Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:33:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14779 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2020, 10:52:54 am »

        
        - Tên sách : Đường hầm Ôđetxa Tập 1+2

        - Tác giả : Valentin Kataep
                        Trần Lê Huy, Thương Thục, Hoài Dân dịch

        - Nhà xuất bản Văn học

        - Năm xuất bản : 1968

        Dịch theo bản dịch Pháp văn LES CATACOMBES D'ODESSA của Esfir Berstein và Olga Wormsber — (Nhà xuất bản Ngoại văn Mạc-tư-khoa — Nhà xuất Editeurs Franẹaís Réunis — Paris)
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2020, 08:02:00 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2020, 08:05:14 am »


       
LỜI GIỚI THIỆU

        Đường hầm Ôđetxa của Valentin Kataep1 cho, ta một khái niệm về chiến tranh nhân dân ở Liên-xô và chứng minh qui luật chiến tranh nhân dân nhất định thắng lợi.

        Ôđetxa là một thành phố cảng lớn của Liên-xô, nằm trên bờ Hắc-hảỉ, có truyền thống lâu đời chống ngoại xâm, đã từng chứng kiến cuộc thất trận thảm hại của quân Thổ-nhĩ-kỳ, cũng như đã từng đập vỡ cuộc can thiệp của mười bốn nước đế quốc vào nước Nga Xô-viết sau Cách mạng thảng Mười.

        Trong lòng đất dưới thành phố và miền phụ cận, có một hệ thống hầm, hào chằng chịt, có từ lâu đời, tạo nên cả một thành phố ngầm với hàng trăm ngàn đường, ngõ ngoắt ngoéo, được mệnh danh là những hầm mộ ở Ôđetxa. Hệ thống hầm ngầm ấy đã từng được sử dụng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đã từng là cơ sở bí mật của các chiến sĩ bônsêvich hồi Cách mạng tháng Mười. Đến chiến tranh thế giới lần thứ hai, trước khi đội thiết giáp Đức tiến vào thành phố, những hầm mộ ấy lại trở thành những căn cứ vững chắc của các đội du kích, các đội công tác bí mật, các cơ quan kháng chiến nằm trong lòng địch để bám đất, bám dân.

        Bọn phát-xít chiếm đóng có biết điều ấy không? Biết. Nhưng không phải bất kỳ lúc nào chúng cũng dám sục xuống cái mê hồn trận ấy. Những tên liều mạng đã phải trả bằng một giá rất đắt vì nhưng quả mìn tự động, vì những tràng đạn rất chính xác từ các ngóc ngách tối om bắn ra. Những vòm hầm đổ ụp xuống làm hàng đơn vị địch bị tan xác, thậm chí những đống xác chết chồng chất của chính bọn chúng cũng tạo nên những vật chưởng ngại vít hẳn đường vào. Bọn phát xít dùng đủ mọi cách, đại bác, bom, mìn, hơi độc, chẹn kín các cửa lên, xuống... Nhưng kết quả không hoàn toàn như ý đồ đen tối của chúng. Trong suốt thời kỳ phát-xít chiếm đóng, đội công tác bí mật của Secnôivanenkô, cũng như bao nhiêu đội khác, vẫn tồn tại và phát triền, vẫn phá hoại có kết quả trong lòng địch, vẫn đánh cho địch những đòn ác liệt làm cho chúng điên cuồng lồng lộn, ăn không ngon ngủ không yên. Họ vẫn nắm được nhân dân và gắn bó với nhân dân, vẫn đem được luồng sinh khí của Đảng đến thối cao ngọn lửa căm thù, chiến đấu trong lòng nhân dân.

        Những ai đã nhảy vào cuộc vật lộn gay go, dai dẳng trong lòng dịch như vậy ?

        Đó là Secnôivanenkô, một cản bộ Đảng lãnh đạo trực tiếp đội công tác bí mật, người chỉ huy rất sảng suốt, kiên quyết, không khoan nhượng với địch, đồng thời yêu thương đồng đội một cách sâu sắc.

        Đó là bác công nhân già Xiniskin Jêleznư, con người « bằng sắt », tuy mắc bệnh lao phổi nhưng có một ý chí chiến đấu không gì lay chuyển nổi.

        Đó là Kôletnisuc, một cán bộ ngoài Đảng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh dưới ngọn cờ của Đảng, cùng vợ là Raitxa Lvôpna, một phụ nữ gốc Do-thái, muốn ở bên chồng để chia sẽ nỗi gian nguy.

        Đó là bà Matriôna Têrenchiepna, vợ người chủ tịch một ngư trang tập thể ở vùng phụ cận thành phố, một phụ nữ rất kiên cường, sôi nổi.

        Đó là đại úy Hồng quân Drujinin với những hoạt động táo bạo và tinh thần bất khuất đáng kính.

        Đó là anh thanh niên dũng cảm và rất yêu đời Xviatôxlap.

        Đó là Batsây trầm tĩnh, từ Mạc-tư-khoa xuống, ngẫu nhiên tham gia và tham gia kiên trì vào cuộc chiến đấu trong mấy năm ròng rã.

        Đó là nhà tri thức Xêrêđôpxki khảng khái nhất định không chịu cộng tác với quân thù.

        Đó là các em thiếu niên tiền phong Pêchya và Valentin. Các em đã góp phần không nhỏ vào việc tết vòng hoa chiến thắng cho thành phố Ôdetxa thân yêu.

        Tinh chất nhân dân trong cuộc chiến tranh giữ nước của Liên-xô là như vậy. Nhiều người đã hy sinh. Những «hầm mộ» từ bao đời đã trở thành hầm mộ thực sự của những người con bỏ mình vì sự nghiệp vinh quang bảo vệ đất nước xô-viết. Khó khăn gian khổ, nhưng họ vẫn giữ vững một niềm tin tưởng lạ lùng ở chiến thắng. Những ngày cuối cùng ở dưới hầm mộ, nhóm của Secnôivanenkô bị lạc trong cái mê hồn cung trăm ngàn ngõ ngách ấy, họ không tìm được lối lên mặt đất trong khi bi-dông của họ chỉ còn một giọt dầu cuối cùng. Họ đã kiệt sức, hấp hối trong cơn khát, nhưng vẫn tin là «không thể chết được». Chúng ta hãy nghe Secnôivanenkô truyền niềm tin tưởng say sưa đó cho người bạn chiến đấu Batsây trong hoàn cảnh nguy nan: « Chúng ta sẽ tiêu diệt được bọn chúng, vì chúng ta làm một cuộc chiến tranh chính nghĩa, một cuộc chiến tranh nhân dân, một cuộc chiến tranh kiều mới. Một cuộc chiến tranh vì tương lai của tất cả nhân loại cần lao, một cuộc chiến tranh vì chủ nghĩa cộng sản!».

        Cuộc chiến tranh nhân dân đã tôi luyện cho họ một nhân sinh quan cách mạng chân chính, một tình đoàn kết sâu sắc, một tinh thần dũng cảm đầy sáng tạo và một lòng tin tưởng vô bờ bến. Đó là những nền tảng không thể thiếu được của chiến thắng.

-------------------------
        1. Valentin Kataep, sinh ngày 28-2-1897 ở Ôđetxa. Xem tiểu sử tác giả trong Lời giới thiệu cuốn Cảnh buồm trắng — Nhà xuất bản Văn học — 1967. Cuốn Đường hầm Ôđetxa xuất bản ở Liên-xô năm 1948, và năm 1951 đã được sửa chữa thêm.

Valentin Kataep
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2020, 03:56:20 am »


       
*

        Valentin Kataep có một phong cách nghệ thuật độc đáo khi thể hiện chủ đề của mình. Trước hết là vấn đề nhân vật. Trong các tác phẩm của ông, các em thiếu niên thường đóng một vai trò quan trọng. Một nhà phê bình văn học viết: «Trong tâm hồn nhà văn Kataep, vẫn còn một thằng bé ẩn náu ở đâu đó !» Đúng. Lần này, «thằng bé» đáng yêu đó lại xuất hiện và hoạt động dưới hình dạng của chú thiếu niên tiền phong Pêchya Batsây với nhiệm vụ mở đầu và kết thúc cuốn sách. Trong suốt câu chuyện chú bé không phải chỉ là người chứng kiến thời đại mà còn là một thủy thủ trên con tàu thời đại. Hành động tham gia chiến đấu đầu tiên của chú bẻ là nhận lá cờ đẫm máu của một chiến hạm Liên-xô từ tay anh thủy binh hấp hối Lavrôp. Tác giả đã miêu tả một cách lý thú sự diễn biến tâm lý của chú bé, từ trạng thái rụt rè sự hãi chuyển sang thái độ can đảm, hăng say. Tâm hồn lãng mạn cách mạng của tuổi thiếu niên được miêu tả rất đúng qua cử chỉ giơ tay tuyên thệ trước xác anh thủy thủ Hồng quân. Lá cờ thiêng liêng được cất giấu giữa đêm đoàn xe tăng phát-xít tiến vào chiếm đóng Ôđetxa. Từ đó Pêchya đi vào cuộc chiến đấu, cùng chia nỗi vui, buồn, gian khổ với các bạn đồng đội vào tuổi cha, chú. Cuốn truyện chấm dứt bằng cuộc « khải hoàn » của chú bé từ thành phố Ôđetxa giải phóng trở về Mạc-tư-khoa, với tấm huân chương chiến công chói lòa trên ngực bộ quân phục nhỏ bẻ. Chú đã giữ đúng lời thề của thiếu niên tiền phong hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu cuối cùng khi tìm ra và trao lá cờ nói trên cho bộ tư lệnh Hồng quân.

        Tác giả gắn vào hình tượng thiếu niên tất cả tấm lòng ưu ái và tin tưởng, quí trọng lớp măng non tương lai của đất nước. Trong truyện, chúng ta gặp lại nhiều nhân vật trong các tác phẩm trước của ông. Hai chú bé Pêchya và Gavrick trong Cành buồm trắng tham gia sôi nổi vào làn sóng Cách mạng từ đầu thế kỷ đã trở nên bác Batsây rất trung thành và đồng chí Secnôivanenkô giàu nghị lực. Thế là lớp trước trưởng thành, lớp sau bước tiếp. Niềm hy vọng nồng nhiệt, thiết tha của thế hệ trước gửi lại thế hệ sau được gói ghém trong bức thư của Đrujinin trước giờ bị hành quyết, ghi trên bức tường của ngục tối gửi cho con gái yêu quí của minh. Sức sống của chủ nghĩa xã hội, của Tổ quốc xô-viết thực là bất diệt.

        Tuy cấu trúc và nội dung tác phẩm dành cho tuổi trẻ một địa vị quan trọng, nhưng tác phẩm của ông không phải chỉ viết riêng cho thiếu niên. Pêchya cũng như Valentin đều không phải là nhân vật chính. Nhân vật chính là cả một tập thể chiến đấu. Tâm hồn, ý chí, cảm nghĩ của mỗi người được ngòi bút sắc sảo của Kataep phân tích tỉ mỉ, đúc thành những dạng điển hình.

        Tác phẩm ông không phải chỉ có con người bàng bạc trong thời gian và không gian rộng rãi, ta luôn thấy hình ảnh thành phố quê hương thân yêu của ông, với đường phố, lâu đài, bến cảng, cầu tàu, cần trục, bờ dốc đứng, thảo nguyên... khi ẩn khi hiện, với tất cả buồn, vui, thương, giận. Không phải chỉ có con người xô-viết đánh giặc mà cả thiên nhiên xô-viết cũng vùng lên, tiêu diệt bọn cướp nước hung tàn.

        Phong cách sáng sủa, cách bố cục chặt chẽ, chia chương ngắn gọn, khiến câu chuyện tuy dài mà vẫn dễ theo dõi, tiếp thu

       
*

        Đường hầm Ôđetxa đến với chúng ta giữa lúc cả nước ta đang quyết liệt tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước.

        Những hầm ngầm chiến đấu nổi tiếng của thành phố Ôdetxa khiến chúng ta liên tưởng đến hệ thống địa đạo vô cùng vĩ đại của đồng bào miền Nam đánh giặc. Tất nhiên hoàn cảnh lịch sử, địa lý mỗi nơi mỗi khác, phương thức chiến đấu cũng không hẳn giống nhau, nhưng có một cạnh khía có thể cung cấp cho chúng ta nhiều suy nghĩ bổ ích. Ấy là vấn đề con người trong chiến tranh nhân dân.

        Con người được giác ngộ sâu sắc, được lãnh đạo tốt, được tổ chức tốt, nhất định sẽ làm nên những sự nghiệp thần kỳ.

        Với ý nghĩ ấy, chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc Đường hầm Ôđetxa.

Hà-nội, 16-3-1967       
LÊ HUY               
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2020, 03:58:59 am »

     

TẬP I


PHẦN THỨ NHẤT

1

        Đó là giấc mơ thầm kín từ lâu lắm của Pêchya: đi du lịch tav đôi một chuyến. Phải, đúng thế, đi tay đôi, không có mẹ, không có bọn con gái. Chỉ chú và bố chú thôi, không ai khác nữa. Thế mới thật là tuyệt. Vào một ngày hè đẹp trời, hai con người can tràng và không lệ thuộc vào ai, một bố một con, sẽ khoác ba-lô, tay cầm gậy, giang hồ bốn phương một chujến. Đi đường, họ chỉ đem theo những thứ tối cần thiết: cái nồi phải có để bắc lên đống lửa củi thổi bữa ăn xoàng, một túi con bột lúa mạch, một ít muối, đường, cái ấm, bao diêm, kim chỉ, có thể là hai bánh sô-cô-la, hay ba bốn bánh càng tốt, tất nhiên không phải vì sô-cô-la ngon, mà vì có giá trị ở chỗ có nhiều ca-lo. Thế là đủ. Hai nhà du lịch dày dạn, quen với một cuộc sống gian khổ, màn trời chiếu đất, đầy nguy hiểm và thiếu thốn, thì còn cần gì hơn thế nữa? Không cần chăn, không cần gối. Đêm ngủ đắp áo mưa của bố, đầu gối lên ba-lô. Thế đã là tốt lắm rồi, nhất là lại còn phải thay phiên nhau mà ngủ : một người ngủ, trong khi người kia đứng gác ở cửa hang. Tất nhiên phải đem theo khẩu súng và đồ lề câu cá. Về đồ câu thì dễ, nhưng về khoản vũ khí — và đây là điểm xuất phát của những sự bất đồng nghiêm trọng — thì bố chú bảo chỉ cần một con dao xếp thật tốt là đủ. Pêchya cứ nằng nặc đòi phải mang theo một khẩu súng trường, ít nhất cũng một khẩu súng lục.

        — Không, — bố chú nói — súng chỉ tổ nặng vô ích. Không mang súng.

        — Thì súng lục vậy — Pêchya nói.

        — Súng lục để làm gì?

        — Nhưng súng lục không có thì rồi ra sao ? — Pêchya gần như kêu lên, giọng nói oang oang xúc động của chú làm cả nhà váng tai. — Chúng bò đến tận chỗ ta, và lúc đó ta sẽ giơ súng... pằng, pằng, pằng, pằng!

        — Khoan đã, ông tướng, khoan đã..., — ông bố ngắt lời chú, và thấy Pêchya kêu ầm lên như thế, ông cau mày — Nhưng cái gì sẽ bò tới chỗ ta mới được chứ ?

        Câu hỏi ấy, mỗi năm Pêchya lại đáp lại một khác. Năm lên sáu, chú trả lời, nét mặt sầm xuống :

        — Thú dữ!

        Năm tám chín tuổi thì chú thốt lên :

        — Địch!

        Và lần nào cũng thế, bố chú cũng mỉm một nụ cười hoài nghi, trả lời:

        — Con thử ngẫm mà xem, có địch nào hay thú dữ nào ở cái vùng Ôđetxa được? Không có bóng đáng một con thú dữ nào ở đó đâu.

        — Được, — Pêchya nói — nhưng ngộ nhỡ nó xuất hiện thì sao?

        —Nó sẽ không xuất hiện.

        —Thế nhỡ nó cứ xuất hiện? — chú khăng khăng nhắc lại, say sưa nhấn vào tiếng « cứ ».

        Những buổi chuyện trò kiêu như vậy diễn ra vào mùa đông, trong những buổi tối hiếm hoi có bố chú ở nhà. Cả nhà nghe mãi đã quen, và khi nó diễn ra vào lúc ngồi uống trà thì Jênva, em gái của Pêchya, bé hơn chú hai tuổi, lại khinh bỉ nhún vai, bắt chước mẹ nói hệt như người lớn:

        — Đấy, mấy ông tướng nhà ta lại sắp đi du lịch rồi đấy ! — Và cái chót mũi đầy nốt tàn hương của nó nhăn lại với một vẻ bỉ báng.

        — Im mồm đi, ranh! — Pêchya cau cảu nói, và tỳ hẳn ngực lên bàn, chú tiếp tực ghi bằng bút chì lên một tờ giấy xẻ ở cuốn vở số học bản kê những thứ càn phài mang đi: «Dao săn, 1, bàn chải răng, 2, ấm đun nước, 1...».

        Trong khi đó, bà mẹ hết nhìn bố lại nhìn con, rồi cắn môi mỉm một nụ cười chế giễu và buồn buồn.

        Chỉ mới nghĩ đến chuyện con trai bà rồi ra có thể ngủ đêm ở một nơi nào đó cách xa bà hàng nghìn cây số, bên đống lửa, trên thảo nguyên, nằm dưới đất, đầu gối ba-lô, là bà đã thấy ruột gan rối bời. Vậy mà tất cả những cái đó chỉ là chuyện nói chơi và thằng con nhỏ của bà sẽ chẳng đi đâu cả. Tuy vậy, nhờ cải bản năng làm mẹ không bao giờ nhầm, trong thâm tâm bà biết những chuyên đó sẽ có ngày xảy ra. Và bà bồi hồi lo sợ, muốn khóc. Nhưng bà đã kìm lại được và chỉ cắn môi nửa khóc nửa cười, nhắc lại :

        — Được, được, càng hay! Cứ đi đi, tôi đã có thể hình dung thấy trước bộ dạng của hai bố con khi trở về...

        — Dễ mình tưởng hai bố con tôi nói đùa đấy hẳn, —  bố chú làm ra vẻ rầu rầu, nói — này, mình cứ yên trí là hai bố con tôi không nói đùa đâu. Pêchya, có đúng thế không, con ?

        — Đúng thế đấy, không nói đùa đâu — Pêchya nói.

        — Được, tốt lắm, — mẹ chú nói — Cứ đi đi! Ai giữ. Nhưng Pêchya ạ, con hãy nhớ rằng con mà đi thì sẽ không còn là con của mẹ nữa. Mẹ không cần gì có một đứa con bỏ mẹ đi lang thang.

        — Không, con vẫn cứ là con của mẹ! — Pêchya cãi, đôi mày mỗi lúc một cau lại — Con sẽ đi du lịch với bố, những con vẫn là con mẹ.

        — Dứt khoát rồi đấy! — Bố chú thốt lên — Hè này bố sẽ nghĩ phép và hai bố con ta sẽ đi về hướng Ôđetxa!

        Mẹ chú mỉm cười, và cười ra tiếng nữa là khác, bà cố xoay tất cả mọi chuyện ra thành trò đùa.

        Hè tới, và người ta quên bẵng chuyện du lịch đi. Pêchya buồn rười rượi, cùng với mẹ, bà và mấy đứa em gái về quê nghỉ mát, ở đó cứ chủ nhật là bố chú lại rời Mạc-tư-khoa về thăm. Nhưng, thực ra mà nói, vùng nông thôn gần Mạc-tư-khoa cũng tuyệt lắm. Trại hè thiếu nhi năm ngoái chú được đi cũng không phải xoàng. Nó cũng có đôi chút giống như cuộc du lịch mà Pêchya vẫn cùng với bố mơ ước một cách say sưa. Đám thiếu nhi cũng ngủ đêm trong lều, cũng quấy bánh đúc ngỏ trên lửa trại, cũng lấy lá thuốc, cũng trông sao tìm hướng và, một lần, còn bắt được cả một chú sóc nữa. Nhưng dầu sao, như thế vẫn chưa phải, chưa phải một tý nào là « cái ấy» cả...

        Cuộc du lịch chỉ có trong tưởng tượng đã hoàn toàn xâm chiếm tâm hồn chú bé. Như tất cả những mơ ước dai dẳng kéo dài hết năm này sang năm khác, giấc mơ ấy đối với chú đã trở thành một cuộc sống thứ hai. Trong cuộc sống thứ hai này chỉ có hai người: Pêchya và bố chú. Hai người cứ cuốc bộ đi, đi mãi, ba-lô trên vai, con thì bé nhỏ, bố thì cao lớn, lực lưỡng khỏe mạnh, cả hai đều là những con người kiêu hãnh, đơn độc, sống giữa thiên nhiên tuyệt diệu ! Đẳng xa kia là biển cả, là thảo nguyên mà Pêchya chưa bao giờ được thực mắt trông thấy, nhưng đã từng bao lần nhìn thấy trong mơ. Trong các giấc mơ ấy, biển cả là một cái hồ rất xanh, không to lắm, hình dáng rất đặc biệt, với những bờ khúc khuỷu, màu xanh nhạt, với hai chữ « Hắc-hải » in thành hình cánh cung trên mặt nước bỏng như đảnh si của nó. Còn thảo nguyên là một bãi sa mạc màu vàng, lác đác có những bụi cỏ cứng đờ, những tảng núi đá xếp thành tầng thành lớp. Chú bé cùng với người cha cao lớn, nhanh nhẹn tiến bước, không sợ hãi, trên cái biển Hắc-hải xanh lè kia, trên những núi đá màu vàng kia có những con sư tử đang phủ phục nẳm nghỉ ở trong, và gắn liền một cách thần diệu vào tất cả những cái đó là chữ « Ôdetxa ».

        Từ lâu lắm, Pêchya thấy đâu như từ ngày xửa ngày xưa, bố chú đã rời Ôđetxa về ở Mạc-tư-khoa. Ông là một dân Mạc-tư-khoa « kỳ cựu ». Nhưng lòng ông vẫn ôm giấc mộng được về sống một thời gian ở quê nhà. Thường thường giấc mơ đó chỉ âm ỉ. Tuy vậy, đôi lúc nó bất thấn dấy lên, bùng bùng mãnh liệt khác thường. Thông thường, chuyện đó xảy ra khi bác Kôletnisuc, một người bạn thuở nhỏ của bố, xuất hiện — lần nào cũng xuất hiện bất ngờ — đến ở chơi nhà vài ba hôm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2020, 04:00:50 am »


       
2

        Kòletnisuc là kế toán trưởng chi nhánh Ôđetxa của công ty Glapsai1. Với bộ mặt nhăn nheo và đôi mi mắt hùm hụp, trông bác không còn trẻ trung gì nữa. Bộ quần ảo mới bác vừa sắm tại cửa hàng may mặc chẳng lấy gì làm vừa lắm; một chiếc cà-vạt Ukren hẹp khổ, đôi giày « dôn » mới tinh, một cái cặp to tướng đã tàng tàng mà Pêchya biết là chứa đầy những « thống kê » bí hiểm và những bản báo cáo hàng năm, những cử chỉ đột ngột, ngập ngừng của bác, một chiếc áo mưa mới tinh nhưng loại xoàng làm cả nhà sực một mùi cao-su : tất cả những cái đó vẽ nên bức chân dung của Kôletnisuc, một đồng chí tỉnh nhỏ « đi công tác ». Bác ở Mạc-tư-khoa cả thảy chỉ năm ngày rồi lại trở về Ôđetxa. Nhưng cuộc ghé thăm của bác đã đem đến cho cuộc sống gia đình Batsây biết bao nhiêu lủng củng.

        Do tính ngại phiền, bác nhất định không chịu nằm ngủ trên tắm đi-văng bố chú nhường cho bác. Thế là phải thu xếp cho bác một chỗ nằm ở ngay sàn cái buồng ăn chật chội. Vẫn do tinh ngại phiền, bác từ chối không mượn chăn, và chỉ đắp áo mưa. Bác lấy cái cặp làm gối. Bác tìm mọi cách tránh bữa ăn. Cả nhà cứ chờ. Còn vắng mặt bác thì gia đình còn chưa ăn. Mọi người cứ đi vơ vơ vẩn vẩn trong nhà, bụng đói meo. Còn bác thì, bất thình lình, hai giờ sau mới dẫn thân về, hai tay ngập ngừng xoa xoa vào nhau, và tuyên bố là đã ăn qua quýt cho xong ở trên cơ quan rồi, điều đó ai cũng thừa biết là bác nói dối.

        Bác có tật hút thuốc lá đêm. Ấy thế là trong cái tịch mịch đêm khuya, nghe có tiếng giày vải rón rén. Trong bóng tối, có ai va vào đồ đạc, ghế đổ loảng xoảng, mặc dầu  người đó đã hết sức thận trọng. Đó là bác Kôletnisuc ngại phiền, sợ làm rày gia đình Batsây vì khói thuốc lá của mình, đã mò mẫm vào nhà tắm làm một điếu. Rồi nghe thấy tiếng ho khe khẽ, cố nén của con người nghiện ngập, tiếng bàn chải đánh răng và hộp xà-phòng va rơi lạch cạch, và một mùi kỳ quặc của len chảy tỏa ra : số là ông khách hút một loại thuốc lá đặc biệt, mua tại một chi nhánh của cửa hàng ở ngoại ô Ôđetxa, thuốc ấy bác tự tay thái lấy và lấy làm hãnh diện lắm. Đôi khi Kôlelnisuc mang từ Ôđetxa đến làm quà nào cá nướng, nào phó-mát cừu đựng trong một cái bình và độ chục quả cà tím mà bác âu yếm gọi là « thỉ xa cúc » theo lối gọi của miền Nam. Bố chú sướng mê, bảo đó là món ăn ngon nhất trần đời, là thức ăn của thần tiên! Quả thực, món cả nướng thì cả nhà ai cũng thích. Không phải bàn gì nữa, loại cả này là loại hảo hạng. Thực ra, mang đi đường cả cũng hơi bị ôi và có mùi thum thủm. Nhưng khi đã bóc cái lằn da mỏng như vàng lá ra và để lộ làn thịt nướng mềm, thơm phức, thì ai cũng phải nhỏ nước miếng... Còn cài khoản phó-mát cừu và «thỉ xa cúc », trừ bố ra không kể, không ai thú vị nó cả. Món phó-mát hơi sặc mùi thịt cừu, phải đem cất xuống bếp. Còn món «thỉ xa cúc », nấu nướng như thế nào thì cũng trừ bố ra, không ai biết. Mẹ và bà người làm cứ mân mê cái loại rau bí hiểm kia với một nụ cười dè bĩu. Loại rau ấy, màu xanh tím, nói đúng hơn màu hoa cà sẫm, gần như đen sì, lạnh cứng như da thuộc.

        — Lạy Chúa! Của gì mà quái gở thế này, — bà người làm nhăn mặt nói — Của này mà lại ăn được ư? Khéo không lại ngộ độc.

        Bố chú thì cứ khăng khăng, bắt phải đem chỗ « thỉ xa cúc » kia ra làm ngay món cà nghiền. Không phải cái thử lèo nhèo vàng vàng, nhạt thếch bán ở các cửa hàng đồ hộp, mà là món cà nghiền chính cống, nghiền lấy ở nhà, thứ cà nghiền của Ôđetxa, xanh xanh, có gia thêm nhiều hành, dấm và tỏi, kinh khủng, ăn vào đến rộp cả môi. Để làm món cà nghiền ấy, nhất định không được luộc cà, không được bỏ vào nồi nấu, cũng không được rán bằng chảo, mà phải xếp cà lên than củi nướng. Nướng xong vỏ ngoài sẽ chảy thành than. Lúc ấy, người ta bóc vỏ, lấy cái ruột xanh màu lá cây, chín dở dang, nóng bỏng, với những hột trắng nho nhỏ ra băm vụn. Có điều là chớ có băm bằng dao hay nghiền bằng máy xay mà chết! Gặp sắt, ruột cà sẽ mất cái màu xanh tự nhiên, và món cà nghiền kia chỉ còn đáng đổ đi. Chỉ có độc một cách, băm cà bằng dao gỗ. Băm như thế xong là được món cà nghiền chính cống Ôđetxa. Còn gì dễ cho bằng! Nhưng mẹ và Tania cứ ương một cách vô lý: hai người nhún vai và đưa mắt giễu cợt nhìn nhau. « Được, — bố chú nói với một vẻ kiên quyết, —  nếu thế thì Jorka và tôi, chúng tôi sẽ tự tay làm lấy món cà nghiền ».

---------------------
        1. Glapsai :mậu dịch quốc doanh chè.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2020, 04:01:57 am »

         
        Ai nấy đều kinh ngạc khi thấy bố và cái bác Kôletnisuc hay ngại phiền kia cởi phăng áo ngoài ra và bắt tay vào việc. Cái bếp Mạc-tư-khoa nhỏ bé với cái lò hơi đốt của nó rõ ràng không thích hợp với việc làm món cà nghiền. Những quả « thỉ xa cúc » không chịu cháy đen lại. Thế là bố thử liều một chuyến. Ông dứt khoát nhấc mấy cái soong trong đó món thức ăn tầm thường của Mạc-tư-khoa đang sôi lục sục sang một bên, và đặt cà trực tiếp lên bếp hơi. Cà không chịu cháy thành than, chỉ phủ kín một lớp muội dày. Rốt cuộc chúng vỡ bục và chảy nước ra. Rõ ràng là sẽ không làm gì có món cà nghiền.

        Các bà nhịn cười không được, nhưng hai ông vẫn không chịu thua. Các ông đòi một con dao gỗ. Tất nhiên là chẳng có rồi. Họ bảo cho xin một cái thước kẻ. Thước kẻ không có, Pêchya thấy thế, đi lấy một cái ê-ke ngập ngừng đưa ra : hai ông bắt đầu đánh vật với «thỉ xa cúc » chín dở, bằng cái ê-ke nhọ nhem những vết mực láng biếc. Mấy quả cà cứng cưỡng lại, không chịu vụn ra. Bố và bác Kôletnisuc đứng phân vân một lát. Rồi bố đành phải thỏa hiệp trên một mức độ nhất định: ông đòi « xoay » cho ông một cái máy xay thịt. Mặc đầu máy xay thịt bằng sắt và nhất định sẽ gây phản ứng hóa học tai hại, bố vẫn cử đòi. Vừa ngoảnh mặt đi, bố vừa nói là có một số các bà nội trợ Ôđetxa, trong những trường hợp đặc biệt, vẫn dùng máy nghiền thịt để nghiền «thỉ xa cúc ». Pêchya trông thấy một đống nâu nâu ký quặc tuôn qua những lỗ thõng máy xay, thành từng dây dài như sợi bún và rơi xuống đĩa. Bố và bác Kôletnisuc cầm thìa nếm. Rành rành là hai ông phải cố để khỏi nhăn nhó: trên nét mặt hoang mang của mình, hai ông còn cố tỏ ra mê ly nữa.

        — Gớm này thôi đi! - Sao lại có thể liều lĩnh mà đi nuốt cái của nợ ấy vào bụng thế được ! — mẹ chú nói.

        Pêchva buồn cười lắm, nhưng đồng thời chú cũng khó chịu thấy bố và bác Kôletnisuc làm ra vẻ ngon lành ăn cái đống đen đen sượng sượng kia (cái phản ứng hóa học tai hại kia đã xảy ra rồi!) mà chỉ nhìn thôi chú cũng đã thấy lợm giọng.

        Vả lại, bố và bác Kôletnisuc cũng không ngoan cố lâu, hai ông không phải thiếu đầu óc hóm hỉnh.

        — Thành công thế này mới là thành công chứ! — bố mặc lại áo ngoài vào, nói.

        Rồi hai người bắt đầu cười. Bố có cái cười từng tràng giòn tan. Bác Kôletnisuc thì cười hì hì bẽn lẽn, vừa cười vừa ho. Nhưng Pêchya thấy thương hại hai ông. Chú cảm thấy đây không phải một thất bại bình thường về tài nấu nướng, mà về một phương diện nào đó, là sự sụp đổ của một thế giới quan. Chỉ có điều, chú không thể diễn đạt được nó ra bằng lời lẽ, bởi vì chú chưa biết thế giới quan là thế nào. Cả nhà thở phào nhẹ nhõm khi thấy món cà nghiền trứ danh bị đem đổ vào thùng rác. Chỗ «thỉ xa cúc » còn lại cứ lay lứt mãi trên bàn làm việc của bố, phản chiếu rất rõ cái hình cửa sổ buồng làm việc. Rồi lũ em gái chú lấy để lên xe búp-bê kéo chơi. Thế là chấm hết những thí nghiệm về nấu nướng của bố và bác Kôletnisuc.

        Nhưng tai hại nhất không phải là cái ấy. Chuyện này, mẹ chú sẵn lòng bỏ qua, không trách. Nó không đe dọa gì cảnh yên vui của gia đình cả. Cái tai hại nhất thường thường bắt đầu xảy ra buổi chiều, vào giờ uống trà, khi bố và bác Kôletnisuc ngồi gợi lại những kỷ niệm. Pêchya buồn ngủ rũ : mẹ bắt chú đi nằm nhưng chú nhất định không chịu rời khỏi buồng ăn. Chú cứ ngồi ỳ ra đấy mà ngủ, má áp xuống miếng vải sơn dinh dính, tiếng thốt, tiếng cười ồn ào của bố và bác Kôletnisuc như ru chú. Hai người ngắt lời nhau luôn và hút liên hồi kỳ trận : buông đặc những khói thuốc lá; mẹ chú ngán ngẩm luôn tay mở cửa thông hơi, tìm cách cho có gió lùa. Bà giục bác Kôletnisuc và bố chú đi ngủ. Nhưng hai ông không rứt ra nổi khỏi những kỷ niệm xưa và cứ nói, nói mãi...

        Trong giấc ngủ, Pêchya loáng thoáng nghe thấy tiếng hai ông.

        — Anh là một kẻ hoài nghi chủ nghĩa — bác Kôletnisuc nói.

        — Tôi mà hoài nghi chủ nghĩa ư? — bố chủ kêu lên —  Ừ thì tôi thích thế đấy!

        — Phải, đúng thế, hoài nghi. Tôi nhắc lại là một lão hoài nghi chủ nghĩa đã chán chường.

        — Còn anh thì lúc nào cũng nhiệt tình.

        — Tôi rất hãnh diện về điều đó. Tôi muốn biết anh nghĩ gì khi được nhìn những công trình xây dựng hải cảng của chúng tôi.

        — Nó làm sao?

        — Phải trông tận mắt mới thấy được!

        — Thế cơ ?

        — Nhất định rồi. Đẹp không tả được! Nhưng những công trình hải cảng có nghĩa lý gì so với nhà máy Xtalin? Một trong những công trình sản xuất máy bơm và máy nén tiên tiến nhất Liên-bang xô-viết! Ghê lắm. Tóm lại là một thành phố tuyệt diệu ! Trung tâm công nghiệp lớn nhất, hòn ngọc của Hắc-hải! Anh tưởng đùa đấy hẳn ?

        — Xin chịu anh rồi! — bố vui vẻ kêu lên.

        — Đã hết đâu. Còn cái sàn vận động mới nữa. Anh có mường tượng được cải sân vận động ấy nó thế nào không? Không, anh không thể tưởng tượng được đâu.

        — Thôi anh đừng có tuyên truyền tôi!

        — Tuyên truyền anh hẳn đi chứ! Một sân vận động hai vạn người ngồi ở ngay bờ bể! Đây là bể, đây là sân vận động. Anh hình dung thấy chưa, hả ?

        — Xin chịu anh, chịu anh rồi! — bố cười, kêu lên.

        — Chưa hết! — bác Kôletnisuc ngắt lời.

        Và vừa ngủ, Pêchya vừa nghe thấy: « Nhà máy sửa chữa tàu bể »,« Nhà máy gai»,« Nhà máy công cụ »,« Viện sư phạm», «Viện nghiên cứu đồ hộp», «Filatôp», «Lixenkô »...

        Câu chuyện thông thường kết thúc bằng việc bố chú vừa cười vang vừa nhảy chồm lên một cái và, bất ngờ vỗ vào vai chú bé đang ngủ, kêu lên :

        — Được rồi! Thế nào, Pêchya, con có muốn đi du lịch không?

        Pêchya khó nhọc mở mắt ra và thì thầm bằng cải giọng ngái ngủ, lè nhè và mơ màng:

        — Có, con thích lắm!

        Một lúc sau, chủ tỉnh lại, thoáng nhìn thấy cải không khí gian phòng xanh lè khói thuốc, thấy bộ mặt lo âu của mẹ, rồi lại nhẹ nhàng thiếp đi.

        Trong hai ba ngày tiếp theo hôm bác Kôletnisuc ra đi, bố ở trong một trạng thái phấn khởi hơn hớn. Pêchya và ông sửa soạn đi du lịch. Rồi sau đó, tất cá tự nó hình như lại rơi vào quên lãng.

        Nhưng một lần, vào mùa xuân, việc mà mẹ chú rất sợ đã xảy ra. Bác Kôletnisuc đến và, sau khi bác đi, bố chú quyết định dứt khoát hai bố con sẽ lên đường. Ông ra cửa hàng bán dụng cụ thể thao «Đynamô» mua ba-lô và một cái phích nước.

        Mọi việc rất ăn khớp với nhau : vừa vặn lúc đó, bố chú có việc phải dàn xếp ở Ôđetxa. Một việc không đâu, nhưng cứ kéo lằng nhằng, và dầu sao cũng phải xuống đấy giải quyết. Thế là vừa được việc vừa được đi chơi. Trong lòng Pêchva lâng lâng phấn khởi. Bà mẹ bực bõ cảm thấy thằng con nhỏ của bà không thuộc về bà nữa. Từ nay, mười phần nó thuộc về bố nó cả mười.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2020, 04:50:15 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2020, 04:51:38 am »


       
3

        Đêm trước buổi ra đi, — họ phải đáp máy bay, —  Pêchya hầu như không ngủ. Lát chú lại dậy và nhìn ra cửa sổ xem đã sáng chưa. Hồi ấy đang vào đầu tháng sáu. Mẹ, bọn em gái và bà chú đã về nông thôn. Còn mình bố và Pêchya nằm ngủ trong căn nhà vắng vẻ, bụi bậm và tĩnh mịch như lệ thường vào mùa hè. Trong buồng tắm, nước ở hoa sen rơi tí tách giọt một; trong bếp, nước cũng chảy, nhưng đường hoàng, đĩnh đạc hơn và cái máy ướp lạnh thỉnh thoảng lại lách cách. Bên cửa, cái công-tơ điện kêu xè xè. Tất cả những tiếng động kín đáo cứ như rót vào tai ấy của những căn nhà thành phố chứng tỏ trong nhà còn tối om. Nhưng ở ngoài, bên trên những mái nhà màu hồng gỉ sắt của khu phố Damôxvôretsiê đã sáng trắng. Những cây dương liễu vàng ánh nom rất yêu kiều, những đám mây nhỏ mịn màng sáng rực bay trên không trung, bầu trời phía sau tháp chuông cổ kính hình kim tự tháp tràn ngập ánh nước màu xanh lá cây của buổi rạng đồng, thơm ngát, tưởng như có ngâm một cành phúc bồn. Bên dưới, trên hè đường, trong cảnh thanh vắng, tiếng chân hối hả của người qua đường sớm vang lên nghe càng rộn rã.

        Bố ngủ say, trùm chăn kín mít. Cậu con trai thất vọng nằm nghe tiếng ngày bình thản, nhịp nhàng của bố, nhưng không dám gọi bố dậy: vì tối hôm qua, lúc đi ngủ, bố chú đã nghiêm khắc ra lệnh không được mới tờ mờ sáng đã mò dậy và không được đánh thức ông.

        — Bố biết tính con, thế nào con cũng không ngủ thẳng giấc, rồi lại quấy bố, không cho bố ngủ. Cứ nho nhoe đánh thức bố rồi mà xem! Bố sẽ lên máy bay và để con ở lại đây. Nhớ lấy đấy!

        — Vâng ạ.

        — « Vâng ạ »... Cứ liệu cái thần hồn !

        — Thế nhỡ ta ngủ quên mất thì sao?

        — Ngủ quên thế nào được!

        — Được, thế ngộ nhỡ tự nhiên ta cứ ngủ quên?

        — Đã bảo là không ngủ quên mà lại! Bốn rưỡi sẽ dậy. Điện thoại sẽ gọi. Bố đã nhờ người ta rồi.

        — Được rồi, thế nhỡ điện thoại hỏng thì sao?

        — Điện thoại không thể hỏng được.

        — Vâng, nhưng ngộ nó cứ hỏng.

        — Con cứ quấy rầy bố mãi! Lên giường, ngủ đi. Mọi việc đâu sẽ vào đó, nhưng nếu con cứ quấy rày, bố sẽ không cho con đi theo nữa, thế là xong.

        Chú bé còn biết làm sao nữa? Chú đã đem ba-lô lèn chặt để lên cái ghế bên đầu giường. Chú đã kiểm tra lại cái phích lúc chiều đổ đầy nước chè đường nóng. Chú đã đi nằm và cố hết sức ngủ. Nhưng tất nhiên không tài nào ngủ được! Chú đã lò mò dậy, lặng lẽ mặc vào người bộ quân áo mới tinh, may cốt để đi du lịch, áo vé-tông mới, quần cộc thể thao, xỏ bít-tất, xỏ đôi giày mới đế to, và rón rén đi vào bếp để ngó qua cửa sổ nhìn về phía điện Kremlanh.

        Điện Kremlanh đang ngủ, chìm trong bóng đêm mờ sương lam, và trên loạt tháp đẹp, những ngôi sao đó nhỏ lấp lánh, le lói, nhưng trông rất rõ. Ở nhiều cửa sổ của Cung lớn, thấy rõ ánh sáng vàng rực như gấm và bóng chiếc chụp xanh của cây đèn bàn.

        Đồng hồ tháp Xpaxkaia điểm mười lăm phút, ngân nga trong trẻo khác thường. Tiếng chuông thanh trong tựa pha-lê, từng tiếng một theo nhau cuồn cuộn, như lần xuống một chiếc cầu thang không gian vô hình, rồi lan ra xa và ngưng tắt. Nhưng không trung trên điện Kremlanh còn ngân vang một hồi lâu. Và bỗng dưng Pêchya cảm thấy trong lòng nao nao. Lần đầu tiên, chú vừa mới hiểu được rõ ràng, sâu sắc, là chú sắp bay khỏi Mạc-tư-khoa, khỏi thành phố quê hương của chú. Nghĩ đến đấy, chú lại thấy nóng ruột: chà, sao cho mau mau hơn lên ! Cố bước cho giày mới khỏi kêu cót két, cho khỏi vấp, chú đi ra phía cửa, nhấc máy nói và quay hỏi giờ.

        — Ba giờ bốn mươi bảy phút, — một giọng đàn ông lạnh lùng, từ tốn đáp lại.

        Pêchya đợi một lát, rồi nín thở, lại quay hỏi giờ.

        — Ba giờ năm mươi hai phút, — cái giọng lạnh lùng kia thản nhiên trả lời.

        Pêchya lắng tai. Bố chú vẫn ngủ. Vươn vai ngáp, chú lê về giường, để ngả lưng một lát, và định khi nào tiếng chuông điện thoại như xé tai, thình lình cất lên, vang cả căn nhà vẳng tanh, chú mới tỉnh dậy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2020, 04:53:55 am »

       
        Nhìn lên tường, phía trên giường, đã thấy khung cửa sổ rực màu đỏ mềm mại của mặt trời sớm thảng sáu đang nhìn vào phòng, qua những mải nhà khu phố Damòxvôretsiê. Bố chú, tóc rối bù, đang đứng hên giường chú, hấp tấp thắt ca-vát và vui vẻ kêu lên:

        — Thế nào, nhà du lịch! Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian! Rửa mặt đi, sửa soạn mau lên !

        Và trong mười phút, hai bố con đã uống xong ấm nước chè đun trên bếp hơi, tắt hơi đốt, khóa buồng lại, rồi giao chìa cho bà thường trực ở cầu thang máy, Pêchya và bố đã bước ra tới ngoài đường, ba-lô trên vai. Họ đợi chiếc xe khách đến đưa họ ra sân bay. Chú bé sốt ruột nhìn đăm đăm về cuối phố vẳng tanh, trong sạch của buổi mai, và cũng được ánh mặt trời sớm đỏ rực chiếu suốt dọc phố, là là mặt đất. Ngộ nhỡ người ta quên, ngộ nhỡ người ta không đến đưa mình đi thì sao? Nói thực ra, có đôi lúc, chú thực lòng mong xe đừng đến nữa. Chú đang khắc khoải với cái cảm giác lo ngại, mơ hồ, rất quen thuộc của con người lần đầu tiên phải xa nhà. Một mặt, người ta muốn mau mau ra đi, rứt khỏi cuộc sống quen thuộc, cắt đứt với mọi thứ ; mặt khác, cuộc du lịch đang chờ đợi anh làm cho anh sờ sợ, anh thấy nó vô ích quá, thiếu tự nhiên quá. Tại sao lại ra đi, dù là đi đâu, khi ở nhà mọi thứ đều thật yên ấm, thân mật?

        Cả đời Pêchya chưa bao giờ đi máy bay. Nói thực ra, chú thấy hơi sợ. Nhưng chú không bao giờ thú nhận điều đó, ngay cả thú nhận với chính minh.

        — Sao không thấy người ta đến, hả bố? — Pêchya làm bộ sốt ruột, nói. — Con cam đoan chúng ta đến bị muộn mất.

        — Không ! Không muộn đâu! — bố chú trả lời với một nụ cười tươi tỉnh, dễ dãi.

        Ổng thừa hiểu cái gì đang diễn ra trong tâm hồn đứa con trai, nhưng cứ thích trêu nó một tý.

        — Này cậu cả, bổ thấy hình như con hơi... sợ, có phải không?

        — Con thề danh dự là không! — chú bé sôi nối thốt Ịên.

        Mặt mũi chú rửa nước lạnh rạng rỡ như một bông hồng. Quả thật lúc này, chú cảm thấy hình như chẳng sợ gì cả. Có cái gì đặc biệt có thể làm chú sợ được ? Thiên hạ đều đi tàu bay. Vậy thì chú, chú cũng sẽ đi. Nhưng đến khi bất thình lình, ở đầu phố xuất hiện một chiếc ô-tô khách son màu xanh lam đặc biệt, với hai chiếc đèn bí hiểm, màu xanh hồng, như ở nhà những người mắc bệnh phổi, thì hai bàn tay chú bé giá ngắt đi. Thin thít như một người chịu tội, chú theo bố chui vào trong xe. Vài hành khách ngủ gà ngủ vịt mang cặp da và va-li nhỏ, thờ ơ nhìn Pêchya đang phân vân quay ngang quay ngửa, va ba-lô vào ghế. Pêchya cảm thấy vẻ thờ ơ ấy như một điều gì hết sức gở.

        Để khỏi lộ nỗi lo âu của mình, Pêchya đi ra đầu xe, ngồi xuống gần người tài xế, dán mặt vào tấm kính đằng trước, làm ra bộ chăm chú. Chiếc xe khách lăn bánh chạy và những đường phố đẹp đẽ hồng ánh nắng mai chạy ngược lại phía chú bé, như trong giấc mộng. Trên chiếc cầu mới rộng rãi, đèn điện còn sáng và lơ lửng thành hai đường song song, gù gù như những chiếc đòn gánh. Pêchya chưa bao giờ được thấy Mạc- tư-khoa buồn và đẹp như trong cái giờ thanh bình, mát rượi và vắng vẻ của một buổi sớm tinh sương tháng sáu này. Mạc-tư-khoa đi ngược lại phía chú, quen thuộc quá, gần gũi và thân mật quá... Chiếc xe khách qua trước cửa nhà thờ Baxin Người diễm phúc; bao giờ nó cũng gợi cho Pêchya hình ảnh một cái mâm khổng lồ chạm trổ trong Một nghìn một đêm lẻ chất đầy hoa quả tiên: dưa, nho, lê, dứa, thanh yên, cao lên đến tận mây xanh. Rồi Baxin Người diễm phúc biến đi như một ký ức. Trên Hồng trường rộng lớn, vẫn còn những vạch hồng và trắng của cuộc diễu hành ngày Mồng một tháng Năm.

        Một lần bố đã dẫn Pêchya đi dự cuộc diễu hành ấy. Và mãi đến bây giờ, trước mắt chú bé, xe tăng vẫn diễu qua như những quân cờ trên bàn cờ dam, cho đến bây giờ, trước mắt chú, bầu trời vẫn vươn thẳng, dày đặc máy bay đen, từng tốp ba chiếc, bảy chiếc, chín chiếc, bay cao mãi, thẳng giữa hai cái tháp của Viện bảo tàng lịch sử...

        Tháp Xpaxkaia với chiếc đồng hồ khổng lồ viền vàng, bức tường hồng, bờ răng cưa của điện Kremlanh và những cây tùng xanh mọc trước tường, những dẫy lan can trắng của các khán đài bằng đá, lăng Lênin, tất cả, xe đã chạy vượt qua.

        Hôm nay xung quanh lăng vắng ngắt và, phía sau bãi cỏ xanh rờn và luống đất ẩm, hai học sinh trường Võ Bị đang đứng gác trước cái cửa đồng đen để ngỏ. Bên trong cánh cửa ẩy, rung rinh những màn tối âm u và bí hiểm... Pêchya đã đến thăm lăng nhiều lần. Lần đầu, bố đã nắm lấy khuỷu tay Pêchya, nhấc bổng chú lên tới tận cái lan can đá. Pêchya đã thình lình được thấy dưới tấm quan tài kính, Lênin mặc áo khoác dài hung hung với tấm Huân chương Cờ đỏ, một bàn tay đưa thẳng và nắm chặt lại như đang cầm một cây bút chì, bàn tay kia đưa lên ngực, tự nhiên, nhẹ nhàng, như người sống vậy. Và vẻ mặt của người nằm ngủ trông giản dị quá, đồng thời vĩ đại quá, làm cho Pêchya cứ ngây người ra trong tay bố, nhìn mãi không thôi...

        In bóng loang loáng lên những mặt đá hoa cương đỏ và đen, chiếc xe buýt chạy qua Hồng trường; và Hồng trường, lăng Lênin, tượng Minin và Pôjarxki, hàng tùng xanh mọc trước bức tường hồng hình răng cưa của điện Kremlanh, lá cờ đỏ rực trên vòm mái của tòa nhà Xô-viết tối cao, tất cả những cái đó đã diễn qua trước mắt Pêchya và tan đi như một giấc mộng buổi sớm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2020, 04:56:00 am »

        
4

        Giờ đây, chiếc xe buýt đang leo qua phố Gorki. Tòa nhà nhiều tầng của khách sạn Mạc-tư-khoa mới, với tất cả những khung cửa sổ, những ban-công, những hàng rào sắt, những cổng tò vò của nó, hồng lên phơn phớt dưới ánh nắng. Bên cái cổng đi xuống đường xe điện ngầm đóng kín, đã tụ tập những hành khách sớm sủa đầu tiên, và giữa họ, một người công an mặc áo xanh, đeo gang trắng, đang vừa đi bách bộ, vừa hút thuốc. Nhũng người gác cổng đeo huy hiệu kim khí lấp lánh dưới ánh mặt trời, đang quét hè. Người thiếu nữ bằng thạch cao với tà áo xòe cố định, đang như bay bổng, nhẹ nhàng, trên tháp cửa hàng bánh mứt kẹo ở dãy nhà. Pêchya biết tất cả những cái đó từ thuở bé, tất cả những cái đó không thể nào lại xa rời chú! Kể cả cái mẩu giấy bạc bị bánh xe ô-tô gắn chặt xuống nhựa đường kia, và lấp lánh hay hay dưới ánh mặt trời, ở đâu đó, xa, xa lắm, gần như mãi tận Quảng trường Maiakôpxki.

        Người bố vẫn ngồi thản nhiên, dựa vào lưng ghế. Cái mũ phớt mới hất ngược ra đằng sau nom rất nhộn. Vầng trán nhăn rám nắng, trông sáng sủa, thanh thản, và trong đôi mắt không còn trẻ gì nữa của ông đang lim dim mơ màng, có những ánh nâu nâu trẻ trung. Pêchya đặc biệt yêu bố khi ông đang ở trong trạng thái bình thản và vui vẻ ấy. Bố chẳng lo lắng gì cả. Vậy cũng không có lý do gì để cho Pêchya lo ngại. Và chú bé cũng thấy yên tâm. Chỉ có điều là chú rất muốn biết bố chú đang nghĩ gì. Chú quay đầu lại một lần nữa và tò mò nhìn vào mắt bố. Nhưng chú chẳng đọc thấy gì trong đôi mắt ấy cả, ngoài cái vẻ yên tâm và hạnh phúc.

        Quả vậy, trong buổi sáng tuyệt diệu này, Piôt Vaxiliê- vich Batsây là một người hạnh phúc. Bản chất ông không ngồi yên được một chỗ. Ông mê du lịch và thường nói rằng suốt đời ông, ông vẫn nghe văng vẳng «tiếng gọi của nàng tiên viễn du». Thế nghĩa là thế nào, Pêchya không hiểu lắm, nhưng ngược lại, chú hoàn toàn cảm giác được. Lúc đi du lịch là lúc đầu óc ông suy nghĩ thoải mải hơn lúc nào hết. Vừa lên đường, òng đã chìm đắm vào trong mơ màng và ký ức. Ông lơ đãng nhìn qua cửa chiếc xe buýt. Hai bố con đều nhìn thấy như nhau : điện Kremlanh, lăng Lênin, đường xe điện ngầm, những tòa nhà dài và nhiều tầng của phố Gorki. Nhưng ông nhìn những cái đó bằng con mắt khác hẳn. Cái thế giới bao quanh chú bé Pêchya thì già cỗi, bởi vì hầu như mọi thứ trong cái thế giới ấy đều nhiều tuổi hơn chú. Cái thế giới bao quanh người bố thì lại trẻ, bởi vì hầu như mọi thứ quanh ông đều ít tuổi hơn ông. Những cây tùng xanh của điện Kremlanh, xe điện ngầm, khách sạn Mạc-tư-khoa, phố Gorki..., những cái đó ít tuổi hơn ông thật.

        Chìm đắm trong ký ức, Piôt Batsây trông thấy rõ, nơi bây giờ là khách sạn Mạc-tư-khoa, cửa hàng cũ Ôkhôtnưi Biat với những quán nhỏ chất đầy gà vịt, cá và nấm ngâm dầu dấm. Ông trông thấy nhà thờ Paraxevơ- Thứ Sáu nay không còn nữa, và cây cột đá Ai-cập lớn dựng trước mặt tòa nhà hai màu trắng, đó của Xô-viết Mạc-tư-khoa. Hình ảnh Mạc-tư-khoa cổ xưa với tất cả cảnh buôn bán nhộn nhịp, đông đúc của nó, với tất cả những nhà thờ, những tháp chuông, những lâu đài, những ngõ cụt cứ thoáng hiện xen kẽ với những đường phố lớn mới thẳng tắp, những ngôi nhà mới đò sộ. Và Batsây vừa lim dim nhìn qua cửa sổ xe buýt vừa nghĩ, không phải không có một chút buồn thầm kín, đến biết bao nhiêu cái ở trên đời này đã đổi thay trước mắt ông. Dĩ nhiên, tất cả những gì đổi thay ở nước Nga, ở Mạc- tư-khoa, là đổi thay theo chiều hướng tốt hơn, nhưng dầu sao ông vẫn nao nao thấy thời gian đã trôi qua và ông đã già đi, rồi chẳng mấy lúc nữa chính bản thân ông, cũng như ngôi nhà thờ Paraxevơ-Thứ Sáu kia chẳng hạn, cũng chỉ còn là một ký ức mờ nhạt.

        Tuy nhiên những ý nghĩ u buồn ấy chẳng làm giảm cái hồ hởi của ông đi tí nào. Trái hẳn lại, nó còn cho ông thêm nghị lực. Mặc đầu đã bốn mươi nhăm tuổi, ông vẫn cảm thấy mình khỏe mạnh, gần như trẻ trung. Và cái sức cường tráng đang rừng rực bốc lên trong ông vào buổi sáng tuyệt diệu này, còn có nhiều hứa hẹn mới mẻ, bất ngờ và tuyệt diệu.

        Trong khi đó, xe buýt đã tới sân bay. Và chỉ một lúc sau, bố con Pêchya đã đứng trên thảm cỏ đường băng, bên chiếc máy bay du lịch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2020, 04:57:19 am »


        Pêchya chưa bao giờ được thấy gần một chiếc máy bay to như thế. Bên cái máy bay khổng lồ nhưng lịch sự, có đôi cánh mênh mông dang thẳng trên đầu, Pêchya cảm thấy mình bé lũn cũn, lố bịch. Pêchya đứng dưới đôi cảnh thon dần ấy, như đứng dưới một mái nhà. Động cơ nổ. Cánh quạt thổi thốc một cơn lốc bụi chạy trên cỏ, lay động và đè bẹp những bông hoa xuống đất. Bàng hoàng vì tiếng ầm ầm, Pêchya đứng bên bố, nắm chặt lấy tay bố qua túi áo mưa. Mắt đăm đăm mở to, đôi môi hơi run run. Chú không rời được mắt khỏi cửa máy bay và chiếc thang nhôm nhỏ lắp vào cái cửa ghê gớm, bí hiểm kia. Hành khách chưa được lên. Người ta đang bốc xếp những bao da của bưu chính và những tấm vải bạt che động cơ. Một phi công mặc bợ áo liền quân lững thững bước trên cảnh và chui tọt vào trong máy bay bằng một cái cửa tròn nào đó.

        Động cơ quạt gió mạnh thêm lên. Pêchya càng bíu chặt vào túi áo bố; chiếc mũ cát-két dạ mới cầm trong bàn tay lạnh giá, chú ngước mắt nhìn bố. Bố chú mỉm cười. Chà ! Ông hiểu tâm trạng của thằng con ông lắm! Ông âu yếm đặt tay lên vai nó :

        — Làm sao thế con, con sợ à?

        Pêchya nghe không rõ, nhưng cảm biết bố định nói gì và cười gượng.

        Trong khi đó, người phi trưởng mặc áo va-rơ da và đội mũ cát-két màu lơ nhạt có phù hiệu hàng không dân dụng thêu kim tuyến, rảo bước đi tới chỗ máy bay. Tay ông cầm bản danh sách hành khách. Mọi việc đều xong. Pêchya chưa kịp định thần, bố chú đã túm lấy hai khuỷu tay đẩy chú lên cái thang nhôm rung rinh, ấn vào trong máy bay.

        Từ phía đuôi lên tới đầu máy, chiếc sàn dài dốc khá ngược, đi thật khó. Nhưng Pêchya cứ bước như trong chiêm bao, trên vai cảm thấy chiếc ba-lô nặng trĩu đang kéo mình về đằng sau. Khó khăn lắm mới giữ được thăng bằng, chú cứ bám vào lưng những chiếc ghế bành sâu, cho đến lúc lăn kềnh vào một trong những ghế đó. Chú lấy lại hơi và đưa mắt nhìn quanh. Cũng chẳng có gì ghê gớm lắm: trong máy bay cũng giống như trong ô-tô-buýt. Cửa sổ có nhỏ hơn và trông chênh chếch. Các hành khách đều cầm cặp và va-li nhỏ xách tay như thường lệ khi người ta đáp máy bay, và ngồi vào chỗ thản nhiên như không. Bố chú cũng thế, bình tĩnh lắm. Ông từ tốn đặt cái cặp đựng giấy tờ xuống chân, đội lại mũ cho ngay ngắn, và hiền hậu nháy mắt với con. Pêchya cũng cố gắng để nháy mắt một cái với bố, nhưng trông không ra thế nào cả. Chú chỉ gượng rướn được đôi lông mày lên một tý thôi.

        Mãi vẫn không hết sợ. Trái lại, nghe tiếng động cơ rú càng thấy sợ. Lúc này động cơ gầm thét như một thác nước. Nhìn qua cửa sổ, cỏ dưới cánh máy bay đảo điên quay cuồng tứ phía.

        — Nào! — Có ai quát thật to.

        Pêchya quay lại và trông thấy người phi công mặc bộ áo liền quân kéo thang vào trong buồng lái và đóng chặt cánh cửa nhôm lại. Trong máy bay tối và tĩnh hơn một chút. Nhưng cái tĩnh tương đối đó, Pêchya thấy như một điểm đặc biệt gở. Với nụ cười rất dễ thương của một người vui tính, người phi trưởng bước vào lối đi giữa hai dãy ghế. Trông ông có vẻ một vị chủ nhà hào hiệp đang tiếp những khách thân.

        — Xin mời các đồng chí ngồi vào chỗ ! Đẳng trước, có hai giường nằm rất êm. Đồng chí nào muốn nghỉ ngơi, hoặc muốn ngủ thì xin mời... Đồng bào trẻ tuổi này chắc hẳn mới hay lần đầu ? — Ồng vừa nói vừa dừng lại hên Pêchya, và âu yếm nhìn vào mắt chú — Tôi không lầm chứ?

        Pêchya cố lắm mới gật được một cái: cổ chú cứ cứng đơ.

        — Vậy xin chúc mừng đồng bào về lần cất cánh đầu tiên này.

        Pêchya mỉm cười gượng gạo.

        — Can đảm lên, anh bạn trẻ ! Bay trên trời, chỉ mười lăm vạn cây số đầu tiên là vất vả thôi. Về sau thì cũng chóng quen...

        Và người phi trưởng, hóm hỉnh nhăn cái mũi tẹt lại, khoái trí vuốt vuốt bộ râu nhỏ màu hạt dẻ hơi chẽ ra làm hai chòm.

        Hành khách đã cười vui vẻ trước câu pha trò của người phi trưởng. Phần lớn họ là nhũng hành khách đã có kinh nghiệm và biết rất rõ ông Kôrôpkôp nổi tiếng đã từng bay hơn một triệu cây số an toàn. Pêchya cảm thấy trong lòng có phần nhẹ nhõm. Chú cố hết sức, mở được miệng và đột ngột nói, giọng the thé :

        — Ta có bay là là mặt đất không bác?

        — Từ đây đến Khackôp, nếu đồng bào cho phép thì ta sẽ bay ở trên mây, — phi trưởng ngọt ngào đáp lại —  sau đó, nếu đồng bào thấy không có điều gì trở ngại, ta sẽ thử bay là là một tý.

        Hành khách một lần nữa lại hưởng ứng vui vẻ câu pha trò. Điều đó làm chú bé càng thêm mạnh dạn.

        — Bác ạ, cháu thích bay là là lắm, một tý thôi cũng được, — chú vừa nói vừa nhìn người phi trưởng bằng đôi mắt đen long lanh.

        — Đâu sẽ có đó, — phi trưởng vừa trả lời vừa đeo đôi găng tay đen to có cổ, rồi biến mất hút vào trong buồng máy.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM