Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:06:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 15018 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2020, 06:59:38 am »


       
60

        Sáng sáng, mọi người trong hầm mộ, không có công tác, đều phải tập thể dục để được sảng khoái. Pêchya cố lẩn tránh. Nhưng không phải vô cớ mà Valentin được coi là cô bé gái yêu quý của Secnôivanenkô ; cô thừa hưởng của bác cô một bản tính cương nghị và cứng cỏi. Cô không mảy may dễ dãi với Pêchya. Hơn tuổi chú, cô bắt chú tập thể dục hết sức nghiêm túc, bắt chú nằm dài trên sàn nhà, giơ hết chân này đến chân kia, điều mà Pêchya rất ghét. Bây giờ có rất nhiều việc trong buồng giấy của đồng chí bí thư thứ nhát. Không phải chỉ vá quần áo và thảo truyền đơn. Trên bàn hội họp, họ sản xuất giấy than bằng cách phủ lên giấy thường một lớp bột chì lấy ở bút chi ra. Mấy lâu nay, phải làm một công việc mới rất buồn tẻ ; dùng tay quay một máy phát điện nhỏ để khởi động cái bình ắc-quy làm cho máy V.T.Đ. chạy. Muốn phát được mười lăm phút, phải quay mấy giờ liền cái máy phát điện khốn nạn ấy. Hễ người nào được nửa giờ rảnh là phải quay máy.

        Khi còn bé tí, Pêchya đã đọc trong tờ Sự thật thiêu niên chuyện những nhà thám hiểm địa cực nổi tiếng, trên một núi băng trôi giạt, thay nhau quay một máy phát điện hàng giờ liền, để người hiệu thính viên có thể nghe trong bóng tối của đêm địa cực, qua hàng ngàn ki-lô-mét — mặc giá tuyết dông bão — tiếng nói của Tổ quốc chào mừng, tiếng chuông ngân lúc nửa đêm của chiếc đồng hồ trên tháp điện Kremlin và tiếng âm vang mạnh mẽ, mặc dù có nhỏ đi vì khoảng cách của bài Quốc tế ca. Chú hết sức phấn khởi, và cảm phục những người anh hùng ấy đã đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên vì vinh quang của Liên bang xô-viết. Nhưng chú không bao giờ hiểu được giá trị của những cố gắng hàng ngày, những cố gắng giản đơn, mệt nhọc về thể xác, và chắc là rất buồn tẻ mà họ đã phải chịu đựng. Nhưng bây giờ thì Pêchya đã hiểu việc đó khó khăn và mệt nhọc như thế nào rồi.

        Nếu Pêchya không hiểu rõ là không có cái công việc mệt nhọc đó, máy V.T.Đ. sẽ không làm việc được, thì chú đã rời bỏ cái tay quay, vì nó làm bàn tày chú rộp lên và rớm máu. Nhưng Pêchya biết, buổi tối Xviatôxlap nhận tin; chú đã cùng với mọi người chờ đợi suốt ngày bản tin ấy, nên chú mắm môi quay, quay mãi, các bánh xe thiếu dầu cứ kêu kèn kẹt.

        Khi nhận thấy chú đã quá mệt, Valentin liền trên chú và chúng đuổi nhau qua các «buồng ». Lúc đầu, Pêchya giận dỗi thực sự, cố đuối bắt cho kỳ được Valentin, để cho cô một trận đích đáng. Nhưng cơn cáu giận biến mất ngay, và một cuộc chạy đua cuồng loạn bắt đầu.

        Chúng làm ầm ĩ khiếp quá! Bụi vôi cuồn cuộn trong hầm, đèn chong nhấp nháy, cát trên tường đổ xuống rào rào. Chúng nhảy cả lên các giường đá, ghế đá con, thậm chí có khi chúng nhảy cả lên bàn họp. Nhưng không ai nổi nóng với chúng cả. Với chúng, có thể tha thứ. Mọi người đều hiểu rằng không có những trò chơi quái quỉ vô cớ đó, chúng sẽ bị còm cõi vì bị nhốt kín mãi trong thế giới ngầm của hầm mộ.

        Ngoài ra, như vậy chúng cũng nóng người lên. Khí hậu trong hầm mộ không bao giờ thay đổi, không quá thấp nhưng cũng không bao giờ hoàn toàn đủ ấm. Luôn luôn vẫn hơi thiếu nhiệt. Luôn luôn người ta bị một thứ bệnh sốt, kỳ lạ, âm ỉ như không có gì. Thế mà không ai chịu cởi áo ngoài ra cả. Nhưng áo ngoài, ẩm sì sì, cũng không cản nổi rét. Chính vì thế mà trẻ em hay ốm, điều đó không ai để ý tới. Nói một cách đơn giản, chúng thiếu ánh sáng ban ngày. Chúng đói mặt trời. Có lẽ những cuộc đuổi bắt đó đã thay được mặt trời ít nhiều làm cho máu chúng nóng lên và đôi má tái mét của chúng ửng đỏ.

        Cuộc sống dưới đất là như vậy. Nhưng đã đến ngày hẹn gặp Xiniskin Jêleznư. Secnỏivanenkô rất quan tâm đến cuộc gặp gỡ ấy. Ông tin chắc Xiniskin sẽ cung cấp được nhiều tin tức về tình hình, một bản danh sách những người tin cậy ở lại trên thành phố và có thể  lập thành những nhóm chiến đấu bí mật, mỗi nhóm năm người. Dựa theo tình hình, cũng có thể cùng với Xiniskin đặt một kế hoạch công tác cho Ban chấp hành khu. Đi lên thành phố giữa ban ngày, không có những giấy tờ hợp lệ mà Ban chấp hành chưa xoay được, là một chuyện rất nguy hiểm. Nhưng Secnôivanenkô không thể yên tâm phái một nhân viên liên lạc đến trạm thường trực bí mật. ông đã quyết định đích thân lên thành phố. Kinh nghiệm công tác bí mật trước đây đã dạy cho ông là tất cả những tin tức bất kỳ từ đâu đến đều phải được tự mình kiểm tra lại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2020, 07:00:01 am »


        Ồng chuẩn bị rất cẩn thận cho cuộc xuất kích. Ông chú ý nhất đến bề ngoài. Ông đóng thử một vài « nhân vật », một nông trang viên có tuổi mang giỏ đi chợ, một hương sư, và một người ăn mày. ông thử nhiều kiểu mũ, giày, quần áo, tất cả những gì sẵn có. Có những nhân vật rất đạt, nhất là ông hương sư già, nhưng không thể đóng được, vì nếu Secnôivanenkô bị bắt, ông sẽ phải khai tên và địa điểm nhà trường và bọn cảnh sát sẽ kiểm tra dễ dàng.

        Cuối cùng, Secnôivanenkô quyết định đóng vai người thợ cả già từ xa đến kiếm việc làm. Áo bộ đội thủng, chân đi giày vải, lưng đeo túi cõng có cái búa thò ra ngoài, đầu đội mũ nông dân da cừu. Giấy tờ, người thợ già lấy cớ đã mất cùng với tay nải trong một trận bom, cứ cho là ở ga Uman đi. Chỉ còn mỗi một giấy chứng nhận do một xô-viết làng nào đó cấp, nơi ông làm việc ngày xưa, cứ nói là làm thợ nguội sửa chữa máy gặt. Loại giấy chứng nhận này, làm lấy được, không có gì khó khăn đặc biệt, vả lại, nó không ràng buộc gì, cũng không lôi thôi đến ai cả. Thách chúng cứ đi mà kiểm tra.

        Chính trong bộ quần áo ấy, rất hợp với ông, Secnôivanenkô, một buổi sáng, đã ra khỏi hầm mộ và sau khi từ giã Xtrenbixki, người đã cùng với toán chặn hậu tiễn chân ông đến tận cửa cái khe nhỏ, ông đi thẳng về phía thành phố.

        Trời ấm ướt và rét. Một trận tuyết mềm rơi trên thảo nguyên vắng. Bà quen với bóng tối trong hầm, mắt Secnôivanenkô lâu mới thích ứng được với ánh sáng ban ngày. Cái ánh sáng này hình như chói lọi nhức nhối, còn những bông tuyết thì lóa cả mắt như những tia lửa máy hàn. Thực ra trời vừa mới sáng.

        Khi đã quen với ánh sáng, Secnôivanenkô nhìn thấy ở đằng xa những đường viền rất quen thuộc của các công trình trên bến cảng và thành phố đang chìm đắm trong sương mù xanh nhạt một buổi xấu trời. Hiện giờ, ở đấy ra sao? Họ sống như thế nào? Họ nghĩ gì? Họ cảm thấy gì? Secnôivanenkô nóng lòng muốn thấy cái thành phố bị đày đọa ấy, thành phố quê hương thân yêu với những người dân khốn khố của nó. ông muốn chạy tới thấy tận mắt tất cả. Nhưng ông cố không rảo bước. Ông đi chậm lại và thậm chỉ còn đứng lại nhiều lần để gạt đất bám vào đôi giày bộ đội cũ bằng một mầu gỗ, y như ông định tìm thêm những màu sắc mới cho bức chân dung người thợ thủ công già, mệt nhọc, đói khát và cuốc bộ hàng chục, hàng trăm ki-lô-mét để tìm việc làm. Ông có cảm tưởng như chính mình là người thợ tưởng tượng ấy thật. Thậm chí dáng đi của ông cũng thay đổi; nó trở nên nặng nề hơn, cứng nhắc hơn như dáng đi của một người khách bộ hành đã quen với những chặng đường khó đi.

        Tới nơi gọi là đồi Kôđôvaia, qua các vườn rau, ông đi xuống con đường Hatji-Bây. Ở đấy, có một chỗ đỗ tàu điện, một mái nhà bằng bê-tông hình bầu dục gác trên hai cái trụ bê-tông đầy vết đạn và mảnh bom. Những bộ phận bằng gỗ của chiếc ghế dài đã bị gẫy. Secnôivanenkô ngồi xuống cái trụ sắt vờ như để nghỉ chân.

        Tất cả chung quanh đều bị tàn phá vì chiến tranh, những cần tàu điện quằn queo, những đường ray mất ốc, khắp nơi là những chiến hào, những hố bom, những cuộn dây thép gai gỉ. Trên những bãi rác, hàng đàn quạ. Secnôivanenkô đặt giả thiết ở lối vào thành phố gần Đầm nước mặn có một đồn kiểm soát, ông có thể đi sang Pêrexip hăng qua những bãi rác, ở đây ông biết từng con đường mòn. Nhưng một bóng đen đơn độc dễ bị phát hiện trên một chỗ bằng phẳng, ông sẽ bị để ý và có vẻ khả nghi. Tốt hơn hết là đợi một chiếc xe của nông dân đi nhờ vào nội thành. Secnôivanenkô biết là bọn chức trách Rumani, bằng mọi cách đang khuyến khích nông dân mang sản phẩm ra chợ. Ông quyết định lợi dụng hoàn cảnh ấy.

        Ông đợi một lúc lâu. Rõ ràng là nông dân không muốn bán sản phẩm tí nào. Cuối cùng ông nhìn thấy một cái xe trên đường. Hai người phụ nữ, một già một trẻ, ngồi dựa lưng vào nhau, đầu trùm bao tải ướt sũng nước mưa và tuyết. Những mũ không vành, trắng, mới tinh, hình tổ ong dưới cái bao tải, chỉ rõ là họ đi chợ. Secnôivanenkô đứng dậy, hai tay cất mũ, cung kính cúi chào. Nghi ngờ, hai người phụ nữ xoi mói nhìn ông.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2020, 11:12:38 am »

        
61

        — Làm ơn cho tôi lên xe với! — Secnôivanenkô nói giọng yếu ớt.

        — Ông ở đâu tới đây ? — bà già ngờ vực hỏi.

        —Từ Kirôvôgrat — Secnôivanenkô đáp và níu lấy thành xe bằng gỗ; ông đi cạnh bánh xe sau, bùn đen bóng nhẫy bám như một vòng lốp dày cộp.

        — Bây giờ ông định đi đâu ?

        — Bây giờ tôi đi đến thành phố Ôđetxa.

        — Từ đây đến Ôđetxa, chỉ có hai dặm thôi, không hơn đâu.

        — Tôi mệt lắm rồi—Secnôivanenkô vẫn nói với một giọng yếu ớt, né mặt tránh những tảng bùn to tướng từ bánh xe văng ra. — Làm ơn cho tôi đi nhờ với.

        — Thế ông đến Ôđetxa làm gì — bà già tiếp tục tra hỏi.

        — Tôi đi kiếm việc làm.

        — Việc làm ! — bà già lắc đầu, vẻ nghi ngờ. — Nhưng ông có giấy thông hành đến thảnh phố Ôđetxa không?

        — Ồ, mẹ, lắm điều thế! — người đàn bà trẻ giận dữ kêu lên và dừng ngựa lại, nói với Secnôivanenkô, giọng quả quyết — Ngồi lên bác!

        Ông đặt chân lên đầu trục bảnh xe dính hắc ín đen nhảnh và lấm tấm những hạt mưa óng ánh như thủy ngân. Ồng nhảy tót vào xe, nhanh nhẹn quá so với một người đã kiệt sức. ông ngồi xuống bên cạnh bà già, trên cái gì như cái bao tải; bà liền giãy nảy lên như lờxo và câu nhàu:

        — Khéo chết ngạt con lợn — bà già nói giọng gẳt gỏng.

        — Tôi xin lỗi — Secnôivanenkô nói, lê đít sang một chiếc thùng phủ vải.

        Chiếc thùng kêu cót két, nghe có tiếng đập cảnh.

        — Khéo chết ngạt mấy con gà ! — bà già giận dữ nói. Ngồi ngay xuống rạ ấy.

        — Vâng — Secnôivanenkô nói và chuồi xuống giữa lớp rạ. — Bà đi chợ à ? — ông hỏi khi đã ngồi yên chỗ.

        — Đi chợ — bà già đáp, môi mím lại ra vẻ tử tế. Tất nhiên bà không nghi ngờ gì Secnôivanenkô nữa, và không phản đối một cuộc nói chuyện phiếm với ông bạn đường của mình. — Đi chợ, ông bạn ạ ! Chúng tôi mang đi một con lợn, một chục gà mái với một ít bơ để khỏi bị bọn chiếm đóng cướp mất. Cốt để phân tán đó thôi.

        — Mẹ ! — người đàn bà trẻ nghiêm khắc ngắt lời bà.— Nói thật, mẹ lắm mồm quá!

        — Ai đấy? — Secnôivanenkô hôi.

        — Con gái tôi. Nó không để cho mẹ nó nói lấy một lời!

        — Cô ấy nghiệt thật!

        — Lạy Chúa, đúng thế!

        — Tại sao bà và chị đi chợ một mình, không có đàn ông?

        — Nhà tôi, ông ấy chết đã năm năm nay rồi, còn chồng nó thì đang chiến đấu đâu đó, trong quân đội.

        — Trong quân đội à? Quân đội nào?

        — Quân đội nào nhỉ! —bà già nghiêm mặt nói — À : Hồng quân!

        — Mẹ ! —người con gái cắt ngang.

        — Ra thế đấy — Secnôivanenkô nói, mắt nhấp nhảy ra vẻ chất phác. — Chồng thì đang chiến đấu trong Hồng quân mà vợ yêu với mẹ lại đi buôn bán ở chợ Rumani ?

        Người đàn hà trẻ liếc nhìn Secnôivanenkô.

        — Trong thời chính quyền xô-viết — chị nói rất nhanh —  với một ngày công, người ta không thiếu một thức gì. Ngay từ mùa thu, cửa hàng lưu động đã đi ra đồng, người ta có thể mua tất cả những thức gì người ta thích : vải, dầu, đường, muối, diêm, mỡ máy, kim chỉ, sách vở, báo chí. Nhưng bây giờ thì tìm đâu ra? Chỉ còn cách ra chợ lấy hàng đổi lấy những đồng xu lớn. Mà cũng chưa biết với những đồng xu lớn ấy có mua được gì không?

        — Natalya ! —bà mẹ nghiêm khắc nổi. — Con bạo mồm bạo miệng quả, nếu ở chợ mà con thốt ra một tiếng về chính quyền xô viết, chúng sẽ lôi ngay con về cái sở Xiguranxa khét tiếng nào đó như chúng nói, hay một cái gì vào loại ấy, chúng...

        Bà già muốn nói « cho chúng chết mất đời » nhưng bà ngừng ngay lại và thận trọng nhìn Seenôivanenkô.

        — Xin lỗi, ông đừng chấp nhá — bà khúm núm nói. —  Có lẽ những câu nói lăng nhăng của chúng tôi chỉ dính líu đến chúng tôi thôi, xin ông bỏ ngoài tai cho.

        — Tại sao lại phải xin lỗi bác ấy? — Người đàn bà trẻ nói, tay ghìm cương ngựa. — Bác ấy là người lao động như chúng ta, không phải một tên Rumani, cũng không phải một tên Đức. Mẹ thấy đấy, bác ấy đi kiếm việc làm.

        — Biết ông ấy là người thế nào ? — bà già đáp bâng quơ rồi lại nói với Secnôivanenkô — Xin lỗi ông, ông chuyên môn nghề gì?

        — Tất cả mọi nghề — Secnôivanenkô vui vẻ đáp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2020, 11:13:18 am »


        Ông bắt đầu thấy hài lòng về hai người phụ nữ nông thôn này, họ đã bộc lộ ý nghĩ của họ tự do và quá rõ ràng.

        — Nhưng ông đã có khi nào đào hầm đá chưa ?

        — Tại sao không? Miễn là có đủ vật liệu.

        — Vật liệu có sẵn rồi. Trước chiến tranh, chúng tôi đã chuẩn bị được ít đá hộc quí lắm. Chủng tôi định xây kho lúa, nhưng vì chiến tranh phải dừng lại. Ông có thể xây giúp chúng tôi một cái hầm không ?

        — Có thể lắm—Secnôivanenkô nói, mặt tươi cười.

        — Nhưng chúng tôi cần xây ngay cơ. Thời buổi này không thể không có hầm đá: phải có nơi mà cất giấu các thứ, và nếu cần thì xây bít hẳn lại. Chúng tôi sẽ trả ông bằng hiện vật, không có bọn chiếm đóng cũng cướp hết.

        — Chúng cướp à?

        — Ôi chao! Tại trạm máy kéo ở Prôtôpôpôvô, dọc đường đi chắc ông đã nghe nói tới rồi chứ gì ? Chúng đã chở đi từng xe lúa mì đầy ắp của nông trang. Nhưng du kích đã ngăn chặn. Họ đã đốt hàng nghìn lúa. Suốt đêm trên thảo nguyên, họ đã đánh cho chúng tơi bời. Bây giờ phải xây một cái hầm và cất tất cả lương thực còn lại vào đó.

        — Các bà ở trạm Prôtôpôpôvô à ? — Secnôivanenkô tò mò hỏi.

        — Không, chủng tôi ở Khôlôtnaia Banka. Từ chỗ chúng tỏi sang Prôtôpôpôvô chỉ phải qua có một cái đầm. Đám cháy kéo dài suốt đêm. Thế nào, ông nhận xây cho chúng tôi cái hầm đó chứ ? Ngoài thành phố, không có cách gì kiếm ra việc đâu. Thất nghiệp đầy ra. Đến chỗ chúng tôi, ở Khôlôtnaia Banka, hỏi nhà Secbasenkôp, mọi người sẽ chỉ cho ông. Chúng tôi sẽ trả công hậu cho ông, bằng hiện vật. Ông sẽ không phải phàn nàn đâu. Nhưng cần phải làm ngay trước khi chúng cướp hết.

        — Được. Tôi sẽ đến. Mặc dù, hầm đá hiện nay cũng chẳng ích gì nữa. Theo như đài phát thanh Đức kể thì Mạc-tư-khoa đã bị chiếm, Hòng quân đã tan rã và chính quyền xô-viết không trở lại nữa.

        — Chúng nói láo ! — Người thiếu phụ bực tức nói. — Đừng nghe đài phát thanh của chúng! Bác cứ đọc những bản tin của thông tấn xã xô-viết! Ở chỗ chúng tôi, ban đêm, người ta rải truyền đơn, trong đó nói hoàn toàn ngược lại, và ai còn sống sẽ thấy rõ.

        — Rất có thể — Secnôivanenkô nói vẻ dàn hòa.

        — Natalya, giữ mồm! — bà già kêu lên.

        — Được rồi! Nhưng cũng phải cho bác đây biết chứ!

        Họ đã tới bốt kiểm soát. Secnôivanenkô nhìn hết sức chăm chú bọn lính Rumani đang giữ xe họ lại. Bà già lập cập cắn mở cái nút khăn mùi-soa và lấy ra tờ giấy thông hành. Secnôivanenkô cũng rút trong túi ra tờ giấy chứng nhận, dấu đóng không rõ. Trong khi bọn lính đang lật đi lật lại các giấy tờ trong bàn tay với một vẻ đầy ý nghĩa, bà già kéo ở dưới người lên một súc mỡ bọc trong mảnh vải màu xám và một bao bột nhỏ. Bọn lính Rnmani vỗ mạnh lên con lợn trong bao tải, lên bu gà và rõ ràng chúng rất hài lòng. Ban đầu chúng từ chối không nhận mỡ và hột mì, làm ra vẻ rất lương thiện. Nhưng cuối cùng tin chắc chung quanh không có thượng cấp, chúng chộp ngay lấy mang vào trong chòi canh ghép ván rồi nói bâng « tiếng Nga » để từ hiệt.

        — Tốt. Buôn hán rất tốt. Thành phố không có gì ăn. Phải mang thức ăn ra chợ hán. Thế mọi người mới có ăn. Xô-viết không tốt. Rumani rất tốt. Chúc bố và mẹ khỏe. Đi đi!

        — Buôn bán riêng lẻ ! — người thiếu phụ nói ra vẻ khinh hỉ.

        Vượt khỏi gầm cầu xe lửa, xe bắt đầu lên dốc. Nông dân đi về phía phố Kôrôlenkô. Đến đấy Secnôivanenkô từ giã hai người phụ nữ rối xuống xe.

        — Thế nào, ông sẽ đến Khôlôtnaia Banka xây hầm cho chúng tôi chứ? Đừng quên tên: Secbasenkô. Nhà thứ hai, sau nhà cứu hỏa, cái nhà mái mới, lợp thiếc ấy. Chúng tỏi vừa lợp xong đúng trước chiến tranh.

        — Cám ơn. Nhất định tôi sẽ đến.

        Secnôivanenkô để cho xe đi rồi mới chạy theo nói với:

        — Này, bà! Nếu tôi không đến được, một người khác sẽ thay tôi đến xáy hàm cho bà nhé.

        — Nhưng chúng tôi làm sao biết được người ta.

        — Dễ thôi — Secnôivanenkô nói và suy nghĩ một lát, tiếp thêm — họ sẽ bảo họ đến thay cho bác Gayrick. Chúc bà buôn bán may mắn.

        — Còn ông, chúc ông kiếm được việc làm.

        Mắt người thiếu phụ ngời sáng lên một chốc dưới cái mũ, và Secnôivanenkô cảm thấy tất cả câu chuyện họ nói với nhau trên đường đi có một ý nghĩa thứ hai.

        Ông đi đến gần công trường sửa chữa tàu thủy và nhìn vào trong cổng. Trên mảnh sân quen thuộc của công trường, nơi cách đây không lâu ông đã đứng trao đổi với Xiniskin Jêlêznư, bây giờ giữa một đống sắt vụn ngổn ngang chỉ thấy những xe Ford vận tải cơ lớn và xe quân lương của quân đội sắp thành dẫy dài, chắc là đưa đến đây để sửa chữa. Cũng có vài chiếc xe tăng và pháo Đức bị phá hủy. Bọn lính đội mũ sắt hay mũ nồi ở đấy. Một con gà mái đen không biết từ đâu đến, chạy khập khiễng qua sân, gió thổi lồng vào đuôi làm cho lông xù lên. Secnôivanenkô đi qua không dừng lại.

        Cuộc gặp gỡ với Xiniskin Jêlêznư định vào khoảng giữa hai và năm giờ, cách trung tâm thành phố khá xa, ở ngoại ô, trong công viên Quận công. Còn nhiều thì giờ trước khi gặp, nếu Secnôivanenkô định đảo qua thành phố, để quan sát nghe ngóng, và đặc biệt để tự mình xem cửa hàng Kôletnisuc đã mở cửa thực chưa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2020, 11:13:42 am »


        Tuyết không rơi nữa, khắp nơi có những vũng nước lấp lánh phủ đầy sợi băng, bầu trời từng đám đã quang đãng, nhưng gió bấc vẫn thổi từ ngọn núi Jêvakhôva về, và qua đó có thể cảm thấy rõ ràng hơi thở gay gắt của mùa đông. Thành phố có cảnh tượng ảm đạm vắng vẻ. Trước mắt cũng như sau lưng, những ô-tô ngoại quốc mang nhãn hiệu lạ chạy trên đường phố trong tiếng động cừu địch. Ở các góc phố, cảnh sát đứng gác. Nhiều người có vẻ sợ sệt, lưng đeo túi cõng, đẩy xe cút kít chở đồ đạc nhà bếp trên đường đá. Một vài nơi khác, dưới con mắt của bọn lính, nhân dân đang phá chướng ngại vật và xếp đá trên đường. Một toán tù bị áp giải đi qua.Secnôivanenkô bước chậm chạp, nặng nề, cứng nhắc như một người bộ hành mệt nhọc. Ông cảm thấy đau đớn và căm uất quá đỗi, thỉnh thoảng như ngạt thở. Tuy thế, ông vẫn không lúc nào quên mình là một người thợ đang đi kiếm việc làm và nếu cái búa tụt xuống, ông lại vội vàng kéo đầu nó thò ra ngoài. Không ai để ý đến ông. Vai người bộ hành ông đóng, với cái túi sau lưng, nom như thật. Có rất nhiều người cũng ăn mặc tả tơi, mệt mỏi đói khát như ông, kéo lê trong thành phố mang túi sau lưng.

        Thậm chí Secnôivanenkô dám đi cả vào phố Ribat. Đúng là ông đã đi ngay giữa đường chứ không phải trên vỉa hè. Vỉa hè dành cho bọn sĩ quan Rumani đầu đội mũ cát-két to tướng, mặt đánh phấn, ầm ĩ ra dáng thượng võ. Qua trước ngôi nhà Vane, Secnôivanenkô nhìn thấy tấm biển cửa hàng Kôletnisuc thật. Ông muốn vào quá. Nhưng không thể được với kiêu trá hình này. Dù sao bây giờ ông cũng biết chắc là đã có cửa hàng. Đến ngã tư phố Ribat và phố Katêrin đệ nhị, Secnôivanenkô lại gần một tên cảnh sát, chìa tấm giấy chứng nhận ra, rồi hỏi bằng một giọng mệt mỏi xem sở Lao động ở chỗ nào. Nhưng tên cảnh sát không hiểu, hét lên một câu bằng tiếng Rumani, chắc nó bảo ông không được lang thang vào đường phố chính trong bộ quần áo như vậy.

        Secnôivanenkô tiếp tục đi, rẽ sang phố Nêjinxkaia tới nhà thờ Tin lành. Ở đây, phố xá vắng tanh, im lìm. Chợt ông trông thấy một bọn Đức. Bất ngờ quá, làm ông rùng mình. Chúng đi giữa đường thẳng vào ông: một đại đội lính S.S. Chân dận bốt mới, đánh xi bóng loáng, bước thật đều trên mặt đường trông rất kệch cỡm. Secnôivanenkô tránh sang một bên. Chúng hát một điệu hát chối tai, khô khan, cứng nhắc, đầy những giọng cổ cao, phảng phất điệu Tyrôn, và tất cả giống như một lối phối âm nặng nề giữa tiếng tiêu và trống đồng. Secnôivanenkô thấy như toàn thể bọn s.s. đó đều cùng một gương mặt. Và gương mặt đó làm ông ngạc nhiên vì vẻ nghèo nàn và đồng nhất của nó: da đỏ, mồm toang hoác, cằm nhỏ theo một kiểu gô tích thô lỗ, mũ đội sùm sụp, dây mũ bó chặt, dưới vành mũ lấp lánh những gọng kính vàng. Bên cạnh chúng là ngồi nhà thờ ảm đạm, mái gô-tích đó với cái thập ác bằng đá nom rất thô trên nền trời âm u. Secnôivanenkô chợt tưởng như mình đang ở trong một thành phố Đức nhỏ.

        Đội lính đi qua trước mặt ông, rẽ sang phố Piôt Đại đế. Tên sĩ ơuan ra lệnh:

        — Zug!

        Và, cùng một lúc, như một cái máy vừa được vặn dây cót, tất cả bọn s. s. chuyển sang bước ngỗng, hất mạnh chân ra đằng trước, cao gần đến tận cái cằm nhọn rồi dừng lại như hóa đá.

        Ở đây, những xe tải bịt kín đỗ ghếch lên vỉa hè, đụng cả vào cửa sổ, còn bọn Đức thì chia nhau ra đứng cạnh các xe. Chúng ra sức kéo rầm rầm trên xe xuống những thùng bơ, thùng bánh mì bọc giấy bóng, thùng rượu, thùng cam. Chúng rút dao Phần-lan trong quân phục ra và ngồi ăn ngay tại chỗ, trên các thùng để cạnh xe, rồi lầy acmônica thổi những bài quân hành, vui vẻ nhìn người qua đường với đôi mắt ngờ nghệch. Một lúc sau, Secnôivanenkô lại gặp bọn Đức lần nữa. Nhưng lần này, không phải bọn nhà binh mà là bọn du lịch. Chúng từ đường bờ biển đi tới trong một chiếc xe ca dài màu xám và đỗ cạnh đài kỷ niệm công tước Risơliơ đang giơ tay chỉ, một cách thanh nhã theo kiểu ngày xưa, vào cầu thang Pôtemkin nổi tiếng. Chúng xuống xe và một nhân vật đeo băng vàng cung kính thuyết minh cho chúng nghe về đài kỷ niệm và cái cầu thang. Bọn Đức mỉm cười khoái trá nhìn nhau và gật gật mũ cát-két hình yên ngựa cao. Rồi chúng sắp hàng trước tượng công tước cbụp ảnh, và đi xa hơn nữa chụp tiếp trước cỗ đại bác, cũng cỗ đại bác mà cách đây không lâu Secnôivanenkô đã đứng trước nó theo dõi công việc bốc xếp trên bến cảng...

        Đến ba giờ, sau khi đã đi suốt phố Raxkiđailôpxkaia buồn vắng như tất cả các phố xa trung tâm thành phố. Secnôivanenkô đi vào công viên Quận công bị phá nát, giày xéo, lỗ chỗ chiến hào và hầm hố đầy ắp lá thối. Đây đó, còn sừng sững những mái đình và tượng thạch cao, tay chân gãy nát, đã đen xạm mưa và bụi. « Cô lái đò » ngày xưa trang điểm cho hòn đảo nhỏ giữa hồ, nay chỉ còn mỗi cái bơi chèo lủng lẳng rất lạ lùng ở đầu một sợi dây thép gỉ. Đầu cô gái lăn lóc trong bụi rậm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2020, 11:14:21 am »


        Trời lại xấu đi. Gió hắt những bông tuyết khô vào mặt, rít trên những sợi dây thép đứt, thổi phần phật những tâm gỗ dán mục. Thoạt nhìn không có người nào trong công viên cả. Nhưng khi Secnôivanenkô rẽ vào một lối chính, ông thấy hình như sau sân chơi của trẻ em, trong những lùm cây trụi lá, có một bóng người thấp thoảng rồi biến mất. Secnôivanenkô dừng lại, làm bộ buộc lại dây giày, đợi một lúc. Nếu đó là Xiniskin, bác ta sẽ trở lại và tiến đến gần. Nhưng không có ai đến gần cả. Secnôivanenkô ngoảnh ngay lại nhưng vẫn không thấy ai. Ông cảm thấy khó chịu, ông tự nhủ không ngoảnh lại nữa và tiếp tục đi thong thả, nặng nề, chân bước khập khiễng.

        Vừa vượt qua một cái bực ván thì ông thấy Xiniskin Jêlêznư, một Xiniskin tả tơi, bẩn thỉu, đội mũ nồi rách, ướt sũng, người cúi gập, đang đi bên bục, nhặt vỏ bào bỏ vào bao tải. Không thẳng người lên, và nhìn Secnôivanenkô từ dưới lên trên với đôi mắt tinh nhanh sắc sảo, Xiniskin nói:

        — Cứ đi theo phố Công tước đến tận góc phố Pisônôpxkaia. Tôi sẽ đuổi theo.

        Secnôivanenkô thận trọng hất đầu ra hiệu về phía có tiếng còi.

        — Người của tôi — Xiniskin nói. Đi đi, đừng đứng lại. Tay gác đường tàu thường hay lảng vảng ở dây. Tôi sẽ đuổi kịp đồng chí.

        Secnôivanenkô không đứng lại, băng qua công viên vắng vẻ và rẽ vào phố Công tước. Đến góc phố Pisônôpxkaia, Xiniskin theo kịp ông và, không dừng lại, nói:

        — Đi theo tôi.

        Họ đi qua một cái cửa nhỏ vào một cái sân con, xung quanh có một bức tường đất quét vòi nham nhở. Xiniskin liếc mắt ra phố rồi chận cửa lại bằng một thanh gỗ lớn. Từ trong cũi, một con chó dài xù lông, lồng lộn nhảy ra, chạy ngang qua sân làm cái vòng xích cô kêu loảng xoảng.

        — Suỵt! Rukô! — Xiniskin quát và nắm lấy cái xích gần vòng cổ. — Vào trong nhà đi.

        Đó là một nếp nhà nhỏ, gần giống nhà nông thôn, cửa thông hơi chăng vải xanh, nhưng lại có số nhà kiểu thành phố ở trên tường. Secnôivanenkô ấn vào then cửa rồi đi vào trong nhà.

        — Đừng sợ gì hết. Chúng tôi ở nhà người tốt. Hiện giờ, họ đi vắng — Xiniskin nói, theo gót Secnôivanenkô vào trong một căn phòng rất ngăn nắp với những cây vả, cây trúc đào, những cái giá tre, một tấm thảm vải, một cái tủ chè ọp ẹp và nhiều ảnh lồng trong những khung nhỏ góc lồi màu đen. Trên một bức ảnh, Secnôivanenkô thấy một đầu máy xe lửa, phía trước là một toán công nhân bận đồ xanh, tay cằm đồ nghề, qua đó có thể đoán giữa chú nhân với đường xe lửa có liên quan với nhau.

        Secnôivanenkô và Xiniskin ngồi trước cái bàn phủ khăn len trên có một vỏ sò lớn để đựng tàn thuốc.

        — Tôi đoản chắc đồng chí sẽ đích thân tời chỗ hẹn nên phải bố trí canh gác cẩn thận—Xiniskin vừa nói vừa ho khù khụ.

        — Bác đã bận tâm một cách vô ích đấy.

        Xiniskin nghiêm khắc nhìn Secnôivanenkô:

        — Tôi phải chịu trách nhiệm về tính mạng đồng chí bí thư thứ nhất Ban chấp hành bí mật của Đảng. Thế nào, có thích thành phố Ôđetxa, thủ phủ Tranxnitri nước Rumani không? có thích những ông chủ mới không?

        — Chúng đang say sưa với chiến thắng. Chúng đang ngủ trên cành nguyệt quế. — Và Secnôivanenkô vừa cười vừa kể lại chuyện mình đi vào thành phố.

        Nhưng Xiniskin dĩ nhiên có ý kiến khác hẳn.

        — Đồng chí đừng chủ quan — bác nói nghiêm trang. —  Chúng có nhiêu lý do để huênh hoang, đắc chí, nhưng... Bác giơ ngón tay trỏ xám xịt và đầy chai lên. — Nhưng đó chỉ mới là một mặt của tình hình, tôi nói thậm chí chỉ mới là bề ngoài thôi. Nhưng còn một mặt khác. Đồng chí có nghe nói về vụ nổ ở sở chỉ huy ngày hăm hai tháng mười không?

        — Tòi có nghe — Secnôivanenkô nói. — À này, ai làm việc đó thế ?

        — Theo tôi, chắc là Đrujinin.

        — Đrujinin nào thế?

        — Theo chỗ người ta biết, đó là một người trong nhóm của chúng ta, những người chắc chắn. Hiện giờ tôi không biết gì hơn. Nhưng dù sao, nhân dân đều quy cho Đrujinin đã tổ chức vụ nổ ngày hăm hai tháng mười. Vả lại, trong lúc này mọi việc người ta đều quy cho anh ấy. Mấy hôm nay, một đội du kích lạ đã đốt trạm máy kéo Prôlôpôpôvô mất một nghìn pút lúa mì và giết mười tên chiếm đóng. Người ta cũng quy cho Đrujinin!

        — Về việc xảy ra ở sở chỉ huy thì tôi không nói, nhưng còn trạm Prôtôpôpôvô, theo một số tin tức thì đó là do một người khác làm.

        — Tôi cũng nghĩ đúng như thế — Xiniskin nói, liếc nhanh Secnôivanenkô ra vẻ vô tình. — Thế là sau vụ nổ, sáng ngày hăm ba tháng mười, tôi có đi ngang qua thành phố và thật là một cảnh tượng khủng khiếp. Hàng trăm người bị treo cổ trên cây, trên cột điện. Chỉ trong một ngày khốn nạn ấy, chúng đã bắn và treo cổ khoảng năm nghìn người...—Xiniskin nói, giọng nói bình thản và đều đều nhưng người nghe cảm thấy trong đó chứa đựng một mối căm hờn và một niềm đau đớn ghê gớm làm cho Secnôivanenkô cố gắng lắm mới nén được xúc động. — ít lúc sau, chúng đã tiến hành bắt bớ hàng loạt khắp tất cả các khu phố — Xiniskin nói tiếp — và tôi không chắc có thể lập lại dây liên lạc dễ dàng với các đồng chí đại diện Ban chấp hành quận bí mật không. Hiện nay, những người của tôi đang tìm cách phát hiện đúng ai đã bị bắt. — Xiniskin im lặng rồi với một giọng nói cứng cỏi của một người không sợ nhìn thẳng vào sự thật và không có thói quen sống bằng ảo tưởng. —  Dù sao, đây cũng là cảm tưởng của tôi, lúc này, chúng ta như vậy là không có lãnh đạo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2020, 07:52:11 pm »


        Mặt Secnôivanenkô hơi nhăn lại. Trên sống mũi, vết kính hẳn màu đỏ rõ thêm. Ông đưa lòng bàn tay xoa trán, im lặng một lúc lâu.

        — Đó là một tồn thất nặng — Secnôivanenkô nói, không cất cao giọng, mi mắt nhăn lại như bị chói — một tổn thất rất nặng ! Nhưng biết làm thế nào, không thể tránh được! Chúng ta sẽ nối lại liên lạc với Trung ương. Còn công việc riêng của bác thế nào, bác Nikôlai Vaxiliêvich?

        — Chúng săn tôi — Xiniskin nói ngắn gọn. — Đêm nào tôi cũng phải đổi chỗ ở. Bất tiện vô cùng. Nhưng tuy thế, tôi cũng hoàn thành được nhiệm vụ. Đến nay, tôi đã tìm được bảy người, những người tôi biết là tốt, những đồng chí hoàn toàn chắc chắn, đảng viên và ngoài đảng. Tôi liên lạc trực tiếp, riêng với từng người, và giao nhiệm vu cho họ với lư cách Ban chấp hành bí mật khu.

        — Nhiệm vụ gì?

        — Mỗi người phải tim ra hai hoặc ba đồng chí tin cẩn như bản thân họ, liên lạc trực tiếp với họ và đứng đầu « nhóm ba người ». Không thiếu người muốn công tác. Tôi tin rằng trong một hoặc hai tháng, chúng ta sẽ tổ chức được một màng lưới vững chắc gồm những « nhóm ba người » và cả những « nhóm năm người ». Nhưng hiện nay, mọi người hoạt động không theo một kế hoạch nào cả, còn theo sáng kiến cá nhân mình.

        — Nhưng họ có hoạt động chứ? — Secnôivanenkô vội hỏi với. — Và tóm lại, họ làm gì?

        — Cái đó thì tùy tình hình... Bỏ cát vào trục xe. Phá ghi đường xe lửa. Làm chậm trễ công việc phân phối đầu tàu. Đó là về mặt hỏa xa. Rồi ám sát bọn nhà binh, nhất là bọn sĩ quan hiến binh. Đấy là về mặt thành phố và rải truyền đơn.

        — Thực đấy chứ?

        — Tòi chỉ báo cáo những việc đã được xác minh và kiểm tra chắc chắn.

        — Khi nào, ở đâu? — Secnôivanenkô hỏi vắn tắt.

        Xiniskin sầm mặt lại, tập trung tư tưởng một lúc rồi nói:

        — Đêm hai mươi lăm, ở gần Sumka, đã bắn vào một toán tuần tiễu của Ban chỉ huy Đức, hai tên bị giết, những tên khác bỏ chạy. Cũng trong đêm đó, ở bốt máng, tên lính gác bị đâm chết. Ngày hai mươi bảy, ở ga hàng hóa Ôđetxa bị trệch ghi, một đầu máy đã trật bánh đôe chổng lên trời. Ngày hai mươi tám, trên đoạn đường Vigôđa Batsnaia, những hộp trục của hai toa hàng đoàn tàu chạy Radơđennaia bị cháy, do đó, đoàn tàu đã phải dừng lại dọc đường. Cũng trong khoảng thời gian này, người ta đã phát gần ba trăm bản lời kêu gọi nhàn dân của Ban chấp hành quận. Trên đường Máy nước giữa, anh em mình đã treo cổ một thằng nhân viên sử Xiguranxa lên cây dạ hợp, một thằng Kublixky nào đó người gần đấy, một thằng đê tiện và ác ôn nổi tiếng. Tất cả đều là những sự việc tự tôi đã kiểm tra lại, tôi bao đảm hoàn toàn chính xác trước Ban chap hành khu. Và đó mới chỉ là bước đầu nhỏ bé. Đồng chí hiểu tôi chứ — Xiniskin nói, mắt nhấp nháy tinh nghịch rồi bất ngờ cười rộ lên, vẫn tiếng cười khàn khàn, trầm trầm của bác.

        Secnôivanenkô mặt tối sầm lại.

        — Nhưng đừng làm quả, Nikolai Vaxiliêvich ạ.

        — Đồng chí đừng lo — Xiniskin nói với một nụ cười lặng lẽ.

        Rồi bác thong thả kể, theo trí nhớ, tên những đảng viên cộng sản và những người ngoài đảng mà bác đã đích thân liên lạc, đồng thời nêu qua đặc điểm của mỗi người với lý do ở lại của họ. Toàn là những người mà Secnôivanenkô có quen biết ít nhiều : trong họ có ba công nhân hỏa xa, hai công nhân khuân vác, một kỹ sưvà một lái xe. Tất cả, hiện giờ còn ở trong vòng bất hợp pháp, nghĩa là với những giầy thông hành không đăng ký ở sở cảnh sát, và họ sống ở nhà các bạn mà không ghi sổ hộ tịch : tình thế hết sức khó khăn và nguy hiểm.

        — Họ cần phải hợp pháp hóa sớm đi — Secnôivanenkô nói.

        — Tôi cũng nghĩ đó là một trong những nhiệm vụ chính của chúng tôi. Chúng tôi đã làm được phần nào theo hướng đó rồi. Anh em đã tìm được một nhân vật thích hợp: ông thợ kính Papliuc, một người của chúng ta ở Pêrexip. Một ông già nhỏ bé đôn hậu, nhưng đáng tiếc là nhát như thỏ và quả đỗi rụt rè. Tuy nhiên, tôi hy vọng cuối cùng cũng sẽ thuyết phục được ông ta. Hiện giờ, ông ta đang lắp kính ở buồng số năm sở cảnh sát Pêrexip. Không có gì hay hơn! Các con dấu để trong một cái bàn ở bộ phận giấy thông hành. Hàng ngày ông ta làm việc ngoài giờ hành chính. Ngày kia là ông ta sẽ lắp kính ở buồng giấy thông hành. Đồng chí nghĩ xem, chỉ có việc đóng dấu vào bảy tờ giấy thông hành như thế này, ngay tại chỗ! Nhiều nhất là hai phút thôi. Ấy thế mà ông ta không đảm làm! Tôi chỉ còn hy vọng ông ta sẽ nhận một thanh niên của ta vào làm cùng lắp kính với ông. Và khi đã có trong tay hình con dấu cảnh sát, chúng tôi sẽ tổ chức một bộ phận giấy thông hành thật chu đáo. Nhân thể đồng chí Gayrin Xêmiônôvich này, đồng chi cũng vậy, đồng chí sẽ khỏi phải lo ngại khi lên thành phố mà trong tay không có một cái gì chắc chắn hơn cái giẻ lau của đồng chí. Xin lỗi đồng chí vì tôi đã nhận xét đồng chí như thế.

        — Không có biện pháp nào khác—Secnôivanenkô nói buông thõng.

        — Tôi đồng ý — Xiniskin tán thành — Nhưng đồng chí phải biết, dù sao...

        — Được. Đừng nói ra ngoài đề. Như vậy là tôi chắc cuối cùng bác sẽ thuyết phục được ông già bé nhỏ và rụt rè của bác và dù thế nào chúng ta cũng sẽ có một bộ phận giấy thông hành. Đồng ý chứ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2020, 07:53:58 pm »


        Xiniskin gật đầu.

        — Bây giờ, còn một vấn đề nữa. Vấn đề thẻ đảng cho các đồng chí đến đâu rồi ?

        — Cho đến nay, thẻ vẫn được cất cẩn thận ở nhà tôi.

        — Ở một nơi chắc chắn chứ?

        — Nói với đồng chí thế nào đày... Cho đến hiện giờ, địa điểm đó có vẻ chắc chắn, nhưng khó mà bảo đảm...

        Nói xong, Xiniskin nhìn qua lỗ thông hơi, rồi bước nhanh lại gần bếp lò, nhấc tấm cửa gang kín mít ra khỏi bản lề, từ dưới tro bới lên một gói nhỏ bọc cẩn thận trong một miếng vải buộc dây chằng chữ thập.

        Secnôivanenkô sa sầm nét mặt.

        — Bản thân tôi cũng biết đó không phải là một chỗ hoàn toàn như ý mình — Xiniskin nói. — Nhưng rất tiếc, tôi không thể tìm được một chỗ nào khác.

        — Được. Tôi sẽ mang theo về hầm mộ. Bây giờ còn một vấn đề nữa, vấn đề cuối cùng. Bác đã làm cho các đồng chí bằng cách này hay cách khác các thủ tục cần thiết rồi chứ ?

        — Xin lỗi!... — Xiniskin nói, đưa bàn tay lên lỗ tai.

        — Tôi hỏi, bằng cách này hay cách khác, bác đã làm các thủ tục cho các đồng chí chưa? — Secnôivanenkô lặp lại.

        — Tôi không hiểu câu hỏi của đồng chí — Xiniskin nói.

        Secnôivanenkô đứng dậy và đi đi lại lại trong gian buồng, đầu cúi gằm. Rồi ông lực túi tìm quyển sổ tay, nhưng nhớ ra là mình đã phải để lại trong hầm mộ, ông lắc lắc bàn tay.

        — Này, ở đây, bác phải có cái gì để viết chứ? Kìa, hình như trên giá, có một lọ mực và một ngồi bút thì phải. Cầm lấy viết đi.

        Xìniskìn để lọ mực lên bàn trước mặt, mở cái nắp nhỏ bằng đồng và chấm ngồi bút vào thứ mực cũ sanh sánh.

        — Viết đi! — Secnôivanenkô nói.

        Xiniskin đưa mắt tìm giấy nhưng không thấy ; bác xé một tờ lịch, chuẩn bị viết:

        — Viết! —Secnôivanenkô nhắc lại, không thôi đi bách bộ mỗi lúc một nhanh hơn. — « Quyết tâm thư. Tôi ký tên dưới đây (họ, chữ đệm, tên) tự nguyên gia nhập tổ chức bí mật Đ. c. s. của L. B. C. H. X. H. X. V., mục đích chú yếu là đánh đuổi bọn can thiệp bằng vũ trang khởi nghĩa, bảo vệ độc lập cho Tổ quốc vĩ đại và danh dự cho dân tộc. Tôi nguyện tiêu diệt bọn phản quốc, đốt phả tài sản của chúng bất ký ở đâu ». Secnôivanenkô đọc nhanh và Xiniskin cố lắm mới theo kịp. — Xong chưa? Tiếp tục : — « Tôi tình nguyện tuân thủ mọi điều lệnh công tác bí mật, tôn trọng kỷ luật »... — Secnôivanenkô dừng lại, suy nghĩ rồi lại đọc : — « hoạt động trong tổ chức, chấp hành mệnh lệnh của các đồng chí lãnh đạo và bắt cứ giờ nào, ngày cũng như đêm...»

        — Khoan đã, đừng đọc nhanh thế!

        — « ... và bất cứ giờ nào, ngày cũng như đêm —  Secnôivanenkô nhắc lại, vẻ dữ tợn — bất cứ giờ nào, ngày cũng như đêm, tôi sẽ có mặt ở địa điểm quy định, vũ khí trong tay, chấp hành tuyệt đối bất cứ nhiệm vụ gì được giao phó, hiến dâng tất cả cuộc đời và xin thề...! »

        Ngay lúc ấy ngoài đường phố đã bắt đầu tối, có tiếng huýt rất quen thuộc. Chỉ hai bước, Xiniskin đã ở ngoài sân. Secnôivanenkô, qua cửa sổ, thấy cái bóng đen dài của bác tựa vào hàng rào. Xiniskin dửng như thể bốn phút rồi trở vào trong phòng.

        — Báo động nhầm ! — Ổng nói, cười trong ria mép

        — Viết tiếp ! — Secnôivanenkô nói! — Chúng ta đến đâu rồi?

        — ... Hiến dâng tất cả cuộc đời và xin thề... — Xiniskin nói.

        — Đúng thế. « hiến dâng tất cả cuộc đời và xin thề ». Viết: « ... để bảo vệ Tố quốc thân yêu, danh dự và tự do. Tôi xin xác nhận việc tình nguyện trang nghiêm này trước Đảng và Chính phủ ». Ký tên. Thế là hết. Gia nhập tổ chức bí mật, mỗi đồng chí đảng viên hay ngoài đảng đều phải tự tay mình viết và kỹ tên vào bản quyết tâm thư này.

        Secnôivanenkô đi một vòng nữa trong phòng rồi đứng lại trước mặt Xiniskin.

        — Bác Nikôlai Vaxiliêvich, rồi bác gửi tất cả những tài liệu này đến hầm mộ cho tôi, bằng liên lạc trực tiếp của tôi.

        — Vàng, tôi sẽ gửi — Xiniskin nói.

        — Liên lạc phải tiến hành ban đêm giữa một giờ và hai giờ. Một ám hiệu bằng đèn điện, bốn đỏ, một trắng. Trả lời: bốn trắng, một xanh. Và chú ý dàn xếp cho xong với ông thợ kính già nhút nhát của bác nhé. Chúc bác may mắn.

        Secnôivanenkô chìa tay cho XiniskinJêlêznư, chợt thấy bóng mình trong tấm gương mờ và bất giác mỉm cười.

        — Nhưng Nikôlai Vaxiliêvich này, dễ bác không có lấy một quả thủ pháo nào chăng? — Secnôivanenkô hỏi và cảm thấy mình lại từ người bí thư thứ nhất Ban chấp hành khu trở thành người thợ đi rong.

        — Có những hai quả — Xiniskin nói và lấy trong lò ra một quả thủ pháo.

        Secnôivanenkô cuộn cẩn thận những tấm thẻ đảng quanh quả thủ pháo rồi để vào trong ngực.

        — Tốt lắm — Xiniskin nói — nhưng bận sau đồng chí đừng đến chỗ tôi nữa, nếu trang bị quả sơ sài như vậy.

        Trước khi để ông qua cửa, Xiniskin thận trọng đi ra phố, thầm thì với một người nào đó rồi, nắm lấy vòng cổ con chó dữ, bác mới nói:

        — Đi thẳng về phía Xlôbôtka, dọc theo nghĩa địa rồi qua đồng cỏ, thẳng một mạch đến tận nhà. Chúc đồng chí may mắn !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2020, 07:54:54 pm »


        Trời đã gần tối. Secnôivanenkô thận trọng đi trên những đường phố ngoại ô, nép người vào các dãy rào và các nhà để khỏi nổi bật quá trên nền trời xám. Mặc dù chung quanh không có một bóng người, ông vẫn cảm thấy mình không cô độc. Khi thì trước mặt, khi thì sau lưng, khi thì đâu đó bên cạnh, trong bóng tối, có tiếng bước chân đi nhè nhẹ. Có lần, ở một góc phố, nổi lên tiếng còi báo hiệu rất quen thuộc. Thế là Sec- nôivanenkô đứng lại và nép mình vào một gốc dạ hợp. Trước mặt ông, một chiếc xe tải chạy qua, nhảy trên những rãnh bánh xe. Khi chiếc xe tải đã biến vào bóng tối, ông nghe một tiếng còi thứ hai. Secnôivanenkô biết là mình lại có thể tiếp tục đi. Đó là người của Xiniskin đi theo để bảo vệ cho đồng chí bí thư của họ. « Hừ, mình đã làm bận cho họ! » ông nghĩ thế và mỉm cười. Thật là yên tâm khi biết quanh mình, có những người trung thành, tận tâm và mình đang được nhân dân che chở.

        Sau khi đi khỏi nghĩa trang, Secnôivanenkô cuối cùng đã vào đến đồng cỏ. Nhưng ở đây cũng vậy, trên thảo nguyên tối tăm vẳng lặng, ông vẫn mơ hồ cảm thấy gần đâu đó có mặt những người vô hình. Ông rảo bước, tay luôn luôn để trên ngực, ghì chặt quả thủ pháo cuộn trong bìa cứng. Ông giữ khư khư trên ngực năm tấm thẻ nhỏ với bao thương yêu và thận trọng như chính đó là những con người thật.

        Khi đến gần làng Uxatôvô thì mặt trăng vừa ló ra giữa những đám mây đêm mờ. Thảo nguyên hơi sáng lên và hình như cựa quậy. Đâu đó, nghe có tiếng chó sủa. Ngay lúc đó, ông nghe đẳng sau lưng có tiếng vó ngựa. Một tiếng nói khàn khàn, thô lỗ, hét lên : « Đứng lại!» Secnôivanenkô, nằm rạp ngay xuống đất ẩm lạnh, mặt úp sấp, nhanh nhẹn rút bàn tay đang nắm quả thủ pháo trong ngực ra. Một vài đốm lửa lấp lánh và ngay gần đấy, trong những lùm có dại, một viên đạn rít lên. Lập tức, một loạt súng ngắn và xa hơn, một quả thủ pháo nổ, rồi một quả khác, Secnỏivanenkô thấy một con ngựa không người cưỡi phi qua dưới ánh trăng. Rồi sau nó, một con ngựa khác với một kỵ sĩ đứng lên bàn đạp, bắn trở lại, đâu đó trong thảo nguyên.

        — Trốn đi! — Secnôivanenkô nghe ở đẳng xa một giọng nói trẻ và thất vọng hét lên — Trốn đi!

        Secnôivanenkô nhảy chồm dậy và lướt trên mặt đất ẩm ướt, chạy về phía cái khe thân thuộc. Ông lăn xuống dưới và vừa may không húc ngã Xêraíim Ivanôvich Tulyakôp khi đó đang chạy tới, súng cầm trong tay. Ba chiến sĩ thuộc phân đội của anh, người gập làm hai, chạy theo sau Tulyakôp.

        Đó là toán bảo vệ Xtrenbixki bố trí sẵn để tiếp đón người bí thư.

        Nói chung, Pêchya và Valenlin sống rất vất vả. Và sẽ nặng nề hơn nếu trong những niềm vui nhỏ bé của chúng không có cái thú rộng lớn của việc đi lấy nước. Nước lấy từ một cái giếng ngầm không xa « nhà ».

        Người ta không những cấm Pêchya và Valentin lên mặt đất, mà đến các lối ra cũng không được đến gần. Lúc bấy giờ đã có hai lối vào. Một lối, như chúng ta đã biết, gọi là « Con Dím » cách nghĩa địa Uxatôvô không xa, và một lối xa hơn, trổ ra gần làng Kuyannich, cách đấy gần ba ki-lô-mét, gọi là « Con Vịt » để biểu dương một con vịt tình cờ chạy vào trong hầm mộ và được Xhnban biến thành một bữa ăn ngon lành.

        Pêchya và Valentin được phép ra giếng.

        Thực ra, không phải chúng cứ cầm xô rồi đi ra giếng. Mỗi lần đi, chúng phải được người trực nhật hay người đầu bếp phụ trách việc nước nôi cho phép.

        Người đầu bếp, hay nói một cách đơn giản hơn, người nấu bếp đó là bà Matriôna Têrenchiepna. Không phàn nàn, bà vùi đầu vào công việc bếp nước, dốc hết tâm sức vào đó một cách say sưa, nhiệt tình. Nhưng khốn thay, người ta lại sớm nhận thấy là bà không có tài. Thiện ý không thể thay thế được tài năng. Không có một tí tài năng nào! Về mặt bảo quản, làm thống kê, chia khẩu phần, hết sức cố gắng thì bà cũng còn có thể  làm được. Thực tế, đó là một việc rất khó khăn. Để cho vật phẩm khỏi mốc, luôn luôn phải đảo, phải phơi, phải làm cho thoáng khí. Hầu hết thì giờ của bà Matriôna Têrenchiepna đều dùng vào việc chống ẩm. Còn khó khăn hơn, tỉ mỉ hơn cả việc chống gỉ. Hàng ngày bà phải sấy lại nào bột, nào đường, nào muối, nào mì. Nhưng hôm sau, ẩm lại hoàn ẩm, và lại phải sấy lại. Bà có một cái khám riêng để làm chạn đựng thức ăn. Nhưng một mùi mốc khó ngửi cứ bốc lên làm bà thất vọng. Rồi thực phẩm lại biến dần, nhanh khủng khiếp. Bà Matriôna hoảng sự thấy bột, bơ, đường bay nhanh quá.

        Hai mắt tròn xoe, bà đến bên chiếc bàn đá của Secnôivanenkô và hơi ấp úng vì xúc động, nói thầm vào tai đồng chí bí thư thứ nhất những điều bí mật buồn bã của công việc bếp nước và giúi cho ông một mảnh báo cáo về tình hình thực phẩm dự trữ. Ông mang kính vào, nhìn Matriôna Têrenchiepna một lúc lâu, có ý khiển trách.

        — Matriôna Têrenchiepna, tôi lạ cho cô thật!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2020, 07:55:12 pm »


        Ông thường gọi bà là Matriôna Têrenchiepna mỗi lần bà làm ông không hài lòng, ông nói điều đó với cái giọng ông đã nói với bà hồi còn nhỏ về đôi giày hỏng :

        — Môteska ! Cô làm tôi rất buồn và rất ngạc nhiên về cô. Cô lại làm rách giày nữa rồi! Rách không chữa được nữa. Chẳng thợ giày nào nhận đâu. Thật tôi chịu không biết dùng cô vào việc gì nữa. Cô sờ vào đâu là hỏng đấy. Sờ vào đâu là hỏng đấy!

        — Chú Gayrick! Có phải lỗi tại tôi đâu! — Cô bé Môchya đáp và thẹn quả, không những mặt, tai, cổ đỏ ửng mà thậm chí bàn tay cũng đỏ và nước mắt cứ trào ra.

        Có lẽ hồi đó bà có lỗi thực. Thực tế bà sờ vào đầu là hỏng đấy. Nhưng bây giờ bà không có lỗi gì cả. Bà đã cố gắng hết sức để quản lý bếp nước thật tiết kiệm. Nhưng có một điều ai cũng biết là thức ăn thường có cái tệ hay « bay », nhất là khi có ít mà lại nhiều miệng ăn. Giống hệt hồi nhỏ, Matriôna áp tay lên ngực thõt lên, giọng rất nhỏ, như tiếng chim con hót trong cổ:

        — Chú Gayrick! — cả đời bà vẫn gọi ông như thế, « Chú Gayrick » — Chú Gayrick, xin Chúa cứ trừng phạt tôi, chính bản thân tôi cũng không thể hiểu được. Tôi đã để dành, nhưng ngày nào thực phẩm cũng cứ hết nhiều. Thực vậy, tôi không biết làm thế nào nữa! Thật là vô lý.

        Rồi bà rưng rưng nước mắt.

        — Cô ấy không biết làm gì nữa! — Secnôivanenkô lẩm bẩm. — Cô ấy không biết nữa ! Thế thì ai biết? Xem lại khẩu phần xem.

        Ông cầm bút chì và cả hai người, cúi trên bàn đá, thì thầm nói chuyện với nhau một lúc về bản phân phối.

        Nhiều ít, việc đó bà Matriôna còn có thể xoay xở được. Nhưng việc bếp nước thì không ổn tí nào. Ba nấu nướng bằng hai cái bếp « dầu hỏa», rất cẩn thận, chăm chú, tuy không phải dở quả nhưng chẳng ngon lành màu mỡ gì cả. Tất nhiên những người hoạt động bí mật không đòi hỏi phải thật ngon lành màu mỡ. Chỉ cần được ăn no là đủ.

        Vậy là muốn ra giếng phải được bà Matriôna Têrenchiepna cho phép. Nhờ đó cũng đơn giản đi nhiều.

        — Mẹ, chúng con đi ra giếng đây — Valentin nói.

        — «Ai ra giếng sẽ không trở về » — Pêchya nghiêm nghị nói, lắp lại câu châm ngôn học được những người du kích của Tutyakôp.

        — À phải, xin lỗi: « đi lấy nước ». Mẹ, Pêchya với con, chúng con đi lấy nước. Mẹ cho phép nhé?

        — Ừ, được, các con đi đi. Các con đi dạo chơi một tí. Các con đi mà thở một tí không khí trong sạch.

        Chúng lấy mấy cái xô treo ở đinh gỗ trong khám bếp, phía trên hai bếp dầu hỏa vo vo suốt ngày đèm, còn bà Matriôna thì lau mặt rồi đưa cho chúng cây đèn bão và một bao diêm. Bà dặn dò chúng lần cuối cùng:

        — Đừng vặn bấc cao quả, phải tiết kiệm dầu. Chỉ cần đỏ một tí vừa để đi thôi. Và hễ tới giếng rồi thì tắt đi, đừng để đỏ vô ích. Khi trở về lại đốt lên. Đừng để đổ nước ra đường, nhớ bước cẩn thận. Diêm chỉ để dùng khi thật cần thiết thôi. Các con có mười sáu que, phải mang về ít nhất mười ba que !

        Bà còn nói nhiều nữa và lầm rầm sau lưng chúng, nhưng chúng đã không nghe gì nữa, đi xa dần vào một đường hành lang rất hẹp, có chỗ còn hẹp hơn hay rộng ra một tí và có nhiều đoạn ngoặt đột ngột.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM