô-viết lương thiện và làm cho nó ngập ngụa trong hơi thở thối tha của chúng.

        Kôletnisuc biết mình đã hoàn toàn đi vào chỗ chết và không thể gỡ được nữa.

------------------
        1. Liên-xô (tiếng Rumani).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2020, 07:16:45 am »


       
21

        Đúng như tính khí của mình, Liônya Ximban luôn luôn hành động tùy hứng, không có kế hoạch nghiên cứu trước.

        — Này, domnul, xin lỗi ông — anh nói, đủng đỉnh lại gần tên cai thầu vận tải đang theo dõi bằng con mắt xoi mói công việc bốc dỡ đường ray tàu điện và đà gỗ chuyên bằng ô-tô từ thành phố ra cảng.

        Đây là một nhân vật rất nhếch nhác, đội mũ cát-két đại úy, bẹp dúm như một cái bánh kẹp, râu rối bù, một cái kính kẹp mũi khập khiễng cũ trên một cái mũi ướt, đôi giày trắng thấm mồ hôi, chắc chắn là một người Ôđetxa, thậm chí có thể là một tên địa chủ, sau Cách mạng đã chạy trốn sang Betxarabi và bây giờ, với tư cách là người am hiểu đời sống Nga, đã xin được một chỗ làm nhỏ ở ngành khai thác cảng Ôđetxa trong chính quyền Trannixtri. Trên bộ mặt già bủng beo, lòng căm hờn vì bị khinh miệt từ hơn hai mươi lăm năm nay, đã khắc thành những nét sâu. Ximban đến cạnh hắn. Bất chợt thấy trước mặt mình một cái áo lót thủy thủ, hai cánh tay cuồn cuộn bắp thịt, một gương mặt mồ hôi bóng loáng, tên cai lùi lại, lấy tay che mặt như sợ bị tát. Nhưng hắn nhớ ra người đi tới là anh công nhân bốc vác Kukharenkô. Đó là tên của Ximban lúc xin vào làm việc. Tên cai lại bình thản như cũ và làm bộ sửa cái kính kẹp mũi, chằm chằm nhìn người thủy thủ có vẻ dò hỏi.

        — Tôi có một điều muốn nói với ông — Ximban nói, có vẻ bí mật. Rồi, với một thái độ nhanh nhẹn, lễ phép, anh nằm lấy cùi tay tên cai vận tài và, thận trọng, không buông tha, lôi hẳn ra sau nhà kho. Như thế có thể coi như quá sỗ sàng đôi với một người công nhân bốc vác trước mặt người cai. Nhưng đó lại là thói thường trong cảng từ ngày tạm chiếm. Hơn nữa, Ximban, thực ra, không phải chỉ là một công nhân bốc vác đơn thuần: anh đã gây được uy tín, tỏ ra hơn hẳn một công nhân bốc vác khác thường, tự tạo cho mình cái tiếng là một người nhiều sáng kiến và được chính quyền Rumani che chở. Vừa đặt chân tới đất cảng, anh đã thấy mọi công việc đều do những công nhân cơ hội đảm nhiệm; họ ta những người bị bắt buộc, không có kinh nghiệm, một số bị cảnh sát động viên, một số phải kiếm việc làm công nhân phụ để khỏi chết đói, cũng có một số là tù binh, thân hình tiều tụy vì bị đói thường xuyên, đau ốm, rách rưởi, mất sức, không thể nào làm được việc, chỉ biết sắp hàng, đi đi lại lại, với một hai tên lính Rumani áp giải, mặt đen thui, râu không cạo, đồng phục lôi thôi lếch thếch. Không có một tổ chức nào chủ trì công việc ở cảng, mặc dù tất cả mọi người lao động đã được phân chia thành từng ac-ten.

        Các ac-ten này lại thường chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, từ cai này sang cai khác. Mà cai thì rất đông. Có ban giám đốc cảng và ngành khai thác, phái viên quân đội Rurnani về vận tải, đại diện bộ chỉ huy quân Đức, bọn đại lý các hãng buôn và kỹ nghệ, bọn đại diện các nhà máy, xí nghiệp với vô số những người được ủy nhiệm và công chức Nhà nước. Tất cả đám đông này đều quan tâm đến việc vận chuyên thật nhanh các tài sản xô-viết cướp được. Ngoài ra còn có « bộ phận lặn » lo việc vớt các loại tàu bè, ô-tô, đồ đạc giá trị, đủ mọi thứ bị đánh đắm trong thời kỳ tản cư. Tất cả các thứ tạp nham kéo từ đáy biển lên này được đem bán ngay tại chỗ cho những bọn ưa ăn xổi, từng đoàn từng lũ từ Rumani kéo sang như châu chấu và vội vã lên tàu biển và xe lửa. Do hầu hết máy móc ở cảng đều bị đứng và công việc lại tiến hành theo lối tiền sử, bằng tay, nên yêu cầu về lao động, đặc biệt là công nhân bốc vác lành nghề, rất lớn. Loại công nhân này được người ta giành giật nhau trên các công trường, hoặc đổi chác, buôn đi bán lại trao tay nhau.

        Các ac-ten công nhân bốc vác là đối tượng tranh chấp giữa các bộ, các sở, các giám đốc và một số tư nhân vận tải đầu cơ. Bởi vậv tình trạng hối lộ rất thịnh hành. Tất cả cái đó hoàn toán xa lạ với công việc của một hải cảng lớn, như cảng Ôđetxa, hay đúng hơn nó giống như một cái chợ giời kỳ lạ. Lêônit Ximban biết ngay là có thể lợi dụng những điều kiện đó để tiến hành có kết quả các mục tiêu chiến đấu mà Xtrenbixki đã chỉ thị cho anh.

        Ximban quyết định phải mạnh dạn và tỏ ra mình là một công nhân bốc vác kinh nghiệm và có tài. Điều này không có gì khó đối với anh. Thiên nhiên không hề mặc cả với anh về thể chất và sức mạnh. Anh vác trên lưng những cái thùng nặng tám pút không biết mệt; cùng với Xviriđôp và Tulyakôp, anh tì đầu và hai tay vào thành xe, đầy cả những toa hàng, anh dùng đòn bẩy lật rất dễ dàng những kiện hàng và thùng gỗ to tướng. Hơn nữa, tất cả những việc đó, anh làm nhanh chóng, vui vẻ, mặt nhễ nhại mồ hôi, luôn mồm pha trò, nhiều khi rất hóm hỉnh. Anh khác hẳn mọi công nhân bốc vác khác, chậm chạp, yếu ớt và ỉu xìu, nên được người ta chú ý đến ngay.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM