Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 01:11:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (Đọc 8528 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:28:18 pm »

Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương Đảng là “biểu hiện tập trung của tinh thần dân tộc ta hàng ngàn năm về trước”, là “kết tinh ý chí kiên cường, trí tuệ và sức sáng tạo vĩ đại của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay”(1). Hội nghị đánh dấu sự phát triển đường lối quân sự của Đảng lên đỉnh cao mới. Bước phát triển này biểu hiện ở việc xác định mục tiêu chiến lược quân sự: đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, tiêu diệt và làm tan rã quân ngụy, phá tan ngụy quyền. Phương châm và biện pháp cách mạng là kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, phát huy tiềm lực của hậu phương miền Bắc, kiềm chế và thắng địch ở miền Nam, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Tư tưởng quyết đánh, biết đánh và biết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp lại được phát huy sáng tạo trong điều kiện mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước ra quân với khí thế hào hùng, đánh bại quân viễn chinh Mỹ ngay từ những trận đầu ở Núi Thành, Vạn Tường, Bàu Bàng, Plây Me, giáng trả mãnh liệt những cuộc đánh phá bằng không quân của giặc Mỹ trên miền Bắc.

Ở miền Nam, quân và dân ta kết hợp tác chiến du kích với tác chiến tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, vừa tiêu diệt sinh lực địch vừa mở rộng quyền làm chủ của nhân dân trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Cuộc phản công chiến lực mùa khô 1965-1966 của quân Mỹ, ngụy và chư hầu bị thất bại. Nghệ thuật quân sự sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam được phát huy mạnh mẽ, tạo ra thế mạnh để đánh địch và thắng địch.

Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, quân và dân ta trên miền Bắc tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không chưa từng có trong lịch sử. Toàn dân đánh máy bay địch toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân bảo đảm giao thông vận tải, kết hợp chặt chẽ chiến đấu với sản xuất, chuyển hướng kinh tế phục vụ quốc phòng và bảo đảm đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mặc dù tuổi cao sức yếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đến thăm nhiều đơn vị phòng không - không quân, pháo binh, công binh, vận tải thông tin, đặc công... Đây là những binh chủng kỹ thuật hiện đại, tinh nhuệ đang trưởng thành nhanh chóng trong chiến đấu. Người khẳng định: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B.57, B.52 hay “bê” gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”(2). Người dạy cán bộ và chiến sĩ phải phát huy tinh thần chiến đấu dũng cảm, đồng thời ra sức rèn luyện ngay trong chiến đấu, nắm vững kỹ thuật hiện đại và sáng tạo những cách đánh mưu trí. Người yêu cầu cán hộ, chiến sĩ đã có tinh thần dũng cảm lại phải có trình độ khoa học kỹ thuật cao, thực hiện cách mạng khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực quân sự để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Trong những ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm một việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Hằng ngày, Người đọc và giữ lại những bài báo về gương “người tốt việc tốt” xuất hiện trong chiến đấu, sản xuất và học tập. Bộ sưu tập do Người tự tay thực hiện lên tới 19 quyển, gồm nhưng mẩu chuyện về hơn 5.000 cá nhân gương mẫu đã được Người thưởng huy hiệu. Người chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể việc xuất bản loại sách “Người tốt việc tốt”. Người giải thích: “Cứ mỗi lần có những thử thách lớn thì nhân dân ta lại tỏ rõ khí phách, nêu cao phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngày nay, chúng ta lại đang đứng trước những thử thách rất lớn... hàng chục triệu con người đang hàng ngày góp gió thành bão, đang gánh vác mọi việc nước, việc nhà để đánh thắng giặc Mỹ...”(3).

Xây dựng con người mới chính là bồi dưỡng một nhân tố cơ bản của thắng lợi, cũng chính là một nội dung căn bản trong chiến lược cách mạng và chiến lược quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng trong những ngày chiến đấu quyết liệt này, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo nhan đề: “Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc”.

Một lần nữa, Người khẳng định: “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”(4).


(1) Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, H. 1988, tr. 152.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.10, Nxb Sự thật, H. 1989, tr. 127.
(3), (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 10, Nxb Sự thật, H. 1989, tr. 652-653, 599.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:38:36 pm »

Trong bài báo, Người giải đáp câu hỏi đang đặt ra trước nhân loại tiến bộ: Vì sao cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi to lớn? Vì sao nhân dân Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược được trang bị mạnh mẽ hơn nhiều? “Đó là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam(1) - ngày nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Những quy luật xây dựng Đảng để giành thắng lợi là “khi định ra đường lối chính trị của mình, luôn luôn cố gắng kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam, đồng thời khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm quý báu của các đảng anh em(2). Đảng phải luôn luôn coi trong việc giáo dục các can bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao tinh thần triệt để cách mạng, tinh thần dũng cam hy sinh vì lợi ích của giai cấp và của dân tộc... luôn luôn giữ vững quan hệ khăng khít với quần chúng. Do đó, Đảng được nhân dân hết lòng tin yêu và ủng hộ; đường lối chính sách của Đảng được nhân dân ra sức thực hiện”(3).

Người nhấn mạnh bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười Nga: “... cần dùng bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”(4), về hình thức bạo lực, Người viết: “tùy theo tình hình cụ thể của phong trào, đặc biệt là kết hợp đấu tranh trang với đấu tranh chính trị, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân lâu dài, gian khổ và anh dũng đế đánh thắng quân xâm lược(5). Trong toàn bộ quá trình đấu tranh giải phóng và xây dựng xã hội mới, Đảng phải “luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản(6), “dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ nước Mỹ”(7). Người khẳng định một chân lý là trong điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng của thời đại ngày nay, bất cứ một dân tộc nào, dù nhỏ nhưng nếu đoàn kết chặt chẽ và kiên quyết chiến đấu theo đường lối chính trị và quân sự đúng đắn, lại được sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của phe xã hội chủ nghĩa và của nhân dân cách mạng trên thế giới, thì nhất định có thể đánh thắng bất cứ bọn đế quốc xâm lược nào, kể cả tên đế quốc đầu sỏ là đế quốc Mỹ”(8).

Để gỡ thế bí, giữa năm 1966, đế quốc Mỹ ra sức đấy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng mở cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai ở miền Nam Việt Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng.

Quân và dân ta anh dũng chiến đấu, lập nhiều chiến công mới. Trong lời kêu gọi ngày 17 tháng 7 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố đanh thép: “Giôn-xơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, một triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bác. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng thì tội của chúng càng thêm nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”(9).

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là ý chí, nguyện vọng của toàn dân Việt Nam, là chân lý của thời đại. Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên mạnh mẽ lòng yêu nước, dũng khí cách mạng của nhân dân ta, thúc giục quân và dân cả nước vượt mọi gian khổ, hy sinh, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Tiếp đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua quyết tâm giành thắng lợi quyết định ở miền Nam. Tại cuộc họp nảy, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ý đánh lâu dài, thuận lợi có nhiều, nhưng phải thấy những khó khăn. Nói giành thắng lợi quân sự nhưng phải chú ý đến giữ sức dân, người của kiệt thì quân nhiều không đánh được. Phải mở rộng du kích, tăng cường trang bị, làm sao càng đánh càng mạnh, đánh liên tục, đánh được dài”(10). Trong cuộc hội ý của Bộ Chính trị ngày 23 tháng 7 năm 1966, Người căn dặn các đoàn cán bộ của ta ra nước ngoài phải “làm bạn tin vào quyết tâm ta đánh thắng, phải tranh thủ được sự giúp vật chất, nhưng càng phải tranh thủ sự viện trợ về tinh thần cao hơn trước”(11).

Trong các cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về đấu tranh ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định; nay đã đến lúc mở mặt trận ngoại giao, phải tăng cường ngoại giao nhân dân, tiếp xúc với nhiều nhân sĩ tiến bộ. Người chỉ rõ: “Đánh là điểm chủ yếu, đàm là để hỗ trợ cho đánh. Nắm vững nguyên tắc cứng rắn với sách lược mềm dẻo”(12). Người chỉ dẫn: đối với đế quốc Mỹ “phải có cách chủ động để đi tới cho nó rút ra, vì rất phức tạp. Một tay đánh, một tay mở cho nó ra, trước cửa cần có rèm chống (một chính quyền trung gian do ta nắm mời nó ra)”(13).


(1), (2), (3), (6), (7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 10, Nxb Sự thật, H. 1989, tr. 604, 605.
(4), (5) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 10, Nxb Sự thật, H. 1989, tr. 589, 604, 605.
(8), (9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 10, Nxb Sự thật, H. 1989, tr. 605, 375.
(10), (11), (12), (13) Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh. Hồ sơ H25 C4/19.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:45:29 pm »

Người trực tiếp theo dõi cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại trên miền Bắc. Người luôn căn dặn quân và dân ta: “Giặc Mỹ đã thua to, nhưng chúng còn nhiều âm mưu hung ác”(1). Nghe đại tá Phùng Thế Tài, Tư lệnh bộ đội Phòng không - Không quân báo cáo, Người chỉ rõ: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước hết mọi tình huống càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, mà chuẩn bị”(2). Nhắc lại kinh nghiệm ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã ném bom nhằm hủy diệt Bình Nhưỡng trước khi thua, Người nói: “Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”(3).

Như vậy là ngay trong khi đế quốc Mỹ cố gắng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm giành thắng lợi quyết định, chuẩn bị thực hiện quyết tâm cả về quân sự, chính trị, ngoại giao và thấy trước hành động điên cuồng của địch trước khi chúng chịu thua.

Đến năm 1967, hơn hai nghìn máy bay phản lực chiến đấu hiện đại của đế quốc Mỹ đã bị bắn rơi trên miền Bắc, cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của quân Mỹ, ngụy và chư hầu ở miền Nam với mục tiêu vừa “tìm diệt” vừa “bình định” bị thất bại. Mặt trận đường số 9 và chiến trường Trị - Thiên của quân và dân ta đã thu hút được nhiều sư đoàn quân Mỹ, tiêu diệt chúng từng bộ phận. Trên chiến trường Tây Nguyên và Trung Trung Bộ, bộ đội ta đánh thắng nhiều trận với hiệu suất chiến đấu cao. Các cuộc hành quân “tìm diệt và bình định” của Mỹ, ngụy và chư hầu ở Nam Bộ, đặc biệt cuộc hành quân lớn nhất Gian-xơn Xi-ty của chúng đã bị thất bại. Thảm họa của chiến tranh xâm lược Việt Nam đố xuống đầu nhân dân Mỹ. Hàng trăm nghìn gia đình Mỹ đau khổ vì chồng con bị chết, bị thương tật tại Việt Nam. Tin tức về hàng trăm giặc lái bị bắt sống trên miền Bắc Việt Nam làm chấn động các tầng lớp xã hội Mỹ.

Phong trào thanh niên đốt thẻ quân dịch lan tràn khắp nước Mỹ. Hàng triệu công dân Mỹ xuống đường biểu tình chống chính phủ, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tháng 3 năm 1967, tướng Oét-mo-len, Tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam yêu cầu chính quyền Giôn-xơn tăng thêm 20 vạn lính chiến đấu, đưa quân viễn chinh Mỹ ở Nam Việt Nam lên gần 70 vạn. Chính phủ Mỹ và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ bác yêu cầu này. Đế quốc Mỹ đã đến giới hạn mà chúng không thể vượt qua trong cuộc chiến tranh xâm lược.

Trước tình hình này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Mỹ thua đã rõ ràng... Tuy vậy, đế quốc Mỹ “chết thì chết, nết không chừa”, chúng chưa từ bỏ âm mưu xâm lược”(4). Người kêu gọi quân và dân cả nước “nâng cao cảnh giác, thừa thắng xông lên, kiên quyết đập tan mọi âm mưu của chúng. 31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”(5).

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam am bước vào giai đoạn giành thắng lợi quyết định.

Giữa lúc cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ “leo thang” đến đỉnh cao nhất, Hội nghị lần thứ 14 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị Quang Trung) chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt vào dịp Tết Mậu Thân nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giặc Mỹ

Từ đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, các lực lượng vũ trang cách mạng đồng loạt tiến công địch ở Sài Gòn - Gia Định, Huế, Đà Nẵng và hầu khắp các thành phố, thị xã. thị trấn, căn cứ quân sự, cơ quan đầu não Mỹ - ngụy, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Trong khi đó, quần chúng nhân dân nổi dậy, đập tan bộ máy ngụy quyền trên nhiều vùng nông thôn rộng lớn, bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bốt địch, mở rộng vùng tự do. Cách mạng miền Nam giành thắng lợi to lớn chưa từng có. Thắng lợi rất oanh liệt của đòn tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ đó đã làm đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam không điều kiện và ngồi vào đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri.

Kêu gọi nhân dân cả nước nhân dịp giành được thắng lợi to lớn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm sắt đá: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”(6).

Trong Thư chúc mừng năm mới 1969 gửi đồng bào cả nước, Người viết:

            “Năm qua thắng lợi vẻ vang,
            Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
            Vì độc lập vì tự do,
            Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
            Tiến lên, chiến sĩ đồng bào,
            Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”
(7).

Câu thơ xuân “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” thể hiện tư tưởng nhất quán của Người về phương sách giành thắng lợi từng bước, đi đến giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến tranh giải phóng.


(1) Hồ Chí Minh: Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1975, tr. 406.
(2), (3) Tạp chí Lịch sử quân sự, số 24 (12-1987), tr. 84.
(4), (5) Hồ Chí Minh: Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1975, tr. 486, 468.
(6) Hồ Chí Minh, Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1975, tr. 504.
(7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 10, Nxb Sự thật H. 1989, tr. 748.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:49:26 pm »

Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh tròn 79 tuổi.

Từ năm 1965, thấy sức khỏe giảm sút, Người bắt đầu viết Di chúc, sau đó, hàng năm cứ đến tháng 5, Người xem lại. Ngay khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang diễn ra quyết liệt, Người đã khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nửa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”(1).

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân mở ra một giai đoạn mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - giai đoạn giành thắng lợi quyết định.

Bị thất bại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” từ sau Tết Mậu Thân, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển hướng chiến lược, Còn hơn một triệu quân ở miền Nam Việt Nam và một tiềm, lực chiến tranh rất lớn, một mặt đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom, bắn phá miền Bắc, tiếp nhận đàm phán ở Pa-ri, rút một lực lương lớn quân Mỹ về nước; mặt khác chúng ra sức tăng cường quân ngụy và duy trì ở Nam Việt Nam một bộ phận quan trọng quân Mỹ, hòng kéo dài, chiến tranh xâm lược, thực hiện một chiến lược quân sự mới gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra hết sức quyết liệt, khó khăn, phức tạp.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương cục và các đảng bộ miền Nam, các lực lượng vũ trang cùng nhân dân kiên trì, dũng cảm bám trụ, dân bám đất, cán bộ bám dân, bộ đội và du kích bám đánh địch.

Tháng 3 năm 1968, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng thu xếp để Người vào chiến trường miền Nam. Trong thư gửi đồng chí Bí thư thứ nhất, Người nói rõ mục đích vào Nam để “khuyến khích thêm anh em”. Người đề nghị đi bằng tàu thủy kết hợp với các phương tiện giao thông trên bộ. Lịch trình gồm “mươi ngày để chuẩn bị. Vượt biển độ 6 ngày. Từ bến tàu đến địa điểm độ dăm hôm”. Hiểu rõ mối lo lắng của đồng chí, đồng bào về sức khỏe của mình. Người viết: “Thay đổi không khí, hô hấp gió biển và sinh hoạt với quần chúng trong hoàn cảnh chiến đấu, sẽ giúp sức khỏe mau tiến bộ hơn”(2).

Tình hình sức khỏe không đáp ứng nguyện vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn vào thăm đồng bào, chiến sĩ miền Nam đang chiến đấu. Bởi vậy, Người đã yêu cầu bố trí để Người gặp tất cả các đoàn đại biểu cán bộ, đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Trong năm 1969, Người gặp gỡ nhiều cán bộ, anh hùng, dũng sĩ, thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi, đồng bào các dân tộc từ miền Nam ra Hà Nội.

Tiếp đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương cục miền Nam, Chính ủy Bộ tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Người nhắc nhở: “Phải nhanh chóng củng cố và phát triển cơ sở chính trị, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông hội, công đoàn ở nông thôn và thành thị. Trong chống phá âm mưu bình định của địch, phải luôn luôn nắm vững phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, kết hợp ba thứ quân trên ba vùng chiến lược. Phải xây dựng lực lượng vũ trang địa phương cho mạnh. Lực lượng bổ sung chưa kịp thì càng phải huấn luyện cho tinh. Phải quan tâm đến việc ăn ở, phòng bệnh cho bộ đội. Phải trên cơ sở củng cố và phát triển các đoàn thể nhân dân mà phát triển chiến tranh nhân dân rộng rãi, chống phá bình định, giữ và làm chủ nông thôn. Phải báo cáo kịp thời, chính xác, chỉ đạo chỉ huy phải đi sát dưới. Cuối cùng, Bác gửi lời thăm đồng bào miền Nam, thăm bộ đội, cán bộ dân, chính, đảng, cán bộ và chiến sĩ trong quân đội. Các chú phải nhớ chuyển lời hỏi thăm của Bác”(3).

Gặp cán bộ cao cấp toàn quân, Người căn dặn phải làm tốt nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, coi đó là “nhiệm vụ hàng đầu”. Phải xây dựng quân đội có chất lượng cao, tiết kiệm sức người sức của. Bộ đội phải hết lòng giúp dân, tham gia củng cố hậu phương vững mạnh. Cán bộ phải cố gắng học tập và luôn luôn gương mẫu về đạo đức cách mạng. Toàn thể cán bộ và chiến sĩ phải nhớ rằng chỉ khi nào quét hết giặc Mỹ ra khỏi đất nước, đánh đổ bọn Việt gian bán nước, thì nhân dân ta mới có hòa bình và tự do thực sự. Trước các tướng lĩnh do Người đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích mối quan hệ giữa thế và lực trong chiến tranh bằng một ví dụ dễ hiểu: “Quả cân chỉ một ki-lô-gam, ở vào thế lợi thì lực nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được vật nặng hàng chục, hàng trăm ki-lô-gam. Đó là thế thắng lực”(4)[/sup]. Người kết luận: “Thế ta thắng đã rõ ràng. Thế địch thua đã rõ ràng; nhưng chúng còn rất ngoan cố, chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta”(5).

Trước cuộc phản kích ác liệt của địch sau Tết Mậu Thân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tình hình cách mạng miền Nam. Ngày 1 tháng 8 năm 1969, tiếp đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam từ chiến trường ra báo cáo, Người hỏi nhiều về các “chiến dịch bình định cấp tốc” mà Mỹ - ngụy đang xúc tiến trên toàn miền Nam. Người căn dặn đồng chí Nguyễn Văn Linh: “Bất cứ trong tình huống nào cũng phải bám chắc lấy dân, dựa vào dân để mà tồn tại. Đó là cái chìa khóa của mọi thắng lợi”(6).

Lúc này, mặc dù lâm bệnh nặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quan tâm theo dõi tình hình miền Nam. Ngày 28 tháng 8, Người nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo về tình hình chiến sự ở Nam Bộ và Liên khu 5.

Miền Nam ở trong trái tim Người cho đến những giờ phút cuối cùng.

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam qua đời.

Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết. Nhân loại tiến bộ và bầu bạn năm châu xúc động.

“Tổn thất này vô cùng lớn lao! Đau thương này thật là vô hạn”(7).

Vĩnh biệt Người, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết biến đau thương thành hành động cách mạng, siết chặt hàng ngũ xung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, “mang lá cờ bách chiến bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng”(8). Trong tình hình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chưa giành được thắng lợi hoàn toàn, quân và dân cả nước thề trước anh linh của Người: “Giương cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thỏa lòng mong ước của Người”(9).


(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 10, Nxb Sự thật H. 1989, tr. 833.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 10, Nxb Sự thật H. 1989, tr. 635.
(3) Xem: Người cha thân yêu, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1986, tr. 60-61.
(4), (5) Báo Quân đội nhân dân, ngày 23-5-1969.
(6) Vũ Kỳ: Bác Hồ viết Di chúc, Nxb Sự thật, H. 1989, tr. 75.
(7), (8), (9) Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2020, 03:22:08 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 03:02:49 pm »

IV. TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VÀ TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, TIẾN LÊN GIÀNH TOÀN THẮNG

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng xây dựng những nhân tố quyết định thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là tư tưởng và đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. Đó là khối đại đoàn kết toàn dân, là hậu phương lớn miền Bắc đang xây dựng tiến lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp với các vùng hậu phương tại chỗ, các căn cứ kháng chiến ở miền Nam, nối liền với hậu phương quốc tế là các nước xà hội chủ nghĩa anh em. Đó là lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh với đội ngũ cán bộ quân sự được đào tạo và rèn luyện trong chiến đấu, với trang bị kỹ thuật ngày càng được tăng cường. Đó là tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của ba dân tộc anh em Việt Nam, Lào, Campuchia trên chiến trường Đông Dương và sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ toàn thế giới.

Những nhân tố quan trọng ấy được quân và dân ta phát huy, phát triển sáng tạo trong giai đoạn cuối của chiến tranh, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng.

Năm 1969, tập đoàn hiếu chiến Ních-xơn lên cầm quyền ở Mỹ. Với bản chất cực kỳ ngoan cố, chúng vừa xuống thang chiến tranh, vừa phản công cục bộ, tiếp tục những phiêu lưu quân sự mới. Trong thế bị động và thất bại, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược trên bán đảo Đông Dương, hòng “bóp nghẹt” chiến tranh cách mạng ở miền Nam Việt Nam, đàn áp cách mạng Lào và cách mạng Campuchia. Đồng thời chúng ra sức tập hợp các lực lượng phản động ở châu Á để tiếp sức cho Mỹ trên chiến trường Đông Dương, ra sức khoét sâu sự chia rẽ giữa các nước xã hội chủ nghĩa hòng cô lập cách mạng Việt Nam, buộc Việt Nam phải nhận những điều kiện của Mỹ trong đàm phán.

Mặt trận đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ phát triển lên một bước mới. Toàn Đông Dương là một chiến trường.

Mùa xuân năm 1970, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể lần thứ 18. Hội nghị khẳng định thắng lợi oanh liệt của quân và dân ta trong mùa xuân 1968. Nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, Trung ương Đảng đã kiểm điểm sự chỉ đạo chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân. Do “chưa nắm thật vững quy luật giành thắng lợi trong giai đoạn mới cũng phải trải qua từng bước mới tiến lên giành được thắng lợi quyết định”, nên sự chỉ đạo chiến lược “chưa xác định được một cách sát đúng yêu cầu cụ thể của từng bước nhằm tiến công quân địch vừa kiên quyết, vừa linh hoạt, càng đánh càng mạnh, giành thắng lợi ngày càng lớn”. Quán triệt tư tưởng giành thắng lợi từng bước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng kết luận: “Giai đoạn mới này là một cuộc chiến đấu lâu dài, quyết liệt đồng thời cũng là giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quá trình tiến lên của cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới là một quá trình giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi quyết định”.

Hội nghị hạ quyết tâm thực hiện kỳ được Di chúc thiêng liêng của Chù tịch Hồ Chí Minh: “Đánh giặc Mỹ cho đến thắng lợi hoàn toàn”. Nghị quyết nêu rõ: “Nhiệm vụ trước mắt của ta trong suốt giai đoạn mới của cuộc kháng chiến là động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và kinh tế, kết hợp với tiến công ngoại giao, vừa tiến công địch vừa ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày càng lớn mạnh, đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh hòng duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam Việt Nam, làm thất bại thế chiến lược phòng ngự của địch, tạo ra chuyển biến mới công cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chù. hòa bình, trung lập, tiến tới thông nhất đất nước”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh dấu bước phát triển mới trong chiến lược quân sự của Đảng. Nghị quyết đề ra chủ trương, phương hướng hoạt động nhằm đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ. Dưới ánh sáng của Nghị quyết, quân và dân miền Nam nhanh chóng khắc phục khó khăn, khôi phục và phát triển lực lượng, tiến lên giành thắng lợi mới.

Tháng 6 năm 1970, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp giữa lúc cục diện kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ. Phát triển tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi Đông Dương là một chiến trường, Bộ Chính trị xác định: “Chiến lược của ta trên chiến Đông Dương và trên chiến trường mỗi nước đều hướng vào mục đích đánh bại âm mưu kéo dài và tăng cường chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên bán đảo Đông Dương, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi quyết định ở miền Nam Việt Nam, ở Campuchia và Lào, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi Việt Nam và toàn cõi Đông Dương. Lực lượng chiến lược để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ trên bán đảo Đông Dương bao gồm toàn bộ lực lượng chính trị và quân sự của nhân dân ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào đoàn kết chẽ trong mặt trận thống nhất của các dân tộc Đông Dương chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, dựa trên sự nhất trí cao độ về đường lối và chủ trương giữa Đảng ta và các đảng Khơ-me và Lào”. Quan điểm của Đảng ta về chiến lược chung trên toàn chiến trường Đông Dương được hai đảng cách mạng anh em ở Lào và Campuchia hoàn toàn nhất trí.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 03:04:38 pm »

Bộ Chính trị xác định: “Quy luật chiến tranh nhân dân ở nước ta là quy luật chiến tranh của toàn dân, là quy luật nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, đi đến tổng tiến công và nổi dậy đều khắp để đánh bại kẻ thù”. Đó là “một quá trình tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch, một quá trình đấu tranh chính trị và quân sự, khởi nghĩa của quần chúng và chiến tranh cách mạng, chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, giành thắng lợi từng bước, đi đến giành thắng lợi hoàn toàn”.

Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ “động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả hai miền Nam, Bắc nước ta, tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, làm cho lực lượng của ba nước trở thành một khối thống nhất, có một chiến lược chung, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai”.

Để xây dựng và phát triển thế tiến công chiến lược mới trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ Chính trị chủ trương: “Đẩy mạnh tiến công địch liên tục cả về quân sự, chính trị, binh vận và ngoại giao”, phát triển mạnh mẽ chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng, đẩy mạnh tác chiến của bộ đội chủ lực trên các địa bàn trọng điểm. Hậu phương lớn miền Bắc “ra sức động viên sức người sức của cho tiền tuyến, góp phần lớn nhất của mình vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ở miền Nam cũng như của nhân dân hai nước Lào và Campuchia”.

Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng tháng 6 năm 1970 chỉ đạo rất kịp thời cuộc kháng chiến của nhân dân ta khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra ba nước Đông Dương.

Trong dịp này, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng viết tác phẩm “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới”. Tác phẩm phân tích sâu sắc đường lối cách mạng và đường lối quân sự của Đảng mà cơ sở là tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm khẳng định: “Tư tưởng và đạo đức cao cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta. Ngọn cờ chói lọi của Người mãi mãi chỉ lối cho chúng ta tiến lên phía trước”(1).

Đầu năm 1971, Mỹ - ngụy mở cuộc hành quân lớn đánh ra Đường 9 - Nam Lào nhằm cắt đứt đường chi viện chiến lược Bắc - Nam. Tiếp đó, đế quốc Mỹ dùng không quân và hải quân đánh phá trở lại miền Bắc Việt Nam, thả mìn phong tỏa các cửa biển, cửa sông trên miền Bắc. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã lên đến bước cao nhất và là bước cuối cùng.

Phát huy thế tiến công chiến lược, quân và dân ta liên tiếp giành những thắng lợi to lớn. Ra quân trong thế chủ động hoàn toàn về chiến lược, các sư đoàn chủ lực ở miền Bắc cùng quân và dân Lào anh em đánh bại cuộc hành quân lớn của Mỹ - ngụy trên mặt trận Đường số 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chi viện chiến lược bắc - nam Đông Dương.

Tiếp đó, trong cuộc liến công chiến lược xuân 1972, bộ đội chủ lực tiến lên tác chiến hiệp đồng binh chủng, phá vỡ các tuyến phòng thủ vành ngoài của Mỹ - ngụy, tiêu diệt nhiều tập đoàn phòng ngự của địch, giải phóng những khu vực rộng lớn ở Quảng Trị, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Đồng thời, một bộ phận bộ đội chủ lực Trung Trung Bộ và Nam Bộ tiến xuống đồng bằng, cùng các lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân tiến hành những chiến địch tổng hợp, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng mở rộng vùng giải phóng, khôi phục và phát triển cao trào chiến tranh du kích ở nhiều vùng nông thôn.

Cuối măm 1972, bộ đội Phòng không - Không quân cùng các lực lượng phòng không nhân dân trên miền Bắc lập chiến công oanh liệt, đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng.

Ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ bị đập tan.

Tháng 1 năm 1973, tại Pa-ri, đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng đại diện Tổng thống Hoa Kỳ Kít-xinh-giơ ký tắt vào các văn bản của “Hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Mỹ buộc phải thừa nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân Mỹ về nước, cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Phương sách thắng địch từng bước để “đánh cho Mỹ cút” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành hiện thực.

Tuy bị thất bại nặng nề, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố thực hiện “học thuyết Ních-xơn”, hòng duy trì chủ nghĩa thực dân mới trên các nước Đông Dương. Ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phá hoại Hiệp định Pa-ri, kêu gào “tràn ngập lãnh thổ”, ra sức “bình định”, lấn chiếm vùng giải phóng. Tình hình miền Nam lại sôi động. Nhiều địa phương đánh trả địch, thu thắng lợi lớn. Một số nơi hữu khuynh, mơ hồ trước âm mưu của địch, để mất đất, mất dân.


(1) Lê Duẩn, Về chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985, tr. 13.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 03:06:07 pm »

Tháng 7 năm 1973, sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21. Hội nghị tổng kết 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vạch phương hướng hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Khẳng định “con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng”, Hội nghị nhất trí với Nghị quyết của Quân ủy Trung ương tháng 6 năm 1973 nhận định hai khả năng: hoặc do ta đấu tranh mạnh mẽ mà có thể từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Pa-ri; hoặc ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn.

Về phương châm hoạt động, Trung ương Đảng nêu rõ: “Ta phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta, đánh bại các cuộc hành quân của địch lấn chiếm vùng giải phóng hoặc bình định các vùng đồng bằng, vùng giáp ranh”. Việc vận dụng phương châm ấy phải gắn liền với yêu cầu giành dân, giành quyền làm chủ, “giành lấy thế mạnh để thắng địch, nhưng phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng vùng”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng là một văn kiện lịch sử. Nghị quyết phát triển sáng tạo đường lối quân sự của Đảng trong giai đoạn giành thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh, cụ thể hóa phương sách thắng địch từng bước của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “đánh cho ngụy nhào” sau khi đã “đánh cho Mỹ cút”.

Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng, quân và dân miền Nam kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, tiến công quyết liệt bằng nhiều cách đánh dũng cảm, sáng tạo. Kế hoạch “bình định” lấn chiếm của địch bị thất bại. Quân ngụy suy sụp nhanh chóng khi quân Mỹ đã rút đi.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng tình hình, nắm bắt thời cơ lớn đang xuất hiện, từ tháng 10 năm 1974, một kế hoạch tác chiến chiến lược được chuẩn bị chu đáo và được Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua. Quyết tâm chiến lược là giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976, có dự kiến giành thắng lợi hoàn toàn ngay trong năm 1975.

Cả nước đi vào trận đánh cuối cùng. Các quân đoàn bộ binh cùng với các đơn vị pháo binh, công binh, các lữ đoàn xe tăng, thiết giáp được lệnh hành quân ra trận.

Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng được cử vào chiến trường chỉ huy tiền phương chiến dịch.

Hoạt động quân sự mạnh mẽ của ta trong mùa khô 1974-1975 thu được thắng lợi lớn. Các chiến thắng Thượng Đức (12-1974), Phước Long (1-1975) đánh dấu bước suy sụp hết sức nghiêm trọng của quân ngụy và bước thụt lùi mới của đế quốc Mỹ.

Thừa thắng xông lên, mùa xuân 1975, quân và dân ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trên toàn chiến trường miền Nam. Chiến thắng Buôn Ma Thuột mở đầu giòn giã chiến dịch Tây Nguyên, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của địch. Tiếp đó là chiến dịch Huế - Đà Nẵng, đập vỡ tấm lá chắn của địch ở phía Bắc. Với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, các quân đoàn chủ lực thần tốc tiến quân, đồng bào các dân tộc đồng loạt nổi dậy. Các phòng tuyến vành ngoài bảo vệ Sài Gòn lần lượt bị đập vỡ.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, tại thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết mở chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam. 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Hơn một triệu quân ngụy còn lại tan rã tại chỗ, được hưởng chính sách khoan hồng nhân đạo theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và tinh thần nhân nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời thề thứ nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện trọn vẹn.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân ta phải đương đầu với một tên đế quốc có tiềm lực quân sự và kinh tế to lớn, lại lôi kéo được quân đội của một số nước tham gia. Đây là thử thách lớn nhất, quyết liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Trong thời kỳ lịch sử này, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh phát triển lên đỉnh cao mới.

Kiên trì lập trường nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, Người cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và mối quan hệ hữu cơ giữa hai nhiệm vụ ấy.

Trong quá trình chiến tranh, Người đã cùng Trung ương Đảng hoàn chỉnh đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam; củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ra sức xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng coi trọng tình đoàn kết chiến đấu với Lào, Campuchia, tình đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; xác định chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam, xây dựng thế trận toàn dân đánh giặc trên cả ba vùng chiến lược.

Nghệ thuật quân sự Việt Nam theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ tiềm năng, trí tuệ của con người cung những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; chủ động tiến công địch, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và ngoại giao; kiềm chế chiến tranh căn bản trong phạm vi miền Nam, chủ động tạo ra các bước ngoặt của cuộc chiến, thắng địch từng bước tiến lên giành thắng lợi quyết định: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, kết thúc trọn vẹn chiến tranh. Đó là những vấn đề cốt lõi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đánh giá cống hiến của Hồ Chủ tịch đối với dân tộc Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976 nêu rõ: thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người khai sinh nền Cộng hòa dân chủ Việt Nam, người vun trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân ta, người anh hùng dân tộc vĩ đại, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế”(1).


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, H. 1977, tr. 9-10.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 03:08:42 pm »

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người là nhà chiến lược thiên tài đã tìm ra con đường cứu nước, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Với tấm lòng yêu nước thương nòi, với sự đồng cảm trước cảnh ngộ của những “người cùng khổ”, ngay từ đầu thế kỷ, Nguyễn Ái Quốc đã vượt ra khỏi tư duy chật hẹp của các trào lưu cách mạng đương thời, chọn con đường đúng đắn: con đường cách mạng vô sản. Giải phóng dân tộc đã gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Là người cộng sản Việt Nam đầu tiên giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Ái Quốc phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa. Người đánh giá đúng đắn quan hệ giữa cách mạng vô sản ở “chính quốc” với cách mạng thuộc địa và tiên đoán khả năng cách mạng thuộc địa có thể thành công trước khi giai cấp vô sản ở “chính quốc” giành được chính quyền. Các luận điểm ấy góp phần đưa chủ nghĩa Mác - Lênin đến với nhiều dân tộc thuộc địa và đưa những dân tộc này đến với cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc không còn lẻ loi. Sức mạnh của dân tộc được tiếp thêm sức mạnh của thời đại. Đấu tranh cho độc lập tự do gắn chặt với đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng loài người.

Kết hợp lý luận với thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc ra sức nghiên cứu phương pháp cách mạng để thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Con đường cách mạng vô sản tất yếu đưa Người đến với học thuyết quân sự vô sản, ngay từ khi hệ tư tưởng quân sự phong kiến đang tồn tại ở trong nước và hệ tư tưởng quân sự tư sản đang thịnh hành trên thế giới.

Bối cảnh lịch sử đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc khiến Nguyễn Ái Quốc - sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh - dành nhiều thời gian, tâm lực nghiên cứu về quân sự. Người đã làm việc không mệt mỏi đế chuẩn bị về lý luận và tổ chức cho khỏi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng. Với kiến thức uyên bác, Người rút ra từ lịch sử Việt Nam và lịch sử cách mạng các nước, từ các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai những bài học kinh nghiệm đấu tranh vũ trang cho cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Người nghiên cứu, học tập và phổ biến về nước kinh nghiệm chiến tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc. Người trực tiếp biên soạn và chỉ đạo biên soạn nhiều tác phẩm quân sự có giá trị lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức quân sự cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trong những buổi đầu.

Trong khởi nghĩa và chiến tranh, Người vạch chiến lược quân sự, xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, sáng lập lực lượng vũ trang cách mạng, xác định kẻ thù, hoạch định kế hoạch, sắp xếp bố trí lực lượng cách mạng, giải quyết đúng đắn, kết hợp tài tình các phương pháp và hình thức đấu tranh, bồi dưỡng các nhân tố cơ bản bảo đảm giành thắng lợi. Người đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang, lãnh đạo và điều hành kháng chiến. Vai trò quyết định của Người nổi bật ở những bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam.

Sự nghiệp quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử. Cùng với sự nghiệp cách mạng, Sự nghiệp quân sự của Người là cống hiến to lớn đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Người đã khai phá con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cống hiến này đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh vào hàng các danh nhân quân sự của dân tộc, cùng với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động và đấu tranh cách mạng là cơ sở của đường lối quân sự của Đảng ta. Cùng với đường lối chính trị đúng đắn, độc lập, sáng tạo đường lối quân sự bách chiến bách thắng của Đảng đã đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến thắng lợi oanh liệt.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh bao gồm những quan điểm, luận điểm của Người về cách mạng bạo lực, về khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân, về xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng hậu phương và nền quốc phòng toàn dân, về chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật quân sự ở một nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân đế quốc. Tư tương quân sự ấy phản ánh quy luật phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều kiện nước ta, là sự kết hợp hài hòa và khoa học truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam với tinh hoa quân sự kim, cổ, đông, tây của loài người tiến bộ.

Nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới bao gồm đường lối chiến lược, sách lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh. Đặc biệt nổi bật là chiến lược “lấy nhỏ thắng lớn” của dân tộc thuộc địa đánh kẻ thù đế quốc. Đây là tư tưởng quân sự của “một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 03:10:50 pm »

*
*   *

Tư tưởng cách mạng bạo lực theo quan điểm Mác - Lênin là một nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa thực dân tự bản thân nó đã là “bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”(1). Sức mạnh vật chất phải được đánh đổ bằng sức mạnh vật chất. Kẻ thù hung bạo buộc nhân dân ta không thể có sự lựa chọn nào khác hơn là phải “đùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”(2).

Con đường giải phóng của dân tộc thuộc địa phải là con đường cách mạng bạo lực nhằm mục tiêu độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Quan điểm cách mạng bạo lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh thống nhất biện chứng với chủ nghĩa nhân văn, không hề đối lập với tinh thần yêu chuộng hòa binh. Nó cũng hoàn toàn xa lạ với các xu hướng phiêu lưu, manh động, khủng bố cá nhân.

Với ý chí thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, Người luôn luôn suy nghĩ để tìm mọi cách chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đối với sự nghiệp cách mạng, Người xác định “đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi... Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”(3). Trong đấu tranh quân sự, Người đề ra yêu cầu thắng không kiêu, bại không nản, đánh chắc thắng từng trận, từng chiến dịch để đi đến thắng lợi hoàn toàn.

*
*   *

Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, do đó không có cuộc chiến binh nào không mang mục đích chính trị và giai cấp. Với quan điểm mác-xít đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ hữu cơ giữa chiến tranh và chính trị. Người khẳng định vai trò quyết định của chính trị trong việc vạch ra đường lối chiến lược, phát động và tập hợp quần chúng tham gia kháng chiến, xây dựng và sử dụng lực lượng, củng cố hậu phương, nâng cao trạng thái chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội,... Cũng như sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp đấu tranh vũ trang phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân. Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đó là một vấn đề có tính nguyên tắc: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”(4).

Là nhà tổ chức vĩ đại, Người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam - Bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, lý luận, Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng nhân dân, coi đó là điều kiện sống còn. Đường lối cách mạng của Đảng là nguồn gốc mọi thắng lợi của nhân dân ta. Đường lối quân sự là một bộ phận hữu cơ của đường lối cách mạng. Vì vậy, quân sự phải phục tùng chính trị, phục vụ chính trị. Đây là một nội dung cơ bản trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh để chỉ đạo chiến tranh, tổ chức và rèn luyện lực lượng vũ trang, chỉ đạo nghệ thuật quân sự và giải quyết các mối quan hệ giữa đấu tranh vũ trang với các mặt đấu tranh khác, giữa quân đội với nhân dân, với tổ chức đảng và chính quyền cách mạng.


(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 65.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.10, Nxb Sự thật, H. 1989, tr. 598.
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 242.
(4) Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, t. 2. Nxb Quân đội nhân dân, H. 1987, tr. 53.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 03:13:21 pm »

*
*   *

Dân tộc thuộc địa đánh đuổi thực dân, đế quốc để tự giải phóng. Phải năng động, sáng tạo, tìm ra cách đánh phù hợp với hoàn cảnh từng dân tộc. Trước kẻ thù mới khác về chất với kẻ thù phong kiến trước kia, phải có chiến lược quân sự mới, chiến lược quân sự của chiến tranh nhân dân theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Chiến lược ấy là chiến lược tổng hợp, là sự vận dụng học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội vào thực tiễn Việt Nam, thắng giặc bằng sức mạnh của dân tộc và của thời đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng chiến lược toàn dân kháng chiến, chủ trương kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, trong đó “quân sự là việc chủ chốt”. Người coi thời gian là lực lượng, nên quyết kế kháng chiến trường kỳ, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng phát triển sức mạnh về mọi mặt, thực hiện càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng. Độc lập tự do không thể cầu xin mà có được. Phải đánh giặc bằng sức của chính mình. Tự lực tự cường nhưng không tự cô lập mình. Phải tranh thủ đến mức cao nhất sự giúp đỡ của cách mạng thế giới. Chiến lược quân sự kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy mạnh mẽ mọi tiềm lực, lực lượng: chính trị - tinh thần và vật chất, nhân tố chủ quan và khách quan, tạo nên sức mạnh tổng hợp vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Cả nước một, lòng, toàn dân đánh giặc. Bên trong đoàn kết, quyết tâm, Bên ngoài thêm bạn, bớt thù. Cả tiền tuyến và hậu phương cùng thi đua lập công.

Chiến tranh không còn chỉ là cuộc chiến đấu giữa hai quan đội; quân xâm lược đã vấp phải sức kháng chiến của cả một dân tộc anh hùng, được nhân dân thế giới đồng tình, ủng hộ.

Chiến lược quân sự ấy thấm nhuần sâu sắc tư tưởng tiến công. Khởi nghĩa là tiến công, “chỉ có tiến, không có thoái”(1). Từ khởi nghĩa từng phần, nắm bắt thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Kháng chiến với tư tưởng chiến lược tiến công là biết chủ động khởi đầu chiến tranh, chủ động kết thúc chiến tranh, biết hạn chế chỗ mạnh của địch, khoét sâu chỗ yếu của chúng, thắng địch từng bước, giành thắng lợi quyết định, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

*
*   *

Cách mạng muốn thành công thì phải “Lấy dân chúng (công nông) làm gốc”(2). “Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân(3). Đây là nét nổi bật xuyên suốt tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khác hẳn các quan điểm quân sự tư sản thường chỉ nhấn mạnh vai trò các tướng lĩnh tài năng, dựa vào quân đội nhà nghề, vào binh khí kỹ thuật. Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa vào dân, dựa chắc vào dân, khơi nguồn lực lượng và sức sáng tạo của nhân dân, có dân thì có tất cả.

Nêu cao ngọn cờ đại nghĩa. Người chăm lo giáo dục cho toàn dân hiểu rõ tại sao làm cách mạng, tại sao phải kháng chiến. Người xây đựng khối đại đoàn kết toàn dân. tập hợp mọi tầng lớp nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công nông, động viên sức mạnh của toàn dân vào trong cuộc kháng chiến cứu nước. Hậu phương vững chắc là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Hậu phương không chỉ là sức mạnh vật chất mà còn là sức mạnh tinh thần, sức mạnh chủ yếu là ở lòng dân. Một nền quốc phòng toàn dân hùng mạnh với sự tham gia của tất cả các ngành, các giới đả góp phần quyết định bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Công việc quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được đồng bào cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh vũ trang không còn là lĩnh vực dành riêng cho những quân đội chuyên nghiệp. Toàn dân đã tự giác đứng lên chiến đấu. Công việc quân sự có mục đích rõ ràng, có nội dung chính trị sâu sắc, Hoạt động quân sự vì thế kiên quyết, triệt để nhằm giành thắng lợi từng bước cho đến thắng lợi hoàn toàn. Hoạt động đó được thể hiện bằng nghệ thuật toàn dân đánh giặc với lòng dũng cảm phi thường và trí thông minh, sáng tạo tuyệt vời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không những lấy dân làm gốc, mà còn hết lòng chăm lo vun xới cái gốc để cây cách mạng nở hoa, kết quả. Người chủ trương kháng chiến đi đôi với kiến quốc để bồi dưỡng sức dân. Ngay trong chiến tranh, phải thực hiện các nhiệm vụ cách mạng dân chủ, các chế độ chính sách mang lại quyền lợi và hạnh phúc cho dân. Dân sinh được cải thiện, dân trí được nâng cao, dân chủ được thực hiện, con người mới được xây dựng, chế độ phát huy tính ưu việt, tất cả tạo thành khí thế của toàn dân đánh giặc, mà “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”(4).

Đánh giặc bằng sức mạnh của toàn dân, nhưng phải có lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đó là một quân đội kiểu mới của Đảng và của dân tộc, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, coi nhân dân là cha mẹ, mang bản chất “trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân”. Nét độc đáo trong tư tưởng của Người về xây dựng lực lượng vũ trang là “người trước, súng sau”. Trên cơ sở phong trào cách mạng của nhân dân mà tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng.

Ngay từ những ngày đầu, Người đã phác họa mô hình lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đó lả một đội quân chiến đấu, công: tác và sản xuất. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định giữ vững, phát huy bản chất cách mạng và không ngừng nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang. Chất lượng chính trị được Người đặt lên hàng đầu. Quân đội phải có đức dũng cảm, chí hy sinh, có kỷ luật nghiêm, thực hiện toàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, đồng thời phải luyện tập công phu, làm chủ khoa học kỹ thuật quân sự. Người đặc biệt quan tâm việc nuôi dưỡng bộ đội, “thực túc binh cường”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người động viên, giáo dục. Người chỉ bảo, chăm lo. Người khao thưởng quân sĩ mỗi lần thắng trận. Người thương tiếc các liệt sĩ, quan tâm đến các gia đình có người thân hy sinh vì nước. Người an ủi thương binh, chỉ thị cho các cấp phải cứu chữa tận tình. Người yêu cầu phải tốt chính sách hậu phương quân đội. Thật hiếm có vị Tổng tư lệnh tối cao nào lại gần gũi, chăm lo dạy bảo những người lính của mình như Bác Hồ đối với các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Và cũng hiếm có một quân đội nào lại tin yêu vị Tổng tư lệnh tối cao của mình như Quân đội nhân dân Việt Nam tin yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đáp lại tấm lòng của Bác, cán bộ, chiến sĩ toàn quân ra sức rèn luyện, chiến đấu, trưởng thành vượt bậc, chiến thắng vẻ vang. Quân đội ta đã thực hiện được những lời Bác Hồ dạy, xứng đáng với phần thưởng cao quý nhất đối với các lực lượng vũ trang là được nhân dân gọi bằng cái tên trìu mến; “Bộ đội Cụ Hồ”.


(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 4, Nxb Sự thật, H. 1984, tr. 539.
(2) Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, t. 1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985, tr. 94.
(3) Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, t. 1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985, tr. 345.
(4) Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, t. 1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985, tr. 86.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM