Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:52:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14774 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2020, 11:15:09 am »


        — Hượm một tí. Xviatôxtap ở lại dưới đất và lo điều chỉnh máy thu thanh theo làn sóng Mạc-tư-khoa. Cử mười phút, mười lăm phút, cậu lại cắm máy kẻo nhỡ mất buổi phát thanh và cũng để khỏi tiêu phí điện vô ích. Lúc bắt đầu phát thanh, phải thử lấy cho thật đúng âm thanh và ghi lấy tất cả. Đã hiểu chưa, cậu chiến sĩ?

        — Hiểu rồi ạ, — Xviatôxlap vui vẻ đáp,

        — Còn các cháu, — Secnôivanenkô nói với Pêchya và Valentin — vì hôm nay các cháu đã giành được quyền ở lại đây, trong khi nghe thông cáo, các cháu cũng ghi lại những điều nghe được, phòng trường hợp Xviatôxlap có nhỡ bỏ sót điều gì chăng. Xong, chúng ta sẽ đối chiếu ba bản với nhau. Rõ cả chứ?

        — Rõ ! — Pêchya và Valentin đồng thanh hét lên

        — Nhưng không được làm ồn. Và phải đứng đắn! Xviatôxlap là anh lớn, các cháu phải tuyệt đối nghe lời anh, không được cãi lại. Đây coi như sát hạch các cháu, xem các cháu đã chín muồi trong công tác bí mật chưa. Các cháu có giấy và bút chì không?

        — Cháu có rồi! — Pêchya nói, chú luôn luôn có giấy và bút chì bên mình.

        — Cháu không có — Valentin luống cuống nói.

        — A, ha! — Pêchya đắc thắng, hét lên.—Thế mới biết thế nào là một cô bé thôn.

        Nhưng Secnôivanenkô đã nghiêm khắc nhìn chú và nói:

        — Chia giấy và bút chì ra! Thôi Xêraỉim Ivanôvich bắt đầu được rồi đấy.

        Tulyakôp đi ra ngoài và vài phút sau, người ta nghe mật hiệu của anh, một tiếng còi thận trọng. Ngay lúc đó, Xviatôxlap chộp lấy bộ ăng-ten lắc la lắc lư, đầu tiên cho phần trên hình bụi cây qua lỗ cửa, rồi đến cái trụ. Theo vết chân anh, Lêônit Ximban đi ra khỏi hang, mang theo một cuộn dây trên vai. Secnôivanenkô đi sau rốt.

        Trong hang, còn lại Pêchya, Valentin và Xviatôxlap. Anh buộc nhanh đầu dây ăng-ten vào máy thu thanh, kiểm tra lại dây đốt, một lưỡi lê cắm xuống đất, ngồi xổm xuống trước cái thùng, trước mặt để một quyển vở và một cây bút chì. Pêchya và Valentin sốt ruột không thể tưởng được, cố đợi đến lúc buổi phát thanh Mạc-tư-khoa bắt đầu. Chúng đã chia nhau giấy từ lâu, và lấy lưỡi dao bào cắt đôi cây bút chì ra. Chúng dã có đủ thì giờ để cãi nhau và làm lành với nhau trong việc chia hai mẩu bút chì. Chúng khuân được hòn đá lớn đến để ngay gần Xviatôxlap và bày dụng cụ văn phòng lên đó. Chúng đã mấy lần quỳ xuống, viết lên giấy: « Thử bút chì » và Pêchya còn vẽ xong một bức biếm họa về Valentin. Hình vẽ cô bé khá thành công, chỉ tiếc cái mũi dài quá và cánh tay hơi dang rộng, nhưng dù sao cũng khả giống ; từ trong miệng, phun ra một dòng chữ: «Hình một con bé thôn». Xviatôxlap đã nhiều lần thử máy, con mắt thần đã bắt đầu ánh lên, nhưng vẫn không nghe thấy một âm thanh nào cả, chỉ có tiếng ùng ục không rõ. Chắc chắn là Xviriđôp chưa đặt được ăng-ten, mà Ximban cũng chưa mắc được dây. Sốt ruột phát điên lên được.

        — Ôi, lạy Chúa! Đúng là một trừng phạt!—Valentin nói đi nói lại nhiều lần, bực bội vuốt tóc xõa trên mặt.

        Cô tì khuỷu tay lên vai Xviatôxlap, nhìn thẳng vào anh và hỏi:

        — Có việc gì xảy ra thế? Anh không biết tại sao nó cứ thế mãi à?

        — Anh không thể nói được — Xviatôxlap trả lời khô khan và ôn tồn.

        Nhưng em cứ chằm chằm khẩn thiết nhìn anh bằng đôi mắt xanh, sáng ngời như muốn đầy thời gian đi nhanh lên.

        — Cứ làm như tự anh ấy không bằng! Pêchya cảm thấy bực dọc lạ lùng. — Cậu cứ quấy rầy anh ấy không cho anh ấy làm việc.

        — Anh ấy chưa làm việc.

        — Phải, nhưng có thể bất thình lình, anh ấy làm việc.

        Valentin bỏ bàn tay đặt trên vai Xviatôxlap xuống, thở dài sốt ruột, rồi lại viết lên giấy: « Thử bút chì» « Thử bút chì» « Thử bút chì» « Mạc-tư-khoa Thông tấn xã xô-viết » « Mạc-tư-khoa Thông tấn xã xô viết... »

        — Ôi chao, lạy Chúa ! Đúng là một trừng phạt!

        Thỉnh thoảng Pêchya và Valentin, không ngồi yên được, lại đứng dậy đi đi lại lại trong động, đứa đi ngược đứa đi xuôi, đụng vào nhau và không chịu nhường nhau. Chúng bắt đầu hích nhau và đã muốn đánh nhau thực sự, nhưng Xviatôxlap hét lên làm ra vẻ nghiêm khắc.

        — Ấy, các em! Tố chức thiếu niên tiền phong! Khe khẽ một tí chứ!

        Thỉnh thoảng chúng thận trọng lại gần lối ra và nghe ngóng một lúc lâu. Một bận, thấy Xviatôxlap không để ý, chúng đã cả gan trườn cả ra khe cửa. Chúng liếc nhìn nhau và hiểu ngầm với nhau. Nín thở và cố không gây nên tiếng động, chúng len qua lỗ hổng. Bám vào tường, chúng định trèo lên lối đi tối tăm. Bỗng một cơn gió lạnh buốt đập vào mặt và quang cảnh đêm đông ma quái diễn ra trước mắt chúng.

        Tất cả đều phủ dưới một lớp tuyết nhấp nhô. Gió thổi làm tuyết nhảy múa cuồn cuộn như những đám khói trắng. Bóng trăng ngũ sắc như đuổi theo những lớp mây chất thành đống, thỉnh thoảng lại biến mất trong một lớp mờ đục để rồi lại nổi lên lềnh bềnh chói lọi như lân tinh. Và những bóng mây, đuổi theo nhau, hòa vào nhau, đùa giỡn trên mặt tuyết lấp lánh như những sinh vật kỳ dị, không hồn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2020, 11:15:33 am »


        Ngập trông tuyết đến tận thắt lưng, Pêchya và Valentin trèo lên phía trên cái khe và trông thấy không xa chỗ chúng, ba con quỷ lùn đang làm việc bên một cây Nôen chói lọi, tuyết bám đầy. Chúng biết cây Nôen đó là cái trụ ăng-ten và những con quỷ là Xviriđôp, Ximban và Tulyakôp. Ngay lúc đó, nghe có tiếng còi nhẹ và mấy con quỷ, con trước, con sau, đi về phía cái khe. Pêchya và Valentin nhảy lùi lại đàng sau, ngã nhào, lăn tròn xuống dưới. Một lúc sau, chúng đã ở trong hang, huých nhau cười rúc rích.

        Xviatôxlap không biết chúng vắng mặt. Anh đang để hết cả tâm trí vào buổi phát thanh Mạc-tư-khoa. Ngay lúc ăng-ten vừa đặt xong, anh đã bắt ngay được Mạc- tư-khoa. Đó là bản thông cáo buổi tối. Bình ắc-quy vừa được chuyền điện phát ra một dòng điện rất tốt, và buổi nhận tin, hoàn hảo. Xviatôxlap mở hết cỡ máy và tiếng nói Mạc-tư-khoa vang lên suốt trong động. Người phát thanh viên cố nói từ từ, nhưng quả thật anh không nén được xúc động. Lời anh tuôn ra đòn dập, trang nghiêm : Vôlôkôlamxk!! Mojaitx ! Ixtra ! đường Vôlôkô- lamxk!

        Xviatôxlap cúi sấp trên mặt đất, cố gắng lắm mới ghi chép được. Từ âm thanh đầu tiên, cả doanh trại đã đổ tới, chen lấn nhau trong lối đi chật hẹp, gò người xuống, cố chạy, Xtrenbixki, Matriôna Têrenchiepna, Raitxa Lvôpna, Anghêliđi, những anh em du kích của phân đội Tulyakôp mang súng trường, đèn bão, đèn pin, bụi phủ kín từ đầu đến chân, những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt ngời sảng vì xúc động, những đôi mắt trong dó phản chiếu ảnh lửa nhỏ lung lay của những ngọn đèn « pha ». Những lời nói thần diệu cứ vang lên, vang lên, làm tràn ngập cả hầm tin chiến thắng, báo hiệu sự tan rã của quân Đức trước Mạc-tư-khoa.

        Hôm ấy, không ai ngủ lại trong trại ngầm. Mọi người đều đến quầy quần ở « Góc đỏ ».

        Những ngón tay nhỏ của Liđya Ivanôpna nhẹ nhàng lướt nhanh trên mặt máy, đánh bản thông cáo của Thông tẩn xã xô-viết do Secnôivanenkô thảo ra, dựa theo ba bản ghi chép của Xviatôxlap, Pêchya và Valentin

        Nhưng như thế chưa đủ, Secnôivanenkô còn ra lệnh nhân bản thông cáo ít nhất thành hàng trăm bản và lúc này tất cả mọi người hoạt động bí mật đều ngồi, cả ở chung quanh chiếc bàn đá, sao lại bản thông cáo dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bão. Ngoài bản thông cáo, còn phải nhân tờ truyền đơn mà Secnôivanenkô đã dày công thảo ra nữa. Mọi người đều hiểu rất rõ là không được bỏ phí thời gian và phải gấp rút đuổi cho kịp những bước đi nóng bỏng của chiến thắng. Không đơn giản, nhưng cũng không dễ dàng gì mà trong một đêm nhân được bản thông cáo và tờ truyền đơn lên mỗi thứ một trăm bản trong ánh sáng nhá nhem, giấy lại xấu với bàn tay tê cóng. Nhưng ai nấy đều quá phấn khỏi, vui sướng, mọi người cảm thấy quá thích thú, được tự tay mình ghi lên giấy những chữ chiến thẳng đã thiết tha mong đợi và cuối cùng đã tới, nên đêm ấy không ai thấy mệt mỏi, ẩm ướt, giá lạnh, cũng như đói khát. Mọi người đều cùng một niềm phẫn khởi và trò chuyện một cách vui vẻ, thảo luận các chi tiết trong bản Thông cáo.

        Nhưng người đắc thắng nhất là Pêchya. Ngoài niềm hân hoan chung, chú còn một lẽ nữa rất cá nhân để cảm thấy như một ngày hội riêng của mình. Vì ở đây, chú là người duy nhất chính cống gốc rễ ở Mạc-tư-khoa. Trận chiến thắng lớn trước Mạc-tư-khoa, thành phố quê hương của chú, dưới con mắt của riêng chú, đã làm chú lớn lên. Chú tự coi mình như kẻ thắng trận. Chú bỗng trở nên trung tâm được mọi người chú ý. Mà cũng không có gì là lạ. Tất cả những tên của miền trung Nga — Vôlôkôlamxk, Môjaitx, Ixtra, Khimki, Vênigôrôt —  tất cả những tên đó đối với chú, không phải chỉ là những khái niệm về địa lý, mà là những noi rất quen biết ở lân cận Mạc-tư-khoa mà chú đã từng ở đấy. Chú bỗng trở nên người duy nhất thành thạo và chuyên gia về vùng Mạc-tư-khoa. Bởi vậy mọi người luôn luôn hỏi chú về những chuyện rất khác nhau và chú đã trình bày lại rất nghiêm trang với một thải độ khiêm tốn, dè dặt của một người anh hùng thực sự.

        — Này, Pêchya—Lêônit Ximban hỏi, bỏ dở bản sao —  Ixtxa ở cách Mạc-tư-khoa bao nhiêu ki-lô-mét?

        — Để xem — Pêchya đáp — làm thế nào giải thích được cho chú đây... Nếu theo đường chim bay, thì cháu không thể nói một cách chính xác được, phải nhìn vào bản đồ. Nếu theo đường Vôlôkôlamxk mà đi bằng ô-tỏ thì phải năm mươi hay năm mươi lăm phút. Cũng có thể  hơn một tí. Cái này còn tùy ở ô-tô. Một hôm, cùng với bố, chúng cháu đã đến Ixtra trong một chiếc M-l và đã phải mất một giờ mười lăm phút. Chú xem. Cháu ước vào khoảng từ bốn mươi lăm đến sâu mươi ki-lô-mét.

        — Thế cháu đã ở đấy rồi à ?

        — Đúng thế, cháu vừa nói với chú rồi.

        — Thế nào ! — Ximban reo lên, mắt sáng ngời. —  Cháu đã ở Ixtra rồi sao ?

        — Đúng thế. Nhiều lần rồi — Pêchya nói, mỉm cười khiêm tốn.

        — Phong cảnh đẹp chứ?

        — Một trong những vùng lân cận Mạc-tư-khoa đẹp nhất. Chú có biết không, một trong những thành phố nhỏ toàn cây xanh. Ở đấy, nhà văn Sêkhôp đã sống một thời gian. Hai bố con cháu đã đến thăm ngôi nhà nhỏ ông ta đã ở.

        — Các đồng chí thử nghĩ xem, bọn bẩn thỉu đã đốt sạch cả một thành phố nhỏ đẹp đẽ như vậyl

        — Bản thông cáo nói bọn phát-xít đã phá đổ cả tu viện Tân Jêrudalem — bà Matriôna Têrenchiepna nói. —  Pêchya, cháu có trông thấy tu viện Tân Jerudalem không ?

        — Tất nhiên. Chứng cháu đã có đến thăm.

        — Chỗ ấy có đẹp không?

        — Cháu không biết. Cái đó còn tùy theo ý thích của mỗi người. Riêng với cá nhân cháu, cháu thấy rất thích.

        — Nó có cổ không?

        — Cháu biết nói thế nào được. Cháu nghĩ có từ thế kỷ mười sáu hay mười bảy gi đó thì phải.

        — Thế mà chúng đã phá đổ mất! — bà Matriòna Tê- renchiepna thở dài. — Chúng không từ cả một công trình đẹp đẽ như vậy !

        Pêchya trố mắt nhìn và trông thấy Ixtra bốc cháy với cảnh tu viện bị tàn phá. Không biết tại sao chú lại hình dung ra một đêm trăng mờ khói, tuyết sáng ngời và ngôi nhà nhỏ của Sêkhổp bị những cột khói và lửa vừa đó vừa đen vây kin tứ phía, giao nhau bên trên mái nhà sụp đổ như hai vị thần linh, thần ác và than thiện. Rồi chú hình dung ra những xác chết xám xịt của bọn phát-xít với những hố mắt chứa đầy băng sáng ngời, đỏ rực vì lửa cháy và những đống tuyết. Có những khẩu đại bác bị phá hủy nhô lên và trên bầu trời, một vành trăng lạnh, ngũ sắc, đang cố chạy trốn, khi ẩn khi hiện, sáng rực như một khối lân tinh chói lọi, và phía trước nó, những lớp mây khuya lướt trôi như một đoàn ky binh ma quái, vừa phi vừa lắc bờm, lắc mũi và tấm áo khoác sương mù.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2020, 05:01:27 pm »

        
72


        Họ làm việc suốt đêm và gần như đến tận sáng, nghĩa là đến tận giờ giả thiết là sáng, vì tất cả đồng hồ  đã hỏng hoàn toàn và không ai còn biết chính xác là giờ nào nữa. Họ đã chuẩn bị được một trăm bản thông cáo và một trăm tờ truyền đơn. Lần này, để đề phòng bất trắc, họ không đi ra bằng cửa « Con Dím » nữa vì đã quá lộ với địch rồi, mà bằng một cửa thứ hai, xa hom, cửa « Con Vịt », mà chỉ có thánh mới ngờ tới. Để đến đó, qua những lối ít đi nhất của con đường mạng nhện, cũng phải mất không dưới hai tiếng đồng hồ . Họ mang theo ba cái đèn.

        Dẫn đầu là Secnôivanenkô với một cây đèn, sau ông, không mang đèn là Xviatôxlap, rồi sau Xviatôxlap là Ximban, theo sau có Xêrafim Tulyakôp với một cây đèn, và sau Xêrafim Tulyakôp là Xviriđôp. Có hai chiến sĩ của phân đội Tulyakôp đi theo, dẫn họ lới tận cửa « Con Vịt», rồi lấy đá lấp cửa lại và ở đó canh gác đến khi họ trở về.

        Chống nạng ngắn, họ từ từ tiến trong hành lang như những cụ già, rồi lẩn dần vào bóng tối. Người ta còn trông thấy một lúc nữa xa xa ánh sáng của những ngọn đèn. Nhưng những ngọn lửa nhỏ đục ngầu nối tiếp nhau biến mất rất nhanh ở một chỗ ngoặt rồi tất cả bị bóng tối dưới đất nuốt chửng.

        Xtrenbixki ở lại hầm mộ phụ trách chỉ huy. Trước hết, phải phòng thủ doanh trại, đề phòng khả năng một cuộc tấn công qua cửa « Con Dím ». Không có gì phức tạp nhưng nó đòi hỏi nhiều cố gắng về thể lực.

        Xtrenbixki phân phối khí tài công binh cho mọi người, bản thân anh cũng lấy một cái cặp và một cái cuốc, rồi họ đi thẳng về phía cửa « Con Dím». Họ đưa rađiô từ trong động ra và đặt vào chỗ sâu nhất của đường hành lang ngầm, hơi xa cửa một tí. Cũng tại đây, họ để cẩn thận những hòm mìn lấy được của địch. Rồi Xtrenbixki xem xét lại cửa, nhìn ra bên ngoài nhưng không thấy gì khả nghi. Như Secnôivanenkô dự đoán, gió đã dịu xuong. Mặt trời lấp loáng trên những đồng tuyết, trên lớp tuyết nhấp nhô một màu trắng nhức mắt. Những vết chân tối hôm qua từ cửa « Con Dím» đến cột ăng-ten gần như không nhìn thấy nữa, vì đã phủ tuyết mới, nhẹ như lông tơ thiên nga. Nhưng « gần như không nhìn thấy » không có nghĩa là « hoàn toàn không nhìn thấy ». Dù sao, dấu vết vẫn còn nhìn thấy được, và qua lớp tuyết sảng chói dẫn đến tận cửa «Con Dim ». Dựa theo những dấu vết khó nhìn thấy đó, bọn địch có thể kết luận là đã có người từ hàm mộ đi ra và như vậy là mìn của chúng đã bị gỡ.

        Xtrenbixki đứng lại một lúc, thò đầu ra ngoài lỗ hổng, khoái chá thở hít không khí trong lành, hăng hắc như mùi a-mô-ni-ắc.

        Chung quanh cột ăng-ten, gió dồn tuyết lại thành một đống không thể đoán ra cái gì nữa: nếu có ai nhận ra đống tuyết, chắc chắn họ cũng tưởng đó là một bụi cây từ năm trước còn lại. Chung quanh không một bóng người.

        Trên mặt tuyết lặng lẽ như tờ, chỉ xa xa, vọng tới một điệu kèn tập hợp: hình như ở Uxatôvô có một đơn vị đóng.

        — Phải, hôm nay khó mà dán được truyền đơn! Rất khó ! — Xtrenbixki nói, một lần hơi nước dày từ trong miệng bay ra.

        Rồi anh đi xuống, ra lệnh chặn lối đi ngầm lại ở khoảng giữa hang và doanh trại. Anh đã chọn chỗ hẹp nhất, ở chỗ mà chỉ có bò mới đi qua được. Những người hoạt động bí mật cầm cưa xẻ những phiến đá ra rồi bịt kín lối đi lại. Cách phía doanh trại vài chục mét, họ dựng một ụ chướng ngại vật nữa bằng đá, nhưng còn để lại vài lỗ châu mai qua đó có thể ngắm bắn.

        Đó là một công việc rất vất vả, khó nhọc, phải công phu lắpi mới lấy cặp kéo được những tảng đá ra, lấy cưa xẻ thành gạch, rồi mang đến chỗ đã chọn để dựng chướng ngại vật. Họ làm việc trong tư thế cúi gập người, thỉnh thoảng phải nằm hẳn xuống. Cát, bụi và vỏ hàu phủ lên quần áo, lên tóc tai, làm họ không thở được. Ở vào chỗ vòm hầm thấp, bị nước ngầm xói mòn, treo lơ lửng trên đầu họ nhung quả cầu nặng bất cứ lúc nào cũng có thể vỡ tung ra để đè bẹp mọi người. Ai nấy, móng tay bong ra, mò hôi nhễ nhại, gần như mất hết cả tri giác. Pêchya và Valentin không chịu kém người lớn.

        — Từ từ chứ, các đồng chí! Đừng hăng quá thế! Phải để dành sức — Xtrenbixki nói. — Đừng vội. Dừng lại đã. Ngồi xuống, nghỉ đi.

        Nhưng họ làm bộ không nghe thấy, cố tranh thủ chặn ngay lối đi lại. Họ làm việc phấn khởi, vui vẻ. Tinh thần chiến thắng đã thâm nhập vào họ, tăng sức họ lên gấp bội. Xtrenbixki phải dùng đến quyền chỉ huy của mình.

        — Dừng lại! Nghỉ mười phút. Tôi hạ lệnh — Anh nói nghiêm khắc. — Dừng lại!

        Lúc bấy giờ họ mới đành phải miễn cưỡng tuân theo. Ai nấy nằm dài xuống đất, đầu tựa vào bức tường ẩm ướt và nhắm mắt lại. Nhưng ngay trong những phút nghỉ ngơi thoải mái ấy, họ cũng tưởng như đang cùng Hồng quân đánh đuổi, truy kích và tiêu diệt quân địch trước Mạc-tư-khoa. Thể xác họ nghỉ ngơi nhưng tinh thần họ luôn luôn căng thẳng vì chiến thắng, không tài nào nghỉ ngơi được.

        Khi bức tường cuối cùng đã được dựng lên và củng cố, Xtrenbixki ra lệnh mang đến một khẩu liên thanh và đạn. Anh đặt nó vào lỗ cửa, để năm sáu quả thủ pháo xuống đất và tuyên bố mình sẽ ở lại gác ở đấy, ra lệnh cho mọi người đi nghỉ.

        Pêchya lần đến cái giường đá, nơi chú thường ngủ với những người khác, nằm xuống, lấy tấm chăn ẩm và không cả sửa lại cái túi dưới đầu, chú lăn ra ngủ. Nếu trước đây sáu tháng, có ai bảo chú sẽ ngủ một mình trong một cái động ngầm, trong bóng tối, với bọn phát- xit ở trên đầu, thì chú không thể nào tin được. Chỉ vì chú không thể nào ngờ tới chuyện đó. Nhưng bây giờ chú đã nằm dài một mình trên một cái giường đá, mươi, mười lăm mét sâu dưới đất, trong bóng tối tuyệt đối; chú thấy điều đó hoàn toàn tự nhiên và không cảm thấy sợ hãi tí nào. Kiệt sức, sau một đêm không ngủ và làm việc mệt lử, chú không còn đủ sức đi uống nước nữa, mặc dù rất khát. Chú ngủ thiếp đi ngay, hay đúng hơn là chú không ngủ mà đã mất cả tri giác. Chú chìm đắm vào trong những bóng tối dày đặc hơn cả bóng tối đang vây lấy chú trong hầm...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2020, 05:02:37 pm »


       
73


        Trong khi đó, nhỏm Secnôivanenkô đã ra khỏi hang với súng trường, túi dết. Người ta có thể cho đó là một sự điên rồ, nhưng Secnôivanenkô rất tin ở công việc mình làm. Có những trường hợp mà tốt hơn hết và chắc chắn hơn hết là phải xông lên. Quân đội Rumani mới đến chiếm đóng nên không thể biết được từng người dân, dù chỉ biết một cách đại khái. Chúng chưa biết hết bọn cảnh sát địa phương. Bất kỳ người nào bận thường phục hay quân áo nhà binh với một khẩu súng trường sau lưng, theo chúng, cũng chỉ có thể là một tên cảnh sát. Secnôivanenkô ra lệnh cho người của mình đeo một mảnh băng trắng vào cánh tay trái.

        Ông dự tính lên tới được mặt đất trong đêm tối, trước lúc trời sáng. Nhưng đã phải tiến quá chậm để ra tới cửa mới « Con Vịt ». Cuối cùng khi họ nhô lên được mặt đất thì mặt trời vừa mọc. Secnôivanenkô quyết định dù sao cũng phải tiến. Dù thế nào, cũng phải ra mắt mọi người, mừng chiến thắng với họ, thông báo cho biết tình hình tan rã của quân Đức gần Mạc-tư-khoa.

        Nhìn chung quanh trên những ngọn đồi, thấy có những vườn cây với tường đá thấp bao bọc, những con khe hẹp dài tuyết, các kiểu nhà kho bằng đá gần đổ nát. Ở bên dưới, con đường Hatji-Bây chạy ngoằn ngoèo, buổi sáng còn vắng tanh, và ở phía bên kia là thảo nguyên bao la, tuyết phủ chói lòa, với những mảnh gương xanh của đầm nước mặn, nom như những quả cây ướp lạnh. Ngay trên đường chân trời, ba vầng mặt trời mờ mờ đó tỏa sảng, một vầng thật và hai bên hai vầng giả. Hiện tượng này bảo hiệu cảnh băng tan bất thường rất đẹp và rất kỳ quái, khiến mọi người bất đắc dĩ phải ngắm xem không biết chán cái cảnh thiên nhiên bí hiểm đó. Mọi người cho đó là một điềm lành. Nhưng chẳng mấy lúc những mặt trời giả đã tan đi, biến mất và trên bầu trời, chỉ còn lại có một mặt trời, mặt trời thật, mặt trời chiến thắng. Cũng vâdng mặt trời ấy lúc này chắc chắn đang lạnh lẽo tỏa sảng trên các khu rừng ở Vôlôkôlamxk, soi rõ xác quân thù với những đại bác, chiến xa, xe tải bọc sắt bỏ lại, tan tành, của bọn phát-xít.

        Nhóm Secnôivanenkô tản ra nhiêu hướng khác nhau theo kế hoạch định trước. Chỉ khoảng ba hay bốn giờ sau, họ mới phải tập kết lại ở cùng một địa điểm sau khi đã tới Kuyannich, Nêrubaixkôiê, Uxatôvô, công viên Hatji-Bây, để dán vào bất cứ chỗ nào có thể dán được, những tờ truyền đơn báo tin chiến thắng lớn trước Mạc-tư-khoa và bản thông cáo của Thông tấn xẵ xô-viết. Người nào cũng biết rất rõ địa phương, nên việc lựa chọn một con đường thuận tiện nhất và những ngõ ngách chắc chắn nhất không có gì khó khăn. Rét đã giúp họ. Nhân dân không ra khỏi nhà, mà bọn tuần tiễu Rumani và cảnh sát địa phương thì thích ở trong sân sưởi than hồng. Ngay giữa đồng, trong các vườn cây, các sân sau của các nhà nghỉ mát, thậm chí cả trên đường phố, hoàn toàn vắng vẻ.

        Secnôivanenkô đảm nhiệm làng Uxatôvô. Người nhỏ bé, băng tuyết phủ kín, khấu súng trường trên vai, một mảnh băng ở ống tay áo, ông bước thong thả trong tuyết sâu, bàn tay thọc trong ống tay áo và thỉnh thoảng lại giậm chân; nom ông có thể tưởng đó là một anh dân vệ khốn khổ nào đó, miễn cưỡng phải đi tuần tra

        Secnôivanenkô hiện ra đây, đó, lang thang trong các vườn cây, vòng quanh các nhà kho, đôi khi còn nhìn cả vào các cửa sổ nhà dân. Và khắp các nơi ông đi qua, trên tường, trên các tru đá khô ráo, hay ngay trên mặt tuyết bên bờ đường, đều có một bản thông cáo hay một tờ truyền đơn.

        ông bước đi hết sức tự nhiên, không chút vội vã, tưởng như cái mũ đội trên đầu đã làm cho ông trở nên vô hình. Nhưng, đếm bước trên khu phố mình sinh đẻ đang bị quân thù chiếm đóng, bề ngoài tuy ông có vẻ vô tư lự như vậy, mà tâm tư ông thật vô cùng căng thẳng!

        Cái chết theo ông từng bước, rình ông ở mỗi chỗ ngoặt, lúc nào cũng sẵn sàng nhảy bổ vào ông và tiêu diệt ông. Nhưng nếu chưa dán xong, và lúc nào cũng cẩn thận như lúc nào, vào một lậm lúa bản thông cáo cuối cùng, thì ông vẫn chưa chịu quay về. Thậm chí khi không còn tờ truyền đơn nào nữa và đã quẳng cái hộp hồ xuống tuyết rồi, ông còn đi qua hai lần đường phố làng Uxatôvô, đứng lại một lúc bên cạnh ngôi nhà thờ, trước cái xác của cụ già bị giết, cất mũ chào cụ trong tư tưởng, đi thẳng đến tận nghĩa địa và nhìn ra thảo nguyên xa xa; ở đó đánh dấu bằng một đống tuyết có cái trụ ăng-ten chênh chếch giống như một bụi cây dại năm trước còn lại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2020, 05:05:04 pm »


        Không phải vô cớ mà ông dạo quanh làng Uxatôvô. Dưới con mắt lành nghề, đầy kinh nghiệm, ông nhận ra tất cả những gì có thể bổ ích. Trong một cái sân, ông trông thấy hai khẩu đại bác dã chiến hạng nhẹ giấu dưới lá ngô. Nhìn thấy lá cờ Rumani ở cửa trường học và một tên lính gác khoác áo cầu bằng da cừu Mônđavi, ông biết đấy là bộ tham mưu. Ông biết rất rõ ngôi trường này, một căn nhà một tầng bằng đá thô, ông biết cách bố trí các lớp học và khi đi qua bên cạnh, ông nhìn thoáng vào bên trong. Nhưng ông không trông thấy gì cả qua những tấm kính bị băng giá bám kín. Trong sân trường, một bếp lửa đó rực có bọn lính Rumani ngồi xồm chung quanh. Chúng đang hút thuốc, khạc nhổ vào lửa. Secnôivanenkô mỉm cười, nhớ đến đoạn Đôlôkhôp và Pêchya trong Chiến tranh và Hòa bình rồi đi lại gần bếp lửa, ông nói bằng tiếng Rumani:

        — Chào các ngài1.

        Bọn lính Rumani nhìn Secnôivanenkô, gương mặt ông tái mét vì lạnh, những nếp nhăn lớn in sâu trên trán, trắng bệch như bún nên chúng không tỏ vẻ ngạc nhiên chút nào. Như ông đã dự đoán, chúng cho ông là một tên cảnh sát. Một tên Rumani, đội mũ bịt tai kiểu Nga uể oải lắc đầu, đáp:

        — Chào anh bạn!

        Secnôivanenkô huơ tay, rồi làm bộ ủ rũ, ngọt ngào xin một điếu thuốc.

        — Cho tôi xin điếu thuốc,

        — Anh nói được tiếng Ruma à?

        — Chút ít thôi.

        — Tốt
— tên Rumani nói bằng tiếng Nga và trao cho

        Secnôivanenkô túi thuốc và tập giấy. — không có thuốc điéu chỉ có thuốc sợi

        — Ồ thuốc sợi cũng được. Thử một tí thuốc Rumani xem — Secnôivanenkô nói.

        Bằng những ngón tay rét cóng, ông xẻ một mẫu giấy và cuộn một điếu thuốc lá đen Rumani to sợi. Tên Rumani liếc nhìn thấy Secnôivanenkô cuộn điếu thuốc to quá, vội giằng lại túi thuốc.

        — Cảnh sát à? — Tên Rumani chỉ vào mảnh vải ở ống tay áo Secnôivanenkô.

        — Đúng thế — Secnôivanenkô nói, hút nhanh và khoái chá điếu thuốc rồi nhổ vào bếp lửa trên những lá ngô rụng đang cháy, màu hòng xám dưới một lớp tro xanh.

        Tưởng như Secnôivanenkô đang chỉ lo hút thuốc, nhưng ông đã quan sát cẩn thận cái sân trường thân thuộc và ghi nhớ được rất nhiều điêu quan trọng. Ông đã nhìn thấy cạnh cửa sau, một tên lính Rumani mặc áo gi-lê da thú đang đánh bốt cho sĩ quan. Vậy là, ở trong trường, nhất định có một tên sĩ quan Rumani, chắc là tên chỉ huy đơn vị. Vườn cây ở sau trường có một dãy tường đá thấp bao quanh, không ai canh gác. Dãy tường con đã bị phá ở nhiều chỗ. Ông cũng chú ý đến việc bọn lính Rumani, chắc là nhân viên công tác trong Bộ chỉ huy, rất yên tâm không mảy may cảnh giác, cho là mình ở sâu trong hậu phương. Điều đó nói đúng ra, cũng phù hợp với thực tế.

        Những nhận xét này sẽ đưa đến đâu, Secnôivanenkô tự mình cũng chưa biết được một cách chính xác. Nhưng ông tin chắc là sẽ có ích. Và ông không ngớt nhìn trộm khắp nơi, quan sát mọi chi tiết nhỏ mọn nhất trong tầm mắt mình.

        Lạ lùng thật, nhưng hiện lúc này ông không cảm thấy một tí nào căm thù đối với bọn linh Rumani đang ngồi chung quanh bếp lửa. ông thấy trước mặt mình chỉ là những người dân cày Mônđavi hay Valasi bình thường, mặc quân phục Rumani, bị động viên vào quân đội. Người ta đã đẩy họ ra đất nước ngoài và lúc này, ngồi trong sân một ngôi trường xô-viết, họ đang hút thuốc « sợi» của họ, nhổ xuống tro, và thật là quái gỡ nếu họ biết được cái gì đang xảy ra trên trái đất này. Thực tế họ là những kẻ nô lệ. Thậm chí cũng không phải là những tên lính đánh thuê, hoàn toàn chỉ là những kẻ nô lệ. Bọn địa chủ, tướng soái, hiến binh, sĩ quan Rumani, bọn chúng, đó mới là những kẻ thù không đội trời chung. Secnôivanenkô căm thù chúng tự đáy lòng. Còn đối với những người dân cày Rumani, đó là một việc khác. Họ thật quả đáng thương, với cái mũ bịt tai Nga, với đôi găng đan để chống lại cái rét mà họ không quen chịu. Tại sao đã ném họ tới đây? Tất nhiên, tất cả cái đó sẽ không cản trở Secnôivanenkô, trong trường hợp cần thiết, đốt cháy tai họ, giết tất cả tại chỗ không chút chùn tay. Vì đó là chiến tranh. Và nói cho cùng, nếu họ tuân theo bọn quỹ tộc và bọn tướng soái Đức thì điều đó có phải ông chịu trách nhiệm đâu.

        Không biêu họ đã biết quân Đức bị đành tan rã trước Mạc-tư-khoa chưa? Và nếu họ biết, họ nghĩ thế nào?

        Secnôivanenkô kín đáo quan sát sắc mặt họ nhưng không nhận ra được gì khác thường. Ông đang tìm cách để đi, thì một tên lính Rumani trẻ, dưới chiếc mũ kê-pi đội một cái mũ đan, nom như một bà già gày đét, đã đến giúp anh. Chắc là để chế nhạo tên cảnh sát Nga, hắn vung tay sang một bên, rồi há hoác miệng ra đến tận mang tai, có ý phô trương những hiểu biết về tiếng Nga, hẳn nói:

        — Này, lão cảnh sát, sưởi ẩm rồi bây giờ thì cút đi! Được, được! Cút đi về đằng kia. — Hắn trỏ tay ra thảo nguyên. — Cút đi mà bắt du kích! Không phải sao? À, tao biết mà, mày sợ. Chúng sẽ pip pap! mày — Rồi tên Rumani vui nhộn chọc ngón tay trỏ vào bụng Secnôivanenkô. — Mày không thích chúng pip mày à?

        Trò đùa đã thu được thắng lợi, tất cả bọn Rumani ngồi xung quanh bếp lửa phá ra cười. Tên lính khôi hài nheo mắt về phía bọn bạn và hất đầu về phía Secnôivanenkô, tiếp tục:

        — Nó đã đi ra phía đằng kia — hắn nói, trỏ ra thảo nguyên, đúng về hướng « Con Dím ». — Chúng đã lôi cổ nó xuống dưới đất và đã pip nó rồi! Chú mày không thích thế ư?

------------------------
        1. Trong nguyên bản, các đoạn in ngả ítềubằng tiếng Rumani.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2020, 05:06:10 pm »


        Nhưng vừa lúc đó, có tiếng nhốn nháo từ ngoài phố, rồi một chiếc xe con xộc ngang vào trong sân — nhìn cũng biết là nó chạy cả đêm ngoài trời, tuyết phủ kín ; một tên sĩ quan Đức bước ra, khoác áo ca-pốt mỏng, cổ bằng da hải ly, và đeo kính một mắt. Tất cả bọn Rumani nhảy dậy và đứng thẳng lên; Secnôivanenkô cũng làm đúng như vậy. Tên sĩ quan Đức ưỡn ngực ra vẻ nghiêm nghị, giơ tay lên và hét bằng một giọng bụng « Hai! » rồi vội vã bước lên tam cấp. Ở đó đã có tên sĩ quan Rumani đi đôi giày bốt vừa mới được đánh kem xong, xun xoe đứng đón. Khi hai tên sĩ quan — tên Đức đi trước, tên Rumani theo sau — đã biến vào trong trường học, bọn lính lại ngồi xổm xuống xung quanh bếp lửa hồng, im lặng một lúc như để lấy lại hơi thở sau khi đã tắm bằng hơi nước, rồi tên khôi hài lại nháy nháy con mắt sáng ngời về phía tam cấp, nheo mắt lại và nói thì thầm:

        — Đức quốc hây giờ đang phải đánh nhau. Ở Mạc- tư-khoa, người ta đang pip ! cho hắn !

        Nói rồi, hắn phùng đôi má hóng nhẫy lên và lấy tay che cái miệng móm lại. Secnôivanenkô liếc nhìn tên lính khôi hài rồi không nói một lời, đi ra khỏi sân ; điều đó hoàn toàn dễ hiểu và tự nhiên : một tên cảnh sát bao giờ cũng sợ tham gia vào những câu chuyện nguy hiểm.

        — Tốt — tên lính khôi hài nói với theo — Cút đi, cút đi, cảnh sát! Đừng sợ!

        Nhưng Secnôivanenkô đã ung dung ở ngoài phố rồi, tự hỏi con đường nào chắc chắn nhất và ngắn nhất để đi về « Con Vịt ». Ông vừa về tới gần lối vào, bỗng nghe có tiếng súng nổ ở phía đường Hatji-Bây. Một chiếc xe tải Đức ở mé dưới đường và mấy tên lính Đức nằm dài sau một còn tuyết đang bắn vào một người chạy trong tuyết lên một ngọn đòi. Từ xa, ông nhận ra ngay đó là Liônya Ximhan. Thỉnh thoảng anh ta đứng lại, ngã xuống tuyết, vội vàng đứng lên, rồi lại bỏ chạy. Đạn Đức xới tung một lớp bụi trắng sáng ngời chung quanh anh ta giữa tuyết cứng.

        Về sau mới biết, khi Liônya Ximban theo con đường Hatji-Bây quay về cửa «Con Vịt» thì một xe tải chởr lính Đức từ phía trước chạy lại. Đến ngang Liônya, chiếc xe tải đỗ lại, rồi một tên trong bọn Hitle hét lên một câu gì đó với Liônya. Có lẽ bọn Đức chỉ muốn hỏi thăm đường tên cảnh sát ngẫu nhiên gặp thôi. Nhưng Lyônya lại không thích thế. Anh làm như không nghe. Chúng gọi anh một lần thứ hai, nhưng Liônya vảo bước, nhảy qua khe, rồi leo nhanh lên ngọn đồi, hy vọng tới được khu vườn cây rồi nhảy qua bức tường đá trước khi bọn Đức hiểu ra. Bọn Đức lại hét bắt anh đứng lần nữa, và sau khi bắn vài phát súng, chúng nhảy xuống xe. Thấy việc không hay, Liônya Ximban nhanh chóng nằm xuống tuyết và quyết định đánh trả. Không còn lối thoát nào khác, anh bắn xả vào bọn Đức nhưng đều không trúng, vì anh bị kích thích quá mạnh. Lúc đó, bọn Đức mới nằm dài xuống sau đống tuyết và tiến hành chiến đấu theo đúng điồu lệnh. Liônya lọi dụng cơ hội, nhảy dậy và ba chân bốn cẳng chạy trốn về phía vườn cây, bắn lẻ tẻ vài phát. Trên nền tuyết chói lọi, người anh là một mục tiêu rất rõ.

        Không biết việc đó sẽ kết thúc như thế nào, nếu phía sau dãy tường đá không có hai tiếng súng nổ cùng một lúc. Đó là Xvlatôxlap và Tulyakôp về sớm hơn, còn ở lại đợi những người khác, như đã hẹn trước, sau cái chắn đường sát ngay lối vào « Con Vịt ». Họ bắn như bắn bia, không hấp tấp, ngắm cẩn thận. Hai tên phát-xít đổ nhào xuống sau đống tuyết, mặt vùi trong tuyết. Ba tên còn lại mất hết tinh thần ngừng bắn mất hai phút dài.

        Liônya Ximban lợi dụng lúc ngớt tiếng súng, tháo chạy, nhảy qua tường và ngã nhào trước mặt các bạn. Đồng thời, Xviriđôp từ phia kia cũng chạy tới, giơ cánh lay lên, đảo tròn đôi mắt dịu dàng, lấy hết sức ném một quả thủ pháo lên chiếc xe tải. Quả thủ pháo nổ cách buồng lái năm mét. Kính vỡ tung. Tên lính Đức lái xe mặc áo khoác ngắn màu da cam có cỗ đen ngồi trong xe ngã nhào xuống cùng với cảnh cửa bị giật tung ra. Hẳn bò trên tuyết, không biết tại sao, hai tay níu lấy bánh xe như muốn đứng dây. Nhưng rồi hắn nằm cứng đờ trong một vũng máu trên mặt tuyết trắng tinh. Hai thằng trong bọn ba tên Đức, đâm nhào về đằng trước, như bị ma ám, hét lên « Đứng lại». Một loạt súng kết liễu đời chúng. Tên thứ ha nhỏm dậy, quẳng sủng rồi loạng choạng như người say rượu, vụng vẽ giơ cánh tay lên. Với một nụ cười ngu xuẩn trên gương mặt đỏ bầm, nứt nẻ vì gió, đôi môi cao su thâm tím hé ra đau đớn, hẳn giẫm chần trong tuyết, quay minh khắp tứ phía, tận đến khi bất thình lình chạm trán với Secnôivanenkô. ông đang thong thả đi tới, rút chân ra khỏi lớp tuyết dày một mét, và cố hết sức lấy khẩu Nagan trong ngực ra.

        Tên Đức rung rung giơ hai chiếc bao tay len sặc sỡ lên, mặt đổi màu rất nhanh: từ đó, lúc đầu, ngả sang hồng, rồi hoa cà, rồi trở thành vàng ệnh, và cuối cùng trắng bệch ra với một ánh tuyết màu xanh.

        Secnôivanenkô bình tĩnh xem xét một lúc và ngạc nhiên thấy tên Đức này vừa giống, lại vừa không giống bọn Đức ông đã trông thấy lần đầu tiên gần nhà thờ Tin lành, khi ông đi đến chỗ hẹn gặp XiniskinJêlêznư. May biết mấy, nếu biết được tên kia bây giờ đang nghĩ gì. Phải, và nói chung, hắn có biết nghĩ gì không? Hắn có biết bọn hắn đã bị đánh tan rã trước Mạc-tư-khoa chưa? Hẳn có hiểu thế là thế nào không? Phải chăng hắn là một tên lính đánh thuê, một kẻ nô lệ như những tên lính Rumani vừa ngồi cùng với ông bên bếp lửa?... Không, hắn không giống chúng. Hắn còn trẻ mà quỷ quyệt. Một tên phát-xít. Một thằng s.s. Tại sao hắn đến đây? Tên ngoại quốc kia đến tìm gì trên đất nước xô-viết này ? Có lẽ hắn nghĩ có thể nô dịch được đất nước xô-viết chăng ?

        Mặt Secnôivanenkô tối sầm xuống nom thật khủng khiếp.

        — Tôi muốn sống1 — tên Đức nói khó nhọc mấp máy đôi môi giá cứng.

        — Chỉ còn thiếu có thế! — Secnôivanenkô có vẻ âm thầm, nói.

        Góc trời nhỏ bé xa lạ và đẹp đẽ kia, mảnh sườn đồi Nga phủ kín tuyết Nga chói lọi, bóng xanh dày đặc của dãy tường con thấp, lần không khi hoàn toàn giá buốt, đầy những tia nắng lạnh lẽo, vàng mặt trời của chiến thắng Mạc-tư-khoa, tất cả những cái đó là điều mà tên Đức vẫn rất thèm sống, còn được nhìn thấy lần cuối cùng trong đời mình.

----------------------
        1. Trong nguyên bắn, bằng tiếng Đức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2020, 09:49:57 pm »


       
74


        — Đồng chi Secnôivanenkô, dậy! Bốn đỏ, một trắng.

        Suốt ngày ông ốm, do bệnh tọa cốt thần kinh cũ trở lại, nhất là mấy ngày gần đây, vì phải sống thường xuyên trong không khí ẩm ướt. Buổi tối, ông đã nuốt hai viên atpirin, rồi lấy mấy cái áo ca-pốt trùm lên người, do đó người ấm lên một tí và cuối cùng đã ngủ thiếp đi được. Nhưng kìa phải chăng có ai đang gọi mình dậy... Bên cạnh ông, Tulyakôp tay xách đèn lồng, đang lay vai ông. Anh tiếc đã phải đánh thức ông dậy, nhưng Secnôivanenkô ra lệnh phải gọi ông dậy ngay, khi thấy xuất hiện mật hiệu bốn đỏ tiếp theo sau một trắng. Từ lâu không có tin tức của Xiniskin, Secnôivanenkô sợ có gì không hay xảy ra vì Xiniskin táo bạo quá. Secnôivanenkô ngồi dậy trên chiếc giường đá, vẫn còn ngái ngủ, nhanh nhẹn cài cổ áo va-rơ lại.

        — Có gì thế? — ông hỏi, mắt chói đèn nhấp nháy.

        — Bốn đỏ với một trắng—Tulyakôp lặp lại.

        — Phải, phải. Tốt. Cảm ơn.

        Secnôivanenkô vội vã bận quần áo, kiếm tra lại đạn và cầm lấy đôi nạng con, rồi đi theo Tulyakôp. Bên cạnh cửa hang, Ximban, tay cầm đèn pin đang đứng nhìn chằm chằm vào bóng tối dày đặc của đêm đông. Hai chiến sĩ thuộc phân đội Tulyakôp nằm dài trong tuyết, súng trường nhô lên.

        — Thế nào — Secnôivanenkô sổt ruột, nói. — Liên lạc đâu ?

        — Tôi không hiểu — Ximban lúng búng. — Họ ra hiệu bốn đó một trắng. Tôi trả lời bốn trắng một xanh. Họ im lặng. Sau năm phút, tôi làm lại. vẫn thế : họ im lặng. Lần thứ ba: vẫn không có gì. Bỗng, cách đây mười hai phút, họ lại cho bốn đỏ một trắng. Tôi trả lời. Và về phía họ, không còn gì nữa... Khoan ! — Ximban rùng mình. — Nhìn kìa, họ trở lại!

        Secnôivanenkô cúi người vào lỗ hổng và thấy ở sườn khe, trên nền trời đêm đen nghịt, những ánh đèn pin nhấp nhoáng rất nhanh: bốn đó một trắng và liền sau đó lại: bốn đỏ một trắng! Những tia sáng lờ mờ ánh lên nối tiếp nhau rất nhanh và run rầy, tưởng chừng như người làm mật hiệu đã vô tình để tay lên nút bấm.

        — Ra hiệu cho họ lại gần — Secnôivanenkô nói.

        Ximban ra hiệu ba lần nhưng không có ai lại gần.

        — Có cái gì khả nghi đây — Tulyakôp nói. — Có âm mưu gì chăng?

        — Phải một tổ trinh sát ra xem — Secnôivanenkô ra lệnh.

        — Cho phép tôi bò đi — Tulyakôpnói. — Ồ, đáng tiếc, không có áo khoác ngụy trang.

        Không một tiếng động, như một cái bóng, anh tiến lên, ra hiệu cho các người của mình rồi từ từ bò đi, xa dần. Đứng ở lối «Con Dím» không ai nhìn thấy anh nữa. Hai người theo anh với một cự ly nhất định. Sau mười lăm phút mà Secnôivanenkô xem như cả một thế kỷ, Tulyakôp trở lại và báo cáo có một người lạ mặt nằm sóng sượt bất tỉnh nhân sự trên mặt tuyết.

        — Già hay trẻ ? — Secnôivanenkô hỏi.

        — Không trông rõ. Có vẻ là một ông già. Xin cho mệnh lệnh.

        — Một ông già... Để tôi đi vậy. — Secnôivanenkô nói và, cầm lầy khẩu súng trường trong tay Tulyakôp, nhanh nhẹn len qua lỗ hổng.

        Như Secnôivanenkô phỏng đoán, đó là Xiniskin. Secnôivanenkô nhận ra ngay hình dáng dài ngoằng của bác, nằm sóng sượt, im lìm trên mặt tuyết. Secnôivanenkô quỳ xuống lấy vạt áo ba-đờ-xuy che đèn, rồi cẩn thận rọi vào mặt Xiniskin. Cái mũi nhọn hoắt, xương xẩu, má hóp, râu ria xồm xoàm, cứng, dài và xanh, đôi mắt nhắm nghiền, mi mắt sưng húp. Một tay siết chặt quả thủ pháo trên ngực, tay kia cầm đèn bấm. Miệng há hốc thở khò khè. Trông thật đáng sợ.

        Secnôivanenkô cùng với hai người nữa nâng cái thân thể to lớn, xương xẩu của bác lên và khiêng vào trong hầm mộ. Lúc khiêng qua những chỗ hẻm của con đường ngầm, Xiniskin bắt đầu rên rĩ, bập bẹ trong cơn mê man một điều gì nghe không rõ.

        Cuối cùng, họ khênh được ông vào trong doanh trại và đặt lên giường đá. Trong khi Matriôna Têrenchiepna còn đun nước chè trên bếp đầu hỏa, Secnôivanenkô cố gỡ những quả lựu đạn cài ở thắt lưng, dưới lớp quần áo của Xiniskin ra. Nhưng Xiniskin nhảy xuống giường và không mở mắt, tay vẫn nắm chặt cái đèn, đẩy Secnôivanenkô ra. Khó nhọc lắm mới lại bắt được bác nằm xuống. Bỗng bác mở mắt ra, nhìn khắp tứ phía. Secnôivanenkô cúi sát vào bác, dịu dàng nói :

        — Nikolai Vaxiliêvich ! Tôi, Secnôivanenkô đây, Bác không nhận ra tôi sao? Nhìn xem! — Rồi nâng cái đèn lên rọi vào mặt mình để Xiniskin có thể nhận được.

        Một loáng tri giác lung linh trong mắt Xiniskin. Quay đầu lại có về khó khăn, bác nhìn cái hang, cái đèn bão mà Secnôivanenkô đang cầm ngang mặt, nhìn những bóng người gẫy gập trên tường nước chảy ri rỉ.

        Một nụ cười yếu ớt lướt trên môi. Bác lắc đầu như muốn nói điều gì nhưng lại ngất đi. Người bác giật giật. Secnôivanenkô đặt tay lên trán bác : người bác nóng như lửa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2020, 09:50:16 pm »


        Rồi Secnôivanenkô cẩn thận cởi chiếc thắt lưng có cài lựu đạn ra cho bác. Dưới thắt lưng đó, còn một chiếc nữa khâu vụng về, nhưng cẩn thận vào một cái cặp và mang sát người; trong đó có mười tám tấm thẻ Đảng và đoàn Thanh niên cộng sản, và cũng chừng ấy quyết tâm thư do các đồng chí khi gia nhập các tổ chức bí mật ký tên. Ngoài ra, Secnôivanenkô còn rút ở thắt lưng ra một gói nhỏ tiền mác của chính quyền chiếm đóng, bọc trong một tờ giấy có ghi: « tiền nguyệt liễm » và vài hình con dấu đóng thử mà người ta đã dùng để đóng lên các giấy thông hành xô-viết lúc đăng ký hộ khẩu với cảnh sát Rumani. Khi Raitxa Lvôpna và Liđva Ivanôpna cởi quân áo cho Xiniskin để rửa nước nóng và thay quân áo, họ phát hiện thấy bác bị một viên đạn súng ngắn bắn vào ngực, phía dưới xương quai sanh bên phải. Vết thương bên trong được băng qua loa bằng một mẩu vải xé ở một tấm khăn trải giường có thấm iôt và phủ một lớp bông, mủ ra rất nhiều và đã có mùi hôi: chắc nó bị đã đến mấy ngày rồi và Xiniskin tự băng bó lấy.

        Về sau, người ta mới biết sự việc xảy ra : Xiniskin rơi vào một trận vây ráp, bị lộ và bị bắt; bác đã chống cự lại rất dữ, bị thương, rồi giữa đường, nhảy từ xe cảnh sát xuống và trốn trong thành phố suốt bốn ngày liền, đồi chỗ ở từng ngày, cuối cùng, không thấy lối thoát nào khác, đã lấy hết tài liệu để trong cãi lò ở phố Pisônôpxkaia rồi ban đêm, tuy chốc chốc lại bị ngất đi, nhưng cũng cố lết được đến tận Uxatôvô và ra mật hiệu : bốn đó một trắng.

        Không chậm trễ được nữa, Secnôivanenkô chạy tới « Góc đỏ » đào chìa khóa lên và mở tủ két ra. Ở đấy có tất cả giấy tờ và đồ vật giá trị của Ban chấp hành khu và thẻ cá nhân của tất cả mọi người công tác bí mật trong đó có thẻ của Pêchya Batsây và Valentin Pêrêpêlitxkaia, với tất cả thẻ Đảng và Đoàn, các huân chương, các sổ sách khen thưởng và giấy thông hành, tất cả đều được sắp xếp trong hộp các-tông có đánh số, hết sức ngăn nẳp. Trong tủ két, chỉ có ba huân chương: một huân chương Cờ đỏ, huân chương quân sự cũ của Xiniskin đã gửi cho Secnôivanenkô đêm hôm dọn xuống hàm mộ, một huân chương Cờ đỏ Lao động của Xêrafim Tulyakôp và một huy chương Danh dự của Xecgây Xecghêiêvich đã chết, bọc trong một tờ giấy có ghi ngày mất của anh. Còn một huân chương về Dũng cảm lao động của Liônya Ximban nữa. Các huân chương và huy chương chiếm rất ít chỗ, vẻn vẹn trong một cái hộp con màu đỏ. Cùng với các cuốn sổ khen thưởng, có quyển nhật ký hoạt động, trong đó Secnôivanenkô và Xtrenbixki đã ghi lại cẩn thận các lần xuất kích, các biên bản dày đặc các kỳ họp của ban thường vụ, con dấu và tiền qũy của Đảng. Ngoài vài nghìn rúp tiền giấy, còn có năm đồng năm rúp tiền vàng. Chỉ Secnôivanenkô mới có quyền mở tủ két và ngoài ông ra là đồng chí bí thư thứ hai Xtrenbixki. Trong ngăn tủ dưới, thường xuyên có để một gói thuốc nổ một ki-lô và vài hạt nổ để bất kỳ lúc nào cũng có thể kịp thời cho nổ phá hết các thứ đựng trong tủ, trong trường hợp khẩn thiết khi tài liệu và các đồ vật giá trị có cơ rơi vào tay địch.

        Secnôivanenkô cất hết vào tủ các tài liệu tìm thấy trong người Xiniskin, ghi nhanh vào sổ nhật ký trường hợp bác đến doanh trại, rồi lấy trong số dự trữ đặc biệt không được đụng tới một lọ xuynfidin, một trong những thứ quý nhất của ông.

        Trong hơn mười ngày, suy nhược nhưng dù sao cũng còn khỏe, tấm thân già của Xiniskin vật lộn với cái chết. Bên cạnh bác, luôn luôn có các chị thường trực săn sóc. Nhiệt độ của bác luôn luôn ở một mức đáng sợ. Nó lên tới bốn mươi độ và không bao giờ xuống dưới ba mươi tám. Lúc đầu họ sợ bác bị nhiễm trùng. May sao, không việc gì. Vết thương mặc dù cứ chảy mủ nhưng dần dần cũng thành sẹo. Họ tưởng không thể nào lấy được viên đạn ra vì không có bác sĩ giải phẫu cũng như không có bệnh viện. Nguy hiểm nhất là tình trạng chung của người bệnh. Người ta nghĩ chắc đó là giai đoạn đầu của viêm phổi. Hy vọng duy nhất đặt cả vào thuốc xuynfidin. Liđya Ivanôpna, trước có theo học lớp y tá hai tháng, và Raitxa, vốn là con gái thày thuốc nên có biết chút ít thuốc men, không rời khỏi một bước chiếc giường đá của Xiniskin.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2020, 09:50:58 pm »

        
75


        Xiniskin Jêleznư gần như luôn luôn bất tỉnh nhân sự và mê sảng. Đó là một cơn mê sảng nặng nề, mệt nhọc, lúc nào cũng ú ớ đơn điệu, nghe rất dễ sợ. Thỉnh thoảng bác lại ho và Pêchya tưởng như trong hang có người đang xé vải thành từng băng dài kêu soạc soạc và rít lên, ghê rợn.

        Đôi lúc Xiniskin tính lại, gọi Secnôivanenkô đến rồi, mắt khô khốc, thâm quầng và long lanh, báo cáo tình hình trên thành phố. Bác vật vã dữ dội và nổi giận khi Secnôivanenkô từ chổi không chịu nghe, bắt bác phải nằm im không được nói. Bác thèm khát liếm đôi môi khô lấp dưới bộ ria mép xám. Bằng mấy ngón tay cứng như cặp sắt, Xiniskin nắm lấy vai Secnôivanenkô, bắt đồng chí bí thư phải ghi lấy những tên và địa chỉ mà vất vả lắm bác mới nhớ được. Rồi bác lại ngất đi, Chắc bác sợ chết trước khi truyền đạt lại được cho đồng chí bí thư thứ nhất hết mọi việc trên thành phố. Những câu nói rời rạc, ngắn ngủi ấy, dù sao cũng làm cho Secnôivanenkô có được một ý niệm đúng đắn về tình hình.

        Còng việc nói chung tiến triển tốt. Số đồng chí gia nhập tổ chức bí mật trong khu đã lên tới hai mươi nhăm; họ đã ký quyết tâm thư và gửi lại thẻ Bảng. Không kể mấy chục người chưa làm xong thủ tục. Đó là một cơ sở quan trọng, một lực lượng đáng kể hiện giờ có thể dựa vào. Vậy là phải kiếm cho các đồng chí ấy đủ giấy tờ căn cước chắc chắn, thận trọng đưa họ vào các xí nghiệp, cơ quan, xếp họ vào các nhà máy, bến cảng, các xưởng hỏa xa, cố nhét một vài người vào cảnh sát: sau đó sẽ có thể tổ chức những hoạt động rộng rãi theo một kế hoạch thống nhất.

        Có một điều tai hại là những người cài lại trên thành phố để bắt liên lạc với Ban chấp hành quận đã bị cơ quan Xiguranxa và Ghextapô bắt. Người ta kháo nhiều về chuyện đó ở trên thành phố. Tin này đã được xác minh và đã hai lần, đại diện Ban chấp hành quận không đến trạm thường trực bí mật quy định, mặc dù Secnôivanenkô đã hai lần phái Xtrenbixki đi và lần nào cũng trở về hầm mộ tay không, sau khi đợi mấy giờ liên ở cửa Nghĩa địa công giáo thứ hai. Thật là một đòn nặng nề. Nhưng Secnôivanenkô đã chuẩn bị sẵn để đối phó. Kinh nghiệm trước đây dạy cho ông biết là những tai họa tương tự như vậy sẽ xảy ra, và thậm chí còn rất hay xảy ra. Không thể dự kiến hết được tất cả mọi việc. Vậy là bây giờ phải chuẩn bị cho những hoạt động độc lập, không chờ chỉ thị của cấp trên, đồng thời phải tự mình tìm cách liên lạc với trung ương.

        Xiniskin mãi vẫn ở trong tình trạng bấp bênh, mệt nhọc, dở sống dở chết. Đôi khi tưởng như sắp hấp hối. Hai bàn tay to lớn của Xiniskin cử động lạ lùng như một cái máy, như đang là đi là lại những nếp gấp của mấy cái áo ca-pốt đắp trên người. Mắt nhắm nghiền, mi mắt thâm tím, sưng húp, rất dễ sợ. Những món tóc ướt đẫm dính tịt vào trán, hai thái dương hõm sâu, và trên cái trán nhờn ướt, vàng ệnh như màu xương đó, phản chiếu ánh sáng leo lét của ngọn đèn chong. Hoi thở của người bệnh thoi thóp, giữa hai hơi thở, tưởng như là cả một thời gian vô tận. Lúc bấy giờ, Secnôivanenkô cúi xuống phía cái tay to tướng màu sáp ong và cố nuốt nước mắt, gọi to :

        — Nikôlai Vaxiliêvich! Nikôlai Vaxiliêvich, bác có nghe tiếng tôi nói không?

        Những lúc như vậy, Pêchya cảm thấy rất ghê sợ đến nỗi chú chỉ muốn lăn nhào xuống đất, hai tay bưng lấy đầu và bản thân cũng muốn chết đi, để khỏi phải nghe những tiếng thở rít, bên trong có cái gì kêu òng ọc, hoặc ít ra là để khỏi phải thấy bộ mặt không phải của con người nữa mà của một cái xác không hồn, làm bằng một chất gì trăng trắng như nến. Nhưng tuy nhiên chú không đủ sức rời mắt khỏi Xiniskin, chú cứ nhìn, nhìn mãi, và trong bóng tối của hầm ngầm chú chỉ thấy có bộ mặt ấy với cái chấm sáng le lói của ngọn nến phản chiếu trên trán.

        Cũng có khi Xiniskin đỡ. Bác tỉnh lại, trở nên khó tính, giận dỗi, đuổi hết mọi người, cố sức — nom vừa đáng thương vừa dễ sợ — đứng dậy, mặc quần áo. Những lúc như vậy, không ai dám lại gần bác, trừ Liđya Ivanôpna. Chị là người duy nhất được Xiniskin cho lại gần. Chị thay quần áo, bón cho ăn, cho uống, rửa ráy bằng một cái khăn ướt, thay băng ở vết thương cho bác. Hai tay run lẩy bẩy, bác vịn lấy cổ chị, còn chị thì rắc bột xuynfidin cẩn thận lên vết thương cho bác, rồi mạnh bạo nhưng nhẹ nhàng khéo léo quấn chéo lớp băng hồng xung quanh cái thân hình nóng như lửa

        Trong chiếc áo choàng trắng may vụng về và quá chật, trông chị thật là đẹp. Pêchya nhận thấy tất cả quần áo chị mặc đều dễ coi: cái áo bông bộ đội với đôi bốt da, cái áo choàng tứ thời với đôi ống tay áo giả bằng vải láng đen của các viên chức ngân hàng mà chị mang vào khi đánh máy truyền đơn, cái áo ca-pốt với cái mũ bịt tai của bộ đội. Nhưng chiếc choàng trắng này hợp với chị hơn cả. Vẻ đẹp phụ nữ, tuổi thanh xuân và lòng nhân từ trong sáng, chân thành của chị có một sức quyến rũ mà chính ngay Xiniskin cũng không thể thờ ơ được.

        Khi chị băng cho bác, áp cái đầu xương xẩu của bác vào ngực, XiniskinJêleznư thường cảu rảu ấp úng, thở rất khó khăn :

        — Thắt chặt vào! Đừng sợ, tôi không kêu đâu. Thắt chặt vào! Giá tôi được thở một ít không khí trong lành thôi; ở đây — ma bắt nó đi — không sao thở được, trong cái hầm này! Nhưng chúng ta sẽ thấy ai sẽ là người chiến thẳng.

        Điều lạ lùng là bác không chết. Tấm thân già cỗi nhưng cường tráng của bác đã vật lộn quyết liệt với cái chết, nhưng chính cái tinh thần còn cường tráng hơn của bác đã chiến thắng, cái tinh thần bất khuất ham sống và chiến đấu.

        Một hôm, sau khi đã ngủ mười hai giờ liền, bác thức dậy, lên cơn ho và nhờ Raitxa Lvôpna lúc bấy giờ đang gác bên bác, gọi đồng chí bí thư thứ nhất lại.

        — Chào đồng chí Gayrick Xêmiônôvich—bác nói khi Secnôivanenkô đến bên cạnh. — Hình như tôi có khỏe hơn một tí, đồng chí thấy không. Lần này, thần chết đã phải lùi về các vị trí đã chuẩn bị sẵn từ trước. — Bác cố gắng cười, cái cười ồm ồm của bác, nhưng không được mà chỉ nhăn mặt lại, và ngọ nguậy yếu ớt bàn tay ở đầu cảnh tay to tướng, đen sạm.

        — Im đi, đồng chí không được nói — Secnôivanenkô tỏ vẻ nghiêm khắc.

        — Tôi không nói. Tôi sẽ viết. Cho tôi giấy bút — và Xiniskin ngọ nguậy ngón tay.

        Secnôivanenkô hiểu và mang đến cho bác một tờ giấy, một bút chì và một cái bìa.

        Xiniskin, mệt nhọc đặt tấm bìa lên bộ ngực lép kẹp, cầm bút chì từ từ viết — chốc chốc lại nghỉ — những chữ to tướng, rõ ràng. Secnôivanenkô tò mò nhìn vào tờ giấy. Xiniskin bằng trí nhớ đang thảo quyết tâm thư, không nhầm lẫn một dấu phẩy. Bác viết cho đến hết rồi ký tắt xuống dưới.

        — Đồng chí cầm lấy và điền nốt vào — bác nói, lấy lại hơi thở. — Giờ nào việc nấy. Tha lỗi cho tôi đã không nghĩ tới việc này sớm hơn.

        Và từ hôm đó, Xiniskin dần dần hồi phục trông thấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2020, 09:52:13 pm »

        
76


        Cũng ngày hôm đó, Secnôivanenkô triệu tập Thường vụ ban chấp hành để lập kế hoạch hoạt động sắp tới. Nhưng cuộc thảo luận mới bắt đầu thì nghe có hiệu lệnh báo động. Cuộc họp phải ngừng ngay lại.

        Khi Secnôivanenkô và các đồng chí đi tới chỗ những đống đá, họ thấy một phần đá đã bị dỡ đi và người thường trực, Liônya Ximban thì ở mãi phía trước, trong cái hang gần lối vào nhất. Khẩu liên thanh trước kia đặt trên chướng ngại vật chĩa ra ngoài, bây giờ lại thấy ở ngay lỗ hổng lối vào. Ximban nằm cạnh súng, người ở trong lỗ hỗng, còn hai chân thì lại ở trong hang.

        — Này, cái gì thế? — Secnôivanenkô nói, chống vào đôi nạng ngắn.

        Ximban ngoảnh lại. Gương mặt anh đầy bụi nom nghiêm nghị khác thường, có thể nói là âm thầm nữa.

        — Tất cả chứng tỏ là chúng sắp tấn công chúng ta. Đã thấy xuất hiện bọn S.S.

        Ximban đứng lánh sang bên cạnh. Secnôivanenkô lách người giữa bức tường và khẩu liên thanh, cần thận nhìn ra ngoài. Ở trên mặt đất là ban ngày, điều đó làm cho Gayrick Sêmiônôvichrất ngạc nhiên. Theo ông tính toán, lễ ra đêm mới phải. Vậy ra đã hai ngày hai đêm liền họ không ngủ. Qua lỗ hổng, Secnôivanenkô chỉ nhìn thấy được một khoảng không rất hạn chế: bờ khe tuyết phủ, vài cây ngưu bàng khô nhô ra khỏi đống tuyết và sau bờ khe, phần sau của một chiếc xe tải ngụy trang, xung quanh dó, có bọn Đức bận áo ca-pốt xám xanh và đội mũ sắt sâu, đi lại. Căn cứ vào cường độ giọng nói của bọn lính, cách đi lại của chúng, và tiếng động cơ, có thể đoán là ở đâu đó xa hơn, còn có nhiều chiếc xe tải khác đậu ngoài tầm mắt.

        — Thế nào, cho chúng nó khiêu vũ chứ?—Liônya hỏi,

        áp người vào khẩu liên thanh.  

        — Tí đã ! — Secnôivanenkô vừa nói vừa quan sát các bóng đen bọn Đức đang tiếp tục làm gì đấy và nhốn nháo chung quanh mấy chiếc xe tải.

        Ông nhận thấy cách đó có một đoạn chiến hào nhỏ đắp bờ tuyết hẳn hoi.

        — Chúng đào chiến hào gì lạ thế kia? — ông hỏi.

        — Nom như một đài quan sát thì phải — Ximban đáp, không rời khỏi cái thước ngắm của khẩu liên thanh

        — Phải, trông giống đấy.

        Đúng lúc đó, trên bờ chiến hào, một chiếc mũ sắt sĩ quan Đức nhô lên và đôi mắt kính ống nhòm lấp lánh chĩa thẳng vào lối cửa « Con Dím ». Rồi bàn tay cầm cài mũ sắt giơ lên vung vẩy trên không như muốn lưu ý những người ở trong khe hở nhìn ra.

        — Chúng đã nhìn thấy ta—Secnôivanenkô nói rất khẽ.

        — Chúng đã nhìn thấy ta lâu rồi — Ximban nói, cũng khẽ như vậy, — Chúng đã bắn pháo hiệu, vì thế tôi mới báo động. Chúng muốn ta chú ý đến chúng. Có lễ chúng muốn thương lượng thì phải?

        — Thương lượng — Secnôivanenkô nói với một nụ cười chua chát—Với chúng nó, ta chỉ có một cách thương lượng, Thôi, bắn đi. Liônya, bắn tiếp chúng một loạt đi!

        Nhưng ngay lúc Liônya sắp bắn tiếp chúng thì từ đoạn chiến hào tuyết vọt lên một quả hỏa pháo dài màu xanh, rơi gần trúng vào lỗ hồng, làm cho Secnôivanenkô và cả Ximban phải lùi ngay lại. Quả hỏa pháo cắm xuống cạnh lối vào và cháy mãi, làm lan cả tuyết chung quanh. Chung quanh chiếc xe tải, một cảnh nhốn nháo với những tiếng kêu la và, giữa vòng vây những khẩu tiểu liên Đức, xuất hiện một đoàn người khủng khiếp, ủ rũ, gần như trần truồng. Một số không có giày, lê đôi chân giả cóng bầm tím trong tuyết nom rất khó nhọc. Một số mình trần, bẩn thỉu, quấn độc áo mền rách, hoặc mặc những manh áo ca-pốt xô-viết tả tơi. Trên các khuôn mặt xanh xao, hốc bác, là những hố mắt tối om và sâu hoắm, không còn trông thấy mắt đầu nữa. Không phải con người nữa mà là những bóng ma đã trải qua mọi đau khổ, mọi cực hình của quân thù. Dáng dấp của những người khốn khổ ấy, những người sắp chết ấy, đau đớn đến cực độ, trông quá ư khủng khiếp đến đỗi Secnôivanenkô không thể cầm lòng được phải nhắm mắt một lúc rồi lùi lại. Ông lần tìm bàn tay Ximban và siết thật chặt.

        — Tù binh... — ông nói, giọng khản đặc. — Anh có thấy không?

        — Tôi biết — Liônva thì thầm, cố hết sức để khỏi hét lên, khỏi khóc òa vá khỏi đập đầu vào tường.

        Cũng trong lúc đó, bọn Hitle chạy tới đứng về một phía và, không cần nâng cao những khẩu tiêu liên lúc nào cũng khư khư bên hông, chúng nổ súng bắn vào đám tù binh. Chúng tưới đạn tứ phía vào họ nom như vòi chữa cháy. Tiếng la hét át cả tiếng chấn động của hàng chục khẩu tiêu liên đang nhả đạn ; khối tù binh nhào vào bụi tuyết, nối tiếp nhau ngã xuống và quằn quại trong những vũng máu chỉ một lúc đã phủ kín mặt tuyết và bốc hơi đến ngạt thở trên mặt đất băng giá. Sự việc kẻo dài không quá hai phút, rồi tất cả bỗng im bặt.

        Khi Secnôivanenkô tỉnh lại thì đã không còn gì trước cửa « Con Dím », không còn bọn Đức, cũng không còn chiếc xe tải nữa, nhưng cái bờ khe bị giẫm nát và đẫm máu trước mặt lỗ hống thì đầy những xác chết. Khắp chung quanh, cả không gian là một cảnh im lặng hãi hùng, nặng nề, đến đỗi nghe được cả tiếng lao xao của những bông tuyết rơi thong thả từ trên bầu trời trắng xóa xuống mặt đất trắng xóa.

        Secnôivanenkô im lặng ngồi lại một lúc, tựa cái lưng còng vào thành lỗ hổng, bàn tay thọc sâu trong ống tay áo. Bỗng ông đứng phắt dậy, người cứng đờ, bật mũ lên rồi đi vào trong động.
         
        Anh chị em đã tụ tập cả ở trong động, trừ Tulyakôp hôm đó bận chỉ huy doanh trại, và Pêchya với Valentin phải trông nom Xiniskin.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM