Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:05:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (Đọc 8474 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 01:55:17 pm »

Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Tại cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ sau khi về Hà Nội, Người nói: “Trước kia ta mới có rừng núi, có đêm; ngày nay ta có thêm sông, thêm biển, thêm cả ban ngày. Đất nước ta bao la. Anh em ta đông đúc”. Với nông thôn, thành thị, rừng núi, đồng bằng, vùng trời, vùng biển, miền Bắc Việt Nam có đủ điều kiện để xây dựng thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng cả nước. Kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa trên miền Bắc được để ra nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại.

Ở miền Nam, tháng 9 năm 1954, Chính phủ Pháp thỏa thuận để Mỹ trực tiếp viện trợ quân sự và kinh tế cho ngụy quyền. Một kế hoạch xâm lược mới của đế quốc Mỹ được vạch ra. Trung tâm của kế hoạch này là gấp rút xây dựng lại quân ngụy do Mỹ trang bị, huấn luyện và chỉ huy, đào tạo tay sai mới người bản xứ. Với tiền bạc và vũ khí Mỹ, ngụy quyền Ngô Đình Diệm tập hợp tay chân, tạo nên một tầng lớp xã hội mới phục vụ cho âm mưu đánh phá cách mạng.

Quân Pháp vừa rút khỏi Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm lập tức mở cuộc tiến công tiêu diệt các lực lượng vũ trang Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo do Pháp để lại, phế truất Bảo Đại, lên làm quốc trưởng ngụy quyền, đem toàn bộ lực lượng thực hiên kế hoạch đánh phá cách mạng miền Nam. Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao tuyên bố cam kết ủng hộ chế độ Diệm.

Nước Việt Nam đứng trước hiểm họa bị chia cắt lâu dài.

Nhân dân miền Nam Việt Nam đã tiến hành một cuộc đấu tranh chính trị kiên cường chống lại bộ máy cảnh sát quân sự của Mỹ - Diệm. Bằng những hình thức đấu tranh phong phú, nhân dân các địa phương vạch trần bộ mặt độc lập và dân chủ giả hiệu của chúng, đấu tranh chống địch bắt những người kháng chiến cũ. Ở nhiều nơi, địch thẳng tay bắn giết nhân dân. Một số cán bộ, đảng viên bị lộ đã lên các vùng căn cứ kháng chiến cũ, tổ chức những đội vũ trang bí mật để đối phó với địch.

Theo dõi cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhiều bài đăng trên Báo Nhân dân vạch trần hành động xâm lược của đế quốc Mỹ đối với các nước Đông Dương. Ngươi chỉ rõ: chúng sẽ dùng bộ máy ngụy quyền thẳng tay đàn áp những người yêu nước tán thành hòa bình. Chúng sẽ thúc ép các chính phủ theo đuôi Mỹ ủng hộ kế hoạch xâm lược mới của Mỹ. Cuộc đấu tranh sẽ gay go quyết liệt. Nhân dân ta phải quyết tâm đẩy mạnh đấu tranh hơn nữa để giữ gìn những quyền dân tộc đã giành được.

Trước sự phát triển mới của cuộc đấu tranh cách mạng trên cả hai miền Nam - Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vị trí của miền Bắc. Người nói: “Muốn dựng ngôi nhà tốt thì phải xây nền cho thật vững. Muốn cây được mạnh, lá được tươi, hoa được đẹp, quả được tốt, thì phải ra sức săn sóc, vun xới gốc cây. Miền Bắc là cái nền, cái gốc của cuộc đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà. Cho nên mọi việc chúng ta làm ở miền Bắc đều nhằm tăng cường lực lượng của miền Bắc và miền Nam”(1). Đây là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí quan trọng của miền Bắc trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.

Tháng 8 năm 1955, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị nhận định: đế quốc Mỹ và tay sai của chúng đã trở thành kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân ta. Đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ, nguy hiểm nhất. Cuộc đấu tranh giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nhân dân ta sẽ lâu dài và gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Quán triệt tư tưởng của Người, Hội nghị nêu rõ: muốn thống nhất nước nhà, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, tập hợp lực lượng thành mặt trận thống nhất rộng rãi có cương lĩnh thích hợp để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai.

Lúc này, trước sự lớn mạnh của lực lượng hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, trước phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu lên mạnh ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh, nhiều đảng cộng sản và công nhân nêu lên những vấn đề lý luận mới về chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, về khả năng ngăn ngừa chiến tranh, về những hình thức phong phú của bước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước khác nhau, về những khả năng và triển vọng đang mở ra cho các phong trào cách mạng trong thời đại ngày nay. Bè bạn năm châu đã góp nhiều ý kiến về đường lối và phương pháp của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Có ý kiến khuyên Việt Nam nên tập trung xây dựng miền Bắc, thi đua kinh tế với miền Nam; những thành tựu về kinh tế, văn hóa và cải cách xã hội trên miền Bắc sẽ hấp dẫn mạnh mẽ nhân dân miền Nam và sẽ dẫn tới thống nhất đất nước. Lại có ý kiến cho rằng trước sức mạnh của đế quốc Mỹ, cách mạng Việt Nam nên thực hiện “trường kỳ mai phục”, dù lâu dài cũng phải kiên trì chờ đợi thời cơ.


(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 7, Nxb Sự thật, H. 1987, tr. 454.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 01:57:39 pm »

Tạp chí Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân số tháng 9 năm 1955 đăng bài của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng tiếng Pháp nhan đề “Quốc khánh lần thứ 10 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Bài báo điểm lại các phong trào cách mạng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến lúc này khẳng định “ba điều kiện không thể thiếu được đối với bất cứ một cuộc cách mạng phản đế nào ở một nước thuộc địa. Đó là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự thành lập một mặt trận dân tộc phản đế rộng rãi, khởi nghĩa vũ trang”(1). Trong bối cảnh đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chỉ rõ một vấn đề quân sự có tính quy luật cho mọi cuộc cách mạng phản đế ở thuộc địa trong thời đại mới là khởi nghĩa vũ trang. Nêu cao thắng lợi của phong trào cách mạng thế giới trong 10 năm qua, Người kết luận: “Tất cả những thành tựu to lớn đó đã đem lại cho nhân dân chúng tôi một niềm tin tưởng vô hạn vào tương lai huy hoàng của Tổ quốc và vào sự tất thắng của sự nghiệp của chúng tôi. Mặc dù còn gặp khó khăn và trở ngại, chúng tôi tiến lên phía trước với lòng tin tưởng và tâm hồn của người chiến thắng”(2).

Tháng 4 năm 1956, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại xác định: “Trong khi nhận định sự có thể ngăn ngừa chiến tranh, chúng ta phải cảnh giác đối với âm mưu của bọn gây chiến; vì chủ nghĩa đế quốc hãy còn, thì còn có nguy cơ chiến tranh... Trong khi nhận định có khả năng thực hiện thống nhất bằng phương pháp hòa bình ở Việt Nam ta, chúng ta cần phải luôn luôn nhớ rằng kẻ thù của nhân dân ta là đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng còn chiếm giữ một nửa đất nước ta và chúng đang chuẩn bị chiến tranh, vì vậy chúng ta cần phải luôn luôn nắm vững ngọn cờ hòa bình, nhưng đồng thời phải luôn luôn nâng cao đề phòng và cảnh giác(3).

Trong bài báo nhan đề “Củng cố và phát triển sự thống nhất tư tưởng của các đảng mác-xít - lê-nin-nít” đăng trên báo Sự thật (Liên Xô) tháng 2 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu bật tầm quan trọng của việc vận dụng đúng đắn những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của từng nước. Người viết: “Trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân tộc và những điều kiện riêng biệt ở từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách của mới Đảng cộng sản và mỗi Đảng công nhân. Đồng thời chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là cơ sở không gì lay chuyển nổi của cuộc đấu tranh chung của tất cả các Đảng ấy”(4), về đường lối và phương pháp của cách mạng Việt Nam, Người nhấn mạnh: Dân tộc Việt Nam “phải vạch rõ những phương pháp và những biện pháp riêng của mình trong cuộc đấu tranh chống những âm mưu của bọn đế quốc Mỹ và của chính quyền miền Nam Việt Nam hòng vĩnh viễn chia cắt đất nước chúng tôi và cả trong cuộc đấu tranh để dần dần quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Người nêu rõ: “Không thể nào hạn chế những hoạt động hiện nay và tương lai của chúng tôi trong khuôn khổ dân tộc thuần túy... những hoạt động đó có muôn ngàn sợi dây liên hệ với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ.... sự đoàn kết thực sự của phe xã hội chủ nghĩa và của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới đối với chúng tôi cũng cần thiết không kém gì trước kia, khi nhân dân Việt Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước”(5).

Đến giữa năm 1956, thời hạn hai năm tiến hành hiệp thương giữa hai miền để thực hiện tổng tuyển cử, thống nhất nước Việt Nam đã hết. Đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm cự tuyệt hiệp thương, tuyên bố không thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Với khẩu hiệu “Bắc tiến”, chúng tăng cường quân ngụy, xây dựng hàng loạt căn cứ quân sự. Chúng đưa việc “tố cộng”, “diệt cộng” thành quốc sách, đánh phá ác liệt cơ sở cách mạng ở miền Nam, gây nên những tội ác “trời không dung, đất không tha”.

Nêu cao quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào cả nước, khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta”(6). Tháng 6 năm 1956, Người chủ tọa cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, xác định: “Ở miền Nam vấn đề hết sức quan trọng là phải tranh thủ xây dựng lực lượng cách mạng... Tuy hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay vẫn còn là đấu tranh chính trị, chưa phải là đấu tranh vũ trang, nhưng như thế không có nghĩa là không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định”. Bộ Chính trị quyết định: ở miền Nam phải “củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có, xây dựng căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang”(7). Nghị quyết này báo hiệu sự chuyển hướng phương pháp đấu tranh ở miền Nam.

Hai tháng sau, đồng chí Lê Duẩn, đại diện Bộ Chính trị Trung ương Đảng tại miền Nam viết “Đề cương cách mạng miền Nam”. Đề cương xác định: “Để chống lại Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con đường cách mạng. Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam là quá trình tập hợp lực lượng của nhân dân, là quá trình xây dựng những phương tiện đấu tranh của nhân dân, là quá trình tự giải phóng của nhân dân về chính trị, kinh tế, văn hóa từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ những bước tuần tự đến những bước nhảy vọt và cũng là quá trình lay chuyển chính quyền phát xít đen tối cửa Mỹ - Diệm. Chính quyền ấy bị lay chuyển từng phần hay toàn thể là do sự phát triển của lực lượng cách mạng, do tình hình phát triển cụ thể trong nước và ngoài nước”. “Đề cương cách mạng miền Nam” của đồng chí Lê Duẩn là sự vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng, lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang vào điều kiện mới của cách mạng Việt Nam.


(1), (2), (3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 7, Nxb Sự thật, H. 1987, tr. 314, 323-324, 427.
(4), (5) Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Nxb Sự thật, H. 1960, tr. 595.
(6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 7, Nxb Sự thật, H. 1987, tr. 314, 464.
(7) Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, t. II, quyển 1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1988; tr.,77.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2020, 02:19:40 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 01:59:35 pm »

Tiếp đó, Xứ ủy Nam Bộ ra chỉ thị về hoạt động vũ trang tuyên truyền, nhằm vận động và tổ chức quần chúng, tích trữ, phát triển lực lượng, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho khởi nghĩa vũ trang. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vũ trang tuyên truyền - một hình thức hoạt động thích hợp trong thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới, lại được vận dụng vào thực tiễn mới của cách mạng.

Cuối năm 1957, Hội nghị lần thứ 13 của Trung ương Đảng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Báo cáo chính trị tại Hội nghị, Người vạch rõ: “Ta đang đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa và riêng ở miền Bắc mà nói, thì nhiệm vụ dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa”.

Về mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, Người xác định: “Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹ một nhiệm vụ nào cũng đều sai lầm. Tuy vậy, nhiệm vụ củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội có tính chất quyết định cho toàn bộ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Miền Bắc có được củng cố và tiến lên chủ nghĩa xã hội thì ta mối có cơ sở vững mạnh đảm bảo cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà... Ngược lại, lực lượng cách mạng ở miền Nam được duy trì và phát triển thì đó là một nhân tố trực tiếp quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam đồng thời là hậu thuẫn mạnh mẽ cho sự nghiệp giữ vững hòa bình, củng cố miền Bắc”.

Trong bối cảnh của nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta, đồng thời là sự vận dụng, phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin trong điều kiện mới của cách mạng Việt Nam. Một đất nước, một dân tộc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đó là cống hiến xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta.

Với việc xác định đúng đắn hai chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, chiến lược quân sự của cả nước và ở mỗi miền có phương hướng thích hợp. Thực tế hai năm đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ cho thấy con đường bạo lực là con đường duy nhất đúng để hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Đánh giá tư duy cách mạng Việt Nam trong thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Càng ngày càng sáng”(1).

Tháng 3 năm 1957, với cương vị Chủ tịch Đảng kiêm Tổng Bí thư, Người chủ tọa Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương Đảng bàn về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Hội nghị đã thông qua kế hoạch quân sự dài hạn 1955-1960 xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy hiện đại, làm trụ cột vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Người và Trung ương Đảng chăm lo chuẩn bị thực lực của cách mạng, đặt việc tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và củng cố nền quốc phòng toàn dân trên miền Bắc thành một trong những nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng, toàn dân để giữ quyền chủ động chiến lược trong mọi tình thế. Nói chuyện với cán bộ cao cấp và trung cấp trong quân đội, Người chỉ rõ: những tư tưởng cho rằng hòa bình đã lập lại thì mọi việc đều yên vui, cho rằng, lực lượng hòa bình thế giói đã lớn mạnh thì nguy cơ chiến tranh không còn nữa, hoặc cho rằng kẻ thù đế quốc đã thất bại thì chúng không dám gây ra hành động xâm lược, đều là những tư tưởng sai lầm và nguy hiểm. Người căn dặn cán bộ quân đội phải “tiếp tục học tập nâng cao lập trường tư tưởng và trình độ kỹ thuật của mình... phải cố gắng xây dựng được nền nếp chính quy trong đơn vị... Quân đội ta nhất định phải tiến từng bước lên chính quy, hiện đại”(2). Người nhấn mạnh “... bọn đế quốc vẫn ra sức chuẩn bị chiến tranh, vì vậy chúng ta phải luôn luôn cảnh giác”(3). “Các đơn vị bộ đội thường trực phải tích cực học tập, phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ và kỷ luật, phải sẵn sàng chiến đấu”(4).

Kế hoạch quân sự 1955 - 1960 được thực hiện toàn diện. Từ đơn thuần bộ binh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở thành một lục quân chính quy, tương đối hiện đại với gần đủ cáo binh chủng kỹ thuật. Những cơ sở ban đầu của các quân chủng không quân và hải quân được xây dựng. Tổng Quân ủy điều chỉnh kế hoạch quân sự ăn khớp với kế hoạch chung của Nhà nước, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, vừa xây dựng quân thường trực, vừa xây dựng dân quân tự vệ và lực lượng hậu bị, lập kế hoạch động viên và kế hoạch phòng không nhân dân. Người trực tiếp xem xét việc bố trí quân thường trực và lực lượng tham gia sản xuất.


(1) Biên bản cuộc họp Bộ Chính trị Trung ương Đàng ngày 8 và 9 tháng 1 năm 1965, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 368/QU.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 7, Nxb Sự thát, H. 1987, tr. 675.
(3), (4) Hồ Chí Minh, Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1975. tr. 322, 323-324.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:04:41 pm »

Các trường quân sự lần lượt được thành lập, củng cố. Đội ngũ cán bộ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp được luân phiên cử đi học tập tại các trường sĩ quan trong nước và nước ngoài. Tại buổi lễ phong quân hàm cấp tướng cho cán bộ cao cấp trong quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Dù ở cương vị nào, các đồng chí đều phải luôn luôn gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân”(1). Người đi thăm các trường quân sự, ra tận thao trường xem bộ đội diễn tập tác chiến hiệp đồng binh chủng. Trước một số biểu hiện giáo điều, máy móc trong huấn luyện chiến đấu, Người nhắc nhở: “tác chiến của bộ đội chủ lực phải phối hợp chặt chẽ với chiến tranh du kích của toàn dân; cần rút kinh nghiệm và phát huy những truyền thống tốt đẹp trong kháng chiến chống Pháp vào nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng đơn vị”(2).

Đến thăm các đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng nông trường tại Tây Bắc, Tây Quảng Bình, Tây Vĩnh Linh, Người vạch rõ: đây là một nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Chính phủ giao cho quân đội. Người động viên cán bộ và chiến sĩ ta đã từng đánh thắng đế quốc, nay phải ra sức khắc phục khó khăn về thiên nhiên và thời tiết, “phải chuẩn bị tinh thần đánh thắng cả trời”(3) để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng những vùng kinh tế mới tại các địa bàn chiến lược.

Coi trọng từng sáng kiến của cán bộ và công nhân viên quốc phòng trên đường tiến quân vào khoa học, kỹ thuật, Người khen ngợi: “Đó là một bước tiến đầu tiên trên con đường muôn dặm của cách mạng kỹ thuật, như một đóa hoa báo hiệu mùa xuân”(4).

Trên miền Bắc, nhân dân ta bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa. Các nghị quyết của Hội nghị lần thứ 14 (11-1958) và lần thứ 16 (4-1959) của Trung ương Đảng được thực hiện thắng lợi, mang lại quyền lợi chính trị, kinh tế thiết thực cho nhân dân lao động, tạo nên nguồn sức mạnh mới, nâng cao tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Trong khi đó, ở miền Nam Việt Nam, chế độ thống trị thực dân mới được thiết lập với những hình thức kìm kẹp đàn áp hết sức khốc liệt. Mỹ - Diệm tuyên bố “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”. Chúng ra luật 10-59, xử tử tại chỗ những người cách mạng. Chúng đặt luật “cải cách điền địa”, cướp lại ruộng đất cách mạng đã chia cho nông dân, tập trung ruộng đất vào tay địa chủ.

“Quần chúng không còn con đường nào khác hơn là phải vùng lên, một sống một chết với bọn Mỹ - Diệm”(5). Tại các vùng căn cứ kháng chiến cũ và nhiều vùng nông thôn đồng bằng, hàng trăm đội vũ trang được thành lập. Những cuộc diệt ác trừ gian nổ ra ở nhiều nơi. Miền Nam Việt Nam đã đến đêm trước của khởi nghĩa vũ trang. Xóa bỏ ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, đánh đổ chế độ phát xít Mỹ - Diệm trở thành yêu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam.

Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng (mở rộng) họp tại thủ đô Hà Nội. Đại biểu các đảng bộ miền Nam vượt mọi khó khăn ra họp. Trí tuệ của toàn Đảng được tập trung để quyết định đường lối cách mạng ở miền Nam trong giai đoạn mới.

Trong lời khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nhiệm vụ cứu dân, cứu nước là của toàn Đảng, toàn dân”. Người nhắc nhở: trong khi xác định đường lối và phương pháp cách mạng ở miền Nam, “phải đặt miền Nam Việt Nam trong cách mạng chung của cả nước và cách mạng nước ta trong cách mạng thế giới”. Người phân tích: “Ta giương cao ngọn cờ hòa bình vì rất có lợi cho ta. Nhưng hòa bình không phải là ta không chuẩn bị lực lượng”. Thực lực cách mạng bao giờ cũng lả nhân tố quyết định đối với thắng lợi của cách mạng. Con đường xây dựng thực lực của cách mạng Việt Nam vốn lấy dân làm gốc, lấy việc xây dựng cơ sở chính trị quần chúng làm nên tảng. Trước yêu cầu xây dựng và phát triển thực lực của cách mạng miền Nam để chuyển cuộc đấu tranh từ chính trị lên vũ trang, Người xác định: “Nếu ta tổ chức lực lượng chính trị cho tốt khi cần vũ trang sẽ không khó”(6). Một lần nữa, tư tưởng “người trước súng sau” lại được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong giai đoạn cách mạng mới.

Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng quyết định “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam”. Phương pháp cách mạng là dùng bạo lực, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang hoặc nhiều hoặc ít tùy tình hình, đánh đổ quyền thống trị của đế quốc phong kiến, dựng lên chính quyền của nhân dân”. Để đạt mục tiêu ấy, Hội nghị quyết định “chuẩn bị theo phương hướng căn bản là khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm”. Hội nghị dự kiến “cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang cục diện mới, đó là chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta”(7).


(1) Hồ Chí Minh, Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1975. tr. 335-336.
(2) Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, t. II, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1982, tr. 72.
(3), (4) Hồ Chí Minh, Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1975. tr. 319, 339.
(5) Lê Duẩn, Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, Nxb Sự thật, H. 1965, tr. 7.
(6), (7) Biên bản Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng, Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Hồ sơ TW 110.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:07:28 pm »

Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng là một sự kiện lịch sử. Hội nghị đã đề ra đường lối có tính nguyên tắc cho cách mạng miền Nam, đặt cơ sở để xác định nhiệm vụ chiến lược chính xác và toàn diện, động viên mạnh mẽ tinh thần cách mạng của toàn dân, tạo nên những chuyển biến căn bản của phong trào cách mạng miền Nam trong những năm sau đó.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng. Quân ủy Trung ương khởi thảo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961 - 1965) đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, củng cố nền quốc phòng toàn dân trên miền Bắc, chuẩn bị đối phó với chiến tranh mở rộng xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam.

Để tăng cường chi viện miền Nam, Đoàn vận tải quân sự Bắc - Nam (Đoàn 559) được thành lập, mở đường vượt Trường Sơn vào Trung Trung Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tiếp đó, Đoàn vận tải đường biển Bắc - Nam (Đoàn 759) ra đời.

Ở miền Nam, nhân dân sôi sục đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai với những hình thức hết sức phong phú, sáng tạo. Tiếp theo cuộc khỏi nghĩa Trà Bồng (8-1959), tháng 1 năm 1960 “đồng khởi” bùng lên tại nhiều xã thuộc tỉnh Bến Tre, mở đầu phong trào khởi nghĩa từng phần ở miền Nam. Đến tháng 9 năm 1960, toàn nông thôn Nam Bộ “đồng khởi”. Sau đó, phong trào khởi nghĩa lan rộng ra vùng rừng núi Tây Nguyên và nông thôn miền Trung Trung Bộ.

Từ thế giữ gìn lực lượng, cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công.

Mùa thu năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội giữa lúc nhân dân miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân miền Nam tiến lên cao trào khởi nghĩa từng phần, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”(1).

Đại hội ra Nghị quyết xác định rõ: “Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”(2). “Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà”(3). Trong buổi bế mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ. Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến lên. Quyết không có lực lượng nào ngăn cản được chúng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lại khác”(4).

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng là một sự kiện lịch sử trọng đại. Nhất trí với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng trong giai đoạn mới, Đại hội vạch ra đường lối chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo, nhằm đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kết hợp sức mạnh của tiền tuyến và hậu phương, của dân tộc và thời đại, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

Trong dịp này, gửi thư cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam, Người viết: “Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”(5). Người đã thận trọng gạch đoạn về thời gian cụ thể trong bản thảo của bức thư và đúng 15 năm sau, lịch sử đã chứng minh dự đoán này của Người là hoàn toàn chính xác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với toàn Đảng hoàn chỉnh đường lối và phương pháp của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Giương cao ngọn cớ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam xây dựng miền Bác tiến lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


(1) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam: Văn kiện Đại hội, t. 1, tr. 11.
(2), (3) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam: Văn kiện Đại hội, t. 1, tr. 11, 17.
(4) Vũ Kỳ: Bác Hồ tại Đại hội III, Báo Nhân dân, ngày 3-2-1990.
(5) Đặc san Báo Nhân dân, ngày 30-4-1985, tr. 2.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:10:34 pm »

II. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG LỚN MIỀN BẮC
CHI VIỆN TIỀN TUYẾN LỚN MIỀN NAM,
QUYẾT TÂM ĐÁNH THẮNG GIẶC MỸ XÂM LƯỢC

Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng mở ra một thời kỳ đấu tranh cách mạng mới vô cùng sôi động và hào hùng trên đất nước ta.

Trên miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu được thực hiện. Nhân dân miền Bắc ra sức phấn đấu đưa đất nước từ một nền nông nghiệp lạc hậu tiến lên nhằm mục tiêu: có nông nghiệp, công nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Tại miền Nam, hình thái khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ đã dẫn tới những cuộc tiến công quân sự ngày càng phổ biến. Lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân phát triển nhảy vọt. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước, đồng thời làm chức năng chính quyền nhà nước ở vùng giải phóng và các vùng căn cứ.

Ở Lào, cách mạng từ đấu tranh chính trị chuyển lên đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, ở Campuchia, chính quyền vương quốc thi hành chính sách hòa bình trung lập.

Một tình thế cách mạng mới xuất hiện trên bán đảo Đông Dương.

Tháng 1 năm 1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do so sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã thay đổi qua cao trào “đồng khởi”, Bộ Chính trị quyết định chuyển phương châm đấu tranh của cách mạng miền Nam: Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính tri, đồng thời đẩu mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai lực lượng chính trị và quân sự”(1).

Bộ Chính trị đề ra “nhiệm vụ công tác trước mắt ở miền Nam là ra sức xây dựng mau chóng lực lượng của ta về cả hai mặt chinh trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc giải phóng, phát động một phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ nông thôn đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị, tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam”(2).

Tiếp đó, tháng 2 năm 1961, Bộ Chính trị lại xác định nhiệm vụ quân sự chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tình thế mới là: “Bảo vệ hòa bình, bảo đảm công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc; đẩy mạnh cuộc đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính tri, tiến tới giải phóng miền Nam và tích cực giúp đỡ cách mạng Lào giành thắng lợi”(3).

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị dự kiến: trong quá trình phát triển của cách mạng miền Nam, có thể nổ ra những cuộc đảo chính và binh biến mà cách mạng phải biết kịp thời nắm lấy cơ hội để chuyển biến tình hình; đồng thời có khả năng đế quốc Mỹ vũ trang can thiệp, ta phải hết sức theo dõi, hạn chế và kịp thời đối phó. Lúc này, còn khả năng giữ hòa bình trên miến Bắc. Cho nên, phải hết sức tránh một cuộc can thiệp vũ trang lớn của đế quốc Mỹ. Miền Bắc phải chi viện cách mạng miền Nam với tất cả khả năng của mình, tích cực giúp đỡ cách mạng Lào, đồng thời sẵn sàng đối phó với chiến tranh mở rộng.

Phát biểu kết thúc cuộc họp của Bộ Chính trị Người chỉ rõ: về xây dựng hậu phương miền Bắc, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, “kế hoạch vật tư kỹ thuật phải bàn với bạn”(4); còn nhân dân ta thì phải làm tốt các mặt “lương thực, đường sá và hợp tác xã(5)”. Về xây dựng quân đội nhân dân chính quy, hiện đại, Người căn dặn: “trang bị kỹ thuật thì phải tiến lên, nhưng sinh hoạt của bộ đội phải gần dân đừng tách rời dân. Phải nhớ rằng chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân, quân đội ta là quân đội nhân dân”(6).

Hai cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng tháng 1 và tháng 2 năm 1961 đánh dấu bước phát triển sáng tạo về tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng trong tình hình cách mạng miền Nam chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng. Xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước, tích cực chi viện miền Nam, đẩy mạnh đấu tranh vũ tranh kết hợp với đấu tranh chính trị, hạn chế chiến tranh trong phạm vi miền Nam và thắng địch ở miền Nam, đó là những nội dung tư tưởng quân sự chủ yếu trong thời kỳ này.

Giải thích chủ trương quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, trong thư gửi Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn nói rõ: “Chúng ta đề ra chủ trương đánh địch bằng cả hai lực lượng chính trị và quân sự, tiến tới tổng khởi nghĩa, tổng công kích để giải phóng miền Nam” (7).

Ngay trong tháng 3 năm 1961, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương ra quyết định thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ tác chiến ở miền Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi Quân giải phóng là “người em oanh liệt”(8) của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Người đặc biệt quan tâm tổ chức chi viện cho cách mạng miền Nam. Người tiếp đồng chí Bông Văn Dĩa từ miền Nam ra để nhận nhiệm vụ lái con tàu mở đường vận tải chiến lược trên biển đưa vũ khí vào miền Nam. Sau khi nghe thuyền trưởng Bông Văn Dĩa trình bày, Người nói: “Đi biển kiểu ấy thì xưa nay chỉ có Cri-xtôp Cô-lông và chú”. Tiếp đó, Người tiếp đồng chí Võ Bẩm, Đoàn trưởng Đoàn vận tải quân sự 559. Người căn dặn: Đoàn 559 phải làm tốt, làm nhiều hơn nữa, phải giữ được bí mật bất ngờ, phải chăm lo đời sống của nhân dần. Người giao nhiệm vụ cho đoàn đem ngay muối và vải hoa vào phát đến từng người dân ở cả hai bên Đông và Tây Trường Sơn trên dọc tuyến đường 559.

Với con đường chi viện chiến lược này, lực lượng tinh thần, vật chất của miền Bắc và sự giúp đỡ của các nước anh em và bầu bạn quốc tế ngày đêm tiếp sức cho cách mạng miền Nam.


(1), (2) Chỉ thị ngày 31-1-1961 của Bộ Chính trị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 285/TW.
(3) Quân ủy Trung ương: Các chủ trương công tác lớn của kế hoạch quân sự 5 năm 1961-1965, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 264/QU.
(4), (5) Quân ủy Trung ương: Các chủ trương công tác lớn của kế hoạch quân sự 5 năm 1961-1965, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 264/QU.
(6) Quân ủy Trung ương: Kế hoạch tổ chức trang bị và xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật 5 năm 1961-1965, Lưu trữ Cục Quân lực, Hồ sơ 1104, TC1-61.
(7) Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 36.
(8) Hồ Chí Minh: Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1975, tr. 388.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:15:04 pm »

*
*   *

Trước sự phát triển của cách mạng Việt Nam, đế quốc Mỹ tiến thêm một bước trong chính sách vũ trang xâm lược. Tập đoàn Ken-nơ-đi lên cầm quyền ở Mỹ tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt” nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa II ở thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo với toàn dân về cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ đang tiến hành ở miền Nam. Người biểu dương quân và dân miền Nam kiên quyết chiến đấu để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc. Người kêu gọi nhân dân miền Bắc ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội để ủng hộ đồng bào miền Nam... Người nhắn nhủ nhà cầm quyền Mỹ: “Tổng thống Ken-nơ-đi phải hiểu lịch sử. Lịch sử đã chứng tỏ rằng: khi một dân tộc đã đoàn kết nhất trí, đấu tranh giành độc lập tự do… thì nhất định họ sẽ thắng lợi”(1).

Vấn đề Việt Nam nhanh chóng trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Nhiều nhà báo nước ngoài đên Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của nhà báo Nhật Bản I-ô-cô Ma-xu-ô-cô Người nói: đế quốc Mỹ xem miền Nam Việt Nam là nơi thí điểm “chiến tranh đặc biệt” để đàn áp các dân tộc khác. Vì vậy, cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam chúng tôi là để tự giải phóng mà cũng là một cống hiến vào cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh và nhất là ở Đông Nam Á, để tự vệ chống lại sự xâm lược của bọn đế quốc hiếu chiến, đặc biệt là đế quốc Mỹ(2).

Tiếp nhà báo Pháp Đa-ni-en Huy-nơ-ben, Người nhấn mạnh: “Nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân miên Bắc là phải hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam”(3).

Nói chuyện với nhà báo Úc Uyn-phrít Bớc-sét, Người phân tích: đế quốc Mỹ và tay sai “cũng giống như con cáo đã bị mắc kẹt hai chân trong bẫy, mà còn muốn nhảy vào một cái bẫy khác... Khi nói đến việc “đưa chiến tranh ra miền Bắc”, Mỹ và bọn bù nhìn của Mỹ nên hiểu rằng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có đủ sức mạnh và sẵn sàng chiến đấu, lại có những nước bạn hùng cường sẵn sàng giúp đỡ và những lực lượng hòa bình trên thế giới nhiệt tình ủng hộ”(4). Với nhân dân Mỹ, Người nói rõ: “... chúng tôi phân biệt nhân dân Mỹ với đế quốc Mỹ. Chúng tôi muốn có những quan hệ hữu nghị và anh em với nhân dân Mỹ mà chúng tôi rất kính trọng, vì nhân dân Mỹ là một dân tộc tài năng đã có những công hiến cho khoa học và nhất là gần đây đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam”(5).

Trên Báo Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo với những bút danh khác nhau, chỉ ra những mặt yếu không thể khắc phục được của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược. Người vạch rõ: “Đế quốc Mỹ chỉ có thể chọn một trong hai con đường: Hoặc là chuẩn bị tinh thần chờ đón một trận Điện Biên Phủ. Hoặc là... chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam... rút hết quân đội và vũ khí về Mỹ, đế nhân dân miền Nam tự giải quyết việc nội bộ của mình. Nếu đế quốc Mỹ khôn hồn theo con đường thứ hai, nhân dân Việt Nam sẽ sẵn sàng hoan tống họ một cách lịch sự”(6).

Tiếng nói chính nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh cổ vũ nhân loại đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Tại Mỹ, phong trào chổng chính sách xâm lược của nhà cầm quyền Mỹ lên mạnh. Một mặt trận thứ hai, mặt trận trong lòng nước Mỹ hình thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định sẽ thắng. Đó sẽ là thắng lợi vẻ vang của mặt trận thống nhất nhân dân hai nước, mà cũng là thắng lợi chung của lòài người yêu chuộng chính nghĩa và hòa bình”(7).


(1) Hồ Chí Minh: Vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, H. 1970, tr. 252.
(2) Báo Nhân dân, ngày 11-9-1964.
(3) Báo Nhân dân, ngày 10-6-1964.
(4), (5), (5) Báo Nhân dân, ngày 25-4-1964.
(6) Báo Nhân dân, ngày 8-3-1965.
(7) Báo Nhân dân, ngày 24-10-1965.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:16:40 pm »

Năm 1963, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi lớn trên cả hai miền Nam - Bắc. Với chế độ chính trị ưu việt, tiềm lực kinh tế và quốc phòng ngày càng phát triển, miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc của cuộc chiến tranh giải phỏng miền Nam. Ở miền Nam, khỏi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng. Chiến thắng Ấp Bắc đầu năm 1963 đã thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị rầm rộ, quyết liệt ngay tại Sài Gòn Chợ Lớn và một cao trào tiến công quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Thắng lợi của quân và dân miền Nam làm cho các mâu thuẫn trong nội bộ ngụy quyền Sài Gòn và mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ và tay sai trở nên trầm trọng, đẩy tập đoàn phát xít Ngô Đình Diệm đến sụp đổ.

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp tháng 12 năm 1963, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định khẩn trương xây dựng bộ đội chủ lực 3 miền Nam, phát triển mạnh mẽ chiến tranh du kích, đồng thời đẩy mạnh hoạt động của bộ đội chủ lực trên các địa bàn chiến lược, làm cho vận động chiến ngày càng giữ địa vị quyết định trong cuộc chiến tranh giải phóng ở miền Nam. Hội nghị xác định phương châm đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang song song không phải là một phương châm tạm thời, mà là phương châm lâu dài, trong toàn bộ quá trình cách mạng miền Nam. Thực hiện phương châm đó là phải tích cực chuẩn bị để tiến tới bước quyết định đánh đổ toàn bộ nền thống trị của địch ở miền Nam bằng một cuộc tổng công kích kết hợp với tổng khởi nghĩa. Hội nghị đề ra những chủ trương cụ thể nhằm động viên và tổ chức quân và dân cả nước “nỗ lực phấn đấu tiên lên giành thắng lợi mới ở miền Nam”(1).

Tháng 3 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Người chỉ rõ: Mỹ và tay sai đã đến bước đường cùng. Chúng càng đánh càng thua, càng thua càng bí.

Người khẳng định cách giải quyết đúng đắn nhất đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam là chấm dứt sự can thiệp của đế quốc Mỹ, rút quân đội và vũ khí Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam để công việc nội bộ của miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo tinh thần cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Người nhấn mạnh: nếu đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai liều lĩnh động đến miền Bắc thì chúng sẽ thất bại thảm hại. Nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đánh bại chúng, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ toàn thế giới sẽ hết sức ủng hộ ta, nhân dân Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ sẽ phản đối chúng.

Ngươi kêu gọi nhân dân miền Bắc nâng cao chí khí chiến đấu, sẵn sàng đập tan mọi hành động khiêu khích và phá hoại của đế quốc Mỹ, “mỗi người làm việc bằng hai”, hết lòng hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam ruột thịt. Người kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết hãy đoàn kết hơn nữa, phát huy truyền thống của dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, luôn luôn sẵn sàng hy sinh phấn đấu vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc, vì sự nghiệp cách mạng toàn thế giới.

Tin tưởng vững chắc ở sức mạnh của nhân dân, nắm vững chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh hạ quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đây là một quyết tâm rất lớn, một niềm tin tất thắng.

Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập là một “Diên Hồng” ở thế kỷ XX, thể hiện khí phách anh hùng bất khuất, ý chí gang thép của dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ độc lập tự do, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Đến năm 1964, đế quốc Mỹ đứng trước tình thế: hoặc phải chịu thua trong cuộc “chiến tranh đặc biệt”, hoặc đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược.

Tháng 8 năm 1964, với những âm mưu và kế hoạch sắp đặt sẵn, chính quyền Giôn-xơn dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, dùng không quân ném bom, bắn phá một số địa phương trên miền Bắc.

Sáng ngày 5 tháng 8 năm 1964, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp hội nghị bất thường. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Chuẩn bị mọi mặt chuyển sang thời chiến”(2). Sau 10 năm hòa bình, xây dựng, quân và dân miền Bắc bước vào một cuộc chiến đấu mới, cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.

Tiếp đó, tháng 9 năm 1964, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định đẩy mạnh hoạt động của bộ đội chủ lực ở Nam Bộ. Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, giành một bước thắng lợi quyết định. Kết thúc hội nghị. Người nói: “Ta phải đánh lâu dài 10 đến 20 năm, phải đề phòng địch có hành động điên cuồng dù chúng bị cô lập, phải có kế hoạch phòng khi đột biến. Miền Nam phải mở rộng chiến tranh du kích, xây dựng chủ lực thành quả đấm mạnh, gọn nhanh. Hai năm qua chưa tăng cường Ủy viên Bộ Chính trị cho miền Nam, nay tình hình cấp bách, không đi không được”(3).


(1) Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Trung ương Đảng (tháng 12-1963), Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 31/TW.
(2) Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh. Hồ sơ H25/C4/19.
(3) Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh. Hồ sơ H25 C4/19.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:19:01 pm »

Sau Hội nghị này, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng và một số cán bộ quân sự cấp cao có kinh nghiệm chỉ huy tác chiến tập trung được cử vào các chiến trường Nam Bộ và Trung Trung Bộ. Người trực tiếp chỉ thị: “Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ cho các chú vào trong đó cùng với đồng bào miền Nam đánh Mỹ cho kỳ được thắng lợi”(1).

Cuối năm 1964, Quân ủy Trung ương họp Hội nghị mở rộng giữa lúc ở miền Nam, quân và dân ta chuẩn bị mở những cuộc tiến công mới. Hội nghị nghiên cứu chiến lược quân sự của Đảng trong cả ba trường hợp: “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam; “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam; và “chiến tranh cục bộ” trên cả hai miền Nam - Bắc. Quán triệt tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vận dụng những kinh nghiệm lớn của Đảng về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Hội nghị đã đúc kết lý luận về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân trong điều kiện mới. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đánh giá cao công trình tổng kết lý luận quân sự này và đã phê chuẩn những quyết định của Hội nghị Quân ủy Trung ương. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Cần giáo dục nhân dân từ các cháu đến ông già, bà cả về chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân. Cần viết ngắn và giáo dục phổ biến trong các trường học, các lớp bình dân học vụ, các lớp bổ túc văn hóa, các cuộc họp của hợp tác xã, của cơ quan, nhà máy”(2). Người trực tiếp kiểm tra tình hình chuẩn bị đối phó với việc địch mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc.

Ngày 22 tháng 12 năm 1964, Quân đội nhân dân Việt Nam tròn 20 tuổi.

Huấn thị tại buổi lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương bản chất cách mạng và truyền thống vẻ vang của quân đội: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”sup](2)[/sup].

Mùa xuân năm 1965, các chiến trường Nam Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên cùng mở những chiến dịch và đợt hoạt động, dùng bộ đội chủ lực tiêu diệt từng bộ phận quân chính quy ngụy, hỗ trợ cho nhân dân các địa phương nổi dậy. Trong các chiến dịch Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài, bộ đội chủ lực ta tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn, chiến đoàn ngụy, ở Nam Bộ, vùng giải phóng mở rộng đến sát Sài Gòn - Gia Định và các đô thị khác. Một vùng rộng lớn đồng bằng Trung Trung Bộ được giải phóng. Ngụy quân ngụy quyền tan rã từng mảng. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ phá sản.

Cùng với việc “leo thang” đánh phá miền Bắc bằng không quân đến vĩ tuyến 20, tháng 3 năm 1965, các lữ đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, Chu Lai. Chính quyền Giôn-xơn đã đưa nhân dân Mỹ đến bờ vực của một thảm họa.

Ngày 25.tháng 3 năm 1965, Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xác định miền Bắc là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hội nghị quyết định chuyển toàn bộ nền kinh tế trên miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, mở rộng Quân đội nhân dân Việt Nam theo kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang thời chiến, đánh bại “chiến tranh đặc biệt”, sẵn sàng đối phó với “chiến tranh cục bộ” do đế quốc Mỹ gây ra.

Sau Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh ban hành Luật động viên thời chiến. Người trao cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” cho quân và dân miền Bắc. Trong một thời gian ngắn, hàng nghìn tổ, đội bắn máy bay được thành lập ở khắp các thành phố, thị xã, các trung tâm công nghiệp các trọng điểm giao thông. Quân đội nhân dân phát triển mạnh mẽ. Bộ đội phòng không - không quân, bộ đội vận tải cơ giới, bộ đội đặc công phát triển nhảy vọt. Nhiều trung đoàn bộ binh và tiểu đoàn đặc công, công binh, pháo binh, phòng không được lệnh hành quân vào miền Nam với nguyên tổ chức biên chế và trang bị vũ khí. Thanh niên rầm rộ hưởng ứng phong trào “ba sẵn sàng”: sản xuất, tòng quân, đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần. Phụ nữ sôi nổi thực hiện “ba đảm đang”: việc nhà, việc nước, việc quân sự địa phương thay thế cho chồng con ra trận. Trí thức hăng hái phục vụ sản xuất, chiến đấu, đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa, tư tưởng.

Ớ miền Nam, “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trở thành khẩu hiệu hành động ở khắp các địa phương. Các sư đoàn chủ lực được thành lập tại miền Đông - Nam Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên. Bộ đội địa phương và dân quân du kích phát triển mạnh ở các tỉnh, huyện, xã rừng núi và nông thôn đồng bằng. Bộ đội đặc công và các đội biệt động đứng vững chắc trong nhân dân ở ven đô và bên trong cảc đô thị lớn, đánh những trận vang dội ngay tại các hậu cứ an toàn của Mỹ - ngụy.

Hưởng ứng lời kêu gọi “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một cao trào cách mạng tiến công mới bùng lên trong cả nước. Sức mạnh chiến đấu của toàn dân Việt Nam trên cả hai miền phát triển mạnh mẽ. Cả nước sẵn sàng đối phó với mọi tình huống chiến tranh.


(1) Bác của chúng ta, Nxb Quân đội Nhân dân, H. 1985, tr. 38.
(2) Biên bản cuộc họp Bộ Chính trị, ngày 8 và 9-1-1965, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 386/QU,.
(3) Hồ Chí Minh, Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1975, tr. 358.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 02:25:12 pm »

III. GIÀNH THẮNG LỢI QUYẾT ĐỊNH Ở MIỀN NAM.
ĐÁNH BAI Ý CHÍ XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ.
THẮNG ĐỊCH TỪNG BƯỚC, TIẾN TỚI THẮNG LỢI HOÀN TOÀN

Cùng với việc đua quân viền chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên miền Bắc.

Cả nước có chiến tranh.

Thế giới hướng về Việt Nam, lo lắng cho Việt Nam trước sức mạnh quân sự của đế quốc Mỹ. Thời đại đặt ra cho nhân dân Việt Nam sứ mạng trọng đại: đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

Tháng 12 năm 1965, Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị nhận định: “Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn”(1).

Tại Hội nghị, Người nói: “Chúng ta phải đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ; tiêu diệt và làm tan rã quân ngụy, phá tan ngụy quyền. Cụ thể là: đánh bại ý đồ bình định của địch ở Tây Nguyên, đồng bằng và xung quanh Sài Gòn”. Người chỉ rõ: “phải tính mặt nghịch, mặt khó khăn do địch gây ra, đồng thời phải thấy Mỹ cũng có khó khăn, không phải muốn làm gì thì làm”. Người dự đoán khả năng xấu nhất mà đế quốc Mỹ có thể gây cho ta là “bịt hành lang đi vào miền Nam và đánh Hà Nội, Hải Phòng”. Người chỉ thị: “Động viên toàn dân đoàn kết chống Mỹ, biến Nghị quyết của Đảng thành sức mạnh hành động. Quyết tâm đánh Mỹ, ta nhất định thắng”(2).

Trung ương Đảng hạ quyết tâm động viên quân đội và nhân dân cả nước giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, kiên quyết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược. Hội nghị Trung ương đề ra phương châm ra sức “hạn chế cuộc chiến tranh của địch và thắng địch trong cuộc chiến tranh hạn chế đó”, kết hợp tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kết hợp ba mũi giáp công (đấu tranh chính trị đấu tranh quân sự và binh vận), kết hợp nổi dậy với tiến công, tiến công với nổi dậy tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.

Nói chuyện với Hội nghị cán bộ cao cấp cửa Đảng, Nhà nước và quân đội nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cả nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến oanh liệt chống Mỹ để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng thời để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn nhưng vẻ vang góp phần vào cách mạng thế giới”(3).

Phân tích chỗ mạnh và chỗ yếu của đế quốc Mỹ, Người nói: đời sống của một tên lính Mỹ, nào bánh, thịt, thuốc lá, kẹo cao su, đủ thứ, một tên lính Mỹ đi đánh so với một tên lính ngụy tốn gấp 15 lần... Lính Mỹ to xác, trang bị đủ thứ, kềnh càng, nặng nề; còn Quân giải phóng của ta tuy nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn... Ta thấy chỗ mạnh của nó, vũ khí của nó mới, tiền của nó nhiều, nhưng ta cũng biết những khuyết điểm của nó mà là khuyết điểm lớn, cơ bản”(3).

Người chỉ thị: “Chúng ta phải ra sức cố gắng giành cho được thắng lợi quyết định ở miền Nam bởi vì cuộc chiến tranh này căn bản là ở miền Nam. Mỹ thua ở miền Nam tức là nó thua, ta thắng ở miền Nam tức là ta thắng. Cho nên phải giành thắng lợi quyết định trong một thời gian, ta không nói mấy năm, mấy tháng, mấy ngày, nhưng trong một thời gian càng ngắn càng tốt”(5). Người xác định: thắng lợi quyết định là “tiêu diệt và phá tan được quân ngụy, tiêu diệt được nhiều quân Mỹ”(6).

Người nhấn mạnh: “Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân”(7). Người căn dặn bộ đội ở miền Bắc phải rút kinh nghiệm những trận đánh máy bay Mỹ vừa qua, chuẩn bị cho những trận đánh quyết liệt hơn. Phải làm tốt việc sơ tán người già, trẻ em, kho tàng, xí nghiệp. Phải đề cao cảnh giác, chống chiến tranh tâm lý và chiến tranh gián điệp của địch.

Người yêu cầu cán bộ cao cấp “phải gương mẫu, phải quan tâm đến đời sống của cán bộ, của đồng bào, phải đồng cam cộng khổ”(8), phải có tác phong thời chiến, khẩn trương, giản dị, “chỉ chiếc ba lô lên lưng là đi”(9). Người dạy: “... ngoài đường lối, chính sách, chiến lược chiến thuật của ta đúng, đồng cam cộng khổ là cái không thể thiếu được... Việc ấy ảnh hưởng chẳng những cho cán bộ nói chung mà còn ảnh hường trong nhân dân nữa. Nhân dân thấy bộ đội ta, Chính phủ ta cũng sống như nhân dân, làm việc cho nhân dân, lo lắng cho nhân dân, không có quan cách gì cả”(10).

Người khẳng định: nhân dân ta rất anh dũng, Đảng ta có đường lối đúng đắn, cuộc kháng chiến của chúng ta được các nước anh em, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và nhân dân thế giới đồng tình, ủng hộ và hết lòng giúp đỡ, cho nên chúng ta nhất định giành được thắng lợi”(11). “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, chúng ta cũng có thể vượt qua”(12).


(1) Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, H. 1988, tr. 150.
(2) Tư liệu Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, quyển 15, Hồ sơ H25. C4/19.
(3), (4), (7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 10, Nxb Sự thật, H. 1989, tr. 281, 268, 273, 281, 279.
(5), (6) Sách đã dẫn, tr. 273.
(8), (9), (10), (11), (12) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 10, Nxb Sự thật, H. 1989, tr, 281, 279.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM