Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:18:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mười sáu tấn vàng  (Đọc 10021 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 24 Tháng Năm, 2020, 09:16:19 pm »

    
        - Tên sách : Mười sáu tấn vàng

        - Tác giả : Võ Khắc Nghiêm

        - Nhà xuất bản Quảng Ninh

        - Năm xuất bản : 1989
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2021, 08:09:09 am gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2020, 04:29:59 pm »

     
I

        Còn những hai tuần nữa mới đến lễ Nô-en, vậy mà dân Sài Gòn đã chuẩn bị chào đón năm mới bằng đủ thứ bánh trái, mứt kẹo, quần áo, phấn son, băng nhạc, cây cảnh... và cả câu đối Tết. Biển quảng cáo xổ số Xuân 1975 với "giải độc năm triệu đồng" chiếm hết mặt tiền của dãy nhà bốn tầng, nơi đặt đai diện hãng đồng hồ nổi tiếng Sen-kô. Đón xuân năm nay, chợ Bến Thành như được mở rộng thêm ra bởi những sạp hàng mới dọn, bày la liệt các ngả đường quanh khu nhà chợ. Họ bán từ các loại quần áo đến các loại thuốc tân dược, từ những giàn âm thanh nổi với những cặp loa cao to như tủ đứng đến những máy ghi âm tình báo nhỏ xíu; từ những hòm đạn trung liên đến khẩu súng ám sát có giảm thanh. Thôi thì đủ loại khí tài chiến tranh, đủ loại đồ dùng của lính bộ, lính thủy, lính dù... và cảnh sát mà chẳng biết lựu đạn cay, dùi cui thì bán cho ai?

        Nhiều nhất vẫn là quần áo lính và quần áo sĩ quan với đầy đủ quân hàm cấp tướng, cáp tá. Trớ trêu thay, có một lá cờ Mỹ với bốn mươi chín ngôi sao đả bị đạn bắn lỗ chỗ, được một ả mắt lúp treo lên, che nắng cho đứa con lai đen, tóc quăn tít - sản phẩm của một gã A mê-ri-ca nào đó trong số ngót một triệu lính Hoa Kỳ đã có mặt ở cuộc chiến Việt Nam.
        
        Kể từ ngày viên đại tá Ô-đen, nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng cuốn cờ về nước theo tinh thần hiệp định Pa-ri, đến nay đã gần hai năm. Thế nhưng các kho quân tiếp vụ bây giờ mới có đủ điều kiện để tung kỳ hết các xú uế của đội quân bại trận khổng lồ - thần tượng của thế giới tự do - ra phơi kín cái chợ trời có một không hai ở thế gian này. Nhưng Ô-đen chưa phải là người lính Mỹ cuối cùng ngậm ngùi rời khỏi Việt Nam như báo chí lúc đó khẳng định, còn hàng ngàn lính Mỹ núp dưới bóng của Toà Đại sứ Hoa Kỳ sẽ ăn một cái Tết nguyên đán nữa ở xứ sở nhiệt đới này rồi mới thực sự vĩnh viễn về nước. Hôm nay họ đang đi sắm quà Nô-en với niềm vui của trẻ thơ, với sự kênh kiệu của đồng đô-la đang ngự trị cả Đức Chúa Trời.

        Giữa đám người ấy, dân chúng dễ dàng nhận ra một tốp nhân viên cao cấp của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, đi đầu là Bin-giôn, trợ lý đại sứ, có dáng người lêu nghêu như Đông-ki-sốt và Pát bà vợ béo phục phịch của ông ta đang kéo tay chồng vào mua những trái cây lạ mắt. Phía sau họ là viên sĩ quan Ran-nét đẹp trai đang khoác tay cô nhân viên phiên dịch Nhị Hà, con gái người vợ đầu của ngài Tổng trưởng kinh tế Nguyễn Văn Hào. Họ vừa chậm chạp dạo gót qua những sạp hàng son phấn, vừa chuyện trò, cười cợt với nhau. Có một gã thanh niên tóc đít vịt, đang lượn lờ phía những gốc cây, rình họ. Đó là Hưng, ngưòi từng đeo đuổi Hà. Gã hơi cau mày khi Ran-nét mua những cuộn băng nhạc Thanh Thuý, Khánh Ly ấn vào lòng cô gái, làm cho cô thích thú cười ngặt nghẽo. Cô và Ran- nét bỗng im bặt và đứng lui vào khi Pôn sếp của họ cùng tiến sĩ Huỳnh Nhân, cố vấn chính trị của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đang đi tới. Pôn xốc lại chiếc thắt lưng to bản đang sệ xuổng, cau có nhăn mặt chỉ tay về phía lá cờ Mỹ, ngao ngán lắc đầu, bước ngoặt sang lối khác, để mặc Huỳnh Nhân tiến lại sạp hàng của ả mắt híp. Anh nói điều gì đó và mỉm cười nhìn đứa trẻ lai, nhưng mẹ nó cứ nhởn nhơ sắp xếp mớ hàng thập cẩm, chẳng hề bận tâm đến anh. Thấy vậy, anh ném về phía à một tập tiền, khiến ả nhanh nhẹn khua lá cờ Mỹ dúi vào một chiếc sọt và ngồi ngay lên, toét miệng cười. Nhân đảo mắt tìm người bạn Mỹ của mình, rồi đi nhanh về phía đại lộ Nguyễn Huệ. Bên kia đường chị Ba Thuận đứng nhìn anh. Có ai đó gọi to:

        - Ngài tiến sĩ mua hoa đi, hoa tươi Đà Lạt mới chở máy bay về đó.

        Cô gái bán hoa có mái tóc dài gần chấm đất, duyên dáng vội soi mình vào chiếc gương nhỏ rồi tươi cười đón Nhân bước vào ki-ốt của mình. Nhân cúi đầu chào cô, với tay vặn núm vôlum chiếc Rađiô Cassét Sony để trên bàn. Tiếng hát Khánh Ly to dần:... "Ai lên xứ hoa đào, dừng chân..." Tiếng hát làm cho cặp mắt Nhân trở nên mơ màng, những cánh hoa lay động, những cánh bướm dập dờn. Cô gái bán hoa lúng túng, ngạc nhiên nhìn vẻ mặt tư lự của Nhân.

        - Ngài tiến sĩ mê bài hát hay say người hát đó?

        - Tôi ưa Hà Thanh hát bài này trên đĩa 45 hơn.

        - Đĩa đó xưa quá rồi, thưa tiến sĩ!

        Nhân mỉm cười chọn những bông hồng nhung to nhất. Trong khi cớ gái bó hoa, Nhân lấy tiền đặt lên bàn và nói nhỏ:

        - Gửi lời thăm chị Ba, nghe?

        - Dạ! - Cô gái nhỏ nhẹ trả lời.

        Nhân cầm bó hoa đi về phía cuối bãi đỗ xe, chiếc Mercédès màu xám lùi lại rồi quẹo phải. Có nhiều xe bóng loáng cùng tiến vào Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Những người lính ôm tiếu liên đứng dựa hàng rào sắt như những pho tượng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2020, 07:27:41 am »


        Từ trên xe bước xuống là những quan chúc của Hội đồng an ninh quốc gia: Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, có vấn an ninh Đặng Văn Quang, cố vấn kinh tế tài chính giáo sư Nguyễn Văn Hào, Quốc vụ khanh Nguyên Bá Cẩn... và các tư lệnh quân khu: tướng Ngô Quang Trưởng, tướng Phạm Văn Phú, tướng Nguyễn Văn Toàn...

        Nhân bắt tay ... (bị rách)

        Quang đang vung tay múa chân tranh luận một việc gì đó.

        - Mấy bữa nay đồng đô-la lại lên giá rồi đó, tôi nói có sai đâu

        Hào lạch bạch đuổi kịp Nhân.

        - Ngài Tổng trưởng dịp này lại trúng bự rồi.

        - Trời đất... anh mà cũng nghĩ vậy về tôi sao - Hào phân bua: - Từ sau cái vụ buôn giấy, may nhờ anh đỡ cho, tôi đâu có mần ăn chi nữa.

        - Vậy mà người ta đồn ngài Tổng trường đưa con gái làm thông ngôn cho người Mỹ để buôn đô-la.

        - Trời đất... con nhỏ làm ăn thế nào tôi đâu có biết. Chả giấu gì anh, từ ngày tôi lấy bà hai, Nhị Hà giận, nó tự kiếm việc làm, chứ có nhờ vả gì tôi đâu. Thiên hạ thật lắm điều.

        Họ bước lên những hàng gạch bông trắng. Nhân lôi chiếc đồng hồ quả quít xem giờ rồi đi thẳng lên lầu hai - nơi Tổng thống phu nhân và cô út vừa ngủ dậy, đang tưới những giỏ phong lan. Thấy Nhân đến, họ quay vào phòng.

        Nhân cắm những bông hoa vào chiếc bình sứ Trung Hoa màu hồng nhạt rồi đi lại phía Tổng thống phu nhân đang tự tay pha cà- phê. Cô út liếc nhìn những bông hoa qua bức gương ở bàn trang điểm. Nhân làm bộ ngạc nhiên hỏi:

        - Chị Sáu kiếm ở đâu ra cái độc bình quý vậy?

        - Mẹ cháu đổi cái vòng ngọc bữa nọ đó - Cô út phụng phịu vuốt tóc đứng dậy - Chú Hai thấy có vô lý không?

        - Sao lại vô lý? - Nhân cười - Cô út đâu có biết giá trị của những chiếc bình cổ Trung Hoa. Thực ra loại men màu hồng này bây giờ không còn làm ra được nữa. Người ta đồn rằng xưa kia, người Trung Hoa phải lấy máu của các cô gái đồng trinh để chế ra loại men đặc biệt mới tạo nên được cái màu hồng kỳ diệu, trong vắt của những chiếc bình như thế này. Để cho tôi thử coi nó đã tồn tại bao nhiêu năm.

        Tổng thống phu nhân và cô út chạy lại nhìn chòng chọc vào chiếc bình hoa, chớp mắt như chua từng thấy nó bao giờ. Cặp môi dày đánh loại son Cô-ty đỏ há to:

        - Thiệt hử, chú Hai?

        - Chị Sáu trúng to rồi đó - Nhân rút chiếc kính hiển vi, chăm chú soi vào chiếc bình hoa với một thái độ cẩn trọng rồi nói - Kim cương mấy chục cạ-rạ còn dỗ kiếm hơn loại bình này.

        - Con thấy chưa? - Tổng thống phu nhân hãnh diện vuốt má cô Út - Cứ tiếc cái vòng ngọc nữa đi.

        - Tôi có vòng khác, quà Nô-en năm nay cho cô út đó - Vừa nói Nhân vừa đặt vào tay cô út một chiếc hộp nhung màu huyết dụ.

        - Đưa đây mẹ coi đã!

        Tổng thống phu nhân thích thú mở hộp nhung, chiếc vòng màu hoa lý có những vân lửa đỏ, chói rực lên trước mắt bà. Cô út ngây thơ nhìn Nhân:

        - Có phải người ta chôn những chiếc vòng này theo người chết mới có nhũng vân đỏ phải không, chú Hai?

        Nhân lim dim mắt nhìn khuôn mặt trái xoan trắng trẻo của cô Út:

        - Xưa kia người Tàu họ hay chôn của, phải yểm bùa, có khi chôn theo các cô gái làm thần giữ của. Truyến thuyết là vậy, nhung khoa học đâu có chứng minh nổi. Theo tôi, những loại đá quý tự nó đã có những vân đỏ rực như thế này.

        - Vòng này đẹp hơn cái vòng của vợ ông Kỳ, phải không chú Hai?

        Nhân quay lại, cao giọng:

        - Không những đẹp hơn mà còn là đồ cổ nữa, chị Sáu ạ! Đây là loai vòng được chế tạo thô kệch, chưa được đánh bóng mà đã lộng lẫy thế.

        Tổng thống phu nhân trao ly cà-phê cho Nhân:

        - Chú Hai cho đường vào mà uống đi. Tướng Phú vừa đem về một tạ cà- phê loại đặc biệt. Tui bắt rang xay theo gu Pa-ri, chú chở một ít về mà xài Nô-en.

        Hai Nhân uống cạn ly cà-phê:

        - Cám ơn chị Sáu. Ngon quá!

        Nguyễn Văn Thiệu từ phòng bên, mở cửa bước sang. Ông ta mặc bộ com-lê màu trắng may theo mốt cũ, mái tóc chải ngược hất ra phía sau, làm cho khuôn mặt tròn, căng ra một cách bướng bỉnh:

        - Họ đến đủ cả chưa? - Tổng thống đưa tay vuốt tóc cô út, nhưng có lẽ đầu ông đang nghĩ đến nhung mũi tên xanh đỏ trên tấm bản đồ các vùng chiến thuật ông đang phải tính toán những nước cờ mới cho một năm mà thầy tuớng số đã nói chắc là ông phải gặp nhị hạn khá gay gắt1.

----------------------
        1. Theo tử vi thì: Nhị hạn là Đại hạn mười năm cùng với năm tiểu hạn xấu, còn gọi là Tuế hạn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2020, 07:12:16 am »


        Tiéng Huỳnh Nhân làm ông giật mình:

        - Thưa Tổng thống, còn thiếu ngài Phó Tổng thống Trần Văn Hương thôi ạ!

        - Ông Hương bị đau cột sống, ông vừa gọi điện đến xin vắng mặt - Nguyễn Văn Thiệu đi ra. Nhân vội vã theo sau.

        Phòng họp của Dinh Độc Lập treo tấm bản đồ lớn với hệ thống đèn màu chia ranh giới các vùng chiến thuật và các tỉnh. Nguyễn Văn Thiệu ngồi chống tay lên cằm nghe Cao Văn Viên thuyết trình tình hình chiến cuộc và phương án tác chiến mùa xuân 1975. Chẳng hiểu vì lẽ gì hôm nay Thiệu cảm thấy khó chịu với lối chải tóc mượt mà của viên tướng già. Viên nói:

        -... Cần phải tăng cường bảo vệ Quân khu III. Các tin tình báo cho biết: có rất ít quân tiếp viện Bác Việt trên đường mòn phía Nam Lào, nhung xung quanh Tây Ninh có sự chuẩn bị khá rầm rộ như tôi vừa trình bày.

        Tổng thống Thiệu đứng dậy, khi Cao Văn Viên chua dứt lời, hai bàn tay ngắn, mập của ông chắp lên bàn, người hơi chồm về phía truớc, cổ rụt lại, mắt gườm gườm, Thiệu chậm rãi nói:

        - Tôi không có ý đánh giá thấp Cộng quân, nhung rõ ràng họ chưa đủ khả năng đánh lớn như Mậu Thân 68, cũng chưa có đủ điều kiện để giữ lâu các thành phố lớn. Tin tình báo của ta và của người Mỹ đều phù hợp với nhận định của Bộ Tổng tham mưu. Tôi khẳng định rằng: ý đồ tấn công của Hà Nội vào đầu năm 1975 sẽ là Quân khu III, chủ yếu là Tây Ninh và Tống Lê Chân. Vì thế tôi quyết định rút bớt máy bay của Quân khu II, rút lữ đoàn dù của Quân khu I, tập trung bảo vệ vùng phụ cận Sài Gòn - Thiệu hất hàm về phía Trần Thiện Khiêm - ý kiến ông Thú tướng thế nào?

        Tướng Ngô Quang Trưởng và tướng Phạm Văn Phú nhấp nhổm đứng lên, nhưng Khiêm vẫy tay ra hiệu cho họ ngồi yên rồi sửa lại cổ áo, hắng giọng:

        - Tôi cho rằng không nên rút lữ đoàn dù của tướng Ngô Quang Trưởng, bởi vì bất cứ lúc nào cộng sản cũng có thể đập nát Trị Thiên, nếu họ muốn - Khiêm thở dài - Từ ngày hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết đến nay, chúng ta đã bị tổn thất 26.000 binh sĩ và mất mát khá nhiều vũ khí kho tàng. Cần bổ sung kịp thời cho sự thiếu hụt đó. Lời hứa viện trơ một tỷ đô-la mà Tổng thống Ních- xơn ký trong đạo luật ngày 5 tháng tám năm ngoái, nay chì còn lại 722 triệu đô-la mà Tổng thống Pho vẫn chưa thuyết phục nổi Quốc hội Mỹ thông qua. Vậy thì năm 1975 người Mỹ tiếp tục rút ra khỏi cuộc chiến cả trong ngân sách, chúng ta trông mong vào đâu để duy trì khả năng chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng hòa? Cần nhìn thẳng vào thực tế đó.

        Thiệu lại đứng lên, đưa đi đưa lại chiếc gạt tàn thuốc lá bằng pha lê, mật cau có, nhung giọng nói vẫn từ tốn. Đầu ông ta đang bốc lửa bởi những tin tức về sự phản bội ngấm ngầm của Thủ tướng Khiêm:

        - Càn phải làm cho người Mỹ hiểu rằng: Sau một cơn ốm, con bệnh được bồi bổ như thế nào mới có thể nhanh chóng tự kiếm sống, tự tồn tại, chứ không phải là nuôi nấng nhỏ giọt như hiện nay. Dự trữ ngân khố quốc gia của chúng ta còn mười sáu tán vàng.

        Thiệu nhìn Khiêm, nhìn Hào , dằn giọng:

        - Vâng, thưa các ngài! Sắp đến lúc chúng ta phải sử dụng đến số vàng dự trữ đó để chiến đấu, để giữ vững uy tín của Việt Nam Cộng hòa.

        Khiêm vẫn đứng nghe Thiệu nói, nhếch mép cười:

        - Dạ... Mười sáu tấn vàng, đúng vậy... Nghe thì rất lớn, nhưng giá lúc này chỉ vào khoảng hai trăm hai mươi triệu đô-la. Có đúng không, ông giáo sư Hào?

        Tổng trưởng Nguyễn Văn Hào đặt chiếc kính trắng lên chồng tài liệu trước mặt, đứng lên khúm núm:

        - Dạ đúng!

        Khiêm tiếp:

        - Hai trăm hai mươi triệu đô-la làm sao xoay chuyển được tình thế chiến cuộc? Thưa Tổng thống, trước đây hàng năm người Mỹ rót cho chung ta cả chục tỷ đô-la...

        Thiệu cười khẩy, ngắt lời Khiêm trước sự kinh ngạc của các tướng lãnh:

        - Một nắm khi đói bằng mười gói khi no. Nếu biết sử dụng thì hai trăm hai mươi triệu biết đâu lại hữu hiệu hơn hàng chục tỷ bị phung phí trước kia. Tôi cho rằng cần phải cương quyết chống tham nhũng, chống lãng phí. Đó là nhiệm vụ của Nội các lúc này. Thủ tướng có làm được không?

        Khiêm lặng lẽ ngồi xuống, không trả lời. Chiếc đồng hồ thạch anh chỉ con số 11 giờ 30. Nhân đẩy về phía ông ta một ly nước sâm và đứng dậy đi ra cửa sau. Anh phát hiện thấy Năm Sự, người trông coi việc ăn uống cho Tổng thống đang nép mình ở một góc tối, nghe trộm cuộc họp. Nhân nhẹ nhàng đặt bàn tay lên vai Năm:

        - Anh Năm làm gì đó?

        Năm Sự giật mình quay lại, giấu vội bao thuốc lá vào túi, không trả lời câu hỏi của Nhân mà lễ phép khoanh tay:

        - Trưa nay có món cua lột nhúng bia, Tổng thống nói ông Tiến sĩ ở lại dùng bữa với Tổng thống.

        - Cám ơn - Nhân chìa gói thuốc mời Năm thân mật nói tiếp - Anh Năm cho các vị trong Hội đồng an ninh quốc gia nếm thử chất Cafêin của tướng Phú được chứ?

        - Dạ, được!

        Năm Sự vội vã đi. Nhân mỉm cười nhìn theo tấm lưng gù đang khuất sau những những cây cột đá. Nhân mơ hồ nhận ra những hoạt động tình báo của Năm Sự nhưng không thể khẳng định Năm là người của ai? Hẳn Năm không thể là người của CIA, cũng không phải người của tướng Quang... Hay Năm là người của tổ chức an ninh giải phóng thuộc Thành ủy mà Nhân từng nghe gọi tắt là T4?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2020, 07:55:21 am »


II

        Nhị Hà và chị Ba Thuận đang chọn những bông hoa đẹp. Cô gái bán hoa nghiêng đầu nói nhỏ với chị Ba:

        - Ổng Tiến sĩ cũng vừa mua hoa. Ông gửi lời thăm chị Ba đó.

        - Cám ơn - Chị Ba Thuận nhoẻn miệng cười.

        - Dạo này không thấy bà Thủy đưa bé Ly đi học, chị Ba có biết chuyện ông bà đó sao không?

        - "Trục trặc kỹ thuật” chút xíu thôi - Chị Ba gượng cười, giấu một nỗi buồn.

        Hà đã chọn xong bó hoa của mình. Cô móc ví trả tiền rồi khoác tay chị Ba:

        -Ta về thôi, u Thuận!

        Cô gái bán hoa định trả lại tiền thừa, nhưng Hà ra hiệu không lấy nữa và đi thẳng. Một chiếc xe Hon-da 67 phanh kít bên đường. Hưng, một thanh niên to béo, mất một mí nhăn nhở cuời:

        - Trời ơi... Nhị Hà... có bó hoa đẹp quá!

        - Anh Hưng! - Hà khẽ kêu và nép người sau chị Ba.

        - Chào u Thuận! - Hưng gườm mắt nhìn chị Ba.

        - Dạo này cậu Hưng béo dữ hè!

        - Dạ ! - Hưng quay về phía Hà - Tôi muốn đưa Hà đi đón Nô- en ở giáo phận Hà Nội, được không?

        - Tối nay em mắc chút việc gia đình... ta đón Nô-en ở nhà thờ Đức Bà cũng được chớ anh?

        - Ba má tôi muốn Hà đi lễ dưới đó để có điều kiện tiếp kiến Đức cha Hành.

        - Hà chớp đôi mắt to, lơ đãng nhìn dòng người qua lại:

        - Còn ba em thì lại chẳng cho em đi khuya một mình bao giờ.

        - Dạo này sao em nói năng với tôi kỳ quá! Hay là - Hưng làm ra bộ đau khổ.

        - Đừng nghĩ lộn xộn, anh Hưng. Năm giờ chiều nay chúng ta gặp nhau ở chỗ cũ nghe!

        - Nhớ đúng giờ đó! - Hưng phấn chấn quẹt lửa châm thuốc rít.

        - Được rồi!

        Hà nhìn chiếc quần sọc trắng đen và đôi giầy to bè của Hưng. Anh ta nổ máy cho xe lao đi. Chị Ba Thuận chép miệng:

        - Em định chọn con người đó thiệt sao, Hà?

        Họ tiếp tục đi về phía nhà thờ. Hà hơi tư lự, cô đang nhớ lại thời sinh viên:

        - Hồi trước anh ta học hơn em hai lớp, có chân trong ban lãnh đạo sinh viên, thường giúp đỡ em, nên em cũng mến! Có một lần anh đấm vỡ mặt một thằng cảnh sát, bị tù mất hai tháng... Chẳng hiểu vì sao anh cứ đeo đuổi em hoài đó u ạ!

        - Tay này tướng mạo cũng táo tợn lám, u sợ không hợp với tính tình của em.

        - Trông vậy thôi chứ anh hiền nhu đất, u ạ!

        - Cuộc đời em còn dài, u muốn em làm được những việc có ích và thục sự có hạnh phúc. Má em trước lúc nhắm mắt xuôi tay đã cậy nhờ u, chăm nom em...

        Hà phụng phịu:

        - Thì có bao giờ em không nghe lời u đâu? Có điều em rất phiền lòng vì u cứ bỏ em mà đi bán thuốc lá. Nhiều lúc em cứ muốn hất tung cái hộc thuốc của u, rồi trả hết tiền để u tức, u về.

        Họ đã đến trước nhà thờ Đức Bà và dừng lại bên một bàn bán thuốc bị bỏ trống.

        - Thôi, em về đi kẻo ông phải chờ cơm. Em cũng phải để cho u tự kiếm sống, tự làm giàu chứ nương nhờ mãi nhà em sao được?

        - Em hỏi thật, vì sao u không chịu trông mấy đứa nhỏ con dì em? Chúng nó cũng bụ bẫm, ngoan ngoãn lắm đấy chứ - Hà cười -  Tụi nhỏ đâu có làm gì nên tội, phải không u ?

        - Đành vậy, nhung cứ nghĩ đến má, đến em là u lộn ruột. Cái hạng đàn bà đi kiếm chồng già để moi của, u khinh lắm!

        Hà ôm lấy chị Ba « Sự căm tức bà dì ghẻ làm cô càng yêu quý người vú nuôi đã thay mẹ chăm sóc cô bao năm nay:

        - Nhung mà u hứa đi, u sẽ thường xuyên về ngủ với em nhé?

        - Ừ, u hứa... Lúc nào em buồn em cứ đến tìm u.

        - Không, u trở về ở với nhà em như lúc má em còn sống. Phòng của u em vẫn giữ chìa khóa, em không cho ai động đến hết. Dì Hai cứ đòi biến nó thành nhà kho, em đâu có chịu. U đã kể cho em nghe biết bao chuyện cổ tích ở cái phòng đó, u nhớ không?

        - Nhớ - Chị Ba Thuận chớp mắt như đang hồi tưởng lại những ngày xa xưa, cái buổi đầu chị đi làm vú em cho gia đình ông Hào và cũng là buổi đầu chị được tách ra khỏi tổ chức để hoạt động độc lập ở nội thành.

        - Nhanh thật, u nhỉ... mới hồi nào em còn bé tí xíu... dạo đó... em còn nhớ như in, ông Nhân thường đến xin tiền u để mua giấy viết và may sắm. Hồi ông được đi du học bên Pháp, u phải bòn từng đồng cho ông... Vậy mà sao bây giờ ông không biết trả ơn u, không chăm sóc gì u cả?

        Chị Ba thở dài:

        - Có, ông cố vấn trả ơn u nhiều lắm, u không thể kể hết với em được. Có điều u cũng không muốn phiền người ta. Mình vốn là người lao động, trước sao, sau vậy, miễn là ăn ở có nhân có đức, trời phật sẽ phù hộ thôi.

        - Ông Tiến sĩ đối xử với mọi người rất hào phóng, nỡ nào ông cứ để u đứng đường đứng chợ được sao?

        - Thì gia đình em cũng hào phóng với u lắm chứ, nhưng u thích va chạm với cuộc đời... thôi, em về đi, kẻo ông chờ cơm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2020, 05:57:17 am »


        Có tiếng còi ô tô, chiếc xe Phord Pinto màu trắng xịch đỗ. Ran- nét mở cửa xe, giơ tay chào chị Ba. Hà vén áo dài ngồi lên ghế trên, còn ngoái cổ dặn lại:

        - Đêm, u về với em nghe!

        Chị Ba gật đầu. Chiếc xe lao đi, Ran-nét ném mẩu thuốc, lim dim nhìn Hà. Cặp mắt xanh của Ran-nét như đờ ra mỗi khi nhìn thấy cô gái Việt nhỏ nhắn này.

        - Chúng ta đến Ba-Mi-ni chứ? - Ran-nét hỏi.

        - Dạ, bây giờ không được, ba tôi chờ cơm - Hà lễ phép trả lời.

        - Ngài Tổng trưởng đang dùng cơm với Tổng thống - Ran-nét hãnh diện đáp.

        - Sao ông biết?

        Ran-nét bật công tắc chiếc Ra-đi-ô cát-xét, tiếng Tổng thống Nguyên Văn Thiệu vang lên:

        - Hình như chúng ta còn ở Ngân hàng Pa-ri năm triệu đô-la, phải không ông Hào?

        Tiếng Nguyên Văn Hào:

        - Dạ, năm triệu hai mươi vạn đô-la. Tại Ngân hàng Niu Y-oóc chúng ta còn bốn mươi triệu.

        Ran-nét tắt máy, mỉm cười, hạ giọng:

        - Nhiệm vụ chiều nay cô phải chép lại nội dung cuộc họp ở Phủ tổng thống và dịch ra Anh ngữ cho tôi. Chỉ đánh máy hai bản, phải hủy ngay giấy than. Cô hiểu chưa? Tuyệt mật! Vì thế tôi không thể cho cô về nhà.

        Ran-nét ấn công tắc, chiếc băng cát-xét bật ra. Hà gật đầu cầm cuộn băng.

        Trở về phòng phân tích tin tức, Hà ngồi ngay vào bàn vừa mở ghi âm vừa đánh máy. Chờ khi Ran-nét đi sang phòng bên, Hà xếp vội mấy tờ giấy than cho vào túi xách và thay vào đó những tờ giấy than khác. Pát nữ cộng sự của Ran-nét đến, Hà vờ ngắm vuốt mình trong chiếc gương nhỏ. Pát ném lên bàn một túi trái cây và gieo cái thần hình phì nộn xuống chiếc ghế bành, toe toét 'cười:

        - Này, cô bắt mất linh hồn của Ran-nét rồi đó.

        - Em không ưng chị Pát nói như vậy đâu - Vừa gõ máy chữ, Hà vừa nói.

        - Ran-nét là một người thông minh, tốt bụng nhưng luôn luôn sầu muộn - Pát liếc nhìn thái độ của Hà, miệng vẫn chóp chép nhai. Ả lại cười:

        - Từ ngày có em ở phòng này, Ran-nét như trẻ lại và yêu đời hơn. Có lẽ bây giờ Ran-nét đã quên được người vợ phụ bạc ở Tếch-dát.

        Ran-nét trở lại, tay cầm một tập hồ sơ, lúc nào anh ta cũng có vẻ tất bật, vội vàng:

        - Phái đoàn quân sự Liên Xô do Đại tướng Ku-li-khốp dẫn đầu đã đến Hà Nội. Cần phải biết mục đích chuyến đi cửa Ku-li-khốp và những diễn biến liên quan đến tình hình chiến sự. Pát và Hà giúp tôi hệ thống lại các tin tức nhận được từ Hà Nội.

        Chua bao giờ chúng ta bị động và mù mịt như lúc này.

        Pát nhún vai nhìn Hà. Chuông điện thoại réo hết máy nọ đến máy kia. Ran-nét phải lần lượt nghe, còn Pát cứ thủng thẳng nhai trái cây. Pát là một phụ nữ bộc tuệch, thích chải chuốt ăn diện hơn là suy nghĩ. Ả sang Việt Nam lần này là lần thứ hai cùng với chồng. Cách đây bảy năm khi cộng sản tổng tiến công Tết Mậu Thân, Pát đã đến Việt Nam với cha là Nghị sĩ Man-ga. Ả đã được Ran-nét dẫn đi chơi Vũng Tàu, Đà Lạt và thăm cố đô Huế. Lúc đó Ran-nét chỉ mới là một nhân viên tập sự của chi nhánh CIA, nhưng được nhiều sĩ quan cao cấp chú ý tới vì anh tỏ ra rất thông minh và am hiểu các phong tục tập quán của người Việt.

        Thực ra với lương bổng của chồng mình và với số hồi môn lớn, Pát không căn phải làm bất cứ công việc gì ở Việt Nam. Ả cũng có thể buôn đô-la, kim cương, thuốc phiện nhờ những đặc quyền của đức ồng chồng để làm giàu mau chóng, nhưng Pát đã chọn một công việc hợp với mình đó là làm người phụ tá cho Ran-nét, một chuyên viên phân tích tin tức đã nổi tiếng ở chi nhánh Việt Nam. Chẳng hiểu những kỷ niệm của chuyến du lịch Việt Nam lần trước đã để lại trong tâm trí ả những gì về Ran-nét, nhưng ngay từ buổi đầu gặp lại Ran- nét, Pát đã cảm thấy tâm hồn mình bị xao động. Nhất là từ khi biết chuyện Ran-nét bị cô vợ trẻ phụ tình, gia đình đang phá sản, Pát thường có sự quan tâm đặc biệt đến Ran-nét hơn. Nhưng Pát là một cô gái được giáo dục tốt, luôn biết giới hạn những tình cảm của mình, Pát không bao giờ để cho chúng phải phiền lòng về các mối quan hệ của ả. Từ ngày có Hà đến cùng làm việc, Pát hay đũa giỡn Ran. Ban đầu Pát cũng coi thường Hà như các cô gái ở Ba-mi-ni. Có lẽ cuốn sách: "Một người Mỹ thầm lặng" của nhà văn Anh - Graham Grin đã gây cho Pát những ấn tượng kỳ dị về các cô gái Việt - Không hẳn là xấu xa mà đáng thương hại. Nhung lâu dần Pát nhận ra ở Hà những phẩm chất khác lạ... Đúng là một bông hoa, một trái chín mà Ran- nét, một người Mỹ hào hoa, nào đã dễ hái được. Chờ cho Hà xếp nhũng tờ giấy pơ-luya trao cho Ran-nét, Pát mới cầm tập tài liệu đứng lên;

        - Nào, ta xem đài Hà Nội mấy hôm nay nói gì chứ, cô Hà?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2020, 09:18:09 am »


        Hà vò nhũng tờ giáy than cho vào máy hủy tài liệu đặt ở cuối phòng, nhoẻn miệng cười:

        - Thì chị cũng phải cho em xả hơi một chút đã chứ - Cô cầm một chùm nho, đung đưa truớc mật Ran-nét khiến anh chàng phải hất ngược mái tóc vàng, ngả người, há miệng nhận một trái nho từ tay Hà. Cặp mắt Ran-nét vô tình nhìn xoáy vào chiếc túi xạch nhỏ của Hà, làm cô bối rối đặt nó ra sau ghế. Hà hồi hộp quay lai nhìn Ran-nét, nhung may mắn sao anh ta đã lại cặm cụi viết.

        Mãi cho đến khi trở về nhà. Nhị Hà vẫn còn cảm thấy tim mình đập quá manh. Đời cô chua bao giờ mạo hiểm làm một công việc gì lén lút. Người mẹ quá cố của cô, vốn là con một nhà văn nghèo ở Bắc Kỳ, khi còn sống bà thường dạy Hà rằng:

        "Khôn ngoan chẳng lợ thật thà. Làm việc gì mà phải lén lút giấu giếm thì đừng có làm".

        Tại sao lần này Hà phải lén lút vụng trộm lấy cắp mấy tờ giấy than? Hà nghĩ đến u Thuận. Đã từ lâu Hà mơ hồ nhận ra cuộc đời kỳ lạ của người vú nuôi với nhũng hoạt động bí ẩn của bà. Giữa thành phố Sài Gòn hoa lệ, giữa sự đảo điên kiếm sống, làm giàu bằng mọi mánh khóe, đểu cáng, u Thuận bao giò cũng chất phác, giản dị, thanh bạch đến khó hiểu. Những bài học luân lý u dạy cho Hà mới nghe thì cũng bình thường như đạo Khổng, đạo Phật, nhung nghĩ cho kỹ ra thì lại chính là đạo lý của người cộng sản? Và cái mục đích cao quý mà u hướng tới, dần dần đã hiệp ra trong mắt Hà. Cô nhớ lại cái ngày cô gặp Ran-nét ở một vũ hội, rồi việc Ran-nét ngỏ ý chọn cô làm thư ký giúp việc, u Thuận tỏ ra rất lo lắng cho Hà, u ghét người Mỹ cũng như trước kia u khinh người Pháp ra mật. Vậy nhưng u đã khuyến khích Hà đi làm cho người Mỹ. U chỉ nhắc nhở Hà phải giữ mình, phải làm sao để người Mỹ cũng phải trọng mình. Hẳn u không mong Hà mang đến cho u những đồng đô-la bẩn thỉu hay những hàng hóa dư thừa mà có lẽ u mong chờ ở Hà những thứ khác - những tin tình báo quan trọng. Hà đọc thấy điều đó trong những lần trò chuyện và tâm sự vói u. Lần này chắc chắn Hà sẽ làm vui lòng u với những tờ giấy than ghi lại biên bản cuộc họp quan trọng của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

        - Hôm nay em tặng u môt món quà rất đặc biệt - Hà nói khi ngồi xuống chiếc giường sắt nhỏ của chị Ba Thuận. Cô nhanh nhẹn rút những tờ giấy than, vuốt phẳng và giơ lên bóng đèn. Chị Ba luýnh quýnh đeo kính, chậm chap đọc rồi ôm lấy Hà:

        - Em giỏi thiệt!

        Chị định nói thêm những lời khen ngợi, nhưng sực nhớ ra điều gì đó, chị nghiêm nét mặt giọng cứng lại:

        - Nhưng... U không ưng em mạo hiểm đâu. U nào có cần những điều này - Vừa nói, chị vừa xé vụn những tờ giấy than trước sự buồn rầu, luyến tiếc của Hà - Em không lạ gì kỷ luật của CIA. Lỡ họ nhìn thấy... Họ có máy theo dõi, máy nghe trộm khắp nơi... Liệu tính mạng của em sẽ ra sao?

        Hà bẻ những ngón tay búp măng, các móng được tô màu nhũ hồng xòe ra, giọng ấp úng:

        - Em tưởng... u cần?

        - Rồi u sẽ nói cho em biết u cần gì... Nhưng trước hết nếu em muốn thục lòng giúp u, em phải biết nghe lời, phải thật kín đáo giữ mình. Cuộc đời em còn dài lắm.

        - Dạ... em hiểu - Hà nhỏ nhẹ đáp và ngả vào lòng chị Ba.

        - U đừng quá lo cho em. Em có "bùa hộ mệnh" rồi.

        - U biết. Anh chàng Ran-nét say mê em lắm phải không?

        Hà ngồi dậy, gật đầu. Chị Ba Thuận xõa tóc cô ra, vạch các ngón tay gầy guộc của mình trước những cái trứng cháy lép trên tóc dày của Hà. Chị thủng thẳng tiếp:

        - Em phải tỏ ra cứng rắn, đừng để Ran-nét đánh gục nhưng cũng đừng làm anh ta thất vọng.

        - Nghĩa là u bắt em phải đóng kịch, phải sống dối trá?

        - Ô .... không... Nhưng lẽ nào em, định làm vợ một sĩ quan tình báo Hoa Kỳ?

        Hà buồn rầu đáp:

        ... (mất 1 dòng)... làm cho anh ta phải đau khổ vi mình?

        Chị Ba Thuận thở dài. Đời chị khổ cực, tủi nhục va chạm đã nhiều. Đây chẳng phải lần đầu chị nghe nói đến một người Mỹ rất tốt... cũng như trước kia quả thực chị đã gặp nhiều người Pháp, người Nhật rất tốt, rất đáng yêu và đáng thương. Nhưng cứ nhắm mắt, chị lại thấy hiện lên thân hình dập nát của người chồng quá cố trước làn roi vọt của tên chủ đồn điền Gioóc-ri. Và, cùng với những trái bom rải thảm của B52 cày xới những làng xóm trù phú, là những bộ mặt A-mê-ri- ca đầy lông lá đang xẻo tai, mổ bụng những người dân lành Việt Nam...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2020, 09:08:11 am »


        Nhũng người phụ nữ Việt Nam như chị Ba đến với cách mạng đâu có cần phải học tập gì cao siêu, đâu có cần ai giải thích vận động. Từ nỗi tủi nhục, đau đớn của chính mình, chị đã giúp những người cộng sản hoạt động bí mật trốn thoát vòng vây của kẻ thù rồi trở thành người liên lạc của họ và cho đến khi chị đi làm vú em cho nhà giáo sư Hào, tổ chức chỉ giao cho chị mỗi một việc giản đơn là chăm sóc Huỳnh Nhân - một đứa trẻ mồ côi mà sinh thời, mẹ nó thường vẫn dạy chị may vá, thêu thùa. Bây giờ Nhân đã trở thành một nhân vật tầm cỡ. Tổ công tác của chị càng trở nên quan trọng, nhưng chị vẫn sống như xưa, vẫn nén chặt lòng cảm thù bọn cướp nước. Tuy chị Ba Thuận đã ý thức được rằng: dù là người nước nào cũng có người tốt, kẻ xấu. Nhưng để cho một sĩ quan CIA chiếm được trái tim Hà, đó là điều không bao giờ chị có thể chấp nhận được. Chị cố tim những lời khuyên và lấy làm ân hận vì mình đã đồng tình cho một con chim non như Hà phải chập chững tập bay giữa hang hùm nọc rắn. Chị Ba muốn dùng một lối nói ví von nhưng không tìm được cách diễn đạt, chị lại mở đầu bằng cái câu muôn thuở:

        - Cuộc đời em còn dài, em đừng vội nghĩ đến chuyện chồng con rồi phải ân hận suốt đời.

        Chị Ba thở dài, tiếc cho ý định của mình muốn vun Hà với Nhân mà xem ra hai đứa chẳng hợp nhau, thậm chí còn châm chọc nhau đến sâu cay, ngược lại với một tên "khỉ đột" như Ran-nét, Hà lại có thể quý mến được ư? Nhưng việc cắm người vào tổ chức tình báo Mỹ đâu phải chuyện dễ. Tổ chúc đã nhắc nhở chị Ba, cần phái dày công tuyến chọn, thử thách kiếm người dự phòng cho mình và cho cả Huỳnh Nhân. Chị hiểu rằng Hà sẽ giúp được chị rất nhiều. Chị tin vào bản lĩnh của Hà.

        - Em cần đúng mức với Ran-nét, đừng có gì thái quá, anh ta hiểu lầm...

        - À... với anh chàng dó thì dễ thôi... Em cứ giảm dần các cuộc gập gỡ và đến một lúc nào đó thì nói thẳng vào mặt anh ta rằng: Ba tôi đã chọn chồng cho tôi. Thế là xong.

        Ha đứng đậy, chài lại mái tóc của minh và khoác chiếc áo len màu hoàng yến mỏng, xốp như bọt biển. Cô từ biệt người vú nuôi bằng một cái hôn lên má đã bắt đầu có nhiều nếp nhăn.

        Hà đạp xe đến đường Duy Tân. Hưng đứng chờ cô trước một quán giải khát ngoài trời. Họ đến ngồi dưới chiếc dù màu sặc sỡ. Có một ca sĩ trẻ chưa nổi danh đang rên rỉ hát bài "Đêm Đông". Một gã thương binh cụt một tay và một chân đang lầm rầm xin tiền. Hưng xua đuổi, đẩy gã xuýt ngã, nhung Hà đã kịp đỡ và mở ví rút một tờ năm trăm đồng bỏ vào chiếc bị trước ngực gã. Khuôn mặt gã méo xệch, chẳng biết cười hay khóc:

        - Cám ơn cô! Cầu cho cô gặp được người chồng tốt đẹp và không thô bạo.

        Hưng bặm môi nhìn theo chiếc nạng của gã đang nện xuống mặt đường. Hà cau có hỏi:

        - Tai sao anh lại xua đuổi người ta?

        - Trông cái mặt hắn đã muốn ọe rồi.

        - Nếu anh cũng phải ra trận, gặp cảnh như thế này, anh nghĩ sao?

        - Anh chết luôn, cần gì phải sống nũa.

        - Thế anh để vợ con, bỏ cha mẹ lại cho ai?

        - Mặc! Què cụt, tàn tật thì sống làm gì đổ cho người ta phải thương hại?

        Hà thở dài, đua mắt nhìn những mảng mây ngũ sắc đang bềnh bồng trôi, giọng cô buồn buồn:

        - Con người ta chết dễ hơn sống, nhưng có mấy ai chịu chết vô nghĩa đâu.

        - Chà, dạo này em triết lý hay thật - Hưng ngồi xích lại, vuốt ve mái tóc của Hà - Nhị Hà ơi... Anh rất yêu em. Cuộc đời anh không thể thiếu em. Anh không muốn em tiếp tục làm việc cho người Mỹ đâu.

        - Hàng vạn người làm việc cho người Mỹ, người Pháp, người Nhật có sao đâu mà anh ngại? - Hà gạt tay Hưng ra.

        Hưng thì thầm:

        - Thằng cha trung tá Ran-nét thật đáng ghét. Đến một lúc nào đó, người ta sẽ trừng trị bọn hắn.

        - Người ta là ai vậy? Việt cộng, sinh viên hay chính quyền ông Thiệu?

        Hưng không trả lời, hỏi lảng sang chuyện khác:

        - Này, mụ già Thuận có về không ưa anh. Mụ ta với ông cố vấn chính trị là thế nào?

        - Chị nuôi ông cố vấn đó.

        - Thế kia à? - Hưng ranh mãnh nhìn Hà. Hà đẩy ly nước chanh:

        - Này anh uống đi, đá tan hết rồi.

        Họ im lặng nhìn nhau, nhấm nháp ly nước. Cô ca sĩ đang cầm mi- cờ-rô đến gần. Bài hát "Đêm Đông" rền rĩ vang ngân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2020, 06:59:20 am »


III

        Ngôi nhà của Huỳnh Nhân ở là một biệt thự xây dựng từ thời Pháp chiếm đóng, kiến trúc cầu kỳ, vườn cây xum xuê. Con đường trải sỏi trắng đặt nhiều chậu hoa quý và cây cảnh được ...(mất 2 dòng)... trăng ngắm nhìn.

        Mặc dầu đã bỏ chồng, mỗi lần Thu Thuỷ về thăm nhà, dắt bé Ly đi học, cô đều vuốt ve những cây hoa. Hôm nay chẳng hiểu vì sao Thuỷ cứ tần ngần mãi bên mấy chậu xương rồng đang trổ bông. Bé Lý phụng phịu:

        - Má đưa con tới trường thôi, trễ rồi!

        Bé Ly kéo tay mẹ rời khỏi những chậu hoa đi ra.

        Họ gặp Lý Lệ vừa đỗ xe trước cổng. Đó là một phụ nữ đep, thật khó phân biệt là người Việt Nam, Hồng Kông hay Nhật Bản bởi lẽ Lệ vừa nói cả ba thứ tiếng, vừa ăn vận theo kiểu phụ nữ của cả ba nước. Lý Lệ mở cửa xe, đon đả:

        - Cho cháu lên xe đi, cô Thuỷ!

        - Cám ơn chị! Trường gần ngay đây thôi mà - Thuỷ định từ chối, nhưng bé Ly đã nhảy tót vào xe nên cô - đành phải vào ngồi cạnh con.

        Chiếc xe quẹo sang bên phải và dừng ngay tại trước một trường tiểu học. Bé Ly xuống xe, chạy ào tới nhập bọn với đám học sinh đang túm tụm giữa sân trường.

        - Ta đi dạo một chút được chứ, cô Thủy. Lâu lắm rồi chúng ta mói gặp nhau.

        - Dạ...

        - Nghe tin cô và ông Nhân có chuyện trục trặc tôi rất ngạc nhiên. Thử hỏi ở Sài Gòn này có mấy đôi được hạnh phúc như ông bà?

        - Dạ... Mỗi người quan niệm hạnh phúc theo một kiểu. Chúng tôi cho rằng khi cảm thấy sống với nhau là vướng mắc, là phải che giấu tình cảm thì tốt nhất nên chia tay nhau.

        - Nghĩa là hai ông bà có những quan điếm bất đồng chăng?

        - Dạ, cũng không hẳn như vậy, nhưng chúng tôi sống với nhau chẳng giúp ích gì cho nhau mà có khi chỉ vì vô ý cũng làm cho nhau đau khổ?

        - Tôi không tò mò đâu, nhưng nếu cô nói cho một thí dụ thì tôi mới có thể hiểu được. - Lý Lệ vừa nói vừa liếc nhìn Thủy qua chiếc gương thứ hai treo ở bên phải xe.

        - Ví dụ thì nhiều lắm. Tỷ như tôi thích nhạc "rốc", anh ấy lại chỉ nghe mỗi một loại bài hát "Tiền chiến”. Lẽ nào trong nhà phải có những hai giàn máy để cùng mở một lúc.

        - Thì cũng được chứ sao? Một ví dụ khác đi - Lý Lệ nhếch mép cười, khoét sâu thêm mâu thuẫn bằng những lời tán dương Thủy:

        - Cô thì khỏi phải nói rồi, nhưng ông bà cụ thì...

        - Vâng, anh ấy tỏ ra coi thường bố mẹ tôi, gia đình tôi. Đến như mụ Ba Thuận bán thuốc lá, trước kìa đã từng nuôi nấng anh ăn học, vậy mà bao nhiêu lần tôi bảo đón mụ ta về trông coi bé Ly, anh đều không nghe, chị nghĩ như thế có bạc không?

        - Bà Thuận... có, tôi có biết chuyện đó. Nhưng hình như chính mụ này thích ở một mình, chăng thèm nhờ vả ai. Con người ta khối kẻ nghèo đói mà vẫn tỏ ra khí khái vậy đó, cô Thủy ạ!

        Xe dừng lại trước một tiệm may lớn. Lý Lệ xuống mở cửa cho Thủy, giới thiệu:

        - Đây là một cơ sở mới của chúng tôi, có đủ các loại vải tốt nhất thế giới, mời cô vào xem các mốt và xin được may tặng người đẹp một bộ đồ hảo hạng.

        Thu Thủy hoàn toàn bị bất ngờ trước sự chào mời nhiệt tình của Lý Lệ. Vốn là một sinh viên trường thuốc được gia đình nuông chiều, Thu Thủy tùng nổi tiếng là người sành ăn diện, thường được các hiệu may có uy tín ở Sài Gòn tặng cho nhiều mốt quần áo để vừa quảng cáo vừa lấy lòng ngài cố vấn chính trị - "máy tính điện tử" của Tổng thống Thiệu. Cô không ngạc nhiên lắm khi Lý Lệ mời vào tiệm may mới mẻ này mà chỉ băn khoăn về thái độ Lý Lệ đối vói mình nhằm mục đích gì? Dạo mới quen Huỳnh Nhân, Thủy biết Lý Lệ là một trong nhũng hoa khôi của Chợ Lớn có nhièu thế lực đã đeo đuổi Nhân bởi quyền lợi của cánh tỷ phú người Hoa, và bởi nhiều lẽ khác. Những cuộc vui chơi của tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ tại Chợ Lớn đã làm cho Nhân vọt khỏi vòng tay của Thủy nhiều đêm mà cứ hễ nghe đến nhũng tiếng "Nhất dạ đế vương" là Thủy cảm thấy nổi gai ốc, rùng mình. Thủy biết Lý Lệ rất cay cú khi Nhân tổ chúc đám cưới với mình. Nhung mãi sau này Thủy mới biết Nhân không hề say mê Lý Lệ, mặc dù cô ả đã giở nhiều trò mua chuộc, mê hoặc Nhân.

        Suốt mấy năm trời chung sống với Nhân, Thủy chua một làn nào chuyện trò với Lý Lệ và phải chăng việc cô phản bội Nhân, đi theo một gã đốc tờ Tây giả cày, cũng chính vì Thủy ấm ức nghĩ tới những đêm "Nhất dạ đế vuông" Nhân thường sống với các tướng lãnh ở nhũng cơ sở của nhà Lý Lệ.

        Vừa đứng cho người thợ may lấy số đo, Thủy vừa nghĩ cách xử sự với Lý Lệ thế nào cho phải và không đến nỗi lép về. Hẳn cô nàng rất thích thú với sự tan vỡ của gia đình mình đây. Mình sẽ không tiết lộ thêm cho ả một chút nào nữa đâu - Thủy nghĩ vậy, nhưng khi cùng Lý Lệ vào một hiệu giải khát, cô lại ân hận vì Lý Lệ nói rất chân thành:

        - Tôi hy vọng sẽ được làm người chắp lại nhũng mối nứt rạn giữa hai ông bà. Chẳng hay Thủy nghĩ thế nào?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2020, 07:09:53 am »


        Thủy chớp chớp cặp mi dài, lấy khăn chấm nhõng giọt mồ hôi, ấp úng trả lời:

        - Dạ... em nghĩ, anh Nhân là một người khó thuyết phục.

        Lý Lệ đung đua cặp mắt kẻ son xanh nửa như thương hại, nửa như giễu cợt Thủy:

        - Ông Nhân đúng là người khó thuyết phục, nhưng cũng là người không dễ thay lòng đổi dạ. Tôi tin rằng tình yêu của Nhân đối với Thủy là sâu sắc. Hơn nữa cái cầu giũa hai người còn là bé Ly kia mà.

        Một cô gái duyên dáng mặc chiếc váy xếp màu xanh và chiếc áo trắng có đính một bông hoa đỏ bên ngực, tươi cười đặt trước mặt hai người hai ly kem trái cây.

        Ngồi nhìn Thủy nhấm nhắp những thìa kem nhỏ, Lý Lệ lim dim mắt, hệ thống lại nhũng gì ả đã làm trong cái chiến dịch được ả tự đặt tên là "xuyên táo", nhằm đánh gục cả Huỳnh Nhân lẫn Thu Thủy

        Thực ra lúc mới gặp Nhân, biết anh là chuyên gia đồ cổ, có quan hệ làm ăn vói tướng Kỳ về buôn ma tuý, Lý Lệ đã đem lòng say mê ngài tiến sĩ trẻ tuổi. Khi Nhân trở thanh chuyên viên rối cố vấn của Tổng thống Thiệu thì không chỉ Lý Lệ mà cả giới doanh nghiệp người Hoa đều dốc lòng vun vén cho tình duyên của cô. Những tưởng không ai có thể tranh giành địa vị với cô cháu ruột "ông Vua thóc gạo" ở Chợ Lớn, nào ngờ, đùng một cái báo chí loan tin: "Ông cố vấn chính trị Huỳnh Nhân đã kết hôn cùng cô sinh viên Tôn Nữ Thu Thủy" .

        Vì tính chất công việc, Lý Lệ vẫn giữ quan hệ tốt với Nhân, nhưng trong lòng ả dấy lên sự căm tức và ham muốn trả thù. Là một nhân viên tình báo của một hãng tư nhân lớn ở Hồng Kông, Lý Lệ đã gây được ảnh hưởng tốt cả với trung tâm tình báo của Trung Hoa dân quốc và một hãng tình báo lớn ở Hồng Kông. Ả không gập khó khăn gì khi phải lập hồ sơ về Huỳnh Nhân và cô Thu Thủy. Trong nhiều dấu hỏi Lý Lệ đặt ra ở tiểu sử hai người, ả quan tâm đến cô em cùng mẹ khác cha của Nhân đã bị lưu lạc sau ngày đình chiến 1954. Đối với Thủy, tuy là một sinh viên mới lớn, nhưng Lý Lệ biết rằng từ năm mười sáu tuổi, Thủy dã say mê một ông phụ giáo tên là Khoa. Sau này Khoa được sang Pa-ri, đỗ tiến sĩ và đã lấy vợ người Pháp.

        Việc đầu tiên là Lý Lệ bắt quen với Văn phòng của Khoa ở Pari, sau đó ả nhờ truy tìm người em gái của Nhân có tên là Hạnh trong cộng đồng người Việt tại Hồng Kông, Thượng Hải và cả Nhật Bản.

        Thế rồi vào dịp ký hiệp định Pa-ri về Việt Nam, do sự sắp xếp của Lý Lệ, Khoa đã, gặp lại Thủy tại một vũ hội ở Sài Gòn trong khuôn khổ cuộc vận động "Nối vòng tay lớn". Giữa lúc đang có những bất bình với Nhân, giữa lúc đang bị xáo đông tình cám, Thủy đã theo Khoa đi Đà Lạt, Nha Trang suốt hai tuần lễ. Và điều bất ngờ nhất, kinh khủng nhất là ngay sau đó Nhân đã nhận được một cuốn phim Kô-đát chụp lại toàn bộ những giờ phút hoan lạc giữa Thủy và Khoa. Cái tên :"Ông Phán mọc sừng ở phủ đầu rồng” ra đời, chấm dứt sư chung sống giữa Thủy và Nhân. Chính Lý Lệ đã khôn khéo đưa người bán cuộn phim ba mười sáu kiểu cho CIA. Nhờ Ran-nét, với sự kính trọng Nhân đã có thuyết phục Pôn trao trả Nhân đầy đủ cả ba mươi sáu tấm phim gốc. Tuy nhiên ở két sắt của Lý Lệ vẫn có một quyển am-bom với những tấm hình đó được phóng trên giấy cứng cỡ 9x12.

        Lỷ Lệ bóc sợi chỉ trắng trên gói DULHIL, chìa thuốc mời Thủy. Những ngón tay đánh móng đỏ của Lệ cặp điếu thuốc dài vung vẩy như chiếc gậy nhỏ của nhà ảo thuật. Lý Lệ hiểu rằng ả đã ngồi với Thủy quá lâu. Sự cởi mở của Thủy như vậy cũng là vừa đủ. Nghề nghiệp đã dạy cho à biết định liệu những liều lượng cần thiết trong tình cảm và trong lương thông tin.

        Chia tay Thủy, ả nói:

        - Xin lỗi đã làm phiền cô. Hy vọng chúng ta sẽ hiểu nhau và sẽ gặp nhau luôn...

        Đưa Thủy trở về nhà, Lý Lệ còn ngồi thừ ra trên vô-lăng khá lâu. Ả nhớ đến nhiệm vụ của mình: "Cần phải xác định lại Huỳnh Nhân là người của phe nào? Chịu ảnh hưởng và sự chỉ đạo của ai? Qua Nhân và tướng Quang điều tra kỹ về số vàng dự trữ của Việt Nam Cộng hòa".
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM