Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:31:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 15055 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2020, 06:16:27 pm »


       
8

        — Thôi, nói chung, tình hình công việc thế nào? Gay lắm phải không? — Măcximôp đổi giọng hỏi, nồng nhiệt và thân mật.

        — Nói làm gì! — Secnôivanenkô lau mồ hôi trán và trả lời cũng hết súc giản dị — Không phải là nói suông, nhân dân rất mong Hồng quân trở về. Vấn đề này, ở chỗ anh, ở bộ tham mưu du kích, người ta nghĩ thế nào ?

        — Chắc cũng như ở chỗ anh. Trước hết phải đánh bại quân đội phát-xít đã. Anh vẫn nghe đều thông cáo của Thông tấn xã Xô-viết đấy chứ?

        — Tương đối đều.

        — Thế anh có cần hỏi gì tôi không ? Hiện giờ chúng lại đang đồ về phía đông.

        — Phải, phải. Theo hướng Bacvenkôvô — Secnôivanenkô thở dài — Việc này mới.

        — Còn chuyện tiếp tế, ở chỗ anh, trong hầm mộ, thế nào?

        — Không tốt lắm. Chỉ còn số dự trữ bất khả xâm phạm, Chúng tôi phải tự tiếp tế lấy trong các làng chung quanh, chúng tôi cho người đi chợ.

        — Còn tiền?

        — Chút ít ở cửa hàng đồ cũ nổi tiếng này. Như người ta nói, một chi nhánh của chúng tôi.

        — Kôletnisuc công tác thế nào ?

        — Anh phải biết — Secnôivanenkô nói, phấn chấn — quả là một con ngirời thật đáng quí. Nhờ anh ấy mà tôi nhận được mọi tình hình: cắt báo, tóm tắt những câu chuyện trong các tiệm cà-phê và ngoài chợ, những lời nói tình cờ của khách hàng. Một cơ quan tình báo phong phú! Và ví dụ, tôi đã triệu tập tới cái trạm này đủ các hạng người của ta đang làm việc trong thành phố, đúng y như là phòng làm việc của tôi vậy. Hầu hết đều đã qua cái phòng chứa hàng này. Anh đến với chúng tôi, ở Ôđetxa, có lâu không ?

        — Tôi sẽ đi một ngày gàn đày.

        — Anh lại trở về đấy chứ ?

        — Tôi trở về đấy.

        — Thế thì nếu gặp, cho tôi gửi lời chào thân thiết đến đồng chí bí thư Ban chấp hành khu. Nói với đồng chí ấy là cả khu rất nhớ đồng chí.

        — Nhất định tôi sẽ nói.

        — Còn anh, thế nào, anh không sợ bị cảm lạnh với cái quần chẽn Đức ngắn cũn cỡn này sao? — Secnôivanenkô hỏi, mắt nheo lại ra vẻ tinh nghịch.

        — Ồ! Nói làm gì — Măđximòp thở dài — Thà cởi truồng mà đi trong thành phố còn hơn, ít nhất cũng còn đỡ nhục. Mà làm thế nào được? Đấy là cuộc sống của chúng ta. Này, đồng chí Secnôivanenkô — anh nói, giọng dè dặt như khi mới đến, một giọng nói tham mưu, hình như cho dù giờ giải lao đã quá lâu rồi — bây giờ cho phép tôi chuyên đạt những chỉ thị của bộ tổng chỉ huy. Tôi sẽ không vẽ lên một bức tranh chi tiết về tình hình trên các mặt trận. Ít nhiều anh đã biết rồi. Tôi chỉ nói với anh một ít về tình hình giao thông liên lạc của địch. Một cách sơ lược thôi. Tôi tin là anh đã biết rõ tầm quan trọng của vấn đề giao thông liên lạc trong cuộc chiến tranh này rồi chứ? Mãi cho đến cuộc thất bại Mạc tư-khoa, tuyến vận chuyển quân sự chủ yếu của quân Đức phải đi qua Biêlôrutxi và Ukren. Trong mùa đông, du kích Ukren đã uy hiếp mạnh các đường sắt khiến quân Đức gần như phải ngừng việc vận chuyển qua Biêlôrutxi và chuyên chủ yếu qua Ukren. Lập tức, du kích Ukren hoạt động, đánh cho các tuyến đường sắt phía nam những đòn phù hợp với kế hoạch chúng ta. Những đòn này đã được diễn đi diễn lại đến tận những ngày gần đây. Lực lượng của họ ngày càng lớn mạnh.

        — Ờ ờ! Cái đó cũng dễ hiểu — Secnôivanenkô nói — Tôi nằm được ý anh rồi. Nghĩa là, hiện giờ, quân Đức phải đi sâu xuống, càng chuyển luồng vận chuyển chú yếu về phía nam chứ gì ?

        — Hoàn toàn đúng. Trong số các tuyến đường sắt chạy từ Đức ra mặt trận, đặc biệt liên quan đến quân đội phát-xít, phải chú ý kể đến các tuyến đường đi từ Nikôlaiep đến Namenka và Đơnieprôpêtrôpxk; bằng các tuyến đường này, địch chuyên những hàng hóa từ Hắc- hải chở tới không bị trở ngại gì. Một bộ phận hàng hóa đó được bốc dỡ tại Ôđetxa. Vì vậy nhiệm vụ số một của hạm đội Hắc-hải...

        — Là cấm không cho chúng đi đường biển — Secnôivanenkô nói, nắm chặt bàn tay lại thành một quả đấm chặt.

        — Bằng cách đó, các anh sẽ ủng hộ mạnh mẽ Hồng quân và qua đó, các anh sẽ tham gia vào hoạt động chung của các nhóm du kích dưới quyền chỉ huy của bộ tham mưu du kích Ukren trong việc chấp hành cùng một nhiệm vụ chiến đấu. Anh có người ở cảng không?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2020, 06:16:50 pm »


        Secnôivanenkô suy nghĩ, điểm qua các cán bộ nhân viên của mình trong trí nhớ.

        — Chúng tôi sẽ tìm ra.

        — Vậy thì, hãy chuyển trung tâm hoạt động phá hoại của các anh vào cảng Ôđetxa đi. Và càng nhanh càng tốt. Cụ thể, làm cho hoạt động của cảng tê liệt đi, phá hoại công việc bốc xếp, đánh đắm tàu bè, điều tra ngày khởi hành. Tòi xin giới thiệu cách làm như sau để làm ví dụ: người của chúng ta đã ứng dụng có kết quả ở Ki- ép. Trước ngày chiếc tàu khởi hành, anh em bí mật mở vòi nước ở đuôi tàu ra và cho nước chảy vào toàn bộ hệ thống tháo nước, kết quả: việc khởi hành của tàu phải chậm lại! Một việc nhỏ thỏi, thật thế, nhưng rất có hiệu quả.

        — Xin lỗi, anh vừa nói thế nào ? Người ta đã mở vòi nước sau ra và cho nước chảy qua hệ thống tháo phải không? Chúng tói sẽ để ý đến điểm ấy — Secnôivanenkô rút sổ tay ra và ghi vài chữ bằng bút chì con — Anh đừng lo — ông nói, nhận thấy mặt Măcximôp sầm xuống — chỉ vài chữ thôi, mà ngoài tôi ra, không ai có thể đọc được và nếu có đọc được, cũng chẳng hiểu tí gì đâu. Anh cứ tiếp tục. Tôi xin nghe.

        — Không phải chỉ hoạt động vũ trang — Măcximôp nói tiếp — Phải tổ chức quần chúng phá hoại. Chúng đang huy động quần chúng ra làm ở cảng. Phải phá tan việc huy động đó đi. Cho người của các anh thâm nhập vào các ac-ten công nhân khuân vác. Phát triển công tác chính trị quần chúng. Đừng để cho bọn Đức và bọn Rumani mang đi bằng đường biển những của cải xô-viết chúng đã cướp bóc được. Chúng tôi có tin cho biết, một số lớn dự trữ lương thực được tập trung ở cảng Ôđetxa chờ tàu thủy chở về phía Rumani và xa hơn, về Đức. Hãy nhúng tay vào việc đó, ma bắt chúng nó đi. Các anh có rất nhiều khả năng. Hãy tổ chức những cái « ô »

        — Những cái « ô » ? — Secnôivanenkô nhắc lại, hỏi.

        — Phải. Một sáng kiến tuyệt vời. Các anh sẽ bố trí một khoảng trống trong hầm tàu chất đầy đến tận nóc. Như vậy có thể làm giảm bớt hàng trăm tấn lương thực.

        Ngoài ra, điểm trọng tâm bị chuyển địch và con tàu mất thăng bằng. Tai nạn nhất định sẽ xảy ra, nhất là gặp khi biển động.

        Secnôivanenkô hấp tấp ghi vào sổ tay chữ « ô ». Giữa lúc đó, có tiếng gõ cửa dè dặt,

        — Anh đấy phải không, Jôra? — Secnôivanenkô khẽ hỏi — Gi thế ?

        — Đến giờ đóng cửa hàng rồi — Kôletnisuc thì thào sau cánh cửa — Sắp đến giờ bọn cảnh sát đi tuần. Kết thúc đi.

        Secnôivanenkô và Măcximôp nói chuyện quên cả thời gian trôi qua.

        — Xong ngay, Jôra, cứ gác ở cửa,

        — Thôi — Măcximôp nói, đứng dậy và chìa tay cho Secnôivanenkô.

        — Mong rằng mọi việc sẽ hết sức tốt đẹp — Secnôivanenkô nói, vui vẻ đập vào lòng bàn tay để mở. —  Gửi lời chào bộ chỉ huy và báo cáo với bộ, mệnh lệnh sẽ được chấp hành, xin nhận khuyết điểm là đến tận bây giờ, còn làm được quá ít.

        — Nhưng không phải là không có gì — Măcximôp nhận xét, hất những mớ tóc cánh phượng ra sau tai. —  Ít ra các anh đã làm tê liệt được cả một sư đoàn Rumani.

        — Đó là một điều mới mẻ đối với chúng tôi đấy —

        Secnôivanenkô ngạc nhiên thì thầm — Bằng cách nào thế ?

        — Tên chỉ huy Rumani đã phải giữ phòng mấy trung đoàn dự bị trong khu vực hầm mộ Uxatôvô. Ở bộ tham mưu, chúng tôi có một bản mật lệnh của Antônexkô về vấn đề này do người chúng tôi bắt được, của một tên đại tá Rumani đãng trí. Phải xem trọng điều đó và đừng quá ân hận. Nhưng tất nhiên, cũng đừng tự mãn với thành tích — Măcximôp vội vàng nói thêm — Có gì khác cần chuyển nữa không?

        — Chuyển hộ lời chào của những người cộng sản và không đảng phải ở hầm mộ Uxatôvô. Tất cả sẽ được thi hành. Chúc anh đi bình yên ! Đừng quên chúng tôi!

        — Chúng tôi không quên các anh đâu.

        — Bây giờ anh biết địa chỉ của chúng tôi rồi chứ?

        — Cửa hàng đồ cũ « Jorjơ».

        — Đúng thế. Bất kỳ lúc nào. Nhưng nên báo cho cán sự ba quân nhu Kôletnisuc biết trước vài ngày — Secnôivanenkô nói và chỉ cười bằng mắt — Bao giờ sẽ đón anh, lần sau?

        — Tôi nghĩ là khoảng một hai tháng nữa. Tôi hay một người khác. Còn phải tùy tình hình. Nhưng từ nay đến đấy, chú ý bến cảng nhé. Tất nhiên, không bỏ qua những công tác thường xuyên. Auf Wiedersehen

        — Jôra, mở cửa.

        Có tiếng đẩy chốt cửa khe khẽ.

        — Hình như tôi bị giam ? — Măcximôp hỏi.

        — Tưởng gì lạ thế! — Secnôivanenkô đáp, vui vẻ và nâng cái móc bên trong lên — Khoan đã... Jôra. Ổn cả đấy chứ? Ra được chưa?

        — Ra đi, nhưng thật nhanh vào,

        — Xin mời anh.

        Secnôivanenkô mở rộng cửa và đại úy Măcximôp miệng huýt sảo bài van Xinva, núng nính bước khỏi cửa hàng vắng tanh, ra ngoài phố Ribat vắng tanh, dưới nắng chang chang của mặt trời oi bức buổi chiều.

        — Anh triệu tập cho tôi vào ngày thứ năm hai đồng chí ở khu phố vận tải đường biển, Iakôplep và Xayitxkaia — Secnôivanenkô nói với Kôletnisuc khi chỉ còn lại hai người — Từng người một nhé.

        Kôletnisuc cau trán lại cố nhớ lấy.

        — Tôi chắc Iakôplep là người gác kho số 6 ở cảng, còn Xayitxkaia, đánh máy tại phòng giảm đốc cảng phải không ?

        — Rất đúng.

        — Sẽ thi hành đúng — Kôletnisuc nói và thở dài. ông buồn rầu nhìn Secnôivanenkô như muốn nói một điều gì rồi lại thở dài lần nữa.

        — Anh có việc gì mà thở dài thế ?

        — Không, không quan hệ gì đến công việc cả. Chuyện buồn riêng thôi.

        — Tốt, nếu anh thích thì cứ buồn. Nhưng đừng quên là Iakôplep và Xayitxkaia sống chết thứ năm cũng phải có mặt ở chỗ tôi. Thực tế, chúng ta đã sao nhãng công việc ở cảng. Chúng ta không đủ sức nắm hết. Thôi, hẵng xếp bộ mặt đưa ma của anh lại. Tôi ra lối cửa sau. Hành động!

        Rồi Secnôivanenkô, trước con mắt dịu dàng và đầy trách móc của Kôletnisuc, đi ra sân bằng cái cửa thứ hai của buồng để hàng, và qua cửa cồng, đi về phía Katêrin đệ nhị. Lúc ấy là giờ đóng cửa hàng và công sở, giờ bọn con buôn chứng khoản suốt ngày tụ tạp ở sân Vane ra về. Secnôivanenkô đi lẫn vào đám đông. Sau cuộc hội kiến với người đại diện bộ tham mưu, Gayrin Xêmiônôvich cảm thấy lòng mình như sóng triều dâng, như sau một thời gian dài kiêng cữ, lại được tắm biên và bơi sải một cách thích thú.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2020, 06:17:37 pm »


       
9

        Không ai hiểu được tâm trạng của Kôletnisuc. Có lúc ông cảm thấy giận dữ ghê gớm, hai tay run lên. Lắm lúc ông lại có những mơ ước huyền hoặc. Ông tin là một tháng sẽ trôi qua, Iônen Mirêa sẽ xuất hiện và sẽ mua lại các hối phiếu. Ban đêm, ông mất ngủ, trằn trọc luôn, người tiều tụy dần.

        Bên ngoài, trông ông không thay đôi mấy, vẫn tiếp tục công việc buôn bán, duy trì trạm liên lạc, chi tiền theo giấy giới thiệu của Secnôivanenkô. Ông đã giấu Secnôivanenkô câu chuyện hối phiếu. Ông xấu hổ không dám thú nhận sự ngày thơ, dại dột của mình. Ông làm ra vẽ mọi việc đều tốt đẹp cả. Dạo này, Secnôivanenkô thường đến cửa hàng luôn. Người ta cảm thấy sắp có một trận đánh lớn. Khi Secnôivanenkô hỏi đến việc bán hàng Lêningrat, Kôletnisuc cố vui vẻ trả lời:

        — Công việc vẫn chạy, sổ sách vẫn đều.

        — Jora ạ, anh xuất chúng thật! Bây giờ anh là một « Pôtasnikôp » thực sự rồi đó. Cứ tiếp tục đi.

        Để bù vào quỹ, Kôletnisuc đã phải luôn luôn bản đến những của riêng của mình: cái áo ba-đờ-xuy mùa đông, chiếc áo pơ-lit cũ bằng lông thú mà vợ ông đã thừa hưởng của mẹ, một cái mũ da rái cá, tấm chăn phủ giường, sáu tấm khăn trải giường. Thậm chi ông phải đụng đến cả đồ gỗ trong nhà và đã bán cho một người buôn đồ cũ hai chiếc ghế dựa đẹp kiểu Saclơ IX bằng gỗ sồi chạm. Đến lúc này, hết sức bất ngờ, ông gặp may mắn: có một người, do khôn khéo của ông, đã chịu nhận tiền hàng bằng những hối phiếu giả.

        Thật là lạ lùng. Người này còn có vẻ ngờ nghệch và thiếu kinh nghiêm buôn bán hơn cả bản thân Kôletnisuc nữa. ông đã đối xử với người này cũng tàn nhẫn và vô liêm sỉ như Iônen Mirêa đã đối xử với ông. Lạ nhất là người này cũng bán một lô hàng dệt kim Lêningrat. Người gầy ốm, râu ria xồm xoàm, đôi mắt láo liên, đầu đội cái mũ cát-két dạ ố mò hôi, lép kẹp như bánh đa, chân đi đôi giày vẹt gót, mình khoác áo bằng cao su bẩn ngoài bộ quần áo bằng vải thô. Người này như đã lẻn vào cửa và lanh lẹn chạy tới bàn giấy Kôletnisuc. Y có vẻ vừa đáng thương lại vừa đáng tởm của một gã xuất thân từ đám mạt lưu xã hội.

        — Thưa ông, ông cần gì — Kôletnisuc hỏi vẻ hách dịch và ngờ vực, ngắm hẳn từ đầu đến chân.

        — Ông thứ lỗi cho — người lạ mặt nói, nghẹn ngào. — Môtsiônưkhơ.

        — Cái gì « môi sứt »?

        — Không phải, đó là tôi, Môtsiônưkhơ. Tên tôi là Môtsiônưkhơ.

        Nhìn khắp xung quanh như một con vật bị săn đuổi, anh chàng mang cái tên Môtsiônưkhơ lạ kỳ ấy tiến sát đến bên Kôletnisuc, rồi phanh vạt áo đi mưa ra, cho ông xem một tấm hàng dệt kim Lêningrat.

        — Tôi có hai tấm vải này. Tôi chỉ bán nửa tiền — hắn thì thào, phả vào tai Kôletnisuc một mùi hành và đầu quỳ — Tôi xin ông thứ lỗi cho... chỉ hai câu thôi...

        Vẫn nhìn khắp tứ phía, Môtsiônưkhơ áp bộ ngực lép kẹp vào người Kôletnisuc và, chốc chốc lại nhìn chòng chọc vào mắt ông, thì thào kễ lại thiên anh hùng ca buôn bán hết sức đơn giản của hắn. Cũng như Kôletnisuc, trước hẳn là chú nhân một cửa hàng đồ cũ trên bờ sông Mônđayanka. So với cửa hàng « Jorjơ » thì cơ ngơi buôn bán của hẳn chỉ là một quán hàng tồi tàn. Môtsiônưkhơ tự giới thiệu như một con người sa sút điển hình. Ngày xưa hắn là một người của chế độ Tân kinh tế rồi thợ thủ công, rồi không biết thế nào trở thành quản lý nhà đất. Hắn đã ở lại thành phố và dưới chính quyền chiếm đóng, quay về với nghề buôn, mở trong khu phố hắn ở một cửa hàng theo kiểu một cửa hàng đồ cũ, bán những hàng hóa cướp bóc được trong thời kỳ tản cư ở các nhà dân thành phố. Nhưng chẳng mấy chốc, hẳn bị phá sản, không nạp được một số khoản thuế và bây giờ, để khỏi phải vào tù, hạn trong một ngày, hẳn phải cấp tốc bán tháo các của cải đi để nạp tiền cho sở thương mại thành phố. Từ sáng, hắn đã chạy khắp thành phố tìm người mua và thế là cuối cùng, hẳn đã giạt vào cửa hàng « Jorjơ ».

        Kôletnisuc cố nhịn lắm mới không bạt tai cho tên kẻ cướp, nguyên quản lý nhà đất nọ.

        — Này ông Môtsiônưkhơ, ông lấy hàng dệt kim Lêningrat này ở đầu ra thế ? — Kôletnisuc nghiêm khắc hỏi.

        — Tự ông cũng có thể hiểu thôi... Môtsiônưkhơ lắp bắp thì thào. — Đó là thời kỳ tản cư. Ở kho Công ty tơ lụa Ukren... Tôi cứ cất mãi ở quầy hàng chờ thật được giá... Bây giờ, ông thấy đấy, tôi bị phá sản... ông không biết tôi, chứ tôi thì tôi biết ông. Dưới thời bọn bônsêvich, ông làm kế toán ở Glapsai... ông hãy mua rẻ nửa tiền món hàng nhưng đừng để cho một người phải vào tù! Ông nên giúp đỡ một nhà buôn bạn đồng nghiệp của ông... Năm mươi mác một mét.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2020, 06:18:05 pm »


        Không bao giờ Kôletnisuc cảm thấy căm thù và nhục nhã đến thế. Tên nguyên là người của chế độ Tân kinh tế, tên ăn cắp kiêm quản lý nhà đất, tên mạt lưu xã hội điển hình, với chiếc mũ cát-két bẩn mồ hôi kia, đã dám xin ông giúp đỡ và thương hại, đã gọi ông là bạn đồng nghiệp... Không, thế này thì quá lắm! Chỉ tí nữa ông Kôletnisuc lực lưỡng đã đứng thẳng người lên và cho ông « bạn đồng nghiệp » một tống, biến hẳn thành một vũng bùn nhão nhoẹt.

        Nhưng ông chợt nảy ra một ý nghĩ tài tình, nhất cử lưỡng tiện, đẩy được những tờ hối phiếu giả đó mà lại lấy được hàng, nghĩa là đối xử với Môtsiônưkhơ như Iônen Mirêa đã đối xử vói ông, bản thân ông. Kôletnisúc biết rõ là mình đang giở một trò bỉ ổi nhưng ông không mảy may ân hận. Thậm chí lòng ông còn tràn ngập một niềm vui sướng ác độc, được trả thù.

        — Tôi lấy cho — ông nói, quả quyết — Việc như thế là xong! — và ông khẽ đập bàn tay lên bàn giấy — Hai mươi lăm phần trăm tiền mặt, số còn lại bằng hối phiến. Hàng chuyển đến cửa hiệu « Jorjơ», tiền chuyên chở ông chịu.

        Và không để cho Môtsiônưkhơ choáng váng, kịp hé răng, ông lôi những tờ hối phiếu nhét trong bàn giấy ra và cầm vẫy vẫy trước mũi tên kia. Tinh thần Prơjêvenxki đã thâm nhập vào Kôletnisuc nhanh chóng không thể tưởng được.

        — Những hối phiếu tuyệt diệu đây ông ạ! Hơn cả tiền bạc. Nhận những hối phiếu này, ông sẽ không phải hối tiếc — Kôletnisuc giở hết tài hùng biện con buôn nói một mạch — Còn gì chắc chắn hơn những hối phiếu của hãng «Mêfôđi Muntêanu và Con trai». Bucaret, Bá-linh, Viên, Ăngkara, Môngtêviđêô, địa chỉ điện tín: Muntêanu-tơ lụa! ông có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào, ở tất cả các nhà băng Trung Âu và Nam Mỹ. Có lẽ ông tưởng đây là giấy lộn, ồ, không phải đâu, thưa ông, cửa hiệu đồ cũ «Jorjơ» là một hãng buôn khá nổi tiếng ! Tôi trả ông những hối phiếu này vì lúc này tôi không sẵn tiền mặt. Ngay ngày hôm nay, thưa ông, ông có thể tới chi điếm Nhà băng quốc gia Rumani thanh toán. Ông sẽ nhận được tiền mặt và đồng thời cứu vãn được quyền tự do hết sức quý báu đối với mỗi người có văn hóa. Nếu không, thưa ông, xin tùy ông lựa chọn. Tôi không nài: quyền tự do hay là nhà tù. Tôi, riêng cá nhân tôi, thưa ông, tôi sẽ chọn quyền tự do.

        Gã Môtsiônưkhơ khốn nạn đã hoàn toàn bị choáng váng bởi dòng thác hùng biện đó. Hắn nhìn ông Kôletnisuc đang hùng hổ bằng đôi con mắt khiếp sợ của một con thỏ bị bắn què. Hắn vội vã đồng ý. Chắc hẳn lúc này cũng như Kôletnisuc khi bị tên vô lại Iônen Mirêa ăn hối phiếu.

        Như một người ngái ngủ, Môtsiônưkhơ chạy về Mônđavanka lấy hàng; như một người ngái ngủ hắn đã đưa tới, trên một chiếc xe hai bánh, hai tâm dệt kim Lêinigrat còn đúng y nguyên như khi hắn mới cướp được trong kho, còn gói trong giấy nhà máy. Mãi khi món hàng, được phủ kín bằng một lớp giẻ rách, đã được mang từ ngoài sân vào trong buồng để hàng, Kôletnisuc mới đưa cho Môtsiônưkhơ ba trăm hai mươi đồng mác chiếm đóng và tờ hối phiếu của hãng « Mêfôđi Muntêanu và Con trai » mà Kôletnisuc đã ký vào mặt sau theo đề nghị của Môtsiônưkhơ.

        Môtsiônưkhơ vội vã cầm lấy, cố nhét vào túi chiếc áo trong giây đầy mỡ rồi nắm chặt tay Kôletnisuc rất lâu ra ý biết ơn, trong hai bàn tay nhớp nháp, run run, sực mùi hành và cá rán.

        Khi Môtsiônưkhơ tiếp tục chào và nâng chiếc mũ cát-két đẫm mò hôi lên, vừa bước ra khỏi cửa hàng, Kôletnisuc thôi không còn giữ gìn nữa, mặc cho nỗi vui sướng lôi cuốn. Ông vừa xoa tay hí hửng một cách độc ác, vừa hà hơi lên bộ râu mép theo kiểu người cô-dắc Zapôrôgơ, rồi phá ra cười như nắc nỗ, gục cả đầu lên bàn giấy. Thật là một khoảnh khắc chiến thắng lớn lao, trọn vẹn. Nhưng ông đã lầm. Số phận đã dành cho ông một đòn ghê gớm, nó đã bổ lên đầu ông, bất ngờ và tàn nhẫn.

        Hai ngày chưa trải qua, Iônen Mirêa đã dẫn xác đến cửa hàng. Kôletnisuc không tin vào mắt mình nữa. ông tưởng mình nằm mơ. Nhưng bất hạnh cho ông, ông không ngủ. Trước mặt ông, đúng thực là tên IônenMirêa, đích thân bằng xương bằng thịt. Đứng trước bàn giấy Kôletnisuc, đầy người lấp lánh kim cương, chiếc mũ nan trên đầu với một cái cặp màu vàng kẹp ở nách.

        — À, đomnal Mirêa! — Kôletnisuc kêu to lên với một vẻ châm biếm ranh mãnh — Tôi rất sung sướng được gặp ngài. Ngài có được khỏe không ? Bùna zina — ông nói tiếp bằng tiếng Rumani có nghĩa là chào ngài.

        Nhưng đomnul Mirêa đã mặc cho những lời đó thoảng qua như không mảy may liên quan đến mình. Y lôi trong cặp ra một tấm danh thiếp và thản nhiên đưa cho Kôletnisuc. Trên tấm thiếp nhỏ, có in bằng tiếng Nga: « Miêcxêa Plòretxcô, luật gia ».

        — Ai là Miêcxêa Plôretxcô? — Kôletnisuc gàn như hét lên và chợt linh cảm một tai họa khó hiểu nhưng không tránh khỏi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2020, 05:38:14 am »


        Iônen Mirêa nâng chiếc mũ nan lên một cách rất đứng đắn.

        — Tôi là Miêcxêa Flôretxcô, luật gia, xin hầu tiếp ngài — y nói bằng một giọng quan cách, và hơi rướn mắt lên, chiếu hai chùm ánh sáng kim cương chói lòa vào Kôletnisuc.

        — Này, đùa gì lạ thế ? — Kôlctnisuc lắp bắp — tôi biết rõ ngài là Iônen Mirêa.

        Iônen Mirêa nghiêm nghị nhíu đôi lông mày rộng, màu đen hoa râm, và một chiếc răng vàng lấp lánh trong miệng như dọa dẫm.

        — Ngài có thể chứng minh điều đó trước pháp luật được không ? — Y lạnh lùng hỏi lại.

        Kôletnisuc giận sôi lên.

        — Này, này — ông lắp bắp, không tìm ra chữ, mặt đờ đẫn vì một cơn phẫn nộ bất lực — Này, đomnul, ngài chỉ là một tên kẻ cắp... Một thằng vô lại... ngài... ngài... — Cuối cùng ông tìm được chữ thích hợp — Ngài là một tên lừa đảo, ngài là thế đấy! Lừa đảo! Một tên lừa đảo chính cống! — Ồng gay gắt thét lên mấy chữ nghiêm khắc đó với một niềm thích thú chua chát.

        — Ấy ! — Iônen Mirêa nhắc, kiêu kỳ, giơ ngón tay trỏ lấp lánh một chiếc nhẫn lên — Tôi xin ngài, đomnul Kôletnisuc, ngài hẵng lựa lời mà nói. Ở đây, không phải là đất xô-viết mà là xứ Trannixtri, lãnh thổ của Đức vua Misen và nếu ngài cứ tiếp tục, tôi sẽ gọi cảnh sát đến...

        Kôletnlsuc có bao giờ lại muốn bọn « cảnh sát » xen vào công việc này.

        — Vậy thì ngài muốn gì, ngài Mirêa ? — Kôletnisuc nói, không cất cao giọng lên nữa.

        — Miêcxêa Flôretxcô, luật gia — Mirêa chữa lại.

        — Nếu ngài muốn. Có khác gì nhau! Ngài muốn gì vậy, ngài Flôretxcô?

        Tôi có nhiệm vụ bảo để ngài biết là thời hạn hối phiếu của ngài sẽ kết thúc vào ngày thứ tư tuần tới và tôi muốn biết ngài có định trả hay không?

        — Hối phiếu nào ? — Kôletnisuc hỏi, mặt tái đi.

        Để trả lời, Miêcxẻa Flôretxcô, luật gia, rút trong ví ra tờ hối phiếu nổi tiếng của hẵng « Mêfôđi Muntêanu và Con trai » rồi lùi lại một bước, cho Kôletnisuc thấy từ đằng xa.

        — Nhưng đó là giấy giả! — Kôletnisuc thét lên, rất thật thà — Tự ngài cũng rõ rồi. Tôi đã hỏi kỹ nhà băng và người ta bảo là không có giá trị. Tôi, tôi chẳng biết gì cả. Hẵng Mêfôđi Muntêanu và Con trai » cứ trả, đấy không phải việc của tôi.

        — Không, đây là việc của ngài — Miêcxêa Flôretxcô nói và, từ dưới đôi lông mày của hắn, lại chiếu hai chùm ảnh sáng kim cương vào mắt Kôletnisuc — Đây là chữ ký của ngài: « Jorjơ Kôletnisuc ! Ngài đã kỹ vào sau hối phiếu, như vậy là ngài phải chịu trách nhiệm thanh toán. Có thể ở Liên bang xô-viết không như thế nhưng ở Vương quốc Rumani, nhờ ơn Chúa, vẫn như vậy! Tòi đã báo trước ngài rõ. Bùna !

        Nói xong, Iônen Mirêa tức Miêcxêa Floretxcơ luật gia, đường hoàng đi ra khỏi cửa hàng và, thay lời chào, ném cho Kôletnisuc hai ánh chớp kim cương.

        Kôletnisuc đứng lặng người đi một lúc, không còn đủ sức tập trung sắp xếp lại những ý nghĩ mơ hồ và những tình cảm hỗn loạn. Bỗng một mối nghi ngờ ghê gớm thoảng qua trong óc. Ổng chạy vào buồng để hàng và xé lớp giấy bọc những tâm dệt kim Lèningrat ra. Bên trên, có một ít vải. Dưới đáy, các kiện hàng toàn là giấy bảo, giẻ rách với gạch gói vào cho nặng.

        Kôletnisuc hốt hoảng quá. Không còn sức đứng lên nữa. Ông cứ quì gối trước đống giẻ rách và gạch, run lên vì uất giận, vì bất lực, vì phẫn nộ và nhục nhã. Rồi ông ngồi sụp xuống giữa nền nhà, gục đầu lên cãi đống không ra hình thù gì mà mới một phút trước đây, ông còn tưởng là cả một tài sản. Khi đã hơi dịu xuống, ông liên đóng cửa hàng, bỏ đi Mòđayanka tìm cửa hàng của Mdlsionukho1 và íẩt nhiên là không thấy đâu cả.

        Thế rồi, bực dọc, ông đi khắp thành phố, hết phố này sang phố khác, hy vọng gặp được ít nhất một trong hai tên buôn lậu, hai tên lừa đảo, Iônen Mirêa hoặc Môtsiônưkhơ. Bản thân ông cũng không hiểu tìm chúng để làm gì. Nhưng Kôletnisuc không còn làm chủ được mình nữa, ông chạy khắp thành phố, nhìn chòng chọc vào mặt khách qua đường và làm họ khiếp đảm vì cái vẻ hùng hổ của ông: mặt bừng bừng, hai vạt áo tuýt-xo của chiếc áo vét-tông lỗi thời bay phấp phới. Ông mà vớ được Iônen Mirêa hay Môtsiônưkhơ, chắc chắn ông đã bóp chết chúng. Nhưng may thay, cả hai tên, ông đều không gặp.

        Mãi hai hôm sau, ông mới trấn tĩnh lại được. Ông cố suy nghĩ thật bình tĩnh về cảnh ngộ của mình và quyết định điều cần thiết trước hết đối với ông là phải nghiên cứu luật pháp về hối phiếu. Ở cửa hàng « Jorjơ » đã có sẵn từ lâu cuốn tự điển bách khoa cũ do Prôxvêsôniê xuất bản, của một ông khách kỳ dị nào đó gửi bán và Kôletnisuc đã háo hức chúi mũi vào cuốn tự điển.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2020, 05:38:58 am »


       
10

        — Đến lượt đồng chí Xtrenbixki nói... Xin mời anh, Platôn Ivanôvich.

        Xtrenbixki trải lên bàn đá một tờ giấy trên vẽ vụng về đại khái bằng bút chì xanh, sơ đồ cảng Ôđetxa, tất cả khu vực rộng lớn chạy từ bến Dầu hỏa thẳng tắp tới cái đập chắn sóng Bốn mươi ngoằn ngoèo và khúc khuỷu. Vì trước chiến tranh, Xtrenbixki đã làm việc mấy năm trong khu phố vận tải đường biên và là một thủy thủ cũ của hạm đội tàu buôn, theo đề nghị của Secnôivanenkô, thường vụ ban Chấp hành khu đã chỉ định anh phụ trách công việc dự định ở cảng. Xêrafim Ivanôvich Tulyakôp, với tư cách là người đã rất quen thuộc công việc ở cảng được chỉ định giúp anh. Trước mắt, Platôn Ivanôvich Xtrenbixki phải báo cáo công việc chuẩn bị chiến đấu.

        — Do thời hạn ấn định cho tôi đề chuẩn bị bản báo cáo ngắn quá — Xtrenbixki nói, gõ gõ cây bút chì lên bản sơ đồ hải cảng — hơn nữa trong điều kiện hiện nay, không thể tìm được sách kỹ thuật, sách khoa học và các loại sách khác chuyên về công việc trong các cảng hiện đại, nên tôi phải rút ngắn rất nhiều phần nhập đề trong bản báo cáo này. Nhưng tôi nghĩ, tuy vậy cũng thừa đủ để giải quyết vấn đề đặt ra. Hải cảng, như người ta biết, dùng cho công việc chuyển tàu, và cũng là nơi để tàu bè trú ẩn khi trời xấu, cho công việc sửa chữa, tiếp tế nhiên liệu và tất cả những gì cần thiết cho các cuộc hành trình. Một thương cảng ngày nay , trước hết là nơi qua lại để chuyên hàng hóa từ đất liền xuống tàu biển và ngược lại. Bởi vậy, hiển nhiên nó là một mắt xích nối liền giữa các đường biên với các đường bộ trong nội địa. Đồng thời chỉ cần liếc mắt lên bản đồ của bất cứ một nước nào cũng thấy được tại những điểm ven biển ấy, nơi có nhiều đường biển quy tụ tới, sau khi vượt qua những vùng biển rộng, đủ các loại đường vận chuyển khác từ các miền nội địa chạy tới, trong trường hợp hiện nay tạm thời bị phát-xít chiếm đóng... đường sắt và đường ô-tô...

        Xtrenbixki khẽ chỉ ngọn bút chì sang một bên và mọi người nhìn vào bản đồ Liên bang xô-viết như để xác nhận những lời nói của anh là đủng.

        — Từ đấy phát sinh ra những yêu cầu cơ bản đối với một bến cảng — Xtrenbixki nói tiếp, ngả người ra sau và tựa cái lưng rộng vào vách động — có thể chia ra ba loại; yêu cầu về đi lại trên biển, yêu cầu về bốc xếp (quân sự thì vận chuyển) và cuối cùng yêu cầu về xây dựng mà trong trường hợp cụ thể hiện nay thì không có nghĩa lý gì. Ai nấy hiểu cả chứ? Nếu có gì không hiểu xin hỏi ngay.

        — Rõ cả rồi, nói tiếp đi — Secnôivanenkô nói.

        — Cho nên — Xtrenbixki trịnh trọng nói tiếp — để bến cảng đáp ứng được mục đích cơ bản của nó tốt nhất, chắc chắn nhất, nhanh chóng nhất: các bến tiền tiêu, kho chứa hàng, cần trục, đường đi lại, phải bố trí trên khu vực bến cảng như thế nào để hàng hỏa có thể theo những con đường ngắn nhất, không vòng quanh, không húc vào nhau, không làm trở ngại nhau — Nói đến đó Xtrcnbixki nghiêm khắc nhìn thính giả và ra vẻ trịnh trọng, giơ bút chì lên.

        Lạ lùng thay quang cảnh trong hầm, nơi đang được trình bày bản báo cáo khoa học này; nhìn bên ngoài, người ta có thể tưởng là một cuộc hội nghị sản xuất trong buồng giấy của người chỉ huy bến cảng, bàn về những biện pháp để cải tiến công tác. Xtrenbixki làm một bản báo cáo về vấn đề vận tải đường sắt trong nội địa, về những luồng hàng ngang dọc, về việc phối hợp giữa các cơ quan, về tổ chức công việc của các ac-ten công nhân bốc vác. Rồi anh chuyển sang những nét đặc biệt của tình hình bến cảng Ôđetxa hiện nay:

        — Ban Chấp hành khu của chúng ta đã nằm được một số tài liệu chỉ rõ những phương pháp mà tên tay sai Hitle Antônexkô và đồng lõa đang dùng trên đất nước ta. Ví dụ, đây là một đoạn trích trong bản mệnh lệnh SỐ 24.220 của tên tư lệnh sư đoàn thứ tư của quân đội Rumani, tên đại tá Nicôlaexkô, mà quân ta đã tìm thấy trong túi dết của một tên sĩ quan hiếm binh bị giết trong khu vực Sakhalinsic.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2020, 05:39:25 am »


        Xtrenbixki rút một tờ giấy trong cái cặp bìa ra và đọc:

        — «Phải lấy của nhân dân để cho quân đội, lương thực, gia súc lớn, gia súc nhỏ, gà vịt. Cần phải lục soát thật kỹ trong từng nhà và tịch thu hết không để lại một tí gì. Ai có ý kháng cự là bắn ngay và đốt nhà ». Điều này chắc chắn không có gì mới đối với các đồng chí. Bọn chiếm đoạt phát-xít cướp phá và mang hết tất câ những tài sản của Nhà nước và của xã hội và cả những tài sản riêng của các công đoàn xô-viết. Chính để chuyển nhanh những của cái cướp được mà chính quyền Antônexkô đã quyết định khôi phục lại từng phần hải cảng Ôđetxa của chúng ta, nối liền nó với các hải cảng Rumani để dùng nó làm căn cứ cho những đội quân đang đánh nhau ở Krimê và Kôkazơ. Chúng tôi có một bản sao bản mệnh lệnh của tên thứ trưởng bộ Hải quân, phó đô đốc Pexa, gửi cho tên toàn quyền khu vực mà nó gọi là xứ « Tranxnixtri ỉ>,ngày 11 tháng ba năm nay. Đây là điều viết bằng mực đen giấy trắng, tôi xin đọc bản dịch :« Chiếu theo quyết định của ngài thống chế Iôn Antônexkô, tôi trân trọng xin ngài chuẩn bị cấp cho mười triệu lây để khôi phục lại các cơ sở chưa bị phá hủy của cảng Ôđetxa vì lý do cần... — Xtrenbixki giơ bút chì lên để mọi người đặc biệt chú ý —... phải tập trung và chuyên chở các của cái lãy được, biến chúng thành tài sản Quốc gia chiếu theo quyết định của Hội đồng bộ trưởng, số một nghìn bốn trăm ba...»

        — Điều này giúp chúng ta hoàn toàn thấy rõ — Secnôivanenkô nói nhanh — tầm quan trọng của bến cảng và tại sao bộ tham mưu du kích Ukren hướng lực lượng chủ yếu của chúng ta về phía cảng... Xin lỗi Platôn Ivanôvich, đã ngắt lời đồng chí. Đề nghị tiếp tục.

        — Để tổ chức công việc ở cảng Ôđetxa, một nhóm công chức đã từ Côngxtăngza tới — Xtrenbixki nói tiếp —  Nó đã được chứng minh trong một bài báo nhỏ nhan đề: « Cảng Ôđetxa hoạt động trở lại » đăng trong tờ Nhật bảo Ôđetxa. Tờ báo này, nếu có thể gọi nó như thế, đã viết ... — Xtrenbixki lục trong đám giấy tờ và quẳng lên bàn một mảnh báo mà Kôletnisuc đã cẩn thận tập hợp cho Secnôivanenkô — Đây, nó viết: « Ở Ôđetxa, công việc sắp được tổ chức theo chế độ hiện hành tại các hải cảng Rumani. »

        — Chà chà! — Xiniskin thét lên bằng một giọng trầm mạnh.

        — Một lời tuyên bố hoàn toàn lạ kỳ — Liđya Ivanôpna nhận xét.

        — Nhất là lại quá ư tự phụ và ngụ xuẩn — Secnôivanenkô nói — Chúng định làm việc trong một hải cảng xô-viết quan trọng bậc nhất với những phương pháp của bọn Panhtêa — Antônexkô. Thật là đồ cặn bã. Nói tiếp đi, Platôn Ivanôvich.

        — Tình hình ngày hôm nay là như thế này. Mặc dù bị tàn phá bởi những trận oanh tạc không ngớt và những trận pháo kích suốt trong thời kỳ phòng ngự anh dũng, hải cảng bậc nhất của chúng ta vẫn giữ được vẻ đẹp kiêu hãnh của nó. Bọn xâm lược phát-xít đã phải kinh ngạc trước quy mô rộng lớn của nó. Chúng tưởng dễ dàng khai thác lại nó. Nhưng đâu dễ thế. Răng trẻ con mà đòi nhằn hạt dê.

        — Mắt to hơn bụng — Xiniskin Jêlezơnư nói, rõ ràng mỗi lúc một thêm bực tức và giận dữ, lên cơn ho.

        — Chúng đã bắt đầu điều tra các sân bến và bãi đất, lập lại sơ đồ các tuyến đường vận chuyển, xem xét các thiết bị rất phức tạp của cảng chúng ta ở chung quanh và các vùng lân cận. Không đạt tí kết quả nào cả! Chúng không đủ sức thích ứng với quy mô rộng lớn như vậy. Thế rồi, chúng đã phải nhờ đến các nhà chuyên môn xô-viết không thể tản cư được, cố hỏi dò họ về đường lối tổ chức công việc, về sự phối hợp giữa các cơ quan, về tất cả các chuyện đại loại như thế. Nhưng tất nhiên, chúng đã thất bại vì chúng nhận được những câu trả lời rõ ràng là sai lệch, rối rắm một cách có ý thức. Chúng đã cố, dù chỉ từng phần thôi, xây dựng lại những công trình bị phá hỏng. Nhưng cũng vẫn thế: hạt dẻ cứng quá đối với răng trẻ con của chúng! Những công việc xây dựng và khôi phục, chúng hoàn toàn không dùng cơ giới. Mọi công việc đều làm bằng tay và chỉ dựa hoàn toàn vào sức người. Chỉ vì chúng lạc hậu quá đỗi. Bà con lao động, kéo xe thay ngựa, chuyên những vật nặng khổng lồ đó rất xa, vác đủ thứ như đá, sắt, xà gỗ. Các đồng chí cũng thấy được là công việc tiến triển theo nhịp điệu như thế nào rồi.

        — Thế mà cũng gọi là cán bộ tổ chức ! — Secnôivanenkô vung vẩy chiếc bao kính, nhận xét.

        — Y hệt chỗ chúng tôi, ở các công trường hàng hải và các cơ sở loại như thế — Xiniskin nói, haí gò má xạm và nhô rung rung — Những xi nghiệp khổng lồ nhưng đã sản xuất ra được gì ? Bật lửa! Thật mắt to hơn bụng!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2020, 05:40:12 am »


        Đó là chuyện Con khỉ với cái ống nhòm1. « Và con khỉ đáng thương xoay ngược xoay xuôi vẫn không nhìn thấy.» Xin lỗi, tôi đã ngắt lời đồng chí.

        — Không sao. Tôi cũng vậy, khi tôi nói đến những cái đó, tôi cũng mất cả bình tĩnh. Như vậy, lý do chủ yếu làm cho bọn chiếm đóng không thể thực hiện được các kế hoạch khôi phục, bến cảng, dù chỉ từng phần, đó là sự chống đối của công nhân cảng, những con người yêu nước, đã quyết tâm làm thất bại những biện pháp của bọn phát-xít. Người ta cảm thấy, ở cảng rất thiếu lực lượng công nhân: người xô-viết không muốn làm việc cho bọn chiếm đóng. Thế là, bọn chúng phải dùng đến vũ lực tàn bạo. Tên toàn quyền của cái gọi là «Trannixtri», cái thằng khá nổi tiếng Alêcxianu, tháng ba năm nay, đã đề ra một bản mệnh lệnh về lao động bắt buộc về hình phạt tù dài hạn và đi đày nếu không chấp hành mệnh lệnh. Bọn cướp nước đã lập lên ở cảng một chế độ bóc lột tàn nhẫn và khủng bố. Nhưng những người ở cảng không chịu công nhận chế độ đẫm máu của bọn phát-xít. Họ chống lại mọi biện pháp của chúng bằng lòng trung thành với Tổ quốc, bằng ý chí kiên quyết và tinh thần đoàn kết. Mấy ngày hôm nay, cả nhân tôi, ba lần theo lệnh của ban Chấp hành khu, tôi đã lên mặt đất và dạo quanh bến cảng. Đồng chi Xêrafim Ivanôvich, còng nhàn bốc vác, do nghề nghiệp cũ, rất quen thuộc tình hình bến cảng, đã cùng lên với tôi. Chúng tôi đã nói chuyên đuợc với một sổ người, một số công nhân bốc vác, công nhân đường sắt và đặt liên lạc công tác với một số. Công nhân ở cảng, căn bản đều có tinh thần đấu tranh. Nhưng thiếu tổ chức. Ngay từ những ngày đầu quân địch tiến công vào Ôđetxa, đảng bí mật đã bị một đòn ghê gớm.

        — Phải — Xiniskin nói — tôi đã báo cáo với ban bi thư về việc đó.

        — Phần lớn các đồng chí lãnh đạo bí mật đã bị bọn gián điệp Rumani bắt. Đặc biệt ban Chấp hành bí mật khu phố vận tải đường biển đã không có thì giờ để phát triên công tác. Khó khăn là ở đấy! Những hành động phá hoại và lãn công lẻ tẻ, có, nhưng không có kế hoạch chung, mặc dù qua một số dấu hiệu, người ta có thể biết là trong cảng có một tổ chức bí mật hoạt động và thậm chí có thể có hai.

        — Tốt. Bây giờ chúng ta cũng nhảy vào vòng — Secnôivanenkô nói, không ngừng bẻ ngón tay kêu răng rắc. — Bỏ thêm bơ không làm dở rau đâu... Đồng chí còn gì nói nữa không?

        — Về tình hình, thế là hết.

        — Tình hình thế là đã rõ. Bây giờ xin phép nói một vài lời về vấn đề tổ chức — Secnôivanenkô đứng dậy thật nhanh, đi suốt qua động, hai tay xoa xoa vào chỗ giữa hai mắt rồi trở về chỗ cũng nhanh như vậy — Theo báo cáo của đồng chí Xtrenbixki thì bọn chiếm đóng khó lòng mà xoay xở được trong hải cảng của chúng ta, nhưng dù sao chúng cũng cố xoay xở: hàng hóa có đi lại. Cần phải giúp đỡ chúng theo cách của ta! — Secnôivanenkô mang kính vào và kéo những tờ giấy gần lại — Phải làm cho chúng thôi xoay xở hẳn.

        Ông chợt mím cười, một nụ cười vừa dễ thương vừa ranh mãnh với những nếp nhăn nhỏ tụ lại vui vẻ xung quanh đôi mắt to hẳn lên qua mắt kính trên đó phản chiếu cây đèn bão có dây thép chắn.

        — Đảng dạy chúng ta không được tự mãn với thành tích. Thực sự chúng ta cũng có làm được một ít thành tích, phải không ? Vậy thì, các bạn thân mến, phải chăng đã đến lúc chuyển sang, như người ta nói, những hành động có tính chất chiến lược ? Do đó, tôi đề nghị quyết nghị như sau... Liđya Ivanôpna, viết đi! « Điểm A: Toàn thể ban chấp hành khu, trừ hai người phải bảo đảm canh gác doanh trại và đồng chí bí thư thứ nhất, đều phải lên khỏi hầm mộ và dẫn đầu cuộc đấu tranh chống phát-xít của những người yêu nước quang vinh chúng ta ở bến cảng. Điểm B: Nhiệm vụ lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh giao cho đồng chí bí thư thứ hai, đồng chí Xtrenbixki. Điểm c Kế hoạch đấu tranh phải được chuẩn bị ngay lập tức và trong hai ngày phải tổ chức thực hiện. » Hết. Có ai có vấn đề gì phản đối không?... Không chứ... Đúng như tôi nghĩ — Ông mỉm cười vui vẻ — Vậy là thông qua. Về điểm A, tôi sửa lại. « Việc canh gác doanh trại giao cho các đồng chí Xiniskin Jêleznư và Pêrêpêlitxkaia ».

        Matnôna Têrenchiepna có một cử chỉ đột ngột như định phản đối, nhưng Secnôivanenkô đã nghiêm khắc, và y hệt như trong một gia đình, quát lên với bà:

        — Cô ở lại vì có bà con với đồng chí bí thư thứ nhất! — Rồi bỗng với một vẻ mặt nghiêm khắc hơn nữa, ông nói tiếp — Liđya Ivanôpna, đừng ghi câu đó.

        Và mọi người vui vẻ cười ran, kê cả Xiniskin Jêleznư vì câu nói ngộ nghĩnh và bất ngờ của đồng chí bí thư thứ nhất.

---------------
        1. Tên một bài ngụ ngôn của Krưlôp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2020, 05:33:08 am »


       
11

        — Bây giờ sang phần lập kế hoạch cho cuộc đấu tranh — Secnôivanenkô nói nhanh, cắt đứt tiếng cười của mọi người và đưa ngón tay nghiêm khắc đe Matriôna Têrenchiepna — Vậy là chúng ta đã xác định cảng Ôđelxa hoạt động tồi. Chúng ta phải gấp rút có biện pháp làm cho nó tồi hơn nữa. Ai có đề nghị gì cụ thể làm cho hoạt động của cảng Ôđetxa càng tồi tệ hơn nữa nào?

        Có một cái gì vui sướng, gần như tinh nghịch trong giọng nói, một cái gì trẻ trung, một vẻ thanh niên Komxômôn trong cử chì thường ngày vốn chậm chạp của ông. Đã từ lâu, các ủy viên trong ban Chấp hành khu không thấy đồng chí bí thư của mình trẻ và vui như thế, tràn đầy một ngọn lửa nội tâm và một sức mạnh thực sự, không che giấu, sẵn sàng lãnh đạo ban chấp hành bí mật tiến lên vũ đài chiến lược, tự ông như đã thở hít không khí mạnh mẽ của cái « chiến trường » ấy rồi, nên ông điều khiển phiên họp thật nhẹ nhàng, vui vẻ, vững vàng và chính xác.

        — Vậy ai có những đề nghị hợp lý hóa làm cho hoạt động cảng Ôđetxa đình trệ hơn nào ? Xêrafim Ivanôvich, chắc đồng chí định phát biêu điều gì? Tuyệt! Mời đồng chí Tulyakôp phát biểu. Nhưng gọn gọn thôi.

        — Ví dụ, có cách này — Tulyakôp nói, mắt nhìn vào tờ giấy trên đó từ nãy đến giờ anh đã ghi chép bằng bút chì — trên các toa tàu đã chất hàng ở cảng, hẵng cho là những thiết bị cướp được và sắp gửi về Rumani, anh em thợ máy của đường sắt sẽ dán lên những tờ nhãn mang dòng chữ: « phải sửa chữa ».

        — Được, nhưng như thế để làm gì?

        — Sao, đồng chí Gayrin Xêmiônôvich? Những toa tàu phải sửa chữa, người ta sẽ bỏ lại để dỡ hàng xuống. Việc dỡ hàng xuống với công việc dềnh dàng của anh em bốc vác có thể kéo dài mười lăm hai mươi ngày. Trong thời gian đó, có thể dễ dàng cất giấu hàng quí đi và thay vào đấy những phế phẩm vô giá trị.

        — Hay. Phải nhớ lấy... Ghi vào, Liđya Ivanôpna, ghi vào... Có thể anh còn đề nghị gì có ích nữa không?

        — Một đề nghị nữa. Khi hai chúng tôi, Platôn Ivanovich với tôi nghiên cứu tình hình ở cảng, chúng tôi thấy bọn chiếm đóng đã nới rộng tất cả các đường sắt dài với hệ thống đường châu Âu để xuất nhanh của cải chúng ta về Đức và Rumani. Trong khi làm lại đường sắt, dại gì đây đó không rút bớt đi một tí khoảng cách giữa hai đường ray; ví dụ, trên đoạn đường dẫn tới bàn cân. Công việc nhẹ nhàng, tế nhị nhưng kết quả đảng kể. Các đồng chí thấy thế nào ?

        — Hoàn toàn đồng ý — Secnôivanenkô nói — Liđya Ivanôpna, cô đã ghi chưa? Thu hẹp đường ray... Tốt... Còn gì đại loại như thế nữa?

        — Đàm thủng lốp xe tải chắc cũng tốt.

        — Thôi, đó là trò tủn mủn, vụn vặt — Xiniskin Jêleznư nhận xét, không tán thành.

        — Đừng nói thế, Nikôlai Yaxiliêvich — Tulyakôp vặn lại — Nếu đâm thủng một cách hợp lý và đại quy mô thì hoàn toàn không phải là việc nhỏ nhặt. Anh đánh giá quá thấp đấy.

        — Đúng — Secnôivanenkô nói — không có việc gì nhỏ... Ghi vào, Liđya Ivanôpna: đảm thủng lốp xe. Cái đó thích hợp. Nhưng cơ bản tự chúng ta phải suy nghĩ về biện pháp kỹ thuật. Đâm bằng gì? Đâm như thế nào? Làm việc đó phải dùng phương pháp nào ? Để công việc đó không phải là một hoạt động tài tử, thủ công nghiệp mà thực tế phải đưa lại kết quả lớn làm cho nội bộ cảng hỗn loạn. Không phải chỉ đơn giản tới gần xe và đâm vào lốp là đủ. Tất nhiên đôi khi cũng có thể áp dụng phương pháp đó nhưng rất hiếm và phải hết sức cẩn thận.

        — Tốt nhất là vứt những đinh mài nhọn và uốn cong trên đường vận chuyển — Xviridôp nói, bưng miệng lại ho và bẽn lẽn nhìn Ivanôpna bằng đôi mắt hồng nhạt.

        — Và hay hơn nữa là cắt mấu dây thép gai — Matriôna Têrenchiepna nói — Chúng ta có thể sản xuất ở đây, trong hầm mộ, rồi cẩn thận ít một, chuyển lên để sẵn trong cảng cho người của ta luôn luôn có mà dùng.

        Đề nghị của đồng chí Pêrêpêlitxkaia cũng được chấp nhận và ghi vào biên bản. Sau đó, nhiều đề nghị nối tiếp nhau. Mỗi ý kiến để riêng ra thì không có gì mới lắm. Tất cả các phương pháp này đều đã được sử dụng trong thời kỳ nội chiến. Xiniskin Jêleznư khẩn khoản yêu cầu hàng ngày phải bỏ cát một cách có hệ thống vào hộp dầu các toa xe, phương pháp cũ đã khả quen biết rồi nhưng các kíp có thể cái tiến đi và, khi phát hiện thấy cát trong hộp, phải gửi các toa xe đi sửa chữa trong mấy ngày và làm chậm việc lau chùi lại. Rồi Secnôivanenkô đưa vấn đề cái « ô » và tháo nước ra, những phương pháp mà phái viên bộ tham mưu du kích Ukren đã đề nghị với ông. Về phần mình, ông đề nghị chất đá vào các giếng cung cấp nước cho đường ống của cảng. Xtrenbixki tha thiết đề nghị chặn các ghi đường tàu lại và tạo nên một sự hỗn loạn có suy nghĩ khi tàu đến và tàu đi trên khu vực cảng.

        Thế là, từ những việc vụn vặt đó đã hình thành một kế hoạch công tác lớn, chỉ còn có việc bắt đầu thi hành ngay trong những ngày sau... Rồi hội nghị quy định nhiệm vụ cho mỗi ủy viên ban Chấp hành khu, và Gay rin Xêmiônôvich kết thúc phiên họp.

        — Chúng ta đã làm việc tốt — Secnôivanenkô nói, vươn vai và bẻ ngón tay răng rắc — Thực sự là một cuộc họp sản xuất. Nhưng trái ngược ! — Ông cười vui vẻ — Đáng lý phải bàn những biện pháp làm cho công việc ở cảng Ôđetxa tốt hơn, chúng ta lại bàn những biện pháp phá hoại. Một năm trước đây, với một cuộc họp như thế này, chúng ta đã bị chặt đầu. Nhưng bây giờ, có lẽ người ta còn cám ơn chúng ta nữa. Dĩ nhiên, nếu chúng ta hoàn thành được nhiệm vụ — Secnôivanenkô tinh nghịch nheo mắt và giang rộng cánh tay ra — Làm thế nào được! Biện chứng mà lại!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2020, 05:34:15 am »


12

        Ngay từ đầu năm 1942, sau khi thấy rõ thái độ ác cảm không thể uốn nắn được của công nhân cảng đối với tất cả mọi công việc của chính quyền chiếm đóng và, không phải không có lý do, tình nghi mỗi công nhân là một du kích, hoặc cảm tình với du kích, ban giám đốc cảng đã áp dụng một loạt biện pháp chống lại sự phá hoại và các hành động lãn công để đập tan sự phản kháng của những người yêu nước xô-viết.

        Tên giám đốc cảng, trong bản báo cáo ngày 30 tháng tư năm 1942, ngoài những vấn đề khác, nhân danh tên toàn quyền của cái gọi là Trannixtri, đã viết: «Chúng tôi không thể bảo đảm cho những cơ sở và máy móc để trong một khu vực rộng lớn như vậy, nếu chúng tôi không có đủ một số đơn vị bộ đội an ninh Rumani chuyên trách về nhiệm vụ này. Không thể lấy người canh gác trong đám dân thành phố... » Nhiều người lao động ở cảng, bị bắt giam vì tội phá hoại và bất tuân thượng lệnh, đã bị đưa đi các trại đặc biệt. Nhưng dù sao cũng không thể nhốt tất cả công nhân cảng vào tù và vào trại giam được. Lấy ai để làm việc? Ngoài ra cũng không thể đưa toàn bộ quân đội Rumani — không có việc đó nó cũng đã mệt mỏi và bị tiêu hao nhiều —  vào làm việc trong cảng Ôđetxa khổng lồ và chỉ dùng nó để canh gác những của cải cướp được. Vậy ai sẽ đảm nhiệm vụ đóng đồn, bảo vệ đường giao thông liên lạc, giữ thành phố và giữ làng, cuối cùng tiến hành chiến tranh? Ở cảng, người ta cảm thấy rất nhiều công nhân. Người xô-viết không muốn làm việc cho bọn chiếm đóng và canh giữ chiến lợi phẩm ăn cướp. Nhưng bọn chiếm đóng không thể không dùng họ. Và tại cảng Ôđetxa đã diễn lại điều mà trong hàng nghìn nhà máy, công trường, nông trang tập thể, thành phố và làng mạc xô-viết bị phát-xít chiếm đóng đã xảy ra: bọn chiếm đóng không thể cai trị bằng lực lượng của chúng, mà bằng cách này hay cách khác phải nhờ đến nhân dân đang thù ghét chúng. Nó đã xảy đến cho bọn cướp nước điều không thể tránh được: chiến thắng thô bạo, bất công, trên một đất nước xa lạ và chiếm đoạt của cái người khác, chúng ngu ngốc tưởng mình là kẻ chiến thắng, không biết rằng người ta có thể tạm thời chiếm được lãnh thổ một nước, nhưng « chiếm » được một dân tộc và tâm hồn sinh động, bất tử của họ là một điều vô nghĩa. Nhân dân bị nhục mạ, bị cướp bóc, luôn luôn đứng lên đấu tranh chống lại bọn gọi là chiến thắng, và những kẻ chiến thắng đó nhanh chóng chuyển thành kẻ chiến bại và bị tiêu diệt trong một cuộc chiến đấu không ngang sức chống lại một dân tộc không ai thắng nổi.

        Thế là, ở cảng Ôđetxa cũng như ở tất cả mọi nơi khác, đối với bọn xâm lược Rumani và Đức, chúng đã tự tạo nên một tình thế hết sức khó khăn và không có lối thoát.

        Hàng loạt cáo thị dán khắp thành phố, kết thúc bằng những lời đe dọa trừng trị nghiêm khắc, ra lệnh cho công nhân bốc vác và nhân viên dưới tàu phải trở lại làm việc. Nhưng những mệnh lệnh của bọn chiếm đóng mặt biển và hải cảng rất ít hiệu lực. Tên toàn quyền «Trannixtri» Alêcxêanu bèn công bố một bản mệnh lệnh về việc chống đối lao động bắt buộc, về những hình phạt phải đày và bỏ tù dài hạn đối với những trường hợp vi phạm mệnh lệnh, sở lao động gửi đi hàng nghìn giấy gọi trở lại làm việc ở cảng. Chúng lập ở cảng một sở capitania (Xiguranta đường biên) làm nhiệm vụ hiến binh. Quyền hành của bọn sĩ quan capitania không có giới hạn. Nhiệm vụ của chúng là trông coi nhân dân làm việc khổ sai ở cảng. Trong những điều kiện như vậy, rất dễ thâm nhập vào cảng. Chỉ cần có trong tay một mảnh giấy của sở lao —  động với một tờ thông hành, sở lao động cốt đưa được càng nhiều người lao động về cảng càng hay, đã phát và sẵn sàng gửi các giấy triệu tập, còn thông hành thì Xiniskin đã tổ chức, dưới hầm mộ, một phòng giấy thông hành với cả một lô con dấu cảnh sát khắc rất nghệ thuật trên lốp ô-tô.

        Cầm những tài liệu này, các ủy viên ban chấp hành khu của Đảng thâm nhập vào cảng, ngay trước chòi canh ở các cửa ra vào, xen lẫn với đảm công dân bị động viên tới. Từ khi phân chia thành nhóm, họ đã cố tìm cách không ở cùng một khu vực và làm thợ phụ vài ngày trong các khu vực khác nhau của cảng, làm quen với mọi người, nghiên cứu nắm tình hình.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM