Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:53:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14794 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2020, 05:55:02 am »


45

        Vừa ở trong bóng tối hầm ngầm ra, thoạt đầu, họ bị ánh sáng yếu ớt của buổi sáng tháng mười đầy sương mù, làm chói mắt như bị luồng ánh sáng gắt không thể chịu nỗi của một ngọn đèn pha chiếu thẳng vào giữa mặt. Họ đã mất cái khả năng nhìn rõ bất kỳ vật gì: những vòng tròn xanh nhảy múa trước mắt. Họ nghe thấy những tiếng súng nỗ liên hồi và gần đâu đó, tiếng Ximban đang hét vang :

        — Trốn vào đây! Mau lên ! Chạy vào đây!

        Chưa thật quen mắt với ánh sáng ban ngày, không nhìn rõ các vật mà chỉ thấy những bóng mờ mờ, họ chạy về phía có tiếng Ximban, trèo lên dốc khe, và thấy mình đang ở trên bãi có đối diện với nghĩa địa Uxatôvô. Năp sau một tảng đá vôi xếp thành lớp, Ximban quỳ bắn vào một mục tiêu ở phía nghĩa đĩa. Chung quanh anh, giữa đám phân bò khô và những cây cúc trường sinh, lăn lóc những vỏ đạn rỗng. Sau mỗi phát, Ximban lại nhô lên, vừa tuyệt vọng vẫy vẫy chiếc mũ cát-két vừa hét về chính phía anh nhằm bắn.

        — Nghe này, ở đây kia mà ! Chạy vào đây ! Này ! Này!

        Secnôivanenkô vừa chạy vừa mở cò hãm, và trước khi đến được chỗ Ximban, ông nhận thấy phía trước mặt, cách độ một trăm mét, một chiếc ô-tô nhà binh mũi bằng, loang lồ xanh và nâu, đỗ cạnh cái hàng rào thấp của nghĩa địa, làm bằng những tảng vỏ sò xếp so le nhau. Hai tên lính dị dạng, đội thứ mũ sâu ít thấy, mặc áo tơi xanh nhạt, đẩy vào xe một người đàn bà đang giãy giụa. Tên lính dị dạng thứ ba, có bộ mặt đen sì và bộ râu không cạo, lôi cánh tay một chú bé mặc áo khoác ngắn rách; mũi chú bé chảy máu ròng ròng. Tên lính thứ tư nằm dài sau hàng rào nghĩa địa, đang bắn về phía Ximban. Và một có gái, bím tóc lủng lẳng rối tung, tay vung khẩu súng trường, chạy về phía cái khe sâu. Cô bé bị một tên lính thứ năm đuổi theo, căn cứ vào cái mũ cát-két có lưỡi trai dị dạng, có lễ tên này là một sĩ quan, nó bẳn theo cô bằng súng lục. Một tên lính thứ sáu rõ ràng là tên lái xe chạy quanh chiếc xe sơn loang lồ, xem xét những chiếc lốp bị nổ, thỉnh thoảng lại nằm xoài xuống đất để tránh những viên đạn mà Ximban bẳn tới tấp về phía nó. Trên bãi cỏ, ngổn ngang những đồ vật, rõ ràng là bị vương vãi trong cuộc xô xát; có đủ các thứ tiếng la hét, chửi rủa, rên rỉ, ra lệnh, và những phát súng bao trùm lên tất cả. Và hình như tất cả cái đó hiên nhiên là sự nối tiếp một sự việc đã bắt đầu từ lúc Secnôivanenkô nghe thấy những phát súng đầu tiên.

        Giữa lúc Secnôivanenkô, cuối cùng đã quen mắt với ánh sáng ban ngày, nhìn bao quát được cảnh tượng đó thì Ximban lại bắn nữa. Tên lái xe đang chạy quanh chiếc xe, bất thình lình lảo đảo, quay lông lốc rồi ngã ngửa ra, hai cánh tay bắt chéo. Lập tức một viên đạn bắn trả lại rít trong không khí như một nhát roi da, và những mảnh đá bắn tóe ra ngay cạnh Ximban.

        — Trượt rồi! — Lêônit khoái trá kêu lên — A, thằng khốn kiếp ! Nó bắn mình trượt rồi! — rồi anh lại nhằm bắn.

        Nhưng anh chưa kịp bóp cò thì đằng sau, Xtrenbixki đã nổ súng, thế là tên lính mặc áo tơi xanh dưới chân hàng rào nghĩa địa, kêu lên một tiếng, buông rơi khẩu súng, lằc tay rối rít y như người bị bỏng ngón tay. Có the thấy được những ngón tay của nó đỏ lòm lên. Thế là Secnôivanenkô nhằm thật nhanh và nổ súng.

        Ximhan hoàn toàn bị hút vào cuộc bắn nhau, mãi đến lúc ấy mới nhận thấy cuối cùng dã có người đến tiếp viện.

        — Theo tôi, anh em ơi! — anh thét lên bằng cái giọng dữ dội đúng của vùng Pêrexip, rồi chồm ra khỏi chỗ nấp.

        Nòng súng chĩa thẳng, anh chạy vụt về phía bãi cỏ phủ đầy cúc trường sinh như một lớp mi-ca màu tử đỉnh hương. Noi gương anh, những người khác cũng lao theo. Tất cả cái đó chỉ kẻo dài trong khoảnh khắc. Sự việc tiếp diễn cũng rất nhanh. Những tên lính đang đẩy bà Malriôna Têrenchiepna vào xe và tên lính đang lôi Pêchya, đều buông tù binh của chúng ra, và có bao nhiên tinh thần dũng cảm thì dốc ra hết để làm cái việc tháo chạy về phía đường Uxatôvô, chạy ngoằn ngoèo chữ chi và nhảy vọt qua những chỗ chướng ngại. Cô gái, bím lóc xô tung, bỗng dừng phắt lại như chôn chân tại chỗ, quay ngoắt về phía tên sĩ quan đang lao đâm sầm vào cô. Hai người mặt giáp mặt. Valentin cầm nòng súng giơ lên phang cho nó một cái vào đầu. Tên sĩ quan ngã lăn quay ra. Vừa lúc đó, Xviatôxlap chạy tới. Anh dí nòng súng lục vào tai nó, cau trán, mắm môi, bóp cò rồi lại chạy lên, nhảy thoăn thoắt qua những đống phân bò khô.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2020, 05:57:06 am »


        Trong khi bà Matriôna Têrenckiepna mặt hầm hầm đỏ bừng, chạy đi chạy lại trong nghĩa địa và bãi cỏ, nhặt nhạnh các đồ vật vương vãi, và Pêchya khóc rưng rức đưa tay áo quệt máu dưới cằm, thì các người khác bắn thêm vài phát súng nữa vào quân địch đang tháo chạy. Bọn chúng biến mất.
     
        Pêchya ngồi trên một hòm đựng mì ống, mặt ngửa lên trời, tay giơ cao một chiếc mỏ lết của Xviatôxlap đưa cho. Thực ra, muốn cho hết chảy máu mũi thì phải cầm một cái chìa khóa cửa giơ lên. Đó là một lối chữa mẹo dân gian đã lâu đời. Chìa khóa cửa có thể « khóa chặt» mũi lại, làm máu hết chảy. Bà Matriôna Têrenchiepna nhất định bảo thế. Nhưng ở dưới hầm, không ai có lấy một chiếc chìa khóa cửa. Đành phải dùng một chiếc mỏ lết vậy. Nhưng, như ta có thể thấy trước, một chiếc mỏ lết thì chẳng có tác dựng mấy. Máu vẫn cứ chảy và Pêchya chốc chốc lại cau trán, khạc máu xuống đất.

        Bà Matriôna Têrenchiepna đỡ tay Pêchỵa để giữ cho nó càng cao càng tốt, và Raitxa Lvôpna Kôletnisuc thì cầm giẻ lau mũi cho chú.

        — Cố một tý, cháu ạ, sắp khỏi ngay thôi — bà Matriôna vừa nói vừa nâng tay chú bé cao hơn nữa.

        Trong khi đó, Liđia Ivanôpna Anghêliđi chạy vào các hang, tìm hòm thuốc.

        Pechya, mặt lầm lầm, cau mày, tỏ ra bằng toàn bộ tư thế của mình rằng chú có thể lặng lẽ và kiên trì chịu đựng mọi sự đau đớn, đúng như một con người chân chính.

        — Khổ thân cháu tôi, có đau lắm không? — Raitxa Lvôpna nghiêm chỉnh nhìn thẳng vào mặt Pêchya, hỏi.

        Cái câu « khổ thân cháu tôi» nghe nó yếu đuối quá, chẳng có tí gì là hiên ngang, làm chú sôi tiết lên. Chú bé lườm một cái thật dữ tợn, lắc cái đầu đang ngửa ra và rống lên qua đôi môi mím chặt.

        — Con kh...

        — Con chả hiểu cái mỏ lết này thì có tác dụng gì, —  Valentin đi đi lại lại trong hang và nhún vai, rất bực bội, cắn cảu nói — Mẹ, con thấy mẹ quái gở thật. Cứ như thời trung cổ! Bôi canh-ki-dốt cho cậu ấy là xong hết.

        — Đang đi lấy, đang đi lấy rồi... có người đã đi tìm hòm thuốc, và sẽ mang lại đây. Đã kịp thu dọn gì đâu. Nhưng trong khi đợi lấy thuốc, thì cử để cháu Pêchya cầm cái chìa khóa, nó cũng bớt đau chứ... Chị Railxa Lvôpna, chùi cho thằng bé cái cằm.

        Và Raitxa Lvôpna lại lau chỗ máu chảy.

        Pêchya nhìn bà và mãi mới nhận ra được trong người đàn bà nghiêm nghị gày tọp, tóc hoa râm cuốn một chiếc khăn tay thít chặt này, bà Raitxa Lvôpna vui tính, to béo và có ria, mặt đỏ bừng vì hơi bếp, chỉ mới ít lâu đây thôi, ở « biệt thự » của bác Kôletnisuc, đã nhồi cho chú cái món « borsơ » chính cống Ukren và cá rán, và chiều chiều lại đưa đẩy đôi mắt đen to như hai quả mận, cất cái giọng khỏe và say sưa hát những bài Ganxya và Gió thổi... Giờ đây chú nhìn thấy trên nét mặt bà những đường nhăn mới, xa lạ: hai nếp nhăn khô khốc và buồn buồn ở hai hên mép cái miệng có những nốt sần sùi của bệnh sốt.

        Secnôivanenkô đến bên Pêchya, đeo kính vào, sờ cằm chú hẻ và mỉm cười nhìn mũi chú :

        — Thế nào, cái mỏ lết có làm cháu đỡ đau tí nào không ?

        — Có đỡ một phần — bà Matriôna Tèrenchiepna nói.

        — Một thành tựu tuyệt vời của y học — Valentin châm biếm..

        Secnôivanenkô vuốt ve gáy tóc bờm xờm của chú bé. Ánh cây đèn đêm phản chiếu vui vui trên đôi mắt kính ông: trong mỗi mắt kính có một ngọn lửa nhỏ bập bùng cháy.

        — Có lần bố cháu đã đấm cho bác một quả vào mũi.— ông nói — mạnh đến nỗi suốt hai giờ liền bác cứ phải lấy tuyết đắp vào mũi cho hết chảy máu. Nhưng, về phía bác, phải nói là bác cũng đã « thoi» cho bố cháu một quả ra trò! Anh bạn nhỏ ạ, cuộc sống không thể không có xô xát. Chính nhờ thế mà người ta rèn được lòng dũng cảm!

        Trên nét mặt của. Pêchya vô tình thoảng hiện một nụ cười.

        — Đấy, cháu xem, cháu đã cười rồi đây!

        — Lâu chưa hả bác ? — Pêchya hỏi.

        — Cái gì « lâu »?

        — Bác... « thoi» cho bố cháu một quả như thế đã lâu chưa?

        — Chả lâu gì đâu, — Secnôivanenkô nói rất nghiêm chỉnh — mới độ băm nhăm, bốn mươi năm gì đó thôi.

        — Lâu thế rồi cơ ạ? Không phải, bác nói đùa chứ gì ? — Pêchya nhè nhẹ rên rỉ.

        — Thế mà lâu ư? — Secnôivanenkô thốt lên — Mới đầu thế kỷ hai mươi này thôi mà ! Cháu hỏi bácMatriôna Têrenchiepna mà xem.

        Chú bé nghi hoặc hết nhìn Secnôivanenkô lại nhìn sang phía bà Matriôna:

        — Không phải, có thật thế không bác?

        — Đúng đấy, cháu Pêcbya ạ, đúng đấy — bà nói — bố cháu và bác Gayrick hồi ấy còn bé hơn cháu, và tôi thì bé tí ti. Và hồi ấy, ở vùng chúng tôi, thôi thì người ta gọi là «phạng». Cũng như bây giờ người ta gọi là « tống ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2020, 05:57:25 am »


        Với một vẻ buồn buồn âu sầu, bà Matriôna Têrenchiepna ngồi bên Pêchya, nắm trong bàn tay to lớn của mình bàn tay mềm mại của chú bé đang cầm chiếc mỏ lết. Còn Pêchya thì, mặt vẫn ngửa, kinh cẩn liếc nhìn cái bóng dáng giản dị, hiền lành, mà lại rất hiên ngang, gần như đáng sợ của bác Gayrick với chiếc măng-tô tàng tàng « hải ly », dây lưng giắt một khẩu súng lục « Nagan » có que thông nòng bằng đồng, và túi áo để thò ra một cái mỏ lựu đạn. Pêchya ngắm nhìn ông như một nhân vật thần thoại. Mà thần thoại thật. Ngẫm mà xem, đó chính là ông Secnôivanenkô, người bạn xưa của bố mà khi thả hồn bơi theo ký ức, bố chú và bác Kôletnisuc vẫn hay nhắc đến. Chính ông, cái chú bé tí ngày xưa, bạn thuở nhỏ của bố, cháu một người dân chài, đã đứng trước mặt chú bằng xương bằng thịt, trông không còn trẻ trung gì, một người hoạt động bí mật, được ảnh lửa tù mù của cây đèn đêm làm bằng nguyên liệu nhặt nhạnh, chập chờn trong ngóc ngách đường hầm, le lói soi sáng.

        Pêchya nhìn bác Gayrick và lòng chú rung động lên vì kiêu hãnh. Phải! Chú có quyền kiêu hãnh lắm! Chú đã tham gia, ngay trước mặt bác Gayrick, kề vai sát cánh với anh em du kích, vào một trận chiến đấu chống quân phát-xít. Chú đã hành động dũng cảm đúng như một thiếu niên tiền phong hành động. Chú đã là người đầu tiên phát hiện ra chiếc xe tải chở lính địch và đã là người đầu tiên khai chiến, ném quả lựu đạn về phía xe. Chú đã bị thương và chỉ một ly nữa là bị bắt làm tù binh. Chúng đã túm được chú rồi. Nhưng, chú đã ra sức giãy giụa. Chú đã vung tay đấm, đả, cấu, cắn. Và rốt cuộc chú đã thoát được. Thực tế thì trái lựu đạn chú ra sức ném về phía chiếc xe tải của quân Rumani không nổ, vì chú không biết cần phải mở chốt an toàn. Nhưng bù lại, nó đã lao gần tới sát cái xe. Nói đúng ra không phải chú bị thương. Máu mũi chú trào ra là do chú đã gắng sức quá. Nhưng có hề chi: một trận chiến đấu đã xảy ra, chú đã tham gia, và có thể mạnh dạn coi rằng chú đã bị thương. Nói cho cùng thì chú máu me đầy người. Máu chảy ròng ròng trên mặt chú. Còn tất cả những chuyện khác hoàn toàn đúng như đã xảy ra: một thằng phát-xít đã túm lấy chú, chú ra sức nắm tay nện vào đầu nó, lấy móng tay cào cấu mặt nó, giận dữ hét toáng lên và cuối cùng, đã cắn tay nó mạnh đến nỗi nó phải kêu lên. Chú bé vẫn còn cảm thấy mùi bàn tay thằng lính và răng lợi chú vì cái cắn ấy bây giờ vẫn còn nhức.

        Chú đã sống mấy giây phút ghê gớm làm rung động toàn bộ cơ thể chú. Có thể chú chưa hiểu tất cả những gì xảy ra. Nhưng ngược lại, biết bao vui sướng, biết bao cảm xúc mới và phi thường đã xâm chiếm lấy chú khi mọi việc đã hết và chú thấy mình cùng với Valentin và mẹ cô đã ở dưới đất, trong hầm đá! Raitxa Lvôpna chắp hai tay lại và lao đến ôm chầm lấy chú, nói mãi với một vẻ hoảng hốt:

        — Lạy Chúa ! Pêchya! Cháu ở đâu ra thế ? Cháu ở đâu ra thế này? Cháu làm sao mà lại rơi vào đây?

        Bà cứ đinh ninh là chú đã tới Mạc-tư-khoa từ lâu rồi. Thế mà, thình linh, chú hiện ra ở đây, trước mắt bà, áo quần tả tơi, tóc tai bờm xờm, máu me, mặt bừng bừng như lửa và hai mắt long sòng sọc, trông như than đá.

        Áp tay áo bông ngắn rách vào mũi đang chảy máu, Pêchya bắt đầu kể đầu đuôi câu chuyện của chú bằng một giọng nghẹn ngào, nhưng vừa lúc đó Secnôivanenkô đã tiến đến bên chú.

        Con trai của Piôt Vaxiliêvich ! Đối với Secnôivanenkô, đó là một cái gì hết sức trừu tượng, gần như không thể tưởng tượng được và hơi khôi hài nữa là khác. Ông nhìn cái mặt nhọ nhem, đó bừng bừng với đầu tóc rối bù của thẳng bé, rất ngạc nhiên thấy ở nó những nét của Pêchya Batsây, anh chàng học trò xạm nắng của cái thế giới xa xôi, mờ ảo của thiếu thời ông. Mỗi lần nhìn lại mang tới thêm những bằng chứng mới. Secnôivanenkô cảm động kéo thằng bé về phía mình và ôm nó nép vào cái măng-tô « hải ly » của ông. Ông lấy tay áo lau mặt cho nó, tò mò ngắm nhìn nét mặt ngượng ngập đỏ bừng của nó, và vụng về hôn lên mái tóc khô, bụi bặm của thằng bé, nhưng trong bụng ông lại tự trách minh về sự âu yếm đó.

        — Thôi, đủ rồi đấy — ông đẩy chú bé ra, nói vẻ bực mình — Nhưng bác phải nói cho cháu biết: bố cháu, hồi còn bằng tuổi cháu, giống cháu cứ như đúc. À mà bố cháu bây giờ đâu?

        — Dạ ra mặt trận, — Pêchya nói.

        — Ra mặt trận ! Tốt lắm... Nhưng cũng lạ nhỉ! — Secnôivanenkô thốt lên—Môchya, cháu thấy thế nào? Giống không, nó giống bố nó không?

        — Hệt Pêteska từng nét,—Matriôna Têrenchiepnanói, và thấy máu ở mũi chú bé lại chảy ra, bà chạy lăng xăng, tíu tít...

        Cuộc sống mới của Pêchya dưới đường hầm đã bắt đầu như vậy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2020, 05:58:28 am »


       
46

        Hòm ấy là một ngày cuối thu, ảm đạm và ẩm ướt, một ngày vừa chóng tối lại vừa kẻo dài nặng nề, không mang lại một tia vui nào, cũng như không hứa hẹn một tia hy vọng xa xôi tốt lành nào cả. Những ngày tháng một như thế, làm ta buồn phát điên lên được, thường gặp ở phương Nam, nơi không thể quên được những màu sắc tươi vui và mát mẻ của mùa hạ.

        Từ sáng sớm Piôt Vaxiliêvich đi lang thang trong thành phố, cố tránh không trở lại hai lần một chỗ. Anh đi mãi từ phố này qua phố khác, ngang dọc thành phố, qua tất cả các ngả đường, nhưng vẫn không tìm đâu được một chỗ thích hợp để nghỉ chân. Ở đâu cũng không có lối thoát.

        Gió mang hơi ẩm ở ngoài biển vào. Mưa lạnh lẽo rơi, khi nặng hạt, khi nhẹ nhàng, khi xối xả quất mạnh như đạn bắn, khi nhẹ nhàng bay như màn bụi mỏng. Thành phố hầu như trống rỗng. Chỉ trên các đường phố chính mới thấy những chiếc xe con của bọn Đức đi lại, phủ đầy bụi xám đường trường. Ở các ngã tư, đều có trạm gác của bọn s. s. Trên các quảng trường và các đường lớn, bọn công binh đang vội vàng xây dựng các ổ liên thanh hoặc đổ bê-tông xây công sự cốt sắt. Những chiếc áo choàng vải nhựa lỏng lánh nước mưa, với những chiếc mũ kê-pi rộng cứng thêu phù hiệu vàng của bọn sĩ quan Rumani, hiện lên kỳ dị trong ánh sáng mờ đục.

        Giữa những bức tường đổ nát và những thanh sắt cong queo, lúc nhúc những người mang cáng chất đầy gạch, vữa vụn. Đó là dân chúng bị chính quyền chiếm đóng động viên đến thu dọn thành phố. Nhưng có cách gì thu dọn thành phố cho gọn gàng được? Trên các tường và cột yết thị bằng bê-tông, nòi bật lên những vệt trắng của các bản công bố in bằng hai thứ tiếng của bộ chỉ huy quân sự, lời lẽ hà khắc quái gở. Dọc theo một số ngôi nhà, thấy phản chiếu trên mặt đường nhựa ướt át, những bóng đen im lìm, nối đuôi nhau, của những người đến đăng ký. Trong thời gian đầu, cái «trật tự » này, đè nặng lên lương tri mọi người, đã ngự trị khắp nơi và là niềm kiêu hãnh của bọn chiếm đóng. Dưới các cửa cổng, những người giữ cửa mang tạp-dề trắng đeo những tấm biên kim loại mới toanh.

        Quân đội đã bố trí xung quanh vùng ngoại thành, trong các khu phố ngoại ô. Ở đấy, trên các sàn bãi ngổn ngang những xe cộ Rumani bùn dày cộp, các « bếp lưu động » đang nhả khói; những điệu kèn tập họp không đúng điệu, đột ngột vang lên nghe ghê cả răng; tiếng ồn ào thô lỗ của đám đông, của giày bốt gióng bước đi đều; và của những mệnh lệnh nhát gừng bằng tiếng ngoại quốc, rõ ràng hơn cả những bản tuyên bố, nói lên niềm tai họa hãi hùng của nhân dân thành phố.

        Batsây đi lang thang khắp thành phố, tránh các phố ngoại ô và các phố chính, ông đã chọn các khu phố tiếp giáp, những phố cùng một kiêu vạch theo một đồ án hình học, giao nhau theo góc thẳng, những đường hành lang vẳng vẻ và vô tận, luôn luôn bị che phủ dưới một màn mưa mù không ngớt; ở đây, giữa những hàng dạ hợp trụi lá dài dằng dặc, ông có thể như lẩn vào khoảng không mù sương, tan đi, biến thành ma quái cũng như những cây dạ hợp ma quái ấy. Ông bước đi, thoáng qua như một bóng ma giữa những thân cây đen quét vôi trắng đến lưng chừng. Thị giác và thính giác của ông đã nhạy bén. Ông dựa được vào đâu nữa? Ông có còn kế hoạch gì nữa không? Thực ra ông không có kế hoạch gì nữa và cũng không biết dựa vào đâu nữa. Tự đáy lòng, ông chỉ còn trông mong vào một sự kỳ diệu nào đó. Ông tưởng như được một sức mạnh siêu phàm dẫn dắt. Chân bước mà gần như không biết mục đích và tại sao mình đi nữa. Như một người mộng du trên gờ mái hiên. Nhưng đồng thời ông cũng trông thấy tất cả quanh mình chính xác lạ thường, nhận ra từng vật nhỏ, từng chi tiết, từng biến đổi nhỏ nhặt nhất của cảnh vật xung quanh.

        Ăn mặc như ông, một cái xvitkia kiểu Môndavi dệt tay, nhuộm bằng vỏ hành, ông không còn là ông nữa. Đầu đội mũ không vành bằng da cừu, tay cằm roi da, lưng đeo túi dết đựng bánh mì và mỡ. Gương mặt xạm nắng, đầy lông lá, với bộ râu dày đặc, bộ ria mép đen ngòm, đôi mắt nâu gần như đen hơi giống một anh chàng di-gan, tất cả những cái đó rất phù hợp với bộ y phục ông mặc; cái quần len dệt bó trong đôi tất len với đôi giày pôxtôly mũi nhọn bằng da cừu buộc dây da sống, càng làm ông giống một người Mônđavi có tuổi, ở một làng xa xôi ra chợ bán hàng, rồi từ chợ thẳng lên tỉnh mua sắm. Trong ngực, ông giấu một tấm giấy phép cư trú cũ trước cách mạng, cuộn trong một mảnh giẻ, cấp cho tên Xaya Timôfêiêvich Ulierơ, dân cày làng Buđaki, huyện Akecman, chính phủ Betxarabi, với một con dấu mới toanh của sở hiến binh Rumani. Tài liệu này do bà con dân làng cung cấp cho ông khi ông ẩn trốn ở nhà họ trong làng Buđaki, sau khi đơn vị pháo của ông bị phá hủy và ông bị bao vây. Piôt Vaxiliêvieh đã xuất trình cái tài liệu cổ lỗ sĩ này nhiều lần rồi, và đến tận bây giờ nó vẫn rất trót lọt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2020, 05:35:47 am »


        Cái kế hoạch mà Piôt Vaxiliêvich đã suy nghĩ nhiều, khi ông ẩn trốn ở Buđaki, không hoàn toàn thích hợp nữa. Ổng chỉ còn mỗi một mong muốn : vượt qua trận tuyến thật nhanh để trở về với đồng đội. Nhưng bằng cách nào thì ông chưa biết một tí gì. Ông đã định liều lẻn vào Ôđetxa ; ở đấy ông chắc sẽ tìm được người quen, bất cứ người nào, rồi sau đó tùy hoàn cảnh mà hoạt động. Thế là ông lang thang ở Ôđetxa từ phố này sang phố kliảc, hy vọng tìm thây đâu đó một chỗ trú ẩn, một bộ quần áo thành phố, và một sự giúp đỡ.

        Trước hết, ở chợ, ông đi thẳng một mạch về phía ngôi nhà Kôletnisuc, nơi ông đã để lại đồ đạc. Ông đã đi qua ngôi nhà nhưng do dự không vào. Ngôi nhà như không có người ở, nhưng mặt ngoài lại được sang sửa, mới sơn lại, trên bậc cửa có một người giữ cửa lạ mặt và khả nghi, nên trông nó có một vẻ gì không lành. Người gác cửa mang tạp-dề mới tinh chưa giặt lần nào, trên ngực đính một tấm thẻ mới, nhìn theo ông, nên Piôt Vaxiliêvich cố không rảo bước, vội vã rẽ vào một góc phố.

        Điều mà trước đây ông tưởng rất đơn giản và dễ dàng, nghĩa là tìm thấy bất cứ người quen nào, trú ở nhà họ, bận quần áo thành phố vào, rồi kiếm một công việc gì đó làm, tất cả cái đó, bấy giờ ông thấy hình như hoàn toàn không thể được. Tất cả mọi nhà, mọi cổng, thậm chí cả các phố, các ngõ, tất cả, ông thấy hình như đẩ bị niêm phong kín mít bằng một con dấu vô hình, ông vấp phải những người kỳ lạ, như hoàn toàn khác hẳn những người trước kia. Ở họ, ở những người khách qua đường kỳ lạ đó, có một cái gì vừa hết sức ác cảm lại vừa hoàn toàn lỗi thời. Có một ông già khoác áo ba-đờ-xuy rộng và ngắn bằng da hải ly, đội mũ quả dưa, nách cắp gậy mềm; chiếc cổ cồn cao hồ bột gẫy góc như tấm danh thiếp để lộ cái yết hầu đỏ như mào gà tây. Ở tất cả các ngã tư, loa phóng thanh sủa bằng một thứ tiếng Nga nặng nề, hơi lỗi thời, truyền đi các bản thông cáo Đức. Nghe chỉ muốn bịt lỗ tai lại.

        Đây đó, trong các quán hàng, mấy mụ đàn bà béo quay, vẻ đanh đá, tai đeo vòng to tướng, đội mũ và mang bao tay ren, bán bánh ngọt tự làm, nến tự sản xuất, chanh Ý-đại-lợi và kẹo chua, loại kẹo « mông-păng- xi-ê » rõ ràng là của chế độ cũ, đựng trong những lọ sành, nhưng không phải những lọ sành tròn thường thấy, mà những lọ sành Rumani bốn cạnh, dán nhãn hiệu sặc sỡ. Nhiều nhất là những loại kẹo « mông-păng- xi-ê » đập vào mắt, nom rất khó chịu. Khó chịu vì những màu mực hóa học, một màu hồng lốm đốm tím, xanh lực. Còn nước ngọt đựng trong những chai con, thì có một màu hóa học, không hiên tại sao, rất quái đản, xấu xí, một màu hoa cà như thuốc tím pha loãng.

        Vứt bỏ cả tên họ, mang giấy tờ của một kẻ khác trong túi áo, ông đi như người bị lùng bắt, liếc nhìn vào các cổng ngõ đóng kín, các người gác cửa, các chú hiệu, các toán tuần tra Đức và Rumani, các bản đồ địa lý Rumani và Tranxnixtri bày trong tủ kính các hiệu sách. Lúc nào cũng có thể bị rơi vào tay bọn phản gián địch, ông đi mỗi lúc một nhanh qua các phố sương mù, u ám, qua những hành lang bằng đá như những hành lang trong một ngôi nhà tù khổng lồ. ông tưởng như quanh mình không còn lấy một người nào thân thuộc nữa. Cuối cùng, ông biết kế hoạch của minh không dẫn đến kết quả nào cả. Chỉ còn một cách là trở lại chợ, tìm lại chiếc xe đã chở ông tới, rồi trở về Ruđaki.

        Piôt Vaxiliêvich quay trở lại chợ. Đường đi chạy dọc theo ngôi trường ông học ngày xưa. Ở đằng xa, thoạt nhìn ông đã nhận ra ngay cái bóng đáng quen thuộc của nó. Ông lần theo dẫy hàng rào sắt nho dại bám chằng chịt, cái cổng vào rộng thênh thang. Trên bậc cửa trường, có mấy tên lính Rumani đứng gác. Ông đi sang hè bên kia. Sau chấn song sắt của cánh cửa rất quen thuộc ấy, lấp lánh một cái sân cũng thân thuộc: đã bao lần, thở hổn hển vì sợ trễ, ông đã chạy tới cái cửa ấy, chạy qua cái sân rải sỏi bụi bặm ấy, nghe tiếng chuông rung lần thứ ba và tiếng hộp bút lách cách trong cặp. Bây giờ ông lại sợ mình nhìn quá tha thiết vào mảnh sân đó, hiện có bọn lính ngoại quốc choàng áo ca-pốt xanh không cài khuy, tay cầm bình-toong đang đi lại.

        Hai tên sĩ quan Rumani, có vẻ thuộc các đơn vị hậu cần hay tham mưu gì đó, đang tiến về phía Piôt Vaxiliêvich.  Chúng đội mũ cát-két nhựa to tướng, chân mang bốt sít sao, sáng loáng, có cả đinh thúc ngựa, và tay cầm roi. Căm thù sôi sục nhưng bất lực, Batsây bỏ vỉa hè bước xuống đường, nhường chỗ cho chúng, ông cất mũ và nghiêng mình chào theo kiểu dân cày. Chúng cũng không thèm để ý đến ông, cứ tiếp tục nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp theo giọng địa phương, ưỡn ẹo bước trên những phiến đá phún thạch màu xanh nhạt của đường phố xô-viết, xem như đó là của riêng chúng cùng với nhà cửa, hàng cây dạ hợp, mảnh trời âm u trên các mái nhà ướt át.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2020, 05:37:36 am »


47

        Gần đến nhà ga, Piôt Vaxiliêvich biết ngay, từ xa, ở chợ cũng không có gì hay ho. Ở đây, sau những đống đổ nát của tòa án và sở cảnh sát Alêcxanđrôpxki, trong đám đông mà sương mù âm u làm cho có vẻ chen chúc và xanh thẫm, đang diễn ra một cảnh nhốn nháo đáng lo ngại. Người ta bỏ chợ chạy trốn lung tung. Vài phát súng nổ lẹt đẹt, nghe nhỏ đi qua sương mù. Piot Vaxiliêvich biết là đang có cuộc vây ráp. Ông rẽ ngay sang phố gần nhất đó.

        Sương mù dày đặc. Batsây thoát ra đại lộ Prôlêtacxki, nơi có đoàn xe tải ngụy trang đang từ từ tiến lên. Ông vòng theo ngôi trường trung học sổ ba cũ, rồi đi vào ngõ Nha khí tượng, hy vọng qua đấy có thể ra tới bờ biên. Nhưng đến ngay giữa ngõ thì ông thấy một bốt gác Rumani. ông biết khu phố bờ biển đã bị bao vây. ông rẽ lần nữa rồi đi ngược về phố chợ theo hướng vào trung tâm thành phố. Nhưng ở góc phố chợ và phố Maraliepxkaia cũng có một bốt gác khác đang kiểm soát giấy tờ. Rõ ràng là trong tất cả các khu phố, các cuộc vây ráp đã bắt đầu cùng một lúc.

        Batsây lại lộn lui và lại tới gần trường trung học số ba cũ. ông rẽ sang phố Trôitxkaia và chợt thấy một toán đông tù binh tay xách hành lý bị bọn hiến binh thuộc đoàn kỵ binh mang áo khoác lóng lánh nước mưa áp giải, đang bước đi trên đường lát đá hoa cương ướt át. Tiếng ồn ào sợ hãi và âm ỉ của đám đông đi nhốn nháo, tiếng khóc nghẹn ngào của những người vợ, tiếng vó ngựa bọc thép lách cách và tiếng thở hồng hộc của bày ngựa đang lồng, tràn ngập đường phố.. Tất cả những tiếng động đó làm Batsây đau đớn nhớ lại những ngày đen tối của thành phố Ôđetxa năm 1905, và những ngày chống bọn can thiệp năm 1918 dưới thời bè lũ Đênikin... Ông gần như ngạt thở thật sự vì những tiếng vang não nề đang tràn ngập trên đường phố kia. Không nghĩ ngợi gì cả, ông đi thẳng vào cái cổng đầu tiên, quên bằng mình là một người dân cày Betxarabi. May sao, cổng đó không dẫn tới đâu cả. Ngôi nhà đã đổ nát, chí còn cái sườn rỗng, cái cổng với hai cánh mở toang vì hơi bom. Giữa những đống rác bỏ quên, loạng choạng trên những phiến đá đầy vỏ sò vỏ ốc, bám vào các sà bằng sắt, Batsây đi ngang qua một cái sân cũ và đứng trên một bãi đất hoang rộng; chỗ này mùa hè, chắc phải có một vườn rau. Hiện giờ, ở đấy đất bị xới tung lên thành những đường chiến hào và những hố bom. Lúc đầu ông không nhận ra bãi đất hoang đó. Nhưng rồi ông cũng nhận ra được. Ông biết rõ bãi đất hoang này từ hồi nhỏ. Nó ở gần công viên Alecxăng đệ nhị cũ, bây giờ gọi là công viên văn hóa và an dưỡng Sepsenkô.

        Ở đây không thấy một bóng người nào. Batsây thấy chỉ có một lối thoát. Lọt vào trong công viên qua bãi đất hoang, rồi từ đó đi xuống Lanjêrông ; ở đây ông có thể nghỉ lại một lúc trong các núi đá hay trong một ngôi nhà nghỉ mát nào đó của khách mùa hạ hiện đang đóng cửa. Vào mùa này công viên thường vắng khách.

        Lúc Piôt Vaxiliêvich còn đi qua các phố trong bộ quần áo dân cày thì ông chưa có gì khả nghi đặc biệt. Nhưng bây giờ ông đang nhảy trên những chiến hào ngập cỏ và đang chui qua những hàng dây thép gai gỉ trong các vườn cây, tìm đường về phía công viên Sepsenkô, không những ông có vẻ khả nghi, mà trên quan điểm một tên lính hay một tên cảnh sát, ông còn có vẻ một tên tội phạm công khai. Nhưng ông không có lối thoát nào khác nữa.

        Tới giữa bãi đất hoang, Batsây để ý đến một thứ cây, kỳ dị, cong cong, đơn độc. Rành rành là một cây dạ hợp cổ thụ bị bom đánh gẫy. Ở đấy, lủng lẳng một vật dài ngoẵng giống như một người treo cổ, đầu ngoẹo về một bên. Giữa bãi đất hoang bị tàn phá, cái thân cây đơn độc đó đã gây nên một cảm giác nặng nề, làm cho Piôt Vaxiliêvich như vô tình cứ phải quay lại nhìn không thôi, vẫn vô tình, ông đổi hướng đi và lại gần cái cây. Thực tế đó là một người bị treo cổ. Mớ tóc hung hung xõa trên một gương mặt hết sức đày đặn và rất đẹp gục xuống đất. Đôi bàn chân không, đen đủi, ngón co quắp thò ra ngoài chiếc quần ngắn màu xám, đung đưa nhẹ nhàng, lướt trên ngọn có; một mẩu bìa có ghi dòng chữ bằng bút chì bi chảy: « Bônsêvich » ghim trên áo sơ-mi đẫm màu, rách tả tơi.

        Mấy con quạ ở trên cày bay vụt lên rồi lượn là là trên mặt đất về phía công viên Sepsenkô. Batsây có cảm tưởng một con quạ đang ngoái cổ lại, xoi mói nhìn vào mặt mình, ông lau mồ hôi trán và cố không nhìn lại đằng sau, cứ tiếp tục bước tới. Bàn tay nằm chặt đến đau cả ngón. Mấy con quạ đã lượn vòng quanh những gốc cây trụi lả trong công viên và dài giọng kêu quang quác.

        Ôi chao, đối với Piôt Vaxiliêvich, những cây dạ hợp đen và to lớn ấy, sao mà thân thuộc thế, không phải những cây màu trắng mà là những cây dạ hợp thuộc một loại khác, loại mọc ở bên này núi An-pơ, gai dài và nhọn như gai mận dại với những băng đen đính ở quả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2020, 05:38:05 am »


        Ông leo qua bức tường đó công viên. Không một bóng người trong công viên. Giẫm trên những đống lá rụng nhỏ lăn tăn và ẩm ướt, Piôt Vaxiliêvich bước đi không một tiếng động từ cây này sang cây khác và dừng lại nghe ngóng, ở từng gốc cây. Ông nín thở, sợ làm tan mất không khí im lặng đang vây lấy ông như một bức tường. Không một tiếng động. Chỉ ở phía bên trái, nơi công viên kế cận với phố Maraliepxkaia, phía bên kia bức tường có bậc lên xuống, mới nghe có tiếng ồn ào của thành phố đã dịu xuống trong cảnh mùa thu tịch mịch. Ông lắng nghe. Trong những tiếng ồn ào quen thuộc của đường phố, thính giác căng thẳng của ông nhận ra một tiếng động có vẻ khác lạ. Có lẽ ở phố Maraliepxkaia đã xảy ra một việc gì khác thường. Giữa những thân cây đen, có những ngôi nhà lộng lẫy, những cột đèn lồng cao đẹp, những dẫy hàng rào bằng gang một nửa bị lấp dưới những tay leo màu đó thắm của một dàn nho dại đang tàn. Do vị trí đặc biệt ở trên bờ biên, phố Maraliepxkaia được coi như một phố đẹp nhất của thành phố; tuy vậy, ở đó không bao giờ có quang cảnh nhộn nhịp. Nhưng lúc bấy giờ, Batsây nhận thấy cảnh đi lại hết sức nhộn nhịp và giữa những hàng cây, có một đoàn ô tô và xe vận tải chạy không ngớt. Ô-tô đến đậu ở cửa tòa nhà mới đồ sộ của sở N.K.V.D. Xe tải thì vượt qua cửa, giữa tiếng rú dồn dập của động cơ bị đốt nóng quá độ.

        Bên kia tường, lố nhố mũ cát-két và lưỡi lê của bọn lính canh. Có thể xác định là phố Maraliepxkaia đã bị bao vây và Batsây nhận ra ngay ý nghĩa sự việc vừa xảy ra. Các đoàn kiểm tra Đức và Rumani đã vào trong tòa nhà lớn của sở N.K.V.D. Có thể thấy được ngay nguyên nhân những cuộc vây ráp, cũng như thực chất của cái bóng nặng nề đè trĩu lên các đường phố trở nên vẳng vẻ như những hành lang trong nhà tù.

        Căn cứ vào vẻ nhốn nháo và tiếng ồn ào, mà Piôt Vaxiliêvich cảm thấy bằng trực giác hơn là do mắt thấy hoặc tai nghe, ông có thể đoán biết chính lúc ây là lúc bộ chỉ huy tối cao đang dọn đến ngôi nhà. Phải chuồn thật nhanh khỏi đường phố nguy hiểm này. Ông rảo bước và chợt nhìn thấy, giữa những thân cây, xa xa phía trước mặt trong công viên Alêcxăng đệ nhị, các cửa tò vò hình vòng cung, âm u, trần trụi một màu xám ảm đạm. Trên mặt biển màu nâu và cuộn sóng, bốc hơi nghi ngút như một thành phố mới bị bắn phá, đầy những mảnh vụn xiêu vẹo do cơn bão để lại. Thậm chí ở nơi trước đây là một bãi có non màu ngọc bích nằm sưởi dưới ánh mặt trời, với những bụi hồng nở rộ nặng trĩu và nóng hầm hập, bây giờ cũng chỉ thấy bọn lính bận đồ xám, đội mũ cát-két hình ga-men, đang vội vã đào chiến hào, những xe xích sắt mõm vuông với những cỗ đại bác tầm xa màu nâu nhạt đặt trên bảnh cao su đặc, đang đậu giữa đám cây trắc bá như nhưng con hươu cao cổ, đợi công sự đào xong sẽ được đưa xuống. Khắp chung quanh, bọn lính canh đi đi lại lại.

        Piôt Vaxiliêvich nấp sau một thân cây, rồi từ đó ông thận trọng rút lui. Nhưng vừa đi được vài bước, ông lại nhìn thấy qua những thân cây, một toán tuần tra đi tới. Cắn môi đến chảy máu, nin thở, ông rẽ sang một bên, rồi nhón chân chạy. Mặc dù ông chạy hầu như không có một tiếng động, ông vẫn tưởng như mình đã gây nên một tiếng vang ghê gớm. Ông dừng lại và đứng im sau một thân cây đen, nghe rõ từng tiếng tim dập. Rõ ràng công viên đã bị bao vây và sẽ bị «quét sạch». Ngay gần chỗ ông đứng, Batsây nhận ra một cái hầm trú ẩn cũ bằng đất, lấp dưới lá vàng nhạt. Đó là một cái hầm tránh bom có lẽ bị bỏ quên, xây dựng từ đầu chiến tranh cho khách đến thăm công viên. Nhiều chỗ đã sụt lở và ngập cỏ. Những bậc lên xuống bằng, đất hãy còn chắc chắn. Piôt Vaxiliêvich đưa nhanh mắt nhìn quanh rồi, cúi xuống để trán khỏi đung phải mái, chạy xuống theo bậc hầm. Ông mở cánh cửa hầm bằng ván ra và ngay lúc cánh cửa vừa hé mở thì một bàn tay nắm lấy ông, ẩy ông, ấn ông dán vào tường rồi cánh cửa đóng sập lại.

        Tất cả những việc tiếp theo đã diễn ra nhanh như chớp, đến nỗi sau này ông không thể hình dung lại được trong trí nhớ. Dưới ánh sáng lờ mờ và yếu ớt lọt vào trong hầm qua tấm chắn lỗ chỗ, ông thấy ngay trước mặt, một chiếc mũ cát-két đen đính hình đầu lâu của bọn S.S., một gương mặt xám xịt, miệng mím chặt nom rất tàn nhẫn, một bàn tay mang găng da cầm dao Phần- lan chĩa thẳng vào cằm mình.

        — Ruhia — tên s.s. nói khẽ, mặt xán gần hơn nữa vào mặt Piốt Vaxiliêvich. Hắn nhìn ông, đôi mắt lạnh lùng, xanh biếc, nửa bị che khuất dưới bóng chiếc vành mũ to tướng, như dính chặt vào người ông.

        «Thôi, thế là hết... » Batsây tự nhủ. Một luồng máu nóng dâng lên đầu làm ông choáng váng, rồi lại hạ xuống ngay, đến nỗi Piôt Vaxiliêvich cảm thấy óc mình đông buốt và khô đét lại. « Thôi thế là hết ». Tuy thế, gần như bất giác, ông cũng cố tìm cách thoát thân một cách rất ngây ngô.

        — Thưa ngài — ông lí nhí — đây là lỗi của tôi, tôi bị lạc đường. Tôi định đi đến chỗ khác. Xin ngài rộng lượng tha thứ cho tôi...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2020, 05:38:24 am »


        Ông im bặt. Đôi mắt xanh biếc vẫn nhìn ông chằm chặp từ tận cùng bóng tối với một vẻ căng thẳng ghê gớm như cố nhớ lại một điều gì. Lớp da dày ở phía trên chỗ lá mía nhăn lại và phòng lên. Rồi bỗng nhiên, không phải một nụ cười mà là một cái gì xa xăm, thoáng như một nụ cười mỉm. Bóng dáng một nụ cười thoáng nhanh trên đôi môi mím chặt của tên Đức.

        — Tên anh là gì? — hẳn nói bằng tiếng Nga rất sõi.

        — Ulierơ — Piôt Vaxiliêvich nói như rít lên. — Ulierơ ở làng Buđaki, huyện Akecman.

        — Không đúng — tên s.s. nói.

        — Thưa ngài! trăm phần trăm thế ạ. Tôi xin phép trình ngài giấy thông hành...

        — Không đúng. Anh là Piôt Vaxiliêvich Batsây, luật gia ở Mạc-tư-khoa. Đúng không? — Đôi mắt xanh biếc vẫn chòng chọc nhìn ông. Nhưng hây giờ, Batsây nhận thấy trong đó đã ảnh lên một tia vui. Thế là ông nhớ ra đôi mắt ấy. ông nhớ ra cái miệng rộng với đôi môi nứt nẻ, đôi lông mày thẳng và thưa của một con người đôn hậu, cái cồ rám nắng.

        — Trung úy Paplôp! — Piôt Vaxiliêvich reo lên.

        — Ma quĩ nào đã dẫn anh đến đây thế ? — « tên s.s. » hỏi, lông mày nhíu lại.

        — Tôi thoát khỏi một trận bao vây. Tôi ở trong quân đội. Anh cũng tự hiểu... Và... — Batsây bắt đầu kể sôi nổi...

        — Tôi biết — Paplôp ngắt lời ông. — Các chi tiết để sau hẵng hay. Tỏi không có thì giờ. Này... Anh là sĩ quan à?

        Hai người lại nhìn nhau, thẳng vào mặt nhau, hiểu nhau và giây phút ấy đã quyết định số phận của Piôt Vaxiliêvich.

        — Này — Paplôp nói nhanh, không đợi trả lời — và thứ nhất anh nhớ kỹ cho, tôi không còn là trung úy Paplôp nữa, mà là một anh chàng Đrujinin nào đó. Đây là một cái tên Nga bình thường nhưng không kém vẻ nghiêm trang: Đrujinin nghe chưa? « Với bộ đội của mình ở trong pháo đài Sagrat... » Và cứ như thế cho. Anh nhắc lại xem.

        — Đrujinin — Piôt Vaxiliêvich nhắc lại, cảm thấy như tất cả đã xảy ra trong giấc mơ.

        — Lúc này chúng ta không có thì giờ để trao đồi nhiều hơn — Paplôp Đrujinin nói — lúc này, với chúng ta, với anh và với tôi, chỉ có một việc : rút khỏi công viên vô sự. Đi đâu? Ở vào tình thế chúng ta bây giờ, anh cứ dựa hẳn vào tôi. Tôi sẽ tìm cho anh một chỗ tương đối đỡ nguy hiểm. Bằng cách nào? Rất đơn giản. Tôi sẽ áp giải anh như một tù binh. Anh đi trước với đồ đạc và ba-lô, tôi đi sau với một khẩu súng ngắn. Như vậy rất hợp với chúng ta. Anh rõ chưa?

        — Rõ.

        — Thế thì, đồng ý nhé! Anh chuẩn bị đi. Dù có thế nào, tôi vẫn cứ là Đrujinin đấy nhé. Nhưng anh đừng sợ, không việc gì đâu. Còn về quan hệ giữa chúng ta, sau này sẽ xác định rõ hơn.

        Nói xong, Đrujinin chạy lại góc hầm, quỳ xuống và bấm đèn pin lên. Batsây thấy hình như trong góc hàm, ngay giữa đất, dưới một nếp giường ván có một cái máy nhỏ giống như một bình ắc-quy. Nhưng ông không kịp nhìn kỹ vì nó đã bị lưng Đrujinin che khuất; tay anh làm vài động tác, rồi gần như ngay lúc ấy, ở trên cao, về phía bên kia công viên văn hóa và an dưỡng, trong phố Maraliepxkaia, vang lên một tiếng nổ hãi hùng, làm đất dưới chân rung chuyển, hàm trú ẩn lắc lư như một cái buồng con trên tàu thủy, một phần mái che hầm biến mất, đất và lá tung lên, một tiếng vang sắt thép rầm rầm tỏa khắp thành phố thành những làn sóng rộng, một số, làn nọ tiếp làn kia, lan đến chọc vào nhĩ tai.

        Batsây chưa kịp trấn tĩnh và xác định được mối liên hệ giữa những động tác của Đrujinin trong góc hầm trú ẩn với sự việc vừa xảy ra bên ngoài, về phía bên kia công viên Sepsenkô thì đã nghe tiếng chỉ huy ở sau lưng :

        — Bây giờ, chúng ta có thể đi ra. Nhanh lên! Bước! Tôi theo anh!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2020, 06:32:45 am »


       
48

        Piôt Vaxiliêvich, vai mang ba-lô, ngẩn người rảo bước, không ngoái cổ lại, theo sự chỉ huy của Đrujinin; thỉnh thoảng anh này lại giật giọng ra lệnh :

        — Bên phải. Bên trái. Đi thẳng.

        Hoặc bằng tiếng Đức :

        — Rechls, Links, Geradeaus.

        Hoặc nếu hoàn cảnh cho phép, bằng một giọng thân mật, tất nhiên đề khuyến khích Batsây.

        — Đừng hoảng! Tiến lên! Gắng một tí nữa là chúng ta về đến nhà!

        Piôt Vaxiliêvich không được phép ngoảnh lại. Nhưng nhiều lúc, ông không thể đừng được. Cách ông hai thước, một tên s.s. đang nện gót, đầu đội mũ cát-két đen đính hình đầu lâu, tay cầm khẩu « Vante » với đôi mắt xanh vừa thân thuộc vừa xa lạ dưới vành lưỡi trai sơn rộng. Đột nhiên Batsây cảm thấy điều đó kỳ quái quả, khiến chân ông cứ ríu lại và bắt đầu loạng choạng. Thế là sau lưng ông giọng Đrujinin lại dấm dẳng vang lên:

        — Đừng ngoảnh lại. Đã có tôi. Mọi việc đêu ổn cả.

        Thậm chí có lần Đrujinin còn bảo : « Mọi việc đều rất ổn, mỹ mãn ».

        Họ vượt qua suốt công viên không trở ngại gì. Tuy trong công viên có gặp mấy toán tuần tra nhưng cố nhiên không toán nào giữ họ lại. Một toán tuần tra bình thường đời nào dám giữ lại một sĩ quan S.S., tay cầm súng ngắn đang giải vội một tên dân cày bị bắt. Chỉ riêng điều tên dân cày nọ không phải do một tên lính quèn áp giải mà do đích thân một sĩ quan s.s. cũng đã nói lên đó là một trường hợp nghiêm trọng rồi. Đời nào một sĩ quan lại chịu bỏ thì giờ để đi áp giải một tên dân cày bình thường!

        Hẳn tên dân cày là một chính ủy trá hình, một tên gián điệp. Và không kém phần tất nhiên, đó cũng là một sự tính toán đơn giản và chắc chắn của Đrujinin : một sĩ quan s.s. chỉ có thể áp giải một tên « Bônsêvich » trá hình. Ai có thể ngờ, nhất là trong tình thế hỗn loạn chung, giữa lòng thành phố vừa xảy ra vụ nổ dữ dội kia, đó là một người trá hình dẫn một người trá hình khác và cả hai đều là đảng viên bônsêvich.

        Họ ra khỏi công viên và băng qua phố Maraliepxkaia. Đường phố này vẫn bị vây kín nhưng lúc này ở đây đã xảy ra một việc gì khác thường. Tất nhiên Đrujinin có thể  dẫn Piôt Vaxiliêvich đi bất cứ con đường nào khác ít nguy hiểm hơn, tránh phố Maraliepxkaia này ra. Nhưng hình như anh phải đi qua đúng phố Maraliepxkaia. Như có một sức mạnh không cưỡng nỗi thúc anh tiến thẳng về phía có những trở ngại. Răng nghiến chặt nom rất dễ sợ, anh lấy cùi tay gạt một tên lính gác người Rumani ra, thúc mạnh khẩu súc ngắn vào lưng Batsây, hét lên, nhãn vào chữ r một cách dữ lợn: «G-v-r-ra- deaus!» và nhanh gần như chạy, họ băng qua phố Maraliepxkaia, nơi mà những xe cứu thương đang rú ầm ầm mở hết tổc lực đổ tới.

        Piôt Vaxiliêvich có đủ thì giờ nhận xét ở chỗ mới đây còn sừng sững tòa nhà đồ sộ của sở N. K. V. Đ ; hiện giờ trong hầu trời trống không, chỉ còn trơ lại, hoặc đúng hơn còn lơ lửng như một đám mây trắng hòng, những gạch và thạch cao vụn nặng nề, ngột ngạt, qua đó người ta thấy những di tích rùng rợn của ngồi nhà bị mìn phá sụp. Từ những đống đổ nát nhô lên những xà sắt quằn quèo, những song sắt, những đường ống, những lò sưởi trung tâm. Xung quanh ngôi nhà bị mìn, giữa những xác ô tô và xe tải, có những người đứng yên như đóng đinh xuống đất, áo và mũ cát-két phủ đầy hụi thạch cao trắng. Tiếng xe cứu thương rú như từ dưới những đống gạch đổ nát vọng lên. Piôt Vaxiliêvich lại quay lại nhìn Đrujinin. Trong ánh mắt xanh giận dữ của bạn, ông thấy một niềm hân hoan và một vẻ căm thù ghê gớm đến nỗi trong một thoáng ông cũng cảm thấy sờ sợ. Ngay lúc đó Đrujinin hất đầu kín đáo về phía ngôi nhà bị mìn phá, nháy mắt về phía Batsây rồi nghiến răng nói:

        — Sher gai! Đúng không ?

        Piốt Vaxiliêvich bỗng thấy hết sức rõ ràng mối liên quan giữa chiếc máy dưới hầm trú ẩn trong công viên Sepsenkô mà Đrujinin đã cúi xuống điều khiển với những đống gạch rùng rợn này.

        Họ đi nhanh từ phố này sang phố khác. Batsây đi trước, ba-lô trên vai, Đrujinin theo sau với khẩu súng ngắn. Batsây cảm thấy không sợ hãi gì nữa. Cả đến lo lẳng cũng không. Lòng ông tràn đầy một niềm tin tưởng vững chắc lá tất cả sẽ kết thúc tốt đẹp. Đrujinin dẫn ông qua các phố nguy hiểm nhất, băng qua trung tâm thành phố.

        Người ta có thể tưởng cơ hồ như anh muốn đùa với số phận và cố ý xông lên một cách mù quáng. Nhưng bây giờ Piôt Vaxiliêvich đã hiểu trong tình thế của họ, cứ xông thẳng tới là chắc chắn nhất. Càng đông người chung quanh càng tốt. Một tên s.s. mặc ba-đờ-xuy đen với chiếc cát-két khủng khiếp và khẩu Vante trong tay, giải một người dân cày sợ hãi, một đảng viên bônsêvich trá hình, qua đường phố một đô thành mới bị chiếm đóng, là một cảnh tượng quá ư khủng khiếp, cho nên không những dân Ôđetxa mà ngay cả đến những tên lính Rumani và lính Đức cũng vội vàng tránh ra nhường lối cho họ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2020, 06:33:04 am »


        Trời bắt đầu tối. Đường phố vãn đi nhanh chóng. Màn đêm đen như mực mỗi lúc một dày đặc và bay lượn giữa những ngôi nhà im lìm cửa sổ đen ngòm. Trong toàn cảnh phố Risơliơ vắng tanh, và một màu xám ảm đạm, nổi lên hình bóng quen thuộc của Nhà hát thành phố Ôđetxa nổi tiếng. Lúc này cái mái tròn đẹp của nhà hát, bậc tam cấp thanh nhã trang trí bằng những pho tượng, những đường vòng cung với những chiếc đèn lồng bằng gang, những bậc đá hoa cương, tất cả đều như nhuốm một màu xám ươn ướt, đơn điệu, huyền ảo, không có chiều dày, một ảo ảnh.

        — Links! — Đrujinin ra lệnh và vòng theo góc chảy đen một ngôi nhà bị phá hủy, họ rẽ vào phố Ribat.

        Nhưng không, đây không phải phố Ribat mà chỉ là bóng ma của nó. Hai ba đốm lửa leo lét trên con đường vắng tanh. Tất nhiên đều là những ngọn nến hoặc đèn đêm trong mấy cửa hiệu mở theo lệnh chủ mới thành phố. Rồi những đốm lửa ấy lần lượt tắt dần. Các nhà hàng đóng cửa. Chỉ còn một đốm lửa nhỏ yếu ớt, chập chờn, le lói sau một khung cửa số tối om, trong lòng sâu buồn thảm một cửa hiệu buôn.

        Khi họ tới đó, ngọn nến chập chờn cháy bùng lên rồi tắt ngấm. Một người mặc ba-đờ-xuy đen cổ lật lên, đội mũ quả dưa ở trong cửa hiệu bước ra. Lão đặt một chiếc két sắt con lên vỉa hè rồi móc cái ổ khóa to tướng vào cửa. Trong bóng đáng lỗi thời của lão này, có một cái gì vừa hết sức đáng thương lại vừa buồn cười. Lão đặt cái két sắt lên vỉa hè mới cẩn thận, gần như thành kính làm sao ; lão lắc lắc chùm chìa khóa loảng xoảng, khóa cửa mới cẩn thận chu đáo làm sao. Lão vừa giơ chiếc gậy móc lên thì chợt nghe có tiếng chân, lão rùng mình quay người lại.

        Vừa đúng lúc ấy Đrujinin và Piôt Vaxiliêvich tới. Thấy một tên s.s. mang súng ngắn, lão luống cuống nép người vào tường và bỏ chiếc mũ quả dưa xuống, chào gượng gạo theo lối cũ. Nhìn thấy lão, Piôt Vaxiliêvich xuýt kêu lên... Không, ông không nhằm! Không thể nhầm được. Đúng là Kôletnisuc. Anh ấy đứng kia, đồng chí Kôletnisuc, Jorka Kôletnisuc, người bạn học cũ, người bạn thiếu thời của ông, chính Kôletnisuc mà mới ngày nào hai người còn cùng nhau say sưa ôn lại những kỷ niệm cũ. Giờ đây, kẹp cái mũ quả dưa trên ngực, đang cúi rạp người chào tên s.s. áp giải một đảng viên bônsêvich bị bắt. Kôletnisuc nhìn Plôt Vaxilièvich. Tất nhiên là lão không nhận ra ông. Cứ như Batsây hiểu, thì lão chỉ nhìn lướt qua ông, dửng dưng. Kôletnisuc quay người lại, lấy đầu gậy móc vào cái vòng tấm cửa sắt, và tấm cửa từ từ hạ xuống, ken két trong tiếng sắt gỉ. Qua tấm kính giạn mờ của tủ hàng, Piôt Vaxiliêvich nhìn thấy đủ các loại ầm lò, mấy chiếc đồng hồ quả lắc cũ bằng đồng đỏ, mấy cái ô, mấy cái máy hát. Một khung ảnh mạ vàng lố lăng, óng ánh, tựa vào một chiếc máy cũ kỹ của thợ trồng răng có bàn đạp chân và một bánh xe khổ bằng gang. Phía trên cửa hàng, lủng lẳng một tấm biển tạm thời: một tấm băng vải thô, ướt sũng nước mưa, mang dòng chữ trang trí lòe loạt và viết theo lối cũ : « Cửa hàng tầm tầm Jorjơ » «J.N. Kôletnisuc, chủ nhân ».

        Batsây ngỡ mắt mình trông lầm. Thậm chí có lúc ông tưởng mình hóa dại, tất cả đều do ông mê hoảng mà ra : cái mũ quả dưa kia, cái lưng khúm núm kia, lại những chữ viết theo kiểu cũ, với cái két sắt và tiền bán hàng, cùng với cái tên bêu riếu và ngu xuẩn « Jorjơ » kia, giữa đám hoang tàn ma quái của phố Ribat chìm đắm trong cái quầng huyền ảo của những ngọn đèn ngụy trang.

        Nhưng ý niệm về thực tại trở lại với ông ngay. Tất cả đều có thực. Thì ra bộ mặt thực của ông Kôletnisuc là thế đây! Thật là một tâm hồn cao cả! Đường phố vắng tanh. Không ai thấy họ. Ông xuýt nhảy bổ vào Kôletnisuc, nhưng ngay lúc ấy một tiếng nói từ thâm tâm vẳng lên: « Hãy bình tĩnh ». Piôt Vaxiliêvich, chợt trấn tĩnh, cố nén, và cứ đi thẳng qua trước cửa hàng « Jorjơ » của J.N. Kôletnisuc, thậm chí không thèm ngoái cổ lại.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM