Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:23:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14788 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2020, 10:51:03 pm »


        Máy bay chuyển bánh chạy. Lòng hơi bồi hồi thú vị và có phần nào sợ hãi một cách khoan khoái, Pêchya nhìn qua cửa số, thấy mặt đất mấp mô đang chạy ngược lại. Chú bám thật chặt vào hai tay ghế, và ngả toàn thân về phía sau, như muốn bảo : « Đỗ lại! ».

        — Bay rồi à? — chú cất tiếng nói, giọng lạc đi.

        — Còn đang chạy; — người phi công mặc bộ y phục bay vui vẻ đáp lại và bỗng dưng trịnh trọng nói to —  Đề nghị các đồng chí hành khách cho đến lúc cất cánh không nên đổi chỗ và không dồn về phía đuôi !

        Trong "hai phút đồng hò mà Pêchya thấy dài đằng đằng, máy bay chạy trên bãi cỏ, không nhanh lắm, ngật ngưỡng, vụng về. Ra đến đường băng bằng bê-tông, nó rẽ ngoặt, và động cơ gầm lên dữ dội đến nỗi Pêchya thấy người nổi hết gai ốc. Đường băng bị bỏ lại phía sau, giờ đây chỉ như một vết. xám mờ mờ. Pêchya nhắm tịt mắt một lúc. Máy bay vẫn chạy mỗi lúc một nhanh và thỉnh thoảng gặp chỗ đường gồ ghề lại nhảy chồm lên. Cái đuôi cất lên, sàn máy bay bỗng thăng bằng và cửa sổ trông cũng như hết chếch. Pêchya nhìn thấy ở phía dưới có một cái ô-tô bé tí, rồi một người đang vẫy lá cờ đỏ. Một tiếng ầm ì đều đều tràn ngập tất cả. Pêchya hiểu ở máy bay đã có một cái gì khác. Nó vẫn chạy nhanh như thế, nhanh hơn là khác, nhưng người ta cảm thấy mặt đất không gồ ghề nữa, không xóc nữa. Pêchya nép người vào cửa sổ và rất ngạc nhiên thấy ở phía dưới có một con suối nhỏ ngoằn ngoèo to bằng cái ống cao-su, một bãi cát và hai con ngựa bé tẹo giữa một bãi cỏ mờ sương. Lúc bấy giờ chú mới hiểu rằng mình đang sống cái giờ phút thần kỳ mà con người thích ứng được sao mà khó thế. Chú rụng rời nhận thấy mình đang bay trên trời, rồi bỗng dưng, chú lại hoàn toàn bình tĩnh. Không những cái sợ đã biến mất, chứ còn bắt đầu thấy phần nào vững tâm nữa. Chú còn táo bạo đến mức dám đứng dậy, lấy chân giẫm khe khẽ để có thể yên trí là cái sàn chắc chắn. Và nó chắc thật. Quả cũng kỳ lạ và cũng khá đáng kinh là dưới cái sàn vững chắc này, không có gì cả, không có gì đỡ nó cả. Bên trên cái trống không đó, Pêchya đang lơ lửng. Chú đang lơ lửng và cử động, ngồi trên ghế, hoặc đứng, hoặc nằm, tùy thích. Pêchya thường chiêm bao thấy mình bay. Chú biết cái cảm giác vừa kỳ diệu vừa khắc khoải của người đang lơ lửng trên không lắm, nhưng trong chiêm bao, đó là cái bay lặng lẽ và thoải mái của con chim. Trong chiêm bao, Pêchya cứ bơi ở trên trời, hai tay sải rộng. Chú bay bổng lên được là nhờ sức mạnh huyền bí của ham muốn, của ý chí.

        Nhưng giờ đây, chú bay «thật», một ý chí mạnh mẽ, xa lạ, nâng chú lên khỏi mặt đất và đưa chú, đưa bố chú, đưa những cái ghế, những hành khách khác, những, cửa sổ, đôi cánh, đưa tất cả cái máy bay đi. Sức mạnh đó là gì vậy? Đó là sức mạnh của hai động cơ khổng lồ, với tiếng gầm rú liên tục đầy tin tưởng, làm quay những cánh quạt ba cánh, tạo nên xung quanh máy bay một cơn lốc vô hình. Tất cả phụ thuộc vào mấy cái động cơ. Chúng mà dừng lại là rơi, không thoát được.

        Giờ đây, vô tình Pêchya đã lắng tai nghe tiếng động cơ nổ. Một điệu nhạc hùng mạnh, đều đều, hợp xướng của nhiều giọng. Sống hay chết là phụ thuộc vào điệu nhạc ấy. Nó có những lúc trầm bổng nghe thật tinh mới thấy. Lúc ấy chú bé bắt đầu lo và nghi ngại nhìn qua cửa sổ xem động cơ có làm sao không. Nhưng cái động cơ bên phải mà Pêchya nép vào cửa sổ thì thấy, vẫn đó, nặng nề và không nhúc nhích, gắn chặt vào cánh, loang vết dầu đen đen. Và không trông thấy cánh quạt, cũng chẳng trông thấy cái quầng trong trong, loang loáng đâu cả. Nó quay nhanh quá, tưởng như đã biến mất. Mỗi làn tiếng nhạc động cơ đổi giọng, Pêchya thấy thế gian có những đổi thay bí hiểm. Chẳng hạn, khu rừng lúc nãy xê dịch từ từ ở bên dưới, giống như một tấm lông cừu xanh hoa lý ảnh bạc, thì bây giờ như xù lên giống một chiếc khăn lông cừu quăn quăn. Thở thấy dễ hơn. Trong lòng cũng nhẹ nhõm hơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2020, 10:51:37 pm »


       
6

        Bỗng nhiên, bố chú phấn khởi hẳn lên, cựa quậy trong chiếc ghế, và kêu to :

        — Pêtrusa, lại đây con ! Nhanh lên, nhanh lên ! — Ông túm lấy vai con và kéo ra phía cửa sổ — Trông, trông kìa!

        Pêchya nhìn xuống dưới cánh, và không thấy gì đặc biệt. Đường sắt như một sợi dây chạy dài chênh chếch, và bên trên một đoàn tàu đang bò như một con giun nhiều đốt. Một cái ao hình chữ nhật gắn vào giữa đám cây cỏ xanh.

        — Thế nào? hiểu chưa? — bố chú hét vào tai chú.

        Pêchya lắc đầu:

        — Con chả hiểu gì cả!

        — Đấy là Nemsinôpka!

        — Nemsinôpka đâu?

        — Kia, nó kia kìa! không nhận ra ư ?

        Pêchya chưa bao giờ được thấy Nemsinôpka từ trên xuống.

        Vô lý. Cái đảm nhà bé bé kia, cái ao như cái gương con con kia, cái nhà ga duyên dáng và xinh xinh như một cái đồ chơi kia, mà lại là Nemsinôpka! Tuy nhiên trông cũng có vẻ quen thuộc. Pêchya nép vào cửa sổ, suy nghĩ, và bỗng dưng hiểu rằng đúng đó là Nemsinốpka, cái làng mà nhà chú đã ở bao nhiêu mùa nghỉ mát, nơi mà ngay lúc này mẹ, bà và các em gái chú đang sống. Kỳ khôi thật, Pêchya chẳng nghĩ tý gì đến Nemsinôpka cả, ấy thế mà nó kia, có lạ không?

        — Nemsinôpka ! Đúng rồi! Nemsinôpka! — Pêchya bồi hồi nói — Bố ơi, nhà ta đâu hả bố ?

        — Kia thôi!

        — Đâu, đâu?

        — Thộn quả! Có trông thấy cái máy bơm không?

        — Có

        — Trông kìa. Ở bên trái máy bơm, đằng sau cái ao, thấy chưa?

        — Con không thấy.

        — Kia thôi! Cái mái xanh xanh ấy!

        — Đâu, cái mái xanh đâu?

        — Khổ quá, kia kìa ! Đằng sau đám cây ấy ! Đằng sau những cây liễu bạc ấy!

        — Con nhìn chẳng thấy.

        — Thôi, bây giờ thì không thấy nữa. Đi quá rồi.

        Pêchya giương mắt nhìn xuống phía dưới, nhưng không còn đâu là ao, là máy bơm, là đoàn tàu nữa. Phía dưới thấy tiến lại một nhà máy lạ lạ, trông màu ngói đủ biết là mới xây dựng xong, to, nhưng nhìn trên xuống thì như rất bé, với một ống khói cao, mới. Pêchya nhìn xuống như thế là thừa, vì Nemsinôpka đã xa rồi, chú không thể thấy được nữa.

        — Vượt quá rồi, — chú bé nhắc lại, chán ngắt, và trong lòng tự nhiên buồn muốn khóc.

        Chú mường tượng thấy rất rõ cái nhà nghỉ mát của gia đình, cái hàng hiên với những viên đá hoa nhiều màu, cây tùng xanh, cái võng, vườn cây, giếng nước, cái thùng hứng nước máng... và mẹ chú mặc tạp-dề hoa đang đứng ở ban-công, giơ tay lên che nắng nhìn theo bóng chiếc máy bay màu xanh bạc vừa bay qua trên đầu trong màn sương mai xuyên nắng. Có lẽ bà đang bế bé Luxya và thì thào vào tai nó: « Trông kìa, con, bố với anh Pêchya đang bay ở trên trời kia kìa! ». Có lẽ bà đang cầm mùi-xoa vẫy chú, và có những con ong vằn đen vằn vàng đang bay lượn trên mái đầu óng ánh của ba như quanh một bông hoa. Và hai giọt nước mắt long lanh trên đôi mắt mẹ chú.

        — Con khỉ con ! — ông bố vừa nói vừa ôm lấy thằng bé đang buồn tênh...

        Nhưng, nói thực ra, chú bé buồn không lâu. Cái ý thức mình đang đi máy bay, mình chẳng thấy sợ gì nữa, và mình đang hành động như một đứa bé dũng cảm, đã xua tan những ý nghĩ buồn rầu. Chú đã quên ngay cả Nemsinôpka, cả mẹ, và tất thảy những cái mà chú bay vượt qua, bỏ hết lại phía sau và có lẽ mãi mãi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2020, 10:52:09 pm »


       
7

        Pêchya đã vững dạ lắm rồi, chú đã dám đi lại trong máy bay một cách thận trọng. Chú bắt đầu tha thẩn một tý ở khoảng giữa hai dãy ghế, hết tới lại lui, rất dè dặt, ba bốn bước thôi; chẳng có gì ghê gớm xảy ra cả. Rồi chú đi về phía đuôi máy bay, nơi để va-li và các túi bưu chính. Chú dừng lại một lát trước cánh cửa nhôm khóa chặt. Chú sờ vào cái thang nhôm dựa ở vách, chỗ treo hàn thử biểu. Chủ nhìn vào hàn thử biểu, một cái hàn thử biẻu rất bình thướng, nó chỉ mười chín độ.

        Xa hơn tý nữa là một cánh cửa nhỏ lót bông. Pêchya do dự một hồi lâu trước khi đưa tay ra mở. Chắc chắn đằng sau nó có một cái gì quan trọng lắm, bí mật lắm: những máy móc phức tạp! Có lẽ là cái người phi công máy mà Pêchya đã được biết, nhờ đọc một bài của báo Sự thật Thiếu niên. Không phải vô cớ mà người phi trưởng vào trong đó. Pêchya nhìn quanh. Không ai để ý đến chú. Sợ và tò mò đến tái người, chú đưa lay vặn quả nắm nhôm nhỏ và mở cánh cửa bí mật ra... Một chuồng xí với một bồn rửa mặt treo, một tấm gương và hai bàn chải — một vàng để chải áo, và một đen để chải giày. Chú nhòm vào lỗ chuồng tiêu. Xa tít phía dưới, một mẫu rừng như một tấm lông cừu. Chú thử giật nước, Nước chảy. Chú đậy sập cái nắp xuống và xấu hổ rời khỏi nơi bí hiểm.
Pêchya thất vọng: không, máy hay không có gì ghê gớm cả. Nó bay, đúng; nhưng trừ điều thần kỳ ấy ra không kể, thì chẳng có gì nữa.

        Còn buồng máy. Ở đó có những người phi công ngồi lái máy bay. Thỉnh thoảng cánh cửa ở đó mở ra, và tiếng động cơ ầm ầm lọt vào buồng hành khách, nghe to gấp bội. Hai cái lưng mặc áo da, với hai cái mũ phi công và những bàn tay đeo gang da to tướng đang làm gì đó, đưa đẩy cái gì đó. Pêchya không dám mơ tưởng đến hạnh phúc được bước vào chỗ cung cấm ấy của máy bay. Chú tha thiết muốn được nhìn tận nơi, ít nhất cũng bằng một mắt, xem có gì trong đó.

        Hai tay chắp sau lưng giống bố, rồi làm ra vẻ như đi dạo, chú bé tiến lên và dừng chân bên buồng phi công đóng kín. Chú quyết định đợi hễ có người mở cửa là nhòm vào. Pêchya sẵn sàng để đợi lâu. Nhưng hầu như ngay lúc đó cánh cửa kẹt mở, và người phi trưởng hiện ra, đứng vươn vai ở ngưỡng cửa. Tiếng gầm dồn dập của động cơ thốc vào tai, và cánh cửa khép lại nhanh quá đến nỗi Pêchya không kịp nhìn thấy gì cả.

        — Thế nào, chàng trai? Ta đang bay chứ? — phi trưởng vừa xoa tay vừa vui vẻ nói. Ông quả thật là vui tính. — Chú không sợ chứ ?

        — Cháu sợ cái gì mới được chứ? — Pêchya cắn đôi môi mòng mọng, thản nhiên trả lời.

        — Ấy bác cũng nghĩ thế đấy: có cái gì mà sợ? — ông vuốt râu đáp.

        Bỗng dưng — chính chủ cũng thấy sửng sốt — Pêchya đứng nghiêm trước mặt người phi trưởng đáng yêu, đưa tay lên vành mũ cát-két dạ như anh bộ đội, và nghe thấy miệng minh nói bằng một giọng báo cáo chính quy rất kỳ khôi:

        — Báo cáo đồng chí chỉ huy, thay mặt đội thiếu niên tiền phong trường số 12, Mạc-tư-khoa, em tha thiết xin phép vào buồng hoa tiêu trong khi họ lái máy bay. —  Rồi chú nói tiếp với một giọng nhỏ nhẹ và van nài: —  Bác ơi, cho cháu xem một tý!

        Chú ngước đòi mắt dịu dàng có đôi lông mày tơ trông như mắt con gái, e dè nhìn lên khuôn mặt có cái mũi tẹt của người phi trưởng. Chú thừa hiểu trên đời này làm gì có chuyên thần kỳ. Chú chưa hề gặp một thằng bé nào dám khoe khoang đã được ở trong buồng hoa tiêu khi đang bay cả.

        Nhưng chuyện thần kỳ đã xảy ra. Quả thật cái ngày huyên diệu này là ngày của những chuyện thần kỳ. Người phi trưởng kiêu kỳ nhìn chú từ đầu đến chân, làm ra mặt dữ tợn và đưa ngón tay trỏ ấn vào mũi Pêchya :

        — Nhưng chú phải nhớ tuyệt đối không được sờ mó vào cái gì cả, — ông nghiêm khắc nói — Thiếu nhi các chú, tôi biết lắm... Chú mà sờ vào cái gì là tôi quẳng chú ra ngoài, cho rơi xuống đất, không có dù, hiểu chưa?

        Nói xong, người phi trưởng mở cửa ra, và Pêchya không ngờ được cái diễm phúc bước theo hành lang nhỏ dẫn vào buồng lái.

        Chú bước vào và một điều thần kỳ mới khiến chú vội túm lấy áo da người phi trưởng. Buồng lái không có người. Dưới cái vòm chất dẻo trong suốt, trước mặt, dãy đồng hồ, hai cái ghế bành da nhỏ bỏ trống. Trước ghế, hai tay lái không ai cầm vẫn đồng thời quay đi quay lại. Và cũng đồng thời như thế, bốn cái bàn đạp không có chân ai dận vẫn chuyển động. Tưởng đâu như hai phi còng đã trở thành vô hình. Nhưng có phải thế đâu. Một người, là ông phi trưởng, đang đứng bên Pêchya: còn người kia, lúc đó đang lom khom bước từ trong một cái buồng xép ra, nhét vào mồm nửa chiếc bánh mì con với xúc-xích; thật may mắn cho Pêchya, đó đúng là phút thần diệu mà máy bay bay một minh, không cần người điều khiển. Và chú bé cứ đứng ngây ra, mê hoặc trước cái phép màu mới kia.

        Tay vẫn hám vào áo ca-pốt người phi trưởng, Pêchya nhìn những mặt đồng hồ đang chạy như đồng hồ thường, nhìn bầu trời bên trên cái vòm trong suốt của buồng lái, cái bầu trời mờ đục với nhũng mảng sương lớn màu xám mà dưới đất nhìn lên hẳn là thấy ra màu trắng và nhẹ như bông, đang hay ngược lại phía máy bay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2020, 10:52:37 pm »


       
8

        Trong khi đứa con đang đi từ chuyện thần kỳ nọ đến chuyện thần kỳ kia thì Piôt Batsây vẫn ngồi thụt sâu trong ghế hành, chân duỗi thẳng, tận hưởng cái nhàn rỗi bắt buộc của cuộc du hành. Lúc đầu, ông có nghĩ đến công việc vì, mặc dầu có tinh mơ mộng, ông là người bản chất cương nghị không chịu được cái cảnh vô công rồi nghề. Ông đã rút tất cả tập hồ sơ trong cặp ra và chăm chú nghiên cứu tài liệu quanh vụ ông sắp phải làm trọng tài. Việc nhạt hoét, hồ sơ đã được chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng cả rồi. Không có tỷ hứng nào làm việc cả.

        Piôt Vaxiliêvich lại xếp tài liệu vào cặp, nhưng không chịu ngả theo cái lười mơ mộng đang xâm chiếm mình, ông lấy quyển sổ có ghi những ý nghĩ và dụng ngữ cho bản luận án tiến sĩ luật học sau này của ông. Bản luận án đầu đề là «Vấn đề bồi thường trong luật pháp xô-viết». Batsây thấy nó có một tầm rộng lớn. Ông thích đầu đề luận án ấy vì phạm vi rộng rãi và tính chất mới mẻ về nguyên tắc của những vấn đề ông định đưa vào đó, và giải quyết trong phạm vi « cá nhân, xã hội và nhà nước », bằng cách quy ba khái niệm ấy lại trong một thể thống nhất xã hội chủ nghĩa. Là một luật gia tên tuổi chuyên về các vấn đề trọng tài, ông thường phải đi xuống tận địa phương và thích nghiên cứu bản luận án của mình dọc đường... Nhưng hôm nay đầu óc ông rất xa với quan niệm bồi thường trong luật pháp xô-viết. Có lẽ vì đó là lần đầu tiên ông không đi du lịch một mình, mà đi với đứa con trai. Xúc động của thằng bé không thể không truyền sang bố. Cũng có thể ông đã đặc biệt bị xúc động được trở lại thành phố quê hương sau bao năm xa cách. Dù thế nào thì lần này ông cũng chẳng còn tý tâm thần nào để tập trung vào công việc.

        Ông khẽ thở dài và bắt đầu lim dim ngủ, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn theo thằng con. Sau khi được vào thăm buồng lái, thằng bé đã quen với máy bay và chạy khắp, hỏi han căn vặn hết hành khách lại đến các nhân viên phục vụ. Có thể là bốn mươi năm nữa, — bố chú nghĩ — vẫn cái thằng Pêchya này sẽ âu yếm và bùi ngùi nhớ lại buổi hôm nay, cũng như bố nó giờ đây đang nhớ tới cuộc du lịch đầu tiên của mình bằng xe ngựa, rồi bằng tàu thủy Tuôcghêniep. Hồi ây, ông coi cái tàu bé nhỏ có bảnh xe và lắp thêm buòm khi xuôi V gió như một bước tiến mạnh về kỹ thuật, và giờ đây nhở đến cái máy hơi nước cục mịch, đến những bảnh xe sơn đó và đến đội nhạc của nó, ông khòng thê không mỉm cười. Rất có thể là trong bổn mươi năm nữa, đi du lịch trên một con tàu vũ trụ nào đó, Pêchya của ông — lúc bấy giờ đã là một thành viên tên tuổi của xã hội cộng sản — sẽ nhớ lại ngày xưa, nhớ đến chiếc xe buýt, chiếc máy bay du lịch kiểu cổ, và sẽ mỉm cười cũng với một niềm âu yếm bùi ngùi như lúc này Piôt Vaxiliêvich Batsây đang mỉm cười.

        Máy bay vẫn bay mãi với một điệu nhạc không dứt, mạnh mẽ, hòa tấu của nhiều dây, nhưng cùng một âm điệu. Nó bay ở một độ cao trên dưới hai nghìn mét. Giữa hai tầng mây hè cao, một tầng ở trên, một tầng ở dưới. Tiếng động cơ đã lại đỗi giọng. Máy bay lên cao và bắt đầu xuyên thủng tầng mây thứ ba. Khí trời lạnh hơn và thở thấy nhẹ hơn. Tai vo vo. Phía ngoài cửa sổ, mọi thứ đều phủ một lớp sương mù xám bị thổi bạt đi ngay. Máy bay thoát ra khỏi tầng mây thứ ba. Giờ đây, phía trên nó là bầu trời lạnh, trong, xanh ngắt. Mặt trời phóng ra những tia lửa rực, nhưng đồng thời khí trời lại lạnh như ở trên núi.

        Cái bóng lớn của máy bay vẫn nhảy nhót không ngừng. Nó leo lên tầng mây trên cùng, rồi bất thình lình tách ra và lao xuống, nhỏ hẳn đi, lướt trên tầng mây thứ hai, đâm bổ xuống tầng mây dưới cùng, lại leo lên và to ra, thụt hồi lâu xuống một túi không khí sâu kinh khủng, bay ngang qua một cánh đồng cỏ, nhỏ như một cái kim, nhảy lên những tầng mây mới như những bậc thang khồng lồ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2020, 05:23:42 am »

        
9

        Tiếng động cơ bắt đầu đổi giọng nhanh chóng. Thoạt đầu, nó to lên, rồi nhỏ lại, chuyển sang lắp bắp và bất thình lình lịm hẳn. Trên trời, máy bay đã đảo đi. Pêchya kinh hãi bám lấy lưng ghế và nhìn qua cửa sổ tối sầm lại. Cửa tối vì cái cánh máy bay chếch lên rất kỳ lạ đã che kín tất cả bề mặt cửa. Chú bé lao sang cửa sổ đối diện. Cửa sỗ này, trống rỗng đáng sợ, đang rực ánh mặt trời. Pêchya không trông thấy cánh đầu cả. Nó đã biến mất, Pèchya nhìn qua cửa sổ như nhìn vào giếng. Đâu đó, thăm thẳm dưới kia, mặt đất đang quay tròn, chậm chạp và nhịp nhàng.

        — Tàu bay rơi ! — Pêchya nói.

        — Cứ yên trí, Khackôp đấy, — bố chú vừa cười vừa nói. Ông ôm vai con. — Tàu bay tạm dừng ở đây.

        Pêchya nhìn xuống phía dưới, thấy những ô vuông đều đặn của một thành phố, một quảng trường, một tòa nhà nhỏ, nhưng chắc hẳn là phải đồ sộ, và nhiều dãy nhà quần tụ lại trông như những tinh thể lưu huỳnh.

        — Đấy là Phòng công nghiệp Khackôp, — bố chú nói.

        Rồi ở phía dưới, xuất hiện và lướt qua một nhà máy, rộng mênh mông, trông như cắm ở lưng chừng sườn đồi, với những ống khói nghiêng nghiêng và một cái hố rộng màu hồng nước độc mà trông từ trên cao tưởng như bé nhỏ.

        — Đấy là nhà máy hóa chất, — bố chú nói.

        Mặt đất bằng phẳng ra và tiến lại gần. Pêchya nhìn nó như nhìn qua kính lúp ; chú cảm thấy trong toàn cơ thể có một sức mạnh đang hút chú về phía mặt đất. Đôi lúc, chú có cảm giác như đang lơ lửng trong không trung, bên trên ghế bành. Tim chú thắt lại và ngừng đập. Những cột dây thép và những đường sá có ô-tô chạy, lướt qua nhanh đến nỗi Pêchya vội ngửa ra sau. Rồi chú nhìn thấy ngay gần mình những đám có đầy bụi chạy ngược chiều máy bay. Trong có, chú phân biệt được các bông cúc dại và những thứ hoa lạ khác, lông lá, màu hồng tím trông như những cái đuôi con con có vẩy. Máy bay chạm sát với mặt đất, nhưng nó không bay nữa. Nó chạy. Cái đuôi từ từ hạ xuống và nảy lên nhiều lần. Máy bay nặng nề chạy trên mặt đất chẳng khác gì một chiếc ô-tô thường. Pêchya cảm thấy bị xúc phạm nặng nề vì không được hay nữa, đồng thời lại có một cảm giác nhẹ nhõm khó tả được thấy mình đã đứng trên mặt đất chắc nịch.

        Tai bị yên tĩnh làm cho ù đặc, chú bé lần theo chiếc thang nhóm, bước xuống cỏ ấm. Chú loạng choạng, chóng mặt, nhức tai, ánh nắng gắt của miền Nam làm chú chói mắt. Gió lộng đón tiếp chú với những mùi vị cay cay của những loài có lạ thảo nguyên. Buồi sớm Ukren mới bắt đầu ấm nắng. Thật hết sức kỳ lạ và ấm lòng khi nhận thấy đây cũng vẫn là cái buổi sáng vừa bắt đầu mới đây thôi ở Mạc-tư-khoa. Rất có thể là giờ này mẹ còn đang ngủ, thế mà chú đã ở Khackôp, và quanh chú, tất cả mọi thứ đều khác quá... có cây, khi trời và ánh nắng...

        — Thế nào, nhà phi hành trẻ tuổi cảm thấy thế nào? —  Người phi trưởng vui tính vừa nói vừa duỗi hai cái cẳng dài cho đỡ mỏi.

        Pêchya thản nhiên nhún vai.

        — Cừ lắm, cháu ạ!

        Toàn thân như ớn lạnh, Pêchya thú vị ngả người nằm xuống cỏ ấm. Giờ đây, nằm duỗi dài trên mặt đất chắc nịch và bất động, mà nhìn trời, nhìn mây, nhưng trời mây đối với chú không còn xa lạ như xưa nữa. Chú vừa ở trên ấy với chúng và trong mười lăm phút nữa, chú sẽ lại gặp lại chúng. Chú nhìn chim, kiêu hãnh như nhìn những đứa em nhỏ. Bay mệt chú nghĩ: không những thể xác nghỉ, mà để cho cả tinh thần vừa chịu đựng một sự căng thẳng đến như thế trong ba tiếng đồng hồ ở trên trời cũng được nghỉ ngơi.

        Pêchya đã vạch trước một chương trình hoạt động trong thời gian du lịch. Theo chương trình đó, trong lúc đang bay chú phải luôn luôn quan sát tất cả các hiện tượng thiên nhiên và ghi ngay lập tức những nhận xét của mình vào một cuốn sổ đặc biệt. Không kể những điều ghi chép đó có thể có một ý nghĩa quan trọng đối với câu lạc bộ của những nhà tự nhiên học trẻ tuổi mà Pêchya là phó chú tịch, còn phải thấy rằng thật là thú vị được đặt bút ghi lên trên đầu mỗi đoạn ghi chép: « vào hồi mấy giờ... mấy phút... mấy giây, theo giờ Trung Âu, nhiệt độ bao nhiêu, ghi chép trên máy bay số mấy... » Giá trị biết chừng nào, cuốn sổ « hàng không » lời lẽ vắn tắt này! Ngoài việc báo cáo mà Pêchya định tổ chức sau khi du lịch về, cũng không nên loại trừ khả năng in những số liệu khoa học quỹ báu đó trên báo Sự thật Thiếu niên. Pêchya khoái trá nghiền ngẫm cái câu tuyệt diệu « viết trên máy bay ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2020, 05:24:17 am »


        Chú đã mang theo nhiều phong bì và giấy để viết thư cho gia đình và bạn bè. Pêchya định viết những lá thư đầu tiên ngay trên máy bay. Có thể tưởng tượng thấy những tiếng rú của mấy đứa em gái, thấy sự bồi hồi của bà, và niềm kiêu hãnh của mẹ chú khi người đưa thư đưa tấm bưu thiếp do tay đứa con trai uyên bác của bà viết ở trên máy bay, từ trên trời gửi xuống. Và đám bạn trai, bạn gái nữa! Cô Ôlia Netsaêva nào đó chắc sẽ tiếc đứt ruột vì đã cự tuyệt cái tình cảm sâu sắc của một cậu con trai đứng đắn, nhũn nhặn, lại dũng cảm, là Pêchya, để nhận cái tình bạn hời hợt, phất phơ của Victo Xađôpnikôp, một đứa đẹp trai thật, nhưng ngốc nghếch, dốt đặc, không có gì đặc sắc ngoài cái xe đạp và một bộ tóc húi theo kiểu người lớn. Pêchya sẽ không trách Ôlia Netsaêva. Lời lẽ chú viết sẽ lễ độ lạnh lùng và đường hoàng nghiêm chỉnh. Tóm lại là vừa vặn đúng mức: «6 giờ 45 phút, giờ Mạc-tư-khoa... trên máy bay số... nhiệt độ : 19 độ. Chào Ônga. Mình giữ lời hứa và viết cho Ônga mấy dòng này trên máy bay. Lúc này mình đang bay, ở độ cao 1400 mét so với mặt biển. Trời sương mù, tầm nhìn xa từ 800 đến 900 mét, gió nhẹ. Cho tới lúc này, không có sương giá. Mình vừa vào thăm buồng lái và làm quen với tổ hoa tiêu. Tốc độ bay 250 cây số; máy ăn dầu đều đặn. Ônga ạ, thật đáng tiếc chủ nhật vừa rồi, Ônga không đi Ivliazma đến nhà Tania Biriukôva với chúng mình được, hôm ấy vui lắm (phải gạch đít ba lần chữ «lắm »). Ônga, xin lỗi Ônga là đã viết ngắn thế này, nhưng thật mình không có thời giờ, mình phải luôn luôn theo dõi và ghi kết quả những nhận xét khoa học. Đáng tiếc là Ônga đã không muốn đi Kliazma. Mình đã kết bạn rất thân với Tatiana Biriukôva (gạch đít ba lần « rất thân »). Chúng mình đã phát hiện ra rằng giữa chúng mình có rất nhiều điểm hợp nhau. Pêchya Batsây, người bạn cũ của Ônga (gạch đít hai lần « cũ »). Gửi lời chào Victo ».

        Pêchya đã dự định viết cho tất cả các bạn, đại loại đều bằng những lời lẽ như thế. Bởi dự định ghi một cuốn nhật ký khoa học, v.v... Nhưng chú chưa thực hiện được điều gì cả. Chú đang quá mải với việc bay. Thời gian cũng chưa có gì là bỏ phí. Bây giờ sực nhớ lại, chú quyết tâm hành động. Chú rút ở trong túi ra tập bưu thiếp đã ghi sẵn địa chỉ, cây bút chì « Thiếu niên » vót nhọn và cục tẩy. Nằm dài thoải mái lên cỏ xong, Pêchya bắt đầu, cố hết sức để viết cho có vẻ cầu thả, đúng kiểu một bức thư gửi từ máy bay. Chú đã viết lên tấm bưu thiếp đầu: « Viết trên máy bay số 2897 ». Nhưng ngay lúc đó chú cảm thấy ngường ngượng. Vì Pêchya tính thật thà; chỉ hơi nói dối một tý chú cũng đã thấy nó thế nào ấy. Mười phút trước, chú còn ngồi trên máy bay, nhưng bây giờ chú đang nằm sấp bụng dưới đất. Máy bay có đậu bên cạnh chú thực và đang lấy thêm xăng từ một chiếc ô-tô chở xăng to tướng sang, và trong mười lăm phút nữa nó sẽ lại bay tiếp. Nhưng tất cả những cái đó không làm thay đổi được sự thực là: Pêchya đang không ngồi trên máy bay. Nhưng thư chú gửi đi mà không có những chữ : « viết từ trên máy bay » thì nó nhạt thếch. Chú không thể viết: « nằm dài dưới đất bên cạnh máy hay số 2897». Thế thì ngây ngô quá!

        Pêchya rất muốn bỏ bưu thiếp vào thùng thư Khackôp để nó đến Mạc-tư-khoa được càng sớm càng tốt. Nhưng chú không thể nói dối được. Khó xử quá! Chú đã định đành tiếc rẻ mà xóa những chữ thần diệu : « viết trên máy hay » đi. Nhưng bất thình lình chú nảy ra một sáng kiến tuyệt vời, nó lóe lên như một ánh chớp : chú sẽ lên ngồi trên máy bay và như vậy là có thể viết được câu « viết trên máy bay». Thế cũng như thật. Còn những « trời sương mù », « tầm nhìn xa » và « độ cao » thì, ôi chào, cũng không phải là dối trá gì nghiêm trọng lắm. Có chuyện trời sương mù không? Có. Tầm nhìn xa có không? Có. Về độ cao thì tạm cho là 1400 mét. Mới lúc nãy, trước khi tới sân bay Khackôp, họ đã chẳng bay trên cao 1400 mét là gì? Như vậy không thật hoàn toàn đúng, nhưng độ cao có không? Có đứt đi rồi. Cái lập luận lô-gích đó làm lương tâm Pêchya hết cắn rứt; chú thu các giấy tờ mang đi đường lại và với tay nắm lấy thang để trèo lên ngồi « viết trên máy bay ». Nhưng vừa lúc đó một tốp hành khách mới đến thu hút hết sự chú ý của chú.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2020, 05:25:55 am »

        
10

         Họ tiến đến gần máy bay. Người phi trưởng bước những bước dài, cõng trên vai một cô bé mặc áo màu sặc sỡ. Một bà lão loắt choắt lon ton chạy bên cạnh, theo khướt mới kịp ông. Một tay bà lão cầm cái giỏ đan đựng đầy hành lý, còn tay kia cố túm lấy chân em bé. Bám chặt vào cổ người phi trưởng, em bé cứ kêu rú lên, cười giòn tan và giãy giụa hai chân.
 
        Đến gần sát máy bay, người phi trưởng thận trọng đặt cô bé xuống bãi cỏ đầy những bông hoa cúc tím. Bà lão sửa lại váy cho em bé đăng ngồi giận dỗi ra mặt. Không phút nào đứng yên chỗ, nó luôn luôn ngó ngoáy, đưa đảo mắt rất nhanh tò mò nhìn Pêchya.

        Dễ nó phải lên tám, nhưng trông khổ người thì có vẻ bé hơn. Pêchya tò mò nhìn em bé vui lính và nhanh nhẹn. Chú chưa bao giờ gặp một em bé dễ thương như thế. Nó không đẹp, theo nghĩa một cậu con trai Mạc- tư-khoa thường hiểu. Nó có cái duyên đáng miền Nam của một cô gái Ukren. Tất cả ở em làm cho người ta ngạc nhiên vì những màu sắc lạ mắt, rực rỡ đồng thời lại êm dịu : chân đi đôi giày cao cổ màu đỏ, mình mặc váy cộc xinh xinh, áo sơ-mi thêu tay rộng, tóc tết đuôi sam với những dải băng xanh đỏ. Một chuỗi hạt pha-lê đung đưa trên cái cổ mảnh khảnh sạm nắng. Trên mái đầu bé xinh xinh tóc đen bóng, chênh chếch một vòng hoa cúc tím mà em đã kịp tết trong khi chờ đợi máy bay. Nhưng duyên đáng nhất ở em là nước da rám nắng đến nỗi đôi má hồng tươi khó khăn lắm mới lọt qua được lần da sạm. Cặp mắt hạnh nhân màu nâu với lòng trắng bóng nhẫy long lanh dưới hàng mi đen trông như những cảnh chè khô. Ở chỗ khác, trên miền Bắc em có vẻ lòe loẹt quá đây, nhưng ở đây, trên sân bay miền Nam này, giữa những đóa hoa cúc tím, những hoa anh túc dại, em lại rất đúng chỗ như bông cẩm quỳ hay đóa hướng dương mọc trước một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng.

        — Thế nào? — người phi trưởng nói với Pêchya, —  chú có ưa cô bé Ukren này không? Chú có thể làm quen được đấy. Galòska, bắt tay chú bé này đi.

        Cô bé giơ cho chú một bàn tay đen sạm mà lòng bàn tay lại trắng hồng và nhìn thẳng vào mắt chú, rồi từ chân lên đầu. Pêchya thẹn quá đưa tay ra bắt và mỉm cười ra vẻ kẻ cả.

        — Galina, — cô bé nói.

        — Pêchya, — chú bé trả lời.

        — Làm quen thế là xong, — người phi trưởng nói.

        Hành khách lại một lần nữa cười ồ.

        Mọi người trèo lên máy hay. Pêchya để ý thấy bà lão bé nhỏ vẫn đứng dưới đất: em bé đi một mình.

        Vừa bước vào buồng lái, phi trưởng vừa nói với Pêchya :

        — Đừng có trêu chọc em nhá! tôi giao nó cho chú trông đấy!

        — Vâng! — Pêchya làu bàu đáp.

        Chú liếc nhìn em bé mặc dầu hơi loạng choạng vẫn cứ đứng ở trên sàn trong khi máy bay đang tăng tốc độ. Pêchya ngồi vào ghế, đặt giấy tờ lên đùi, định viết.

        Chú bảo cô bé:

        — Em đừng sợ. Trông anh đây, anh có sợ đâu. Cứ bám vào ghế ấy, hay tốt hơn là ngồi vào.

        — Em không thích ngồi, — cô bé nói.

        — Thì đứng, nhưng đừng đứng trước mặt anh, và đừng có quấy rầy anh, anh đang muốn viết thư.

        — Không đâu !

        Pêchya thật không ngờ nó lại trả lời thế. Chú đứng dậy sửng sốt.

        — Cái gì, thế nào là không đâu? — Chú nghiêm  khắc hỏi.

        — Không đâu ! — cô bé nhắc lại. — Em không thích đứng. Em thích chạy. Ta cùng chạy nào!

        — Đi tàu bay thì phải ngồi ngay ngắn, — Pêchya nghiêm nghị phê bình, — và nhất là không được chạy.

        Đứng đây mả nhìn ra cửa sổ. Giúp anh ghi những nhận xét về khí tượng — chú nắm lấy vai cô bé và dí đầu nó vào cửa kính. — Nhìn đi, quan sát đi. Khi nào máy bay cất cánh, thì báo hiệu cho anh ngay. Lúc ấy là lúc quan trọng lắm đấy. Anh sẽ ghi ngay vào cuốn nhật ký bay của anh.

        — Không đúng ! — cô bé vừa lắc lắc cái đầu tết băng vừa ương ngạnh nói.

        — Thế nào, không đúng là thế nào ?

        — Không đúng. Máy bay đã bay từ nãy rồi.

        Pêchya mím một nụ cười kẻ cả.

        — Chưa bay đầu, đang chạy đấy thôi.

        Phía dưới chiếc cánh lớn, cây có dưới sân bay như ướt sướt mướt, chạy ngược về phía sau. Trông gần quá, tưởng như có thể giơ tay sờ được. Bất thình lình, từ phía dưới, một cái cây khổng lồ đột ngột hiện ra. Nó khua cá cái khối tối sầm của nó vào thẳng giữa mặt Pêchya và mặt trời như lấp lánh trên muôn vàn cánh lá của nó. Chú bé lùi xa ra khỏi cửa sồ và kêu thốt lên :

        — Ối!

        Chú co dúm người lại, nhắm mắt chờ đợi cái va chạm khủng khiếp, tan tành ra từng mảnh. Nhưng chẳng thấy gì cả, chỉ nghe thấy tiếng cười khiêu khích và giòn tan của cô bé đang reo lên :

        — Thế mà không biết xấu hổ, anh sợ à? Lêu lêu ! Tái mặt lại kìa!

        Pêchya rụt rè mở mắt nhìn ra cửa sổ. Phía dưới cánh, một mái ngói lướt tới vùn vụt. Sát quá, tưởng như máy bay sắp quệt vào loạt ngói đen đen và hất đổ cột ống khói có con mèo đang thản nhiên sưởi nắng bên cạnh. Chú bé lại lùi lại vả nhắm mắt.

        Lần này cô bé nhìn Pêchya tái mặt bằng con mắt tò mò.

        — Thấy chưa, thế mà anh cứ cãi mãi, cứ bảo là tàu hay đang chạy chứ không phải bay. Em nhất định không phải nó đang chạy mà nó đang bay đấy. Em nói mới đúng. — Rồi tiếp bằng giọng kẻ cả — Chưa gì đã hoảng lên như thế là không nên. Đội viên ai lại thế!

        — Anh thấy hình như..., — Pêchya xấu hổ lắp bắp.

        — Hình như, hình như, — cô bé chua ngoa nhại lại, tay giơ lên sửa vòng hoa trên đầu, tất nhiên là bắt chước cử chỉ của một người nào đó, của bà nỏ, chắc thế.

        Cô bé mắng thêm Pêchya một hai câu nữa, rồi xoa:

        — Không sao, dần dần rồi quen thôi. Chắc anh đi máy bay lần đầu? Phải không?

        — Làn đầu tiên, — Pêchya thừa nhận.

        — À, thảo nào.

        — Sao lại « thảo nào »?

        — Thảo nào. Anh thấy bay là là thì sợ đấy thôi! Phải không? — cô bé nhún vai.

        Pêehva bứt rứt ngọ ngoạy trên ghế.

        — Sao, bay là là à ? — chú quay ngang quay ngửa nhìn tứ phía, hỏi.

        Cô bé mỉm cười ra dáng kẻ cả:

        — Cái anh chàng này buồn cười thật! Chúng mình bay như thế từ bao lâu rồi. Đừng sợ! Chả có gì đâu.

        Nó kéo chú bé ra cửa sổ. Dưới cảnh máy bay, những con đường diễu qua với những cột dây thép, những luống có, những giếng nước. Cái bóng lớn máy bay với đôi cánh nhọn trải ra trên những vườn cây, gẫy gập lại trên những dẫy hàng rào, nhảy lên những cây cao, rồi lại tụt xuống, hùng dũng lao trên những cánh đồng lúa mì rộng của nông trường, rậm rạp và lởm chởm như một tấm lông thú. Động tác mạnh mẽ của máy bay làm ngợp đến đứt hơi. Trêu ngươi sức hút của trái đất, nó chẳng thèm bay cao trên các tầng mây, cứ là là mặt đất, gầm thét nạt nộ những con cừu làm chúng kinh hãi chạy trốn tán loạn, khua lên những đám mây bụi trắng.

        Pêchya không sợ nữa, tâm hồn chú rạo rực một cảm xúc đặc biệt, khác hẳn với cái thích thú khi bay trên độ cao hai nghìn mét, chậm dè dè và hầu như không nhận thấy, giữa những tầng mây lớn mây nhỏ lững lờ trôi như đang ngủ trên núi đồi của thế giới. Ở trên ấy, mặc dầu  tai nghe ù ù và mặc dầu có bản đồng ca hùng tráng của các động cơ, vẫn chỉ là một sự chiêm ngưỡng bình thản. Còn đây là cơn mê loạn của động tác nhanh ngợp kinh hồn, của cuộc chiến đấu đầy nguy hiểm với không gian và thời gian. Ở đây, máy bay không còn là một cánh chim nữa. Nó cắm đầu lao thục mạng, như một chiếc ô-tô bay, gần như sạt mặt đất, nhảy chồm chồm qua bao nhiêu cây cối và những đống rơm rạ. Pêchya có cảm giác như chính tay mình, nằm vào lưng ghế đằng trước, đã ra sức đẩy chiếc máy bay tới trước, tới trước mãi, về hướng nam, đi tìm một hạnh phúc mới lạ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2020, 05:27:59 am »


       
11

        Máy bay bay nhanh quá, thiên nhiên đổi thay nhịp nhàng quá đến nỗi Pêchya mất hẳn khái niệm về thời gian. Chú mải mê với màu sắc của đất trời miền Nam đang bao quanh chú. Đã từ lâu không còn trông thầy những cánh rừng thông nữa. Những cây bạch dương đã biến mất. Khắp bốn bề thảo nguyên trơ trụi và vẳng lặng lạ thường trải ra mãi đến tận chân trời. Những cối xay gió mà Pêchya chưa từng thấy, xuất hiện. Dọc các khe nổi lên những ngôi nhà nhỏ trắng của những thôn xóm lớn. Quanh các ao nhỏ, trông cứ tưởng như nước ấm lắm, có những lùm cây bụi bậm hắt lên những ánh mờ bàng bạc dưới nắng. Tất cả đều mới, đều lạ. Nhưng mới lạ nhất là cái ánh nắng chói chang. Không khi đỏ rực và thấm đầy không phải chỉ nhũng tia có thể  thấy được, mà cả những tia cực tím bí hiểm bên ngoài, chúng lướt trên mặt da với một sức mạnh hầu như sờ thấy được và gần như đốt cháy da.

        Trong máy bay mỗi lúc một thêm nóng. Nhưng đó là một hoi nóng nhẹ nhõm, tốt lành. Pêchya toát mồ hôi. Chú buồn ngủ. Bỗng, chú nhớ rằng mình còn phải ghi những nhận xét về hiện tượng thiên nhiên, phải chuẩn bị tài liệu khoa học cho báo Sự thật Thiếu niên, viết những tấm bưu thiếp gửi từ trên máy bay đi cho bạn bè thân thuộc. Lúc này, các tấm bưu thiếp ấy mới thật là giá trị. Không những nó sẽ có câu chú thích hấp dẫn lòng người « Viết từ trên máy bay », mà còn có thể ghi thêm bằng một nét viết tháu gần như đọc không rõ: « trong khi bay là là mặt đất». Để rồi xem Ôlia Netsaêva sẽ phản ứng như thế nào, và cái thằng Victo Xađôpnikôp chúa ba hoa tự đắc kia sẽ ngẩn tò te như thế nào. Không phải là chuyện đùa nữa đâu. Không, các bạn ạ, người ta không thể bỏ lỡ một cơ hội như vậy ở trên đời. Một dịp như thế này chỉ xảy ra một lần thôi. Pêchya cựa mình và lục tìm ở túi áo trong những thứ để viết. Chúng đã biến đâu mất cả. Chú bé giật mình ngồi thẳng dậy và cảm thấy có cái gì đang tụt xuống trán. Chiếc mũ lưỡi trai đã biến mất và thay vào chỗ nó là một vòng hoa cúc tím. Galia đang ngồi trên đống va-li ở đuôi máy bay, đầu đội chiếc mũ lưỡi trai của Pêchya, chân đung đưa, và đang cầm bút chì hí hoáy vẽ lên các tấm bưu thiếp của chú.

        — Đích con bé này rồi! — chú đỏ mặt thốt lên.

        Điều mà Pêchya sợ nhất trên đời là sự lố bịch! Ấy thế mà bây giờ, đúng vào lúc trang nghiêm đang bay là là mặt đất một cách hào hùng này, trước mặt đông đủ hành khách chú lại đóng vai một thằng ngốc mồ hôi mồ kê nhễ nhại, đầu tóc bờm sờm, mặt đỏ bừng và bối rối, thậm chí trên đầu lại đội một vòng hoa chứ không phải chiếc mũ lưỡi trai bị đánh cắp. Rõ thật là đẹp trai! Chú tức giận và nhục đến phát khóc lên được.

        — Trả ngay các thứ cho tao, — Pêchya nói, đôi mắt đen nhánh long lên sòng sọc — Hiểu chưa? Ngay lập tức!

        Nhưng câu nói của chú không gây một tác động gì cho em bé cả. Nó nhìn Pêchya đang giận dữ, xua xua tay, và bỗng dưng cười như nắc nẻ ; tiếng cười của nó trong trẻo và thơ ngây đến nỗi người ta có cảm giác như trong máy bay có một cái chuông nhỏ xíu bằng pha-lê đang rung.

        — Liệu hồn, đừng có mà làm bẩn bưu thiếp của tao, — Pêchya tuyên bố, nghiêm nghị dằn từng tiếng — Đừng có mà vẽ vào giấy của tao. Giấy tao để nghiên cứu khoa học đấy. Hiểu chưa?

        Nhưng chú thấy rõ là con ranh không cần hiểu gì cả. Nó xun mũi lại và thè lưỡi ra với chú. Chú bé mất hết bình tĩnh. Chú quên phắt cả địa vị quan trọng của một nhà hoạt động chính trị, phó chú tịch câu lạc bộ những nhà khoa học tự nhiên trẻ tuổi thủ đô, và xông lên chiến đấu với những tiếng hò thét hùng hổ.

        — Trả bưu thiếp tao đây! Trả mũ tao đây! Mày mà không trả thì...

        Nhưng tóm được con bé chẳng phải dễ gì. Nó nhảy thoăn thoắt từ chiếc va-li nọ sang chiếc va-li kia như một con vượn. Nó lánh, ngã, cười sằng sặc. Những hạt trai nhảy lên, những dải băng bay phất phới. Vị phó chủ tịch vất vả lắm mà vẫn không làm gì được con bé ranh ma và mau lẹ như một quả cầu bằng bạc long lanh kia.

        — Bố ơi! Bố ơi! — Pêchya sụt sịt khóc — Bố bảo nó trả ngay cho con những thứ của con đi!

        Nhưng ông bố hình như không muốn bênh thằng con vụng về của mình. Tất cả cảm tình của ông hướng về phía em bé khôn khéo và nhanh nhẹn.

        — Thiếu niên với lại phó chủ tịch gì mà lại chịu thua một em bé tí xiu thế kia! — ông vừa nói vừa thú vị ngắm nhìn bé Galina mặt đó như gấc; lợi dụng cơ hội ấy nó vớ lấy vòng hoa trên đầu chú thiếu niên, cuộn tròn lại trong tay và tung lên trời.

        Pêchya đưa mắt thảm hại nhìn đám hành khách, nhưng chẳng tìm thấy ở họ một chút thông cảm nào cả. Họ cười trước cuộc đọ sức ngộ nghĩnh, trước cái trò tiêu khiển nhỏ này. Chú bé hiểu là họ chê chú vụng, đồng thời về hùa với con bé. « À ra thế! — chú nghĩ bụng — rồi sẽ biết tay ». Và nhảy thoắt lên đống va-li, chú túm được vai em bé.

        — Trả đây! — chú rít lên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2020, 07:20:18 am »


        Nhưng ngay lúc đó, con bé đã co người lại và luồn xuống phía dưới như rơi tuột khỏi tay chú. Trong chớp mắt nó đã rời khỏi đống va-li và lách như một con trạch xuống dưới đống vải bạt che động cơ. Pêchya lao bổ sấp xuống. Nhưng em bé đã kịp chui từ dưới đống bạt ra phía đầu đàng kia. Nó đứng phắt dậy trên đôi chân nhỏ, thanh, rắn chắc và chạy về phía buồng lái. Pêchya xoa cái đầu gối đau, đâm bổ theo, nhưng nó đã kịp chui vào trong buồng, thè lưỡi ra với Pêchya và đóng sập cánh cửa nhỏ bằng nhôm vào mũi chú. Pêchya đẩy mạnh cửa và vừa đập vừa kêu :

        — À, à! Hèn lắm! À, à! mày sợ ư? Trả ngay bưu thiếp của tao đây.

        Cánh cửa mở ra và ngay trước mũi Pêchya xuất hiện cái thân hình cao lớn của ông phi trưởng.

        — Thôi, bầy chim non của tôi, thế là đủ rồi, — ông nói với vẻ không bằng lòng — Định phá máy bay thì bảo. Đùa thế đủ rồi, không tòi ném cả ra ngoài trời đấy. Thôi!

        — Nhưng nó phải trả bưu thiếp và mũ của cháu đã, —  Pèchya nói, nét mặt sa sầm, và cố lách vào bên ông phi trưởng để chui váo buồng lái.

        — Bác Vaxya ơi, đừng cho anh ấy vào, — em bé từ đằng sau người phi còng ngó ra, kêu nheo nhéo và thè lưỡi ra với Pêchya.

        — Bác bảo nó đừng trêu cháu nữa. Làm sao lúc nào nó cũng thè lưỡi ra với cháu ?

        — Thôi, lũ nhỏ này! Bác không nhịn được nữa đâu! —  và làm ra vẻ giận dừ ghê gớm, một lay túm chặt lấy cổ Pêchya và tay kia túm cổ Galôska, ông kéo hai đứa trẻ đến gần nhau — Dàn hòa di!

        — Nó phải trả các thứ của cháu đã.

        — Nhưng anh ấy không được đuổi cháu cơ.

        — Dàn hòa đi! — người chỉ huy gầm lên.

        — Lỗi tại nó. Nó phải dàn hòa trước !

        — Không, không. Tại anh ấy gây sự trước !

        — Ganka, đừng nói dối, —người chỉ huy nghiêm nghị nói — Bác thừa biết tính cháu rồi. Chắc chắn là cháu đã gây sự trước cũng như mọi lần. Dàn hòa đi! Cháu nghe rõ không?

        Bé Galina ngước đòi mắt màu nâu sáng nhìn ông từ dưới lên trên, hơi nhíu mắt và như có phép lạ, trở ngay thành một em bé ngoan ngoãn dịu dàng. Em nhũn nhặn nhìn xuống, sửa lại cái váy xinh xinh và, mắt không thèm nhìn Pêchya, từ sau lưng người phi trưởng

        chìa ra cho chú cả bưu thiếp và mũ, Pêchya cầm lấy và ngạc nhiên thấy bưu thiếp và giấy của chú chẳng bị vẽ bẩn tí nào.

        — Em chỉ giả vờ thôi. Em có vẽ đâu — Galina lễ phép nói, mắt vẫn không nhìn vào Pêchya.

        — Cảm ơn, — Pêchya lầu bầu, hơi xấu hổ nhưng vẫn tức.

        — Thế nào? — Phi trưởng hỏi.

        Em bé, vẫn nấp sau lưng phi trưởng, chìa ra cho Pêchya một bàn tay với ngón tay út sạm nắng cong cong.

        — Thế nào? — Phi trưởng nhìn Pêchya, nhắc lại.

        Pêchya, vẫn xấu hồ, nhìn phi trưởng và ngón tay út cong cong, không hiểu người ta muốn gì mình.

        — Thế nào, — phi trưởng nhắc lại và đẩy Pêchya về phía em bé, — chú không biết phải làm thế nào hay sao?

        — Cháu không biết.

        — Cái anh chàng này buồn cười thật! Thế chưa rõ hay sao?

        — Rõ cái gì cơ ạ?

        — Em nó muốn dàn hòa với chú.

        — Có lẽ ở Mạc-tư-khoa người ta dàn hòa không giống như ở đây, — cô bé nhận xét.

        — Thế ở Ukren bạn, người ta dàn hòa như thế nào? — Pêchya hỏi, trong bụng rất tò mò.

        — Tùy từng nơi. Ở chỗ em, Khackôp chẳng hạn, thì dàn hòa như thế này. — Và có bé thích thú trình bày cách dàn hòa ở Khackôp. Em móc hai ngón tay út vào với nhau, lắc lắc mấy cái rồi lại bỏ ra. — Anh có muốn làm thế không?

        Pêchya nhún vai ra đáng kẻ cả.

        — Làm thì làm.

        Chú giơ cho em ngón tay út gập cong lại như cái quai chén. Hai đứa trẻ móc những ngón tay bé tí vào với nhau và thẹn thùng như thường tình sau một cuộc dàn hòa, chúng lắc lắc tay rồi rụt lại.

        — Hòa chứ? — cô bé vui mừng hỏi.

        — Hòa, — Pêchya thản nhiên đáp lại, mặc dầu trong thâm tâm chú cảm thấy nhẹ nhõm vui vui, và có phần phấn khởi nữa là khác.

        — Cuộc tranh chấp kết thúc, — phi trưởng tuyên bố, và vị thần hòa bình bệ vệ rút lui vào trong buồng lải.

        Hai đứa trẻ liếc trộm nhau một lát. Chúng không biết sau khi đã chính thức ký kết hòa bình thì nên có thái độ như thế nào. Cô bé phá tan băng giá trước.

        — Này, em bảo cái này, — em nói với Pêchya bằng một giọng bí mật làm như vừa khám phá ra được một cái gì vô cùng nghiêm trọng.

        — Cái gì?

        — Chúng mình đi chơi trong máy bay đi!

        — Đễ làm gì? — Pêchya giữ vững cương vị một đội viên thiếu niên vững vàng và chín chắn, phó chủ tịch câu lạc bộ những nhà khoa học tự nhiên trẻ tuổi, hỏi.

        — Để chơi! — cô bé lắc lắc những dải băng và hạt trai, nhởn nhơ trả lời.

        — Ừ thì đi, — bị cái vẻ nhởn nhơ duyên đáng của em bé lôi cuốn, Pêchya hiên ngang đáp lại một cách đột ngột.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2020, 07:20:34 am »


        Giờ cuối cùng của cuộc du lịch bằng máy bay trôi qua mà hai đứa trẻ không hề hay biết. Thoạt đầu, chúng diễu đi diễu lại trên lối đi nhỏ hẹp giữa hai dãy ghế. Chúng không đi bên nhau, mà đứa trước đứa sau, thân mật, đẩy lưng nhau, lúc thì Pêchya đẩy lưng Galia, lúc thì Galia đẩy lưng Pêchya. Rồi Galia xin được phép bác Vaxya cho vào chơi một lát trong buồng lái, ngồi ở cái góc chật chội bí hiểm, nơi mà người báo vụ viên làm lì ngồi cúi bên mát vô tuyến điện khẽ dập dập cái cần và luôn luôn nói chuyện với sân bay Ôđetxa. Rồi chúng lại nối đuôi nhau đi dạo trong máy bay, trịnh trọng ngồi xuống đống vải bạt che máy. Cô bé nói huyên thuyên và Pêchya được biết khối điều lý thú về em.

        Em sống ở Khackôp với bà nội, và bây giờ em đi Ôđetxa thăm bố là chiến sĩ biên phòng; bác Vaxya, ông phi trưởng, là một bạn cũ của bố, và mỗi lần em đi thăm bố, bác Vaxya lại đưa em đi bằng máy bay. Em còn kể rằng mình có đi học, lớp một, và hiện nay đã lên lớp hai; em tham gia câu lạc bộ múa dân gian, đã hai lần múa ở sân khấu câu lạc bộ đường sắt. Pêchya cũng biết thêm rằng mẹ của Galia chết từ lâu và bố bà ta tức ông ngoại Rôđiôn Ivanôvich Jukôp, trước là lính thủy của hạm đội Hắc-hải, một người đã tham gia cuộc khởi nghĩa của chiến hạm Pôtemkin nổi tiếng. Ông ngoại hiện đang ở thành phố Nikôlaiep.

        Thế đấy! Ra đây không phải là một em bé tầm thường tỷ nào. Trí tưởng tượng của Pêchya đặc biệt bị kích động vì người ông ngoại kia ở chiến hạm Pôtemkin, chiếc chiến hạm lịch sử mà Pêchya đã từng được đọc chuyện ở trong sách, được thấy trong phim ảnh và được bố thỉnh thoảng kể cho nghe. Thật không ai ngờ, và cũng hơi đáng kinh sợ khi tưởng tượng rằng ở một thành phố xa lạ tên là Nikôlaiep, hiện nay đang có một người đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa cách mạng đầu tiên trên hạm đội Nga hoàng.

        Đối với Pêchya thì ngay cả Tháng Mười vĩ đại cũng hình như xa xôi lắm, bên ngoài giới hạn của cuộc sống. Và cuộc cách mạng đầu tiên năm một nghìn chín trăm linh năm, đối với chú hoàn toàn là lịch sử cổ đại chỉ được biết qua sách vở và phim ảnh, với những chiến lũy đường phố của nó, với những đội kỵ binh Cô-dắc, những sinh viên, công nhân, những lá cờ đỏ, với trận cháy phố Prexnya, với những người cảnh binh và những đường dây điện thoại bị cắt đứt rơi lằng nhằng buông thõng nặng nề xuống tận đất. Và có biển Hắc-hải mù mịt làn khói ghê rợn của hạm đội, và bóng đen của chiếc chiến hạm ba ống khói, như một bóng ma, xuất hiện từ trong đêm tối bão táp bên bờ biển cao cao với một lá cờ nhỏ cắm trên tháp súng. Bão táp lồng lộn trong cổ áo các lính thủy, những dải băng thánh Jorjơ màu đen và da cam với chiếc mỏ neo bằng vàng, những con chim hải âu vừa kêu vừa sà xuống thánh từng hàng trăng trắng từ mặt sóng màu xanh đồng lại bay vọt lên; một thủy thủ trẻ tuổi, chắc, mập, Rôđiôn Jukôp, đang ưỡn ngực đứng trên ngọn cột buồm, tay cầm mũ vẫy vẫy. Và Pêchya thấy khó tưởng tượng được rằng anh ấy chính là ông Rôđiôn Jukôp đang sống ở trên đời, tại Liên-xô, trong thành phố Nikôlaiep, và chính anh là người mà em bé ranh mãnh kia gọi một cách rất bình thường là ông ngoại Rôđiôn Ivanôvich.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM