Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:26:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười sáu tấn vàng  (Đọc 10035 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2020, 09:46:40 am »

IV

        Đêm Nô-en, Nhà thờ Đức Bà đông nghịt người đi lễ. Suốt từ ngã tư đến sân nhà thờ, xe cộ ùn lại. Bên những quán cà-phê giải khát là một dây hoạt động nhộn nhịp của đám con trai, con gái choai choai mới tập ăn chơi, tập móc túi, tập làm đĩ, chích xì ke, xoa bóp. Chúng túm tụm quanh các xe nước mía, nằm lăn trên vỉa ... (mất 2 dòng)... len lỏi vào dòng người đi lễ...

        Tiếng chuông nhà thờ dóng giả ngân vang giữa những âm thanh hỗn tạp của cả thành phố đổ dồn về đây.

        Nhân cố lách dòng người đi sang sân nhà Bưu điện. Anh đảo mắt tìm kiếm quầy thuốc lá, rồi đi thẳng vào phòng giao dịch điện tín. Lát sau anh trở ra, đến thẳng quầy chị Ba:

        - Bữa nay đắt hàng chớ, chị Ba?

        - Dạ, mời ông cố vấn mở hàng cho một gói ba con năm.

        - Chị còn loai hộp tròn chứ?

        - Dạ, tôi vẫn để dành mấy hộp đó.

        - Cảm ơn chị Ba - Nhân móc tui lấy tiền đưa cho chị Ba, giọng nhỏ hơn: - Có hai tờ năm trăm đồng hơi rách, phiền chị Ba dán lại nghe.

        - Ô, không sao! - Chị Ba nhanh nhẩu đáp.

        Có hai gã mặc áo măng-tô-san, đội mũ phớt lượn lờ qua. Chị Ba vội nhét mấy tờ bạc vào trong ngực,

        Nhân giục:

        - Chị thu dọn hàng rồi đi lễ chớ?

        - Dạ... Bữa nay không khí hòa bình vui quá.

        - Từ sau hiệp định Pa-ri có lẽ lễ Nô-en năm nay là vui nhất, phải không chị Ba?

        - Chú Hai.,. À quên... ông cố vấn đi có một mình, sao không cho bé Ly cùng đi?

        - Cô Thủy vừa về rước nóổ đi rồi. - Nhân châm thuốc, thở dài - Mệt với bà nội đó quá, chị Ba !

        - Số phận mà - Chị Ba nói nhỏ - Có gấp lắm không ?

        - Rất gấp!

        Nhân rảo bước, chị Ba vội vàng thu dọn quầy hàng.

        Trong nhà thờ, vi linh mục đang chuẩn bị cho buổi lễ. Nhân nhận ra Ran-nét đứng với Hà cạnh một cột đá. Anh gật đầu chào họ và tiến lại, vô tình dảm phải chân một gá thanh niên đang lom khom nấp sau một cột trụ. Gã cáu:

        - Mù à?

        - Xin lỗi! - Nhân định mở hộp thuốc lá mời gã, nhưng gã đã lùi lũi đi rạ. Nhân nhận rõ chiếc quần sọc trắng với đôi giầy to ngoại cỡ của Hưng.

        Ran-nét đã kéo Hà đi lại phía Nhân:

        - Hôm nay nhờ có cậu, tôi mới may mắn được mời cô Hà đi ăn cơm.

        - Sao lại nhờ tôi ? - Nhân làm bộ ngạc nhiên hỏi.

        - Cậu đã giữ ngài Tống trưởng Hào cùng ăn cơm với Tổng thống nên cô Nhị Hà được tự do.

        - Tôi hiểu - Hai Nhân cười, nhìn thẳng vào cặp mắt của Hà. Cô lúng túng mở ví đầm, soi mình vào chiếc gương nhỏ như sợ sệt mình bị một vết nhọ nào trên mặt, cô lấy khăn thấm những giọt mồ hôi.

        - Vậy là tôi không làm ăn gì được trong chuyện này rồi- Nhân nhìn Ran-nét thảm dò. Ran-nét thân mật vỗ vai Nhân, đổi cách xưng hô:

        - Có chứ, mình định sáng mai mời cậu tới trao đổi đôi điều về những lời khẳng định của Tổng thống.

        - Rất hân hạnh được Ran tin cậy.

        Tiếng chuông lại ngân vang. Cả nhà thờ lặng im trong giây phút trang nghiêm. Đèn tắt, chỉ còn lại một vùng sáng nơi tượng chúa nằm trong hang cỏ được trang hoàng rực rỡ. Trong khi đó, tại ngôi nhà lụp xụp của mình ở khu lao động Bàn Cờ, chị Ba Thuận đang ngồi bên ngọn đèn được che kín. Chị hơ hai tờ giấy bạc 500 đồng vào bóng đèn rồi cẩn thận bóc lớp giấy ngoài ra. Một mảnh giấy mỏng đục mờ hiện lên những hàng chữ số mật mã xuyên qua ánh sáng. Chị Ba cuộn lại, cho vào một ống nhựa trắng, giống hệt điếu thuốc ba con năm. Chị nhìn đồng hồ bàn ròi tắt đèn. Hôm nay Nô- en, lệnh giới nghiêm được giải tỏa, Cnị Ba trùm chiếc khăn nhung lên đầu, lách cửa đi ra. Chị dùng lại ngó trước ngó sau rồi nép vào vỉa hè đi miết. Chị không biết khóa mật mã, chị ít quan tâm đến nội dung các bức điện của Nhân gửi về Trung tâm. Nhưng chị nhớ tài lắm, đây là bức điện số 249 của nhóm Mai Vàng, do chính chị tự gây dựng nên giữa sào huyệt của Mỹ - Ngụy.

        Thực ra ban đầu chị Ba chỉ là người liên lạc của một tổ điệp báo. Vào những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tổ điệp báo ấy lần lượt bị tan rã. Lúc văn phòng của cựu hoàng Bảo Đại chuyển hết sang Pa-ri, một sĩ quan cận vệ của vị Hoàng đế ấy là chiến sĩ điệp báo của ta dẫn đến cho chị một chàng trai trẻ khôi ngô, nói giọng Huế rất dễ thương và dặn rằng:

        - Đây là thằng cháu tui, nó mồ côi. Cha nó là chiến sĩ điệp báo, đã anh dũng hy sinh. Mẹ nó bị bệnh cũng mới qua đời. Tui đã làm các thủ tục cho nó học hành ở đây. Chị thay mẹ nó, thay tui trông mon. Sang tới Pa-ri tui sẽ gửi tiền về đều đều cho chị.

        Dạo ấy chị Ba mới làm vú em cho nhà giáo sư Hào, chị rất nghèo, nhưng chị đã tìm mọi cách chu cấp khá đầy đủ cho Nhân ăn học. Khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, người sĩ quan cận vệ của cựu hoàng Bảo Đại đã kiếm cho Nhân được một học bổng ở Trường Đại học Tổng hợp Pa-ri. Chị Ba còn nhớ như in ngày Nhân chuẩn bị lên máy bay rời đất nước, chị cố chạy ngược chạy xuôi cho Nhân vài chục phờ-răng mà chẳng lần đâu ra. Đang lúc buồn chán thì có một cô gái Huế tìm gặp, trao cho chị chiếc nón Bài thơ có cành mai và chữ "Thuận" nắn nót ở phía trong. Chị Ba giơ chiếc nón lên trời, nhận ra mật hiệu liên lạc của tổ chức điệp báo, chị ôm lấy cô gái, thổn thức:

        - Tưởng là các ảnh quên tui rồi.

        Cô gái chuyển lời thảm hỏi của "bà con" và vội vã trao cho chị một gói tiền. Đó là năm mươi phờ-răng duy nhất mà tổ chức đã phải tìm mọi cách để trợ cấp cho Huỳnh Nhân đi du học.

        Chị Ba nghĩ rằng với số tiền ít ỏi ấy, Nhân cũng có thổ tiêu vặt trong những ngày đầu chua liên lạc được với người "chú họ" trong tổ chức điệp háo của ta ở Pari: Nào ngờ lúc Nhân vừa đến thủ đô nước Pháp, anh đã phải chống gậy tiễn đua người đỡ đầu duy nhất của mình ở nơi đất khách quê người đến nghĩa trang. Chú anh bị tai nạn ô tô trong khi lái xe đi đón anh.

        Trong những cái không may của cuộc đời, người ta thường tình cờ gặp được những cái may khác mà có lẽ cái ngẫu nhiên nào củng đều bắt nguồn từ những cái tất nhiên mà những quy luật bí ẩn của số kiếp con người khoa học chưa mày mò được. Tại đám tang người chú họ, Nhân đã lọt được vào cặp mắt tinh đời của một nhân viên tình báo Hoa Kỳ - Đó là Pôn, người gốc Hung-ga-ri lai Đức, lúc đó đang đi tuyển mộ người.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2020, 07:55:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2020, 05:56:32 am »


        Vào thời kỳ Mỹ mới dựng chính phủ họ Ngô để chiếm đoạt Nam Việt Nam, những sinh viên người Việt tại Pa-ri có chút ít đầu óc tân tiến đều được CIA nhìn ngó tới và Pôn đã kiểm tra kỹ lưỡng chàng sinh viên "có nhiều phẩm chất tốt, rất thông minh'' Huỳnh Ngọc Nhân. Và thế là Nhân trở thành một trong các nhà trí thức trẻ của Nam Việt được đào tạo chính quy ở Hoa Kỳ, dưới sự tài trợ của cơ quan tình báo CIA.

        Nhân trở về nước vào những ngày khủng hoảng của chính quyền họ Ngô. Nhờ có Mai Cao là bạn học cũ đang là phụ tá của tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ, Huỳnh Nhân đã nhanh chóng xâm nhập được vào giới tướng lãnh. Đặc biệt với trình độ khá uyên bác về khảo cổ, Nhân đã dần dần trở thành ngài tiến sĩ' tài hoa được cả Sài Gòn kính nể.

        Suốt một thời kỳ dài chị Ba lại bị tổ chức "bỏ rơi", chẳng có một ai đến liên lạc, mặc dù chị biết tổ chức Đảng hoạt động ở nội thành rất mạnh. Cho mãi đến lúc anh em Diệm - Nhu bị lật đổ, rồi Thiệu -  Kỳ lên nắm chính quyền, Huỳnh Nhân trở thành một trong các phụ tá trẻ của tướng Kỳ, cô gái Huế dạo nào mới lại đưa đến cho chị Ba chiếc nón bài thơ thứ hai có cành mai và chữ "Thuận". Suốt một buổi chiều chị Ba phái tường trình đày đủ về những tình cảm của Nhân đối với chị. Tổ chức yêu cầu chị kiểm tra kỹ lưỡng lại Huỳnh Nhân và từng bước giao việc cho anh. Chị Ba tìm cách rời khỏi nhà giáo sư Hào, vì ông này đã cưới bà vợ kế, con một gia đình có nhiêu nợ máu với cách mạng. Chị bắt đầu đi bán thuốc lá lẻ và thuê một căn nhà nhỏ ở khu Bàn Cờ.

        Lần đầu tiên chị Ba nghĩ cách thử thách Nhân là một buổi tối mùa thu năm 1964, sau khi Mỹ đã gây ra sư kiện vịnh Bắc Bộ, ném bom miền Bắc Việt Nam. Chị hỏi:

        - Nghe người ta đồn có năm máy bay Mỹ bị bắn rơi và một viên phi công bị bắt sống ở ngoài Hà Nội, có đúng không chú Hai?

        - Đúng đó chị Ba ạ, nhưng viên phi công bị bắt ở Hòn Gay chứ không phải ở Hà Nội.

        Nhân thành thật tiếp:

        - Người Mỹ đang muốn tìm cách trao đổi anh chàng trung úy xấu số này, nhưng xem ra rất khó.

        - Liệu người Mỹ có tiếp tục ném bom miền Bắc không, chú Hai?

        - Theo em chắc là họ sẽ ném bom ồ ạt và họ sẽ thả dù nhiều toán biệt kích.

        - Chú lộ bí mật quốc gia rồi đó.

        Nhân hồn nhiên ôm lấy chị Ba, cười:

        - Chị Ba cần, em bán cả Tổng thống cho chị cũng được chớ sao. Một tháng sau, Huỳnh Nhân được cô gái Huế dẫn ra viếng cánh cố đô. Trên một chiếc thuyền thả giữa dòng sông Hương, Nhân được một chuyên viên điện báo hướng dẫn mật mã liên lạc mà theo người điện báo viên này thì: “chi có tôi và anh mở được khóa mật mã này thôi đấy!".

        Ban đầu chị Ba rất lo lắng cho công việc của Nhân. Không phải chị thiếu lòng tin ở anh mà chị sợ những cám dỗ của vật chất sẽ làm anh mất dần lòng yêu nước và chí hướng của mình. Nhưng đến khi Nhân nhờ chị chuyển ra cho tổ chức gần một vạn đô-la là số tiền anh đã dành dụm được trong những chuyến làm ăn với Mai Cao về đồ cổ và ma túy thì chị yên tâm hơn. Những bức điện đầu tiên của Nhân được Trung tâm đánh giá cao. Nhất là những tin tức về các tổ biệt kích và các cuộc oanh tạc lớn ở miền Bắc đã giúp cho nhiều vùng hạn chế thiệt hại, phá vỡ các kế hoạch "Bắc tiến” bằng biệt kích của kẻ thù.

        Cùng với sự thăng tiến của Huỳnh Nhân trong bộ máy ngụy quyền, các tin tức chiến lược của anh càng ngày càng trở nên quan trọng đối với việc hoạch định các chiến dịch của Trung ương. Bức điện số 249 của anh chuyến vào đêm Nô-en năm 1974 đến với phiên họp đầu năm 1975 của Bộ chính trị Trung ương Đảng với nội dung tóm tắt như sau:

        "... Tại cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia ngày mồng 9 và 10 tháng 12 năm 1974, Nguyễn Văn Thiệu khẳng định: Năm 1975, cộng sản sẽ tập trung đánh lớn ở Quân khu chủ III, chủ yếu là Tây Ninh, vì thế không tăng viện cho Quân khu I, Quân khu II mà còn rút bớt lữ đoàn dù của tướng Ngô Quang Trưởng và máy bay của tướng Phạm Văn Phú. Cao Nguyên sẽ bị bỏ trống ít ra cho đến giữa năm. Viện trợ 720 triệu đô-la Mỹ chắc chắn chưa thể có. Nguyễn Văn Thiệu đang hậm hực với Mỹ và đã tính đến mười sáu tấn vàng dự trữ quốc gia...".

        Ngày mồng tám tháng giêng năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã nhất trí thông qua kế hoạch tiến công hai năm 1975- 1976, nhằm giải phóng hoàn toàn miền Năm, thống nhất nước nhà. Với những nhận định sáng suốt, cản cứ vào các tin tình báo chính xác, Quân ủy Trung ương quyết định chọn hướng tấn công mở màn chiến dịch mùa Xuân 1975 là thị xã Buôn Mê Thuột, thủ đô của Cao Nguyên trung phần.

        Hẳn lúc đó chi tiết mười sáu tấn vàng dự trữ của ngụy quyền Sài Gòn không được các nhà vạch chiến lược ở Hà Nội quan tâm đến, nhưng nhiều quốc gia ở châu Á đã cử điệp viên kinh tế lão luyện đến Sài Gòn nhìn ngó vào ngân khó Việt Nam Cộng hòa.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2020, 07:54:49 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2020, 07:56:02 am »


V

        Mùa Xuân năm nay hoa đào Hà Nội đã theo các binh đoàn vận tải vào tận Trưởng Sơn, nở rộ vói muôn loài phong lan, tô điểm cho đường mòn Hồ Chí Minh vẻ đẹp mới. Những đoàn xe chở lương thực thực phẩm, súng đạn nối đuôi nhau băng đèo, băng suối, giữa hai hàng bộ binh kin lá ngụy trang vừa đi vừa hát vang bài ca "Giải phóng miền Nam". Những cô gái thanh niên xung phong, những cô gái cùa các binh trạm xăng dầu chạy ra vây quanh một chiếc xe tăng vừa dừng lại.

        - Sư nào đó?

        - 320 hay 314?

        - 316 phải không?

        - Có ai quê ở Thái Bình không?

        - Đây chỉ có Thái Lọ thôi, không có Thái Bình....

        Sự tất bật của hàng vạn con người đang tràn vào đất Tây Nguyên sôi động như những ngày hội vẫn chẳng làm cho ngụy quyền Sài Gòn và cơ quan tình báo CIA thay đổi những nhận định của mình. Họ vẫn quen săn tìm các tin tức qua hệ thống thông tin vô tuyến của các Ban chỉ huy sư đoàn, phân tích những bức ảnh từ vệ tinh...

        Tướng Nguyễn Cao Kỳ có một hệ thống liên lạc riêng và có những nhân viên của ông ta ở các đồn điền cao su. Một trong những nhân viên đó đã đàm thoại với Kỳ vào đầu tháng 3 năm 1975 như sau:

        ...(mất dòng)... Mê Thuột và Plây-cu. Chúng tôi đã phát hiện được vét xích xe tăng cộng sản.

        - Được! Hãy thường xuyên thông báo cho tôi biết tình hình. Trong chừng mực nào đó các anh không nên đụng độ với họ. Hãy theo dõi sự di chuyển của Ban chỉ huy sư đoàn 320.

        - Tôi sợ rằng đó chỉ còn lại những ban chi huy giả với mỗi một người điện tin viên thôi. Kiểm tra lại và trả lời cho tôi biết.

        Tướng Kỳ xoa bộ ria,quay máy điện thoại tự động.

        Từ đầu dây bên kia, Nhân đỡ lấy ông nghe:

        - Xin chào Trung tướng!

        - Bỏ cái lối xung hô đó đi, chú em.

        - Dạ... Anh Hai có điều gì dạy bảo?

        - Moa muốn cụng ly với chú em.

        - Hay quá, bao giờ đó, anh Hai?

        - Ngay bây giờ - Kỳ nói nhanh, mặt ngửa lên trần nhà.

        - Xin tuân lệnh - Nhân mỉm cười đặt máy xuống, đi ra nhà đổ xe. Chiếc xe Mercedes màu xám vút qua đường Hồng Thập Tự và quặt sang đường Lê Văn Duyệt. Nhân bật máy liên lạc vô tuyến với Ran-nét:

        - Tối nay 19 giờ, Ba-Mi-ni, Ran nhé!

        - Ô-kê - Tiếng Ran-nét trả lời.

        Nguyễn Cao Kỳ ra tận xe đón Nhân. Mai, vợ Kỳ mặc mi-ni-juýp nheo mắt nhìn anh:

        - Lâu quá rồi, không được chuyện trò với ông Tiến sĩ, nhớ ghé! Dạo này coi bộ bà Sáu nắm nhiều đồ cổ lắm phải không?

        - Dạ... đâu có... thiên hạ cứ đồn đại vậy thôi.

        - Nè, có món nào đặc sắc, phôn gọi vợ chồng tôi nghe.

        Kỳ kéo Nhân ngòi vào xa-lông, hất hàm bảo vợ:

        - À, em đưa cái tượng đá Cao Nguyên nhờ chú Hai đánh giá coi.

        - Ơ phải, vậy mà chút nữa em quên đó.

        Mai tắc lưỡi chạy đi.

        Tướng Kỳ mở chiếc tủ rượu kê ở góc phòng lấy chai Na-pô-lê- ông và hai chiếc ly nhỏ:

        - Moa biết, toa ghiền thứ này - Kỳ rót rượu, họ chạm ly - Chúc cho sư nghiệp của Nguyễn Văn Thiệu nhanh chồng bị sụp đổ.

        - Chúc anh chị thành đạt và hạnh phúc!

        - Nếu moa làm Tổng thống, moa sẽ chọn chú em làm Thủ tướng. Cần phải trẻ hóa nội các, sử dụng có hiệu quả mọi nhân tài của đất nước, may ra mới chống đỡ được với Việt cộng. Bây giờ moa hỏi thiệt: Hội đồng an ninh quốc gia có nhận định Việt cộng đánh lớn ở Cao Nguyên không?

        - Dạ... chưa có tin tình báo nào xác nhận việc chuẩn bị tấn công Cao Nguyên, nhưng đã có những biểu hiện đáng lo ngại cho vùng 3, đặc biệt là Tây Ninh. Việc mất Phước Bình là chứng cớ rõ ràng nhất. Đáng tiếc là Hoa Kỳ không có phản ứng gì về việc mất Phước Bình cả.

        - Người Mỹ đang muốn ông Thiệu từ chức. Chú mày nên khuyên Tổng thống biết điều, để Quốc hội Mỹ có thể thông qua số viện trợ 720 triệu đô-la cho Việt Nam Cộng hòa. Dù sao lúc này anh em mình phải đoàn kết. Moa cho rằng: chúng ta đang ở vào một thế cờ rất bí. Sự sụp đổ của chính quyền ông Thiệu là không thể tránh khỏi, nhưng để miền Nam lọt vào tay Cộng sản là nỗi nhục của tất cả chúng ta đối với lịch sử.

        Nhân cúi đầu, giấu một nụ cười:

        - Dạ... mất làm sao được ạ?

        - Sao lại không? Moa cảm giác bây giờ Bắc Việt muốn chiếm bất cứ thành phố nào của chúng ta họ đều có thể làm được trong hai mươi bốn giờ. Nếu moa quản lý quân lực, moa sẽ tổ chức lại...

        Giữa lúc Kỳ đang bốc thì Tuyết Mai khệ nệ đặt một pho tượng đá đẽo vạc thô kệch lên bàn:

        - Có chút xíu mà nặng thấy mồ. Chẳng biết giá trị ở đâu chứ coi còn xấu hơn mấy ông bụt ở chùa.

        Nhân rút chiếc kinh lúp ở túi trong áo vét-lông, chăm chú quan sát bừc tượng giữa sự hồi hộp của hai vợ chồng Kỳ. Rất lâu anh mới ngả người ra ghẽ, cất kính và mỉm cười:

        - Ít nhất pho tượng này cũng có niên đại ngang với bộ đàn đá trung bày ở bảo tàng Pa-ri.

        - Thiệt ư? - Mai thích thú ngồi xuống cạnh Nhân - Anh thử định giá coi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2020, 09:02:56 am »


        Kỳ làm bộ không sốt sắng, rót tiếp rượu và nói lảng đi:

        - Thích xài đồ cổ, cần gì định giá, phải không chú mày?

        - Dạ... có những thứ vô giá, có tiền đâu mua được. Chắc hẳn đây là bức tượng đá cổ nhất được tìm thấy ở Việt Nam.

        - Đó.. em nghe chưa?

        Kỳ thích thú xoa xoa bộ ria; rung rung đùi, nghếch mõm chiếc giày da to sần sùi hất váy vợ, cười khì.

        Nhân đỡ ly rượu từ tay Mai, lơ đãng nhìn ra ngoài khung cửa, tiếp:

        - Có lẽ lợi nhuận của mấy cái đồn điền cà-phê và cao su không đủ để mua bức tượng này đâu, anh chị ạ!

        Kỳ chia tay cho Nhân và cười vang:

        - Ô-kê! Ô-kê!

        Lúc Nhân đã ngồi sau vô-lăng, Kỳ mới ghé sát tai hỏi:

        - Liệu ông Thiệu có định xài mười sáu tấn vàng dự trữ của Ngân khố quốc gia không?

        - Dạ, chỉ mới nghe nhắc đến thôi.

        - Lúc nào bọn họ tính đến mười sáu tấn vàng, chú em phải "phốn" cho moa biết ngay nhé!

        - Dạ...

        - Moa cho rằng cộng sản sẽ đánh lớn để Hoa Kỳ buộc phải hạ bệ Thiệu. Moa ngoặc tay trước với chú em vì nhiều lẽ, nhưng trước hết là tình nghĩa. Xét cho cùng từ ngày moa rời chiến trường, chỉ có chú em là người xử sự đẹp.

        - Dạ! - Nhân nổ máy, bắt tay Kỳ một lần nửa và vẫy chào Tuyết Mai đang đứng ở bậc cửa nhìn ra.

        Cứ mỗi lần đến chơi nhà Kỳ, Nhân thường cảm thấy buồn bã, nhất là lúc ra về, bao giờ Mai cũng đứng tựa cửa nhìn theo với cái vẫy tay lưu luyến. Tuyết Mai vốn là hoa khôi của Hãng hàng không Việt Nam Cộng hòa. Dạo Nhân mới về nước, Mai Cao đã đưa anh đi nhẩy với Tuyết Mai nhiều đêm trắng. Mai Cao có bà vợ quá ghen nên anh ta có mượn Nhân làm bình phong cho mình, nào ngờ Tuyết Mai mê Nhân đến ốm tương tư. Chính trong lần tháp tùng Nguyễn Cao Kỳ đến Băng Kốc để mở rộng con đường buôn thuốc phiện bằng phi đoàn vận tải, Nhân đã khổ sở vì chuyện ốm tương tư của Mai. Cô buộc anh phải ở lại khách sạn chăm sóc mình trong khi công việc đòi hỏi Nhân phải chạy ngược chạy xuôi giữa thủ đô Thái Lan. Chẳng hiểu vì vô tình hay cố ý, tướng Kỳ đã nhận mang quà của anh đến thăm Mai. Người hùng của không quân Việt Nam Cộng hòa đã tỏ ra giỏi giang trong những trò tán tỉnh đàn bà - Điều mà Trường Trung học Chu Văn An ở Hà Nội không hè dạy cho nhõng học sinh như Kỳ. Sau này tướng Kỳ thường nhắc lại buổi sáng "kỳ diệu" đó, ông ta khoe là đã phải cho người hầu phòng mát mấy đô-la để được bưng khay thức ăn sáng vào phòng của Tuyết Mai chứ thực ra cuộc thăm viếng ấy đã được Nhân chuẩn bị cho ngài Phó Tổng thống khá chu đáo với đầy đủ cả hoa và trái cây. Điều đáng nói hơn là sự chú ý đặc biệt của một vị lãnh đạo quốc gia tiếng tăm như Kỳ đã làm cho Mai khỏi hẳn căn bệnh tương tư. Rồi đột nhiên tướng Kỳ phải mở một cuộc thương lượng riêng với Nhân có sự chứng kiến của Mai Cao, rằng: Nếu Tuyết Mai đồng ý ,Kỳ sẽ bỏ bà đầm Pháp và cả Nhân lẫn Mai Cao "phải xác định lại quan hệ với Tuyết Mai". Bản giao kèo được ký kết một cách bí mật nhưng có hiệu quả ngay. Đám cưới Kỳ - Mai được tổ chức một cách ầm ĩ, khoe khoang, chấn động cả Sài Gòn. Cũng tại tiệc cưới linh đinh này, Kỳ đã "đền bù" cho Nhân một mỹ nhân Chợ Lớn . Đó là Lý Lệ , cô gái có thân hình hấp dẫn và có đầu óc táo tợn mà những tay buôn vàng, buôn ma túy sừng sỏ đều kính nể đến mê muội.

        Việc bị mất Tuyết Mai quả có làm cho Nhân bàng hoàng, chán nản, đến mức anh nghi ngờ tất cả các cô gái nên sự lôi kéo của Lý Lệ chi càng làm anh cảnh giác hơn, tỉnh táo hơn. Vợ chồng Tổng thống Thiệu lại lấy thế làm vừa lòng. Họ tưởng rằng Nhân vì mất Tuyết Mai mà hằn học với Kỳ nên đã cố lôi kéo Nhân vào vòng ảnh hưởng của mình. Họ biết Nhân có quan hệ tốt với Pôn, người vừa đến nhận chức Trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn thay Côn-bi. Sau vài vụ làm ăn về đồ cổ, Tổng thống phu nhân đã tự mình đi chọn vợ cho Nhân. Thật khó từ chối một đám đẹp đẽ nết na như Thu Thủy mà theo vợ chồng Tổng thống Thiệu nói thì "gấp mấy lần mụ Mai, vợ Kỳ". Tất nhiên Nhân đâu kén chọn vợ đẹp, con khôn. Anh muốn có một người bạn trăm năm ý hợp tâm đâu, biết lo nỗi lo của anh, biết chia sẻ với anh những nối niềm tâm sự... mà xem ra Tuyết Mai lại hiểu anh nhiều hơn, tin cậy anh nhiều hơn bất cứ người phụ nữ nào anh đã gặp. Nhưng biết làm sao được... Tất cà đều đã qua rồi... Dại gì mà trêu tức ông Kỳ. Nhiều lúc nằm vắt tay lên trán nghĩ suy về cuộc đời mình, Nhân không thể nào giải thích nổi: vì sao mình có thể sống dồn nén tình cảm đến như vậy? Vì sao anh có thể dồn nén tình cảm đến như vậy? Vì sao anh có niềm tin lớn lao cho tương lai của anh và của cả dân tộc này? Chao ơi, cái bi kịch lớn cùa anh, của những người tình báo cộng sản phải chảng chính là ở chỗ này: Không được sống đúng với bản chất của mình, không được yêu hết mình vì người mình yêu thương. Sự hèn hạ trong tình yêu của anh có thổ tha thứ được không? Có thể coi là một sự hy sinh được không? Và... nó có thể được đền bù ở chỗ nào không? Những ý nghĩ như vậy cứ dày vò anh mà chẳng có ai để giãi bày. Anh chỉ còn cách thoát ra khỏi nó bằng cái thú nghe những bài hát xa xưa. Nhân lim dim mắt, bật chiếc Ra-đi-ô cát-xét trên xe ô tô. Giọng hát của Sỹ Phú trầm và ấm vang lên trong bài "Nụ cười sơn cước" của Trần Hoàn. Nhân lẩm bẩm hát theo giọng người ca sĩ của giới không quân, một trong những nghệ sĩ có nhân cách mà anh hằng mến mộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2020, 06:06:40 am »

                                                                                                                                        
VI

        Trong các tướng lĩnh thân cận với Thiệu, thường xuyên làm việc cho CIA, Đặng Văn Quang cố vấn an ninh quốc gia là người được sếp Pôn ưu ái hơn cả. Mặc dù Pôn có những quan hệ cũ với Nhân và luôn luôn thừa nhận những khả năng của anh, nhưng Pôn ưa những kẻ biết vâng lời, biết bán mình như Quang hơn là sự thận trọng, giữ gìn của Nhân. Chính vì lẽ đó mà CIA đã đưa Quang lên địa vị cao hơn hẳn các tướng lĩnh dưới quyền Thiệu. Từ một tư lệnh Quân đoàn 4 bị la ó, Quang đã leo lên chức Tổng trưởng kế hoạch, trở thành trợ lý đặc biệt của Tổng thống rồi nắm trọn quyền về an ninh và cả buôn lậu. Để bù lại công lao của người Mỹ, Quang đã trở thành tên đồ tể khát máu lẫn kẻ nô lệ hèn hạ. Từ việc bán các tin bí mật cửa Chính phủ đến việc đặt các máy nghe trộm cho CIA trong dinh Độc Lập, Quang đều ngửa tay đòi tiền một cách "sòng phẳng" với Pôn. Người mà Quang "kiềng" nhất lại chính là Nhân, tuy anh ít tuổi hơn nhưng có bằng cấp, có đầu óc uyên bác lại rất biết giữ mình trong mọi chuyện, và nhất là Nhân được CIA đào tạo. Sự tranh giành ảnh hưởng với CIA đã đẩy Quang phải cắt người theo dõi Nhân, nhưng chưa bao giờ Quang phát hiện được những kẽ hở của anh. Tất nhiên là một kẻ hám tiền, hám sắc với cái đầu rỗng tuyếch như Quang làm sao có thể "chơi" được Nhân, nên Quang đã phải tỏ thiện chí với anh. Điều không may nữa cho Quang, tuy được Pôn tin dùng, nhưng hầu hết các nhân viên CIA đều không ưa gì tính nết ông ta, bởi vậy mọi hoạt động của ông lại bị chính họ thông báo cho Nhân đầy đủ. Người ghét Quang nhất là Ran-nét, mà Ran-nét thì đã chơi rất thân với Nhân. Điều này thuờng khiến Quang lâm vào những tình thế rất khó xử nếu Nhân cố tình "gẩy nhẹ" ông ta với Tổng thống Thiệu.

        Tuy nhiên với sách lược "thêm bạn bớt thù", Huỳnh Nhân thường tỏ ra độ lượng với Quang, khiến ông tướng tham lam này phải "nới rộng" tình cảm đối với anh. Thế nhưng gần đây Lý Lệ lại hé ra với ông đôi điều mờ ám về ngài Tiến sĩ nên Quang lại nổi máu đa nghi. Ông ta quyết định tìm một kẻ lạ lẫm nhưng lại gần gũi để theo dõi Nhân, điều tra lại các mối quan hệ của anh. Làn này ông quyết định phải giữ bí mật với tổng thống và cả CIA. Ông đã nghĩ đến Hưng, một tên mật vụ được sàng lọc trong ban lãnh đạo sinh viên đã tình nguyện làm việc bí mật cho Chính phủ. Chính Quang đã dựng lên màn kịch cho Hưng đấm vào mặt một tên cảnh sát rồi nhốt y vào tù, thực chất để đào tạo y làm mật vụ. Bây giờ Hưng vẫn chưa hề bị lộ và chắc chắn Nhân không thể biết hắn là người của Quang. Điều thuận lợi nữa cho Hưng là y từng có quan hệ tốt, có thể đeo đuổi Nhị Hà, thông qua cô bé này để khai thác thêm về quan hệ của Nhân với Ba Thuận và lượm lặt các phản ứng của CIA, đặc biệt là Ran-nét.

        Quang rất vừa ý với sự lựa chọn của mình, ông chờ đợi những báo cáo đầu tiên của viên "thám tử"mới tại một nhà tắm hơi. Gương mặt ông ta đỏ gay, đầy vẻ thỏa mãn, tự phụ khi chìa bàn tay cho Hưng nắm lấy với sự khúm núm, sợ sệt:

        - Dạ.... thưa... Trung tướng - Hựng ấp úng - Em đã theo riết ông Tiến sĩ từ sáng đến giờ. Nói chung em rất vất vả vì lúc nào xe của ông cũng phóng với tốc độ chóng mặt. Ông đã đến nhà tướng Nguyễn Cao Kỳ...

        - Anh nói tiếp đi, ông Tiến sĩ đã ở chỗ Kỳ chừng bao lâu?

        - Dạ - Hựng tiếp - Chừng ba mươi phút. Tướng Kỳ tiễn ông ta ra tận xe. Sau đó ông đến thẳng Tòa Đại sứ Mỹ.

        Quang nhớ đến những lần thanh toán tay chân của Kỳ trước đây và hơi ngạc nhiên là tại sao Nhân đã chẳng hề bị ảnh hưởng gì. Y đặt hy vọng vào lần theo dõi này nên nhắc nhở Hưng:

        - Nói chung, chúng tôi đã tin cậy anh. Những lời khai báo của anh trước đây là khá chính xác. Tuy nhiên anh cần phải nỗ lục khai thác Nhị Hà về mối quan hệ giữa Huỳnh Nhân và Ba Thuận. Cần phải khôn khéo, thận trọng...

        - Thưa ông, tôi cho rằng ông Tiến sĩ không hề có quan hệ với bất cứ cơ sở tổ chức Đảng nào của nội thành. Ba Thuận thì chỉ đi lại với bọn buôn thúng bán mẹt, thường lấy thuốc lá của một tiệm cỡ vừa ở Gò Vấp, gia đình này công giáo nòi, có nợ máu với cộng sản,

        - Tôi không có ý nói ông Tiến sĩ quan hệ với cộng sản - Quang gắt - Nhung phải biết rõ các hoạt động. Thôi bước đầu nhu vậy là tốt, anh ra đi.

        Hưng khúm núm đi ra, một cô gái bụ bẫm vào xoa bóp cho Quang.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2020, 05:26:13 am »


       
VII

        Trên căn phòng nhỏ ở lầu hai ngôi nhà của Tổng trưởng Nguyễn Văn Hào, Nhị Hà đứng chống nạnh, nhìn một đống đồ đạc ngổn ngang, mặt cau có. Cô xắn tay áo, xông vào quẳng hết đồ đạc ra ngoài. Vừa lúc người mẹ kế của cô đi tới, đó là một phụ nữ to béo trạc ba muơi lăm tuổi, son phấn loè loẹt, mắt xếch, bầu vú cuốn cong nặng nề:

        - Mày làm chi đó, Hà?

        - Tại sao dì ác với tôi thế?
       
        - Tao động chi đến mi mà ác?

        - Tôi mất mấy ngày trời cọ rửa căn phòng này để đón u Thuận về ở với tôi. Vậy mà dì biến ngay nó thành nhà kho của di được sao?

        - U Thuận, u Thuận! Dễ thường trên đời này mày chỉ biết thờ có con mụ đó thôi sao?

        - Dì không được phép nói như vậy. Đây là nhà của mẹ tôi để lại. Dì không có quyền.

        Ông Hào đang cắp cặp đi lên cầu thang. Bà vợ kế gào to.

        - Ôi, ông Tổng trưởng về mà nghe con gái ông nó chửi tôi, nó mạt sát tôi. Đến nước này tôi cũng phải kiếm nhà khác mà ở cho rồi.

        Ông Hào ngao ngán lắc đầu. Bước chân của ông tần ngần trên nền gạch bông trắng và xanh. Hà ôm mặt khóc chạy về phòng mình, ông đẩy cửa theo vào:

        - Thôi, con đừng làm ba rối ruột nữa.

        - Ba coi, dì đối xử với con như vậy đó! - Hà tấm túc phân trần - Bao nhiêu năm trời u nuôi nấng, dạy dỗ con... Bây giờ u có bệnh, con muốn được gần gũi chăm sóc u thì dì lại...

        - Để rồi ba khuyên bảo dì, dì sẽ nghe thôi.

        Hà ngước cập mắt nhìn lên bức ảnh của mẹ, khiến ông Hào phải bùi ngùi chặm mắt, quay ra.

        Giáo sư Hào là một người uyên bác về nhiều linh vực kể cả thơ văn lẫn kinh tế tài chính. Ông là con của một quan đại thần triều Nguyễn đã từng giúp vua Duy Tân học hành. Nhờ chịu ảnh hưởng của cụ Phan Bội Châu, ông rời cố đô Huế ra Hà Nội vừa học vừa làm báo rồi sang Pháp, sang Nhật. Nhưng đi vòng quanh châu Á, châu Âu, ông vẫn chẳng gặp may có lẽ vì tính tình hay sầu muộn và mềm yếu. Mối tình giữa ông với cô con gái người thầy dạy văn chương ở Hà Thành đã kéo ông trở về đất nước. Ông cưới vợ tại Hà Nội vào đúng mùa giáng sinh nảm 1951.

        Đáng buồn thay vừa sinh được đứa con đầu lòng chưa tròn năm, vợ ông lâm bệnh thương hàn rồi suy tim, mặc dầu ông đã phải chuyển hẳn vào Sài Gòn làm việc để cậy nhờ người bạn thân là đốc tờ nổi tiếng nhất Nam Kỳ, nhưng số phận chỉ cho người đàn bà ấy sống đến năm hai mươi lăm tuổi. Thật may mắn cho ông, trong cảnh gà trống nuôi con ấy, ông đã có chị Ba Thuận gánh vác cho mọi việc. Chị không chỉ là người vú em mà còn thực sự là người quản gia đày trách nhiệm. Chị Ba cùng quê với vợ ông, vốn người làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng. Thời son trẻ chị không gặp may, phải theo chồng vào đồn điền cao su làm ăn. Sau khi chồng chị bị tên chủ đồn điền đánh chết. Con nhỏ ốm đau, đói rét cũng qua đời, chị trốn về làm vú nuôi cho gia đình giáo sư và cùng theo vợ chồng ông vào Sài Gòn. Giáo sư Hào cũng lấy làm lạ về người phụ nữ đảm đang cẩn trọng này. Từ ngày vợ ông qua đời, không những chị Ba trông nom Hà như mẹ mà còn chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ cho ông. Thật hiếm có "người giúp việc" nào lại tình nghĩa, tận tụy như chị. Có lẽ bao nhiêu tình cảm chị Ba đã dồn hết cho Hà và ông Hào, sau này có thêm Huỳnh Nhân nữa nên chị Ba chẳng còn bận tâm đến chuyện chồng con chăng?

        Sau khi ông Hào lấy bà vợ kế, bé Hà giận ông đã đành, nhưng ông chẳng ngờ chị Ba cũng buồn ra mặt. Chị tìm mọi lý do rời khỏi nhà ông, tuy vậy vẫn không quên trách nhiệm chăm sóc dạy dỗ Nhị Hà.

        Càng lớn Hà càng giống mẹ. Nhiều hôm giáo sư không dám ngắm nhìn gương mặt của con gái. Dù đã lấy vợ hai, hình ảnh cô gái Hà Nội thanh lịch với lời ăn tiếng nói nhẹ nhõm, ngọt ngào vẫn thường khuấy động tâm hồn ông những đêm u tịch. Đạo giáo nhà nho đã ăn sâu vào máu thịt ông đến nỗi khi đã ngồi ghế Tổng trưởng, cố vấn kinh tế tài chính tin cẩn của Tổng thống, giáo sư Hào vẫn giữ được nề nếp thanh liêm khó người tin nổi. Trong biết bao điều xấu xa, nhũng nhiễu của chính quyền Sài Gòn, trong cơn lốc thịt, cơn lốc tiền mà Mỹ đổ vào chiến cuộc Việt Nam, nhiều khi giáo sư tự hỏi mình: sống liêm khiết để làm gì? Nào có ai tin ông trong sạch bởi cả chính quyền từ lớn đến bé đẽu tham nhũng, đều xoay xở buôn bán từ đống rác đến vũ khí, vàng bạc, ma túy, đồ cổ... Ngay đến bà vợ hai của ông cũng biết mượn vía ông mà chắt bóp các tỉnh trưởng, các hãng buôn, rồi tự bà ta cũng nhảy vào các vụ buôn lậu từ ngoại quốc về mà điển hình là vụ một tầu giấy, chở đầy tranh lịch khiêu dâm và hóa chất lậu thuế. May vụ đó nhờ có Huỳnh Nhân đỡ cho nên giáo sư không bị mang tiếng và cắt được tụi bồi bút chứ không thì ông đã có dịp làm trò cười cho cả bàn dân thiên hạ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2020, 06:13:27 am »

         
        Bây giờ cứ nghĩ đến vụ đó, giáo sư Hào vẫn còn muốn cầm thanh củi mà phang vào đầu mụ vợ hai của mình. Nhưng tính nết ông xưa nay đâu có hay quát mắng chứ nói gì đến đánh đập vợ. Sự xung khắc giữa bà dì và cô con gái lớn của ông vì thế cứ thường xuyên xảy ra trong sự bất lực đến rớt nước mắt của ông. Tuy vậy giới kinh doanh lại lấy làm kính phục và "sợ" cái tính "đồng bóng" của ông. Thật khó mà tìm cách biếu xéo, đút lót thẳng thừng cho ông để ngã giá bất cứ việc gì. Sự đời vốn vẫn có những điều trái ngước đến nục cười, chẳng ai giải thích được. Dù ghét ông, dù dè bỉu ông là "hâm", là "quê", là "cứng", nhung người ta vẫn thích ông làm Tổng trưởng. Thậm chí có người còn hy vọng nếu ông điều khiển nền kinh tế tài chính thì có thể chặn đúng nạn tham nhũng và buôn lậu, căn bệnh ung thư của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Có thể chính giáo sư cũng tin như vậy và cả Tổng thống Thiệu, kẻ tham nhũng bậc nhất cũng hy vọng một cách hão huyền như vậy.. Khi niềm tin bén rễ sâu vào tiềm thức, nó trở thành tín ngưỡng khó lay chuyển. Nguyễn Văn Thiệu đã phó thác cho giáo sư Hào gần như toàn quyền cả về phát triển kinh tế lẫn giám sát ngân sách, ngân khố quốc gia. Gần hai chục triệu dân Nam Việt Nam đâu có biết ông giáo sư không giám sát nổi ngân sách nhà mình, không dàn xếp nổi mâu thuẫn giữa bà vợ kế và cô gái rượu của mình thì làm sao mà điều khiển được nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, đã từ lâu rơi vào vòng kìm tỏa của người Nhật, người Tàu dưới cái gậy vung vẩy của chú "Sam" mà "Tổng thống kinh tế" đích thực lại lọt thỏm vào họ hàng gã AQ của nhà văn Lỗ Tấn bên Tàu.

        Trở trêu thay, dưới sự cai quản của vị giáo sư vừa "yêu nước" vừa "liêm khiết” này có chừng một tá cỡ tiến sĩ kinh tế tài hoa nhưng sớm chán đời, thường vạch ra những kế hoạch phồn vinh ở trên bàn tiệc hay giữa nhà tắm hơi thơm nức hương xà bông Ja-pan. Họ xa dần ông và xoay ra kiếm chác các nhà buôn.

        Cái tính liêm khiết đến lập dị của ông Hào khiến ông trở nên cô đơn ngay cả lúc ông về với tổ ấm của nhà mình, ông không có người đối thoại cần thiết khi buồn bực và, cũng như Huỳnh Nhân, ông có cái thú nghe những bài hát "Tiền chiến" mà có lẽ Trương Chi và Thiên thai của Văn Cao với tiếng hát Thái Thanh thời cô nàng này còn son trẻ, theo Phạm Duy mới vào Sài Gòn làm cho ông say mê nhất. Hồi trai trẻ ông cũng học nhạc. Ông sùng bái Phạm Duy với chất nhạc dân dã đậm đà tình quê thuở trước bao nhiêu, ông càng thất vọng về người nhạc sĩ tài hoa này bấy nhiêu khi nghe những ca khúc mới đầy điên loạn của y gào thét chống Cộng, chống chiến tranh... Ông cũng là người hay nghe đài - kể cả đài Hà Nội, đài Bắc Kinh và đài Mạc Tư Khoa bằng tiếng Việt nữa. Vô tình thôi , nhưng chẳng biết tự bao giờ ông đã có những sự thừa nhận ''phía bên kia", có thể là từ sau lúc hàng loạt B.S2 bị bắn rơi ở Hà Nội. Tại sao chỉ với tên lửa Sam 2 họ lại quật được pháo đài bay "bất khả xâm phạm" của Hoa Kỳ? Tại sao Mỹ ném bom cày xới như vậy mà miền Bác vẫn được mùa ? Vẫn chi viện cho các chiến trường kể cả Lào và Căm Bốt ? Có thể dân Bắc Kỳ quen chịu khổ hơn chăng hay là cơ sở xã hội của họ có những ưu việt thực sự khiến cho trên dưới một lòng ? Bài học của quân dân nhà Trần chiến thắng giặc Nguyên phải chăng đang được lặp lại trong chiến cuộc này ? Hơn mọi nhà tướng lãnh, giáo sư Hào là người linh cảm thấy sự sụp đổ tất yếu của Việt Nam Cộng hòa khi Hoa Kỳ rút ra khỏi cuộc chiến. Ông không tin vào chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh" của Ních - xơn, bởi ông biết rõ nền kinh tế què cụt mà ông là người quản lý chính.

        Bây giờ thì ông biết sự liêm khiết cùng với những nỗ lực của mình chỉ là con dã tràng xe cát giữa biển Đông, chỉ cần giảm một phần ba số xăng dầu nhập khẩu, thành phố Sài Gòn cũng có thể nổi loạn. Nhưng thiếu máy bay cấp cứu, thiếu súng, thiếu đạn, nào ai có cần biết đáy là đâu ? "Sự chai lì quen hoa đã biến Sài Gòn thành một nhà tù khổng lồ của thế giới tự do mà có ai chịu nhìn nhận mình là tù nhân đâu".

        Nhận xét ấy của vị giáo sư già chỉ mới ghi vào nhật ký chứ nếu như nó được công bố trên báo chí, chắc chắn ông sẽ bị ném cà chua, trứng thối vào mặt ở bất cứ đường phố nào của Hòn ngọc Viễn Đông này.

        Mấy năm trước, ông ngây thơ tin vào công cuộc "Bình định nông thôn" với sự vung tiền như nước chảy của Hoa Kỳ, có thể giúp cho mười mấy triệu nông dân đỡ khổ, nhung bây giờ ông hoàn toàn thất vọng khi hiểu ra rằng sự lam lũ của nông dân Nam Bộ càng bị thắt chặt hơn, đầy đọa hơn ở các ấp chiến lược để làm giàu thêm cho bọn vua lúa gạo mà thôi. Cũng như nhiều trí thức có đầu óc, ông luyến tiếc thời Diệm và Nhu. Dù sao chế độ họ Ngô cũng có một cái gì đó làm cho các viên chức nhà nước phải sợ, dân phải phục tùng. Bạn ông, một anh chàng tỉnh trưởng vợ bị kẹt ở ngoài Bắc đã dẫn nhân tình về dinh, Diệm cách chức liền. Bây giờ thì các ông tướng ra trận, các bà tướng thả sức đánh bạc thâu đêm, xả láng với cánh sĩ quan tùy tùng. Nghe đâu trên Đà Lạt khối vị tai to mặt lớn đã sống quần hôn cả tháng liền.

        Khi cái gốc cùa đạo lý chẳng còn chút rễ, lấy gì mà phát triển kinh tế và tái thiết quốc gia?... Giáo sư Hào thở dài, đi vào nhà tắm. Ông nhúng đầu trong bồn nước đầy ắp. Chẳng hiểu vì sao sự hờn dỗi của cô con gái hôm nay lại làm cho vị giáo sư Tổng trưởng suy nghĩ mung lung về thế sự đến như vậy? Ông hoàn toàn quên việc phải dàn xếp với bà vợ kế trả lại căn buồng cho cô. À phải rồi, ông vựa nghe tin Buôn Mê Thuột bị thất thủ qua một cú điện thoại của người bạn già tỉnh trưởng Plây-cu. Ông hơi rùng mình, cảm thấy đất dưới chân như đang nứt rạn. Ông cố ngâm đầu thật lâu trong nước, mong lấy lại sự tỉnh táo vì ông hiểu rằng tối nay Tổng thống Thiệu cũng cho gọi ông đến dinh Độc Lập. Đột nhiên ông nhớ đến mười sáu tán vàng dự trữ quốc gia mà Tổng thống đã có lần đòi đem ra để "vực tình thế". Ông chẳng lạ gì tính cách của vợ chồng Thiệu. Vừa gào la chống ma túy lại vừa dung túng cho tướng Quang mở đường buôn lậu ma túy bằng hải quân xuyên qua Căm Bốt sang Thái Lan. Phải chẳng con người cứng rắn ấy sắp rời vũ đài, muốn chiếm đoạt số vàng của đất nước? Thiệu là một tên bợm, ông ta chẳng dại gì vung tay đốt nhà táng. Mình phải xử sự thế nào với mười sáu tấn vàng cho phải đạo ? Thật không đơn giản chút nào.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2020, 06:13:05 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2020, 06:14:09 am »


       
VIII

        Vào lúc hoàng hôn, Ba-Mi-ni thường đông khách ngoại quốc đến "đập phá". Những gã cố vấn Mỹ say mềm đang bế ẵm những cô gái son phấn lòe loẹt, hở hang. Giàn máy Stereo cùa hãng Phi-sơ với cặp loa được bỏ mặt đang phát ra một bản nhạc Rốc chói tai.

        Vắt chiếc áo vét-tông trên tay phải, Nhân thủng thẳng đi vào. Anh gật đầu chào nhiều cố vấn Mỹ, nhưng không tìm thấy Ran-nét. Anh liếc nhìn chiếc đồng hồ Ci-ti-zen của mình. Lúc này là mười tám giờ ngày mười một tháng ba.

        Nhân đến thẳng quầy hàng, mua một bao thuốc lá, định tìm chỗ ngồi thì Nhị Hà từ phía trong đi ra:

        - Thưa ông Tiến sĩ, ông Ran-nét đã đến đây, nhưng vừa bị Pôn gọi về, không rõ có chuyện gì. Ông ấy cho tôi ở lại tiếp ông. Xong việc chắc Ran sẽ đến ngay.

        Họ ngồi vào một bàn ở góc phòng, nơi đã bày sẵn thức ăn, thức uống. Hà định mở bia nhưng Nhân gạt đi:

        - Cứ thong thả, đợi Ran-nét, tôi không có gì vội.

        - Thật sao? - Hà hơi ngạc nhiên nhìn vẻ mặt thản nhiên của Hai Nhân - Chả lẽ ông cố vấn chưa hay tin gì về Buôn Mê Thuột cả sao?

        - Có, nhưng chưa phải là tin chính thức. Hơn nữa cuộc chiến đã làm cho chúng ta trở nên chai lỳ trước những tin giật gân. Cô xem cả thành phố vẫn nhởn nhơ xả láng đó thôi.

        Hà càng ngạc nhiên hơn khi nghe câu trả lời cùa Nhân, cô thành thật nói:

        - Dạ... đó là với người dân chứ đối với những thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia, tôi tuởng...

        Huỳnh Nhân nhếch mép, xoay người đu đưa chân, vẻ chế giễu:

        - Tưởng sao kia? Cô làm việc với CIA cũng đến hai năm rồi mà vẫn ngây thơ quá.

        - Dạ... tôi chi là thông ngôn, là thư ký...

        Nhân hạ giọng, khiêu khích - Kể ra người Mỹ họ giàu và hào phóng thật. Lương của cô cao hơn cả lương ngài Tổng trưởng chứ xoàng đâu.

        - Dạ, nhung các vị tổng trưởng còn có nhiều nguồn thu khác nữa chứ ạ!

        - Kể cả ba cô! - Nhân thích thú kêu lên. Hà không lúng túng, chỉ hơi cúi đầu tránh cái nhìn xoi mói của Nhân, cô đáp:

        - Vâng... ba tôi nhiều khi cứ tưởng ông rất liêm khiết thanh bạch, nhưng ông có biết đâu bà dì ghẻ tôi đã xoay xở, kiếm chác quanh chức vụ của ông có đến bạc tỉ.

        - Và cô không muốn ngửa tay xin những đồng tiền đó nên đã kiếm một công việc cũng sạch sẽ - Nhân kéo dài hai tiếng "sạch sẽ", như muốn ấn mũi đao nhỏ vào tư cách Hà. Cô cắn vào môi mình, bối rối nhìn Nhân và đốp ngay:

        - Dù sao tôi cũng chưa phải bán những tin tức bí mật quốc gia cho người Mỹ như các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa. Ông có biết Ran- nét gọi tướng Quang là gì không?

        Nhân gật đầu, thản nhiên trả lời: .

        - "Con lợn của Phủ đầu rồng ". Nhưng tướng Quang và tôi đâu là bạn thân những ông chủ cô.

        Nhân cố chọc tức Hà. Lần này Hà định phản công mãnh liệt, nhưng út Trà, người lái xe tin cậy của Nhân xộc vào:

        - Dạ thưa, ông Tổng thống cần gặp ông ngay.

        Nhân đứng dậy:

        - Xin lỗi cô Hà, nhờ cô nói lại với Ran-nét ...

        - Tôi biết,ngay mà... Buôn Mê Thuột sẽ làm ngừng lại mọi cuộc vui, xóa hết hương vị mọi bữa tiệc - Vừa nói Hà vừa thích thú búng tay, khiến Nhân cũng phải gật đầu khen:

        - Cô khá lắm. Rồi xem!

        Tin Buôn Mê Thuột thất thủ đã nhanh chóng kéo Sài Gòn vào con sốt lo âu mà nhiệt độ cứ tăng dần, tăng dần theo mỗi chuyến xe từ Cao Nguyên đã lọt được về thành phố bốn triệu dân này. Và khi báo chí chính thức đưa tin vào sáng hôm sau thì sự lo âu chuyển sang thành sợ hãi và hoảng loạn.

        Những người bán báo rong đang gào thét: Tin mới nhận được từ Cao Nguyên trung phần : Thị xã Buôn Thuật với một trăm năm mươi ngàn dân, sau mười tám năm yên bình, trải qua một trận bão lửa khủng khiếp của cộng quân...".

        Báo mới đây ! Báo mới dây !Mua đi

        Buôn Mê Thuột đã lọt vào tay Cộng sản rạng sáng hôm qua, mười một tháng ba.

        Đường phố Sài Gòn gần như bị tắc nghẽn trước các quầy bán báo. Những gương mặt lo âu, ngơ ngác nhìn nhau. Cả thành phố như bị chao đảo, ngả nghiêng trước những hàng tít chạy dài của các trang báo buổi sáng.

        Ở Phủ Tổng thống về, Nhân ngồi đọc nghiến ngấu các tờ báo. Anh đang phải lượng định ngừng công việc của mình, vừa để đối phó với những yêu cầu của Tổng thống vừa tìm cách thông tin cho Trung tâm nhanh nhất, tốt nhất, có lợi nhất. Anh hiểu lúc này ngoài đó rất cần những tin của anh. Người vú già vừa mang vào cho anh tách cà- phê nóng.

        Anh xoay người hỏi:

        - Vú cho bé Ly đến trường chưa ?

        - Dạ rồi! - Bà đặt ly cà-phê xuống bàn và tiếp: - Thưa ông... có chị Ba Thuận xin đưọc gặp ông ở cửa sau.

        - Vú biểu chú Trà đóng cổng trước lại và dẫn chị Ba lên đây. Người vú già bước ra mở cửa, còn quay lại hỏi:

        - Ông tiếp ở phòng này ạ?

        Nhân gật đầu, kéo chiếc máy điện thoại vô tuyến lại ấn nút:

        - A lô! Nói với đại tá Cầm, chiều nay tôi mới làm việc với đại tá được.

        Cánh cửa bọc da hé mở, chị Ba Thuận trong bộ quần áo vải xoa màu nâu có thêu những bông mai vàng bước vào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2020, 07:27:46 am »


        Nhân mở cửa căn buồng nhỏ, nơi anh đặt những thiết bị điện tử, phim ảnh. Chị Ba bước theo anh. Nhân khóa của lại, chị Ba ngồi xuống, xúc động hỏi:

        Buôn Mê Thuột được giải phóng thật rồi chớ, chú Hai?

        Nhân cười gật đầu, nụ cười tin tưởng, tự hào:

        - Chị Ba chưa tin sao?

        - Tin lắm! Nhưng... liệu chúng có tái chiếm như Quảng Trị không?

        - Chị Ba yên tâm đi. Lần này là bọn chúng tan rã thật sự. Mất Phước Bình, Mỹ đâu có phản ứng gì. Chắc chắn 720 triệu đô-la viện trợ sẽ không có. Thiệu đang lo bảo vệ Quân khu III làm sao có thể tái chiếm Buôn Mê Thuột. Theo những tin tức đáng tin cậy, bộ đội ta đánh một trận tuyệt đẹp, giữ bí mật tuyệt đối cho đến giờ nổ súng. Hầu như mọi lưới tình báo đều bị tê liệt. Lần đầu tiên xe tăng của quân giải phóng xung trận như vũ bão.

        Chị Ba lau những giọt nước mắt, cố ghìm niềm sung sướng:

        - Thắng lợi đến gần rồi đó, chú Hai ơi!

        Chị òa lèn, ôm chầm lấy Nhân:

        - Bao năm nay chị em mình cứ phải sống dồn nén tình cảm. Gặp nhau giây phút cũng phải giả bộ nhạt nhẽo, dửng dưng. Kể từ Mậu Thân sáu tám, tôi cứ lo không biết đến bao giờ mình mới gây dựng được đủ lực để giải phóng miền Nam. Nay thì tin được rồi, thấy được rồi, phải không chú Hai.

        Nhân cầm quyển An-bom lật từng trang nhìn những tấm ảnh của thời xa xưa, giọng cũng trở nên xúc động:

        - Mới ngày nào em theo chị Ba vô đây ăn học, vậy mà đã hai mươi ba năm rồi. Nhớ lại hồi nào, phải xin chị Ba từng xu, bây giờ mình tiêu tiền triệu mà vẫn phải để chị nhọc nhằn, vất vả ngược xuôi, nhiều đêm nằm trên nệm mút ấm áp mà nước mắt cứ trào ra.

        Chị Ba Thuận gượng cười, cố lấy vẻ nghiêm nghị:

        - Thôi, đừng nghĩ suy vớ vẩn làm gì. Mai ngày nước nhà thống nhất, chị em mình chọn một biệt thự thật sang mà ở, rồi cùng nhau viết hồi ký in sách chơi - Chị xoa đầu Nhân, hóm hỉnh cười. Dạo này người ta ghiền sách tình báo ly kỳ lắm đó.

        Nhân cự lai:

        - Những chuyện tình báo của chị em mình đâu có gì ly kỳ

        - Nói là nói vậy thôi chứ biết đến lúc nào chúng ta mới được đàng hoàng đội mũ, đeo sao như mọi người chiến sĩ? Chị chỉ lo mình không sống nổi đến ngày toàn thắng đó.

        - Trời, chị nói gở rồi - Nhân đặt tập An-bom xuống bàn, nhìn kỹ gương mặt chị Ba: - Mà sao trông da chị xanh quá?

        Nhân nhấc tay chị Ba, bắt mạch, mắt liếc nhìn kim đồng hồ:

        -  Chị Ba có bệnh rồi. Mạch yếu lắm!

        - Chị hơi mệt thôi, chú Hai đừng lo.

        Nhân vội mở tủ thuốc nhỏ lấy ra một hộp sâm Cao-ly và mấy chai thuốc bổ.

        - Chị uống tạm mấy thứ này, để em gọi chú Trà đua chị đến bác sĩ Tân.

        - Khỏi... hôm qua. Hà đã cho chị vô nhà thương.

        - Họ nói sao?

        Im lặng.

        - Chị phải nói thiệt đi. Nếu cần em sẽ lo liệu đưa chị sang Hồng Kông, để chữa chạy chứ!

        - Em không phải bận tâm đến điều đó. Sống chết có số mệnh...

        - Hôm nay chị Ba nói nhiều điều lạ quá.

        - Chẳng có gì lạ đâu. chị biết lượng tính sức mình. Hơn hai - mươi năm nay chị đâu có bệnh tật gì... Có điều lần này nếu vì sức khỏe, chị không giúp được gì cho em trong lúc nước sôi lửa bỏng như thế này thì chị rất ân hận. Lâu nay chị đã đề nghị tổ chức kiếm người thay chị, nhưng khó quá... Bởi vì nếu không có mối quan hệ tốt với em, sơ hở một chút thôi là đổ bể hết. Bây giờ tổ chức đã đồng ý cho chị tự kiếm lấy người... Em thấy có khó không? Hay là em tự kiếm người nào đó em tin cẩn, có thể giác ngộ, thử thách...

        Nhân trầm ngâm rít thuốc rồi từ tốn nói:

        - Ngày trước chị Ba gây dựng cho em với hai bàn tay trắng còn được nữa là bây giờ... chắc chị cũng đã có ý tứ cả rồi.

        - Vậy là em nhất trí để chị chọn người dự phòng phải không?

        - Lúc nào em cũng tin tưởng vào sự chỉ đạo của chị đó.

        - Bây giờ chị báo tin mừng với em đây: Trung ương khen ngợi nội dung bức điện số 249 của em.

        Nhân hiểu, việc chọn đánh Buôn Mê Thuột làm cho ngụy quyền vừa bị bất ngờ, vừa hoang mang. Anh rất vui vì tin của anh đã góp phần giúp ích cho bước phát triển mới của cách mang. Anh phấn chấn hỏi:

        - Thế việc quan hệ với ông Kỳ, ý kiến của cấp trên thế nào hả chị?

        - Chị chưa nhận được trả lời, nhưng theo chị, nếu ông Kỳ làm đảo chính lúc này mà em chen chân được vào nội các thì rất có lợi. Cấp trên chỉ nhắc nhở em phải cảnh giác với tướng Quang và ả Lý Lệ. Chừng nào có đầy đủ hồ sơ của Lý Lệ chị sẽ chuyển đến hộp thư sống cho em.

        - Gần đây tướng Tim-mét chú ý nhiều đến Dương Văn Minh, có lẽ người Pháp đang dọn đường để ông ta đúng ra lập chính phủ mới, mong thương lượng được với Mặt trận đó.

        - Dù ông Kỳ, ông Minh hay bất cứ ông nào thay Thiệu thì vị trí của em ở Phủ Tổng thống là vô cùng cần thiết... Tự em phải xoay chuyển thế nào để không bị bật theo ông Thiệu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2020, 08:23:56 pm »


        Nhân xoay người trên chiếc ghế bằng thép tráng có ổ bi như muốn minh họa cho ý tứ cầu nói của chị Ba.

        - Chị yên tâm, chẳng riêng gì em mà tất cả bọn họ đều phải xoay như chong chóng với thời cuộc thôi.

        Đã từ lâu em là bạn Tim-mét và có chân trong hội Phong Lan của tướng Minh. Với các vị tướng già mình phải biết lễ phép và biết "gu" cùa họ, còn với những vị tướng trẻ thì phải "chơi" hết mình và biết hy sinh. Em ăn ở với ông Thiệu hết tình mà các phe phái đâu có ghét em được.

        - Em tài lắm, có lẽ em thừa sức làm thủ tướng cho ông Kỳ thật -  Chị Ba Thuận vỗ vỗ vào tấm lưng của Nhân, cười - Vậy mà nếu được đeo lon thì mới có một sao hai gạch thôi đó (thiếu tá).

        Nhân cũng cười, hôm nay anh rất muốn làm cho chị Ba vui nên pha trò:

        - Nghe nói ông Phi-Đen, Thủ tướng nước Cu Ba cũng chi đeo lon thiếu tá thôi mà.

        - Ơ… 

        Chị Ba chớp mắt, hơi sa sầm mặt, chảng hiểu cơn đau của bệnh tật hay chị tự thấy việc so sánh của mình là rất vô duyên nên ngồi thừ ra, ôm ngục.

        - Kìa, chị Ba làm sao vậy?

        Nhân cuống quýt bấm chuông gọi người vú già, nhưng chị Ba đã gượng đứng lên:

        - Thôi, chị về nghe.

        Nhân nhìn theo những bước đi chậm chập của chị Ba mà ái ngại. Sau một đêm thức trắng với Tổng thống Thiệu, đầu óc căng thẳng, bây giờ anh mới cảm thấy thấm mệt và buồn ngủ. Nhưng chuông điện thoại đã lại réo vang. Từ đầu dây bên kia, Tổng thống Thiệu đang rầu rĩ mời anh ra ngay sân bay để đi Cam Ranh.

        Hai mươi phút sau út Trà đã đưa Nhân đến tận cầu thang máy bay.

        Trên chiếc trực thăng có võ trang, Nguyễn Văn Thiệu ngồi một mình ở ghế đầu, mặt cau có, áo vét-tông mở cúc để lộ chiếc khóa thắt lưng bằng vàng có chạm một con rồng uốn quanh chữ thọ. Phía bên kia tướng Viên và thủ tướng Khiêm đang trao đổi về tình hình chiến sự. Nhân vào ngồi sau lưng Thiệu. Ông ta quay lại nói với Nhân:

        - Đến Cam Ranh, chú lấy máy bay của tướng Phú đi thị sát lại Buôn Mê Thuột và Plây-cu nghe.

        - Dạ!

        - Tổng thống có định tăng viện cho tướng Phú tái chiếm Buôn Mê Thuột không?

        - Y chú Ha/ thế nào?

        - Dạ... Mất thủ đô Cao Nguyên thật là tai hại - Nhân đắn đo tiếp: - Nhưng nếu không biết bảo tồn lực lượng, thì còn tai hại hơn.

        - Chú Hai nói trúng ý tôi đó. Có điều cuộc rút lui chiến lược phải tuyệt đối bí mật - Thiệu vẫy Nhân lên ngồi cạnh mình, giọng nhỏ hơn:

        - Không được cho các tỉnh trưởng biết. Các lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng Vậy.

        - Dạ...

        - Tối nay chúng ta phải có cuộc tiếp xúc với Đại sứ Ma-tin.

        - Dạ... Ngài Đại sứ mới về Hoa Kỳ để mổ hàm.

        - Ơ... ông ta là một người kỳ quặc - Thiệu định nói thêm gì nữa chừng đua mắt nhìn Cao Văn Viên đang ba hoa, vẻ mặt ông trở nên tư lự, buồn bã.

        Chiếc máy bay từ từ hạ cánh xuống phi trường Cam Ranh. Một lô tướng tá thất trận của Quân Khu II đang sợ sệt đứng đón Tổng thống.

        Thiệu uể oải chạm khẽ vào tay tướng Phú, nói luôn:

        - Không có một tiểu đội nào tăng viện cho anh đâu. Phải bảo toàn luc lượng. Hãy bàn ngay đi, rút bằng đường nào an toàn nhất.

        Bị phủ đầu bằng những mệnh lệnh dứt khoát như vậy, Phạm Văn Phú không còn biết trả lời ra sao. Vốn là đệ tử của Thiệu từ những năm đầu của chính quyền Diệm - Nhu, lúc nào Phú cũng tỏ ra ngoan ngoãn vâng lời Thiệu, ngay đến lúc được bổ nhiêm vượt cấp làm tư lệnh Quân khu II, tự biết sức mình chưa xứng với chức vụ đó, nhưng vì vâng lời nhiều hơn là tham quyền cố vị, Phú đã lên Cao Nguyên hứng lấy những hậu quả mà tướng phát xít Nguyễn Vãn Toàn đã gieo rắc suốt từ Plây-cu đến Buôn Mê Thuột. Bây giờ thì Toàn ngồi rung đùi với cái ghế tư lệnh Quân khu III được Thiệu dồn hết lực lượng cho bảo vệ Sài Gòn, còn Phú thì phải ngồi viết tường trình và chịu những làn roi của Thiệu, của Khiêm và cả của Viên, vốn là người không thông cảm cho những khó khăn của Phú, thậm chí còn nghi kỵ đủ chuyện.

        Tuy ra lệnh cho Phú như vậy, nhung có lẽ nghĩ đến tình cũ nghĩa xưa, Thiệu vẫn dành ra gần hai giờ đồng hồ để nghe Phú kế lể:

        - ... Ít nhất có bốn sư đoàn Bắc Việt đang tràn ngập Cao Nguyên. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn có thể giữ được vùng đất quan trọng này nếu có không quân yểm trợ tối đa cho việc vận chuyển đạn dược, vật liệu và có đủ quân số bổ sung...

        Thiệu sa sầm mặt, cắt lời Phú bằng một cử chỉ quen thuộc là dập nắm tay mũm mĩm xuống bàn, lắc đầu:

        - Không có gì hết! Không - có - gi - hết!

        Rồi chắp hai tay đứng dậy, Thiệu nói không chỉ cho riêng Phú mà cả với Khiêm, Viên cùng đoàn tùy tùng của ông:

        - Quân đội đang bị phân tán một cách nguy hiểm ra khắp đất nước. Lực lượng dự trữ cần phải đưa về giữ nhũng vùng cần bảo vệ. Tôi nhấn mạnh : Lúc này cần phải bảo toàn lực lượng, rút quân từ Kon-tum và Plây-cu về vùng đồng bằng ven biển tiếp tế thuận lợi hơn và từ đó sẽ phản công lấy lại Buôn Mê Thuột. Tôi nhắc lại: Rút bằng đường nào? Đường 19 hay đường 14 xuống Quân khu III?

        Cao Văn Viên chen ngang lời Thiệu:

        - Cả hai đường đó đều đã bị chặn, chỉ còn đường 7B, một con đường cũ của Sơn Tràng đi về phía Đông qua tỉnh Phú Bổn là có thể rút lui an toàn.

        Thấy Phú gật đầu đồng ý, Thiệu có vẻ hài lòng. Huỳnh Nhân thương cho viên thiếu tướng vừa ngốc vừa hèn này. Anh biết rõ con đường đó; mấy năm trước lính Pắc Chung Hy từng đóng quân, nhung nay đã bị bỏ hoang, mưa xói thành rãnh như giao thông hào, cây cối um tùm. Hàng vạn người hành quân theo con đường mù mịt này dù có xe cơ giới cũng sẽ chậm chạp như đi bộ, đó là chưa nói đến sự hiểm trở là điều kiện thuận lợi cho quân giải phóng phục kích.

        Dẫu biết vậy, Nhân chỉ thở dài, nhắc nhở Phú mật lệnh của Tổng thống là phải kín đáo, tuyệt đối không cho người Mỹ và các tỉnh trưởng cũng như địa phương quân biết cuộc rút lui chiến lược của Quân khu II.

        Thực ra sự tan rã đã bắt đầu từ trước khi có cuộc họp này. Trên khắp các ngả đường của Cao Nguyên, xe và người ùn ùn đổ về xuôi, đem theo nỗi kinh hoàng như một căn bệnh không tài nào chữa nổi , lan tỏa suốt miền Trung vào tận Sài Gờn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM