Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:19:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14768 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2020, 11:28:22 am »


        Với chiếc áo khoác da dài tận gối, với cái cặp căng phồng mà anh vẫn lấy chân chận, nom Xêratim Ivanôvich khá bình thản, có phần hơi giả tạo nữa. Nhưng khi anh chào Secnôivanenkô và bắt chặt bàn tay của ông, những tà áo khoác bằng da bé đen, trắng của anh phanh ra và Secnôivanenkô trông thấy một tấm thân khỏe đẹp, cân đối, hoàn toàn khít khao với chiếc áo va-rơ bộ đội, gọn gàng trong chiếc that lưng cấp chỉ huy — hai hàng may chần với những đường viền, những vòng nhỏ và cái bao thanh thanh đựng khẩu Môde nhỏ tước của địch. Có một cái gì vừa khiêm tốn vừa dũng cảm, một tư thế của người chỉ huy, trong bộ ria cứng, ngắn của anh, trong cặp lông mày thẳng nét của con người có ý tứ, nhiều khả năng, trong cái cổ còn sạch sẽ dưới lần cổ áo va-rơ dạ, trong bộ tóc sẫm cắt ngắn, phía trước hơi dài, phía sau húi cao, và trong mớ tóc mai cạo nhẵn hình tam giác sáng sủa. Những cử chỉ chính xác, nhanh nhẹn của anh, cùng toàn bộ tư thế mang dấu vết một sự dày công rèn luyện quân sự và để lộ rõ con người bộ đội. Đúng thế, trước đây anh đã ở bộ đội. Secnôivanenkô đã để thì giờ nghiên cứu lý lịch của anh. Cách đây mười lăm năm, trước khi sang công tác ở các Xô- viết, Tulyakôp đã theo lớp đào tạo sĩ quan. Nguồn gốc thì anh là người Nga thuần túy, chính cống, một người Nga quê quán Mạc-tư-khoa, nhưng đã cư trú lâu năm ở miền Nam, ở Nôvôrôxit, ở Pôti, ở Ôđetxa. Anh đã làm việc ở cảng, thoạt đầu làm công nhân khuân vác, rồi hết nghĩa vụ quân sự, vào ban lãnh đạo thương cảng, sau đó ở trong nhiều ban chấp hành quận thuộc khu Ôđetxa. Thành thử, nói cho cùng, anh có thể được coi như quê quán miền bờ biển Hắc-hải, đó là điều làm cho Secnôivanenkô đặc biệt thích thú.

        Đến lượt minh, Tulvakôp cũng đã có một ý nghĩ nào đó về con người sẽ lãnh đạo mình trong hoạt động bí mật. Thoạt đầu, anh biết trước mặt mình là một con người kiên nghị, bướng bỉnh. Thực vậy, có một cái gì bướng bỉnh, ít thỏa hiệp ở mái đầu tròn với bộ trán hói, ở cái đáng nhô về phía trước một cách hiếu chiến, ở cặp môi mím lại, ở tầm vóc nhỏ bé, ở những nét nhăn quanh đôi mắt viễn thị, ở đường gân nhăn nheo và khô hai bên thái dương, ở cả đường hằn sâu trên sống mũi chứng tỏ ông phải dùng kính để đọc và viết. Secnôivanenkỏ mặc áo khoác len gai, đeo mặt nạ phòng hơi độc, đi đôi ủng lính, đội chiếc mũ cát-két dạ mà khi bước vào ông đã lột ra, gập lại và nhét vào túi. Tất cả những đồ vật ấy đều mới, chưa dùng qua, rõ ràng là vừa lấy ở kho ra. Nhưng Tulyakôp không thể không nhận thấy sợi dây da Secnôivanenkô thắt ngoài áo khoác và khẩu súng lục (kiểu Nagan) để trong bao với chiếc que thông nòng bằng đồng, đều đã cũ, đã dùng nhiều, nhưng rất sít sao. Rõ là một tay giang hồ tứ xứ.

        — Đọc đi, — bí thư khu ủy nói, và bằng một cử chỉ gọn, chìa cho Secnôivanenkô một tờ giấy còn ướt mực nhà in, với cái đầu đè đậm nét: « Cùng toàn thể đồng bào thành phố Ôđetxa và khu Ôđetxa ». — Đồng chí Tulyakốp đã đọc rồi.

        Secnôivanenkô cầm lấy tờ giấy và đưa ra xa mắt bằng cử chỉ quen thuộc của người viễn thị: « Các bạn thân mến!» ông đọc, và ngay phút giây ấy, một niềm xúc động nóng bỏng xâm chiếm lấy ông. Ông cảm thấy mọi người đã đi đến giây phút quyết định mà ông sẵn sàng chờ đón, nhưng khi giây phút ấy đến thì lại thật khó tin, hầu như không thể nào tin được, ông đưa mắt lướt qua tờ giấy. Những chữ nhảy múa, xô đẩy nhau và ngã lộn nhào tưởng như rời khỏi tầm mắt và để lại những khoảng trống thăm thẳm. « ... chúng muốn tách xứ Ukren quê hương của chúng ta ra khỏi Liên-xô vĩ đại, ra khỏi nhân dân Nga anh em, những người đã chung sức với chúng ta xây dựng một cuộc đời mới tươi đẹp... ».

        Vấn đề là thế đấy! Thật chẳng khác gì bất thinh lình có một vật quật trúng tim ông. Vấn đề là thế đấy, đó là cái chính, cái chủ yếu... Ông cố bình tâm lại và gắng đọc thật thong thả: « Nhưng hiện nay, trước sự phải triển của tình thế, trong điều kiện một cuộc vây hãm kéo dài, Ôđetxa ở quá xa những căn cứ tiếp tế và đã mất ý nghĩa chiến lược trước đây của nó. Do đó, chinh phủ Xô-viết và bộ Tổng tư lệnh đã quyết định rời khỏi thành phố Ôđetxa và điều động quân đội đến những khu vực khác của mặt trận... ».

        Secnôivanenkô cảm thấy yên tâm lạ lùng. Không vội vàng, ông đọc đến hết tờ truyền đơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2020, 11:29:26 am »


       
27

        — Thế nào, các đồng chí, thảo luận đi! — Bí thư khu ủy nói nhanh như đang tiếp tực cuộc thảo luận bị ngắt quãng và nhìn cả hai người — Tất nhiên là nếu không có ý kiến phản đối.

        — Rõ !—Tulyakôp khẽ cúi đầu trả lời theo lối quân sự.

        — Còn đồng chi, đồng chí nghĩ sao, đồng chí Secnôivanenkô ?

        — Rõ ! — Secnôivanenkô trả lời cũng bằng cái vẻ kiên quyết đó, rồi ông hỏi Tulyakòp: «Quân đồng chí có đông không ? »

        — Không đông lắm, một bộ phận ở trong thành phố với tôi, còn những bộ phận khác thì ở địa phương sau lưng địch — Tulyakôp lục cặp. Secnôivanenkô hiểu là anh muốn đưa ông xem danh sách, khẽ giơ tay ngăn lại.

        — Không cần thiết. Tôi biết. Đồng chí cứ giữ lấy.

        — Các đồng chi ấy đều đã được khu ủy thẩm tra, —  bí thư vừa nói vừa nhìn đồng hồ — Chúng ta không nên mất thì giờ vô ích.

        Họ đến trước tấm bản đồ lớn thành phố Ôđelxa và vùng phụ cận.

        — Các đồng chí đã có quyết định cụ thể rồi chứ? —  bí thư hỏi — Các đồng chí sẵn sàng rồi chứ?

        — Vâng — Secnôivanenkô đáp.

        — Vậy ta bắt đầu.

        Secnôivanenkô lùi xa tấm bản đồ một chút, nghiêng ngó bên này bên kia, và tìm thấy cái kính. Ổng dùng bao kính thay cho chiếc que khoanh một vòng quanh làng Uxatôvô.

        — Chúng tôi đã thảo luận với anh em là quyết định kéo đến tận đây.

        — Được. Cụ thể là đâu?

        — Cách bức tường công viên Hatji-Bây một cây số rưỡi, ở địa giới phía tây làng Uxatôvô. Chính chỗ này đây.

        — Phải, tôi biết. Chỗ đó có một cái khe nhỏ.

        — Hoàn toàn đúng. Lối vào hầm đá ngày xưa.

        — Hiện giờ ở đó còn có sở chỉ huy của một đơn vị chúng ta — bí thư nhận xét. — Thế tại sao đồng chi lại kết cái chỗ đó.

        — Một mặt, nó không xa thành phố Pêrexip và những cơ sở công nghiệp lớn; mặt khác, nó là quãng ngắn nhất đi đến đường xe lửa Ôđetxa - Razđenaia và xa hơn một chút là nhánh đường Ôđetxa - Voznexen. —  Với một vẻ đầy ý nghĩa, Secnôivanenkô qua mắt kính nhìn đồng chí bí thư trước, rồi đến Tulyakốp, ngừng lại một lát, tay ve vẩy bao kính. — Và ta có thể đặt liên lạc dễ dàng với nhân dân các làng Khôlôtnaia, Banka, Niliakôvô. Nêrubaixkôiê, Đannit, cả với trạm máy kéo ở Prôtôpôpôvô nữa, đường nào cũng tiện.

        — Cũng có thể... — Tulyakôp gật đầu tản thành nói.

        Secnôivanenkô nhìn ra đường. Trời mới tảng sáng. Còn tối đất. Gió cuốn từng đống lá phong từ đại lộ xuống lòng đường rộng và đến những luống hoa quanh viện bảo tàng khảo cổ. Hoa « Canna » nở rộ, đỏ rực như bốc lửa, trong sương sớm. Trước mặt, trong Câu lạc bộ Quốc tế, sau những cửa sổ vỡ tung, một ngọn đèn xanh nhỏ le lói. Trên mái Nhà hát thành phố, những đàn chim sắp sửa bay đi, nổi bật trên ánh phản chiếu xa xôi của những đám cháy. Trên nền trời mờ tối, chưa được mặt trời chiếu sáng, đạn cao xạ bay vùn vụt như sao băng nhỏ. Đạn đại bác từ những chiến hạm chạy ngoài cảng bắn vun vút qua thành phố. Nền trời trên những mái nhà thành phố bị cắt nát ngang dọc bởi những tia chớp đại bác. Đâu đấy từ xa, những tiếng nổ rung chuyển hàng cây ngô đồng đã rụng hết lá vàng. Không quân địch đang ném bom cảng. Ở góc những phố Puskin và Latôskin, một đoàn dài bộ đội dừng lại, lẫn trong bóng tối: bộ binh, pháo binh, xe vận tải. Xa hơn một chút, mấy trăm tên tù binh im lìm và tả tơi — đó là bọn Đức và Rumani bị bắt mới đây ở gần thành phố. Gần cái chắn, chỗ xe lửa đi ngang đường, đèn điều chỉnh nhấp nháy những tia điện nhỏ. Secnôivanenkô hiểu là đoàn quân đứng đợi chấm dứt trận oanh tạc ngoài cảng, nơi đang xếp quân lên tàu. Đó là một quang cảnh quen thuộc của những ngày cuối cùng, Secnôivanenkô đặt lên khung cửa một tờ báo đã gấp lại và đóng thật mạnh cửa sổ.

        — Nào, bắt đầu hành động! — Bí thư khu ủy nói, vẻ dứt khoát.

        Nện đôi ủng bộ đội mới kêu cồm cộp, ông tiễn hai đồng chí ra tận cửa, bắt chặt tay họ và nhắc lại:

        — Hành động đi!

        Secnôivanenkô đưa nhanh mắt chú ý nhìn anh; anh đằng hắng, giấu một nụ cười. Đồng chí bí thư nhìn tấm bản đồ, nheo mắt lại suy nghĩ, ông rút trong túi ra một cái thước chia phân và áp lên bản đò.

        — Hiểu. Cách xưởng chữa tàu bảy kilômet, và từ đấy đến cảng Pratich chỉ có mấy bước.

        — Đó chính là cái chúng tôi nhắm, — Secnôivanenkô nói — Thành thử chúng tôi có bốn mục tiêu: Pêrexip, cảng, đường sắt và các làng. Và tất cả đều trong tầm tay.

        — Một trung tâm tác chiến, — Tulvakôp nhận xét.

        Một lần nữa, Secnôivanenkô lại lấy bao kinh khoanh lên phía trên làng Uxatôvô bang một động tác chinh xác. Rõ ràng là vấn đề đã được nghiên cứu triệt để và địa điểm được chọn rất đúng. Từ khi khu ủy ra lệnh cho ông cũng như cho một loạt cán bộ khác của Đảng chuẩn bị rút vào bí mật, Secnôivanenkô đã làm việc suốt ngày đêm. Ông đã tập hợp những người cộng tác được thẩm tra và đáng tin cậy lại, đã chỉ định những địa điểm họp bí mật và từng bước một, để khỏi gây tò mò cho mọi người, thu thập những vật liệu cần thiết, vũ khí và lương thực. Ông làm việc thận trọng, không để ai hay biết. Ông chăm lo chú yếu vấn đề địa điểm. Hầm mộ là nơi thích hợp nhất, nhưng nằm rải khắp dưới thành phố và có rất nhiều lối thông xuống. Cần phải chọn lấy một lối để đi xuống lòng đất và đặt ban chỉ huy. Sau khi suy nghĩ kỹ, ông đã quyết định đến làng Uxatôvô. Bí thư khu ủy đích thân chỉ đạo việc rút các đảng ủy địa phương và các đội du kích vào bí mật, nên nắm được mọi ý đồ, hành động và cử chỉ của Secnôivanenkô. Nhiều lần, hai người đã thảo luận riêng với nhau những vấn để đó. Nhưng giờ là lần cuối cùng họ gặp nhau. Cần phải đi đến một quyết định dứt khoát.

        — Kể thì cũng hợp lý đấy, — bí thư nói sau một cố gắng suy xét cuối cùng—Đồng chí thấy thế nào? — Ông quay về phía Tulyakôp nói thêm.

        — Hoàn toàn hợp lý.

        — Vần đề thế là giải quyết xong. Tôi sẽ báo cho bộ đội biết để họ khỏi gây khó khăn khi các đồng chí rút xuống hầm đá ở Uxatôvô. Các đồng chí cần hỏi gì nữa không?

        — Không, — Secnôivanenkô vừa nói vừa bỏ kính ra bằng một cử chỉ kiên quyết và cất kính vào bao.

        — Tôi cũng không, — Tulyakôp nói.

        Một lúc yên lặng! Trong lúc đó, những loạt đại bác gần xa vẫn không ngừng làm rung bần bật những miếng kính cuối cùng sót lại và những tấm gỗ ghép. Thỉnh thoảng những mệnh lệnh sang sảng của anh em bộ đội cao xạ dưới đường phố lại vọng lên. Sau đó những khẩu đại bác phòng không bắt đầu liên tiếp nổ rền.

        Một tiếng rít nhè nhẹ, mỗi lúc một to hon. Rồi căn phòng rung lên vì một chuỗi bom. Sức ép không khí bất thình lình làm bật tung cảnh cửa sổ cao lắp gỗ dán. Gió ùa vào căn phòng làm giấy má bay tới tấp. Đồng chí bí thư cau mặt ra khép cửa sổ, nhưng nó vẫn bật ra.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2020, 07:34:15 pm »

        
28

        Tulyakôp ra trước. Secnôivanenkô còn nấn ná ở cửa một lát để sửa lại cái mặt nạ phòng độc. Đồng chí bí thư Đảng ủy nắm lấy cánh tay ông, chỗ gần khuỷu tay và kéo lại. Đối với người cán bộ này, đồng chí thấy quý mến quá, thương yêu quá đến nỗi không thể dằn lòng được, và đã hôn một cái thật mạnh lên thái dương ông. Đồng chí bí thư là một chiến sĩ lớp mới, vừa đến khu này trước khi xảy ra chiến tranh ít lâu. Nói chung, đồng chí cũng không hiểu biết Secnôivanenkô hơn những khu ủy viên khác. Nhưng đồng chí đã có dịp hiểu rõ ông trong những tháng gần đây, thời gian hai người phải gặp nhau luôn để chuẩn bị cho bộ phận rút vào bí mật. Đến lúc này, lúc quyết định, đối với đồng chí, Secnôivanenkô trở nên thân thiết và gần gũi lạ lùng, như một người cha hay một người anh cả. Bí thư khu ủy nhìn thật sát bộ mặt bơ phờ mệt mỏi của ông sau một đêm không ngủ nhưng vẫn giữ cái nét quen thuộc đầy kiên nghị, nhìn thật sát đôi mắt viễn thị của ông với những nếp nhăn khô nhỏ viền quanh, như muốn ngả xuống tâm hồn ông một lần cuối, thăm dò chiều sâu của nó, đọc những ý nghĩ thầm kín nhất của nó. Rồi đồng chi nói :

        — Đồng chí Gayrin Xêmiônôvich, không phải những người như tôi có thể lên lớp cho đồng chí, một chiến sĩ bônsêvich lão thành từ thời bí mật. Đồng chí hãy nhớ rằng Đảng và nhân dân yêu cầu tất cả mọi người trung thực một điều... — Đồng chi bí thư suy nghĩ, tìm danh từ cho sát... — Hãy chiến đấu ! Hãy chiến đấu cho đến khi quân thù bị tiêu diệt, sạch sành sanh, không còn tăm hơi trên mặt trái đất này!

        Đồng chí bí thư co bàn tay to, đẹp của mình lại, rồi siết mạnh cái nắm tay khớp trắng ra vì lên gân vào lòng bàn tay to lớn kia đang mở rộng. Bộ mặt trắng trẻo sáng sủa của đồng chí với một nốt ruồi duyên dáng trên má ửng đó. Mớ tóc vàng xõa xuống mắt. Đồng chí hất nó ra phía sau. Secnôivanenkô ôm lấy vai đồng chí bí thư, nhấp nháy đôi mắt rồi lại nhìn thẳng vào mặt nói:

        — Những chỉ thị của Đảng: tạo ra cho kẻ thù và bè lũ tay sai một cuộc sống không thể chịu đựng nổi, bám riết chúng, tiêu diệt chúng trên mỗi bước đi, làm thất bại tất cả mọi mưu đồ của chúng, những chỉ thị ấy, tôi sẽ tuân theo không sợ hy sinh. — Rồi ông bước ra khỏi cơ quan không hề ngoái nhìn lại.

        Trong phòng khách, ngoài những chiến sĩ bảo vệ và anh em cán bộ của khu ủy đang đóng đanh và vần những cái hòm lớn, còn có những người do đồng chí bí thư triệu tập đến. Họ chiếm tất cả những ghế và đi-văng để ngổn ngang, kê dồn về một phía trong căn phòng, Những người chưa có chỗ, đi đi lại lại, giữa các hòm hoặc ngồi lên thành cửa sổ. Những cửa sổ bị vít vội bằng ván càng làm tăng thêm cảm giác bề bộn khó chịu. Một tia nắng mai yếu ớt chập chờn lọt vào căn phòng, qua những khe cửa sổ và những tấm kính còn nguyên vẹn, nom xám xịt và khó chịu. Một ngọn đèn xanh nhỏ, ở một chỗ nào đó của dẫy hành lang sâu rộng, xuyên qua một loạt cửa lớn mở toang, phản chiếu vào một tấm gương đã giạn nứt treo trên tường, nặng nề gợi lại những đêm bị vây hãm phải thức suốt, và tô lên mỗi đồ vật, mỗi khuôn mặt người, một ánh sáng nhân tạo, thứ ánh sáng của phòng bào chế. Người nào cũng hút thuốc liên miên. Bật lửa bật soành soạch nhưng lại tắt ngấm tức thì vì luồng gió lạnh tháng mười lùa qua khe cửa sổ.

        Gió thổi rung cả những mớ lúa mì mẫu loại mới Lixenkô và những bắp ngô kép, kết quả của thụ phấn bổ sung, xếp đống trong một góc nhà, dập nát và đầy bụi bặm. Gần dó, trên mặt sàn, chồng chất những mẫu vũ khí sản xuất ở các nhà máy địa phương trong những tháng cuối cùng của thời kỳ bị vây hãm: súng cối, lựu đạn, pháo sáng, kíp nổ... Không thể bỏ qua không nhìn những đồ hộp nhãn hiệu sặc sỡ, những hộp một cân, hai lạng, đủ các cỡ. Nhưng không phải là thức ăn đóng hộp. Đó là những quả mìn chống xe tăng và chống bộ binh. Anh em công binh đà thu lượm các vỏ hộp ở khắp các nhà máy và tọng đầy thuốc nổ vào. Lại có cả một tấm thép nặng trịch dựa vào tường — loại thép thường phủ lên nóc nhưng toa Punman và những đầu máy tàu bọc sắt, xuất phát thẳng từ nhà máy ra mặt trận. Theo lời thiên hạ thì đó là những tấm thép của chiến hạm Pôtemkin, tháo ra hồi trước Cách mạng, có người nói đoàn tàu bọc sắt nổi tiếng của anh thủy binh Jelezniac năm 1918 được bọc bằng những tấm thép này. Chắc hẳn đó là truyền thuyết. Secnôivanenkô biết đó chỉ là một tầm thép luyện của bất cứ chiến hạm xô viết nào. Vậy mà đi qua tấm thiết giáp ấy, ông cũng vẫn xúc động. Ông hồi tưởng cuộc khởi nghĩa của chiến hạm Potemkin, ông có biết anh thủy binh Jêlezniăc. Chiến hạm Pôtemkin thuộc về thời thơ ấu của ông, Jelezniac thuộc về tuổi thanh xuân của ông. ông cảm thấy người gai lên vì luồng gió cách mạng, và một ý chí đấu tranh quyết liệt không gì so sánh nổi, xâm chiếm lấy tâm hồn ông.

        Secnôivanenkô quen biết hầu hết những người ngồi trong phòng đợi. Tulyakôp và ông đã ngồi khoảng một giờ trong phòng làm việc của bí thư. Khi Secnôivanenkô từ phòng làm việc đi ra, mọi người nhìn ông ra vẻ lo lắng. Ông hiểu là tất cả những người đó đều được bí thư triệu tập đến, cùng một lý do như ông và Tulyakôp. Giá lúc khác ông đã đứng lại chuyện trò với người này người kia. Bây giờ, ông cảm thấy mình bị tách khỏi tất cả những gì quen thuộc, ông đã chuyển sang một cuộc sống khác, phải tuân theo những quy tắc hoạt động bí mật. Ông không được phép quen biết bất cứ người nào cũng như không ai được phép quen biết ông. Không ai quen ai nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2020, 07:34:41 pm »


        Ông đi qua, bước vội và yên lặng, đầu cúi xuống kiên quyết với dáng đi nặng nề của người dân vùng Hắc-hải. Ông đi suốt qua căn phòng, không chạm chiếc mặt nạ chống độc vào một cái hòm nào rồi ra cầu thang, đuổi kịp Tulyakôp ở bậc thứ hai. Tulyakôp cầm mũ trong tay và dùng con dao díp tháo dải băng đỏ. Anh bỏ dải băng ra rồi cất cẩn thận vào túi áo trong.

        — Phải đấy, — Secnôivanenkô nói.

        Len lỏi giữa những xe vận tải mà người ta đang chất hòm xiểng lên, ông rẽ ra phố Biển rồi dừng lại trước pho tượng Puskin có những con cá heo bằng đồng đen quanh cái bệ đá hoa cương.

        Secnôivanenkô và Tulyakôp định nhìn xem tình hình ngoài cảng ra sao, nhưng đứng đó không nhìn thấy gì cả ; họ bèn lại gần một khẩu súng cổ bằng gang đặt trên bờ biển dốc, trên một cái giá có bậc gỗ. Phía chân dốc, họ nhìn thấy những nòng thon nhỏ của súng cao xạ. Secnôivanenkô và Tulyakôp trèo lên cái bệ đá hoa cương của khẩu súng cổ.

        Bình thường, đứng chỗ này, có thể nhìn rõ mồn một tất cả bề mặt mênh mông của cảng. Nhưng lúc này nó bị một màn khói bao phủ. Họ lờ mờ nhận ra đường nét viền quanh những tòa nhà bê-tông cốt sắt nhiều tầng, những cầu quay và những cần trục, những ống khói và những cột cao của tàu vận tải, dải đập chắn sóng, tháp đèn pha đã bị đánh gục. Qua màn khói, họ thấp thoảng nhận ra một làn sóng người chuyển động chậm chạp: những đơn vị bộ đội cuối cùng đang lên tàu. Thỉnh thoảng, qua những chỗ rách của màn sương xám, họ có thể nhìn thấy những cỗ pháo mắc ở đầu cần trục con tàu.

        Mặt trời đỏ thẫm vừa nhô khỏi chân trời, tỏa ra một ánh sáng ảm đạm trên cái dải hẹp ngăn cách mây và mặt bể còn tối hơn mây. Thỉnh thoảng, một luồng gió lạnh buốt thổi từ chân trời lại. Vài chiến hạm được màn khỏi bao phủ, bắn từ khu cảng phía ngoài ngọn núi

        Jevakhova lên những chiến hào địch. Những dải lửa hay vọt khỏi nòng súng, tách ra và biến mất trong màn khói. Những tiếng vọng nặng nề vỗ xuống mặt nước rung rinh những đợt pháo kích. Không khí luôn luôn chuyển động. Thật khó mà dứt khỏi bức tranh đầy đe dọa, u ám nhưng lại tuyệt đẹp này.

        Secnôivanenkô hồi tưởng lại từ khu cảng này, chiếc thiết giáp hạm Pôtemkin màu xám, với ba ống khói và lá cờ đỏ kéo lên cột cờ phát lệnh khởi nghĩa, đã bắn vào thành phố như thế nào. Cũng trong cảng này, Secnôivanenkô đã thấy một chiến hạm khác, chiếc Prôtê của Pháp, cũng treo lá cờ đỏ khởi nghĩa. Đó là niềm vinh quang cách mạng của thành phố này.

        Nhưng còn một niềm vinh quang nữa của thời xưa. Trong chiến dịch Xêvaxtôpôn năm 1854, hạm đội Anh —  Pháp vào Hắc-hải, 350 khẩu đại bác của chúng đã nhả đạn vào thành phố. Chỉ huy đội pháo binh Nga số 5 trên bờ là trung úy hải quân Sêgôlep. ông ta đã bố trí pháo binh ở chân dải đập chắn sóng của cảng Pratich —  gồm bốn khẩu pháo và tất cả chỉ có thế. Hạm đội tập trung tất cả hỏa lực vào đội pháo binh của Sêgôlep. Hai khẩu pháo bị diệt. Vậy mà các pháo thủ Nga cùng với người chỉ huy của họ vẫn tiếp tục bắn. Nhân dân Ôđetxa, những người đánh cá, những thợ thủ công, những công nhân ngoại ô, đến tiếp tế thức ăn, thức uống cho đội quân nhỏ bé của Sêgôlep, và chuyên chở thương binh dưới lửa đạn quân thù. Họ bảo vệ thành phố quê hương, vũ khí trong tay. Họ phòng thủ bờ biển suốt đêm để ngăn chặn những tàu đỗ bộ của hạm đội địch. Họ đã cứu được Ôđetxa. Hạm đội Anh — Pháp lại cút ra khơi.

        Lúc đi, hạm đội để lại ba chiến hạm tuần tiễu quanh vùng Ôđetxa. Một trong số đó, chiếc khinh hạm Con Hổ của Anh, mắc cạn gần khu Suối Nhỏ và đã bị hỏa lực pháo binh Nga đánh đắm. Toàn đội thủy thủ bắt buộc phải đầu hàng. Sau đó thợ lặn đã kéo từ đáy biển lên được mười một khẩu đại bác Anh. Một trong những khẩu đó đã được đặt ở đại lộ Biển để kỷ niệm sự nghiệp bảo vệ thành phố một cách anh dũng chống bọn can thiệp Anh - Pháp.

        Lúc này, đứng bên khẩu pháo ấy, nhìn những tàu vận tải đang xa dần, Secnôivanenkô cảm thấy mỗi lúc một mạnh mẽ, tâm hồn sôi sục lòng tranh đấu.

        Mặt trời gay gắt như một cục than hồng, từ từ đến nấp vào sau một đám mây xanh thấp, và biển lại đen như than đá. Gió càng lạnh, càng mạnh hơn. Một bóng đen màu tro phủ lên bờ đối diện của vịnh : Krijanôpka, Dofinôpka, ngọn núi Jevakhôva. Dải đất hẹp Pêrexip chỉ hơi cao hơn mặt biển một chút bị khói dầu hỏa nóng bỏng che khuất. Qua màn khói mờ mờ nhận thấy những nét viền quanh của các nhà máy, của những xưở ng chữa tàu có mái, của những kho hàng, và phía sau, xa trong thảo nguyên, quá các đầm nước mặn, trên tuyến phòng thủ thứ nhất, những đám đạn nổ trông như những chùm lông đen sì.

        Secnôivanenkô và Tulyakôp lặng lẽ nhìn về phía đó. Ở đó có làng Uxatôvô và lối vào hầm mộ mà họ sẽ đưa bộ phận của họ xuống.

        — Thật là một bức tranh tuyệt đẹp! — Tulyakôp vừa nói vừa thở dài.

        Rồi hai người so đồng hồ với nhau.

        — Anh định thế nào? — Secnôivanenkô hỏi — Tôi có xe đây. Ta đến sở chỉ huy đi. Tỏi sẽ giới thiệu anh với anh em.

        — Thôi, anh em cũng đang đợi tôi. Tôi phải thông báo nghị quyết của khu ủy cho họ đã, — Tulyakôp nói.

        — Được. Tùy anh. Chúng mình sẽ lại gặp nhau lúc chập tối ở tường công viên Hatji-Bây. Cho một liên lạc viên đến chỗ tôi nhé.

        — Rõ, — Tulyakôp nói và chào kiểu quân sự.

        — Ta còn gặp nhau — Secnôivanenkô nói, rồi đột ngột đi lộn trở lại, qua đại lộ, đến ngõ Nhà hát, nơi ông để xe trong một cái sân, không xa khu ủy mấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2020, 07:36:25 pm »


       
29

        Một luồng gió quái ác thổi những mẩu giấy cháy trên đường phố lát đá hoa cương, và trên hè phố lát những phiến phún thạch màu xanh đã mòn nhẵn. Những tàn tro xanh nhạt bay phấp phới trong không khí. Tro và lá chảy dở hòa lẫn với đám lá dạ hợp rụng, với những hạt phong có cánh, với những quả ngô đồng tròn xốp. Những rác rưởi ấy chất đống trong rãnh nước gần song sắt miệng cống. Thỉnh thoảng, từ một góc nào đó trong thành phố lại đột nhiên vang lên một tiếng nổ. Nhưng khó mà biết được đó là một viên đạn trái phá của pháo binh địch, hay một quả bom của không quân, hay là bên ta phá hoại một kho hàng, không để cho quân địch sử dụng.

        Chiếc xe hơi đỗ trong một góc kín của một cái sàn có vòi nước trang trí. Một mảng tường nhà bên cạnh đổ xuống sân. Không khí còn ngập ngụa bụi vôi li ti. Đá rơi trúng chiếc ô-tô. Một hòn làm sây sát cái chắn bùn. Trên mũ ca-lô và vai anh lái xe, có một lớp dày bụi vàng đá vôi nát vụn. Chiếc ô-tô này chính là chiếc xe Kôletnisuc đã chở hai bố con Batsây từ trường bay về «biệt thự» của bác, Cũng không khó hiểu lắm tại sao chiếc ô-tô lại rơi vào tay Secnôivanenkô. Chiếc ô-tô và người lái kiêm thợ máy của nó là Xviatôxlap được quân đội trưng dụng, đã qua hết nơi này đến nơi khác, cuối cùng đến nhà xe của khu ủy và Secnôivanenkô đã xin được.

        Tất nhiên ông có thể chọn một cái xe tươm hơn. Nhưng ông lại chọn đúng xe ấy. Vai trò quyết định không phải cái xe mà là con người đã tác động đến sự lựa chọn độc đảo của Secnôivanenkô: đó là lòng tin vững chắc vào giá trị hơn hẳn của người so với vật, dù cái vật ấy thông minh như một chiếc ô-tô. Chỉ thoáng nhìn lần đầu ông đã thú Xviatôxlap. Secnôivanenkô cảm thấy tin cậy anh thanh niên có nét mặt trẻ thơ, với vẻ phớt đời, kiêu kỳ nữa là khác. Ngay phút đầu, ông đã cảm thấy có một cái gì thân thuộc khó tả đối với Xviatôxlap, gần như tình cảm cha con. Ông coi anh gần như một phản ánh của chính ông trong tấm gương thời gian, nhưng không phải của Secnôivanenkô hiện giờ, mà của một Secnôivanenkô khác, một con người trẻ tuổi không còn trên đời này nữa mà chí lưu lại cho ông cái tâm hồn thanh niên trong trắng. Tâm hồn ấy hòa lẫn với tâm hồn thanh thản của thành phố Hắc-hải trẻ trung này đã quá nhiều phen chịu đựng những cơn bão táp của lịch sử. Mối thiện cảm của ông đối với Xviatôxlap dĩ nhiên ông không hề bộc lộ. Bề ngoài, ông vẫn lạnh lùng, thản nhiên, đúng như tính người dân bờ biển Hắc- hải. Ông chỉ nêu vài nhận xét dí dỏm về cái xe, thế rồi cả xe và anh chàng Xviatôxlap lái xe đều hoàn toàn được đặt dưới quyền sử dụng của ông là người đã không chọn nhầm. Chiếc xe trong đôi bàn tay thông minh Xviatôxlap đã làm việc xuất sắc trong thời kỳ gay go này. Và chính Xviatôxlap cũng không phải chỉ làm lái xe kiêm thợ máy xuất sắc mà điều quan trọng hơn, anh còn là người giúp việc tận tụy không mỏi mệt của Secnôivanenkô.

        Thời gian này, tất cả công nhân viên chức đều sống theo chế độ doanh trại, nghĩa là ở luôn trong cơ quan xí nghiệp của mình, ai cũng thường trực tại vị trí hai mươi bốn giờ một ngày. Xviatôxlap ở luôn trên xe. Lúc nào anh cũng lặng lẽ, thu mình lại, có phần hơi khô khan, thế mà lạ thật, mặt mũi anh chàng lúc nào cùng rất sạch sẽ, cạo bằng « nước thơm » và đầu chải rất chững chạc. Anh chàng diện quân phục, khoác chiếc mặt nạ phòng độc; khẩu súng trường gài chắc vào lần trong mui xe. Lúc nào anh cũng đội chiếc mũ ca-lô mùa hè giặt sạch, bạc gần trắng, chiếc mũ đội rất chỉnh, hơi lệch về bên phải một chút, nhưng không kiểu cách mà chỉ trong phạm vi qui định của điều lệnh. Ngực anh, lúc này được trang điểm giản dị bằng chiếc huy hiệu đoàn viên. Tóm lại anh chàng có tất cả bộ dạng của một anh lính trẻ cần cù, ăn mặc chững chạc, mà sự thực anh cũng thế.

        Vè phần cái xe, nó có vẻ đặc biệt quân sự. Nó được ngụy trang nghĩa là sơn theo màu cảnh vật chung quanh. Chính Xvialôxlap đã sơn lấy, và qua việc này, anh tỏ ra là một họa sĩ phong cảnh có tài ba đáng kể. Lần đầu, vào mùa hè, anh vẽ những cành dạ hợp rậm rạp và bóng đáng tươi tắn của những ngôi nhà. Trên mui xe bằng vải, anh vẽ thu nhỏ những quãng phố xá, những quảng trường lát như vẩy cá, lâu đài Vôrônxôp, những mái ngói, những khoảng biển xanh. Mùa thu anh thể hiện vào đó sự thay đổi thời tiết, quét màu vàng son của cảnh lá rụng. Xviatôxlap đã chuẩn bị cho mùa đông, thu thập màu bạch diên, màu lam ngọc và màu đen để tô vẽ những cây trụi lá, nhưng việc đó không cần thiết nữa rồi.

        Khi Secnôivanenkô đi vào sân thì Xviatôxlap đang ngồi trong ô-tô đọc một quyển sách đặt trên tay lái. Bằng một cử chỉ đột ngột, Secnôivanenkô vén măng-tô, ngồi xuống cạnh Xviatôxlap và đóng sầm cửa lại. Ông lặng im mấy giây, trầm ngâm tính toán, ông xếp đặt theo thứ tự trong óc, tùy theo tầm quan trọng, tất cả những vấn đề và kế hoạch phải giải quyết và thực hiện ngay tức khắc. Rồi ông trở lại hiện tại và nói:

        — Đi thôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2020, 07:37:02 pm »


        Xviatôxlap khoan thai gấp sách lại sau khi gài một lá phong vàng đánh dấu, rồi đặt sách dưới bảng xe. Anh bắt đầu cho xe đi thận trọng, chiếc xe nẩy trên những tảng đả rải rác. Anh không hỏi đi đâu. Anh đánh xe thẳng ra đường phố. Secnôivanenkô im lặng. Chiếc xe dường như sắp lao thẳng lên hè phố đối diện và húc vào bức tường nhà hát.

        Nhưng đến phút cuối cùng, Secnôivanenkô nói:

        — Rẽ trái!

        Xviatôxlap nhanh nhẹn ngoặt sang trái. Xe chạy đến phố Puskin.

        — Đại lộ Vô sản, — Secnôivanenkô nói, rồi ông gục đầu lên thành cửa, thiu thiu ngủ.

        Xviatôxlap cho xe lượm rất khéo rồi bắt đầu ngoằn ngoèo hết phố này sang phố khác, xuyên qua những sân trông ra đường, đi vòng những u chắn, những đống đá của những ngôi nhà đổ nát.

        Thành phố vắng tanh.

        Trong thời gian mươi, mười lăm phút dùng để đi đến đại lộ Vô sản Secnôivanenkô đã ngủ thiếp được một giấc. Giấc ngủ nhanh chóng ấy làm cho ông thư thái và tư tưởng thêm sáng suốt. Ngoặt vào cái đại lộ vắng ngắt này, Xviatôxlap nhìn thủ trưởng với vẻ dò hỏi. Lệnh đến đại lộ Vô sản có thể có hai ý hoặc trở về nhà của Secnôivanenkô, hoặc đến một trong những biệt thự của khu ủy là nơi từ một tháng nay có những người chuẩn bị rút vào bí mật đang sống như trong doanh trại, đợi quyết định dứt khoát của khu ủy. Secnôivanenbô lệnh cho anh đến biệt thự trước.

        Ông bước vào lối đi trồng toàn tử đinh hương Ba-tư sít nhau, còn xanh tốt, rồi dừng lại trước một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng, ngoài hiên chất đầy thùng gỗ dán và bao buộc chặt. Secnôivanenkô nhìn qua chiếc cửa sổ mở rộng. Đó là một căn phòng quét vôi trắng, bỏ không, có một lò sưởi lát gạch men. Trong một góc, có ba khẩu súng, ngoài ra không còn gì nữa. Ông đằng hắng mấy lượt thật to, nhưng không ai đáp lại. Ông đi vòng quanh ngôi nhà và thấy một chiếc xe tải trên một cái kích ; một anh lái xe quỳ cạnh một bánh xe tháo rời đang cầm lắc-lê thay lốp. Khắp chung quanh cũng như trên hàng hiên, đều có những thùng, bao, và một chiếc ra-đi-ô bọc trong chăn. Một làn khói nhỏ bốc từ ống khói cái bếp mùa hạ ra. Ngoài cửa, xuất hiện một người đàn bà trẻ tuổi mũm mĩm, đi bốt, mặt nạ khoác chéo, tay cầm cái thìa gỗ. Nét mặt tươi tắn đáng yêu của chị đột nhiên trở nên rất nghiêm trang. Chị há mồm, nhìn Secnôivanenkô bằng cặp mắt to xao xuyến. Chị chưa kịp nói được tiếng nào vì sau lưng chị vừa ló ra ba người. Một người vừa đi vừa xốc lại áo va-rơ, bước nhanh lại bên Secnôivanenkô.

        — Báo cáo đồng chí bí thư! — Anh ta bắt đầu nói như muốn báo cáo theo đúng thủ tục.

        — Thôi, thôi, không phải lúc báo cáo. Anh em có mặt cả chứ ?

        — Đủ cả ạ. Trừ Xviriđôp. Tôi đã cử anh ta đánh xe ra ga hàng hóa để nhận lương thực và dụng cụ đào đất, theo lệnh cấp phát.

        — Tốt.

        — Thưa đồng chí bí thư, cái xe thứ ba thì thế nào ạ?

        — Cái thứ ba chở vũ khi và chất nổ sẽ tới nơi đã định, không qua đây. Đồng chí đã nhận được két sắt đựng tài liệu chưa?... Không to lắm chứ? Tốt lắm. Ở đấy không tài nào nhét cái to vào được. Văn phòng phẩm và giấy sẽ do xe thứ ba mang đến cùng với vũ khí. Đồng chí đã kiểm tra máy thu thanh chưa? Đã xoay được bóng đèn dự trữ rồi chứ?

        Vừa hỏi han và ra những lệnh ngắn gọn, Secnôivanenkô vừa đi xem xét lại toàn bộ khu vực. Thỉnh thoảng ông ghi chú bằng bút chì vào sổ tay. Cuối cùng ông nói:

        — Mời tất cả các đồng chí lên chỗ tôi.

        Ông vào nhà bằng lối sau. Ở một căn phòng, có cái giường gấp để ông nằm ngủ, hai cái ghế vườn hoa và một bàn làm việc. Trước khi bắt đầu nói, Secnôivanenkô theo thói quen, đi đi lại lại một chút trong phòng để tập trung tư tưởng, đầu cúi gằm. Rồi ông ngồi xuống, đột ngột đặt khuỷu tay lên bàn.

        — Các đồng chí, tôi sẽ trình bày với các đồng chí tình hình của chúng ta. Hiện giờ trong điều kiện bị vây hãm kéo dài, Ôđetxa ở xa những căn cứ tiếp tế nên đã mất tầm quan trọng chiến lược trước đây của nó. Vì lẽ đó, chính phủ Xô-viết và bộ Tổng tư lệnh đã quyết định rời khỏi thành phố. — Ông nhấn mạnh vào chữ « rời khỏi» và nhìn các đồng chí của mình — Đúng, Chính phủ và bộ Tổng tư lệnh đã quyết định rời khỏi thành phố và điều những lực lượng vũ trang của quân khu Ôđetxa đến những khu vực khác của mặt trận. Bộ đội đã sắp chuyển hết xuống tàu. Ngày mai, vào giờ này, sẽ không còn lại một người lính nào ở đây —  Secnôivanenkô trở nên tư lự và nhắc lại — Phải, sẽ không còn lại một người lính nào...

        Bất thình lình, ông đứng phắt dậy, đi ra trước bàn, nhưng lại ngồi xuống.

        - Quân đội đi, nhưng nhân dân vẫn còn, — ông nói và nhắc lại với mội vẻ kiên quyết: nhưng nhân dân vẫn còn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2020, 05:48:39 pm »


        Cả phòng im phăng phắc. Tiếng sóng trào vẫn ầm ầm đều đặn. Bên ngoài cửa sổ mở rộng, vườn cây trụi lá, lối đi trông đào kim nhưỡng xanh thẫm. Cuối lối, sau đống hơi chèo cũ, vải bạt và chậu hoa, phía ngoài bờ biển dốc, là mặt biển tối tăm, u ám, tiếp với một khối mây đen, thấp và nặng ở phía trên. Secnôivanenkô im bặt. Các đồng chí của ông cũng ngồi yên ; lúc này họ thấy dạt dào xúc động và thản nhiên lạ thường, như Secnôivanenkô cảm thấy khi đồng chí bí thư truyền đạt mệnh lệnh của khu ủy cho ông. Với sự sáng suốt hoàn toàn và tàn nhẫn nữa, họ hiểu rằng thế là giờ phút quyết định và không thể khác được đã tới, cái giờ phút bao lâu chờ đợi nhưng thật khó tin là nó đã tới.

        Họ có bốn người, không kể Secnôivanenkò, người thứ năm vắng mặt.

        Secnôivanenkô im lặng. Mọi người cũng im lặng. Trong giây phút yên lặng ấy, tâm hồn họ đã xích lại gần nhau. Trước đây, họ cũng đã gần gũi nhau như những người đồng chí, những người cộng sản. Nhưng bây giờ, trên ngưỡng cửa một cuộc sống mới, của hoạt động bí mật trong địch hậu, lúc nào cũng giáp mặt với cái chết, họ cảm thấy gắn bó với nhau như cùng một dòng máu. Trừ Secnôivanenkò, tất cả mới rút vào bí mật lần đầu trong đời. Secnôivanenkò hiểu rất rõ những gì đang diễn ra trong lòng họ. Lời nói quả là kém bất cứ phương tiện biểu hiện tình cảm nào khác, để có thể  diễn đạt được tâm trạng trang nghiêm, trong sáng và kiên định của họ. Vì vậy họ im lặng và Secnôivanenkô không muốn khuấy động cái im lặng sâu sắc  đầy ý nghĩ ấy. Sau đó, ông không nhắc lại tình hình quân sự đã khá rõ ràng mà đi thẳng vào công tác của họ.

        Trong số những vần đề lớn nhỏ Secnôivanenkô phải nghiên cứu từ giờ cho đến tối, có hai việc rất quan trọng đã ghi trong số tay của ông : một ghi tên Xiniskin và một ghi tên Kôletnisuc. Ngồi trong xe, bên cạnh Xviatôxlap ông tự hỏi nên bắt đầu bằng việc nào.

        Xiniskin hay đúng hơn Xiniskin Jêleznư là một công nhân già ở Ôđetxa, hiện nay làm đốc công, đã làm việc trên bốn mươi năm ở nhà máy chữa tàu. Bác được tuyển vào nhà máy trước Cách mạng khá lâu. Hồi ấy nhà máy mới chỉ là một xưởng có mái che, thuộc Công ty hàng hải và thương mại Nga. Từ sau Cách mạng, xưởng nhỏ ấy đã trở thành một cơ sở sửa chữa và đóng những tàu biển lớn ở Hắc-hải: một nhà máy rộng mênh mông với hơn ba nghìn rưởi công nhân, không phải chỉ sửa chữa tàu biển Hắc-hải mà cả một số tàu thuộc hạm đội Bantich và Thái-bình-dương nữa.

        Là người cộng sản lâu năm, vào Đảng từ 1905, đã tham dự Nội chiến, Xiniskin Jêleznư tuyên bố bác sẽ là một trong số người đầu tiên tình nguyện rút vào bí mật, khi cần thiết. Khu ủy đã xếp bác vào đội của Secnôivanenkô. ông coi bác là người rất quí, không ai thay thế được. Bác có rất nhiều kinh nghiệm cách mạng ; bác sinh tại một khu công nhân lâu đời ở Pêrexip, ở phố Mạc-tư-khoa và đã suốt đời sống ở đấy. Không ai hiểu biết cặn kẽ về công nhân Pêrexip bằng bác, về đời sống của họ, về quyền lợi của họ; bác quen biết từng người, từng gia đình, từng nhà ở Pêrexip và từng ngõ của khu ngoại ô thợ thuyền lớn này. Bây giờ Secnôivanenkô phải giải quyết vấn đề : nên đưa bác xuống hầm hay giữ bác trên mặt đất để liên lạc với nhân dân trong vùng? Secnôivanenkô không thể trì hoãn chuyện này được nữa. Còn vấn đề kia, là chuyện Kôlctnisuc. Theo kế hoạch của ông, Kôletnisuc phải tổ chức ở trung tâm thành phố một địa điểm hội họp bí mật bề ngoài là « hãng bán đồ cũ ». Secnôivanenkô thảo kế hoạch này đã lâu, được khu ủy tán thành và duyệt y. Mấy ngày gần đây, ông đã gặp Kôletnisuc; nói chung ông ta đã đồng ý. Nhưng tình hình lại phức tạp vì việc vợ Kôletnisuc chưa tản cư, mà có mặt bà ta thì chẳng làm được gì cả. Công tác phải giữ bí mật, cả với vợ Kôletnisuc. Secnôivanenkô đã lấy cho bà ta một giấy thông hành đi tàu vận tải quân sự. Lúc này, theo dự tính của ông, thì bà đã lên đường rồi. Phải lập tức đến gặp Kôletnisuc để bàn bạc dứt khoát việc thực hiện kế hoạch đó.

        Secnôivanenkô lệnh cho Xviaiôxlap đến nhà riêng Xiniskin Jelezmr, nhưng cứ đi cầu may qua phố Kôrôlenkô, trước nhà máy Chữa tàu, nếu bác còn đây thì đón luôn thể.

        Trở lại thành phố bằng đại lộ Vô sản, Secnôivanenkô lại nhìn thấy ngôi nhà có căn phòng của ông không được ngỏ ngàng tới từ nửa tháng nay. Cần tạt về nhà, lấy vài đồ vật, hủy một số tài liệu, nhưng đến phút cuối cùng, ông lại đổi ý kiến. Việc đó có thể làm sau, trên đường về. Lại một lần nữa, ông đi qua nhà không dừng lại, nhận thấy trên bao lơn phòng mình, vẫn còn những bông hoa kim liên nở muộn trong chậu, một cửa sổ bị phá, bật tung ra, cảnh cửa gẫy lủng lẳng trên độc một chiếc bản lề, và phía ngoài gió thổi phần phật cái màn cửa bằng vải.

        Không khí không ngừng bị rung chuyển vì những đợt pháo kích như trước. Trên trời, mây đen thấp lớp lớp trôi đi; lá vàng bay; ở các ngã tư có bộ đội đứng gác. Nhưng có một cái gì mới mẻ, đáng sợ thêm vào đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2020, 05:48:54 pm »


        Secnôivanenkô chưa hiểu ngay chuyện gì đã xảy ra. Một không khí khó tả, đáng ngại, như dự cảm một tai họa sắp tới. Rồi đột nhiên, ông hiểu ra. Đó là những truyền đơn trắng, vừa dán ở thành phố mang lời kêu gọi nhân dân cuối cùng của khu ủy.

        Khắp chung quanh đều mang dấu vết của cuộc phòng thủ: nhà cửa bị phá hoại, dầm nhà cháy đen, cột xe điện bị bom đạn đánh gục, công viên, vườn hoa, có mọc đầy, cuối cùng là những ụ chắn các phố, dựng bằng bao đất, đá lát đường bóc lên, toa xe điện bị lật đổ. Cái ụ ở phố Ribat làm bằng đồ đạc, bàn giấy chất đống: những cái bàn nặng trịch, những đi-văng, những tủ sách tọng đầy cát, những ghế bành bọc da đồ sộ. Người ta vội vã xếp gạch vào những tủ kính các cửa hàng ở góc phố, đồng thời bố trí những lỗ châu mai hẹp cho súng máy. Ở vài nơi, trên bờ các ụ đất cao, cỏ đã mọc và trên nóc ụ, chân người qua lại đã vạch nên những lối di nhỏ. Phải tài lắm mới qua được thành phố bằng ô-tô. Vì vậy Xviatôxlap phải đi vòng các chiến hào, chồm lên những ổ gà của đường phố nham nhở, lái xe xuyên qua những cái sân vòi nước cạn khô, có những hành lang đổ nát, có những chậu vả và trúc đào với những đóa hoa phớt hồng, có những dẫy thùng rỗng, bình, chậu, chai, lọ mà bà con xếp dưới ống máng ráo hoảnh để hứng nước mưa, vì nhà máy nước Bêliaêvô đã bị địch chiếm từ lâu. Và tất cả quang cảnh này lại gắn liền với một luồng gió dữ, với một bầu trời tối, thấp, hầu như gắn liền vào những nóc nhà đen sì, gắn liền với trận pháo kích liên miên, mệt người, làm rung chuyển những ô kính còn sót lại của các nhà; tất cả những cái đó đối với Secnôivanenkô đã có một ý nghĩa mới mẻ, khác hẳn.

        Cùng một lúc, ông có hai cảm giác gay gắt, không thể so sảnh được với bất kỳ cái gì ông đã trải qua, một là mối nguy hiềm ngay trước mắt — và cũng đã xảy ra rồi — hai là lòng kiên quyết chống chọi với mối nguy hiểm ấy đến cùng, ông cảm thấy sức mạnh to lớn của nhiệm vụ, nó bắt tất cả hành vi và tư tưởng của ông phải phục tùng, nó thu hút toàn bộ con người ông, không chừa lại chút gì. Bây giờ giữa ông và cái thành phố đang đi qua này hình như có một nét gạch rõ rệt đã được vạch ra. Những ngôi nhà quen thuộc từ thời thơ ấu, những cây dạ họp, đường phố lát đá hoa cương, đường trải nhựa, hè đường lát phún thạch mòn nhẵn, những lâu đài, nhà hát, thư viện, đường tàu điện uốn lượn ở những chỗ ngoặt, sáng loáng như lưỡi gươm, tất cả nhưng cái đó ngày mai sẽ bị quân thù chiếm mất. Bị chiếm nhưng hồn của nó vẫn không hề bị đoạt.

        Secnôivanenkô biết là giữa lúc này, trong những giờ phút cuối cùng này, trong tất cả mọi khu của thành phố, có không biết bao nhiêu nhóm người đang lặng lẽ tiến hành việc rút vào bí mật, và theo đúng nguyên tắc bí mật, họ sẽ không biết gì và không được phép biết gì về nhau, nhưng đều sẵn sảng hoạt động cho cùng một sự nghiệp tốt đẹp và duy nhất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2020, 05:49:26 pm »


       
31

        Chiếc xe đi vào sân ; một cái sân rộng mông mênh, vắng ngắt, ngổn ngang những đống sắt gỉ của nhà máy, những mảnh vụn kim loại và những máy móc cũ người ta không chở đi lúc tản cư. Secnôivanenkô lên chỗ ban giám đốc nhà máy bằng cầu thang sau, rồi đi qua những căn phòng bỏ trống của ban giám đốc, của Đảng ủy, của văn phòng và kế toán.

        Từ những cửa sổ của « góc đỏ », người ta có thể nhìn bao quát hầu hết khu vực nhà máy. Trên khoảng đất giữa các xưởng, những xe tăng bẹp dúm nằm chờ chữa. Người ta còn nhìn thấy một cái bục lát ván và góc một lễ đài tạm thời.

        Secnôivanenkô sắp sửa lộn ra xe và tiếp lục đi thì bất thình lình từ một ngóc ngách xa nhất trên sân, sau xưởng dụng cụ, dội lên một tiếng nổ nhỏ, và một đám khói trắng phớt vàng bay lên. Từ phía sau góc xưởng, có mấy người chạy ra, trong số đó, Secnôivanenkô nhận ra cái dáng vụng về và những cánh tay dài nghêu của Xiniskin Jêleznư. Sau cái bắt tay ngắn ngủi, họ cùng ngồi lên bờ tường. Xiniskin thở khó nhọc, mặt đen bồ hóng, một cánh tay của chiếc áo ba-đờ-xuy đen cũ đã sứt chỉ, cái mũ cát-két vải láng với chiếc khuy nhỏ, bám đầy bụi gạch. Đôi mắt đó ngầu và hùm hụp của bác ánh lên lạnh lùng.

        — Thật ẩu không thể tả được! — bác nói, giọng ồm ồm như thùng tô-nô. Bác ho ra đáng mệt nhọc rồi lại tiếp tục với giọng bất bình — Thiết bị thì họ đem đi, nhưng tất cả dây điện và đường ống, máy ép thì họ bỏ lại. Đã hai ngày nay chúng tôi phải đi cắt dây điện trong các xưởng và cho nổ lựu đạn phá vỡ hệ thống dẫn khí nén... Đồng chí cần hỏi tôi à?

        — Vâng, hồi đêm khu ủy đã có quyết định. Nhóm chúng ta đã được dứt khoát chỉ định là đảng ủy bí mật của khu vực. Là bí thư thứ nhất của đảng ủy, tôi phải lập tức quyết định xem có thể sử dụng bác cách nào cho có lợi nhất. Tôi muốn hỏi ý kiến bác.

        — Để xem ! — Xiniskin nhăn mặt, có vẻ nghi ngờ —  Đồng chí hãy nói rõ.

        — Có hai khả năng: hoặc bác đi với chúng tôi xuống hầm ở Uxatôvô ; hoặc bác ở lại đây một thời gian để đảm bảo việc liên lạc với nhân dàn và việc thông báo tin tức. Cả hai đằng đều có cái nguy hiểm của nó. Ý kiến bác thế nào?

        Xiniskin lại càng nhăn nhó hơn, nhìn Secnôivanenkô bằng con mắt thăm dò và hỏi:

        — Thế ý kiến đồng chí ?

        — Tôi sẽ nói hết sức thật thà với bác, — ông nói giọng quả quyết.

        — Những người cộng sản trong tình thế hiện nay, theo tôi nghĩ, không thể nói khác được, — Xiniskin nói rất nhanh.

        Secnôivanenkô thật ra cũng đã biết cái tính thẳng thắn của Xiniskin không chịu được bất kỳ lối quanh co bóng gió nào trong quan hệ giữa con người với nhau. Xiniskin cảm thầy có cái gì không được minh bạch lắm trong những lời vào đầu của Secnôivanenkô, nên bác đã giữ miếng.

        — Tôi sẽ nói rất thật thà, — Secnòivanenkô nhắc lại — Bác đều cần thiết đối với cả hai nơi, nhưng có lẽ đối với hầm mộ thì cần hơn.

        — Vậy sao?

        — Chúng ta phải — Secnôivanenkô nói thật dè dặt, cố tỏ ra vừa khéo léo lại vừa kiên quyết,— tính đến chuyện bác không còn trẻ lắm, không còn khỏe lắm nữa.

        — Nghĩa là?... — Xiniskin dằn giọng, gò má giần giật và lông mày cau lại. Nhưng Seenôivanenkô vẫn tiếp tục :

        — Để tôi nói hết đã. Tôi muốn nói rằng bác là người ốm. Bác yếu phối, ở lâu ngày trong những hầm tối, ẩm có thể gây ra những hậu quả tai hại cho bác. — Tôi đã nói hết.

        Xiniskin yên lặng một lúc, ho với vẻ bực bội, bộ mặt càng thêm cau có.

        — Này đồng chí Secnôivanenkô thân mến, — bác vừa nói vừa quay đi, nhìn xuống đất — Thứ nhất, cảm ơn lòng thành thực của đồng chí. Thứ hai, đồng chi nói vô lý, hoàn toàn vô lý, và tôi sẽ không cho phép, — đột nhiên bác hét lên, nhưng lại cố kìm lại, — tôi không mảy may có ý định nhờ đến ban cứu tế xã hội đâu. Đồng chi biết là tôi vẫn còn làm việc và người ta bảo là tôi làm việc không tồi. Đúng, không tồi đâu! Bộ chỉ huy đã ngỏ lời cảm ơn tôi về việc sửa chữa xe tăng và việc làm cho đoàn tàu bọc sắt chạy được. Điều đồng chí nói về sức khỏe của tôi thật quá đáng. — Yếu phôi! —  bác kêu lên — Thế thì có hề gì ! Phôi tuy yếu nhưng gần đây nó khỏe lên rồi. Chính Măcxim Gorki cũng yếu phổi. Những người thợ già chúng tôi ở Ôđetxa đều rất nhớ Măcxim Gorki, ông ấy đến với chúng tôi và ở cảng, tại xưởng chữa tàu của công ty hàng hải và thương thuyền Nga, ông ấy đọc sách cho chúng tôi nghe, nói chuyện với chúng tôi. Hồi đó, ông ấy cũng ho, nhưng vẫn sống cho đến già. Mà sống như thế nào, làm việc như thế nào! Thật là sôi nổi! Alêcxây Măcximôvich Peskôp, thật mới đáng gọi là người! Thế mà đồng chí lại nói chuyện phổi! Không, về phần đồng chí, xin làm ơn xếp chuyện ấy lại cho !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2020, 05:50:09 pm »


        Secnôivanenkô say sưa nhìn bác. Đứng cạnh ông, quả là một con người không ai khuất phục nổi, một con người mãnh liệt, thuộc dòng dõi Gorki. Ai có thể ngăn cản một con người như thế, có thể làm nguội nhiệt tình một con người như thế, có thể bắt buộc một con người như thế ngừng công tác và đấu tranh? Bác thợ hàn già trở nên đốc công Xtakhanôvich, đã tham gia cuộc đấu tranh cách mạng năm 1905 lúc còn rất ít tuổi. Hồi đó bác thường lại nhà người anh của Secnôivanenkô, tên là Têrenti, ở xóm Cối xay Gần. Secnôivanenkô hồi ấy là một chú bé với cái tên Gayrick, vẫn còn ghi trong ký ức cái hình ảnh của anh thợ trẻ Xiniskin, cao lớn và nghiêm nghị, mặc chiếc sơ-rni xa-tanh đen có hàng khuy thủy tinh xanh nhỏ cài bên sườn; lúc nào anh cũng ngồi lánh ra một chỗ, chăm chú nhưng lì xì, đôi mắt sáng nhìn đăm đăm. Xiniskin không nhớ Gayrick. Rất lâu sau ngày Cách mạng tháng Mười, bác có gặp Gayrick đã thành người chiến sĩ trẻ của Đảng, nhưng bác không nhận ra. Bác khẽ liếc nhìn chú và nói: « mình không nhớ ». Nhưng về sau, bác cũng nhớ ra.

        Tất cả cuộc đời của Xiniskin Jêleznư gắn liền với Cách mạng. Bác đã nhiều lần vào tù, vượt ngục và từng bị đi đày. Bác đã bị bọn chúng đánh đập ở những đồn cảnh sát trên các chặng đường đi đầy. Cách mạng tháng Mười đã đổi bác thành ủy viên tòa án Cách mạng và đã thêm vào tên bác cái biệt hiệu «Jêleznư» nghĩa là «bằng sắt». Hồi bấy giờ người ta gọi bác trần bằng cái tên Jêleznư, chứ không thêm Xiniskin. Đó là thời đại của những tên cứng rắn và có ý nghĩa : « Cương quyết », « Cảnh giác », « Sắc bén ». Còn bác thì « Bằng sắt». Cái tên thật hợp với người, cả đến bề ngoài của bác cũng rất giống sắt: người thì dài ngoẵng, gày gò, bộ mặt thì thẫm y như phủ một lớp gỉ xanh xám. Màu đó bệnh lao lộ qua lớp gỉ ấy như miếng sắt móng ngựa nguội trong lò. Cả đến bộ tóc của bác, dày cứng, chải như tóc Gorki hồi trẻ — rẽ lật hai bên — cũng màu xanh xám như sắt vậy. Toàn thể con người bác đúc bẵng sắt. Nó xông ra cái mùi than đá hăng hắc của lò cao. Bên trong lúc nào cũng « nung đó ». Có lẽ ai vô ý chạm phải là bỏng tay liền. Khi bác tức giận, người ta có cảm giác từ hai bàn tay sắt nắm lại của bác nảy ra những tia lửa. Xiniskin Jêleznư là như thế. Không phải dễ mà gây chuyện với một con người như vậy!

        Đột nhiên, một nụ cười nhẹ nhàng hóm hỉnh nở dưới hàng ria của bác. Bác khẽ đưa mắt nhìn Secnôivanenkô và nói:

        — Mấy lại, đấy không phải là cái chủ yếu của công việc. Có thể là khí hậu dưới hầm Uxatôvô không lợi cho sức khỏe của tỏi. Nhưng thưa đồng chí bí thư rất đáng quí, đồng chi vin vào lẽ gì mà bảo rằng đời sống của tôi trên mặt đất sẽ được an toàn hơn, trong những điều

        kiện « khí hậu » của bọn phát-xít chiếm đóng. Chả ai có thể biết ở đâu mình mất, ở đâu mình được. Nhưng tôi mong rằng hai chúng ta sẽ không thảo luận về cách tránh mối nguy cơ chết kiểu này hay kiểu khác; mà trái lại, chúng ta sẽ quyết định làm thế nào để quân thù phải chết nhiều nhất. Đó chính là điều Đảng yêu cầu chúng ta. Vậy đồng chí biết đấy, cho phép tôi được giải đáp câu hỏi, không phải theo quan điểm cá nhân mà theo quan điểm của Nhà nước, của toàn thể nhân dân. Đồng chí hãy nói đi: ở đâu tôi sẽ có lợi cho công tác hơn ?

        Secnôivanenkô cảm thấy dạt dào xúc động và âu yếm đòi với con người cao lớn, già nua, bướng bỉnh này; ông ghì lấy vai bác và nói với bác những lời gần giống như bí thư Khu ủy nói với ông lúc chia tay.

        — Không phải những người như tôi có thể lên lớp cho bác đâu, bác Nikolai Vaxiliêvich ạ, bác là một người bônsêvich già, bác có rất nhiều kinh nghiệm hoạt động bí mật. Bác hãy tự quyết định lấy thôi.

        — Chỉnh đồng chí sẽ quyết định — Xiniskin nói rất nghiêm trang, có vẻ hơi nghiêm khắc nữa. — Nhưng nếu đồng chí muốn có ý kiến của tôi thì tôi xin nói. Hướng dẫn cán bộ ư? Phải. Vì phần đông cán bộ tương lai của chúng ta sẽ ở ngay đây, ở Pêrexip, ở Mônđayanka, ở Cảng ; tôi nghĩ rang thời kỳ đầu, tôi cần ở trên mặt đất. Ở đó, tôi sẽ có lợi cho công tác hơn. Có thể nói rằng tôi sẽ là người đại diện toàn quyền cho đồng chí. Tôi sẽ là tai mắt của đồng chí... và nếu cần sẽ là bàn tay của đồng chí nữa, — bác nói thêm với nụ cười nghiêm trang và chìa hai bàn tay ra trước mặt, làm bộ nắm lại một cách cương quyết. — Rồi sau này, sẽ tùy theo tình hình, tôi không biết thế nào mà nói trước. Tôi sẽ báo cáo cho đồng chi thật hệ thống về tình hình thành phố, nhất là tình hình Pêrexip và khu vực cảng. Được chứ?

        Secnôivanenkô nghĩ một lúc và nói có tính chất quyết định:

        — Đồng ý. Cứ thế!

        — Đấy, đồng chí xem, — Xiniskin nhẹ nhàng kết luận — Thế mà đồng chí lại cứ nói chuyện « cái phổi».

        Secnôivanenkô đứng dậy, chìa tay cho bác:

        — Chập tối hôm nay, mời bác đến cạnh tường phía bắc công viên Hatji-Bây. Ở đó, ta sẽ qui định cụ thể những trạm thường trực bí mật và tôi sẽ chỉ cho bác lối vào cơ sở của tôi. Chào bác.

        Secnôivanenkô trở ra xe. Đến cửa xe, ông quay người lại và nhìn cái bóng to lớn của Xiniskin đi ngược gió qua sân về phía xưởng lắp ráp mà đằng sau đó là mặt biển mỗi lúc một tối sầm. Vài người — có lẽ là những « cán bộ » của bác ta — đang làm gì đó cạnh bức tường của xưởng.

        Cuộc gặp gỡ Xiniskin Jêleznư đã có một tác dụng kích thích đối với Secnôivanenkô, ông hăm hở, vui vẻ quát lên với Xviatôxlap:

        — Đến nhà Kôletnisuc!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM