Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:45:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 15016 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2020, 07:21:16 am »


       
12

        — Ồ, cái gì thế kia? — Pêchya bỗng kêu lên — Bố ơi, trông kia, xe tăng!

        Bốn chiếc xe tăng đang khua bụi, bò trên đồng có, dàn thành đội hình chiến đấu. Bỗng một chiếc dừng lại, quay tháp bắn. Cùng lúc đó, chú bé để ý thấy ở trên thảo nguyên có những đơn vị bộ đội khác, nữa, chứ không phải chỉ có xe tăng. Một hàng dài bộ binh nằm phủ phục dưới đất. Đúng lúc ấy, họ bắt đầu thay đồi vị trí. Một chiến sĩ đứng bật dậy, cúi lom khom, lao lên phía trước, nằm xuống, rồi người thứ hai, thứ ba. Họ nối tiếp nhau chạy và nằm xoài xuống bãi có bụi. Trên đường cái, một xe bọc sắt nhỏ mở hết tốc độ lao lên. Một máy kéo, thở khói xanh, kẻo một chiếc xe vận tải khổng lồ nhảy chòm chòm trên ổ gà.

        Hai chiến sĩ nhỏ tí xíu vác sào và những cuộn dây đang rải dây điện thoại. Xa xa, mãi gần chân trời, xuất hiện những đảm lửa và những cột khói đen phụt tung lên trời.

        Pêchya thoảng nhìn thấy tất cả những cái đó cùng một lủc.

        — Chiến tranh ! — chú kêu lên, với một niềm xúc động bất ngờ, má không hiểu gì về mối đe dọa và sự kinh khủng chứa đựng trong hai tiếng đó.

        — Không phải chiến tranh đâu, diễn tập đấy, — em bé nói — Hiện lúc này ở quân khu Ôđetxa đang diễn tập quân sự.

        Em bé đã nói lên những tiếng « quân khu Ôđetxa » với một vẻ hiểu biết và một giọng bình thường quá, khiến Pêchya phải vì nể, ganh tị liếc nhìn về phía có bé gì cũng biết kia.

        Trong buồng lái, không khí mỗi lúc một thêm nóng. Cảnh đất nước lại đổi thay một lần nữa. Giờ đây là vùng thảo nguyên thực sự của Hắc-hải, đôi chỗ có một vẻ hoang vu cổ xưa, khô cằn và vàng ệch, mặc dầu đang độ tháng sáu. Vài cái hồ lớn bằng phẳng xuất hiện trên đồng có. Hành khách xôn xao và bắt đầu nhìn qua cửa sổ. Bóng máy bay lướt trên các vịnh nước thấp có những vệt lăn tăn đang chạy. Nhiều dải cát xanh xám hiện qua lần nước sánh màu hoa mua, sâu đến nỗi đôi chỗ nó ánh hồng, thậm chí đỏ tía.

        — Đầm nước mặn Tiligun ! Đầm nước mặn Tiligun !— em bé kêu lên và mừng quýnh vỗ tay — sắp tới Ôđetxa rồi, em sắp được nói chuyện với bố rồi.

        Em bé xúc động quá đến nỗi bắt đầu chuyển sang nói tiếng Ukren, và vừa liếc trộm Pêchya, em vừa đỏ mặt thẹn.

        — Chúng mình sắp qua Đôlinôpka, em xem xét địa thế rồi nói.

        Nghe những tiếng kỳ dị: đầm nước mặn Tiligun, Đôtinôpka, Pêchya cảm thấy tim hơi lạnh thót lại. Vì thế chú cũng đỡ ngó ngoáy. Chú tiến lại gần bố — ông vẫn không rời mắt khỏi cửa sổ và hau háu nhìn ra ngoài — rồi nép mình vào bố như muốn yêu cầu ông chia sẻ nỗi bồi hồi của đứa con trai. Piôt Batsây hiểu tâm trạng của con. Ông lột cái mũ lưỡi trai trên đầu con và, vò rối mớ tóc nóng ẩm của nó, ông âu yếm nói:

        — Thế nào, Pêchya, đi tàu bay có thích không?

        — Thích lắm, — chú bé dịu dàng đáp lại.

        Ông bố bồi hồi chẳng kém gì con, có phần hơn nữa. Cả hai chen chúc bên khung cửa sổ hẹp, cố nhìn lên phía trước, bên trên cảnh, nơi không khí ban mai long lanh ánh bạc.

        Một cái gì trông khô khô, hồng hồng chạy ngược tới phía hai bố con.

        — Đôfinôpka, — ông bố tỳ trán lên khung kính không vỡ, nói.

        Pêchya cố nhìn, nhưng chẳng thấy gì cả ngoài vật hồng hồng, khô khô kia.

        Lối bay đã thay đổi rõ. Máy bay bắt đầu bay lên mỗi lúc một cao hơn, nhịp nhàng và nhanh, nhưng mắt hầu như không nhận thấy được. Chỉ thấy trong tai ù ù. Máy bay lên cao, cao dần, tưởng chừng như leo từng bậc một trên những dải không gian rộng lớn.

        — Biển! — người phi trưởng hiện ra ở bực cửa buồng lái, vui vẻ nói.

        — Biển ! — bé Galina kêu lên — Biển !

        — Hắc-hải! — Piôt Vaxiliêvich ôm chặt con trai vào người, dịu dàng nói. Nhưng Pèchya vẫn không trông thấy gì cả, Đôfinôpka cũng không, mà biển cũng không.

        — Đâu? Biển đâu? —chú bối rối thốt lên, trố mắt nhìn để thấy được biển, nhưng vẫn chẳng thấy gì cả, ngoài cái ánh sáng bạc lấp lánh phía chân trời.

        — Biến kia thôi! Ơ đây này, bên dưới. Bên dưới chúng ta. Sao, con không thấy à?

        Pêchya cố giương mắt nhìn xuống phía dưới, và bỗng dưng chú nhìn thấy, thăm thẳm ở phía dưới, một mầu bản đồ địa dư màu. Chú thấy rất rõ nét một đường ngoằn ngoèo ngăn cách đất liền màu gỉ sắt với nước biển xanh thẫm. Lượn về phía nam, máy bay vượt qua bờ biển. Nhiều nếp nhăn xanh dài xếp thành hàng dọc chạy theo bờ biển, vẽ lại rất chính xác đường cong của bờ.

        — Cái gì đấy hả bố? — Pêchya không hiểu gì cả, hỏi.

        — Biển đấy, sóng đấy.

        Đây đó trên bờ biển không biết có những hình quả trám nho nhỏ gì đen bóng, trông tưởng như in bằng thạch bản.

        Đó là những thuyền đánh cả và tàu đáy bằng. Chúng nằm chổng đáy lên trời. Đáy sơn bằng hắc in.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2020, 07:22:51 am »


        Pêchya chăm chú nhìn. Đúng, hoàn toàn đúng. Đó là những chiếc thuyền đáy sơn hắc ín nằm sấp. Chú còn trông thấy nhiều vật nhỏ xíu rất lạ. Chú không kịp nghĩ xem đó là những cái gì vì trong nháy mắt chú đã hiểu được ngay. Đó là những mái chèo để bắt chéo nhau và những tấm lưới phơi lên trên. Chú trông thấy một đàn ngựa bóng loáng như những tấm gương để ngoái nắng, có lẽ vừa được tắm xong và người ta đang dẫn trở về thảo nguyên. Pêchya để ý thấy những hàng nếp nhăn xanh dài kia di chuyển và vào đến gần bờ thì gộp lại với nhau, biến thành những dải bọt trắng như tuyết. Nhưng còn chính bản thân biển thì đâu ? Pêchya đã chuẩn bị tinh thần để được thấy biển Hắc-hải rất to, rất dữ tợn. Nếu nó không đen kịt — chú nghĩ thế — thì ít nhất màu nó cũng phải tối sẫm với một đường chân trời hằn rõ. Thế mà chú chí thấy những chi tiết lặt vặt. Còn tất cả khoảng mênh mông của biển cả thì hòa lẫn vào trong cái ánh bạc chói chang của không khí, khiến lúc hướng về phía mặt trời gay gắt ban mai, người ta không thể trông thấy nó, mà chỉ đoán thấy nó. Nhưng cứ nghĩ rằng biển đã gần ngay đây kia, với tay là thấy, lòng chú bé cũng đã tràn ngập hân hoan. Bỗng trong cái ảo ảnh sáng lòa của ánh nắng, chú nhận ra một con tàu. Không phải một con tàu trên sông, mà là một con tàu thực sự, với một vành sơn đỏ trên chiếc ống khói đen và một dải khói nâu tỏa trên cái mặt nước sáng rực không trông thấy. Cử tưởng như con tàu đậu yên, không nhúc nhích. Nhưng chú bé biết là nó đang chạy. Nỏ chạy cùng một chiều với máy bay, về phía Ôđetxa.

        Máy bay lại lượn vòng một lần nữa. Con tàu đã khuất. Lại bay trên đất liền. Máy bay vòng theo một thành phố lớn. Thành phố dường như gần lắm, với những làn khói nhà máy, với bóng đáng những xí nghiệp, những bến tàu, những tháp nước có rào sắt, những máy trục, những nhà ga, những cầu chui. Pêchya nhìn thấy rõ những mái nhà chen chúc, những khu phố hình ô vuông, cái vịnh với con đê cảng1 ngoằn ngoèo và ngọn tháp hải đăng nhỏ, trắng như tuyết.

        Tất cả những thứ đó không gợi lên một cảm xúc gì đặc biệt hết, trừ cái thú được từ trên cao nhìn xuống thành phố, trông nó giống một bát chữ in, như những bát chữ mà gần đây Pêchya đã được xem ở Mạc-tư-khoa, lần đội thiếu niên đến tham quan nhà in baso Sự thật thiếu niên. Nhưng Piôt Vaxiliêvich thì phấn khởi lạ lùng, trông trẻ ra nữa. Pêchya chưa bao giờ được thấy bố bồi hồi như thế. Ông nhảy từ cửa sổ nọ sang cửa sổ kia, cô không bỏ sót một tý gì. Cái mà Pêchya coi rất bình thường là một cây đèn pha, một cái đê cảng, một cái vịnh, thì đối với bố chú đó là cây đèn pha Ôđetxa nổi tiếng, là cái đê cảng Ôđetxa nổi tiếng, là hải cảng Ổđetxa nổi tiếng, với vô số những công trình bê-tông mới nhiều tầng, những cần trục rất khỏe, những máy ướp lạnh, những đê gỗ2, vô vàn những phương tiện máy móc bốc dỡ khác nhau. Tất cả những cái ấy hợp thành một thành phố riêng biệt. Ông bố lẩm bẩm nhắc tên những phố, ngoại ô, quảng trường. Chốc chốc ông lại kẻo thằng con đến bên cửa sổ, bắt nó nhìn xuống phía dưới.

        — Trông, trông mau lên kìa! Thấy không, đây là cái mái tròn Nhà hát thành phố nổi tiếng của Ôđetxa đấy.

        Ông giơ ngón tay chỉ qua cửa sổ và âu yếm mỉm cười với cái mái tròn nổi tiếng. Chú bé vất vả lắm mới phát hiện ra cái mái nổi tiếng trông như cái vỏ ốc xanh; nó không gợi cho chú một chút say sưa nào cả.

        — Trông, trông kìa! Kia là Tsumka, kia là Xakhalinsic, kia là Cối xay Gần... Nhanh lên ! Sắp bay khuất rồi!

        — Đâu, cối xay đâu? — chú bé rối tinh lên, hỏi, không thấy bóng dáng một cái cối xay nào cả, và cũng chẳng hiểu Tsumka, Xakhalinsic là cái gì và có gì là ghê gớm.

        — Khỉ ơi, nói ít chứ, để mà nhìn! Làm gì có cối xay nào, tên gọi như thế thôi.

        — Nhưng đâu, nó đâu ?

        — Bay qua rồi, — ông bố rầu rầu đáp lại, — con thật là thộn quá! Đã để qua mất chỗ Cối xay rồi. Trông kia !Kia là cái máy trục. Thấy không ? Cái máy trục nổi tiếng của Ôđetxa.

        — Đâu? Cái máy trục nỗi tiếng đâu? — Pêchya quýnh lên hỏi.

        — Đây kia thôi! Con không trông thấy gì cả sao ? Kia kìa, chỗ màu xám ấy. Hai ngôi nhà cạnh nhau. Và kia là trường bắn.

        Pêchya cố nhìn kỹ xuống bên dưới. Nhưng máy bay lại lượn, và chú bé lại thấy thảo nguyên quen thuộc, khô cằn và xám xám.

---------------------
        1. Đê cụt bằng bê-tông để bảo vệ cảng chống sóng biển.

        2. Đê cụt bằng cọc gỗ đóng cách nhau để bảo vệ các tàu bè neo trong bến.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2020, 05:42:10 am »

        
13

        Ở Ôđetxa, miền Nam độc quyền thống trị. Buổi sớm oi bức chói lòa trên cảnh lặng ngắt của đồng cỏ. Người ta cảm thấy nó nồng nặc mùi ngải non, mùi chĩa ba, mùi cúc tím và hương cây cỏ. Không khí phía chân trời nóng như lửa. Những bụi cây tua tủa và những ngôi nhà trắng của sân bay, rải rác trên những khu đất đã trở lại tình trạng hoang dại, động đậy, tỏa ra xa những lần sóng như những ảnh phản chiếu trên một dòng nước chảy.

        Pèchỵa được bố giúp đeo ba-lô lên vai và hai người đi ra cửa sân bay. Đám người ra đón bà con đi ngược lại phía họ.

        — Bố yêu ! — Bỗng Galia chạy lao tới, kêu nheo nhéo.

        Với đôi chân bé nhỏ, sạm nắng, trên người lấp lánh hạt trai và dải băng, bé chạy thật nhanh về phía một người đàn ông đang ngồi xổm giơ hai tay ra trước mặt em... Em nhào vào giữa, hai cánh tay dang thẳng ôm ngay lấy em tung hê lên trời.

        — Bố yêu ! Bố yêu của con ! — em vừa kêu vừa cười như nắc nẻ, vui không để đâu hết.

        Còn người kia thì tung hè em lên rất cao, đỡ lấy, vần em như vần củ khoai. Cái mũ lưỡi trai chiến sĩ biên phòng rơi xuống bãi cỏ trẳng hụi. Vòng hoa bay tung lên. Mái tóc đen của em bé nhảy múa trên vầng trán sạm nắng và đẫm mồ hôi.

        — Thôi, bố ! Bố ơi, đừng làm nữa!

        Em bé không kêu nữa, nó rên rỉ, gù gù như một con bồ câu, vui sướng đến mệt lả. Cuối cùng, ông đặt nó ngồi cưỡi lên trên cái cổ sạm đen của mình, nhặt mũ lưỡi trai lên phủi phủi.

        — Anh Pêchya ơi, lại đây, trông này! Bố yêu của em đấy, — em líu tiu nói rất cảm động.

        — Này, bố yêu ơi, anh ấy là Pêchya đấy. Anh ấy là một đội viên ở Mạc-tư-khoa. Chúng con cùng đi với nhau. Ở trên máy bay, con đã lấy hết bưu thiếp của anh ấy. Chúng con đã dàn hòa với nhau rồi. Bác Vaxya đã đứng ra dàn hòa cho chúng con. Mẹ anh ấy vẫn ở lại Mạc-tư-khoa. Anh ấy đi công tác với bố về Ôđetxa. Họ dang đi công tác đấy.

        Em bé riu rít mãi không thôi. Em vui sướng một cách thơ ngây thấy rằng mọi sự ở trên đời đã được xếp đặt khéo như thế. Em có một người bố và Pêchya cũng có ; hai đứa cùng đáp máy bay đi du lịch; hai đứa đã giận nhau tí ti và rồi, nhờ trời, đã dàn hòa được và mọi việc đều yên lành. Nhìn chung, cuộc đời đẹp quá.

        — Tốt lắm, — người bố yêu, xem chừng cũng cùng một tính tình với con gái, nói. — Chú này là chàng hiệp sĩ mắt xanh mới của con chứ gì. Có bạn mà đánh quen thì thích đấy.

        Và bố Galina chìa ra cho Pêchya bàn tay to, rắn, đen sạm với những móng tay trắng rất to bản.

        — Cháu không phải là hiệp sĩ — Pêchya vừa lầm bầm vừa chào rất ngượng nghịu.

        — Cháu là phó chủ tịch đấy, — bố Pêchya nói — đùa dai với ông phó chủ tịch là không xong với ông ấy đâu.

        — Bố cứ...! — Pêcliya nói hằng một giọng đau khổ và trách móc.

        — Càng tốt — người chiến sĩ biên phòng thốt lên. —  Chúng tôi thích các ông phó chủ tịch lắm. Phải không, Galina?

        Pêchya sắp tự ái đến nơi, nhưng ông bố Galina có một vẻ mặt ân cần cởi mở quá, với đôi mắt xanh lam, cái miệng rộng gió thổi se khô lại, và những giọt mồ hôi long lanh trên mũi; trông ông rắn rỏi quá, thoải mái quá trong đôi bốt dày bụi, trong chiếc áo va-rơi vải hạc màu, cô bé gập xuống, viền thêm một cái cổ khác khâu rất cẩn thận. Ông đậm đà mùi đồng cỏ quá làm cho Pêchya bỏ qua không nỡ giận, và cảm thấy tự hào được một vị chỉ huy biên phòng thực sự nói đùa mình. Nhân cơ hội gặp người am hiểu, chú định tranh luận về chuyện biên phòng, chuyện bọn khiêu khích, chuyên chó săn ; nhưng vừa lúc đó, một chiếc xe tải xuất hiện.

        — Thôi, Galina, con từ biệt chàng hiệp sĩ của con đi. Bắt tay ông phó chủ tịch đi.

        — Chào anh Pêchya. Khỏe nhé. Chúng tôi đi đây, — cô bé nói.

        — Galina về đâu ? — Pêchya hỏi, giọng luyến tiếc.

        Chú cảm thấy cuộc gặp gỡ đẹp đẽ này sắp đứt quãng đến nơi rồi. Chú sẽ không bao giờ còn được thấy cô bé vui tính và ăn mặc sặc sỡ này nữa.

        — Em đi Betxarabi, — Galina vui vẻ nói, rõ ràng là em không có một chút luyến tiếc gì phải xa rời Pêchya mãi mãi.

        Điều đó đã chạm lòng tự ái của chứ bé.

        — Thế mà anh cứ tưởng Galina về Ôđetxa ở?

        — Không mà.

        — Thế chúng mình sẽ không gặp nhau nữa ư?

        — Không, sẽ không gặp nhau nữa!

        — Thôi, con ơi, từ biệt thế đủ rồi. Ta lên xe thôi, bố chỉ được phép đến ba giờ. Chào ông phó chủ tịch!

        Người chiến sĩ biên phòng đặt em bé ngồi bên người lái xe. Rồi ông tự giới thiệu với bố Pêchỵa:

        — Trung úy Paplôp.

        — Batsây, — ông này đáp lại.

        — Tôi có biết đồng chí, — Paplôp nói, đôi mắt tươi cười — Hai năm trước, đồng chí đã đến nói chuyện ở một câu lạc bộ về lịch sử luật pháp xô-viết. Đồng chi có nhớ không? Tôi nhận ra ngay đồng chí. Đồng chi ở Ôđetxa có lâu không?

        — Hai ba tuần. Tùy tình hình công việc. Tôi có việc phải trọng tài ở đây.

        — Đồng chí có định đi thăm Betxarabi chủng tôi không?

        — Muốn lắm. Đó là cái mộng từ lâu của tôi. Có thể nói Betxarabi là quê hương thời thơ ấu của tôi. Bugadơ, Sabô, Akecman, Buđaki...

        Đôi mắt Piôt Vaxiliêvich long lanh khi ông nhắc đến những tiếng đó, nó đối với Pêchya cứ như những câu thần chú.

        — Vậy thế nào ?

        — Có cần giấy phép không?

        — Cần.

        — Cứ coi như là tôi xin được giấy phép, thì đi như thể nào? Tàu Tuôcghêniep không còn chạy nữa.

        -Tàu Tuôcghêniep ư? — Trung úv Paplôp tò mò nhìn Batsây, cho là ông nói đùa.

        — Thời tôi ở đấy, có chiếc tàu thủy nối tiếng tên như thế. Tàu đóng giữa thế kỷ thứ 19, có hai ống khói.

        — À, vâng! Tôi hiểu. Không, tàu Tuôcghêniep không chạy nữa. Nhưng đồng chí có thể tìm ô-tô mà đi, và...

        — Được, được, tôi sẽ hỏi thăm.

        — Vậy, xin mời đồng chí! Đồng chí nên đi thăm Betxarabi giải phóng. Có thể đồng chí sẽ có dịp bàn bạc với anh em sĩ quan chúng tôi về các vấn đề luật pháp. Anh em sẽ hoan nghênh lắm. Và, đôi với lũ trẻ thì mê lắm: biển, cát, đằm nước mặn... Này, ông phó chủ tịch, —  người sĩ quan nói với Pêchỵa, — ông có muốn du lịch bằng tàu thủy trên Hắc-hải một chuyến không?

        — Muốn thì có được không ạ? — chú ngập ngừng hỏi.

        — Muốn là được tất. Tôi chắc ông phó chủ tịch sẽ không phản đối. Vậy, xin mời đồng chí. Đồng chí sẽ không phải tiếc đâu. Đồng ý chứ?

        — Đồng ý! — Piôt Vaxiliêvich thốt lên vui vẻ — Đồng chí gửi cho tôi xin một giấy phép.

        — Chủng tôi sẽ gửi. Địa chỉ như thế nào ?

        — Khách sạn đó.

        — Đồng chỉ nói thực đấy chứ?

        — Thực trăm phàn trăm.

        — Vậy chúng tôi sẽ chờ.

        Trung úy bắt tay Batsây thật chặt rồi nhảy tót lên chiếc xe tải; nó lôi xốc trung úy Paplôp và đưa con gái của ông đi trong một đám mày bụi, — cái thứ bụi đặc biệt của bờ biền Hắc-hải với tất cả những dải băng, hạt trai, những bím tóc xinh xinh, cái làn của bà nó, vòng hoa cúc tím của Khackôp đặt lệch xuống bên tai.

        Còn lại một mình hai bố con Pêchya, và trong giây lát Piôt Vaxiliêvich cảm thấy trong lòng một nỗi lo âu khó tả, một tâm trạng nặng nè kỳ lạ, chẳng hiểu cái bóng râm kia đã bỗng dưng từ đâu tới, phủ lên mặt đất khô bóng ánh nắng tháng sáu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2020, 05:43:25 am »


       
14

        Không ai đến đón họ cả. Quả thực là ít lâu trước khi đi, Batsây có gửi cho Kôletnisuc một bưu thiếp, và cả một bức điện nữa, trước hôm lên đường. Nhưng không nên tin tưởng vào ông ta. Batsây biết tính Kôletnitsuc lắm.

        — Chậc — ông nhìn sân bay vắng vẻ, nói — thành phố cũng chẳng xa lắm, năm sáu cây số thôi. Đối với những nhà du lịch dày dạn thì ăn thua gì, phải không Pêchya?

        — Đúng thế, bố ạ — chú bé hòa theo thái độ vui vẻ của bố, mau mắn đáp lại.

        Piôt Vaxiliêvich cầm lấy tay Pêchya và hai bố con cất bước đi, dũng cảm như trong những giấc mơ của Pêchya: ông bố lớn tướng như thế và chàng con trai bé tẹo như thế, vai đeo ba-lô, hãnh diện, kiên cường, đơn độc.

        Thoạt đầu, họ bước trên có Via sân bay, rồi trên con đường bụi bậm của thảo nguyên, đi về phía thành phố. Pêchya thú vị ngắm nhìn bố mình trẻ lại, vui vẻ và can trường. Batsây bỏ mũ ra, vừa khua khua vừa thôi sáo bài hành khúc vui nhộn trong phim: chiền sĩ vui tính: «Ai suốt đời ca hát sẽ không bao giờ chết». Ông nới cà-vạt, cởi khuy cổ áo ra. Mải tóc sẫm màu hơi hoa râm của ông rẽ đường ngôi giữa, trên đỉnh dựng ngược cái chỏm bướng bỉnh như chỏm tóc trẻ con, đòi mắt ông long lanh như mắt con nít hau háu nhìn mọi vật quanh mình.

        — Thích không, hả Pêchya?

        — Thích lắm.

        Chú bé đã nói thật. Chú thích được đi tay khoác tay với người bố cao lớn và vui tinh, chú cảm thấy mình không những là đứa con yêu, mà còn là người đồng chí trẻ tuổi được quyền tự do và cái quyền độc lập đặc biệt đến mức nào đó, rất hiên ngang. Nhưng về cảnh vật miền Nam thì chú mong chờ nhiều hơn thế. Nó đã làm chú vỡ mộng. Nó khô cằn quá, tẻ ngắt quả. Hai bên đường, có những con trạch trên mọc dạ hợp. Đây là lần đầu tiên chú bé được thấy loại cây vô duyên ấy: đó là một thứ bụi rậm, thân rất mảnh và dài, lằng nhằng, vào nhau, phủ lên bờ đất những lùm lá bụi bám đen, lác đác ít hoa cánh sao xinh xinh hầu như trông không thấy, và màu tử đinh hương bạc bạc, có thể gọi là những bòng hoa « mồ côi». Đôi chỗ, phía sau con trạch lại trông thấy một cái mái lợp bằng đá đen, hoặc bằng lau sậy của một ngôi nhà dài trát đất sét trắng, cái cần giếng nghiêng nghiêng, những lùm lá xanh của một loại cây lạ, lăn tăn màu lạp phách biêng biếc, bụi trắng, giống như cây hồ ngươi. Bố chú kiêu hãnh nói đó là cây dạ hợp trắng nổi tiếng của Ôđetxa. Nó nặng trìu những chùm hoa trắng, đã khô nên hóa ra vàng vàng. Hoa rụng. Những ổ gà sâu trên đường đầy ắp nhũng cánh hoa. Một làn gió nóng thỉnh thoảng thổi qua, nhẹ bốc cánh hoa rắc lên mặt đường, nghe lao xao như tiếng lụa và trông như những con bướm chết đã để lại đó những đôi cánh khô.

        Chú bé thấy oi bức khó chịu. Chú bắt đầu kéo lê chân. Nhưng Piôt Vaxiliêvich thì hình như không biết cả đến cái nóng nực nữa. Bỗng, ông cất bước chạy, nhảy qua con trạch, rồi trở lại, người trắng những bụi, tai gài một cành nhỏ dạ hợp trắng.

        Vừa vặn lúc ấy, từ sau một quãng đường ngoặt xuất hiện một chiếc ô-tô. Đó là một chiếc xe cỗ lỗ sĩ mui bằng vải bạt. Trên ghế đằng sau, hai tay bám chặt vào mép mui, Kôletnisuc đang nhảy cẫng lên. Mặt ông toát lên một vẻ phấn khởi.

        — Đỗ lại, Xviatôxlap ! — Kôletnisuc trông thấy Piôt Vaxiliêvich và Pêchya, ra lệnh.

        Nhưng không phải dễ gì dừng được cái xe rõ ràng là đúng đến lúc này mới chịu bằng lòng chạy tử tế. Xe chưa đỗ, Kôletnisuc đã lựa lúc nhảy xuống, chạy tới chỗ Batsây. Chà, trông ông ta khác hẳn cái bác Kôletnisuc nhút nhát, vụng về đã đem đến Mạc-tư-khoa những bản báo cảo hàng năm và món «thỉ xa cúc»! Thật là một con người hoàn toàn khác. Mặc toàn vải, chẳng lúng túng ngượng nghịu tỷ nào, chân để trần, đã sạm nắng sớm, xỏ trong đôi dép, vẻ mạnh bạo, trông ra vẻ một vị đại úy hơn là một kế toán viên.

        — Sao anh không ra sân bay đón chúng tôi, hả đồ súc sinh? — Piôt Vaxiliêvich đôi mắt long lanh, ôm chặt lấy ông ta và vỗ vỗ vào lưng, hỏi.

        — Ấy, tại cái xe nó giở quẻ. À mà anh xem cái xe của tôi chưa? ... Xviatôxlap, cho xe lại đây, mau lên !

        Và thế là Pêchya đã ngồi bên anh tài xế Xviatôxlap, một chàng thanh niên kiêu kỳ đi giày thể thao, mặc áo may-ô đá bóng màu hoa li-la, gắn đặc những huy hiệu địa phương và những thứ linh tinh gì không biết. Bố chú và bác Kôletnisuc ngồi đằng sau. Xe ô-tô chạy nhong nhong về thành phố. Nó gầm gừ, đánh rắm phành phạch, lắp bắp và xoay xở mọi cách để hất những người cưỡi nó xuống đất bụi. Đôi lúc Pêchya thấy hình như nó lồng lên nữa. Nhưng không phải vô cớ mà Kôletnisuc đã đánh giá anh chàng Xviatôxlap kiêu kỳ kia là một tay lái cự phách, người tài xế kiêm thợ máy giỏi nhất vùng Ôđetxa. Với một vẻ kiên nghị không gì lay chuyển nổi và một vẻ lạnh như tiền, Xviatôxlap nắm vững tay lái chiếc xe bất kham, không cho phép nó chuệnh choạng tí nào. Nghiêm nghị, với cái mũi La-mã, với mái tóc bóng hất ngược ra sau và chụp trong một cái lưới, Xviatôxlap luôn tay luôn chân, đầy, đạp những cần và những bàn đạp ít ra cũng phải nhiều gấp đôi so với những ô-tô bình thường. Đôi lúc, người ta có cảm tưởng xe chạy được không phải nhờ đốt cháy khí nén trong động cơ, mà nhờ người lái nó đã đạp một cách không mệt mỏi lên những bàn đạp, như một người đi xe đạp vậy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2020, 05:44:11 am »


       
15

        Dầu sao, trước sự ngạc nhiên của Pêchya, xe ô-tô chạy cũng khá nhanh. Thoạt tiên là những bờ tường đá dài màu cát chạy ngược tới phía họ. Rồi bắt đầu đi ngang qua những ngôi nhà một tầng và đôi chỗ hai tầng cũng xây bằng thứ đá ấy, với mái tôn và những cái cửa vòm tròn ở giữa mặt nhà. Trong bóng tối thăm thẳm của một lò rèn, bên cạnh có những bánh xe mới làm nằm lỏng chỏng dưới đất, một ngọn lửa da cam đang phun phì phì, và một thanh sắt đó rực đang ánh lên những ánh âm thầm.

        Giờ đây, đường thành phố cũng như con đường lúc nãy, lắc rắc hoa dạ hợp. Bắt đầu vào thành phố. Một phố rộng và thẳng kéo dài mãi. Nếu không có dạ hợp trông suốt dọc đường thì nhìn nó có thể thấy tẻ ngắt. Nhưng như thế này nó lại duyên đáng, với cái vẻ hài hòa giữa ánh nắng và bóng râm. Qua lớp lá cành yếu ớt và trong xanh như màu nho, ánh lên những mặt nhà màu vàng cát của những ngôi nhà lớn nhỏ trong thành phố, với nhũng cổng tròn và những lan can sắt, có nhũng cây cảnh được đưa ra đặt ở đó để chờ mưa. Khắp nơi, cửa sổ đều để ngỏ. Trên hè phố lát đá xanh ánh các ô kính rung rinh chỗ tỏ chỗ mờ.

        Pêchya tò mò nhìn dân phố kéo cả gia đình ra ngồi ngoài hè trước cửa nhà để hưởng phút nghỉ ngơi ngày chủ nhật. Có cái gì đặc biệt miền Nam, hay hay và hơi quê mùa trong cảnh ngay ở đây, ngoài đường, dưới bóng dạ hợp trồ hoa cuối mùa, có những bếp cồn đang reo trên ghế đẩu.

        Các bà nội trợ đang nấu bữa ăn chiều ; mùi cá bể rán khen khét nhưng thơm ngon hòa vào mùi dạ hợp trắng dìu dịu. Trước cửa một nhà, còn có cả cái giường gối đỏ, khiêng ở trong nhà ra, trên có một thằng cu con tóc quăn nằm ngủ. Những chú bé đi đất, quân xắn móng lợn, vác những chiếc cần câu tre dài ghê gớm (« Đi câu bể đấy!» Pêchya phục lăn nghĩ thế), đầu rất cong, rất mảnh, khua hoa hẻo ở trên cây rơi xuống rào rào. Vài ba đứa đeo lủng lẳng ở cổ tay những chùm cả con dính đầy cát trông như tẩm bột bánh.

        Xe đi một lát lâu dọc theo những công xưởng và nhà máy cũ, mới. Pêchya để ý thấy các công xưởng cũ từ trước cách mạng thì trông âm u như trại lính bằng gạch và cửa sổ mở toang ra đường. Từ trong vang ra tiếng máy dệt và tiếng vù vù của dây truyền lực. Các xưởng bằng bê-tông và kính của những nhà máy mới, do chính quyền xô-viết xây dựng trong những kế hoạch năm năm đầu, thấp và rộng rãi, thì nằm giữa những vườn cây non xanh tốt. Trên con đường rải nhựa, một chiếc xe nhỏ chạy điện đang lăn hành, kẻo theo một toa « moóc» hòm lớn. Giữa một lùm cây khẽ rung rinh tia nước nhỏ và óng ánh của một vòi phun nước. Trên những cảnh cửa sắt của nhà máy, dưới bóng dạ hợp, có treo những tấm bảng gỗ to tướng đính chân dung các chiến sĩ Xtakhanôvich; bóng cây trụi hoa hắt lên những phân số thập phân ghi mức vượt kế hoạch ba tháng, lên những biểu đồ ghi mức tăng của sản xuất hàng ngày, nom như một tấm đăng-ten.

        Cuối cùng, hết khu nhà máy. Bắt đầu xuất hiện những cửa hiệu với những tấm hảng đề bằng chữ Ukren và chữ Nga. Theo tiếng Ukren thì hiệu thợ cạo gọi là « pêru- kacnia » ; kem gọi là « môrôxivô » ; hòm thư « pôxtôva srinka » ; hiệu sách « knigacnia »; bến tàu điện «dupinka».

        Pêchya kính cẩn đọc những chữ có âm điệu hay hay ấy, mặc dầu đối với tai người Mạc-tư-khoa của chú, những tiếng Ukren ấy có hơi kỳ dị một chút; chú thích nhất tiếng « môrôxivô », nghĩa là kem, nghe như lởm chởm những gai đá lạnh nho nhỏ và gợi cho người ta thèm muốn được đặt lên cái lưỡi khô bỏng một thìa kem nhỏ trông tựa kim cương.

        Xa xa, trong tiếng ầm ầm như vỡ chợ, một toa xe điện nhỏ chạy, chở đầy ních; từ các cửa sổ và chỗ đứng tua tủa ra cả một rừng cần câu dài màu vàng ánh.

        Một chiếc xe hai ngựa, thành buông thõng, chở đầy nước đá. Những tảng đá dài, hai đầu đã chảy lõm vào, nhảy lộc xộc trên ván xe. Một chùm ánh sáng khô khan, phản chiếu lại từ đâu trong lòng một tảng nước đá, vỗ vào mắt. Pêchya hấp háy mắt, và bỗng cảm thấy sâu sắc đặc biệt tất cả cái mới mẻ của buổi trưa miền Nam oi ả tại một thành phố xa lạ, ở một nơi cùng trời cuối đất, bên một biển cả chưa trông thấy đâu. Chú bỗng thấy khát nước ghê gớm, thèm một ty « môrôxivô ».

        Piôt Vaxiliêvich nửa biết nửa không thành phố này.

        — Này, — ông bồi hồi nói, — mình nhớ như, ở ngay chỗ này, xưa là chợ giời.

        — Bây giờ còn làm gì ra « chợ giời» — Kôletnisuc hãnh diện cười, đáp lại — Nói chuyện chợ giời thì anh hãy thử nhìn kia, xem bày giờ là một vườn hoa như thế nào. Thật là một công viên!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2020, 05:44:53 am »


        Và Piôt Batsây ngạc nhiên thấy ở ngay chỗ xưa kia là chợ giời với tất cả cái bẩn thỉu, nghèo khổ và ô hợp của nó, nay là một vườn hoa râm mát, tắm trong ánh nắng, rực rỡ hoa hè trong những lùm cây giữa những bãi có xanh màu ngọc bích. Từ vườn hoa đó, tỏa ra khắp các hướng, những lối đi thẳng tắp, râm mát, và rất xa thấp thoáng những ngói nhà mới nhiều tầng, có hoa nở trên các bao lơn bê-tông.

        Trước khi tới trung tâm thành phố, xe ô-tô lượn qua các phố hẹp.

        — Ê, này, anh đưa chúng tòi đi đâu vậy ? — Piốt Vaxilièvich kêu lên.

        — Đưa đến chỗ cần đưa, — Kôletnisuc trả ỉời.

        — Đưa chúng tôi đến Khách sạn Đỏ!

        — Không có đỏ điếc gì cả! Tôi chỉ huy hành quân. Ở Mạc-tư-khoa, tôi đã quấy anh nhiều rồi. Bây giờ đến lượt anh phải quấy lại tôi.

        — Điên à, đỗ lại, — Batsây tiên sinh vừa cười vừa kêu lên — Mình đã hẹn một đồng chí...

        — Mặc!... Xviatôxlap, bảo này: về nhà nghỉ mát.

        — Anh có nhà nghỉ mát ư? —Piôt Vaxiliêvich sửng sốt kêu lên.

        — Còn phải nói!

        — Lâu chưa?

        — Năm nay là hai năm. Mình đã tự tay xây lấy. Hỏi Xviatôxlap mà xem... Phải không, Xviatôxlap?... Tóm lại, đó là một biệt thự hách ra phết. Từ Luxdof đến Ludanôpka, không đâu có cái biệt thự như vậy!

        — Đùa đấy chứ ?

        — Mình không có tính đùa.

        — Tôi không tin.

        — Rồi xem.

        — Dầu sao, tôi thấy ở Khách sạn Đỏ vẫn hơn...

        Nhưng Kôletnisuc nhất định không nghe. Ông vẽ cho

        Piôt Vaxiliêvich những bức tranh mê ly quả về cái biệt thự nổi tiếng, ở đó « bà lão » nhà ông đang đợi họ và hứa chuẩn bị cho các vị khách Mạc-tư-khoa cái món cà Ukren và món cả Hy-lạp, đến nỗi Batsây tiên sinh đã sổ toẹt lên cả Khách sạn Đỏ, lẫn Betxarabi và công tác, và nói với một giọng lâng lâng :

        — Cũng được! Không sao! Không quan trọng lắm. Đưa bố con tôi về biệt thự của anh!

        Pêchya nhận thấy từ lúc nhảy ở trên cái thang nhôm xuống sân có trường bay Ôđetxa, bố chú như đã thay đổi hẳn : ông trở nên nhanh nhẹn, vui vẻ và dễ tính khác thường. Hình như ông rất thú vị được nhanh nhẩu không chút phàn nàn, phục tùng hoàn cảnh. Đi bộ ư? ừ’ thì đi hộ. Đi ô-tô ư? Thì đi ô-tô. Về biệt thự ư? Thì về. Số phận ném đi đâu, không quan trọng, đâu cũng tốt cả, không cần gì hơn, bởi vì quanh ông đều là Tổ quốc, là thanh xuân, là hạnh phúc của ông cả.

        Và, hệt như bố, Pêchya thấy trong lòng lâng lâng cái say sưa phảng phất và vô tư lự của sự phục tùng. Thực ra cũng hơi đáng tiếc là không được xem ngay từ hôm nay cái Nhà hát thành phố nổi tiếng của Ôđetxa, cái cầu thang nổi tiếng, khẩu đại hác đặt ở đại lộ, pho tượng công tước Risơliơ với quả trái phá của chiếc thuyền Anh-cát-lợi cắm ngập trong bệ, phố Ribat, và một lô những cảnh lạ khác của thành phố mà chú bé đã từng bao lần được nghe bố kể. Nhưng bù lại, Pêchya đã sung sướng biết bao, tâm hồn chú đã rung động lên biết mấy khi ở Đại lộ Vô sản vòng ra, giữa những dãy nhà an dưỡng lộng lẫy, giữa lùm lá xanh phủ bụi của những vườn hoa có vòi phun nước, giữa những pho tượng trắng và những bộ áo ngủ kẻ sọc của những người nghỉ an dưỡng, chú bỗng trông thấy biển cả. Biển trông gần quá, tưởng có thể ném hòn đá tới như bỡn. Biển xanh biếc đột ngột ở cuối cái ngõ kẹp giữa hai hàng tường đá xám có cắm mảnh chai. Lùm lá nho dại trắng bụi ở trong vườn xòa qua bờ tường, buông trĩu xuống đất cái đầu tóc bù xù và những tay leo dài loăn xoăn của những lá răng cưa. Đó là một ngõ hình thường thôi. Biển cắt ngang ngõ với cái vòm xanh lam của nó và tạo thành một ngõ cụt.

        Ô-tô xóc lên một cái cuối cùng rồi đứng sững lại như chết.

        — Tới rồi! Đi xuống !

        — Nào, xem nào, xem cái biệt thự của anh nó thế nào nào!

        Họ xuống xe và đi thọc vào trong ngõ. Họ càng đi tới, biển càng rộng ra, lùi lại. Chú bé trông thấy bờ biển ở phía dưới. Giữa bờ dốc họ vừa tới và mép nước là một bãi thoai thoải nhăn nhúm, đất đen, đầy gai góc và những bụi li-la dại. Dấu vết của những lớp đất lở liên tiếp, cả cũ và mới vẫn còn nguyên. Bờ bể bị nước ngầm ăn ruỗng, lở xuống thành từng bậc từng bậc ra tới biển.

        Đối với Pêchya, cảnh đó, tuy đẹp thật, cũng chỉ là một hình ảnh khá tẻ nhạt của một lớp đất lở. Nhưng Piôt Vaxiliêvich bỗng đứng sững lại, ngây người trước hình bóng của một kỷ ức xa xôi nào đó, nó hiện ra trước mắt ông với tất cả cái vẻ mới mẻ và trong sáng của nó: đây là chú bé Gayrick, đây là cô bé Môehya đã sẽ sàng đặt tay lên vai Piôt Vaxiliêvich — hồi ấy cũng là một chú Pêchya — đây, chiếc xà-lan của ông nội đã chở người thủy thủ đi ra nước ngoài, và đây, biển rộng trong không gian xanh biếc mờ sương che khuất cánh buồm nhỏ, nhẹ, phấp phới như một cánh hải âu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2020, 05:18:56 pm »


       
16

        — Tỉnh lại thôi, ông bạn ! —Kôletnisuc chạm vào lay áo ông, nói — Rồi sẽ tha hồ ngắm.

        Piôt Vaxiliêvich giật mình hồi tỉnh lại.

        — Nào, ta đi xuống — Kôleínisuc nói — Anh còn biết chạy không?

        Rồi cả hai người, Piôt Vaxiliêvich và Kôletnisuc, nhảy từ cái bờ thấp xuống khá vụng về, chạy thẳng một mạch xuống phía dưới, qua cái bãi bể mấp mô, khua lên những đám bụi đen. Tay bám vào các bụi li-la dại và những sợi rễ giòn của cỏ gai, Pêchya theo khướt mới kịp hai ông.

        — Cái anh chàng Gayrila Xêmlônôvich, anh có gặp anh ta luôn không? — Batsây hỏi.

        — Ai? Secnôivanenkô ấy ư? Còn phải nói! Sáng nay, mình đã chú tâm qua nhà anh ấy để rủ lên ôtô ra sàn bay với mình. Nhưng anh ta bận một công tác khẩn cấp ở trong vùng, đi vắng mười ngày. Tiếc quá.

        — Giá được gặp anh ta thì thú quá.

        — Được thôi, rồi tha hồ mà hú hí. Anh gặp anh ta lần cuối hồi nào?

        — Ờ..., chưa gặp từ hồi...

        — Anh ta có đến Mạc-lư-khoa bao giờ không?

        — Có, cách đây mười năm. Lủng củng chán kinh... Anh ta gọi dây nói cho mình, mình không có nhà. Anh ta dặn số dây nói khách sạn anh ta ở. Mình gọi đến, anh ta đi vắng. Mình đến khách sạn, viết lại mấy chữ. Nhưng anh ta bị gọi cấp tốc đi Kiep. Cứ hụt nhau như vậy. Bây giờ anh ta làm gì?

        — Vẫn như cũ, công tác Đảng ở Đảng ủy miền.

        — Nói chung, anh ta có khỏe không?

        — Vẫn như thường. Làm như trâu. Chả biết anh ta ngủ lúc nào.

        — Có già đi nhiều không?

        — Ông anh ơi, cái tuổi của chúng ta, không trẻ lại được nữa — Kôletnisuc thở dài, nhộn xét.

        Cả hai im lặng.

        — Nhưng, cái biệt thự của anh đâu? — Piôt Vaxiliêvich không muốn để cái buồn lấn chiếm, sốt sắng hỏi — Anh bạn ơi, cái biệt thự thần kỳ của anh, tôi chả thấy nó đâu cả.

         — Thế kia là cái gì?

        Kôletnisuc đã đứng dừng lại và, bằng một cử chỉ đường bệ, giơ tay lên phía trước. Như người ta có thể dự đoán, cái « biệt thự » nổi tiếng kia chỉ là một ngôi nhà khá dơ dáng do một bàn tay nghiệp dư xây dựng, không có tý hơi hướng kế hoạch nào, với những nguyên liệu chắp vả. Tường thì xây nửa bằng gạch cũ, nửa bằng thứ đá màu vàng nhạt mà Pêchya đã để ý thấy người ta dùng để xây phần lớn những nhà và hàng rào ở Ôđetxa. Những tảng đá của ngôi nhà Kôletnisuc đều xây ghép bằng đất sét, thay cho vôi vữa. Còn mái thì dùng những tấm sắt cũ cong cong, ngói, lá tôn, gỗ dán. Để cho chắc, phải xây đá dăm đè lên trên. Một bên nhà, nhô ra một thứ đại loại như cái sân trời, dưới bóng một cây bìm bìm um tùm leo tít lên cao, lác đác điểm những hoa kèn xanh nho nhỏ nhụy tím biếc. Gần tường, Pêchya thấy những chiếc bơi chèo son đỏ và cái bánh lái tháo rời của một chiếc thuyền. Cách nhà không xa, giữa đám gai góc, cái mâm đất của một bếp lò mùa hè đang bốc khói, trên có đặt một cái nồi gang nho nhỏ mất đáy cho ống khói cao thêm. Trên mâm đất, cá nướng xèo xèo. Một bà, tóc đen xanh, cứng, xoăn và vấn cao, mép lún phún râu, mặc sơ-mi Ukren thêu, to béo, mặt đó bừng bừng, đang líu tíu quanh bếp, chịu đựng cả hai cái nóng: nóng mặt trời và nóng lửa phân khô. Những con gà mái béo, trông cũng có cảm tưởng như mặc sơ-mi thêu, đang dạo bước trong các bụi gai: bên trên chúng, những cánh hoa thì là xinh xinh khẽ xao động. Và tất cả những cái đó, nhìn gộp lại, trên một nền sóng biển bọt trắng, cuồn cuộn và réo ầm ầm —  những làn sóng lớn, màu vàng đục, trông như một thứ canh chua me có gia một ít kem trắng — tất cả những cái đó có một vẻ hồn nhiên quá, đầm ấm quá và nhất là mến khách quá, làm cho Piôt Vaxiliẽvich vô tình đã phải thốt lên :

        — Chà, quỷ bắt anh đi! Nhà anh quả thật là thiên đường trần gian !

        — À, vậy là cả đến anh cũng phải kết nốt! — Kôletnisuc đắc chỉ nói với vẻ huênh hoang hai tay chống nạnh — Tôi đã bảo với anh là một biệt thự hách lắm mà. Xin mời các bạn vào chơi!

        Vừa lúc đó, người đàn bà mặc áo thêu, như người ta có thể đoán trước là bà chủ « biệt thự », vợ của Kôletnisuc vừa chùi hai bàn tay đỏ nhẫy vào tạp-dề, vừa chạy le te từ chỗ bếp lò ra đón khách.

        Như phần đông các bà chủ nhà ở Ôđetxa, Raitxa Lvôpna rất thích làm các món ăn miền Nam và tiếp khách. Bộ mặt của bà, đó bừng hơi nóng mặt trời và bếp lửa, hứng khởi trong cái hoạt động bà ưa thích nhất, rạng rỡ một nụ cười hoàn toàn mãn nguyện, ân cần, có vẻ gì uể oải và hơi châm biếm một tí.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2020, 05:19:21 pm »


        ... Và một cuộc sống bên bờ Hắc-hải bắt đầu, khác hẳn với cuộc sống mà Pêclrya thiếu sinh tưởng tượng ở Mạc-tư-khoa mỗi khi chú nghĩ đến cuộc du lịch Ôđetxa. Trong cuộc sống đó, chẳng có gian nan, nguy hiểm gì cả. Trái lại, bên trên ngôi nhà nhỏ của gia đình Kôletnisuc, một ngôi nhà thật nhố nhăng và thật ấm cúng, luôn luôn rạng rỡ bóng dáng thăm thẳm và vàng ánh của mùa hè rực nắng miền Hắc-hải. Theo khoảng cách đều đều, những làn sóng dài xô đến đập vào bờ, không biết mệt, và không bao giờ hết. Biển cả thở dài tha thiết, bốc lên cái mùi tanh tanh của sò, ốc và bùn. Trong căn phòng quét vôi trắng, nơi dành cho Pêchya tiên sinh và Pêchya thiếu sinh ngủ trên hai giường vải, đêm đêm có một con bướm to, cánh tam giác, đến đậu, bao giờ cũng ở một góc trần ; thỉnh thoảng nó lại run rẫy vỗ cánh, đập phành phạch một cách huyền bí và đáng sợ. Một màn trời đen ngòm, lốm đốm những vì sao hè trắng đục, treo lơ lửng bên cửa sổ. Ánh sáng cây đèn pha hòa lẫn với ánh sao. Và biển cả cứ thở dài mãi mỗi lúc một não nuột...

        Tất cả đều rối rắm, lẫn lộn, khiến Pêchya mất hẳn cảm giác về thời gian. Trong hai tháng rưỡi vừa trôi qua kể từ hôm chủ nhật buồn thảm kia, biết bao sự việc đã xảy ra, đến nỗi chú bé không còn nhớ nữa và phải cố lắm mới xếp đặt lại được theo thứ tự thời gian. Piôt Vaxiliêvich và Pêehya đã bị đứt liên lạc với Mạc- tư-khoa. Họ bị tắc lại ở Ôđetxa. Các chuyến máy bay thư đã ngừng. Các chuyến xe lửa chở khách đã bãi bỏ. Người ta chỉ nhận những bức điện quân sự và công điện. Trong thành phố, công việc tổng động viên đang tiếp diễn với tất cả những gì liên quan với nó. Batsây đã chạy chọt tìm cách rời Ôđetxa bằng đường bể. Nhưng tất cả những tàu thủy chở khách, đã sơn lại màu xám chì và sửa thành tàu vận tải, đều dùng để chở bộ đội và đạn được. Họ đã phải rời bỏ biệt thự, dọn vào trong thành phố  ở, vì toàn bộ bờ biển đã được tuyên bố là khu cấm. Nhưng lúc này chẳng còn gì là cái thành phố mà Pêchya đã được nhìn dọc đường khi đi từ sân bay về cái biệt thự nổi tiếng nữa. Sau lần bị máy bay đột kích đêm, phố xá sáng rực một cách nguy hiểm dưới một ánh mặt trời hầm hập, trắng đặc biệt và không hồn, nhưng chói gắt, trồng dại lạ thường và hoang vắng. Trên tường, những tờ lệnh động viên trắng và giống nhau một loạt, đang ngả sang màu vàng...

        Và thế là một hôm, Pêcbya thấy bố mặc quần phục, tóc cắt ngắn hơn thường lệ...

        Piôt Vaxiliêvich vì lý do tuổi tác và công tác quan trọng, có thể được hoãn động viên, và khi trở về Mạc- tư-khoa, có thể được miễn. Nhưng ông lại muốn ra mặt trận. Ông quyết định rất nhanh, không do dự một chút nào. Ông không tưởng tượng rằng mình lại có thể hành động khác. Kôletnisuc đã được chỉ định làm quản lý cấp ba và phụ trách một đơn vị hậu cần, còn Batsây thi từ chối không nhận công tác hành chính hoặc kinh tế, và đề nghị được vào một đơn vị chiến đấu. Là pháo thủ cũ, ông được đưa vào một trung đoàn pháo binh đúng lúc ấy đang được xây dựng ở thành phố.

        Trong khi chờ đợi nhận ngựa và ổn định các vấn đề về trang bị, Batsây cố chạy chọt một lần nữa để đưa Pêchya về Mạc-tư-khoa. Lúc ấy, giao thông đường sắt đã khá hơn được đôi chút, và Piôt Vaxiliêvich đã đưa được Pêchya lên một đoàn tàu hỗn họp đầy lèn. Chú bé phải đi một mình. Nhưng, xét cho cùng, chú cũng chẳng còn bé bỏng gì nữa, và sớm muộn chú cũng phải bắt đầu sống một cuộc sống tự lập chứ! Piôt Vaxiliêvich, mặc quân phục, ấn chú bé vào một toa, giao chú cho một nữ nhân viên phục vụ mệt phờ, nhờ trông nom hộ, đưa cho chú một trăm rúp làm tiền ăn đường và một lá thư cho vợ, xoa tóc chú, rồi hai bố con chia tay nhau.

        Pêchya đã ra đi. Nhưng đoàn tàu không đi quá ga Kôtôp. Trước mặt họ, cầu đã bị bom phá sập. Tàu nằm lại ba ngày ba đêm rồi phải quay trở về Ôđetxa. Nhưng khi Pêcliya từ ga quay trở về nhà bác Kôletnisuc, qua những phố hầu như không nhận ra được nữa vì nhà cửa đã ngụy trang hết, thì chỉ là để nhận được tin bố chú đã ra mặt trận, bác Kôletnisuc đã đi công tác, và thấy một bác RaitxaLvôpna đầm đìa nước mắt đang thu xếp hành lý, vì trong mấy ngày ấy, tình hình mặt trận đã gay go lên nhiều và nhân dân đã bắt đầu tản cư.

        Kể từ ngày thành phố bị bao vây, với những trận máy bay bắn phá liên miên, với những loạt đại bác như sấm rền ở ngoại vi thành phố, với khói lửa, hơi nóng rừng rực, ít ra đã một tháng rưỡi. Thế rồi, mãi vào đầu tháng chín, bà Raitxa Lvôpna cùng với Pêchya và hành lý mới ra đứng trên bến tàu nóng hàm hập, bị tàn phả gần hết, giữa đám đông những người dân phố định xuống chiếc tàu thủy sắp rời khỏi Ôđetxa bị bao vây để đi Nôvôrôxich. Ở bến, Raitxa Lvôpna cùng với tất cả va-li, tay nải bị xô vào hàng rào sắt của một nhà kho, và bà trông thấy Pêchya bị cuốn theo đảm đông, ép vào cầu tàu và được những bàn tay từ thiện kéo lên boong tàu. Raitxa Lvôpna lọt lại trên bến. Giờ đây chỉ có Pêchya một mình giữa đám người xa lạ. Đến đêm, trong tiếng còi báo động rú, trong cái rung chuyến do cao xạ pháo bắn đồng loạt, dưới ánh lửa đó rực của những đám cháy bốc lên trong thành phố, chiếc tàu rời khỏi bến. Tàu vừa tới Đôfinôpka thì bị máy bay phát-xít tấn công.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2020, 05:20:08 pm »


       
18

        Ba giờ sáng, khi Pêchya trèo lên boong thì tàu đã cháy nhiều chỗ. Ngay gần mình, chú bé trông thây một quả bom cháy cỡ nhỏ vừa rơi xuống và bắt đầu bốc lửa. Pêchya sợ lắm, nhưng vẫn không thể rời được mắt khỏi cái vật bằng nhôm ấy. Nó đang xì xì và chảy nước, vãi ra xung quanh những giọt nhỏ chói rực.

        Một thủy thủ mang bốt cao su tiến qua gần Pêehya, tay đeo bao vải thò hất quả bom đi. Xung quanh tíu tít những người. Né mình tránh các tia lửa, người thủy thủ tóm lấy đuôi «củ chuối» nhưng lại lập tức buông ra: « củ chuối » đã đốt chảy bao tay anh. Anh giơ chân giận dữ đả vào « củ chuối». Nó lăn lông lốc văng đi, để lại phía sau những luồng lửa. Người thủy thủ ngật ngưỡng bước theo sau, và đá thật mạnh một cái nữa vào phía dưới quả bom như đá bóng. Quả bom va vào các tay vịn và dây cáp, lăn qua mạn tàu và, vẫn tóe lửa, vừa rít vừa rơi tòm xuống nước đen ngòm bọt sóng.

        Một thủy thủ khác, đeo mặt nạ bảo vệ bằng a-mi-ăng trắng có đôi mắt kính hình chữ nhật trông thật khiếp, cầm thùng cát đổ lên chỗ boong tàu bị cháy xém. Pêchya nhận thấy cái thùng sơn bằng một thứ sơn dầu màu ngụy trang xỉn xỉn, và ở trong cát có lẫn nhiều vỏ trai vỏ ốc vằn. Cái mặt nạ bảo vệ trông cũng tựa như một cái thùng úp lên đầu.

        Rồi, trên nền trời tối, cùng một lúc hai quả pháo sáng bừng lên, do một chiếc máy bay không ai trông thấy ném xuống. Chúng lập lờ phía trên cột buồm, chao đi một lát, rồi khắp bốn bề sáng rực lên như giữa trưa nắng. Một ánh sáng gay gắt, có một vẻ gì nhân tạo, hóa học, từ trên cao tàn nhẫn rọi xuống mọi ngóc ngách của chiếc tàu đang cháy, xóa mất hẳn bóng các cột buồm và dây cáp, khiến bà con trên tàu kinh hoảng mất một lúc. Rồi tất cả xô về phía hầm tàu. Nhưng bỗng họ lại kinh hãi đứng sững lại. Lần này, cái làm cho họ như chết đứng tại chỗ là tiếng rú của một quả bom vô hình vừa từ một máy bay vô hình rơi xuống. Lúc đầu, tiếng đó nghe rất nhỏ, gần như lẫn hẳn trong những tiếng động khác của cái đêm thê thảm này: tiếng người kêu, tiếng hơi nước xì, tiếng tạch tè của máy điện báo, tiếng thuyền trưởng gào trong máy phóng thanh ra lệnh, tiếng máy đi-ê-den chạy ầm ầm thỉnh thoảng lại làm cho thân tàu rung lên, tiếng chuông báo động liên hòi, tiếng liên thanh nổ từng tràng, tiếng bốt cao su dận thình thịch, tiếng lửa cháy nghe như vò giấy, tiếng nước từ trong vòi cứu hỏa phun ra. Nhưng tiếng rú của quả hom đang bay cứ mỗi lúc một mạnh lên, lan ra, và mau chóng át hết tất cả mọi tiếng động khác. Từ trên cao, quả bom rít lên khủng khiếp, lao gần xuống tàu.

        — Nằm xuống! — Không biết tiếng ai kêu that thanh.

        Pêchya bủn rủn hai chân và tối tăm mặt mũi. Tai chú rền lên những tiếng chuông đau xót. Chú lao người nằm sấp xuống boong tàu, chúi mũi vào giữa những tấm ván ướt, hai tay ôm lấy đầu, tưởng làm như thế thì có thể tránh được tai họa. Chắc chắn chú đã ngất đi nếu toàn bộ sức mạnh tinh thần và thể xác của chú không mải mê tập trung vào một mục đích duy nhất: muốn gì thì gì, phải chú ý, nghe, nghe, nghe tiếng quả bom rít. Và bất thình lình, một sức mạnh khủng khiếp, nóng ran, vồ lấy Pêchya, hất chú qua mạn tàu và quăng xuống biển, đầu chúc ngược.

        Pêchya hầu như không biết bơi. Chú cảm thấy bị khối nước đen sì từ bốn bề ôm lấy mình mỗi lúc một chặt. Mặc cho chìm như một vật nặng và mềm nhũn, chú biết mình thế là tuyệt đường hy vọng. Nhưng cái sức sống không gì khuất phục được, từ nãy chỉ leo lét trong người chú, bỗng bừng tỉnh dậy và bắt đầu hoạt động. Không nghĩ gì cả, cũng không hiểu gì cả, mà chỉ nhắm mắt tuân theo sức mạnh to lớn ấy, Pêchya dốc toàn lực chân đạp tay sải, để cố thoát khỏi cái mồ nước này.

        Đầu nhô lên mặt nước, cổ vươn dài, chú đớp vội được một ít không khí mát qua những dòng nước chảy trên tóc, trên mắt xuống, Pêchya thoảng thấy cái thành cao của mạn tàu đang bị hơi nước đỏ rực phủ kín ở ba chỗ, thấy một kiểu ca-nô là lạ và một làn sóng đen ngòm úp chụp lên đầu chú cái ngọn đục ngầu, khum khum của nó. Pêchya vùng vẫy như muốn bám vào ngọn sóng trắng bọt ấy. Lúc đó, chân chú thôi không đạp nước nữa và đầu lại chìm nghỉm. Bỗng, có một vật gì từ trên lướt xuống, như một cái gậy nặng và bẹt, đập vào đầu chú. Chú bám chặt vào cái gậy trơn nhẫy ấy. Tức thì một bàn tay túm lấy tay chú và kéo chú ra khỏi mặt nước. Trước khi ngất, Pêchya còn kịp cảm thay đau lúc bị kéo qua mạn ca-nô cao. Mạn ca-nô xé toạc ngực áo chú ra. Đầu gối chú va vào cọc chèo gỗ đau quá.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2020, 05:20:36 pm »


        Chú hồi tỉnh và thấy mình nằm dài trong lòng một con thuyền. Đầu gối lên chiếc áo vét rách và ướt sũng. Pêchya nghe có tiếng mái chèo cót két. Hai người đàn bà ngồi ở ghế phía trên, trước mặt chú, đang chèo, nghển lên rồi lại cúi xuống theo nhịp những mải chèo to bản. Sóng vỗ vào đáy thuyền bằng và rì rào nhịp nhàng lướt dọc theo mạn thuyền. Chú bé không nhìn rõ hai người đàn bà. Chú chỉ thoảng thấy bóng đáng đen đen của họ. Một người cao to, một người nhỏ nhắn. Đầu, vai họ nhô lên, cúi xuống nhịp nhàng trên nền trời đêm nhợt nhạt có những ngồi sao sớm to mờ đang đung đưa. Pêchya muốn chống tay ngồi dậy, nhưng chú yếu quá, không cựa được nữa. Chú rên lên để lưu ý hai người đàn bà kia. Nhưng họ không nghe thấy. Pêcliva rùng mình. Ruột gan chú ngấm phải nước biên nuốt vào, rát bỏng. Đó là một thứ khát cồn cào không thể lấy gì so sánh được. Chú vẫn nằm sóng soài, mặt nhìn trời, chân tay dang thẳng, bất lực, áo sơ-mi rách toạc, cái nút khăn quàng đỏ ướt sũng trên cổ, một đầu gối sưng, tóc bết gió biển lạnh đã hơi se. Chú nằm sóng soài trong một tư thế rất khó chịu, nhức nhối, nhưng không còn sức để trở mình. Cả đời, chú chưa bao giờ đau đớn như thế. Nhiều lần chú ngất đi. Và mỗi lần hồi tỉnh, chú lại thấy cái cảnh cũ : hai người đàn bà, một lớn một nhỏ — và giữa hai người, một mảnh trời mờ nhạt, với một chòm sao đang tắt. Sóng vẫn làm chú khó chịu, nước ở lòng thuyền, dưới cái phên gỗ, vần lăn đi lăn lại nhưng hòn sỏi tròn nhỏ với một điệu đều đều như thế. Và từ một phía xa xôi nào đó, gió tây lồng lộn vẫn lúc ngừng lúc thổi thốc tới tiếng gầm rú nạt nộ của bão táp.

        Pêchya cố mãi mới hiểu được những việc đã xảy ra. Nhưng bây giờ người ta mang chú đi đâu, hai người đàn bà kia là ai, chiếc tàu thủy đã biến đâu rồi, chú hoàn toàn không biết và cũng chẳng muốn biết. Một cơn bàng hoàng nặng trĩu mê man đã xâm chiếm lấy chú. Chú chỉ thấy xót xa, mòn mỏi, thương thân mình. Chú lại rên. Lần này, người ta nghe thấy. Người đàn bà nhỏ ngừng chèo, đưa chèo cho người kia rồi vén váy bước qua ghế và ngồi xồm xuống bên chú. Dưới ánh sao mai bàng bạc trong vắt, chú thấy rõ một khuôn mặt rộng có cái mũi ngắn, cái cằm nhỏ và đôi mắt to mà trong bóng sương mai, trông tưởng là đen nhưng thực ra có lẽ xanh hoặc xám nhạt. Chú hiểu ngay đó không phải một bà nhỏ nhắn, mà là một cô bé lớn vóc.

        — Thế nào? Cậu muốn gì? Lại khó chịu trong người à? — Cô gái hỏi, giọng nhỏ nhẹ, dịu dàng, vẻ như không bằng lòng.

        Pêchya lặng ngắt.

        — Cậu muốn uống nước, phải không?

        Pêchya vẫn im.

        — Mẹ ơi, đưa con cái bình.

        Cô cầm cái bình dèn dẹt bằng gỗ sồi bà mẹ đưa cho, và lấy răng cắn nút mở ra. Thuyền quay ngang ngọn sóng và gió thổi sóng vỗ vào mạn thuyền. Con thuyền tròng trành, Pêchya bị bọt sóng hắt vào người như có ai cầm thùng nước té;

        — Ô hay, thế nào đấy, mẹ ! — cô gái kêu lên — Cậy đi, đừng bát nua!

        — Mày không phải ra lệnh cho tao ! — bà mẹ nói cũng bằng cái giọng miền Nam nhỏ nhẹ, thánh thót, và cũng với một vẻ hờn dỗi như cô con gái.

        Bà quay đôi vai vạm vỡ, vớ lấy đôi dầm bị buông lỏng một lát, và vung tay ngoáy mạnh một cái, sửa lại hướng đi của thuyền.

        Cô gái ghé cái bình vào miệng Pêchya :

        — Uống tý nước nhé !

        Nước trong bình không lọt qua được hai hàm răng cắn chặt của Pêchya, chảy ròng ròng trên má và thấm xuống dưới khăn quàng. Chú khát cháy ruột chảy gan, nhưng thấy nước chú lại lờm lợm. Pêchya muốn mửa. Chú lắc đầu, đưa hai tay yếu ớt gạt cái bình ra.

        — Không, không — chú kinh tởm thều thào, cố nén những đợt cuồn cuộn trong họng.

        — Mẹ oi, cậu ấy không uống được! — cô gái nói to bằng một giọng thất vọng.

        — Thế thì đừng ép ! Đừng quấy nó nữa. Để cho nó nằm yên !

        Pêchya rên lên một tiếng. Cô gái cúi xuống, nhìn sát vào mặt chú, cố hiểu xem chú muốn gì. Cuối cùng, cô hiểu : chú muốn trở mình. Cô luồn tay xuống dưới lưng ướt, nóng hầm hập và thận trọng trở cái thân mình, mềm nhũn, nặng trình trịch của chú bé. Chú cố quay được sang bên. Cô nâng đầu chú lên, sửa lại cái áo gập làm gối. Pêchya co hai chân run lẩy bẩy và kê hai tay xuống dưới má nóng bỏng. Chú cảm thấy dễ chịu hơn được một lát. Nhưng rồi cái buồn nôn và cái rét run lại dằn vặt chú. Cô gái ngồi bó gối, bên cạnh; không biết làm thế nào để giảm đau cho chú, cô vuốt ve vai chú mà qua lớp sơ-mi ướt cô cảm thấy nóng hầm hập.

        — Thế nào? Đỡ rồi chứ? Ngủ đi!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM