Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:25:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thành phố hòa bình  (Đọc 17298 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #290 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2020, 06:45:42 am »


        Hạ giọng và nghiêng nhìn lên, Bốt-đa-nốp hỏi thẳng:

        — Cậu phục vụ tốt không? Nói thật đi!

        — Thủ trưởng hài lòng... — Xe-li-vê-xtốp cười khẩy trả lời nhưng không có vẻ bực bội và anh thoáng báo tin như báo một điều gì ngồ ngộ. — Trong các trận đánh ở T. được thưởng huy chương « vì lòng dũng cảm ».

        — A ha! — Sư đoàn trưởng sung sướng, thốt lên. — Đây là điều tuyệt diệu...

        Pô-crốp-xki viết xong và tò mò lắng nghe, Xe-li-vê-xtốp đứng dậy — to lớn và không được thành thạo lắm trong bộ đồ ngụy trang may liền cả áo lẫn quần của mình, rồi sửa lại tiểu liên trên ngực.

        — Thưa đồng chí thiếu tá, đồng chí cho phép nhận thư và quay về. — Anh quay sang Pô-crốp-xki cầm lấy lá thư của thiếu tá, anh dắt vào áo trong rồi cẩn thận buộc nút áo choàng.

        — Xin phép ra đi? — Anh quay sang sư đoàn trưởng.

        — Ép-ghê-ni Ghê-ra-xi-mô-vích, có thể cậu đói rồi, có thể cậu ăn tạm tí gì nhé. — Bốt-đa-nổp sực nhớ ra.

        — Mệnh lệnh là về càng sớm càng tốt, mà tôi còn phải đi bộ ba cây số nữa.

        — Thôi, để tôi tiễn cậu vậy. — Cầm chiếc blu dông da trên ghế, sự trường nổi.

        Anh vẫn cảm thấy bất tiện và không hài lòng về mình... Và mặc dù không thể nói rằng Xe-li-vê-xtốp đã chán chường, đã nản chí, song Bốt-đa-nốp vẫn nghĩ rằng cần phải động viên tốt hơn nữa người đồng chí của anh đang lâm vào hoạn nạn. Song nếu anh tỏ ra bị xúc phạm hoặc than vãn về sự đối xử bắt công đối với mình thì Bốt-đa- nốp đã không đề ra điều đòi hỏi này.

        Nhanh chóng mặc áo và chia tay Pô-crốp-xki, anh bước ra trước... Trời đã về đêm, ánh trăng tỏa sáng trên con đường làng rộng lớn. Đằng xa những viên đạn lửa màu da cam đang lơ lửng trong bầu không khí xanh lạnh, có trận đánh đang diễn ra ở dấy. Và từ cái kho gỗ dán xiêu vẹo bên đường mòn đây những vết chân trên tuyết bốc ra mùi xúp củ cải đỏ. Các chiến sĩ đang ăn tối trước khi ra trận và từ cái lều bạt trước cửa kho vọng tới tai Bốt-đa-nốp tiếng nói:

        — ... Xa-mô-khin, làm sao lại cất thìa đi, không muốn ăn hay sao?... Này, anh bạn, đây là công việc cuối cùng của người lính.

        — Tất nhiên trong cuộc sống mọi cái đều có thể xảy ra. — Bốt- đa-nốp chậm rãi nói. — Và mình muốn nhắc cậu một điều là, Ép-ghê- ni Ghê-ra-xi-mô-vích ạ, đối với cậu, cái quan trọng không phải là cái quá khứ đã qua mà là tương lai sắp tới. Quá khứ không tài nào thay đổi được, còn tương lai, nó ở trong tay chúng ta. Bây giờ cái giá trị quan trọng nhất là cậu đánh giá như thế nào những điều đãxảy ra về cậu ?

        — Mình không giận ai cả, — từ trên nhìn xuống người đại tá nhỏ nhắn, Xe-li-vê-xtốp nói. — Vừa trông thấy cậu, mình đã nhớ lại cuộc tranh luận của chúng ta hôm ở Bộ tham mưu phương diện quân. Chắc là cậu cũng chưa phải không? Cái gì thế Cô-li-a. — Bỗng nhiên anh im bặt. — Cho phép mình lại gọi như vậy nhé?

        Xe-li-Vê-xtốp hỏi điều này với nụ cười có vẻ như không hoàn toàn nghiêm chỉnh, song Bốt-đa-nốp đoán được ràng người đồng chí của mình không thực sự tin cái tên gọi ngắn ngủi kia sẽ làm cho anh dễ chịu.

        — Cậu nói gì vậy? Tất nhiên rồi! — Đại tá nói với vẻ xót xa.

        — Thế đấy, Cô-li-a, — trong giọng Xe-li-vê-xtốp toát ra vẻ biết ơn. — Sau đó mình đã nghĩ nhiều về cuộc tranh luận của chúng ta... Bây giờ mình thấy cậu đúng, cậu đúng hoàn toàn! Và cậu có thể tin ở mình, mình vui mừng về điều này, — anh nói nhanh và sôi nổi y như thể sự ưu phiền nào đó vẫn kiềm chế anh giờ đây đã biến mất.— Mình đã đọc đi đọc lại bản tin của Cục Thông tin Liên Xô ngày mười hai tháng Chạp, thậm chí mình nhớ từng chữ... Thời điểm đó mình hiểu rằng chúng ta đã đứng vững và mình đã nhìn cuộc sống với con mắt khác. Mình không dám nói là mình đã đứng vững và cùng với mọi người, mình thấy buồn, đau khổ về điều này? Song quỷ bắt mình đi, không phải lỗi tại mình... Mình không phải là người xa lạ với các cậu! Mình không phải là người ngoại quốc phải không?

        — Cậu sao thế, Ghê-nhi-a ? Ai nói với cậu như vậy ? — Bốt- đa-nốp làm bầm.

        — Mình rất khó trả lời trước tòa án quân sự. — Xe-li-vê-xtốp vội vàng kể. — Thật rất khó chịu khi chờ đợi sự kết án. Lúc nào rỗi mình sẽ tả kỹ hơn cho cậu. Tòa án làm việc trong năm giờ và ủy viên công tố đòi dành cho mình viên đạn. Người lính áp giải mình —  một chàng trai hay xúc động cứ nhìn mình thở dài và quay mặt đi... Khi họ tước quân hàm trên vai, lòng mình nặng trĩu. Cậu biết không, mình đã trải qua những ngày như vậy đấy. Song đau đớn hơn khi nghĩ rằng, — mình nói thật với cậu — cuối cùng thì thảm họa cũng sẽ đến với tất cả mọi người, dù chúng ta có vẫy vùng thế nào đi chăng nữa. Gặp cậu hôm nay, mình nhớ lại việc cậu đã chỉnh mình vào con đường đúng đắn như thế nào. Lúc đó cậu nói đúng là mình không ra trận mà mình đi đến nấm mồ của mình... Song chỉ có điều là mình chẳng hiểu gì, y như người điếc.

        — Thế ở trung đoàn người ta đối xử thế nào với cậu? — Bốt- đa-nốp hỏi để cho câu chuyện chuyển sang hướng khác, sự đúng đắn của anh trong cuộc tranh luận mới đây với Xe-li-vê-xtốp rõ ràng đến mức anh thấy ngượng ngùng vì nó.

        — Họ đối xử tốt, bình thường... Tất nhiên. Không ai an ủi mình trình diện với tờ sao bản án trong túi...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #291 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2020, 06:46:19 am »


        Xe-li-vê-xtốp tránh sang một bên, nhường đường cho các pháo thủ đang kéo khẩu pháo chống tăng, một người lính thở một cách nặng nề đứng bên hàng rào để nghỉ... Ngay ở đó có người phụ nữ mặc váy đen đang kéo nước ở giếng, kéo chiếc xô lên chị thận trọng đặt xuống thành giếng phủ lớp băng mỏng. Tiếng xích kêu loảng xoảng. Và xa xa trên các nóc nhà tối như được dát từ một thứ kim loại màu xanh nhạt, những con đom đóm vàng — chúng sẽ lập tức biến đi trong mùa hè — rất đẹp bay chập chờn trong ánh trăng mờ...

        — Đêm nay ta đi lên phía trước phải không ? — Xe-li-vê-xtốp hỏi.

        — Ừ, có ý định như vậy. — Bốt-đa-nốp trả lời.

        — Thật ra mà nói, — Xe-li-vê-xtốp trở lại câu chuyện ban đầu. —  Mình động não trước khi có chiến thắng của chúng ta. Ở T. có lần bọn mình đã giúp một đại đội của trung đoàn công nhân...

        — À, mình có biết đơn vị ấy! — Bốt-đa-nổp ngắt lời với giọng tựa như câu chuyện kể về những người bạn thân thiết của anh. — Mình biết họ rất rõ.

        — Cậu nghe đây: một dúm các chiến sĩ, đúng là một dúm, cả một ngày đã đánh trả một trung đoàn địch có xe tăng yểm hộ. Khi bọn mình phản công, trong đại đội không còn lấy một người lành lặn. Đại đội trưởng, cậu biết không, là một chàng trai trẻ, thân hình to lớn như một lực sĩ, lảo đảo như một anh say rượu, tiến đến thủ trưởng bọn mình và hỏi: « Các đồng chí còn đạn dự trữ không, đồng chí trung úy?». — Lời đầu tiên anh ta nói — về đạn dự trữ...

        — Chứ còn gì nữa: họ đã bắn hết đạn! Mình rất hiểu họ. — Bốt- đa-nốp lặp lại, thậm chí có vẻ rất tự hào. — Cậu có nhớ họ, tên người đại đội trưởng ấy không ?

        — Làm sao nhớ được? Cô-li-a ạ, tóm lại mình có cái gì đó để suy nghĩ. Khi đi vào cuộc phản công này, mình đã sẵn sàng nhận viên đạn đầu tiên... — Xe-li-vê-xtốp thú nhận. — Mình có những cảm giác như vậy... Song khi nhìn rõ mọi người mình đã quyết định hoãn lại.

        — Một quyết định thông mình đấy... — Họ đi đến chiếc cầu cuối làng và Bốt-đa-nốp dừng lại.

        — Ghê-nhi-a, chúc cậu may mắn, sống lâu và về hưu với quân hàm cấp tướng. — Anh nói. — Đừng cho rằng mình nói đùa. Sắp tới họ sẽ trả lại quân hàm cho cậu, mình tin như vậy.

        Nghiêng người bên anh, Xe-li-vê-xtốp nói nhỏ:

        — Mình cũng hy vọng rồi sẽ tốt hơn... Và nếu không hy sinh, mình sẽ đạt được, biết rằng nhất định sẽ đạt được: không cho lại sư đoàn thì cho trung đoàn hoặc tiểu đoàn... — Trong giọng anh bỗng nhiên như vang lên một nỗi buồn, một lời than vẫn và một ước muốn mãnh liệt. — Mình cần phải thanh mình cho chính mình và cho người khác, cậu hiểu chứ ? Cân phải thanh mình... Nhân tiện nói thêm là vợ mình vẫn chưa hề biết gì về chuyện này.

        — Cậu không viết gì cho cô ấy à? — Bốt-đa-nốp ngạc nhiên.

        — Có viết và nói rằng mình sống khỏe và gửi địa chỉ hòm thư mới... Nhân tiện mình nói thêm là ở một tập đoàn quân, họ đã hỏi nhận xét về tư cách đạo đức của mình.

        — Đấy, cậu thấy chưa... Sắp tới họ sẽ phục chức cho cậu. —  Bốt-đa-nốp nói.

        — Biết sao được, cứ cố chịu một thời gian ngắn nữa, như dân Bạch Nga chúng mình thưởng nói... Có thể họ chuyển mình tới sư đoàn của cậu... Cậu cho mình chỉ huy trung đoàn chứ? Cô-Ii-a? —  đôi mắt Xe-li-vê-xtốp ánh lên trong bóng mũ trùm đầu chăm chú nhìn sư trưởng không chớp.

        Bốt-đa-nốp không trả lời vội... Lúc này dù anh có thiện cảm thế nào đi chăng nữa với người đồng chí cũ — nhưng anh vẫn là anh — thẳng tính, tinh táo và cứng rắn. Tất nhiên là anh không thể tin tưởng giao một trung đoàn của mình — một đơn vị chiến đấu với mấy trăm lưỡi lê cho một người đã một lần không xứng với niềm tin, không chú ý đến lời nói của anh.

        — Ghê-nhi-a, cậu nhận trung đoàn để làm gì cơ ? Mình sẽ nhận cậu là phụ tá. — Anh nói. — Chúng mình sẽ cùng nhau chỉ huy...

        Là cựu sư đoàn trưởng, Xe-li-vê-xtốp đã hiểu ý anh. Người phụ tá tồi gây ít tai họa hơn người trung đoàn trưởng tồi, ngoài ra người thứ nhất luôn luôn trong tầm nhìn của thủ trưởng.

        — Thối được cảm ơn cậu... — Bốt-đa-nốp nghe thấy câu trả lời nhỏ, Xe-li-vê-xtốp đứng thẳng và nói thêm với vẻ kính nể hơn là bực dọc. — Mình hiểu cậu sẽ còn tiến đấy, Cô-li-a ạ, cậu sẽ thành chỉ huy cao cấp hơn nữa...

        Bốt-đa-nốp cầm cánh tay anh, khẽ lắc lắc.

        — Tạm biệt Ghê-nhi-a, tạm biệt nhé. — Anh nói.

        — Chúc cậu!... Tạm biệt! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tham gia một trận đánh, gần như cạnh nhau. Chúng mình cũng đã sẵn sàng.

        Xe-li-vê-xtốp gật đầu, quay lại và cất bước trên con dường đầy tuyết dưới ánh trăng mờ ảo...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #292 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2020, 06:48:00 am »


       
9

        Tuy vậy vào mùa đông này Bốt-đa-nốp vẫn có dịp đến T. Vào cuối tháng Mười hai, tập đoàn quân, trong đó có sư đoàn của anh, sau khi đã tiến quân được khoảng một trăm ki-lô-mét về hướng Tây, đã tới vùng sông Ô-ca; vào mấy ngày đấu tháng giêng, sư đoàn Bốt-đa- nốp đã hoạt động ở bên kia sông Ô-ca và ở đây sư đoàn được lệnh ở lại nghỉ một thời gian ngắn, còn sư trưởng thì được mời về Bộ tham mưu phương diện quân miền Tây (theo phỏng đoán của anh thì chắc lại có nhiệm vụ mới, Bộ tham mưu vẫn đóng ở chỗ cũ, trong cánh rừng ngoại ô Mát-xcơ-va và để tới đó, Bốt-đa-nốp phải đi qua T. không còn đường nào tiện hơn).

        Đi trên chiếc « Em-ca » của mình từ sáng sớm theo đường Oóc- lốp, đại tá tới thành phố vào lúc ba giờ chiều. Mặc dù không định ở lại T. và cũng không có thời gian để dừng lại, song anh cảm thấy như mình đang vội vàng đi tới một cuộc hẹn hò.

        Người lái xe bỗng cho xe dừng lại cách cửa ô không xa. Bộ nồi bị trục trặc, đại tá bước ra khỏi xe, ngắm nhìn chung quanh. Và cái quá khứ gần gũi, cái quá khứ mà anh đang vội vàng tới gặp, lập tức rộn lên trong lòng anh... Bên trái anh một dãy nhà thấp của nhà máy gạch và thật kỳ lạ là chúng vẫn còn nguyên vẹn. Nơi đây là khu vực phòng thủ của trung đoàn thiếu tá Đu-bốp. Phía bên kia đường, làng Mư-skin đổ nát mập mờ in trên cánh đồng trăng ngập tuyết, trung đoàn công nhân chiến đấu ở đấy. Phía trước, bức tường gạch đỏ của nghĩa trang chạy dài sang phải và tháp chuông màu xanh thấp thoáng dưới những ngọn dương phủ đây sương giá y như một làn khói trắng trong bàu không khí lạnh lẽo. Bốt-đa-nốp nhớ lại lúc anh đứng trên tháp chuông này với đại úy Tra-skin, trung đoàn trưởng trung đoàn công nhân, nhớ lại người đại úy hay tự ái đã nóng nảy trong cuộc chiến đấu quyết liệt và việc chính anh cũng mất bình tĩnh trong khi yêu cầu thiếu tướng Đi-a-cốp chi viện vì sợ trung đoàn của Tra-skin không giữ nổi phòng tuyến. Khi nghĩ đến giây phút yếu đuối của mình, Bốt-đa-nốp tự cười thầm — còn lúc này anh cảm thấy tất cả những gì mà anh và các đồng chí của anh đã làm được ở đây dĩ nhiên là có khó khăn, song nói chung là hoàn toàn vừa sức con người.

        Anh sốt ruột nhìn người lái xe đang hí hoáy bên bộ động cơ và Bốt-đa-nốp cảm thấy rằng trên đường tới T. sẽ có một điều gì đó rất dễ chịu đến với anh... Trở lại những nơi đã vĩnh viễn đi vào ký ức này, như thường lệ, anh hy vọng nhìn thấy và sống lại những kỷ niệm của quá khứ ngày càng trở nên quyến rũ hơn với thời gian, anh linh cảm thấy trước sự hài lòng được gặp lại những người đã cùng anh chiến đấu tại đây. Và anh lại nghĩ tới Na-ta-sa. Có thể cô ấy vẫn còn ở T. Thật kỳ lạ, tuy anh chỉ gặp người phụ nữ này có một lần, song hình ảnh cô đã ghi đậm vào tâm trí anh. Càng nghĩ về chị, anh càng thấy chị tốt hơn, dễ thương hơn, đẹp hơn trong ký ức anh. Và người đại tá trẻ tuổi không cảm thấy quá xấu hổ khi nói dối các bạn chiến đấu là anh đa có bạn đời, sống ở T. — ai mà biết được cuộc gặp gỡ tình cờ trên đường đi này sẽ kết thúc ra sao ? Niềm tin kỳ lạ của Bốt-đa-nốp vào điều là nhất định anh sẽ được gặp lại Na-ta-sa đã được vững chắc hơn sau lần nói dối bột phát. Quen dần với điều nói dối của mình, tuy không đáng giận, nhưng có tác dụng an ủi, cuối cùng chính Bốt-đa-nốp gần như tin vào nó...

        Song anh lại ngồi vào xe. chiếc « Em-ca » chuyền bánh và Bốt- đa-nốp lấy tất tay lau kỹ hơi nước ở tấm kính chắn gió phía trước... Những ngôi nhà ngoại ô mù mịt trôi qua, vài ngôi nhà cao tầng đơn độc xen lẫn với những ngôi nhà gỗ, những bãi trống, những đổ nát ngồn ngang trong bãi tuyết. Tháp nước cao như cái vọng gác đã thấp thoáng ở lối vào, tiếp theo là đại lộ thẳng hơi dốc về phía trung tâm thành phố, đó là phố chính — đại lộ Công Xã... Bốt-đa-nốp nhớ rất rõ từng ngôi nhà, từng chiếc sân ở vùng cửa ô, nên anh rất ngạc nhiên là trên các đường phố không còn những ổ súng máy và pháo cao xạ chống tăng hướng chính diện... Khắp nơi trên đại lộ đều nhìn thấy nhiều người đang làm việc: ở ngã tư phụ nữ đang thu dọn những đoạn dây thép gai ngoằn ngoèo, khiêng chướng ngại vật và đưa lên xe, ở chỗ khác những người dân ồn ào và vội vã đang kéo cột tàu điện trên tuyết. Nói chung là ngoài đường hôm nay bỗng nhiên có rất nhiều người: xe của Bốt-đa-nốp đuổi kịp một toán thiếu niên mang cờ đỏ, lại thêm một đoàn nữa cũng cầm cờ đi ngược lại — có cái gì đó khác lạ đang xảy ra ở T...

        Khi bên tay phải xuất hiện ngôi nhà ba tầng màu xám với cánh cửa gỗ sồi nặng nề và chiếc đồng hồ trước lối ra vào, Bốt-đa-nốp không kìm nổi mình, anh ra lệnh cho xe dừng lại — anh không thể vào tới T. mà không ghé thăm La-tô-skin, Sa-rốp và Tê-rê- khốp được...

        « Mình sẽ thử hỏi về Na-ta-sa xem, biết đâu mình tìm ra dấu vết ..» — bỗng nhiên Bốt-đa-nốp quyết định, tâm hồn anh rạo rực tựa như anh linh cảm trước sự may mắn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #293 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2020, 07:20:42 am »


       
*

        Giờ đây Na-ta-sa đã về sống ở khu Bờ Sông trong ngôi nhà nhỏ ở phố Pô-rô-khô-va1 — Ngay hôm sau ngày đưa tang ông già Grô- mốp, chị chuyển từ nhà máy sang ở với An-na Va-xi-ép-na để bà khỏi cô đơn trong lúc đau buồn. Bà An-na tuy không thể hiện ra bên ngoài, nhưng cũng đánh giá cao sự chú ý này của cô cháu dâu. Những khi Na-ta-sa vắng nhà bà dọn dẹp sạch sẽ phòng của Pa-ven, nơi chị đang ở: bà lau sàn, thay rèm cửa mới. Chẳng bao lâu bà thấy rõ là chính Na-ta-sa cần đến sự có mặt và giúp đỡ của bà hơn là bà cần chị. Lúc này chị không lo cho bà cô chồng người phụ nữ rất vụng về trong việc âu yếm, lại dịu dàng chăm sóc chị...

        Từ khi An-na biết rằng Na-ta-sa đã có thai và đến mùa hè sẽ sinh cháu thì quan hệ của bà đối với chị đã thay đổi. Từ trước tới nay bà chỉ niềm nở và lịch thiệp với cháu dâu của mình, còn nay thì bà đã nhường cho chị vị trí quan trọng nhất trong gia đình này. Nét mặt dịu dàng thậm chí có vẻ dò hỏi xuất hiện trong đôi mắt sáng của bà khi bà nhìn Na-ta-sa.

        — ... Cô đã gói bánh mì và đường cho cháu. Nào cầm lấy bọc này. Ừ, đừng quên ăn trưa đấy nhé... Và đừng vừa làm vừa ăn, hoặc ngồi vào xó xỉnh nào đó, mà phải đàng hoàng như mọi người, — buổi sáng đi làm với cháu dâu, bà dặn chị. — Đã lâu rồi không có mỡ ăn... khéo chủ nhật này cô chạy ra chợ, có thể sẽ mua được ít mỡ bò...

        Biết mình sắp làm mẹ, lúc đấu Na-ta-sa hoàn toàn không cảm thấy hạnh phúc, chị bàng hoàng không biết mình cần phải làm gì —  ở lại T. hay là đi đến chỗ mẹ đẻ và chị đâm ra lo sợ. Một điều gì đó bí mật không thể nào tránh khỏi và có thể là thảm họa nữa, bất chấp ý muốn, ước mơ và phản kháng của chị, đã hình thành trong Na-ta-sa và gây nên một sự tức giận đến chảy nước mắt ra được. Tựa như một người nào đỏ đã lừa dối chị, lúc đâu thì hứa một cuộc sống độc lập, lâu dài, dễ dãi, còn sau đó thì xóa bỏ lời hứa...

        « Thế là tuổi trẻ của tôi đã hết... — Na-ta-sa muốn phàn nàn với những người chung quanh. — Ôi sao nhanh đến vậy, thậm chí tôi cũng chưa kịp sống... ».

        Và chị cố hỏi — có phải mẹ Pa-ven như An-na thường gọi là Ô- len-ca xinh đẹp đã chết vì sinh đẻ hay không ?

        — Cháu nói gì thế ? Cháu lôi từ đâu ra cái điều gở này thế hả ? —  Bà già vội an ủi chị. — Ô-len-ca chết vì bị địch cúm khi Pa-ven mới hơn một tuổi. Mà sao cháu lại đi so sánh thời đó với bây giờ kia chứ ? Lúc đó khoa học còn lạc hậu và cũng chẳng lấy tiền đâu ra mà nói chuyện khoa học. Có những trường hợp, có người còn đẻ ngay trong xưởng máy ấy chứ... Rồi cứ nằm đấy, tim đập thình thình, thở hổn hển khoảng một tiếng, sau đó thì xin ca nước uống rồi đứng lên bế đứa trẻ về nhà... Còn bây giờ các chị được hướng dẫn đầy đủ, trong bệnh viện điều kiện vệ sinh đầy đủ, sạch sẽ... — Na-ta-sa lắng nghe với vẻ giận dỗi, còn bà già đưa bàn tay khô cứng của mình khẽ xoa xoa lên cánh tay nhỏ bé đầy đặn của chị...

        Song sau đó một bước ngoặt đã xuất hiện trong tâm trạng của người phụ nữ trẻ mà chẳng cần có ngoại cảnh nào cả. Nỗi lo sợ về mình, về cuộc sống của bản thân đã từ từ lan sang cái cơ thể sống mà chị vẫn chưa biết, chưa có tên gọi đang hình thành trong người chị, những ý nghĩ đầy tò mò và tốt lành về nó, đã dần dần xâm chiếm tâm hồn Na-ta-sa. Dạo này Na-ta-sa thường có một tâm trạng hoàn toàn đặc biệt: vừa mơ mộng, vừa lo âu — chị nóng lòng muốn mọi việc sẽ nhanh chóng kết thúc và vẫn thấy hơi sờ sợ, nhưng đồng thời chị cũng thấy rất thú vị. Trong những phút đó, đôi mắt đen ấm áp của chị dường như không nhìn thấy gì và trên khuôn mặt chị thường xuất hiện nụ cười mơ màng lưỡng lự...

        ... Tối thứ bảy, từ nhà máy trở về, Na-ta-sa thấy ở nhà đang có cuộc họp — bà An-na đang trao đổi với các ủy viên ủy ban đường phố về việc lao động ngày chủ nhật. Hôm nay ở nhà máy người ta đã nói nhiều về việc cả thành phố sẽ tham gia lao động ngày chủ nhật: ngày mai toàn dân T. sẽ ra đường phố để lấp hầm hào và các hố đạn đang cản trở giao thông, dọn gạch vỡ trên vỉa hè và tuyết ở trên đường tàu điện sau đó sẽ có mít tinh ở nhà hát thành phố. Bà An-na, người sẽ phụ trách dân phố Pô-rô-khô-va, đang phổ biến những chỉ thị cuối cùng cho buổi sáng mai.

        — Chúng ta tới cửa ô, rồi cùng với dân phố A-rơ-xe-nan tới đại lộ Công Xã như dạo đi đào công sự, — vừa cởi áo ở ngoài hành lang Na-ta-^a vừa lắng nghe cái giọng đàn ông ồm ồm của bà cô Pa- ven — Tất cả sẽ tập trung ở gần tháp canh — chúng ta sẽ theo hàng ngũ có tổ chức.— Ở đây sẽ nhận chia xẻng, xà beng... Vác-va-ra, chị sẽ phụ trách việc phân phối dụng cụ...

----------------------
        1. Thuổc nổ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #294 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2020, 07:21:30 am »


        Bà An na phân công. Trong phòng có khoảng gần hai chục người đang ngồi quanh bàn: ờ đó có chị Vác-va-ra Ê-gô-róp-na phì nộn — chị hàng xóm Na-xchi-a và cô giáo Liu-bốp Mi-khai-lốp-na; những người giúp việc quen thuộc của bà An-na mà Na-ta-sa đã biết, Ma-ri- na đã trùm khăn bông trắng ngồi trên cái hòm dưới cây si, gần đây chị thường hay lui tới vào buổi tối. Khi nhìn chị, Na-ta-sa lại ngạc nhiên như lần đầu tiên — Ma-ri-na vẫn đẹp lạ thường như trước, mặc dù sau khi bị thương chị vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, vẫn khó chịu, thậm chí những vết nhăn đầu tiên đã xuất hiện trên đuôi mắt chị. Nhưng đôi mắt xanh kỳ lạ luôn mở to dưới hàng mi đen, cong vút, đôi lông mày lượn kia, khuôn mặt dài, trắng xanh với cái miệng duyên dáng kia — tất cả đều dẹp đến nỗi không thể nào quên được chúng.

        — Màu trắng rất hợp với khuôn mặt chị! — Na-ta-sa nói; rồi ngồi xuống cạnh Ma-ri-na. — Đẹp quá, sao mà lại đẹp đến thế! Tất cả đều hợp với khuôn mặt chị, chị thật hạnh phúc...

        — Tôi mà hạnh phúc à? Chị nói thế đấy... — Ma-ri-na ngượng ngùng. — Tôi thì hạnh phúc gì cơ chứ.

        — Na-ta-sen-ca, trước tiên cháu phải đi ăn đã ! — Bà An-na chen vào câu chuyện của họ. — Cô đã hâm lại thức ăn rồi đấy... Mời cả cô Ma-ri-na vào nữa, cô ăy cũng căn phải phục hồi sức khỏe.

        Mặc cho Ma-ri-na từ chối, Na-ta-sa vẫn kéo chị xuống bếp... Khi họ quay trở lại phòng, các ủy viên của các ủy ban đã ra về — chỉ còn lại Na-xchí-a. Quay lưng vào bếp, thò những ngón tay vào túi chiếc áo bông trần khá chật chội so với bộ ngực nở nang của mình, ngả đấu về phía saa. Na-xchi-a nói nhanh, hàm răng dày, nhỏ, rất đẹp ánh lên:

        —... Cô ấy thích ngủ nhiều! Bác An-na cứ nhớ lời cháu mà xem. Mai cô ấy sẽ ngủ quên, cô ấy không đến đâu. Ai cũng biết, giấc ngủ là của cải mà, càng ngủ nhiều lại càng muốn ngủ nữa...

        Na-xchi-a thường hay thích trêu chọc, mách tội một người nào đó. Bà An-na nặng nề đi lại trong phòng, chuẩn bị cốc chén uống nước chè.

        — Cháu cứ ngồi nghỉ đi, Na-ta-sen-ca ạ! — Bà âu yếm nói với cô cháu dâu đang định giúp bà. — Cô tự làm được mà, ngồi xuống đi...

        Đoán được ý bà già đang lo cho ai, Na-ta-sa ngoan ngoãn vâng lời.

        — Chắc là sắp tới chị sẽ xa chúng tôi phải không? Chúng tôi sắp phải tiễn chị đi rồi... — Na-xchi-a nói với Na-ta-sa.

        — Tôi đi đâu cơ? — Na-ta-sa không hiểu.

        — Đến Mát-xcơ-va hoặc xa hơn nữa, chị biết rõ hơn chứ... Gia đình chị vẫn chưa trở về Mát-xcơ-va phải không ? — Na-xchi-a quan tâm.

        Mẹ tôi viết thư cho biết là bà muốn trở về vào mùa xuân. Còn bố tôi đang ở ngoài mặt trận, chắc là còn lâu... Tàu vừa trở lại hoạt động binh thường là tôi nhận được hàng đóng thư, — Na-ta-sa thốt lên. — Tất cả đều trong một ngày, toàn là thư của bố mẹ và em trai tôi. Tôi chẳng biết gì về họ cả, còn về tôi thì...

        — Nghĩa là chị ở đây đến mùa xuân, còn sẽ đến chỗ mẹ khi chị sinh cháu — Na-xchi-a nói. — Chị suy tính rất hợp lý, vì không một ai chăm sóc và giúp đỡ tốt bằng mẹ đẻ được.

        Bà An-na lặng lẽ lau cốc tách, mặt bà chìm trong bóng chao đèn. Cả Na-xchi-a lẫn Na-ta-sa đều không biết được là bà đang chăm chú lắng nghe câu chuyện của họ như thế nào.

        — Tất nhiên là tôi rất nhớ mẹ ! — Na-ta-sa trả lời. — Và tôi cũng rất thương bà. Bây giờ bà chỉ có một đứa em gái tôi ở cùng, gia đình tôi thì đông... Song tôi không biết, không được biết gì...

        Na-ta-sa im lặng vì cảm thấy ngượng nghịu khi phải thú nhận rằng sẽ đi khỏi T., phải chia tay với những người đã cùng sống với chị rất tốt, cùng lo lắng cho nhau, cùng sống những lúc khó khăn, là một điều bất hạnh lớn đối với chị. Ở nhà máy, chị đã trở thành người của họ và điều quan trọng là lần đầu tiên chị cảm thấy họ rất cần mình. Mới đây chị được bầu vào công đoàn nhà máy và chị đã bị lôi cuốn vào bao nhiêu công việc, bao nhiêu dự định và hy vọng. Và thực ra, lúc này nhà máy mới thực sự bắt đầu hồi phục một cách chính thức...

        — Tôi sợ rằng Pa-ven sẽ giận tôi, nếu tôi ra đi, — chị nói vui.

        Tuy nhiên trong việc này cũng có một phần sự thật — thực tế chị cũng thấy rằng khi chị còn ở trong thành phố của chồng mình và trong nhà máy người ta còn nhớ tới anh thì dường như chị gần anh hơn.

        — Nghĩa là chị vẫn chưa quyết định... — Với vẻ lạnh lùng khó hiểu, Na-xchi-a nhìn Na-ta-sa vẻ chờ đợi.

        — Chưa, tôi chưa quyết định... Có thể là mùa hè mẹ tôi sẽ đến đây sống với tôi. Nói chung là lúc đó sẽ rõ...

        — Cô muốn nói với cháu một điều, Na-ta-sen-ca ạ,— Bà An-na lên tiếng. — Một báo cáo viên từ khu ủy đến nói chuyện ở nhà máy cô có dẫn ra một hiện tượng khá hay, cháu nghe nhé... Mặc dù chiến tranh ở khắp mọi nơi, pháo lớn bắn dồn dập, nhưng trong thành phố của chúng ta đã có tới bốn trăm năm mươi chín trẻ em ra dời.

        — Có đúng thế không, hả cô?! — Na-ta-sa thốt lên.

        — Tại sao lại không đúng. Tất cả bọn trẻ đều khỏe mạnh, lên cân y như là thời bình ấy.

        — Các bà mẹ của chúng ta không nhút nhát... — Na-xchi-a cười mỉm, nói. — Họ biết trách nhiệm của mình và cố gắng...

        — Tôi rất thích trẻ nhỏ. — Ma-ri-a nói. —nếu còn trẻ tôi sẽ học nghề giáo viên hay cô bảo mẫu cũng được. Tôi thấy người ta thường tìm thấy nguồn vui lớn nhất ở trẻ em.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #295 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2020, 07:22:23 am »


        Chị khẽ hất đầu để khăn san rơi xuống vai, cái cổ con gái mảnh khảnh lộ ra. Ma-ri-na lấy tay vuốt vuốt mái tóc đen rẽ thành đường ngôi thẳng.

        — Thôi được, cô sẽ có con. rồi tha hồ mà vui đùa và khóc với chúng... Cứ đợi đấy, Va-nhi-a thân yêu của cậu sẽ trở về, — Na-xchi-a nói giọng giễu cợt và-ngay lúc đó chị thở dài. — Cầu cho các ông chồng của chúng ta kết liễu sớm bọn Hít-le đi! Không có thì cái gì sẽ xảy ra: ở nhà máy thì phải sản xuất bằng hai và ở nhà công việc cứ ùn lên. Như vậy là khá nhiều công việc sẽ chất lên lưng người đàn bà...

        — Giờ ở chỗ chúng tôi cũng có nhiều phụ nữ làm việc, — Na-ta-sa nói. — Và chúng tôi lấy cả những người chưa biết nghề vào dạy. Chúng tôi muốn mở thêm hai xưởng mới vào mùa xuân, — với vẻ sôi nổi chị quay sang bà An-na. — Cô cố biết ở chỗ cháu người ta nghĩ ra cái gì không ? Có những người phụ nữ cương quyết không để con ở nhà cho người khác trông, cương quyết... Thế là chúng cháu thành lập nhà trẻ ở nhà máy. Và họ còn trả lương cho công việc này nữa đấy.

        Na-ta-sa mỉm cười — chị rất thú vị nhớ lại rằng, đề nghị lập nhà trẻ do chị đưa ra, đã được sự ủng hộ của nhà máy.

        — Thế là tôi đã có chỗ để gửi con rồi, — chị nói thêm.

        — Chị cứ nói toạc ra rằng chị cố gắng để cho mình, — Na-ta-sa nói, giọng dịu dàng hẳn đi.

        Bà An-na đẩy đến cho Na-ta-sa đĩa mứt:

        — Cháu nếm thử đi — mứt táo hơi chua chua... Cháu xem có ngon không ?

        Bà cúi xuống bàn và tránh bóng chao đèn; trên khuôn mặt gầy gầy của bà lộ rõ vẻ độ lượng. Bà lại ngả lưng vào ghế, khuôn mặt chìm vào bóng chao đèn, bà lặng lẽ nghe câu chuyện của những người phụ nữ trẻ, nghiêm nghị nhìn Na-xchi-a, vẫn không ngớt khuyên Na-ta-sa về với mẹ đẻ và âu yếm nhìn Ma-ri-na xinh đẹp, trầm tĩnh, dịu dàng và hình như cô không nhận thấy ấn tượng mà cô gây nên cho người khác. Bà quay lại Na-ta-sa với một vẻ biết ơn và dịu dàng nhìn cô cháu gái để tỏ lòng âu yếm của mình.

        Chắc bà An-na không giải đáp chính xác được là tại sao việc Na-ta-sa không rời khỏi đây lại quan trọng đối với bà đến thế... Tất nhiên cũng phần nào là do bà đã gắn bó với chị và bà thầm đánh giá những ưu điểm chinh của vợ Pa-ven là không khôn vặt, không kiêu ngạo. Bà luôn luôn hài lòng nhìn chị — khỏe khoắn, sạch sẽ, ngộ nghĩnh và bà thường tự giải thích là do trái tim đôn hậu. Bà nghĩ đến đứa con sắp tới của Na-ta-sa và Pa-ven như nghĩ đến cháu ruột mình. Tất nhiên là bà muốn có mặt trong cái giờ phút khó khăn và hạnh phúc khi cháu bà cất tiếng chào đời: còn một nguyên nhân khác làm bà ghen tị và âu yếm Na-ta-sa — một nguyên nhân không rõ, ẩn sâu trong đáy lòng — do không có con nên bà luôn luôn tìm nguồn an ủi trong việc làm mẹ nuôi. Niềm hạnh phúc, theo bà là lớn lao nhất, bị mất đi khiến bà như sợ sệt, bợ đỡ trước tuổi trẻ cường tráng. Lúc này đây bà sẵn sàng phục vụ Na-ta-sa và chăm sóc chị, ngạc nhiên và sung sướng với mầm sống lớn lao đang nằm trong chị...

        Uống trà xong, Na-xchi-a và Ma-ri-na đi sang phòng Na-ta-na, đã gần một giờ đêm, tất cả đều phải dậy sớm, nên những người khách thấy rằng tốt hơn cả là ngủ tại đây... Bà An-na còn đi lại trong phòng một lúc nữa, dọn bếp, thu dọn chỗ quần áo mà bà định đề chiều mai sẽ giặt và quay về phòng ăn. Ngắm bức tranh viền tang đen của A-lếc-xây treo giữa những tấm ảnh gia đình, bà lắc đâu tựa như trách móc anh trai vì cái chết của ông, nặng nhọc thở dài và ngồi xuống, hai tay đặt lên đầu gối.

        Từ gian phòng, nơi những người phụ nữ đang thu xếp chỗ ngủ vọng lại những giọng nói không mạch lạc, đôi lúc có cả tiếng cười nữa. Bà An-na nghĩ đã đến lúc nên đi nằm, nhung cái thói quen tiếc việc không chịu để bà ngơi tay. Bà ngồi đó, trên chiếc ghế bành cũ kỹ của ông A-lếc-xây, chống lại cơn ngủ gật đang từ từ kéo đến và cố điểm lại xem hôm nay còn phải làm gì nữa.

        Na-ta-sa nhường giường của mình cho Na-xchi-a và Ma-ri-na, còn chị thì nằm trên đi văng. Trong khi thu xếp chỗ ngủ, mấy người phụ nữ nói chuyện gẫu : Na-xchi-a nhớ lại, trong chính ngôi nhà Grô-mốp này cô và Ma-ri-na đã gặp Na-ta-sa lần đầu tiên như thế nào. « Ôi lúc đó tôi bực với chị thế, — chẳng hề ngượng nghịu, chị thú nhận. — Tôi nghĩ chị đến thành phố của chúng tôi làm gì, khoe lòng can đảm chăng...?». Gỡ cái cặp tóc ra, sửa lại đuôi sam, Na-ta-sa kể lại cuộc hành trình của mình tới T., về đoạn chị bị lạc rất lâu trong thành phố, về việc phải trài qua nhiều mạo hiểm chị mới tới được ngôi nhà ở phố Bờ Sông này và lại chẳng gặp ai ở đây cả.

        ... — Tôi nghĩ là chi đi vài ngày thôi, ai ngờ lại bị tắc nghẽn, hoàn toàn khác hẳn dự kiến ban đầu, — Na-ta-sa nói như thể ngạc nhiên. — Song được cái tôi đến đây khá thuận tiện trong chiếc « Em- ca » với người đồng hành khá thú vị.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #296 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2020, 07:23:02 am »


        Môi dưới hơi nhô ra của chị rung rung, tiếng cười tựa như bất ngờ trào lên trong người chị, tuy chưa buột khỏi miệng, nhưng khuôn mặt hồng hào với đôi mắt long lanh của chị đã mỉm cười. Trong trí nhớ Na-ta-sa hiện rõ hình ảnh người bạn đường, chủ chiếc xe đã đưa chị tới T. Nhân tiện nói thêm, từ lúc hai người chia tay, chưa lúc nào chị nhớ tới anh. Và lúc này đây, do một nguyên nhân tình cờ, anh bỗng hiện lên từ sự lãng quên hoàn toàn, một người lịch sự, mạnh khỏe và trịnh trọng (chắc là do ngượng ngùng), vụng về và hơi buồn cười trong ý đồ tán tỉnh của mình, còn nói chung thì hoàn toàn không cần thiết đối với Na-ta-sa.

        — Anh bạn đường nào vậy? — Ngoảnh đầu lại, Na-xchi-a hỏi. Nghiêng người bên chiếc bàn, chị đính lại cúc áo mình.

        — Một chàng trung tá đưa tôi đến đây — anh ấy cho tôi đi nhờ xe trên đoạn đường gần Pô-đôn-xcơ.— Mím môi dưới lại, Na-ta-sa nói. — rất lịch sự nhé, cứ gọi là trên suốt đường đi chẳng để tôi phải buồn...

        — Chắc là lại xin địa chỉ và còn đạt được cái gì nữa chứ ? — Na-xchi-a tò mò hỏi.

        — Quả là anh ấy cũng muốn biết là tôi sẽ ở đâu... và cũng hỏi xin địa chỉ... — Na-ta-sa hất đuôi sam ra sau lưng, ngẩng đầu lên và cười rộ với vẻ thích thú tựa như lúc này chị mới cho phép mình cười như vậy.

        Na-xchi-a lấy răng cắn thử chỉ ở cúc áo xem đã được chưa.

        — Ồi, mình chẳng biết nói gì với cậu về điều này, — chị nhún đôi vai trần thoai thoải của mình. — Đôi lúc tình thương vẫn trào lên khi nhìn thấy bộ đội... Bời vì tất cả họ đều lao vào chỗ gian khổ, chết chóc... Họ còn trẻ, tất cả đều măng sữa. Này, nói nhỏ với nhau nhé, ở phố ta cỏ một nhóm kỵ binh đóng đấy. Trong đó có một trung úy trạc hăm hai, hăm ba tuổi mang huy chương « Vì hành động dũng cảm », thỉnh thoảng đến nhà mình chơi, ngồi uống nước chè với bố mẹ mình khoảng hai ba tiếng gì đó, tùy thời gian cho phép.

        — Mình cho rằng anh chàng đến với cậu chứ không phải là đến với ông bà già, — Na-ta-sa nói.

           — Thì rõ rồi, đến với mình, nhưng mà vô ích, mình đã có chồng ở ngoài mặt trận, mình chẳng muốn làm ông xã bực dọc... Song chỉ... — Na-xchi-a nháy mắt, nhìn sang Ma-ri-na — ... Tôi sẽ mủi lòng và vô tội chỉ vì tôi thương bộ đội... Các cậu xem việc này thế nào?

        — Gì thế cô, cô nói gì thế? — Ma-ri-na kinh ngạc. — Phải chăng có thể như vậy được?... Cậu nói oan cho mình.

        Chị ngồi trên giường, nhỏ nhắn với đôi vai gầy, nhợt nhạt, giữ trên ngực chiếc áo đang tuột ra.

        — Trước kia mình không thể nghĩ về người nào khác ngoài Vi-chi-a, còn bây giờ... mình thà chết...
Ngượng ngùng vì câu chuyện này, chị khép hàng lông mi che đôi mắt lạ thường của mình và một bóng đen hình mũi tên in dài trên má chị.

        — Cậu đã trông thấy... Nữ hoàng tuyết thế nào chưa? — Nở một nụ cười dịu dàng, — Na-xchi-a hỏi.

        Một lúc sau khi đèn đã tắt và mọi người đều im lặng, chị là người đầu tiên phá tan cảnh yên tĩnh, giọng chị bỗng trở nên buồn bã.

        — Ôi, các cô vợ bộ đội ơi, các đức ông chồng của chúng ta giờ ở đâu ? Đang nằm trên tuyết, ôm nhau với khẩu súng...

        Cả Na-ta-sa lẫn Ma-ri-na đều không đáp lại... Vệt sáng nhỏ từ dưới cánh cửa chui vào gian phòng cũng tắt và nghe thấy bước chân nặng nề — bà An-na đi về phòng mình.

        — Lâu quá, ôi chờ họ lâu quá... — Na-xchia-a lại nói. —đêm không ngủ được, chẳng thể nào yên tâm được.

        Cái bóng trắng lờ mờ động đậy trong đêm tối — chị nhổm dậy và sửa lại gối.

        — Đúng vậy, chẳng thể nào yên tâm được, — sau một hồi im lặng, Na-xchi-a nghe thay Ma-ri-na tham thì như tiếng rì rầm từ xa vọng lại,

        Trong căn phòng nhỏ có rèm hơi ngột ngạt, hơi nóng từ lò sưởi bốc ra và Na-ta-sa cũng trằn trọc trên giường. Na-xchi-a nằm xuống và lại hỏi:

        — Pa-sa có biết là anh sắp sửa được làm bố không ? Cô đã viết thư cho anh ấy chưa ?

        — Chắc bây giờ thì biết rồi... Nhưng tôi vẫn chưa nhận được thư của anh ấy. — Na-ta-sa thì thầm.

        — Chắc sẽ sung sướng lắm, mình hình dung được mà, — Na- xchi-a nói.

        — Sung sướng à? — Chính Na-ta-sa cũng không hoài nghi gì, Pa-ven sẽ hài lòng, song chị thích nghe điều này ở người khác.,

        — Còn gì nữa... Đối với người ngoài mặt trận thì cái tin đó rất quý giá... — Vẻ từng trải, Na-xchi-a xác định. — Chắc là Pa-ven muốn con trai... nhân tiện cho cậu hay, chồng mình viết thư về nói rằng anh ấy rất tiếc là chúng mình không có con trai...

        — Pa-ven bảo là đối với anh ấy, con nào cũng được, còn mình cũng muốn con trai, — Na-ta-sa nói.

        Và họ lại im lặng, ba người phụ nữ trẻ ấy — ba người bộ đội đang suy nghĩ về những người chồng của mình.

        Na-ta-sa thận trọng sờ bụng phập phồng dưới chăn và chú ý lắng nghe — chị cảm thấy, chị biết được sự yếu ớt của một cơ thể mới khác — của mình mà cũng không phải của mình — tựa như có tia chớp lóe lên trong bóng đêm nóng bỏng, khô khan. Nín thở, chị chờ xem cái cảm giác lạ thường, hoàn toàn không giống một cảm giác nào khác, có lặp lại hay không. Và chị thấy như Pa-ven — chồng chị lúc này đang đứng cạnh giường chị, và cũng căng thẳng đợi chờ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #297 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2020, 10:33:40 am »


       
10

        Pa-ven dọn sạch một góc bàn, xếp gọn mấy băng đạn tiểu liên, lựu đạn, hộp đựng đạn sang một bên, lấy quyển sổ ghi chép xé hai tờ giấy trắng và ngồi viết thư cho vợ. Các đồng chí của anh nằm sát vào nhau ngủ trên ổ rơm trải ngay trên nền nhà; còn bà chủ nhà và mấy đứa con nằm gần bếp lửa... Còn gần tiếng rưỡi nữa là tới lúc phải dậy; đến sáng đại đội lại lao vào trận đánh mới. Ban ngày Pa-ven đã chợp mắt được một chút nên lúc này anh quyết định không nằm nữa. Thêm vào đó, ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra trong trận đánh?... Tốt hơn hết là đừng để cuộc nói chuyện quan trọng với vợ đến mai.

        «... Và thế là anh sắp sửa thành bố. Anh sẽ là ông bố... — Anh thầm nhắc lại và không thể nào quen với hai tiếng này được, — với vẻ lo lắng anh viết nhanh cúi sát mặt xuống giấy — không hiểu sao chiếc đèn dầu lại cháy lù mù.

        « Anh vội vàng nói tin này với Prô-cô-phi Ia-cô-pê-rích và ông già thông thái của bọn anh đã nói vài điều đại loại về ý nghĩa của gia đình trong xã hội... Na-ta-sa, sáng nay anh nhận được thư em, và thế là cả ngày hôm nay anh vui sướng như ngày lễ thánh của anh...».

        Pa-ven dừng lại một phút đề suy nghĩ, anh lấy đuôi bút chì vuốt lên mi mắt... Thật lòng mà nói, anh vẫn chưa hiểu hết những cảm xúc do lá thư cuối cùng của vợ đem lại. Song anh hiểu chị chờ đợi ở anh một lá thư như vậy... Và bất kể mệt nhọc, anh sẵn sàng thổ lộ với Na-ta-sa nỗi vui sướng của mình và cảm thấy vừa có lỗi với chị, người phụ nữ đáng thương vì chị không muốn có con vội — anh vừa biết ơn, vừa lo lắng: chắc bây giờ chị sẽ vất vả với đứa trẻ.

        « Em biết không, khi trở thành người bố của một gia đình lớn, ai cũng cảm thấy rất ngạc nhiên» — anh định đùa để cho Na-ta-sa không đoán được nỗi băn khoăn lo lắng của anh... Song chính sự kết hợp của những từ « ông bố trong gia đình» có một cái gì đó chững chạc lớn lao, nó vang lên hoàn toàn giống như danh hiệu đại tướng hoặc viện sĩ hàn lâm. Và em có tin không, anh đã bắt đầu có cảm giác là người bố đối với đứa con của chúng ta: anh chỉ sợ nó xách « ngỗng » về nhà khi đi học ».

        « Mình viết không đúng, không phải vậy...» — Pa-ven nghĩ và đặt bút chì xuống — anh nhớ lại lần đầu tiên anh trông thấy người vợ tương lai của mình, việc này xảy ra ở Mát-xcơ-va trong phòng đọc — lúc đó Na-ta-sa, như sau này kể lại, đang chuẩn bị thi vào trường đại học... Hai tay ôm chồng sách, cô chậm chạp đi dọc chiếc bàn dài, đưa mắt tìm chỗ trống, đôi chân cân đối đi giày gót thấp kiểu trẻ con, vững vàng bước trên sàn nhà. Thậm chí trong phút đầu này Pa-ven không đặc biệt hâm mộ — anh thấy Na-ta-sa còn quá trẻ — chỉ là một cô học trò đối với anh. — Gặp cái nhìn của anh, chị mỉm cười cởi mở và dễ tin: « Thế đấy, tình trạng buồn cười như vậy đấy, tôi chẳng tìm được chỗ ngồi » — Mặt chị nói lên điều này, chị đi qua và anh như muốn giữ chị lại, nhường ghế của mình. Một hôm khác Pa-ven lại trông thấy chị ở đây, nhưng chị lại ngồi ở gian bên kia phòng đọc rộng quét vôi hai màu; và đến năm sau họ mới làm quen với nhau ở trường đại học... — Nhớ lại tất cả những điều này Pa-ven thực sự vui mừng, nhớ nhung và xúc động. Chống tay lên đầu, anh ngồi như vậy khá lâu, không nhúc nhích trước bức thư đang viết dở. Tình yêu xôn xao trong người anh trong bóng tới lờ mờ, tiếng gọi của người lính gác từ ngoài phố làm cho anh bừng tỉnh. Và không biết thể hiện cảm xúc lạ thường của mình như thế nào, anh viết:

        « Em thân yêu, ngoài những chuyện đùa, anh thực sự cảm thấy mình đã bắt đầu khác đi — tựa như cỏ thêm trách nhiệm mới và anh rất vui khi biết rằng mặt trận mỗi ngày một lùỉ xa các em! Chúng ta đã chiến thắng trong cuộc chiến này... Mặc cho nó có thể kéo dài bao nhiêu lâu nữa; một năm, hai năm hay ba năm — vấn đề là ở chỗ quân xâm lược đã hiểu rằng toàn thắng thuộc về ta, và sự diệt vong thuộc về chúng — chúng đã bị đánh tơi bời». Muốn nói với Na-ta-sa về tình yêu của mình sao cho mạnh hơn, anh nói về chiến thắng và anh tưởng rằng anh đang nói về tình yêu — « Nói chung, chúng không thể nào thắng chúng ta được... Dây không phải là sự huênh hoang, sự rung động trống rỗng của hơi ê-te1 », niềm tin mù quáng mà đây là sự hiểu biết... Tất cả chúng ta: em, anh và hàng triệu người như chúng ta đang bảo vệ những cái mới của thế giới và như vậy có nghĩa là, chúng ta — những người chủ của ngày mai. Thắng lợi của cái mới trước cái lỗi thời — đây là quy luật, là nguồn gốc tiến hóa từ thấp đến cao...».

-------------------
        1. Trước khi thuyết tương đối ra đời, một số nhà vật lý cho ràng ê-te là môi trường truyền sóng điện từ — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #298 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2020, 10:34:30 am »


        Đốm lửa của chiếc đèn làm từ vỏ đạn chổng tăng đập dẹt bỗng nhấp nháy rồi tắt ngấm... Pa-ven buộc phải ngừng viết thư chữa lại ngọn đèn, kéo bấc lên. Sau đó anh lại tiếp tục viết: « Không có súng đại bác nào, không có đội quân đông hàng triệu người nào có thể thay đổi hoặc làm cản trở bước tiến của ngày mai. Sau tất cả những gì mà anh được chứng kiến trong cuộc chiến tranh này, anh thấu hiểu rất rõ rằng tương lai của thế giới — chủ nghĩa cộng sản — sẽ thuộc về chúng ta. Như vậy mọi người trên trái đất sẽ hạnh phúc. Song cái cũ tất nhiên là không chịu bị hủy diệt, nó sẽ điên cuồng tiến công lại. Và chúng ta phải chiến đấu để trong tương lai loài người không bao giờ phải đánh lẫn nhau...».

        « Hình như mình lại nói không đúng, không phải vậy ? » — Pa-ven nghĩ. Bừng tỉnh, anh viết tiếp:

        «Song cẩn thận nhé, Na-ta-sca, em phải giữ mình, phải thận trọng! Em hỏi là em nên ở lại T. hay đến chỗ mẹ. Anh khó khuyên lắm. Em thì rõ hơn; có thể tốt hơn cả là đi. — Anh chỉ yêu cầu một điều: em phải cẩn thận, em thân yêu ạ; bởi vì nói thật là không có em thì anh chẳng cần một tương lai nào khác cả...».

        Có bước chân ở phòng bên cạnh, quả đấm cựa kêu lạch cạch, và quản trị trưởng đại đội bước vào, mang theo luồng hơi nước lạnh cóng vào phòng, Pa-ven lấy cặp bản đồ che lá thư lại. Sau khi đã báo cáo về tình hình quân nhu, phàn nàn về việc không có ủng dạ cỡ to trong kho trung đoàn, nhận chỉ thị phải cho các chiến sĩ ăn nóng trước khi ra trận, kiểm tra xem cổ ai bị cóng sau đêm nghi không và các túi thuốc đã chuẩn bị chưa, quản trị trưởng đi ra và chi còn nửa tiếng nữa đến giờ phải dậy. Pa-ven viết vội:

        « Em thân yêu, đừng lo cho anh. Anh mạnh khỏe, tỉnh táo, vui vẻ và mọi thứ ở đây đều rất tốt » — anh cảm thấy trong hoàn cảnh của Na-ta-sa, còn phải làm tiêu tan mọi lo lắng trong lòng chị —  « Cuối cùng thì mùa đông thực sự cũng đã tới và em biết đấy, anh rất thích mùa đông. Bây giờ ở ngoài đồng và trong rừng đẹp một cách lạ thường... Thêm vào đỏ, mới gần đây có một đoàn văn công đến chỗ bọn anh biểu diễn. — Em thấy đấy, bọn anh thỉnh thoảng cũng được vui vẻ. À, còn một tin nữa: người ta đã phong quân hàm cho bọn anh: anh nhận quân hàm thượng úy (Na-ta-sa, bây giờ thử nhìn anh xem!), Bô-cốp — trung sĩ. Hãy chuyền lời tới Ma-ri-na rằng Va-nhi-a của cô ấy — con người cừ khôi, niềm tự hào của trung đoàn và nỗi khủng khiếp đối với bọn phát xít. Em nói với cô An-na rằng: anh ôm hôn cô và sắp tới anh sẽ viết cho cô một bức thư. Anh gửi lời thăm tới tất cả mọi người trong nhà máy, đặc biệt là bác Pi-e Ki-rin- lô-vích! Thôi, hôn em, hôn em! Thứ lỗi cho anh, em thân yêu!».

        Với nét mặt nghiêm nghị và đăm chiêu, Pa-ven không dọc lại bức thư, anh gấp nó thành hình tam giác. Viết xong địa chỉ, anh đứng dậy cúi người xuống bàn và bắt đầu đeo thắt lưng, anh đã đi qua lưới lửa nhiều lần, phải cúi lom khom và dần dần anh có dáng hơi gù.

        ... Gần sáng, đại đội Pa-ven đã tới tuyến xuất phát gần bìa rừng. Trong chốc lát trời sáng dần, nhưng trong rừng cây vẫn còn tối lờ mờ và các chiến sĩ mặc áo ngụy trang cùng tất cả các thứ khác nhau: súng máy, hòm đạn, cáng cứu thương được để tựa vào thân cây thông đều chìm trong màn sương màu xanh lạnh buốt. Mọi người thu người lại, giẫm chân tại chỗ, đánh tay vào sườn — thận trọng, cố gắng không gây ra tiếng động. — Bọn Đức đóng cách dấy không quá bốn trăm mét cho nên không được để lộ trước giờ nổ súng...

        Trước phút tiến công, Pa-ven bước đi trong tuyết ngập đến đầu gối, kiểm tra các trung đội... Trong bóng tối lờ mờ, chung quanh nổi lên những giọng nói, tiếng ho, tiếng thở hổn hển, chính trị viên Ê-li- xây-ép Prô-cốp-phi Ia-cô-lê-vích một người cộng tác đắc lực và là người bạn vô giá, đang nói chuyện với các chiến mới bổ sung, ở một chỗ khác dưới cây thông dính đầy tuyết dưới mái lều tập trung mấy tay «lính cưu >>. (bây giờ người ta gọi những chiến sĩ đầu tiên của đại đội như vậy). — Nhận ra giọng nói của Bô-cốp và Cu-li-cốp, Pa-ven dừng lại bên các chiến sĩ của mình.

        — Cho đến khi ra trận bọn mình vẫn chưa hiểu — chiến tranh là thế nào — Bô-cốp thì thầm khá to, nói nhanh như tự khoe. — Các cậu chưa quên chứ, trận đánh ở Khô-lép-nhi-cốp chứ ? Xe tăng địch lao vào quân ta, còn bọn mình ngồi như bầy chim non, không biết làm gì.

        — Lần ấy tớ rất sợ đến nỗi không nói ra được lời nào. — Cu- lê-cốp thú nhận. — Như đã thấy, người ta cảm thấy sự hài lòng ký quặc thú nhận sự yếu đuối của mình trong quá khứ, khi mà kẻ thù sợ họ nhiều hơn là họ sợ kẻ thù.

        — Đồng chí thượng úy, đồng chí cho, phép hút thuốc chứ? —  Hướng con mặt rám nắng trong ánh sáng ban mai trông như không có máu về phía Pa-ven, Bô-cốp yêu cầu, tuy vậy anh vẫn thấy hồi hộp.

        — Cố chịu một lát nữa, Va-nhi-a ạ, tí nữa cậu sẽ được hút xì gà chiến lợi phàm.

        — Mình không chịu được cái loại xì gà dơ bẩn ấy đâu. Cái thứ ấy thì đề cho khỉ dài đuôi. — Bô-cốp nói.

        Một không khí nặng nề trước trận đánh bao trùm lèn mọi người.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #299 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2020, 10:35:01 am »


        ... Pa-ven đoán được điều đó trong tiếng thì thầm cố nén của nhóm chiến sĩ này, trong sự tất bật đi lại của nhóm kia, trong sự yên lặng căng thẳng như trước bước nhảy dài của nhóm khác.

        ... Đi đến chỗ chết cũng như đi đến mặt trời, không thể nhìn thấy bằng tất cả các con mắt được đâu — tiếng thì thầm của một người nào đó vọng tới tai anh.

        — Đừng buồn bố ơi!,.. — Lại một chiến sĩ không trông rõ mặt lên tiếng. — Mặc cho bọn Đức nó nghĩ cái chết chứ không phải chúng ta. Lúc đầu tôi cũng cho rằng mỗi viên đạn đều bay vào người tôi, nhưng kết quả là đạn của tôi chính xác hơn.

        Pa-ven trở lại vị trí chỉ huy của mình. Trời sáng dần và từ xa, sau hàng cây hiện ra các cột điện cao thế. Được lớp sương giá dầy phủ lên trắng toát trên nền trời xanh, trông chúng giống như một bức vẽ khổng lồ trên bản giấy xanh. — Xa hơn nữa là những ngôi nhà gỗ phủ đầy tuyết mà bọn Đức còn ẩn náu trong đó. Pa-ven cảm thấy rõ mồn một rằng: hòa bình như đóng kín lại ở phía trước...

        Muốn được tiến lên, muốn được sống, muốn được trở về nhà, muốn được hôn vợ, nuôi con, cần phải hất kẻ thù ra khỏi nơi đây.

        « Tại sao chúng lại ở đây?... — Tựa như ngạc nhiên, anh tự hỏi mình. — Chúng có quyền gì mà ở đây ? » Chiến sĩ quan sát đứng ở bìa rừng quay lại và vẫy tay ra hiệu.

        Pa-ven,bước tới chỗ anh ta.

        Phía bên trái từ cánh rừng xa im ắng xanh thẫm và không thể nhìn rõ được, có một cái gì đó trườn ra đồng... Chính xác hơn, đây chính như cả cánh đồng tuyết đang im lặng chuyển động ra phía trận địa bọn Đức, phải tinh lắm mới phát hiện ra được những mô đất nhấp nhô, những đống tuyết lờ mờ chuyền động từ rừng đến khu làng...

        Pa-ven vén tay áo ca pốt, kim đồng hồ chỉ chín giờ hơn, tiểu đoàn bên cạnh đã bắt đầu tiến công đúng giờ quy định.

        «Họ ngụy trang khéo quá — anh thầm khen các đồng chí của mình — dần dần rồi cũng học được...».

        Anh thích thú theo dõi cuộc đi chuyền thầm lặng — phải tinh lắm mới phát hiện được — trên cánh đồng tuyết. Sau đó anh đặt tay vào khẩu tiểu liên — giây phút nữa phải có ba phát súng trường —  tiếng nổ báo hiệu cho đại đội của anh.

        Những ý nghĩ của Pa-ven tập trung vào những điều phải làm sau khi có tín hiệu: động viên mọi người làm sao có thể vượt nhanh quãng trống bốn trăm mét ngăn cách họ với kẻ thù tiến vào làng, ném lựu đạn vào các hỏa điểm của bọn Đức... Song, sau những ý nghĩ này là sự hồi hộp khôn nguôi của tình yêu mà anh đã viết về nhà hôm nay, đang rộn rã trong anh, động viên anh tiến lên. « Cũng có the sau một phần tư giờ nữa, mình sẽ chết »... Anh chợt nghĩ... Song tâm hồn chan chứa tình yêu lập tức chống lại: « Hừ, không... —  anh nóng nảy phản đối lại mình — chắc là bây giờ thì mình sẽ đi tới đích cuối cùng, đi tới và sẽ trở về ».

        Trung đội trưởng Su-kin từ đằng sau đi tới — Pa-ven quay nhìn anh và mỉm cười ngỡ ngàng thân thiện. — Một làn gió nhẹ thòi trên cánh đồng làm lay động những cành thông, những hạt tuyết nhẹ rơi xuống mặt Pa-ven, tan ra trên làn da rất dễ chịu... Kẻ thù không hề có một dấu hiệu sống nào và chỉ có một cánh đồng trắng hơi nhô cao đang lặng lẽ không ngừng chuyền động đến chỗ chúng. — Nhìn kỹ có thể nhận thấy rõ những mô đất động đậy có màu vàng nhạt và chỗ mà chúng ta tiến tới và tụm lại xuất hiện một vệt màu vàng nhạt hầu như không cảm giác được, tựa như nó được tạo thành từ tia sáng xuyên qua đám mây.

        «Bây giờ Na-ta-sa đang làm gì?... Chắc là đang ngủ — hôm nay là chủ nhật mà... — Những ý nghĩ lởn vởn trong đầu Pa-ven. —  À, chớ quên ra lệnh cho các chiến sĩ súng máy... Em thân yêu của anh, chắc em đang ngủ trên chiếc giường ấm áp của mình... — Ừ đừng quên cho nổ súng kịp thời. — Anh thầm nhắc mình ».

        Tứ bên trái vang lên ba phát súng trường như tiếng thét đánh vào nhau: một, hai, ba... và tựa một mạch máu lạnh chạy dọc trên lưng Pa-ven; mắt anh sáng lên lạ thường. Quay lại Su-kin đang chờ mệnh lệnh, anh hô lớn.

        — Tiến lên, hỡi giai cấp công nhân!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM