Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:22:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vùng trời  (Đọc 27412 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #200 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2020, 09:55:57 pm »


       
5

        Khi cô gái bước lên trên cái bục gỗ nhỏ dành cho báo cáo viên, đứng trước ngọn đèn bàn và chiếc mi-cơ-rô hình nắm tay sáng loáng, thì cô không còn nghĩ gì được ngoài những điều cô sẽ phải nói. Những người ngồi trước mặt cô chỉ còn là những cái đầu nhấp nhô, giống như những gợn sóng lăn tăn trên mặt biển. Cô không còn phần biệt đâu là những người nghiên cứu khoa học, đâu là những người sản xuất, cũng như những ai có cảm tình với mình hoặc sẽ không có cảm tình với mình. Tất cả họ đã kết lại thành một khối vững chắc. Nếu như bây giờ từ đó vang lên một tiếng nói, hay một tiếng cười, thì đó chính là tiếng cười, tiếng nói của tất cả mọi người.

        Hảo bắt đầu nói vắn tắt về hoàn cảnh, cách thức mà mình đã làm bản báo cáo và sự hạn chế không thể tránh khỏi của những điều cô sắp trình bày. Mấy câu này không nằm trong nội dung bản báo cáo đã viết sẵn. Cô nghe tiếng mình vang lên từ những chiếc loa nhỏ đặt hai bên hội trường. Cô có cảm giác đó không phải là tiếng nói của mình. Máy móc đã làm cho nó khác đi. Cái tiếng nói từ hệ thống loa phát thanh đang phát ra kia trong sáng, dịu dàng và đầm ấm. Cả hội trường lặng phắc. Không biết người ta đang chăm chú nghe những nội dung mà cô vừa trình bày hay chỉ nghe giọng nói của cô?

        Khi Hảo nhìn xuống bản báo cáo thì cô bỗng nhận thấy mình không thể nào đọc lại từng câu, từng chữ mà cô đã viết sẵn. Những dòng chữ đều đặn, thẳng tắp và rất mau kia, sẽ làm mất hết những tình cảm trong lòng cô. Cô quyết định chỉ nhìn qua báo cáo để nhớ lại những chi tiết về nội dung, rồi trình bày lại như khi mình đang ngồi nói chuyện. Trước đây, cô nghĩ là mình không được phép làm như thế. Nhưng bây giờ thì cô thấy mọi người đang nghe mình, như khuyến khích mình hãy làm như thế nếu muốn họ tiếp tục lắng nghe. Và thực ra, cô chẳng phải nhìn vào bản báo cáo mới nhớ lại những điều cô đã viết ra trong đó. Sau nhiều lần viết đi viết lại và trình bày, cò đã thuộc lòng nó từ bao giờ, thuộc đến cả những con số tỷ lệ phần trăm khó nhớ.

        Và không phải chỉ có như vậy. Sau những nhận xét, những con số cô nói tới, còn có bao nhiêu hình ảnh đang sống lại trước mắt cô. Mùa xuân năm 1965, con thuyền nhỏ rời bờ đưa đoàn điều tra ra biển. Những tháng ròng lênh đênh trên sóng nước Hạ Long. Những cơn sóng lừng. Những trận bão biển. Những chiều mưa lội bùn phù sa ở cửa Nam Triệu. Những ngày hết gạo ăn ghé thuyền gần chân núi Tổ chim... Cũng không thiếu những ngày vui. Những buổi kết thúc công tác điều tra ở một cơ sở. Những khi phát hiện một mẫu mới trước kính phóng to trong phòng thí nghiệm... Những sức mạnh nào, những nguồn vui nào đã tiếp sức cho cô trong công tác khó khăn, vất vả và âm thầm này? Đó chính là bữa cơm của các chiến sĩ ngoài mặt trận, của những người lao động đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến đấu hôm nay còn nghèo...

        Hảo càng nói càng say sưa khi bao nhiêu hình ảnh của những ngày qua dồn dập hiện lên trước mắt như một cuốn phim thời sự. Tiếng nói cô âm vang giữa hội trường, càng khuyến khích cô. Cô hoàn toàn không còn nghĩ đến chuyện thành công hay thất bại mà chỉ muốn diễn đạt sao cho rõ, cho hết những gì đang trào lên trong lòng mình...

        Hảo nhìn chiếc đồng hồ đặt trước mặt. Cô buột miệng kêu lên:

        - Ối...!

        Cô đã nói quá thời gian quy định năm phút.

        Hội trường đang im lặng bỗng ồn lên những tiếng cười. Dường như người nghe chăm chú theo dõi cũng bị căng thẳng, nhân lúc này bật lên những tiếng cười tán thưởng sảng khoái.

        Hảo nóng bừng mặt. Cũng may đã đến lúc có thể kết thúc, Hảo nói:

        - Bản báo cáo tôi vừa trình bày trước hội nghị là do một tập thể làm. Người cộng tác với tôi là đồng chí Nguyễn Thị Thanh Loan. Đồng chí Thanh Loan đã bị thương vì bom Mỹ, đang nằm điều trị tại Hà Nội. Tôi thay mặt cho tập thể tác giả cảm ơn các đồng chí đã theo dõi bản báo cáo và rất mong các đồng chí giúp đỡ, chỉ cho những điều thiếu sót.

        Tiếng nói của đồng chí bí thư tỉnh ủy bỗng vang lên.

        Hảo quay lại nhìn bàn đoàn chủ tịch, thấy đồng chí đó đã đứng dậy. Đồng chí nói:

        - Tôi nghĩ bản báo cáo điều tra về hải sản của tập thể tác giả Hảo và Loan, là một công trình có giá trị. Nhưng tôi muốn dành sự đánh giá cuối cùng cho các đồng chí làm công tác nghiên cứu khoa học, các đồng chí sản xuất ở cơ sở cho tập thể hội nghị, tôi chỉ xin phép nói một vài cảm tưởng sau khi nghe. Khoa học cũng là một mặt trận. Đòi hỏi đầu tiên đối với những người chiến sĩ tiến vào mặt trận khoa học cũng vẫn là phải có một tỉnh cảm thật nồng nàn đối với đất nước, đối với quê hương, đối với những người lao động. Nếu thiếu những điều cơ bản đó, thì một nhà khoa học dầu có tài năng đến mấy, cũng sẽ khó đi xa. Tất nhiên vì ngành nghề của các đồng chí còn trẻ, tuổi của các đồng chí cũng còn quá trẻ, các đồng chí không tránh khỏi những sự hạn chế. Nhưng với tình yêu mà các đồng chí đã có đối với đất nước, đối với nhân dân lao động, tôi tin rằng không có những đỉnh cao nào mà các đồng chí sẽ không chinh phục được... Các đồng chí có mặt ở đây và những thành tích bước đầu đã có hôm nay hoàn toàn không phải vì ngẫu nhiên. Nó có những nguyên nhân sâu xa... Tôi vừa kịp hỏi thăm biết rằng cha của đồng chí Hảo là một liệt sĩ, bản thân đồng chí Hảo vừa làm công tác khoa học vừa là một chiến sĩ tự vệ đã cùng đồng đội chiến đấu với máy bay Mỹ. Tôi nghĩ là các đồng chí sẽ không cho rằng tôi đi ra ngoài chuyên để của hội nghị này... Hội nghị vừa hoan hô nhiệt liệt tập thể chiến sĩ trên mặt trận khoa học, Hảo và Loan. Tôi đề nghị hội nghị hoan hô một lần nữa tập thể chiến sĩ trên mặt trận đánh máy bay Mỹ, Loan và Hảo.

        Những tiếng vỗ tay bật lên và kéo dài khá lâu.

        Sau khi trả lời những câu hỏi, Hảo rời khỏi bục báo cáo giữa những tràng vỗ tay. Nước mắt ứa ra. Cô rền rĩ một mình: "Khổ thân mày quá, Loan ơi!".

        Đồng chí cán bộ của uỷ ban được phân công giúp Hảo làm báo cáo, đứng đón cô ở phía sau, nói:

        - Rất tốt?

        Nhìn thấy Hảo lau vội nước mắt, ông hỏi:

        - Mừng quá hả?

        - Vâng.

        - Kết quả hơi bất ngờ. Cô viết báo cáo không hay lắm nhưng khi ra báo cáo thì lại tốt.

        - Tại ban chỉ đạo bắt viết đi, viết lại quá nhiều lần đấy mà!

        - Cô oán chúng tôi hả?

        - Không. Em nói vậy để tỏ lòng biết ơn.

        Hảo trở lại hội trường thì nhiều người ùa tới bắt tay và chúc mừng.

        Thầy giáo nói với cô:

        - Em có thấy những điều tôi dự kiến không sai?

        - Em rất biết ơn thầy.

        Tùng ở đầu chạy lại tìm cô, mặt tái đi.

        - Chị Hảo, cho tôi nói riêng với chị một câu thôi...

        Hảo miễn cưỡng phải xin phép mọi người đi ra một góc phòng với Tùng.

        - Tôi đã nói chị đừng đưa tất cả số liệu ra mà chị không nghe tôi. Giờ chị lại bỏ các bảng biểu ở đây kia, họ sẽ đến ghi chép hết. Tôi đề nghị chị thu lại, cất đi ngay.

        Hảo mỉm cười:

        - Tôi đã nói với anh bữa trước, báo cáo xong mà anh cần đến những số liệu đó, tôi xin biếu anh. Người khác cần cũng vậy.

        Tùng đứng ngẩn người.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #201 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2020, 09:56:52 pm »


CHƯƠNG V

1

        Hạ tuần tháng bảy năm 1966, sau cuộc họp với Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân ở Washington, Tổng thống Mỹ trở về trại David với vẻ lo âu.

        Một cuộc họp được tổ chức ngay vào chiều chủ nhật. Cùng dự họp, có chủ tịch văn phòng cố vấn tình báo đối ngoại Clark Clifford. Người bạn cũ này được Johnson đánh giá là một trong những bộ óc tốt nhất của nước Mỹ. Được hỏi ý kiến về tình hình Việt Nam, Clifford nói: "Tôi không thể thấy điều gì trừ sự thảm họa đối với nước ta".

        Tổng thống Mỹ nói lại bằng những lời nhã nhặn:

        "Ngài đã bày tỏ những nỗi lo lắng mà nhiều người Mỹ, kể cả tổng thống đang trải qua. Không ai lo lắng hơn tôi nhưng chúng ta không thể rút lui. Tôi cũng không sẵn sàng chấp nhận bất kỳ một giải pháp nào có tính chất là một thứ ngụy trang cho sự đầu hàng".

        Có thể chính những ý kiến bi quan ở cuộc họp này đã kích thích Johnson. Chỉ hai ngày sau đó, Johnson triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia.

        McNamara trình bày trước hội đồng một bản báo cáo vắn và xám xịt về tình hình Nam Việt Nam, và kết luận: "Nếu không có lực lượng vũ trang bổ sung thêm, Nam Việt Nam thế nào cũng rơi vào tay Hà Nội!"

        Johnson đề ra cho hội đồng năm phương sách để lựa chọn:

        "Một là, bắt kẻ địch quỳ gối bằng cách sử dụng bộ chỉ huy không quân chiến lược.

        Hai là, theo ý kiến một số người, chúng ta phải cuốn gói về nước.

        Ba là, cứ để con cái của chúng ta ở đó như hiện nay, tiếp tục chịu mất đất đai và thương vong, rồi ngồi đây mà nghe con cái chúng ta kêu khóc.

        Bốn là, gọi quân trù bị tăng lính quân dịch, đặt đất nước Mỹ trong tình trạng thời chiến, tuyên bố tình hình khẩn cấp.

        Năm là, cung cấp cho các tư lệnh quân đội ngoài chiến trường số quân lính mà họ nói là cần thiết".

        Johnson không giấu giếm là mình muốn lựa chọn giữa phương sách thứ tư và thứ năm. Ông còn nói rõ hơn rất muốn chọn phương sách thứ tư. Nhưng lý trí đã bảo làm như vậy là không khôn ngoan. Do đó, ông chọn phương sách cuối cùng.

        Giới cầm quyền ở Nhà Trắng đã thống nhất với ý kiến của tổng thống, tiến hành ở Việt Nam một cuộc chiến tranh hạn chế và không tuyên bố.

        Sau này, Johnson nói lại đã đi đến "quyết định lịch sử" hồi cuối tháng bảy năm 1966 sau những đêm thao thức tại văn phòng tổng thống ở Nhà Trắng, sau những giờ ngồi một mình ở trại David hay đi bộ dọc bờ sông nhìn về miền đồi núi nhấp nhô bang Texas. Ông cho rằng mình đã làm đúng theo ý của ba đời tổng thống trước đó.

        Ngày 28 tháng Bảy, Johnson tuyên bố đưa thêm nhiều sư đoàn, lữ đoàn quân Mỹ sang miền Nam Việt Nam với những lời lẽ thống thiết:

        "Đưa ra chiến trận tinh hoa của tuổi thanh niên nước ta, những chàng thanh niên ưu tú nhất của chúng ta, đối với tôi không phải là một việc làm dễ dàng. Hôm nay tôi đã nói với các bạn về từng lữ đoàn, từng tiểu đoàn và từng đơn vị này khác, nhưng tôi đều biết rõ họ, biết từng người một. (...) Tôi cho rằng tôi cũng biết cả những người mẹ của họ sẽ khóc lóc như thế nào, những gia đình họ sẽ đau buồn như thế nào. Đây là nhiệm vụ day dứt nhất và đau đớn nhất của vị tổng thống của các bạn..."

        Nhà Trắng quyết định từ đó đến cuối năm 1966 sẽ nâng số quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam từ tám vạn lên gần bốn mươi vạn; con số này còn được nâng lên nữa vào giữa năm 1967.

        Các cửa biển và sân bay ở miền Nam Việt Nam đầy ngập quân xâm lược Mỹ. Xe tăng và pháo hạng nặng của Mỹ nghiền nát những con đường lớn, nhỏ. Pháo đài bay chiến lược B.52 ném bom rải thảm suốt ngày đêm. Mưa chất độc hóa học đổ xuống, làm mất màu xanh của núi rừng. Lính Mỹ mang cờ hiệu sọc và sao có mặt ở khắp nơi, khi thì mỉm cười tỏ tình bạn với những bác nông dân đang theo trâu cày ruộng, khi thì bỗng nhiên xả súng bắn vào họ. Chúng say sưa lao vào những chiến dịch được gọi bằng cái tên kiêu hùng "tìm và diệt".

        Trên miền Bắc, Mỹ đẩy mạnh các chiến dịch oanh tạc "Sấm rền". Mỹ tuyên bố trong tháng sáu đã thiêu hủy bảy mươi phần trăm các nhiên liệu của ta. Máy bay đánh phá quyết liệt ngày đêm các tuyến giao thông mạch máu nối liền hai miền Nam Bắc, bắt đầu đánh mạnh các khu kinh tế và những khu đông dân cư. Báo chí và các hãng thông tấn phương tây đưa tin: "Mỹ chuẩn bị giáng cho Bắc Việt Nam một đòn mạnh mới trong cuộc chiến tranh bằng máy bay". Có cả tin Mỹ sẽ đưa quân đổ bộ ra miền Bắc.

        Ta sẽ lùi lại để quân xâm lược chiếm nửa đất nước đang sắp được giải phóng? Hay ta quyết đứng vững trên mảnh đất quê hương của mình, tiếp nhận cuộc chiến đấu đánh bại xâm lược như ông cha ta vẫn thường làm?

        Giữa lúc đó, Chủ tịch Hồ chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt tại Hà Nội. Lời nói của Người vang dậy núi sông:

        "Không gì quý hơn Độc lập, Tự do”.

        Nhân dân ta đáp lại lời kêu gọi lịch sử của Người, tiếp tục tiến lên trong cuộc trường chinh mới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #202 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:37:30 pm »


       
2

        Trọng được đánh động về việc đi chiến trường miền Nam khá sớm. Ngay sau đó, anh đã hăng hái chuẩn bị. Nhưng rồi một thời gian không ai nhắc tới chuyện đó. Trọng thắc mắc, hỏi đồng chí phụ trách cơ quan. Đồng chí giải thích: "Ngày giờ đi không phải do mình quyết định. Đồng chí cứ sẵn sàng. Chúng tôi sẽ không để lỡ cơ hội của đồng chí". Sau đó, anh lại được tòa soạn trao nhiệm vụ đi Khu Tư. Anh tự bảo mình bao giờ chuyện đến nơi sẽ hay, cứ trông ngóng nó mãi sẽ không làm được việc gì.

        Ở Khu Tư về, Trọng đang dành thời gian viết một tập bút ký về các chiến sĩ chiến đấu trên đảo Cồn cỏ, thì cơ quan đến báo tin một tuần nữa anh sẽ lên đường. Trọng phải xếp công việc đang làm lại. Anh dành mấy buổi đến các kho (các cơ sở này đã phân tán nhiều nơi đề phòng địch oanh tạc) để lĩnh trang bị đi xa: ba-lô, tăng võng, chăn màn, quần áo, thuốc men, thức ăn khô... Lại phải chuẩn bị giấy tờ, giấy giới thiệu của những cơ quan có thẩm quyển, giấy giới thiệu theo đường quen biết riêng của bạn bè với một số cơ sở anh sẽ tới công tác. Loại giấy thứ hai này cũng khá quan trọng, vì anh sẽ làm việc được thuận lợi hơn ở những nơi có người thông cảm với công việc viết lách. Lại còn thời gian cho việc đi chào hỏi người thân và dự những cuộc liên hoan tiễn đưa.

        Trưa hôm nay, Trọng ngồi cắt mấy miếng mút để khâu thành những cái đệm cho vai đỡ đau khi đeo dây quai ba-lô.

        Có tiếng gõ cửa rụt rè. Trọng quẳng vội tất cả xuống ngăn dưới của bàn uống nước. Chắc là cô ấy, anh nghĩ. Tối hôm qua anh đã đến nhà, gửi lại cho Vi phong thư ngắn báo tin mình sắp đi; anh đoán trưa nay, sau giờ làm việc, Vi sẽ đến.

        Người xuất hiện trước cửa là Bút, chủ nhiệm chính trị mới của đoàn bay. Bút nở một nụ cười lành hiền trước vẻ ngạc nhiên của Trọng. Đôi mắt màu nâu của anh ánh lên một chuyện gì vui vẻ. Trọng nắm lấy tay anh:

        - Anh đến thật bất ngờ!

        - Không phải chỉ có mình tôi... Anh sẽ còn bị bất ngờ nhiều!

        Một người nữa đứng khuất ở dọc hành lang bước tới. Bộ mặt đen cháy và đôi hàm răng sữa quen thuộc. Trọng buông tay Bút, nắm vội lấy tay Hoa.

        Trọng kéo hai người vào nhà. Mấy tháng nay anh không lên sân bay. Gặp hai người, anh hết sức mừng rỡ. Thấy anh chuẩn bị pha nước, Bút gạt đi:

        - Anh đừng cho uống nước nữa. Chúng tôi muốn mời anh đi ngay. Vừa đến tòa soạn tìm anh, đồng chí thường trực nói hôm nay anh ở nhà.

        Trọng đoán trên sân bay có tổ chức hội nghị mừng công hoặc sơ kết. Anh em trên đó chưa biết tin Trọng sắp đi xa. Trọng sẽ phải từ chối vì anh không còn thời gian. Anh nói:

        - Vội mấy cũng phải uống chén nước đã.

        Bút giữ tay Trọng lại:

        - Phải nói luôn công việc bữa nay với anh... Tôi và đồng chí Hoa về nhà cô Diệu Lan bây giờ. Anh em trên đoàn đều nói, đi việc này phải mời anh cùng đi. Anh rất mát tay. Anh giúp cho xong hoàn toàn thì hai vợ chồng cậu ấy sau này hàng năm phải đến lễ tết anh.

        Thấy Hoa đang nhìn mình với vẻ khẩn khoản, Trọng hỏi:

        - Các anh định đi đến bao giờ về?

        - Sẽ trả anh lại nhà trước 7 giờ sáng mai - Bút đáp.

        - Các anh cho tôi 5 phút để chuẩn bị.

        Bút và Hoa nhìn nhau mỉm cười. Họ như muốn nói: đã biết trước là thế nào anh ấy cũng nhận lời.

        Trọng mặc quần áo xong, lấy một tờ giấy trắng ghi mấy chữ: "Tôi đi vắng 7 giờ sáng mai có mặt ở nhà. Các bạn đến thăm, cần gì xin nhắn lại". Anh ghim tờ giấy trước cửa rồi cùng Bút và Hoa xuống xe.

        Trên đường đi, Trọng mới biết hôm nay Bút và Hoa về gia đình Diệu Lan để xin cưới. Trọng buột miệng:

        - Nhanh quá nhỉ?

        Bút cười:

        - Anh không nhớ là đồng chí Hoa của chúng tôi đã chuyển loại sang lái máy bay phản lực siêu âm.

        Hoa phân bua:

        - Thời kỳ bột phát thì như vậy nhưng thời kỳ tiệm tiến thì không nhanh đâu anh Trọng ạ. Tôi và cô Diệu Lan biết nhau từ trước ngày anh lên sân bay.

        Trọng nói:

        - Tôi cứ tưởng những người đi trước trong chuyện này là anh Quỳnh và cô Hảo.

        Bút vẫn giữ nụ cười không tắt trên môi:

        - Về mặt "nhân hòa" thì như nhau. Nhưng về "thiên thời", "địa lợi" thì đồng chí Hoa và đồng chí Diệu Lan có ưu thế hơn, vì là người cùng trong Quân chủng. Cô Hảo và cậu Quỳnh là cá nước và chim trời nên kết hợp với nhau được phải có nhiều thời gian hơn.

        - Không biết... hai người định đến bao giờ?

        - Chúng tôi có nhắc nhưng chưa thấy Quỳnh đề nghị. Có lẽ Quỳnh muốn chờ công tác của cô ấy ổn định hơn.

        Trọng được biết một số tin tức ở sân bay ngoài những trận đánh mới mà anh em ở tòa soạn lên đó về đã kể lại. Nhự nhảy dù bị lạc hai ngày trong rừng, vết thương ở chân anh sắp lành, khoảng một tháng nữa sẽ trở lại đơn vị. Anh em lái máy bay mới đã bắt đầu tìm được cách làm ăn trong khi những máy bay cũ gặp khó khăn vì địch dùng thủ đoạn bay cao và bay với tốc độ lớn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #203 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:38:14 pm »


3

        Bố Diệu Lan chưa tới năm mươi, tóc đen cứng, da rám nắng. Ông gọi Bút và Trọng là các bác. Sau khi được Bút giới thiệu Trọng chưa có gia đình, ông gọi Trọng bằng anh. Ông đã xác định thứ bực trong việc đổi xử với khách: Bút thay mặt cơ quan được coi là người bằng vai; còn Trọng chưa có vợ, bạn của con rể nên được sắp chung hàng với Hoa. Mãi đến trước khi đi ngủ, Bút và Trọng mới hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn nhất của chuyến đi, là làm cho gia đình bằng lòng tổ chức lễ cưới tại sân bay.

        Sáng hôm sau, họ dậy từ lúc mờ sáng để ra xe.

        Hoa đêm qua ngủ chung giường với bố vợ tủm tỉm kể lại nửa đêm anh vờ mê ngủ, gác chân lên đùi ông, ông cứ nằm im, khi anh bỏ chân xuống, ông mới nhè nhẹ trở mình.

        Bút bĩu môi, rồi nói:

        - Cậu ăn phải đũa cậu Đông rồi. Chuyện gì cũng phải thêm muối, thêm mắm!

        - Tôi nói thật! Đúng là lúc nửa đêm tôi gác lên ông cụ.

        - Cái đó thì mình tin. Mình lạ gì cái tật nằm ngủ của cậu. Nhưng cái chi tiết cậu thức hẳn hoi mà vờ làm ra ngủ để gác chân lên người bố vợ xem phản ứng như thế nào, thì có đúng là cậu bịa ra không?

        Hoa cười xòa.

        Diệu Lan ở trong nhà ra, ôm theo những gói lá chuối, cô nói:

        - Mẹ em cứ nhất định bắt phải mang phần cơm sáng cho các anh ăn khỏi đói. Đêm hôm qua, bà dậy nấu xôi lúc nào em không biết.

        Hoa đỡ các gói xôi từ tay người yêu:

        - Tối qua, anh yêu cầu mẹ cho ăn sáng và phải nắm cho anh nắm xôi to nhất!

        Cô gái lườm anh:

        - Anh là rất lắm tội. Lúc nào em sẽ bảo cho!

        Cô gái đã hiển dịu hẳn và tươi mát như một bông hoa nhài buổi sớm. Trọng phân vân không hiểu tại sao những ngày đầu gặp cô ở sân bay, Trọng không thấy cô đáng yêu chút nào. Rồi anh lại nghĩ không biết ngày hôm qua Vi đã đến anh vào lúc mấy giờ. Câu chuyện giữa anh và Vi rồi sẽ ra sao? Anh đã nói với Vi mình sắp đi xa. Có thể sau một thời gian anh sẽ trở về, nhưng cũng có thể anh sẽ đi rất lâu. Anh đề nghị coi chuyện quan hệ giữa hai người từ trước tới giờ chỉ là tình bạn. Anh muốn Vi không bị ràng buộc gì với mình vì những lời đính ước. Còn sau đây, nếu anh trở về, Vi vẫn chưa lập gia đình thì lúc đó sẽ hay. Vi đã phản ứng lại một cách quyết liệt. Cô tủi thần, vì thấy Trọng coi thường mình. Cô nói anh cứ việc đi, chóng hay chầy thì về phía cô cũng không có gì thay đổi. Nhưng cô dành cho anh quyền được không làm theo lời hứa hẹn cũ. Thái độ của Vi làm cho Trọng mềm lòng. Anh không muốn Vi phải đau khổ, sự đau khổ mà anh cũng phải chia phần, vì một quyết định dứt khoát của anh về mối quan hệ giữa hai người...

        Đúng như lời hẹn của Bút, chưa tới 7 giờ, xe đã về đến trước cửa nhà Trọng. Hoa nói với Trọng:

        - Hôm này, ngày vui của chúng tôi thể nào anh cũng lên.

        Trọng cảm thấy bối rối vì đã đến lúc anh phải xa những người bạn đã gắn bó với anh suốt cả thời gian qua.

        - Tôi rất tiếc là sẽ không có mặt. Tôi phải chúc mừng anh chị ngay từ bây giờ vì tôi sắp đi xa.

        Tất cả mấy người cùng sửng sốt. Bút hỏi:

        - Bao giờ anh đi?

        - Sao nghe nói chuyện anh đi xa thôi rồi? - Hoa hỏi tiếp.

        - Chiều mai tôi sẽ đi. Rất may được gặp các anh. Hai anh cho tôi gửi lời chào tất cả các anh ở đoàn bay. Chúc các anh chiến đấu giỏi và xin hẹn ngày gặp lại.

        Hoa ôm chầm lấy Trọng và hôn như mưa trên mặt anh.

        Bút bắt tay Trọng với một nụ cười gắng gượng:

        - Không biết anh đi nên đã làm mất nhiều thời gian chuẩn bị của anh. Chúc anh gặp mọi điều may mắn và mong sẽ gặp lại anh.

        Trọng quay lại bắt tay Diệu Lan:

        - Chúc chị hạnh phúc và xin tạm biệt chị.

        - Ngày mai em sẽ còn gặp lại anh ở tòa soạn, vào buổi chiều phải không anh?

        - Chị đừng ra đó nữa...

        - Không. Em nhất định phải đến...

        Trọng chậm chạp bước lên cầu thang gác. Hai tai anh ù ù. Người anh nhẹ bỗng như vừa mất đi một cái gì.

        Mảnh giấy Trọng ghim ở cửa dày đạc chữ những người nhắn.

        Một người ở tòa soạn chắc là đến sau cùng, ghi bằng chữ đỏ lên khoảng trống còn lại ở đầu giấy: “4 giờ chiều mồng 8, xe đi. Tối nay (mồng 7) vào phòng dự liên hoan."

        Em gái anh viết: “Trưa mai đến nhà em ăn cơm, rối đến ông bà.”

        Một người bạn viết: “Đã kiếm được vải dù ngụy trang, xanh-tuya-rông mềm. Lại nhà mình mà lấy.”

        Một người khác viết: “Dành cho mình buổi sáng nay. Đến nhà mình ăn cơm.”

        Không thấy cô ấy đến...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #204 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:39:05 pm »

     
4

        Trọng tới bậc cầu thang đã nghe tiếng bố vừa quát to, vừa càu nhàu cái gì ở trên gác. Bố anh ở nơi sơ tán về chiều hôm qua sau khi được em gái anh nhờ người báo tin ngày hôm nay anh sẽ đi chiến trường. Lòng anh se lại vì thương mẹ. Anh nghĩ đến khi anh đi xa rồi mà ở nhà bố vẫn rầy la mẹ như thế này. Trọng tự bảo, lát nữa anh sẽ góp ý kiến với bố về chuyện đối xử với mẹ một lần nữa trước khi đi.

        Bố anh đang ngồi trước bàn làm việc với phiến đá hồng đã được khắc đầy chữ. Đó là cái công thức T2 của ông cụ. Gần đây, Trọng đã biết ông cụ đổi chiếc lư đồng lấy phiến đá đẹp để làm công việc này. Cụ đang khắc nốt dòng chữ số ghi lại số năm tháng cụ đã dành ra hoàn thành công trình này: 1945 - 1965. Cụ đã hí húi suốt mấy tháng nay vì cụ chỉ làm vào những ngày được về Hà Nội và cụ đã khắc bằng những kiểu chữ rất nhỏ và đẹp.

        Thấy Trọng vào, ông cụ quay lại phân trần:

        - Bà ấy lại đang làm khổ tôi. Anh về mà giải thích cho mẹ anh. Bà ấy rên rỉ từ đêm qua đến giờ về chuyện anh bằng ấy tuổi đầu rồi, vợ con chưa có giờ lại đi xa... Tôi không chịu được. Tôi biết anh thích đi thế này từ lâu, bây giờ anh được như ý thì bà ấy phải vui vẻ mới đúng...

        Ông cụ trỏ tay vào phiến đá đang khắc, nói tiếp:

        - Củng như tôi làm cái này suốt hai mươi năm trời vì thích nó. Vì thích nó nên thiếu ăn, thiếu mặc vì nó tôi cũng cứ vui, ai dè bỉu, ai nói ra nói vào tôi cũng cứ làm. Chỉ có bây giờ ai ra lệnh cho tôi: "Ông không được làm nữa, ông phải đốt, ông phải quên nó đi", thì lúc đó tôi mới khổ. Tôi thấy nó sẽ có ích cho đời thì tôi làm, tôi chẳng đòi đời phải trả công, tôi chẳng suy hơn tính thiệt. Nay mai chẳng may bom đạn Mỹ có giết tôi thì tôi cứ để lại cho đời hòn đá này. Đời dùng nó hay không là tùy. Bà ấy lo anh đi lâu, về già quá rồi thì còn lấy ai! Sướng có phải là ở chỗ cũng có được cô vợ, có được đứa con như mọi người đâu! Sướng là ở chỗ người ta đạt được cái gì mà người ta mong muốn. Anh không nói rõ cho bà ấy hiểu thì khi anh đi rồi, tôi sẽ là nạn nhân trong nhà này.

        3 giờ chiều, chiếc xe của cơ quan đến đón anh. Trọng và em gái cố nói với mẹ để bà đừng ra tiễn ở bến xe. Anh sợ nhất khi ở giữa đám đông, mẹ anh òa lên khóc. Cuối cùng, mẹ anh đồng ý. Sắp xuống cầu thang để ra xe, ông cụ bỗng đứng dậy, đi ra ngoài hiên, gọi Trọng:

        - Anh ra đây bố hỏi cái này?

        Trọng bước vội ra, ông cụ hỏi nho nhỏ:

        - Cái con bé ấy nó đâu?

        - Thưa bố, cô ấy đi công tác vắng.

        Anh buộc phải nói dối bố. Hôm qua, anh đến nhà không gặp Vi. Hỏi thăm em gái Vi, biết lá thư tối hôm trước của anh đã được chuyển cho Vi. Em gái Vi nói không thấy Vi dặn lại gì, và mấy bữa nay Vi cứ về nhà ăn xong bữa, lại đi luôn. Vào giờ phút này anh chỉ có thể gặp cô lần cuối cùng ở bến xe.

        Ông cụ bỏ qua chuyện đó một cách nhẹ nhàng, ông ngước đôi mắt nhìn anh qua cặp kính lão một cách chăm chú, rồi hỏi:

        - Có phải Mỹ vừa đưa nhiều quân ra đóng dọc Đường 9 phải không?

        - Hiện nay chưa nhiều lắm, nhưng rồi đây chắc chúng sẽ đưa nhiều. Chúng muốn lập một phòng tuyến cắt ngang nước ta.

        - Nhưng Giải phóng vẫn vào, ra được chứ?

        - Vâng. Chả có cách nào ngăn được ta.

        - Thôi anh đi, không muộn.

        Trọng biết lúc anh đi rồi, mẹ sẽ khóc và bố lại rầy la. Anh thấy trong lòng nao nao.

        Nơi xe xuất phát khá đông. Cùng đi một chuyến với Trọng hôm nay còn có một họa sĩ, một anh cán bộ nghiên cứu về công tác tuyên huấn và một cô bộ đội trẻ về phép đi nhờ xe đến Hà Tĩnh. Người nào cũng có gia đình và bạn bè đưa tiễn. Trong số những người lên tới bắt tay Trọng, chúc anh lên đường may mắn, có Diệu Lan. Bộ quân phục Không quân của cô nhắc nhở những hình ảnh đẹp đẽ và thân thiết với anh suốt thời gian qua. Anh nói với cô:

        - Chị cho tôi gửi lời chào tất cả các anh, chị tôi đã quen biết trên đó. Nếu chị gặp chị Hảo, chị cũng nói giùm.

        Diệu Lan nở một nụ cười nhợt nhạt, rồi lui vào đám đông. Cô biết trong giờ phút này, Trọng còn là của nhiều người khác.

        Trọng hôn đứa cháu nhỏ rồi từ biệt cô em gái. Em gái anh không nói được lời nào. Khi anh nhìn cô thì cô nhìn đi chỗ khác. Các bạn bè chen nhau tới bắt tay anh. Anh không còn nhận được ra họ là những ai. Anh bỗng thấy mình trở thành thân thiết đối với tất cả mọi người. Anh đang được sống những giờ phút đẹp đẽ trong cuộc đời. Từ lúc này, anh đã được coi là người của tiền tuyến.

        Khi Trọng đã lên xe rồi, còn nhiều bàn tay chìa qua cửa để nắm lấy tay anh.

        Đồng chí lái xe nói với Trọng:

        - Phải xuất phát sớm anh ạ. Đêm nay cố qua Bò Lăn.

        Trọng không nghe rõ, nhưng cứ gật đầu.

        Anh lái xe trẻ nói thật to:

        - Rời bệ phóng!

        Anh bóp còi để người đưa tiễn rời khỏi xe.

        Trọng ngoái đầu ra ngoài cành lá ngụy trang lòa xòa trên cửa sổ, giơ tay vẫy mọi người. Rất nhiều bàn tay đang vẫy theo anh như những cánh bướm.

        Hình ảnh những người đưa tiễn lùi xa rất nhanh.

        Anh chỉ còn nhìn thấy những chiếc lá sấu nhỏ lăn tăn chạy trên mặt đường, cuốn vào gấm xe rồi mất hút vế phía sau. Đồng chí lái xe vừa nói rất đúng, mình đang rời bệ phóng.

        Chiếc xe rẽ ngoặt qua một phố khác, hòa vào dòng xe trên đường, ở đây không còn ai chú ý đến anh. Đấu óc anh thanh thản hơn. Lúc đó anh mới nhớ đến Vi. Trong lòng anh không hề có một chút hờn giận. Anh không còn là con người của ngày hôm qua. Những thú vui nho nhỏ, những chuyện yêu đương hôm trước chỉ là những hạt sương lóng lánh ánh mặt trời lúc ban mai, tạo cho anh một hương vị dìu dịu lúc lên đường. Trong giờ phút này, đối với anh không còn sự thất vọng, ghen ghét hay giận hờn. Mọi chuyện riêng tư đều trở nên nhẹ nhàng. Đất nước chỉ còn lại hai miền: phía trước là con đường dài hun hút, dẫn tới Đất thánh với bao nhiêu điều kỳ lạ, đang đón chờ; phía sau, dải đất quê cha, nơi anh đã cất tiếng chào đời, nơi vừa dành cho anh bao nhiêu tình thương yêu lúc ra đi. Có bao giờ anh say mê những con người ở phía trước, cuộc chiến đấu ở phía trước như lúc này. Và cũng chưa bao giờ anh yêu thương cái dải đất đang lùi dần phía sau cùng với cuộc sống và những con người ở đây đến thế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #205 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:40:39 pm »

 
CHƯƠNG VI

1

        Đồng chí bộ đội có tuổi ngồi bên trong cửa sổ ngước mắt nhìn Hảo rồi hỏi:

        - Chị tới dự đám cưới?

        Không biết hôm nay ở đầy có đám cưới ai, Hảo lúng túng nói:

        - Không ạ.

        Và cô đưa tấm chứng minh thư cho bác. Trong lúc bác xem giấy tờ của Hảo, cô nhìn về phía con đường dốc dẫn xuống khu nhà chiêu đãi ở chân đồi, có hai cô gái mặc quân phục đang chạy lên như đuổi nhau vừa cười vừa nói líu ríu. Đúng là hai cô văn công. Chẳng cần phải họ lên sân khấu mình mới nhận ra. Hảo cảm thấy ghen với họ. Mình yêu mến các anh ấy không thể nào kém họ, nhưng mình đến đây như một người xa lạ, còn họ thì là người nhà. Giá mà mình được chạy theo những bước chân của họ để vào ra tất cả các khu vực nghiêm cấm mà mình khao khát được biết này.

        - Chị gặp ai? - bác thường trực đã xem giấy tờ xong hỏi Hảo.

        - Thưa bác, cháu xin gặp anh Quỳnh.

        Bác thường trực nhìn Hảo rồi kêu lên:

        - Chết chưa? Thế mà tôi không nhận ra. Nhưng khuyết điểm là tại chị. Tại chị ít lên thăm anh Quỳnh quá đấy mà!

        - Cháu ở xa ạ.

        - Chị lên hôm nay rất vui. Tối nay có đám cưới của anh Hoa và chị Lan.

        Hảo có nghe Quỳnh và Trọng nói đến Hoa nhưng cô chưa gặp anh bao giờ.

        Hảo đang đi theo bác thường trực xuống chỗ nghỉ thì nghe tiếng người gọi to:

        -Hảo!

        Cô quay lại, thấy Đông đứng với một cô gái mặc áo nâu người mảnh dẻ

        - Anh Đông!

        Hảo mừng rỡ reo lên và chạy lại nắm lấy tay anh. Từ năm ngoái đến giờ, Hảo mới gặp lại anh. Đông giới thiệu:

        - Cô Diệu Lan, vợ sắp cưới tối nay của anh Hoa.

        - Anh không bắt nạt được tôi đâu...

        Diệu Lan nói với Đông rồi quay lại, mỉm cười chào Hảo:

        - Được nghe các anh ấy nhắc đến tên chị từ lâu".

        Hảo nhận thấy cặp mắt Diệu Lan nhìn mình rất chăm chú và cái miệng rộng của cô khi cười nom thật tươi tắn, duyên dáng. Người này thì đúng là ở đoàn bay không ai bắt nạt được, cô nghĩ.

        Họ cùng đi theo Hảo đến chỗ nghỉ. Trao chìa khóa cho Hảo xong. Bác thường trực nói với Đông:

        - Anh về báo hộ với anh Quỳnh, tôi không phải gọi điện vào đại đội nữa.

        - Chả phải báo, anh Quỳnh và cô Hảo đã có máy thu phát riêng với nhau.

        Bác thường trực nhắc lại:

        - Anh giúp hộ nhé!

        - Cụ cứ yên tâm, tôi làm liên lạc cho hai người đã có thâm niên rồi.

        Đông bảo Hảo:

        - Cứ yên trí ở đây, gần tối nó mới về. ông Quỳnh và ông Hoa, hai ông dạo này đều bận, tôi sẽ tiếp cô... Tôi thì thư thả.

        Hảo cảm thấy có cái gì khang khác trong câu nói của Đông. Cô chưa hiểu tại sao thì Diệu Lan nói:

        - Anh lên chức mà lại bất mãn! Anh Hoa mà được như anh thì chúng tôi phải ăn mừng.

        - Tôi cũng đang định viết thư báo tin cho vợ tôi ăn mừng. - Anh quay lại phía Hảo, nói tiếp - Tôi trở thành lính văn phòng rồi cô Hảo ạ.

        Đông đã chuyển lên đoàn làm chủ nhiệm xạ kích. Các chủ nhiệm xạ kích, dẫn đường cũng như chủ nhiệm kỹ thuật của đoàn bay trong khi đi sâu vào công tác chuyên môn của mình, vẫn tham gia chiến đấu. Nhưng Đông hiểu mình được giao nhiệm vụ mới vì chưa thông tư tưởng chiến thuật. Như vậy là nay mai anh sẽ ít được đánh.

        Hảo chưa hiểu ra sao, nhưng biết đây là chuyện riêng trong đoàn bay nên cô không hỏi lại.

        Diệu Lan từ nãy đến giờ vẫn không rời mắt khỏi Hảo. Cô thèm vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi trẻ của người con gái này. Cô chưa hiểu vì sao ở đây người ta hay nhắc đến Hảo. Diệu Lan nói:

        - Tối nay mời chị ra dự với chúng tôi. Cả anh Hoa và tôi cũng không ngờ chị tới. Nghe nói chị ở tận Quảng Ninh.

        - Em cũng không ngờ lên đây đúng vào dịp này - Hảo đã nhận thấy Diệu Lan phải hơn mình vài bốn tuổi - Tối nay em sẽ xin ra...

        - Anh Trọng bữa trước lên đường có nhờ tôi chuyển lời chào chị.

        - Anh ấy đi rồi ? - Cô gái kêu lên - Em đã tưởng là anh ấy không đi nữa...

        - Vâng. Anh ấy đi rồi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #206 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2020, 10:40:58 pm »


2

        Hảo đã được phân công một đề tài mới mà trạm đã có lần hứa sẽ dành cho cô: Nghiên cứu cá rô phi vùng nước lợ. Đề tài này có tính chất tương đối lâu dài. Muốn làm xong công trình phải mất vài năm. Nhưng Tổng cục vừa chỉ thị cần nghiên cứu vấn đề này một cách khẩn trương. Hoạt động đánh phá ngày càng mạnh của máy bay Mỹ cùng với việc chúng áp sát các tàu chiến vào bờ biển nước ta đã đe dọa những tàu, thuyền đánh cá. Công việc đánh cá trên biển bắt đầu phải trả bằng máu. Sản lượng cá biển thấp hơn trước. Tổng cục có chủ trương lấy cá sông bù cho số cá biển bị hụt và chắc sẽ còn bị hụt hơn nữa cùng với đà phát triển của chiến tranh.
   
        Nhưng mấy tháng nay, công việc của Hảo chỉ đạt được ít kết quả. Hội nghị báo cáo công tác điều tra nguồn lợi hải sản vùng biển Quảng Ninh thành công đã làm cho một số cán bộ trẻ được chú ý. Trong số đó, Hảo nổi bật lên vì cô còn là một chiến sĩ tự vệ đã chiến đấu với bọn cướp trời Mỹ. Các cuộc hội nghị dân quân tự vệ, thanh niên, phụ nữ, công đoàn... của huyện, của tỉnh đều mời Hảo đến dự và báo cáo. Cô cứ luôn luôn bỏ dở công việc vì những cuộc họp.

        Đối với những cuộc họp này, lúc đầu, cô gái cũng háo hức, sung sướng vì coi đó là một phần thưởng. Nhưng được ít lảu, thì cô thấy ngại nó quá. Đi luôn rất trở ngại cho công tác chuyên môn. Mỗi lần về, thấy thời gian đã trôi qua nhiều mà công việc vẫn còn man mác. Một lẽ khác, mới báo cáo một đôi lần ở hội nghị thì còn cảm thấy hào hứng, nhưng sau nhiều lần cứ nói đi nói lại vẫn từng ấy chuyện thì cô bắt đầu chán và ngượng. Sự xấu hổ của cô càng tăng khi cô bỗng nhận thấy trong hội nghị không phải chỉ có những người mới nghe mình báo cáo lần đầu. Còn một điều làm cô rất khổ tâm là những lời bóng gió, châm chọc. Có lần, một người chuyển cho Hảo một phong thư, cái địa chỉ người gửi để rành rành trên góc phong bì, nhưng cô ta vẫn cứ nói: "Đồng chí Hảo có giấy triệu tập đi hội nghị"... Cô muốn đưa tất cả ra cuộc họp thanh niên hay công đoàn. Nhưng khi Hảo hỏi đồng chí tổ trưởng thì anh góp ý kiến: "bận tâm làm gì những chuyện ấy cho nó già người đi. Nếu cô cứ bực mình như vậy thì cô sẽ bực suốt đời. Hãy làm như không nghe thấy là hơn...". Anh khuyên cô không nên làm to chuyện với một vài người có tính hay ghen ghét. Anh cũng hứa sẽ nói chuyện riêng với họ. Nghĩ đi nghĩ lại, Hảo nghe lời anh. Sau đó, lời ong tiếng ve cũng bớt. Nhưng khi họ nói ít thì lời nói lại càng sâu cay hơn. Cô hiểu rằng những chuyện này chỉ qua đi khi mà mình không còn được "ưu đãi" gì hơn những người khác. Cô bắt đầu lấy lý do công tác chuyên môn khéo léo từ chối việc đi báo cáo tại các cuộc họp.

        Nhưng lần này, cô lại phải đi dự hội nghị thanh niên "ba sẵn sàng" do Tổng cục tổ chức vì trong giấy triệu tập, cấp trên đã chỉ đích danh cô. Một lần nữa, Hảo phải kể lại các công việc mình đã làm. Bản báo cáo được hoan nghênh nhiệt liệt. Rời diễn đàn, cô không cảm thấy vui. Khi mình được thêm nhiều người yêu mến thì cũng có thêm người ghen ghét. Cô không biết những điều tiếng gì đang đợi chờ mình khi cô trở về trạm...

        Hết cuộc họp, cô tranh thủ lên thăm anh. Lần này, cô không bỡ ngỡ, hồi hộp, như một năm trước. Hôm nay cô đã là của anh, anh đã là của cô. Cô đang trở về với gia đình, dù rằng cái gia đình này vẫn còn hết sức mới mẻ. Cô chỉ còn lại một nỗi lo lắng duy nhất. Đó không phải là cái lo của riêng cuộc đi thăm này. Cái lo này sẽ đeo đuổi cô trong suốt cuộc chiến tranh và cô đã cố làm quen với nó. Đó là không hiểu có chuyện chẳng may nào đã đến với anh sau cái ngày anh đã gửi cho cô lá thư cuối cùng...

        Hảo nhẹ nhõm cả người khi bác thường trực không nói với cô là anh đi công tác. Chẳng còn mấy giờ nữa anh sẽ đến gặp mình. Cô sẽ gục đầu vào ngực anh và sẽ nói với anh rằng: "Em nhớ anh quá! Em đang cần đến sự giúp đỡ của anh. Thời gian vừa qua em đã có những giờ phút yếu đuối khi phải đương đầu trước những điều mới mẻ trong cuộc sống. Anh đừng coi những chuyện em sắp nói là chuyện tầm thường. Anh chớ so sánh nó với những gì đang diễn ra ở đầy. Vì những chuyện đó đang làm vẩn đục bầu không khí mà em thở hít hàng ngày. Chúng có thể đến lúc nào đó đầu độc tâm hồn em...".

        Hảo đi chơi với Đông vòng quanh khu đồi của nhà chiêu đãi. Đông kể cho cô nghe nhiều chuyện ở sân bay, chuyện Quỳnh bắn rơi hai chiếc máy bay địch bay đêm, chuyện vợ chồng Hoa - Diệu Lan, anh không giấu là trước đây đã tưởng Diệu Lan có cảm tình với Quỳnh. Hảo chợt nhớ lại cặp mắt của chị ấy khi nhìn mình. Và cô cũng tin không phải Đông đã lầm. Nhưng cả đến chuyện đó nữa cùng bao nhiêu chuyện khác cũng không đọng lại lâu trong đầu óc cô. Tâm trí cô chỉ còn tập trung vào một điều. Anh sắp đến với cô. Cô thấy anh đang tới mỗi lúc một gần với nụ cười rạng rỡ. Cô nghe bước chân anh vang lên đều đều trên đồi sỏi. Cùng đi với tiếng nhịp bước chân rất rõ ràng, chắc chắn, còn có khúc nhạc dạo báo giờ. Khúc nhạc dạo vẫn đổ hồi hết đợt nọ đến đợt kia, như những con sóng nối nhau dồn vào bờ, khiến cho cô mỗi lúc một bồi hồi với ý nghĩ tín hiệu báo giờ sắp điểm.

        - Hảo này, coi!

        Đông trỏ cho Hảo những đường hào mới đào quanh đồi, nói tiếp:

        - Nếu máy bay đến thì phải theo đường này mà chạy cho xa ra cánh đồng. Nhà chiêu đãi nằm ở giữa đồi pháo và doanh trại không an toàn. Nay mai sẽ phải chuyển.

        - Vâng.

        Hảo đáp một cách lơ đãng. Anh Đông nhắc cho mình biết tình hình sân bay đang khẩn trương. Nhưng điều đó có nghĩa gì với mình trong lúc này. Mình đã phải xa anh ấy thêm mấy tháng. Và anh ấy đang đến với mình kia rồi...

        - Cô làm sao thế? Đi đường xa mệt à?

        - Vâng... Em hơi mệt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #207 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2020, 02:12:46 pm »

        
3

        Chập tối, Quỳnh hấp tấp bước vào căn phòng của Hảo với hai người lạ. Thoáng nhìn vẻ mặt linh lợi và thân hình vững chắc của họ, Hảo cũng đoán được họ là những người lái máy bay. Cô biết Quỳnh mới về được một lúc. Khi chiếc xe ca sơn màu ngụy trang đưa những người lái từ đường băng về doanh trại cách đây hơn nửa giờ, đã có người chỉ cho Hảo. Nếu Đông báo tin cho Quỳnh ngay, anh cũng còn phải tắm táp và ăn cơm chiều. Không biết anh có bỏ bát cơm nào vì mình, Hảo nghĩ.

        - Sao em lại lên bất chợt? - Qùnh hỏi cô.

        - Em đi họp rồi rẽ sang. Cơ quan Tổng cục sơ tán cách đây vài chục ki-lô-mét.

        Quỳnh chỉ người mặt vuông, nước da đen cháy, nói:

        - Đây là anh Hoa.

        Hảo chào anh. Anh ấy không giống cái tên của mình chút nào.

        Quỳnh quay lại phía người trẻ hơn, cao lớn, có nước da trắng xanh, cặp mắt đen và một hàng ria phơn phớt trên môi:

        - Đây là anh Hùng mới đi học về được ít lâu.

        Trong khi Hùng đứng im lặng thì Hoa nhoẻn miệng cười:

        - Tôi rất hân hạnh được đón chị trong ngày vui của chúng tôi. Cô Lan cho tôi biết là đã mời chị và chị đã nhận lời. Tôi đến đón chị sang phòng cưới. Chị bớt cho chúng tôi nửa giờ thôi. Đám cưới thời chiến chị ạ...

        Hoa nói tiếp:

        - Tôi làm thí điểm cho anh Quỳnh rút kinh nghiệm.

        Quỳnh chạm tay vào người Hoa như muốn nói "Thôi đi cậu" và quay lại bảo Hảo:

        - Sắp đến giờ rồi, ta đi em.

        Hảo bước theo Quỳnh. Nhiều người cũng đang đi đến phòng cưới. Họ kín đáo nhìn Hảo. Cô hơi ngượng ngùng nhưng cảm thấy sung sướng vì mình đã trở thành một người con trong cái gia đình mới này. Quỳnh ghé sang hỏi nhỏ cô:

        - Em khỏe chứ?

        - Em khỏe.

        Cô biết không thể nói gì với anh được nhiều hơn trong lúc này. Và cô bắt đầu quan sát chung quanh bằng cặp mắt tò mò. Lần đầu, cô được dự một đám cưới ở đơn vị bộ đội, và đặc biệt là lại ở một đoàn bay.

        Trong căn phòng rộng có ba dãy bàn trải vải xanh da trời, trên đặt trà nước, bánh kẹo. Tấm màn màu huyết dụ chăng kín một góc nhà. Hình trang trí là hai khuông nhạc, thay vào các nốt nhạc là những hình người đang nhảy múa cùng với hình những chiếc máy bay.

        Người đến đã khá đông.

        Quỳnh và Hùng dẫn Hảo về một góc bàn chưa có ai ngồi ở phía cuối. Người dự đám cưới hấu hết là bộ đội. Mấy cô gái cùng đi với cô dâu cũng là bộ đội. Người ngoài chỉ có một số các bác và các chị tới trạm thăm người nhà, như Hảo. Họ ngồi lọt giữa các anh bộ đội mặc quần xanh, áo màu lá cây, cấp hiệu màu bạc lẫp lánh trên ve áo.

        Khách vẫn tiếp tục đến. Nhìn những chiếc mũ bạc màu và bộ quần áo của họ, thấy họ không có vẻ là những người đi dự đám cưới. Quỳnh cho cô biết đó là các cán bộ ở những đơn vị thợ máy chỉ rời đường băng khi mặt trời lặn. Họ phải đến ngay đây, nếu về đơn vị mới quay ra thì không kịp. Hảo nhìn thấy Đông đang ngồi nói chuyện một cách rất sôi nổi với một người cao lớn, mặt trẻ măng. Có lẽ anh không nhận thấy cô trong đám đông. Tú ngồi ở dãy bàn trong cùng, gật đầu chào Hảo. Ít phút sau, anh đi với Bút đến chỗ cô ngồi. Anh hỏi bằng một giọng thân mật:

        - Chị có định ở chơi với chúng tôi lâu không?

        Bút nói tiếp:

        - Không lâu thì cũng phải cỗ ở lấy vài ngày.

        - Em chỉ ở được một hai hôm - Hảo đáp.

        Có người gọi Bút ở phía trên, Bút nói vội:

        - Bắt đầu rồi. Ngày mai tôi sẽ ra thăm chị nhé!

        Cho đến lúc này, Hảo vẫn chưa có cảm giác rõ rệt là mình đang dự một đám cưới. Chung quanh cô người ta vẫn rì rẩm về chuyện công việc, những chuyện mà Hảo nghe không hiểu lắm.

        Mọi người bảo nhau im lặng. Bút đã xuất hiện trước tấm màn màu huyết dụ. Anh xoa hai bàn tay vào nhau vẻ trịnh trọng. Bút tuyên bố cuộc liên hoan ngày vui mừng của hai đồng chí Hoa và Diệu Lan bắt đầu. Anh giới thiệu những người thay mặt hai họ. Phía Diệu Lan, có ông bố. Phía Hoa, có ông chú thay mặt cho bà mẹ Hoa bị yếu không thể đi xa trong thời chiến.

        Một trong những người dự đám cưới lên tiếng:

        - Chú rể thì chúng tôi biết rồi, nhưng cô dâu là ai, đề nghị giới thiệu cho chúng tôi biết mặt.

        Lan ngồi ngay bên cạnh người vừa nói, quay sang lườm anh, mặt đỏ lên. Bút nói:

        - Cô dâu cũng như chú rể đối với chúng ta đều quen thuộc. Nhưng đề nghị hai đồng chí Hoa và Lan đứng lên để chào khách.

        Hoa nhanh nhẹn đứng dậy. Lan lúng túng đứng lên theo. Người đã yêu cầu giới thiệu cô lại nói tiếp:

        - À, đồng chí Lan này thì chúng tôi biết từ lâu rồi.

        Tiếng cười ầm cả gian phòng.

        Đồng chí chính ủy bước ra. Anh đứng với vẻ trang nghiêm chờ căn phòng trở lại im lặng. Anh nói:

        - Hôm nay là ngày vui của hai đồng chí Hoa và Diệu Lan. Ngày vui tổ chức thời chiến. Hai gia đình và đơn vị thống nhất ủy nhiệm cho tôi phát biểu với cô dâu và chú rể. Hai đồng chí khác nhau về công tác. Một người lái máy bay, một người làm nghệ thuật. Nhưng giống nhau ở chỗ đều là chiến sĩ. Đồng chí Diệu Lan vừa đi phục vụ ở tuyến lửa về. Tôi cũng xin lộ với hai họ và các đồng chí một điều bí mật. Đoàn đã bố trí cho đồng chí Hoa nghỉ hôm nay, nhưng đồng chí đã kiên quyết xin được trực ban chính. Đồng chí Hoa muốn kiếm một chiếc "ép" mang về làm quà cho đồng chí Lan để đánh dấu ngày vui hôm nay...

        Tiếng vỗ tay nổ ran ngắt lời anh.

        Chính ủy nói tiếp:

        - Nhưng hôm nay, đoàn chưa tạo được điều kiện cho đống chí Hoa xuất kích. Chắc đồng chí Lan cũng bằng lòng cho đồng chí Hoa chậm quà mừng một đôi ngày. Cuộc đọ sức trực tiếp của dân tộc ta với đế quốc Mỹ đã thực sự bắt đầu, và sẽ còn lâu dài. Vì lâu dài nên chúng ta tiến hành xây dựng hạnh phúc như bình thường. Nói rằng bình thường nhưng vì có chiến tranh nên cũng có chỗ khác thường. Cả hai đồng chí đều hiểu rõ điều này. Tôi không có gì để dặn dò thêm. Tôi chỉ xin thay mặt hai họ và đơn vị chúc cô dâu và chú rể hòa hợp, vui vẻ, hạnh phúc.

        Diệu Lan và Hoa cùng nhau đi một vòng qua các bàn chào khách. Họ dừng lại bên Hảo và Quỳnh. Hảo nói:

        - Em xin chúc mừng hạnh phúc của anh chị.

        - Xin cảm ơn chị - Diệu Lan nói.

        Hoa nói tiếp:

        - Chúng tôi cũng "xin" nóng lòng chờ đợi để được chúc mừng hạnh phúc của anh chị.

        Câu nói của Hoa đến với cô như một thứ men rượu.

        Cho đến lúc cuộc liên hoan giải tán, Hảo vẫn không cảm thấy rõ ràng mình vừa dự một đám cưới. Cùng với cái tin Trọng đã đi xa mà Diệu Lan cho biết, cuộc liên hoan này giống như một cuộc liên hoan đưa tiễn người lên đường trong thời chiến. Hảo có cảm giác mình vừa ngồi ở một sân ga. Cô gặp bao nhiêu người xa lạ. Họ đến nhanh để rồi ra đi cũng nhanh. Hảo và Quỳnh ngồi ở phía trong nên hai người ra khỏi phòng cưới sau cùng. Cô nhìn căn phòng vắng vẻ với những dãy bàn bỏ trống. Mọi người đã lên đường cả rồi. Ngoài kia, những con tàu tốc hành đã mở máy đưa họ về mọi ngả, nơi cuộc chiến đấu đang chờ đợi họ. Cô nhớ lại buổi mình và Thùy đưa tiễn Đông trên sân ga Hàng cỏ. Cô cầm lấy bàn tay Quỳnh, nắm chặt để thấy rõ là đang đi bên anh. Nhưng cô lại vội buông ngay tay anh. Cô sợ mấy người đang dứng thu dọn nhìn thấy cử chỉ đó của mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #208 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2020, 02:13:42 pm »

        
4

        Hảo sang buồng Diệu Lan thấy chị đang ngôi thêu một chiếc khăn tay. Hình mẫu là một bông hoa rất đẹp. Nhưng nhìn đường thêu, Hảo nhận thấy Lan thêu khá vụng về. Cô toan bảo chị để mình thêu giúp. Nhưng cô chợt nghĩ ý nghĩa bông hoa này không phải là nó xấu hay đẹp mà ở chỗ ai đã thêu ra nó. Cô nói:

        - Chị tìm được cái mẫu rất đẹp.

        - Mẫu đẹp nhưng người thêu vụng.

        Hảo ngồi nhìn Diệu Lan mặc chiếc áo len ngắn tay màu lam, thấy chị khác hẳn hôm trước, rực rỡ hẳn lên. Đôi má chị đỏ hồng. Ánh nắng vàng rải trên quả đồi trước mặt, thứ ánh nắng khi ta đứng ngoài trời thì nó làm cho làn da ta cháy bỏng, nhưng ta ngồi ở trong nhà thì lại thấy nó chỉ là một thứ màu sắc giả tạo, chứ không phải là nó từ mặt trời đem hơi ấm đến. Không phải là nắng hanh đã làm cho chị ấy hồng hào lên đâu, chính là tình yêu và hạnh phúc đang sưởi ấm chị ấy.

        - Nhà chiêu đãi này sắp chuyển đi rồi - Lan bỗng nói.

        Hảo hỏi lại:

        - Tại sao thế chị?

        - Trưa nay địch vừa đánh Hà Nội. Ban nãy các anh trong đoàn gọi điện ra nói phải chuẩn bị di chuyển thật gấp. Ngày mai, mình cũng về đoàn thôi.

        - Sao chị về vội thế? - Hảo hỏi lại chiếu lệ.

        - Ngày mai anh Hoa đi trực rồi. Nếu mình đi cùng đoàn lên đây phục vụ thì khác, nhưng mình ở lại chờ đợi thế này chỉ làm vướng víu các anh ấy. Đợt chiến đấu lần này sẽ ra trò đây...

        Hảo toan hỏi chị có lo không, nhưng cô kịp kìm lại. Cô thấy hiện lên trước mắt mình bông hoa hồng của hạnh phúc đang xòe những cánh nhỏ mềm mại, mỏng manh đương đầu một cách bình tĩnh và bướng bỉnh trước luồng gió đen dữ dội của chiến tranh... Dù sao chị ấy cũng may mắn hơn mình. Chị ấy đã có hạnh phúc thực sự. Còn mình thì vẫn rất xa nó... Anh ấy hay nói đến mai sau. Anh ấy nói không nghĩ nhiều đến tương lai thì không thể làm tốt những nhiệm vụ hiện tại. Mình hiểu điều đó. Nhưng không hiểu tại sao anh ấy rất ít nghĩ đến những chuyện bây giờ trừ nhiệm vụ chiến đấu của anh ấy...

        - Mai em cũng về chị ạ - Hảo bỗng nói.

        - Sao vội về thế? - Lan nhắc lại câu Hảo đã nói với chị ban nãy.

        - Em cũng không muốn làm vướng víu anh ấy.

        - Đã bàn bạc... định tổ chức vào thời gian nào chưa?

        - Chưa... chúng em chưa ai nghĩ đến chuyện ấy.

        Diệu Lan ngừng thêu, ngước đôi mắt linh lợi nhìn Hảo, giọng thân mật:

        - Minh hỏi thật nhé... Hảo có sợ các anh ấy hy sinh không?

        Hảo nghiêm nét mặt đáp:

        - Em không sợ.

        Diệu Lan lại cúi xuống chiếc khăn thêu. Không biết giữa hai người còn vướng víu chuyện gì nhỉ, chị tự hỏi mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #209 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2020, 02:14:26 pm »


       
5

        Đông ngồi vào bàn định viết thư cho vợ thì nghe tiếng Quỳnh hỏi ngoài cửa:

        - Làm chi đó?

        - Việc vặt thôi! - Đông vừa trả lời: vừa bỏ chiếc bút xuống bàn - Cậu còn luẩn quẩn làm chi ở đây không ra đó với hắn?

        Quỳnh bước vào, kéo chiếc ghế ngồi bên bạn. Một bên mép anh giật giật. Đông nhìn bạn chăm chăm làm Quỳnh lúng túng. Nhưng chỉ một lát sau, Quỳnh bỗng nhoẻn miệng cười. Nụ cười đã xóa đi trên mặt anh những nét không tự nhiên. Anh hỏi Đông bằng một giọng thân mật:

        - Cậu nói chi với Hảo để cô đó thắc mắc?

        - Thắc mắc cái gì? - Đông hỏi lại cộc lốc.

        - Cũng không hẳn là thắc mắc. Cô ấy nói anh Đông bảo bấy giờ trở thành lính văn phòng, tha hồ rỗi rãi... Cô ấy nhận xét thái độ cậu có vẻ khang khác.

        - Rứa thì có chi cần phải hỏi lại! Cậu biết hết cả rồi.

        Quỳnh lại lúng túng. Thực ra thì anh hiểu rất rõ tâm trạng hiện giờ của bạn. Đối với những người khác, chuyển từ đại đội bay lên đoàn là chuyện bình thường. Nhưng riêng Đông, phải rời khỏi đại đội bay là một điều cay đắng. Quỳnh muốn tới để góp với bạn một lời khuyên. Nhưng từ khi mở đầu câu chuyện anh đã luôn luôn bị Đông chặn lại. Cách đây không lâu, nhiều người đã nghĩ Đông sắp về công tác ở đại đội 2. Quỳnh cũng bị bất ngờ khi thấy người được điều về đại đội 2 lại chính là mình. Giá như mọi khi, anh dễ dàng góp ý kiến với bạn bất cứ chuyện gì. Nhưng lần này anh cảm thấy khó khăn.

        Đông bỗng dịu giọng:

        - Cậu định nói chi với mình thì nói đi?

        Quỳnh ngẩng đầu lên nhìn bạn, giọng chân thành:

        - Mình không bằng lòng thái độ của cậu.

        Thấy bạn không phản ứng ngay, Quỳnh nói tiếp:

        - Mình không muốn nói quanh để động viên cậu. Mình cũng nghĩ rằng cậu được điều lên đoàn không phải là chuyện bình thường. Đoàn buộc phải đưa cậu đi khỏi đại đội bay vì đoàn nhận thấy cậu ở đại đội bay hiện giờ không có lợi.

        - Mình sợ địch làm ảnh hưởng đến tinh thần anh em ư?

        Đông hỏi lại bằng một giọng hơi căng, nhưng lần này

        Quỳnh cũng không chịu rút lui:

        - Cậu còn chủ quan lắm! Cậu thừa dũng cảm. Nhưng cậu không có gan đi vào cái mới.

        Đông vằn mắt lên:

        - Chính cậu cũng nói mình như vậy! Cậu biết rõ không ai học bay như mình! Người ta học bằng mồ hôi. Còn mình thì học bằng mật xanh, mật vàng, học bằng máu của mình. Bố mình trước đây đã sống một cuộc đời trâu ngựa, cuộc đời "người ngựa" nói đúng nghĩa đen của nó? Bây giờ Đảng chắp cánh cho mình. Mình đã làm người, mình sẽ không chịu cái nhục thua kém người khác! Mình không chịu lùi sau các cậu trong chiến đấu đâu!

        - Không ai nghi ngờ tất cả các điều cậu vừa nói. Nhưng mình vẫn cứ thấy là cậu rất chủ quan. Cậu được lựa chọn để trao một thứ vũ khí mới, nhưng cậu không hoàn toàn tin vào nó, trong khi đã có người chứng minh rõ những khả năng của nó. Cậu đòi trở lại Míc 17. Cậu đề nghị xin máy bay khác. Người ta đã bắn rơi máy bay bằng tên lửa nhưng cậu vẫn khăng khăng nói tên lửa là không dùng được!

        Đông ngồi lặng thinh. Quỳnh lại nói:

        - Nhất là cậu không chú ý gìn giữ trước mặt anh em. Chắc cậu không biết là anh em trẻ có một số người không tán thành ý kiến của cậu nhưng đã không nói ra... Mình rất mong chỉ sau một thời gian ngắn, cậu lại trở về đại đội bay, về ngay đại đội 2. Mặc dù hiện nay mình thấy cậu có những cái sai nhưng mình vẫn tin rằng khi cậu về đó cậu sẽ làm tốt hơn mình.

        Đông vẫn không đáp lời bạn. Đôi mắt anh vừa rồi cháy bỏng đã dần dần dịu lại. Quỳnh đứng lên mỉm cười:

        - Thôi, mình ra ngoài đó một lát. Cậu biết sớm mai Hảo về chưa?

        - Biết rồi.

        Quỳnh đi ra.

        Đông ngồi im lặng. Anh quay đầu ra cửa nhìn theo bóng Quỳnh đi vội vã trên con đường nằm giữa những thửa ruộng chạy về phía nhà chiêu đãi. Đông bỗng thở dài. Anh cầm bút lên, nghĩ thế nào lại đặt bút xuống. Đông ngồi thừ người như vậy rất lâu.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM