Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:28:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (Đọc 8241 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2020, 10:37:53 pm »

Đầu tháng 10

+ Nói chuyện tại buổi lễ bế mạc lớp bổ túc cán bộ quân sự trung cấp. Người dạy: “Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Quân sự giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng thỉ khó thành công”(1). “... thời gian là quý. Dùng binh thắng bại nhiều lúc quyết đinh trong năm, mười phút. Vậy các đồng chí phải làm sao cho những mệnh lệnh ở trên xuống được nhanh chóng và thi hành chu đáo”(2).

+ Sau khi được tin địch tiến công lên Việt Bắc, ngày 8 tháng 10 Người viết thư kêu gọi bộ đội và nhân dân ra sức tiêu diệt địch. Người phân tích ý định của địch là hội quân ở Bắc Cạn tạo thành một cái ô bọc lấy Việt Bắc rồi khép chặt vòng vây, dưới đánh lên, trên đánh xuống để tiêu diệt chủ lực ta và phá cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Người chỉ rõ: Chúng mạnh về hai gọng kìm. Gọng kìm mà gãy thì cái ô cụp xuống sẽ thành ô rách”(3).

21 - 10

Người gửi thư khen hai cụ già du kích Kiến An: “Hai cụ thật xứng đáng với tổ tiên oanh liệt của ta, các phụ lão đời Trần đời Lê, chẳng những kêu gọi con cháu mà tự mình hăng hái chống gậy, tay cầm dao giết giặc cứu nước”(4).

Trong tháng 10

Người viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với bút. đanh X.Y.Z. Tác phẩm có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng viên.

Về vấn đề cán bộ, Người chỉ rõ: “Muốn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”(5), “... cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”(6). “Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”(7)... “Phong trào giải phóng sôi nổi, nảy nở ra rất nhiều nhân tài ngoài Đảng. Chúng ta không được bỏ rơi, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ... đem tài năng của họ giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước”(8).

Người nêu lên năm điểm lớn trong chính sách cán bộ: “Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ”(9). Trong việc dùng cán bộ, Người chí rõ: “... muốn cán bộ làm được việc phải khiến cho họ yên tâm làm việc, vui thú làm việc. Muốn như thế, phải thực hành những điểm này: 1- Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến... 2- Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc... 3- Không nên tự tôn, tự đại, mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới(10).

9 - 12

Người viết thư căn dặn đồng chí Hoàng Hữu Nam: 1- Cán bộ từ tỉnh đến làng, phải thực hành giải thích cho dân hiểu: Vì sao phải trường kỳ kháng chiến? Toàn diện và toàn dân kháng chiến?... 2- Làm cho khắp nơi có không khí kháng chiến. 3- Phải làm cho dân hiểu: kháng chiến nhất định thắng lợi, nhưng nhất định phải kinh qua một giai đoạn rất cực khổ(11).

12 - 12

Người viết thư gửi Chính phủ Cao Miên (Campuchia) giải phóng “hoan nghênh việc thảnh lập một ủy ban giải phóng Việt - Miên - Lào, mục đích theo đuổi đến cùng cuộc chiến đấu chung chống đế quốc và thực dân Pháp”(12).

19 - 12

Người ra lời kêu gọi toàn dân nhân dịp kỷ niệm một năm kháng chiến toàn quốc: “... bọn thực dân phản động khỏng cướp được, thì chúng sẽ phá, không thắng được, thì sẽ cắn mấy miếng cho đã. Chúng sẽ tấn công vùng này rồi đến vùng khác. Lực lượng của chúng cũng như mặt trời vào lúc hoàng hôn, hống hách lắm, nhưng đã gần tắt nghỉ. Cho nên dân và quân ta phải luôn luôn gắng sức cẩn thận, chuẩn bị đề phòng, luôn luôn tấn công địch và phá hoại địch, tuyệt đối chớ tự kiêu, chớ khinh địch, dù lực lượng của ta ngày càng thêm mạnh, như suối mới chảy, như lửa mới nhen, chỉ có tiến, không có thoái(13).

22 - 12

Người viết bài “Kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân Việt Nam”. Nêu lên kết quả việc xây dựng Giải phóng quân, Người khẳng định: “... chính sách của Đảng ta rất đúng, chính sách đúng là vì ta dựa theo cái chân lý giản đơn và thiết thực này: “Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự. Muốn có lực lượng thì phải có tổ chức. Muốn có tổ chức thành công thì phải có kế hoạch, có quyết tâm”(14).

Người chỉ thị: “Vệ quốc quân, dân quân du kích phải luôn luôn phát triển cái kỷ luật nghiêm như sắt, cái tinh thần vững như đồng, cái chí khí quật cường tất thắng, cái đạo đức: trí, dũng, liêm, trung của Giải phóng quân”(15).

Trong tháng 12

Tại lễ phong quan hàm cấp tướng cho một số cán bộ quân đội, Người nói: Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn. Nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh cố gắng. Hôm nay việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác cũng là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào đồng chí... Chúng ta phải cố gắng, phải quyết giành cho được độc lập, tự do cho thỏa lòng những người đã mất”(16).

Trong năm

Người tặng thơ ba cụ lão du kích ở Cao Bằng đã hăng hái tham gia giết giặc, trong đó có câu: “Tuổi cao chí khí càng cao”(17).


(1), (2), (4), (5), (6) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 4, Nxb Sự thật, H. 1984, tr. 433, 435, 437, 352, 487.
(3) Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, t. 1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1974, tr. 317.
(7), (8), (9), (10), (12) Sách đã dẫn, tr. 492, 496, 499-501, 536.
(12) Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, H3 - C5/12.
(13), (14), (15) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 4, Nxb Sự thật, H. 1984, tr. 538-539, 542, 543.
(16) Theo: Tạp chí Tác phẩm mới, tháng 5, 6-1970.
(17) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 4 Nxb Sự thật, H. 1984, tr. 390.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 07:23:18 am »

NĂM 1948

Đầu năm

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cuốn sách “Việt Bắc anh dũng” với bút danh “Tân Sinh” nói về chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. Mở đầu Người chỉ rõ: “... ngay lúc đầu, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng chỉ huy đã định dùng chiến thuật du kích để tiêu diệt địch. Càng ngày chúng ta càng thấy những ý định trên là sáng suốt...”(1). Sau khi nêu lên những thất bại của quân Pháp, Người kết luận: “Lòng yêu nước của đồng bào, nhập với hình thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch, nó đã đánh tan cuộc tấn công của thực dân trong trận vừa rồi”(2).

9 - 2

Trong thư gửi Ủy ban nhân dân tinh và huyện ba tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Người phê bình: “Khi địch tấn công, ngoài một ít nơi, còn thì bộ đội chạy, du kích chạy, cơ quan chạy, cán bộ chạy. Để dân hoang mang vất vả, cực khổ, thiệt hại, oán giận... Đó là một tình trạng rất đáng tiếc, đáng đau lòng! Trách nhiệm ấy ai phải chịu?”(3).

10 - 2

Người viết thư gửi báo Bạn - tờ báo của ta xuất bàn bằng tiếng Đức nhằm tuyên truyền vận động binh lính người Đức trong quân đội Pháp: “... cần có những bức tranh, những bức vẽ khôi hài... những tin tức ngắn về nước Đức và nước Pháp - đặc biệt là những tin tức có liên quan đến đời sống của nhân dân... cần làm cho họ cảm động, thoải mái, làm cho họ cười và khóc, để lôi cuốn họ về phía chúng ta”(4).

24 - 2

Người viết thư gửi bộ đội khu II và khu III nhân dịp bộ đội hai khu đều biết dọc, biết viết chữ quốc ngữ: “Đó là một thắng lợi to cho quân đội ta, cho Chính phủ ta và cho dân tộc ta. Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm... Nhưng bộ đội ta chớ vì thế mà tự kiêu, tự mãn. Sự học hỏi là vô cùng... Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch”(5).

Trong tháng 3

+ Trả lời câu hỏi của một nhà báo nước ngoài về kết quả và triển vọng của cuộc kháng chiến, Người chỉ rõ: “Trong năm kháng chiến vừa qua, quân đội Pháp đã mất hơn 60.000 người chết và bị thương với một số phi cơ, tàu thủy và võ khí. Quân đội Việt Nam mất 1/6 số đó, vì chúng tôi đánh theo lối đánh du kích”(6).

+ Người viết “Thư gửi Hội nghị chính trị viên”: “Tư cách của chính trị viên có ánh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt thì bộ đội tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ thì bộ đội ấy không tốt”. “Đối với bộ đội... chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như người anh, hiểu biết như một người bạn. Đối với nhân dân, nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội... Đôi với quân địch... phải biết cách tuyên truyền khôn khéo, thiết thực, để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta... Kỷ luật phải được thi hành từ trên đến dưới. Trách nhiệm của người chỉ huy quân sự và người chính trị viên phải định rõ ràng. Chính trị viên phải làm kiểu mẫu trong mọi việc(7).

+ Trong thư gửi Hội nghị quân y, Người viết: “Người làm thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu... một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”(8).

+ Người gửi thư khen lão du kích Đỗ Như Thìn (làng Tuấn Kiệt, Hải Dương): “... tôi tặng đồng chí Thìn bốn chữ: “Lão dương ích tráng” nghĩa là “Càng già càng mạnh”(9).

+ Trong thư gửi trung đội du kích Kim Thành, Người căn dặn:”... phải luôn luôn nhớ: Du kích là như cá; nhân dân là như nước. Muốn giết địch, thắng trận, thì phải có đồng bào giúp mọi mặt. Muốn được đồng bào vui lòng giúp thì ta phải giúp đỡ đồng bào, kính trọng đồng bào. Đó là con đường thắng lợi”(10).

+ Người gửi thư khen các vị thân hào, thân sĩ và đồng bào thôn Hải Lạng, xã Vĩnh Thành “đã tự phá nhà cửa để tản cư, còn góp nhau 2.000 đồng và đem cờ xí của làng may thành áo chấn thủ để giúp chiến sĩ mùa đông”(11).

+ Người gửi thư khen đồng bào An Phú và Văn Giáo (Nghĩa Hưng) “đã bỏ sự ăn uống hàng năm, đem ruộng hậu và huê điền đấu giá được 3.000 đồng giúp quỹ Mùa đông binh sĩ”(2).

+ Người viết thư gửi đồng chí Hoàng Mai, giám đốc Sở Công an Khu XII: “... công an của ta là công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc. Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai mắt, tay, chân. Nêu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong”(13).

5 - 4

Người viết “sáu điều không nên và sáu điều nên làm”. Mở đầu Người chỉ rõ: “Nước lấy dân làm gốc. Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân...”. Cuối cùng là “Bài thơ cổ động” trong đó có câu:

“Quân tốt, dân tốt
Muôn sự đều nên
Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
(14).


(1), (2) ách đã dẫn, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 3, 35.
(3), (4), (5), (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 44, 47-48, 50-51, 69-70.
(7), (8), (9), (10), (11), (12) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5. Nxb Sự thật. H. 1985, tr. 60-61, 64, 67, 68, 72, 74.
(13), (14) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật H. 1985, tr. 75, 77-79.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 07:32:24 am »

Đầu tháng 4

Trong thư gửi Hội nghị dân quân toàn quốc, sau khi chỉ rõ những thành tích và khuyết điểm của dân quân du kích, Người nên lên những việc phải làm: “1- Thiết thực tổ chức và thiết thực huấn luyện dân quân du kích từng làng. Lấy dân quân, du kích làng làm nền tảng; đồng thời phải kiện toàn các đội du kích thoát ly. 2- Làm cho mỗi đội viên hiểu rõ và tin tưởng vào lực lượng của ta, tin tưởng vào vũ khí thô sơ của ta. 3- Phối hợp thật chặt chẽ với Vệ quốc quân. 4- Làm cho mỗi đội viên hiểu rõ các nhiệm vụ vẻ vang của họ. 5- Làm cho họ hiểu rõ chiến thuật du kích là: phải luôn luôn giữ quyền động, phải tìm địch mà đánh, phải luôn luôn khuấy rối địch, phải cộng thắng lợi nhỏ thành thắng lợi to. 6- Phải thực hành tự cấp tự túc bằng cách thiết thực: bằng cách tăng gia sản xuất. 7- Phải thực hành những điều đó bằng cách thi đua(1).

Trong tháng 4

+ Người viết thu gửi Quân sự tập san: Nghiên cứu mà không thực hành là nghiên cứu suông. Thực hành mà không nghiên cứu thì thường hay bị mù quáng. Vậy cần phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm”(2).

+ Theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, Biên khu Việt - Quế, Người cùng Trung ương Đảng giao cho Bộ Tổng chỉ huy đưa một bộ phận quân đội ta sang giúp bạn mở rộng khu căn cứ cách mạng gồm khu Tư Giang giáp Cao Bang, Lạng Sơn và khu Ung Châu - Long Cháu giáp Lạng Sơn và Quảng Ninh(3).

1 - 5

Nhân ngày Quốc tế lao động, Người viết “Thư gửi đồng bào lao động toàn quốc”: “Chúng ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Công nhân ta đã đồng cam trong công việc kháng chiến, thì ắt cũng dũng cảm trong sự nghiệp kiến quốc”(4).

+ Người viết thu gửi trường Trần Quốc Tuấn nhân dịp trường khai giáng khóa 4: “... trong trường này, chẳng những phải cố gắng học tập kỹ thuật cho ngày càng tiến bộ, mà còn phải giữ vững và phát triển truyền thống vẻ vang của quân đội ta... Sau nữa. tôi vui lòng tặng trường sáu chữ: Trung với nước, hiếu với dân(5).

10 - 6

Nhân kỷ niệm 1000 ngày kháng chiến chống Pháp Người viết “Lời kêu gọi” đồng bào, tướng sĩ: “Cuộc kháng chiến của ta có những điều kiện thuận tiện, xưa nay chưa dân tộc bị áp bức nào có: từ Nam đến Bắc, cả nước một lòng, quyết chống ngoại xâm, quyết tranh độc lập. Từ Nam đến Bắc, bộ đội và dân quân hăng hái dũng cảm, chỉ huy thống nhất”(6). “Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do(7).

11 - 6

Người ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”: “Mục đích thi đua ái quốc là gì? Diệt giặc đói khổ; Diệt giặc dốt nát; Diệt giặc ngoại xâm... Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa”(8).

15 - 7

+ Trong thư gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, Người viết: “Các nhà văn hóa ta phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ, mà còn để lưu truyền những gương mẫu oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho con cháu đời sau”(9).

30 - 7

Người viết bài: “Giữ bí mật”, ký tên A.G: “Trong chiến tranh... Giữ bí mật là điều quan trọng nhất... cuộc chiến tranh thắng hay bại, một phần lớn do biết giữ bí mật hay không biết giữ bí mật mà quyết định... Biết GIỮ BÍ MẬT, tức là ta đã nắm chắc một phần thắng lợi trong tay ta”(10).


(1), (2), (3), (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật H. 1985, tr. 81-82, 86, 88, 96-97.
(5) Đặng Văn Việt, Đường số 4 - con đường lửa, Viện Lịch sử Việt Nam, Sở văn hóa thông tin Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Quảng Ninh xuất bản năm 1987, tr. 98-99.
(6), (7), (8), (9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật H. 1985, tr. 100, 102, 103, 113-114.
(10) Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, t. 1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985, tr. 362-364.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 07:37:37 am »

Trong tháng 7

Người viết thư gửi anh em thương binh và bệnh binh: “... các đồng chí nên một mặt nuôi lại sức khỏe, một mặt cố gắng học tập. Khi đã khôi phục sức khỏe, các đồng chí sẽ hăng hái tham gia công tác, tăng gia sản xuất để giúp ích cho Tổ quốc... trở nên Những người công dân kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận...(1).

19 - 8

Người ký sắc lệnh số 206, thành lập Hội đồng Quốc phòng tối cao(2).

Trong tháng 8

Người nói chuyện tại Hội nghị quân sự lần thứ năm: “Ở trong xã hội, muốn thành công phải có ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa... Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết... Trong quân đội, nhiệm vụ của người tướng là: Phải: trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung.., Công tác của người tướng là: 1- Đối với kỷ luật... mệnh lệnh từ trên xuống dưới, phải thấm xuống tới mỗi đội viên... Báo cáo từ dưới lên phải cho thật thà, nhanh chóng, thiết thực... phải thưởng phạt cho công minh. 2- Đối với binh sĩ, thì từ lời ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom... 3- Đối với dân... Bộ đội được dân yêu, dân tin, dân phục thì nhất định thắng lợi. 4- Đối với địch... thì tuyệt đối chớ khinh địch. Khinh địch thì nhất định sẽ thất bại... Địch vận là tìm cách làm sao phá được địch mà không phải đánh”(3).

2 - 9

Nhân ngày Quốc khánh, Người viết “Lời kêu gọi”: “Dù phải kháng chiến 5 năm, 10 năm hay là lâu hơn nữa, để giữ gìn thống nhất và độc lập cho Tổ quốc, để tranh lấy tự do và hạnh phúc cho giống nòi, chúng ta cũng quyết kháng chiến cho đến thắng lợi cuối cùng”(4).

15 - 9

Người cử phái đoàn Chính phủ vào Nam Bộ kiểm tra công việc kháng chiến và viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, gửi Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, các tỉnh, quận và xã ở Nam Bộ, gửi các cháu nam, nữ thanh niên và nhi đồng Nam Bộ, gửi các tướng sĩ Vệ quốc quân và dân quân du kích Nam Bộ.

Trong thư gửi Vệ quốc quân và dân quân du kích Nam Bộ, Người viết: “Đã hơn ba năm nay, bộ đội và dân quân Nam Bộ đã lập nhiều chiến công vẻ vang và đã trưởng thành trong khói lửa. Các đồng chí đã thực hiện được kế hoạch cướp khí giới địch đánh lại địch, áp dụng triệt để chiến thuật vận động du kích và phá hoại hậu phương địch. Đó là những ưu điểm đáng khen... Song công tác chính trị, sự trao đổi kinh nghiệm, sự học hỏi trong bộ đội còn chưa đủ. Địa phương chủ nghĩa, anh hùng cá nhân, bản vị chủ nghĩa, hãy còn tồn tại ở một vài nơi và một vài cấp chỉ huy. Đó là những khuyết điểm phải sửa chữa”(5).

24 - 9

Người chỉ thị về tổ chức Ban quân sự Nam Bộ: “Tên và thành phần: để phù hợp với hệ thống chung, Ban quân sự Nam Bộ gọi là Bộ tư lệnh Nam Bộ”.

“Nhiệm vụ và quyền hạn trong Bộ tư lệnh Nam Bộ:

1. Về làm việc, theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nghĩa là kế hoạch chủ trương phải đưa ra thảo luận trong Ban thường vụ hay Bộ tư lệnh tuỳ điều kiện.

2. Chính ủy có quyền quyết định tối hậu. Nhưng trong lúc dùng quyền ấy, cần trọng uy tín của Tư lệnh và Phó tư lệnh và không lấn át sáng kiến chuyên môn”(6).

15 - 10

Trong bài: “Chủ nghĩa cá nhân” ký tên X.Y.Z, Người viết: “Vì sao mà kháng chiến nhất định thắng lợi? Vì bốn điều kiện: 1 Đoàn kết chặt chẽ, quân dân nhất trí. 2- Có con đường chính trị đúng. 3- Có con đường quân sự đúng. 4- Có sự chỉ huy khôn khéo mau lẹ, về chính trị cũng như về quân sự... chúng ta đã sẵn có con đường: chính trị và quân sự đúng. Chúng ta cần phải sửa chữa bệnh cá nhân, bệnh quan liêu, để theo cho đúng, làm cho kịp thời... Toàn dân đoàn kết, tướng dũng cảm, chính trị vững chắc, chỉ huy khôn khéo. Bốn điều kiện ấy hợp lại, làm cho kháng chiến nhất định thắng lợi(7).

Trong tháng 11

Trong “Thư gửi Đội du kích thủ đô”, Người viết: “Hà Nội là Quả tim quân sự, chính trị và kinh tế của địch. Du kích thủ đô và Vệ quốc quân, cần phải thường khuấy rối quả tim của địch cho đến ngày tổng phản công”(8).

19 - 12
 
Kỷ niệm hai năm ngày toàn quốc kháng chiến, Người viết: “Lời kêu gọi”: “Lực lượng của địch trước to sau nhỏ, trước mạnh sau yếu. Tình hình của địch như mặt trời đã xế tà, gần tắt. Lực lượng của ta trước nhỏ sau to, trước yếu sau mạnh. Thanh thế của ta cũng như những nguồn nước nhỏ nhóm dần thành một đại dương.., Song chúng ta chớ chủ quan, khinh địch. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, chúng ta còn phải kinh qua những bước gay go hơn trước, còn phải chiến đấu hăng hơn trước, mạnh hơn trước”(9).


(1), (3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật H. 1985, tr. 117, 125-127.
(2) Hồ Chí Minh - Những sự kiện, tr. 133.
(4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật H. 1985, tr. 129.
(5) Sách đã dẫn, tr. 138.
(6) Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 76 (1-48 - 12-48).
(7), (8) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 150-151, 163.
(9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 167, 168.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 07:46:34 am »

NĂM 1949

18 - 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6: “Những vấn đề thảo luận thì nhiều, nhưng đều hướng vào một đường đi: Kháng chiến thắng lợi, xây dựng dân chủ mới để tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Người nêu lên những việc phải làm trong năm 1949, việc đầu tiên là: “Đẩy tới quân sự, kháng chiến trên hết, quân sự trên hết. Mọi việc phải nhằm vào điểm làm cho kháng chiến thắng lợi”. Người chỉ rõ: “Muốn làm được những việc trên, trước hết phải chỉnh đốn nội bộ Đảng”(1).

Trong tháng 1

Người viết thư gửi cán bộ dân quân trường Lê Bình khoá 2: “Muốn đánh thắng giặc, phải dựa vào ai? Trước nhất và mọi việc phải dựa vào nhân dân. Vậy mỗi cán bộ và mọi chiến sĩ dân quân du kích phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Hai lừ phải tổ chức chặt chẽ, tập luyện hẳn hoi, chuẩn bị chu đáo. Hễ có giặc là đánh. Đánh khéo, đánh gần, đánh mạnh, đánh dai, đánh cho tan giặc”(2).

2 - 2

Trong thư chúc Tết đồng bào vùng tạm bị chiếm, Người viết: “... tôi thiết tha khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ giữ vững tinh thần, giúp đỡ chiến sĩ ta, sẵn sàng để diệt địch. Bất kỳ già trẻ, gái trai, mỗi người Việt Nam ở trong vùng tạm bị địch chiếm phải là người đào mồ chôn quân địch. Sự giải phóng đồng bào một phần do Chính phủ ta phụ trách, mà một phần cũng ở trong tay đồng bào. Mà ngày giải phóng ấy sẽ không xa”(3).

17 - 2

Người viết thư gửi đội lão quân Nam Đàn: “Theo ý tôi thì các đội lão quân cần phải tổ chức đường hoàng và công tác thiết thực nhằm vào ba điểm chính: 1- Quân sự: đôn đốc dân quân du kích các làng tổ chức hẳn hoi, luyện tập chu đáo, canh gác cẩn thận. Khuyến khích thanh niên hăng hái tham gia bộ đội để giết giặc ngoại xâm...”(4).

7 - 4

Người ký sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương(5).

Trong tháng 4

Người viết thư gửi Quân nhân học báo: Quân nhân phải biết võ, phải biết văn, võ là như tay phải, văn là như tay trái của quân nhân, biết võ, biết văn mới là quân nhân hoàn toàn(6).

Trong tháng 6

Trả lời phóng viên báo Pháp Du kích, Người khẳng định: “Thắng lợi của Việt Nam sẽ Ịà độc lập và thống nhất thực sự. Chúng tôi bao giờ cũng trông ở sức mình. Chúng tôi không sợ ai cả. Không nước nào có thể thống trị được chúng tôi”(7).

20 - 8

Nhân ngày 2 tháng 9, Người ra “Lời kêu gọi đồng bào bán gạo khao quân”: “... tôi có ý muốn khao thưởng bộ đội ta, là những người đang chiến đấu anh dũng để giữ gìn quyền độc lập mà nhân dân ta đã đấu tranh được... Thánh hiền có nói: “Thực túc, binh cường”. Vậy thì lấy lương thực mà khao thưởng là giản đơn nhất, thiết thực nhất. Song tôi không có thóc gạo. Vậy tôi lấy danh nghĩa cá nhân mà nhờ đồng bào giùm tôi việc đó”(8).

Trong tháng 8

+ Tỉnh Bắc Cạn được giải phóng sau hai năm bị địch chiếm đóng. Người gửi thư khen quân và dân Bắc Cạn: “Đó là nhờ sự chiến đấu anh dũng của quân đội, nhờ lòng kiên quyết kháng chiến của đồng bào, nhờ đồng bào trong thị xã đã hăng hái hưởng ứng. Đó là nhờ quân và dân ta nhất trí, trong đánh ra, ngoài đánh vào mà có thắng lợi ấy”(9).

+ Người viết thư gửi báo Quân du kích: “Làm cho: Mỗi quốc dân là một chiến sĩ; Mỗi làng xóm là một pháo đài. Làm cho: Quân đội giặc đến đâu cũng bị khuấy, bị phá, bị diệt, Bộ đội ta đến đâu cũng được giúp đỡ đầy đủ về vật chất và tinh thần. Đó là nhiệm vụ của báo Quân du kích(10).

+ Người viết thư gửi Hội nghị tình báo:

“1. Tình báo là tai mắt của quân đội. Tai phải nghe rõ, mắt phải thấy rõ tình hình của địch thì ta mới dễ đánh thắng địch.

2. Người xưa nói: “Biết địch, biết ta, thì trăm trận ta thắng cả trăm”. Biết địch là nhiệm vụ của tình báo.

3. Bên ta phải biết rõ bên địch, nhưng đồng thời không để địch biết ta. Vì vậy, nhiệm vụ của tình báo là hết sức giữ kín tình hình và tin tức của ta, không cho lọt đến địch.

Tình báo là một khoa học. Người làm tình báo ắt phải có bốn đức tính: bí mật - cẩn thận - khôn khéo - kiên nhẫn”(11).

13 - 10

+ Người viết thư gửi Đội quân Bắc Phi độc lập - gồm một số binh sĩ người Bắc Phi trong quân đội Pháp đã chạy sang hàng ngũ ta, được tổ chức lại để làm công tác tuyên truyền vận động binh lính địch: “... chúng ta đoàn kết chặt chẽ và cùng có chung một lý tưởng: đập tan chế độ thực dân Pháp và giành lại độc lập.

Vì vậy nước Việt Nam được giải phóng sẽ giúp cho sự giải phóng nước các bạn được dễ dàng và cuộc chiến thắng của Việt Nam sẽ giúp cho các bạn chiến thắng sau này”(12).

15 - 10

Người viết bài “Dân vận” ký tên X.Y.Z: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(13).

4 - 11

Người ký sắc lệnh số 126 đặt nghĩa vụ quân sự(14).

19 - 12

Trong lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Ba năm toàn quốc kháng chiến, Người chỉ rõ: “19 tháng 12 năm nay, so với năm trước, thì thế giặc Pháp đã sút kém nhiều, mà lực lượng của ta đã tăng gấp ba, bốn lần”. Người khẳng định: “Hễ còn một tên lính thực dân trên đất nước Việt Nam, thì Việt Nam cứ đánh, đánh cho đến thắng lợi hoàn toàn, đánh cho đến độc lập và thống nhất thực sự”(15).

Trong năm

Người viết bài “Việt Bắc quyết thắng”. Trong đó có đoạn: “Việt Bắc sẵn điều kiện để đánh thắng. Điều kiện tuy sẵn, nhưng phải chuẩn bị đầy đủ mới thắng được... Chúng ta có ba lực lượng quân sự: Vệ quốc quân, bộ đội địa phương vả dân quân du kích. Vệ quốc quân phải lo đánh trận để tiêu diệt địch... Bộ đội địa phương phải phụ trách đánh những trận vừa vừa và phải chuẩn bị chiến trường sẵn sàng khi Vệ quốc quân đánh trận to ở địa phương minh. Dân quân du kích là một lực lượng rất rộng rãi, khấp cả nước... Nó là như một tấm lưới rộng mênh mông, bao trùm cả nước. Hễ giặc Pháp và Việt gian bước chân đến đâu, là mắc phải lưới đó ngay”(16).


(1), (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 167, 168, 183 - 184, 188.
(3), (4), (5), (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 191, 197, 516, 213.
(7), (8), (9), (10) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 251, 274, 266, 281.,
(11) Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, H3-C7/14.
(12), (13) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr.291, 299.
(14) Sách đã dẫn, tr. 518, 322 - 323.
(15) Sách đã dẫn, tr. 518, 322 - 323.
(16) Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, H3-C7/21.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 07:52:04 am »

NĂM 1950

20 - 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị toàn quốc của Đảng chỉ rõ:

“Công việc trước mắt của chung ta là:

- Giữ vững khối đại đoàn kết của dân tộc;
 
- Tích cực xây dựng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương;

- Đánh mạnh vào lực lượng vật chất và tinh thần của địch:

- Động viên lực lượng toàn dân, tổ chức và võ trang nhân dân rộng rãi, vùng tự do cùng như vùng tạm bị chiếm;

- Liên lạc hành động với nhân dân Pháp và các lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới...”(1).

12 - 2

Người ký sắc lệnh Tổng động viên nhằm huy động tất cả nhân lực, vật lực, tài lực cho cuộc kháng chiến(2).

22 - 3

Người viết bài “Nước Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập của mình”, ký tên “ĐIN”, gửi cho báo Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân - Cơ quan của Cục Thông tin quốc tế. Về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám, Người viết: “Học tập được kinh nghiệm của thế giới là nếu không có lực lượng vũ trang thì không thể đánh thắng được bọn áp bức, Việt Minh đề ra nhiệm vụ tổ chức các đội du kích vĩ trang. Ngay từ năm 1944, Việt Minh đã bắt đầu cuộc chiến tranh du kích chống lại quân đội Nhật và Pháp... Các đội du kích phát triển nhanh chóng và trở thành Quân đội giải phóng nhân dân (Vệ quốc quân). Việt Bắc... trở thành một thứ “đất thánh” của cuộc cách mạng dân tộc”(3).

Sau khi vạch rõ âm mưu và thất bại của thực dân Pháp can thiệp Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Người kết luận: “Nước Việt Nam dũng cảm đang trở thành một tiền đồn vững chắc của mặt trận quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc ở khu vực này của thế giới”(4).

Người viết bài “Quỹ công lương”, ký tên T.L.: “Lập quỹ công lương, Chính phủ nhằm mục đích chuẩn bị sẵn ở các chiến trường những kho thóc phòng khi cần đến dùng được mau lẹ; điều hòa giá cả; tiếp tế đầy đủ cho bộ đội để khỏi tình trạng vừa đánh giặc vừa lo ăn; giải quyết tiếp tế khó khăn cho công nhân viên chức”(5).

Giữa năm

Tháng 6 năm 1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch giải phóng biên giới. Người chỉ thị: chiến dịch này “Chỉ cho đánh thắng, không cho đánh bại”(6).

20 - 7

Trả lời phỏng vấn của báo Cứu quốc về cuộc tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực, cho kháng chiến, Người nói: “Để cho việc sử dụng sức người được hợp lý và công bình: Chính phủ đã định ra Nghĩa vụ kháng chiến. Đó là một cách động viên nhân lực đặc biệt dân chủ của ta. Mọi người dân đều có dịp làm nghĩa vụ kháng chiến, đều có công trong cuộc giải phóng dân tộc”. “Phải làm sao cho bộ đội đủ ăn, đủ mặc, đủ người giúp việc trong khi chuẩn bị chiến trường, sửa sang đường sá, v.v...”(7).

25 - 7

Trả lời các nhà báo về việc đế quốc Mỹ can thiệp vào Đông Dương, Người nói: “Lâu nay đế quốc Mỹ đã công khai can thiệp vào Đông Dương. Lâu nay thực dân Pháp làm chiến tranh ở Việt Nam, Miên và Ai Lao là nhờ tiền bạc, súng đạn Mỹ và theo chỉ thị của Mỹ. Nhưng đế quốc Mỹ càng ngày càng mưu gạt thực dân Pháp để độc chiếm lấy Đông Dương. Vì lẽ đó mà Mỹ càng ngày càng trực tiếp và tích cực can thiệp về mọi mặt: quân sự. chính trị, kinh tế”.

“Muốn độc lập thì các dân tộc Đông Dương quyết phải đánh tan thực dân Pháp là kẻ thù số một”. “Đồng thời phải chống bọn can thiệp Mỹ. Chúng can thiệp càng mạnh, ta càng đoàn kết và chiến đấu mạnh hơn”(8).

6 - 8

Người viết Mệnh lệnh gửi các tỉnh trong Liên khu Việt Bắc: “Các tỉnh phải chỉnh đốn phát triển và củng cố du kích các xã một cách thiết thực để: Ở vùng tự do thì chuẩn bị đánh địch trong thu đông này. Ở vùng tạm chiếm thì tích cực quấy rối và đánh tỉa làm cho địch tiêu hao”(9).

19 - 8

Viết lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và ngày Độc lập, Người chỉ rõ: “Nước ta vừa độc lập thì giặc Pháp liền khai chiến. Với binh nhiều, tướng đủ, khí giới tối tân, chúng định đánh mau thắng mau. Với quân đội mới tổ chức, với vũ khí thô sơ, ta quyết kế trường kỳ kháng chiến. Sự thật đã chứng tỏ rằng: Chiến lược ta đã thắng chiến lược địch(10).


(1), (2), (3), (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 340-341, 520, 350-351, 361.
(5)  Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, H6-C4/02.
(6) Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, t. 1, H. 1974, tr. 396.
(7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 395, 397.
(8), (9), (10) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 401 - 402, 408, 410.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 08:01:01 am »

Trong tháng 8

Người cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng chuẩn y phương án tác chiến chiến dịch giải phóng biên giới. Phân tích chủ trương đánh Đông Khê, Người chỉ rõ: Ta đánh Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến Cao Bằng - Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi tiêu diệt chúng trong vận động(2).

11 - 9

Người đến sở chỉ huy chiến dịch Biên Giới, nghe báo cáo và kiểm tra tình hình chuẩn bị chiến dịch.

Tại Hội nghị cán bộ phổ biến kế hoạch chiến dịch, Người chỉ thị: “Chưa đánh thắng thì chưa được coi là đã chuẩn bị xong. Quân sự thì phải chuẩn bị mãi. Thắng xong chiến dịch này cũng chỉ mới là chuẩn bị xong một đợt; toàn thắng mới là chuẩn bị xong... Trong quân sự, phải kiên quyết và bạo dạn. Bạo dạn, dũng cảm không phải là liều. Liều là dại, dũng cảm là khôn. Kiên quyết và bạo dạn không phải là một người mà phải toàn bộ tất cả mọi người. Muốn toàn bộ kiên quyết và bạo dạn thì phải có kỷ luật... Kỷ luật là động lực giữ sức mạnh của bộ đội”(2).

Từ 13 đến 18-9

Người rời sở chỉ huy chiến dịch để đến mặt trận Đông Khê trực tiếp theo dõi và động viên bộ đội đánh trận mở màn chiến dịch. Người chỉ thị: Dù khó khăn đến đâu cũng kiên quyết khắc phục đánh cho kỳ thắng trận đầu.

Sau chiến thắng Đông Khê, Người chỉ rõ: có thể địch sẽ giành lại Đông Khê để giữ vững Cao Bằng, hoặc phải đánh lên để đón quân Cao Bằng rút lui. Người vạch ý đồ tác chiến của ta là “nhử thú dữ vào tròng”(3) để “khép vòng lưới thép” tiêu diệt chúng(4).

6 - 10

Trước tình hình quân địch ở Cao Bằng vội vã rút khỏi thị xã quân viện từ Thất Khê lên bị ta chặn lại ở phía nam Đông Khê. Người điện gửi các chiến sĩ: “Hiện nay tình hình rất có lợi cho ta. Vậy các chiến sĩ phải quyết tâm tiêu diệt địch cho kỳ hết đẽ giành lấy toàn thắng”(5).

7 - 10

Người gửi thư động viên bộ đội sau khi binh đoàn Lơ-pa-giơ bị tiêu diệt. “Từ ngày kháng chiến đến nay, trận này là trận đầu liên bộ đội ta đánh vận động liên tiếp luôn mấy ngày. Đó là một cuộc thử thách lớn. Các chú không quản nhọc mệt, đói rét, chỉ ra sức thi đua giết địch. Các chú đã đánh tan đoàn quân tinh nhuệ của địch. Các chú đã hoàn thành bảy phần mười cuộc thử thách một cách dũng cảm. Các chú cố gắng mà tiêu diệt binh đoàn Sác-tông nhé”(6).

30 - 10

Sau chiến thắng Biên Giới, Người viết thư gửi các chiến sĩ thắng trận Cao Bằng - Lạng Sơn: “Ta đã thắng to trong trận này là vì: bộ đội ta rất dũng cảm, chỉ huy rất đúng đắn, quân dân rất hăng hái, Chính phủ rất kiên quyết... Chúng ta cũng phải nhớ rằng trong trận này ta đã thắng hai trận: thắng lợi thứ nhất, chúng ta đã tiêu diệt địch và đã giải phóng Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê. Thắng lợi thử hai là ta đã thấy rõ những ưu điểm và khuyết điểm của ta... Đánh thắng khuyết điểm của ta là đã một phần đánh thắng quân địch(7).

Khoảng đầu tháng 11

+ Trả lời các nhà báo về chiến dịch Biên Giới, Người nói: “Thắng lợi có hai ý nghĩa quan trọng:

- Lần này ta giành được quyền chủ động.

- Ta học được nhiều kinh nghiệm, nó sẽ giúp cho bộ đội ta tiến bộ nhiều hơn, mau hơn nữa”(8).

+ Nói chuyện tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Biên Giới, Người chỉ rõ: “Trong việc tổng kết này có mấy điểm cần chú ý: 1- Đề cao kỷ luật. Trên dưới đều phải giữ kỷ luật. Phải kiểm thảo từ dưới lên, từ trên xuống... 2- Triệt để thi hành mệnh lệnh cấp trên. Mệnh lệnh cấp trên đưa xuống thì phải tuyệt đối phục tùng và triệt để thi hành... 3- Thương yêu đội viên. Cán bộ phải thương yêu đội viên... Người đội trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội viên. Chưa làm được như vậy là chưa hết nhiệm vụ... 4- Tôn trọng nhân dân... Không được phung phí nhân lực, vật lực của dân... Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân..., 5- Giữ gìn của công, chiến lợi phẩm... Chiến lợi phẩm cũng là của công, của nhân dân, của quốc gia, không phải của địch... Phải biết thương tiếc, giữ gìn, bảo vệ...”(9).

17 - 11

Người viết thư gửi Hội nghị hòa bình ở Việt Nam, chỉ rõ: “... đế quốc chủ nghĩa là nguồn gốc chiến tranh... Vậy muốn giữ gìn hòa bình một cách thiết thực, thì phải ra sức chống đế quốc chủ nghĩa. Mấy năm nay, Việt Nam ta đang ra sức kháng chiến, quân và dân ta đang ra sức đánh bọn đế quốc Pháp và bon can thiệp Mỹ. Thế là chúng ta đang chặt cái gốc chiến tranh đế quốc, đang giúp sức bảo vệ hòa bình...”(10).

19 - 12

Người viết Lời kêu gọi nhân kỷ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến. Xem xét tình hình của địch và của ta sau bốn năm kháng chiến, Người chỉ rõ: “Nói tóm lại... tình thế bên địch ngày càng khó khăn... ta đã từ bị động chuyến dần sang chủ động, từ thế yếu chuyển dần sang thế mạnh, từ thế thủ chuyên dần sang thế công...

Nhưng tôi phải nhắc lại lần nữa...: tuyệt đốí chớ vì thắng mà kiêu căng, chủ quan, khinh địch. Chúng ta phải nhớ rằng: càng gần thất bại, địch càng cố gắng, càng hung dữ, càng liều mạng. Càng gần thắng lợi, ta càng gặp nhiều sự gay go... Phải nhớ rằng cuộc kháng chiến của ta là trường kỳ kháng chiến”(11).


(1), (3), (4) Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, t. 1, tr. 400, 404 - 405.
(2) Theo Bác đi kháng chiến, tr. 246, 249.
(5), (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 433, 434.
(7) Sách đã dẫn, tr. 437 - 438.
(8) Sách đã dẫn, tr. 445.
(9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 439 - 441.
(10) Sách đã dẫn, tr. 457.
(11) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 475, 476.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2020, 08:08:05 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 08:21:14 am »

NĂM 1951

Đầu năm

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Đẩy mạnh chiến tranh du kích” với bút danh Nguyễn Thao Lược, trong đó có những đoạn: “Nguyên tắc đánh giặc là: biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”. “Tinh thần binh sĩ giặc rất kém; giặc tập trung chỗ này dù sơ hở chỗ khác. Ta nhằm đúng chỗ yếu của giặc mà đánh, thì ta nhất định thắng”. “Ta biết rõ giặc, giặc không rõ ta. Đi nhẹ không tăm, về lặng không tiếng. Tiến nhanh như gió, thoái kín như đêm. Phục giặc không biết, đánh giặc không ngờ”. Trong vùng địch tạm chiếm, lực lượng to lớn của nhân dân và du kích ta giống như kho thuốc súng trong bụng địch. Ta khéo củng cố và phát triển lực lượng ấy thì giặc Pháp sẽ bị vỡ bụng mà chết”(1).

Trong tháng 1

Người viết thư gửi hội nghị trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng: “Đại hội ta là Đại hội kháng chiến. Nhiệm vụ chính trị của Đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Vậy việc thảo luận cần đặt trọng tâm vào hai việc đó”(2).

11 - 2

Người đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, về cuộc kháng chiến, Người chỉ rõ: “Địch âm mưu đánh chớp nhoáng. Chúng muốn đánh mau, thắng mau, giải quyết mau, thì Đảng và Chính phủ ta nêu lên khẩu hiệu: Trường kỳ kháng chiến. Địch âm mưu chia rẽ thì ta nêu lên khẩu hiệu: Đoàn kết toàn dân. Thế là ngay từ lúc đầu, chiến lược ta đã thắng chiến lược địch”(3).

Về cách xem xét so sánh lực lượng giữa ta và địch, Người phân tích: “... chúng ta không những nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn vào tương lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những người lừng chừng và bi quan kia rằng:

Nay tuy châu chấu đấu voi,
Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra.


Sự thật đã chứng tỏ rằng “voi” thực dân đã bắt đầu lòi ruột, mà bộ đội ta đã trưởng thành như con hổ oai hùng”(4).

Về các giai đoạn của cuộc kháng chiến, Người viết: “Đảng và Chính phủ ta đã nhận cuộc kháng chiến có ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, thì ta cốt giữ vững và phát triển chủ lực. Giai đoạn này từ ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến hết chiến dịch Việt Bắc, thu đông năm 1947. Giai đoạn thứ hai, thì ta tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công. Giai đoạn này từ sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947 đến nay. Giai đoạn thứ ba, là tổng phản công”(5). “Chúng ta lại phải hiểu rằng: giai đoạn này có dính líu với các giai đoạn khác, nó kế tiếp giai đoạn trước và nó gây mầm mống cho giai đoạn sau... Có thể xét tình hình chung mà định ra từng giai đoạn lớn, nhưng không thể tách hẳn từng giai đoạn một cách dứt khoát như người ta cắt cái bánh”(6).

Về tình hình nhiệm vụ quân sự, Người chỉ rõ: “Trong công việc xây dựng và phát triển quân đội, chúng ta phải ra sức đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố công tác chính trị quân sự trong bộ đội ta. Phải nâng cao giác ngộ chính trị, nâng cao chiến thuật và kỹ thuật, nâng cao kỷ luật tự giác của bộ đội ta. Phải làm cho quân đội ta thành một quân đội chân chính của nhân dân. Đồng thời, phải phát triển và củng cô dân quân du kích về mặt: tổ chức, huấn luyện, chỉ đạo và sức chiến đấu. Phải làm cho lực lượng của dân quân du kích thành những tấm lưới sắt rộng rãi và chắc chắn chăng khắp mọi nơi, địch mò đến đâu là mắc lưới đến đó”(7).

20 - 2

Người gửi thư khen các chiến sĩ cán bộ tham gia chiến dịch Trần Hưng Đạo: “Các chú lần đầu ở đồng bằng đã chiến thắng các binh đoàn lưu động tinh nhuệ nhất của giặc... Các chú đã nỗ lực thi đua lập công. Các chú càng ra sức học tập kinh nghiệm đánh đồng bằng để giành thắng lợi to hơn nữa”(8).

Trong tháng 2

Người gửi thư kêu gọi nông dân thi đua canh tác: “Thực túc thì binh cường!... Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất.

Ruộng rẫy là chiến trường,
Cày cuốc là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương
(9).

Người nói tại buổi khai mạc Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt: “... dân tộc Việt đại đoàn kết, dân tộc Miên đại đoàn kết, dân tộc Lào đại đoàn kết. Rồi đây chúng ta nhất định đi đến Việt-Miên-Lào đại đoàn kết. Với sự đồng tâm nhất trí của ba dân tộc anh em, với sức đại đoàn kết của ba dân tộc anh em, chúng tạ nhất định đánh tan lũ thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, chúng ta nhất định làm cho ba nước độc lập và thống nhất thật sự”(10).


(1) Tư liệu Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, số ĐS1/H 100/47.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 6, Nxb Sự thật, H. 1986, tr. 7.
(3), (4) Sách đã dẫn, tr. 22, 24.
(5), (6), (7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 6, Nxb Sự thật, H. 1986, tr. 24, 25, 36.
(8), (9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 6, Nxb Sự thật, H. 1986, tr. 43, 44, 45.
(10) Sách đã dẫn, tr. 47-48.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2020, 08:27:11 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 08:26:53 am »

Trong tháng 3

+ Người viết thư gửi Hội nghị nông dân cứu quốc lần thứ hai: “Đa số dân ta là nông dân. Mỗi việc đều phải dựa vào nông dân. Nông dân giác ngộ hăng hái thì kháng chiến mới mau thắng lợi, kiến quốc mới chóng thành công, nông dân mới được giải phóng”(1).

+ Người đến thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ đoàn xe ôtô đầu tiên của quân đội: “Các chú thu được một số xe của địch, thế là tốt, vì các chú đã lấy xe của địch diệt địch, “Gậy ông lại dập lưng ông”. Đây là cái vốn, các chú phải giữ gìn lấy... Xe, xăng là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, Các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu(2).

15 - 4

Người viết bài “Để hiểu chiến lược”, ký tên C.B. nêu lên một số nguyên tắc tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang.

“l. Trước đánh bọn địch lẻ tẻ và yếu. Sau đánh bọn địch tập trung và mạnh.

2. Trước chiếm lấy thành thị nhỏ và vừa vừa và những làng mạc to. Sau lấy những thành thị to.

3. Mục đích chính của ta là tiêu diệt sinh lực của địch, chứ không cốt tranh lấy hoặc đóng giữ các thành thị và các địa phương.

4. Trong mỗi trận đánh, ta phải tập trung binh lực của ta gấp 2, gấp 3, gấp 4, có khi gấp 5, gấp 6 binh lực của địch, bao vây tứ phía địch cốt tiêu diệt hết địch... Phải tránh những trận lợi không bù hại, hoặc được thua ngang nhau. Như vậy, xem chung (nói về số quân), thì thế ta yếu. Nhưng xem riêng từng mỗi chiến dịch, thì thế ta rất mạnh, nhất định ta thắng. Rồi dần dần ta sẽ chuyển thành thế mạnh chung cho đến khi tiêu diệt hết địch.

5. Không chuẩn bị đầy đủ thì không đánh. Không chắc thắng thì không đánh...

6. Phải nâng cao trong bộ đội cái tinh thần dũng cảm, không sợ khó nhọc, không sợ hy sinh, chiến đấu dẻo dai...

7. Ra sức đánh vận động để tiêu diệt sinh lực địch. Đồng thời cũng phải chú trọng đánh trận địa...

8. Ở những cứ điểm và thành thị, sức địch yếu, thì ta kiên quyết đánh lấy cho kỳ được. Những nơi sức của địch vừa vừa, thì ta chọn dịp tốt mà đánh lấy. Những chỗ địch giữ gìn kiên cố, ta phải chờ điều kiện chín muồi mới đánh lấy.

9. Dùng toàn bộ vũ khí và nhân viên của địch mà bổ sung cho ta...

10. Phải khéo lợi dụng những ngày giờ giữa chiến dịch này đến chiến dịch khác để nghỉ ngơi, chỉnh đốn và huấn luyện bộ đội...

Chiến lược ấy xây dựng trên nền tảng nhân dân chiến tranh, quân và dân đoàn kết nhất trí, cán bộ và chiến sĩ đoàn kết nhất trí, đẩy mạnh địch vận làm tan rã quân địch, đẩy mạnh công tác chính trị trong bộ đội”(3).

26 - 4

Đến dự Hội nghị kiểm thảo chiến dịch Đường số 18 (chiến dịch Hoàng Hoa Thám), Người nói:

“1. ... Tư tưởng có thống nhất hành động mới thống nhất, tư tưởng và hành động có thống nhất mới đánh thắng được giặc.

2. ... Trước khi làm phải có thảo luận cho kỹ để chủ trương cho đúng và đặt kế hoạch cho sát. Nhưng khi đã quyết định rồi, có mệnh lệnh rồi thì phải tuyết đối phục tùng, phải vững lòng tin tưởng, phải quyết tâm thực hiện không một chút do dự... Sách quân sự có câu “tĩnh như núi, động như biển” là như vậy.

3. ... Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chua đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng.

4. Mình đánh giặc là vì dân. Nhưng mình không phải là “cứu tinh” của dân mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân. Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để khi mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ. khi minh đi nơi khác thì dân luyến tiếc”(4).

19 - 7

Người viết bài: “Nói mà nghe: Dân Mỹ chống chiến tranh” ký tên C.B: “Đế quốc Mỹ ra sức gây chiến. Song nhân dân Mỹ thì muốn hòa bình... Ý dân là ý trời. Đến quốc Mỹ làm trái ý trời, cho nên chúng sẽ thất bại”(5).

26 - 7

Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh, Người nói: “Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân. Họ đã làm trọn nhiệm vụ, họ không đòi hỏi gì cả. Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng?... Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân mỗi xã phải tùy theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp trong một thời gian”(6).


(1) Sách đã dẫn, tr. 57.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 6, Nxb Sự thật, H. 1986, tr. 59.
(3) Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, H6-C5/5
(4), (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 6, Nxb Sự thật, H. 1986, tr. 71, 72, 95.
(5) Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, H6-C5/23.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 08:41:21 am »

Trong tháng 7

Người gửi thư khen cán bộ và chiến sĩ bộ đội địa phương Hà Đông đã cùng với bộ đội chủ lực dũng cảm đánh giặc ở Chợ Cháy, Trầm Lộng(1).

22 - 8

Người gửi thư khen bộ đội Thừa Thiên đã thắng trận ở Phú Vang và căn dặn: “1- Chớ vì thắng lợi mà chủ quan khinh địch, phải luôn luôn cẩn thận và cố gắng để tranh thủ thắng lợi to hơn nữa. 2- Phải luôn luôn nhớ: du kích chiến tranh là chính. Vậy các chú phải giúp đỡ du kích chiến tranh phát triển và củng cố khắp các nơi”(2).

2 - 9

Trong thư gửi lớp cán bộ cung cấp, Người chỉ rõ: “công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận: Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận, điều đó rất rõ ràng dễ hiểu. Nhưng để làm cho đúng thì phải có một chính sách rõ rệt, một tư tưởng thấu suốt”... “Nhiệm vụ chính của cán bộ cung cấp là phụng sự đại đa số của bộ đội tức là người binh nhì, phải thương yêu săn sóc người binh nhì. Cán bộ cung cấp như là người mẹ, người chị của người binh nhì(3).

29 - 9

Người viết thư kêu gọi ngụy binh, nói rõ chính sách khoan hồng của Chính phủ ta: “Ngụy binh cũng là con dân nước Việt, nhưng vì dại mà đi lầm đường, cho nên tôi và Chính phủ sẵn sàng tha thứ những người sớm biết lỗi mà quay về với đại gia đình kháng chiến”(4).

25 - 10

Đến thăm và nói chuyện tại trường Chính trị trung cấp quân đội (nay là Học viện Chính trị - quân sự), Người căn dặn: “Quân đội ta là quân đội dân chủ, nhưng dân chủ không phải là không có mệnh lệnh. Mỗi mệnh lệnh đưa xuống, cấp trên đã thảo luận cân nhắc kỹ càng nên cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng và kiên quyết chấp hành, nhất là lúc tác chiến”. “Phải cố gắng học tập mọi mặt chính trị, quân sự. Phải học tập chính trị: quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại... Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc... Nếu thuộc làu mà không biết đánh giặc thì vô dụng”... “Cán bộ phải thương yêu chiến sĩ,... dù là đại đoàn trưởng, trung đoàn trưởng hay tiểu đoàn trưởng cũng chỉ là những người đặt kế hoạch và điều khiển đánh trận. Lúc ra trận, việc đặt mìn phá lô cốt đều do tay anh em đội viên làm... phải chăm lo cho đội viên đủ ăn đủ mặc. Cán bộ có coi đội viên như chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc”(5).

10 - 11

Trong thư gửi đồng bào và bộ đội Tả Ngạn (Liên khu III), Người chỉ rõ: “Xét tình hình kháng chiến hiện nay, nói chung là toàn quốc, nói riêng là Tả Ngạn, có dịp rất tốt để phát triển du kích chiến tranh mạnh mẽ sâu rộng và phá âm mưu cướp thóc, bắt lính, bắt phu, khủng bố của giặc”(6).

21 - 11

Người chuẩn y chủ trương của Bộ Tổng tư lệnh đánh quân khi chúng tiến công ra Hòa Bình và chỉ thị: “Việc địch ra Hòa Bình có làm khó cho ta, nhưng cũng gây cơ hội cho ta đánh địch, thắng địch... Phải coi địch đánh Hòa Bình là việc ta dự đoán trước, không có gì lạ, đó chỉ là một biểu hiện của thế khó khăn, lúng túng của nó, ta khéo và quyết nhằm chỗ hở của nó mà đánh cho đúng, cho kịp thời, chuẩn bị chu đáo và bí mật thì ta sẽ ăn”(7).

Trong tháng 11

+ Người viết “Lời tựa” cho bản dịch cuốn “Tỉnh ủy bí mật” của nhà văn Phê-đô-rốp (Liên Xô): “... du kích là một lực lượng cực kỳ to lớn trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Sức du kích thật mạnh thì chiến tranh giài phóng nhất định thắng lợi. Tổ chức chặt chẽ và rộng khắp, trong vùng địch và xung quanh vùng địch, làng nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích, thì nó thành một tấm lưới sắt, một thứ “thiên la, địa võng” mà địch không tài gì thoát ra được... Du kích tổ chức khéo thì toàn dân gái trai già trẻ, sĩ nông công thương, ai cũng có thể tham gia”(8).

+ Viết thư gửi cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch Hòa Bình, Người chỉ rõ: “Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội rất tốt cho ta. Muốn thắng thì ta phải tích cực, tự động, bí mật, mau chóng, kiên quyết, dẻo dai. Chắc thắng mới đánh... Bộ đội chủ lực đánh. Bộ đội địa phương, dân quân du kích cũng đánh. Các lực lượng phải phối hợp chặt chẽ để tiêu diệt sinh lực của địch...”(9).

19 - 12

+ Người viết thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh... Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”(10).

+ Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 5 ngày toàn quốc kháng chiến, Người ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Chúng ta quyết vượt mọi khó khăn để thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”(11).

22 - 12

Người gửi điện tới đại đội 756, khi được tin chiến thắng của bộ đội ta ở sông Đà: “Bác rất hân hoan vui mừng khi được báo cáo về tin chiến thắng Lạc Song của các chú. Bác và Chính phủ quyết định tặng cho đơn vị các chú một lá cờ, tùy các chú chọn tên cho lá cờ ấy”(12).


(1), (2), (3), (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 6, Nxb Sự thật, H. 1986, tr. 93, 108, 109-111, 119.
(5) Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, t.2, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1987, tr. 53-56.
(6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 6, Nxb Sự thật, H. 1986, tr. 125.
(7) Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 361.
(8), (9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 6, Nxb Sự thật, H. 1986, tr. 128, 129.
(10), (11) Sách đã dẫn, tr. 136-137, 143.
(12) Pháo binh nhân dân Việt Nam - Những chặng đường chiến đấu, t.1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1982, tr. 199.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM