Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:30:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14796 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2020, 05:34:40 am »


        Trên cảng, hiện ra một quang cảnh rất lạ lùng, Đó là một sự hỗn hợp nặng nề và khó hiểu giữa đình trệ và hoạt động, giữa ồn ào và im lặng. Nhưng sự đình trệ và im lặng, có thể nói đã nuốt trửng, đã bí mật che giấu mọi tiếng ồn ào và mọi hành động. Các toa hàng lăn từ từ, nặng nề. Máy móc chất nặng rít lên the thé. Các đầu đệm đấm vào nhau và tiếng ầm ầm, chạy suốt dọc đoàn tàu, càng xa nghe càng nhỏ. Mặt đường đá rung rinh dưới những chiếc xe tải to tướng. Xa xa đâu đó, có tiếng rên rĩ, lanh lảnh của một đoạn đường ray bị quẳng xuống rồi nẩy lên. Cũng có tiếng người đồng thanh hò hét: «Từ từ! Coi chừng quay ». Và tiếng ken két yếu ớt, nhác nhớn của một trục tời trên tàu thủy. Nhưng tất cả những tiếng ồn ào đó hình như nhỏ quá, ngẫu nhiên quả, trong lòng một sự im lặng nặng nè, quả bao la như bản thân bến cảng.

        Đôi khi giữa những đống hoang tàn trong các kho chứa hàng, trên những con đập chặn sống, sạch sẽ và vắng vẻ như cửa nhà tù, có những người hiện ra. Họ đi chầm chậm, thành hàng dọc, vai vác một thanh gỗ dài hay cố đẩy một toa đen chở đá vụn. Một tên lính Rumani đi kèm theo họ, đầu đội mũ sừng, vai đeo một khẩu ca-ra-bin cũ kỹ, chân quấn xà-cạp bẩn thỉu và mang giày cao cổ bằng da sống — một người dân cầy nào đó ở vùng Dobrutja — hai má đen cạo nham nhở, mũi buồn rười rượi làm cho người ở đằng xa cũng thấy rõ là hắn xấu hổ và buồn chết đi được.

        Nhưng ngay cảnh hoạt động đó, nổi lên khi chỗ này, khi chỗ nọ của hải cảng, cũng không the phá tan được cái cảm giác trì trệ và im lìm chung đang trùm lên toàn bộ khu bến mênh mồng. Hải cảng như bị yểm bùa. Ngày tháng chín oi bức rực rỡ, mặt trời vô tình tàn nhẫn đốt nóng mặt đường xạm nắng lát đá trên đó đàn bồ câu của bến cảng lông đen nhánh, mỏ xinh xinh màu san hô, đang vừa gụ gụ vừa dạo chơi mổ những hạt ngô vàng.

        Mặt nước xanh ban, lấp loáng những vệt dầu hỏa ngũ sắc, lúc dâng lúc rút rất khó nhận thấy gần những đường đập, ngấn bùn ở ven bờ vào những cột nhà sàn đầy cỏ. Ánh nắng vàng lăn xuống biển sâu xanh sáng, xuyên qua cái tản màu sữa của một con sứa có tua xanh dập dờn. Mặt biển sáng như gương lấp lánh phản chiếu thành vạch nóng ấm lên sườn những chiếc tàu Rumani chạy bằng hơi nước khiến chúng có vẻ như làm bằng một thứ cầm thạch sinh động. Toàn bộ sực mùi mặn của rong biển thối, của tôm cua, của đầu máy. Đàn hải âu lượn vòng trên đôi cánh nghiêng nghiêng bất động, thỉnh thoảng lại sà xuống mổ một con cá chết trên mặt nước. Nhưng cả chúng cũng không thể phá tan được cảm giác trì trệ, vi động tác của chúng cũng nhẹ nhàng lướt chậm như trong một giấc mơ.

        Chỉ ở phía bên kia đường chắn sóng, nơi mặt biển ánh lên xanh biếc thành một vạch thẫm rõ nét và nhìn xa cứ tưởng như im lìm, người ta mới đoản được sự chuyển động trường kỳ không mệt mỏi của không khí và sóng nước.

        « Thế này mà cũng gọi là căn cứ chiến lược ! » — Xtrenbixki nghĩ bụng. Cùng với những công dân bị động viên khác, anh quẳng trên vai xuống một cái xà dài; thanh gỗ vang lên một tiếng gọn vui tai, đập vào mặt đường nóng bỏng rồi nẩy lên. Đây lá cái xà thứ hai mươi chuyển từ nhà kho đến phía con đường đập Platônôpxki. Viên chỉ huy công trường nói:

        — Nghỉ giải lao !

        Tất cả hai mươi cái xà, y đều nói « Nghỉ giải lao ! » và những người khổ sai ngồi xuống nghỉ, buông thẳng chân dọc theo dẫy tường cao và lặng lẽ nhìn, xuyên qua làn nước, cái đuôi màu hồng của một chiếc mỏ neo cũ cắm dưới đáy biển và phủ kin vỏ sò li ti. Tên lính gác ngồi xuống bên cạnh và cũng nhìn chiếc mỏ neo, thỉnh thoảng lại nhổ xuống nước, giả bộ thờ ơ, đợi người ta cuộn thuốc lá và cũng mời hắn hút một hơi.

        Anh em nghỉ mười lăm phút, hai mươi phút, đôi khi cả nửa giờ, và Xtrenbixki nhận thấy viên chỉ huy công trường không hề vội vã tuy có vẻ hết sức bận rộn, lo lắng. Lúc nào cũng thấy y đếm những thanh xà, ký không biết những tài liệu gì, áp giấy vào bức tường kho đổ, chạy khắp công trường, người nhỏ bé, lăng xăng, mặc sơ-mi « du côn » cổ bẻ, đi giày vàng và đội mũ rơm cứng, hất ra sau gáy để lộ cái trán đẫm mồ hôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2020, 05:35:25 am »


        Nếu trên đường đập xuất hiện người của ban giám đốc cảng — việc này cũng thường xảy ra luôn, dưới hình thức hai nhàn vật nước da nâu, ăn mặc lịch sự, áo xanh, đặc biệt thủy quân, quân ten-nít mầu kem, tay cầm những bản kế hoạch cuộn tròn, với một lô bút chì đủ màu cắm trong túi áo to tướng, cùng đi với chúng là một tên sĩ quan capitania còn lịch sự và đen hơn nữa, đi giày có đinh thúc ngựa, vô số những giải huân chương nhỏ và một chiếc mũ cát-két rộng thêu kim tuyến — viên chỉ huy công trường nhìn thấy chúng ở đằng xa — liền hét lên một tiếng nghe rõ khiếp! « Đứng lên! Sắp hàng! Đàng trước..., bước !» Y vung mạnh tập tài liệu đến nỗi nhiều tờ hóa đơn tuột khỏi tay bay tung lên, rồi chạy theo, miệng không ngớt quát tháo ầm ĩ: « Làm ăn kiểu gì thế ? Đồ lười biếng! Đồ vượt ngục! Chúng mày chỉ giỏi mít- tinh thôi! Chúng mày thích cái « Cortea Marziale »1 ở Xlôbôtka chứ? Tao cho chúng mày đến đấy ngay lập tức?...

        Sau đó, y chạy nước kiệu về phía những tên chỉ huy và liến thoắng báo cáo tình hình công việc trong công trường.

        Ở công trường này, ít nhất theo Xtrenbixki biết, chúng đang lo khôi phục lại cái mà chúng gọi là vành ngoài, nghĩa là những sân bến bằng gỗ xây dựng phía trước những bức tường đá của cảng, và đã bị oanh tạc hư hại hồi thành phố bị bao vây. Công việc không lấy gì làm phức tạp. Vài toán mang xà gỗ ở kho tới. Một đội thợ mộc đóng cọc xuống đáy biển, chỗ những cọc cũ bị oanh tạc. Các thợ chuyên môn trên tàu nối chúng lại với nhau bằng đinh sắt và lát suốt theo bức tường đá một cái sàn gỗ dày ba phân và bào ngay tại chỗ. Cạnh đó người ta nấu nhựa đường trong chảo để sơn cọc. Xa hơn một tí, tận cuối con đập chặn sóng, sừng sững một cái « búa máy » để đóng cọc xuống đáy biển.

        Khu vực này dùng không phải ít người, khoảng một trăm năm mươi công nhân, chia thành nhiêu ac-ten. Mới đầu, Xtrenbixki rất khó chịu thấy công trường có vẻ hết sức trật tự. Vật liệu xây dựng xếp thành chồng, thành đống cẩn thận theo dọc công trường. Chỗ nào cũng cắm biển riêng mang số hiệu của mỗi chồng, mỗi đống. Thậm chí những cọc hoàn toàn bị phả hủy, cháy thành than vớt ở dưới nước lên cũng không bị bỏ qua, người ta đã mang ra xa hơn và cũng xếp lại gọn gàng với những biên có số hiệu riêng.

        « Hừ quân chó đẻ ! — Xtrenbixki hằn học ngẫm nghĩ — Chắc chắn nếu là con người chúng tao thì mày cũng chẳng chịu khó nhọc đến thế đâu. Bây giờ, mày bới đất bằng mõm, tỏ ra mẫn cản trước mắt bọn rác rưởi! Đợi đấy! Rồi một ngày kia, chúng tao sẽ tính sổ với bọn mày! »

        Nhưng được vài ngày, sau khi xem xét kỹ công việc trong khu vực, Xtrenbixki nhận thấy, mặc dù được, tổ chức hết sức khéo léo — nói đúng hơn là do tổ chức khéo léo như vậy — công việc đã tiến hành với tính chất kéo dài và trong một tình trạng hết sức lộn xộn. Chẳng hạn, để làm một cái cọc bằng một thanh xà, đầu tiên phải vác đi một quãng xa hai trăm mét đến chỗ thợ cưa, rồi phải vác trở lại, cũng một quãng xa hai trăm mét như thế, đến tận chỗ thợ mộc, khoảng hai trăm mét nữa đến tận chỗ nấu nhựa đường, từ đây lại phải mang, vẫn bằng tay, cái cọc đi bốn trăm mét đến tận búa máy. Về cái búa máy, thì cứ mỗi cọc lại phải chuyên địch nó bằng tay, thành thử mất rất nhiều thì giờ. Vả lại cái búa máy hoạt động rất lạ lùng: quả tạ gang không bao giờ kéo lên hết chiều cao, vì một lý do nào đó, dây cứ đứt luôn, quả tạ rơi xuống nước, và phải vớt nó từ dưới nước lên rất lâu, vì thế lại phải yêu cầu đến thợ lặn.

        Những người làm việc trong các toản ở cảng, không giống những công nhân mà Xtrenbixki thường thấy ở cảng Ôđetxa. Nói chung, nhìn bên ngoài, đó là một toản bất lương giống bọn quen ra vào các nhà tế bần thời trước cách mạng, chứ không phải là những công nhân xô-viết. Rõ ràng, chúng đã thu dung tất cả những người đến cửa. Nhưng trong đó, cũng có những người kiểu khác, những công dân xô-viết, ăn mặc sạch sẽ do Sở lao động buộc phải tới, bị cảnh sát bắt. Trong số họ, Xtrenbixki nhận thấy có vài người trí thức chân chính, giáo viên hay thậm chí là giáo sư. Một người đã có tuổi, đeo kính, mặc dù trời nóng hầm hập, vẫn mặc ba-đờ-xuy đen, mùa hạ áo trắng, với một cái ô và một rổ cà chua đầy để trên con đường đá bến cảng, không xa chỗ anh ta. Chắc chắn đó là một giáo sư không muốn cộng tác với bọn chiếm đóng và vì thế bị phạt đưa đến cảng.

----------------------
        1. Tiếng Rumani : tòa án binh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2020, 06:44:56 am »

       
13

        Đến bữa cơm chiều, khi tay chỉ huy công trường đang quạt bộ mặt mồ hôi bằng cái mũ rơm, ra lệnh nghỉ, Xtrenbixki lại gần y và xin phép nghỉ vài phút để đi thăm một người gác quen. Tay chỉ huy công trường nhìn anh từ đầu đến chân. Xtrenbixki cố làm ra vẻ khiêm tốn và nói thật lễ phép, lấy giọng dịu dàng, chậm chạp của một công nhân bốc vác cũ vùng Hắc-hải, nên đã gây được cảm tình với người tiếp chuyện. Lúc này anh giống hệt một công nhân bốc vác cũ quê ở Ôđetxa, người to lớn, mình trần đến tận thắt lưng, vai vắt một cái bao, bắp thịt cuồn cuộn như một pho tượng, hai ống quần bạc màu xắn cao, chân mang giày vải, đầu cạo nhẵn bóng, lông mày rậm lấm tấm mồ hôi, mắt nhìn tồi om, quai hàm bạnh ra treo vào tai như một miếng sắt móng ngựa. Có lẽ chỉ có nước da trắng không tự nhiên lắm vì chưa kịp sạm là còn có vẻ kỳ lạ. Nhưng cũng có thể là người đã bị tù và mới được thả ra.

        — Thế nào, mày muốn gì? — tay chỉ huy công trường hỏi khá thô lỗ.

        — Ông cho phép tôi đi khoảng mười lăm phút —  Xtrenbixki nhắc lại hết sức lễ phép, cố không nhìn vào cái mõm nhỏ lấm chấm, có bộ ria nâu cắt tỉa bé tí của tay chỉ huy mà cũng không nhìn cái mũi bé tí đủ màu của hắn.

        — Máy tới đây làm gì ? Làm việc hay định giở trò ? —  Tay chỉ huy quắc mắt hét to — Nếu để làm việc, thì phải làm, còn nếu muốn nhởn nhơ thì tới phố Ribat! Hay tốt hơn nữa, tới thẳng Xlôbôtka, tới « Cortea Mar- ziale », ở đấy người ta sẽ dạy cho mà phá hoại! Thế nào, sao mày đứng đực ra đấy? Mày khinh tao chứ? Mày là thằng nào? Một tên Hòng quân đào ngũ chứ?

        Xtrenbixki khẽ nhún đôi vai rộng.

        — Tao biết mà — tay chỉ huy công trường nói —  Người ta chuyển đến cho tao đủ mọi loại khô rách, và bắt tao phải chịu trách nhiệm. Đấy, mày ngắm xem —  Y giơ bàn tay về phía những công nhân đang ăn —  người như vậy mà gọi là vàng đấy! Có thể xây dựng được cái gì với chúng không ? Đã xây dựng một năm nay rồi đấy. Và ai sẽ bị bắn vỡ đầu? Tao chứ còn ai nữa!

        Y lại như vô tình nhìn Xtrenbixki. Bốn mắt gặp nhau và Xtrebinxki thấy hình như trong mắt tay chỉ huy bỗng ánh lên một tia sáng đồng tình.

        — Thế nào, mày định đi đâu? — Tay chỉ huy hỏi.

        — Tôi có một người bạn làm việc ở cảng đây. Tôi muốn tìm anh ta, và chắc thế nào cũng tìm được.

        — Tên hẳn là gì?

        — Iakôplep.

        — Đúng, có một thằng tên là Iakôplep gác ở kho số 6. Nó là thế nào với mày, bố vợ hay là anh?

        — Dạ là bạn — Xtrenbixki đáp, cúi đầu xuống và lấy chân đá một hòn sỏi lớn, bằng thứ trực giác tinh vi của những người hoạt động bí mật, anh bắt đầu thấy giữa anh và tay chỉ huy công trường đang diễn ra một trò đấu trí, trong đó mỗi lời nói đều có một ý nghĩa bí mật — Ông cho phép tôi đi tới đấy.

        — Được, đi đi. Nhưng đừng có giở trò với tao. Không được tìm cách chuồn đấy ! — Tay chỉ huy nói, giơ ngón tay lên dọa anh — Khoan đã, chờ tao viết cho một tờ công lệnh để người ta cho mày đi. Tốt hơn nữa, vác lấy một cái cọc, nếu ai hỏi đi đâu thì nói là ông chỉ huy công trường bảo đi đổi cột. Nhưng đừng đi rong trên khu cảng đấy!

        Xtrenbixki vác cái cọc lên vai đi tìm kho 6, tin rằng lệnh của tay chỉ huy công trường cấm đi rong trên khu cảng có nghĩa là tha hồ đi. Anh tìm thấy kho 6 rất dễ dàng và nhận ra Iakôplep ngay, hay đúng hơn anh đã nhận ra được nhờ những ám hiệu quy định trước, vì cả đời anh chưa bao giờ thấy anh ta. Anh gác kho Iakôplep đang ngồi ở chân tường đá nhà kho, mình mặc một cái pơ-lit ngắn đã xồ lông, không có tay, sát vào da. Sau khi dựa khẩu súng trường vào tường, anh ta đang chăm chú rắc muối đựng trong một mảnh giẻ lên một bắp ngô và sắp sửa ăn sáng. Xtrenbixki nhận ra anh ta chính là nhờ cái áo bông ngắn đã sờn.

        — Chúc anh ăn ngon ! — anh vừa nói, vừa đặt cái cọc xuống đất.

        — Cám ơn. Đi đi — Người gác kho nghiêm khắc nói — Triệt để cấm đứng lại.

        — Anh có phải là Iakôplep không?

        — Phải Iakôplep — Anh cần gì?

        — Xôfya Pêtrôpna gửi lời chào anh...

        — Ngòi xuống đây — Iakôplep nói, lấy tà áo bông lau một chỗ bên cạnh — Anh ăn ngô không?

        Xtrenbixki ngồi xuống.

        — Ai lại từ chối...

        Iakôplep bé một bắp ngô dài, dẻo, rắc muối rồi đưa cho Xtrenbixki nửa ngon, phần « non » hơn.

        — Mời anh ăn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2020, 06:45:50 am »

       
        Xtrenbixki đang đói. Anh thích thú cạp vào cái bắp ngô hơi chắc, nhả những hạt cứng như gỗ nhưng đồng thời ngọt và nhiều sữa. Nửa bắp ngô để trong lòng bàn tay đen đen đã cho Xtrenbixki biết, hơn bất cứ một ám hiệu nào. Hai người lặng lẽ ngồi nhai như đã quen nhau từ lâu. Mặt trời nóng bỏng gần như ở ngay trên đỉnh đầu và hai cái bóng lẫn vào nhau ngả xuống mặt đường đá sáng loáng, dày, rõ như vẽ bằng mực tím.

        — Anh bạn Xôfya Pêtrôpna gửi lời chào tôi à — Iakôplep cuối cùng nói, quẳng phần ngô còn lại cho chim bồ câu.

        — Phải, phải — Xtrenbixki nói, gật đầu và vẫn tiếp tục nhai.

        — Tôi, thì lại mong có tin của Gayrin Xêmiônôvích —  Iakôplep nheo mắt nói một cách tế nhị.

        — Tất nhiên rồi — Xtrenbixki đáp, nghiêm khắc nhìn vào bộ mặt ngây ngô có đòi mắt xanh biếc, bị đậu mùa rỗ chằng rỗ chịt.

        — Còn anh là ai ? — Iakôplep hỏi — Nom anh quen quen. Có phải trước chiến tranh anh đã làm việc sáu năm trong ban Chấp hành khu phố vận tải đường biển không ?

        — Cái đó không quan trọng — Xtrenbixki nói.

        — Vậy là tôi biết anh — Iakôplep mỉm cười, nói —  Đầu tiên tôi không nhận ra, nhưng bây giờ tôi thấy đúng anh là Platôn Ivanôvich Xtrenbixki phải không?

        Xtrenbixki tối sầm mặt xuống.

        — Được — Iakòplep nói tiếp, hiền hậu — ... Không sao ... vậy thì anh không phải là đồng chí Xtrenbixki nữa. Chúng tôi đã đợi anh đã lâu. Mấy hôm nay, có người gọi tôi đến cửa hàng « Jorjơ» và yêu cầu tôi chuẩn bị gì đó cho anh.

        Ngay lúc đó, một đội lính Rumani đi qua, có một tên sĩ quan đi theo chắc là đổi gác. Xtrenbixki định nhích xa Iakôplep và đứng lên, nhưng Iakôplep đã cầm lấy tay anh kéo lại.

        — Cứ ngồi yên! Để cho chúng đi qua! Anh tưởng chúng hiểu gì sao ?

        Bọn lính uể oải đi qua, không bước đều, lết những đôi giày khổng lồ trên mặt đường, và biến mất ở một khúc đường ngoẹo.

        — Chúng chẳng hiểu gì là gì cả — Iakôplep nói vẻ khinh bỉ. — Thật thế, khi nào chúng ta giẫm thật mạnh lên đuôi chúng, lúc ấy, họa chăng chúng mới bắt đầu biết lờ mờ đôi tí. Hừ, kẻ chinh phục! — anh tiếp thêm và khạc nhổ ra ý bực bõ. — Này — anh dịu xuống nói —  có khoảng gần hai mươi người của ta làm việc ở đây. Tôi chỉ tính những người có chân trong tổ chức đồng chí  Secnôivanenkô mà tôi đã liên lạc trực tiếp. Có thể tin là còn nhiêu người thuộc các tổ chức khác, nhưng cho đến bây giờ, chúng tôi không liên lạc với họ. Như mục tiêu đồng chí Secnôivanenkô vạch cho chúng tôi, trước hết phải phá hoại việc vận chuyển, tôi đã truyền đạt lệnh đó đến anh em; mọi người đã viện cớ này cớ khác để được thuyên chuyển đến các ac-ten công nhân bốc vác và các xưởng sửa chữa ghi xe lửa.

        — Đúng — Xtrenbixki nói.

        — Vậy anh có thể tìm gặp tất cả hoặc ở trên bến dầu hỏa, ở chỗ sửa chữa ghi tàu hỏa, hoặc đâu đó trong số công nhân bốc vác ở đập chặn sóng Pôtapôpxki hay ở đập Anđrôtxôpxki. Tôi tin chắc có hai người của các anh làm việc ở đấy rồi. Cá nhân tôi biết một trong hai người, đó là Lêônit Mirônôvich Ximban. Còn người kia hình như là Xerafim Ivanovich Tulyakôp, nhưng tôi không chắc lắm. Có thể không phải anh ta. Qua tất cả cái đó, thấy rõ là Secnôivanenkô đã nhúng tay khả sâu vào bến cảng. Bây giờ, công việc chắc phải chạy đều lắm rồi... Còn anh cắm ở đâu, Platôn Ivanôvich? Nom anh vác cọc, chắc anh ở chỗ công trường xây dựng vành ngoài đập chắn sóng Platônôpxki. Nhưng anh có biết tôi sắp nói với anh gì không ? Anh chui vào đó là mất công không. Ở đấy, mọi việc tiến hành rất chu đáo. Tố chức chặt lắm. — Iakôplep tròn xoe đôi mắt ngây thơ, xanh biếc và mỉm cười —... Tôi không thể nói chính xác với anh tổ chức nào đang hoạt động ở đấy, vì bản thân tôi cũng không biết. Nhưng tôi nghĩ chắc chắn là người của đồng chí Đrujinin. Đã mười tháng nay, tôi theo dõi họ mà họ vẫn ở một chỗ. Phải, chắc chắn đó là công tác của đồng chí Đrujinin. Đã lâu lắm, tôi không thấy vụ phá hoại nào khéo thế. Có phải Limônôp đã khuyên anh vác cọc không?

        — Limônôp là ai thế ?

        — Sao, Limônôp là tay chỉ huy công trường chứ ai. Một người rất thông minh! Hắn làm việc có kế hoạch và rất khôn khéo. Đối với anh, cái cọc, cũng như một tờ thông hành. Nếu anh vảc trên vai một cái cọc, tức là anh đi làm việc. Anh có thể dạo khắp khu cảng, không ai ngăn cấm anh cả. Anh có thấy họ đã hợp lý hóa công việc ở công trường như thế nào không? Thế mới thật gọi là làm ! Và điều hay nhất là ngay dưới mũi bọn « capitania». Thật là một tay dũng cảm. Nhưng tôi không thể hiểu được anh ta hành động theo lệnh ai: Đrujinin hay tự bản thân anh ta?

        — Anh chắc thế à? — Xtrenbixki hỏi.

        — Đúng, không phải nghi ngờ gì nữa! Mười tháng xây dựng mà đến tận bây giờ, lạy Chúa, vừa được đúng mười lăm mét đồ bỏ. Anh hùng thật!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2020, 06:46:33 am »


        Thế là đối với Xtrenbixki, tất cả thái độ của viên chỉ huy hay la ó đã hoàn toàn sáng tỏ : những tiếng hò hét thô tục, những giờ « nghỉ giải lao », cách chạy ngược chạy xuôi công trường, cuối cùng là vẻ mặt bừng bừng đẫm mồ hôi, như quả quyết tuyệt vọng đồng thời như khiếp sợ kín đáo, y hệt một người chạy trên một mảnh ván hẹp bắc qua vực thẳm, tự mình cũng sợ cả sự táo bạo của mình.

        — Bây giờ còn điều này nữa — Iakôplep nói, hạ thấp giọng xuống một tí. — Đêm hôm qua, có chiếc tầu Kecđinăng của bọn nó, chở đạn được cho mặt trận, ở Kônxtanza tới. Sáng nay, Marya Trofimova Xayitxkaia, thư ký đánh máy của ban giám đốc cảng, đã tới chỗ tôi: chắc anh cũng biết cô ấy, cũng là người của ta, làm nhiệm vụ do đồng chí Secnôivanenkô giao. Chúng sắp dỡ hàng trên tàu xuống ở đập chắn sóng Pôtapôpxki rồi nó sẽ chạy tới cảng Bốn mươi để xếp lương thực. Khi dỡ hàng, ta sẽ không làm gì được vì Matriôna Trôíimôva cho biết quân lính sẽ đảm nhiệm việc chuyển đạn dược từ tàu thủy sang các toa xe lửa, nhưng phải mau chóng cho người của ta đến chỗ xếp lúa lên tàu. Anh cho biết mệnh lệnh?

        — Phải gọi những người bé ghi ở đập Pôtapôpxki tới. Ta có ai ở đấy? — Xtrenbixki nói nhanh.

        — Chúng ta chỉ có một người bé ghi ở đấy, ông già Juôcbaienkô. Tôi đã triệu tập ông ta vào bảy giờ tối này, toán của ông ta tan tầm lúc sáu giờ.

        — Được, tôi sẽ nói chuyện với ông ta. Còn thợ toa xe, ta có bao nhiêu người

        — Không ít: bốn người. Makôgônôp, Vecbitxky, Iêjôp và Ôpanatxenkô.

        — Tất cả đều có danh sách ở chỗ chúng ta chứ?

        — Tất cả: Makôgônôp và Iêjôp do tôi, Vecbitxky và Ôpanatxenkô do đồng chí Xiniskin Jêleznư, đó là cán bộ của đồng chí ấy.

        — Họ có liên lạc với nhau không?

        — Có, do tôi làm trung gian.

        — Tốt. Triệu tập một người trong bọn họ đến vào lúc quá bảy giờ. Tôi sẽ giao nhiệm vụ cho họ. Khi nào chúng chuyển đạn được sang các toa và khi nào các đoàn tàu thành lập, cần ghi vào một số toa : « phải sửa chữa ». Không phải tất cả, nhưng một vài toa. Hai, ba thôi, không hơn, để khỏi gây ngờ vực. Để cho chúng cắt ra rồi ta sẽ liệu... Đạn gì thế ? Marya Trôfimôva không nói với anh sao?

        — Bom, đạn súng trường, mìn.

        Xtrenbixki cau trản, cố nhớ lại cách bố trí các đường sắt giữa đập Pôtapôpxki với bến bốc hàng lên tàu. Rồi anh nói:

        — Giá ta đưa được tất cả vào con đường cụt của bể chứa dầu hỏa, rồi chặn ghi lại, lối vào đường cụt cái đầu máy, mở hết tốc lực, bên cạnh có sẵn dầu hỏa, ét- xăng, thì thật là tuyệt!

        — Phải, thế thì còn phải nói — Iakôplep tán thành.

        — Càn phải nghiên cứu kỹ chuyện đó. Dù sao, cũng triệu tập cho tôi một người thợ toa xe sau bảy giờ. Tôi sẽ ở lại cảng đêm nay.

        — Nhất định phải thế. Ai không lười biếng thi ở lại đây đêm nay! Nhất là những người làm việc buổi sáng. Anh cứ xin phép Limônôp, anh ấy sẽ cho ngay. Tay ấy tinh lắm.

        — Vậy hành động đi nhá — Xtrenbixki nói.

        — Xin tuân lệnh! — Iakôplep đáp, như một người lính và đứng lên.

        — Nhớ những người bẻ ghi và thợ toa xe đấy... Thôi, tôi đi đây.

        Xtrenbixki sửa lại cái bao, rồi vác cái cọc lên vai.

        — Chúc anh may mắn! — Iakôplep nỏi — Tôi còn ở lại đây một lúc. Gác những của ăn cướp.

        Một nụ cười buồn bã ánh lên trong đôi mắt trẻ con xanh biếc.

        — Thực tế, anh gác những gì ? — Xtrenbixki hỏi.

        — Thóc. Lúa mì. Mười nghìn pút lúa mì Ukren ăn cướp được. Tôi trông rất cẩn thận nhưng Chúa không mưa cho.

        — Tại sao mưa?

        — Tại sao ư? Vì tôi đã đóng tất cả các ống máng đứng lại để cho nước đáng lẽ chảy xuống sân lại đô lên mái kho, lên lúa mì ăn cướp — Iakôplep nói, mắt quắc lên nom rất dữ tợn đến đỗi nước mắt trào ra. Anh lẩy vạt chiếc áo bông tàng lau nước mắt — Tất cả thóc lúa chắc chắn phải mục ra. Tôi gác là vì lương tâm —  Và thấy Xtrenbixki hiếng mắt nhìn vào cái hố đựng cát hiên trắng, ở chỗ tường kho, anh nói thêm — Anh tưởng đó là cát để cho bật lửa đấy à? Có thể. Nhưng ít nhất ngày nào cũng có người đến gặp tôi vì thứ cát ấy đấy, ba, bốn người một, để luôn luồn có sẵn một ít trong túi, lúc cần thì bỏ vào đầu trục. Một thứ cát kỳ diệu. Các đầu trục cứ chảy ra như nến. Hay anh cũng lấy một ít phòng lúc cần?

        Và sau khi đã bỏ vào túi một nằm cát kỳ diệu đó, Xtrenbixki quay lại công trường xây dựng, chỗ tay chỉ huy Limônôp đang vung tập hóa đơn và chửng từ chạy ngược chạy xuôi quát tháo ầm ĩ.

        — Đứa nào làm thế này! Đồ phá hoại! Đồ lười biếng! Đồ Bônsêvich!

        Đó là một đêm cuối tháng tám, ngột ngạt, giữa khoảng gió đêm và gió sáng, khi cả trong thành phố lẫn trên mặt biển không khí không chút chuyển động. Mặt biển im lìm và tối đến nỗi không có ánh sao không ai biết là có biển.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2020, 06:46:59 am »


        Mấy ngọn núi đá to lớn đen sì đứng sừng sững cách bờ không xa. Có ba người đang hàng dọc tiến về phía đó. Hình như họ đi theo ánh sao, chốc chốc lại suýt trượt chân ngã tũm xuống vực thẳm. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài: thực ra, nó không sâu lắm và họ đi, tay đánh xa cẩn thận, chân đặt lên những tảng đá trơn dẫn tới những hòn núi đá như một con đường mòn hẹp dưới nước. Đôi khi, con đường mòn mất đi, phải lội xuống nước đến tận thắt lưng, đi trong lần nước ấm lấp lánh chung quanh những bộ quần áo ướt ánh lân tinh xanh biếc. Đàng trước, quần xắn đến đầu gối, giày vải vắt vai, là Piôt Vaxiliêvich Batsây; sau ông, cũng quần áo như vậy, Đrujinin và cuối cùng Misa đội trên đầu chiếc va-li mây.

        Đrujinin có đủ lý do để tin tưởng Batsây. Tuy vậy, sau hôm gặp gỡ, anh cũng đã điện về Mạc-tư-khoa để điều tra về luật gia Batsây. Người ta đã trả lời anh đó là một công dân trung thực và ban chỉ huy đơn vị của ông cũng nhận xét rất tốt về ông. Từ đó, Piôt Vaxiliêvich không những thực tế mà chính thức đã trở thành người công tác gần gũi nhất của Đrujinin. Mặc dù Đrujinin gọi ông là tham mưu trưởng, nhưng vì toàn bộ ban tham mưu chỉ gồm có ba người kể cả bản thân Đrujinin, Piôt Vaxiliêvich coi đó chỉ là một chuyện đùa. Nói đúng hơn, sở dĩ Đrujinin đã giữ ông ở cạnh vì ông là một người thạo thành phố, một người truyền tin giỏi, hay nói một cách đơn giản, một người liên lạc giỏi. Họ rất tâm đầu ý hợp và đã mau chóng thân nhau. Tuy thế, Piôt Vaxiliêvich cũng chỉ biết về hoạt động của Đrujinin rất ít như ngày đầu mới gặp nhau, mặc dù đã gần mười, tháng trôi qua. Thực ra, ông chỉ biết rằng Đrujinin, thường thường, hầu như hàng ngày, đến giờ nhất định, đã gửi về Mạc- tư-khoa bằng vô tuyến điện những bản báo cáo chi tiết về tình hình ở thành phố và nhận chỉ thị ở đấy.

        Piot Vaxillêvich hiểu rằng, dù Đrujinin chỉ làm có thế, người ta cũng không thể coi anh khác hơn một cán bộ quan trọng vào bậc nhất. Anh chính là tai mắt, trông thấy tất cả, nghe thấy tất cả; đối với anh không một chi tiết nào ở trong thành phố, không một cuộc chuyển quân nào của địch, không một tình hình nào của binh lính Đức và Rumani, có thể lọt qua anh được. Nói tóm lại, đấy là một sở tình bảo tuyệt vời, dựa trên một màng lưới cộng tác viên được chọn lọc cẩn thận và bảo vệ vững chắc ở tất cả mọi nơi trong thành phố, trong các nhà máy, các xí nghiệp, thậm chí cả trong cảnh sát Rumani và trong đội hiến binh. Piôt Vaxiliêvich thường vào thành phố theo lệnh của Đrujinin để liên lạc với các cộng tác viên bí mật và mang về cho Đrujinin những tin tức để chuyển ngay về Mạc-tư-khoa bằng vô tuyến điện. Nhưng ngoài việc đó ra, Piôt Vaxiliêvich tuy không biết được chính xác nhưng cũng đoán thấy, Đrujinin đang lãnh đạo hoạt động của một số nhóm bí mật. Thỉnh thoảng anh ra đi một mình và, sau một hai ngày, trở về cố nén một trạng thái kích thích cực độ, môi mím chặt, hai mắt xanh biếc sáng ngời và gần như luôn luôn sau đó, trên các tờ báo Nga và Rumani, lại xuất hiện những bản mệnh lệnh có tính chất đe dọa của bộ chỉ huy Rumani chống lại phong trào du kích đang lớn mạnh. Nhưng Đrujinin không bao giờ nói tới điều đó và Batsây cũng không hỏi.

        Bản chất ban tham mưu của Đrujinin là phải đối « chỗ ở » luôn để khỏi làm mồi cho bọn Xiguranta hay sở Ghextapô. Đrujinin không thích ở lỳ một chỗ. Anh có năm sáu trạm thường trực bí mật chắc chắn. Nhưng bản thân anh và đại bản doanh của anh không có trụ sở thường trực. Quân Đức càng tiến xa vẽ phía đông, càng khó hoạt động, bây giờ Ôđetxa đã nằm sâu trong hậu địch. Cuộc tấn công thứ hai của quân Đức đã bắt đầu. Bọn phản gián địch đã tiến hành một cuộc đấu tranh tàn nhẫn và có kế hoạch chống lại du kích xô-viết. Nói cho đúng, đáng lẽ lúc này Đrujinin phải ngừng mọi hoạt động trong một thời gian, biến khỏi chân trời, tiêu tan di. Chiến thuật nhanh chóng đổi trạm thường trực không có tác dụng gì nữa rồi. Phải tìm một chiến thuật mới phù hợp với tình thế mới và nghiên cứu cẩn thận. Quyết định của Đrujinin là như thế. Vì vậy, một lần cuối cùng, cần « nói chuyện lên thinh không», cho biết anh phải ngừng hoạt động ít lâu, xin chỉ thị và rồi tinh thần thư thái, lo xây dựng một chiến thuật mới. Trong thời gian vừa qua, nhờ khí hậu ấm áp, họ đã đóng trong một ống dẫn nước khổng lồ thông ra một ngọn núi đá ở vùng suối giữa. Đêm đến, họ đi ra, bước cẩn thận trên từng tảng đá đến tận những hòn núi đá ngoài biển...

        Piôt Vaxiliêvich rất thuộc những ngọn núi đá này. ông đã biết chúng từ hồi bé. Hình thái bờ biển đã thay đổi nhiều do đất lở và xói mòn. Nhưng những ngọn núi đá nhô lên trên mặt sóng, đối diện với các vùng biển nhỏ ở suối giữa thì vẫn nguyên.

        Vẫn cái vũng biển đó, vẫn những ngọn núi đá đó. Ngồi ở mặt núi đá nhìn ra khơi, Đrujinin, Batsây và Misa bắt đầu làm việc ngay. Piôt Vaxiliêvich tháo một cuộn dây thép dài ra, quấn một đầu vào gậy, cắm gậy xuống một khe núi đá. Đó là một cái cần ăng-ten. Misa mở chiếc va-li mây ra, làm mọi việc cần thiết rồi, trong đêm tối, nổi ngay lên những tiếng nhẹ và nhanh của ký hiệu morxơ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2020, 08:15:17 pm »


        Họ đã chọn một ngọn núi đá để làm việc vì nghĩ rằng đó là một nơi không nguy hiểm. Thực ra, cũng như ở nơi khác thôi, vì trên bờ biển, bọn tuần tiễu đi lại suốt ngày đêm, nhưng họ không sợ bị bắt gặp bất ngờ. Ở ngoài biển, chỉ có bằng tàu, chúng mới tới được chỗ họ, còn từ bờ thì bằng con đường đá mòn, nhưng con đường này chỉ những người dân Ôđetxa kỳ cựu mới biết thôi. Để tấn công họ từ bờ, phải đi bằng tàu hoặc lội dưới nước đến tận thắt lưng. Cách này hay cách khác cũng đều mất tính chất bất ngờ và cho Đrujinin có thời gian bắn ra. Họ đã buộc một hòn đá nặng vào điện đài để gặp trường hợp khẩn cấp có thể dìm ngay nó xuống nước.

        Mặt biển bao la im lìm và bằng phẳng, lấm tấm hằng hà sa số sao. Họa hoằn lắm nước mới chảy vào kẽ hở của núi đá, và cuồn cuộn trong đó, nghe lanh canh trong suốt rất vui tai. Rồi mặt biên nhuốm một màu nhợt nhạt và hắt lên núi đá một ảnh thanh thiên, ma quái, giúp cho tiểu đội trưởng Vetxêlôpxki ghi chép, tuy hết sức khó khăn, những nhóm bốn con số mà anh nghe được.

        Tiếng đập mau lẹ và nhẹ nhàng của ký hiệu morxơ kết hợp với tiếng dế đồng ca làm cho không gian tràn ngập cái âm thanh tuyệt diệu và bí mật của cuộc sống ban đêm. Máy morxơ đánh nhanh và rõ ràng:;

        « Ôđetxa, hai mươi hai giờ, giờ Mạc-tư-khoa. Báo cáo của Đrujinin : Tình hình Mạc-tư-khoa và các vùng phụ cận hôm nay như sau... Nhiều binh lính Đức tới thành phố bằng đường sắt, được phiên chế gấp và đưa ra mặt trận bằng ô-tô. Tinh thần binh lính Đức có vẻ bực tức. Một số tên nói người ta đưa chúng tới chỗ chết. Trong bọn sĩ quan, có tư tưởng là quân Đức sắp chiếm được Xtalingrat, vượt qua sông Vônga và lúc đó, chiến tranh sẽ kết thúc. Nhưng trong bọn chiếm đóng, có dư luận xôn xao về những tổn thất nặng nề trước Xtalingrat. Hàng ngày, thường xảy ra mâu thuẫn giữa chính quyền Rumani và Đức. Giá chợ đen của đồng mác tụt xuống. Bọn buôn lậu sẵn lòng nhận đồng bảng Anh và đô-la Mỹ. Người ta lại đòi hỏi tiền rúp xô-viết. Cảng hoạt động nhộn nhịp. Tàu bè từ Kônxtăngza chở tới đạn được, ét- xăng, động cơ máy bay... Đâu đâu cũng nghe nói đến « Xtalingrat...»

        Cứ như vậy, rất chính xác, bằng những câu ngắn gọn, cô đọng, Đrujinin chuyển tin tức đi, còn Piôt Vaxiliêvich trong lúc đó quan sát các vùng lân cận, bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng báo hiệu một tình huống nguy hiểm. Hai lần, anh ngừng lại, khi có toán tuần tiễu Rumani đi ngang trước ngọn núi đá và khi có một chiếc tàu chạy qua trước mặt họ. Trong đêm tối, không nhìn thấy toán tuần tiễu, chỉ nghe tiếng giày bốt giẫm lạo sạo trên đá sỏi và tiếng nói chuyện của bọn lính. Chúng đi qua không dừng lại. Giá nước biển bên dưới không phát ra những tia sáng lân tinh thì chiếc ca-nô đã lướt qua không ai nhìn thấy. Được chiếu sáng ở phía dưới bởi một luồng ánh sáng thủy tinh xanh, nó lướt qua như một bóng ma sáng trong và tiếng động cơ vội vã vang dội trong những núi đá bao quanh.

        Các chòm sao từ từ chuyển động rất đều trên bầu trời đen không gió. Năm đốm lửa nhỏ của chòm sao " Catxiôpê cứ cao mãi và đã lên đến đỉnh đầu. Chùm Đại Hùng tinh ngả về bên phải, xuống thấp đến nỗi tưởng như ba ngôi sao cuối cùng, cách nhau rất xa, chạm vào bờ biển tối om. Giải Ngân-hà đã mờ đi, trong suốt, gần như hoàn toàn không nhìn thấy nữa. Sao Mộc, rất cao trên trời, phản chiếu như một mảnh trăng non, hắt xuống nước một thanh xà dài bàng bạc màu sữa, từ chân trời đến tận chân núi đá. Những mảnh vườn trên đồi không động đậy, im lìm và đen kịt.

        Sau khi chuyển xong tin tức, Đrujinin dềnh dàng một phút và cuối cùng đọc:

        « Hai ngày nay, Ghextapô hoạt động mạnh. Chúng tôi đổi chỗ ở luôn. Tình hình rất gay. Tôi xin phép ngừng chuyển tin trong mười ngày. Sẽ nói chuyện trên thinh không ngày hai mươi lăm thảng tám cũng vào giờ này. »

        « Khoan đã — Mạc-tư-khoa đáp — đừng rời khỏi máy. Chúng tôi sẽ cho chỉ thị ngay ».

        Họ im lặng đợi! Họ thèm hút thuốc nhưng không thể được. Thời gian đi chầm chậm. Để khỏi mất liên lạc với Mạc-tư-khoa, Misa thỉnh thoảng lại đánh chỉ hiệu của mình đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2020, 08:16:03 pm »

        
15

        Gió biên dè dặt nồi lên. Đầu tiên, đó là một ngọn gió nóng, gần như không cảm thấy. Đêm khuya ràng mình bằng tất cả các vì sao và kín đáo chuyền về sáng. Những ngôi sao nhỏ tan ra như bị một bàn tay to lớn xóa khỏi bầu trời. Chí những ngôi sao lớn nhất, sảng nhất còn ở lại. Dưới sao Mộc, một ngôi sao mới, to lớn, xuất hiện. Nó run run như một giọt ngọc thạch trong, lánh. Tưởng như chính bản thân sao Mộc đã câu nó ở đáy biên lên bằng một cần câu mảnh. Ngôi sao mới cũng phóng xuống mặt nước một thanh xà bằng bạc màu sữa « Sao Mai », Batsây nghĩ, với một nỗi buồn bàng khuâng thầm kín, và chợt buồn ngủ. Ông cảm thấy toàn thân uề oải. Piôt Vaxiliêvich nhớ lại một đèm nào cũng trên ngọn núi đá này. Trời tối đen dày sao và gương mặt người thiếu nữ khi mờ khi sáng theo những ánh chớp xa của mặt biển lấp lánh lân tinh. Người thiếu nữ nằm trên chiếc áo choàng ngắn của nữ sinh trung học, tay chống trên đá, cái cằm nhọn tì trên hai bàn tay. Cô ngước mắt nhìn anh, đôi mắt tối om và không biểu lộ tình cảm. Ngồi gần bên cô, anh là một học sinh trung học mười sáu tuổi gầy nhom để tóc dài, và không dám thở mạnh vì cảm thấy lòng tràn đầy hạnh phúc.

                                         Chạm tay em, anh ngại ngùng không dám.
                                         Ôi em yêu em quý của lòng anh
                                         Và những vì sao Catxiôpê
                                         Như rắn vàng nằm trên mặt biển
                                         Nơi bao đám mây mù đang bơi trốn...


        Xung quanh, trên khắp bờ biển vùng suối giữa, tiếng dế đua nhau kêu rả rích thành một bản đồng ca trong suốt, không gian tràn ngập một âm thanh tuyệt diệu và bí mật của cuộc sống ban đêm.

                                         Chạm vào bờ, sóng ngại ngùng không dám,
                                         Chỉ ngoan ngoãn gầm reo, khuất phục.
                                         Lòng ta, biển cả đều là một,
                                         Trong tim anh, em đốt cháy tháng, năm...

        Nhưng những ý nghĩ cứ rối bời. Misa bỗng nói:

        — Mạc-tư-khoa!

        Anh viết suốt năm phút trong tối những nhóm bốn con số. Anh dùng một cái thước riêng để những chữ số không đè lên nhau. Những người mù cũng thường viết như vậy. Thế là xong và anh đóng va-li lại.

        — Sao, Mạc-tư-khoa nói gì thế? — Đrujinin hỏi —  Phải dịch ra đi.

        Misa hưởng tờ giấy về phía các ngôi sao, cố đọc những con so nhưng không được. Bút chì mờ và những con số ghi rất yếu.

        Piot Vaxiliêvich có ý kiến đọc bằng ánh sáng lân tinh của mặt biển. Họ xuống thấp hơn và Đrujinin cẩn thận đưa tờ giấy xuống gần mặt nước. Nước vỗ nhẹ vào đá, lấp lánh màu xanh nhạt. Ánh sáng lân tinh chỉ rọi lên tờ giấy một chốc lát ngắn ngủi, Batsây liền thọc bàn tay xuống làn nước ấm như sữa và khoắng mạnh ngón tay. Nước phát ra ánh sáng nhưng không đủ để đọc. Suốt trong lúc Đrujinin cố đọc tờ giấy, Batsây cứ khoắng ngón tay, đầy ánh sáng xanh biếc như kim cương trên chiếc nhẫn. Nhưng không kết quả. Đành phải trở lại cách cũ: lấy áo trùm kín đầu rồi cần thận bấm đèn pin lên.

        « Cho phép ngừng mười ngày. Thay đổi gấp chiến thuật. Biến dần hầm mộ thành chỗ đóng quân cho tất cả các đồng chí đã đăng ký. Tổ chức phân đội mạnh. Tương lai, sử dụng nhóm được tăng cường. Tập trung vào giao thông liên lạc, tấn công quân dự bị, phá hoại liên lạc. Đặc biệt hết sức chú ý hải cảng. Nếu có thể tổ chức liên lạc trực tiếp giữa các phân đội ở trong hầm mộ với tổ chức của Đảng. Đoàn kết lại. Không ngừng công tác tình báo. Đặc biệt khen ngợi công tác tốt. Rất cảm ơn. Các lối đi lên thành phố của hầm mộ đã bị bao vây. Cố tìm các lối ở ngay trong thành phố. Theo điều tra của chúng tôi, sơ đồ những lối ra vào hầm mộ ở thành phố để ở chỗ giáo sư đại học Xvêlôviđôp. Liên hệ với ông ta, cố lấy cho được bản vẽ. Báo cáo kết quả qua điện đài. Xin chào. »

        — Hết rồi à? — Misa hỏi.

        — Hết.

        — Tốt.

        Hai mắt lim dim, Đrujinin đọc thuộc lòng bản chỉ thị, gần lừng chữ một.

        — Tốt. Xong rồi! — Anh nói và xé nhỏ tờ giấy, vo viên lại rồi ném xuống biển — Anh có nghe đấy chứ — anh hỏi Piòt Vaxiliêvich.

        — Giáo sư Xvêlôviđỏp...

        — Anh quen à ?

        — Một thời gian, ông ta dạy sử ở trường trung học của tôi. African Africanôvich Xvêlôviđôp, không biết có phải là một không.

        — Tên ông ta đấy à ?

        Batsây mỉm cười:

        — Phải.

        Dưới chế độ cũ người ta mang những cái tên lạ lùng thật — tiểu đội trưởng Vetxêlôpxki nói, vừa cuộn dây ăng-ten vừa che ống tay áo lên miệng ngáp dài.

        — Ông ta ở đâu ? Anh không nhớ à ? — Đrujinin hỏi cộc lốc.

        — Làm thế nào mà nhớ được? — Piôt Yaxiliêvich nói với một cử chỉ tuyệt vọng. — Từ bấy, đã bao nhiêu năm qua rồi... Tôi nghĩ lá ông ta chết rồi.

        — Thế mà chưa đấy.

        — Thế thì ít ra ông ta phải tám mươi tuổi.

        Đrujinin nằm sấp xuống để cằm vào bàn tay và suy nghĩ.

        — Dù sao, chúng ta cũng phải tìm cho ra cái ông African Africanovich của anh — cuối cùng Đrujinin nói với Piôt Vaxiliêvich — Anh là một con sói già ở Ôđetxa... Mà cũng lại là trong lãnh vực của anh nữa.

        — Được rồi — Batsây nói — nhưng tôi chưa có một ý gì về cách tìm ông ta.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2020, 08:16:49 pm »


        Đrujinin không đáp gì cả. Hình như anh ngủ, Có lẽ anh ngủ thực, nhờ những tiếng thở dài, ấm áp và thưa thớt của biển cả ru ngủ. Cả ba, buồn ngủ, đều im lặng. Cuối cùng, Đrujinin nằm ngửa ra, duỗi tay răng rắc và ngáp to quá, khiến Misa sợ hãi, nói với anh:

        — Im !

        — Xin lỗi — Đrujinin cười, và làm mấy động tác thể dục để khỏi buồn ngủ.

        Đâu đó, xa xa, sau những ngọn đồi, một con gà trống gáy, giọng ngái ngũ.

        — Này — Đrujinin nói, nắm lấy đầu gối Piôt Vaxiliêvich — Tay ấy tên là gì nhỉ?

        — Tay nào?

        Batsây không thể nào quen với những ý nghĩ kỳ quặc của Đrujinin: không thể nắm được ý nghĩ của anh khi nó đã chín muồi một cách kín đáo và chợt xuất hiện dưới hình thức một câu hỏi kỳ dị khó hiểu. Piôt Vaxiliêvich nhăn trán lại, cố hiểu xem Đrujinin muốn nói về « tay nào », ý nghĩ thầm kín nào đã khiến anh phát ra câu hỏi đó.

        — Hừm... Tôi không hiểu: tay nào ? — Piôt Vaxiliêvich lại nói lần nữa, lúng túng.

        — Kìa, cái ông bạn nối khố của anh hiện mở cửa hàng đồ cũ « Jorjơ » ở phố Ribat ấy! Anh nhớ ra không, lúc chúng ta đi qua đấy ? Sau anh có kể chuyện với tôi, nhưng thủ thực, tôi đã quên mất tên anh ta. Kôletnisuc hay là gì?

        — À, Kôletnisuc ! — Piôt Vaxiliêvich tối sầm mặt xuống và cần môi nom thật dữ tợn — Hắn đã tỏ ra bỉ ổi thật!

        — Hắn làm gì ?

        — Thì anh biết đấy. Tên khốn kiếp số một! Hắn đã trốn khỏi Hồng quân và hiện giờ buôn bán đồ cũ ở phố Ribat.

        — Anh biết hắn ta lâu chưa?

        — Chúng tôi học cùng một trường từ hồi lớp tư. Rồi, suốt đời... cho đến mãi gần đây... Bao nhiêu lần, hắn lên Mạc-tư-khoa dự hội nghị hàng năm, đều ở lại nhà tôi... Còn tôi, tôi đã ở tại nhà hắn, ngay trước hôm xảy ra chiến tranh.

        Bỗng Piôt Vaxiliêvich nhớ lại rõ ràng Jorka Kôletnisuo, cậu bé học sinh lớp bốn, một « con khỉ » như anh em đã mệnh danh cho... rồi cầu thủ đá bóng, một anh chàng mảnh khảnh không may mắn, sinh viên bận quần vải sọc... học viên trường quân sự... cuối cùng công chức xô-viết, một kế toán viên ở Glapsai, không trễ lắm nữa, trong chiếc áo mưa với đôi giày vàng, ông nhớ lại cái « biệt thự » chiếc ô-tô nổi tiếng, Raitxa Lvôpna với gương mặt hiền lành, đỏ bừng bừng vì lửa bếp... Ông nhớ lại món cả trích sấy... những quả « cà bung »... Cuối cùng, ông nhớ lại Kôletnisuc bận đồng phục cán sự ba quân nhu, cuộc tiễn đưa nhau trước khi ra mặt trận. Rồi một cái bóng xám, đen tối, trùm lên tâm hồn Piôt Vaxiliêvich. « Bạn hồi nhỏ, bạn hồi nhỏ ông nói đi nói lại, đau xót và tức giận, nhớ lại đặc biệt và rõ ràng Jorka Kôletnisuc đội mũ quả dưa, khoác ba-đờ-xuy gấu xòe gần cửa hàng « Jorjơ », phố Ribat. Hẳn chào bọn s. s. sao mà hèn nhát, khúm núm thế! Hắn cặp chặt cái mũ trên ngực có vẻ mới trung thành chứ! Cái cách hắn nhìn két tiền, để trên vỉa hè, bên cạnh người, mới hèn hạ làm sao!

        — Từ nhỏ ! từ nhỏ ! — Ổng nói gần như tuyệt vọng — Anh thử nghĩ mà xem !

        — Có thế — Đrujinin lạnh lùng nói.

        — Phải, nhưng thế là thế nào ? Vậy ra trong tâm hồn hắn, luôn luôn có một tên tiểu tư sản, một tên tư hữu, một thằng nhát gan, một con người ti tiện, một lão chủ hiệu?

        — Có gì là lạ? — Misa nói, cố cưỡng lại cái ngáp dài khó chịu buổi sáng và co dúm đôi gò má lại — Đó là những nốt ruồi duyên của chủ nghĩa tư bản.

        — Đúng thế — Batsây nói, phấn khởi — Dù sao, cuối cùng, lão chú hiệu cũng đã thắng.

        Đrujinin lắc đầu ra ý quan tâm.

        — Thế dễ ông bạn thân của anh, anh chàng Kôletnisuc, chẳng phải xuất thân từ một gia đình buôn bán sao ?

        — Không thật là buôn bán. Nhưng cũng không xa. Bố hắn ta làm với anh em Pơtasnikôp.

        — Nghĩa là trong nghề buôn bán... Phải, phải... Gia đình anh ta có giàu có không?

        — Chẳng bao giờ! Suốt đời chật vật lắm! Bọn anh em Pơtasnikôp nổi tiếng đó, đã vắt thịt người làm để lấy nước. Và tôi xin hỏi anh một điều...

        — Nhưng đại thể hẳn thuộc vào loại người nào ? Một tên phản bội ư?

        Plôt Vaxiliêvich suy nghĩ.

        — Biết đâu đó ? Rõ ràng là lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.

        — Không, tôi không nói cái đó. Lúc nhỏ hắn ta ở nhà trường như thế nào ? Bản chất hắn có gì tỏ ra phản bội không? Anh hiểu ý tôi muốn nói rồi chứ. Lúc bấy giờ, đối với bạn bè... Hắn có hay mách lẻo không? Hắn có hay thì thọt với các giáo sư không?

        — Cái đó thì không! — Batsây nói quả quyết — Hắn luôn luôn là một người bạn rất tốt. Nhưng tôi nhắc lại, rõ ràng là khó đo lòng người lắm.

        Hình như những lời nói sau cùng này của Piôt Vaxiliêvich không được Đrujinin chú ý tới nữa, anh đã bỏ qua. Đrujinin nói rất thờ ơ và không rõ ràng lắm:

        — Phải, có thế... Được, rồi sau ra sao ? Trong thời kỳ nội chiến, can thiệp ?

        — Hắn luôn luôn là một người xô-viết chân chính.

        — Ra thế...— Đrujinin có vẻ suy nghĩ — Hắn sinh quản ở Ôđetxa?

        — Phải.

        — Thế thì, có thể hẳn sẽ giúp chúng ta tìm ra giáo sư Xvêlôviđôp. Anh nghĩ thế nào?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2020, 08:17:06 pm »


        Piôt Vaxiiiêyich nhìn Đrujinin có vẻ lúng lúng, gần như sự hãi: có phải anh đùa không? Nhưng hiển nhiên là anh không đùa, vì anh đã bắt đần phát triển thêm ý kiến của mình ngay.

        — Thường thường, những người sinh cùng thành phố đều ít nhiều có biết nhau. Dù sao, họ cũng có nghe nói đến nhau. Luôn luôn họ có thể có những người quen chung, những bà con chung, có phải không ? Tôi chắc Kôletnisuc sẽ giúp anh tìm thấy African Africanôvich.

        Bây giờ Đrujinin đã nói đến việc Piôt Vaxiliêvich đến thăm Kòletnisuc như một điều đã quyết định và hoàn toàn tự nhiên. Anh không hỏi ý kiến, anh nhẹ nhàng ra lệnh.

        — Có tin cho biết bọn Đức và Rumani phóng thích tù binh địa phương. Anh là người địa phương. Noi sinh của anh là Ôđetxa. Như vậy anh dễ thống nhất với Kôletnisuc.

        — Tôi mà nói chuyện với Kôletnisuc à? — Batsây nói, mắt lóe sáng nom thật khủng khiếp.

        — Chứ sao, ít nhiều anh cũng có lý do để chuyện trò với hắn. Và lý do này có vẻ tự nhiên nhất. Hình như anh có nói với tôi là đồ đoàn của anh còn để ở nhà Kôletnisuc thì phải.

        — Phải — Batsày nói, buồn rầu. — Tôi có để ở nhà thằng chó má ấy một bộ thường phục, một đôi giày, một chiếc áo ba-đờ-xuy, bản luận ản.

        — Thế thì tuyệt! —Đrujinin xoa tay reo lên — Tuyệt hết chỗ nói ! Vậy anh sẽ đến nhà Kôletnisuc lấy đồ đoàn.

        Piôt Vaxiliêvich phát ra một tiếng ứ ấm ức và bứt rứt xoa ngón tay, má và cằm...

        — Này — ông nói, giọng khản đặc — tốt hơn hết, anh đừng bảo tôi đến nhà thằng súc sinh ấy... Chẳng được việc gì đâu... Vì tôi... tôi sẽ đánh giập mõm nó mất! — Batsây bỗng hét lên, giọng run run.
         
        — Kìa, đừng làm ồn chứ ! — Misa nói.

        — Cam đoan, tôi sẽ đánh giập mõm nó ! — Batsây nhắc lại chắc nịch, giọng ấm ức.

        — Chưa chắc — Đrujinin lạnh lùng nói và cắn móng tay.

        Còn Misa thì khua khua bàn tay, quay mình sang phía khác, cố tìm cách ngồi cho vững trên ngọn núi đá nhọn hoắt.

        Piôt Vaxiliêvich khịt mũi một lúc và trong đôi mắt long lanh phản chiếu một cách bí mật những ngôi sao buổi sáng. Đrujinin kiên nhẫn đợi cho Batsây hết khịt mũi rồi mới bình thản nói tiếp:

        — Vậy anh sẽ đến nhà Kôletnisuc thăm dò về việc African Africanôvich và nếu gặp may biết được điều gì, anh sẽ đi thẳng tớl chỗ ông ta, hỏi ông ta về những lối ra vào hầm mộ ngay trong thành phố. Nói tóm lại, anh tìm hiểu xem, đừng có lười, quan trọng lắm đấy.

        — Tôi sẽ đánh giập mõm nó! — Batsây buồn rầu nói.

        Đrujinin im lặng cẳn móng tay một lúc rồi nói tiếp:

        — Chắc chắn ông African Africanovich Xvêlôviđôp là một người tốt. Nhưng dù sao cũng phải hết sức cẩn thận. Phải thấy rằng bọn chiếm đóng bắt cả những người chỉ vì đã dùng chữ « hầm mộ ». Đối với chúng, đó là một danh từ ghê gớm, đáng ghét... Chúng tôi sẽ đợi anh trong ống dẫn nước...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM