Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:19:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14772 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2020, 02:11:17 pm »


       
2

        Sau những thắng lợi nhất thời đầu tiên, Kôletnisuc nhận thấy thu nhập sụt xuống. Trong một thời gian dài, ông không tìm ra nguyên nhân tại sao việc buôn bán của ông lại sút kém. Tuy lý do thật đơn giản. Ông đã bán hết rất nhanh tất cả những thứ hàng quí, tất cả những tấm vải Lêningrat thực tế có một giá trị lớn. Các hàng hóa khác ít người ham chuộng.

        Mãi vào cuối giêng mới có tin của Secnôivanenkô.

        Một buổi sáng, một thanh niên vào cửa hàng, khoác áo ba-đờ-xuy cổ da cừu, đầu đội mũ lông thú mới toanh, chân đi bốt cao su: người này có vẻ như vừa ở hiệu quần áo may sẵn ra. Tóm lại, là một chàng thanh niên sung sướng, khả giả, may mắn, có điều người ta hơi khó chịu về mấy nếp gấp ở lưng và ống tay áo, trông biết ngay là chiếc áo ba-đờ-xuy để lâu trong hòm và khi lấy ra mặc không là lại. Chiếc mũ mới toanh của anh ta cũng có vẻ như vậy, lớp lông thú bị gí xuống chĩa ra tứ phía.

        Sau khi rũ tuyết ở ngưỡng cửa, người thanh niên tiến đến gần Kôletnisuc. và dịu dàng nhìn ông bằng đôi mắt con gái màu nâu ươn ướt trong đó, đâu từ đáy mắt, hiện lên một quyết tâm lớn:

        — Chào bác Ghêorghi Nikiforovich — người thanh niên nói rành rọt — Chị Xôfya Pêtrôpna cho tôi đến hỏi xem bác có nhận được thư của ông Xênêrinôpxki ở Bucaret không?

        Kôletnisuc mừng quả. Ông toét miệng ra cười rồi thở dốc vì không nén được sung sướng sau bao ngày mong đợi ông đọc lên câu nói đã học thuộc lòng — Anh xem, đã hai tháng nay rồi, ông ấy không viết thư cho tôi. Người đâu mà vô tâm thế!

        Mắt người thanh niên ngời sáng:

        — Này — anh ta thì thầm rất nhanh và liếc nhìn về phía cửa ra vào. Tôi xin chuyển đạt cho bác những ý kiến của Secnôivanenkô. Trước hết, nhiệt liệt chúc bác chiến đấu thẳng lợi và sau đây là một số nhiệm vụ. Chúng tôi cần có gấp giấy than và băng khổ mười ba ly cho máy đánh chữ. Có thể nhờ bác được không?

        — Thưa ông nhất định được ạ — Kôletnisuc cúi gập người trên quầy hàng, nói với giọng nói thường ngày của Prơjêvenxki. Nhưng ông nhớ lại và nói chữa — Tôi sẽ kiếm ra cho anh. Bao nhiêu giấy than, bao nhiêu băng ?

        — Từ hai đến ba trăm tờ giấy than và năm cuộn băng. Càng nhiêu giấy càng hay. Bác biết không, dự trữ của chúng tôi đã cạn mà phải dùng rất nhiều.

        — Tôi hiểu — Kôletnisuc gật gật đầu — Tôi sẽ cung cấp cho anh.

        — Bây giờ cái khác: một đôi ác-quy ô-tô thường, nhưng phải nạp điện đầy đủ.

        — Việc này có khó hơn — Kôletnisuc nói, vẻ nghĩ ngợi.

        — Có phải moi ở dưới đất lên đâu !

        — Tôi sẽ cố gắng hết khả năng.

        — Không phải là «hết khả năng» mà là «đồng ý» — người thanh niên nói và bực tức xoay cái mũ trên đầu. Kôletnisuc ra vẻ bất bình khẽ nhích bộ ria nhuộm nhưng ông không nổi nóng mà lại vỗ nhẹ bàn tay lên quầy hàng rồi nói to:

        — Vâng thì đồng ý! Tôi sẽ chạy được — Rồi ông lại toét miệng ra cười kiêu dân cô-dắc Zapôrôgơ.

        — Được, phải nói như thế chứ ! Yêu cầu bác gói tất cả các thử vào một gói, nếu có thể, và tốt hơn nữa, nếu bác làm được, đóng vào thùng gỗ, giao đến số nhà 18 phố Pisônôpxkaia. Đừng ghi, nhưng nhớ kỹ lấy; Pisônôpxkaia 18, nhà Ôpsarenkô. Bác nhắc lại xem!

        — Pisônôpxkala 18, nhà Ôpsarenkô — Kôletnisuc ngoan ngoãn nhắc lại.

        — Đúng thế. Chỉ có gia đình Ôpsarenkô ở đấy thôi! Không có nhà nào khác nữa. Gõ cửa vườn và trao cái gói cho người ra mở cửa, nói là của Xôfya Pêtrôpna. Họ sẽ gửi tới nơi cần thiết.

        — Sẽ làm đúng như thế.

        — Còn một vấn đề nữa người thanh niên ngập ngừng nói — Tiền ! Đưa cho tôi số quỹ, tất cả số bác có vì ở chỗ chúng tôi, đã hai tuần nay phải nhịn ăn. Buộc phải đi mua thức ăn ở chợ, ở đấy rất không may là chẳng ai cho không một tí gì. Việc này phải làm thật nhanh vì có một đồng chí đang đợi tôi ở gần tiệm cà-phê Rôbina.

        Chốc chốc lại nhìn ra cửa, Kôletnisuc kéo chiếc hòm con ở trong ngăn kẻo ra và nhét vào túi áo người thanh niên tất cả số tiền mặt đựng trong đó.

        — Trời đẹp thật! — anh kia vừa nói vừa chìa cho Kỏletnisuc một bàn tay mà tất cả lỗ chân lòng, tất cả những nếp nhăn đều dinh bụi xám dưới hầm — Rất cảm ơn ! Mong gặp lại bác một ngày gần đây!

        Họ nắm chặt tay nhau và khi người thanh niên đã bước khỏi cửa hàng, Kôletnisuc mới giữ anh ta lại:

        — Này, khoan đẩ. Còn biên lai?

        — Đúng đấy.

        Người thanh niên đếm nhanh tiền, viết biên lai vào mẫu giấy Kôletnisuc đưa cho và biến mất cũng nhanh như khi di vào.

        Tất cả sự việc diễn ra hết sức nhanh chóng và chinh xác làm cho Kôletnisuc không khỏi ngạc nhiên. Một lúc sau ông mới nhớ ra là đã quên không hỏi thăm Raitxa Lvôpna. Cứ thế, không ba-đờ-xuy, không mũ, ông chạv bổ ra phố để gọi người thanh niên. Nhưng người kia đã biến mất hút.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2020, 10:32:17 pm »


3

        Một ngọn gió lạnh buốt đâu từ trên mái nhà thổi xuống quất vào mặt Kôletnisuc. Mây dồn dập đuổi nhau trên phố Ribat. Một trận gió đông bắc lồng lộn rít lên nghe như tiếng đá mài. lùa vào các lỗ hổng những ngôi nhà đổ nát, vào các cửa sổ toang hoác, thổi rạp những cây ngũ sắc xuống và đung đưa những quả lúc lắc đen dài như dây giày. Và giữa cái cảnh hỗn độn màu trắng đang bao trùm thành phố đó, có những bóng người mờ mờ nối nhau lướt qua, chân bước không vững, người cúi gập, đi ngược chiều gió, kéo theo sau những chiếc xe trượt tuyết chất đày quân áo đồ đạc và trẻ con bọc trong chăn bòng. Đó là những người Do thái đi Pêretxy để tới trại tập trung theo lệnh của bộ chỉ huy quân sự. Họ ngoan ngoãn đi một mình không cần phải có người áp giải.

        Tuyết phủ đầy người, lông mi và râu mép lạnh cứng, Kôletnisuc lại trở về với cái cửa hàng tối tăm. Không lau mặt, ông ngồi xuống chiếc ghế cạnh cái lò con bằng sắt đó hồng. Ông chống cùi tay lên đầu gối, gục đầu vào hai bàn tay, đôi mắt nhắm nghiền. Trong bóng tối là ánh lửa của cái cửa lò đỏ rực. Ông muốn khóc quá. Ông vừa gặp một người « ở đó », một người xô-viết chân chính. Thật thích thú biết bao khi được nghe cái tiếng nói thung dung và quả quyết ấy. Ông đã đọc được những ý nghĩ táo bạo trên gương mặt sinh động, đẹp đẽ, thực sự của con người. Ông đã được nắm bàn tay đầy nghị lực mà bụi dưới hầm mộ đã thấm sâu. Người ta đã chuyển từ đó đến cho ông những lời chúc chiến đấu nồng nhiệt. Trong lời chào đó, ông nghe thấy cả tiếng nói của vợ. Và bây giờ, ông lại ngồi đây, cả đêm, trong cái nhà tù tự nguyện, giữa những chiếc ấm ngu ngốc trên đó ánh lửa buồn thảm của bếp lò đang nhảy nhót và chung quanh là phong ba bão tố, là những chiếc máy xúc tuyết như những bóng ma trắng, im lìm đi chênh chếch qua các phố điêu tàn, và biển băng bát ngát đến tận chân trời.

        Như đế kéo dài sự tiếp xúc với những người bạn xa, ông đọc lại tờ biên lai: « Nhận của Ghêorghi Nikifôrôvich Kôletnisuc, bằng tiền mặt đồng mác chiếm đóng. Lêonit Kukharenkô », cất vào cái két nhỏ rồi lại ngồi một mình. Nhưng bày giờ ông không cảm thấy quá lẻ loi nữa. Từ nay, ông đã có một mục tiêu: người ta đã trực tiếp giao cho ông một nhiệm vụ chiến đấu và ông sẽ cố gắng, thận trọng thi hành bằng được.

        Một tháng chưa qua thì bất ngờ lại có một người vào cửa hàng, mặc chiếc ba-đờ-xuy rất dễ nhận, cũng như chiếc mũ lông thú có dây buộc với đôi bốt cao su mới, nhưng lần này không phải phủ đầy tuyết mà lóng lánh một lớp băng sớm như kim cương. Liếc nhanh, có vẻ nghi ngờ, vào căn hàng trống rỗng, người ấy tiến lại phía quày háng, nơi Kôletnisuc đang đứng buồn thỉu, chống cùi tay lèn quầy hàng, rồi chia một bàn tay chưa sạch hết đất ra:

        — Thế nào, ông bạn ? Hình như cửa hàng lớn của anh có vắng khách đi thì phải — ông ta vừa vui vẻ nói vừa bỏ chiếc mũ ra khỏi đầu ướt đẫm mồ hôi và cởi khuy cổ ba-đờ-xuy — Ồ! Mồ hôi đổ ra như tắm! Tôi cứ tưởng ở chỗ các anh, trên này, vẫn còn mùa đông thế mà băng đã tan. Hoàn toàn là mùa xuân rồi!

        Đó là Secnôivanenkô.

        — Anh, anh! — Kôletnisuchớn hở, kêu to lên!— Thế mà tôi cứ tưởng là thằng điên Kukharenkô đã tới đây lần trước. Tôi nhìn mỗi không nhận ra. Cũng cái áo ba-đờ-xuy, chiếc mũ ấy.

        — Áo ba-đờ-xuy và mũ này là để cho những cuộc đi lên thành phố. Chung cho tất cả mọi người. Và « thằng điên Kukharenkô » đấy là Lêonit Ximban của chúng ta... Thế nào, chưa đến giờ đóng cái cửa hàng đưa ma của anh để ăn chiều sao ?

        — Được thôi — Kôletnisuc nói.

        Ông đóng cửa lại và treo một miếng bìa có chữ « Đóng cửa » bằng tiếng Đức. Đoạn họ lui vào trong gian buồng xép sau cửa hàng.

        Secnôivanenkô có vẻ khoái trả cởi bỏ cả ảo ba-đờ-xuy lẫn giày cao su ra. Mặt trời nòng nực trước, xuân làm mồ hôi ông ra như tắm, ướt cả lưng và hai nách áo va-rơ, thậm chí còn bốc hơi nữa. Họ ngồi trên những chiếc thùng gỗ châm thuốc hút và khẽ vỗ lên đầu gối nhau. Đó là một cách biểu lộ nhẹ nhàng lòng sung sướng được thấy nhau bình yên vô sự. Họ ngồi im lặng, vui vẻ và thế là kết thúc phần tình cảm của cuộc gặp gỡ.

        — Này, anh Jôra — Secnôivanenkô nói — trước hết rất cảm ơn về số giấy than, băng, giấy viết và các bình ác-quy. Cả những con chim chìa vôi nữa! Nhưng nhất là các bình ác-quy. Anh đã giúp chúng tỏi rất nhiều. Một lần nữa xin cảm ơn — Ông đứng dậy và với một vẻ mặt nghiêm trang nắm chặt tay Kôletnisuc — Sau đó, anh có một món quà thú vị — Secnôivanenkô sục tay vào trong túi ngực áo va-rơ. Lòng Kôletnisuc rạo rực — Đây, cầm lấy! — Và Secnôivanenkô đưa cho ông một mảnh giấy xấu màu xám, gấp tư.

        Ngón tay Kôletnisuc run run khi mở tờ giấy, vẻn vẹn chỉ có bảy chữ đánh máy, không chấm không phẩy gì hết: « Em yêu anh em nhớ anh Raitxa ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2020, 10:32:47 pm »


        Nước mắt Kôletnisuc trào ra.

        Secnôivanenkô dạng chân đứng trước mặt ông, tay cầm một que điểm đang cháy. Kôletnisuc hiểu ngay. Ông nhìn Secnôivanenkô bằng đôi mắt năn nỉ. Nhưng Secnôivanenkô lắc đầu không đồng ý. Lúc bấy giờ, Kôletnisuc mới áp tờ giấy còn ướt hơi ẩm dưới hầm vào bộ ria mép đen lánh lần cuối cùng, rồi đưa lại gần ngọn lửa và quay mặt đi. ông đau lòng không muốn nhìn tờ giấy cháy... Tờ giấy cháy hết. Tàn rơi xuống và một lần gió thổi tung trên sàn nhà. Tàn tan ra, biến mất... Kòletnisuc hà hơi vào mấy ngón tay hơi bị bỏng.

        — Đồ điên, có gì mà xúc động dữ thế ? — Secnôivanenkô khẽ vuốt vai Kôtetnisuc — Đừng buồn. Nếu ta còn sống, anh chị sẽ lại gặp nhau — và giữa giây phút thiêng liêng ấy, ông bỗng phì cười, không thế nào nín được, khoa tay — Này, nhìn chung thì tôi không thể thờ ơ với bộ ria mép của anh được. Nó làm tôi mất cả tập trung.

        — Sao, để tiện lắm, phải không?—Kôletnisuc hỏi lại, không vừa ý.

        — Đâu phải! Nó chỉ hơi oách quá thôi! Nhưng, nó làm tôi hơi hoảng một tí. Thật dễ sợ!

        — Thôi đi, ông bạn — Kôletnisuc nói rất thản nhiên —  anh đừng chế bộ râu mép của tôi vội, mà nên xem lại cái áo ba-đờ-xuy của anh thì hơn.

        — Tại sao vậy?— Secnôivanenkô có vẻ lo lắng. —  Cái ba-đờ-xuy của tôi không ổn à? Nom cũng ra vẻ đấy chứ. Một nhân vật đàng hoàng, một người xô-viết cũ, chạy theo bọn chiếm đóng mà người ta sẽ treo cổ ngay tại chỗ vì tội phản bội Tồ quốc. Có phải thế không nào?

        — Rất có thể. Nhưng nó nhàu quả. Ở chỗ các anh không bao giờ là sao ?

        Secnôivanenkô giang hai cảnh tay ra.

        — Có mang bàn là theo đâu. Cho nên mới như thế! Này, trong hiệu buôn lớn của anh, có cái bàn là nào ra hồn không ?

        — Gi chứ bàn là và mũ không vành thì chả thiếu —  Kôletnisuc nói không phải không có vẻ buồn rầu.

        — Thế thì tôi sẽ lấy đi một cái nhỏ, bằng sắt. Nhớ nhắc tôi nhé.

        — Được rồi. Anh có thể lấy tất cũng được. Nhưng tốt hơn hết, tôi sẽ kiếm cho anh một cái áo ba-đờ-xuy với một cái mũ hợp thời hơn; anh cứ bỏ lại đây các thứ của anh để tôi bán. Biết đâu, chẳng có một anh chàng lập dị điên rồ nào đó tới mua.

        — Được. Anh chọn cho tôi một bộ, khi nào tôi đi.

        — Bây giờ thế này — Secnôivanenkô nói, và theo thói quen, đi đi lại lại trong phòng, đầu cúi xuống — Mấy ngày hôm nay chúng tôi được nghe đài truyền đi bản tuyên bố của đồng chí ủy viên nhân dân phụ trách Quốc phòng, số năm mươi nhăm, ngày hai mươi ba tháng hai — Secnôivanenkô đứng dừng lại, nghiêm khắc nhìn Kôletnisuc — Anh đã nghe nói tới bản ấy chưa?

        — Nói thực thì chưa — Kônetnisuc nói, ngượng đó cả mặt — Tôi biết thế nào được?... Anh thử nghĩ xem.

        — Tất cả mọi người xô-viết bất cứ ở đầu, đều có trách nhiệm phải biết.

        Secnôivanenkô cầm mũ lên. lục tìm trong lần lót và trao cho Ivôletnisuc mấy tờ giấy thuốc lá cuộn tròn lại. Kôletnisuc vuốt thẳng những tờ giấy còn ẩm mồ hôi lên trên đầu gối rồi đọc những dòng đầu của bản tuyên bố đánh máy rất sít.

        «Các đồng chí chiến sĩ và thủy binh, sĩ quan và cán bộ chính trị thuộc lục quân, hải quân, và nam nữ du kích!

        Các dân tộc nước ta vừa cử hành lễ kỷ niệm Hồng quân lần thứ hai mươi bốn trong những ngày đen tối của cuộc Chiến tranh Ái quốc chống lại nước Đức phát-xit vô liêm sỉ và hèn nhát đã xâm phạm đến sinh mạng và tự do của Tổ quốc ta...»

        Kôletnisuc xúc động mãnh liệt. Trong giây phút, ông cảm thấy sâu sắc những lời gửi tới nam nữ du kích kia cũng là nói với ông, Kôletnisuc.

        Secnôivanenkô bước lại gàn thêm một tí, cẩn thận cầm lấy những tờ giấy trên tay ông và nói:

        — Bài tuyên bố này định rõ mục đích và tính chất cuộc chiến tranh mà nhân dân xô-viết đang tiến hành, cái sức mạnh tinh thần lớn lao đang làm cho chính quyền xô-viết vững chắc, không gì thắng nổi — Secnôivanenkô đeo kính vào và, bằng cặp mắt viễn thị, nhìn vào những tờ giấy con, đọc: « Sức mạnh của Hồng quân trước hết dựa vào chỗ nó không tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược, một cuộc chiến tranh đế quốc, mà là một cuộc chiến tranh dân tộc, chính nghĩa, giải phóng». Anh hiểu chứ, Ghêorghi: chính nghĩa! — Và Secnôivanenkô chỉ ngón tay lên không — « Nhiệm vụ của Hồng quân là giải phóng đất nước khỏi bọn xâm lược Đức, giải phóng đồng bào nông thôn và thành thị chúng ta, những người vốn sống tự do, nhân đạo và hiện đang bị áp bức, đau khổ, nghèo đói vì bị cướp bóc, tàn phá; giải phóng vợ con chúng ta khỏi vòng tủi hỗ và nhục nhã do bọn quỷ phát-xít Nhật-nhĩ-mãn gây nên. Có gì cao quý và làm nức lòng người hơn một nhiệm vụ như vậy? Không một tên lính Đức nào có thể nói là nó tiến hành một cuộc chiến tranh chính nghĩa và nó không thể không thấy người ta đã bắt nó chiến đấu cho sự cướp bóc và nô địch các dân tộc khác»...

        Với bàn tay chắc, khỏe, Secnôivanenkô nằm chặt lấy vai Kôletnisuc và lắc mạnh — Anh hiểu chứ, Kôletnisuc?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2020, 10:33:14 pm »


        Kôletnisuc nhìn ông, ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy ông xúc động và phấn khởi đến thế. Lời nói tuôn ra cuồn cuộn, bàn tay nhỏ, chắc vung cao, gương mặt sắc sảo, trẻ trung rạng rỡ! Trước mặt Kôletnisuc, là một người khác hẳn, một người mới gặp lần đầu. Người này hình như cao lớn hơn con người trước đây ông thường gặp. Nhưng đồng thời người ấy lại có vẻ gần gũi và thân thiết hơn như cả hai người chỉ có chung một tâm hồn, tâm hồn của cả một dân tộc.

        — Nhưng chưa hết! Anh hẵng nghe thêm — Secnôivanenkô đọc tiếp: « Sức mạnh của Hồng quân là ở chỗ nó không có và không thể có thù hẳn chủng tộc đối với các dân tộc khác, kể cả dân tộc Đức, ở chỗ Hồng quân đã được giáo dục về tinh thần bình đẳng của tất cả các dân tộc và của tất cả các chủng tộc, về tinh thần tôn trọng chủ quyền các dân tộc khác. Thuyết chủng tộc của bọn Đức và chính sách cừu địch chủng tộc của chúng đã làm cho tất cả các dân tộc yêu chuộng tự do trở thành kẻ thù của nước Đức phát-xít. Thuyết chủng tộc bình đẳng ở Liên bang xô-viết và chính sách tôn trọng chủ quyền các dân tộc đã làm cho tất cả các dân tộc yêu chuộng tự do trở thành những người bạn của Liên- bang xô-viết... »

        Secnôivanenkô ngồi lên một chiếc thùng gỗ và ôm chặt lấy vai Kôletnisuc!

        — Đấy sự việc là thế đấy, đồng chí! Tôn trọng chủ quyền các dân tộc, chính cái đó đã làm nên sức mạnh của chúng ta!... Chúng tôi đã rải trong vùng nông thôn chúng tôi, bốn trăm tờ tuyên bố đó. Nhưng cũng cần phải rải cho cả nhân dân thành phố: trong các khu nhà máy, trong các công xưởng của ngành đường sắt, nhà ga. Đặc biệt quan trọng là phải rải ở nhà ga. Trong lúc nảy, theo tin tức chúng tôi nhận được, có nhiều đơn vị quân Đức đang chuyển tới, trong đó có những đội quân Xlôvac. Nhiều binh lỉnh Xlôvac rất thạo tiếng Nga. Anh thấy vẩn đề rồi chứ ?

        Secnôivanenkô cúi về phía Kôletnisuc và nhìn chằm chằm vào mắt như ra chỉ thị.

        — Anh xem tôi như là một đứa trẻ ấy! — Kôletnisuc mỉm cười nói.

        — Lạy Chúa! Tôi không nghĩ như thế. Nhưng điều quan trọng, đối với tôi là anh phải hiểu rõ nhiệm vụ. Vậy tôi để lại cho anh bản nhật lệnh số năm mươi nhăm này. Anh sao ra làm ba, bốn bản. Sẽ có người tới cửa hàng gặp anh, chủ đích để lấy đem đi. Anh đưa cho mỗi người một bản, bảo họ cũng phải sao ra làm mấy bản rồi phân phối cho các nơi khác. Bằng cách ấy, bản nhật lệnh sẽ nhanh chóng được phân phát đến toàn bộ màng lưới của chúng ta và tiếng nói vĩ đại của Đảng sẽ tới nhân dân. Khẩu lệnh là: « Cửa hàng Jorjơ có nhận gửi bán tủ sắt không? » Trả lời: « Không nhận tủ sắt. » « Đáng tiếc là ông không nhận, vì chúng tôi có một chiếc của hãng Becna hết sức đặc biệt. » « Ấy, nếu của hãng Becna thì mang tới. » Anh nhớ chứ? Nhắc lại xem chiếc tủ của hãng nào nào ?

        — Becna.

        — Lấy bút chi viết vào một chỗ nào trên tường ấy, rồi nhắc lại cho tất cả mọi người. Bảo họ phải chép lại thật đúng — Seenôivanenkô bất thình linh chộp lấy vai Kôletnisuc và hỏi rất nhanh: — Chiếc tủ của hãng nào ?

        — Becna — Kôletnisuc đáp, cũng rất nhanh.

        — Hoan hô! Vậy có thể tin tưởng vào anh chứ? Anh nhận trách nhiệm chứ?

        — Tôi xin nhận :— Kôletnisuc nói quả quyết.

        Khi họ từ giã nhau, Kôletmsuc lấy ở kho ra một chiếc ba-đờ-xuy Áo, màu xanh thẫm, đưa cho Secnôivanenkô mặc, và một chiếc mũ lưỡi trai mềm. Chiếc ba-đờ-xuy mùa đông với chiếc mũ lông thú, ông treo vào tủ kính để bán. Rồi thở dài thườn thượt, ông phàn nàn về tình hình làm ăn.

        — Phải rồi, anh ạ — Secnôivanenkô nói — hiệu buôn của anh đang chảy ra như một cây nến! Và tôi cũng sắp nói cho anh biết tại sao như thế đấy.

        — Tại sao? —Kòletnisuc khẽ hỏi.

        — Vì anh là điển hình trải ngược với anh em Potasnikôp. Bước vào nghề, anh đã bán những tấm hàng Lêningrat của chúng tôi với cái giá chỉ bằng một phần tư giá vốn, tất nhiên rồi đây anh còn ngốn cả quần lót của anh đi nữa kia. Có phải thế là buôn bán không, hở ông bạn trung hậu của tôi ?

        — Thế lẽ ra phải làm thế nào ?

        — Tôi sẽ nói cho anh biết.

        Secnôivanenkô thọc hai tay vào đôi túi sâu chiếc áo ba-đờ-xuy Áo và đi đi lại lại trước mặt Kôletnisuc đang hết sức xấu hồ, đầu cúi xuống dưới cái mũ lưỡi trai có hai khuy phía trước:

        — Trước hết, cần phải điều tra về giá vải Lêningrat đã. Vì thứ vải đó, đối với khách hàng Đức và Rumani, là thứ hàng chúng khao khát nhất. Có thể lấy thứ hàng gai thỏ giả len của Đức so sánh với hàng dệt của Lêningrat không ? Bọn Đức cả đời có bao giờ được nhìn thấy một thứ hàng dệt như vậy! Thế mà anh đã làm như thế nào ? Theo tôi hiểu, anh đã đem bán đồ đi như kiêu phá giá... (Người ta có thể tưởng là Secnôivanenkô đã suốt đời làm nghề buôn.) Thế thì anh còn làm được việc gì nữa? Mà lại là một nhà buôn kia chứ !

        — Tôi không phải là nhà buôn — Kỏỉetnisuc nói.

        — Được, nhưng ông cụ anh là nhà buôn.

        — Cả ông cụ tôi nữa cũng không phải lá nhà buôn. Bố tôi chí là một người làm công cho hãng Potasnikôp thôi.

        — Nếu ông cụ nhà anh đã làm cho hãng Pơtasnikôp như anh làm với tôi bây giờ, thì chúng đã tống cồ ông cụ anh đi hai lần rồi. Phải không ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2020, 10:33:44 pm »


        Kôletnisuc có ý không bằng lòng. Ông thở dài thườn thượt và nhăn mặt đến mức bộ râu mép vểnh lên quá mũi.

        — Một sự so sánh hết sức quái gở — Ông nói và thở rất mạnh — Có thể vì anh là bọn anh em Pôtasnikôp và tôi là người chạy hàng cho anh ư ? Hay thật!

        — Thế anh vẫn nghĩ thế nào? Có lẽ anh nghĩ ở đây, anh là anh em Pôtasnikôp chắc?

        — Nếu không phải là tôi thì dù thế nào cũng không phải là anh.

        Secnôivanenkô chợt nhăn mũi cười rộ lên.

        — Anh nói đúng đấy Jôra ạ! Không phải anh, mà cũng chẳng phải tôi. Cả hai chúng ta ở đây chỉ là những người chào hàng. Còn anh em Pôtasnikôp thì đã bị dìm xuống biển rồi. Bây giờ anh hãy nghe tôi nói nhá. Chúng tôi còn trong kho hai tấm hàng Lêningrat. Tôi còn để dành lại phong lúc cần tới. Tôi nghĩ là chúng ta đã đến lúc cần rồi vì hoạt động của chúng ta đang mở rộng và đòi hỏi thật nhiễu tiền. Tôi sẽ cố gắng đưa chỗ hàng dưới hầm mộ lên cho cái cửa hàng đưa ma của anh... (Dù sao Secnôivanenkô cũng không thể không châm chọc đôi chút!)... Vậy tôi sẽ tìm cách chuyển hai tấm hàng ở hầm mộ đến... gọi thế nào nhỉ? đến hẵng buôn của anh và tôi còn gửi thêm cho anh một vài thứ có giá trị nữa. Cứ bán đi! Nhưng anh Jôra ạ, tôi thiết tha yêu cầu anh từ nay phải suy tính thận trọng mọi việc.

        — Đừng lo ! — Kôletnisuc nói.

        Xong đó Secnôivanenkô bắt tay Kôletnisuc, rồi không ngoái lại, nhanh nhẹn bước ra khỏi cửa hiệu. Mãi đến lúc đó, Kôỉetnisuc mới chợt nhớ ra là chưa kịp trả lời mảnh giấy của. Raitxa. Ông nhảy bổ theo Secnôivanenkô, chạy ra phố Ribat ướt át đang bốc hơi và lấp lánh như gương dưới ánh nắng, nhảy từ hè bên này sang hè bên kia, nhưng Secnôivanenkô đã lẫn vào đám đông, mất hút rồi...

        Từ hôm đó, công việc làm ăn của hãng « Jorjơ» dần dần có khá lên. Thực ra, những tấm hàng dệt của Lêningrat để may nam phục mãi đến giữa mùa hạ, ở hàm mộ mới đưa tới và cũng rất khó khăn mới đưa tới được. Nhưng không sao, việc buôn bán đã trở nên nhộn nhịp vì từ mùa xuân, khách du lịch và bọn con buôn Rumani bắt đầu tới Ôđetxa, có khi cập kè theo cả vợ con nữa.

        Ôđetxa đã trở thành một chỗ hợp thời, na ná như thành phố Nixơ; ở đây, người thì tính việc ăn chơi, kẻ thì lo buôn bán, một số khác nữa thì cố tìm tậu một biệt thự trong vùng suối nước hay ở Luxtôp và sống theo sở thích, tự xem mình như chủ nhân của cái thành phố xinh đẹp và các vùng lân cận, với những ruộng nho, những vườn cây, những bãi sông trong lành, những nông trang và trại chăn nuôi cũ. Chúng tôi đi qua vùng Betxarabi, tới đây trong những chiếc xe con giống như những con gián màu đó sẫm và lên mặt nhà giàu ngoại quốc, làm cho nhân dân khiếp sợ với những kiểu ăn mặc mới nhất của Bá-linh, áo nam màu nhạt dài quá gối, nhẫn triện và mũ phụ nữ cao như mũ thợ cạo ống khói. Nói tóm lại là một cuộc xâm lăng của châu chấu. Nhưng chính những con châu chấu sặc sỡ và phàm ăn đó, trong những thời gian đầu đã cứu Kôletnisuc khỏi phá sản. Đáng chú ý là chỗ nào có khách du lịch, ở đó các cửa hàng tầm tầm phát đạt hẳn lên.

        Cửa hiệu « Jorjơ » tuy không phát đạt lắm nhưng dù sao cũng sống được qua ngày và thậm chi cũng kiếm được chút ít lãi. Những mặt hàng giành giật nhau là xe đạp, ra-ket cũ, quạt, máy ảnh, máy nước đá, thậm chí cả xe trẻ con. Một hôm một người khách Rumani có đôi mắt linh lợi và chòm râu dê trâng tráo tìm đến cửa hiệu « Jorjơ». Có thể đó là một nhà chuyên môn nôi tiếng về bệnh trẻ em ở Akecman. Ông ta hỏi mua một cái cân trẻ con rất cũ mà Kôletnisuc đã coi như không thể bán được. Người ta bắt đầu trông thấy những tên sĩ quan Rumani thua bạc, bôi mói son, mũi tím ngắt, trát bự phấn : chúng đưa cầm những đôi bốt lễ phục đánh vét-ni, có đinh thúc ngựa và những bộ quần áo len. Các mụ nàng Rumani loắt choẳt, mặt đeo mạng, cũng kéo tới lùng mua nước hoa « Mạc-tư-khoa đỏ » và gửi bản thứ nước hoa Rumani «Con Mèo đen ».

        Một mặt, thì hay đấy, nhưng mặt khác lại không hay lắm. Không hay lắm vì nó gây thêm phiên phức cho công việc của trạm. Cửa hàng luôn luôn đông khách nên phải hết sức cẩn thận, luôn luôn đề phòng.

        Mỗi khi có người tới mua hàng nói: « Xin lỗi, chẳng hay ông có nhận gửi bản tủ sắt không ? Chúng tôi có một chiếc rất đặc biệt của hãng Becna », Kôletnisuc lấy mắt kín đáo ra hiệu, rồi vội vàng dẫn khách vào trong kho chứa hàng và đưa cho khách một bản nhật lệnh số 55 chép lại bằng thứ chữ rất nhỏ và rất rõ, kiểu chữ của kẽ toán. Nhân dịp này Kôletnisuc vô tình cũng bắt chước thái độ của Secnôivanenkô, cúi đầu đi đi lại lại trong kho hàng, và nói:

        — Anh đã hiểu rõ nhiệm vụ chưa? Tôi nhắc lại: sao ra ít nhất mười bản, rõ ràng, cẩn thận, không sai một chữ nào. Nếu có thể, bằng giấy tốt. Rồi ngay lập tức, không chậm trễ, đưa lại cho các đồng chí khác để chép nhân lên tiếp. Đừng quên ghi ở góc trên, bên phải, dòng chữ: « Đọc và luân chuyển ». Về số lượng bản đã sao và phân phát, cho tôi biết riêng. Hành động đi!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2020, 10:34:31 pm »


        Bằng cách đó, Kôletnisuc không phải chỉ biết phân phát bản mệnh lệnh, ông còn lập được cả bản thống kê những bản mệnh lệnh đã được phân phát đi và ghi lên tường bằng những dấu hiệu riêng các khu vực được phân phát. Ngoài ra, do sáng kiến riêng, ông đã chuyển được hơn hai mươi bản bằng cách dán vào các cuốn hướng dẫn về Ôđetxa, chủ bụng mua riêng cho việc đó ở quầy bán báo. Ông để những cuốn hướng dẫn này lên các ghế đặt ngoài đường, trong tàu điện, ở nhà ga, gần cửa bán vé, nhất là trong ngôi nhà Paplôp cũ, nơi binh lính Xlôvac cắm trại. Lúc đầu Kôletnisuc có cả ý định dịch bản tuyên bố ra tiếng Đức: ông đã mua một quyển tự điển Nga-Đức, một quyển ngữ pháp và một quyển tiếng Đức phổ thông. Ông đã mất hàng chục đêm không ngủ nhưng không kết quả. Bây giờ ông mới nghĩ ra cách dán bản mệnh lệnh vào trong các cuốn hướng dẫn và viết thêm vào cuội bản: « Nếu anh biết tiếng Đức, hãy dịch bản tuyên bố ra và phân phát cho binh lính Đức. Cần cho họ biết những người bôn-sê-vich nghĩ gì về nhân dân Đức và nước Đức!» Có thể điều này có vẻ ngây ngô nhưng Kôletnisuc tin chắc trong hai mươi người Xlôvac thi mười chín người ghét nước Đức Hitle và có cảm tình với những người anh em Nga, những người Xla- vơ, đang tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa phát- xít, nhất định những người Xlôvac này sẽ dịch bản tuyên bố ra tiếng Đửc và rải vào hàng ngũ binh lính Đức. Bằng cách này hay cách khác, Kôletnisuc đã hoàn thành đúng đắn nhiệm vụ mà ban Chấp hành bí mật giao phó và thậm chí còn vượt cả yêu cầu nữa!

        Rất ít khi ông chịu giao tiền, dù nhiều dù ít, lấy ở sổ lãi của cửa hàng, cho những người mang những giấy tờ không rõ ràng và không có chữ ký của Secnôivanenkô.

        Khi người ta đưa hàng Lêningrat từ hàm mộ đến, Kôletnisuc chỉ bày ra bán có một tấm, đặt giá khả cao: 245 mác. Ông định thăm dò thị trường. Hai ngày sau, tấm hàng đã bán được. Kôletnisuc đợi một thòi gian rồi lại bày ra bản tấm thứ hai, nâng giá lên mười phần trăm. Tấm này cũng bản đưọc rất nhanh. Kôletnisuc lại để bẵng một thời gian nữa, nhưng lần này lâu hơn. Tỏ ra có liên hệ quá công khai với xí nghiệp xô-viết là một điều nguy hiểm.

        Một hôm trời oi ả, trong cửa hàng nóng bức khó chịu,, ngột ngạt. Công việc buôn bán chạy đều, khách ra vào không ngớt. Kôletnisuc mệt lử. Chúng làm ông bực mình, bọn «các ông» và «các bà » vô công rồi nghề, ăn mặc đua đòi kiểu cách, cuồng loạn, keo kiệt lại rất khinh người, đòi hỏi cửa hàng phải săn đón và khúm núm.

        Chúng cho việc chúng đi lại cửa hàng là một ân huệ phi thường. Nhưng mắt chúng thì đảo khắp các ngăn hàng tìm kiếm những thứ có thể mua được bằng giá hạ và bán lại thật cao ở chỗ chúng, ở Rumani, để xứng với cuộc viễn du thích thú của chúng đến cái thành phố « Ôđetxa mạ vàng » này, mà đối với chúng cũng có vẻ lịch sự không kém gì Pari.

        Kôletnisuc hết sức khinh miệt chúng. Đã lâu lắm, chúng làm ông đến chết được. Khó khăn lắm ông mới khỏi tống cổ hết bọn chúng ra một cách thô bạo. Nhưng cứ phải tự kiềm chế. Với một nụ cười rất dễ thương sau bộ ria mép nhuộm mà bản thân ông thấy nó giống như một cái nhích mõm chó, Kôletnisuc mạnh bạo leo lên cái thang con, lấy hàng ở các ngăn xuống, bày ra quầy rồi lịch sự quay người tứ phía, nói không biết mệt:

        — Thưa bà, xin mời bà! Đây là một bộ lông cáo đặc biệt. Phu nhân ngài tùy viên quân sự Ý đã mua được, trước chiến tranh, trong một cuộc bán đấu giá lông thú ở Lêningrat, với giá một nghìn năm trăm đô-la... Xin lỗi bà... Thưa ông, ông cần gì ạ? Hàng dệt Lêningrat? Rất tiếc, hiện nay cửa hàng không thể phục vụ ngài được. Tất cả đã bị khách hàng tranh cướp hết. Không lâu nữa, sẽ có một chuyến hàng tấm rất đặc biệt. Rất mong ngài trở lại... Excusez-moi, Madame1. Nếu bộ lông cáo thần tiên này — nói cho đúng chữ — không vừa ý bà, tôi có thể mời bà mua một bộ thanh nhã hơn, cùng loại...

        Và ông lại hấp tấp leo thang, làm đôi giày kêu ken két, vừa leo vừa đưa qua vai những súc vải, những chiếc ba-đờ-xuy cũ, những bộ lông cáo bạc màu bị nhậy nhấm, mắt bằng thủy tinh, giống mắt chó hơn là mắt cáo.

        Khách hàng tàn nhẫn bắt ông chạy đi chạy lại không nghỉ trong cửa hàng, luôn luôn đòi xem những mặt hàng mới như găng tay, quả cầu, bình tưới, chân đèn bằng đồng thau, ống nhòm, máy ảnh, hộp com-pa, dù Nhật bản.

        Có một thằng thanh niên Đức làm ông khó chịu nhất, đáng người chắc chắn, da nâu, tóc uốn cảnh phượng. Hắn mang ao vét-tông dài đính cái thập ngoặc bằng vàng trên ve áo và một cái quần thể thao ngắn, cộc cỡn, đến đầu gối, chân mang tất len ngắn và đôi giày ống đế đinh. Tên Đức này không biết một tiếng Nga nào cả. Bước thong thả trong cửa hàng, hắn chỉ ngón tay to tướng hết vào cái này lại đến cái nọ và nói như ra lệnh:

        — Diese !

------------------------
        1. Xin bà thứ lỗi cho
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2020, 11:18:32 am »


        Kôletnisuc lại nhẫn nhục trèo lên chiếc thang con và mang đến cho tên Đức món hàng thèm muốn: Một cai liễn xúp mất nắp, một bộ kìm nhổ răng, một cái đèn, chiếc áo pơ-lit của Secnôivanenkô, một cây vĩ cầm hay một cái gi đại loại như thế. Tên Đức xem xét món hàng cả bốn mặt, rất có phương pháp.

        Lấy ngón tay gõ, hà hơi, lắc lắc, đưa lại gần cửa sổ để trông cho rõ hơn rồi vẫn thong thả, trả lại và nói cộc lốc:

        — Nein!

        Hẳn mặc thử chiếc áo pơ-lit vào rồi cứ thế đi đi lại lại một lúc trong cửa hàng nóng ngốt; đối với cây vĩ cầm, hẳn cũng cào cào một tí ra vẻ thông thạo, áp tai vào hộp cộng âm rồi trả lại cho Kôletnisuc, giang tay ra và lại mỉm cười dứt khoát.

        — Nein!

        Hắn chỉ làm cho Kôletnisuc mệt lử. Khách mua hàng đến rồi đi, nhưng tên Đức vẫn cứ đi tản bộ trong cửa hàng như định ở hẳn lại đấy.

        — Có lẽ ngài muốn mua máy ảnh chăng ? — Kôletnisuc không giấu nối giận, hỏi. — Thế thì tôi có thể giới thiệu với ngài một chiếc Reflex rất xinh, thiết kế riêng cho khách du lịch với một ống kính Hertz.

        Tên Đức nhún vai nói:

        — Nein!

        Rồi nhìn thấy một cái gì để ở góc trong cùng cửa hàng, hắn vội đi tới, và Kôletnisuc lại nghe tiếng hắn ra lệnh:

        — Diese!

        — Có ngay — Kôletnisuc nói to rồi chạy vội vẽ phía tên Đức.

        Lúc này, trong cửa hàng, ngoài hai người ra, không có ai nữa. Tên Đức nhìn thẳng vào mặt Kôletnisuc rồi chợt nói nhỏ bằng tiếng Nga rất sõi:

        — Chào anh, Ghêorghi Nikiforovich ! Tôi thay mặt Xôfya Pêtrôpna đến thăm anh. Xôfya Pêtrôpna muốn biết anh đã nhận được thư ông Xêvêrlnôpxki ở Bucaret chưa?

        Kôletnisuc suýt ngã ngửa vì kinh ngạc. Nhưng tên Đức vẫn đứng trước mặt như một cái cột, đôi mắt khẩn thiết không rời khỏi ông, và trong chốc lát trở nên thông minh lạ thường, nhất là có vẻ Nga, không phải bàn cãi gì nữa.

        — Anh nghĩ xem, đã hai tháng nay không có lấy một bức thư — Kôletnisuc bất giác nói — Thật là một người hay sai hẹn quá. Bực thật!

        Tên Đức nhìn nhanh về phía cửa ra vào.

        — Có phải anh là cán sự ba quân nhu Kôletnisuc không ?

        Có một cái gì mệnh lệnh và hết sức bình thản, một giọng tham mưu trong tiếng nói của tên Đức; Kôletnisuc bỗng thấy rất rõ đây nhất định không phải một tên Đức mà là một người Nga chân chính và cứ theo bề ngoài thì là một sĩ quan xô-viết nhà nghè.

        — Đúng thế! — KôLetnisuc thẳng người lên, đáp.

        — Tôi cần gặp đồng chí Secnôivanenkô. Tôi là đại diện bộ tham mưu phong trào du kích Ukren.

        Ngay lúc đó, cánh cửa xịch mở và một khách hàng mới bước vào cửa hàng. Tên « Đức » nhìn Kôletnisuc một cách ý tứ rồi đi ra phố. Kôletnisuc nhảy bổ theo.

        — Ngày kia, cũng giờ này — ông nói khẽ ở cửa ra vào —  Ngài cần gì, thưa ngài ? — Ông hỏi người khách mới tới.

        Đó là một ngài người Rumani, nhỏ bé, ăn bận khá đúng mốt, không thái quá mà cũng không lòe loẹt. Y có một ý thức lịch sự vừa vững vàng vừa có vẻ tỉnh nhỏ : một bộ quần áo thể thao màu cát bằng vải dệt nổi sóng, một chiếc cà-vạt kẻ ô vuông giản dị nhưng đắt tiền, đôi giày vec-ni, một cái mũ nan đội có lẽ hơi quả ra đàng sau nhưng không đến nỗi chướng mắt. Y cắp ở nách một cái ví to màu vàng với một lô ổ khóa sáng loáng và những đai nịt — một cái ví thực sự chắc chắn của nhà buôn. Y lại gần bàn giấy, nơi Kôletnisuc đang đứng, lễ phép nâng chiếc mũ nan lên, nói:

        — Iônen Mirêa.

        Để xác nhận điều vừa nói, y rút trong ví và chìa ra một tấm danh thiếp trắng ngần, không to quá, không nhỏ quá, trên đó, Kôletnisuc đọc thấy, bằng tiếng Nga : «Iônen Mirêa, tổng đại diện các Nhà máy của hãng Mêfôđi Muntêanu và Con trai, Bucaret — chi nhánh Bá- linh, Viên, Côpenhagơ, Ăngkara và Môngtêviđêò. Địa chỉ điện tín : Muntêanu-tơ lụa ».

        « Chết thật! — Kôletnisuc nghĩ và vô cùng hối tiếc là mãi đến nay vẫn chưa đặt in danh thiếp. Linh hồn ngài Prơjêvenxki bỗng trở về với Kôletnisuc, ông vội trang trọng cúi xuống sau quầy hàng, và nói to:

        — Ngài cần gi ạ?

        — Ngài Kôletnisuc, nếu ngài không phản đối, tôi có một việc buôn bán có lợi muốn bàn với ngài — lônen Mirêa nói bằng tiếng Nga. — Xin ngài tha lỗi, tôi nói không được thật thạo tiếng Nga, mặc dù tôi đã sinh đẻ trên nước Đại Nga cũ, trong vùng Xôrôki nhỏ bé, nếu cái lên này gợi lên với ngài một điều gì... Tôi lấy làm thích thú nếu nó gợi lên với ngài một điều gì... — lônen vung bàn tay lên không, ngón út tách ra, để lấp lánh một hạt kim cương to tướng. Y mỉm cười và một chiếc răng vàng lấp lánh trong miệng.

        Y có một bộ lông mày to, rậm, đen, nhưng lốm đốm hoa râm và bên dưới là đôi mat long lanh như những hạt kim cương. Nom tưởng như y đã tung ra hai chùm tia sáng chói lọi để rồi lại tắt ngay:

        — Hãng chúng tôi chú ý đến mặt hàng tơ lụa hảo hạng và nhất là... Lina... thế nào, cái đó gọi là gì bằng tiếng Nga nhỉ?... Đến thứ hàng len dệt kim để may quần áo... À phải, hàng dệt kim để may quần áo. Ngài bán lẻ, sáu mươi hay bảy mươi mác một mét. Tôi xin trả ngài một trăm mác một mét và sẵn sàng nhận ngay một lần một số lượng không hạn định.

        Kôletnisuc cảnh giác nhưng Iônen Mirêa đã chiếu ngay vào anh, dưới đôi lông mày đen, hai chùm tia sảng kim cương chói lọi rồi vỗ vai ông nói:

        — Đomnul Kôletnisuc — y nói rất dễ thương, rất thực thà, nên Kôletnisuc dịu xuống ngay như người bị thôi miên. — Đomnul Kôletnisuc, tôi sinh trưởng trên nước Đại Nga cũ. Tôi là một người Nga trên năm mươi phần trăm và ngài cũng hiểu tôi khi tôi nói hàng « Lina »... phải, những hàng len là chuyên môn của tôi. Thứ hàng đó, tiếng Rumani gọi là « Lina ». Lấy tư cách một nhà chuyên môn với một nhà chuyên môn, tôi xin nói với ngài hàng Lina Lêningrat, là một mặt hàng erste klasse

        — Ô ! — Iônen đưa ngón tay trỏ lên trời; cũng như ngón tay út, nó đeo một cái nhẫn kim cương. — Một trăm hai mươi mác một mét, và tôi xin mua tất cả số hàng.

        — Nhưng tôi chỉ còn hai tấm dở thôi — Kôletnisuc ngượng ngùng nói.

        — Ngài Kôletnisuc! — Iônen Mirêa nói to và Kôletnisuc chợt thấy hình nhir khắp người y, từ chân đến đầu, ánh lên toàn vàng và kim cương. — Hai súc, mười lần hai súc, mười toa, đối với tôi cũng chẳng đến đầu. Một trăm hai mươi mác một mét, tôi xin lấy ngay lập tức. Tiền chuyên chở, tôi xin chịu hết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2020, 11:20:38 am »


       
6

        Sau này, khi nhớ tới sự việc đau khổ đó, Kôletnisuc không bao giờ có thể hiểu và nhớ lại được rõ ràng tất cả điều đó đã xảy ra như thế nào. Lúc đó, ông như bị việc buôn bán làm cho mê mẩn, đó là kết quả của ánh hào quang ở đôi mắt kim cương kia; không biết vì đâu ông bỗng thèm khát được có ngay một lúc một số tiền lớn và cảm thấy như một người đang rơi xuống vực thẳm.

        Tất cả đã diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và có tinh chất lạ kỳ, vô lý, hệt như trong một cơn mê. Kìa, không đổi chỗ, Iônen Mirêa đặt lên quầy sáu trăm đồng mác chiếm đóng mời tinh, tiền mặt, với ba nghìn mác bằng hối phiếu hạn một tháng của nhà « Mêfôđi Mun- têanu và Con trai », rồi nhanh nhẹn xếp sổ hàng dệt kim Lêningrat lên chiếc xe ngựa cũ, dễ từ cuối thế kỷ mười chín, không biết từ đâu xuất hiện ra, ngồi xuống bên cạnh, ôm lấy những súc vải như một bà lớn, nâng chiếc mũ nan lên rồi đi mất không biết về phương hướng nào.

        Nửa đêm, Kôletnisuc bất chợt thức dậy và đâm bổ về phía cái két... Ồng để ý xem kỹ lại những tờ hối phiếu, những tờ giấy lạ lùng, thật khỏ hiểu, mà ông đã đem số vải dệt kim Lêningrat hảo hạng đổi lấy. Chúng có giá trị gì và thật ra chúng đại diện cho cái gì ? Lấy gì bảo đảm người ta sẽ trả cho ông ba nghìn mác để đổi lấy tờ giấy này? Ai trả ? Ngài Iônen Mirêa ư? Nhưng nếu không trả? Kôletnisuc cũng không có cả địa chỉ của y. Ông sẽ tìm y ở đâu?

        Kôletnisuc hình dung lại Iôuen Mirêa với cặp mắt kim cương, chiếc mũ nan, đôi lông mày quái gở, rồi ông chợt nhận ra hết sức rõ ràng đó là một tên lừa đảo rất tầm thường, thông thường hết sức. Với sáu trăm đồng mác chiếm đóng, y đã cuỗm mất của ông trên ba nghìn đồng tiền hàng! Người ta đã đánh cắp của ông ngay giữa ban ngày. Tai hại nhất đó lại là tiền của Đảng, của tổ chức bí mật! Kôletnisuc bứt đầu, bứt tóc định đập đầu vào tường. Làm sao có thể nhìn thẳng Secnôivanenkô được ? Đó là một ý nghĩ làm ông thấy khó sống nổi. Ông đã trải qua một đêm khủng khiếp, không ngủ. Có lúc, ông nghĩ có thể không đến nỗi tuyệt vọng. Có thể ông lo lắng thế là sai: Iônen Mirêa không phải là một nhà buôn thiếu tư cách, mà trái lại, một thương gia hoàn toàn lương thiện, rất sòng phẳng. Trong đúng một tháng, y sẽ trả lại toàn bộ số tiền không thiếu một xu. Vì dù sao Kôletnisuc cũng nắm trong tay những hối phiếu của một nhà buôn tiếng tăm như hãng «Mêfôđi Muntêamu và Con trai », Bucaret, Viên, Bá-linh, Côpen- hagơ, Ăngkara, Môngtêviđêô...

        Điểm bi đát của sự việc là Kôletnisuc rất mơ hồ về hối phiếu. Hối phiếu là một cái gì hết sức lỗi thời, thù địch, đáng khỉnh. Nhưng ông biết — không rõ do đâu mà ông biết điều đó! — là trên thế giới vẫn có hối phiếu. Trường đại học chăng? Trường trung học chăng?... Hối phiếu đã giữ một vai trò không vui trong đời ông rồi. Nhưng ở đâu? Bao giờ? Thề nào? ... Kôletnisuc thao thức cho đến sáng, nửa ngủ nửa mê thấy tờ hối phiếu đã giữ một vai trò nặng nề. Bất chợt, trong óc ông, lóe lên như tia chớp.

        « Bán một món hàng, một người buôn đã nhận hai tờ hối phiếu, lãi năm phần trăm trả ở nhà băng. Với tờ hối phiếu thứ nhất, nhà băng đã trả 475 rúp, với tờ thứ hai 117 rúp. Hỏi... »

        Kôletnisuc nhớ lại: đó là một bài toán phần trăm trong cuốn sách giáo khoa của Sapôtnikôp và Vanxep. Những hối phiếu nằm đâu bên cạnh những cái bể bí hiềm đầy nước rồi lại cạn, bên cạnh những đoàn tàu khốn nạn chạy từ hai ga A và B để gặp nhau...

        Người nhà buôn, bán xong hàng, đã nhận hai tờ hối phiếu nhà băng... Kôletnisuc ngồi trên giường lắp bắp.

        Cuối cùng ông đã hiểu ra sự việc, ông là một nhà buôn và đã nhận hối phiếu về món hàng bán ra. Nhưng người buôn nọ, người trong bài toán, không loạn óc, anh ta đã đổi hối phiếu cho nhà băng và đã nhận được tiên ; trái lại, ông đã mất ngủ và trằn trọc. Một tờ hối phiếu ! Hối phiếu có thể đổi lấy tiền kia mà... Bây giờ Kôletnisuc thấy rõ là mình phải đưa những hối phiếu nhận của Iônen Mirêa đến nhà băng đồi lấy tiền và càng sớm càng hay. Vất vả lắm ông mới đợi được đến sáng, ông uốn vội bộ ria mép rồi chạy ù tới nhà băng. Ông không ngờ và thậm chí xuýt khóc vì sung sướng khi tìm thấy cái cửa con có tấm bảng mang dòng chữ vàng bằng tiếng Nga và tiếng Rumani: «Trả tiền hối phiếu ». Vội vã cúi gập người xuống, và hoa chân múa tay một cách hết sức tao nhã, theo kiểu ngài Prơjêvenxki. Kôletnisuc chìa những tờ hối phiếu vào cửa và nói:

        — Tôi muốn xin rút tiền hối phiếu... Nghĩa là, thưa ông, tôi muốn rút tiền của tờ hối phiếu này, xin ông làm ơn... vui lòng...

        Cái « ông » mà ông đang trình bày, một người bé nhỏ bụng to, đen thui thủi trong chiếc áo jaket đã sờn, giong một con nhặng xanh đeo kính lạ lùng, cầm lấy tờ phiếu, lật đi lật lại trước mũi một lúc rồi trả lại cho Kôletnisuc và càu nhàu:

        — Không được !

        — Xin phép — Kôletnisuc nói, cảm thẩv nền nhà sụt xuống dưới chân mình — tôi chưa thật hiểu rõ ông nói gì. Nghĩa là, thưa ông, tôi muốn biết tại sao, xin ông làm ơn...

        Con nhặng xanh quay cả người vè phía Kôletnisuc.

        — Không thể chuyển được.

        — Sao ạ?... Sao? — Kôletnisuc lắp bắp — Tại sao không thể chuyển được ạ ?

        — Không thể chuyển được — con nhặng xanh nhắc lại và nhìn Kôletnisuc bang đôi mắt chằm chằm mà qua đôi kính cận, có vẻ to như mắt bò. — Đây chỉ là một mảnh bìa.

        Mặc dù ngây thơ trong công việc buôn bán, Kôletnisuc cũng hiểu ngay được cái chữ « bìa » ghê gớm ấy. Tay run run, ông rút trong túi áo tuýt-xo ra tấm danh thiếp của nhà « Mêíođí Muntêanu và Con trai» và đưa cho con nhặng xanh. Nhưng con nhặng xanh cũng không thèm cầm lấy. Hắn chỉ lướt đôi con mắt bò bất động của hắn, rất ít liên quan với cái dáng ngắn ngủi, tròn quay của hắn, lên tấm danh thiếp rồi càu nhàu :

        — Schmukler!

        — Sao ạ? — Kôletnisuc không hiểu.

        — Schmukler! Eseroc! — con nhặng xanh nội, có vẻ khoái trá đểu cáng và thấy khách không hiểu, hẳn giải thích — Tiếng Nga, gọi là kẻ cắp, xỏ lá, hiểu chưa?

        — Xin lỗi... xin lỗi, ông... Một hãng buôn chắc chắn thế: Bá-linh, Viên, Ăngkara, Môngtêviđêô...

        — Schmukler, schmukler! — con nhặng xanh nói và đột nhiên, há hốc cái miệng bé tí với hàm răng cá heo nhọn hoắt, hắn phá ra cười, một giọng cười trẻ con, oang oang như tiếng nhạc ngựa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2020, 11:21:57 am »


       
7

        — Thưa ngài, xin mời ngài đi qua cửa này — Kôletnisuc nói và né người để cho tên « Đức » đi vào trong buồng để hàng — Bộ đồ ăn này là loại độc nhất tôi vừa mới nhận được từ Kiep gửi tới. Hàng Xevrơ chính cống! Phu nhân ngài đại sứ Thổ-nhĩ-kỳ mua được của các người thừa kế bá tước Bôbrinxki với giá một nghìn hai trăm bảng Anh. Một món hàng rất hiếm. Tôi đã dành riêng hầu ngài. Mời ngài cứ xem, còn tôi, xin ngài một phút để phục vụ các khách hàng khác, sau đó, tôi sẽ xin hoàn toàn hầu tiếp ngài. Xin lỗi ngài, mong ngài miễn thứ cho — bằng một giọng to nhưng kính nể, cố lấy giọng cho thật êm ái và thật nhã nhặn của ngài Prơjêvanxki, Kôletnisuc nói với khách mua hàng, rồi vừa thì thầm vừa đưa mắt về phía cửa buồng để hàng, nơi tên « Đức » đi vào — Đấy là quan phụ tá của ngài Gơring đồng thời là cố vấn của Ngài về những vấn đề đồ cổ, ông khách hàng quen của tôi. Xin lỗi các ngài! Bây giờ, thưa bà, tòi xin hoàn toàn hầu tiếp bà. Bà cần thứ gì ạ ?

        Rồi Kôletnisuc, cứ cót ca cót két đôi ủng, chạy như sóc trên chiếc thang con từ trên xuống dưới.

        Trong khi đó, tên « Đức », tay đút trong túi sau chiếc quần chẽn ngắn, đã đi vào trong buồng để hàng.

        — Đẩy cái chốt cửa lại và đứng im — Secnôivanenkô nói, không rời con mắt khỏi tên « Đức ». ông đang ngồi trên một cái thùng trong góc buồng tối om và cầm trong tay một khẩu súng ngắn.

        Không rút tay ra khỏi túi quần sau, tên « Đức,» cài móc cửa vào rồi tựa cả tấm thân to lớn và nặng nè vào cánh cửa.

        — Khẩu lệnh? — Secnôivanenkô nói.

        — Kiep. Trả lời?

        — Súng ngắn.

        — Đúng.

        — Khoan đã. Đừng lại gần. Giấy tờ đâu!

        Tên « Đức » lấy móng tay cạy cái nắp đồng hồ ra và đưa cho Secnôivanenkô một mảnh giấy thuốc lá vo viên lại. Secnôivanenkô giở ra, đeo kính vào, tay vẫn không rời khẩu súng, đọc mấy chữ rất quen thuộc của đồng chí bí thư Ban Chấp hành quận, ông nhớ lại những lời cuối cùng của đồng chí bí thư đã nói với ông: « Tôi không hứa sẽ gặp anh một ngày gần đây lắm đâu. » Ông mỉm cười vui vẻ. Tên « Đức » cũng mỉm cười nhưng kín đảo.

        — Phái viên của bộ tham mưu phong trào du kích Ukren, đại úy Măcximôp — anh nói để tự giới thiệu.

        — Măcximôp. Mời anh ngồi!

        Họ bắt tay nhau. Secnôivanenkô dịch ra và Măcximôp ngồi xuống cạnh ông trên mép chiếc thùng.

        — Về phần tôi, nói thực, tôi không biết có bộ tham mưu phong trào du kích Ukren. Nó có lâu chưa?

        — Từ tháng sáu, chiểu theo quyết nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (bônsêvich) Ukren. Được lập ra đặc biệt để liên lạc với các đội du kích, để giúp đỡ và hướng dẫn họ.

        — Hay đấy ! — Secnôivanenkô thốt lên — Nói thực, chúng tòi cảm thấy thiếu cái bộ tổng tham mưu Ukren này.

        — Bấy giờ, như anh thấy đấy, nó đã có. Và không phải chỉ có ở Ukren. Ngày ba mươi tháng năm, theo quyết nghị của Hội đồng quốc phòng Liên bang xô viết, đã thành lập bên cạnh Bộ Tổng chỉ huy, một bộ tổng tham mưu phong trào du kích — Măcximôp lắng tai nghe những tiếng nói lọt qua bức vách mỏng rồi nói — Ở đây, có nguy hiểm không?

        — Ít nhất cho đến bây giờ, chúng tôi coi cái trạm này là chắc chắn hơn cả. Dù sao, anh cũng nên biết, sau dẫy thùng này, trong góc, còn một cái cửa nữa mở thẳng ra sân. Trường hợp bất ngờ, chúng ta có thể đi ra theo lối gọi là « Cửa sau»... Chúng ta không phải người khó tính. Nhưng anh đừng lo. Tôi đã bố trí ở ngoài sân và ngoài phố xung quanh nhà, những người chắc chắn. Họ sẽ báo cho ta biết kịp thời... Thế anh nói đã thành lập một bộ tổng tham mưu cho du kích phải không?

        — Phải, nó phụ trách lãnh đạo trực tiếp phong trào du kích trên toàn bộ lãnh thổ Liên bang xô viết đang tạm thời bị chiếm đóng.

        — Triền vọng lắm! — Secnôivanenkô xúc động nói. — Hay lắm ! Lạy Chúa, quả thật là hay lắm! Ai ở trong ban lãnh đạo ?

        — Đồng chi Pônômarenkô đã được bổ nhiệm làm tổng tham mưu trưởng.

        — Pônômarenkô nào thế? Người Biêlôrutxi phải không ? Pantêlêmôn Kônđrachiêvich chứ ?

        — Chính đồng chí ấy. À. đồng chí bí thư ban Chấp hành vùng Ôđetxa gửi lời chào anh.

        — Đồng chí ấy bây giờ ở đâu ?

        — Ở Bộ tham mưu Ukren.

        — Tôi biết rồi. Đồng chí ấy không quên những người bạn già nhỉ?

        — Không, không quên đâu. Trái lại! Ông cũng theo dõi các anh từng bước.

        — Chúng tôi? Từng bước à?

        — Ấy, đúng thế. Đặc biệt là đồng chí — Măcximôp mỉm cười — Còn « các anh » khác trong thành phố và trong quận, đồng chí ấy cũng theo dõi vừa vừa. Thật là một gia đình lớn.

        — Thế anh cho tôi gửi lời chào đồng chí ấy. Cảm ơn là đã nhớ tới. Mong đồng chí ấy đừng quên chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2020, 11:22:20 am »


        Secnôivanenkô đánh diêm rồi gí gần vào mảnh giấy con. Một ngọn lửa nhỏ màu vàng xanh nhợt bốc lên và lớp tàn nhẹ như cánh bướm bay tỏa ra trông không khí.

        — Đồng chí áy rất chú trọng việc phát động quần chúng tham gia du kích ở Ukren — Măcximôp nói —  Đồng chí ấy quan tấm đặc biệt đến vùng Ođetxa và đến cá nhân anh, đồng chí Secnôivanenkô. Công việc của ban Chấp hành bí mật khu anh thế nào ? Có vấn đề gì đó đã đến tai bộ tham mưu rồi đấy.

        — Thí dụ ? — Secnôivanenkô nói.

        — Vụ phá hoại hơn nghìn pút lương thực ở trạm máy kéo Prôtôpôpôvô, vụ nổ sở Chỉ huy Uxatôvô, việc dán có hệ thống truyền đơn và thông cáo của Thông tấn xã Xô-viết.

        — Ông ấy biết việc dó à?— Secnôivanenkô nhanh nhẩu hỏi, thích thú đỏ cả mặt.

        — Tất nhiên — Măcximôp nghiêm trang nói.

        Và Secnôivanenkô hiểu ra rằng, trong cuộc chiến tranh mới về bình thức và nội dung, mà lịch sử chưa từng biết tới này, thực sự ông là người chỉ huy của một đơn vị chiến đấu không kem phần quan trọng so với bất cứ một nhà máy nào ở hậu phương hay hất cứ một sư đoàn nào ở tiền tuyến, một bộ phận của các lực lượng vũ trang nhân dân.

        Và trong giây phút đó, ông quên mất mình đang ngồi trong buồng để hàng của cửa hàng đồ cũ « Jorjơ» và sau những bức tường kia, là một thành phố đã bị bọn phảt-xit xâm chiếm.

        Rồi ông bắt đầu trình bày với đại úy Măcximôp về tình hình ban Chấp hành khu, về những hoạt động và dự định. Thực tế, ông đang làm báo cáo cho Ban chấp hành trung ương Ukren. Secnôivanenkô cân nhắc cẩn thận từng chữ, từng câu, cố báo cáo hết sức chính xác, khách quan, không tô vẽ những mặt yếu nhưng cũng không bỏ qua những mặt mạnh trong công tác của mình.

        Măcximôp ngồi nghe, đầu cúi xuồng, vẻ mặt căng thẳng, mồ hôi ra lấm tấm vì ở trong buồng để hàng nóng. Do không thể ghi chép, anh cố nhờ từng lơi của Secnôivanenkô. Đôi khi, anh bảo ông ngừng lại, yêu cầu nhắc lại. Đây là bản bảo cáo đầu tiên của Secnôivanenkô. Kiểm điểm công tác trước bộ tham mưu du kích và trước Đảng cũng tức là kiểm điểm công tác trước bản thân và đã khách quan nhìn được sự hoạt động của Ban chấp hành khu.

        Secnôivanenkô nhìn thấy hai mặt. Một mặt ông thấy rõ trong chín tháng hoạt động bí mật, thực tế ông đã làm được nhiều việc. Không kể những trận đánh lớn để phá thóc, lúa tại trạm máy kéo ở Prôtôpốpôvô, vụ nổ Sở chỉ huy địch ở Uxatôvô, dán một số lớn truyền đơn cùng nhiêu trận phục kích xe địch, thành công chủ yếu của ban Chấp hành bí mật khu là đã xây dựng và tổ chức được lực lượng dự bị cho cuộc đấu tranh khá quan trọng ngay trong thành phố cũng như ở các làng tại vùng ngoại vi. Hiện giờ, trong chiếc tủ sắt hầm mộ đã có một số khá lớn thẻ đảng và quyết tâm thư có chữ ký, sắp xếp hết sức trật, tự và trên mặt bản đồ thành phố cùng các vùng ngoại vi, với những vòng đỏ, đã có khá nhiều chấm, mà mỗi chấm là một người đang sẵn sàng, bất cứ lúc nào và theo hiệu lệnh đầu tiên, xông lên chấp hành mọi mệnh lệnh chiến đấu của Secnôivanenkô; hơn nữa, trường hợp cần thiết, họ còn dẫn theo thêm hai ba đồng chí nữa. Đây là một tổ chức bí mật lớn; ở một mức độ nào đó nó đã có, dưới quyền kiểm soát của mình, các xưởng đường sắt tháng Giêng và các công trường hàng hải, nhiều làng mạc lớn và nhiều khu phố. Đúng, thế là nhiều lắm!

        Nhưng mặt khác, khi làm báo cáo, Secnôivanenkô cũng chợt nhìn thấy rõ ràng những điều mà đến nay ông chỉ mới thấy lờ mờ: mạng lưới thì lớn, người thì đông nhưng về công tác lại thiếu phối hợp với kế hoạch chiến lược chung của chiến tranh. Thực ra, cũng có một kế hoạch. Nó dựa trên sự cần thiết phải làm cho địch ăn không ngon ngủ không yên trên các vùng chúng chiếm đóng, và Secnôivanenkô đã lợi dụng mọi hoàn cảnh thuận lợi để làm việc đó. Họ đã nổ súng vào các toán tuần tiễu địch, hạ thủ bọn lính canh, diệt bọn sĩ quan đi lẻ, cắt đứt đường dây điện. Nhưng tất cả những việc đó không thực sự khăng khít với những vấn đề quân sự chung, không gắn liền với một kế hoạch chiến lược thống nhất.

        Secnôivanenkô bỗng thấy rõ ràng tất cả mặt yếu tương đối trong công tác của mình và hiểu rằng cuộc chiến đấu thật sự chỉ mới bắt đầu. Đó là ý nghĩ mà Secnôivanenkô nói lên để kết thúc bản báo cáo. Ông nói hết sức giản dị, với thái độ thẳng thắn của người quen đặt công tác Đảng lên trên lòng tự ái cả nhân.

        — Nhờ anh chuyến điều đó lên cho bộ tham mưu —  ông nói, nhìn thẳng vào mặt Măcximôp bằng đôi mắt sắc xung quanh chẳng chịt những nếp nhăn đã hơi cằn cỗi.

        — Tôi xin chuyển — Măcximôp nói ngắn gọn.

        Anh im lặng một lúc, nhớ lại tất cả những điều Secnôivanenkô nói với mình. Cuối cùng, khi đã khắc sâu vào trí nhớ, anh ngẩng đầu lên và lắc mạnh mớ tóc cánh phượng rõ ràng đã làm anh rất khó chịu.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM