Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:29:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14792 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2020, 08:52:41 am »


       
65

        Pêchya cầm đèn, Valentin một tay xách hai cái xô không. Còn một tay chúng chống lên những cái nạng nhỏ. Những nạng này là một phát minh đặc biệt, rát hữu ích. Ai đã phát minh ra? Không ai biết. Một hôm chúng đã xuất hiện như tự bản thân chúng. Không có chúng, gần như không thể đi lại trong hầm mộ được. Đi trong những đường ngầm thấp lè tè cứ phải cúi lom khom, thậm chí có khi còn phải cúi gập thước thợ lại nữa. Mà đi với tư thế cúi gập trên bộ giò co lại quả là một cực hình. Vì thế mọi người đều sử dụng những cái nạng con con ấy, làm bằng que thông nòng sủng cũ. Đổi với cuộc sống dưới đất, nó cũng cần thiết như ánh sáng.

        Pêchya và Valentin đi trong đường ngầm tay chống nạng như các cụ già. Giếng nước không xa lắm. Ở bên trên, chắc chúng đã tới nơi nhanh chóng. Dưới hầm ngầm, phải nhiều thời gian hơn mặc dù đường ra giếng được coi là dễ đi: chỉ phải bò có một lần không quá hai mươi mét.

        Thỉnh thoảng chúng dừng lại và trong ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn, Valentin khắc lên tường bằng một cái đinh, chủ bụng mang theo, chữ « P » tên của Pêchya, và chừ « V » tên mình, lòng vào nhau, vì tiết kiệm cô đã viết tắt,

        Suốt dọc đường, trên tường chi chít những tự mẫu và hình vẽ khắc vào đá, vẽ bằng than, bằng gạch hay chỉ đơn giản bằng ngón tay vào lớp bụi dày. Như một tấm bảng chỉ đường ngầm. Không có nó, làm thế nào mà đi lại dưới hầm mộ, cho khỏi lạc trong cái mạng nhện những đường ống, những chỗ ngoặt, những ngã tư ấy được ? Không có bản đồ tương đối chính xác của hầm mộ. Lập một bản sơ đồ, dù đơn giản về cái mạng nhện đó, chỉ rõ những chỗ lồi lõm chú yếu cũng đã là một công việc rất công phu rồi. Ở đây, la bàn cũng trở nên vô dụng. Trước hết, dưới đất nó sẽ chỉ sai, mặt khác, không có bản đồ, nó cũng không dùng được việc gì hết. Âm thanh của tiếng nói gần như không chuyền di được. Chỉ còn có cách bảo hiệu bằng những chữ, những tượng hình đó, vừa bí mật vừa khó hiểu đối với người vô tình rơi vào hầm mộ.

        Mỗi thành viên trong tổ chức bí mật đều có dấu hiệu riêng. Di chuyển qua đường mạng nhện, bắt buộc thỉnh thoảng phải để lại trên tường những « tấm danh thiếp », những bức mật mã, những bản tin tượng hình, để chỉ dẫn phương hướng phải theo, phòng trường hợp đèn hỏng, các đồng chí của mình có thể tìm được. Phải nhớ rằng không có diêm hay bật lửa, tắt đèn có nghĩa là chết.

        Khi Valentin khắc những chữ tắt lên tường thì Pêchya nghiên cứu những dấu hiệu khác trên vách đá lấp lánh. Dấu này giống một mũi tên nhưng có hai nét ngang nhỏ xiên qua đuôi; dấu kia là một tự mẫu Nga cũ « iat », một trò hoạt kê của Liônya Ximban, anh đã lấy nó làm dấu hiệu của mình. Dấu thứ ba là một chữ thập với mũi tên, dấu hiệu của Xviatôxlap. Có một hình tròn đặt dưới một hình chữ thập, biểu trưng thần bí cổ của quả đất mà Secnôivanenkô đã chọn trong một cuốn lịch cũ; còn ngôi sao năm cánh là của Xerafim Tulyakôp. Người ta thấy những hình bàn dục, những mũi tên ở mọi hướng đi. Có những chữ số. Con số « 5 » không biết tại sao, là của Matriôna Têrenchiepna; con số « 2 » của Raitxa Lvôpna. Xtrenbixki có một hình thoi. Liđya Ivanôpna, một quả tim; Xviriđôp, một cái mỏ neo. Hầu như tim và mỏ neo luôn luôn ở bên nhau, cũng gần nhau như chừ « P » với chữ «V » của Pêchya và Valentin.

        Với một niềm vui sướng không hiểu được và một mối xúc cảm thầm kín, Pêchya nhìn thấy giữa những dấu hiệu đó, giống y như giữa những người sống, thân thuộc, xuất hiện trên các bức tường lấp lánh, những chữ tắt của Valentin và của mình, quấn lấy nhau chặt chẽ.

        Đến gần giếng, chúng tắt đèn. Ánh sáng ban ngày ló ra ở phía trước. Tự bản thân, nó rất yếu ớt, rất lờ mờ nhưng so với bóng tối vĩnh viễn dưới hầm ngầm được chiếu sáng bằng những ngọn nến nhỏ vàng ệch, nó có vẻ rực rỡ lạ thường và chói mắt. Chúng thích thú được làm quen với ánh sáng ban ngày, xanh nhạt, đều hòa, dán chặt lên những chỗ tường lồi lõm, lên lớp sàn bụi bậm, và tạo thành những vệt sáng từ phía bên kia những khúc ngoặt của con đường ngầm chiếu tới. Con đường ngầm dẫn đến miệng giếng. Ánh sáng ban ngày từ trên rọi xuống. Đó là một cái giếng kiểu nông thôn. Từ miệng giếng đến chỗ đầu con đường hầm ít nhất cũng phải trên mười mét và từ đó đến mặt nước cũng bằng ấy nữa.

        Pêchya và Valentin thận trọng đi tới miệng giếng, rồi ngồi lên thành giếng tròn, sung sướng nhìn thấy ánh sáng ban ngày từ trên rọi xuống. Con mắt chúng lâu nay bị bóng tối vĩnh cửu và ánh đuốc bập bùng làm cho mỏi mệt, bây giờ được nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng chúng ném một hòn sỏi và một lúc sau chúng mới nghe tiếng đập vào nước. Tay bám chắc vào thành giếng để khỏi ngã, chúng cúi đầu vào miệng giếng và tì bụng lên thành giếng, nhìn xuống bên dưới rồi lại thử nhìn lên phía trên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2020, 08:53:02 am »


        Ở dưới xa, trong bóng tối, một hình tròn sáng ngời lung linh, phản ảnh của bầu trời. Và giữa hai hình tròn sảng nhỏ đó — bàu trời thực và phản ánh của nó —  đúng ngay chõ gặp nhau của giếng và lối đi ngầm bí mật mà ở « trên » không ai biết tới, hai cái đầu đang áp chặt vào nhau, đầu Pêchya và đầu Valentin. Đó là nơi độc nhất chúng có thể trông thấy bầu trời và hít thở không khí trong lành. Đó là khung cửa sổ độc nhất trổ lên thế gian. Gần cửa sổ, chúng đã trồng xuống đất vài củ hành lấy trộm được của bà Matriôna Têrenchiepna. Mỗi lần chúng tới lấy nước, chúng lại tưới cho hành. Nhưng hành không mọc được. Rét quá. Chủng phải lấy một cái chậu thủy tinh cũ, tìm thấy trong đường ngầm, đậy kín lại. Chúng cố giữ cho hành khỏi bị cái rét từ bên trên tỏa xuống. Chúng đã mong mỏi biết bao những mầm hành đầu tiên ! Cuối cùng, chúng xuất hiện, mảnh dẻ, vàng vọt gần như trắng bệch. Nhưng dù sao chúng cũng đã mọc. Đó là điều bí mật nhỏ của Pêchya và Valentin. Chúng đang chuẩn bị một chuyện ngạc nhiên cho những người hoạt động bí mật. Vì những củ hành này không phải là những củ hành tầm thường. Hành tức là chất tươi, và người ta cần biết bao chất tươi. Nhưng cũng phải thừa nhận cho Pêchya, đó là một sáng kiến của chú; không phải không có lý do mà chú là phó chủ tịch của câu lạc bộ những nhà thực vật học trẻ tuổi.

        Pêchya và Valentin nằm chui đầu qua cửa sổ, bên cạnh những mầm hành nhợt nhạt đang yếu ớt vươn lên như muốn trốn khỏi hầm ngầm.

        Người ta sẽ hỏi có thể trông thấy được gì từ một cái cửa sổ như vậy? Nhưng chúng, chúng thấy rất nhiều. Chúng thấy trời, thấy chim, thấy mây. Có lần ban đêm ra giếng, chúng đã trông thấy các vì sao. Và có lẽ đó là điều kỳ thú nhất chúng được thấy trong đời chúng. Nhưng chúng không có may mắn được trông thấy mặt trời một lần nào. Hình như mặt trời đi hơi chếch sang bên cạnh một tí: vả lại hây giờ đã là cuối thu và đông rồi. Trời thường u ám.

        Cuối cùng, chúng đã trông thấy cả người. Chúng đã trông thấy, như một cái bắp cái bọc trong lá, đầu và vai những người phụ nữ từ một làng nào đó ra giếng lấy nước. Chúng trông thấy những cái xô lên xuống gần chúng quả; nếu muốn, chúng có thể lấy tay nắm lẫy được. Những cái xô bình thường của các bà nông dân nom sao cũng lại lạ lùng thế : vì chúng ở thế giới bên kia ! Thật là khó, gần như không thể tưởng tượng được, là cứ như thế rồi người ta đem móc vào đòn gánh và gánh vào đường phố của một làng bị phát-xít chiếm đóng. Có lẽ bọn phát-xít sẽ sờ tay vào và uống cả nước đó...

        Pêchya và Valentin nghe có tiếng ồn ào ở « thế giới bên kia ». Tiếng ồn ào ấy kể với chúng rất nhiều điều. Nó nới rộng và làm sống cái bức tranh đối với chúng hình như đã quá sinh động khi chúng nhìn thấy một khoảng trời đông có một con quạ bay qua. Chúng nghe tiếng chân đi lạo sạo, trên kia, tiếng trẻ con la hét. Một con chó sủa. Chỉ nghe tiếng sủa, cũng biết đó là một con chó con lông xù, đuôi cuộn tròn như cái bánh. Với cái rét từ trên xuống, những thứ đó đã làm hoàn chỉnh thêm hình ảnh một tối mùa đông với những chuyến đi bằng xe trượt tuyết, một buổi mặt trời lặn màu vàng với những con quạ bay lượn trên cái mái nhà nóng thôn hình mũ nồi xanh.

        Trước mặt chúng, mấy cái xô lạnh giá lên xuống, buộc vào một sợi dây xích cũng lạnh giá. Nước đen ngòm bốc hơi trong xô lạnh giá. Tiếng nói của những người phụ nữ hiền lành vang lên rất rõ trên đầu chúng. Và tiếng kèn nhà bính Rumani lanh lảnh vọng tới rõ lạ lùng, Lúc này đang mùa đông. Chà, sao chúng thèm được ở trên kia thế, chỉ nửa giờ thôi, để được chạy nhảy trên tuyết và bốc tuyết ném nhau.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2020, 08:53:48 am »


       
66

        Một hôm một bỏng tuyết rơi xuống giếng. Valenlin giơ tay hứng lấy bông tuyết vào lòng bàn tay. Đó là một ngôi sao lớn, rất đều, kết bằng những lá thông nhỏ với những chiếc búa con trắng tinh. Pêchya và Valentin cúi nhìn bông tuyết như một vật huyền diệu. Mà huyền diệu thật. Nó vừa có cạnh, lại vừa xơ bông. Nhưng cả xơ cũng có cạnh, đều đặn, chính xác, như đã qua tay một người thợ kim hoàn. Bông tuyết ấy là hiện thân toàn vẹn của mùa đông. Nó chứa đựng tất cả những niềm hạnh phúc tập hợp lại của mùa đông xô-viết sán lạn, với những khối băng ở các ao hồ, những đường hành lang trong suốt của các công trường gỗ tùng, với lớp bông trắng tinh của những cơn bão tuyết, với tiếng pa-tanh lách cách và những con lốc trên sân khúc côn cầu sáng rực ánh đèn con, với dòng sông đóng băng dưới những vòm, những nhịp của một chiếc cầu khổng lồ mới bắc, cũng như những chi tiết của bông tuyết nhưng phóng đại lên hàng triệu lần... Bông tuyết tan dần. Còn chúng thì nằm nhìn giọt nước rung rinh trong lòng bàn tay ấm.

        Pêchya và Valentin lấy xong nước đã lâu. Những xô nước đầy để dựa vào tường. Phải trở về. Nhưng chúng cứ lần lữa để lùi lại mãi giây phút đáng chán ấy. Chúng thèm ở lại, dù chỉ một tí thôi, dưới ánh sáng trời để thở hít không khí trong lành của mùa đông từ trên dội xuống. Chúng im lặng. Nhưng không cảm thầy nặng nề vì yên tĩnh. Chúng đã quen nhau quá rồi, tâm hồn chúng đã quả gần gũi nhau rồi! Chúng biết cả ý nghĩ của nhau. Chúng không nghĩ về chúng, cũng không nghĩ về cuộc sống quái gở của chúng dưới hầm mộ. Cuộc sống ấy đã bắt đầu trở nên tự nhiên đổi với chúng rồi và không có gì quái gở nữa. Chúng sống bình thường và cũng đấu tranh rất bình thường, không nghĩ là mình đấu tranh, là mình đang làm một việc phi thường và càng không phải là một việc anh hùng. Chúng nghĩ đến chiến tranh và đến bố chúng đang ở ngoài mặt trận. Valentin cũng nghĩ đến người anh đang chiến đấu đâu đó với bố, còn Pêehya thì nghĩ đến mẹ và các em, đến Mạc- tư-khoa, đến trường học, đến bạn bè và đến tất cả những gì mà bây giờ chú thấy đã quá xa xôi và không còn trở lại, chìm đắm trong sương mù của thời gian. Valentin đã biết rõ hết các bạn của Pêchya và tất cả công việc của chúng. Cô đã biết tất cả mọi quyền lợi cá nhân và xã hội của Pêchya. Chú đã bao lần kể cho cô nghe tất cả những điều đó! Bây giờ, chúng im lặng. Chúng không cần phải nói với nhau nữa.

        Nhưng có một điều bí mật mà Valentin không biết. Điều bí mật đó cứ giày vò Pêchya. Nó không để cho chú yên. Đôi khi giữa câu chuyện, Pêchya bỗng im bặt giữa một lời nói. Trán nhăn lại, chú cúi mặt xuống và nhìn chằm chằm vào một điểm dưới đất. Chú cắn đôi môi dày rồi ấp úng một điều gì. Tất nhiên điều đó không lọt qua được con mắt sắc sảo của Valentin. Cô cố tìm hiểu, nghĩ bụng là chú bé đã « lại nhớ đến những ký ức rồi » và tìm cách làm cho chú khuây khỏa, hoạt bát lên. Nhưng trong những lúc mơ mộng lạ kỳ, khó hiểu đó, không thể làm cho chú bé khuây khỏa được. Chú mỉm cười thoáng qua, hời hợt và như than vãn, mắt dường như muốn van xin người ta để cho mình yên.

        — Này, Pêchya, có chuyện gì thế?—Valentin lắc vai chú hỏi.

        Chú ngước mắt buôn rầu nhìn Valentin và vẫn im lặng.

        — Tại sao im lặng thế?

        — Mình không im lặng.

        — Có lẽ đằng ấy ốm chăng?

        — Không...

        Pêchya cũng không nói trọn vẹn tiếng « không ». Chú không nói hết. Chú bắt đầu và bỏ đó : «Khôô...»

        Làm gì thì làm, Valentin cũng không thể nào kéo chú ra khỏi tâm trạng thầm kín và trạng thái, mơ mộng ấy được.

        Chú nghĩ gì? Cái gì đã đè nặng lên tâm hồn chú? Chú sẽ không nói ra điều bí mật đó ngay cả với bố chú, người gần gũi nhất trên đời của chú. Chú đã lấy danh dự một thiếu niên tiền phong hứa như vậy rồi. Chú đã thề. Và chú sẽ không phản bội lời thề, dù có phải hy sinh cả đời mình. Trong những giờ phút như vậy, chú thấy trước mắt mình người thủy binh hấp hối... Pêchya thường bị câu hỏi này giày vò: phải chăng mình đã vi phạm lời thề ? Vì sợ bị địch bắt với tấm thẻ Komxômôn của người thủy binh Layrôp, với lá hạm kỳ mà chú hứa cất giữ, Pêchya đã giấu vào lớp gạch của bờ giếng vắng giữa thảo nguyên. Chú cảm thấy chú đã làm đúng. Nhưng bây giờ càng ngày chú càng tự hỏi, sau này tấm thẻ Komxô- môn và lá cờ sẽ ra sao?... Nếu chúng còn ở đấy mãi thì cũng được đi. Cuối cùng nhất định sẽ có ngày..., Pêchya chắc chắn và không bao giờ hoài nghi là ngày đó nhất định phải đến..., cái ngày mà quân địch sẽ bị đánh bại và chú có thể bình tĩnh đến kéo lá cờ, tấm thẻ ra, rồi thay mặt anh Komxômôn Nikôlai Layrôp giao lại cho Hồng quân. Nhưng nếu trước khi đó, có việc gì xảy đến với lá cờ và tấm thẻ thì sẽ thế nào? Nếu bất đồ có ai vô tình bới cái giếng cổ ấy lên và tìm thấy giữa đống đá, lá cờ và tấm thẻ? Nếu vì một lý do nào đó nó rơi vào tay quân địch? Nghĩ tới những bàn tay của bọn phát-xít có thể đụng vào những di vật thiêng liêng ấy, mặt chú nóng bừng lên và chú mất hết bình tĩnh một hồi lâu. Những hình ảnh phát sinh từ trí tưởng tượng mạnh mẽ đã làm khổ chú. Mỗi hình ảnh là một câu trả lời khác nhau cho câu hỏi lá cờ và tấm thẻ có thể rơi vào tay quân địch như thế nào...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2020, 08:54:11 am »


        « ... Kìa một đoàn quân địch trên thảo nguyên. Binh lính khát, không có nước uống. Chúng thấy một cái giếng. Chúng mang xô chạy tới. Nhưng trong giếng không có nước. Chúng quay lại và sắp bỏ đi thì chợt một tên trong bọn nhận thấy một mảnh vải và nói: « Cái gì thế này? » rồi nó lôi từ một kẽ hở ra lá cờ và tấm thẻ... Kia là Hồng quân đang tiến về Ôđetxa. Bọn địch bỏ chạy. Chúng chạy tới những chiến hào cũ đã bị phả hủy và định cố thủ ở đó. Chúng kéo một khẩu đại liên đến chỗ cái giếng cổ và nhận thấy một mẩu vải: « Cái gì thế này?» và chúng kéo lá cờ và tấm thẻ ra... Kia, trên thảo nguyên một phân đội quân Đức thu nhặt chiến lợi phẩm, đang thu thập sắt cũ, những vũ khi bỏ lại và đạn không nổ: « Này xem xem có gì trong cái giếng cổ này không? » Một tên trong bọn Đức đầu đội cát-két đen có hình đầu lâu thay quân hiệu, nói. Nó dang tay ra và kéo ở dưới hòn đá lên lá cờ và tấm thẻ... Những hình ảnh cứ diễn qua mắt chú nối tiếp nhau không dứt như trong cơn mê sảng. Và thường bắt Pêchya thức suốt đêm, tận sáng mới ngủ được, mắt khô khốc và thâm quầng.Có lần chú đã định kể hết cho Valentin. Chú đã bắt đầu nhưng rồi vì tự ái không đúng chỗ, chú lại thôi.

        Chú ngồi bên bờ giếng ngầm và im lặng. Nhìn mặt Pêchya qua đôi mắt ngó xuống, qua vầng trán nhăn, qua đôi môi dày run run của chú, có thể thấy chú khó giữ được im lặng.

        — Valentin — Chú chợt nói, vẻ buồn rầu, mắt không ngước lên... — Tớ muốn nói với cậu một điều.

        — Thì nói đi.

        — Nhưng cậu phải thề với tớ là sẽ không để cho ai biết.

        — Tớ xin thề! — Valentin nhanh nhầu nói, mắt long lanh có vẻ suốt ruột. — Nói nhanh lên.

        — Thề chưa đủ. Ai biết cậu lấy gì để đảm bảo cho lời thề.

        — Nhưng lấy gì được.

        — Cậu có thể lấy danh dự người thiếu niên tiền phong mà thề không?

        — Có thể lắm.

        — Lời thề danh dự nhé!

        — Lời thề danh dự...— Cô suy nghĩ. — Cái đó còn tùy ở điều bí mật của cậu định nói với tớ nữa.

        — Tớ có một điều bí mật rất quan trọng.

        — Tớ phải biết tính chất của điều bí mật đó đã.

        — Thề danh dự với tớ đi rồi tớ sẽ nói ngay.

        — Ồ, không được! Nói với tớ trước đi đã rồi tớ sẽ thề danh dự.

        — Ranh thế !

        — Cậu cũng vậy!

        — Thề danh dự với tớ đi rồi tớ sẽ nói ngay.

        — Thế ngộ điều bí mật của cậu là một là điều nhảm nhí thì sao ? Ai lại đi thề danh dự về một điều nhảm nhí ?

        — Điều bí mật của tớ không phải là một điều nhảm nhí.

        — Cậu hãy thề danh dự với tớ đó không phải là một điều nhảm nhí đi.

        — Được. Tớ thề với cậu đó không phải là một điều nhảm nhí nhưng cậu hẵng thề danh dự với tớ là nếu tớ thề danh dự với cậu thì cậu phải thề danh dự với tớ ngay... — Pêchya đâm ra lúng túng.

        — Mày thề, tớ thề, nó thề, chúng nó thề — Valentin nói, cười khi khí và múa chân múa tay.

        — Im đi! — Pêchya nói. — Cậu làm tớ đâm rối ra đấy,

        Chú tập trung tư tưởng rồi cố tiếp tục ý nghĩ của mình.

        — Hẵng thề danh dự với tớ trước là nếu tớ thề danh dự với cậu, cậu phải thề danh dự ngay với tớ là cậu không phản bội điều bí mật của tớ. — Nói thế rồi, chú thấy không thể nhịn cười được.

        Đột nhiên, Valentin nhìn vào trong giếng và nắm lấy ống tay áo Pêchya.

        — Im! khẽ chứ... Em giơ ngón tay ra hiệu.

        Pêchya ngoái nhìn qua vai mình về phía đáy giếng và thấy trong vòng ánh sáng lấp lánh của buổi chiều vàng, bóng đen của hai cái đầu cúi xuống giếng. Chắc chắn đó là hai người phụ nữ nông thôn đến lấy nước. Tì tay lên thành giếng, họ nói chuyện với nhau.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2020, 05:54:32 pm »


       
67

        Họ sát đầu vào nhau, nói nhỏ, nhưng nghe rõ mồn một, mặc dù tiếng nghe ồm ồm như qua ống loa.

        — Ở bên ấy thế nào? — giọng nói gần như thầm thì tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở.

        — Còn tệ hơn cả bên chị nữa kia — giọng kia đáp, một giọng nói sợ hãi, và qua tiếng vang có thể hiểu là hai cái đầu lại sát gần vào nhau hơn.

        — Đêm vừa rồi, chúng đã bắt mười sáu người. Chúng di từng nhà và bắt theo danh sách.

        — Ở chỗ tôi cũng thế. Hai mươi ba người. Chúng lôi một cụ già ra sau kho lúa và bắn chết cụ ngay tại đó.

        — Cự nào thế?

        — Có lẽ chị cũng biết: cụ Lepsenkô Afanatxi,

        — Cự Lepsenkô à?

        — Chính cụ ta.

        — Chúng đã giết cụ Lepsenkô rồi sao ? Chị nói thế nào?

        — Thì chị đã nghe đấy.

        — Nhưng cụ Lepsenkô có lẽ đã tám mươi rồi!

        — Thế mà chúng đã giết cụ. Chúng chẳng đếm xỉa gì cả.

        — Nhưng tại sao lại thế?

        — Vì cự không chịu báo cho chúng biết các cháu cụ trốn ở đâu. Các cháu cụ đi theo du kích và cụ không chịu phản bội.

        — Thế là chúng đã giết cụ?

        — Chúng đã giết cụ bằng một phát súng trường sau kho lúa, sau đó chúng bêu xác cụ chính giữa làng Uxatôvô, cạnh nhà thờ và suốt ba ngày chúng không cho chôn, để làm gương cho những kẻ khác.

        — Hừ, quân dã man! bọn khốn kiếp! Không biết chúng còn làm chủ đất nước ta đến bao giờ nữa? — giọng nói cất cao lên, run run và khản lại. Nằm dưới đáy giếng nghe có tiếng khóc bị nén xuống và một tiếng rì rầm.

        — Tôi van chị, đừng khóc to thế ! Nếu chúng thấy hai người phụ nữ đứng khóc ở cạnh giếng, nhất định chúng sẽ lôi đến sở chỉ huy. Ở chỗ chúng tôi không ai được đứng lại và nói chuyện ngoài phố.

        — Ở chỗ chúng tôi cũng thế.

        —Thôi chúng ta lấy nước đi.

        Im lặng. Từ bên trên, hai cái xô, cái trước, cái sau, thòng xuống và kéo lên đầy nước lạnh giá.

        Trong lúc xô lên xuống, Pêchya và Valentin lặng lẽ nhìn nhau. Nhưng chúng không thấy nhau. Chúng thấy cùng một cảnh tượng khủng khiếp, ông cụ già bị giết, nằm đó, chính giữa làng Uxatôvô và tuyết rơi xuống hai hố mắt sâu hoắm, mở to ; những con quạ, nhảy nhót trên tuyết, là là trên cái xác, bay qua bay lại; nhân dân không ai dám ra khỏi nhà, chỉ nhìn xác cụ già vô thừa nhận qua những lỗ thông hơi lạnh lẽo. Tiếng rì rầm lại tiếp tục:

        — Sảng nay chúng đã điều đến chỗ chúng tôi cả một đại đội.

        — Chỗ chúng tôi cũng vậy. Cả đại bác nữa ; ở chỗ chị, có thế không?

        — Không, ở chỗ tôi, không có đại bác.

        — Ở chỗ tôi, chúng đưa đến hai khẩu. Và bây giờ ở chỗ tôi, ở Uxatôvô, có cơ quan tham mưu của chúng. Đặt trong ngôi trường cũ. Khắp nơi đều có lính canh gác.

        — Bọn vô lại, chúng đến làm gì ở đây thế?

        — Bọn lính nói chúng sắp đuổi du kích ra khỏi hầm mộ Uxatôvô.

        — Cậu có nghe không, — Valentin thầm thì, bóp thật mạnh bàn tay Pêchya.

        — Có — chú bé đáp, chỉ hơi mấp máy môi.

        — Chúng làm thế nào đuổi được du kích ra khỏi hầm mộ nhỉ? — giọng nói thứ nhất hỏi lại.

        — Chủng sẽ bắn đại bác.

        — Chúng tin sẽ đuổi được họ.

        — Chúng không đuổi được họ đâu. Không có gì có thể  đuổi được họ khỏi đấy đâu !

        Pêchya và Valentin liếc nhìn nhau.

        — Họ có phép chống được đạn súng trường và đạn đại bác. Toàn phân đội đều có phép tàng hình.

        — Cậu nghe chưa, Pêchya, cậu và tớ, chúng ta đều có phép — Valentin nói thầm, mắt ngời sáng một cách lạ lùng.

        — Họ có đông không? — Giọng nói thứ hai hỏi.

        — Hơn nghìn rưởi.

        — Ở chỗ chúng tôi, bọn lính nói họ có hai nghìn.

        — Có lẽ đúng là hai nghìn. Họ có cả một thành phố, theo người ta nói, dưới đất. Có cả xe tăng, tàu bay...

        Pêchya và Valentin lại liếc nhìn nhau.

        — Sáng nay, bọn phát-xít đã tiến hành thám thính gần nghĩa địa làng Uxatôvô. Chúng đã tìm được một khe hở nào đó trong núi đá. Nghe đâu là một lối vào hầm mộ. Nhưng chúng không vào, chúng sợ. Chúng chỉ đặt lính gác chung quanh, không cho ai đến gần. Ai đến gần dưới năm mét, chúng bắn ngay không cần báo trước.

        — Hừ! quân vô lại bẩn thỉu !

        — Buổi chiều, công binh của chúng đã mang cả hòm xiểng đến đấy và đặt mìn khắp chung quanh. Bây giờ, chẳng còn lối ra, cũng chẳng còn lối vào nữa.

        Velentin xuýt hét lên. Để khỏi hét to, cô cắn môi đến chảy máu và nắm chặt lấy phía trên khuỷu tay của Pêchya làm chú bé phải rên lên.

        — Khẽ chứ ! — cô rì rầm, mắt láp lánh như lân tinh trong bóng tối lờ mờ. — Cậu có nghe không ?

        — Có.

        — Chúng đã đặt mìn... Cậu có hiểu không?

        Pêchya không cần cô phải giải thích. Đã quả rõ rồi. Hầu như ngày nào cũng thế, những người hoạt động bí mật đều ra vào lối « Con Dím » để làm nhiệm vụ chiến đấu. Bây giờ, lối đó đã bị cài mìn.

        Chúng cầm ngay lấy cái xô rồi, cố xoay xở thật nhanh trong con đường ngầm vừa thấp vừa hẹp, hấp tấp quay trở về doanh trại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2020, 05:55:14 pm »


68

        Qua tiếng rít và tiếng hụp bụp của không khí bị nhiễu loạn, giọng nói quen thuộc của người phát thanh viên vang lên xa xôi và khó nghe quá, nên vất vả lắm mới phân biệt được tiếng thì thào đang nhỏ dần. Thật khó hiểu và hoàn toàn xa lạ, như một lời kê lê dài dòng, buồn tẻ : « Sáu trăm bốn mươi tám đại bác, một nghìn hai trăm linh bảy đại liên, mười tám nghìn súng trường, bốn triệu viên đạn, một tàu bọc sắt... » Tiếng nói của người phát thanh viên biến mất. Điện đài im bặt. Một thời gian, mọi người ngồi im, nhìn cái máy thu thanh bọc vải, hy vọng được nghe tiếp. Xviatôxlap thất vọng, vặn cái núm tìm đài, cái kim lướt đi, anh đập nhè nhẹ xuống mặt bàn. Nhưng hoàn toàn vô ích, đài vẫn im bặt. Chỉ còn ngọn lửa nhỏ của bó đuốc phản chiếu le lói trên hộp sơn như một con mắt đang hấp hối. Không ai dám nói lên điều mình đang suy nghĩ. Họ sợ nói lên điều đó. Họ sợ nhầm. Họ không dám cựa quậy, sợ làm tiếng nói xa xăm kia hoảng sợ. Họ đã mong đợi nó quá lâu, quá tha thiết rồi...

        — Chiến lợi phẩm ! — Liônya Ximban nói, giọng nói thận trọng quá, xa xôi quá, dịu dàng và mơn trớn quá, làm mọi người tưởng đó là một đấng thiên thần chứ không phải một con người. — Các đồng chí, tôi cam đoan là chiến lợi phẩm !

        Đột nhiên, Liônya nhảy lên, đồng thời lấy hết sức nện gót chân xuống đất, quẳng chiếc mũ vào tường rồi, không e thẹn và giữ gìn gì nữa, cả tiếng hét:

        — Dù tôi có ba lần bị đày xuống địa ngục đi nữa, nhất định đó cũng là chiến lợi phẩm !

        — Khoan đã — Secnôivanenkô nói và đưa ống tay ảo lên lau mồ hôi trán — Khẽ chứ, các đồng chí!

               Ông im lặng một lúc. ông biết là thời cơ dã đến, là mọi người xô-viết đã nóng lòng chờ đợi với biết bao tha thiết, hy vọng và tin tưởng. Mặt ông nghiêm lại, tái xanh đi và đẹp hẳn lên nữa. Rồi ông nói, thong thả, rành rọt, như những lời nói từ đáy lòng phát lẻn:

        — Các đồng chí, tôi chắc đó là một trận thắng lớn của Hồng quân trước Mạc-tư-lchoa.

        Và như cố ý, đúng ngay lúc đó, bình ắc-quy hỏng và điện đài bị tắt. Thật đáng tiếc. Secnôivanenkô bãi bỏ mọi công việc nặng, giảm nhẹ những nhiệm vụ khác, tuyên bố lệnh chuẩn bị. Mặc dù mọi cố gắng, mãi đến chiều hôm sau điện đài mới lại chạy. Cũng lúc đó, một bộ ăng-ten mới được chuẩn bị và có quyết định đến tối sẽ đem đặt lên một cồn cao không xa lối vào hầm mộ, như vậy sẽ nghe rõ hơn. Bộ ăng-ten này làm bằng những vật liệu ngẫu nhiên rất linh tinh, với mục đích để ngụy trang như một bụi cây gai hay một bụi ngưu bàng.

        Tẩt cả đã sẵn sàng để nghe Mạc-lư-khoa. Chỉ còn chờ đến đêm nữa thôi.

        Secnôivanenkô, Tulyakôp và Xviatôxlap đã sẵn sàng lên mặt đất bất kỳ lúc nào và bí mật đưa ăng-ten ra khỏi hầm mộ. Tulyakôp còn một nhiệm vụ khác nữa, anh phải bí mật tới thăm một vài nhà dân và, như người ta nói, để « ra mắt» với mọi người.

        Anh đã nhiều lần bất ngờ xuất kích như vậy rồi. Thường thường, anh đột nhập vào trong nhà — tất nhiên sau khi đã quan sát tình hình — anh đứng dừng lại lần nữa, rồi cất cao giọng nói vui vẻ.

        — Chào đồng bào ! Đã lâu lắm chúng ta không gặp nhau. Nhân đi qua nhà đồng bào, tôi nhớ lại nhưng công dân xô-viết ở đây, những cử tri của tôi; tôi tự nhủ : phải vào chơi.

        Các gia chủ mời anh ngồi vào bàn, hấp tấp bịt cửa sổ lại rồi cho một đứa trẻ ra gác ở ngoài phố. Tulyakôp bỏ mũ xuống, cởi khuy áo bờ-lu-dông da màu sặc sỡ ra rồi, rút lược thong thả chải lại tóc.

        — Đừng sợ chúng — anh nói và nháy mắt về phía cửa sổ — Chính chúng phải sợ đồng hào ! Chúng không còn được lâu nữa đâu.

        Và anh bắt đầu bình tĩnh trò chuyện, đề cập đến mọi vấn đề đang làm nông dân bận tâm. Anh phổ biến tóm tắt những hoạt động quân sự, giải thích tình hình thế giới, đả kích tất cả các biện pháp của chính quyền chiếm đóng, chế giễu nền kinh tế và sự tuyên truyền của bọn phát-xít, nhận xét qua về cách thức đối phó trong trường hợp này hay trường hợp khác. Anh nói những chuyện đó hết sức tự nhiên và thoải mái, như không phải đang ở trong một làng bị chiếm, nơi lúc nào người ta cũng có thể bắt anh, truy ra lai lịch và giết anh tại chỗ, mà là trong một bầu không khí hết sức yên tĩnh của những đêm đông dài. Không những anh biết nói chuyện mà anh còn biết lẳng nghe. Dần dà anh biết được rất nhiều điều quan trọng đối với công tác sau này của Ban chấp hành khu.

        Thỉnh thoảng giũa một câu chuyện như vậy, lại nghe có tiếng gõ lo lắng ở cửa sổ, một dấu hiệu nguy hiểm. Mặc dù thế, Tulyakôp vẫn không tỏ vẻ vội vã. Anh thong thả đứng dậy, thong thả cài lại khuy áo, đội mũ vào rồi thở dài nói:

        — Tôi đã ngồi, chơi lâu quá, Chắc nhà tôi đang trông. Tôi xin về đây. Chúc đồng bào khỏe mạnh, đừng quên chính quyền xô-viết. Xin hẹn bận sau.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2020, 05:55:33 pm »


        Anh đi ra và biến mất như một bóng ma sau một góc kho có nào đó trong vườn mây, hay sau một cái hầm hoặc một dãy hàng rào có những vò sữa đề thành hàng.

        Đôi khi anh thuyết phục chú nhà, yêu cầu cho vay một ít bột mì, lúa mạch hay mỡ.

        — Được hao nhiêu tốt bấy nhiêu, miễn không gây khó khăn cho đồng bào là được — anh nói và mỉm cười. — Lũ con tôi ở nhà đang đói.

        Cụ già thông cảm gật đầu. Và sau khi nhận cái túi nhỏ, Tulyakôp ngồi ngay xuống bàn, viết cho chủ nhân một tờ biên lai hợp lệ về những thực phẩm đã nhận được nhân danh Ban chấp hành xô-viết những người lao động khu phố.

        Có khi người ta bí mật gọi anh vào trong sân. Ở đó, có vài thanh niên cổ áo va-rơ bật lên, mũ đội sụp xuống tận mắt, đứng đợi anh trong bóng tối. Anh nói chuyện khe khẽ với họ một lúc, ra chỉ thị rồi để từ biệt, anh nói:

        — Công tác cho tốt, anh em nhé ! Còn tôi, tôi đi đây.

        Như người ta thấy, những thanh niên như vậy ở đâu anh cũng có quen biết một vài người. Tất nhiên không ai hỏi anh ở đâu tới, anh sắp đi đâu. Người ta chỉ có thể phỏng đoán. Một điều rõ ràng là: anh luôn luôn ở gần, như thế có nghĩa là chính quyền xô-viết vẫn luôn luôn tồn tại bên cạnh, và chính cái chính quyền xô-viết ấy, chứ không phải một chính quyền nào khác, vẫn duy nhất chân chính và hợp pháp.

        Từ lâu Tulyakôp không « ra mắt » mọi người, mà Secnôivanenkô lại rất quan tâm đến việc liên hệ với quần chúng, nên ông quyết định đêm ấy, Tutyakôp sẽ « đi dạo » một lúc để nghe ngóng ý kiến đồng hào.

        Pêchya và Valentin về tới lối « Con Dím» đúng lúc Tulyakôp, sau khi đã kiểm tra vũ khí, bỏ thủ pháo vào túi và cử trinh sát đi trước, sắp sửa len qua cửa đầu tiên. Anh đã đặt chân lên bậc thứ nhất.

        — Đồng chí Tulvakôp, đứng lại! — Pêchya thở hổn hển hét to.

        Tulyakôp đứng dừng lại, chân vẫn co lên. Anh sững sờ nhìn Pêcliya và Valentin. Chúng đứng tựa vào tường đá đường hầm, hớt hơ hớt hải không nói được, mặt đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhại, thở khó khăn, bụi bặm đầy người từ chân đến đầu, với một cái đèn rung rung trong tay Valentin.

        Chúng biết rất rõ có lệnh cấm chúng tuyệt đối không được lại gần lối ra. Đó là nghiêm lệnh của Secnôivanenkô. Nhưng chúng đã vi phạm! Điều đó vô lý quá khiến Secnôivanenkô mất cả bình tĩnh. Cơn giận làm ông tối tăm mặt mũi. Tính Secnôivanenkô rất nóng mặc dù ông cũng biết kìm giữ.

        — Thế nào ? — Ông nói và tiến đến bên Valentin, nằm lấy vai cô — Chúng mày làm gì thế? Chúng mày không đếm xỉa đến mệnh lệnh của tao à?

        — Bác Gayrick... Pôchya nói khẽ, thu nhỏ người lại dưới cái nhìn của Secnôivanenkô.

        — Im đi! — Secnôivanenkô nghiến răng nhắc lại rành rọt. — Các cháu không đếm xỉa đến mệnh lệnh của bác sao? Phải không? — Không thôi nhìn Pêchya, ông càng nắm chặt lấy vai Valentin. — Các cháu không đếm xỉa đến mệnh lệnh của bác sao? Phải không? Các cháu không đếm xỉa đến mệnh lệnh của bác, phải không ?

        — Chúng cháu không dám đâu — Valentin rền rĩ, trong nháy mắt từ một cô gái đã nhớn, cô trở lại một em bé sợ hãi.

        — Bác hãy nghe chúng cháu nói đã — Pêchya nói. —  Chúng cháu nói mà bác chả nghe... Bác có biết không, chúng đã đặt mìn ở cửa « Con Dím »

        — Ai đặt mìn ở cửa « Con Dim » — Seenôivanenkô hỏi. — Cháu lúng túng gì thế?

        — Bọn chiếm đóng hôm nay đã đặt mìn ở cửa « Con Dím ». Bác hiểu rồi chứ? — Pêchya nói, khoái chá thấy tác dụng của những lời nói đó đối với Secnôivanenkô.

        — Khoan... khoan...

        — Thực đấy — Valentin hét lên.

        — Đúng — Pêchya đệm thêm.

        Và chúng tranh nhau kể, ngắt lời nhau, giọng hổn hển, tất cả những điều chúng nghe được khi ở bên giếng.

        — Thế thì lại là một việc khác. — Secnôivanenkô nói, ông đã bình tĩnh lại. — Thế thì các cháu là những người dũng cảm. Xin lỗi, xuýt nữa bác đã đánh các cháu!

        — Chết, sao bác lại nói thế ! —Pêchya lễ phép, nói.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2020, 05:57:12 pm »


       
69

        Những điều Pêchya và Valentin nghe được trong giếng nước có lẽ có tầm quan trọng quyết định đối với Ban chấp hành khu. Cuộc chiến đấu chống bọn chiếm đóng của những người hoạt động bí mật hầu như đã bước sang một giai đoạn mới. Cho đến nay, những người hoạt động bí mật mới phải xử trí với bọn hiến binh Rumani riêng lẻ, với bọn cảnh sát địa phương, hãn hữu mới phải đối phó với những toán tuần tiễu. Nhưng bây giờ tên chỉ huy Đức — xét qua những tin báo của các thiếu niên tiền phong — đã huy động cả một đơn vị bộ đội có cả đại bác để đánh lại họ. Hiển nhiên, nhóm nhỏ cán bộ bí mật ấy nấp dưới hầm mộ Uxatôvô đã bắt đầu gây khó khăn nghiêm trọng cho bọn Đức và bọn Rumani bằng những cuộc tấn công không ngớt vào các đường vận chuyên, vào bọn lính và sĩ quan riêng lẻ, bằng những đợt rải truyền đơn, phá đường dây thép. Và bọn phát-xít đã quyết định tiêu diệt phân đội du kích trong một trận lớn.

        Secnôivanenkô không bao giờ đánh giá thấp các hoạt động của Ban chấp hành. Kinh nghiệm hoạt động bí mật trước kia đã dạy cho ông biết là chỉ riêng cái việc có một tổ chức bi mật vô hình tồn tại, chưa nói đến những hành động trực tiếp của nó, cũng đã cổ vũ tinh thần của nhân dân, giúp cho họ tin tưởng vào chính quyền xô-viết bất diệt và làm tan rã tận gốc uy quyền quân sự của địch. Nhưng ông không ngờ xung quanh các chiến sĩ bí mật đã dựng lên một câu chuyện truyền thuyết. Và đối với điều đó, ông tỏ rõ thú vị. Thậm chí ông còn xoa tay rất mạnh và nháy mắt, nói:

        — Đấy, các bạn thấy không, chúng ta bỗng chốc đã trở thành những nhân vật anh hùng. Chúng ta có phép tàng hình và hình như súng đạn đối với chúng ta không có tác dụng gì hết.

        Không phải Secnôivanenkô thích thú vì uy danh, mặc dù uy danh cũng gây thích thú... Ông sung sướng thấy bọn địch đã sợ hãi đến mức phải điếu đến cả một tiểu đoàn bộ binh và một phân đội pháo để quyết tiêu diệt Ban chấp hành bí mật.

        — A ha, chúng ta, chúng ta cũng anh dũng đấy chứ ! —  ông hét lên, thích thú ra mặt và thậm chí còn vỗ tay đôm đốp.

        Tóm lại nỗi vui sướng của ông chỉ biểu hiện đến thế, rồi không để mất thì giờ, ông chuyển sang những hành động mà tình hình mới đòi hỏi một cách cấp thiết.

        Thứ nhất, đối với mìn. Nếu quân địch thực tế đã rải mìn ở cửa « Con Dím» thì phải gỡ, nhưng phải làm thế nào để chúng không nhìn thấy.

        — Nào đi xem thử những quả mìn ấy như thế nào đã. — Secnôivanenkô vừa nói vừa mang kính vào rồi ẩy Tulyakôp ra, đi thẳng về phía cửa hầm, đáng đi khéo léo như mèo.

        — Đồng chí bí thư — Xviatôxlap hoảng hốt hét lên, nhảy xổ ra đằng trước, cản Secnôivanenkô lại.

        — Cái gì thế? — ông nghiêm nghị hỏi.

        — Đồng chí bí thư, đừng đi! Đồng chi giẫm phải mìn đấy... Để tôi đi cho.

        — Chú thật là trẻ con! — Secnôivanenkô mỉm cười nói.

        — Không đâu. Xin lỗi, việc đó đồng chí không được phép làm đâu.

        — Sao?

        — Việc đó đồng chí không được phép làm! — Xviatôxlap nhắc lại cương quyết, lấy lưng mình ngăn lối đi ra và không thôi nhìn Secnôivanenkô.

        — Kìa, hay chửa — Secnôivanenkô ôn tồn nhỏ nhẹ. —  Không được phép? Còn chú thì được à?

        — Đúng thế, tôi thì được.

        — Tại sao vậy, hay nhỉ! Tại sao với chú thì được mà với tôi thì không được ?

        — Bởi vì tôi là một chiến sĩ, đồng chí bí thư ạ, còn đồng chí thì khác.

        — Anh có nghe không, anh Tulyakôp? — Secnôivanenkô nói, nhún vai chỉ Xviatôxlap.

        Mặt ông sầm xuống và đanh lại.

        — Macsenkô ạ, trên thực tế — ông vừa nói vừa quay về phía Xviatôxlap — khi tôi là một chiến sĩ thì bố chú có lẽ còn bò bốn chân dưới gầm bàn đấy. Hiểu chưa? Vậy, để tôi đi!...

        Nói xong Secnôivanenkô gạt nhẹ Xviatôxlap sang bên.

        — Đồng chí sẽ giẫm phải mìn mất ! — Xviatôxlap sợ hãi, hét lên.

        — Ồ, chú làm gì mà hoảng lên thế ! — Secnôivanenkô nói, không ngoảnh lại, cứ bước qua khe cửa. Nhưng một phút sau, ông đã hiện trở lại, tuyết phủ dày từ đầu tới chân. — Các đồng chí xem, bão to quá! — ông gỡ tuyết bám ở mắt kính ra và xoa xoa mắt kính vào phía trong vạt áo ba-đờ-xuy.

        — Cách hai bước, không còn trông thấy gì hết. Mùa đông thực sự rồi. Gió đông bắc!

        Pêchya và Valentin, người như bị còng xuống, nhìn xem tuyết. Đó là tuyết trắng thực sự, mịn như lông tơ nom rất thích, mà Secnôivanenkô mang theo vào. Một hương vị tươi mát, hăng hăng tràn vào đầy trong động, làm người ta say sưa, choáng váng. Tuyết rơi, từng bông to từ chiếc mũ bịt tai, từ ống tay áo của Secnôivanenkô xuống. Nó ngả ra màu vàng dưới ánh sáng lờ mờ ngọn đèn bão và có một cái gì giống hệt như trong một buổi lễ, như cây Nôen với những bông tuyết mềm dịu có rắc bột băng toan. Nó thơm quá, tưởng như mùi quýt. Tóm lại, các em không thể nhịn được. Chúng xô vào bác Gayrick và bốc tuyết bám trên áo ba- đờ-xuy. Chúng nắm chặt tuyết trong ngón tay, vo lại, nặn thành những viên tròn nhỏ xíu. Chúng bỏ vào miệng mút đến nhức cả răng, nhức cả đầu. Rồi, như không thể rời ra được, chúng chơi « ném tuyết», cố ném trúng vào mặt nhau hay nhét những bông tuyết vào trong cổ áo nhau. Chúng làm ồn ào quá, Tulyakôp thường ngày vốn điềm tĩnh và ôn tồn cũng phải hét lên :

        — Ô kìa, lũ trẻ con, vừa vừa với chứ ! Đúng, hôm nay các cháu đã cứu các chú khỏi mìn, nhưng dù sao cũng phải có lễ độ chứ ? Ầm ĩ thế đủ rồi đấy, chú lại đuổi ngay về trại bây giờ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2020, 11:13:28 am »


        Rồi Pêchya và Valentin im thin thít như chuột nhắt vì sợ bị đuổi thực về doanh trại. Chúng sợ điều đó hơn tất cả, vì chúng định ở lại bên máy thu thanh để nghe đài Mạc-tư-khoa. Đối với những người hoạt động bí mật, đó là điều sung sướng nhất mà họ có thể mơ tưởng tới.

        — Không được, đeo kính là chẳng làm nên trò trống gì hết — Secnôivanenkô nói, gập kính bỏ vào bao. —  Thử không đeo kính xem... Xviatôxlap, đưa cho tôi cái gì như cái kìm hay tốt hơn, cái cặp.

        Xviatôxlap lục trong túi mặt nạ và đưa cho ông cái cặp.

        — Tốt đây, ta thử xem những quả mìn ghê gớm này ra sao. Có thể là chúng chỉ ở trong óc tưởng tượng của các cháu thôi — ông vừa nói, vừa vui vẻ nhìn Pêchya và Valentin, lúc này để khỏi quá bị chú ý, đã lánh ngồi vào một xó, trên một đống đá.

        Secnôivanenkô giắt cái cặp vào thắt lưng, đội ngay ngắn chiếc mũ vào, rồi lại chui qua cửa hầm. Lần này ông ở lại đến nửa giờ ở bên trên. Xviatôxlap và Xêraíim Tulyalvôp, với tư thế sẵn sàng, đứng ngay ở lối ra, súng lục cầm tay, để bất cứ lúc nào cũng có thể chi viện cho ông, ngay từ phút đầu.

        Không có vẻ gì là nửa giờ hết! Người ta hay nói có những giờ chạy nhanh như những phút, và có những phút kéo dài hàng giờ. Nói chung, có thể là như thế. Nhưng trong trường hợp đặc biệt này, thời gian không kéo dài mà cũng không đi nhanh, thời gian đã mất cả khả năng vận động của nó. Thời gian đã ngưng đọng nặng nề. Nó treo đấy, bất động, trên đầu mọi người như một giọt nước đọng trên vòm hầm ngầm ẩm ướt và thấp lè tè đang sắp sửa rơi xuống bất cứ lúc nào, hay biến thành đá vĩnh viễn lơ lửng ở đấy. Thời gian im lìm và người trong động im lìm, họ đã mất ý niệm về thời gian. Họ chỉ còn là thính giác. Họ lắng nghe, căng thẳng, bất kỳ một tiếng nhỏ nào từ bên ngoài vào. Một con gió nhẹ thổi qua lỗ hổng. Tiếng gió giống như tiếng rít thoang thoảng của một viên đá mài. Gió lùa bụi tuyết vào, phủ lên thành cửa nghe rất khẽ. Chắc chắn, trên kia, bão đã nổi thực sự. Chung quanh, không gian im lìm, dày đặc gần như sờ được, cái im lìm báo hiệu một vụ nổ. Xviatôxlap và Xêrafim Tulyakôp im lặng, không cựa quậy. Họ như những pho tượng tạc trong đá hoa cương. Pêchya và Valentin ngồi sát vào nhau trên đống đá, cảm động, cắn ngón tay. Thỉnh thoảng, không chịu nổi cảnh im lặng, chúng thầm thì trao đổi những câu ngắn :

        — Cậu nghe không?

        — Có. Gió!

        — Gió mạnh ghê thật.

        — Bác Gayrick bảo đó là gió đông bắc.

        — Rất tốt.

        — Cỏ cái gì mà rất tốt?

        — Suỵt. Cậu nghe không?

        — Có. Đó là tiếng tuyết rơi... Giỏ đông bắc thì có gì tốt?

        — Vì ở bên ngoài, không trông thấy gì hết. Một trận bão lớn. Chúng sẽ không nhận thấy. Suỵt!

        — Sao?

        — Hình như... Không, chẳng có gì hết,

        — Không thấy gì hết thì làm thế nào mà gỡ mìn.

        — Bác ấy gỡ mò. Thế càng tốt.

        — Càng tốt sao?

        — Đúng thế, càng tốt. Gỡ mò, không bao giờ nhầm cả. Bằng mắt, còn có thể nhầm.

        — Thế tuyết?

        — « Tuyết » sao?

        — Tuyết không làm cản trở bác ấy sao?

        — Phải, có thể.

        — Im. Cậu nghe gì không?

        — Không.

        — Nhưng tớ, tớ nghe. Bác ấy về. Cam đoan là bác ấy về !

        Qua lối đi, tuyết luồn vào, và ngay lúc đó, trượt ngã, Secnôivanenkô cùng với tuyết rơi vào trong động, to lớn và trắng toát như một người tuyết: thậm chí cái mũi, y như của người tuyết, cũng đỏ như một củ cà-rốt. Trong cánh tay, ông mang một vật giống như một cái áo quan trẻ con.

        — Một này ! — ông nói, vẻ bận rộn, giọng khản dặc. —  Lại đây, chiến sĩ! Cầm lấy, đừng sợ gì hết, tôi đã tháo hạt nổ ra rồi. — ông hất đầu chỉ cái thắt lưng ; bên cạnh cái cặp, có giắt ống hạt nổ nhỏ bằng đồng. — Cầm lấy, tay tôi bị cóng. — Ông đã phải làm việc không có găng tay. — Thế mà cũng đòi là công binh! Không đáng hai xu. Chúng đã đặt cái quan tài trẻ con ở chỗ dễ thấy nhất: với một người mù, nó cũng đập ngay vào mắt!

        — Không đến nỗi tồi lắm. Cái đồ chơi trẻ con này cũng được khoảng hai cân đấy! — Xviatôxlap nói, tay nhấc nhấc cái hòm gỗ đựng mìn. Cho nó nổ dễ chúc mừng sức khỏe của đồng chí!

        Secnôivanenkô mỉm cười.

        — Cất nó đi, chắc nó sẽ có ích cho chúng ta.

        Ông tìm trong góc hang một mảnh ván hòm cũ, lấy trong túi ra một con dao con, rồi nhanh nhẹn gọt từng mẩu, nhỏm lại thành một đống nhỏ, bật bật lửa đốt lên, và hơ hai bàn tay giá cóng vào đống than hồng nhỏ.

        — Ồ, ấm thật! ấm thật! — ông nói, xoa xoa những ngón tay bị cóng, tím bầm lại.

        — Có lẽ tôi phải đi với anh để ngộ nhỡ có gặp phải bọn tuần tiễu của chúng chăng? — Tulyakôp nói.

        Nhưng Secnôivanenkô chỉ cười và khoát tay.

        — Không! đi làm gì? Tôi biết những nhà quân sự đó lắm. Giờ này chúng còn ngủ ấm ở các nhà dân trong làng, chẳng dại gì ló mũi ra ngoài, dù các cả vàng trên thế giới, như người ta nói. Nói chung, chúng không thích đánh nhau ban đêm, nhất là với cái tiết trời chó đẻ này nữa! Gió quay. Gió cuốn! Tuyết bay và lảo đảo từ đất đến tận trời, như một con ma. Mà đối với chúng, chúng lại không thích ma.

        Secnôivanenkô rất phấn khởi, vui vẻ, Gương mặt ông tươi cười, nóng bỏng vì gió đông bắc quất. Hàng trăm nếp nhăn nhỏ bày ra tươi vui, tinh nghịch chung quanh con mắt, dưới hàng lông mi và lòng mày ướt, ông giẫm giẫm đôi bốt lách cách như người sắp nhảy.

        Lần này, ông ở lại trên đó không kém một giờ. Nhưng vì ai nấy đều tin chắc thành công, nên giờ ấy qua rất nhanh, ông trở về nhanh hơn cả mong đợi của mọi người, ông xuất hiện đột ngột. Hệt như lằn đầu tiên, ông giống như một người tuyết và còn hơn thế nữa, vi bầy giờ không phải chỉ có người và tay mà tất cả bộ mặt của ông cũng phủ đầy một lớp tuyết với đôi mắt đó rực. Ông ôm hai quả mìn.

        — Hoàn thành nhiệm vụ ! — ông vừa nói vừa trao cho Xviatôxlap mìn, cặp và hạt nổ. — Thế là được hai gói nữa. Cầm lấy. Chú xem. Chú còn nói tôi không phải là chiến sĩ nữa thôi! Vậy ai là chiến sĩ? — Và đồng chí bí thư thứ nhất, tươi cười, ngồi xổm xuống trước bếp lửa nhỏ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2020, 11:14:44 am »


       
70

        — Điều đáng bực là mặc dù bên ngoài gió vẫn thổi như thường, nhưng theo ý tôi gió cũng đã bắt đầu nhẹ dần — Secnôivanenkô nói — Xviatôxlap, công việc của chú thế nào rồi, cái máy đã chữa được chưa?

        — Dạ xong rồi, đồng chí bi thư ạ.

        — Tốt! Nhưng nếu còn hỏng lần nữa, tôi sẽ chặt đầu chú đi đấy!

        Secnôivanenkô xem đồng hồ và nhún vai:

        — Có thể nào bây giờ đã bốn giờ mười lăm rồi nhỉ? Cái gì lạ thế này? Xêfafim, đồng hồ nhà ga của anh mấy giờ?

        — Đồng hồ tôi đứng rồi.

        — Thế của chú, Xviatôxlap?

        — Nó cũng không chạy nữa.

        — Này, các đồng chí, không phải chuyện đùa đâu nhá — Secnôivanenkô nói, giọng trách móc.

        Ông tháo cái dây da đeo ở tay ra, lắc đồng hồ và áp vào tai. Ông nghe một lúc rồi nhún vai.

        — Khó hiểu thật... Nó kêu tích-tắc như bị sốt phát ban ấy.

        Tulyakôp, lấy mỏng tay dày khỏe, cậy nắp chiếc đồng hồ to tướng của mình ra, đưa lại gần đèn xem.

        — Bị gỉ vì ẩm. Chẳng còn giá trị gì nữa. Cái của anh còn chạy đôi tí thì lạ thật...

        — Đúng thế « đôi tí» ! — Secnôivanenkô thở dài buồn rầu.

        Thực tế cái điều đáng phải xảy ra từ lâu, đã xảy ra. Vì không khí trong hầm luôn luôn ẩm ướt, các đồng hồ đã bắt đầu bị phá hỏng. Cho dầu hỏa và lau chùi cũng không ăn thua. Bao nhiêu đồng hồ, cái trước cái sau ngừng chạy. Chiếc của Secnôivanenkô đã cầm cự được lâu hơn các cái khác. Nó đang sống những phút cuối cùng của nó. Với tất cả những khó khăn khác, lại cộng thêm một khó khăn mới nữa: thiếu giờ giấc chính xác. Và điều chú yếu là việc này lại xảy ra đúng lúc rất cần đến đồng hồ. Nếu máy thu thanh chỉ chạy bằng điện thành phố, thì còn khả dĩ có thể  cắm dây vào máy mà chờ. Nhưng máy thu thanh lại chạy bằng điện ắc-quy rất yếu, rất bất thường. Chỉ nửa giờ hoạt động là đã tiêu hết tất cả điện năng dự trữ. Cần phải nối dây vào thật đúng lúc bắt đầu bản tin, để không phí một phút nảo.

        — Đến phải có một con gà để nó báo giờ cho chúng ta mới được — Secnôivanenkô thất vọng nói.

        Ông ngước mắt nhìn lên trần, soát lại trong trí nhớ tất cả những công việc đã làm hôm đó, ước lượng số thời gian đã phải bỏ ra cho mỗi công việc, ông hy vọng, bằng cách đó, ít nhất cũng áng chừng được lúc ấy là vào khoảng mấy giờ rồi.

        — Phải đến tám giờ, tám rưỡi rồi. — Cuối cùng ông nói. — Phải không?

        — Chừng thế thật — Tulvakôp nói. Anh cũng đang tính toán nhưng không nhìn lên mà lại nhìn xuống đất và lặng lẽ mấp máy môi.

        — Này, trong lúc chờ đợi, chúng ta hẵng đi đặt ăng- ten đã.

        Secnôivanenkô giơ đứng bàn tay lên và làm bộ nghe ngóng một lúc tiếng tuyết rơi chất đống lại trên tường cửa hang.

        Trước khi để cho anh em đi ra, Tulyakôp nhắc lại một lần nữa, tóm tắt, những tỉ mỉ, nhiệm vụ phải thi hành và chỉ dẫn lại lần nữa cho từng người trách nhiệm trong công tác. Có thể tưởng đó là một cái gì lớn lao lắm. Nhưng tất cả công việc tóm tắt lại chỉ có mang bộ ăng- ten lên trên, đặt nó vào đâu đó giữa trời, không xa lối vào, nối nó bằng một sợi dây vào máy thu thanh và đảm bảo canh gác ăng-ten trong thời gian nhận tin của Thông tấn xã xô viết. Tất cả chỉ có thế. Tưởng như có thể tránh được những thủ tục vô ích này. Nhưng Tulyakôp đã lặp đi lặp lại nhiều lần thật tỉ mỉ các bước công tác, hết hỏi chung lại hỏi riêng từng người một, xem họ đã thật hiểu chưa. Cuối cùng, như để tự kiểm tra mình, anh lại nói lại một lần cuối cùng nữa:

        — Vậy, thế này nhé: theo mật hiệu của tôi, đồng chí Xviriđôp sẵn có một khẩu súng trường sẽ mang bộ ăng- ten dời lên trên kia (trước hết là phần trên rồi đến cột trụ); anh sẽ lắp ráp lại tại chỗ, rồi nhanh chóng mang toàn bộ ra xa hơn, ở chỗ định đặt. Chỗ đặt, vì tình hình, không được để gần lối ra dưới mười mét mà cũng không được cách xa quả bảy mươi mét. Tiếp sau Xviriđôp, lại theo mật hiệu của tôi, Ximban sẽ đi ra mang một khẩu súng trường, bám sát lấy Xviriđôp, chăng dây và nhanh chóng mắc vào cần ăng-ten, rồi trở về cửa « Con Dím », và ở lại đó quan sát cho đến hết giờ nhận tin của Thông tấn xã xô-viết, nghĩa là cho đến khi có mật hiệu của tôi. Nếu trong thời gian đó, thấy có người lạ mặt đến gần ăng-ten, đặc biệt nếu là một toán tuần tiễu phát-xít, anh cứ nổ súng ngay không cần bảo trước ; đó cũng sẽ là mật hiệu để cho số người dự bị của tôi bước ngay vào chiến đấu và dưới hỏa lực của họ, họ sẽ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho buổi nhận tin không bị gián đoạn.

        — Được, hẵng cho là như vậy đi, tuy đêm nay, tôi không tin là địch sẽ hoạt động — Secnôivanenkô nói. —  Chúng đã cài mìn và yên trí chờ chúng ta giẫm phải mìn. Hơn nữa, bên ngoài, trời băng giá mà chúng thì không thể chịu được rét.

        — Cái đó không quan hệ. Chúng ta vẫn phải đề phòng mọi bất trắc.

        — Đồng ý.

        — Chúng tôi đi ra được rồi chứ?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM