Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:30:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 15044 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2020, 09:53:07 pm »


        Anh chị em đứng bên cạnh lỗ hổng, trong tư thế chiến đấu, súng trường cầm tay. Họ không trông thấy sự việc đã xảy ra, chỉ nghe được lõm bõm những câu trao đỗi giữa Secnôivanenkô và Ximban và tiếng súng tiêu liên bắn lộn xộn. Họ đứng im phăng phắc, mặt tím lại; con mắt đen ngòm dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bão, có vẻ càng đen thêm. Secnôivanenkô đi vào cuối động, tìm một hòn đá, ngồi lên, lột mũ ra, cúi đầu xuống, rồi vung vầy bàn tay về phía lỗ hổng.

        — Ra mà xem — ông nói, rất mệt mỏi.

        Cho đến lúc, kẻ trước người sau, chen lấn nhau giữa bức tường và khẩu liên thanh, họ xem xong, và im lặng trở về, Secnôivanenkô vẫn tay ôm đầu ngồi yên trên hòn đá.

        Khi mọi người, anh chàng hộ pháp Xtrenbixki, khẩu Môde đựng trong bao gỗ lủng lẳng sau lưng, và sau anh, bà Matriôna Têrenchiepna đôi má đầy nốt tàn hương màu đỏ nhạt, con mắt sưng húp và đỏ ngầu, khi Xviatôxlap, sau bà, xanh xao như thần chết, mặt cau lại với một nếp nhăn nằm ngang trên vầng trán trẻ, khi sau anh, Liđya Ivanôpna nắm chặt lấy bàn tay Xviriđôp và cuối cùng, Raitxa Lvôpna, mắt khô khốc, long lanh vì sốt, buồn thảm, với mái tóc xám lượn sóng lòi ra ngoài chiếc khăn trên trán, khi mọi người, sau lúc coi như đã vĩnh biệt các đồng chí bị tàn sát, trở về trong hang, đồng chí bí thư thứ nhất mới lấy lòng bàn tay lau mắt và hai má, nặng nề đứng dậy khỏi hòn đá, rồi nói:

        — Các đồng chí, tôi tưởng không phải bàn cãi nhiều về sự kiện đó nữa. Ý nghĩa của nó đối với ta đã rõ lắm rồi. Chúng định làm cho ta hoang mang, mất tinh thần... — Ông ngừng bặt, lấy lại hơi. — Được... — ông thấy khó nói nên lời. — Chúng cứ việc — ông nói, gần như thầm thì, rồi lại lau mắt và má —... làm cho ta mất tinh thần.

        Ông tiến lên hai bước rồi lại lùi hai bước, đứng yên, mặt đó bầm rồi bỗng lấy hết sức hét lên, giọng the thẻ — Chúng cử thử đi.

        Ông từ từ bỏ mũ ra, rồi bằng một giọng nói khác hẳn, nặng nề, đều đều, cân nhẳc từng lời, ông nói:

        — Đời đời ghi nhớ các đồng chí bị sát hại bởi bàn tay bọn giết người đê hèn, bọn ác quỷ của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát-xít đáng nguyền rủa ! — Gương mặt ông biến đổi đau đớn — Tiêu diệt bọn chiếm đóng Đức! — ông hét lên, giọng run run, và nói thêm, giọng trầm trầm, giản dị, dịu dàng —  Bây giờ, trong trại, con em chúng ta, các em thiếu niên tiền phong Pêchya và Valentin đang ngủ. Không cần kể cho chúng nghe. Các đồng chí cũng biết tâm hồn trẻ em như thế nào rồi. Tâm hồn chúng dễ bị tổn thương lắm. Như thế này, chúng cũng đã đủ buồn rồi. Và tất cả chúng ta, chúng ta còn rất nhiều việc trước mắt... rất nhiều.

        Ông trầm ngâm nhìn ra trước mặt rồi, rất nhanh, đội mũ vào, sửa lại thắt lưng.

        — Platôn Ivanovich, gọi người của Tulyakôp lại; cho gấp đôi người canh gác lên... Bản thân anh, ở lại đây để tô chức phòng ngự... Cảc người khác trở về doanh trại.

        Nhưng họ vừa đi tới doanh trại thì hiệu lệnh báo động dã vang lên. Họ vội vã quay lại lối « Con Dím ». Bày giờ, trên bờ khe, giữa những xác tù binh bị bắn chết, thấy có cái bếp di động của quân Đức. Dân làng bao quanh bọn lính Rumani và Đức đứng gác. Rõ ràng là chúng đã tập trung tất cả dân làng Uxatôvô lại. Họ khiếp sợ, run rầy đứng cầm muôi, thìa, đĩa, bát, sanh, chảo, ga-men. Từ đoạn chiến hào con, lại vọt lên vài quả pháo hiệu, sau đó chúng bắt đầu phân phát thức ăn cho dân.

        Tên nhà bếp béo ị, đội mũ vải trắng, mõm đó, ria mép quặp đen lánh, múc xúp, xúc những mẩu thịt nóng bỏng và phân phát những ổ bảnh lúa mạch mới. Thỉnh thoảng hắn lại vung cái muôi trên đầu và hét lên.

        — Du kích ! Hàng đi! Có muốn ăn không? Ra hàng thì sẽ có ăn !

        Secnôivanenkô nhìn thấy giữa đám đồng, tên lính Rumani quen biết, tên lính khôi hài vói cái mũ đan leo núi đội dưới mũ kê-pi và cái miệng móm rộng hoác. Thỉnh thoảng hắn lại tiến lên, và phô trương cái vốn tiếng Nga của hắn, đưa tay lên miệng làm loa rồi, để giúp tên nhà bếp, cũng hét lên:

        — Du kích ! Lại đây ! Đừng sợ! chúng tao không « pip » đâu. Chúng tao sẽ cho ăn. Bánh này, thịt này, xúp này ! Tốt! Mày đói, tao biết. Mày không có gì ăn. Đầy đủ các thứ ! Ra đi, đừng sợ. Người Rumani tốt, ra đi!

        Secnôivanenkô gạt Tulyakôp ra, nằm dài xuống sau khẩu liên thanh, để lên cao hơn tàm đám đông một tí, rồi bóp cò. Khẩu liên thanh rung lên, đồn dập trong cánh tay dang thẳng của ông. Mọi người dô xô về một bên, bỏ rơi cả bát. Đám đồng đổ xô về đằng sau. Cái bếp lưu động lật nhào. Tiếng kêu la khủng khiếp ran lên. Trong vài phút, trước cửa «Con Dím», không còn ai nữa ngoài những xác tù binh bị bắn. Nhưng ngay tức khắc ở đằng xa, có tiếng kèn vang lên. Những mệnh lệnh bằng tiếng Đức hét lên và từng loạt pháo nỗ ầm ầm. Đạn đại bác quả trước quả sau bay vèo vèo trên miệng khe và nổ khắp chung quanh cửa « Con Dím », xới tung những đám bụi tuyết và đá vụn. Điên cuồng, hỗn độn, và hoàn toàn vô ích, quân Đức bắn bừa vào mọi lỗ hổng, mọi hốc núi mà chúng nghi ngờ. Một quả đại bác rơi trúng cửa «Con Dỉm», phả hỏng một mảnh tường. Trận pháo kích ngu xuẩn ấy không gây thiệt hại gì cho những người bí mật. Họ đã rút sâu xuống hầm từ lâu, chỉ nghe tiếng nổ và cảm thấy đất rung nhè nhẹ.

        — Cho chúng bắn đến mai — Secnôivanenkô nói —  nếu chúng giàu đến thế. Còn cửa « Con Dím» theo y tôi, bây giờ, chúng ta phải thanh toán nó đi. Chúng ta không cần tới nó.

        Đoạn ông ra lệnh lấp và chôn mìn cửa « Con Dím » lần nữa và cũng là lần cuối cùng.

        Tuy đã mệt lử, và thèm ăn, thèm ngủ, mọi người cũng phải lập tức trở lại với cutíc, cặp và xà-beng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:33:59 pm »


       
77


        Bỗng Xtrenbixki, qua lỗ hổng thấy một em bé ở trong làng chạy về phía cửa « Con Dím». Em chạy đầu trần, chốc chốc lại vấp ngã. Trông bên ngoài, hình như em sợ phải chạy giữa những xác chết giá cứng, nửa người đã bị tuyết phủ, giữa những cái chân còng quèo và tím ngắt, những bàn tay xòe ra, ngón co quắp. Nhưng cũng trông bên ngoài, em còn sợ phải đứng lại và nhìn về đằng sau hơn. Em chạy, người đầy tuyết, miệng há hốc, mặt nhễ nhại mồ hôi mặc dầu trời rét. Bằng cả hai tay, em nắm chặt một mảnh giấy nhỏ trên ngực. Và ở sau lưng em, từ miệng khe, em nghe tiếng còi, tiếng rú và những tiếng hét hăm dọa. Có lần, khi em vấp ngã, một phát súng từ bên dưới bắn lên, và viên đạn bay sát bên cạnh em làm tung một đám bụi tuyết. Em nhảy phóc dậy, cố hết sức chạy tới lỗ hổng, chỗ Xtrenbixki đang nằm dài.

        — Chú ơi, đừng bắn ! Chú đừng bắn ! — em lấy lại hơi, kêu to rồi trao cho Xtrenbixki cái gì như một bức thư.

        Xtrenbixki hiện ra ở khe hở, nắm lấy ống tay áo em bé và định kẻo em vào trong động, nhưng em bé run lầy bay và khóc nức nở.

        — Không được, không được... cháu không thể vào hầm mộ với chú; nếu cháu vào hầm, chúng sẽ giết mẹ cháu và đốt nhà cháu. Chúng ra lệnh cho cháu chuyển thư xong phải trở về ngay. Chú cầm lấy thư và bỏ tay áo cháu ra.

        Em nhìn Xtrenbixki từ dưới lên trên, mắt đầy lệ và thì thầm nhanh.

        — Chú ơi! chú có biết bọn phát-xít làm tình làm tội chúng cháu thế nào không? Chú có biết đến bao giờ bọn đáng nguyền rủa đó bị đánh tan xác không?

        — Sắp rồi — Xtrenbixki nói — mấy ngày nay ta đã đánh cho chúng tơi bời trước Mạc-tư-khoa, các em có biết không?

        — Thỉnh thoảng! Cháu có được đọc truyền đơn... Thôi Chúa phù hộ cho chú, cháu phải chạy về ngay đây, chú nghe đấy, chúng đang thổi còi!

        Sau cái khe, nghe có tiếng còi. Xtrenbixki cầm lấy bức thư.

        — Của tên chỉ huy đấy — em bé nói, và chợt em thêm, nghe rât thương, rất khẩn khoản. — Chỉ có một điều, chú ơi, là đừng hàng chúng. Cứ giữ cho vững, đồng bào tin ở các chú !

        Rồi em bé, không ngoảnh cổ lại, chạy trở về và nhanh chóng biến mất theo bờ khe.

        Hai tay đầy đất bụi, Secnôivanenkô đặt cái xà-beng xuống, mở chiếc phong bì dài trên có ghi một câu tiếng Nga đúng đắn, nhưng đáng chữ người ngoại quốc:

        « Hầm mộ. Gửi người chỉ huy đội du kích ngầm. »

        Secnôivanenkô lật đi lật lại cái phong bì trong bàn tay như không biết để làm gì. Ông đưa cho người gần nhất đứng bên cạnh Xviatôxlap đọc, rồi đưa cho người xa hơn. Trong khi mọi người nhìn cái phong bì, Secnôivanenkó đã đọc xong bức thư:

        « Các đồng chí du kích !» (chấm than) — Senôivanenkô đọc, ghé sát bức thư vào ngọn đèn. — Bọn chó đêu, chúng gọi ta là « các đồng chí ». Đồ vô lại! « Hồng quân rút lui về phía Đông. Chính quyền xô-viết và Hồng quân không còn nữa (chấm). Quân đội Đức và Rumani chiến thắng đang tiến vố phía Đông. (Đúng thế. Chúng đã tiến đến tận Mạc-tư-khoa để được đánh cho vỡ mõm !) Cuộc chiến đấu của các đồng chí không còn ý nghĩa nữa » (Để rồi xem). « Chúng tôi biết các đồng chí đang khốn khổ và thiếu thốn, bệnh tật và đói khát». (Không cần phải là phù thủy mới đoán ra!) Các đồng chí phải biết là các đồng chí không thể kéo lùi bánh xe lịch sử quân sự lại được ». Bánh xe lịch sử quân sự! Quái đản thật). « Hãy hàng đi. Chúng tôi bảo đảm tính mạng cho các đồng chí trong một trại tập trung với mọi quyền lợi tù binh chiến tranh. Hạn tối hậu thư là hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Trường hợp bác bỏ tối hậu thư, chúng tôi sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tiêu diệt các đồng chí trong nháy mắt ». (Phải để muối lên đuôi chúng ta chứ...) « Ngài sĩ quan của chúng tôi ở ngay trước lối vào quả mìn thứ nhất». (Vậy ra là trước cửa « Con Dím ». Ngoài cửa «con Dím» ra, chắc chắn chúng không mảy may ngờ đến các lối ra khác. Cần lưu ý tới điều này!) Ngài sẽ mang găng trắng ».

        Liônya Ximban khẽ nở một nụ cười và anh thay thế chữ «trắng» bẵng một hình dung từ không thê in lên được. Secnôivanenkô nghiêm khắc nhìn anh qua đôi kính và cất cao giọng, nhắc lại:

        «Ngài sẽ mang găng trắng. Cá nhân đồng chí phải đến trình diện với ngài sĩ quan đó, không được mang vũ khí. Chỉ huy quân sự. » Hết, tưởng chúng ta cũng nên ra hàng với ngài mang găng trắng đó — Secnôivanenkô nói. — Các đồng chí nghĩ sao?

        Ông ngoảnh lại và bỗng trông thấy Xiniskin đứng trong hầm. Không ai thấy bác tới. Thật khó tưởng tượng, không có ai giúp đỡ mà bác vẫn đứng dậy, mặc quần áo và đến được tận đấy. Mọi người ngạc nhiên nhìn cái bóng bác dài ngoằng, gầy guộc, mặc chiếc áo ca-pốt như một chiếc áo choàng bệnh viện. Đứng thẳng, nặng nề chống khẩu súng trường, bác thở khó khăn và mỉm cười. Nhưng nụ cười mới rùng rợn làm sao. Nếu tên sĩ quan mang găng trắng có thể trông thấy nụ cười mỉm của Xiniskin, chắc hẳn sẽ lạnh cả người.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:34:24 pm »


        Còn Liônya thì như bị kim châm, nhảy cẫng lên, nhưng đó là vì thích thú quá nên anh mới nhảy cao đến thế.

        — Không, các đồng chí ạ, các đồng chí đã bao giờ nghe những điều như thế chưa? — Anh hét lên và vỗ vào đùi. — Ồ, bọn ngu xuẩn ! Chúng định gọi ai ra hàng mới được? Chúng điên rồi sao? Hình như chúng đã quên hẳn là chúng đang phải đối phó với ai rồi thì phải. Xin phép — anh vừa nói vừa cầm lầy bức thư trong tay Secnôivanenkô. — Ta đi về « góc đỏ » đi. Ta sẽ trả lời chúng. Ta sẽ viết thư cho chúng. — Đôi con mắt màu hạt dẻ của ánh sáng ngời lên tinh nghịch và giận dữ. —  Ta sẽ viết cho chúng bằng những lời lẽ mà các bậc cha ông đáng kính của ta cũng không nghĩ tới khi các ngài viết cho vua Thổ, các đồng chí đã biết đấy, qua bức họa Những người Zapôrôgơ của Rêpin trong Viện bảo tàng Trêchiakôp. Phải thế không, đồng chí Secnôivanenkô ?

        Nhưng Secnôivanenkô lấy lại bức thư trong tay Ximban nói giọng thô bạo :

        — Không !

        — Sao, còn không phải à? — Liônya ngạc nhiên.

        — Không! — Secnôivanenkô nhắc lại và vò nát tờ giấy. Chúng đừng tưởng với bọn chó đẻ như chúng, ta sẽ gửi thư để làm vinh dự cho chúng. Ta không phải là những người Zapôrôgơ. Còn chúng, càng không phải là vua Thổ. Ta không nên đùa với chúng. Ta sẽ trả lòi chúng nhưng bằng một cách khác hẳn. Chúng sẽ thấy, găng trắng như thế nào ! — rồi ông ném bức thư xuống đât.

        — Đúng! — Xiniskin nói. — Tôi đồng ý. Nhưng dù sao cũng phải vào sổ bức tối hậu thư.

        Nói rồi, bác từ từ cúi xuống, rên rỉ, nhặt lấy bức thư thong thả vuốt cho thẳng, rồi nhét vào túi áo.

        — Nikôlai Vaxiliêvich, ai cho phép bác ra khỏi giường? — Secnôivanenkô nói, nghiêm khắc.

        — Tôi khỏe hẳn rồi — Xiniskin đáp, mắt ảnh lên nom thật dễ sợ. — Và tôi yêu cầu đồng chí đừng trở lại vấn đề đó nữa.

        — À, này, các đồng chí — Secnôivanenkô nói. — Ngay bây giờ, chúng ta chưa nên triệt hẳn cửa « Con Dím ». 'Tôi nghĩ chúng ta còn có thể sử dụng nó một lần cuối cùng nữa. Xong, chúng ta sẽ bịt hẳn nó lại và đi lối cửa sau. — Ông rướn cặp lông mày lên, đầy ý nghĩa. —  Chúng ta sẽ đi lối cửa sau. Phải.

        ... Đúng đêm hôm đó, Tulyakôp và Ximban đã xuất kích để lên mặt đất; họ không dùng cửa « Con Dím » bấy giờ đã bị quân Đức và quân Rumani canh gác, cũng không phải cửa « Con Vịt » quá xa làng Uxatôvô, mà dùng cái giếng. Trước hết Liônya Ximban vốn lanh lẹn như một con mèo, khuỳnh hai khuỷu tay tì vào thành giếng, trèo lên và lấy rìu đục chỗ để chân. Anh buộc một sợi thừng dài và chắc chắn vào trụ giếng.

        Gần sáng, khi bọn lính gác cảnh giác nhất cũng đã ngủ say, Tulyakốp và Ximban, mang theo mìn chiến lợi phẩm, ra khỏi giếng lên mặt đất.

        Trời gần như không băng giá nữa. Như thỉnh thoảng vẫn hay gặp ở miền Nam, giữa mùa đông có lúc tuyết tan đột ngột.

        Gió biển man mát thổi và sao lấp lánh theo một nhịp rất đều tưởng như chốc chốc có một bàn tay vô hình mơn trớn, vuốt ve.

        Trên đỉnh đầu, trời xám ngắt, nhưng về phía chân trời thì tối om và trên mặt tuyết mờ đục vắng vẻ, lại đen như nhung.

        Túlvakôp và Ximban đi qua vườn trường không ai canh gác, đến ngay ngôi trường và đặt vào đó ba quả mìn. Hai quả trong trường, ở chỗ cửa sau, và một quả vào đâu đó ở cửa cổng. Họ đã bò rất chậm, qua vườn, họ đã nằm dài rất lâu trong tuyết ướt sũng lắng nghe từng tiếng động khả nghi trước mỗi cây táo bị thỏ rừng nhấm nên công việc đã kéo dài ít nhất mất hai tiếng đồng hồ. Khi họ trở về đến giếng, tất cả gà trong làng Uxatôvô đã gáy ba lần. Họ trèo xuống giếng, tìm cây đèn, đốt lên và cuối cùng về tới doanh trại

        Trong doanh trại, anh em đón họ từ lâu. Mọi người đã tập hợp, mang theo vũ khí và chỉ còn chờ hiệu lệnh để chuyển sang giai đoạn hai của cuộc chiến đấu trá hình. Ngay lập tức toàn phân đội tiến thẳng ra phía cửa « Con Dím ». Đến đấy, họ ra cả bên ngoài và nô một loạt súng chỉ thiên khủng khiếp. Trong hầm mộ còn rất ít đạn nhưng, nhân dịp này, Secnôivanenkô đã ra lệnh cho mỗi người được bắn hết một hộp. Họ bắn từng loạt, từng nhóm và từng đợt theo mệnh lệnh. Xêrafim Tulyakôp bắn liên thanh từng loạt dài. Ximban, thong thả quả một, ném một ít lựu đạn. Khi nổ chủng chiếu sáng cả đất, trời, và xác tù binh bị bắn chết. Đồng thời, họ cố « Hura! » thật to. Họ làm ầm ý đến đỗi từ xa, tưởng như cả một tiểu đoàn đang xung phong.

        Rất nhanh, đây đó, đèn điện bật lên. Nghe có vài phát súng của bọn lính canh hay của bọn tuần tiễu. Pháo hiệu xanh đỏ bay vọt lên không trung xám ngắt, kèn báo động thổi, ở Uxatôvô, một tia chớp vạch ngang trời, một cột khói dựng lên, một tiếng nổ chuyển đất. Có lẽ tên chỉ huy nghe báo động, tỉnh dậy, đã cùng với toàn bộ cơ quan tham mưu nhảy bổ ra ngoài thềm, nơi Tulyakôp và Ximban mới bò qua cách đây không lâu lắm. Rồi khi tiếng nổ thứ nhất chưa hết vang, lại nghe tiếng nổ thứ hai, yếu hơn tiếng thứ nhất một tí, nhưng cũng khá mạnh. Có lẽ chiếc xe xích sắt trực ban khi chạy qua cổng trường đã đâm bổ lên quả mìn kia.

        — Đấy, thư ta gửi cho vua Thổ đấy — Secnôivanenkô nói, sau khi mọi người đã nhanh chóng xuống cả dưới đất, và lối vào « Con Dim», hoàn thành xong nhiệm vụ, đã được cài mìn và bít hẳn lại vĩnh viễn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:34:52 pm »


       
78


        Và thế là trong hầm mộ lại kéo lê thê những ngày dài vô tận, lạnh lẽo và toi như bưng, ban ngày cũng như ban tối. Chỉ khác ban đêm là không nghe tiếng vo vo của các bếp dầu hỏa. Ngoài việc thể dục bắt buộc, tắm rửa bằng nước lạnh, bảo quản vũ khí đạn được và chuyền điện vào ắc-quy, Secnôivanenkô còn đề ra hàng ngày phải vá quần áo giày dép. Do đó, « Góc đỏ », dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn đã thành như một xưởng máy hay xưởng đóng giày.

        Một hôm, Secnôivanenkô lục trên cái giá đá đục vào tường và lấy ra cuốn Tarax Bunba của Gôgôn.

        — Ta phải nghĩ tới văn học một tí — ông nói — ta nên đọc cuốn Tarax Bunba. Đây là một quyển sách tôi rất thích từ hồi còn bé. Nó sẽ cho ta sống lại những trang sử quang vinh. Ta sẽ thấy cha ông ta, những người Zapôrôgơ, đã chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc chống lại quân xâm lược nước ngoài từ phương tây tới như thế nào Nhưng ta muốn người đọc nó phải trẻ hơn một tí. Vậy phải là một đoàn viên Komxômôn, đồng chí Xviatôxlap hay chính ngay các em thiếu niên tiền phong của chúng ta. Thật thú vị khi được nghe một giọng nói trai trẻ kể lại những ngày oanh liệt của thời xưa.

        Và những buổi đọc sách hàng ngày của Ban chấp hành bí mật khu bắt đầu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:35:32 pm »

        
79


        «Trên lưng cõng mấy bao bột mì, khó khăn lắm Anđri mới cử động được và đi theo cô gái Tatarơ trong con đường hành lang tối tăm chật hẹp », Pêchya đọc, thè lưỡi liếm môi khô và tái nhợt. « Chúng tôi sắp có thể thấy tất cả, chúng tôi tới gần nơi tôi đã cắm bó đuốc...». Hoàn toàn giống như ở chỗ chúng ta, trong hầm mộ —  Pêchya nói.

        — Được rồi. Sau hẵng bình luận — Valentin sốt ruột.— Đọc đi!  

        « Và thực vậy — Pêchya đọc tiếp — những bức tường đất tối tăm bắt đầu sáng lên một tí. Họ đã tới một bãi đất bằng mà có lẽ trước kia có một ngồi nhà thờ. Ít nhất trên tường cũng còn một cái bàn hẹp dùng làm bàn thờ và ở bên trên thây có một bức ảnh Đức Bà Đồng trinh gằn như đã hoàn toàn bị xóa nhòa và phai màu. Một ngọn đèn chong nhỏ bằng bạc treo đẳng trước, lờ mở soi sảng... »

        — Cậu xem, không có gì giống nhau hết —Valentin nói

        — Cái gì «không giống nhau?»

        — Không có gì giống với hầm mộ của chúng ta hết. Tất cả cái đó, hoàn toàn là bịa đặt,

        — Còn bó đuốc? — Pêchya nói.

        — Bó đuốc, ở chỗ chúng ta, là để cho sáng, Còn ở chỗ họ, là một cái gì có tính chất tôn giáo. Thôi đủ rồi, đọc tiếp đi.

        Và Pêchya tiếp tục đọc chuyện người phụ nữ Tataro thần bí nâng bó đuốc đồng dưới đất lên và châm vào ngọn đèn chong.

        «Ánh sáng rõ hơn và họ cùng bước đi, khi thì được soi sáng rất rõ, khi thì bị khuất trong bóng tối đen như mực — Cảnh tượng này làm nhớ tới những bức họa của Jeracdo đenla Nôttê. Gương mặt đẹp đẽ tươi sáng, đầy sức sống và khí sắc thanh xuân của người hiệp sĩ rất trái ngược với gương mặt xanh xao và kiệt quệ của người bạn gái. »

        — Không phải! — Valentin hét lên, lúc lắc hai bím tóc, mắt tức giận long lên sòng sọc. — Không phải, dù sao Anđri cũng là một tên phản quốc thực sự. Bắn chết hẳn là đúng.

        — Người ta đã bắn chết hẳn vì cần thiết — Xiniskin nói, giọng khàn khàn, gõ những ngón tay dài trên bàn đá.

        — Được rồi, cháu Pêchya đọc tiếp đi — Matriôna Têrenchiepna nói. Đừng dừng luôn như thế: — Lối đi mở rộng ra một tí — Pêchya đọc tiếp — nên Anđri đã có thể đứng thẳng người lên. Anh chăm chú nhìn những bức tượng đất ấy, nó gợi cho anh nhớ lại những hang động ở Kiep. Giống y như trong các hang động ở Kiep, ở đây cũng có những hốc nhỏ trong tường và cách từng quãng là những ngôi mộ; thậm chí đôi chỗ, chỉ còn trơ những hài cốt vì ầm ướt đã nhũn ra và biến thành bột. Tất nhiên, ở đây cũng đã có những nhà tu hành, và họ cũng đã trốn tránh những cơn dông tố những buồn thảm, và những sự cám dỗ của cõi đời... »

        — Ngừng lại — Secnôivanenkô bỗng có ý kiến. — Bác chưa hiểu, ai đã tránh trong hâm mộ Kiep khỏi những cơn dỏng tổ, những nỗi buồn thảm, những sự cảm dỗ trên cõi đời này thế?

        — Những nhả tu hành —Pêchya nói.

        — Không đúng ! — Secnôivanenkô hét lên, giận dù.

        — Ở đây, viết như vậy — Pêchya khiêm tốn, nói.

        — Tất cả những điều viết đó đều khồng đúng, khoan một tí.

        Secnôivanenkô khoát tay bảo chú bé đang muốn đọc tiếp ngừng lại, rồi húng hắng ho.

        — Tôi có một nhận xét nhỏ và xin đính chính lại một điểm, Gògôn khẳng định là trong các hang động ở Kiep có những nhà tu hành đã tránh khỏi những cơn dông tố, những nỗi buồn thảm, và những sự cám dỗ ở cõi đời này. Có thể có nhưng nhà tu hành kiểu đó. Thậm chí chắc chắn có như vậy. Nhưng tất cả câu chuyện trong hang động ở Kiep thực tế còn có một ý nghĩa chiến lược và quân sự nữa. Nhân dân Kiep đã trốn vào đó trong thời kỳ bị quân Mông-cổ xâm lược. Trong các hang động ở Kiep, những người thày tu thiện chiến đã cất giấu những kho vũ khí và lương thực. Họ ở trong hang động, xuất kích đánh vào sau lưng địch và đã giáng cho chúng những đòn sấm sét; Họ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống lại quân xâm lược, và không hề trốn tránh những cơn dòng tố, những nỗi buồn thảm, và những sự cám dỗ. Bởi vậy, đứng về mặt này của câu chuyện, chúng ta phải noi theo họ một phần, nhưng nhất thiết không được tin ở Gôgôn. Ông đã rất khôn khéo, theo cách của ông ta, dẫn bạn đọc đến một lối chống cự thụ động và thậm chí đầu hàng trước những khó khăn. Về phần giá trị văn học, tất nhiên chúng ta không thể có hai quan điểm. Nhất định là hay thật. Thậm chí rất hay. Nhưng đứng về mặt lịch sử mà nói, thì sai —  Secnôivanenkô nói quả quyết. Rồi ông chợt mỉm cười nhìn các đồng chí và nói thêm rất nghiêm trang, nghiêm khắc nữa là khác. — Phải chú ý tới điều đó.

        — Cháu có thể tiếp tục chứ ? — Pêchya hỏi, sau một lát im lặng.

        — Đọc tiểp đi, đọc tiếp đi.

        Nhưng chú bé vừa mới bắt đầu. « Có chỗ rất ẩm ướt dưới chân... » thì Raitxa Lvôpna chợt nói, vẻ mơ mộng

        — Này, các đồng chí có biết mai là Tết đầu năm không?

        Cái tin bất ngờ đó đã đập mạnh vào mọi người. Từ lâu, họ đã quên bẵng mất cái thú của một ngày lễ. Họ không có cái tâm trạng như những hôm trước ngày lễ. Tết đầu năm tới, đối với mọi người, vốn thường gắn liền với bao hy vọng ở tương lai, đã làm họ vô cùng xao xuyến.

        Lập tức, người ta gác quyển Bunba lại và lo chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm. Secnôivanenkô đặc biệt vui mừng về ngày lễ này, coi đó như một dịp tốt để làm cho mọi người phấn khởi lên một tí. Ông trở nên rộng rãi và quyết dinh, nhân sự kiện này, cho đốt thêm hai bó đuốc, ngoài ngọn đèn bão công tác. Còn đối với bừa ăn tối long trọng ngày Tết đầu năm, đồng chí bí thư thừ nhất, ngoài món cháo buổi sáng mà mọi người đã quyết định dành lại, chờ bày thêm lên bàn ăn một miếng mỡ với một hộp kẹo caramen con để uống trà.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:36:04 pm »


        Mọi người đều biết Secnôivanenkô còn giữ trong tủ két một số rượu dự trữ rất ngon. Nói thực ra, Liônya Ximban rất chú ý đến số rượu dự trữ đó. Đã mấy lần, rất tế nhị, anh đã xa xôi lái câu chuyện đến vấn đề nóng hổi đó, nhưng Secnôivanenkô hoặc im lặng, hoặc làm ra bộ rất bận rộn. Thực tế, ông cũng rất bận. Ngồi ở bàn đá, đầu đội mũ bịt tai cúi trên tờ giấy, ông cầm mẫu bút chì chậm rãi viết gì đó. Thỉnh thoảng ông dừng lại và ngước mắt lên trời. Nhìn qua, có thể biết ông đang chuẩn bị một bản báo cáo đầy đủ cho ngày tết đầu năm, và sắp đặt chương trình tham luận, vả lại đôi khi trên môi lại thoáng một nụ cười khó hiểu.

        Liônya Ximban cứ lượn quanh đồng chí bí thư thứ nhất mãi. Đôi khi Liônya ngồi vào bàn và, tì lên vai Secnôivanenkô, cố nhìn vào tờ giấy, để xem ông viết sắp xong chưa. Secnôivanenkô lấy bàn tay che phần đã viết lại và ẩy Ximban ra.

        — Liônya, thỏi đừng lượn quanh cái tủ két nữa.

        — Nhưng tôi có lượn quanh đâu? Đồng chí thấy tôi lượn quanh à?

        — Anh lượn quanh.

        — Tôi lượn để làm gì nào ?

        — Không để làm gì cả, chắc chắn là thế. Nhưng thôi dừng mơ ước hão nữa.

        — Tôi mơ ước gì nào?

        — Không có gì quan trọng cả. Nhưng tôi bảo cho anh biết là những mơ ước không có cơ sở đó sẽ vẫn là những mơ ước không có cơ sở.

        — Nhưng tại sao vậy, Gayrin Xêmiônôvich?— Liônya rèn rỉ, giọng than vãn gằn như tha thiết.

        — Bởi vì đó là «dự trữ bất khả xâm phạm ».

        — Thậm chí cho cả một ngày như ngày hôm nay?

        — Thậm chí cho cả một ngày như ngày hôm nay.

        — Thật đồng chí làm tôi ngạc nhiên quá.

        — Thôi đủ rồi. Cuộc thảo luận kết thúc. Để cho tôi làm việc..

        — Tôi không ngờ đồng chí lại quả ư sắt đá như vậy — Liônya nói, thở dài và cử loanh quanh bên tủ, luôn luôn có vẻ như chờ đợi một cái gì. Nhưng thấy vẻ nhìn của Secnôivanenkô, Ximban trố mắt sợ hãi và chuồn thẳng một mạch.

        ... Pêchya và Valentin nằm dài trên chiếc bàn trong phòng họp, đang soạn bài cho số Tết tờ báo tường Người Bônsêvich ngầm. Vì ngày Tết, được hoàn toàn tự do nên chúng bôi gần khắp tờ báo những tranh biếm họa. Có một tranh biếm họa lớn theo kiểu Kukrưnitxư « Thể dục buổi sáng ». Chỗ khác, là tên chỉ huy Rumani cùng với ban tham mưu của hắn bị nổ tung, hay là bà Matriôna Têrenchiepna nước mắt nhỏ ròng ròng, to như những quả nho, đang ngồi cân thức ăn bên một cái cân tiểu ly và bên cạnh cây đèn bão, là Liđya Lvôpna và Xviriđôp đang hôn nhau.

        Nhưng mục chủ yếu của tờ báo là một tranh biếm họa do Liônya Ximban đề xuất và ký tên. Trên bức họa nhỏ đó, chiếm hết một phần tư tờ báo, trình bày cảnh tan rã của quân Đức trước Mạc-tư-khoa, và cảnh ngày Tết đầu năm qua hình ảnh của một chiến sĩ Hồng quân đâm lê xuyên qua người Hitle, Antônexkô, Mutxôlini và tất cả các loại thủ địch của chính quyền xô-viết; những xác chết của bọn Hitle quẳng bỏ vũ khí đi lang thang trên tuyết. Và dưới tất cả cái đó, là một dòng khẩu hiệu. «Tết đến bọn Đức chó đẻ bắt đầu rút lui !».

        Ngoài ra, cũng có nhưng bài đứng đắn. Xviatôxlap đã viết một bải ngắn nói về sự cần thiết, trong dịp đầu năm 1942, phải nghiêm chỉnh chú ý đến trường hợp các em thiếu niên tiền phong Pêchya Batsây và Valentin Pêrêpêlixkaia, vì không có cách nào đến trường được nên có thể bị chậm trễ trong việc học tập. Anh đề nghị phải bắt chúng học mỗi ngày hai giờ và yêu cầu Ban chấp hành khu Đảng bộ, ngay trong dịp này, cung cấp cho các em thiếu niên tiền phong sách giáo khoa và giấy bút. Trong khi chờ đợi có sách giáo khoa, anh khuyên Valentin kèm cho Pêchya và cùng với chú ôn lại toàn bộ chương trình lớp sáu ; còn riêng về phần Valentin thì ôn lại chương trình lớp tám và lớp chín theo hướng dẫn của Xviatôxlap. Ngoài ra, Xviatôxlap còn đề nghị bắt đầu ngay, không chậm trễ, đúng theo điều lệ của thiếu niên tiền phong, cho các em học một nghề nào đó thích họp với công tác bí mặt và giúp được công tác bí mật, ví dụ như vô tuyến điện và ký hiệu Morxơ.

        Pêchya và Valentin tỏ vẻ hoi khó chịu, nhưng dù sao chúng cũng xếp bài của Xviatôxlap nếu không ở chỗ tốt nhất, thì cũng không phải ở chỗ khó thấy nhất. Rồi sau khi suy nghĩ, chúng cũng tự viết một bài cam kết ôn lại toàn bộ chương trình trong thòi gian ở hầm mộ và chuẩn bị thật tốt cho những kỳ thi mùa xuân.

        Xiniskin mang đến một bài đánh máy rất dài và rất chán về lợi ích của kỷ luật, về tinh thần cảnh giác, vế ý thức tiết kiệm đối với vũ khí, đạn được và các tài sản khác củs đơn vị, về những quy tắc ăn ở trong điêu kiện bị bao vây, và về tất cả mọi vấn đề đại loại như vậy. Bài bảo đầy dẫy những câu như «thời gian vừa qua ..» « không chiếu cố đến một loạt khó khăn thường gắn liền với đơn vị khi chuyển sang chiến thuật chống trả tích cực », « do cơ cấu của một môi trường không lành mạnh cho tư tưởng yên tâm, có thể dẫn tới mất cảnh giác vân vân. Đối với bài báo kỹ tên «Người quan sát tích cực », có phần khó khăn. Không xếp hết được. Mà cắt ngắn thì Pêchya và Valentin không dám. Chúng đã tìm ra một lối thoát rất đơn giản: chúng dán bài bảo y nguyên như thế đối với phần có thể xếp gọn vào tờ bảo được, còn cái đuôi không xếp được, chúng cứ để lủng lẳng ở bên ngoài. Nói tóm lại mọi việc đều diễn ra như thường lệ đêm trước lễ trong một xí nghiệp xô-viết nhỏ, như trên đầu họ không có bọn phát-xít đang đi lại, và xung quanh không có một tí gì nguy hiểm. Khung cảnh đó đã toát lên một niềm hứng thú rất đặc biệt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2020, 02:06:30 pm »


80

        Khi đã dán tờ báo tường trang nhã của ngày Tết đầu năm còn ướt và nặng hồ, và ngắm chê ngắm chán, Pêchya và Valentin đi ra giếng để nhổ hành. Giò hành xanh mà chúng đã cấy cạnh giếng, ở chỗ có ánh sáng nhợt nhạt ban ngày, phải là một trò bất ngờ của chúng trong ngày Tết đầu năm. Chúng thích thú trước niềm hân hoan và vẻ kinh ngạc của toàn đơn vị khi thấy ở trên bàn, ma nào biết từ đâu, xuất hiện một nắm hành xanh tươi.

        Một là nó đẹp, hai là nó ngon lành, ba là rất bổ ích cho những người thường xuyên thiếu vitamin. Pêchya với tư cách là phó chủ tịch câu lạc bộ các nhà thực vật học trẻ tuổi và là một người tuyệt đối trung thành với khoa học, quan tâm đặc biệt đến chất vitamin.

        Chúng ngồi xồm xuống, nhấc cái bầu kính ra rồi hí hoáy nhổ những mầm hành héo, ngắn ngủn, không đẹp một tí nào như chúng thường xuyên hình dung thấy. Nhưng dù sao, đó Cũng là hành « xanh » ai muốn nói gi thì nói, nó cũng chứa khá nhiều vitamin.

        Chú bé nhổ giò hành hết sức cẩn thận như không phải là một giò hành mà một cây thần kỳ quý giá, và đồng thời chú hình dung thấy rất rõ những điểm có thể viết thành một bài báo giật gân cho tờ Sự thật Thiếu niên, nếu tất nhiên, có thể chuyển được nó từ Uxatôvô về tới Mạc-tư-khoa. Đối với công tác thông tín viên thì đây mới thật là một công tác! Đừng nói với tôi câu này nữa. « Trên máy bay số mấy, số mấy, ở độ cao 1.400 mét trên mặt biển »... Không! Phải là thế này: « ở hậu địch, trong hầm mộ, ở độ sáu mười lăm mét « dưới » mặt biển. Đó sẽ là thắng lợi của việc vận dụng vào thực tế môn thực vật học để phục vụ những nhu cầu của phong trào du kích ở hậu địch. Tất nhiên Pêchya sẽ không nêu bật vai trò đặc biệt của mình trong việc tổ chức hoàn toàn khoa học các cuộc thí nghiệm cách chăm bón hành, che kín trong một cái bầu thủy tinh thông thường ở độ sâu mười lăm mét dưới mặt biển. Chú sẽ hoàn toàn khách quan, đúng như một nhà bác học tiên phong chân chính. Nhất định chú sẽ nêu cả cô nữ thiếu niên tiền phong Ôđetxa, Valentin Pêrêpêlixkaia, đã cộng tác trong việc áp dụng các kiến thức khoa học của chú, mặc dù cô không có một trình độ khoa học đầy đủ và không phải luôn luôn thống nhất quan điểm với chú về ý nghĩa các sinh tố đối với sức khỏe con người. Nhưng dù sao chú cũng sẽ khách quan. Có lẽ chú còn tỏ ra khiêm tốn một cách đáng ca ngợi, và chú sẽ viết « Một nhóm thiếu niên tiền phong gồm có Pêchya và Valentin Pêrêpêlixkaia, dưới sự lãnh đạo của Pêchya Batsây, phó chủ tịch câu lạc bộ các nhà thực vật học trẻ tuổi, đã thu được những kết quả rực rỡ trong vấn đề trồng hành thông thường, có nhiều sinh tố c...»

        — Ô, Pêchya. — Valentin hét lên. — Nhìn kia.

        Pêchya nhìn và thấy một cái gì có lẽ rất bình thường, nhưng đồng thời cũng rất lạ lùng, nên ngay lúc mới thấy, chú đã tưởng mình nhầm lẫn. Ở giữa giếng, đúng ngay lối vào hầm mộ, lơ lửng một cái làn, một cái làn thông thường kích thước trung bình, loại làn mà những bà nội trợ ở Ôđetxa thường dùng để đi chợ. Trong lần có một cái gì gói trong một chiếc khăn bông thêu máu xám. Valentin cúi gập người xuống tận thắt lưng vào trong giếng, tháo cái làn ở sợi thừng từ bén trên dòng xuống và kéo vào trong đường ngầm... Chúng cúi nhìn vào cái làn bí mật, và thoạt tiên thấy một mảnh giấy con cài vào chiếc khăn bông. Trên tờ giấy, hình như xé ở một quyên vờ học sinh ra, viết bằng bút chì bi, chữ viết nắn nót kiều học sinh. « Chúc mừng các đồng chí thân mến ! Ngon miệng và sức khỏe tốt hơn ! Gửi được ít quá, xin lỗi các đồng chí; gần như không còn gì hết ở nhà chủng tôi nữa, vì chúng đã cướp sạch. Gửi cho bản thông cáo của Thông tấn xã xô viết, chúng tôi sốt ruột lắm. »

        Pêchya và Valentin hết sức thận trọng mở cái gói khăn buộc thắt nút ra, liếc nhìn vào trong lần rồi phấn khởi quá, chúng hét ầm cả lên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2020, 02:07:31 pm »


        Và trong cái đêm trang trọng của ngày Tết đầu năm đó, trên bàn của những người bí mật, để liên hoan, ngoài món cháo, miếng mỡ và cả một hộp kẹo caramen nhỏ, như có phép thần thông, đã xuất hiện một mét năm mươi xúc xích, một cuộn kalasơ tròn, xoắn hình tròn ốc như một cái lò xo đồng hồ, làm bằng bột lúa mạch màu xám và bốn ca rượu vang đó nhà làm lấy, một màu tím đen, sủi bọt hồng hồng, đựng trong một cái bình sành bọc bằng mảnh vải.

        — Này đồng chí Gayrin Xômiônôvich, đồng chí nghĩ sao — Ximban hét lên đắc thắng, xoa tay khi nhìn thấy bình rượu — ở đời có công lý hay không?

        — Ở đời có công lý đấy — Secnôivanenkô đáp.

        — Trên kia có Chúa Trời không?

        — Không, trên kia không có Chúa Trời.

        — Vậy thì có gì trên ấy.

        — Con người—Secnôivanenkô nói, mắt sáng ngời tự hào, nhấn mạnh vào tiếng « con người» — Con người sống trên đó. Những người xô viết dũng cảm. Tất cả đảng viên của Đảng và những người ngoài Đảng, nhân dân !

        — Đồng chí đã nói trước ý nghĩ của tôi. Tôi cũng định nói như vậy nhưng bằng những lời nói khác, thích hợp hơn với ngày Tết đầu năm. Trên ấy, có nhân dân, đồng ý. Và nhân dân là bất tử. Vậy nhân dân cũng như Chúa Trời. Đồng chí hiểu ý tôi chứ?

        — Con người! —Secnôivanenkô hét lên, vừa hài lòng, vừa giận dữ cùng một lúc.

        — Rất đúng — Ximban vội vã nói — Vi vậy, phải nâng cốc chúc mọi người. — Rồi nhanh nhẩu, anh cầm lấy cái bình.

        Seenôivanenkô, cẩn thận giằng lấy cái bình trong tay anh rồi để sang một bên :

        — Đúng nửa đêm, sẽ bắt đầu nâng cốc — ông nói.

        — Thế mấy giờ rồi?

        — Kém hai mươi.

        — Sao đồng chí biết?

        — Theo đồng hồ nhà ga của tôi.

        Secnỏìvanenkô gí chiếc, đồng hồ ngay vào mũi Ximban. Nó chỉ mười hai giờ kém hai mươi.

        — Đúng — Liônya nói, ngạc nhiên. —Nhưng nó đã ngừng chạy rồi kia mà?

        — Ấy, nó mới chạy đấy.

        — Gớm, ma bắt đồng chí — Liônya nói, cười rộ lên. — Ai đồng chí cũng xoay được. Tôi biết chắc đồng hồ của đồng chí đã không chạy nữa rồi.

        — Nó không chạy nhưng nó chỉ giờ. Thế mới tài tình.

        — Được, đồng chí thì chẳng ai thay đổi nổi — Liônya nói, Vẻ giận dỗi, quay mặt đi, cố ý không nhìn vào bình rượu.

        Thực thế, «thay đổi» được Secnôivanenkô là điều rất khó, kể cả trong cái đêm Tết đầu năm này. Ông vẫn phải trung thành với bản thân, kể cả ở đây. Ông không thể mất trật tự, vô kỷ luật. Tất cả phải theo nguyên tắc một cách nghiêm túc. Ông đã cố ý để chiếc đồng hồ hỏng chỉ mười hai giờ kém hai mươi. Lát nữa, ông sẽ cho nó chỉ nửa đêm để buổi lễ Tết đầu năm được cử hành theo đúng mọi thủ tục. Còn thực tế mấy giờ thì ông không hề biết: có lẽ là ba giờ sáng...

        Khi mọi người đã ngồi vào quanh bàn, ông mới xem đồng hồ và nói:

        — Mười hai giờ kém năm! Chuẩn bị... — có Matriôna Têrenchiepna làm ơn cắt bánh mì và xúc xích cho các đồng chí, rồi rót cho mỗi người nửa chén vại rượu vang. Các cháu cũng thế.

        Mặc dù mọi người đều biết đồng hồ của Secnôivanenkô không chạy, và tất cả cái đó chỉ «để đảm bảo nguyên tắc», nhưng ai nấy cũng đều cảm thấy phấn khỏi trang nghiêm. Lúc này, chung quanh đều có vẻ Tết: hai ngọn đèn đốt thêm, tấm khăn trải giường sạch sẽ phủ trên bàn, tờ giấy trắng mới tinh có vẽ hoa dây mà Matriôna Têrenchiepna đã lấy để che cái «tấm ván» để sách.

        Những con mắt thâm quầng sáng hẳn lẻn. Màu đỏ trở lại trên các khuôn mặt võ vàng. Secnôivanenkô lại xem đồng hồ.

        — Chịu khó đợi một tí nữa — ông nói vẻ đôn hậu. —  Kém một phút. — ông nâng chén — Thế là đúng nửa đêm. Chúc các đồng chí, năm mới!

        Ông nâng chén rượu cao hơn nữa, rồi bỗng, cương quyết, ông lớn tiếng hát bài Quốc tế ca. Mọi người đứng dậy, tay cầm cốc và tất cả cùng cất tiếng hát tiếp bài ca hùng tráng đó, bài ca đã gắn liền với biết bao kỷ niệm vinh quang, bài lễ ca của giai cấp vô sản, bài lễ ca uy nghiêm của chiến đấu và chiến thắng. Họ hát từ đầu chí cuối, không bỏ một đoạn nào, với một niềm phấn hưng luôn luôn đổi mới, một say mê mãnh liệt thêm mãi, đặc biệt đồng thanh hát lại điệp khúc:

                                       Đây là trận cuối cùng!
                                       Đoàn kết lại để ngày mai
                                       L'Internationale
                                       Sẽ là xã hội tương lai...


        Cốc cầm ở tay, họ đi từ người này đến người khác, chạm cốc và hôn nhau.

        Pêchya trông thấy ngay gần mình hai con mắt Valentin đen nhảnh và mở rộng. Cũng trong lúc đó, máu dâng lên đầu và màu đỏ thẹn thùng tràn ngập cả gương mặt chú bé một cách rất mãnh liệt, làm nước mắt chú trào ra và mắt mờ đi. Với bàn tay giá cóng, Valentin ôm lấy đầu chú rồi ghé đôi môi đầy đặn lạnh buốt, hôn chú ba lần vào má. Cốc rượu run run trong bàn tay chú, rượu vang đổ lênh láng trên mặt bàn, và lập tức trở thành màu tím trên tấm khăn trắng tinh.

        Pêchya thấy Xviatôxlap nâng cốc rượu tiến về phía chúng. Qua lớp sương mù, chú nghe tiếng nói vui vẻ của anh :

        — Nào chúc các thiếu niên tiền phong lêninit, một năm mới!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2020, 02:08:14 pm »


        Rồi chú thấy hai người hôn nhau. Họ hôn nhau gần giống như Pêchya và Valentin, chỉ khác là Xviatôxlap. mắt sáng ngời vàng rực đã ôm lấy Valentin, tay quàng ra sau mái đầu rất chải chuốt, ở chỗ gáy có bím tóc lủng lẳng, rồi kéo cô vào lòng. Đáng lẽ hôn lại anh, nhưng Valentin bỗng đỏ bừng mặt, rồi nồng nàn mạnh bạo như trong cơn giận dữ, cô nhắm mắt lại, gục đầu lên vai Xviatôxlap. Thế rồi, anh dịu dàng cúi xuống và hôn lên đôi môi tươi cười của Valentin ba lần.

        — Nhưng có diều tôi ngạc nhiên — Liônya Ximban nói to — là thái độ của đồng chí bí thư thứ nhất kính mến chúng ta : các đồng chí cũng đã nhận thấy đấy, đồng chí đã không làm cả báo cáo công tác nữa.

        — Báo cáo công tác của chúng ta đã có đây rồi —  Secnôivanenkô vừa nói vừa thú vị uống từng ngụm nhỏ rượu vang và cứ mỗi lần lại liếm môi như một đứa trẻ — Đây, bản bảo cáo công tác của chúng ta đây.

        Ông lấy ở bàn lên mảnh giấy con đã găm ở cái làn.

        Đây là sự đánh giá của nhân dân đối với công tác của chúng ta. Cứ xét qua xúc xích, bánh mì và rượu vang đó ngon, sự đánh giá nói chung là tốt. Nhưng nó cũng bao gồm một số ý kiến phê bình. Nhân dân ám chỉ đến những thiếu sót trong công tác của chủng ta. Họ yêu cầu chúng ta không được quên mang đến tận tay họ, đúng thời gian, các bản tin của Thông tấn xã xô- viết. Và tôi nghĩ, bắt đầu năm 1942 này, chúng ta phải quan tâm đến điều đó trong công tác của chúng ta. Vì chúng ta không phải chỉ là những người lính mà còn là những cán bộ tuyên truyền nữa. Bởi vậy tôi nhắc lại các đồng chí những lời nói của Vlađimia Ilich Lênin đọc trước các chiến sĩ của Đảng trong thời kỳ Nội chiến mà tôi nhớ mãi đến tận hôm nay : « Các đồng chí phải nhớ rằng các đồng chí không phải chỉ là những người cổ động tuyên truyền mà các đồng chí còn là những người đại diện của chính quyền xô viết, mỗi tuyên truyền viên là một người đại diện toàn quyền của chính quyền xô viết ».

        Tuy ngắn nhưng dù sao đó cũng là một bài diễn văn. Rồi Seenôivanenkô cũng không đọc gì khác nữa. Bữa ăn tối diễn ra vui vẻ nhưng tiếc thay, quá nhanh chóng.

        Ôi chao, thú biết bao, có thể nói là hạnh phúc biết bao khi được bỏ vào miệng những miếng xúc xích rán ngon lành vàng rộm lại thêm hành, hạt tiêu, kèm với món kalasơ bằng bột lúa mạch màu xám và uống một ít rượu vang đỏ chát làm cho môi tím bầm lại!

        Dù sao, đối với hai mươi người ăn, cũng không có gì nhiều lắm. Tất cả mỗi người chỉ được chừng mười phân xúc xích với một mẩu bánh. Riêng rượu thì còn ít hơn nữa, mỗi người được ba phần tư chén. Cho nên họ chuyển ngay sang phần cháo.

        Sau bữa ăn tối, như thường lệ, họ bắt đầu người nào việc nấy.

        Raitxa Lvôpna hát đầu tiên. Vì uống rượu, mắt chị đỏ bừng, vui sướng tràn trề, rồi bỗng trong chốc lát, ở chị thấy sống lại cô Raitxa Lvôpna ngày xưa, nhạc sĩ và dễ thương. Bằng một giọng hát mạnh mẽ, duyên đáng, say sưa, thích thú, chị hát bài Gió thổi và có vẻ hờn dỗi, chị giơ tay ra hiệu để mọi người cùng hát theo mình, nhưng ai nấy vẫn ngồi im, đắm đuối nghe chị hát. Va như vậy là chị hát một mình, Tarax Xêrêda đệm đàn măng-đô-lin. Hát xong, chị gục cái đầu rối bù vào bàn tay, và không ai còn biết chị làm gì nữa, chẳng biết chị đang cười ngượng ngùng hay đang khóc. Nhưng khi chị ngẩng đầu lên thì hai mắt chị lại tối sầm xuống và ráo hoảnh.

        — Bây giờ xin phép các đông chí cho tôi đơn ca một bài và các đồng chí sẽ hưởng ứng tôi, — bỗng Secnôivanenkô nói; ông chưa bao giờ hát đơn ca và thường chỉ hát theo bằng cái giọng trầm trầm của mình.

        Cảm động ra mặt, ông lục lọi trong đám giấy của mình, mang kính vào và nhìn có vẻ tranh thủ mọi người rồi tay gõ nhịp, bất thình lình cất tiếng hát một cách thích thú và rất mãnh liệt theo điệu một bài hát phổ biến hồi thanh niên.

                                       Trong hầm sáu thăm thẳm
                                       Nơi không khi chỉ vừa đủ thở
                                       Mội gia đinh hòa hợp nhất trần gian,
                                       Sống giữa những cơn sụt lở !

        — Vì ở chỗ chúng ta, trong tổ chức, thiếu hẳn một hội viên Hội nhà văn xô-viết, nên tôi phải tự mình... Nhưng thôi hát đi, các em! đồng thanh, chúng ta cùng hát đi! — rồi mắt kính lấp loáng, ông gào lên và vung vẩy mẩu bút chì.

                                       Tin tưởng sẽ cho ta hy vọng,
                                       Tin tưởng sẽ cho ta dũng cảm.
                                       Ai tin tưởng sẽ luôn luôn thắng
                                       Và sẽ không lùi bước bao giờ !


        — Giỏi thật! — Xiniskin nói, giọng khàn khàn và thậm chí bác còn nhắm nghiền mắt lại để nước mắt trào ra. —  Thật là một thanh niên, đồng chí bí thư của chúng ta !

        Rồi mọi người, vô cùng thích thú và đầy ý tứ, cất giọng hát: Ai tin tưởng sẽ luôn luôn chiến thắng Và sẽ không lùi bước bao giờ!

        Pêchya ngồi im, nhìn ra trước mặt. Trong đôi mắt mệt mỏi của chú, những ánh đuốc nhỏ tăng gấp đôi lên. Nó gấp đôi lên, nhân lên, và lan trên khắp không gian tối tăm của hầm mộ vô số những mảnh pha-lê như những ánh lửa nến trên cây Nôen.

       
HỂT TẬP MỘT
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2020, 02:09:34 pm »


       
TẬP II


I

        Mới đầu, công việc làm ăn của Kôletnisuc khá phát đạt. ông có một tờ chứng chỉ « tốt», chính quyền chiếm đóng không nghi ngờ gì về ông cả. Ông là một kế toán viên, không đảng phái, ở Glapsai, con một gia đình tiểu tư sản ở Ôđetxa, nhân viên chào hàng của hãng tơ lụa Pơtasnikôp nổi tiếng. Nghĩa là ông được coi như có tài buôn bán. Người ta cho phép ông mở ngôi hàng « Jorjơ», J. N. Kôletnisuc, chủ nhân, không gây khó khăn gì.

        Nhiệm vụ Secnôivanenkô giao cho Kôletnisuc, trước hết là dùng hiệu đồ cũ « Jorjơ » làm trạm liên lạc, hai là Kôletnisuc, trưởng trạm, thu lượm cho Secnôivanenkô những tin tức cần thiết, và ba là với tư cách chủ hiệu, nạp toàn bộ lời lãi vào quỹ ban Chấp hành bí mật khu.

        Tất cả những công việc đó rất phức tạp và nguy hiểm. Nhưng Kôletnisuc như không để ý đến những mối nguy hiểm đang luôn luôn đe dọa ông. Ông hoàn thành trung thực nhiệm vụ đối với Tổ quốc cũng đơn giản và khiêm tốn như khi ông làm kế toán trong cơ quan Nhà nước ở Glapsai trước thời kỳ phát-xít chiếm đóng. Thậm chí có lẽ hiện nay, Ông còn có vẻ bình tĩnh hơn, ít ra đó là theo bề ngoài. Công việc của ông, biết đánh giá thế nào nếu không gọi là anh dũng?

        Ông không thể nào quen được với nghề buôn bán « riêng lẻ » bị khinh miệt này. Nhưng ông biết ông phải nhận cái việc nhục nhã đó là vì nghĩa cả. Ông đã hứa với Secnôivanenkô và đưa hết tâm sức mình để kinh doanh thật tốt.

        Nhưng ông không biết buôn bán, mặc dù đã cố hết sức học hỏi cái khoa học không lấy gì làm phức tạp lắm đó. Từ nhỏ, ông vẫn khinh ghét bọn con buôn. Chính việc phải trở thành con buôn đã làm ông luôn luôn bực bội. Không thể nào buôn bán phát đạt và kiếm được lời lãi nếu không lừa đảo, nếu không dùng đến cái tài xoay vặt hàng ngày, mà việc đó thì ông không thể nào làm được, vả lại, tất cả không phải mỗi lúc đã thấy rõ ngay, mà mãi khoảng chừng một năm, sau khi chăng tấm vải xanh lên trước cửa hiệu mang dòng chữ nhục nhã: « Cửa hàng tầm tầm Jorjơ, J. N. Ivôletnisuc, chủ nhân ».

        Mấy tháng đầu, mọi việc đều trôi chảy, nhưng không phải do tài buôn bán của Kôletnisuc. Đó là nhở Secnôivanenkô đã cung cấp cho cửa hàng những hàng hóa thông dụng mà Kôletnisuc đem bán với giá rất rẻ nên cửa hàng sớm trở thành một hiệu đồ cũ đông khách nhất, không những chỉ trong phố Ribát, mà còn ở tất cả tỉnh « Trannixtri» và đến cả bên kia biên giới, ở Akecman, ở Kisinep, và thậm chí, theo người ta nói, ở cả Jatxy nữa.

        Khách hàng thật đuổi đi không hết. Bán chạy nhất là những tấm hàng dệt kim của Lêningrat để may nam phục. Nói thật ra thì tất cả việc buôn bán của Kôletnisuc đều dựa vào thứ hàng Lêningrat đó mà ông đã đem bản đổ bán tháo. Xe đạp Khackôp và máy ảnh « FED » cũng bản chạy không kém. Kôletnisuc đắc chí một cách ngây thơ, nghĩ rằng thắng lợi đó là do tài buôn bán của mình.

        «Ồ kể ra ta cũng có tài buôn bán đấy chứ! » ông nghĩ thầm và không khỏi có phần ngạc nhiên.

        Trong quỹ, những đồng mác chất đống lên và thậm chí còn có cả vài trăm đồng mác quốc xã loại chiếm đóng nữa. Ông xếp cẩn thận tất cả vào két sắt. Ông khoái trá nghĩ tới khi Secnôivanenkô hỏi đến tiền và ông sắp tiền lên mặt quầy hàng ra vẻ đắc thắng. Ông hình dung Secnôivanenkô phải lóa mắt xiết bao trước kết quả buôn bán của ông.

        Thời gian đầu, Secnôivanenkô không xuất đầu lộ diện.

        Người ta chỉ biết được tin ông qua những cột báo nhỏ nói về hoạt động của một nhóm du kích bí mật nấp dưới hầm mộ Uxatôvô. Kôletnisuc thỉnh thoảng đọc thấy trong tờ bảo Ồđetxa xuất bản bằng tiếng Nga.

        Trong thời kỳ phồn vinh ngắn ngủi của cửa hiệu, Kôlet- nisuc đã cố gắng làm ra vẻ một nhà kinh doanh đạo mạo, chững chạc. Từ lúc còn bé cho đến mãi sau này, ông nhớ mãi bộ dạng tay cửa hàng trưởng của hãng Pơtasnikôp đâu tên là Prơjêvenxki, một tên Ba-lan rất đường bệ ăn mặc đỏm đáng lại lịch thiệp, làm chết mệt tất cả các bà khách đứng đắn của nhà hàng. Cái áo jaket, cái quần may đo, chiếc ca-vát cài thêm viên ngọc « mắt công» cái áo ngoài mùa thu gấu xòe, chiếc mũ quả dưa, bộ ria vênh ngược và, cuối cùng, cái giọng trầm tràm ngọt lịm phát âm vô cùng cung kính những tiếng « thưa bà » và « thưa ông », tất cả những cái đó xem như là đỉnh cao của sự thanh lịch nam giới. Hiện nay, để ngụy trang tốt hơn, Kô- letnisuc đang cố tạo cho mình cái bè ngoài của tay Prơjêvenxki. Ông đã kiếm được ở chợ một chiếc áo dạ gấu xòe mùa thu, giống như áo của Projêvenxki (có lẽ chính áo của Prơjêvenxki cũng nên!) rồi cố chọn trong số mũ quả dưa tồn kho một chiếc không cũ quá và cuối cùng ông nuôi râu mép. Râu mép của ông vốn màu xám nhưng không biết tại sao lại ngả thành màu xám nâu. Nó có thể là ria của một ông già Zapôrôgơ hay của một người vận tải muối từ Pêrêkôp đến Pôntaya. Kôletnisuc bèn mua một lọ thuốc nhuộm tóc Đrexđơ chính hiệu và nhuộm bộ râu Zapôrôgơ, thế là nó trở nên đen nhánh. Ông vuốt sáp và xoắn vênh nó lên. Gương mặt ông do đó có một vẻ kỳ quái, gian ác khó tả, nhưng đồng thời lại ngây ngô non choẹt và có vẻ dút dát. Ông không tìm được cái jaket nào và cái quần nào vừa ý cả. Nhưng trong đống đồ tập tàng của cửa hiệu, ông cũng kiếm được mấy tá cổ cồn và yếm sơ-mi, nên cuối cùng Kôletnisuc tuy không giống hẳn được Prơjêvenxki nhưng cũng không khác xa lắm.

        Tuy bận rộn với những công việc bực mình đó, Kôletnisuc vẫn không phút nào quên Raitxa Lvôpna. Đây là lần đầu tiên trong đời, ông phải sống một mình, xa vợ. Không có vợ, ông cảm thấy hết sức cô đơn, buồn bã; ông ngậm ngùi lo lắng cho số phận nhất là những buổi tối, khi chỉ có một mình trong gian buồng bẩn thỉu, vẳng vẻ. Có lúc, ông đã định bỏ mặc tất cả, trốn khỏi cái cửa hàng tầm tầm ghê tởm này, với chiếc áo gấu xòe, cái mũ quả dưa, bộ râu mép lố bịch và cả bản thân ông nữa. Nhưng ông biết là ông đang làm nhiệm vụ chiến đấu nên lại cố hết sức làm việc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM