Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:36:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 15032 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2020, 06:33:47 am »


       
49

        Sau nhiều lần rẽ bên phải bên trái, họ đi vào một ngõ hẻm tối om. Cứ xét theo cảnh tượng im lìm, không người, đặc biệt ở đây, thì phần lớn nhà cửa đã bị phá hủy chỉ còn trơ lại xác không.

        — Rechis! — Đrujinin ra lệnh lần cuối cùng ; Piôt Vaxiliêvich quay ngoắt về bên phải, bước vào một lỗ hồng tối om ở một bức tường sừng sững ngay trước mặt.

        Đrujinin đi sau, không kém phần nhanh nhẹn, cũng đã vào trong lỗ hổng. Chắc chắn không có ai theo họ. Nhưng dù có người nào theo thì thoảng đã mất hút họ rồi. Họ vừa mới trên vỉa hè, thế mà họ đã không còn đấy nữa. Họ đã biến mất, tan vào bóng tối.

        Batsây bước vài bước, vấp phải đá và đứng dừng lại. Đrujinin quàng ngay lấy cánh tay ông,

        — Cẩn thận ! — Anh thầm thì. — Coi chừng đụng đầu đấy. Ở đây có một chiếc xà sắt. Đợi một tý, bám lấy tôi.

        Lúc này họ đã đổi chỗ: Đrujinin đi lên trước và Piôt Vaxiliêvick theo sau, tay đặt lên vai bạn. Vì Đrujinin không còn là một tên s.s. mà Batsây cũng không phải là một nông dân tù tội nữa. Bây giờ họ đã trở lại chính họ rồi. Họ cảm thấy hết sức thoải mải, tấn tuồng giả trang đã kết thúc.

        — Ồ ! tôi toát cả mồ hôi! — Đrujinin vừa nói vừa bỏ chiếc mũ cát-két S.S. xuống và lau mò hôi trán.

        Batsây tưởng như sờ thấy được cái nóng ran trên tấm thân nhễ nhại và đôi vai cháy bỏng của bạn. Bản thân ông, mồ hôi cũng toát ra như tắm. Đến bây giờ cả hai người mới cảm thấy hết sự căng thẳng cả về thể xác lẫn tinh thần trong cuộc hành trình quả ư điên rồ táo bạo qua thành phố, với cái chết chắc chắn trên mỗi bước đi, mà lúc đầu tưởng như đơn giản, dễ dàng lắm.

        Họ đi ngang một ngôi nhà bị phá hủy: chắc trước kia là một ngôi nhà vì Batsây có lúc đã đụng phải một bồn tắm dựng đứng, rồi họ tới một cái sân ngổn ngang những đồ đạc gẫy nát. Sau đó họ đi vào cái khoang thang gác sau đã bị phá hủy, và bắt đầu cẩn thận leo lên chiếc cầu thang sắt đung đưa cót két dưới chân. Ở nhiều chỗ tay vịn đã bị tung mất. Vì thế họ phải đi sát vào những mảng tường sót lại và cảm thấy các tảng đá rung rinh. Đến ngang tầng hai, thang gác mất năm, sáu bậc. Đrujinin bíu vào một thứ bàn đạp bằng sắt, tất nhiên đã rất quen thuộc với anh, trườn lên bậc nghỉ cầu thang và kéo Batsây theo. Bằng cách đó họ lên tới tầng ba, hay đúng hơn nơi mà trước kia có một tầng ba. Bây giờ ở đây, không còn tầng ba nữa, và thay vào đấy là một luồng gió ghê rợn thổi hun hút. Tất cả tầng ba chỉ còn một khoảnh đầu cầu thang nhỏ xíu với một mẩu cầu thang của cái gác xép chênh vênh trên mảnh sân thăm thẳm. Họ đứng thở một lát rồi Đrujinin bắt đầu leo lên cái gọi là cầu thang gác xép, xoắn tay cố với ra sau lưng nắm chặt lấy tay Batsây. Cầu thang đưa họ lên cái gác xép lơ lửng như có phép mầu trên tầng ba không còn nữa. Gác xép bắc trên mấy đoạn xà hình chữ H đôi từ bức tường phía trước còn đứng vũng. Nhìn từ dưới lên hình như mẩu gác xép và mẩu mái nhà còn nguyên kia với cái cột ăng-ten và cả cái cửa thông hơi trên mái, là kết quả của một sự ngẫu nhiên kỳ quái nào đó sau vụ nổ. Và tất nhiên không ai lại nghĩ rằng có người ở được trên cái mẩu gác xép nhỏ xíu, chênh vênh ấy. Trừ phi nơi đó là đại bản doanh của Đrujinin.

        — Thế là chúng ta đã về đến nhà rồi. Đrujinin nói khi lách qua cửa gác xép.

        Batsây cảm thấy dưới chân có một cái sàn, tất nhiên là sàn gác xép, một cái sàn đất, rất dốc nhưng khá chắc chắn, khả vững chãi, và trên đầu là một mái sắt.

        — Misa, câu có đấy không? — Đrujinin hỏi.

        — Có tôi đây — từ trong bóng tối một giọng nói rất tự nhiên, rất thân thuộc, hơi ngái ngủ nữa, đáp lại; một giọng nói không ngờ lại phát ra từ những đống vôi gạch đổ nát của một căn gác xép lơ lửng giữa trời, nằm sâu sau lưng một kẻ địch tàn bạo, mà tường như ở đâu đó, một buổi tối, giữa một thành phố xố-viết nhỏ, thanh bình, trong một căn buồng sinh viên đầy đủ tiện nghi.

        — Thế nào cậu có hài lòng không?—Đrujinin hỏi với một vẻ đắc thắng không giấu nôi.

        — Tôi đã tưởng cái gác xép của ta đi tong mất — Misa nói từ trong bóng tối.

        — Nổ mạnh thế à?

        — Còn phải nói! Kinh khủng ! Cách hai cây số, tất cả cửa kinh vỡ hết.

        — Câu biết ngay chứ ?

        — Tất nhiên.

        — Mình cũng tin chắc cậu biết ngay.

        — Một thằng ngu cũng có thể biết nữa là! Có ai đến với anh đấy ?

        — Một nông dân cá thể vô danh người Mônđavi — Đrujinin vui vẻ nói — Piôt Vaxiliêvich ngồi xuống, anh.

        — Cảm ơn. Nhưng ngồi đâu? Tỏi chẳng thấy gì cả.

        — Mísa, đốt đèn lên một tí. Cậu cứ rúc trong tối như chuột chũi ấy.

        — Có thể — anh chàng Misa vô hình vui vẻ nói — Tôi tiết kiệm nến. Để kiểm tra lại ngụy trang rồi tôi đốt đèn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2020, 06:34:22 am »


        Một lát sau, có tiếng bật lửa xành xạch và một ngọn nến cháy bùng lên. Batsây thấy mình ở trong một căn buồng nhỏ, tứ phía căng vải bạt, chăn, áo ca-pốt. Trên sàn gác nghiêng, trải một mảnh dạ cũ, tất nhiên là gỡ ở một tấm cửa ra, và một chiếc ghế ô tô, lò xo chống cả lên trời. Trên đòn tay, treo một bi-đông tướng bọc dạ và một khâu Mô-de đựng trong hộp gỗ. Ở bên dưới, trên sàn nhà, có một cái hòm gỗ dán buộc dày thừng, một chiếc va-li con, loại va-li cổ bằng mây đã sờn hết, loại va-li thanh niên thường mang theo từ các tỉnh đến Mạc- tư-khoa để vào đại học. Một cây nến Rumani màu vàng gắn trong một cái vỏ hộp thịt nhà binh đặt đứng trên sàn nhà và, vì sàn nhà nghiêng, để nến không chảy lệch sang một bên, dưới hộp kè một bao diêm Rumani dán nhãn hiệu xanh đỏ. Misa là một chiến sĩ bé nhỏ, chắc nịch, vận áo bông đen, giày và xà-cạp màu hoe nâu, với đôi lông mày vàng khiến không những gương mặt tròn trĩnh của anh trở nên đặc biệt tươi tắn và hồng hào, mà mắt anh cũng ngả màu hồng.

        — Làm quen nhau đi.

        — Tiểu dội trưởng Vetxêlôpxki, — Misa vừa nói vừa chìa lay cho Piôt Vaxiliêvich.

        — Trung úy Batsây.

        — Rất sung sướng.

        Họ siết chặt tay nhau và Misa ngồi xếp bằng tròn xuống tấm dạ bên chiếc hòm và chiếc va-li. Chắc chắn đó là chỗ và kiểu ngồi ưa thích nhất của anh. Piôt Vaxiliêvich nằm dài trên tấm dạ và duỗi mình khoái chá. Chân ông đau, nóng hổi, giậm giật, ông gối đầu lên chiếc mũ mềm không vành, kiểu Mônđavi và tất cả trước mắt ông cứ nhòa lẫn vào nhau, thú vị lạ thường. Ông nghe như qua làn nước giọng nói òng ọc của Đrujinin : « Anh hãy tháo đôi giày Mônđavi kia ra thì hơn... » và đến đấy ông ngủ thiếp đi.

        ...Mặt trời to, thấp, tỏa ánh rực rỡ trên đồng có. Lá nho trên các cành gẫy, vàng rực như hồ phách. Một cơn gió mạnh tạt vào mặt. Biển cả hoang vắng, tàn nhẫn, quạnh hiu, thờ ơ với tất cả mọi đau thương, mọi cực hình của con người, ánh lên phía chân trời một màu lam chói lọi, một màu lục rực rỡ nhìn đến nhức mắt. Thỉnh thoảng đạn tầm xa bắn tóe nước lên thành những vòi nước trắng xóa. Từ các vườn dưa, vườn nho, đạn tầm gần bắn tung những cột đất đen ngòm, đất sét đỏ hoe, và những đám cát vàng mù mịt. Đạn nổ phủ lên mặt trời một màn tang buồn bã. Sương mù bay lượn chung quanh. Đạn đại bác rơi trúng cụm pháo, tung thật cao những mảnh bánh xe, những yên cương rách nát, những thân người, những vỏ đạn cũ. Đạn đào những hố rộng hoác và lấp lên người các pháo thủ hàng tấn đất đỏ hoe, đen ngòm và đá sỏi nóng bỏng. Anh em đã chết hết và trong bốn khẩu pháo thì ba khẩu đã câm bặt. Chỉ còn một mình Batsây sống sót. Ông không ngờ chỉ còn lại một mình. Ông vẫn chạy trên trận địa pháo, ngã xuống hố, lửa cát làm ông tối sầm mặt mũi, và ông cố hết sức hét, tai không nghe tiếng mình hét.

        — Bắn! Bốn phát một! Bắn !

        Ông còn cố bê được quả đạn cả bao, lắp vào pháo và bắn cầu may vào trong sương mù mờ mịt, trong ánh nắng chói lòa, về phía mà, ông cảm thấy không nhầm, sức ép địch đang dồn đến. Không thể nhìn thấy quân địch chìm lẫn trong ánh mặt trời nóng cháy. Nhưng Piôt Vaxiliêvich cảm thấy trong lòng mình trỗi dậy một ý chí chiến đấu rất đặc biệt sau bao năm sống sung sướng và hòa bình.

        — Bốn phát một! Bẳn ! Bắn !

        Ồng hét đến bỏng cả cổ mà không cảm thấy đau. Quần áo ông rách tả tơi. Nhưng người ông chưa hề bị xây xát. Thật lạ lùng nhưng là sự thực. Không phải không có lý do mà người ta thường nói với ông: « Cậu tốt số ! » Ông đứng sừng sững, đơn độc, trên chiến hào, giữa cụm pháo đã bị phá hủy, lau mồ hôi mặt nóng bỏng và nhớp nháp, tiếp tục chiến đấu, nổ súng trong làn khói mù mịt có vầng mặt trời, thấp như một đồng xu nung đỏ, lơ lửng trên thảo nguyên.

        — Bắn ! — Ông hét với bản thân ông và giật cò.

        Khẩu pháo bị hỏng. Và ngay lúc đó một quả đại bác rơi xuống, rít lên trước mặt, nhưng không nổ, chỉ xới tung cồn đất chỗ Piôt Vaxiliêvich đứng. Đất nứt dưới chân. Ông ngã nhào xuống rãnh, trườn ra một cách khó nhọc; đất lại nẻ và ông giang tay nằm ngửa, tuột theo bờ chiến hào xuống lớp cát, cố với theo chiếc mũ sắt lăn phía trước. Bên trên, một tốp máy bay tiêm kích Đức bay rất thấp, vút qua như gió. Người ông phủ đày cát và đất sét. Qua cơn ngất và nhô được lên khỏi mặt cát, ông nhìn thấy một mảnh trăng màu kim khí trắng, lơ lửng giữa trời, trên bờ chiến hào... và ông sực tỉnh.

        Lâu lắm ông mới nhận ra mình ở đâu, rồi nhớ ra là đang ở trong một gác xép, nhớ lại tất cả những sự việc đã xảy ra ngày hôm đó và đòi uống nước. Nhưng người ta không cho ông uống, nói nước còn rất ít và chốc nữa sẽ có trà.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2020, 06:27:00 am »

 
50

        Đrujinin nằm dài trên chiếc ghế ô-tô, chân không đi ủng, mình mặc một chiếc áo choàng s.s. không cài khuy, bên trong nom cũng hay vi thấy thấp thoáng có màu xanh của chiếc áo lót xô-viết. Anh đang ghi chép bằng bút chì vào một cuốn sổ tay để trên đầu gối.

        Misa mang từ góc nhà ra một cái ấm đun nước, bắc lên hai viên gạch, và lấy một thỏi cồn đặc tước được của địch đốt lên đun. Được trà, Misa lấy ra nửa ổ bảnh mì trắng, một khúc xúc-xích khô Mạc-tư-khoa và một gói đường nhỏ. Anh chia bánh ra ba phần bằng nhau, không lớn lắm, ba khoanh xúc-xích và lấy trong gói ra ba miếng đường.

        — Hôm nay nhà chẳng có gì ăn tươi, đồng chi trung úy ạ — anh nói và nhìn Batsây, vẻ nghiêm trang. — Thực phẩm khó khăn lắm.

        Anh đưa cho mỗi người một phần trên một mảnh giấy, pha một dúm trà nhỏ rồi mời mọi người ăn. Ba bạn cùng ăn và uống trà trong những cái chén tạm thời’, cố uống thật từ từ để tận hưởng cái thú uống trà. Còn rất ít nước trong gác xép và mãi hôm sau họ mới có thể lấy được.

        — Anh thử tương tượng xem, thoạt đầu tôi không nhận ra anh. — Batsây nói và nhìn Đrujinin, niềm hoan hỉ lộ trên khóe mắt.

        — Tôi thì dễ nhận ra lắm! Vì nét mặt tôi không thay đổi. Chỉ bộ quân phục và chiếc mũ cát-két... Nhưng anh, Piôt Vaxiliêvich ạ, anh cừ lắm! Một nông dân cá thể Mônđavi chính công! — Đrujinin mỉm cười, cỏi mở. — Một bộ râu, một áo choàng, một cái mũ không vành, đôi giày cà tàng. Tuyệt!

        — Thế tại sao anh nhận ra tôi?

        — Mắt nhà nghề mà lại.

        — Đúng như người ta nói, nếu không phải vận may thì tức là vận rủi đã giúp tôi...

        Plôt Vaxiliêvich nhớ lại, một buổi trưa rất nóng trên đồng cỏ, không khí lấp lánh ở chân trời, Pêchya, thằng con trai, một em bé gái áo quần sặc sỡ, và một quân nhân biên phòng đội mũ cát-két xanh bạc màu; người quân nhân tung em bé gái lên không như một bó hoa, làm em quay tròn xoay tít, và cả hai — ông bố và cô con gái — cười như nắc nẻ. Như đã lâu lắm rồi! Lúc bấy giờ, con người như sống trên một hành tinh khác, hành tinh của hạnh phúc.

        — Này, anh không thể tưởng tượng được là khi gặp anh tôi sung sướng như thế nào, — Batsây thốt lên, giọng ngây thơ.
— Tôi cũng vậy — Đrujinin thành thật đáp. Và bỗng anh mỉm cười buồn bã. — À, anh nói thế nào? Sabô, Akecman, Buđaki ?... Đó là xứ sở thời niên thiếu của anh đấy à?

        — Va của món cá trích sấy nữa — Piôt Vaxiliêvich rầu rầu tiếp.

        — Tôi chả cần món cá trích sấy của anh! — Đrujinin nói.

        — À..., phải... chúng ta đã cùng dạo chơi trên một con tàu. Một cuộc ngao du không đến nỗi buồn tẻ. Này, cháu gái đáng yêu của anh hiện nay ở đâu? Hình như cháu tên là Lizoska phải không?

        — Galôska. Tôi đã gửi cháu đi Kliackôp bằng máy bay khi tất cả những chuyện ấy bắt đầu. Tôi không biết tí gì về chỗ cháu ở hiện nay. Tòi rất lo. Còn cháu Pêchya của anh?

        — Tôi cũng đã gửi được cháu về Mạc-tư-khoa.

        — Một chú bé láu lỉnh! Tóm lại, một ông phó chủ tịch !

        Và bỗng cả hai người im bặt, dáng đăm chiêu... Lần đầu tiên trong những ngày gần đây Piôt Vaxiliêvich cảm thấy thực sự thoải mái, được chuyện trò tự do và giản dị với một người xô viết, không dối trá, không đóng kịch, không phải cân nhắc từng lời.

        — Thôi, bây giờ... — Đrujinin nói, vẻ suy nghĩ —  Piôt Vaxiliêvich này, xin lỗi, nhưng tôi muốn rõ... —  Anh nín lặng, đắn đo. — Tôi muốn làm rõ tính chất mối quan hệ giữa chúng ta. Anh hiểu tôi chứ?

        Vấn đề đặt ra không cần thiết. Đúng thế, Batsây đã hiểu. Ổng gật đầu, nói:

        — Tôi hiểu lắm.

        — Bây giờ chúng ta phải xác định — Đrujinin dịu dàng nói, không vội vã, tiếp tục cân nhắc từng lời. —  Xin lỗi anh, anh là đảng viên ?

        — Không, tôi là người không đảng phái — Batsây đáp và không hiểu sao hơi đỏ mặt. — Nhưng tôi tưởng cái đó không có gì quan trọng?

        — Đúng thế! Đúng thế ! Tôi chỉ muốn tất cả đều minh bạch. Bây giờ tất cả chúng ta đều là người Bônsêvich trong đảng và ngoài đảng. Phải thế không? Nếu tôi không nhầm, anh là một trung úy Hồng quân?

        — Phải, chỉ huy pháo đội. Tôi có một nhiệm vụ đặc biệt nhưng tôi....

        — Tôi hiểu rồi.

        Đrujinin im lặng và im lặng khá lâu, rõ ràng là anh đang suy nghĩ. Cuối cùng anh nói:

        — Piôt Vaxiliêvich, số phận đã tập hợp chúng ta... Anh cũng thấy là trong hoàn cảnh nào rồi. Tôi mong anh hiểu cho là tôi phải phụ trách một nhiệm vụ chiến đấu  nhất định. Không cần phải nói với anh nhiều hơn. Đó là một nhiệm vụ của đảng và của chính phủ. Một nhiệm vụ của quốc gia.

        Batsây gật đầu :

        — Tôi hiểu.

        — Bây giờ... Anh đừng nghĩ là tôi quá khắt khe không cần thiết, nhưng tôi cần biết rõ ý định của anh trong tương lai. Anh lưu ý cho, không phải chỉ nhân danh cả nhân mà tôi đòi hỏi anh, nhưng nhân danh Quốc gia. Vì vậy...

        Batsây phác, một cử chỉ, nhưng Đrujinin ngăn lại, tay ấn nhẹ lên vai ông.

        — Anh không nên vội vã. Anh hãy suy nghĩ kỹ và trả lời cho tôi.

        — Tòi xin hoàn toàn để tùy anh sắp xếp, — Batsây nói giọng cương quyết.

        — Tôi cũng tin như thế.

        Đrujinin chìa tay ra. và họ siết chặt tay nhau.

        Đrujinin nằm dài trên chiếc ghế ô-tô, chân không đi ủng, mình mặc một chiếc áo choàng s.s. không cài khuy, bên trong nom cũng hay vi thấy thấp thoáng có màu xanh của chiếc áo lót xô-viết. Anh đang ghi chép bằng bút chì vào một cuốn sổ tay để trên đầu gối.

        Misa mang từ góc nhà ra một cái ấm đun nước, bắc lên hai viên gạch, và lấy một thỏi cồn đặc tước được của địch đốt lên đun. Được trà, Misa lấy ra nửa ổ bảnh mì trắng, một khúc xúc-xích khô Mạc-tư-khoa và một gói đường nhỏ. Anh chia bánh ra ba phần bằng nhau, không lớn lắm, ba khoanh xúc-xích và lấy trong gói ra ba miếng đường.

        — Hôm nay nhà chẳng có gì ăn tươi, đồng chi trung úy ạ — anh nói và nhìn Batsây, vẻ nghiêm trang. — Thực phẩm khó khăn lắm.

        Anh đưa cho mỗi người một phần trên một mảnh giấy, pha một dúm trà nhỏ rồi mời mọi người ăn. Ba bạn cùng ăn và uống trà trong những cái chén tạm thời’, cố uống thật từ từ để tận hưởng cái thú uống trà. Còn rất ít nước trong gác xép và mãi hôm sau họ mới có thể lấy được.

        — Anh thử tương tượng xem, thoạt đầu tôi không nhận ra anh. — Batsây nói và nhìn Đrujinin, niềm hoan hỉ lộ trên khóe mắt.

        — Tôi thì dễ nhận ra lắm! Vì nét mặt tôi không thay đổi. Chỉ bộ quân phục và chiếc mũ cát-két... Nhưng anh, Piôt Vaxiliêvich ạ, anh cừ lắm! Một nông dân cá thể Mônđavi chính công! — Đrujinin mỉm cười, cỏi mở. — Một bộ râu, một áo choàng, một cái mũ không vành, đôi giày cà tàng. Tuyệt!

        — Thế tại sao anh nhận ra tôi?

        — Mắt nhà nghề mà lại.

        — Đúng như người ta nói, nếu không phải vận may thì tức là vận rủi đã giúp tôi...

        Plôt Vaxiliêvich nhớ lại, một buổi trưa rất nóng trên đồng cỏ, không khí lấp lánh ở chân trời, Pêchya, thằng con trai, một em bé gái áo quần sặc sỡ, và một quân nhân biên phòng đội mũ cát-két xanh bạc màu; người quân nhân tung em bé gái lên không như một bó hoa, làm em quay tròn xoay tít, và cả hai — ông bố và cô con gái — cười như nắc nẻ. Như đã lâu lắm rồi! Lúc bấy giờ, con người như sống trên một hành tinh khác, hành tinh của hạnh phúc.

        — Này, anh không thể tưởng tượng được là khi gặp anh tôi sung sướng như thế nào, — Batsây thốt lên, giọng ngây thơ.
— Tôi cũng vậy — Đrujinin thành thật đáp. Và bỗng anh mỉm cười buồn bã. — À, anh nói thế nào? Sabô, Akecman, Buđaki ?... Đó là xứ sở thời niên thiếu của anh đấy à?

        — Va của món cá trích sấy nữa — Piôt Vaxiliêvich rầu rầu tiếp.

        — Tôi chả cần món cá trích sấy của anh! — Đrujinin nói.

        — À..., phải... chúng ta đã cùng dạo chơi trên một con tàu. Một cuộc ngao du không đến nỗi buồn tẻ. Này, cháu gái đáng yêu của anh hiện nay ở đâu? Hình như cháu tên là Lizoska phải không?

        — Galôska. Tôi đã gửi cháu đi Kliackôp bằng máy bay khi tất cả những chuyện ấy bắt đầu. Tôi không biết tí gì về chỗ cháu ở hiện nay. Tòi rất lo. Còn cháu Pêchya của anh?

        — Tôi cũng đã gửi được cháu về Mạc-tư-khoa.

        — Một chú bé láu lỉnh! Tóm lại, một ông phó chủ tịch !

        Và bỗng cả hai người im bặt, dáng đăm chiêu... Lần đầu tiên trong những ngày gần đây Piôt Vaxiliêvich cảm thấy thực sự thoải mái, được chuyện trò tự do và giản dị với một người xô viết, không dối trá, không đóng kịch, không phải cân nhắc từng lời.

        — Thôi, bây giờ... — Đrujinin nói, vẻ suy nghĩ —  Piôt Vaxiliêvich này, xin lỗi, nhưng tôi muốn rõ... —  Anh nín lặng, đắn đo. — Tôi muốn làm rõ tính chất mối quan hệ giữa chúng ta. Anh hiểu tôi chứ?

        Vấn đề đặt ra không cần thiết. Đúng thế, Batsây đã hiểu. Ổng gật đầu, nói:

        — Tôi hiểu lắm.

        — Bây giờ chúng ta phải xác định — Đrujinin dịu dàng nói, không vội vã, tiếp tục cân nhắc từng lời. —  Xin lỗi anh, anh là đảng viên ?

        — Không, tôi là người không đảng phái — Batsây đáp và không hiểu sao hơi đỏ mặt. — Nhưng tôi tưởng cái đó không có gì quan trọng?

        — Đúng thế! Đúng thế ! Tôi chỉ muốn tất cả đều minh bạch. Bây giờ tất cả chúng ta đều là người Bônsêvich trong đảng và ngoài đảng. Phải thế không? Nếu tôi không nhầm, anh là một trung úy Hồng quân?

        — Phải, chỉ huy pháo đội. Tôi có một nhiệm vụ đặc biệt nhưng tôi....

        — Tôi hiểu rồi.

        Đrujinin im lặng và im lặng khá lâu, rõ ràng là anh đang suy nghĩ. Cuối cùng anh nói:

        — Piôt Vaxiliêvich, số phận đã tập hợp chúng ta... Anh cũng thấy là trong hoàn cảnh nào rồi. Tôi mong anh hiểu cho là tôi phải phụ trách một nhiệm vụ chiến đấu  nhất định. Không cần phải nói với anh nhiều hơn. Đó là một nhiệm vụ của đảng và của chính phủ. Một nhiệm vụ của quốc gia.

        Batsây gật đầu :

        — Tôi hiểu.

        — Bây giờ... Anh đừng nghĩ là tôi quá khắt khe không cần thiết, nhưng tôi cần biết rõ ý định của anh trong tương lai. Anh lưu ý cho, không phải chỉ nhân danh cả nhân mà tôi đòi hỏi anh, nhưng nhân danh Quốc gia. Vì vậy...

        Batsây phác, một cử chỉ, nhưng Đrujinin ngăn lại, tay ấn nhẹ lên vai ông.

        — Anh không nên vội vã. Anh hãy suy nghĩ kỹ và trả lời cho tôi.

        — Tòi xin hoàn toàn để tùy anh sắp xếp, — Batsây nói giọng cương quyết.

        — Tôi cũng tin như thế.

        Đrujinin chìa tay ra. và họ siết chặt tay nhau.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2020, 06:12:09 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2020, 06:28:57 am »


        Trong khi chuyện trò, Đrujinin vẫn tiếp tục ghi chép vào sổ tay.

        — À — Piôt Vaxiliêvich nói — khi lang thang trong công viên, tôi đã đụng phải một cụm pháo nặng. Có lẽ điều đó anh cũng cần biết chứ?

        — Anh đếm được ở đấy mấy khẩu ? — Đrujinin nhanh nhẩu hỏi.

        — Bốn.

        — Cỡ hao nhiêu?

        — 145 thì phải.

        — Tầm xa?

        — Phải, tầm xa.

         — Đã bố trí xong chưa?

        — Đang bố trí. Chúng đang đào công sự bẳn.

        — Về hướng nào? Về phía biển chứ?

        — Phải, về phía biển.

        — Thế ngộ không phải về phía biển?

        Plôt Vaxiliêvich suy nghĩ.

        — Không, theo ý tôi, đúng là về phía biển.

        Đrujinin, cau mặt và đột ngột nói:

        — Sao lại theo ý anh! Điều quan trọng đối với chúng ta là phải xác định sự việc không phải « theo ý anh » mà đúng như trong thực tế của nó kia.

        Đrujinin chợt nghĩ lại là mình đã nhận xét hơi quá gay gắt đối với một người có tuổi, một người trung hậu mà thực tế mình còn biết rất ít. Mặt đó ửng, anh nói:

        — Tôi mong anh thứ lỗi. Tôi quá say mê vì nhiệm vụ. Hơn nữa, đã ba đêm nay tôi không ngủ được. Và cụm pháo tầm xa anh phát hiện là một sự kiện rất có ý nghĩa. Nếu chúng bố trí hướng ra biển, điều đó có nghĩa là chúng sợ có một cuộc đổ bộ và cần thiết phải lưu ý tới điều đó.

        — Chúng bố trí hướng ra biển — Batsây nói cương quyết.

        — Cám ơn.

        Đrujinin ghi nhanh một vài chữ vào sổ tay.

        — Rồi — anh nói rất nhanh — khi đi từ Buđaki đến Ôđetxa anh theo đường nào?

        — Qua Akecman.

        — Và từ đấy?

        — Từ đấy qua lạch sông Đơniexte.

        — Qua Bêliaiepka hay Ôviđiôpôn?

        — Qua Ôviđiôpôn.

        — Anh qua sông thế nào? Bằng đò ngang?

        — Sao lại bang đò ngang? Ở đấy chúng đã làm một cái cầu phao rất tốt. Nông dân mang hàng ra chợ Ôđetxa, chúng cho qua cầu với quân lính của chúng.

        — Tuyệt! Thật là tuyệt! — Đrujinin xoa tay, lẩm bẩm. Một phát đạn chơi hai con thỏ. Hai sự việc hết sức quan trọng. Một, tất nhiên, là nông dân không tự nguyện mang thực phẩm ra chợ, và hai là ở đây có một chiếc cầu phao mới bắc giữa Akecman và Ôviđiôpôn.

        Đrujinin rút bản đồ tham mưu dưới ghế ô-tô ra và chúi đầu vào nghiên cứu. Anh gấp đi gấp lại bản đồ, vô tình ấn bút chì vào chỗ lá mía. Vì là bút chì bi nên mũi anh giày đầy mực tím. Có lúc Đrujinin xem kỹ lại những điểm ghi trong sổ tay. Có lúc anh ngước mắt lên như nhở lại một điều gì và im lặng mấp máy đỏi môi nứt nẻ.

        Anh làm việc. Nhưng mục đích, tầm quan trọng và ý nghĩa của công việc đó Piôt Vaxiliêvich không thể nào hiểu được.

        — Misa — Đrujinin nói, không rời cuốn sổ tay — chưa đến giờ phát tin à? Đồng hồ tôi đã 19 giờ 53 phút.

        — Chưa — Misa ngáp dài, nói — Đồng hò anh nhanh ba phút. Đồng hồ tôi mới 19 giờ 50 đúng. Theo giờ Viện Xtecbec. Không sai một giây.

        — Được, nhưng thử dò xem! Có thể có gì mới đấy.

        — Không chắc. Hôm nay, trong lúc anh thực hiện vụ đó tôi đã sục cả châu Âu. Chỉ nghe Môxkau, Môxkau... trên tất cả các đài. Chúng phát toàn những khúc nhạc hành quân. Chỉ toàn tuyên truyền suông.

        — Nhưng cứ thử dò xem.

        — Để tôi dò.

        Misa mở chiếc va-li con bằng mây, lấy cái chìa khóa truyền động ra, mắc ống nghe vào và bắt đầu quay nụ điều khiển. Chiếc va-li mây cũ chứa điện đài.

        — Nhiễu mạnh lắm, — Misa nói, sau vài phút im lặng. Chắc là thời tiết thay đồi. Sắp băng giá rồi... Tụi Thổ- nhĩ-kỳ ở Ăngkara đang tấu nhạc. Chúng không có việc gì làm khác!... Và đây, hình như Lơ Ke. Có người nói tiếng A-rập. Chẳng hiểu gì cả... Bây giờ là tụi Ý. Lại một khúc nhạc hành quân. Chúng mê nhạc hành quân thế ! Chẳng có việc gì làm mà.

        — Tìm Beclin hơn — Đrujinin lẩm bẩm.

        Misa vặn những cái vít nhỏ.

        — Lại thằng Hitle ba hoa — một lát sau anh nói, mặt nhăn nhó như đau răng. — Lần thứ ba trong tuần rồi. Cứ như chó sủa: U-au, U-au, U-au... «Môxkau... Môxkau... »

        — Cắt mẹ nó đi, ngấy lắm rồi! — Đrujinin nói, tay vung cây bút chì.

        — Để tôi tìm Bucaret. Đấy! Bucaret.

        — Nào, cho biết thằng Antônexkô tuyên bố gì đấy.

        — Suỵt! — Misa nói, tay giơ lên. — Đang nói tiếng Nga.

        Anh áp chặt hai ống nghe để nghe rõ hơn, đầu cúi xuống và im lặng một hồi lâu. Đôi lông mày vàng chăm chú nhíu lại. Đôi lúc một nụ cười thích thú lại lướt trên đôi môi đó, và thỉnh thoảng anh lại đưa một ngón tay lên ra vẻ quan trọng, như muốn nói: « im lặng, im lặng, chú ý! » Thấy rõ là anh cố nén để khỏi cười. Ngay mặt anh cũng đó bừng cả lên vì quả chăm chú. Cuối cùng, anh bỏ ống nghe xuống, nhìn Đrujinin với đôi mắt màu hồng, tươi cười và ươn ướt.

        — Thế nào? — Đrujinin lioi.

        — Chúng gầm thét lồng lộn — Misa đáp.

        — A-ha! Hoàn toàn thành công! Chúng có đưa tin chi tiết không?

        — Không.

        — Không sao, ta sẽ làm cho bọn phát-xít khốn nạn áy phải bật mồ hôi máu ra. — Đrujinin nghiến răng nói và lòng ngón tay vào nhau bé răng rắc. — Chúng sẽ biết, giày xéo lèn đất nước chúng ta thì thế nào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2020, 06:29:31 am »


51
 
        Đôi mắt xanh nghiêm nghị của anh nhìn Piôt Vaxiliêvich hết sức giản dị, nhưng Piôt Vaxiliêvich có cảm giác là vẻ nhìn ấy nhằm rất xa về phía trước, và trong đó có một cái gì vừa rất dễ sợ đồng thời vừa trang nghiêm.

        — Misa, liệu có trễ không? — Bỗng nhiên Đrujinin nói vẻ lo lắng.

        — Còn hai phút nữa.

        — Đến giờ rồi. Đến lượt ta phát đi!

        Misa nhanh nhẹn mắc ống nghe và cúi xuống chiếc va-li mây con, bắt đầu gõ với chiếc chìa khóa, phát đi những chấm gạch theo ký hiệu Morxơ.

        — Ta bắt đầu làm việc nào. — Đrujinin, mắt long lanh, nói.

        Anh lấy quyển sổ, tấm bản đồ, rồi ngồi xuống bên cạnh Misa. Bây giờ cả hai người ngồi xếp bằng tròn, cúi trên chiếc va-li mây con. Misa tiếp tục gõ với chiếc chìa khóa, còn Đrujinin sốt ruột hết nhìn vào tấm bản đồ và quyền sổ, lại nhìn vào mặt Misa.

        Misa gõ như vậy khá lâu, chốc chốc lại ngừng một tí. Anh lặp đi lặp lại chỉ có mỗi một câu ký hiệu Morxơ, bí hiệu của anh. Anh lặp lại một cách chính xác, khẩn khoản, không biết chán.

        Piôt Vaxiliêvich rất buồn ngủ nhưng câu nói đơn điệu bằng những chấm gạch kia cứ vang lên, khẩn khoản, và bí hiểm trong cái gác xép hoàn toàn im ắng không cho ông ngủ. Nó cứ giữ mãi ông trong một trạng thái đợi chờ khó hiểu.

        Bỗng Misa ngừng lại. Im lặng hoàn toàn. Nhưng cảm giác đợi chờ vẫn không dứt. Trái lại, nó càng căng thẳng. Nó còn lồng thêm vào một nỗi lo âu không kém phần khó hiểu.

        Misa khéo léo quay cái tay quay và toàn bộ gương mặt anh vốn dĩ tròn trĩnh, chất phác, hơi ngây ngô một tí, trở nên hết sức tập trung, trầm lặng. Tưởng như mọi giác quan bên ngoài của anh, trứ thính giác ra, đều bị tê liệt. Nhưng tất cả các đường nét trên gương mặt xanh xao, trầm lặng, với đôi môi mím chặt, chứng tỏ thính giác của anh đang hết sức căng thẳng.

        Nếu nét mặt con người có khả năng thể hiện được toàn bộ tình yêu, lòng căm thù, niềm tự hào, nỗi tuyệt vọng, ý khinh ghét, vẻ dửng dưng, thì nét mặt anh là biểu hiện đầy đủ của thính giác đang căng thẳng. Bất kỳ một tiếng động nào, nhỏ nhất, li ti nhất trong muôn ngàn tiếng động rải rác trong không gian, cũng không thể lọt qua tai anh.

        Đrujinin nhìn vào mặt Misa và không dám thở mạnh, sợ làm nhiễu loạn mất sự im lặng...

        « Này, thế nào?» hình như đôi mắt đòi hỏi đản vào mặt người kia đã nói lên như thế. Bỗng gương mặt Misa phấn khởi và hồng hào hẳn lên.

        — Được rồi ! — Misa nói. — Họ đang nghe.

        Anh quay nhanh cái tay quay trên « băng truyền » rồi lại gõ những chấm gạch, mắt dán vào bản mật mã mà Đrujinin đã viết và cứ nhắc lại nho nhỏ như để kiểm tra :

        — « Ôđetxa hai mươi giờ giờ Mạc-tư-khoa Đây Đrujinin Bọn chiếm đóng Đức và Rumani tiếp tục vào thành phố Xtôp Hôm qua đã đến Panhtêa nổi tiếng sẽ nghỉ tại khách sạn đặc biệt Pirôgôpxkaia góc đại lộ Prôlêtacxki Xtôp Nhân dân tiếp tục bị bắt chiến dịch thủ tiêu Do thái hàng loạt bắt đầu Xtôp Xung đột giũa lính Đức với Rumani Xtôp Giá chợ lên cao Xtôp Nông dân miễn cương bán sản phẩm Xtôp Cánh cửa tò vò Công viên Sepsenkô có đặt cụm pháo bốn khẩu trăm bốn nhăm ly chĩa ra biển Xtôp Giữa Akecman Ôviđiôpôn cầu phao mới binh lính xe quân sự đi không ngớt Thông báo quan trọng Betxarabi Xtôp. »

        Tiêu đội trưởng Vetxêlôpxki phấn khởi ra mặt, chốc chốc lại liếc nhìn lên bản mật mã, tựa mình vào cái nắp mở của chiếc va-li mây con, gõ ngón tay cái lên chiếc chìa khóa; và những chăm gạch Morxơ cứ tuôn ra như mưa, nghe rất tài tình, chính xác, dồn dập, đều đặn dưới bàn tay xòe ra. «Hôm nay mười sáu không không chấp hành mệnh lệnh trên đã phá đổ ngôi nhà N. K. V. D. lúc Ghextapô Xiguranxa tới Đã đến thăm hiện trường bản thân nhận thấy kết quả thành phố hoang mang Đài phát thanh Bu caret hò hét Xtôp Ngày mai cũng tại đây sẽ phát tin như thường lệ hai mươi giờ Mạc-tư-khoa cùng một làn sóng. Tất cả cho trước mắt Chúc ngủ ngon Xtôp ».
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2020, 06:13:10 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2020, 06:30:00 am »


        Khi Misa đánh xong những chầm gạch cuối cùng, Đrujinin tập trung những bản mật mã, cuộn lại rồi cẩn thận đưa lên ngọn nến đốt.

        Trong khi đó, tiểu đội trưởng Vetxêlôpxki đã chuyển qua phần nhận, một tay nắm chắc ống nghe áp vào đầu, một tay ghi nhanh lên một tờ giấy nhỏ những nhóm năm con số.

        Cuối cùng có vẻ thích thú ra mặt, anh đóng va-li lại và trao cho Đrujinin một bản con đầy chữ số. Đrujinin ngồi xuống đố địch, chốc chốc lại tra cứu ở trên mặt bàn rồi cùng đọc to :

        — «Cảm ơn Nhận rất tốt Khen ngợi chấp hành nhanh chóng nhiệm vụ Chúc mừng các đồng chí Theo tin chúng tôi nhận được các đồng chỉ đã diệt một trăm bốn mươi bảy tên trong sở Xigurănxa không kể bị thương Đề phòng thời gian tới cảnh sát tăng cường áp lực và phản gián địch trả thù Phải cẩn thận Phải đỗi chỗ ỏ nhiều hơn Cho biết cơ cấu của màng lưới cán bộ Trấn tĩnh tinh thần nhân dân thành phố Đặc biệt hài lòng vì công tác các đồng chí Chào Chúc ngủ ngon.» Xin khen ngợi anh — Đrujinin, không đổi giọng, nói và chìa tay cho Piôt Vaxiliêvich.

        — Về cái gì ?

        — Ve điều cấp trên đặc biệt hài lòng đối với công tác của chúng ta.

        Batsây cười ran.

        — Nhưng tôi có đóng góp được gì vào trong đó đâu?

        — Ấy đấy! Đừng nói thế — Đrujinin vui vẻ nói. — Cụm pháo tầm xa chĩa ra biển với cái cầu phao ở Akecman Ôviđiôpón cũng quan trọng chứ!

        — Anh nói quá — Batsây hết sức thích thú, lẩm bẩm.

        Nhưng Đrujinin lại khẩn khoản nhắc lại quan điểm của mình.

        — Ây, rồi anh xem, những con chim ưng của ta sẽ làm gì đối với cụm pháo và chiếc cầu phao của anh!

        Rồi anh siết thật chặt bàn tay Piôt Vaxiliêvich.

        — Thôi được, nhưng bây giờ khuyên anh hẵng ngủ đi một tí.

        — Như trong quân đội thường nói: «o,o».

        — Đúng thế. Anh hẵng đi o o đi. Ở chỗ chúng tỏi theo lệ thường, người này gác thì người kia ngủ. Hôm nay có hai người ngủ, một người gác. Nằm dài xuống! Bao giờ đến lượt anh, chúng tôi sẽ gọi.

        Piôt Vaxiliêvich đắp lên người chiếc áo ca-pốt của Vetxêlôpxki đưa cho rồi ngủ thiếp đi.

        Trước khi ngủ, lần đầu tiên, kể từ đã lâu, ông nghĩ đến gia đình, đến vợ con. Thực ra, ông luôn luôn nghĩ tới họ. Họ có mặt nhưng không để cho ai thấy và như đã tham gia vào mọi ý nghĩ của ông. Họ tô điểm hết sức dịu dàng và trong suốt cho mọi tình cảm của ông. Nhưng không rõ ràng và chung chung thế nào ấy! Còn lúc này ông để tâm nghĩ tới họ thực sự. Bây giờ họ ở đâu? Ở Mạc-tư-khoa như thế nào? Nhà cửa có bị phá không? Ông đã viết cho họ nhiêu thư nhưng chưa bao giờ nhận được một bức nào của họ cả... Thôi, chắc là ông đã quá mệt ngày hôm đó. Tâm hồn ông không đủ sức chịu đựng những nỗi thống khổ mới nữa. Ông nghĩ tới vợ, tới các em gái, tới Pêchya, tới ngôi nhà, không lo âu tí nào nữa. Không biết tại sao ông cảm thấy hết sức chắc chắn họ đều binh yên vô sự. Không thế, ông không thể nào ngủ được. Một giấc ngủ bình thản, lại sức, đã đến trùm lên ông. Trong thời gian dó, trong gác xép, những người nào đó đã đến thì thầm báo cáo. Có người đến. Có người đi. Họ báo cáo số hiệu của một vài đơn vị bộ đội Rumani và Đức nào đó, các số nhà, các tên phố, các cuộc hành trình từng chặng, hướng xếp chở hàng đi, kế hoạch bố trí và địa điểm đặt pháo phòng không. Đrujinin nói rất nhỏ, đặt những câu hỏi ngắn gọn, đôi khi tỏ vẻ bất bình. Cũng có khi anh cười kín đáo, hạ những mệnh lệnh vắn tắt, triệu tập người này người nọ vào những giờ khác nhau. Và cứ như thế kéo dài suốt đêm.

        Rét quá, Piôt Vaxiliêvich phải thức giấc dậy nhiều lần. Gió rít chung quanh và luồn qua mọi khe hở. Khó nhọc lắm ông mới làm cho người ấm lên được và ngủ lại. Đến bảy giờ sáng Đrujinin gọi ông dậy. Trời đã sáng. Ngụy trang ở chỗ cửa thông hơi đã bỏ ra. Qua cái lỗ tròn, một bầu trời ảm đạm, xanh ngắt và giá lạnh.

        — Nếu thấy hay nghe có gì khả nghi, anh thức tôi dậy ngay — Đrujinin nói. — Có tiếng động gì dù nhỏ nhất ở cầu thang hay tiếng chân bước ngoài sân là phải thức tôi dậy ngay lập tức. Đừng suy nghĩ gì cả mất thì giờ. Tuy vậy chẳng có gì đâu.

        Nói xong Đrujinin rúc đầu vào trong chiếc áo ca-pốt bộ đội, nằm nghiêng lại làm chiếc ghế ô tô kêu răng rắc rồi không động đậy gì nữa.

        — Anh đừng lo. — Tiếng nói ngái ngủ của tiểu đội trưởng Vetxêlòpxki từ chỗ nằm của anh vang lên. —  Tôi, tôi sẽ nghe cho.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2020, 06:10:25 am »


        Răng đánh lập cập và ngáp sải cả hàm, Piôp Vaxiliêvich lại gần lỗ thông hơi, nơi không khí buổi sáng và cái rét sớm tháng một tràn vào, không phải chỉ rét suông mà còn lạnh buốt, giá cóng, ảm đạm quá, tiêu điều quá, khiến con người không muốn sống ở thế gian này nữa. Để cho người ấm lên một tí, Piôt Vaxiliêvich đi đi lại lại trong gác xép và làm một vài động tác thể dục buổi sáng. Nhờ vậy ông đã hơi ấm lên và lại đến tựa người vào lỗ thông hơi, ngắm nhìn thành phố lặng lẽ như một ngôi nhà mồ vào cái giờ phút buồn bã trước lúc bình minh này.

        Từ trên đó ông thấy chồng chất nhưng mái nhà, những kính vỡ trên cửa mái hiệu ảnh, những cột xem chiều gió và những vọng tháp, những cửa mắt trâu, một rừng ăng-ten gẫy gục, những chữ hoa to tướng quằn quèo trên các lưới sắt quảng cáo, những súng đại bác phòng không Đức... Giữa những ngôi nhà mới xây dựng sau khi ông ra đi khá lâu, ông nhận ra những ngôi nhà cũ thân thuộc hồi ông còn nhỏ, ông đoán chừng những khe hở của đường phố, những gác chuông nhà thờ và nhưng cái tháp của các sở cảnh sát cũ. Dần dần, nhờ quan sát các mái nhà, ông đã xác định được nơi ông đang ở. Một chỗ nào đấy trong khu phố ngõ Ôpsinnikôpxkaia và ngõ Pôlixêixkaia cũ.

        Ở đây, ngày xưa, trước Cách mạng, là Câu lạc bộ «Hòa âm» nổi tiếng của Ôđetxa. Câu lạc bộ có rạp hát riêng. Ngày xưa ở rạp hát « Hòa âm » trong những ngày lễ Noen, người ta đã tố chức những cuộc vui ban ngày có nhiều trò vui lớn và để kết thúc, người ta đã khiêu vũ. Suốt đời, Plot Vaxiliêvich không bao giờ quên được vở Đánh chiếm Xêvaxtôpôn mà ông đã xem hồi nhỏ. Ông còn nhớ mãi thứ sáp chải tóc sực mùi mơ mà thợ cạo đã bôi vào mớ tóc rễ tre đen lánh của ông, trước khi rẽ đường ngôi, bằng một cái bàn chải cứng không tưởng được ; cái lạnh giá buốt của hai bàn tay, với cái lạnh của chiếc cổ cồn hồ bột dày cộp cà rất đau vào gáy ông chỗ cái khuy hậu; bố ông mặc áo đuôi tôm mới tinh nắm tay dắt ông, một cậu học sinh trung học, đi trên các cầu thang cầm thạch ; rồi những khúc dạo đầu bản nhạc khiêu vũ, những dải nơ của những người dẫn đầu, ánh sáng nguy hiểm của sàn nhảy, trơn như gương, những hoa giấy tròn, nhỏ li ti, sặc sỡ, trên vai làm liên tưởng tới những mồi câu... Và suốt đời, ông cũng sẽ không quên người con gái mặc áo hồng chếp nếp mà cố nén thẹn thùng ông đã dám mời nhảy một điệu Hunggari Sợ không dám ôm vào người cô bé, ông cứ bíu chặt bàn tay đầy mồ hôi vào chiếc áo dài xinh xắn chếp nếp của có ta. Thật ngớ ngấn làm sao khi ông bước chăm chú, bó người trong cái quần hải ly mới và đôi giày « Xkôrôkhốt » mới; ông đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, và đã đếm thầm rất chăm chỉ những nhịp bước của điệu nhảy Hunggari: « một, hai một hai, một với hai, với ba »... Rồi cuối cùng, sung sướng xiết bao khi cô thiếu nữ, khiếp hãi nhìn vào cái đầu tóc rối bù của ông, đen nhánh như xi đánh giày và không ăn sáp, lẩm bẩm trên đôi môi đó tươi một tiếng « cảm ơn » bẽn lẽn, rút tà áo nhỏ nát nhầu khỏi bàn tay Pêchya, rồi chạy biến trên nền nhà với đôi giày trắng nhỏ xíu và lạnh giá... Nhưng tất cả những cái đó không có gì đáng kể, so với cảm tưởng của chú bé Pêchya trước vở Đánh chiếm Xêvaxtôpôn. Tất cả tâm hồn chú rung động trong một cảm giác say sưa, u uất, khi nghe tiếng đại bác sân khấu nổ ầm ầm... Pháo hoa trên thành phố Xêvaxtôpôn rực cháy, những tiếng khóc của hải quân, những lá cờ mang về, những âm thanh của điệu kèn tang với cỗ áo quan đen của đô đốc Nakhimôp phủ dưới lá hạm kỳ và do những con người đẫm máu bảo vệ thành phố anh hùng khiêng.

        Piôt Vaxiliêvich đứng tựa mãi vào cái cửa thông hơi, rồi bỗng ông trông thấy cái cổng rạp hát, nhờ một phép lạ nào đó vẫn còn nguyên vẹn, đứng sừng sững ở phía dưới, ngay gần đấy, giữa những đống gạch vụn của ngôi nhà đổ nát. Piôt Vaxiliôvich nhận ra nó ngay.

        Nó đứng đấy, sừng sững giữa cảnh hoang tàn như một cái khung bằng đá trống rỗng, trang trí bằng những tượng nữ thần, những cây đàn thất huyền và những cái mặt nạ miệng toang hoác của nền hài kịch và bi kịch Hy-lạp. Những chùm tù và dài, có băng màu lấp lánh quấn quanh, như ném ra tứ phía những tiếng đồng trang nghiêm, tang tóc, và một tượng than Tecpxikorơ chân không, dang tà áo mỏng chếp nếp như đôi cánh, đang bay là là trên cảnh hoang tàn đổ nát.

        Cũng trong lúc đó, hàng trăm cái tù và loại khác, như một dươ ng cầm thật lớn, bỗng cất tiếng trên những mái nhà thành phố. Đó là còi báo động phòng không

        Đứng trên các nóc nhà, Piôt Vaxiliêvich trông thấy cái dải màu chì của biển cả và cái vạch đỏ của con sông Đòfinôpka dưới ánh mặt trời ảm đạm mới nhô khỏi mặt biển. Mặt trời chỉ hiện ra có một lúc rồi biến ngay vào một dải mây thấp đen kịt, đang bị gió đông bắc lạnh buốt cuốn đi. Và phía trên sông Đôfinôpka, giữa những luồng đạn cao xạ nom như sao đôi ngôi, Batsây, với con mắt điêu luyện của một pháo thủ, phát hiện ra một phi đội máy bay phóng pháo xô-viết hạng nặng đang bay thẳng từ Xêvaxtôpôn về phía các cửa tò vò trong công viên Alêcxăng đệ II cũ, trên cụm pháo tầm xa của địch, chính cụm pháo mà trước đây mấy giờ Đrujinin đã báo cáo qua điện đài về cho trung ương, trên cơ sở những tin tức nhận được của ông, Piôt Vaxilièvich.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2020, 06:11:12 am »


52

        Lạ lùng thay cuộc sống trong hầm mộ, một cuộc sống không giống một cái gì hết; thòi gian ở đây trôi qua hết sức nặng nề. Đôi khi tưởng như nó ngừng lại. Bao ngày đã trôi qua mà Pêchya vẫn chưa phân hiệt được giờ giấc buổi sáng, ban ngày, buổi tối hay ban đêm. Có thể là đêm vĩnh viễn chăng? Không! Đêm, thậm chí là đêm vĩnh viễn nữa, cũng luôn luôn vẫn có cái chu kỳ đều đặn buổi tối của nó. Ở đây không có chu kỳ. Ở đây tất cả đều bắt động, trừ con người ra. Bất cứ lúc nào Pêchya nhìn ra chung quanh, chú cũng chỉ thấy độc có một thứ: những cái vòm bằng đá hay bằng đất, phủ một lớp bụi ngàn năm im lìm, một làn không khí mờ tối, im lìm, hơi óng ánh, nhờ một hai ngọn lửa đuốc nhỏ đứng im phăng phắc như cái ánh phản chiếu trên một tấm gương đen. Rồi tất cả chìm nghỉm trong một màn đêm dày đặc.

        Nhưng không phải chỉ những ngày đầu ở đây đã làm cho cuộc sống trở nên lạ lùng và nặng nề đối với Pêchya. Chú cảm thấy như bị bỏ quên, côi cút. Có lẽ thực tế chú đã côi cút rồi chăng ? Bố chú còn ở ngoài mặt trận. Có lẽ ông đã bị giết rồi. Có lẽ từ làu, ông không ở trên cõi đời này nữa. Còn mẹ chú, các em gái chú, bà nội chú ra sao? Có lẽ họ đã chết hết, và bị đè nát trong một cái hầm trú ẩn hay trong những đống gạch đổ nát của ngôi nhà to lớn, với tất cả các tầng gác ấy. Có lẽ bọn phát-xít đã lần được đến tận Mạc-tư-khoa. Ý nghĩ này cứ luôn luôn hành hạ chú bé. Ngay trong giác ngủ chú cũng bị nó ám ảnh. Tình yêu mẹ mà trước kia chú không bao giờ nhận ra, khi nó còn thường xuyên, còn là thói quen, thì giờ đây nó đã chiếm đoạt cả tâm hồn chú với một sức mạnh chưa từng thấy. Chú cảm thấy nhớ mẹ quá đỗi vì xa mẹ là một điều quá ư đau đớn! Thường xuyên, bà hiện ra trong các giấc mơ của chú, và nếu chú không thấy trong mơ thì bà lại như có mặt một cách bí hiểm trong mỗi một mơ ước của chú ; bà luôn luôn có mặt nhưng vô hình, không sờ thấy được, đâu đó, ngay gần bên, ấp ủ chú trong hơi ấm, trong mùi thơm âu yếm của mải tóc, nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc Pêchya bằng những ngón tay mát rượi.

        Khủng khiếp nhất, nặng nề nhát là trên đầu họ lại có bọn phát-xít ở. Chỉ cần nhô lên mặt đất lá đã chìm nghỉm ngay vào trong thế giới ghê rợn của bọn phát- xít. Trong cái thế giới đó không thể thở được. Bóng tối sẽ đè nặng lên tâm hồn anh. Ý chí tự do và lý trí sáng suốt của con người sẽ bị tê liệt. Con người sẽ biến thành con vật, thành nô lệ. Pêchya không thể không cảm thấy điều đó vì chú phải sống trong cảnh gần gũi ghê tởm với quân thù không đội trời chung. Đôi khi chú còn như nghe thấy cả tiếng chân thình thịch của chúng ở ngay trên đầu mình nữa. Chỉ cần nghe thấy như thế cũng đủ biến cuộc sống của những người ở dưới hầm mộ thành một khổ hình bất diệt rồi. Đó có lẽ là trường hợp của những người chỉ sống ở đấy để ẩn trốn, nhưng Pêchya biết không phải thế. Họ ẩn trốn để mà sống. Họ sống để đấu tranh không ngừng với địch.

        Trong những ngày đầu sống dưới hầm mộ, Pêchya không hiểu đấu tranh bao hàm những gì. Mọi người di chuyên trong bóng tối đường hầm với những ngọn đèn bão, ngủ, thức giấc, nấu nướng, nhận khẩu phần đường và thuốc lá rẻ tiền, mang súng trường đi đâu về phía các vọng gác rồi trở về, tắm rửa, đính lại khuy áo, cọ đánh soong nồi muôi thìa, múc nước ở đâu về không biết. Tất cả những việc đó chỉ hơi giống phần nào hoạt động của một tổ chức bí mật. Pêchya tưởng tượng sự việc hoàn toàn khác hẳn. Nhưng chẳng bao lâu chú cũng bắt đầu hiểu được ý nghĩa thực sự của những công việc đang diễn ra trong hầm mộ Uxatôvô. Mãi đến lúc đặt doanh trại ngầm, người ta mới xếp chất đốt, đạn được và người vào các hang động nối liền nhau bằng những con đường ngầm rải mìn và hầu như không để ý đến Pêchya. Người ta chỉ cấm chú đi chơi rong. Nếu không có việc gì làm, chú có lấy đèn bão lảng vảng đến các đường ngầm, tò mò và hãi hùng nhìn vào các hang hốc, thì lúc nào cũng có ngay một người hét lên :

        — Ê, bé con, trở về đi! Chú sẽ làm phiền cho chúng tôi đấy. Chúng tôi có trách nhiệm không được bỏ quên chú. Tìm việc gì mà làm!

        Dần dần, chú bắt đầu làm việc. Cùng với Valentin, chú giúp sức chuyển thùng, gọt khoai, đổ đầu vào đèn bão, quét dọn các phòng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2020, 06:13:40 am »


        Chẳng bao lâu chú làm quen với mọi người, biết được tình hình, và nhất là hiểu được chức trách từng người, toàn thể doanh trại đang sống làm gì và bản thân chú cũng thâm nhập vào cuộc sống chung của tất cả. Pêchya đã biết được người chỉ huy, người chú, là đồng chí bí thư thứ nhất Ban chấp hành Đảng Bônsêvich khu phố, đồng chí Secnôivanenkô mà bắt chước theo Valentin, chú cũng gọi bằng « bác Gayrick ». Sau Secnôivanenkô, đến Platôn Ivanôvich Xtrenbixki, một con người nghiêm khắc mà tầm vóc dị thường và những cử chỉ dữ tợn đã làm cho Pêchya khiếp sợ khi, người cúi gập làm hai, với khẩu Môde đựng trong bao gỗ sau lưng, anh di chuyển bằng những bước dài trong con đường ngầm trần thấp lè tè để thi hành một mệnh lệnh nào đó của Secnôivanenkô và cái bóng to lớn của lưng anh che kín cả con đường ngầm. Theo con mắt Pêchya, Xêrafim Ivanôvich Tulyakôp, người cùng ở với anh em du kích trong cái hốc cuối cùng, là một người ngang hàng. Tulyakôp thường xuất hiện và luôn gắn liền với công tác chuẩn bị chiến đấu: trước hết anh vào sổ số hiệu các súng ngắn, súng trường, rồi chú ý xem xét kỳ cho đến khi chúng được cắt đặt tử tế mới thôi, tổ chức việc đổi gác, chỉ định người trực ban, và một hôm anh cắt Pêchya và Valentin trực sau khi đã ghi tên chúng vào một quyển sổ. Nhân dịp này, anh đã hỏi Pêchya:

        — Em có biết bắn không?

        — Có biết một tí — Pêchya ngập ngừng đáp ; thực ra đến tận bây giờ, suốt đời chú chỉ mới được bắn có một lần ở Iityazoma bằng khẩu súng hơi của Victo Xađôpnikôp.

        — Em có vũ khí riêng không?

        Biết chú không có, Tulyakôp lắc đầu không tán thành, rồi nói.

        — Chẳng biết em nghĩ thế nào ? Như vậy là không tốt! Chiến tranh thì phải đánh nhau chứ!

        Rồi anh đưa đến cho Pêchya một khẩu Nagan trận, trích trong sổ ra một con số rất dài và đòi cho được một tờ biên lai. Từ đó, chú bé hết sức khâm phục Tulyakôp.

        Các người khác không quan trọng lắm nhưng dù sao Pêchya cũng rất quý trọng họ, thậm chí còn tỏ ra quá lễ phép, như đổi với những người anh hùng bí mật, những ân nhân của nhân dân, thành viên của tổ chức khủng bố, chiến đấu ở hậu địch. Chú thích nhất cô Liđia Ivanôpna Anghêlêđi, dịu dàng, xinh đẹp, trìu mến, giống mẹ chú về một điểm gì rất khó tả. Một người cũng được chú thích nữa, đó là Trôlim Zakharôvich Xviriđôp, kế toán viên trước chiến tranh, đồng nghiệp đồng thời là người giúp việc của Liđia Ivanôpna, cũng trẻ và duyên đáng như bản thân cô; do đó Pêchya có cảm tưởng là trong Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Ôđetxa chỉ toàn những người công chức đặc biệt xinh đẹp và dễ thương. Thậm chí Xviriđôp còn hơi giống Liđia Ivanôpna nữa. Họ tìm mọi cách để luôn luôn được ở bên nhau. Người ta có thể tưởng nhầm đó là hai anh em.

        Đồng chí Xecghêiep càng được Pêchya để ý tới đặc biệt, nổi bật vì là huấn luyện viên thể thao, tinh thông mọi bí quyết của các môn bóng đá, điền kinh và bơi lội. Anh là ủy viên ban trọng tài hội « Đynamô », bạn của tất cả các nhà vô địch, các nhà bơi lội nổi tiếng và các cầu thủ bóng đá. Hơn thế nữa, anh ở trên họ: anh nhận xét họ ! Dưới con mắt của Pêchya, đó là một nhân vật tuyệt đối khác thường, gần như một vị á thánh. Thậm chí Pêchya còn nhìn anh, như nhìn ánh mặt trời, phải lim dim đôi mắt. Chú bé cứ lẽo đẽo theo anh như một cái bóng, kiên nhẫn chờ đợi cơ hội để hỏi anh một vấn đề lý thuyết nào đó về một cú phạt trực tiếp, một trường hợp chơi trái luật, hoặc cả về giá trị hơn hẳn của lối bơi sải đối với lối bơi ếch. Đồng chí Xecgkêiep trả lời rất tử tế nhưng quá vắn tắt. Nói chung anh vốn ít nói: anh lắng nghe nhiều hơn là nói, hút ống píp, nhưng bây giờ không phải nhét đầy nồi điếu thuốc lá thơm hiệu «Mái tóc vàng» nữa, mà bằng thuốc lá rẻ tiền của chiến sĩ. Chỉ có một lần, anh nói chuyện với Pêchya để hỏi chú:

        — Em có chơi thể thao không?

        — Ít thôi — chú bé đáp, ngượng ngùng.

        Đồng chí Xecghêiep nắn bắp tay bắp chân của chú rồi mỉm cười chua chát, nói:

        — Thế mà cũng gọi là thiếu niên tiên phong! Để rồi chú luyện cho...

        Đối với người chỉ huy doanh trại Lêônit Ximban mà hầu hết mọi người đều gọi tắt là Liônya thì Pêchya còn có một tình cảm gấp đôi. Về nguyên tắc, chú thích Liônya. Tâm hồn con người vui vẻ, tinh nghịch đó như luôn luồn tràn đầy ánh nắng miền Nam, the hiện rất ngây thơ trên nét mặt linh hoạt khác thường, có thể thay đôi sắc thái từng giây lừng phút và biểu lộ những nét hết sức khác nhau, hết sức tế nhị của ý nghĩ và tình cảm. Đôi môi tinh nghịch luôn luôn sẵn sàng nở một nụ cười chế giễu, và bất cứ lúc nào anh cũng có ở đầu lưỡi một câu khôi hài hay một lời chàm chọc, nhưng tất cả cái đó đều không có ác ý.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2020, 06:14:03 am »


        Anh có một trình độ châm biếm khá cao, đặc tính trời phú riêng cho người Ôđetxa; nó giúp anh chịu đựng được trong những giờ phút khó khăn nhất. Nhưng vì trong lúc này, không ai còn lòng dạ nào nữa để châm biếm, mà Liônya thì không thể không đùa nghịch, nên anh đã trút cả lên đầu Pêchya như một dòng thác những lời nói hóm hỉnh vả những phương ngôn tục ngữ vùng Hắc-hải.

        — Này lại đây, chú bé ! Cái gì thế này? Người ta đã phát cho chú một khẩu súng ngắn, một khẩu Nagan phải không? Thế là chú ra vẻ ta đây lắm. Lấy ai mà gọt vỏ khoai bây giờ nhỉ? Tượng Puskin chắc? À, chú đã gọt rồi ư? Vậy tôi xin lỗi. Thằng bé ngoan thật!

        Pêchya, một mặt hãnh diện được người chỉ huy doanh trại đối xử thân mật với mình, nhưng mặt khác cũng thấy khó chịu với những lời đùa bỡn không ngớt đó, nên chú đã cố tránh để ít phải gặp cái anh chàng Liônya luôn luôn vui vẻ ấy.

        Nhưng cố nhiên những người chú bé cảm thấy gần gũi nhất là Matriôna Têrenchiepna, là Raitxa Lvôpna và Valentin. Họ tượng trưng cho gia đình chú. Trong, một chừng mực có thể, họ thay thế mẹ chú, bố chú, các em gái chú và bà nội chú. Chỉ với họ, Pêchya mới cảm thấy hoàn toàn tự do và vui vẻ.

        Đường hầm nhanh chóng có vẻ đầy đủ tiện nghi với những buồng lớn, buồng nhỏ, nếu có thể gọi như vậy, những cái khám đủ mọi kích thước, những cái hang hốc đục trong đá vôi bằng vỏ hàu. Đó là những đường hầm cũ do thợ đá đào từ lâu lắm, hoặc là những trụ sở mới xây dựng, chuyên để chứa vật liệu và cho những người trong ban chấp hành bí mật. Hầm ngầm này, muốn gọi là gì cũng được: cơ quan tham mưu, trại lính, công binh xưởng, đài chỉ huy. Nhưng cái tên đơn giản nhất, thông thường nhất đã chiếm ưu thế : nhà ở. Thực tế, nó giống một ngôi nhà ở biến thành cơ quan hay đúng hơn một cơ quan quân sự. Những phiến đá to dùng làm bàn. Trên những phiến đá giống nhau hình chữ nhật, trải rạ và áo ca-pốt, người ta ngủ chung với nhau như trên những bộ phản. Đá tảng thay cho ghế. Nói chung, tất cả đồ đạc đều bằng đá hoa cương hay đá vôi.

        Các bà phụ nữ, Raitxa Lvôpna, Matriôna Têrenchiepna, Liđya Ivanôpna và Valentin ở riêng. « Khám » của họ được ngăn cách bằng một tấm màn vải. Họ ngủ cả bốn người cạnh nhau trên một chiếc giường đá. Nhưng ở chỗ họ, ngăn nắp và sạch sẽ vô cùng ! Giường của họ luôn luôn phủ chăn len gọn gàng. Không có gối, thật đấy, nhưng thay vào đó, là những cái áo ba-đờ-xuy, những cái túi xếp rất gọn. Trên cái bàn đêm bằng đá trải một số báo Công xã Hắc-hải thay cho khăn bàn, có để cái gương con của Liđia Ivanôpna, một cái đĩa nhựa đựng cặp tóc, một quả cầu mà Matriôna Têrenchiepna đã vội vã mang theo với các tài liệu, một bức ảnh con lòng trong một cái khung khảm xà cừ và một mẫu nến. Nhưng cả cây đèn nến Valentin chế ra cũng khác những cây nến khác, ở chỗ nó được cắm vào một lọ nước hoa nhỏ khéo chế biến lại, và do cái vẻ trang nhã, có thể nói nó đã tỏ rõ đây là nhà ở của phụ nữ.

        Nam giới, kể cả Pêchya, sống trong ba « buồng » khác.

        Trong hầm, cũng có một « góc đó » dùng làm « buồng giấy» cho đồng chí bí thư thứ nhất. Tất nhiên, đó là một cái hang hơn một cái buồng. Hai chiếc bàn đá dài xếp theo hình chữ T, những khối đá mệnh danh là ghế bao chung quanh. Trong một góc hầm, trên một tảng đá để một cái tủ két nhỏ. Trong một góc khác, cũng trên một tảng đá, để một xô nước với một cái chén vại làm bằng vỏ đồ hộp. Trên một cái ngăn đục vào tường, vài quyền sách. Bên cạnh, có bản đồ Liên bang Xô-viết, bản đồ vùng Ôđetxa và bản đồ thành phố và cả bản sơ đồ chính quyền các vùng lân cận Ôđetxa. Pêchya thấy bác Gayrick với đồng chí Tulyakôp mang đến hai bức chân dung Lênin và Xtalin và hai lá cờ: lá cờ đỏ thắm của ban chấp hành khu Đảng bộ và lá cờ màu dâu tây của Xô-viết khu. Họ treo cờ vào trong góc hầm và đóng các bức chân dung len tường, bên trên cái bàn.

        — Chính quyền ở đây mới là chính quyền thực sự của nhân dân, — Secnôivanenkô nói — chính quyền xô-viết, chính quyền của Đảng Cộng sản ; nó sẽ lãnh đạo các khu ngoại ô thành phố Ôđetxa cho tới khi nào kẻ địch bị đánh đuổi và tiêu diệt đến tên cuối cùng. — Secnôivanenkô nhìn về phía trần đất thấp lè tè và nói thêm —  Chúng còn chưa biết thế nào là cuộc Chiến tranh Ái quốc của cả một dân tộc để cứu nước. Nhưng chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ biết.

        Ông dằn lên tiếng « chúng» mạnh đến nỗi răng nghiến ken két.

        Cây đèn bão với cái lưới thép, đặt trên tủ két, chiếu sáng yếu ớt nhưng hùng hồn toàn bộ bức tranh vừa khủng khiếp vừa trang nghiêm, huyền hoặc như trong một giấc mơ.

        Một tia sáng vàng đục di chuyển trên loạt vũ khí, trên sàn đất gồ ghề, trên gương mặt mọi người, trên những bản đồ, và trên các bức chân dung. Gương mặt Lênin và Xtalin như sống, thở và suy nghĩ. Ánh sáng mịn màng trên mặt vải của hai lá cờ có tua vàng nặng trĩu pha thêm vào ánh sáng mờ yếu ớt của cây đèn bão.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM