Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:11:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến khu Đồng Bò  (Đọc 4813 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 02:46:51 pm »

*
*   *

Bộ phận thông tin tuyên truyền thị xã Nha Trang được thành lập từ năm 1948 tại Hòn Tre (do đồng chí Toán phụ trách) đảm trách công tác thông tin tuyên truyền nhằm động viên chiến sĩ đồng bào đoàn kết một lòng tham gia kháng chiến giành độc lập, xuất bản tờ Thông tin Nha Trang, in li tô (lúc đầu đồng chí Lê Ban viết bản đá). Sau đó, tỉnh tăng cường đồng chí Nguyễn Quang, một cán bộ không chỉ bảo đảm biên tập tin tức bài vở nhanh chóng kịp thời mà còn có khả năng sáng tác thơ ca. Sau này, Bộ phận thông tin Nha Trang được nâng cấp thành Phân ty Thông tin Khánh Hòa tại Nha Trang, có phân ty trưởng và một phân ty phó điều hành, có bộ phận văn thư, ấn loát tiếp tục xuất bản và phát hành rộng rãi tờ Thông tin Nha Trang với nội dung phong phú, tin bài có chất lượng hơn. Từ chiến khu, tờ Thông tin được phân phối về các cơ quan, theo chân các chiến sĩ giao liên tỏa về các đơn vị và lưu hành rộng rãi trong nhân dân.

Để phù hợp với các tầng lớp nhân dân nội thị, cùng với tờ báo Thắng của tỉnh được xuất bản; tỉnh cho phát hành tờ Trait d’Union (Gạch nối), tin bài do một số cán bộ có đủ điều kiện viết bằng tiếng Pháp dành cho sĩ quan binh sĩ và các giới chức người Pháp và cho cả số trí thức người Việt đọc. Ngoài việc bí mật phát hành, đôi khi, các số báo được anh em ghi rõ địa chỉ gửi qua bưu điện đến tận tay từng đối tượng quan chức của địch.

Tuy số lượng phát hành không lớn nhưng các tờ báo do Bộ phận thông tin Nha Trang phát hành đã góp phần vào việc tuyên truyền chủ trương chính sách của chính phủ, Mặt trận Việt Minh, phổ biến tin tức, vạch trần tính chất phi nghĩa, tố cáo những hành động dã man tàn bạo trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, khẳng định tính chất chính nghĩa của công cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước chân chính của nhân dân ta. Ngoài ra, các tờ báo còn khẳng định sự có mặt của Việt Minh ngay trong lòng nhân dân thành phố đang cùng nhân dân cả nước góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Ngoài việc phát hành báo chí, bản tin để tuyên truyền, ở chiến khu Đồng Bò còn có các đợt tể chức học tập chính trị, giáo dục tư tưởng đạo đức cho cán bộ, đảng viên.

Đồng Bò và Hòn Tre thường là nơi Tỉnh ùy triệu tập các lớp học cho khu vực Nam Khánh. Đầu tiên là lớp học phương châm chiến lược “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” vạch rõ ba giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; lớp học có đông đủ cán bộ quân dàn chính các huyện Cam Ranh, Diên Khánh, Vĩnh Xương và thị xã Nha Trang. Lớp đào tạo bổi dưỡng chi ủy viên, cán bộ xã trong thời gian 5 ngày tại suối Đá Nhảy, đồng chí An, Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp lên lớp. Lớp bồi dưỡng cán bộ xây dựng cơ sở tại Bãi Trủ 3 ngày. Lớp chỉnh huấn “Chuẩn bị chuyển mạnh sang Tổng phản công” do đồng chí Hồ Ngọc Nhường truyền đạt... Chính những lớp học này - tuy ngắn ngày - nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ cho cán bộ đảng viên.

Một cuộc chỉnh huấn lớn được tổ chức ở Suối Lùng vào tháng 6/1952; do đồng chí Nguyễn Xuân Hữu - Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo. Cán bộ chiến sĩ đã nghiêm túc phê bình và tự phê bình, nhận rõ ưu khuyết điểm trong quá trình công tác và chiến đấu, nâng cao trách nhiệm và củng cố quan điểm lập trường, xác định quyết tâm trường kỳ kháng chiến. Kết quả chỉnh huấn thực sự đã tạo sự chuyển biến thúc đẩy phong trào.

Chiến khu Đồng Bò cũng như các căn cứ kháng chiến trong tỉnh không chỉ giữ vững mà ngày càng vững mạnh. Cán bộ từ chiến khu về các xã, vào nội thị gặp gỡ cơ sở hướng dẫn nội đung công tác, nhất là đối tượng thanh niên. Nhiều cán bộ suốt ngày ngồi xén pơluya chép tóm tắt tài liệu tuyên truyền; ghi chép tin tức chiến thắng ghi qua rađiô, nhắc nhở bà con không nghe theo địch chống lại kháng chiến. Truyền đơn được cuộn tròn nhỏ hơn điếu thuốc. Nhiều đêm lội đồng, bơi qua sông...nhưng những mảnh giấy mỏng manh không bao giờ ướt.

Hoạt động y tế của chiến khu Đồng Bò, những năm đầu kháng chiến vô cùng khó khăn. Các cơ quan, cả các đơn vị võ trang đều không có y tá, những anh chị em có chút ít trình độ tự tìm tòi học hỏi, chăm lo việc chữa trị các chứng bệnh thông thường cho đơn vị. Các loại thuốc tân dược hầu hết do cơ sở nội thị quyên góp mua sắm gửi ra. Cạnh đó là kho dược liệu từ rừng được khai thác chữa trị bằng những bài thuốc dân gian, chủ yếu chữa trị những bệnh thông thường.

Năm 1947, một đơn vị trong bộ đội Thuận Hóa Nam tiến về đứng chân trên núi Thống Nhất có mở một lớp cứu thương cấp tốc, do y tá Lê Đình Tuyền phụ trách. Hơn 50 người được các cơ quan thị xã Nha Trang và huyện Vĩnh Xương cử về học.

Cùng thời gian này, có 6 y tá làm việc tại Nhà thương Bà Sơ là cơ sở hoạt động bị lộ đã thoát ly lên chiến khu mang theo một số thuốc men y cụ và được bố trí đi các đơn vị, đó là các đồng chí: Nguyễn Thị Ty, Võ Thị Phong, Nguyễn Văn Hồng, Cao Minh Phi, Trần Bình Trọng, Vĩnh Thâu.

Về sau có thêm một số đồng chí là y tá về công tác ở chiến khu Đồng Bò như: Đặng Thị Bông, Bạch Liên, Nguyễn Huỳnh, Nguyễn Thị Chi Chỉ, Bích Hà và y tá Quýt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 02:47:29 pm »

Năm 1950, đồng chí Nguyễn Văn Cung, tốt nghiệp y tá do Phòng Quân y Liên khu 5 mở được bổ sung về Khánh Hòa. Tỉnh giao nhiệm vụ về xây dựng bệnh xá tại suối Đổ - núi Thống Nhất. Bệnh xá đã giải quyết nhiều trường hợp khó khăn trong điều kiện thiếu thốn y cụ thuốc men. Điển hình là ca mổ lấy 8 mảnh đạn pháo cho chị Bông (vợ đồng chí Hà Xuân Huy, ban kinh tài) không có thuốc tê...

Trạm Y tế chiến khu Đồng Bò được xây dựng từ năm 1950 do một y tá trưởng - đồng chí Trung - phụ trách. Một số đơn vị đã có biên chế y tá chuyên chăm lo sức khỏe cho anh em. Đây là bước tiến đáng kể không chỉ phản ánh sự trưởng thành của ngành y tế trong chiến khu mà còn phản ánh thắng lợi chung của công cuộc kháng chiến.

Trước đó, Trạm xá Nha Trang hình thành tại Bãi Rạng - Hòn Tre từ năm 1949. Đây là một cơ sở nghỉ ngơi dưỡng bệnh, có người chăm lo ăn uống, thuốc men giúp anh em đau yếu nghỉ ngơi bồi dưỡng chóng bình phục trở về đơn vị công tác, chiến đấu.

Hoạt động thể dục thể thao trên chiến khu được quan tâm ngay từ những ngày đầu. Các cơ quan đơn vị trên chiến khu Đồng Bò, trong các căn cứ dù đời sống vật chất, ăn ở hết sức khó khăn gian khổ giữa rừng già, trong khe suối đầy muỗi mòng...và luôn phải sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống sẵn sàng chiến đấu nhưng ai cũng coi việc tập luyện là nhu cầu thiết thân để giữ gìn sức khỏe nên ai ai cũng tự giác tham gia.

Ngay từ những ngày đầu, tại căn cứ Bãi Trủ - Hòn Tre, anh em đã tranh thủ bãi cát rộng làm sân bóng đá, thu hút đông đảo anh em vui chơi. Trên chiến khu Đồng Bò có sân bóng chuyền làm trên khoảng đất bằng gần nơi ở của đại đội 252. Chiều đến, anh em các cơ quan đóng gần nhau tập trung chơi bóng sôi nổi. Hoạt động náo nhiệt thoải mái của các cầu thủ trên “sân cỏ” và khán giả đầy nhiệt tình vô tư không chỉ có tác dụng tăng cường rèn luyện sức khỏe mà còn giúp cho cán bộ, nhân viên, chỉ huy, chiến sĩ... gần gũi hiểu biết nhau hơn. Thỉnh thoảng, còn có những cuộc thi đấu giữa các cơ quan đơn vị càng làm cho không khí chiến khu thêm vui tươi phấn chấn

Sinh hoạt văn nghệ của chiến khu từ Đường Đệ - Hòn Tre đến Đồng Bò luôn sôi nổi. Những thanh niên một thời hoạt động trong Liên đoàn Thanh niên Khánh Hòa trước ngày khởi nghĩa, khi thoát ly gia đình tham gia kháng chiến vẫn không quên mang theo cây đàn măng-đô-lin, băng-jô, gui-ta hoặc bỏ túi cái kèn ác-mô-ni-ca quen thuộc... Không có trống, jaz... họ dùng muỗng canh, nắp cà mèn...thay cho bộ gõ vẫn tạo cho những đêm sinh hoạt thêm hấp dẫn. Họ trở thành những “chiến sĩ câu lạc hộ” đem lời ca tiếng hát làm tươi vui cuộc sống gian khổ nơi chiến khu.

Chiều xuống, trên trảng cỏ mịn ven bìa rừng nhìn về phố thị, làng mạc thân thương... và hàng đêm sau khi họp hành, anh em từng cơ quan quây quần cùng nhau hát những bài đồng ca, người có giọng hát hay được anh chị em yêu cầu đơn ca những bài “tủ” hoặc cùng nhau học thêm bài hát mới... Những ngày đầu lên chiến khu, anh em hát Lên đàng, Đàn chim Việt, Suối mơ... rồi Diệt phát xít, Nhớ chiến khu, Chiếc áo mùa đông, Ca ngợi Hồ Chủ tịch… Cuộc kháng chiến ngày càng thắng lợi, nhiều ca khúc mới từ Liên khu 5, từ Việt Bắc được số anh chị em đi dự hội nghị hay học tập ở tỉnh, khu về phổ biến: Công nhân Việt Nam, Bình Trị Thiên khói lửa, Chiến thắng Sông Lô... càng bổ sung nhiều thêm vốn liếng cho chiến sĩ văn nghệ, bộ đội, cơ quan đồng thời góp phần động viên cổ vũ tinh thần cơ quan đơn vị và đồng bào thêm hăng say kháng chiến.

Nhiều đêm trăng sáng, anh em đón cơ sở và thanh niên vào chiến khu cùng nhau sinh hoạt, thể hiện tấm lòng người dân với chiến khu, thắt chặt thêm tình đoàn kết toàn dân cùng đánh đuổi quân xâm lược

Trong các cuộc hội nghị, các kỳ đại hội Đảng bộ... mỗi cơ quan đơn vị vũ trang đều chuẩn bị chương trình văn nghệ để tham gia liên hoan. Đây là dịp để anh em bộc lộ năng khiếu sáng tác của mình và những vở kịch, bài hát, điệu múa, bài thơ... ra đời.

Nhiều bài hát do anh em truyền lại được cả đơn vị rồi cả chiến khu yêu thích ngót nửa thế kỷ qua vẫn còn nhiều người thuộc như bài “Đêm trong rừng”:

“Rừng muôn cây xanh cao cao.
Âm u muôn ngàn gió lá.
Khuất ánh trăng sao.
Ngồi xung quanh phiến đá.
Ta khơi lửa đào, bập bùng, bập bùng.
Trong đêm thâu, trong đêm thâu.
Ai ngồi dưới sương đêm.
Ta cùng nhau cất cao lời nguyền.
Thề đồng tâm ta quyết thờ sông núi
Đem tâm can xây đắp đời tươi mới.
Một lòng son, bền tâm chí.
Vì non nước có sá chi lao lung.
Anh em ơi !Dư âm trong rừng...”
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 02:48:24 pm »

Nhiều điệu múa, vở kịch tự biên tự diễn mà vai nữ do nam đóng giả (vì đơn vị không có nữ) vẫn được mọi người hoan nghênh. Nhiều bài thơ, câu ca dao được anh em yêu thích đã chuyền tay nhau chép vào sổ tay và ngâm nga trong những buổi liên hoan, những đêm sinh hoạt.

Nhân các ngày lễ, ngày Tết, cơ quan Thị ủy còn ra bích báo, báo tay. Khổ báo những số đặc biệt như khổ tạp chí, nhiều trang do đồng chí Lê Đoan - Bí thư Thị ủy làm “chủ bút”. Bài vở của anh chị em trong cơ quan tự sáng tác. Có tờ báo Tết in thạch bản, trình bày rất đẹp.

Hoạt động văn nghệ trên chiến khu trong chín năm chống Pháp không chỉ đã thiết thực nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ chiến sĩ mà còn đóng góp phần nào vào việc động viên tinh thần kháng chiến trong nhân dân.

Công tác, sinh hoạt gắn bó bên nhau là nhịp cầu cho tình yêu giữa những người đồng chí nảy nở... Có những đôi tình cảm phát triển từ sự hòa hợp của hai tâm hồn... cũng có đôi chỉ quan hệ bình thường trên tình đồng chí nhưng anh em cơ quan “thấy xứng nên cáp đôi” riết... mà thành

Đám cưới trên chiến khu không nặng phần nghi lễ, chủ yếu là lãnh đạo cơ quan “tuyên bố” chính thức công nhận việc thành hôn và dặn dò hai người “vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Vật chất rất đơn sơ, thường chỉ có một nồi chè đỗ với đường đen (đường cát rất hiếm) và một vài gói bánh đậu xanh, kẹo cứng... với nước trà nhưng hết sức chân tình đầm ấm trong tình cảm mặn mà thắm thiết của cơ quan. Những lời chúc tụng, những câu thơ ứng tác, những bài hát... chúc mừng hạnh phúc lứa đôi trong đêm cưới theo họ đi suốt những năm tháng kháng chiến gian lao và là kỷ niệm quý giá của cả đời người, thành chuyện cồ tích thỉnh thoảng kể lại cho con cháu nghe!

Hoạt động Văn nghệ - Thể dục Thể thao là một mặt hoạt động không thể thiếu trong đời sống của cán bộ chiến sĩ và góp phần khắc họa thêm nét riêng về tinh thần lạc quan trong sáng của những người chiến sĩ sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Đến năm 1952, nhằm nắm sát tình hình kịp thời chỉ đạo, Liên khu 5 tăng cường cho tổ quân báo một vô tuyến điện. Tình hình được phản ánh kịp thời. Cũng từ đây, chiến khu được trang bị một rađiô / máy thu thanh giúp lãnh đạo và anh em có điều kiện nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, trực tiếp nghe những bài xã luận, tin tức khắp nơi. Không có điện, anh em phân công nhau ngồi đạp đinamô nạp điện vào ắc quy để nghe đài.

Đầu năm 1954, nhận rõ nguy cơ thất bại, Mỹ hà hơi tiếp sức cho thực dân xâm lược Pháp thực hiện “Kế hoạch Nava” - một kế hoạch quy mô với hy vọng xoay chuyển tình hình. Để phối hợp với chiến trường chính, tại Nam Trung Bộ quân Pháp âm mưu mở chiến dịch At-lăng nhằm đánh chiếm vùng tự do Nam-Ngãi-Bình-Phú.

Liên khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu 5 hạ quyết tâm đẩy mạnh mọi hoạt động nhằm góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 tiến lên tiêu diệt một phần lực lượng địch trên chiến trường Tây Nguyên, đánh bại chiến dịch Át-lăng của địch.

Hàng loạt đồn bót của giặc ở ngoại vi bị bóc, bộ máy ngụy quyền tan rã từng mảng, bè lũ tay sai ác ôn chui sâu vào thị xã tránh đòn trừng trị của nhân dân, phong trào quần chúng phát triển...Chiến khu Đồng Bò không chỉ đã đứng vững mà đã tạo được một bàn đạp rộng lớn áp sát quanh vùng nội thị tạo nhiều thuận lợi cho các hoạt động của cán bộ và các lực lượng vũ trang thị xã.

Nhằm gây cản trở cho địch về các phương tiện giao thông, bộ đội đặc công do đồng chí Ngô Tư phụ trách và đồng chí Nguyễn Văn Minh, Khu đội trưởng khu 3 được tự vệ mật Sở Hỏa sa dẫn đường luồn sâu tiến công đốt cháy kho xăng Phước Hải, thiêu hủy gần 4 triệu lít xăng dầu; dùng mìn phá tan một đầu máy xe lửa và làm hỏng nặng một chiếc khác... làm suy giảm phương tiện chiến tranh chuẩn bị cho chiến dịch Atlăng của địch và gây tiếng vang lớn, tạo dư luận và niềm tin trong nhân dân.

“Rừng “Bắc Khánh” mồ chôn xác giặc
Núi Đồng Bò bao xác thù phơi
Kho xăng lửa cháy rực trời
Thằng Tây khiếp vía, dân cười hả hê”
(1)

Đầu tháng 5 năm 1954, tin chiến thắng Điện Biên vang dội khắp nơi càng làm nức lòng quân và dân Nha Trang. Chiến khu Đồng Bò đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình, góp phần vào thắng lợi chung trong thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược Pháp.


(1) Trích thơ của đồng chí Trần Văn Huy
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 02:50:45 pm »

*
*   *

Qua 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, biết bao người con thân yêu của Tổ quốc hoạt động trên chiến khu Đồng Bò đã góp phần mồ hôi xương máu vào thắng lợi chung của dân tộc. Họ đã vĩnh viễn ra đi nhưng cuộc đời họ mãi gắn liền với những địa danh đã đi vào lịch sử và hình ảnh thân thương của họ vẫn sống mãi trong tình cảm bao người...

Em Chó - con trai ông Sáu Hèm vừa tròn 12 tuổi mà vóc dáng loắt choắt như đứa trẻ lên tám là một liên lạc viên của Việt Minh Nha Trang.

Hàng ngày, em mang một giỏ tài liệu to tướng trên chiếc xe đạp cà tàng đi phân phối tận các cơ sở... Chân ngắn, không ngồi được trên yên mà đứng trên bàn đạp thọc chân qua hai bên đòn giông... Em nhanh trí thông minh luồn lỏi qua các trạm soát, tránh né sự theo dõi của địch.

Một lần đang đi trên đường Phường Củi (Trần Quý Cáp ngày nay) thì bất thần một xe cảnh sát lao thẳng về phía em. Biết có chuyện chẳng lành, em dạt sang lề đường và nhanh tay cho lá thư vào miệng nhai ngấu nghiến và đuổi chụp mấy con bướm đang nhởn nhơ quanh bụi cây như không có gì xảy ra. Mấy tên mật thám nhảy ùa xuống chụp lấy em vừa tát vừa hỏi: - “Mày nuốt cái gì trong miệng” - “Dạ... Em ăn kẹo” - Em trả lời.

Chúng quẳng em lên xe đưa về cơ quan mật thám. Đánh đập rồi tra điện nhưng em chỉ một lời “bắt bướm, ăn kẹo”. Không khai thác được gì, chúng đưa em xuống nhà lao. Hai tháng sau em được tha...

Lên chiến khu, em bé nội thị Nha Trang thích nghi nhanh chóng với cuộc sống tập thể cơ quan thiếu thốn gian nan và tiếp tục làm tròn nhiệm vụ liên lạc của cơ quan Thị ủy từ Khu A về cơ sở nội thị...

Cuối năm 1950, em Chó hy sinh ở tuổi mười ba! Lễ truy điệu em tổ chức hết sức trang nghiêm và xúc động. Những dòng nước mắt lặng lẽ tiễn đưa một chiến sĩ nhỏ tuổi kiên cường đã hết lòng vì kháng chiến.

Khi em Chó đang công tác ở Cơ quan Việt Minh nơi Xóm Rộc, liên lạc viên của cơ quan A là em Thạnh - một em bé Nha Trang nước da trắng trẻo, mũi dọc dừa, có dáng vẻ thư sinh của gia đình viên chức

Em thoát ly lên chiến khu lúc tròn 13 tuổi, đảm nhiệm việc liên lạc giữa Khu A và cơ sở của Thị ủy tại nhà bà Hộ ở Phước Hải. Ngày nào cũng vậy, chiều đến, em nhận thư từ tài liệu một mình xuống núi, giao và nhận tài liệu, mang hàng tiếp tế của cơ sở nội thị gửi lên. Tuy cự ly chỉ trên dưới mười cây số nhưng phải băng rừng trèo núi, cây cối rậm rạp gai góc chằng chịt, cọp beo, rắn rết rình rập trong rừng...và mùa mưa phải vượt suối qua sông, chui lòn qua khu rừng sát, muỗi bu quanh người, đỉa bám đầy chân. Em đi thoăn thoắt, nhanh lắm... nhưng sức em có hạn nên thường về tới giữa rừng đã quá khuya, phải tìm chỗ nằm nghỉ sức, chờ trời tờ mờ sáng lại vùng dậy mò mẫm về cơ quan.

Sau đó, em Thạnh được điều động về tỉnh. Hơn một năm sau em hy sinh trên đường công tác!

Công tác ở cơ quan A sớm nhất là em Dưỡng. Tuy đã qua tuổi 17 nhưng vóc người nhỏ thó, thể chất ốm yếu. Sức yếu nhưng ăn gì em cũng nhường, làm gì em cũng xung phong, thấu ai làm chưa xong em lăn vào góp sức, ai ốm đau em lo chăm sóc. Lần anh Phu bị bệnh nằm li bì dưới cầu đường sắt Vĩnh Điềm, em ở lại đó ngày đêm lo chữa trị không hề sợ địch khủng bố.

Một lần đi mang hàng tiếp tế dưới làng, suốt ngày mang nặng trên đường nên về tới cơ quan thì trời chạng vạng tối. Gặp lúc cơ quan đang di chuyển sang vị trí khác, em phải vừa đi vừa chạy đuổi theo. Băng suối vượt đồi, người em đẫm mồ hôi mà miệng vẫn cười vui. Em kế chuyện đã gặp con cọp lớn chặn đường ngay đầu truông. Cứ mỗi lần em trờ tới là cọp giơ hai chân trước lên định chụp! Em lùi lại vài bước thì con cọp lại ngồi nhe răng. Nhớ những lần nghe các anh lớn ở cơ quan kể chuyện cọp, em không lùi xa hay bỏ chạy mà tạt sang bên lội bừa qua vũng nước, vượt qua cọp dữ xuống làng.

Có những cán bộ đến phút chết vẫn nghĩ đến diệt thù như anh Hồng Sơn, một Chính trị viên đại đội bộ đội địa phương Vĩnh Xương, anh được điều động về tăng cường cho Nha Trang. Với cương vị là Ủy viên Thường vụ Thị ủy hoạt động nội thị, anh luôn bám sát cơ sở, xây dựng cốt cán phát triển đoàn thể. Sau thời gian hoạt động, không may anh bị giặc bắt. Chúng tra tấn rất tàn ác hòng khai thác bí mật đánh phá cơ sở nhưng anh cắn răng chịu đựng, không nói một lời. Trước tinh thần gan góc của anh, chúng đưa anh đi thủ tiêu. Bị hành hạ nhiều ngày người đầy thương tích, sức khỏe tàn tạ, hai tay bị trói chặt nhưng trên đường đi anh đã vận dụng hết sức lực còn lại kéo tên cảnh sát cùng lao vào chiếc xe quân sự đang trờ tới. Tên cảnh sát ngã chúi theo anh nhưng thoát chết. Anh hy sinh dưới bánh xe giặc nhưng hành động của anh được bà con Nha Trang chứng kiến, truyền tụng và hết lòng khâm phục.

Không thể nào kể hết những gương hy sinh anh dũng, vượt khó khăn gian khổ của cán bộ chiến sĩ Vĩnh Xương, Nha Trang những người đã gắn bó với chiến khu Đồng Bò, góp phần xứng đáng vào trang sử của một vùng đất hiên ngang anh dũng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 10:19:57 am »

Chương II
CHIẾN KHU ĐỒNG BÒ THỜI CHỐNG MỸ

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (20/7/1954), miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn nằm trong sự chiếm đóng của Pháp. Theo tinh thần Hiệp định, lực lượng vũ trang của ta tập kết ra Bắc chờ hai năm tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Nhưng với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, hòng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là pháo đài chống cộng, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm đã phản bội Hiệp định, phế truất Bảo Đại, gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp giành độc quyền thống trị miền Nam. Từ đó, chúng tiến hành hàng loạt các biện pháp thâm độc đàn áp, bắt bớ, tù đày, thủ tiêu những người yêu nước, kháng chiến cũ, những người có cảm tình với cách mạng hoặc bị tình nghi. Chúng tiến hành “Tố Cộng”, “Diệt Cộng”, đàn áp phong trào cách mạng và đặc biệt ban hành Luật 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam tàn sát đẫm máu đồng bào ta.

Cuộc trả thù chính trị đẫm máu của địch tại Khánh Hòa, chỉ qua mấy năm đầu, hàng trăm người bị giết hại, hàng nghìn người bị giam cầm. Các nhà giam từ tỉnh đến huyện, xã mọc lên khá nhiều, chứa đầy những người bị bắt. Chỉ riêng trong đợt đưa tù chính trị bị bắt đày ra Côn Đảo ngày 30/4/1957 có hơn 300 người thì đã có 80 đồng chí cán bộ Khánh Hòa. Phong trào cách mạng tỉnh Khánh Hòa bị nhiều tổn thất, cuộc sống của nhân dân dưới chế độ tay sai bán nước thật đen tối.

MẬT KHU ĐÁ HANG

Cuộc họp mở rộng của Tỉnh ủy Khánh Hòa được tổ chức tại Suối Cau (Hòn Dữ) vào tháng 12/1954 có đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, phái viên của Khu ủy tham dự và do đồng chí Lê Thanh Liêm, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Hội nghị nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (tháng 9/1954) về tình hình, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Quán triệt tinh thần nghị quyết của Trung Ương, hội nghị đề ra một số biện pháp về củng cố tổ chức, tư tưởng nhằm đẩy mạnh đấu tranh trong toàn tỉnh đòi đối phương phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Hội nghị đã quyết định điều động, tăng cường cán bộ cho một số vùng quan trọng, nhất là Nha Trang, đồng chí Mai Xuân Cống, Phó bí thư Tỉnh ủy trực tiếp làm Bí thư Thị ủy Nha Trang. Sau cuộc họp, cơ quan Tỉnh ủy được chuyển từ Suối Cau về Đồng Bò để tiện chỉ đạo phong trào đấu tranh công khai, hợp pháp ở Nha Trang và các huyện đồng bằng. Lúc đầu cơ quan Tỉnh ủy đóng ở Đồng Bò Thượng, sau chuyển về suối Đá Chẹt (Đồng Bò Hạ). Bộ phận điện đài cơ yếu đóng cách cơ quan Tỉnh ủy 3km và được bảo vệ rất cẩn mật. Mọi phương tiện sinh hoạt thiết yếu của cơ quan Tỉnh ủy được các cơ sở ở Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung lo tiếp tế khá chu đáo. Tỉnh ủy lúc này có 5 người, đồng chí Lê Thanh Liêm, Bí thư phụ trách chung và trực tiếp theo dõi chỉ đạo phong trào Nha Trang, Vĩnh Xương (sau khi đồng chí Lê Thanh Liêm đi hợp pháp tại Nam Bộ thì đồng chí Trần Nguyên Tích - Thường trực Tỉnh ủy phụ trách).

Từ Đồng Bò, Tỉnh ủy đã trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị trên toàn tỉnh mà trọng điểm là Nha Trang - Vĩnh Xương và Diên Khánh, tổ chức quần chúng chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, đòi địch phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, chống địch khủng bố những người kháng chiến cũ. Mặt khác, chăm lo xây dựng cơ sở nội thị để bám dân lãnh đạo các cuộc đấu tranh. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Thị ủy Nha Trang, Huyện ủy Vĩnh Xương hầu hết đều bám vào các cơ sở nội thị và vùng ven để hoạt động, trực tiếp chỉ đạo phong trào như: đồng chí Lê Thanh Liêm đã bám tại Trường Đồng, 5 đồng chí trong Thị ủy Nha Trang cũng hoạt động bên trong nội thị...

Trước phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi ở Nha Trang - Vĩnh Xương, Diên Khánh và toàn tỉnh Khánh Hòa, biết rõ Đồng Bò là nơi đứng chân của cơ quan chỉ đạo kháng chiến của Nha Trang - Vĩnh Xương và của toàn tỉnh, địch gọi là: “Mật khu Đá Hang” vả liệt kê là “Mật khu quan trọng số 1 của Việt Cộng ở Khánh Hòa”(1), chúng điên cuồng tìm mọi thủ đoạn để đánh phá.

Để ngăn chặn nguồn tiếp tế của nhân dân, địch phá hoại mùa màng, ngăn cấm đồng bào làm ăn, vào rừng chặt cây, lấy lá nón ở Đồng Bò và khu vực ngoại vi. Bọn Phòng 6 đi lùng sục ven rừng xem xét từng cây cỗ, từng bãi phân hòng phát hiện cán bộ ta. Bọn cảnh sát, mật thám giả đi câu, cải trang thành thợ săn, người đốn củi len lỏi ngày đêm trong rừng hoặc phục kích ở bìa rừng theo dõi, tìm dấu vết cán bộ ta.


(1) Tài liệu của địch lưu trữ tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hoà
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 10:22:43 am »

Vượt lên tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, đồng bào cơ sở ở các xã thuộc huyện Vĩnh Xương(1) vẫn đùm bọc, chở che, nuôi giấu cán bộ nằm vùng và làm tốt nhiệm vụ tiếp tế cho các cơ quan đóng ở Đồng Bò. Các cuộc hội họp, học tập của Tỉnh ủy, Thị ủy, Huyện ủy vẫn được tiến hành có kết quả ở đây.

Đầu tháng 6/1955, Tỉnh ủy họp hội nghị mở rộng tại Đồng Bò, xác định chủ trương của Đảng lúc này là đấu tranh chính trị, phải lợi dụng mọi khả năng công khai hợp pháp, đẩy mạnh cuộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, chống địch khủng bố “Tố Cộng”, đồng thời chăm lo xây dựng căn cứ miền núi làm chỗ dựa cho phong trào cách mạng trong tỉnh.

Đầu năm 1956, đồng chí Trần Lê, Bí thư Liên tỉnh 3(2) cũng đã đến cơ quan của Tỉnh ủy đóng ở Đồng Bò. Đồng chí cho những ý kiến cần thiết tích cực phát động và lãnh đạo cuộc đấu tranh chông âm mưu “bầu quốc hội” riêng rẽ của Mỹ - Diệm vào tháng 3 năm 1956. Tiếp đó, hội nghị Tỉnh ủy mở rộng lại được triệu tập tại núi Cù Hin trong 3 ngày 25, 26 và 27 tháng 02 năm 1956. Đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ, Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy về dự hội nghị. Hội nghị đã đi sâu kiểm điểm tình hình các mặt, đề ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tập trung vạch mặt trò hề bầu cử quốc hội riêng rẽ của Mỹ - Diệm, đấu tranh đòi hiệp thương giữa 2 miền, tiến tới thực hiện tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, kết hợp đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống khủng bố trả thù những người kháng chiến cũ.

Địch ra sức khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân, cố phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Quần chúng có phần nao núng. Sự đi lại của cán bộ hợp pháp ngày càng bị hạn chế. Từ năm 1957 đến năm 1959, Mỹ - Diệm thực hiện “quốc sách Tố Cộng” với quy mô lớn và ác liệt hơn các năm trước. Mũi nhọn của giai đoạn này là chĩa vào toàn thể nhân dân yêu nước, đồng thời tiêu diệt các tổ chức của Đảng và cán bộ hoạt động bí mật.

Nói chung, tình hình trong những năm 1957 - 1959 là căng thẳng nhất và cũng là những năm ta tổn thất nhiều cán bộ nhất. Toàn tỉnh Khánh Hòa, sau chuyển quân tập kết, ta bố trí ở lại khoảng 500 cán bộ thoát ly, nhưng đến năm 1959 đã bị địch sát hại trên 350 người, trong đó 30 đồng chí cấp ủy viên huyện, tỉnh.

Ánh sáng Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bùng lên xua tan đêm tối. Cán bộ và nhân dân Khánh Hòa đã tiếp nhận được ánh sáng ấy, chuẩn bị đưa phong trào tiến lên theo hướng mới. Cơ quan Tỉnh ủy đã dời từ Đồng Bò về Xóm Cỏ (Khánh Sơn) từ đầu năm 1959, lúc này Đồng Bò là nơi đứng chân của cơ quan lãnh đạo Đảng thị xã Nha Trang và huyện Vĩnh Xương. Tổ chức Đảng của Nha Trang - Vĩnh Xương hoạt động chung từ năm 1956, đến 1961 được tách ra, Ban cán sự thị xã Nha Trang do đ/c Huỳnh Tưởng làm bí thư và Ban cán sự huyện Vĩnh Xương do đồng chí Nguyễn Nghiềm làm bí thư. Trước đó Nha Trang và Vĩnh Xương mỗi nơi có 5 cán bộ, sau một thời gian được bổ sung tăng lên mỗi đơn vị 30 đồng chí do tỉnh tăng cường và một số rút từ cơ sở lên.

Nghị quyết 15 được tổ chức học tập ở tỉnh Khánh Hòa tại Xóm Cỏ (Khánh Sơn) vào tháng 9/1959. Tiếp thu tinh thần cơ bản của hội nghị, các đồng chí trong cấp ủy Nha Trang, Vĩnh Xương đã đề ra những chủ trương mới phù hợp với tình hình địa phương, nhằm thúc đẩy phong trào đấu tranh. Tỉnh biệt phái chi viện về Nha Trang, Vĩnh Xương một số đồng chí nòng cốt thành lập tổ diệt ác, tiền thân của lực lượng vũ trang. Lúc đầu, chỉ trang bị gọn nhẹ để diệt ác và hoạt động hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng. Sang các năm tiếp theo mỗi nơi đều có lực lượng vũ trang địa phương và các đội công tác ra đời, bám trụ ở các xã ngoại vi: Vĩnh Trung, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Trường, Diên An, Diên Toàn. Đặc biệt là đội công tác Đông Nam thị xã Nha Trang đã xây dựng được cơ sở ở bến tàu Cầu Đá và về sau xây dựng được cơ sở nội tuyến ở sân bay. Đội thường xuyên bám các vùng hải đảo, nhất là Hòn Tre, nơi được gọi là căn cứ thứ hai của Nha Trang. Nhân dân ở Bãi Trủ (Hòn Tre) và ở Vĩnh Trường đã dùng ghe máy của mình để vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm tiếp tế cho chiến khu Đồng Bò. Ở các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Hiệp, Diên An, Diên Toàn... thì nuôi giấu, che chở, đùm bọc cán bộ, chiến sĩ các đội công tác, đồng thời cùng làm nhiệm vụ quyên góp và mua lương thực, thực phẩm... cho chiến khu.


(1) Gồm các thôn: Phú Vinh, Xuân Lạc, Phú Nông, Đồng Nhơn, Bút Sơn, Vĩnh Điềm, Thái Thông, Thủy Trường Đông, Trường Tây.
(2) Gồm 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 10:23:12 am »

Sự ra đời và đứng chân vững vàng của các đội công tác ở vùng ven Nha Trang đã tạo ra thế và lực mới của chiến khu Đồng Bò.

Dựa vào địa hình rừng núi có nhiều gộp đá tự nhiên, đó là những hang đá vừa sâu, vừa kéo dài, nhiều ngóc ngách khó tìm, mà miệng các gộp này thường được cây rừng phủ kín, Ban cán sự Nha Trang và Ban cán sự huyện Vĩnh Xương đều đóng tại khu vực gộp Leo Dây, phía trên cao lưng núi Hòn Trông, cách gộp Dốc Gáo (hiện nay nằm phía trên đập thủy điện xã Phước Đồng) về hướng Tây, hơi chếch về hướng Nam khoảng 800m đường chim bay. Khu vực này có hai lạch nước, một luồng chảy xuống suối Bộng Nhồng, một luồng chảy về hướng Tây ra Suối Cây Muồng (Đồng Bò Thượng), còn gọi là suối Ván. Trong kháng chiến chống Pháp vùng này là một trong những nơi đóng cơ quan của huyện Vĩnh Xương. Ngay từ những năm sau 1959, nơi này đã trở thành nơi đóng cơ quan của huyện Vĩnh Xương và thị xã Nha Trang, ở đây đá núi chất chồng, độ dốc lớn rất khó đi. Đầu mối ra vào cơ quan là gộp Leo Dây. Phía bên dưới là gộp Dưới, một cột mốc để đánh dấu khu vực ra vào cơ quan. Tiếp đó là gộp Ồ Ổ và gộp Cây Sộp. Qua khỏi gộp Leo Dây là đến gộp Liên Lạc, sau đó là các gộp Kinh Tài, Trạm Xá... Phía trên là các gộp Thị Đội, gộp Trung Sơn (còn gọi là gộp Mít Nài, hay K5)... Đi về phía Đông Nam từ gộp K5 phải qua gộp Gà Mổ khoảng 200m là gộp Liên Huyện Thị (còn gọi là gộp Mậu Thân).

Tùy theo địa hình và thế gộp, lực lượng vũ trang bao giờ cũng ở vị trí xung yếu, cơ quan Huyện, Thị thường ở giữa hoặc là dưới. Trong cơ quan Huyện, Thị thì bộ phận liên lạc có vũ khí và luôn ở vị trí bảo đảm tư thế sẵn sàng chiến đấu. Phía trên chỗ ở thì bố trí cắm chông và gài lựu đạn. Những lúc tình hình căng thẳng hoặc khi tập trung cán bộ chiến sĩ để sinh hoạt hội họp đều phải canh gác và tuần tra cẩn thận.

Ngoài khu vực gộp Leo Dây, phía núi Thong Nhất gồm có khu vực: Suối Khu A, suối Ông Quyết, suối Mạnh Hùng, suối Bà Hoàng cũng là nhưng nơi cơ quan Huyện ủy, Thị ủy; hay một bộ phận của Huyện ủy, Thị ủy đã về đóng ở đây. Nơi này còn là bàn đạp của các đội công tác của các xã vùng ven.

Để đánh phá chiến khu, địch không những dùng máy bay oanh kích, dùng pháo tầm xa bắn vào, mà còn tổ chức lùng sục bên trong và phục kích ở bìa rừng, trên các lối vào làng. Bằng cách này, tháng 6/1963, chúng đã bắn chết đồng chí Trường Xuân (tức Phan Văn Cát), đội trưởng đội công tác xây dựng phong trào thanh niên, học sinh; một cán bộ xông xáo, đầy triển vọng, thường được đồng đội gọi là “Paven của Nha Trang”.

Nhiều lần bọn gián điệp giả dạng người đi kiếm củi, bẫy chim... để dò xét nơi đóng quân của ta nhưng đứa thì bất lực, đứa thì bị phát hiện, bắt gọn. Đầu năm 1962, địch cử tên Nguyễn Văn Bé, một tên gián điệp sừng sỏ vào nắm tình hình.

Sau khi tốt nghiệp trường tình báo Cây Điệp vào loại ưu, Bé được đưa sang Mỹ học ngành tình báo 5 năm, trực tiếp do CIA huân luyện, ra trường với quân hàm thiếu tá. Về nước, hắn được giao nhiệm vụ nắm và cung cấp tình hình phong trào, lực lượng cách mạng ở các địa phương... Tại Nam Bộ hắn đã lập nhiều công lao, được quan thầy tặng thưởng và trọng dụng. Đến Nha Trang - Vĩnh Xương, Bé quyết tâm “vào hang bắt cọp”. Hắn mang theo một súng ngắn và một máy bộ đàm “Mideler”. Cùng đi còn có một tổ quân báo, trang bị gọn nhẹ, làm nhiệm vụ bảo vệ, giúp việc cho hắn và thường xuyên báo cáo cho cơ quan tình báo cấp trên.

Dựa vào thủ đoạn, phương pháp và kinh nghiệm của một tình báo chuyên nghiệp cao cấp, hắn hóa trang, giả dạng nhiều đối tượng để làm nhiệm vụ. Lần này hắn đóng vai một thầy tu khổ hạnh, mang theo 3 tượng Phật, 2 bộ áo cà sa, 1 tập kinh Phật, vở, bút và chai đựng nước uống cùng nhang đèn. Lần mò đến gộp Dưới, gần đầu mối ra vào cơ quan, hắn bị các đồng chí của ta phát hiện, bắt gọn. Và dù có giả câm, giả điếc cuối cùng hắn cũng phải thú nhận âm mưu, thủ đoạn và hành động tội lỗi của mình.

Thực tế rút ra từ việc phát hiện tên Bé là bài học kinh nghiệm về tinh thần cảnh giác trong việc ăn, ở, đi lại, sinh hoạt... của mỗi cán bộ chiến sĩ chiến khu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 10:23:41 am »

*
*   *

Từ giữa những năm 1965, quân Mỹ và chư hầu đổ bộ ào ạt vào Nha Trang, xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự và hậu phương an toàn của chúng. Đến cuối năm 1965, lực lượng Mỹ và Nam Triều Tiên có 10.500 tên, tháng 9/1966 có 26.000 tên. Đây cũng là nơi tập trung các cơ quan đầu não quan trọng như: Tòa lãnh sự Mỹ, Bộ tư lệnh Việt - Mỹ - Hàn, Bộ tư lệnh dã chiến sư đoàn Bạch Mã... Về phía quân ngụy, chúng có Bộ tư lệnh quân đoàn II vùng II chiến thuật, Bộ tư lệnh lực lượng đặc biệt - biệt kích Mỹ, cùng các trường huấn luyện sĩ quan: không quân, hải quân, Trường hạ sĩ quan Đồng Đế và hàng loạt các cơ quan quân sự, cảnh sát, hậu cần phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ngụy. Bên cạnh đó, ngụy quyền đã bố trí một bộ máy kìm kẹp nhân dân khá chặt chẽ. Cứ 7 - 8 xã có 1 đại đội địa phương quân, mỗi xã có 1 trung đội nghĩa quân.

Nhìn tổng quát, việc bố trí lực lượng của Mỹ, chư hầu và quân ngụy ở Nha Trang - Vĩnh Xương như sau: Quân Mỹ đóng bên trong thị xã Nha Trang, quân Nam Triều Tiên đóng ở vòng ngoài, dọc theo đường Quốc lộ I và đường 21 từ đèo Cả đến Cam Ranh. Trung đoàn bộ trung đoàn 30 Nam Triều Tiên đóng ở Trảng Bằng với các đơn vị chuyên môn và tiểu đoàn tiếp vận 100 ở Đắc Lộc, có nhiệm vụ báo vệ ngoại vi Bắc Nha Trang và thường xuyên suc sạo ở Vĩnh Xương, đưa quân đóng chốt ở Hòn Thơm để ngăn chặn sự đi lại hoạt động của các đội công tác xã Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh và bộ phận cán bộ nội thị Nha Trang. Phía Tây Nam Nha Trang - Vĩnh Xương thì giao cho lực lượng ngụy như bảo an chốt ở Thủy Tú, Núi Cấm (Thái Thông), Bình Tân... và lực lượng biệt kích đóng chốt ở cứ điểm Gò Bông. Ngoài lực lượng chốt giữ, bọn biệt kích, lực lượng đặc biệt luôn tổ chức lùng sục, đột xuất dùng trực thăng đổ quân lên đỉnh đồi, rồi càn xuống đánh phá cơ quan ta ở chiến khu. Bên trong, bọn cảnh sát, bình định nông thôn, thám báo, bảo an thường lùng sục, xâm hầm trong làng xóm để tìm cán bộ ta.

Đầu năm 1965, cảng cầu Đá được Mỹ mở rộng thêm cho các tàu quân sự Mỹ đổ quân và hàng chiến tranh. Sân bay Nha Trang được mở rộng và hiện đại hóa để các loại máy bay vận tải, quân sự cỡ lớn như C130 lên xuống. Các bãi đáp trực thăng và khu trục, cường kích A37... cũng được xây dựng. Trung tâm huấn luyện hải quân, Trường huấn luyện chiến thuật không quân được xây dựng ngay gần cảng và sân bay. Mức độ bố phòng vô cùng cẩn mật: Các đồn bót được dựng lên trong khu vực phòng thủ tiền đồn Cầu Đá, có hệ thống ra-đa, giàn đèn pha chiếu sáng, hệ thống bố phòng tên lửa tại Hòn Tre. Địch còn ra sức phối hợp các lực lượng tham gia tuần tiễu trên biển nhằm tiêu diệt đặc công nước, đội công tác Đông Nam ở Bãi Trủ và cắt đứt đường giao liên, tiếp tế trên biển, cô lập và tiêu diệt chiến khu Đồng Bò.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 10:25:13 am »

*
*   *

Sau phong trào đồng khởi, Vĩnh Xương tuy chưa có xã giải phóng nhưng phong trào lên khá ở các xã Vĩnh Trường, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh. Các lực lượng cách mạng làm chủ ban đêm các thôn Phú Vinh, Xuân Lạc, Phú Nông, An Ninh, Võ Kiện... Ban đêm đội võ trang công tác hoạt động gây dựng cơ sở và tổ chức mít-tinh công khai. Địch không dám đến, cũng không dám bắn súng từ xa. Ta đã bắt trên 200 tên tề điệp đưa đi học tập cải tạo rồi thả về. Một trung đội nghĩa quân bị bộ đội huyện đánh tan tại Diên An. Ách kìm kẹp của địch bị phá vỡ một phần quan trọng. Để thuận lợi cho việc chỉ đạo phong trào, tháng 12/1964, sau khi giải phóng xã Diên Sơn, Diên Điền... Một bộ phận cơ quan của Thị ủy Nha Trang được chuyển về vùng Diên Điền (Diên Khánh). Sau hội nghị mở rộng vào tháng 10/1965 của Thị ủy; cơ quan Thị ủy, Thị đội Nha Trang từ vùng Đại Điền, lại chuyển về Đồng Bò, cùng với Vĩnh Xương lập lại thế đứng của chiến khu, gấp rút xây dựng bàn đạp và hình thành các đội công tác bám bàn đạp để xây dựng cơ sở bên trong, xây dựng các đường liên lạc thông suốt từ nội thị về chiến khu, nhanh chóng lo việc dự trữ lương thực cho cơ quan và lực lượng vũ trang. Sau một thời gian ngắn, thế đứng của các bàn đạp đã ổn định, chiến khu đã dự trữ được 10 tấn gạo và một số nhu yếu phẩm. Khí thế của Nha Trang - Vĩnh Xương đã vững vàng hơn để đương đầu với tình hình mới.

Tại bến cảng hải quân ở Chụt, các tàu Mỹ nối đuôi nhau bốc dỡ hàng, các kho bãi đầy ắp phương tiện chiến tranh. Đồng bào khu vực cảng hợp sức với lính ngụy bảo vệ cảng lấy cắp hàng Mỹ. Có người mua được cả thùng lựu đạn do lính ngụy lấy được để gửi cho ta. Lính ngụy lấy cắp hàng Mỹ đem giấu ở các hải đảo, nhưng không qua được con mắt của Đội công tác Đông Nam. Anh em lại có dịp “tịch thu” số hàng này làm quỹ. Trong khi ở Đồng Bò khó khăn về lương thực, thực phẩm thì ở đây: Hòn Tre hay Bãi Miêu, Hòn Tằm, Hòn Một, ta đều có điều kiện tích trữ lương thực. Cái khó là từ đây đi về chiến khu Đồng Bò rất nguy hiểm vì tàu của địch tuần tra vùng biển ngày đêm. Tuy vậy, các cơ sở nội thị vẫn xoi đường bảo đảm tiếp tế thường xuyên cho chiến khu. Nhân dân ở các xã vùng ven như: Phú Vinh, Xuân Lạc, Đồng Nhơn. Vĩnh Điềm, Thái Thông, Thủy Tú, Trường Tây... cũng ra sức đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho chiến khu.

Từ chiến khu Đồng Bò, lực lượng vũ trang của ta liên tiếp xuất phát tấn công địch. Ngoài việc lãnh đạo hoạt động vũ trang, Thị ủy Nha Trang và Huyện ủy Vĩnh Xương còn chú ý đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị.

Trước khí thế phong trào đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị ở Nha Trang, Vĩnh Xương lên cao, địch càng thêm quyết tâm tiêu diệt chiến khu Đồng Bò. Khi quân Mỹ vào, chúng dùng chiến thuật “trực thăng vận” để dò xét, tìm kiếm lực lượng ta. Bọn Nam Triều Tiên thì dùng chiến thuật “chốt điểm” trong cái thế vùng chiến khu nhỏ hẹp, sát biển là sự bất lợi lớn cho ta trong công tác xây dựng cơ sở, bám trụ ở vùng ven Nha Trang và gây nhiều khó khăn cho các đường giao liên, liên lạc tiếp tế của chiến khu.

Ở bên ngoài vùng Đồng Bò, địch ra sức càn quét, đánh phá. Mặt biển bị phong tỏa và địch tuần tiễu gắt gao. Hai thuyền liên lạc của ta ra Hòn Tre đã bị địch bắn chìm, hầu hết hy sinh hoặc bị bắt, chỉ có một đồng chí thoát được. Trước đó, có lần cán bộ từ chiến khu về hoạt động bị lộ, địch huy động trên 1 trung đội gồm cảnh sát và địa phương quân vây một nhà cơ sở, đồng chí Trần Công Năm nhờ mưu trí dũng cảm nên đã thoát được, còn đồng chí Trần Lê Quang kiên quyết chống cự đến viên đan cuối cùng hy sinh tại Xóm Gò (Phước Hải). Vùng Bãi Trủ địch càn quét, triệt hạ cả thôn, dời 12 gia đình cơ sở sinh sống ở đó qua Giếng Đá (Hòn Tre) hòng cắt đứt tuyến giao thông trên biển của chiến khu.

Đêm 24/4/1965, địch phục kích đánh đoàn cán bộ đi lấy gạo ở Phú Vinh về. Ngày 28/4/1965, địch dùng bộ binh có pháo binh yểm trợ đánh vào cơ quan Huyện ủy Vĩnh Xương. Đồng chí Cẩm (Quyết), Huyện ủy viên hy sinh. Bốn đại đội biệt kích ngày đêm lùng sục, đánh úp cơ quan, đội công tác và phục kích cán bộ. Một số đồng chí đã hy sinh và đồng chí Nguyễn Tăng Ái (Hồng Kỳ), Thị ủy viên, bị thương nặng.

Ngày 08/9/1966, chúng cho một tiểu đội thám báo vào lùng sục nhưng bị mìn của ta gài sẵn, chết một số tên.

Ngày 09/01/1967, địch đánh úp cơ quan Thị ủy ở gộp Dốc Gáo. Chúng dùng cả máy bay bắn phá, thả bom bi nhưng cuối cùng đã bị thất bại thảm hại, khiêng đi 14 xác chết, một số tên bị thương. Một lần khác, vào ngày 25/12/1967, địch phục kích ở ngã ba Trung Sơn, gặp đơn vị K90 và trung đội địa phương của Thị đội đi lấy gạo ở làng về, trận đánh đã diễn ra thật ác liệt. Sau khi bị diệt nhiều tên, địch đã phải rút lui. Sau đó lực lượng vũ trang của huyện Vĩnh Xương do đồng chí Châu, Huyện đội phó và đồng chí Huỳnh Nhân, trung đội trưởng chỉ huy đã tổ chức đánh địch tại gộp Cây Sộp, diệt một số tên địch.

Chiến khu Đồng Bò đã vững vàng vượt qua thử thách.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 10:27:01 am »

Chuẩn bị bước vào chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, cơ quan Huyện ủy Vĩnh Xương và Thị ủy Nha Trang vẫn đóng ở khu vực gộp Leo Dây (Đồng Bò). Thị ủy Nha Trang chủ trương tiêu diệt cứ điểm Gò Bông để mở hành lang từ chiến khu vào nội thị, chuẩn bị cho chiến dịch. Quyết tâm của Tỉnh ủy là đánh một số điểm then chốt lợi hại trong thị xã, tập trung vào các cơ quan đầu não Mỹ, ngụy và chư hầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang giao động, phát triển tiến công các cơ quan, đơn vị của địch còn lại, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Lúc này, lực lượng cán bộ chính trị và vũ trang tập trung về Đồng Bò khá đông như tiểu đoàn 7 thuộc trung đoàn 20. Ban chỉ huy tiền phương mang ký hiệu K5, lúc đầu đóng ở gộp Mít Nài (Trung Sơn) sau chuyển vể phía Đông núi Thống Nhất. Ban chỉ huy gồm các đồng chí: Nguyễn Ngọc Hoanh, Tỉnh đội trưởng làm chỉ huy trưởng; Nguyễn Văn Thuận, Trung đoàn trưởng trung đoàn 20 làm chỉ huy phó; Phạm Thành Huyên, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy làm chính ủy; Lê Tụng, Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Nha Trang là phó chính ủy. Một không khí lạc quan tràn ngập, dù gian khổ, hy sinh, các đồng chí đều hăng hái đi ra phía trước. Trên mũ, áo cán bộ chiến sĩ đều có đính phù hiệu viết dòng chữ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Trưa ngày 29 Tết, lễ xuất quân được tổ chức tại gộp cơ quan Huyện Thị ủy(1) (còn gọi là gộp Ông Phật). Các chiến sĩ cách mạng đã tuyên thệ với lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, rồi tiến thẳng vào thị xã Nha Trang đánh địch, lập được nhiều chiến công vẻ vang.

Trong trận chiến đấu quyết tử này, nhiều cán bộ, chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Nha Trang như: đại đội đặc công K90, phân đội đặc công K91 và đại đội 3 (tiểu đoàn 7, trung đoàn 20), hầu hết cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh và bị địch bắt.

Thất bại trong chiến dịch Tổng công kích Tết Mậu Thân khi hoàn hồn, địch cố tập trung sức lực lớn nhất nhằm tiêu diệt “Mật khu Đá Hang”. Sau Đại hội Đảng bộ Vĩnh Trang lần thứ II (05/8/1968) tại khu vực gộp Leo Dây(2), ngày 01/10/1968, tiểu đoàn biệt kích Trung Dũng tấn công vào trận địa C10 pháo binh ở đầu gộp Trung Sơn (trước là nơi ở của cơ quan Huyện ủy Vĩnh Xương từ 1963-1967, nay là chỗ đóng quân của C10). Dựa vào các gộp đá, toàn đại đội (C10) đã chiến đấu anh dũng, diệt 40 tên biệt kích, hạ 1 trực thăng, 2 tên Mỹ lái trực thăng bị cháy thui. Chúng phải rút lui, bỏ mặc những tên bị thương tại trận.

Sau những thất bại của tiểu đoàn biệt kích “Trung Dũng” trong cuộc hành quân đợt I, bọn địch mở cuộc càn đợt II quy mô lớn hơn do sư đoàn Bạch Mã Nam Triều Tiên đảm trách. Lực lượng tham gia gồm trung đoàn 29 (sư đoàn 9 Bạch Mã) và một tiểu đoàn bộ binh của lữ đoàn Mãnh Hổ. Ngoài lực lượng trên, còn có lực lượng ngụy quân, bảo an, biệt kích làm nhiệm vụ phối hợp vòng ngoài ở bìa rừng, ven làng, về hỏa lực, chúng sử dụng cụm pháo của sư đoàn Bạch Mã tại Trảng Bằng, cụm pháo của vùng 23 chiến thuật đặt ở sân bay Nha Trang (105 - 155 milimét) và cụm pháo của hạm tàu (175 - 203 milimét) đậu ngoài khơi biển Nha Trang, túc trực pháo kích suốt thời gian diễn ra cuộc càn. Về không quân, chúng huy động máy bay chiến đấu của sân bay Nha Trang và trực thăng của sư đoàn Bạch Mâ cùng tham chiến. Ngoài ra còn các lực lượng phối thuộc gồm ĐKZ và cối thuộc biên chế trung đoàn 29 Bạch Mã, một tiểu đoàn công binh.

Mở đầu cuộc càn, địch cho máy bay ném bom phạt, bom napan xuống các điểm cao. Tiếp đến trực thăng đổ công binh dọn bái đổ bộ và chiếm lĩnh canh giữ. Suốt đêm 12/10, hàng trăm xe quân sự chuyển quân từ căn cứ Hà Thanh (Ninh Hòa) vào tập kết ở Trảng Bằng và sân bay Nha Trang.

Sáng ngày 13/10, các đại đội lính Nam Triều Tiên được hàng đàn máy bay trực thăng đổ xuống núi Đồng Bò (đỉnh núi Cù Hin, cầu Độc Mộc). Từ đỉnh núi, chúng chia thành nhiều mũi càn xuống chân núi. Xuống chân núi, không gặp ta, trực thăng lại bốc quân lên đỉnh hình thành các mũi càn theo hướng khác. Cứ như thế “chải” cho sạch “Việt Cộng”. Ở hướng Đông và Đông Bắc vùng chiến khu, đường chải dày kiểu răng lược, ở đây, địch còn huy động máy bay, kết hợp với 3 trận cha pháo dội bom, nhả đạn suốt hơn 2 tiếng đồng hồ.


(1) Về sau được đổi tên là gộp Mậu Thân 68.
(2)[/sup Đại hội hợp nhất 2 Đảng bộ Nha Trang và Xương, hội đã bầu ra 15 cấp ủy viên, đ/c Lê Tụng làm bí đ/c Đặng Nhiên, đ/c Nguyễn Nghiềm làm phó bí thư
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM