Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:20:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bốn năm,sáu tháng...  (Đọc 10326 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tecke
Thành viên
*
Bài viết: 78



« Trả lời #20 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2020, 11:12:52 pm »

    (P/s: Xin lổi mọi người ,do thời gian qua có nhiều việc nên tôi không thể tập trung viết bài nên gián đoạn một thời gian xin mọi người thông cảm cho ...  )
       
       
    Cháu kính chào chú Poipet1979. Cũng rất lâu rồi cháu chỉ âm thầm đọc và không bình luận trên diễn đàn này. Đọc được những dòng tâm tư của chú thật là tâm huyết vì lo cho lớp trẻ, lo nghĩ đến nhận thức của thế hệ trẻ.
    Ngày chú nhập ngũ cũng là thời gian cha cháu chiến đấu biên giới Quảng Ninh. Cháu rất thương cha và các bác các chú. Một lớp trai trẻ sau 1975 cũng tưởng được buông súng về hưởng hòa bình. Nào ngờ lại tiếp tục cầm súng.
    Chú hãy yên tâm về lớp trẻ, rất nhiều bạn trẻ thường xuyên vào đọc các bài viết của các chú. Nhưng không dám (không biết gì) mà thảo luận. Nên các chú không biết đấy thôi.
    Chúc chú thật nhiều sức khỏe.
    Những hồi ký của các chú là bài học vô giá cho thế hệ trẻ đấy chú ạ!
Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #21 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2020, 01:17:45 pm »

      Đôi lúc cùng đồng đội nhắc lại những ngày tháng ở trong Mê-lai ,ai cũng cảm thấy giật mình khi nhìn lại đoạn đường mình từng đi qua....gian khổ triền miên,cái chết cận kề,4 tháng cách ly hoàn toàn với bên ngoài,ước ao rất "thương" ....thèm được ăn cọng rau muống,một,hai con cua vài cọng rau sam làm nên 1 nồi canh... Thế nhưng vì vậy mới biết "sung-sướng " là sao ...vui mừng khi hôm nay đào được 2,3 con cua ,hái được nắm rau sam,gặp được bụi lá giang ,hứng được đầy can nước 4 lit... Lấy khổ làm vui tiếng cười ,chọc ghẹo khi có thằng vướng dây rừng té ngã "tháo đạn,khám súng,đứng dậy..." vang lên cùng những tiếng cười xua mệt nhọc khi hành quân,khi có tiếng "ầm.." vang lên.. mấy thằng lại nhìn nhau nói "có thằng sớm về nước với mẹ..." hay "rồi ...có thằng "Tổ-Quốc...cắt cơm ".. Nghe ra có lẻ cảm thấy "vô-cảm" nhưng thật ra đó cũng là ao ước của nhiều thằng trong đó cũng có bản thân tôi..."quá khổ" ước ao bị thương nhẹ ,đừng để tàn khuyết hoặc là chết nhanh không đau đớn nhiều ...để thoát ra khỏi nơi này.
    Khoảng đầu tháng 11,chốt có thề nói là tạm bình yên ,do địch bất ngờ sau cuộc tấn công chớp nhoáng của ta ? hay là dè dặt chưa nắm rỏ về ta ? Tôi không rỏ.. Khi nhóm công binh của bộ phụ giúp chúng tôi đào hàm hào,sân bay dả chiến...trong chốt rất nhộn nhịp,và hơn 1 tuần họ rút ra chốt trở nên yên tỉnh và địch cũng bắt đầu có ý đồ với chốt.Với B của tôi Anh Úy là trung-đội trưởng do anh là người ở miền cao Thanh-Hóa nên bẩy thú anh đều biết....Anh làm 1 đường bẩy trước đội hình và tôi tính khá năng động nên xin anh được đi bẫy khi rảnh rõi ...Đường bẩy anh tạo được 1 tuần chúng tôi bẩy được con gà rừng và 1 con cheo .Và 1 ngày sau khi thăm bẩy cùng anh Hai A trưởng trong B,anh về lầu-bầu " Mẹ nó...bẫy bung mà không có con nào...Có lẻ mấy thằng ở C2 kế bên phá...". Và buổi sáng 2 ngày sau anh xuống hầm tôi và tôi đang đào sâu giao thông hào anh hỏi "P có đi với tao thăm bẫy không ?" tôi trả lời :"Hôm nay trong A sốt rét nhiều quá không còn người ...em đi không được..." (Trong Mê-lai có 1 nguy hiểm đáng sợ nhất là .."Sốt-rét" thường là sốt ác tính ,có người chỉ vài cơn co giật lại chết...Trong cả chốt chỉ trong vòng 1/2 tháng thì có hơn 1/2 quân số bị ,và thời gian tiếp số lượng càng tăng hơn 2/3 quân số...và hầu hết gần như 90% quân số đều vướng phài,trong C tôi có lẻ chỉ 1 mình tôi là không vướng căn bệnh này ...) Thế là anh Úy cùng anh Hai đi thăm bẫy....khoảng nửa tiếng sau ,một tiếng "ầm.." đinh tai và tiếp theo ba tiếng Ak..." nhóm anh Úy,anh Hai bị rồi..." (theo quy ước khi bị mìn,lạc chúng tôi bắn 3 phát AK trả lời 2 phát ,cộng tròn bằng 5 là cần trợ giúp...) Anh Tuất B phó vội chạy ra điều động 1 số anh em trong B mang vỏng và Bửu y-tá đại-đội cũng nhanh chân xuống tới theo cả nhóm ra....mỏi hầm để lại 1 người,tôi trong số đó...khoảng 10 phút sau anh em trở về trên cáng là anh Úy ..anh luôn miệng " Bố-mẹ ơi,tha lổi cho con...con không về được rồi..."  "mẹ nó...quân ta chiến thắng quân mình rồi ..." (Anh cứ nghỉ đó là mìn do C2 gài.. thực ra là của Pot ..nó phát hiện đường bẫy và gài mìn...)  và tối hôm đó anh "ra đi"... Anh Úy là lính nhập ngũ 1974,1975 tham gia cùng E174 giải phóng Tân-an Long-An ...Và ở Long-an anh quen 1 cô gái ước nguyện anh sớm ra quân về Long-an lấy người mình yêu,và lập nghiệp ,nhưng Cha-mẹ anh không đồng ý ,với lý do là con trưởng ...nhưng anh vẩn cương quyết theo ý mình...và ước mơ anh thành vô-nghĩa ...
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2020, 01:27:55 pm gửi bởi poipet1979 » Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #22 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2020, 11:21:45 am »

      Mùa mưa năm đó hết sớm,đến tháng 11 thì mưa cũng chỉ có vài đám...nhưng lại lạnh vô cùng,sáng thở ra như phun khói,tôi lúc đầu chưa có kinh nghiệm, trời quá lạnh nhưng trang bị chống lạnh lại không có...Đêm ngũ không được tôi liền nghỉ có lẻ phủ tấm ny-lon sẻ ấm....Quả thật ,lúc đầu cũng thấy ấm ngũ say nhưng gần sáng giật mình dậy thì....toàn thân,vỏng,mùng,tấm đấp quần áo đều ướt đẫm như có ai đó dội nước vào,tỉnh ra mới biết nguyên nhân là do tấm ny-lon  làm đọng hơi nước của mình thở ra...
     Và con suối đá ngày nào đầy ấp nước cũng theo rút rất nhanh,chúng tôi phải đào những cái hố trong lòng suối để lấy nước sạch,nhưng nước cứ rút xuống theo mỗi ngày từ hố biến thành giếng... Sau vài ngày anh Úy hy sinh (với những người lính ,hy-sinh hay bị thương cũng chỉ là chuyện thoáng qua mà thôi vì không thể ai đoán được ngày sau đó có thể là mình... chỉ có thể nhắc tới đôi chút khi "tán-chuyện" ,hoặc "chua chát" bên mâm cơm "hôm nay cơm nhiều 1 chút.." và ngày sau giống như quên lảng ... Nhưng thật ra ai cũng nhớ và giấu kín trong ký-ức...) ,tôi cùng 1 số anh em tân binh trong đơn vị được báo là tập trung họp "kết nạp Đoàn" và điểm tập trung là trong lòng suối. Nhưng... Sau khi tuyên bố lý do thì...."ùng...oành...,toác...toác...." "địch tập kích..." chúng tôi vội vàng ôm súng chạy về hầm của mình bắn trả... Rừng quá rậm không thấy gì đạn nhọn vài viên bay trên đầu,B40 nổ cách 5m miểng không văng tới chỉ ghim được trên cao.... Chúng tôi cũng chỉ lắng nghe và xác định hướng súng đầu nòng mà bắn...khoảng 5 phút địch rút,trong đơn vị không có ai bị xây xước gì... khi chúng tôi ra khu vực trước đội hình kiểm tra ,thì thấy vài vệt máu cùng bông băng.... Đó là lần địch tập kích đầu tiên cũng là mở màn nhiều lần sau...Nhưng có lẻ lần đó địch có thiệt hại nên những lần sau chỉ sau những tiếng "ùng...oành.."liên tục khoảng 3-4 quả B40 kèm theo vài loạt AK thì bình yên trở lại ... Ngày kết nạp Đoàn của tôi là thế...qua ngày hôm sau Bửu y-tá đại đội cũng là phó bí thư Đoàn xuống đưa cho tôi quyết định kết nạp Đoàn ,nhưng giử không bao lâu anh-em thiếu giấy vấn thuốc xin và tôi cho luôn... Do trong Mê-lai chúng tôi không còn khái niệm ngày tháng...nên tôi cũng không rỏ đó là ngày nào ....chỉ nhớ trong khoảng thời gian anh Úy hy sinh mà thôi.
      Suối nước cạn dần....chúng tôi ngoài những công tác tuần tra ,chốt phục,cũng cố hầm hào...thì lại thêm công tác đào giếng... Nước như trốn chúng tôi,từ cái hố trỡ thành cái giếng sâu hơn 1m mà mổi ngày chúng tôi hứng không hơn 10 lit ,do lòng suối toàn đá,cấp trên đưa công binh vào phụ giúp chúng tôi đánh bộc phá đào giếng ,cả đại đội chúng tôi 3B cùng C bộ đào 4 cái giếng như thế ,nhưng vô vọng nước mổi ngày càng ít...Lúc này anh em ai cũng mang hy vọng cấp trên sẻ cho rút ra....Nhưng không biết nên nói "xui hay hên" cái giếng do C4 (đại đội hỏa lực của Tiểu đoàn 1) đào được 1 giếng có nước và từ đó mổi B chúng tôi được khoảng 20 lit/ngày ,với gần 15 người,chỉ đủ cho nấu cơm và nước uống ... Vì vậy chuyện tấm rửa trở nên "xa-xỉ"...Chúng tôi hứng nước được từ giếng của mình ngày được khoảng hơn 5 lít và đó là số nước được chi cho 2 người tắm... Cách tắm : nước đổ ra ca sắt (của bi-dong) lấy khăn nhúng vào và rồi lau hết người,sau đó khoác khăn lên người và rưới từng ca nước để trôi đi cáu-bẩn ,và dành 1/2 ca nước để giặt khăn và quần lót....Thế là xong 1 lần tắm...Và cũng do trời quá lạnh nên cũng không thấy khó chịu khi không được tắm là bao nhiêu... Còn nếu muốn tắm giặt thêm thì phải chịu khó đi "chôm" từng giọt nước ở các giếng khác...
Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #23 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2020, 01:09:44 am »

      "Ưu-tiên phía trước...!!!" Đợt lính 79 chúng tôi nhập ngũ đầu năm,khi vào Mê-lai do rừng quá rậm rạp mà chỉ có 2 bộ được phát từ quân trường nên 1số thằng quần áo bị rách và khổ nhất là bị nơi đầu gối....khi đi thì nơi rách căng ra rát bỏng,và nhánh cây,dây rừng vướng vào đau điếng ,nếu xé ra luôn thì càng không chịu nổi dây ,gai rừng .Để khắc phục anh em quay ngược quần từ phía sau ra trước... Và có 1 lần khoảng giửa tháng 12-79 có 1 phái đoàn cao cấp từ MT và Sư vào chốt chúng tôi nhận nhiệm vụ lên núi phục (có lẻ để bảo đảm an toàn cho phái đoàn lên núi thị sát ) ...Khi chúng tôi đi ngang qua BCH thì thấy có 1 thủ trưởng ra đứng nhìn và phát hiện ra  thằng N mặc kiểu lộn ngược ,ông ta (khoảng trên 40 không hiểu là ở sư hay MT) chỉ và hỏi "Đồng chí kia....sao lại ăn mặc như thế ?..." thằng Lộc đi gần nói "Quần nó bị rách phía trước nên mặc vậy đó thủ trưởng..." thằng Cử củng nhanh miệng chêm vào "Ưu tiên phía trước mà thủ-trưởng..." nghe vậy cả nhóm cười lên, đang vẻ nghiêm trang "thủ-trưởng" cũng phì cười lấy tay xua "thôi đi-đi..." .
     Và cũng lần phái đoàn đó ra trong anh em lại nghe đồn "các sếp hứa 22-12 này cho cả chốt 3 con bò ..". Ai cũng râm-ran ,hí hửng đợi...và đúng hẹn 1 chuyến trực thăng chở thịt bò vào nhưng sau đó lại có 1 câu thơ truyền miệng "Ba bò, sao có bốn chân ?... Hỏi ra ,Thiếu-tá Phan-Cần ký tên..." (tên của Chính-ủy trung-đoàn 4 anh em cứ ngở là các "sếp lớn " trên Sư hay MT hứa cho....).
Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2020, 11:42:51 pm »

     Chúng tôi trong chốt nhiều gian khổ ,hy sinh...trong đây tôi chỉ đưa ra vài câu chuyện mà thôi... Nhưng tôi vẩn không quên sự hy sinh của những anh em ở các đơn vị khác làm nhiệm vụ tải lương thực từ ngoải vào chốt và tải thương tử từ chốt ra ...hầu như cứ vài ba chuyến là lại có 1 chuyến gặp sự cố mìn ,thỉnh thoảng bị phục ,những hạt gạo chúng tôi ăn thỉnh thoảng có vài hạt còn dính chút máu... Có những chuyến "Người chết 2 lần..."
      Cũng trong tháng 12 ,lương thực trong chốt gần cạn ,một đoàn tải gạo vào cho chúng tôi nhưng khi đi được 1/3 đoạn đường (từ vị trí tập kết vào chốt khoảng 15km đường rừng) thì bị phục thương tử khá nhiều,nên không thể tải gạo vào cho chúng tôi được...và chúng tôi phải từ trong chốt ra nơi tập kết đó lấy gạo vào ,nơi ấy chúng tôi gọi là hồ mặt trăng (có lẻ là hố bom khi xưa) có người gọi là phum không tên (vì gần đó có vết tích còn sót lại 1 căn nhà sàn vài bụi chuối) nằm cạnh con đường giao thông nền đất lớn từ Ni-mit vào Mê-lai. Được tin anh em rất nôn nao  xung phong đi dù biết có nguy hiễm nhưng mơ ước được tắm giặt thoải mái .. Và chúng tôi khi đi ngang qua chổ đoàn tải bị phục hôm trước ,mùi máu tanh nồng bông băng,những mảnh vải vương vải ...1 khoảng rộng hơn 5m  vì địch gài đạn cối  giật nổ có đôi giày 1 chiếc nát và 1 chiếc có vẻ còn mới nguyên , chúng tôi khi vào Mê-lai hầu như không còn giầy chỉ đi bằng dép râu nhưng có N không hiểu sao đôi dép cũng không còn và thường xin những đôi giày từ lính củ. Lúc này đôi giày của nó mang có 1 chiếc bị bung đế nên phải lấy dây rừng bó lại ....Nhìn thấy chiếc giày ấy phù hợp với chiếc bung đế ,chúng tôi thấy ý định nó không cản nhưng khuyên nó cẩn thận quan sát mìn gài bẫy ,và nó cẩn thận đến và cầm chiếc giày đó lên hét lên 1 tiếng vứt ra xa ...anh em hỏi "sao vậy ?"  nó vừa run vừa nói :"còn bàn chân trong đó...".
     Chúng tôi đi ra nơi tập kết nhận gạo....và mơ ước được tắm tan thành mây khói ,vì hồ nước cũng cạn chung quanh vũng nước đục ngầu là những hố nước ngoài của đơn vị tạm đóng lại có thêm 1 trung đoàn 16 (Q16 chuẩn bị đánh khu vực "cầu cháy" cách nơi đó khoảng 20km thông con đường giao thông từ Ni-mit vào (và từ vị trí ấy vào chốt chúng tôi khoảng 3km đường chim bay) .vì vậy họ chỉ cho chúng tôi nước đóng đầy bi-dong mà thôi .
Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #25 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2020, 12:04:58 pm »

      Tin  "Cầu-cháy" quân ta đã kiểm soát được ,phạm vi hoạt động của địch bị thu hẹp lại và ta cũng đổ khá nhiều máu để con đường từ Ni-mit vào "cầu cháy" (.đoạn đường này ngày xưa 2-1979 địch bỏ khá nhiều công sức để hạn chế sự cơ động của ta...những thân cây to 3-4 người ôm trở lên địch cưa ngã ngang đường,"cầu cháy" cũng là do địch đốt cháy ,mìn chông dầy đặc  ngăn chặn tiến công của QD3 ). Và cuối tháng 1-1980 chúng tôi nhận lệnh bàn giao chốt cho E2 (trung đoàn 2 Công-an Biên-phòng mới phối thuộc Sư 5 ).
      Công tác bàn giao thực hiện khoảng 2-3 ngày và 1 buổi sáng chúng tôi nhận lệnh hành quân .... Hành quân  chỉ khoảng hơn 1h  thì chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy thoát ra khỏi khu rừng rậm .chúng tôi tạm dừng bên đường nắng tràn ngập,vài thằng hồ hởi nói "thấy được ánh mặt trời rồi.." ,thằng Cử nó cầm chiếc đồng hồ nó giơ lên nói "Hôm nay đúng là ngày 3-2 ....Đảng đã cho ta mùa xuân...".Vậy chúng tôi gần 4 tháng (12-10-79, 3-2-80) trong rừng rậm .Nhìn lại anh em mấy thằng còn măng sữa hôm nào  nay tóc tai dài bờm xờm râu lún-phún ,tôi không quên cãm xúc khi nhìn lại "đoàn quân" quần áo rách bươn ốm,xanh-xao vì thiếu ăn,thiếu nắng,cùng sốt rét ...cả đoàn quân hết 1/4 người phải chống gậy mà đi vì trong người còn mang sốt rét... vì chúng tôi cắt rừng ra phía trên "cầu-cháy" nên phải đợi anh em vượt suối qua và chúng tôi nhận được tin hành quân chậm vì sẻ có xe lần lượt đón chúng tôi. khoảng giửa trưa chúng tôi ngồi tại "ngã ba con voi " tôi và cùng vài thằng ra ngồi dưới bóng mát con voi, móc cơm vắt ra ăn nhìn dân qua lại mua bán ở chợ Ni-mit ..có thằng nói "mình còn sống...lâu rồi mới thấy được cuộc sống sinh hoạt của dân ".(vì đơn vị chúng tôi mới từ bên E174 qua liền vào Mê-lai nên chưa có chổ đóng quân nào)
     Ăn cơm xong chúng tôi nhận được lệnh vào phum Sophia trám đội hình cho D3 và ngày sau lại hành quân tiếp lên khu vực Poi-pet nơi chốt của C19 (đại đội công binh của E4) và chúng tôi đón 1 cái tết xa nhà đầu tiên ở đây...
Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #26 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2020, 11:06:56 pm »

     Poi-pet là 1 cửa khẩu chính của Thái-Kam,từ năm 1979-1980 do Công-an biên phòng chốt giừ,sau khi chúng tôi (D1-E4) rút ra khỏi Mê-lai thì E bộ trước ở Ni-mit ,lúc này dâng lên đóng ở phum Diêng cách Ni-mit 3 km D1 lên Poi-pet và C24 chúng tôi trám vào chốt của C19  ở cột cây số 7  (tính từ Poi-pet vê ,cách E bộ khoảng hơn 3km ,khoảng giửa Ni-mit với Poi-pet).
    B tôi ở mủi chủ yếu nằm cặp đường ray cách con suối là đường biên giới tự nhiên của Thái-Kam khoảng gần 1km,nơi này không có nhiều rau,quả như trên Poi-pet nhưng chúng tôi cũng hái được những nắm rau muống "còi" dưới những ao cạn mùa khô tuy hơi dai,và chát nhưng với chúng tôi 4 tháng trong Mê-lai nó là "mỷ-vị". Ở nơi này tuy khô nóng vì chủ yếu là trảng tranh xen kẻ thưa thớt những cây dầu ,nhưng bù lại nước trong sạch ... Nơi này nghe trên phổ biến Pot do sự giúp đở của Thái nên địch cũng thường tập kích và khi đến chốt khoảng 2 ngày chúng tôi cũng bắt sống được 1 lính trinh sát của Pot .
     Tết đến chúng tôi đón tết ở nơi đây,đơn vị cũng tổ chức các hoạt động "hái hoa dân chủ" các trò chơi dân gian kéo co ,đi cầu khỉ,đập niêu văn-nghệ "lính hát,lính nghe"..với quà là những cục kẹo đường .Đón giao thừa ...nghe tiếng súng râm ran từ các đơn vị ở phía sau bắn (do chốt ở vị trí khá quan trọng nên cấm tuyệt đối bắn súng) .Chúng tôi nhớ nhà vô cùng có vài thằng lén khóc sụt-sùi... (Nhớ và nghỉ lại, thương cho các đồng đội vô cùng mới 19 tuổi mà thôi) ... Rồi 1 cái tết . Vài ngày sau chúng tôi trả lại chốt cho C19 và di chuyển về phum Don-A-Ranh ,vậy là lần thứ 2 tôi được sống gần dân và cũng là lần cuối.
Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2020, 12:43:42 pm »

     Phum Don-A-ranh.. Nằm phía nam lộ 5,trên trục lộ Si-so-phon ,Ni-mit,Poi-pet .Cách trục lộ khoảng 1,5km ,Ni-mit khoảng 4km (đường chim bay) phum này còn được anh em gọi là phum Lào vì dân tộc Lào chiếm đa-số .
     Chúng tôi khi hành quân đến nơi này rất xúc động ...Người dân nơi đây tiếp chúng tôi rất thân-tình ,hơn 1 tuần ra khỏi Cao-Me-lai vẩn còn nhiều nét xanh-xao ... Những bà-mẹ nhìn là nhận ra ngay họ nắm những cánh tay chỉ còn da với xương của chúng tôi và hỏi " Các con ở trong rừng ra à ?.." vài anh lính củ biết bập bẹ tiếng K trả lời " Đúng vậy ...chúng con mới ở trong Me-lai ra..." các bà mẹ trố mắt lên than "Ôi khổ các con quá...trong đó không tốt đâu sốt rét nhiều lắm ,voi ở còn không được phải đi ra....các con có thấy tượng con voi ở Ni-mit không ? voi đi ra chỉ còn cái nài...". Họ nơi đây rất niềm nở ,khi chúng tôi xin ở tạm dưới sàn nhà họ vui vẻ chấp thuận .
      Tổ chúng tôi gồm 3 người hầm chúng tôi ở sát căn nhà sàn ven bìa  phía nam phum ,căn nhà này chỉ có 3 chị em ở cô chị lớn khoảng 25-26 kế đó là 16-17 và cô nhỏ khoảng 12-13 , 3 chị em nhưng cô lớn và nhỏ thì nét khá giống nhau đặc trưng dân K ,nhưng cô giửa tên Mun thì nước da trắng khuôn mặt trái xoan ,họ làm bún "bò-hoc" hằng ngày bán ...cứ mổi sáng trên bàn chúng tôi đều có 1 tô bún (do tôi và Thắng không quen ăn). Num khi rảnh rỏi lại hay thường chủ động tìm chúng tôi nói chuyện và dạy chúng tôi tiếng K lẩn tiếng Lào rất vui... Và qua cô bé này chúng tôi mới thật sự nghe kể lại cuộc sống của dân dưới thời Pol-pot .
   Cô ta kể ...Những đứa trẻ 6-9 tuổi mổi ngày phải đi chăn bò làm việc vặt,từ 10-12 tuổi mổi ngày gánh 50-100 đôi nước (mội đôi khoảng 10-15 lit) mới được 1 chén cháo cho 3 bửa/ngày ,người lớn thì đi làm ruộng ,lao động ...đói rau ,cá ngoài đồng nếu bắt được mà lén ăn riêng thì nếu bị phát hiện có thể bị kết án tử :dùng búa ,cuốc đập đầu nếu nặng hơn thì sẻ ị dùng lá thốt-nốt cưa cổ... Những chuyện trên tôi từng nghe qua trên các thông tin nhưng chưa tin và khi nghe chính người dân sống dưới chế độ "diệt chủng" đó là sự thật ...họ chỉ ra ngoài bải rẩy ven phum nói nơi đó còn có những hố chôn tập thể... Và 1 câu chuyện nghe càng bức xúc hơn là... Khi bộ đội Việt-Nam tiến công Pot tan rả tháo chạy nhưng cũng lùa dân đi theo ...đến khoảng 4-79 gần như tan rả hoàn toàn ...Dân phum Don-a-ranh lúc này sống trong các trại tỵ nạn Thái thì bị Thái xua đuổi về... Cô ta kể chính quyền Thái lúc đó vào nơi tỵ nạn báo " Nước của tụi mày giải phóng rồi ,vậy về nhà của tụi mày đi..."  Và 1 chuyện tàn ác không thể tưởng là Thái lùa dân qua biên giới vào giửa bải mìn và có vài người vấp phải họ la khóc chạy ngược qua Thái thì bị lính Thái xả đại liên trên đầu và tuyên bố "Ai chạy qua biên giới sẻ bắn bỏ..." Dân lúc đó chỉ biết ngồi giửa bải mìn khóc...Và có 1 đơn vị bộ đội Việt-Nam đến dò gở mìn dẩn dân ra khỏi bải mìn.Có lẻ, nhờ đơn vị nào đó có nghỉa cử cao đẹp, quên mình giúp bạn, nên khi chúng tôi đến nơi này được sự tiếp đón rất thân tình của người dân.
    Tôi mải không quên sự giúp đở của dân phum Don-a-ranh... Khi có tiếng chó rừng tru "chút....chút...chù.." từ xa nơi khu đầm lầy cách phum 2km dân phân biệt được và họ báo cho chúng tôi "đó là Pot về ,chúng liên lạc với nhau bằng cách đó ..." Chúng tôi đến khoảng 2 tuần thì được dân báo có biết nơi Pot tạm đóng nơi con suối khu vực đầm lầy ,và đơn vị chúng tôi tổ chức vây quét ,bắt được 1 tên Pot .Qua quá trình điều tra ,chúng tôi nhận được thông tin "địch thành lập 1 cứ lõm tại phum hoang Ta-kong-krao cách đó khoảng 15km " và Trung-đoàn cùng Sư-đoàn cho trinh sát bám nắm liên tục nơi ấy xác thực là có Pot nhưng quân số dao động liên tục đôi lúc hơn từ 50-200 quân.Khoảng hơn 1 tháng bám nắm cấp trên quyết định sẻ tấn công nơi này .
    Khoảng đầu 4-1980 đơn vị chúng tôi nhận nhiệm vụ vào "trám" đội hình cho các đơn vị của D2 ở Đăng-kum ,đây là 1 phum tương đối lớn cách biên giới Thái và trại tỵ nạn Nông-chan 3km đến giửa tháng 4 chúng tôi trở về phum Don-a-ranh được vài ngày chúng tôi lại tiếp tục rời phum lên Poi-pet "trám" đội hình cho C1-D1   để cho đơn vị này phối thuộc cùng D3-E4 tấn công Ta-kong-krao ,đây là trận có thể nói là "thất bại" thê thảm ...Và đơn vị C24 chúng tôi bị giải tán lấy quân số bổ xung cho các đơn vị khác .Tôi cùng khoảng 10 người được bổ xung về D1 có thể nói "Có lẻ tôi với D1 có duyên với nhau..."
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2020, 06:38:15 am »

Đơn vị bác có lần nào chạm súng với quân Thái không ?
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2020, 09:40:47 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #29 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2020, 12:16:03 pm »

Đơn vị bác có lần nào chạm súng với quân Thái không ?
   Các đơn vị cấp C tôi từng chiến đấu chưa từng đụng độ với lính Thái,chỉ là bị cối ,pháo của Thái mà thôi... Sẳn đây tôi xin kể 1 câu chuyện được Anh lính củ kể lại ,1 trận đánh của lính QD 3 "đánh nhầm" sang Thái có liên quan với E của chúng tôi ,và xin nói trước sự việc là thật ,nhưng tình tiết chính xác do trận này khi tôi chưa nhập ngũ và "nghe kể lại"
   Khoảng cuối năm 1981 ,có 1 lần tôi ghé vào C17 (đại đội DKZ trực thuộc trung-đoàn),Anh Ngà là C phó lính TP nhập ngũ 1977 lúc này đang đóng cứ tại bìa phum Ni-mit .Tôi nhìn ra đồng trống mênh mông có xác 2 chiếc M113 ,tôi từng thắc mắc lí do của 2 chiếc M113 đã lâu và nay sẳn dịp có Anh là lính cựu nên tôi đem nghi vấn từ lâu hỏi Anh "Mấy chiếc M113 nằm ngoài kia là của Pot hay là của ta?" Anh trả lời :"Đó là của ta khi lên giải vây cho D2-E4 của mình bị vây ở Ni-mit.." và bắt đầu Anh kể ...
    Sau khi Sư 5 giải phóng Kra-chê ,dự kiến vượt sông Mê-kong tiến đánh Nong-penh ,nhưng lệnh dừng lại và quay ngược lại theo lộ 7 lên Xiem-riep phối thuộc với QD 3 tiến chiếm Síophon ,Battambang,Pailin ,Nimit,Me-lai .... giửa Tháng 2-1979 toàn Sư 5 rút về Cong-pong-thom bổ xung,cũng cố lực lượng chuẩn bị nhận nhiệm vụ khác. Nhưng địa bàn E4 tạm đãm nhiệm từ ga So-phi đến Ni-mit chưa bàn giao được nên tạm ỡ lại nơi đó. Lúc này, D2 đãm nhiệm Ni-mit,D1 ở phum Don-a-ranh cách nhau là cánh đồng khoảng 4km . Do lực lượng địch tan rả và tháo chạy qua Thái lúc này có lẻ hồi phục lại ,với ý đồ làm chủ khu vực Síophon biến khu vực này thành căn cứ và địch tập trung hết lực lượng muốn chiếm lại Nimit làm bàn đạp,và D2 bị vây tròn... E phối hợp với F10 QD3 tổ chức giải vây nhiều lần và đến hơn 1 tuần mới thành công (và xác 2 chiếc M113 có từ đó).
    Sau khi giải vây thành công thì nhóm đông lực lượng địch chạy về Thái ,QD3 truy đuổi theo trục lộ 5 vượt qua cửa khẩu Poi-pet ,do ta tiến tới địch cứ tan rả tháo chạy và ta vào sâu đất Thái khoảng 30-40km ,Lúc này chính quyền Thái kiến nghị với ta và quân đội ta rút về...Qua trận này Thái rất sợ phải đối đầu chính diện với QDND Việt-Nam . Vì vậy,rất ít có những cuộc chạm súng với lính Thái .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM