Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:00:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14764 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2020, 06:07:36 am »


       
32

        Ngôi nhà gia đình Kôletnisuc ở còn nguyên vẹn, nhưng có một quả bom nổ gần đấy nên những miếng kính và cánh cửa sổ nhiều chỗ phải thay vội bằng gỗ dán hay bìa cứng. Những đường gờ kiểu mới, với những đầu quái vật mà tóc là rắn và lá sen tròn, bị hơi nổ đánh bật ra khỏi mặt trước ngôi nhà màu xanh nước đục, đã phủ đầy lên mặt đường những mảnh thạch cao sặc sỡ. Những vết chân trắng lốp kéo từ ngoài phố đến cầu thang ở cửa chính, chỗ này có một luồng gió hun hút rít lên làm những đống bụi khô bay lên cuồn cuộn. Cửa ra vào nhà Kôletnisuc mở toang: rõ ràng là không thê đóng cái cửa ấy lại được nữa vì nó đã bị phá tung và đánh bật ra khỏi bản lề trên. Mấy dấu chân trắng và lộn xộn kéo từ đầu cầu thang trang trí kiêu Pông- pêi lên đến phòng ở. Nơi này hầu như bỏ hoang. Đó là một căn phòng lớn kiểu nông thôn nằm trong một ngôi nhà to, cổ, từ thời trước cách mạng, loại nhà hồi cuối thế kỷ mười chín ta thường gọi là « nhà sinh lợi», xây dựng cho những người thuê nhà giàu có, trang trí có đôi chút lòe loẹt.

        Mấy cái cửa đóng bằng khóa lớn khóa nhỏ châu vào một phòng đợi rộng vắng tanh với giấy dán tường kẻ sọc cũ kỹ, sờn rách đến ngang tầm vai người. Mắc áo trống không. Rõ ràng những người thuê nhà đã bỏ di. Một luồng gió lùa thổi tung rác rưởi, giấy lộn, vỏ đậu trên sàn nhà ván không ai lau quét, nhem nhuốc vết chân. Bước chân đi vang lên giữa những bức tường cao trống rỗng.

        — Có ai đấy không? — Secnôivanenkô cất cao tiếng hỏi. Không ai đáp. Ông nện ủng cồm cộp, tiến sâu vào một hành lang tối om, vắng ngắt, có một chiếc xe đạp cũ dựa vào tường, ở lối ngoặt cạnh buồng tắm và nhà bếp là chỗ có hai buồng kề nhau của gia đình Kôletnisuc. Không có khóa móc ngoài cửa. Secnôivanenkô mở toang cửa với cử chỉ như mình là chú nhà. Nhìn chung, những động tác của ông có một vẻ tự tin cao độ và ' đàng hoàng của một ông chú nhà.

        Người ông trông thấy đầu tiên, dưới ánh đèn ngủ, trong bóng tối căn buồng bừa bộn ngồn ngang, với những cửa sổ dán giấy đen, chinh là Kôletnisuc. ông ta mặc áo choàng, đội cảt-két, ngồi trước cái bàn không trải khăn, ăn vội vàng món xúp đựng trong cà-mèn.

        Trên chiếc ghế gồ sồi chạm trổ với lưng dựa cao bện mây, vắt lủng lẳng một chiếc mặt nạ phòng độc, một khẩu súng lục và một túi dết. Kôletnisuc ngồi ăn lặng lễ, nét mặt đăm chiêu và căng thẳng vì phải mặc áo choàng mà ăn. Nhìn thấy căn phòng quen thuộc, bao giờ cũng rất ngăn nắp, đầy đủ tiện nghi, mà nay thảm hại, lộn xộn, trong đó đồ đạc và vật trang trí, tài sản của Raitxa Lvôpna, bị quẳng lung tung, hư hỏng, gẫy vỡ, bàn ăn chẳng trải khăn, đầu mầu thuốc lá và giấy lộn ngập ngụa, chiếc đèn ngủ leo lét với ngọn lửa nhỏ khói um, và mỗi khi có tiếng nổ hơi mạnh một chút vôi trên trần lại lả tả rơi xuống, trải tim của Secnôivanenkô thắt lại ngay từ lúc thoạt thấy cái cảnh tượng này, với một cảm giác tai họa sâu sắc.

        — Chào Jôra! — Secnôivanenkô nói nhanh, không chìa tay cho Kôletnisuc mà chỉ vỗ vào vai để ông khỏi phải đứng dậy.

        — Chào anh, — Kôletnisuc vừa nói vừa nhìn bạn với một vẻ lãnh đạm không được tự nhiên lắm — Ngồi chơi,

        Secnôivanenkô gạt cái gói trên ghế xuống, rồi ngồi xuống, để mũ lên bàn, trước mặt mình.

        — Ăn xúp nhé? — Kooletnisuc nói giọng đều đều.

        Secnôivanenkô ngạc nhiên nhìn ông:

        — Ô hay, anh bạn, xúp xiếc gi! Tôi đến đây để bàn bạc với anh cho dứt khoát. Anh chưa thay đổi ý kiến chứ? Việc đề cử anh đã được lãnh đạo chuẩn y. Chị ấy đi rồi chứ?

        — Khẽ chứ! — Kôletnisuc thì thào, đôi mắt hoảng hốt, rồi hất đầu về phía cửa phòng bên — Cái gay là ở đấy Raitxa vẫn chưa đi.

        — Xảy ra chuyện gì thế ? — Secnôivanenkô hạ giọng hỏi.

        — Chẳng xảy ra chuyện gì cả. Anh không biết tính nết đàn bà sao ? — Kôletnisuc không lên giọng, chỉ mấp máy đôi môi — Không có tôi, bà ấy không chịu đi, chỉ riêng cái khoản...

        — Phải thuyết phục chị ấy chứ ? — Seenôivanenkô cáu kỉnh nói, ông cảm thấy công việc có chiều hỏng bét.

        — Anh đi mà thuyết phục.

        — Thật không thể tưởng tượng được.

        — Khẽ chứ.

        — Jorjơ, mình nói chuyện với ai thế? — tiếng Raitxa Lvôpna cất lên ở phòng bên rồi sau đó, đích thân bà xuất hiện ở cửa ra vào.

        Đầu bà quấn chiếc khăn quàng dày. Chỉ nhìn thấy một bên mặt bà nhợt nhạt, rầu rĩ với một con mắt đen. Một tay bà đỡ lấy thái duơng, một tay bà ôm ngực. Trông thấy Secnôivanenkô, bà vội chạy bổ lại, giơ lòng bàn tay lên trần nhà với vẻ thất vọng rồi khóc :

        — Anh trông thấy chưa, Gayrin Xêmiônôvich? — bà chẳng chào hỏi gỉ cả, vừa nói vừa nhăn nhó lấy hơi.

        — Ba hôm nay, tôi cho phá hủv những kho hàng, —  Kôleinisuc vẫn nói đều đều như đang nói nốt câu chuyện — Sáng nay mới xong. Chẳng còn lại tí gì. Sạch sành sanh. Đêm nay chúng tôi sẽ xếp tất cả mọi thứ lên tàu.

        — Ờ... — Secnôivanenkô lơ đẵng nói.

        — Xin lỗi anh, tôi quên cả chào anh, — Raitxa Lvôpna vừa nói vừa tiếp tục nhìn Secnôivanenkô bằng con mắt đăm chiêu rầu rĩ — Anh có thấu cho không? anh có thấu cho không?

        — Tôi biết chứ, — Secnôivanenkô cúi đầu dịu dàng trả lời.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2020, 06:08:09 am »


        Người ta có thể biết tất cả, ngay khi chẳng nói nửa lời. Ông biết rằng đây là bữa ăn cuối cùng của gia đình Kôletnisuc trong nhà họ. ông hiểu tâm trạng họ. Ông hiểu nỗi đau khổ lớn lao, nỗi buồn phiền day dứt mà họ cảm thấy khi phải tuân theo sự cần thiết cực chẳng đã là bỏ mặc cho số phận tất cả những cái thân thiết đối với họ, khi phải từ giã một thành phố chôn nhau cắt rốn, noi họ đã yêu thương, nơi có mồ mả cha mẹ con cái. Ông rất hiểu cái tình cảm rất người ấy, kể ra thì nhỏ nhặt, nhưng thật mãnh liệt và chính đáng, ông hiểu cái vết thương mà họ cảm thấy, nhất là Raitxa Lvôpna, vì cap thiết phải từ bỏ những tài sản thu thập được do sức lao động lương thiện trong cuộc sống chung lâu dài của hai người.

        — Tôi cứ tưởng chị đã đi lâu rồi cơ đấy, — Secnôivanenkô nói sau một lúc im lặng nặng nề.

        Raitxa Lvôpna đến bên Kôletnisuc, gục đầu lên vai ông rồi đột nhiên lo ngại nhìn chằm chằm Secnôivanenkô với con mắt ngờ vực.

        Secnôivanenkô biết là sự thể thêm rắc rối đây.

        — Chị Raitxa thân mến, — ông cố nói thật ngọt ngào đồng thời thật kiên quyết — chị ra khỏi phòng một lát nhé. Chúng tói có một chuyện quan trọng.

        Trước bộ mặt nghiêm trang của chồng và nét mặt cương quyết của Secnôivanenkô, đột nhiên Raitxa Lvôpna cảm thấy bằng tất cả tâm hồn mình là một tai họa mới, to lớn, đang giáng xuống, tuy chưa hiếu nó ra sao nhưng bà biết chắc tai họa ấy đang đe dọa cả Jorjơ của bà, cả bản thân bà và cả những gì thuộc về đời sống của hai người.

        — Không đời nào, — bà nói nhanh. Bà đã hiểu rõ Secnôivanenkô từ lâu. Bà không thể không hiểu rằng sự xuất hiện đột ngột của ông ở nhà mình trong lúc quyết định này chỉ cớ thể nói lên một cái gì cực kỳ nghiêm trọng, cực kỳ đe dọa. — Không — bà nói, mắt nhìn thẳng vào mắt Secnôivanenkô như thách thức. — Tôi không bằng lòng các anh bí mật với tôi. Anh cứ việc nói trước mặt tôi, tôi là vợ anh ấy.

        Bà càng đứng sát vào Kôletnisuc và ôm lấy vai chồng. Secnôivanenkô biết lúc này định thuyết phục bà thì thật uổng công. Việc đó đòi hỏi quá nhiều thì giờ, mà lúc này mỗi phút lại vô cùng quí giá. Nhưng tính ông lại không dễ thỏa hiệp. Ông đi đi lại lại trong phòng, đứng sững trước mặt Raitxa Lvôpna và nói cương quyết :

        — Được thôi! Chị là vợ anh ấy, chị có quyền chia bùi sẻ ngọt với anh ấy cho đến cùng. Chị đòi hỏi như thế, còn tôi, nếu chị muốn biết thì tôi rất quý chị về điểm đó và rất mến chị. Nhưng chị Raitxa ạ, có những hoàn cảnh...

        — Khoan đã, — bà vội vã ngắt lời, — anh đừng nói gì nữa. Tôi đòi hỏi, đúng, tôi đòi hỏi! Đó là quyền của tôi. Và không đời nào tôi ra khỏi đây đâu. Anh quyết định đi. Hay có lẽ anh không tin tôi? — bà hỏi, mắt vẫn nhìn thẳng vào mặt Secnôivanenkô.

        Bảo rằng không tin thì có khác gì sỉ nhục bà. Và sỉ nhục tàn tệ, nhất là bà lại không đáng thế. Secnôivanenkô quen bà từ lâu, biết cả cuộc đời bà, biết bà là một người tốt và chân thật, không có lý do gì để không tin bà.

        — Không, tôi tin chị, — ông nói chậm rãi như cân nhắc từng chữ một — Tôi tin chị. Tôi mong chị hiểu tôi nói như thế nghĩa là gì.

        Raitxa nhìn ông và một linh cảm khiến bà gai người lên.

        — Tói hiểu, — bà dịu dàng nói — Anh đòi hỏi chúng tôi những gì nào? Anh định bắt nhà tôi làm gì nào?

        — Anh ấy phải ở lại thành phố, — Secnôivanenkô nói một cách kiên quyết.

        Secnôivanenkô lại bên cửa sổ, giật tấm rèm giấy đen ngụy trang đã cũ rách mắc vào hai cái đinh. Tấm rèm bật ra, rơi từ cửa sổ xuống sàn nhà, để lộ ra những miếng kính vỡ và những mãnh gỗ nứt. Gió lùa vào phòng, thổi tắt ngọn đèn ngủ.

        Dưới ánh sảng trắng ban ngày, căn phòng này với chiếc đàn pi-a-nô cũ kê xa tường, cái xích-đông trống rỗng, những bình nhỏ, tượng nhỏ và sách vở vứt bừa bãi, ngổn ngang trên sàn nhà bẩn, bày ra một cảnh tượng đáng chán, hơn nữa có thể nói là não lòng. Giữa cảnh bừa bãi và yên lặng lạ lùng này, tiếng đại bác nổ buồn bã vang lên thật rùng rợn, và đâu đó trên bầu trời, những máy bay khu trục rền rĩ nhiều giọng khác nhau từ những giọng cao nhất, rít nhất không chịu nồi, đến những giọng thấp nhất, những giọng trầm đáng ghét nhất, nghe phát rùng mình ghê tởm, y như có người suốt ngày cứ vẽ trên một tấm kính ướt chữ O hoa lớn một cách ngu xuẩn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2020, 06:08:44 am »


        Lúc này, câu nói của Secnôivanenkô lại có một ý nghĩa mới, đặc biệt sâu sắc, bao quát và đáng sợ hơn trước đây một phút, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ, trong bóng tối của căn nhà trống rỗng mà những người thuê khác đã bỏ đi. Raitxa Lvôpna hoàn toàn hiểu rõ cái ý nghĩa ấy. Bà hiểu có một thay đổi đột ngột xảy ra trong đời sống của vợ chồng bà; rằng họ đang ở ngưỡng cửa một cuộc đời hoàn toàn mới lạ, chẳng có gì liên quan đến căn nhà này, đến những đồ vật thân yêu này, cũng chẳng có gì liên quan đến những ý niệm mà người ta thường có về mình, tóm lại chẳng có tí gì liên quan với tất cả quá khứ. Bà hiểu rõ rằng, sâu sắc rằng không phải chỉ đơn giản là Gayrick Secnôivanenkô, bạn cũ của họ, mà chính là Đảng đã đến nhà họ, chính là Tổ quốc đã nói với Kôletnisuc như đã nói với hàng nghìn hàng triệu người trong những ngày đáng sợ này: «Ta cần đến anh, ta đưa anh đi ». Và không phải chỉ nói có thế, mà còn có ý nói: « Ta đưa anh đi vì anh là một người bạn cũ trung thành, vì ta tin anh, vì người ta có thể trông cậy ở anh».

        — Đúng như thế ư, Jorjơ ? — bà lắp bắp hỏi.

        — Thì mình cũng nghe rõ đấy, — Kôletnisuc nói gọn lỏn.

        Bà đứng cạnh chồng, mặt tái nhợt, ngón tay lạnh cóng vò những tua của chiếc khăn quàng rơi xuống ghế. Chao ôi, lúc này bà chẳng còn gì giống bác Raitxa Lvôpna nhanh nhẩu, mặt mũi hồng hào, tóc đen nhánh, niềm nở, rất thích nấu những món ăn Ôđetxa ngon tuyệt cho chồng và bạn bè, rất thích tiếp ăn uống, đính khuy, giặt sơ-mi, đi chợ, ngồi bên pi-a-nô chơi những bản nhạc Ukren, bấm nhưng phím đàn rún rẩy hoặc hát bài « Gió thổi » bằng cái giọng ngực rất khỏe và rất ấm, đôi khi lại nhảy cả những điệu Nga nữa, tay vẫy chiếc mùi-xoa nhỏ, đôi mắt long lanh, màu xanh đen như quả nho Izaben!

        Kôletnisuc nhìn bà và thấy một Raitxa Lvôpna khác, lâu lắm rồi, cô bé Raitxa thuở thanh niên của họ, nữ sinh trường trung học tư thục Do-thái, với nét mặt gày, tai tái, với những ngón tay dài và lạnh, những ngón tay nhạc công như người ta thường nói, với cặp lông mi cụp xuống in bóng rung rinh trên đôi má.

        Raitxa đứng sát bên ông, nhưng ông không còn thuộc về bà nữa rồi.

        — Nhưng anh ấy là người ngoài Đảng cơ mà, —  Raitxa Lvôpna thì thào một cách rụt rè.

        — Đó chính là điều chúng tôi cần — Secnôivanenkô nói — một người ngoài Đảng, càng tốt. Kế toán, ngoài Đảng, dân Nga — ông đếm từng tiếng trên đầu ngón tay — không trẻ, học hết trung học trước Cách mạng tháng Mười, cựu trung úy, theo quan điểm bọn chúng thì không có một cái gì có thể gọi là khuyết điểm...

        Secnôivanenkô đột nhiên ngừng lại, xúc động vì vẻ mặt của Raitxa Lvôpna. Bộ mặt của bà cứ đờ ra. Đôi mắt mở to, mặc dù đen, vẫn có vẻ trong suốt, và hình như nhìn xuyên thấu mọi vật, đến một chốn xa xôi huyền bí mênh mông nào. Một nét nhăn khô khan, chua chát, nhưng kiên quyết chạy quanh đôi môi mọng lên của hà. . .

        — Còn tôi? — bà nói, giọng rất bình tĩnh hầu như đều đều, không thay đổi vẻ mặt im lìm — Còn tôi, anh để đâu?

        — Còn chị, chị sẽ lên tàu vận tải của quân đội.

        Luồng mắt nhìn thẳng, cũng như nét mặt bà không hề thay đối... Bà vẫn đứng nguyên như trước, không nhúc nhích, như hóa đá.

        — Vậy ra Jorjơ sẽ ở lại đây, còn tôi thì sẽ đi bằng tàu vận tải phải không? — Bà nói giọng vẫn đều đều, đáng sợ vì cái đều đều của nó.

        — Mình tự hiểu lấy thôi — Kôletnisuc lắp bắp ngượng nghịu và đỏ mặt lên.

        Phải, bà đã hiểu. Bà hiểu quá rõ là ở lại với chồng trong thành phố bị bọn phát-xít chiếm đóng là điều không thể được đối với hà. Dù bà mang tên Kôletnisuc nhưng bà vẫn không kém phần Do-thái, mà cái này thì không thể giấu được. Bà gắng gượng nén nỗi tê tái rồi nhìn chằm chằm vào mắt chồng.

        — Làm thế nào khác được? — Kôletnisuc vừa nói vừa cầm lấy tay bà. Làm thế nào khác được, hả Raitxa ?

        Bà giật mạnh tay, lùi lại một bước, rồi đột nhiên lao về phía trước, nắm lấy và tuyệt vọng ôm chặt lấy đầu chồng.

        — Các anh không được phép... anh không thể... không ai được phép thế! — bà kêu lèn. — Anh ấy ở đâu, tôi ở đấy. Tôi không đi đâu. Tôi cũng chẳng nghĩ đến chuyện đi đâu. Các anh muốn làm gì tôi thì làm. Các anh cứ giết tôi đi!

        Bà nói lắp bắp, lung tung, kêu lên những tiếng chẳng đầu đuôi, mạch lạc gì. Chiếc mũ cát-két quân nhu của Kôletnisuc rơi lăn lóc trên sàn. Raitxa Lvôpna hôn như mưa lên cái đầu bù và mớ tóc thưa của chồng.

        Secnôivanenkô hiểu rất rõ tính nết bà nên vẫn tính đến một sự phản kháng, nhưng ông không ngờ trong người đàn bà trung thực này lại có thể có một tình cảm mãnh liệt đến thế, một sự bướng bỉnh điên cuồng đến thế. Đột nhiên ông vỡ nhẽ là trước mặt ông có một chướng ngại vật không thể vượt qua được, của tình yêu và lòng chung thủy phụ nữ. Nhưng ngay trước cả cái đó nữa, ông cũng chưa chịu thua.

        — Bình tĩnh lại nào, chị Raitxa, — ông nói với vẻ nhẫn nại gần như âu yếm — Chúng ta sẽ tính cho hết nước. Ngồi xuống đi, bình tĩnh nào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2020, 06:09:36 am »


        Ông kéo Raitxa ra xa Kôletnisuc và gần như ấn bà ngồi xuống.

        Xét cho cùng thì bà, cũng như Kôletnisue, là bạn thân cũ của ông. Ông nhớ lại hồi bà còn là cô nữ sinh trung học, rồi học sinh tự do của những lớp cao đẳng phụ nữ. Hồi đó không phải lúc nào bà cũng như bây giờ: một người vợ trong gia đình, khiêm tốn, không có gì đáng chú ý, một người nội trợ mến khách, một người đàn bà đảm đang, không trẻ lắm, tận tụy với gia đình. Secnôivanenkô nhớ rất rõ về bà, hồi là nữ sinh viên mười bảy tuổi, một cái nơ đó trên ngực, mặc chiếc áo khoác mùa thu màu đen, ngồi xe cam-nhông phóng trên các phố Ôdetxa, giữa những chiến sĩ và thủy thủ đeo huy hiệu Rumsêrốt1, cánh mũi phồng lên, và một màu hồng đến là tươi trẻ ánh lên trên đôi má nhỏ bụ bẫm của cô. Gió thổi phấp phới những dải băng Thánh Jorjơ trên mũ nồi lính thủy, thổi rung rinh chiếc nơ xa-tanh trên đầu cô với mái tóc xoăn cắt ngắn, và cô hát chẳng chút ngượng nghịu trên đường phố bằng cái giọng nữ trong khỏe bài « Cô gái thành Vacxôvi » và bài « Chúng ta đều từ nhân dân mà ra ». Nói cho đúng, cái nhiệt tình thiếu nữ của cô cũng mau nguội. Cô đã lấy một anh chàng Kôletnisuc khiêm tốn, chắc chắn và chẳng có gì là kiểu cách. Họ rất yêu nhau. Họ đã sống rất tốt một cuộc đời giản dị, bình thường, có lẽ hơi chán nữa. Nhưng họ không phải là những người tiểu tư sản. Họ đọc báo, mua tạp chí, lui tới nhà hát, nghe nhưng buổi hòa nhạc của Nhạc viện. Trong chuyên môn của mình Kôletoisuc là một người lao động xuất sắc, còn Raitxa Lvôpna bao giờ cũng được bầu vào nhiêu tổ chức xã hội, và Hội đồng vợ công nhân viên của quốc doanh Glapsai hoặc vào ban đại biểu các hộ trong ngôi nhà, lo việc trồng cây trong sân và tổ chức vườn trẻ. Có đủ nỗi vui buồn trong cuộc sống của họ. Secnôivanenkô quí bà cũng như qui chồng bà vậy. Ông tin cậy bà. Ông biết cụ thân sinh ra bà là thày thuốc và nhà hoạt động xã hội đã bị bọn phản gián của tên tướng Đênikin giết bằng nhục hình.

        Ông biết bà đơn giản và thuần túy là « một người đàn bà xô-viết đảm đang ». Mà đối với Secnôivanenkô thì đấy là đức tính đáng quí nhất. Mặt khác, bà chẳng có con cái cũng chẳng còn cha mẹ. Trong cuộc sống bà có rất ít người thân. Thực tế, bà chỉ có một người thân

        thực sự: chồng bà. Điều này cũng có một ý nghĩa lớn. Sau khi suy nghĩ một lát, Secnôivanenkô đi đến một quyết định táo bạo :

        — Chị nghe đây, — ông vừa nói vừa nhăn trán một cách tư lự, — nếu chị muốn, tôi sẽ thu xếp ổn cho chị. Nhưng chúng tôi sẽ không để chị trên mặt đất, chị sẽ đến một nơi khác.

        Ông lật bàn tay nhỏ nhắn của mình với dáng cương quyết, chìa ngón tay cái ra, chống nó lên như cái cò súng rồi chỉ ngón tay xuống sàn nhà.

        — Dưới đó, — ông nhấn mạnh — hiểu chứ ? Đồng ý chứ ?

        Bà không trả lời, đôi mi mắt hồng hồng có gân xanh nhắm lại và trên hàng lông mi cụp xuống người ta còn nhìn thấy những giọt nước nhỏ.

        Trong những ngày khẩn trương gay go này, những ngày cuối cùng trước khi tản cư, những con người ưu tú đều tập hiểu nhau qua lời nói bóng gió, qua con mắt. Bằng trái tim hoặc bằng trí tuệ, Raitxa đã hiểu không những điều Secnôivanenkô nói mà cả điều ông không nói, điều ông không có quyền nói thẳng ra. Ông chỉ nói bóng thôi. Có lẽ bà còn hiểu hơn cả Kôletnisuc nữa. Bà hiểu rằng lúc này đời bà bước vào một bước ngoặt không cưỡng được, không thể nào lùi về quá khứ. Bây giờ, khi mọi sự đã rõ ràng và đã quyết định, tâm hồn bà vươn lên, khỏe khoắn hơn. Raitxa sẵn sàng làm bất cứ điều gì người ta đòi hỏi ở bà, dù bà chưa hiểu mình sẽ phải làm gì. Bà vui sướng và sẵn lòng bắt ý chí của mình phục tùng ý chí của Secnôivanenkô. Bà nhìn căn phòng như muốn nói lời vĩnh biệt với cuộc đời đã qua, với cái lò sưởi lát gạch men có bức phù điêu bằng cẩm thạch xanh xám, với những đồ vật cũ, với những thứ lặt vặt, với những bàn ghế, với tất cả những vật này chẳng còn ý nghĩa gì đối với bà, không còn khiến bà mảy may luyến tiếc.

        Secnôivanenkô ra ga hàng hóa, ở đấy dưới sự giảm sát của Xviriđôp, người ta đang xếp đồ quân nhu lên tàu ; sau đó ông đến kho quân đội, đích thân giảm sát việc giao vũ khí, chất nổ và dụng cụ công binh, ông nhận bản thông cáo tình hình của bộ tham mưu quân đoàn Duyên hải, đặt cán sự ba quân nhu Kôletnisuc và chiến sĩ hồng quân Xviatôxlap Macsenkô dưới quyền sử dụng của mình, điện lên Bí thư khu ủy báo cáo việc Raitxa Lvôpna Kôletnisuc xuống hầm đá ; và còn một lô công việc ít quan trọng hơn. Khoảng năm giờ, ông về đến nhà và lên gác ba, nơi có căn phòng của ông.

------------------------
        1. Ramsêrôt: Ban chấp hành Trung ương các xô-viết của mặt trận Rumani của Hạm đội Hắc-hải và quân khu Ôđetxa. Cơ quan này thành lập ở Ôđetxa tháng 5-1917 tại Đại hội thứ nhất các đại biểu mặt trận và quân khu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2020, 05:46:16 am »


        Đó lả một ngôi nhà to, mới, xây dựng cho chuyên viên trên địa điểm vườn bách thảo cũ. Trong mảnh vườn nhỏ, những đám cúc vàng trở thành bụi rậm thực sự đã tàn hết hoa, loại cây này đã tự nó sinh sôi nẩy nở bừa bãi trong chiến tranh. Ngôi nhà không bị những trận bom làm hư hại mấy. Tuy vậy ở một chỗ mái nhà đã bén lửa, những tấm tôn cong vêu và những ống máng nằm ngổn ngang trong bụi rậm, những bức tường đã rạn nứt, thạch cao vỡ từng mảng lớn, và toàn bộ ngôi nhà, trước đây quét một màu vàng nhạt sáng sủa vui mắt, hồi trước chiến tranh trông ra vẻ lịch sự, nay đâm ra hoàn toàn đổi lập với lịch sự, nhem nhuốc những vệt ngụy trang đen đỏ, không ra hồn cái nhà nữa. Trong buồng cầu thang tối, ở những bậc nghỉ, có những thùng đầy cát và trên tường quét sơn dầu giả đá hoa xanh, lủng lẳng những kẹp sắt to tướng dùng để chống bom cháy, những ống cứu hỏa và những thùng không. Phần lớn các cửa phòng đều móc khóa. Một số mở toang mặc sức cho những luồng gió lùa ngao du trong các căn phòng trống, thổi những mẫu giấy cháy dở và rác rưởi đủ loại bay qua các hành lang.
         
Theo thói quen, Secnôivanenkô vẫn để chìa khóa dưới tấm thảm chùi chân. Nhưng bây giờ, ổ khóa đã bị bom phá vỡ. Cánh cửa bị chẻ đôi, bám hờ vào bản lề. Chiếc thùng thư nghiêng về một bên để rơi ra mấy số báo Sự thật, tờ tạp chí Bônsêvich và một mẩu giấy ngả màu vàng, viết bằng bút chì gọt vội. Ông nhận ra ngay nét chữ to nguệch ngoạc của người cháu gái là Matriôna Têrenchiepna Pêrêpêlitxkaia, gọi tắt là Môchya1, đã đến đây trong lúc ông đi vắng. Rõ ràng là mảnh giấy nằm đấy đã khá lâu. ông cầm lên, vừa đọc vừa bước vào phòng. Môchya viết theo kiểu quen thuộc của mình, vắn tắt nói lên vấn đề chính, còn chi tiết thì bỏ qua.

        « Cháu chạy vội lại đây, định thăm chú, nhưng dĩ nhiên không được gặp chú ở nhà. Một cậu bé ở Mạc-tư- khoa tên là Pêchya Batsây, hiện đang ở nhà cháu. Mẹ con cháu đã vớt cậu ta ở dưới nước lên ; hiện giờ cậu ta bị sưng phổi, nhưng mẹ con cháu chắc cậu ta sẽ mau khỏi thôi. Nếu chú nhớ lại, thì cậu ta chính là con Piôt Vaxiliêvich Batsây, bạn thân của chúng ta hồi nhỏ; bác ấy đến Ôđetxa đúng hôm trước chiến tranh, thế là mắc nghẽn luôn ở đây, nhưng hiện giờ bác ấy đã vào bộ đội. Cháu không biết rồi sẽ giải quyết cậu bé ra sao. Hiện giờ mọi thứ đều trong tay cháu cả: thuyền, lưới, nồi, chảo của ngư trang. Thuyền, bơi chèo và buồm thì đồng chỉ chỉ huy quân sự đã trưng dựng và hiện để ở bến thuyền của ngư trang do cháu chịu trách nhiệm. Trong trường hợp phải rút lui, cháu đợi mệnh lệnh phá hủy tất cả, để những vật đó khỏi rơi vào tay bọn phát-xít. Valentin và cháu đang sống những ngày nặng nề; nó gửi lời chào chú, mấy tháng gần đây, nó lớn lên khiếp quả. Nó ra vẻ cô con gái lớn rồi. Chú khó mà nhận ra nó. Cháu chẳng có tin tức gì về Akim Petrovich và mấy thằng bé ; cháu mong rằng mấy bố con nó còn sống và chiến đấu thẳng lợi cho Tổ quốc, nhưng ở mặt trận nào thì cháu không biết.

        Thưa chú, nếu chú thu xếp được một ngày nghỉ thì xin chú tạt qua chỗ cháu một tí, vì nào ai biết được bao giờ chú cháu ta mới lại gặp nhau. Chao ôi! thời buổi mới gay go làm sao ! Chúc chú may mắn, thôi cháu phải vội đi đây.


Môchya của chú».       

        Ông nhét lá thư dĩ nhiên đã cũ ấy vào túi và mỉm cười buồn bã. ông không có gia đình riêng. Vợ ông đã chết từ lâu. Ông là con người chỉ có một lần yêu nên không lấy vợ kế. Gia đình Matriôna Têrenchiepnà Pêrêpôlitxkaia, con gái của anh ông là Têrenti Secnôivanenkô, vừa là cháu gái vừa là một trong những bạn thân thiết nhất của ông, quả là cái gia đình thực sự và duy nhất mà ông gắn bó hết lòng.

        Akim Pêrêpêlitxki, chồng Môchya, nguyên là ngư dân vùng Lanjơrông, thời kỳ chinh quyền xô-viết thì làm chủ tịch ngư trang «Pêtren », được ông có cảm tình sâu sắc và quý mến rất mực, vì ông ta là người bônsêvich lâu năm, nhưng cũng còn vì là người vui tính, thông minh và khỏe mạnh, đã phục vụ trong quân đội một thời gian, dưới quyền chỉ huy của Grigôri Ivanovich Kôlôpxki, sau đó đã chấn chỉnh một cơ sở doanh nghiệp quan trọng và phức tạp là cái ngư trang, một trong số những ngư trang đầu tiên ở một miền duyên hải Ôđetxa. Secnôivanenkô rất yêu mấy đứa con nhà Pêrêpêlitxki: hai cậu con đáng mặt thanh niên, hiện đang cùng bố phục vụ trong Hồng quân và nhất là cô con gái, Valentin — gọi thế để nhớ tới Valia, người vợ đã khuất của ông — mà ông rất sung sướng phần nào kiêu hãnh được thấy ở nó cái dòng máu «Secnôivanenkô », thừa hưởng của cụ cố Têrenti.

-------------------------
        1. Cháu ruột của Secnôivanenkô, gọi Secnôivanenkô bằng chú. Xem Cánh buồm trắng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2020, 05:46:38 am »

         
        Trong một lúc, ông âu yếm hình dung ra Môchya, Valentin và tất cả mấy bố con Pêrêpêlitxki, rồi lại mỉm cười buồn bã. Còn đoạn nói đến tên cậu bé ốm, Pêchya Batsây, con trai của Piôt Vaxiliêvich, bạn thân hồi nhỏ của ông, được vớt ở dưới nước lên, thì tuy ông có chú ý nhưng không làm ông mảy may kinh ngạc.

        Lúc ấy trời đã sắp tối, ông cần phải khẩn trương, ông vào phòng, mở ngăn kéo bàn viết, lục những giầy má cần hủy đi. ông xẻ giấy, ném lên giường để mang vào đốt trong lò nhà bếp. ông làm nhanh, gần như máy, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn căn phòng: cái giường mạ kền phủ một tấm chăn may chần bụi bám đầy, với tấm khăn trải giường ghim chung quanh, cái tủ sách kiểu Thụy-điển với một mô hình thuyền cổ đặt trên cái giá — tặng phẩm của học sinh trường hàng hải là nơi ông đã làm bí thư đảng ủy trong một thời gian — hai ghế dựa và một ghế bành, một bàn giấy với một cuốn lịch, một đi-văng có lưng dựa cao, thẳng, và chỗ tì tay xê địch được, một cửa sổ lớn mở về phía tây, một bếp điện mạ kền đặt trên thành cửa số, một cái đĩa đựng miếng bánh mì trắng khô và trên bức tường sơn màu xám nhạt, có tấm bản đồ lớn vùng Ôđetxa, với những đầm nước mặn màu xanh. Tấm bản đồ mang nhiều nét ghi chú màu đỏ, đó là kết quả của nhiều chuyến đi của ông trong vùng. Trên bàn đêm, gần cái đồng hồ báo thức, trong chiếc khung đẹp to bản, có một tấm ảnh nhỏ (thường gọi là kiểu ảnh chụp nhanh) chụp một cô gái rất trẻ, gần như một thiếu nữ với chiếc áo da vắt vai, chiếc mũ vải Kubăng trắng đính ngôi sao ; một sắc thái tươi mát và ngây thơ trong đôi mắt vui vẻ, đầy ánh sáng: đó là người vợ quả cố của Secnôivanenkô, một bức ảnh của thời kỳ gặp nhau lần đầu.

        Secnôivanenkô vơ nhanh đống giấy má cần hủy rồi mang cả vào bếp, chất vào lò và châm lửa. Trong lúc nó cháy, Secnôivanenkô trở về buồng, bọc vào một tấm khăn những đồ vật ông không muốn hủy và đã định chôn trong căn phòng có thùng đun nước: mấy cuốn sách, những quyển tự vị, những tài liệu tham khảo và một tập bản thảo khá đồ sộ, chưa hoàn thành mà ông đã dày công làm trong mấy năm gần đây: « Đóng góp vào lịch sử cuộc can thiệp Anh — Pháp năm 1919 — 1920 vào miền Nam ».

        Còn lại một gói nhỏ sách và giấy má, bức ảnh Lê-nin. Những cái này, ông quyết định mang theo xuống hầm đá. Trong số sách có cuốn Tarax Bunba của Gôgôn, cuốn điều lệ Đảng, tài liệu Đại hội Đảng lần thứ 18 và một quyên vở đặc biệt ghi những đoạn trích tác phẩm Lênin về tổ chức hoạt động bí mật của đảng Bônsêvich : cuốn này, Secnôivanenkô đã bắt đầu làm ngay sau ngày ba tháng Bảy để nghiên cứu khả năng rút vào hoạt động bí mật.

        Ông nhét bức ảnh, sách và quyển vở vào túi trong, lột tấm bản đồ khu vực ra khỏi tường rồi nhét vào cái túi mặt nạ phòng độc. Đoạn ông gỡ chiếc ảnh vợ ra khỏi khung và đọc dòng chữ ghi mặt sau : « Tặng anh Gayrick Seenôivanenkô thân mến. Mãi mãi của anh. Valia ». ông hôn tấm ảnh và để vào ví.

        Ông còn đứng ngắm trước cửa sổ mở rộng một lúc lâu nữa. Phía xa, sau những vườn cây trụi lá, dưới những đám mây đen sũng nước, hiện ra cái quầng màu đỏ bẩn của mặt trời lặn, trên đó nổi lên bóng đen thẫm của nhà thờ Bôtanich với một đàn quạ bay lên, bay xuống như một tấm lưới trên cái mái tròn nhà thờ. Không còn nghe thấy tiếng đại bác nữa. Một cảnh yên lặng lạ lùng bao trùm thành phố. Nhưng trong lúc ấy, từ hỏa tuyến thỉnh thoảng vẫn vọng về những loạt súng trường khá rền và tiếng súng máy.

        Secnôivanenkô xuống cầu thang thật nhanh, vào phòng đốt lò bỏ hoang; dưới ánh đèn bấm, ông giấu những cuốn sách và giấy tờ bọc trong tấm khăn vào cạnh tường, rồi đổ than xỉ lên; ông ngồi vào xe và ra lệnh đi thật nhanh đến biệt thự.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2020, 05:47:10 am »


       
35

        Đêm xuống dần, đen tối và đầy lo âu, với tất cả tình trạng hỗn loạn, lặng lẽ của một thành phố bị đạo quân rút lui bỏ lại.

        Secnôivanenkô, cùng đi với Kôletnisuc, đã dành được thì giờ đến nhà cầm đồ của thành phố. Ở đây, trên những tấm ván và bàn, trong bóng tối, dưới ánh đèn bấm và ảnh phản chiếu của những đám cháy nhấp nhoáng trên cửa sổ gôtich, những ấm đun nước, máy khâu, kèn hát, bát đĩa, đồng hồ treo tường với quả lắc run rẫy rền rĩ như có một trái tim đập, cùng vô số đồ đạc thông dụng, dường như ở nhà anh thì đẹp lắm và không thể thay thế được, nhưng ở nhà cầm đồ và ở chợ giời thì nom thảm hại như những của tập tàng chằng ích gì cho ai, tất cả những đồ vật ấy lóe sáng và rung lên khi có tiếng nổ; ông đã kịp lọc ra những vật có thể hợp với một cửa hàng đồ cũ ; sau cùng ông kiểm tra lại một lần cuối sự chuẩn bị về mặt vật liệu; ghi vào sổ tay số lượng súng trường, đạn, lựu đạn, súng lục, những dụng cụ linh tinh, thuốc nổ, và trong bóng tối mỗi lúc một dày, ông ra lệnh cho Xviatôxlap đánh xe ra khỏi thành phố, đến công viên Hatji-Bây

        Đúng lúc ấy, tình hình diễn ra như sau. Những lực lượng chính của quân đoàn Duyên hải đã rút toàn bộ trong một đêm, chính cái đêm 15 rạng ngày 16 tháng Mười mà Secnôivanenkô đi đến làng Uxatòvô bẵng con đường Hatji-Bây. Những đơn vị tiền tiêu và cơ quan đoàn bộ đã rút khỏi Ôđetxa vài ngày trước đó bằng tàu vận tải. Cuộc hành quân này do tầm quan trọng và sự thực hiện thắng lọi của nó, sẽ được coi là một trong những mẫu mực của nghệ thuật chiến lược về việc rút những khối quân đội to lớn, về sự tách ra khỏi quân địch giữa lúc ta và địch đang dính nhau và đảnh nhau quyết liệt trong một thời gian dài, và lại đúng vào cái hôm trước của một cuộc tấn công vào Ôđetxa mà quân địch có thể mở đầu vào bất kỳ giờ nào.

        Thế là vào buổi sáng ngày 15 tháng Mười, tất cả những cơ quan đoàn bộ và các đội vận tống đang ở vị trí phòng ngự trên mặt trận đều được điều về địa giới thành phố, thật gần những địa điểm lên tàu và xếp hàng. Bên những đơn vị chiến đấu chỉ còn những bộ phận cấp dưỡng. Buổi trưa, trong khi Secnôivanenkô hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho việc xuống hầm thì tất cả các ban tham mưu trung đoàn và sư đoàn đều được chuyển về cảng cùng toàn bộ hành lý để lên tàu; tại chỗ, chỉ còn lại những bộ phận tác chiến thuộc các ban tham mưu đơn vị cùng những phương tiện liên lạc, và các ban chỉ huy các đơn vị ấy, có đủ những kế hoạch rút lui khỏi mặt trận và lên tàu. Việc rút toàn thể quân đội ra khỏi mặt trận được tiến hành nhất loạt vào lúc chập tối, sau khi ánh hoàng hôn đến sớm của mùa thu vừa tắt, trên toàn bộ phạm vi mặt trận, theo một hiệu lệnh đã qui định.

        Tất cả đã được trù liệu để trong lúc xẩm tối quân địch không thể nhận thấy và theo dõi được việc di chuyển cả cái khối người đồ sộ từ chiến hào về tuyến sau, nhắm rút thật nhanh bộ binh ra khỏi chiến hào và giúp cho việc tách khỏi quân địch được bí mật và đột ngột. Để theo dõi hành động địch sau khi bộ binh rút khỏi chiến hào, để bảo vệ cho cuộc rút lui và thanh toán những toán sục sạo của địch có thể đuổi theo quân ta trong trường hợp chúng phát hiện ra việc bộ binh ta rút, và để báo động cho những đơn vị rút lui biết tất cả mọi nguy cơ, nhiều đội hậu vệ đã được tổ chức, có nhiệm vụ ở lại chiến hào cho đến khi bộ binh lên tàu hết.

        Secnôivanenkô đến công viên Hatji-Bây trước khi những đội quân đổ ra con đường rút lui chinh, đường Hatji-Bây. Do đó, ông còn đủ thì giờ đến thăm ban tác chiến của bộ tham mưu phân khu Tây, nghe ngóng tình hình, rồi đi xen vào cái khối quân đội đang rời khỏi tiền tuyến, đưa Ban lãnh đạo hoạt động bí mật của ông cùng với toàn bộ đồ lề xuống hầm đá Uxatôvô mà không bị ai trông thấy. Secnôivanenkô lệnh cho các xe đỗ dọc bức tường công viên Hatji-Bây và đợi ở đó ; còn ông, ông đi đến làng Uxatôvô.

        Ở thành phố, người ta có cảm giác lo âu bao nhiêu , thì ở đây, nơi tuyến đầu của cuộc phòng thủ, người ta càng có cảm giác yên lặng bấy nhiêu. Một sự yên lặng lạ lùng, một vẻ bình yên giả tạo trong cái giờ âm thầm và chết lịm, trước lúc rút quân bí mật. Đẳng xa, trên hỏa tuyến, thỉnh thoảng những phát pháo sáng bay lên, thưa thớt và như luyến tiếc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2020, 05:48:06 am »


       
36

        Thỉnh thoảng soi ngọn đèn bấm nhỏ về phía trước mặt, Secnôivanenkô thoạt đầu đi nửa cây số trên con đường mặt trận này, rầm rập xe cộ, lỗ chỗ những ổ gà sâu và khô rắn, vượt qua những bức tường đá âm thầm, những ngôi nhà đá nhỏ, tối om, rồi rẽ sang một bên và xuống một khe đá đầy ngưu bàng khô. Gần đâu đấy, có một lối xuống hầm đá. Secnôivanenkô hước dưới lòng khe rất thận trọng và thong thả, chăm chú thăm dò bóng tối.

        Secnôivanenkô đưa đèn soi hên sườn khe. Ánh sáng lướt nhanh như một vệt nắng nhỏ rồi kéo dài ra phía trước, làm nổi bật từ bóng tối những góc đá vôi lởm chỏm, những bụi cây khô um tùm và lốm đốm lớp lông tơ trắng của những quả chín. « Chắc là đây thôi». Sec- nôivanenkô nghĩ bụng. Ổng tắt ngọn đèn nhỏ và dừng lại. Ông thấy hình như ở trước mặt, vồ phía bên, có một tia sáng yếu ớt hắt từ lòng đất ra. Cũng không phải ánh sáng nữa, mà chỉ là một ánh phản chiếu lờ mờ, rất khó nhận ra. Secnôivanenkô tưởng chừng nghe thấy những tiếng nói rất ấm, rất khẽ, những hồi âm từ lòng đất vọng ra. Rồi ngay lúc ấy, một ánh đèn điện sáng quắc chiếu xiên vào người ông, và ông nhìn thấy ngay trước mũi mình một nòng súng tiêu liên.

        — Đứng lại!

        — Đứng rồi.

        — Mật hiệu?

        — Mạc-tư-khoa. — Đáp?

        — Ruồi.

        — Đúng.

        Ánh đèn lướt trên người Secnôivanenkô. Không hạ khẩu tiêu liên đang chĩa thằng vào mặt Secnôivanenkô, người lính gác tiếp tực xem xét với vẻ ngờ vực con người nhỏ nhắn mặc thường phục đang đứng trước mặt, tay đút túi, dáng dấp khả nghi. Dù biết mật hiệu, người kia vẫn không làm cho anh lính gác tin được. Mà lại chọc tức anh bằng cái dáng dấp nghênh ngang và «hết sức thường dân», bằng cái vẻ bình tĩnh và chăm chú của đôi mắt nhấp nháy khó chịu khi ánh sáng của ngọn đèn điện rọi vào.

        — Ô hay, tắt đèn đi chứ, — Secnôivanenkô vừa nói vừa cau lông mày.

        — Bỏ tay ra khỏi túi, — anh lính thô lỗ quát lên.

        Secnôivanenkô mỉm cười và rút hai bàn tay ra khỏi túi. Điều đó càng làm anh lính bực:

        — Anh cần gì ở đây?

        — Ban tác chiến bộ tham mưu phân khu Tây.

        — Có việc gì?

        — Chẳng việc này thì việc khác.

        — Giấy tờ đâu?

        — Được — Secnôivanenkô nói — đừng quát lên thế, dẫn tôi đến chỉ huy sở.

        — Tối hỏi anh giấy tờ đâu?

        — Giấy tờ của tỏi không phải là việc của anh.

        Đến đây anh lính gác mất hết kiên nhẫn. Anh điên tiết, giậm chân, không tìm ra được lời lẽ.

        — Nằm xuống — bất thình lình anh quát lên, giọng nghiêm khắc.

        — Thôi mà, thôi mà, đừng cáu lên thế! —Secnôivanenkô nói hòa nhã, buồn cười vì cái giọng gà sống non choẹt, láu táu của anh ta với kiểu phát âm « ô » như vậy.

        Nhưng hiển nhiên anh lính gác là một anh bạn bất nhã, tai ác.

        — Nằm xuống, không nói nhiều! — anh ta quát lớn, dư tợn hơn nữa — Có nghe tôi nói gì không? Liệu hồn, không lại được nếm mùi tiểu liên.

        Secnôivanenkô biết không phải chuyện đùa. Ông nằm úp mặt xuống đất, vừa bực vừa phục cái anh chàng lỏi cứng cổ cầm tiểu liên này.

        — Được thôi, rồi gì nữa? — ông nói khàn khàn trong lòng đất.

        — Cứ nằm đấy, và nói ít chứ, — giọng nghiêm khắc của anh chàng lỏi cứng cổ cất lên phía trên ông.

        « Quỷ bắt mày đi» Secnôivanenkô nghĩ bụng, rồi ông khoái chả duỗi thẳng hai chân. Đã bốn ngày nay, ông chưa được nằm, và bây giờ ông cảm thấy rất thú vị được nằm duỗi dài, yên tĩnh. Nhưng cái thú ấy không được lâu. Bằng cách nào đó, có lẽ nhờ ve vẩy ngọn đèn, anh lính gác đã gọi được người đến trợ lực, vì Secnôivanenkô nghe thấy những bước chân tới gần và một tiếng nói khác phía trên ông.

        — Cái gì thế?

        — Tôi bắt giữ một tên tại đây. Hắn nói đúng mật hiệu nhưng không xuất trình giấy tờ. Hắn hỏi ban tác chiến.

        — Dẫn đi!

        Anh lính gác ra lệnh cho Secnôivanenkô đứng dậy và tiến bước. Nhưng ông vừa dò dẫm được mươi bước thì anh lính gác ra lệnh cho ông rẽ sang bên phải. Secnôivanenkô không biết rẽ chỗ nào vì chung quanh tối như hũ nút. Nhưng anh lính gác vỗ vào chỗ giữa hai xương bả vai của ông và nói:

        — Đứng lại làm gì? Đi đi!

        Lúc ấy Secnôivanenkô nhìn thấy giữa đảm có khô một kẽ hở lờ mờ trong tảng đá. ông nghiêng người lách vào. Dưới gót chân ông, lạo xạo. Bám vào thành đá để khỏi ngã, Secnôivanenkô nhảy từ mô đá này sang mô đá khác xuống dốc, rồi đột nhiên thấy mình đứng trong một căn phòng dưới đất, có một ngọn đèn điện nhỏ của chỉ huy sở chiếu sáng, ngọn đèn treo phía trên bàn bằng một sợi dây nhựa trong suốt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2020, 06:02:51 am »


37
           

        Trên mặt trần đá thấp dốc nghiêng, thấy có một chữ thập đen, có lẽ do một bác thợ đá ngoan đạo nào đó vẽ bằng ngọn nến cách đây đến tám chục năm chứ không ít. Một lần không khí âm âm và tù hãm như bị ngưng kết vĩnh viễn, một thứ không khí « nghìn xưa » bao quanh Secnôivanenkô. Trong hang, có hai chiếc bàn ghép thô sơ, trên để bản đồ và bút chì, trước bàn có bốn sĩ quan — hai thiếu tá, một đại úy và một chính trị viên tiểu đoàn — ngồi trên thùng gỗ. Viên thiếu tá mặc va-rơ khuyết đó đưa mắt liếc Secnôivanenkô một cái nhanh nhưng có vẻ chú ý, rồi vừa ra lệnh cho ông xuất trình giấy tờ vừa cuộn tấm bản đồ trên bàn lại, Tay phải anh ta đeo thõng trong một dải băng màu ngụy trang cắt ở một tấm vải lều ra và đính vào ngực áo bằng kim băng. Viên thiếu tá kia mặc măng-tô khuyết đen và viên đại úy mặc va-rơ khuyết đó, cả hai đều ngồi ở bàn phía sau; sau khi chăm chú nhìn người mới đến, họ lại tiếp tục nghiên cứu tấm bản đồ trải trên bàn. Nhưng người chính trị viên tiểu đoàn ngồi ở bàn phía trước không ngừng quan sát con người đến quấy rầy họ.

        Secnôivanenkô khoan thai cởi áo ba-đờ-xuy, rút ví ở túi trong, và tìm đưa cho viên thiếu tá một tờ giấy gập tư. Viên thiếu tá chỉ dùng tay trải, đặt tờ giấy xuống bàn đánh đẹt một cái, giở ra, vuốt thẳng, rồi dọc một lần, hai lần, sau đó đưa cặp mắt xanh lồi mỏi mệt nhìn nhanh Secnôivanenkô nhưng có vẻ chú ý. Viên thiếu tá hỏi:

        — Đồng chí Secnôivanenkô? Chính đồng chí à?

        — Chính tôi.

         Một nụ cười kín đáo đượm cả vẻ tò mò nữa thoáng hiện trên bộ mặt gày tọp của viên thiếu tá, với đôi má xanh vừa cạo và bộ ria thẫm hoa râm. Nhưng liền đó, mặt trở lại vẻ lạnh lùng ban đầu, anh nói:

        — Tôi cũng đã được báo tin. Đồng chí chịu khó chờ một phút. Ximônôp, — anh hơi nghiêng người sang cạnh bàn đối diện — Cho mình liên lạc với thủ trưởng.

        Điện thoại viên trẻ măng đội mũ nồi thủy binh, ngoài mặc áo choàng bông, trong mặc áo lót kẻ sọc, ngồi xồm dựa vào tường đá vôi, trên tường lủng lẳng các loại máy điện thoại để trong bao da; anh quay nhanh máy và bắt đầu thì thào vào ống nói:

        — A-lô ! A-lô ! « Cun cút! » « Cun cút » đâu ! Nghe rõ không? « Dim » đây. Tôi hỏi « Rùa »... Cám ơn A-lô. Ai nghe đấy? « Rùa » đấy à? «Dím» đây. Cho chúng tôi ông chú nhất.

        Điện thoại viên áp ống nghe vào tai viên thiếu lá và nói to:

        — Báo cáo đồng chí thiếu tá, lệnh đã chấp hành.

        Viên thiếu tá kẹp ống nghe giũa vai và má, dùng bàn tay lành đặt nó lại đúng chỗ rồi nói:

        — Chỉ huy phó báo cáo. Đồng chí đã ra lệnh báo cáo với đồng chí khi có người đến... — Thiếu tá ngập ngừng một chút để tìm một từ thích hợp... — khi có người có tính cách đặc biệt đến... ông ấy hiện có mặt ở chỗ tôi... vâng, ngay cạnh tôi... T00i đã kiêm tra. Số mười bảy, không, tám, phẩy, mười bốn, — anh vừa nói vừa liếc xuống mảnh giấy nhỏ — Đúng. Xin đồng chí cho chỉ thị... Rõ. Tôi truyền đạt ngay tức khắc.

        Thiếu tá vẫy Secnôivanénkô bằng bàn tay lành và đưa mắt ra hiệu cho ông cầm ống nghe.

        — Đồng chí cầm lấy, ở trên nói chuyện với đồng chí ngay bây giờ.

        Không hiểu ai sắp nói với mình, Secnôivanenkô cam ống nghe, vừa ngạc nhiên vừa hài lòng về trật tự quân sự nghiêm túc chi phối mọi cái ở đây mặc dù đang giữa lúc gay go. Ông thồi vào ống và nói:

        — Tôi nghe đây.

        — Chào đồng chí — giọng nói ống nghe thấy là một giọng không to mà khoan thai, với những nốt trầm ù ù, quen thuộc của các vị tướng, của một người có tuổi và tự tin.

        — Tôi nói chuyên với ai đây? Secnôivanenkô nói.

        — Với ông chú nhất, — ông nghe tiếng đáp.

        — Xin kính chào đồng chí — Secnôivanenkô nói.

        — Đợi nhé, ở đây có một người anh em muốn nói chuyện với đồng chí đấy — Trong tiếng nói xa xăm ấy, hiện lên giọng vui vẻ, âu yếm như của một người cha.

        — Chào Gayrin Xêmiônôvich, một lần nữa chào anh! Công việc đến đâu rồi? Xuống cả rồi chứ?

        — Không, chúng tôi còn ở trên.

        — Vậy mau lên thôi. Xin anh lưu ý đến vấn đề thời gian còn lại hết sức eo hẹp. Anh có hiểu thế nghĩa là gì không ?

        — Tôi hiểu.

        — Một lần nữa chúc anh mọi sự thắng lợi.

        — Mọi sự tuyệt mỹ như người ta thường nói.

        — Đúng thế đấy. Tuyệt mỹ. Hãy duy trì một kỷ luật nghiêm túc trong bộ phận của anh. Đó là điều chủ yếu.

        — Rõ.

        — Vậy xin siết thật chặt tay anh. Tuyệt mỹ nhé. Tôi ôm hôn anh và tất cả những con dím của anh. — Đồng chí bí thư cười. — Không loại trừ khả năng các anh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là chúng tôi dự đoán đấy nhẻ.

        — Chúng tôi sẵn sàng, — Secnôivanenkô nói — Chúc đồng chí lên đường mạnh giỏi. Mong sớm gặp nhau.

        — Tôi không hứa với anh là sẽ sớm đâu.

        Secnôivanenkô còn đứng lặng im một lúc, ông nghe bên tai. Ông vẫn lắng tai, nhưng không nghe thấy gì nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2020, 06:07:31 am »


        Cho đến lúc ấy, Secnôivanenkô vẫn khá tự tin, nhưng sau cuộc nói chuyện điện thoại với đồng chí bí thư thứ nhất, ông cảm thấy bừng bừng một nguồn nghị lực, có thể  nói là nguồn vui nữa nếu chữ vui không chối tai trong những ngày nặng nề này. Ông hiểu rằng mối liên hệ trực tiếp và thường xuyên với Đảng không hề bị gián đoạn, nếu không, ông không thể hình dung cuộc sống sẽ ra sao. Trái lại, mối liên hệ ấy lại được tăng cường. Nó bao trùm nhiều viễn cảnh khác. Đảng vô hình, ân cần theo dõi ông từng bước, sẵn sàng giúp đỡ ông, hướng dẫn ông bất kỳ lúc nào.

        Đồng chí bí thư đã nói: « Tôi không hứa với anh là sẽ sớm đâu ». Câu nói có vẻ bi quan. Nhưng trí tuệ sắc sảo và linh hoạt của Secnôivanenkô tìm thấy ở đấy điều chủ yếu : nó như một lời hẹn gặp nhau một ngày xa xôi nhưng chắc chắn. Đồng chí bí thư thứ nhất không điện từ khu ủy mà từ bộ tham mưu của đơn vị phòng thủ. Secnôivanenkô kết luận là khu ủy đã rút, tất cả cán bộ lãnh đạo đã đi theo quân đội. Có lẽ họ đang ở cảng hoặc có thể ở trên một tàu quân sự. Một khu ủy bí mật có thể đã được thành lập và bước vào hoạt động ngay từ lúc này, tổ chức trong một khu vực mới, hệt như việc Secnôivanenkô đang làm. Ông tin chắc như vậy. Và biết bao nhiêu đảng ủy nhỏ của khu phố, những nhóm đặc biệt, những người yêu nước lẻ tẻ, những đội du kích, ngay giờ phút này đang sửa soạn rút vào bí mật? Nhiều biết bao nhiêu trong toàn bộ đất đai bị quân thù chiếm đóng ! Theo đúng qui tắc nghiêm ngặt của hoạt động bí mật, họ không được phép biết gì về nhau. Họ chỉ còn cách phỏng đoán. Các nhóm đều phân tán. Mỗi nhóm được nối liền bằng một sợi dây mỏng manh và những sợi dây ấy đều qui về một mối, ở đó nguồn nghị lực vô tận của một ý chí duy nhất của Đảng tỏa ra tứ phía như một dòng điện.

        Viên thiếu tá cắt đứt dòng suy tưởng của Secnôivanenkô. Anh ta nhìn vội đồng hồ và nói:

        — Tòi được lệnh hết sức giúp đỡ đồng chí. Chúng ta không được chậm trễ. Đống chí thấy đấy, hầu như không còn ai ở sở chỉ huy của tôi nữa. Trong hai giờ rưỡi nữa, ở đây sẽ không còn lại một người lính nào. Chúng tôi là những người cuối cùng. Đồng chi lưu ý cho.

        — Vâng, — Secnôivanenkô nói, nhíu lông mày lại —  Vâng, vậy thì... vậy thì... thành phố...

        Ông thấy rất khó khăn khi phải nói lên những tiếng ấy. Lưỡi ông như ríu lại. Cổ hòng ông khô bỏng. Má ông lạnh toát. Từ lâu, Secnôivanenkô đã sẵn sàng chờ đón chuyện đó. Thế mà bây giờ chuyện đó tới, ông lại thấy rất khó làm chủ được trái tim mình. Trái tim ấy đau khổ, nó rỉ máu, nó không đau theo nghĩa bóng mà đau thực sự, y như một cảnh tay bị thương vậy. Nó co bóp, bốc cháy, rên rỉ. Secnôivanenkô càng nhíu lông mày hơn.

        — Vậy thì...

        Giọng nghẹn lại. Nhưng viên thiếu tá nhìn thẳng vào mắt ông và nhắc lại nghiêm trang, bình tĩnh.

        — Trong hai giờ hai mươi bảy phút nữa, ở đây sẽ không còn lại một chiến sĩ Hòng quân nào. Chúng ta không được chậm trễ. Đồng chí để vật liệu ở đâu? Ở chân tường phía tây bắc công viên Hatji-Bây phải không? Vậy không cần thiết đánh xe đến tận đây. Mang hành lý bằng tay tốt hơn. Đồng chí làm được chứ? Dù sao tôi cũng giúp đồng chí vài chiến sĩ. Một người sẽ đi cùng đồng chí để họ khỏi chốc chốc lại ngăn chặn đồng chí. Bây giờ là lúc thuận tiện nhất, lúc khởi hành của những đơn vị tiền tiêu chiến đấu và bộ phận chuyên môn còn lại. Các đồng chí sẽ lẫn vào cái khối thủy thủ và bộ đội đi lại.

        — Kế hoạch của tôi là như vậy.

        — Đúng như điều tôi nói. Còn về tình hình, quang cảnh hiện thời thì như thế này... — Viên thiếu tá lấy khuỷu tay vuốt tẩm bản đồ cũ đầy những dấu sặc sỡ —  mũi tên, con số, đường gạch, chữ, đường cong nhỏ và tròn — rồi đặt cái địa bàn lấp lánh lên tấm bản đò, anh xoay tấm bản đồ một cách thành thạo theo hướng Bắc Nam.

        — Đồng chí lại đây.

        Secnôivanenkô đến bên bàn. Một lần nữa, viên thiếu tá lại nhìn cái thân hình nhỏ bé, và bộ thường phục của ông; mặc dù có đôi bốt và sợi thắt lưng da đeo khẩu súng lục bên ngoài áo ba-đờxuy hải ly, chúng vẫn tạo cho ông cái vẻ thái bình quá.

        — Xin lỗi... đồng chí đọc được bản đồ chứ?

        — Cũng tàm tạm,—Secnôivanenkô nói vội vã và đeo kính váo.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM