Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:56:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường hầm Ôđetxa  (Đọc 14800 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #260 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2020, 09:56:30 pm »


        Đôi lúc, họ đến những động lớn và thấy có dấu vết của người. Trong một động, họ thấy có bộ xương người, gần nát thành bụi, và thấy những mảnh quần áo quanh bộ xương ấy. Trong một động khác, có những dấu vết đen của một đống củi và trên mặt đất, lăn lóc một cái bình nhôm hai cổ bẹp dúm, bị một viên đạn xuyên qua, trên tường, có thể đọc được hàng chử xạm đen « lètaires de tons lespays, imisse »1  tất nhiên vạch bằng mũi gươm của một anh thủy binh người Pháp không muốn chiến đấu chống lại nước cộng hòa xô-viết trẻ tuổi hồi 1919, thời kỳ can thiệp của mười bốn cường quốc. — Anh thấy đấy — Secnôivanenkô vừa nói vừa ngồi xuống cạnh bức tường — Batsây, anh thấy đấy, một cuộc chiến đấu xiết bao kinh khủng và không đội trời chung đã diễn ra trên thế giới cách đây hai mươi nhăm năm. Một phần tư thế kỷ? Anh thử nghĩ xem?;.. — Ông thở khó nhọc và liếm đôi môi khô nứt nẻ — Từ một phần tư thế kỷ trước, bọn tư bản đã toan tiêu diệt chúng ta, đè bẹp chúng ta, tống cổ chúng ta xuống đất,.. Bằng sắt thép hoặc bằng lửa đạn. Thật đủ các loại khốn nạn muốn cắt cổ chúng ta! Tụi Đênikin, tụi Vraughen, tụi Kônsac, tụi Xêmiônôp, tụi Petliura, tụi Saknơti, tụi Đảng kỳ nghệ, ấy là chưa kể những bọn Trôtki, Zinôviep, Basmat, Mutxayat... Thuốc dộc, dao găm, bọn phản bội, Khankhinhôn, Phần-lan trắng. Bây giờ thì Hitle, Mutsôlini, Antônexco và các loại Quixlinh.,. Thế mà chúng ta đã đánh bại chúng, chúng ta đang đánh bại chúng và chúng ta sẽ đánh bại chúng đấy. Đúng, chúng ta sẽ đánh chúng trong một trận sống mái — Môi ông mím lại, đôi mắt khô khan, bốc lửa nhìn chằm chằm một lúc vào ngọn lửa leo lét của chiếc đèn bão — Và chúng ta sẽ tiêu diệt được bọn chúng... Chúng ta sẽ tiêu diệt được bọn chúng vì chúng ta làm một cuộc chiến tranh chính nghĩa, một cuộc chiến tranh nhân dân, một cuộc chiến tranh kiểu mới. Một cuộc chiến tranh vì tương lai của tất cả nhân loại cần lao, một cuộc chiến tranh vì chủ nghĩa cộng sản!

        Có lần, họ gặp một bát chữ in gỉ đến nỗi những chữ chì đã gần biến dạng cả và trông giống như những viên sỏi dài. Chính đây dưới lớp bụi, họ thấy một chiếc máy in gỉ vù những mẩu giấy vâng khè.

        Họ dừng lại và Secnôivanenkô cầm một mầu giấy lên.

        Họ con mầy mò đọc đuợc mấy chữ in: «... bãi công phản đối những vụ tàn sát trên sòng Lêna. Ở Pêtecbua và Mạc-tư-khoa, ở Riga và Kiep, ở Xaratôp và Iêkatêrinôxlap, ở Ôđetxa và Khackôp, ở Baku và Nikôlaiep, khắp nơi trên nước Nga, công nhàn sẽ ngẩng đầu lên bảo vệ những đồng chi của họ bị sát hại trên sông Lêna...» « Chúng tôi không chết, dòng máu thắm của chúng tôi đang sôi sục vì ngọn lửa của những sức mạnh không bị phung phí...» « Phong trào thợ thuyền đang ở trong giai đoạn thứ ba... »

        Secnôivanenkô vội vàng nhấc lên một mẩu giấy nữa, mẩu giấy biến ngay thành bụi trong những ngón tay run lên vì xúc động:

        « Không còn nghi ngờ gì nữa, những lực lượng hầm ngầm của phong trào giải..,»

        — Đây là một tờ truyền đơn từ năm một nghìn chín trăm mười hai.,. — Secnôivanenkô vừa nói vừa hết sức chăm chú nhìn mẩu giấy cũ mong manh — Tôi nhớ ra rồi. In trong tờ Ngôi sao, rồi người ta in lại trong nhà in của Đảng đặt dưới hầm mộ này.

        Ông im bặt rồi lại tiếp bằng giọng cảm xúc, sâu sắc:

        — Các đồng chí ạ, đây là tiếng nói của Đảng ta! Nó từ lịch sử xa xưa đến với chúng ta. Các đồng chí có thấy sức mạnh của nó không? Ngày nay nó nói với chúng ta: Chúng tôi vẫn sống!

        Secnôivanenkô lim dim đôi mắt và lẩm nhẩm chậm rãi:

        «... dòng máu thẳm của chúng ta đang sôi sục vì ngọn lửa của những sức mạnh không bị phung phí». Đúng, những sức mạnh không bị phung phí! — Giọng nói Secnôivanenkô vang lên, đầy tin tưởng — Chúng tôi vẫn sống! Đó là Đảng Bôn-sê-vich của chúng ta, ngày hôm nay, trong lúc này, ở đây, nói với chúng ta về những lực lượng hầm ngầm của phong trào giải phóng! Đảng kêu gọi chúng ta tiến lên, Vâng tiến lên, các đồng chí!

        Thế là họ lại đi xa hơn, tiến lên phía trước, luôn luôn tiến lên phía trước.

        Họ không có chút khái niệm nào về địa điểm họ đang đi, về những gì xảy ra bên trên, họ cứ đi trong cái mê hồn cung ngầm chừng nào còn dầu hỏa trong đèn của họ. Đến lúc thấy dầu chẳng còn hao nhiêu họ tắt đèn và nằm dài ra trên mặt đất. Họ không còn khái niệm gì về thời gian và không gian nữa. Chỉ còn một cảm giác để họ đánh giá cảnh vật chung quanh, đó là cái cảm giác khát làm họ phát điên lên.

        Họ sắp chết khát rồi, Matriôna Têrenchiepna bắt đầu mê sảng, đôi lúc lịm đi. Secnôivanenkô và Piôt Vaxiliêvich hoảng sợ lẳng tai nghe những lời lảm nhảm của bà rì rầm trong bóng tối y như một dòng suối.

---------------------
        1. Chữ Pháp trong nguyên bản :« Vô sản tất củ các nước, đoàn kết lại ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #261 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2020, 09:57:19 pm »


       
65

        — Này Pêchya, thể là cơ sự bọn mình hỏng bét rồi — Secnôivanenkô đợt nhiên nói giọng lạc hẳn đi, chỉ thoáng nghe cũng đủ cảm thấy lưỡi ông nứt nẻ và họng ông khô bỏng đến chừng nào. Rõ ràng là ông muốn mỉm cười — Anh nghĩ sao ?

        — Tai hại hết chỗ nói — Piôt Vatxiliêvich trả lời, cũng có vẻ muốn mỉm cười, và cảm thấy tất cả cái lạnh lùng trong những lời nói của Secnôivanenkô, trong ý nghĩa kín đáo và tàn nhẫn của chúng — Thế mà cánh mình lại khao khát sống quá, khao khát quá thể ! Lẽ ra mình mãi mãi được sống hẳn hoi.

        — Nhưng ai dám nói là mình chết ? — Secnôivanenkô gần như hét lên trong bóng tối bằng một giọng đã trở nên khó nhận, phẫn nộ, ngắt quãng — Không đâu, anh bạn, anh nói bông đấy thôi!

        Bất giác, Secnôivancnkô hình dung thật rõ ràng thành phố quê hương của ông mà phút này có lẽ họ đang sống bên dưới. Là con một công nhân cảng, cháu một ngư dân, nguồn gốc vô sản, ông là người thừa kế trực tiếp của những người đầu tiên xây dựng và đầu tiên bảo vệ thành phố quê hương của mình, cho nên ý nghĩ về cái chết đối với ông thật kỳ quái, vô lý,

        — Không đâu, anh bạn ạ, anh nói đùa đấy thôi! —  Ông vừa nhắc lại vừa tim thấy trong bóng tối cánh tay của Pỉôt Vatxiliêvich và ghì chặt lấy phía trên khuỷu —  Nghe đấy, Batsây — Ông thì thào rất nhanh và sôi nổi — Chính tổ tiên chúng mình, dòng giống những người cô-dắc zapôrôgơ, cư dân vùng Xetsơ, những con người can trường và say mê tự do, ngày xưa đã đến đây, trên bờ Hắc-hải, và cùng với những nòng nô trốn khỏi nước Nga của Katêrin, họ đã sinh sôi nảy nở và cày bừa những thảo nguyên của nước Nga mới đấy, anh bạn ạ...

        — Ông ngừng lại, chờ đợi một câu trả lời, nhưng ông không nhịn được — Anh có nghe thấy tôi nói gì không?

        — Tôi có nghe — Piôt Vatxiliêvich trả lời trong bóng tối.

        — Nếu nghe thì phải cố mà hiểu và đừng nghĩ đến cái chết nữa. Thôi nhé. Tôi ra lệnh cho anh đấy! Dưới ngọn cờ của Xuvôrôp, ai đã xung phong chiếm lĩnh Ixmain và Ôtsakôp? Ai đã chiến đấu chống quân Thổ- nhĩ-kỳ? Ai đã xây dựng thành phố? Tổ tiên chứng ta: những người thợ nè, thợ đấu, thợ mộc. Chính các cụ là những người chủ thực sự của tất cả cái kho tàng giàu có và đẹp đẽ này! Chính các cụ, ở trong đội pháo binh của đô đốc Sêgôlep, đã bảo vệ thành Ôđetxa chống quân Pháp — Anh xâm lược, Chính các cụ đã hy sinh vinh quang trong những pháo đài Xêvaxtôpôn! Còn chúng mình? Anh và tôi, anh bạn ạ, chúng mình đã trải qua bốn cuộc chiến tranh và hai cuộc cách mạng! Anh có nhớ chúng mình đã vác đạn đến những chiến lũy năm 1905 như thế nào không? Anh có nhớ chúng mình đã chiến đấu năm 1917 cho chính quyền Xô-viết như thế nào không? Và ai đã bảo vệ chính quyền của chúng ta chống Đênikin và Vranghen? Ai đã đánh hại bọn can thiệp, đầu tiên là bọn Đức, rồi đến bọn Anh, bọn Mỹ, bọn Pháp, bọn Hi-lạp và những bọn linh đánh thuê khác của chủ nghĩa tư bản thế giới? Thế nào? Vậy mà anh nghĩ rằng hai đứa chúng mình lại bị chôn sống quả dễ dàng trong lòng đất này ư? Không, anh bạn ạ! Chúng mình bất tử!

        Piôt Vaxiliêvich nghe có tiếng động bồn chồn trong bóng tối. Chẳc hẳn Secnôivanenkô vừa đứng dậy, hai tay dang ra, nhìn soi mỏi chung quanh, như một anh mù muốn chạy trốn mà không tìm thấy cửa.

        — Ồ! Giá tôi có một cái cuốc hay một cái xẻng! —  Giọng nói giận dữ của ông cất lên.

        Nhưng làm gì có cuốc với xẻng! Họ đã phải quăng cả đi từ đời nào rồi. Họ làm gì còn sức để tha chúng đi xa hơn nữa. Họ đã quẳng cả xẻng, cuốc, súng trường, lựu đạn. Trong một lúc, Piôt Vaxiliêvich lẳng nghe cái hơi thở ngắn và gấp ấy. Hình như ông kiệt sức và lại nằm dài xuống mặt đất thì phải.

        — Này Batsây — Secnôivanenkô đột nhiên nói — Anh nghĩ thế nào, liệu họ có cắt được cái dây cáp bọc sắt không?

        Câu hỏi ấy luôn dằn vặt ông. Lúc nào ông cũng nghĩ đến bến tàu, đến những thùng chất nổ và những quả bom xếp theo hình bàn cờ giữa những công trình hải cảng, trên những sân bến, bến những cần trục. Ông nhìn thấy những cái bóng im lìm của những tên lính gác Đức. Ổng hình dung ra cảnh đêm tối, cảnh xấu trời, cảnh trời mưa và những bóng đen của Iakôplep, Xtrenbixki, Xviriđôp, Liđya Ivauôpna bò trong bóng tối những nhà kho, trong những cảnh điêu tàn của cảng, về phía những chiến hào kín trong đó có đường dày cáp bọc sắt. Họ bò hết sức chậm, luôn luôn dừng lại và dán mình xuống lòng đường ướt át trên đó những hạt mưa rào nẩy bắn tóe lên. Họ thận trọng, đào cát, lắng tai và rút kìm bấm ra. Thình lình, một tia sáng chói lọi của đèn chiếu chạy dài trên mặt đường... cảnh tượng ấy không ngừng tái diễn dai dẳng, mệt người, trong trí tưởng tượng của ông. Nó cứ hành hạ Gayrin Xêmiônôvich, không để cho ông yên một lúc nào. Ông luôn mồm nói:

        — Này Batsây, anh nghĩ sao: họ thành công chứ ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #262 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2020, 11:18:41 pm »


        Trong lúc ấy Matriôna Têrenchiepna vẫn tiếp tục mê sảng và tiếng ú ớ rời rạc của bà không ngừng chảy vào bóng tối như một dòng suối. Giữa tiếng ú ớ mơ hò ấy, thỉnh thoảng bà lại thở dài nói rất rõ ràng, tỉnh táo:

        — Ký rồi uống, ký rồi uống... chao ôi, lạy Chúa tôi, viết mỗi một chữ rồi uống, uống một chút nước mát lạnh như nước giếng!... Valentin, con gái nhỏ của mẹ, uống một chút nước đi con. Chao ôi, cái miệng nhỏ của con tôi khô bỏng lên và đen như than kìa!

        Bà luôn luôn bị ám ảnh bởi một ảo tưởng kỳ lạ với những chi tiết chính xác ghê gớm: bà là mẹ Valentin và bà đi trên tấm ren đen của bóng cây từ mặt đường dâng lên đến cẳng chân, đến đầu gối, đến ngực, rồi lướt trên bộ mặt giá lạnh như pha-lê; đôi môi khô bỏng của bà ngậm một cành dạ hợp trắng nhỏ, cành dạ hợp rơi xuống, bà không tài nào giữ lại được, lòng khát khao say sưa được sống và cảm giác về sự bốt lực của mình cháy bỏng trong bà chẳng khác những cục than mà bà đã nuốt phải, rồi cành dạ hợp nhỏ trượt trên ngực bà, cái cành nhỏ ngát hương cuộc sống mà bà không tài nào giữ lại được.

        Cái khát say sưa không thỏa mãn ấy đang đổt cháy Matriôna Têrenchiepna. Bà vừa là mình vừa là Valentin rồi bà lại đi trên lòng đường: dưới vòm dạ hợp đầy hoa; chỉ có điều lúc này mưa rào ầm ĩ, bà đi trong nước mưa lạnh ngập đến đầu gối, đến ngực, đến tận cổ, và cành dạ hợp ở đôi môi nóng bỏng của bà bị dầm trong một làn nước mà bà không thể uống được vì bà không thể ký được. Lúc này đang lễ cưới bà, bà đi dưới màn mưa lấp loáng, những giọt nước thom tho chảy ròng ròng trên mặt, lấp lánh trên tóc, nhưng không một giọt nào rơi vào được vào cái miệng cháy bỏng của bà, vì bà không thể nào ký được.

        — Ký rồi uống, ký rồi uống... — Bà mê sảng lắp bắp; có tiếng bà quằn quại trong bóng tối và thở dài nặng nè tưởng chừng tiếng thở phát ra chính từ đáy một linh hồn hấp hối.

        Rồi hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn con hải âu trắng bay lượn trước mặt bà, trên đầu bà, chung quanh bà, như linh hồn những người đã khuất.

        Bỗng bà im lặng, Piôt Vaxiliêvich tưởng bà chết. Ông đưa tay quờ quạng trong bóng tối và tìm thấy đầu Matriôna Têrenchiepna. Ông mân mê mớ tóc khô cứng của bà mà mò mẫm người ta cũng cảm thầy đầy bụi,

        — Bác Pêchya đấy à? — Bà nói yếu ớt. Trong bóng tối, không hiểu bà đã cử động khó khăn đến chừng nào, bà đặt lòng bàn tay khô cứng, sù sì của mình lên những ngón tay của Piôt Vaxiliêvich.

        — Không, nhờ ơn Chúa tôi vẫn còn sống — Bà nói, như đáp lại một câu hỏi thầm lặng — Tôi sống dai lắm... Bác Pêchya, tay bác nóng quá! Tôi cứ luôn mồm gọi bác là Pêchya, bác có bực mình không? Vì chúng mình là bạn hồi thơ ấu với nhau. Đối với tôi, bác vẫn là cậu bé Pêchya ở đầu phố Kanatnaia, cạnh quảng trường Kulikôvô Pôlê.

        Ổng im lặng, cảm thấy lòng mình rạng rỡ.

        — Tôi yêu bác từ thuở nhỏ — Bà nói sau một lúc im lặng — Tôi theo bác khắp nơi, nhưng bác không hề đoái hoài đến tôi. Thậm chí khi bác đến đội du kích, bác cũng không nhận ra tôi nữa. Thế mà tôi nhận ra bác ngay đấy, bác Pêchya ạ! Bác chẳng bao giờ gọi tôi là Môchya cả. Tôi vẫn là con bé Môchya ở xóm Cối xay gần. Tôi vẫn là một cô bé, như con Valentin nhà tôi...

        — Nín đi Môchya — Piôt Vaxiliêvich vừa nói vừa vuốt ve mái tóc mà chỉ động vào người ta cũng đoán ra là nó ngả màu xám.

        — Tôi có khóc đâu — Bà đáp — Nhưng tôi thương con bé Valentin nhà tôi quá, thật tai hại... Nếu bác biết rõ nguồn cơn, bác Pêchya ơi! Tôi gọi bác là Pêchya, bác không bực mình chứ?

        Bà thở dài thườn thượt và lại lặng im. Một lần nữa, Piôt Vaxiliêvich lại tưởng bà chết. Bà lặng im lâu quả đến nỗi Secnôivanenkô đâm lo.

        — Môchya, Môchya... — Ông thì thầm — Này Môchya, cháu nghĩ sao, liệu họ có cắt được sợi dây cáp bọc sắt không ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #263 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2020, 11:18:59 pm »


        Nhưng bà không đáp lại. Mãi sau bà mới lên tiếng và đột nhiên đòi châm đèn lên. Bà đòi hỏi với một niềm xúc động ký dị quá, tha thiết quá, khiến Secnôivanenkô phát sợ. Ông tưởng bà hấp hối, và muốn cho phút cuối cùng của bà được thanh thản, ông vội vã bật cái bật lửa của Xiniskin. Bật mãi không cháy mà chỉ thấy lóe ra những tia lửa. Cuối cùng nó mới cháy. Secnôivanenkô run run châm vào ngọn đèn còn mỗi một giọt đầu cuối cùng. Giọt đầu này sẽ chảy hết mau thôi, và từ đó đối với họ sẽ là đêm tối vĩnh viễn.

        Matriôna Têrenchiepna ngôi dựa vào tường, chân duỗi thẳng. Vẻ mặt bà trông dễ sợ quá đến nỗi Secnôivanenkô phải cô tự kiềm chế để khỏi kêu lên. Piôt Vaxiliêvich đưa bàn tay che mắt và bất giác quay đi. Sau mấy sợi dây chắn của cây đèn bão, một ngọn lửa yếu ớt cuối cùng cháy sáng. Bất kỳ lúc nào, nó cũng có thể tách ra khỏi đầu sợi bấc nhỏ bé, bay đi và vĩnh viễn biến mất. Chiếc đèn soi sáng cái hang chật hẹp họ đang ngồi. Trong hang, có ba đường hầm giao nhau. Họ từ một đường đi đến, còn hai đường kia đi về hai phía, đối diện.

        — Này Môchya! Có ánh sáng cháu có dễ chịu hơn không? — Secnôivanenkô hỏi.

        Bà lắc đầu và ra hiệu cho ông đưa chiếc đèn cho mình. Bà cầm đèn đặt xuống đất, trước mặt mình. Rồi thận trọng và cố gắng lắm bà bỏ bóng đèn ra. Không khí trong hang im lìm đến nỗi ngọn lửa không lay động. Matriôna chăm chú nhìn ngọn lửa nhỏ bé, tinh thần căng thẳng quả sức đền nỗi những tĩnh mạch ở cỗ căng phồng lên.

        Đột nhiên Secnôivanenkô hiểu tại sao bà làm thế, ông rùng mình và nắm lấy vai Piôt Vaxiliêvich.

        — Khẽ chứ Batsây! — ông vừa nói vừa nín thở —  Đừng thở. Ngồi im !

        Piôt Vaxiliêvich cũng đã hiểu. Lúc này cả ba người cùng nhìn chằm chằm vào ngọn lửa nhỏ bé im lìm, hiểu rằng tất cả đời sống của họ tùy thuộc ở nó.

        Bất thình lình, ngọn lửa nhỏ khẽ uốn mình về một phía rồi đứng thẳng lên, rồi lại uốn mình, Đó là một luồng không khí yếu ớt mà chỉ có một ngọn lửa nhỏ bé nhất mới cảm thấy được. Một luồng gió cực nhẹ đã thổi nghiêng ngọn lửa. Một luồng gió. Và nó thổi theo một chiều nhất định, Theo chiều nghiêng của ngọn đèn thì nó từ hành lang bên phải thổi tới. Secnôivanenkô vồ lấy chiếc đèn, lao về phía ấy. Piôt Vaxiliêvich xốc ngay Matriôna Têrenchiepna đứng dậy rồi hai người đi theo Secnôivanenkô, hay đúng hơn, theo ngọn đèn yếu ớt mà ông đang cầm thẳng trước mặt. Họ đi được một quãng ngắn thì đột nhiên ngọn đèn tắt, hết đầu. Bóng tối trong lòng đất lại bao bọc lấy họ. Thế là hết... Nhưng, lúc ấy họ nhìn thấy trước mặt, trên tường đường hầm, một phản ánh xanh nhạt, nhìn thật kỹ mới thấy, của ánh sáng ban ngày.

        Gayrin Xêmiônôvich quăng chiếc đèn từ nay trở thành vô dụng, rồi loạng choạng chạy về phía ánh sáng. Mỗi lúc ánh sáng một rõ hơn, tràn ngập đường hầm với những làn sóng ào ạt sôi sục. Secnôivanenkô nhìn thấy một khe hở... Khi Piôt Vaxỉliêvich dìu Matriôna Têrenchiepna đến được khe hở ấy thì Secnôivanenkô đang cố sức lách ra. Cái khe hẹp đến nỗi chỉ lách vai qua cũng khó. Secnôivanenkô lách mãi, cố sức đầy những tảng đá sụt xuống chỗ lối ra. Nhưng những tảng đá không nhúc nhích, cả ba người liền tập trung sức lực cuối cùng lao vào cái tảng đả còn mang dấu vết mới sụt lở.

        Họ nắm tay lại đấm, họ cho ngón tay vào những kẽ hở sắc như dao, họ cố lay những tảng đá đến bật cả móng, họ lấy cả ngực đầy, thế rồi đột nhiên những tảng đá chuyển địch, lăn rầm rầm sập xuống; lối ra đã mở, gió biển và ánh nắng quất vào mặt họ, mạnh đến nỗi họ không đứng vững được nữa. Căn cứ vào hình dáng lỏm chởm của bờ biển, họ biết là đang đứng ở khoảng giữa Suối lớn và biệt thự Kôvalepxki. Lối ra của hầm ngầm trông ra một bờ dốc gần dựng đứng trên mặt biển.

        Mặt trời buổi sáng chói lòa, như bị nung trắng, tàn nhẫn quất vào mắt họ. Một luồng gió bão thổi vào các khe hở. Những ngọn sóng bao la màu xanh thẫm ngoằn ngoèo bọt nước phi vun vút như những tấm đá khổng tước, đập tan vào những tảng đá nghe ầm ầm như sét, làm bắn lên không trung những cột bụi nước. Và giữa những núi nước đang chuyển động ấy, hàng trăm con hải âu bơi lướt, lúc hiện trên đỉnh, lúc hụp xuống đáy sâu lần sóng, rồi lại hiện lên trên đỉnh. Chúng hay, chúng lượn, chúng kêu, hòa vào mình những tia bọt do gió bão xé rách đỉnh sóng cuốn đi.

        Một đoàn tàu phóng ngư lôi xô-viết, cờ tung trước gió, rạch ngang cơn lốc, phóng vùn vụt về phía tây.

        Secnôivanenkô bỏ mũ, lau mặt bằng ống tay áo ướt bụi nước. Mắt nheo lại, mũi phồng lên, ông thở làn gió biển, thơm ngát, mãnh liệt.

        Ông liếc nhìn Piôt Vaxiliêvich.

        — Đồ điên, mình đã bảo cậu là cánh mình bất tử cơ mà! — Ông lẩm bẩm với nụ cười mệt mỏi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #264 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2020, 11:20:04 pm »


       
66

        Thời tiết mùa xuân, dễ thay đổi. Xung quanh trên nền trời xanh những đám mây trắng rách xơ, trôi lững lờ. Thỉnh thoảng, mặt trời bị che khuất. Nhưng những đám mây ấy thật sáng ngời, thật đẫm tuyết mùa xuân đến nỗi ánh sáng trong thân máy bay không những không giảm đi, mà lại có phần tăng lên — Một thứ ánh sáng miền núi, đều đều, mờ đục — Và lúc ấy trời mát lạnh hẳn đi.

        Đó là một chiếc máy bay vận tải lớn, bên trong giống như một toa tàu chở hàng, với những hàng ghế nhôm hẹp chạy dọc tường chứ không có những chiếc ghễ tiện nghi có thể lật ngửa ra sau. Thành máy bay bị mảnh đạn xuyên thủng nhiều chỗ, đã được hàn cẩn thận bằng những miếng kim loại tròn nhỏ. Chính giữa, một tay xạ thủ canh phòng bầu trời, ngồi ở một vị trí tương đối cao, dưới một lớp kính không vỡ.

        Hành khách không đông lắm, tất cả đều là quân nhân, sĩ quan tại ngũ và một thiếu tướng quân y. Giữa họ, Pêchya cảm thấy mình gần như một người ngang hàng, Dĩ nhiên tất cả những người ấy đêu biết là chú đã sống khoảng hai năm rưỡi dưới hầm mộ. Họ đã trông thấy hai bố con Pêchya đi xe của khu ủy đến trường bay. Chính đồng chí Secnôivanenkô, bí thư quận ủy bí mật thân hành đi tiễn họ. Secnôivanenkô đã ôm hôn người cha ba lần, đã sửa lại mũ cho Pêchya, xốc lại áo va-rơ cho chú, đưa cho chú một cái hộp gỗ nhỏ, dẹt, buộc dây cẩn thận và nói với chú:

        — Cảm ơn những công lao phục vụ của Pêtruska nhé ! Khi nào cháu vào Đoàn Thanh niên cộng sản, viết thư cho bác nhé, bác sẽ gửi cho cháu một lá thư giới thiệu. Còn cái này — Ông vừa nói thêm vừa chỉ cái hộp — Cháu đưa cho mẹ cháu hộ bác, quà biếu đấy. Hai chục cả mòi sấy. Mẹ cháu nên biết là ở Mạc-tư-khoa, dù có nhiều tiền cũng không mua được cái thứ cả mòi này đâu. Nhớ chuyển lời chào của bác Gayrick đến mẹ cháu nhé!

        Ông kéo Pêchya vào lòng, nhưng không hôn, chỉ nghiêm nghị nhìn chú hồi lâu qua đôi mắt kính rồi bắt tay chú thật chặt. Sau đó, ông còn đứng thật lâu và vẫy mũ sau chiếc máy bay đang lao đi.

        Cảm thấy mọi người đều chú ý đến mình, Pêchya cố gắng ngồi với vẻ chững chạc khiêm tốn của một người lính đã từng trải. Khi có người hỏi, chú lễ phép đứng dậy và trả lời bằng một giọng từ tốn: « Thưa đồng chí đại úy, đúng thế ạ » « Xin tuân lệnh » « Hoàn toàn không phải thể ạ ».

         Piôt Vaxiliêvich ngủ gật, tay đặt lên ngực, thỉnh thoảng lại đưa mắt dưới cái vành mũ kéo sụp xuống mặt, nhìn cậu con trai. Đó là lần đầu ông nhìn Pêchya như vậy, như với con mắt của người ngoài. Với chiếc mũ ca-lô gắn băng đỏ du kích, đôi bốt mới kêu ken kẻt, tấm huân

        chương trên chiếc túi sơ-mi bộ đội, trông Pêchya ra dáng một chú lính nhỏ xinh xắn, đang ngồi đó, với cái gáy vừa mới húi.

        Lúc này họ lại đang bay giữa những đám mây trôi nhẹ nhàng phơi phới, trên những cao nguyên cổ đại của thế giới.

        — Này Pêchya, quan sát tình hình trên không một tí nhé, mình đi làm điếu thuốc đấy — Người xạ thủ súng máy trên máy bay vừa nói vừa từ chòi canh nhảy xuống.

        Pêchya thong thả đội lại mũ ca-lô cho chắc chắn, lên ngồi vào vị trí xạ thủ, cạnh khẩu đại liên của tháp súng với cái túi đen treo lủng lẳng đựng vỏ đạn đã bắn.

        — Xin tuân lệnh đồng chí thượng sĩ!

        — Tốt.

        Anh xạ thủ kéo đôi ủng ngắn bằng da chó lên rồi đến ngồi trên một cái thùng ở cuối máy bay, còn Pêchya thì tì tay lên khẩu đại liên và bắt đầu điều khiển cho nó xoay từ từ cùng với tháp súng. Ngồi chỗ này, chú nhìn được tất cả các phía của không gian, và cái thân không cử động của chiếc máy bay với sợi dây ăng-ten căng suốt chiều dài giữa khoảng buồng lái và cái đuôi nhô lên.

        Không gian thật yên tĩnh. Xa xa, gần sát chân trời, dưới nhữửg đám mây, máy bay vận tải sẫm màu nối đuôi nhau lướt qua khả thường xuyên. Nhưng đó là máy bay của ta ra mặt trận Kisinep. Có lần, một chiếc U-2 của bộ tư lệnh chui vào những đám mây, bay là là trên thảo nguyên, nghiêng cánh ra hiệu chào.

        Không có bóng dáng một máy bay phóng pháo nào của địch, Hết hẳn rồi, cái thời chúng tự do vượt trận tuyến sang ngao du ở hậu phương ta, tấn công những máy bay vận tải.

        Bất thình lình, một cái bóng có cánh kỳ lạ vùng ra khỏi đám mây, lao xuống và, "theo sau nó, một bóng khác, một cái thứ ba, một cái thứ tư...

        — Báo động trên không! — Pêchya vừa kêu lên vừa từ từ quay tháp súng.

        Nhưng người thượng sĩ chưa kịp nhảy vào vị trí và gạt Pêchya ra khỏi khẩu đại liên thì chú đã biết là mình lầm.

        — Những con chim thôi! — Chú thẹn thùng nói.

        Mọi người xô cả ra cửa sổ thành tàu. Đúng là những con chim. .Một đàn chim to lớn, nặng nề, lông đen và trắng, chân đó chót duỗi về phía sau.

        — Sếu đấy — Piôt Vaxiliêvich nhận ra ngay tức khắc, nói.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #265 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2020, 11:20:42 pm »


        Thế là tất cả mọi người cứ nhìn theo cái hàng dài nhấp nhô của những con chim trong truyện cổ tích, con nọ theo con kia, khi vươn lên, khi chúc xuống, bay ngược chiều một làn sóng không khí vô hình, đôi cánh giang rộng, bơi khoan thai, thong thả. Họ còn nhìn theo mãi chừng nào những con sếu chưa khuất, chưa lẫn vào mây.

        — Chúng nó vội về làm tổ đấy mà — Anh xạ thủ súng máy vừa nháy Pêchya vừa nhận xét với một nụ cười hồn nhiên vui vẻ.

        — Thế mà câu định bắn chúng nó à. Thế là tồi nhé.

        — Bảo cáo đồng chí thượng sĩ, tôi không nhận ra —  Pêchya cũng trả lời bâng giọng vui vẻ — Tôi cứ ngỡ là bọn Metsecsmit1.

        Thế rồi đột nhiên, lần đầu tiên trong chuỗi ngày cuối cùng ấy, Pêchya hiểu và cảm thấy sâu sắc, mãnh liệt rằng chú đang trở về nhà, với mẹ, các em gái ở Mạc-tư- khoa. Chú muốn hét lên, muốn lăn vào lòng bố, muôn ghì chặt lấy bố. Nhưng chú cô gắng kìm lại và, làm như dạo chơi trong máy bay, đến bên Piôt Vaxiliêvich, ngồi xuống cạnh ông trên chiếc ghế dài nhỏ hẹp.

        — Bố này, thế là ta trở về Mạc-tư-khoa, về nhà đấy! — Chú nói bằng cái giọng mới vỡ có những nốt trầm nhỏ khàn khàn, và cũng nháy mắt như kiểu anh thượng sĩ, rồi không nhịn được nữa, chú ôm lấy bố và cọ má vào vai bố.

        Từ lúc ấy trở đi, Piôt Vaxiliêvich và Pêchya cảm thấy sốt ruột ghê gớm. Họ tưởng chừng thời gian ngừng lại. Không biết làm gì cho qua thì giờ, Piôt Vaxiliêvich cố chợp mắt một lúc. Nhưng vô hiệu, ông liền dơ ra, buộc lại số hành lý xếp vội trong cái chăn bộ đội: một bộ quần áo vải bôxtông xanh, một cái mũ dạ, mấy chiếc sơ-mi, đôi giày và cái cặp đựng những tài liệu pháp giải.

        Ổng hết sức ngạc nhiên khi cầm những đồ vật ấy trong tay. Chúng vừa mới nhưng lại vừa cũ, dúm dó. Chúng nằm ở nhà Kôietnisuc suốt mấy năm qua, Trong túi áo vét-tông ông thấy có một tờ ba rúp nhầu nát và một cái phiếu xe điện ngầm với chữ « M » hoa; chợt nhìn thấy cái phiếu, ông xúc động quá bất giác nhìn qua cửa sổ xem đã trông thấy Mạc-tư-khoa chưa! Nhưng còn chán mới đến Mạc-tư-khoa.

        Piôt Vaxiliêvich cầm lấy một quyển sổ trong đám đồ lề. Ông dừng lại ở một vài ý kiến, một vài nhận xét : « Ồ, cũng không tồi lắm! » ông nghĩ thế và vừa để kính lên mũi, vừa đắm mình vào cái thế giới đã bị quên lãng của những tư tưởng trước chiến tranh. Nhưng những tư tưởng ấy dù thú vị và có ý nghĩa đến đâu cũng không thể làm ông khỏi nóng lòng muốn trở về Mạc-tư-khoa. Trái lại chúng càng làm cho giây phút chờ đợi thêm khắc khoải. Những khái niệm về bồi thường nhường chỗ cho một cảm xúc đột ngột, mênh mông, về việc ông sắp gặp vợ, gặp các con gái, về việc ông đến trình diện tại bộ tham mưu du kích, cảm xúc ấy cứ ám ảnh mãi Piôt Vaxiliêvich khiến ông không đọc nổi được chính chữ ông viết, những chữ viết tắt; ông ấn quyền sổ vào xà-cốt, dựa thái dương vào cửa sổ và nhìn thảo nguyên đang thản nhiên trải ra phía dưới.

        Pêchya cũng không ngồi yên chỗ. Chú luôn luôn vào buồng lái để xem bay đến đâu rồi. Chú không cảm thấy, như ba năm trước, mình là một hành khách ngây thơ thấy gì cũng ngạc nhiên. Chú không nhìn người phi công, cũng chẳng nhìn người thợ máy hoặc người phi trưởng bằng con mắt kính cẩn khúm núm như trước nữa. Trong buồng lái chú cảm thấy mình như một chiến sĩ bước vào hàm trú ẩn của người bên cạnh thôi.

        Chị nhân viên điện đài trẻ tuổi ngồi bên một chiếc bàn nhỏ. Cái đầu nhỏ vàng hung của chị với hai bím tóc tết, nhìn đằng sau giống đầu Valentin quá đến nỗi Pêchya rợn cả người khi thoạt trông thấy. Nhưng chị đã quay đầu lại và ảo giác của Pêchya bị xua tan. Đây là một khuôn mặt tròn, trầm ngâm, lấm tấm tàn hương, với đôi mắt nhỏ màu nâu sẫm, như những quả nho Côranh bé, ngước nhìn Pêchya. Người ta gọi chị là Klaya.

        — Thưa đồng chí thượng sĩ, dự báo thời tiết thế nào ạ ?— Pêchya lễ phép hỏi.

        Thượng sĩ Klaya bực tức lắc lắc hai bím tóc và tiếp tục làm việc khẩn trương, thỉnh thoảng lại ghi lên một mẩu giấy. Sau cùng chị tháo hai ổng nghe và nói rất cáu kỉnh:

        — Thời tiết như khỉ! Mưa suốt chặng đường. Kiep không cho chúng ta hạ cảnh.

        — Igo, cậu nghe thấy không? — Người phi trưởng nói to với người hoa tiêu — Kiep không chứa chúng mình đâu. Không lấy thêm dầu liệu có đến được Mạc-tư-khoa không ? Liệu còn bao nhiêu xăng ?

        Người hoa tiêu nhìn các máy móc:

        — Đến được!

        — Thưa các đồng chí! — Pêchya hồi hộp nói khi bước ra khỏi buồng lái — Các đồng chí thử nghĩ xem, mưa suốt chặng đường. Kiep không cho chúng ta hạ cánh, chúng ta sẽ bay một mạch không nghỉ đến tận Mạc-tư- khoa. Bố nghe rõ chứ! Một mạch đến lận Mạc-tư-khoa! — Chú bé ôm ghì lấy cổ bố và thì thầm vào tai bố: —  Một mạch đến Mạc-tư-khoa... một mạch đến Mạc- tư-khoa.

--------------------
        1. Máy bay chiến đấu Đức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #266 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2020, 07:57:48 am »


        Thời tiết thay đổi bất thình lình. Mặt trời bị che khuất. Máy bay toàn phải xuyên qua mây. Nhưng không còn là những đám mây sáng sủa, đầy tuyết nữa. Chúng nhanh chóng tối sầm lại, chìm vào màn mưa xanh lam giá lạnh. Những dải sương mù phần phật mỗi lúc một mạnh ở các cửa sổ thành tàu đọng nước. Trời rất lạnh, và tối sầm. Các động cơ vang lên rì rì, nghe căng thẳng rõ rệt. Máy bay đã phải chuyển độ cao. Thấy tai ù ù, Pêchya biết là mình đang xuống. Bên dưới, qua màn sương mù, lộ ra mờ nhạt như trên một tờ giấy chuyển họa, hình ảnh của một thảo nguyên xanh nhạt, của cây cối, của những con đường bóng nhoáng nước mưa, của những sườn đồi, của những căn nhà sơn lam, tất cả lao vùn vụt về phía họ, trải ra dưới cánh máy bay và biến về đằng sau như bị trận mưa rào xóa sạch.

        — Uman — Người phi trưởng vừa nói vừa ngó vào buồng khách.

        Máy bay là là trên thành phố ; một rạp hát nhỏ màu vàng với hàng cột trắng, một công viên, một quảng trường, một cái chợ, màu lá xanh trong của những khu vườn vừa mới nở hoa và khắp nơi trong các phố lớn, phố nhỏ, ngã ba ngã tư, cái kỹ thuật Đức nát vụn chất thành đống hoang tàn: hàng trăm xe tăng bị đốt cháy, ô-tô vận tải bọc sắt ngụy trang loang lồ nằm lộn tùng phèo, chổng ngược lên trời hoặc cắm đầu xuống đất, nào xe du lịch nhẹ, nào xe cam-nhông, nào xe tăng « cọp », nào đại bác, nào điện đài dã chiến, nào toa xe tham mưu, tất cả đã chớm hoen gỉ lở loét và bị đám mùi dại và ngưu bàng non mọc lấn,

        Pêchya chưa kịp nhìn kỹ những tàn tích của cảnh thất bại quân sự kinh khủng đó, máy bay đã lại bay trên vùng thảo nguyên. Nhưng cả ở đây, mọi vật cung đều nhắc lại những trận đánh mới xảy ra.

        Quàn đội phát-xít bị đánh bại và chạy trốn, đã để lại cái dấu vết đen tối của nó từ đông sang tây, trên những cánh đồng Ukren, trên đám lúa thu xanh rờn, đặc biệt sắc nét và rõ ràng trên một nền trời nặng mưa. Cái rạch đen ngòm và nhầy nhụa rộng ít nhất một ki-lô-mét ấy là những vết xe chồng chất, chằng chịt của hàng nghìn hàng vạn bánh xe. Hai bên vệ đường, ngổn ngang vô thừa nhận, xác người, xác ngựa chương phình, xe cộ gẫy nát, pháo tầm xa ngập lún trong bùn, người ta nhìn thấy những đống đạn đại bác cao và dài dẳng dặc, những thùng sắt đựng chất đốt. Khắp nơi đều đầy dẫy những tàn tích vô dụng và kinh khủng mà ta thường thấy rải rác trên suốt con đường của một đội quân thua chạy. Giữa những ruộng lúa thu, đàn máy bay phát-xít mỏng manh, dúm dó nằm chết gí vàng và đen như ong bò vẽ, với những chữ thập ngoặc nghiêng nghiêng trên những cái đuôi vênh váo. Con đường chết ấy kéo dài hàng chục cây số. Tiếp đó xuất hiện những đường chiến hào đầy nước, những đường giao thông ngoằn ngoèo, một cảnh hỗn độn bừa bãi nào cọc, nào rãnh bánh xe, nào những cuộn dây thép gai gỉ, những đống vỏ đạn đã bắn. Mặt đất đầy dẫy những hố bom hố đạn hình phễu lớn nhỏ, nước mưa ngập đến miệng.

        — Chiến trường Korxun — Sepsenkôpxki — Thiếu tướng nói — Một trong những trận ác liệt nhất...

        Chỉ đến lúc này Pêchya mới hiểu, mới trông thấy, mới tận mắt hình dung được hết cái tầm rộng lớn thực sự của cuộc bại trận phát-xít và tất cả cái vĩ đại của chiến thắng, tất cả sức mạnh của Liên-xô.

        — Bố ơi, bố thấy thế nào hở bố ? — Chủ vừa lim dim mắt hỏi bố vừa tự hào xốc lại áo khoác.

        Một đám sương mù trắng dựng đứng trên sông Đơniep. Dòng sông lớn lấp lánh. Hai chiếc tàu màu xám chì thuộc hạm đội Đơniep nhả khói bên một hòn đảo dài phũ đầy lau sậy. Người ta nhìn thấy những dải cát nằm dài, những khúc ngoằn ngoèo, và lởm chởm của bờ cao. Một cái cầu treo bị đánh gục xuống nước, những cơn lốc mù mịt xoáy tít chung quanh những cột đá. Đột nhiên, từ đám sương mù, phát ra những tiếng chuông êm dịu :

        — Kiep !

        Tu viện lướt qua trong màn hơi nước xanh trắng của những khu vườn đầy hoa, Pêchya nhìn thấy những mái tròn vỡ tung. Những nét mờ mờ của cái thành phố lớn có vẻ như trời ra ranh giới một lục địa. Cái bóng ma của Kiep bay về một bên và biển khỏi tầm mắt. Bờ sông thấp bên trái xanh ngắt, vô tận như mặt biển, Nó hòa lẫn với chân trời đang mưa. Và xa xa, sau chân trời, là Mạc-tư-khoa.

        Sương mù dày đặc thêm, Máy bay lại một lần nữa chui vào mày, Bây giờ mây sẫm hẳn lại, gần như tím. Buồng hành khách tối om. Máy bay bắt đầu lượn. Pêchya vào buồng lái và được biết trước mặt đang có một cơn bão mà họ sắp phải tránh. Máy bay bay sát rìa một đám mây mênh mông y như trên sườn một dãy núi. Nó đang định vòng tránh cơn bão. Nhưng, trên đường bay, một đám mày khác dột Iikiên xuất hiện. Máy bay lại vòng tránh một lần nữa nhưng lại húc phải một đám mây mới. Lúc này nó bị những đám mây cuồn cuộn đen như chì có pha những mảng trắng bạc đầy de dọa bao vây tứ phía. Chiếc máy bay liên vòng một lần nữa rồi lao thẳng qua con bão. Một cảnh tượng mù mịt. Mưa quất rào rào lên thành tàu bằng nhôm như những viên đạn chì nhỏ kêu. Nước chảy giàn giụa ở cửa sổ. Phía trên tháp súng, xuất hiện một ánh chớp ngoằn ngoèo. Máy bay chòng chành. Nó rơi thụp vào một túi không khí, giật giật, húc vào không khí, khẽ rung rồi lại mệt nhọc leo lên không khí, và rồi lại tụt hẫng xuống một túi không khí.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #267 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2020, 07:58:12 am »


        Máy bay bị chao sang phải rồi sang trái. Ngoài cửa sổ  những tia chớp đe dọa liên tiếp lóe lên, có lúc vàng xạm như lưu huỳnh, có lúc đó thẫm như xi đun chảy. Dưới khẩu đại liên, cái túi đu đưa, loảng xoảng những vỏ đạn đã dùng. Áo choàng, xa-cốt, súng lục, ống nhòm, tất cả những gì treo trên tường đều chao mạnh. Nghe có tiếng sấm chen vào tiếng động cơ. Đôi lúc Pêchya tưởng tượng chiếc máy bay nghiêng ngả như một chiếc xe tăng đang bò xuyên qua lưới lửa bắn chặn của các khẩu pháo trên trời. Miệng mím chặt, chàn duôi thẳng, Pêchya ngồi cạnh bố và liếc nhìn những cửa sổ mà bên ngoài bão táp đang hoành hành, Còn Piôt Vaxiliêvich, như để đáp lại những cảm xúc thầm kín nhất của mình, thình lình bỏ mũ ra, đưa tay áo lên lau trán, ngả lưng vòo tường và thì thào một câu gì đó vào tai Pêchya, một câu kỳ lạ mà Pêchya không nghe rõ qua tiếng sấm.

        — Bố ơi, cái gì, cái gì?

        Piôt Vaxiliêvich nhắc lại thật to :

        — Đừng sợ, anh bạn nhỏ ạ, chúng mình bất tử kia mà...

        Bóng tối loãng dần. Mặt trời tráng bạc lóe lên yếu ớt. Một mảnh trời hé ra giữa những đám mây trắng như tuyết. Đột nhiên Pêchya nhìn thấy ở tận cùng bên dưới, một dải đất màu xanh rực rỡ, một khu bạch dương đốn cụt mới đâm chồi, điểm hàng triệu viên kim cương và một cái bãi chi chít những dẫy máy bay khu trục nhỏ đầu đỏ chót. Có những chiếc chạy nổi đuôi nhau trên đường băng, có những chiếc vọt lên không và bay thành vòng tròn, lại có những chiếc khác xếp theo đội hình rồi tản dài ra như một sợi dây xích, mắt nọ tiếp mắt kia, biến vào trong những đám mây dông bão phía tây. Có lẽ đó là một binh đoàn không quân với quân số đầy đủ đang gấp rút ra mặt trận. Nhưng Pêchya không có đủ thì giờ để nhìn được tất cả vì trường bay đã khuất ngoài tầm mắt rồi.

        Bây giờ lại một khu rừng toàn thông với một con đường dài. Làn khói một đoàn tàu vô hình như từ một khe nứt đen ngòm, phùn phụt bốc lên. Di tích cháy đen của một nhà ga đột nhiên hiện ra, một lầu nước bị phá sập. Đột nhiên, giữa đám gốc đen sì và những cây bị đạn đại bác phạt cụt ngọn, giữa những chiến hào cũ sụt lở, có một vật gì màu vàng chanh lóe rực lên trông rất vui mắt. Đó là những chồng ván mới xẻ. Những kèo nhà mới tinh hình tam giác, vươn lên, lấp lánh như thủy tinh dưới mặt trời tháng năm, trên những đống gạch vụn làu ngày. Những xe vận tải chở gạch màu đó tươi bò trên những con đường rừng. Trong một cái hòm, kính lắp cửa sổ sáng lấp lánh như ngôi sao. Liền ngay lúc đó, tất cả biến khỏi tầm mắt, bị vùi lấp đi và một lần nữa, phía dưới, khu rừng toàn thông lại từ từ trải ra, mênh mông và hùng tráng, khu rừng Nga âm u bị những cột sương mù to của chiều tà xuyên qua, mặt trời lúc này đang đốt nóng mặt gương kín đáo của những đầm lầy mùa xuân. Ôi, đã lâu lắm, Pêchya chưa được nhìn thấy cánh rừng Nga chính cống, âm u, mịn màng, đây đó điếm màu xanh cẩm thạch của những cây bạch đương non! Tim chú đập rộn ràng. Không thể nào rời mắt được, chú cứ nhìn mãi qua cửa sổ trên đó hãy còn rung rinh vài vệt nước mưa của trận bão.

        Lúc ấy Pêchya không biết mình đang bay ở đâu. Chú chỉ biết đã ra khỏi Ukren từ lâu.

        Phía trước lại đông đặc những đám mây xuân màu đinh hương trắng. Trời lạnh. Những dải sương mù vẫn bịt kín các cửa sổ. Máy bay chúc xuống, bắt đầu bay là là. Một ống khói nhà máy chợt hiện ra, đầy mò hóng và màu xanh ngụy trang, Có một vẻ gì của quê hương, của điển hình miền trung nước Nga trong ngôi nhà thờ cổ nhỏ bé với cái tháp chuông hình lêu, chĩa thẳng từ một ngọn đồi mà người ta có thể khẳng định là quen thuộc.

        — Bốn mươi phút nữa đến Mạc-tư-khoa — Người phi trưởng hiện ra trong phòng khách đột nhiên nói với một nụ cười vui vẻ.

        Thật bất ngờ đến nỗi thoạt đầu Pêchya tưởng mình nghe lầm. Nhưng nhìn thấy bộ mặt linh hoạt và đôi mắt xúc động của bố, Pêchya hiểu câu ấy với tất cả ý nghĩa của nó: Bốn mươi phút nữa đến Mạc-tư-khoa.

        — Các đồng chí ơi! Bốn mươi phút nữa đến Mạc-tư- khoa! Chú reo lên, mất cả giữ gìn ý tứ, và nhảy xuống ghế, giậm gót chân lên sàn tàu.

        Bốn mươi phút cuối cùng ấy, tưởng chừng vừa dài vô tận lại vừa ngắn như chuyện cổ tích, làm cho Pêchya kiệt cả sức. Máy bay bắt đầu bay trên một trường bay ; phía dưới, những ngôi nhà lớn, một chiếc cầu bóng loáng nước mưa trên có chiếc ô-tô điện và cối ánh phản chiếu song song của nó, cái lòng chảo của sân vận động Đynamô hiện ra trong màu lá xanh của công viên Pêtrôpxki, con đường Lêningrat thẳng tắp, ngôi nhà của trường bay, những tháp hình bánh ngọt của Viện Hàn lâm hàng không quân sự, tất cả đều chạy vùn vụt trong sương mù, Pêchya chưa hiểu ngay được đó chính là Mạc-tư-khoa.

        Máy bay chạm đất và chạy dọc theo những chiếc máy bay vận tải khác đã đỗ về một bên trên con đường bê- tông, dọc theo những người lính gác vũ trang bằng tiểu liên, dọc theo những trạm ét-xăng, dọc theo những chiếc thang nhỏ đặt trên bánh xe, những xe du lịch nhẹ ướt đẫm nằm đợi trên bãi cỏ ướt. Tất cả cảnh ấy, chính đã là Mạc-tư-khoa, nhưng Pêchya vẫn không thể nào tin được.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #268 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2020, 07:58:40 am »


        Máy bay đỗ hẳn. Chiếc cửa nhỏ rít lên và mở ra. Piôt Vaxitiêvich và Pêchya cầm lấy túi, đi trên một con đường rộng lát những miếng bê-tông sáu cạnh lớn, giữa những vũng nước phản ảnh cảnh trời chiều nặng mưa, run rẩy, của Mạc-tư-khoa.

        Piôt Vaxiliêvich nắm cánh tay Pêchya và nói bằng một giọng nghẹn ngào:

        — Thế là bố con mình về đến nơi rồi. Có thích không con ?

        — Tất nhiên là thích chứ ạ — Pêchya nói, giọng rất đúng mực vi chú vẫn không ngờ rằng đã ở Mạc-tư- khoa rồi.

        Trước mặt, người thiếu tướng quân y, đi trên một chiếc M-l, giơ tay vẫy vẫy. Hai bố con cũng vẫy tay.

        Chẳng có ai ra đón cả, mặc dầu hôm trước họ đã đánh một bức điện, vả lại, cũng khó tin là bức điện có thể đến nhanh thế được.

        — Càng hay — Piôt Vaxiliêvich nói, cả nhà sẽ ngạc nhiên! Nhưng bố con ta xoay xỏ cách nào bây giờ đây ?

        Họ đi qua nhà ga và đứng trên đại lộ Lêningrat dưới một màn mưa nhẹ hao trùm khắp cảnh vật. Những hàng bồ đề, nụ vừa hé nở, mặt trước của một ngôi nhà mới đồ sộ màu vàng nhạt với những cửa sổ dán giấy chéo, và cửa vào ga xe điện ngầm « Trường bay » tất cả đang lặng lẽ soi mình trên mặt đường nhựa ướt át. Gần ngay đó, trên một bãi hoang, người ta nhận thấy một ngôi nhà gạch có những lỗ châu mai của súng máy và vài « con dím » chống tăng dựng bằng đường tàu hỏa; đó là di tích của công cuộc phòng thủ Mạc-tư-khoa. Đêm xuống. Một người đàn bà mặc áo lòng sóc cữ bước nhanh qua đường, tay dắt một có bé chân khẳng khiu, đội mũ dạ đó, đính hoa dạ đỏ.

        Một chiếc ô-tô kiểu M-l ở mặt trận, ngụy trang loang lồ, mở hết tốc lực đột nhiên phóng tới làm bắn tóe những giọt nước nhỏ lên người, đàn bà và cô bé. Cả hai hoảng hốt nhảy sang một bên. Tiếp đó là bốn thiếu nữ trong đội phòng không, cầm dây kéo một quả khí cầu hàng rào phòng không, trông như một con voi to bằng bạc. Và lúc đó, chính lúc đó Pêchya mới hiểu rằng mình đã ở Mạc-tư-khoa rồi, rằng Mạc-tư-khoa là đây, cái thành phố  Mạc-tư-khoa khắc khổ của thời chiến. Cũng phút ấy, người đàn bà mặc áo lông sóc và cô bé đội mũ đó chạy lại phía hai bố con chú như chạy thi xem ai đến trước, và trước khi Pêchya kịp nhận ra, nói cho đúng hơn kịp đoán ra họ là ai thì chú đã thấy mình ở trong cánh tay mẹ. Bà nửa cười nửa khóc, người vẫn tỏa ra mùi nước hoa quen thuộc, ôm chú bé hôn như mưa, rồi buông chú ra một lúc để ôm hôn chồng. Bà ghì chặt lấy họ, hết hôn bố lại hôn con, bà bỏ mũ ca-lô của họ ra, đưa tay áo lông cũ kỹ và ướt sũng nước mưa lên lau mặt cho họ, bà nhìn hai bố con chằm chằm, hết cười lại khóc, nửa nhận ra nửa không nhận ra họ. Còn cô bé mũ đỏ thì nhảy xung quanh ba người y như nhảy dây, miệng kêu:

        — Bố, bố yêu quí của con!

        Piôt Vaxiliêvich ôm lấy cô bé và nhấc bổng lên. Cô bé ngoe nguẩy hai bàn chân đi giày cao su mới.

        — Ô Liutxya, sao bây giờ nặng thế, hai cái chân dài nghêu thế này ! Còn Jênva đâu rồi?

        — Chị ấy học buổi thứ hai, đến tám giờ tan, con học buổi thứ nhất tan lúc một rưỡi.

        — Trời! Liutxya thành cô học trò rồi này ! Con học lớp mấy?

        — Con sắp lên lớp ba,

        — Lớp ba! Lạy Chúa tôi!

        — Bố nó đừng cười, hôm qua nó được điểm năm chính tả đấy.

        — Còn Jênya học lớp mấy?

        — Nó sắp lên lớp sáu.

        — Lạy Đức Mẹ đồng trinh! Mình có nhận được bức điện chứ?

        — Tất nhiên, hồi mười giờ sáng nay,

        — Hai bố con đến sớm được một giờ. Bay thẳng một mạch không nghỉ đấy.

        — Cái gì thế này?

        — Cá mòi sấy đấy.

        — Tốt quá, nhưng hai bố con có được khỏe không?

        — Mình trông đấy thì biết, nhờ giời khỏe cả, Còn mình, có bao giờ minh nghĩ ra là hai bố con tôi đã ở đâu không?

        — Cũng chỉ nghĩ mơ hồ thôi. Nhưng tôi cũng chỉ đoán non đoán già. Một đồng chí có lại thăm nhà ta. Đồng chí ấy đã làm cho mấy mẹ con yên tâm. Nhưng đấy là mãi về sau này.

        — Phải, phải, mãi về sau này.

        — Trông hai bố con này... không còn nhận ra được nữa !

        — Chúng tôi vẫn thế đấy chứ.

        — Pêchya, con có huân chương kia à ?

        — Nào, ta giở ra.

        — Thế cái này, đúng là cá bể sấy đẩy à?

        — Chứ còn gì nữa. Hai chục con. Quà của bảc Gavrick đấy.

        — Đi về nhà bằng cách nào đây, bà con ta?

        — Bằng xe điện ngầm. Bây giờ đường xe điện ngầm đến sát tận nhà ta. Một đường mới. Thêd ra hai bố con không biết gì à? Chạy dưới sông Maxkơva. Ga Nôvôkuzơnetxkaia. Dân Mạc-tư-khoa đã xây dựng trong thời chiến đấy.

        — Sao lại thế được nhĩ?

        — Thì đúng thế mà lại.

        — Chà, dân Mạc-tư-khoa các bà ghê thật!...

        Bóng đêm đen như thuốc súng bao phủ nhanh chóng thành phố ngụy trang.

        Luồng gió ẩm của lòng đất thổi từ cái cửa mở của đường xe điện ngầm ra.

        Họ xuống đường xe điện ngầm và khởi hành. Pêchya nhận ra các ga: những căn phòng dưới đất, rực rỡ ánh đèn, cẩm thạch đỏ của ga Biêlôrutxi, những vòng cung thép của ga Maiakôpxki. Hành khách vào ra nhanh như cẳt: những chàng thiếu úy trẻ măng, vừa rời ghế nhà trường, đeo cầu vai kim tuyến, trang bị mới toanh, va-li nhét khít khao trong bao, những anh bộ đội từ mặt trận về đeo huân chương và huy hiệu thương tích; những trẻ em nam nữ, những sinh viên mang sách vở trong những túi dã ngoại bằng vải trắng; những nữ y sĩ giải phẫu đội mũ nồi xanh lam; những anh bộ đội khoác súng có quấn băng nhỏ tẩm dầu; những thủy binh; những bà nội trợ cầm làn; những anh du kích mặc gi-lê lông thú ; những phi công mặc quần áo bay, đi ủng ngắu bằng da chó. Hành khách đi quá sân ga, để lại đằng sau những cô dân quân xinh đẹp đội mũ lông, những cô bán kem đeo những hộp bầu dục lủng lẳng như những cái trống, những đội quân tuần tiễu đeo băng đỏ ở cánh tay. Mỗi lần sau một đợt đỗ ngắn, những cảnh cửa nhẹ nhàng khép lại, còi rít lèn, một cô gái đội mũ đỏ vẫy tay ra hiệu, thế là toa tàu sáng loáng màu kền lao vun vút trong cái hành lang ngầm của đường hầm. Piôt Vaxiliêvich và Pêchya thoáng nhìn trộm lẫn nhau.

        — Ga sắp tới là ga nhà mình đấy: Nêvôkuzơnetxkaia! — Liutxya bất chợt vừa nói vừa nóng ruột giật cái áo vải lều của Pêchya.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #269 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2020, 07:59:50 am »


        Một bức tường lát những miếng sứ vuông rực rỡ chạy lại phía những cửa sổ tối, rồi đến những dải cẩm thạch sáng chói ánh điện, những cửa vòng cung. Con tàu dừng lại. Cửa nhẹ nhàng mở ra. Đám đông xô đẩy Pêchya trên một sân ga lạ lẫm và chú nhìn thấy trên bức tường rực rỡ những bức chạm nổi bằng đồng đen, ở đó giữa những mũ, gươm và cờ nổi bật lên chân dung nhìn nghiêng của các bậc tiền bối vĩ đại của chúng ta trong một vầng hào quang sáng chói: Alêcxanđrư Nepxki, Đơmitri Đônxkôi, Kyzoma Minin, Đomitri Pôjacxki, Alecxanđrơ Xuvôrôp, Mikhain Kutuzop. Sau đó, Pêchya chú ý đến bức tường ngang của căn phòng mới ở dưới đất, bức tranh mênh mông bằng những mảnh cầm thạch mài nhẵn màu sữa hoặc màu xám ngọc trai, những bức tường răng cưa của điện Kremlanh, ngôi tháp Xpatxkaia và hàng đầu là hình hóng dũng mãnh của những con người khổng lồ thời nay. Bên trái, những thợ đúc thép, những thợ mỏ, những nông trang viên. Bên phải là những chiến sĩ xe tăng, những phi công, những chiến sĩ bộ binh, pháo binh, công binh, thủy binh, du kích. Những con người của tiền tuyến và hậu phương, tất cả nhàn dân xô-viết chiến thắng siết chặt hàng ngũ tiến về phía người xem với cái khí thế không gì ngăn cản nổi.

        Pêchya đã dừng lại xem bức tranh cẩm thạch ấy với một cảm giác tự hào và phấn khởi, nhưng lúc đó chú lại bị đám dông cuốn đi xa hơn, về lối cửa ra, về lối những cầu thang quay.

        Bây giờ chú đi qua dẫy tượng nổi bằng đồng đen nhằm ca ngợi những thành phố anh hùng, Pêchya giật mình kiêu hãnh khi đọc! « Vinh quang thay, những người anh dũng bảo vệ thành phố Ôđetxa! »

        — Con đã nhìn thấy cái này chưa — Mẹ chú nói rất khẽ, đòi mắt bà rực lên niềm hạnh phúc nhưng nhòa lệ, bà âu yếm ôm đầu Pêchya và xoay mặt chú lên trên không.

        Pêchya nhìn thấy trên cao những mảnh trần khảm. Đó chẳng khác gì những cửa sổ bát giác trổ trên trần hầm và mở ra một nơi tràn đầy hào quang và ánh sáng. Màu xanh nước biển và màu son gay gắt đập vào mắt. Trong một cửa sổ, ở một độ cao chóng cả mặt, có một đoàn tàu khí động toàn bằng kim loại chuyển bánh trên một điểm vô hình. Trong một cửa sổ thứ hai, giữa màu xanh biếc của một nền trời mây, lủng lẳng chiếc gầu vĩ đại của một máy xúc đất. Trong một cửa sổ thứ ba những lá cờ ngày một tháng Năm rực đỏ như than hồng. Và đúng trên đỉnh đầu Pêchya, một chiếc máy bay dang đôi cánh thanh nhã, bay qua, không phải chiếc máy bay mà ba năm trước Pêchya đa bắt đầu cuộc hành trình của chú, cũng không phải chiẽc máy bay mà chú vừa mới đáp để trở về nhà, nhưng là một chiếc khác hẳn, một chiếc hoàn toàn mới, một chiếc máy bay hình dáng chưa từng thấy, đồ sộ, trắng như tuyết, có những động cơ đó rất mạnh, đang mở hết tốc độ bay về phía tương lai.

        Pêchya đặt chân lên một bậc thang bằng gỗ sồi. Chiếc cầu thang quay giữ lấy chú và đưa chú lên cao êm như ru. Những ngọn đèn tròn màu sữa treo ở cái trần nghiêng nối đuôi nhau đi về phía chú và tụt xuống phía dưới. Những ngọn đèn ấy diễu qua mặt Pêchya như những hành tinh. Còn chú thì cứ lên cao, lên cao mãi, cảm thấy cái bậc căng lưới sắt dưới chân mình khẽ rung rinh. Thình lình, ở phía trước, qua khe cửa sổ ngụy trang của phòng đợi hình tròn, không hiểu có màu đỏ rực rỡ gì đang lóe lên dữ dội. Tiếng ầm ầm của một loạt đại bác vang lên. Pêchya giật mình kinh ngạc:

        — Cái gì thế?

        — Pháo hoa! — Liutxya reo lên — Anh không biết à? Dạo này gần như ngày nào cũng bắn đấy.

        Pháo hoa! Sao Pêchya lại có thể quên được nhỉ ? Trước chú vẫn say mê ao ước được nhìn thấy, thế mà chú đã quên.

        Chú vụt chạy lên trên, băng qua những bậc thang, chạy qua phòng đợi và cửa ra, Qua những khe cửa sổ, từ trên xuống dưới, hiện ra một ánh sáng bay kỳ lạ, vừa màu hồng huyền ảo, vừa màu xanh ánh trăng. Pêchya thở không ra hơi, chạy vào phố Piauitxkaia tối om. Nhưng chậm quá mất rồi. Cuộc bắn pháo hoa đã chấm dứt. Đó là loạt bắn cuối cùng, loạt thứ hai mươi. Đám đông đang giải tán. Trên nóc tối đen và ẩm ướt của tòa nhà Zamaxkơvarêsiê xiết bao quen thuộc với Pêchya, chùm pháo hoa đang rơi tản mạn. Những ngôi sao nhỏ ngũ sắc của pháo thăng thiên nối tiếp nhau tắt đi. Pêchya nhìn theo, như bị thôi miên. Chỉ còn lại có hai ngôi sao.

        Chúng bay kẽ nhau. Hai bông tuyết nhẹ dần dần mờ đi: một bông màu xanh lam, một bông màu hồng...

Mạc-tư-khoa 1945 — 1951         

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM