Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:35:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 15028 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 04:58:04 pm »

        
53

        Lúc đầu hoạt động của Ban chấp hành bí mật còn yếu, hầu như không có gì. Họ mới xuất kích đi dán truyền đon một vài lần.

        Khi chuyển vào bí mật, Secnôivanenkô đã mang theo mấy trăm truyền đơn của Ban chấp hành quận cũ gửi cho nhân dân. Chúng hoàn toàn thích hợp để phát ra trong những ngày đầu: nhân dân sẽ hiểu rằng việc Hồng quân rút khỏi thành phố không có nghĩa là cuộc đấu tranh chống phát-xít đã kết thúc, mà trái lại nó mới thực sự bắt đầu. Đó là một lời hiệu triệu tiếp tục cuộc chiến đấu vũ trang và mở rộng hơn nữa phong trào du kích. Sự xuất hiện lời kêu gọi ấy trên các tường nhà và hàng rào tự nó chỉ cho nhân dân biết là trong khu đã có một tổ chức Bônsêvich bí mật hoạt động, điều đó có một ý nghĩa về tinh thần và chính trị to lớn.

        Secnôivanenkô có kinh nghiệm biết việc phá hoại các đường vận chuyển sau lưng địch là một công tác quan trọng hàng đầu. Cho nên ngay từ trước, ông đã thảo và in sẵn một số truyền đơn tại nhà in của Ban chấp hành quận và mang theo một loại nhỏ màu hồng rất mỏng để gửi cho công nhân hỏa xa.

        Lại có loại truyền đơn khác, dùng cho nông thôn.

        Những truyền đơn ấy ký tên «Ban chấp hành Đảng bộ Khu và ủy ban hành chính xô-viết khu ngoại ô thành phố  Ôđetxa». Secnôivanenkô quan tâm đặc biệt đến chữ ký song song của hai cơ quan. Nhân dân sẽ tin tưởng chắc chắn rằng ở thành phố, đảng và chính quyền xô-viết vẫn tồn tại và hoạt động.

        Dán các truyền đơn là hành động đầu tiên của Ban chấp hành bí mật — cuộc đọ súng ngẫu nhiên xảy ra ở gần cửa «Con Dím» xem như không đáng kể. Nói đúng ra, đó chỉ là một hành động của trinh sát. Nhưng họ đã chuẩn bị chu đáo biết chừng nào ! Pêchya thấy cách họ nấu hồ dán, trong một cái xoong lớn, trên một ngọn đèn dầu hỏa dưới hầm nhà bếp. Bà Matriôna Têrenchiepna nấu, nhưng có đồng chỉ Secnôivanenkô giúp đỡ và hướng dẫn. Ông rất coi trọng chất lượng của hồ. Truyền đơn không phải dán thế nào cũng xong. Không phải chỉ dính được vào tường là đủ, mà phải làm sao cho không thể bóc xé. Ông thử hồ rất tỉ mỉ trên đầu ngón tay và bằng lưỡi; với một động tác nhanh, ông dùng bút lông lấy một ít hồ, phết lên một tờ giấy, chú ý cho không vón cục. Hồ quấy xong, họ đồ vào vỏ đồ hộp, nhiều đều nhau. Sau đó, tại «góc đỏ», Ban thường vụ họp chớp nhoáng để bàn công tác.

        Pêchya và Valentin, cảm thấy người ta đang quyết định một việc hệ trọng, không ngớt liếc mắt sang «góc đỏ». Xtrenbixki cầm cây đèn bão rọi lên bản đồ Ôđetxa, và bác Gayrick, bằng một mẩu than nhỏ, vẽ những mũi tên hướng về nhiều ngả khác nhau.

        Xviriđôp và Xecghêiep đứng im lặng sau Secnôivanenkô, tập trung cao độ, theo dõi các động tác chính xác và nhanh nhẹn của bảc Gayrick. Tulyakôp ngồi ở bàn đá chia đạn súng ngắn thành bốn phần, mỗi phần mười bốn viên. Đám phụ nữ thì ngồi giữa sàn, xung quanh ngọn đèn, khâu cái gì vào lớp áo ba-đờ-xuy và áo ca-pốt nam, thỉnh thoảng đưa chỉ lên miệng cắn. Valentin và Pêchya hiểu những mũi tên của bác Gayrick là hướng đi của các toán hành động, các phần đạn là dự trữ chiến đấu của mỗi người. Còn đối với công việc của các bà phụ nữ thì Pêehya không hiểu ra sao cả. Chú khẽ huých Valentin và thầm thì:

        — Họ khâu gì vào trong ấy thế ?

        — Những túi nhỏ và những lỗ khuyết — Valentín đáp rất nhanh, thầm thì một cách bí mật.

        — Để làm gì?

        Em nguýt Pêchya rồi nhún vai ra vẻ kẻ cả:

        — Ngẩn ơi là ngẩn !

        — Thật đấy mình không hiểu mà! — Chú năn nỉ.

        — Cứ như trên mặt trăng rơi xuống ấy. Khâu vào lớp lót những cái túi nhỏ và những lỗ khuyết thì còn để làm gì nữa kia chứ, hả?

        — Cậu tự phụ quá! — Pêchya nói, vẻ giận dỗi và nín lặng.

        Chú không chịu được lối đối xử kẻ cả của người khác, nhất là ở bọn con gái. Đã bao nhiêu lần chú tự nhủ không thèm hỏi Valentin, không chịu sỉ nhục! Rồi chú dịch xa ra và thở phì phì đáng bực tức. Nhưng Valentin thân mật đặt tay lên vai chú và nói:

        — Túi là để đựng hộp hồ, còn khuyết là để cắm bút phết hồ vào truyền đơn. Cậu phải hiểu chứ.

        — Tớ cũng nghĩ thế — Pêchya nói cộc lốc.

        — Đi ngủ đi! — Matriôna Têrenchiepna nói; bà đứng dậy, rũ tấm áo tơi ngắn bằng da bê của Tulyakôp mà bà đang cầm trong tay.

        Pêchya và Valentin lặng lẽ trườn vào trong bóng tối, nhưng một lát sau, chúng lại đã ở đẩy, chầu hẫu về phía « góc đỏ». Tulyakôp, Xviriđôp, Xecghêiep, Xtrenbixki đã mặc quần áo, và cho đạn, cho truyền đơn vào túi. Liđya Ivanôpna đứng trước Xviriđôp ; chị nhìn vào mặt anh bằng đôi mắt đẹp, mò mẫm để hộp hồ vào trong cái túi nhỏ và cắm bút lòng vào lỗ khuyết.

        — Có chắc không? — Chị hỏi dịu dàng và vẫn nhìn anh chằm chập,

        — Cảm ơn Lizoska— anh vừa nói vừa nhìn lại và sờ vào cái bút lông và hộp hồ. — Chắc lắm rồi,

        — Nào, đi thử xem.

        Anh bước đi trước mặt chị, trong hầm, vừa đi vừa lắc xem hộp hồ và cái bút lông nằm đã thật chắc chưa.

        — Có chắc không ? — Chị hỏi đáng lo lắng.

        — Tốt lắm rồi — anh đáp, dừng lại trước Liđya Ivanôpna, như định nói một điều gì hết sức quan trọng, nhưng lại chỉ mỉm cười ra vẻ hài lòng.

        — Nên để vũ khí ở túi ngoài bên phải — Tulyakôp nói — Chỉ nổ súng khi không còn cách nào khác thôi.

        — Viên đạn cuối cùng là để dành cho bản thân —  Xtrenbixki nói với giọng không cho ai cãi lại. Anh sờ nhanh vào hộp hồ dưới áo khoác và đội mũ vào một cách kiên quyết.

        — Tổt hơn hết là đừng để phải dùng đến phương sách cuối cùng ấy — Secnôivanenkô căn dặn. — Nào, các đồng chí, bắt tay vào việc...

        — Chúc mọi người may mắn! — Liđya Ivanôpna nói.

        Nín thở và siết chặt bàn tay Valentin, Pêchya nhìn mọi người ở « góc đỏ » đi ra nối tiếp nhau theo lối đường ngầm. Họ có bốn người, Xtrenbixki, Tulyakôp, Xviriđôp và Xecghêiep. Một số chiến sĩ thuộc phân đội Tulyakôp mang súng trường và đèn bão đi theo họ. Đó là toán chận hậu có nhiệm vụ bảo vệ họ đến tận cửa ra, chiếm lĩnh tuyến phòng thủ và đợi họ hành động xong trở về.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 04:59:51 pm »


54

        Xtrenbixki và Xviriđôp phải vòng quanh thành phố về phía tây, đến tận đường sắt trong khu vực vọng gác số 2, tới khu Cối xay Gần và Cối xay Xa, dán ở đấy truyền đơn gửi công nhân hỏa xa và lời hiệu triệu nhân dân của Ban chấp hành quận. Đi, về như vậy, mất ít nhất mười sáu cây sổ. Họ dự đoán đường sắt đã được canh gác chặt chẽ, và cần nhất truyền đơn phải được dán vào nhà người gác chắn, vào tháp nước, vào tường các nhà kho. Đó là hoạt động đầu tiên của Ban chấp hành bí mật, chưa có kinh nghiệm, mọi người đều biết là phức tạp và nguy hiểm.

        Còn Tulyakôp và Xecghêiep thì chịu trách nhiệm vòng qua các làng ở phía bắc, Khôlôtnaia Banka, Nêrubaikôiê, Nhiliakòvô và, nếu có thể, đến tận trạm máy kéo Prôtôpôpôvô dán truyền đơn gửi cho nhân dân lên các nhà dân và các hàng rào. Đi về mất hai mươi lăm cây số qua đồng cỏ vắng, nơi mà gặp trường hợp cần thiết họ có thể dễ dàng ẩn nấp.

        Nhiệm vụ của họ dễ dàng hơn của Xtrenbixki và Xviriđôp. Nhưng Xtrenbixki biết rõ ngoại ô và Tulyakôp nắm chắc các làng. Hơn nữa, Tulyakôp còn hy vọng tìm được ở Khôlôtnaia Banka những người của mình còn để ở lại sau lưng địch và sẽ đưa họ về hầm mộ.

        Đèn bão đi khuất, cái trước cái sau, ở chỗ ngoặt đường ngầm. Hai toán chỉ có thể trở về trước năm hoặc sáu giờ sáng. Và thế là bắt đầu một thời gian chờ đợi lặng lẽ, căng thẳng. Đêm ấy, trong trại, không ai ngủ cả. Mọi người đều lặng lẽ ngồi đợi trên giường. Tất cả đèn đóm tắt hết, để tiết kiệm chất đốt. Chỉ ở « góc đỏ » ngọn đèn công tác nhỏ cháy leo lét. Secnôivanenkô ngồi bên cạnh, mắt lim dim, tay để trên bàn đá, đang suy nghĩ. Hiện nay mặt trận ở đâu? Trên thành phố và trong quận, tình hình ra sao? Không biết gì cả và không thể làm gì, nếu không nắm được tình hình. Thiếu hẳn liên hệ với bên ngoài. Điện đài vẫn chưa đặt. Cần phải giăng ăng-ten lên mặt đất, nhưng đó là điều không thể làm trước khi nắm được tình hình ở Uxatôvô. Cho đến lúc đó, vẫn phải kiên nhẫn chờ đợi. Nhưng bản tính của Secnôivanenkô lại không muốn thế.

        Lúc này đã cử người đi dán truyền đơn rồi, ông sốt ruột đợi họ trở về. Có nhiều việc tùy thuộc vào những tin tức họ sắp mang về. Về mặt này ông hy vọng nhiều ở Xtrenbixki và Xviriđôp. Họ biết được gì giữa ban đêm, trong điều kiện giới nghiêm ở lân cận đường sắt chắc chắn đã bị canh gác chặt chẽ? Kinh nghiệm công tác cách mạng bí mật cho biết là trong những điêu kiện như vậy, nhất là trong lần xuất kích đầu tiên, không thể nói chuyện với nhiều người, cũng không thể lượm được ở họ một tin tức gì thiết thực, ông đặt hy vọng nhiều hơn vào Tulyakôp. Có lẽ cùng với Xecghêiep, anh ấy có thể đột nhập vào nhà dân, nói chuyện với họ, nhất là chắc anh sẽ đưa được những người du kích của anh về, và qua họ có thể rút ra được nhiều điều quí báu cho công tác sau này.

        Secnôivanenkô cũng cân nhắc đến những trọng trách của ông trước Đảng và nhân dân, cũng như trước những người cùng xuống hầm mộ với ông. ông không sợ chết. Nhưng ông không được chết, ông phải sống, lãnh đạo cuộc đấu tranh, gây mọi trở ngại cho bọn địch đang chiếm đóng tổ quốc ông, tổ quốc xô-viết thân yêu và thiêng liêng của ông. Ông phải thắng. Đó là yêu cầu của Đảng. Nhưng chiến đấu và chiến thắng, đó là cả một nghệ thuật lớn. Ở đây, sẵn sàng hy sinh không có tác dụng gì lớn. Phải có kinh nghiệm, tính ngoan cường, một bộ óc không nhầm lẫn và sáng suốt, một ý chí sắt đá.

        Secnôivanenkô lấy trong tủ sắt ra một quyển vở chép những đoạn tác phẩm của Lênin, đeo kính và vùi đầu vào đọc. Ông đọc từ từ, cân nhắc từng chữ, suy nghĩ từng câu.

        Khi ông nhìn đồng hồ thì đã mười một giờ mười lăm. Nhưng dù thế nào cho đến sáng, cũng còn cả một thời gian vô tận.

        Ông lại đọc.

        Ở phía trên chỗ lá mía, da trán ông nhăn lại. Trước mặt ông, trên bàn đá, bên cạnh lọ mực, bức ảnh Lênin khi ở Gorki, lồng trong một cái khung lớn màu đỏ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 05:00:41 pm »

        
55

        Đêm đó, Secnôivanenkô đi ra cửa « Con Dím » nhiều lần. Trước cửa, ở bên ngoài, giữa những đám dại khô, có hai chiến sĩ thuộc toán Tulyakôp đang ôm súng nằm quan sát chung quanh.

        — Thế nào, vẫn khỏe chứ, các chú?

        — Dạ không đến nỗi, đồng chí bí thư ạ.

        — Hẳn có gì nên mãi các đồng chi chúng ta vẫn chưa về.

        — Chắc họ chưa làm xong công tác đó thôi.

        — Lẽ ra, họ về rồi mới phải.

        — Còn sớm lắm, đồng chí bí thư ạ. Từ đấy, họ không thể về đến đây trước sáu giờ sáng.

        — Thôi được, nói chung có tình hình gì không ?

        — Không có gì thật đặc biệt, đồng chí bí thư ạ. Cách đây bốn phút, có một chiếc máy bay bay qua. Thế là chúng đã bắn một trận không thể tưởng tượng được, làm tất cả chung quanh đều ngập mảnh đạn. Chúc sức khỏe đồng chí đấy. Chắc chắn đó là máy bay của ta. Chúng có một cụm cao xạ đặt ở đàng kia, sau Uxatôvô. Trời, chúng khiếp sợ bộ đội nhảy dù của ta lắm! Nghe có tiếng động nhỏ là chúng bắn như đổ đạn để chẳng làm quái gì hết.

        — Còn gì nữa?

        — Báo cáo đồng chí bí thư, không còn gì hơn. Cách đây một tiếng rưỡi, văng vẳng có tiếng kèn trận của chúng. Không biết là ở Uxatôvô hay ở Kholôtnaia Banka vì gió quá. Trên đường Hatji-Bây, suốt đêm xe tải chạy rầm rập, xe tăng rú liên hồi. Về phía Nhiliakôvô, thỉnh thoảng nghe có tiếng xe lửa chạy.

        — Các chú không thấy ai trên thảo nguyên à?

        — Dạ tối lắm. Không nhìn thấy gì cả.

        Secnôivanenkô nhìn một lúc vào bóng tối dày đặc của đêm mùa thu ẩm ướt và lạnh lẽo, rồi quay trở về theo những hành lang vô tận của hầm mộ, đi qua ngọn đèn này rồi ngọn đèn khác đến tận « góc đỏ ». Một lần nữa, ông ngồi xuống suy nghĩ, thỉnh thoảng lại xem đồng hồ. Rạng đông, ông xách đèn bão đi quanh ngôi nhà hầm của mình, xem xét các hang động. Không ai ngủ cả. Xviatôxlap và Ximban đang chữa điện đài dưới ánh sáng  tù mù của một ngọn đèn nhỏ.

        — Các đồng chí không ngủ à?

        — Chúng tôi đang cố tìm hiểu tại sao điện đài không chạy.

        — Thế nào, không chạy sao? — Secnôivanenkô kêu lên và lo lắng nhìn Ximban — Tại sao ?

        — Có thể là ắc-quy hết điện hay cháy bóng.

        — Ăc-quy vẫn tốt — Xviatôxlap nói.

        — Thế thì tại đèn.

        — Đèn dự trữ đâu — Secnôivanenkô hỏi.

        — Chúng tôi vừa lắp xong.

        — Nội sáng nay, tất cả phải chữa xong. Đồng chí bí thư nói rất nghiêm khắc. — Tôi cần liên lạc.

        Ông bỏ đi ra, nhưng lại quay lại.

        — Tôi cần liên lạc — ông nhắc lại và nhìn, vẻ lo lắng, qua vai Xviatôxlap, vào chiếc máy thu thanh đang mở. —  Có liên lạc mới nắm được tình hình. Liên lạc, chỉ có thế thôi. Nếu không nắm được tình hình, tôi sẽ như người cụt tay — Các đồng chí hãy nhớ lấy...

        — Xin tuân lệnh đồng chí bí thư. — Ximban nói to. Nhưng nhìn thấy vẻ nghiêm nghị của Secnôivanenkô, anh cắn môi im bặt.

        Rồi Secnôivanenkô đi sang chỗ chị em phụ nữ. Họ đang ngồi nói chuyên rì rầm trong bóng tối.

        Ông chiếu đèn vào chỗ họ.

        — Tại sao các chị không ngủ?

        — Chúng cháu ngủ cả rồi — Pêchya nói; một mình giữa « khu nam giới », chú sợ, nên các cô đã tạm thời đưa chú về chỗ họ.

        Secnôivanenkô xoa tay lên đầu tóc rối bù đầy bụi từ lâu không cắt của chú, ôm lấy chú và xoay mặt chú vào tường, rồi phủ chiếc áo ca-pốt lên.

        — Matriôna — ông nói — cần chú ý cho các em đi ngủ đúng giờ quy định. — ông bước tới gần Liđya Ivanôpna và bình thản nhìn chị qua đôi kính trắng. —  Còn đồng chí Anghêliđi nữa, tại sao đồng chí không ngủ. Cứ nghỉ ngơi khi tình thế còn cho phép chứ. Chúc các đồng chí ngủ ngon.

        Ông định nói: «Chúc các anh các chị ngủ ngon! Chúc các bạn ngủ ngon. » Nhưng ông không nói gì nữa. Họ đã lên nằm trên giường đá, lấy măng-tô và chăn đắp lên người, chân còn mang cả giày co lại, làm bộ như đã ngủ thật cả rồi. Ông đi ra.

        Đến bảy giờ sáng, một vệt ánh sáng mờ mờ xuất hiện trong đường hầm. Toán thứ nhất đã về: Xtrenbixki và Xviriđôp — cả hai người đều phấn khởi và im lặng, mệt lả, người đầy bùn đen dày cộp, áo khoác ướt sũng nước mưa và sương mù.

        Xtrenbixki bảo cáo tóm tắt với Secnôivanenkô. Tất nhiên họ không nắm được gì thiết thực về tình hình trên thành phố. Nhưng họ cũng lượm lặt được một số chi tiết đáng chú ý. Khi dán một tờ truyền đơn lên nhà người gác chắn, trong phạm vi bốt gác số 2, Xtrenbixki thấy có một tờ dán ở đấy rồi. Anh không dám bấm đèn, nhưng cũng nhận ra một hình búa liềm vẽ bằng mực đen trên một tờ giấy học sinh, với những chữ viết hoa: « Đả đảo bọn phát-xít xâm lược!» Từ đó có thể suy ra là đã có những người đứng lên bắt đầu cuộc đấu tranh bí mật. Có thể tờ truyền đơn đó là của một cá nhân không có tổ chức viết ra và dán lên. Secnôivanenkô qua kinh nghiệm biết có nhiều trường hợp như thế. Nhưng điều đó không làm thay đổi ý nghĩa của sự việc. Sự việc ấy dù thế nào cũng có tầm quan trọng của nó, vì nó nói lên tinh thần của nhân dân. Hơn nữa Xtrenbixki còn cho biết ở vùng Cối xay Xa, trong phố Môitxenkô, họ đã nhìn thấy hai chiếc xe tải mui trần chằng xích sắt, lại có nhiều mô-tô gắn súng đi kèm, chắc là chở những người bị bắt: Ngoài ra không còn gì đảng chú ý nữa. Hơn nữa, lúc đó Xtrenbixki và Xviriđôp đang nằm dưới một cái hố và hai chiếc xe tải chạy qua rất nhanh, Secnôivanenkô biết trong khu công nhân, các vụ bắt bớ hàng loạt đã bắt đầu. Ông ghi nhớ điều đó, coi như một hiện tượng nhân dân đứng lên đấu tranh với địch. Không có một bóng người. Cửa sổ các nhà tối om. Đâu đâu cũng gặp những toán tuần tra. Nhiều lắm, đâu đó có cao pháo bắn lên. Secnôivanenkó không nắm được gì thêm. Phải đợi Tulyakôp về.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 05:02:12 pm »


        Một giờ sau, Tulyakôp về với Xecghêiep, và hai người báo cáo. Secnôivanenkô đã không nhầm. Những tin tức Xêrafim Ivanôvich cho biết quan trọng đến đỗi Secnôivanenkô tập họp ngay mọi người lại cùng nghe.

        Không kịp cởi chiếc áo bẩn, Tulyakôp rửa mặt qua loa, lau tay, ngồi vào bàn, im lặng tập trung tư tưởng một lúc, roi nói:

        — Hai toán chiến đấu chúng tôi — toán của tôi và toán của Xtrenbixki — như các đồng chí đã biết, cùng đi lên mặt đất ở cửa «con Dím», lúc 19 giờ 10 phút, giờ Mạc-tư-khoa. Tôi nói « giờ Mạc-tư-khoa » vì bọn chiếm đóng đã vặn đồng hồ nhanh lên một tiếng. — Tulyakôp mỉm cười chua chát nhưng thôi ngay, nhăn mặt lại. —  Chúng bắt nhân dân xô-viết phải theo giờ giấc của chúng.

        — Chúng vội mà — Ximban nhận xét.

        — Phải, chúng vội. — Tulyakôp điềm đạm nói. —  Nhưng không phải không nên tính tới sự khác nhau về giờ giấc đó sau này. Trận xuất kích lên mặt đất của chúng tôi, như người ta nói, đã được tiến hành rất bình thường. Toán yểm hộ đã cho chủng tôi biết tình hình khi còn cách địa điểm năm trăm mét. Tất cả đều trôi chảy. Như vậy là chúng tôi đã cùng nhau hành quân đến tận chỗ rẽ của con đường mòn gần làng Nêrubaixkôiê, và từ đấy chúng tôi chia nhau tiến về các ngả. Đây là chỗ ngã ba đó.—Tulỵakôp tiến sát lại bản đồ và lấy bút chì chỉ. — Từ đó Xtrenbixki và Xviriđôp đi thẳng về phía nam, còn Xecghêiep và tôi, chúng tôi vòng về phía Khôlôtnaia Banka và về phía bên kia, theo hành trình đã định, về phía đông bắc. Chúng tôi đi người nọ cách người kia khoảng hai mươi, hai nhăm mét để gặp trường hợp cần thiết có thế nổ súng. Tôi trình bày tất cả những chi tiết này tỉ mỉ như thế là để kinh nghiệm trận xuất kích của chúng tôi có thể sử dụng được cho sau này.

        — Dù sao, có lẽ cũng nên báo cáo gọn gọn hơn một tí. — Secnôivanenkô sốt ruột nói.

        — Hơn nữa chúng tôi không được bắn chi viện cho nhau — Xecghêiep nhanh nhảu nhắc — vì thảo nguyên vắng tanh và tối om, không nhìn thấy gì hết. Nói chung tất cả đều trôi chảy.

        — Tất nhiên, nếu không kể cuộc gặp gỡ với một toán tuần tiễu dân vệ Rumani. — Tulyakôp nói thêm —  Chúng đã nổ súng vào chúng tôi, ở chỗ cửa con mương nhỏ ngay gần bên bờ đầm nước mặn Hatji-Bây, gần gần ở đây — Anh chỉ lên bản đồ. — Nhưng không kết quả, vì chúng tôi đã nấp trước vào những chỗ mấp mô của địa hình. Sau đó chúng tôi bỏ đi xa hơn, không gặp trở ngại gì và không phải nổ súng.

        — Và không biết vì lẽ gì, chúng không quyết tâm đuổi theo chúng tôi — Xecghêiep thêm — hay chắc chắn hơn chúng đã mất hút chúng tôi.

        — Các đồng chí đã dán thư gửi cho nông trang viên và lời kêu gọi của Ban chấp hành quận rồi chứ ?

        — Đã dán đầy đủ.

        — Ở đâu?

        — Trên tường các kho lúa mì, trên các giếng nước, ở các cột dây thẻp.

        — Tốt — Secnôivanenkô ghi vào sổ tay.

        — Bây giờ tôi báo cáo sang phần tình hình mà trong quá trình hành động chúng tôi đã nắm được.

        Tulyakôp lại gần cái xô và uống nước.

        — Nào tình hình, báo cáo đi, tình hình! — Secnôivanenkô sốt ruột thốt lên, tay lật những trang giấy đặt trên bàn. — Chúng tôi đã đun nước chè cho các đồng chí.

        Tulyakôp lấy tay lau ria mép, trở về chỗ và tiếp tục :

        — Gần Khôlôtnaia Banka, trên thảo nguyên, tại một địa điểm định trước, chúng tôi đã gặp một bộ phận những chiến sĩ tôi cài lại ở hậu địch. Họ đã sát nhập vào phân đội của tôi và hiện giờ đã có mặt trong hầm mộ. Nhưng tôi không để họ vào theo cửa « Con Dím », và đã tìm cho họ một lối vào gần Khôlôtnaia Banka hơn, Sau này, tôi sẽ báo cáo với đồng chí tại sao tôi đã quyết định như vậy... Các chiến sĩ của tôi đã kể lại quang cảnh trên đó. Trong báo cáo của tôi, tôi sẽ chỉ nói với đồng chí những điều thật chắc chắn và đã được xác minh. Khu vực mặt trận gần chúng ta nhất là ở Krưm, trước Pêrêkôp ; từ đấy địch rất muốn tiến tới Xèvaxtôpôn. Những trận chiến đấu phòng ngự ác liệt đang diễn ra ở đấy. Do đó chúng ta có thể ước lượng được là chúng ta đang ở rất sâu trong hậu địch, và chúng ta không thể tính tới chuyện liên lạc được với các đơn vị Hồng quân. Đấy, tình hình mặt trận là như vậy. Đó là một điều. Về tình hình và tinh thần của nhân dân các làng ở hậu địch, theo tôi thì đại khái như thế này. Đại bộ phận ở các làng đều có đồn binh Rumani và Đức chiếm đóng. Tuy vậy tôi đã lọt được vào nhiều nhà, nói chuyện với nhân dân và, báo cáo các đồng chí, điểm nổi bật nhất và trước tiên tổ chức chúng ta phải quan tâm đặc biệt... — Tulyakôp ngừng lại và nhìn thẳng vào mặt Secnôivanenkô như đòi hỏi. — Bọn phát-xít ngấm ngầm tuyên truyền trong nhân dân là Mạc-tư-khoa đã thất thủ, Hồng quân đã bị đánh bại và thực tế không còn nữa, ngày một ngày hai, chính quyền xô-viết sẽ bị quét sạch hoàn toàn và vĩnh viễn, cho nên mọi sự chống cự đều vô ích. Đấy, tình hình là thế đấy, các đồng chí! Những người mà tôi gặp được, họ không hiểu ra sao nữa. Chúng ta có trách nhiệm — Tulyakôp nói, — vẫn nhìn thẳng Secnôivanenkô — trong một thời gian ngắn nhất và với biện pháp kiên quyết nhất, phải làm cho nhân dân biết là Đảng và chính quyền xô-viết vẫn tồn tại trên đất nước xô viết tạm thời bị phát-xít xâm chiếm, Trước tiên, chúng ta phải tổ chức phổ biến thường xuyên tin tức của Thông tấn xã xô-viết cho nhân dân nắm được tình hình thực tế. Không thế tình hình sẽ chả ra thế nào nữa.

        — Đúng thế — Secnôivanenkô nói và tiếp tục ghi nhanh vào sổ tay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2020, 05:27:25 am »


        Tulyakôp cởi khuy cổ áo va-rơ ra rồi lấy mùi-soa lau cổ. Mặt anh bừng bừng, anh thấy nóng ran, anh đứng dậy và đi về phía cái xô định uống nước, nhưng lại không uống. Anh móc trong túi áo ra một mảnh giấy đã nhàu nát và vứt lên bàn.

        — Tòi đề nghị đồng chí cho đọc.

        Secnôivanenkô cầm lấy tờ giấy, mang kính vào rồi đọc to:

        — «Hỡi công dân thành phố Ôđetxa và các vùng lân cận, tôi khuyên các người đừng có những hành động cừu địch đối với quân đội và công chức sẽ cai trị thành phố của các người. Hãy tố giác những kẻ nhận nhiệm vụ khủng bố, bọn gián điệp, bọn phá hoại hoặc những người tàng trữ vũ khí. Hãy chú ý và tuân thủ các mệnh lệnh của cơ quan chỉ huy quân sự và dân sự. Tôi có bổn phận báo để các người đề phòng. Người nào không chấp hành hoặc sẽ không chấp hành những mệnh lệnh nhận được từ trước đến nay hoặc những mệnh lệnh sau này sẽ bị bắn tại chỗ. Chuẩn tướng chỉ huy quân đoàn Uakôbixi, Tư lệnh trưởng N. Takaranu.

        — Để kèm vào biên bản — Secnôivanenkô nói và với tay qua vai đưa tờ giấy cho Liđya Ivanôpna.

        — Tôi tiếp tục — Tulyakôp nói, thít mạnh thắt lưng. —  Qua câu chuyện với mọi người, tôi biết bọn chiếm đóng đã bắt đầu cướp lương thực. Ta đã không phá hết được các kho dự trữ. Ví dụ ở trạm máy kéo Prôtôpôpôvô còn lại hai nghìn pút lúa mì dự trữ, ba mươi hai tấn lúa mì. Các đồng chí thử tưởng tượng — Tulyakôp mặt đỏ bừng và một nếp nhăn hằn trên trán. — Hồng quân thì đang chiến đấu với quân Đức ở Pêrêkôp, đương đầu với cái chết, thế mà trong lúc đó bọn Đức lại cướp lúa mì xô-viết. Đó là một điều hổ thẹn các đồng chí ạ, một điều sỉ nhục, một sự phản bội.

        Tulyakôp bực bội và nói nhanh quá làm cho Liđya lvanôpna, người làm biên bản cuộc họp, phải cố gắng lắm mới viết kịp.

        — Đáng tiếc, trạm Prôtôpôpỏvô lại do một đơn vị khá quan trọng chiếm giữ nên các chiến sĩ của tôi không làm gì được. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải sửa chữa điều đó. Phải, chúng ta phải làm! Tôi yêu cầu Ban chấp hành phải có quyết định ngay lập tức. Sang chuyện khác. Theo một nguồn tin chắc chắn, chính tôi biết tin tên chỉ huy Ôđetxa rất chú ý đến hầm mộ của thành phố này. Có thể không phải đúng là hầm mộ Uxatôvô. Như các đồng chi đã biết, các hầm mộ chiếm hết cả khu vực dưới đất của thành phố Ôđetxa. Nhưng bất cứ trường hợp nào, cũng cần phải cẩn thận và tăng cường canh gác ở các cửa ra vào. Vì thế, tôi đã quyết định dẫn các chiến sĩ của tôi vào cửa Khồlòtnaia Banka để khỏi vô ý làm lộ cửa chính, cửa « Con Dím ». Tôi báo cáo hết. Đề nghị các đồng chi cho ý kiến.

        — Chúng ta sẽ không thảo luận — Secnôivanenkô nói sau một thoáng suy nghĩ. — Chúng ta sang ngay phần nghị quyết. Thứ nhất, viết đi đồng chí Anghêliđi, xem nhiệm vụ Ban chấp hành giao cho các đồng chí Xtrenbixki, Tulyakôp, Xviriđôp và Xecgliêiep như đã được triệt để hoàn thành. Thứ hai, nhất trí với những kiến nghị của đồng chí Tulyakôp. Điểm a) Trong thời gian tới cần phải tổ chức nhận và ghi chép các bản tin của Thông tấn xã xô-viết. Vì mục đích ấy, cần phải chăng ăng-ten lên mặt đất và mắc các bình ắc-quy vào. Phải sao bản tin thành nhiều bản bang máy chữ, chép tay thật dễ đọc và rõ ràng để dán ở các làng dọc theo đường sắt, ít nhát mỗi tuần hai lần. Điểm b) Phải tổ chức ngay một cuộc xuất kích để thanh toán những kho dự trữ lúa mì ở trạm máy kéo Prôtôpôpôvô. Để làm việc đó, một toán chiến đấu sẽ được tổ chức gốm Secnôivanenkô, Tulyakôp và Xtrenbixki. Điểm c) Ngoài bộ phận cảnh giới thường lệ, chúng ta phải đặt ở cửa « Con Dím » một trạm gác thường trực do một trong những ủy viên Thường vụ phụ trách. Người nào, sẽ quyết định sau. Hết. Còn đối với lời cảnh cáo của ngài chỉ huy quân đội chiếm đóng về việc bắn tại chỗ những người xô-viết —  Secnôivanenkô nói, mắt nheo lại — thì không có gì mới đối với chúng ta. Chúng ta không chờ đợi gì hơn ở bọn bẩn thỉu ấy. Đối với những mệnh lệnh như vậy, bắt buộc chỉ có một cách trả lời. Các đồng chí còn nhớ lời Lênin nói về sự xâm lược của bọn can thiệp chứ? Người nói, nếu chúng ta định giác ngộ quân đội chúng, bọn đã được tập hợp lại vì lòng tham lam quốc tế và đã trở nên tàn ác vì chiến tranh, bằng lời nói, bằng giải thích, bằng một phương pháp khác phương pháp đấu tranh vũ trang, thì chúng ta sẽ không thể nào đứng vững được hai tháng, chúng ta sẽ là đồ ngốc. Đấy, Lênin đã dạy chúng ta như vậy. Và chúng ta đã hành động một cách lêninit. Hết. Tôi đề nghị những người hiện nay không có công tác, cũng không phải phiên gác, hãy đi ngủ... Đồng chí Ximban — Secnôlvanenkô hét lên.

        Trong đường hành lang ngầm, như dọc theo một hàng quân trong chiến đấu, tiếng gọi chuyền từ người này sang người khác. « Đồng chi Ximban đến gặp đồng chí bí thư thứ nhất», « Liôna, kìa đồng chí Secnôivanenkô gọi », « Liônya đến « góc đỏ » nhanh lên ».

        Xốc lại áo va-rơ, Ximban đi đến trước bàn đồng chí bí thư thứ nhất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2020, 05:29:16 am »


       
56

        — Cái đài thế nào rồi? Đã chưa được chưa? Phải cho nó chạy gấp lên chứ. Nhân dân đang đòi hỏi chúng ta phải cung cấp tin tức cho họ. Báo cáo đi !

        Lêônit Ximban im lặng. Secnôivanenkô ngẩng phắt đầu lên nhìn anh. Vẻ mặt anh thường ngày vốn phấn khởi, sảng sủa là thế, mà nay Secnôivanenkô chợt thấy nó sững sờ xám xịt như một cái mặt nạ.

        — Thế nào ?

        Ximban vẫn im lặng. Hai cánh tay dài ngoằng đặt trên nẹp quân run run. Trong óc Secnôivanenkô nẩy ra một mối hoài nghi ghê gớm.

        — Có chuyện gì thế ?

        — Tôi xin phép báo cáo... — Ximban bắt đầu, môi mấp máy một cách khó nhọc.

        Nhưng Secnôivanenkô cắt ngang:

        — Tôi hỏi có chuyện gì ? Không dài dòng ! — ông thét lên.

        — Đài không chạy, đồng chí bí thư ạ — Ximban nói, giọng khản đặc.

        Secnôivanenkô nhảy bổ vào một cái ngách, ở đó, trong một cái khám tự nhiên của vách hầm, trên một phiến đá, có để một máy thu thanh bảy đèn mới tinh không có nắp sau, nhãn hiệu « Kommanđô » sản xuất ở Vinniuyt. Cạnh máy thu thanh, giữa những bình ắc-quy ô-tô và bóng radio để ngay ngắn trên một miếng vải, Xviatôxlap đang ngồi, tay cầm một cái tuôc-nơ-vít. Nhìn thấy đồng chí bí thư thứ nhất, anh đứng phắt dậy và, cố để khỏi đụng đầu vào trần hàm, anh đứng thẳng người lên.

        — Tại sao điện đài không chạy? Có phải tại bình ắc-quy không?

        — Không phải, đồng chí bí thư ạ, các bình ắc-quy đều chạy bình thường. Tôi vừa kiểm tra xong. Bốn bóng đèn không đỏ. Chắc đã bị hỏng dọc đường, khi di chuyển.

        — Còn dự trữ?

        — Dự trữ ? Dạ cũng bị vỡ.

        Secnôivanenkô từ từ quay lại phía Ximban đang lặng lẽ theo dõi ông và thở ra vẻ khó nhọc.

        — Thường vụ Ban chấp hành khu đã giao cho anh trách nhiệm di chuyển máy móc — Secnôivanenkô nói khẽ — và anh phải bảo đảm bằng cái đầu của anh !

        Ximban mặt tái mét:

        — Thưa đồng chí bí thư, xin lỗi, tôi không phủ nhận trách nhiệm của tôi. Nhưng đồng chí biết đấy, chúng ta đã đi trên một con đường như thế nào rồi. Đường thì đầy những khe rãnh, hố bom khắp nơi... mà trời thì tối thế! Chẳng nhìn thầy gì hết. Xe chạy lại không có đèn. Thật chẳng có gì lạ. Đôi lúc xe lắc khủng khiếp đến nỗi tưởng đồ đạc sẽ tan vỡ tất cả thế mà đến nơi còn nguyên vẹn, đó mới là điều kỳ lạ.

        — Tôi sẽ xử bắn anh !

        Thấy mình đang nổi cơn thịnh nộ có thể phạm những sai lầm khó gỡ, và cũng qua kinh nghiệm, biết nếu cố gắng kìm giữ thì có thể tự chủ được, Secnôivanenkô bắt đầu xét tìm tất cả các lý do có thể giảm nhẹ tội cho Ximban. Tai họa cho Ximban, nếu ông không tìm thấy! Nhưng may thay, các lý do đều xác đáng. Bản thân ông cũng thấy chiếc máy thu thanh và các bóng đèn đã được đóng gói cẩn thận trong những tấm chăn, nhưng con đường đầy hố bom và hầm hố, quả là khủng khiếp. Không, Liônya không có lỗi. Đó là một tai nạn, một trường hợp bất ngờ. Nhưng những lý do đó vẫn không làm cho tình hình sáng sủa hơn. Đó là một tai họa ghê gớm đối với hoạt động chủ yếu của Ban chấp hành. Tìm được bóng đèn mới, là một điều khó khăn quá... Máu dâng bừng bừng, ông giận sôi lên, đến đỗi không còn nhìn thấy gì nữa.

        — Phải có bóng đèn — ông hét to và không nhận ra tiếng mình nữa. Nhưng ông lại kìm lại được và quay trở về « góc đỏ ».

        — Sẽ có bóng đèn, thưa đồng chí bí thư, nhất định sẽ có — Ximban nhắc lại, đi theo Secnôivanenkô và cố nhìn thẳng vào ông. — Nếu tôi không tìm được bóng đèn thì xin cứ áp tôi vào tường mà bắn. Cho tôi được đái tội lập công. Tôi sẽ đi khắp thành phố, khắp các chợ, các nhà máy, tôi sẽ đến các tư gia. Sẽ có bóng đèn. Trên tinh thần người cộng sản, tôi xin hứa!

        — Đồng chí đã hiểu tầm quan trọng của những cái bóng đèn khốn nạn ấy trong hoàn cảnh này rồi chứ? — Secnôivanenkô nói, gần như thất vọng.

        Ximban ngồi sụp xuống một phiến đá và gục đầu lên bàn. Thật là lạ lùng, một con người khỏe mạnh, gan dạ, vui vẻ là thể mà khóc được. Anh khóc như một đứa trẻ, nước mắt nén lại cứ chảy xuống ròng ròng; anh lấy lay quệt hai má, nghẹn ngào hổn hển.

        — Ồ, anh ! sao lại mềm như bún thế! — Secnôivanenkô lẩm bẩm, quay mặt đi.

        Ông không chịu được khi thấy ai khóc, ông hay cáu nhưng không giận lâu. Giờ đây, ông đã bình tĩnh lại và ý nghĩ hướng vào việc tìm biện pháp giải quyết: làm sao tìm được bóng đèn. Không có cách nào khác ngoài việc cử người lên thành phố. Ximban hoàn toàn có đầy đủ tư cách để làm việc đó. Bất kể bằng giả nào, nhất thiết cũng phải tìm cho được bóng đèn ! Đó là một điều hết sức mạo hiểm, giữa ban ngày đi lên thành phố trong khi không nắm được tình hình, không có giấy tờ. Nhưng Secnôivanenkô thấy không còn lối thoát nào khác.

        Không biết chắc chắn trên thành phố hiện đang lưu hành thứ tiền gì : đồng mác Đức, đồng lây Rumani, hay là đồng rúp xô-viết. Secnôivanenkô lấy trong két ra năm trăm rúp xô-viết và một đồng vàng năm rúp. Ông đưa cho Ximban, sau khi đã bắt anh ký nhận vào biên lai số tiền đó để mua bóng đèn cho máy thu thanh hiệu « Kommanđô », sản xuất ở Vinniuyt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2020, 05:31:33 am »


        Ximban được nhận một cái áo ba-đờ-xuy mới toanh, một cái mũ, một đôi ủng cao su lấy ở trong kho dự trữ đặc biệt dành cho những lần xuất kích lên thành phố. Anh bóc lớp bụi bám chặt ở các lỗ chân lông trên da mặt, cạo râu, đánh phấn và sau khi đã biến thành « một thanh niên đàng hoàng như ai », mặc dù đáng dấp hơi có vẻ tiểu tư sản, anh ra đi vào lúc bảy giờ theo cửa « Con Dím». Đến bên kia những vườn rau làng Uxa- tôvô, anh rẽ qua đường Hatji-Bây.

        Ngày hôm sau, mãi tận khuya, Ximban mới về, giữa lúc mọi người đã bắt đầu lo lắng bồn chồn cho số phận của anh. Anh đi vào với chiếc mũ dạ cụp, ướt sũng, đôi mắt đó ngầu quắc lên dữ tợn. Anh nhanh nhẹn mở khuy chiếc áo ba-đờ-xuy mới toanh nhưng đã bị lấm bùn Uxatôvô, và bằng cái vẻ đắc thắng ngầm, anh từ từ móc trong túi áo ra mấy bóng đèn radio. Đồng thời, anh huyên thuyên tả lại quang cảnh ở thành phố. Anh tràn đầy cảm xúc và có vẻ tức giận nữa.

        — Một sự việc khủng khiếp ! Cháy nhà trong một trại điên. Giữa lòng thành phố, ở quảng trường nhà thờ, có một lũ mặc áo da dê khóa rút sáng loáng, mang máy quay phim chạy lăng xăng, quay phim thời sự. Từ những ô-tô đậu ở các ngã tư vẳng ra những âm thanh dồn dập của nhạc jaz Buearet, và một thằng chó chết nào đó phát thanh bằng tiếng Nga những « bản thông cáo» của Đại Bản doanh Quốc trưởng. Nóí qua mà nghe, cũng là một quang cảnh hay hay.

        — Khoan đã — Secnôivanenkô cắt ngang. — Ở phố Ribat có các cửa hàng đồ cũ phải không ?

        Liônya ngạc nhiên nhìn ông.

        — Những cửa hàng đồ cũ à? Xúc không hết! Tại sao?

        — Thế trong toà nhà Vane, anh có thấy cửa hàng nào không?

        — Có chứ, cửa hàng của một anh chàng Jorjơ nào đó. Dạ sao kia chứ?

        — Viết như thế này phải không : « Jorjơ ».

        — Viết như thế đấy «Jorjơ». Cười chết được! Một tên Kôletnisuc nào đó, chú nhân.

        — Viết đúng như thế sao ?

        — Viết toàn bằng chừ hoa « Kôletnisuc, chủ nhân ». Dạ, sao kia chứ?

        Secnôivanenkô mỉm cười:

        — Chẳng sao cả. Tòi hỏi để biết quang cảnh chung thôi.

        — Quang cảnh chung thì thật là khủng khiếp! Tôi có thể liếp tục chứ ạ?

        — Tiếp tục đi, nhưng gọn gọn một tí.

        — Hai chữ thôi. Nhập khẩu ! Thật là một cảnh hết sức nhộn nhịp! Một cái chợ giời cỡ thế giới! Anh có thể  mua và bán đủ thứ trên đời, từ cái đồng hồ đeo tay đến chiếc xe tải quân sự. Không biết đã xuất hiện ỏ đâu ra bọn buôn lậu từ trước nạn hồng thủy. Tiếng om sòm tiếng la hét, tiếng chửi rủa, một bức họa xứng với tài nghệ của Aivazôpxki1 ! Mặc dù bị cấm triệt để, vẫn có một dẫy bán đủ mọi thứ phụ tùng radio. Từng chồng máy thu thanh của tất cả các nhà máy, tất cả các nhãn hiệu. Đầy ắp những máy «Têlêfunken»! Tôi, dĩ nhiên là không hoang mang, tôi đã sục sạo nhặt nhạnh được ở nơi này nơi khác tất cả những thứ cần thiết. Và tất cả, với ba trăm năm mươi rúp bằng tiền xô viết. Tôi nhét tất vào túi áo trong như một người có học, một nhà tri thức, và khi tôi sắp sửa nhô neo thì sau lưng tôi có tiếng hét của một tên cảnh sát, người mình, ăn mặc thường phục. Được, thằng chó, ngày một ngày hai, gặp nó, tôi sẽ cho nó biết! Tôi nghe nó gọi: « Đứng lại! Bắt lấy nó ! Nó vừa mua bóng đèn radio ! » Nhưng dãy tường của nghĩa trang công giáo thứ nhất đã ở ngay bên cạnh. Chắc chắn tôi có thể lại làm vỡ cái bóng đèn một lần nữa, nhưng dù thế nào tòi cũng phải đu lộn người và nhảy vọt qua bức tường xuống bãi tha ma. Và khi đã ở đấy rồi thì xin chào ! Tôi biểu diễn một cuộc chạy đua vượt chướng ngại vật. Trong khi chúng đang leo tường, lúng túng giữa những tấm mộ chí và bao vây bãi tha ma thì tôi đã ở phía bên kia Sumka rồi. Tôi ở lại đấy hai mươi bốn giờ liền trong cái hầm của một gia đình người quen và đêm đến, nhân lúc mát trời, tôi chạy đến Krivaia Banka và từ đấy đến Uxatôvô... Hết.

        — Tóm lại đồng chí Liônya đã nói hết. — Secnôivanenkô nhận xét và dang tay ra ý bình phẩm.

        — Có ai còn vấn đề gì hỏi nữa, xin hỏi.

        — Không còn gì nữa.

        — Thế thì cho phép tôi xem lại bóng đèn.

        Cùng Xviatôxlap, Lêônit Ximban lắp bóng đèn vào máy và nối với ắc-quy. Dòng điện chạy qua. Bây giờ muốn cho máy chạy, chỉ còn việc đưa ăng-ten lên mặt đất. Việc đó không có gì khó khăn về mặt kỹ thuật nếu có dây. Dây thì có, nhưng không đủ dài để kéo từ doanh trại đến tận cửa « Con Dím». Do đó phải quyết định mang máy thu thanh lại thật sát cửa để đủ dây kéo.

        Sau khi thấy cái bóng đèn còn nguyên vẹn và báo cáo với đồng chí bí thư rồi, Ximban dùng giọng công tác bình thường báo cáo cho ông biết những điều chú yếu lượm lặt được trong thời gian lên thành phố.

         Từ những câu chuyện trao đổi với mọi tầng lớp và với gia đình người quen ở Xakhalinsuc, anh đã nắm được phương pháp đăng ký hộ khẩu : chúng để lại cho mỗi người tấm giấy thông hành xô-viết cũ, nhưng chỉ khi có con dấu đặc biệt của sở cảnh sát mới có giá trị. Cảnh sát được phân phối như sau : Xlôbôtka là khu 7, Pêrexip là khu 5, Mônđavanka khu 6 và khu phố vận tải đường thủy là khu 4. Đăng ký hộ khẩu tiến hành như thế này: người ta lập sổ mới cho từng nhà; nhân dân phải trả lời một tràng câu hỏi — năm mươi phân bề rộng — bằng hai thứ tiếng và làm thành hai bản, kèm theo các giấy thông hành hoặc khai sinh của các nhân khẩu trong gia đình, rồi người chủ hộ hay người quản lý mang tất cả những đồ nợ ấy đến nối đuôi nhau để nộp các câu hỏi, giúp sức vào việc lập danh sách nhân khẩu theo tài liệu điều tra ghi trong sổ gia đình và đóng dấu chứng nhận vào các giấy thông hành. Lúc đó, giấy thông hành mới có giá trị.

        Tất cả những điêu đó là những tài liệu quan trọng, Secnôivanenkô vội ghi lia lịa vào sổ tay. Cần phải tô chức riêng trong hầm mộ một cơ quan cấp phát giấy thông hành để trang bị cho những người được phải lên trên làm nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng trước khi bắt tay vào việc, phải gặp Xiniskin Jêleznư đã.

        Buổi thu thanh đầu tiên của Thông tấn xã xô-viết được thực hiện khá tốt. Họ đưa máy thu thanh và ắc- quy đến sát cửa « Con Dim ». Trời vừa tối, họ đưa ăng- ten ra bên ngoài: hai mét dây đồng mắc trên một cái gậy do Xviriđôp giữ. Công việc tiến hành dưới sự yểm hộ của một tổ chiến đấu do Tulyakôp bố trí trong cái khe nhỏ. Cách lối vào hầm mộ hai mươi mét, Xviatôxlap điều chỉnh máy thu thanh. Liđya Ivanôpna nhận tin, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bão. Bình ắc-quy ô- tô tỏa ra một luồng ánh sáng yếu ớt. Con mắt thần le lói. Tuy thế người ta cũng có thể nghe một cách rõ ràng, thậm chí có thể ngồi hơi xa ra một tí, tiếng nói đều đặn và hơi khó nghe của người phát thanh viên.

        Ngồi trên một phiến đá trước máy, tay chắp trên đầu gối, Secnôivanenkô lắng nghe. Bản tin không vui. Nhưng đó cũng là tiếng nói của Tổ quốc, của Mạc-tư-khoa, của

        Hồng quân. Tuy khắp nơi những trận chiến đấu phòng ngự đang tiếp diễn, và dĩ nhiên toàn bộ Ukren đã lọt vào tay quân địch, Secnôivanenkô vẫn thấy rằng tình hình trên mặt trận không hoàn toàn như thông báo của Đại Bản Doanh Hitle. Mạc-tư-khoa không mất. Lêningrat vẫn đứng vững. Hồng quân vẫn tồn tại và chiến đấu. Chiến tranh du kích đã bắt đầu triển khai. Thế thì, cần phải nhanh chóng phân phát truyền đơn để nâng cao tinh thần nhân dân. Đồng thời cần phải gấp rút giải quyết trạm máy kéo ở Prôtôpôpôvô.

-------------------
       1. Aivazopxki:họa sĩ của hải quân, thế kỷ XIX (Ximban nêu không đúng chỗ).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2020, 05:33:03 am »

        
58

        Một cái máy chữ to tưởng đã được mang đến « phòng giấy » của đồng chí bí thư thứ nhất. Có quyết định phải đánh máy những tờ truyền đơn mới mà Secnôivanenkô ngồi ở bàn đã thảo ra, căn cứ theo tình hình chính trị đang thay đổi hàng ngày « ở bên trên », tùy vị trí của các mặt trận.

        Liđya Ivanôpna lôi trong bọc quần áo ra đôi tay áo giả, vén tóc lên, ngồi vào bàn máy, rồi những ngón tay thon hồng, trong suốt gõ lên mặt máy chữ, nhẹ nhàng rành rọt, nghe như tiếng chim kim tước hót dưới hầm ngầm.

        Rồi các công tác chuẩn bị để tiến hành nhiệm vụ chiến đấu được bắt đầu. Hình như không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt cho một việc tự nó quá ư đơn giản là đang đêm, ra khỏi hầm mộ nổ một loạt súng vào đồn giặc rồi lợi dụng lúc hỗn loạn, tưới ét-xăng lên kho lúa mì, bắn đạn lửa vào và trở về dưới đất cũng bằng con đường ấy... Tất nhiên phải dũng cảm, quả quyết, nhanh nhẹn, sít sao. Thực ra, có gì đặc biệt mà phải chuẩn bị. Nhưng chỉ có người nào không hề ở trong hầm mộ, và không quen với những điều kiện của cuộc sống ngầm dưới đất, mới nghĩ như vậy.

        Trong hầm mộ, không khi lúc nào cũng ẩm ướt khủng khiếp. Những đồ đạc bằng kim khí chóng gỉ lạ thường. Nhất là đạn và băng liên thanh. Cứ hai, ba ngày Pêchya và Valentin lại phải phân loại ra, cạo gỉ, tất cả số đạn súng trường, súng ngắn, hạt nổ, ngòi lựu đạn dự trữ chưa dùng tới. Mỗi viên đạn đều quý như vàng.

        Pêchya và Valentin ngồi trên những cái trụ dùng làm ghế con trước một phiến đá to đẽo qua quít để làm bàn. Trên cái bàn bằng đá vôi ấy, chồng chất một đống lớn đạn gỉ. Chúng nhặt từng viên đạn một và cạo đánh sáng bóng lên mới thôi. Chúng lấy gạch, hay ngay thứ đá vôi ấy, dùng thay đá mài cọ thật mạnh. Khi lớp gỉ đã được cạo sạch, chúng lau đạn bằng một mảnh dạ cắt trong một cái áo ca-pốt cũ ra, và xếp số đạn đã lau sạch vào một cái thùng bằng gỗ dán. Nhưng được hai ngày, đạn lại gỉ và phải làm lại tất cả. Giá ít ra, có mỡ mà bôi vào! Nhưng mỡ cũng quý như vàng. Người ta chỉ bôi mỡ vào cò súng trường. Mất đến tám hay mười giờ để lau chùi cho bóng bẩy và đóng gói tất cả số đạn. Một mặt, công việc đó có thể coi là dễ dàng. Nhưng thực tế, nó khó khăn tí mỉ, mệt mỏi. Nó đòi hỏi rất nhiều sức lực. Bắp thịt ê ẩm. Cổ đau vì cứ phải cúi xuống. Mắt toét ra, mỏi mệt vì ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn chong cứ phải chiến đấu với bóng tối chung quanh mà không bao giờ chiến thắng được. Đầu óc váng vất nhức nhối.

        Nhưng không một sức mạnh nào ở thế gian này có thể  làm cho Pêchya và Valentin rời bỏ được công việc ấy mà lòng thấy nhẹ nhõm khi chưa làm xong. Bản thân Secnôivanenkô cũng chịu, không bảo được chúng. Chừng nào viên đạn cuối cùng chưa được lau chùi thì không có gì bắt chúng ngừng tay được.

        Đó không phải chỉ là công việc lao động. Đó là một cuộc đấu tranh không chịu thua kém người lớn, Pêchya và Valentin cố sức đấu tranh, cống hiến tất cả sức lực vào cái công việc hàng ngày mệt nhọc và buồn tẻ ấy. Nhưng khi chúng đã ngồi vào chiếc bàn đá đối diện với nhau, và ra sức kỳ cọ đến hết cả hơi, thì chủng không thấy buồn nữa. Chúng biết một viên đạn gỉ sẽ không thể cho vào nòng súng và không thể bẳn được. Nhưng nhất định nó phải bắn được! Bắn tốt và bắn đúng! Chúng tưởng như mình cũng được tham dự, mỗi lần người lớn bắn vào đầu kẻ địch.

        Valentin khỏe hơn Pêchya. Khi cô nhận thấy chú bé bắt đầu thở mạnh, đó là dấu hiệu chắc chắn chú đã mệt và kiệt sức rồi, cô liền tìm cách trêu ghẹo:

        — Này, em bé, em kể chị nghe, em đã ném lựu đạn vào chiếc xe tải Rumani như thế nào?

        Chỉ một điều gọi chú là « em bé » đã làm cho chú như bị kim châm. Pêchya lồng lộn nhảy dựng lên, nhưng lại tự chủ ngay và hằm hằm nói:

        — Thứ nhất, tôi không phải là một em bé của cô!

        — Thế cậu là gì đối với tớ nào ?

        — Muốn là gì thì muốn, nhưng không phải là một em bé!

        —Thế thì là gì?

        — Không phải là gì cả.

        — Một người lớn chắc !

        — Cũng không phải là một người lớn.

        — Thế thì là gì?

        — Không là gì cả.

        — Được cậu sẽ « không là gì cả ». Nhớ lấy. Còn thứ hai?

        — Cái gì, « thứ hai »?

        — Tớ không biết cái gì là thứ hai cả. Chính cậu phải biết chứ. Cậu đã nói với tớ là «thứ nhất», cậu không phải là một em bé đối với tớ kia mà. Được. Tớ đồng ý. Nó sẽ như thế này. Thứ nhất, cậu không phải là một em bé đối với tớ. Nhưng thứ hai là cái gì?

        — Nhưng điều thứ hai, không quan hệ gì đến cô cả.

        — Cái gì không quan hệ với tớ?

        — Cái điều không quan hệ tới cô là tôi đã ném quả lựu đạn như thế này hay như thế nọ. Tôi đã ném như thế nào mặc tôi, nhưng cò thì chẳng bao giờ ném được như thế. Tôi đã ném đúng kỹ thuật.

        — Nhưng, em bé Pêchya ơi, tại sao với em nó lại không nổ? — Valentin nói rành rọt với một giọng nói vừa êm dịu, ngọt ngào vừa độc địa quá làm chú bé lại lòng lên như bị kim châm.

        Chú không chịu được khi người ta đụng đến câu chuyện đáng buồn ấy.

        — Bởi vì chữ « bởi vì» kết thúc bằng chữ « i » ! —  Pêchya hét lên với một nụ cười gượng gạo, ý muốn bằng tiếng hét ấy lấp liếm vân đề đáng buồn ấy đi.

        — Ồ, người chiến sĩ bị đày đọa. — Valentin vừa nói với một vẻ rất kẻ cả và thương hại làm tổn thương đến người nghe, vừa nhìn vào mũi Pêchya bằng đôi mắt trong suốt với đôi con ngươi nghiêm nghị. — Cậu là một thằng ngốc, cậu bé ạ, tôi nói với cậu thế đấy!

        Thật' quả lắm đối với Pêchya.

        — Valentin! — chú nói thật trang nghiêm, bằng một giọng hăm dọa. — Câm đi!

        — A ha, nhà ném lựu đạn nổi tiếng!

        Rõ ràng Valentin định gây sự. Cô chế nhạo chú ngay vào giữa mặt. Và chú bé không thể nào nhịn được nữa. Gầm lên một tiếng dữ dội, chú nhảy qua cái bàn, lao xô vào Valentin nhưng Valentin đã lấy bàn tay xòe ra vuốt vào mặt Pêchya từ trên xuống dưới, rồi chạy tót vào đường hành lang, cười như nắc nẻ. Nhảy lên đống thùng và va vào vách đá, Pêchya đuổi theo. Valentin chỉ mong có thế, có không có ý định làm nhục chú bé. Cô chỉ cốt làm sao cho chú rời khỏi công việc một lúc, bắt chú nghỉ cho giãn gân cốt một tí thôi. Cô đã thành công, vì cô biết tính chú vốn dễ cáu và hay tự ái.

        Chúng đuổi nhau rầm rầm khắp các ngõ ngách, các buồng dưới hầm ngầm. Rình nhau, chúng nhảy lên bàn, lên ghế, lên giường. Giả đồ đạc không phải bằng đá thì đã gãy hết. Nhưng không có gì bị gãy cả. Tất cả đồ đạc xung quanh chúng: xẻng, cuốc, xà beng, cặp, súng trường, súng ngắn, đều thô lỗ, không gẫy được.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2020, 06:57:36 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2020, 06:58:33 am »


       
59

        Lần này, hầu hết mọi người đều lên mặt đất hoạt động, Secnôivanenkô dẫn đầu, thậm chí cả Liđya Ivanôpna cũng lên. Thật lạ lùng khi nhìn thấy chị mặc áo ca-pôt, đội mũ bịt tai lông thú, đeo lựu đạn ở thắt lưng và tay cầm một khẩu súng trường. Dưới hầm ngầm, chỉ còn lại Matriôna Têrenchiepna, Raitxa Lvôpna, Valentin, Pêchya và hai chiến sĩ thuộc tiểu đội Tulyakôp do Xtrenbixki phụ trách ở lại canh gác cửa « Con Dím». Đây là một hành động quan trọng, một trận đánh thực sự, thành công của nó sẽ quyết định cho rất nhiều việc.

        Như lần đầu, lại những giờ phút chờ đợi khắc khoải kéo dài. Nhiều lần trong đêm, Xtrenbixki đã đến kiểm tra vọng gác ở lối vào. Có lần, lúc gần sáng, ở hướng bắc, anh thấy hình như có một đám cháy trên thảo nguyên. Anh lắng tai nghe thấy có nhiều tiếng lựu đạn nổ và súng bắn xa xa. Anh xem la bàn. Cái kim hình lam giác lấp loáng chỉ về hướng bắc. Đúng là từ đấy rực lên đám cháy và vọng lại tiếng súng nổ.

        Pêchya lại đến ở trong buồng phụ nữ. Raitxa Lvôpna đau răng. Chị đã uống pyramidông và nằm ngủ, đầu trùm kin mít, mặt quay vào bức tường đá vôi ẩm ướt. Pêchya và Valentin nằm cạnh nhau, chân co lại và không ngủ được. Không biết sao, lần này Pêchya cảm thấy lo âu đặc biệt. Matriôna Têrenchiepna nhiều lần đến bên bọn trẻ bắt chúng ngủ. Chúng nhắm mắt, giả vờ ngủ. Trên chiếc bàn đá để ngọn đèn chong. Matriôna Têrenchiepna không ngồi bén chỗ. Thỉnh thoảng trong « góc đỏ » có tiếng Xtrenbixki đi lại. Lần này, không biết tại sao, bóng tối và im lặng trong hàm ngầm đè nặng quái gở. Luôn luôn cảm thấy như có người lạ đi lại trong hầm mộ. Thậm chí ngọn đèn con tí thỉnh thoảng cũng lay động không có lý do xác đáng.

        — Mẹ không hiểu tại sao các con lại không ngủ — Matriôna nói.

        — Mẹ cũng có ngủ đâu — Valentin nói.

        Thời gian kẻo dài và nặng nề. Matriôna Têrenchiepna, thỉnh thoảng nằm xuống rồi lại đứng lên. Cuối cùng bà ngồi xuống, hai tay buông thõng, không biết làm việc gì cả; bà nhìn mãi vào bức ảnh lồng khung khảm xà cừ để gần một quả cầu nhỏ, trên trụ đá, bên cạnh ngọn đèn chong. Đây là một tấm ảnh chụp chơi — cỡ bốn sáu, đã phai, gần bạc, treo xộc xệch, màu nâu nâu, đặc điểm của tất cả các ảnh chụp chơi cách đây ba mươi nhăm hay bốn mươi năm.

        — Cháu chưa bao giờ thấy tấm ảnh đó sao? — thấy Pêchya không ngủ, cứ nhìn chòng chọc vào bóng tối với đôi mắt im lặng, long lanh, bà hỏi.

        Chú bé cầm lấy tấm ảnh giơ lên trước mặt. Đó là một nhóm trẻ con ở Ôđetxa, quen thuộc với Pêchya, một trong bao nhiêu tấm ảnh chụp chơi để trong ngăn kéo cái bàn giấy Thụy-điển của bố chú. Hồi còn bé tí xíu, Pêchya rất thích sục sạo vào các ngóc ngách chật hẹp và bí hiểm trong phòng làm việc của bố và ngắm nghía tất cả cái quầy hàng tạp phẩm quyến rũ ấy: nào bót hút thuốc cũ, ống píp, biên lai, giấy mời, nào những cái khuy cổ cồn, những mẩu bút chì, nhưng lưỡi dao cạo, những viên thuốc, những con tem, những đồng tiền nước ngoài, những cục tẩy. — tất cả những thứ ngày xưa đã gắn bó với cuộc đời của bố chú mà bây giờ không ích gì cho ai nữa. Toàn những vật vô giá trị, giữ lại với cái ý quái gở « Có lẽ còn dùng được việc ». Giữa những thứ linh tinh đó, có rất nhiều ảnh đã phai màu, quăn mép. Pêchya thường hay ngắm tấm ảnh nhỏ chụp chung đó. Bố chú thường vừa cười vừa nói đó là đội bóng nổi tiếng ở Ôtratnimô.

        Bọn trẻ con trong ảnh nom bé tí, tóc rối bù và có vẻ rất tự hào. Hàng thứ nhất ngồi giữa có, chân xếp bằng tròn. Hàng thứ hai đứng. Sau hàng thứ hai, trên nền trời xám, là một cây dạ hợp chụp không đúng cự ly nên không rõ nét, trông như một chùm bong bóng trắng. Nhiều đứa mặc đồng phục học sinh. Ở giữa hàng thứ nhất, quả bóng kẹp giữa hai đầu gối, một em tóc chải cần thận, mặc sơ-mi xa-tanh cài khuy, nét mặt ngây thơ kiểu con em dân thường, mũi hếch đầy tàn hương, có vẻ nghiêm trang, oai vệ lắm. Piôt Vaxilièvich, bố Pêchya, hồi đó chỉ giản đơn là Petka Batsây đứng thứ nhất, bên cạnh, ở hàng thứ hai.

        — Đấy là bố cháu — Pêchya nói và chỉ ngón tay vào cậu học sinh bé tí đen thui thủi, đội cái mũ cát-két cứng to tướng, tay để theo kiểu Napôlêông nhìn ra xa, vẻ kiêu kỳ, cố tỏ ra hơn người bằng tất cả cái bề ngoài của mình,

        — Đúng đấy — Matriôna Têrenchiepna nói.

        — Tại sao bác biết? — Pêchya hỏi — Bác lấy cái ảnh đó ở đâu?

        Bằng đôi mắt long lanh, bà nhìn Pêcliva chòng chọc không đáp.

        — Còn người này, đằng ấy có nhận ra không? —  Valentin nói, nghiêng người về phía tấm ảnh và lấy ngón tay út trỏ vào đứa bé kẹp quả bóng giữa hai đầu gối. — Bác Gayrick đấy!

        — Đồng chí Secnôivanenkô à? — Pêchya ngạc nhiên hỏi.

        — Phải, có lạ không?

        — Thật à? Sao nhỏ thế?

        Valentin bật cười. Pêchya nhìn sát vào mặt đứa bé ôm quả bóng và dần dần nhận ra những nét của Secnôivanenkô. Lạ quá, chú cũng phải bật cười.

        — Còn ai đứng đầy, cháu không nhận ra sao? — bà Matriôna Têrenchiepna hỏi, trỏ ngón tay vào mép tấm ảnh.

        Pêchya nhìn và thấy một cô gái nhỏ xíu, đi chân đất, tóc cắt ngắn, bế một em bé lớn tướng, nặng trĩu trên cánh tay. Cô gái chắc tình cờ đứng vào trước ống kính. Hình em rất mờ. Chỉ hơi nhìn thầy những bông hoa trên chiếc áo vải và cái đầu bé tí sáng sủa giữa một vầng ánh sáng đã phai màu. Pêchya đã xem chiếc ảnh nhiều lần rồi, nhưng chú không hề thấy cô gái.

        — Thế nào, cháu có nhận ra không? — bà Matriôna Têrenchiepna hy vọng, hỏi.

        Pêchya im lặng.

        — Bố cháu không bao giờ nói với cháu cô bé ấy là ai à?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2020, 06:58:57 am »


        Piôt Vaxiliêvich không bao giờ nói với Pêchya cô bé ấy là ai. Có lẽ bản thân ông cũng không hề nhìn thấy nữa là khác. Hay ông có nói lướt qua, nhưng chú không để vào tai. Lẽ ra, phải nói thế. Nhưng Pêchya thấy trả lời như vậy không thể được. Chú im lặng phân vân. Bà thở dài:

        — Thế cháu không nhận ra à?

        — Cháu không nhận ra.

        — Nhìn kỹ xem.

        Pêchya chăm chú nhìn và chợt nhận thấy hết sức rõ ràng, không phải một sự giống nhau, mà hơn thế, một thứ ánh sáng gì vô cùng quen thuộc, thân thiết, đang bao quanh cô bé, gần như hòa tan vào trong cảnh vật. Chú bé bẽn lẽn nhìn Valentin rồi lại nhìn mẹ cô.

        — Đó là Valentin? Phải không? — Chú ngập ngừng.

        — Valentin ư? Ồ! Chảu làm bác chết mất! —người mẹ rầu rĩ vừa khóc vừa cười và gục đầu lên vai Valentin. — Làm sao có thể là Valentin được, vì tấm ảnh chụp, lạy Chúa, bác còn nhớ, đã ba mươi nhăm năm nay rồi! Hồi đó, chưa đẻ nó. Vậy cháu không thấy cô bé áy là ai?

        — Cháu không biết.

        — Đó là Môchya Secnôivanenkô. Bố không bao giờ nói gì về Môchya Secnôivanenkô sao?

        — Dạ không — Pêchya nói rất thật thà, cảm thấy rõ câu trả lời đó không biết tại sao sẽ làm bà buồn.

        Và bà buồn thật.

        — Biết mà, nó là như thế. Bọn con trai có bao giờ để ý đến bác, — bà vừa nói vừa thở dài chất phác. — Bác. theo chúng khắp nơi, thể mà không bao giờ chúng để ý đến bác. Bây giờ đã bao nhiêu năm trời qua. Hồi đó, bác lại nhỏ quá...

        — Thế ra, đó là bác à? — Pêchya nói có vẻ không tin. Một lần nữa, chú nhìn bà rồi lại nhìn tấm ảnh. Lần này, chú thấy rõ, chú cảm thấy cô bé trong ảnh, mặc chiếc áo bạc màu, với người đàn bà đôn hậu có tuổi kia, chỉ là một và vẫn là người đã gắn bó với chú, Pêchya, bằng một sức mạnh khó hiểu, và bằng ánh sáng của một tình yêu đã có từ rất lâu, một tình yêu không bao giờ phai nhạt.

        Bỗng trong hầm, xuất hiện những ngọn đèn bão, những cái bóng nhảy nhót, người đầy chật hang động. Đó là toán đi chiến đấu trở về. Pêchya nghe tiếng nói khàn khàn của Secnôivanenkô nói với Xtrenbixki:

        — Đáng tiếc, nhưng dù sao ta cũng đã tới nơi hơi muộn. Tôi đã bảo phải đi gấp! Chúng đã chuyển mất năm trăm pút bằng xe tải đến trạm Đasnaia rồi. Số thóc còn lại trong kho, ta đã phá hủy toàn bộ.

        Rồi Pêchya nghe Secnôivanenkô kể lại tỉ mỉ trận chiến đấu cùng với Xtrenbixki. Chú hình dung thấy một cách rõ ràng lạ lùng bức tranh toàn cảnh: thảo nguyên tối om, ghê rợn, kho lúa mì bị đốt cháy bằng đạn lửa, pháo sáng bay lên và trận chiến đấu với đồn binh địch bên đầm nước mặn. Rồi chú nghe tiếng nói mà lúc đầu chú không hề để ý tới.

        — Phải nói trong những điều kiện chiến đấu khó khăn như vậy, tốn thất của ta không lớn lắm — Secnôivanenkô nói. — Có điều đáng tiếc là không thể nào đưa xác về được. Đành phải để lại trên bờ đầm. Ở đấy, công việc phải được giải quyết ngay trong từng phút. Đáng lẽ ta phải thương vong đến một nửa. Chúng đặt cối ở bờ bên kia, bắn tới tấp vào ca-nô của ta khi ta quay về. Anh ấy bị mảnh đạn phạt mất nửa cái đầu.

        Tiếng « xác » đã làm chú bé kinh hoàng. Bây giờ trong bức tranh trận đánh đêm, bỗng lại có thêm một chi tiết khủng khiếp nổi bật : một xác người đầu bẹp nát, nằm dài, mặt úp xuống đất trên bờ đầm, trong ánh sáng đó rực của đảm chảy. Chú bé chợt nhớ lời người thủy binh chết và cảm thấy lòng mình se lại.

        Chú bước xuống giường, tay run run chống vào tường, đi lại gần lối vào « góc đỏ ». Chú trông thấy cảnh quen thuộc ở đấy: mọi người kẻ đứng người ngồi, xúm quanh chiếc bàn đá, ngọn đèn bão để trên cái két nhỏ, với những hộp hồ không, những cái bút lông dính vào nhau, những súng trường, những viên đạn, những quả thủ pháo, còn Secnôivanenkô thì đang đứng vẽ những vòng tròn bằng bút chì đó lên tấm bản đồ ở những chỗ mà đêm qua họ đã dán bản tin của Thông tấn xã xô-viết.

        Pêchya, sợ hãi, để mắt nhìn hết người này sang người khác, cố tìm xem ai vắng mặt. Hình như không ai vắng cả. Vậy thì là một người nào thuộc phân đội Tulyakôp... Pêchya thường đến thăm « gia đình » Tulyakôp, một thế giới thật đặc biệt, thật hấp dẫn, một phân đội nhỏ mà đến bữa ăn dọn riêng, đối với chú cũng có vẻ ngon hơn. Pêchya đã kết bạn với những chiến sĩ đôn hậu mặc thường phục ấy. Hầu hết họ đều trẻ, vui tính và gọi chú là «em thiếu niên tiền phong của chúng ta. Đặc biệt, chú như phải lòng một người trong bọn họ, Tarax Xêrêđa, một con người ngộ nghĩnh, một nhạc sĩ có tài. Anh ta đội mũ thủy quân vải bạt, mang bốt cao su, mặc áo dệt kẻ sọc, tóc xõa xuống tận mũi. Anh chơi măng-đô-lin rất hay những bài hát Ukren và những bài tình ca Ý. Ở anh có một cái gì làm cho Pêchya nhớ tới người thủy binh chết... Và Pêchya chợt nghĩ đó là anh ta, đúng thật anh ta đã chết, nằm dài, cô đơn, trên bờ đầm, đầu bị mìn tiện mất một nửa. Mặt Pêchya tối sầm lại. Và ngay đó, chú nhận thấy trên bàn giữa những hộp hồ và vũ khí, một vật rất quen thuộc. Đó là một tấm huy chương Pêchya thường thấy trên ngực Xecghêiep. Nhưng tại sao tấm huy chương lại nằm một mình quái gở trên bàn như thế, còn bản thân Xecghêiep thì ở đâu. Không có Xecghêiep trong «góc đỏ». Mối ngờ vực lởn vởn trong óc chú bé đã trở thành sự thật. Nhưng điều đó khó hiểu quả, phi lý quá. Pêchya quay lại. Valentin đứng sau lưng chú, người tái xanh, đang cắn môi. Chúng nhìn nhau đờ đẫn.

        — Đi ngủ đi — Secnôivanenkô nói, nhìn qua đôi kính lồi.

        — Bác! —Valentin nói, giọng khàn khàn, lạc hẳn, hai tay ôm chặt lấy ngực. — Bác cho chúng cháu biết, ai đã bị giết thế ?

        — Đồng chí Xecghêiep — Secnôivanenkô đáp, sau một lát im lặng. — Đi ngủ đi!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM