Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:13:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thành phố hòa bình  (Đọc 17299 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #270 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2020, 11:50:18 am »


        Người ta nâng quan tài lên trên những chiếc khăn, Pa-ven, Oóc- lốp, An-ma-dốp, Ni-cô-Ia-ép-xki, Ca-da-cốp và bí thư đảng ủy nhà máy cùng khiêng đi. Khi họ vừa bước ra sân, trong nhà máy liền yên lặng hẳn, các máy nổ, máy tiện đã ngừng chạy. Những công nhân làm việc ở ca hai xuất hiện trên cánh cửa mở toang, họ bỏ mũ, tiến lại tập trung ở cửa, nhìn theo người đồng chí già A-lếc-xây Grô-mốp của mình, lần này vĩnh biệt nhà máy ra đi không bao giờ trở về nữa... Một cô gái Pa-ven không biết tên đi phía trước, hai tay nâng chiếc gối trên dặt tấm huân chương «danh dự » mà A-lếc-xây Grô-mốp được tặng thưởng trước chiến tranh không lâu. Trong những phút này chỉ còn nghe tiếng lạo xạo khô khan của tuyết trên khoảng sân rộng lớn và vô cùng lặng lẽ. Khi quan tài mang thi thể A-lếc-xây Grô-mõp ra đến gần cổng gác của nhà máy thì tiếng còi vang lên —  gay gắt, nghe thấu xương — báo cho toàn thành phố biết cái tin đau đớn.

        Ở phía sau cổng lớn, một đám đông cũng đã tụ tập. Đó là những người trong ủy ban phố Pô-rô-khô-va — những người bạn của bà An-na Va-xi-li-ép-na mang theo vòng hoa làm bằng lá thông non với những dải băng xanh đỏ, những đại diện đội sửa chữa của nhà máy Liên hợp luyện kim cũng mang theo cờ hiệu của nhà máy mình. Một bà già lưng còng, có lẽ là bạn của vợ A-lếc-xây Grô-mốp, cũng đi tiễn với một bó hoa hồng giấy trên tay... Điều bất ngờ đối với mọi người là ở giữa phố có một đội nhạc công, có lẽ là đội duy nhất còn lại trong thành phố — gồm có ba kèn đồng, sáo và trống. Đó là những đội viên cứu hỏa đã cử các nhạc công của mình đến đưa tiễn A-lếc-xây Grô-mốp theo yêu cầu của công nhân chế tạo máy cái. Quan tài được để lên thùng xe ô tô, và tiếp đó các bà các chị cũng được mời lên ngồi trên mấy dãy ghế dài. Tiếng còi đột nhiên chấm dứt, đội nhạc thòi bài « Anh hy sinh trong cuộc đấu tranh nguy hiểm... ». Vài phút mặc niệm trôi qua. Na-ta-sa chạy đến chỗ Pa-ven, nắm lấy tay anh — chị thấy không nên để Pa-ven đứng một mình dù trong một phút. Một lát sau ô tô tang đã rẽ sang đại lộ trung tâm của thành phố — xa xa thấp thoáng tòa nhà khách sạn — đối diện với bức tượng Lê-nin bằng đồng. Na-ta-sa nhớ lại một tháng trước đây, khi chị cùng với A-lếc-xây Grô-mốp đi thử súng máy theo con đường này. Chị thở phào và nghĩ ngay đến việc bọn Đức tuy mới bị tống ra khỏi T. cách đây có ba hôm, nhưng mọi cái đã thay đổi cả... Khó có thể nói rằng điều đó thể hiện đặc biệt ở mặt nào: những bao cát vẫn bịt kín các tủ trưng bày của các cửa hàng như cũ — nơi thì kín như bưng, nơi thì dở đang, trên các ngã tư những ụ « con dim » chống tăng nhô ra sau những đống tuyết. Trong khi đó thì các đường phố mà sự xâm nhập của kẻ thù không còn đe dọa nữa, đã mất đi cái vẻ kiêu kỳ khắc khổ gần đây của mình. Tuy nhiên có lẽ cái ấn tượng này có được là bởi vì lúc này đây khắp nơi tuyết đang dăng đầy, tuyết mềm mại, sáng chói đẹp rực rỡ trong ánh hồng nhạt buổi chiều tà. Hôm nay ngày không lạnh lắm, bầu trời trên thành phố không một gợn mây, và Na-ta-sa cảm thấy như bầu không khí của tháng Mười hai này có hương vị của tháng Ba — hương vị tươi mát đầu tiên của mùa xuân. Chị lại cảm thấy buồn rầu, thật đau khổ khi A-lếc-xây Grô-mốp không còn được thấy những điều chị đang được ngắm nhìn. Lát sau Na-ta-sa lại tò mò nhìn ra chung quanh. Chị đã khóc ông bố chồng thân yêu và tốt bụng của chị — từ hôm qua và sáng hôm nay với niềm khao khát không kiềm chế nổi đối với cuộc sống thực tại đã lên tiếng trong lòng chị. Na-ta-sa ngước mắt mình Pa-ven đang lặng lẽ bước đi, đầu cúi gục, vẻ rầu rĩ, thân hình to lớn bó trong chiếc áo ca pốt ngắn bị rách ở vai và chị âu yếm khẽ nắm lấy tay anh. Người mà lúc này cần đến sự an ủi chia sẻ phải chăng chi có một mình anh! Không hiểu sao chị thấy buồn rầu khi nhìn thấy những người bạn già của Grô-mốp... Khi thấy họ — Ca-da-cốp bước thấp bước cao, An-ma-dốp tóc bạc da dẻ hồng hào, Ni-cô-la-ép-xki lau đến mòn cả đôi kính và Oóc-lốp mặc chiếc áo măng tô lông theo kiều cũ dài lê thế — trái tim chị thắt lại vì nỗi đau thương bất ngờ.

        Các ông bạn già của A-lếc-xây Grô-mốp có vẻ khác biệt và đứng sát lại gần nhau. Họ cũng chẳng còn mấy người — đó là thế hệ mà thời gian đã làm cho họ càng vắng dần và tâm hồn trở nên trống trải. Hình như ngày hôm nay, sau sự mất mát mới này, họ đoàn kết với nhau chặt chẽ hơn, đoàn kết như những người lính xông vào trận đánh.

        — Số phận thật có phần khắc nghiệt — Ni-cô-la-ép-xki đăm chiêu nói, — rõ là A-lếc-xây Grô-mốp vẫn sống trước mắt chúng ta như bằng chục năm ông đã kề vai sát cánh với chúng ta. Thế mà bỗng nhiên bất hạnh là thế...

        — Nhưng ông ấy đã chết như một người trẻ tuổi. — An-ma-dốp lên tiếng thì thào. — Cái chết, bác cũng thấy đấy, nỏ chẳng từ ai cả, dù cho có vùng vẫy đến thế nào đi chăng nữa. Còn ông ấy đã đấu tranh với nó, đã giành giật với nó từng giây, từng phút...

        — Thật là một con người toàn vẹn, — Ca-da-cốp nói, lắp bắp hơn bình thường vì xúc động. — Sức mạnh, sự kiên cường của ông ấy có thể gấp ba người khác. Không ai có thể làm cho con người này sờn lòng được, bẻ cong như liễu trắng ấy, không, không thể được đâu, ông ấy là cây sồi vững chắc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #271 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2020, 03:16:18 pm »


        Họ vẫn im lặng bước đi, đầu đề trần, làn gió nhẹ mơn man những hạt tuyết trắng trên mái đầu hói của Ca-da-cốp. Có thể nhận thấy rằng ngày hôm nay những người bạn già của A-lếc-xây Grô-mốp đã có gắng tỏ ra rắn rỏi hơn, mạnh khỏe hơn và bước đi vững chắc hơn... Như những người chiến sĩ từng trải đi vào giờ phút nghiêm trọng, họ biết rằng cái chết kề bên đang đe dọa mỗi người trong bọn họ — chỉ riêng Ca-da-cốp hình như quên mất điều này, ông đang cố gắng nhìn đi đâu đó về phía trước.

        — Lạy trời, đừng ngã nhé. Cu-dơ-ma Đa-nhi-lô-vích ! Dưới tuyết có băng đấy. — Ni-cô-lai-ép-xki lo lắng nhắc ông.

        Ca-da-cốp nheo mày nhìn quanh — vẻ hồi hộp lo lắng không rời khỏi ông... Người thợ già vừa rất buồn, rất nhớ người bạn tuổi ấu thơ — A-li-ô-sa của mình, vừa tự hào về ông và tựa như lúc này ông chia tay với một kỷ niệm quí nhất, quan trọng nhất trong cuộc sống của ông. Và hình như lúc này ông tiễn đưa ra nghĩa trang không phải chỉ một mình người bạn thân Grô-mốp, mà ông tiễn đưa cả những gì tinh túy và quan trọng, hùng dũng và trẻ trung nhất vẫn có trong chính ông, những gì đã không phai mờ trong ký ức của ông, trong tâm trí ông, những gì đã gắn bó chặt chẽ hai người với nhau. Và ông bực tức về việc không có nhiều người đi đưa đám tang, mặc dù đối với một thành phố vừa thoát khỏi cuộc phong tỏa, dĩ nhiên là không thể làm khác được...

        Ngước mắt lên ông nhìn thấy những lá cờ chuyển động theo ô tô — những lá cờ được ánh hoàng hôn chiếu sáng lay động như một đám lửa cao, dàn nhạc chậm chạp, buồn bã vang lên gần như liên tục...

        Ca-da-cốp cảm thấy dàn nhạc đang long trọng và rầu rĩ kề về ông, về cuộc sống và tuổi trẻ của ông và những lá cờ được mang trên đường phố là vì danh dự của ông... Khi một người đi đường nào đó dừng lại nhìn vào đám tang và bỏ mũ xuống, Ca-da-cốp muốn nghiêng mình cảm ơn, tựa như sự kính cẩn của mọi người trong một chừng mực nào đó có quan hệ đến chính ông. Khi có người nào đó vì quá bận với những lo âu của mình nên đã vô tình đi qua mà không quay lại thì ông muốn chạy ra và thét với họ một câu gì đó đại loại: « Anh hãy nhìn và nhớ lấy rằng: người ta đang đưa tiễn A-Ii-ô-sa Grô-mốp đấy, người bạn thân thiết nhất của chúng tôi đấy ».

        Pa-ven cúi xuống bên Na-ta-sa và nói nhỏ ;

        — Em biết không, bố góa vợ lúc còn rất trẻ, khi chưa quá bốn mươi. Và ông cụ không lấy vợ kế nữa.

        Na-ta-sa gật đầu:

        — Bố sợ anh sẽ bị khổ với dì ghẻ, — chị âu yếm nói, — cô Anna giải thích cho em... và bố rất yêu mẹ.

        — Chỉ đến lúc này anh mới hiểu được nhiều điều, — Pa-ven nói. — Anh sống bên cạnh bố, kính trọng ông như lệ thường, thế mà lại không suy nghĩ đến cuộc sống của ông. Ôi, chúng ta sao mà...!

        Anh lắc lắc đầu và im lặng.

        Một chiếc xe tải chở đầy bộ đội mang vũ khí đã đuổi kịp đám tang ở gần nghĩa trang, đỗ xịch lại bên hàng rào, một người đội mũ vệ binh đen bước vội khỏi ca bin và các chiến sĩ cũng nhảy ra khỏi thùng xe, rồi nhanh nhẹn xếp thành hàng. Khi đã nhận ra chính trị viên Ê-li-xây-ép và các chiến sĩ của đại đội mình, Pa-ven lao nhanh đến phía họ. Không hiểu là bằng cách nào họ đã đến được đây trong giờ phút này, song anh không quá ngạc nhiên... Những chiến sĩ của anh, những người đồng chí không thể thiếu được — trong cuộc sống và trong cái chết, trong hạnh phúc và trong mọi đau thương — đã lao tới đây, tựa như họ đã lao qua lửa đạn đến cứu viện cho anh. Và nỗi đau thương nhất cũng sẽ được nhẹ nhõm hơn, nếu những người mặc ca pốt nhàu nát phai bạc với những băng đạn bên hông này vai sát vai đứng ở bên cạnh anh trong lúc này. Bước tới với Pa-ven, Ê- li-xây-ép im lặng bắt tay anh và nói:

        — Từ sáng chúng tôi đã ở thành phố — trung đoàn đang chuyền sang hướng khác... Song tôi biết tin về nỗi bất hạnh của anh hơi muộn.

        Thiếu tá Tra-skin nhờ tôi nói lại là bọn phát xít sẽ hoàn toàn phải trả nợ cho chúng ta. Thêm vào đó tối nay chúng ta sẽ phải hành quân.

        — Trong đại đội có chuyện gì không, Ê-li-xây-ép ? — Pa-ven hỏi. — Không có biến cố gì chứ ?.

        — Vâng, mọi việc đều tốt... Chúng ta đã nhận được hai khẩu đại liên mới. — Ê-li-xây-ép nói.

        — Trung đội, nghiêm! — Tiếng hô chợt vang lên. — Pa-ven nghe thấy giọng Su-kin. — Tập hợp theo hàng danh dự!

        Các chiến sĩ đứng ở cổng nghĩa trang thành hai hàng và đồng loạt cầm súng trường cắm lưỡi lê tuốt trần... Người ta mang quan tài ra khối xe — xe không thể đi trong nghĩa trang được — và lại phải khênh nó trên tay. Không gian yên tĩnh, hoàn toàn trang nghiêm bao trùm khu nghĩa trang; gác chuông nhà thờ nơi trung đoàn trưởng trung đoàn công nhân chỉ huy trận đánh cũng trống không, những con đường mà những chiến sĩ liên lạc và người tiếp đạn, những thương binh trở về vùng sau bị tuyết phủ kín. Và chỉ có tiếng hàng bây quạ bay trên những lùm cây, tun chỗ tốt đề ngủ đêm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #272 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2020, 03:16:45 pm »


        Bà An-na tách ra khỏi đám người, đi lên trước để dẫn đường... Sáng nay bà đã đến nghĩa trang để chọn chỗ cho anh trai được nằm bên cạnh mộ của bố mẹ, cụ ông, cụ bà và mộ của bà chị đâu cũng ở ngay đấy, hơi chếch trong một góc, dưới hai cây bạch dương. Và lúc này men theo đường mòn, bà An-na nhớ lại việc xa xưa bà và anh trai A-li-ô-sa thường đến đây thăm mộ bố. Lúc đó trời lạnh kinh khùng và bà — cô bé mười tuổi — run đến nỗi không khóc được, — khi về đến nhà lao ngay vào bếp sưởi, còn anh A-li-ô-sa thì thay giày và đem bán đôi ủng mới của mình bởi vì phải sửa lại bia mộ. Sau đó là mùa xuân, và bà nhiều lần tới đây thăm bố, sửa mộ cho bố... Rồi một thời gian sau, cũng trên con đường mòn này, bà và A- li-ô-sa mang quan tài vợ ông — chị đâu Ô-len-ca xinh đẹp. Mùa hè năm ấy rất khô, chẳng có một trận mưa — mới tháng bảy mà cây đã úa vàng và ở đây đã phủ một lớp lá rơi. Lúc đó thật kinh khủng khi nhìn mặt anh A-li-ô-sa: hai mắt ứ máu và bất động như bị chấn thương, ông đứng lặng bên bờ huyệt vuông bốn góc. Và giờ đây cũng trên con đường này, người ta đang khiêng chính ông... Lúc này không phải là sự thất vọng hay khuất phục mà là một cảm giác phức tạp, hỗn loạn đang trào dâng trong lòng bà An-na.

        Nghĩa trang ở T. đã tồn tại hơn một trăm năm, chiếm một diện tích  rất lớn, nên đám tang phải đi trong đó khá lâu. Những cây dương thẳng thân to đến hai vòng tay cùng những cây sồi cồ thụ trăm tuổi chia cành khẳng khiu đến tận đường mòn, còn ở dưới là hai hàng rào chữ thập bằng gang, những chiếc bia bằng sắt tấm đã úa đỏ vì hoen gi. Thỉnh thoảng trên những thanh sắt hàng rào lại xuất hiện những tay nắm bằng đồng hoặc những mẩu sắt nhỏ với hình Đức chúa bị hành hình. Thậm chí tấm bia trên mộ của những người thợ luyện kim và chế tạo vũ khí yên nghỉ ở đây cũng làm từ những vật liệu mà họ đã lao động suốt cả dời mình; đó là thứ kim loại đã được tôi luyện trong khói lửa chứ không phải là thứ gỗ mềm hoặc đá lạnh để đời đời con cháu nhớ đến họ. Và kim loại đã trung thành gìn giữ nó, mặc dù ở một số nơi, chữ thập bị nghiêng ngả, bị xám lại và bị ăn mòn theo năm tháng. Một vài tấm bia trên mộ bị cào xé bởi những mảnh đạn bắn tới đây mấy ngày qua.

        Bà An-na rẽ theo lối mòn một lần nữa và từ sau đám cây hiện ra mảnh đất nhỏ hình tròn... Ở giữa đám đất là hai cây bạch dương thẳng đứng liền nhau, cây nọ giống cây kia như hai chị em, dưới những cành bạch dương là mấy đụn đất được ngăn bời hàng rào gang và một số chiếc ghế dài phủ đầy tuyết. Bà An-na lặng lẽ quay lại đoàn người và quan tài được đặt bên miệng huyệt đã đào sẵn. Trung đội chiến sĩ trung đoàn công nhân đứng tách về bên phải, đội nhạc đi sang phía đối diện, những người còn lại tiến đến gần hơn... Trời xanh hẳn lại và dường như trở nên lạnh hơn — mặc dù chưa tới sáu giờ, nhưng mặt trời đã lặn.

        Đứng lên ghế băng, giám dốc nhà máy bắt đầu đọc lời điếu văn... Thì ra Vla-xốp đã biết A-lếc-xây Grô-mốp từ năm mười tám và gặp ông trong những ngày T. bị bọn Đê-ni-kin đe dọa. Trong điếu văn của mình, ông nhắc đến việc Grô-mốp là người tham gia đại hội công nhân luyện kim đầu tiên của tỉnh và đại hội này đã gửi cho Lê-nin bức điện yêu cầu chuyển tới Hội đồng dân ủy « lời thề chiến thẳng xã hội chủ nghĩa của những người thợ luyện kim»; đại hội cũng quyết định thành lập những trung đoàn thép của công nhân và hứa bất kỳ trong giây phút nào cũng sẵn sàng rời khỏi nhà máy lao vào cuộc chiến đấu với bọn bạch vệ. Và Vla-xốp kể lại rằng, A-lếc-xây là một trong những người đầu tiên ghi tên vào một trong những trurg đoàn đó... Sau giám đốc là đại diện các tổ sửa chữa vũ khí của nhà máy liên hợp luyện kim lên phát biểu.

        Song bà An-na không còn đủ trí tuệ để nghe những lời phát biểu này nữa vì dường như có một giọng nói thầm kín nào đó — quan trọng và da diết hơn — át nó đi và đang kể về anh trai bà theo ý kiến của bà, kể về số phận của chính bà và về những người thân của cả hai... Nỗi bất hạnh và sướng vui của họ, cuộc sống lao động không biết mệt mỏi và đấu tranh kiên cường của họ hiện lên trong trí nhớ của bà và bà hoàn toàn chìm đắm trong những hình ảnh thân thương hoặc hùng vĩ... Bà rất thương anh trai, thương xót ông hơn bất cứ ai hết và rất đau buồn vì ông không được sống hết cuộc sống trên trần gian của mình, không được cùng mọi người mừng vui chiến thắng, không được gặp con trai trước khi chết...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #273 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2020, 03:17:27 pm »


        Và dường như có người nào đó đã an ủi bà rằng, anh trai bà, ông A-li-ô-sa không thể hành động khác được và ông hy sinh vì hạnh phúc của con trai và của những đứa cháu mai sau. Cuộc sống của những con người đã lao động và chiến đấu vì hạnh phúc của con cháu mình và con cháu người khác tương tự như ông sẽ rất khắc nghiệt — bà An-na hiểu rõ điều này. Song trong cái thế giới trong sạch và nghiêm chỉnh của những ý nghĩ và cảm xúc của bà thì chỉ có cuộc sống như vậy, cuộc sống hy sinh cho tương lai là mới có ý nghĩa và đáng được kính trọng. Tiếng nhạc buồn, chậm rãi nổi lên sau mỗi bài phát biểu và bà già cảm thấy hình như đấy cũng là tiếng nói của nỗi đau thương và hy vọng của bà để mọi người đều nghe thấy.

        — ... A-li-ô-sa Grô-mốp là con người cần cù lao động, — một giọng nói cao, ấp úng như giọng con nít bỗng nhiên vọng đến tai bà. —  Các nhà toán học hãy tính xem, trong cả đời mình, ông đã luyện được bao nhiêu kim loại. Còn tôi chỉ nhận xét về một điều: lúc còn trẻ ông không hề biết sợ là gì và cho đến lúc già ông vẫn giữ được đức tính ấy. Lớp thanh niên hãy trông đấy. Ông già Ca-da-cốp leo lên ghế băng và vừa phát biểu ý kiến vừa vung tay tựa như mời những người tham dự xác nhận điều ông nói.

        — Chúng tôi đã sống và không hề biết nhục — tôi xin nhắc lại lời ông, hỡi ông A-lếc-xây! Và đó cũng là lời để vĩnh biệt ông...!

        Ông lắc lắc cái đầu lơ thơ vài sợi tóc giống như cây bồ công anh.

        Nhạc lại nổi lên, tiếng trống trầm trầm, tiếng kèn đồng ngân dài, như bị ngạt thở, bà An-na cởi chiếc khăn san dăng ten trên cổ. Và bà lại chậm chạp nhận thấy ở trên ghế băng đã xuất hiện một người phát biểu mới — người tóc hoa râm đã dẫn các chiến sĩ tới đây.

        — Chúng tôi những người con của giai cấp công nhân đang buộc phải cầm súng ngoài ý muốn và sự cần thiết của chúng ta để chiến đấu, — giọng nói đều đều chậm chạp vọng đến tai bà. — Ở cái thời đáng căm giận xa xưa, chúng ta đã mất đi nhiều chiến sĩ kiên cường trong các nhà tù, trại khổ sai, chiến lũy và hầm mỏ. Và trong cuộc chiến đấu với chủ nghĩa đế quốc quốc tế hiện nay, các đồng chí kiên cường của chúng ta đã hy sinh vì tự do của Tổ quốc, vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.

        Bề ngoài, Ê-li-xây-ép nói bình tĩnh xúc tích... và thỉnh thoảng ông lướt qua đầu người nghe nhìn về phía chân trời còn hơi ửng hồng.

        — Ít có người trong thành phố chúng ta, phải chăng chỉ có những người mới đến mới không nghe thấy dòng họ Grô-mốp từ bao dời nay đã có ở địa phương này, — ông nói tiếp. — Chính tôi khi còn là học sinh lớp thợ tiện cũng đã nghe đến cái tên A-lếc-xây Grô-mốp đây vinh quang rồi. Tuy ông không còn sống, nhưng vinh quang của ông bất diệt, tấm gương và thành quả lao động của ông vẫn còn với chúng ta. Ví dụ: trong các máy cái đang làm việc, thậm chí chỉ là cái máy dệt, cũng có công của A-lếc-xây Grô-mốp, chiếc đầu tàu đang chạy cũng có thể có những chi tiết do Grô-mốp làm ra, những khẩu súng cối đang diệt quần thù cũng có công lao của ông.

        Nhìn dải trời hồng khuất sau đám cây, Ê-li-xây-ép suy nghĩ trong một giây.

        — Các đồng chí, thật đau khổ khi mai táng một người thân của chúng ta... Song cũng yên lòng khi biết rằng cuộc sống và cái chết của ông là không uổng công. Không, những người con ưu tú của giai cấp công nhân đã hy sinh đời mình không phải là vô ích — Bà An-na nghe thấy nhưng gì mà chính trong lòng bà muốn nói ra.—Những giọt máu thiêng liêng của họ không đổ xuống một cách uổng công.

        Chính trị viên giơ cao cánh tay cầm mũ.

        — Các đồng chí, chúng ta đã cùng nhau bảo vệ vững chắc... thành phố của chúng ta! — Ông nói chậm chạp và rành rọt. — Chúng ta đã không cho kẻ thù dộc ác vào thành phố... Và lúc này trên đường tới ngoại ô Mát-xcơ-va Hồng quân dàng đánh tơi bời quân xâm lược. Với đầy đủ trách nhiệm, hôm nay chúng ta có thể nói rằng: Mát-xcơ-va đã được cứu vãn! Hôm qua chúng ta nói: không để mất Mát-xcơ-va! Hôm nay chúng ta có thể nói: chúng ta đã không để mất Mát-xcơ-va.

        Trong đám người có ai đó thờ phào đứt đoạn, mọi người tiến gần hơn đến chính trị viên. Và mặc dù nhạc đã im trong phút này, song bà An-na vẫn cảm thấy như những chiếc, kèn đồng và cả đội đồng ca đang hát trong nghĩa trang, bà không động dậy, nhưng trên khuôn mặt gầy gò của bà hiện lẻn một nụ cười ngỡ ngàng y như thể bà đang nghe một bản nhạc phi thường.

        — ... Khi toàn thể nhân dân lao động đoàn kết chặt chẽ quanh Đảng của mình, khi tất cả mọi người từ nhỏ đến lớn đều đồng loạt đứng đây đấu tranh thì không có một sức mạnh nào có thể phá vỡ nổi. — Ê-li-xây-ép nói tiếp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #274 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2020, 03:17:45 pm »


        Dường như có một số nhạc cụ mới tham gia vào dàn nhạc lạ thường và âm thanh tuyệt vời lan rộng ra. Không gian như lớn lên rung chuyền.

        — Tất nhiên là chiến tranh còn chưa kết thúc, song với tư cách là một người chứng kiến, tôi có thể nói với các đồng chí rằng...—  Ê-li-xây-ép áp bàn tay cầm mũ lông vào ngực. — Kẻ thù đang tháo chạy vất lai một khối lượng lớn vũ khí thiết bị và bỏ lại hàng nghìn xác chết của binh lính cùng sĩ quan.

        — A-li-ô-sa! — Từ trong dám người Ca-da-cốp cao giọng gọi. —  Ông có nghe thấy không, A-li-ô-sa!

        Chính trị viên ngừng lại một giây như để cho ông già A-lếc-xây có khả năng đáp lời... Hoàng hôn đã dày dặc hơn. Màn sương mờ xanh đã bao phủ lên cây cối ở phía xa nhưng trên ngọn hai cây bạch dương đơn độc vẫn còn đọng lại một làn ánh sáng dễ chịu đang yếu dần.

        — Tất nhiên là phía trước còn không ít khó khăn và chúng ta, những người con của giai cấp công nhân phải sẵn sàng với cuộc chiến đấu mới. Song sự nghiệp giải phóng mảnh đất Xô-viết của chúng ta giành khỏi tay quân chiếm đóng đã bất đầu. Và không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ đưa sự nghiệp đó đến thắng lợi cuối cùng... Hàng triệu cánh tay chai sạn đã đứng lên chống chủ nghĩa phát xít và chúng ta sẽ đóng đinh nó, sẽ đuổi nó, sẽ đuổi nó tới tận cùng con đường thắng lợi.

        Chính trị viên nhìn quanh, bất giác đưa ngón tay gãi bộ ria rồi rời khỏi băng ghế. Một giọng nói vang lên trong nghĩa trang:

        — Chuẩn bị bắn vĩnh biệt!

        Tiếng lên đạn lách cách, những khẩu súng trường nhô lên từ hàng chiến sĩ.

        — Toàn trung đội bắn vĩnh biệt loạt thứ nhất! — Su-kin hô vang. Từ trong bổng tối chìm sâu không trông rõ mặt anh.

        Hai ánh chớp vàng nhạt đồng thời lóe lên, loạt đạn nổ và những làn khói giống hệt nhau bay lên không... Quan tài A-lếc-xây Grô-mốp được thận trọng thả xuống huyệt. Ánh lửa của những loạt đạn nối tiếp nhau lóe lên trong bầu không khí nhá nhem và những làn khói nhẹ bay lên cao giống như những đàn chim.

        Na-ta-sa vịn chặt lấy chồng; anh im lặng đứng thẳng người, mắt không nhìn vào mộ mà nhìn các chiến sĩ đang bắn. Mắt anh lúc thì chìm trong bóng tới, lúc lại bừng sáng íên dưới những ánh lửa đạn.

        Mấy phút sau, mọi việc đã xong xuôi: mộ đã được đắp xong, trên đặt vòng hoa lá nhọn. Ê-li-xây-ép đợi một lát rồi nói nhỏ với Pa-ven rằng tối nay trung đoàn sẽ chiến đấu và họ cần phải khẩn trương. Pa-ven quay lại Na-ta-sa và dìu chị.

        — Thế, như vậy... ta đi thôi, — anh nói. — Hãy lau nước mắt đi rồi ta đi... Chắc là em mệt lắm rồi.

        Đến tận cổng, anh chẳng hề nói một lời nào, nhưng cũng không bỏ tay Na-ta-sa ra. Cứ thế anh dắt chị đi theo đường mòn nghĩa trang. Hôm nay mai táng bố, nghe những lời nói bên mộ ông, Pa-ven có cảm giác không chỉ là cảm xúc vĩnh biệt bố mà còn là vĩnh biệt tuổi trẻ của mình. — Ở ngay nơi đây, ngay lúc này chứ không phải bên bờ sông Ru-xa-lót-ca khủng khiếp loang lổ hố đạn. Gánh nặng mà A-lếc-xây đã mang cả đời, gánh nặng khủng khiếp và không tránh nổi, gánh nặng quá sức và sướng vui dường như lúc này hoàn toàn đặt lên vai con trai. Pa-ven hiểu rằng thâm tâm anh cho đến lúc này chứ không phải khi bố còn sống — vẫn cảm thấy mình chỉ là đứa trẻ bên cạnh bố, mặc cho đôi lúc anh có cự lại ông. Và thế là từ đây anh đã bước vào vị trí trong thế giới của bố, vị trí đầy sóng gió. Còn trong anh, mọi cảm giác đều là sự tiếp tục của những gì bố anh đã càm xúc, đã hy vọng, đã hướng tới, đã yêu thương, căm giận và đấu tranh.

        Ra khỏi cổng, Pa-ven chia tay với bà An-na một cách ngắn gọn và vội vàng tới bên những chiếc xe đang đợi và chia tay với Na-ta-sa cũng vội vàng như vậy :

        — Hôm nay em hãy ngủ bên cô An-na. Và đừng khóc, đừng khóc nhé. Anh sẽ viết thư cho em ngay khi có điều kiện.

        Giọng nói của anh — trầm trầm, không âu yếm nhưng đầy vẻ quan tâm — bỗng nhiên anh thấy giọng nói đó giống bố một cách kỳ lạ và điều này làm anh xúc động...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #275 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 10:04:57 am »


       
7

        Đến ngày mười một tháng Mười hai, thắng lợi của các binh đoàn phương diện quân miền Tây được xác định rõ ràng. Các thành phố phụ cận từ phía Bắc và Tây Mát-xcơ-va đã được giải phóng gồm : Rô-ra-trép, Ia-khô-ma, đồi Mặt trời, I-tô-ra; ở phía Nam thủ đô, quân đội Xô-viết đã chiếm lại: Vê-nhi-ốp, Xta-li-nô-gôr-scơ, Mi- khai-lốp, Ê-pi-phan và đẩy lùi kẻ thù tới sông U-pa... Trên các đường ngoại vi Mát-xcơ-va, tỉnh Tun-ski và Ka-li-nin bọn Đức đã bỏ lại vô số quân trang, quân dụng cùng vũ khí, hàng nghìn ô tô và xe tăng, hàng trăm khẩu đại bác, pháo cối cùng súng liên thanh. Giờ đây, chiến trận ngoại vi Mát-xcơ-va trải ra trên một vùng rộng lớn bao gồm cả mấy tỉnh này đã biến thành một bãi tha ma khổng lồ chôn vùi hàng chục ngàn quân lính Hít-le cùng những phương tiện kỹ thuật quân sự bị phá hủy. Sau năm ngày phản công các đơn vị của phương diện quân miền Tây đã chiếm lại từ tay bọn Hít-le hơn bốn trăm khu dân cư... Đêm mười hai tháng Mười hai đài phát thanh thủ đô Xô-viết đã loan báo cho thế giới biết tin quân đội phát xít Đức, một đội quân đã làm cho châu Âu lâm vào thảm họa, đội quân đã chiếm gần hết các thủ đô của châu Âu tư bản nay đã bị đánh bại hoàn toàn ở ngoại vi Mát-xcơ-va. Bản tin này của Cục thông tin Liên Xô được truyền trong « bản tin giờ chót» sau bản tóm tắt tình hình chiến sự trong đêm mười một với đầu đề : « Sự thất bại của phát xít Đức trong kế hoạch bao vây và đánh chiếm .Mát-xcơ-va». Hàng triệu người dân thủ đô Mát-xcơ-va và ngoài khu vực thành phố, trên các mặt trận và ngoài lãnh thổ Liên Xô đều cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm. Thắng lợi mà những người Xô-viết đã mơ ước bên ngọn lửa của du kích trong rừng khu Xmô-len-si-na, bên những khung cửa sổ đen nhẻm vì thuốc súng của pháo đài Brét, trên những tảng đá trắng bị đạn pháo cày xé ở Xê-vát-xtô-pôn, trong thành phố Lê- nin-grát lạnh lẽo và đói khổ — thắng lợi lớn đầu tiên mà họ nóng lòng chờ đợi và vì nó mà họ đã phải chịu những tổn thất cùng sự hy sinh nặng nề nhất đã bay đến với họ xuyên qua khói lửa của những thành phố còn đang bốc cháy. Dường như mảnh đất bị giày xéo bởi bom đạn chìm sâu trong bóng tối dày đặc của cái đêm tháng Chạp này cũng trở lên sáng sủa hơn, yên tĩnh hơn và ấm áp hơn. Trong lịch sử của các dân tộc, cũng như trong cuộc sống của mỗi con người, có những thời điểm khi những ước vọng lớn lao nhất trở thành hiện thực, thì mối lo âu khủng khiếp nhất đã dịu đi. Còn trong mùa thu và mùa đông này, cả loài người không có nói lo âu nào lớn hơn nỗi lo cho Mát-xcơ-va, thủ đô Xô-viết xã hội chủ nghĩa. « Từ mười sáu tháng Mười một năm 1941 — Cục thông tin Liên Xô thông báo, — với lực lượng gồm mười ba sư đoàn xe tăng, ba mươi ba sư đoàn bộ binh và năm sư đoàn bộ binh cơ giới, sau khi đã phá vỡ sự chống cự của phương diện quân miền Tây, quân đội Đức đà bắt đầu mở cuộc tổng tiến công lần thứ hai vào Mát-xcơ-va.

        Mục tiêu của kẻ thù là, bằng phương pháp bao vây chặt chẽ kết hợp với thọc sâu vào sườn để cắt đứt hậu phương của ta, rồi tiến hành bao vây và chiếm Mát-xcơ-va. Chúng có nhiệm vụ chiếm Tula, Ca-svi-a, Ri-a-dan, Kô-lôm-na — ở phía Nam, sau đó chiếm khu đồi mặt trời, Rô-ga-tri-ép, Ia-khô-rô-ma, Đơ-mi-trốp — ở phía Bắc và sau đó từ hai hướng tiến công đồng loạt vào Mát-xcơ-va...». Trong bản tin nêu rõ tên các sư đoàn Đức tập trung tiến công phương diện quân miền Tây và sau đó bị đập tan, cùng hướng các mũi tiến công chính của chúng... Những câu thông báo ngắn gọn chính xác theo kiểu quân sự của bản tin này đã phác họa trước những người dân trong và ngoài Mát-xcơ-va thực chất của mối hiểm họa lớn mà lúc này đã bị đẩy xa. Tiếp sau đó bản tin đã phác họa rõ bức tranh chung trên mặt trận miền Tây sau ngày mười một tháng Chạp và nêu tên họ các vị tướng, các đơn vị quân đội đã đánh tan vì đang truy kích quân thù như Lê-nin-sen-cô, Cu-dơ-nhe-xốp, Rô-cô-xốp-xki, Gô-vô-rốp, Bôn-đin, Bẹn-lốp, Gô-li-cốp và những số hiệu tổn thất nặng nề của quân Đức. Khi nghe những điều này, những người dân trong các căn nhà Mát-xcơ-va lạnh lẽo — vì không đủ than và không có củi —  những người đang làm ca đêm ở xưởng máy, trong hầm trú ẩn, đang sống trong những thành phố hậu phương xa xôi không biết thế nào là bóng tối, các chiến sĩ trong các trung đoàn đang nghỉ ngơi giữa đêm ngắn ngủi, các thủy thủ trên những con tàu ra biển khơi, những con người khác nhau ở mọi nơi đang dõi theo tiếng nói của Mát-xcơ-va, những người chống phát xít hoạt động bí mật ở Rô-ma, trong những căn nhà kín đáo của những người Pháp yêu nước — tất cả mọi nơi ở đâu nghe được tiếng nói của thủ đô Xô-viết vọng tới đều cảm thấy hạnh phúc hân hoan. Mát-xcơ-va đã được cứu vãn và cùng với nó hy vọng giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít cũng đang được cứu vẫn...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #276 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 10:06:11 am »


       
*

        Suốt một tuần sau khi mổ, Vô-lô-đi-a Ti-khô-nốp ở trong trạng thái giữa cái sống và cái chết — nhà phẫu thuật Na-tan Mác-cô-vích rất lo về việc chỉ khâu có thể bị đứt và xuất huyết bên trong —  đồng thời trạng thái chung của cậu thanh niên cũng rất đáng lo ngại và khó khăn vất vả lắm người ta mới cứu vãn được — trạng thái thần kinh rất yếu ớt và đây thường là dấu hiệu của sự tận số đang rất gần. Hàng ngày Vô-lô-đi-a gầy guộc yếu đuối thở khò khè trong tình trạng mê sảng —  những giấc mơ chập chờn, mê man càng giày vò cậu... Chẳng hiểu sao trong những giấc mơ này tất cả đều được quét lên một màu xanh không thật, vô tư và rất khó chịu: những cây cối trơ trụi màu xanh mọc trên những bình nguyên xanh, lính Đức với những khuôn mặt xanh lè đang bước đi trên các đường phố vắng tanh độc một màu xanh ngắt, những con ngựa xanh cứng đờ, mao lờm xờm nàm trên bãi cỏ xanh nhạt, những con mèo xanh biếc đuổi bắt những con chuột xanh lá mạ. Và khi tỉnh dậy Vô-lô-đi-a buồn rầu nhìn những bức tường quét sơn xanh sáng ở trong phòng mình.

        Lần đầu tiên cậu tỉnh táo hay đúng hơn — là hồi hộp và thấp thỏm khi người ta cho Lê-na và Vi-chi-a vào thăm cậu, khẽ ngàng đầu lên rướn cái cổ nhỏ như cổ trẻ con, Vô-lô-đi-a mệt nhọc nói khẽ vừa đủ thoảng nghe, nhắc lại những gì đang tiếp tục giày vò thâm tâm cậu để thanh mình với các bạn:

        — Các bạn ơi, mình không có quyền... Thật đấy! Ngay cả bắn cũng không được phép... Xin thề lời thề danh dự của đoàn viên Côm- xô-môn đấy!... Bạn ạ!

        Cậu ta trông có vẻ ân hận và thất vọng đến nỗi Na-tan Mác- cô-vích người cùng đi với Lê-na và Vi-chi-a vội vã bảo họ ra ngoài —  một tiếng kêu nhỏ thất thanh vọng theo hai người bạn nhỏ đang quá lo sợ và ngơ ngác:

        — ... Thật đấy, các cậu ạ! Trong mình có mệnh lệnh, bản báo cáo...

        Lần gặp thứ hai với Lê-na và Vi-chi-a diễn ra bình thường hơn. — Nhìn hai người bạn đang ngượng ngùng và xúc động thăm hỏi sức khỏe của mình, cuối cùng Vô-lô-đi-a mới tin rằng, các bạn cậu —  những người bạn chân chính ân cần công minh với cậu — không nghi ngờ gì cậu là kẻ phản bội và ích kỷ với họ... Vô-lô-đi-a cũng không hề có ý nghĩ cho rằng họ coi mình là người cứu tinh của họ — và cậu xiết bao xúc động khi nghe Lê-na ngồi bên đầu giường, đôi mắt mở to, ghé đấu nói với cậu:

        — Cậu không biết chúng mình lo cho cậu như thế nào đâu, tất cả đều lo cho cậu. Chắc mình không thể chịu nổi nếu chẳng may cậu bị làm sao.

        Vô-lô-đi-a cảm thấy tấm lòng tốt đó là quá mức và cậu không xứng với nó, cậu chau mày, nhắm mắt lại và đôi môi khô khẽ động đậy.

        — Tốt hơn là các cậu hãy hỏi đồng chí chỉ huy... — Sau đó cậu nói. — Chỉ huy cũng sẽ nói... là mình không có quyền. Các bạn cứ hỏi xem...

        Sau khi hai bạn ra về, Vô-lô-đi-a nhanh chóng thiếp đi — cậu vô cùng mệt mỏi. Và cũng chính sau hôm đó, sức khỏe của cậu trở nên tốt hơn — nhiệt độ hạ thấp hơn mức bình thường, ăn đã thấy ngon miệng đồng thời Vô-lô-đi-a lại quan tâm đến thế giới bên ngoài: cậu hỏi các hộ lý về tình hình mặt trận và mỉm cười với mẹ —  chị Ôn-ga Ti-khô-nốp-na ngày nào cũng đến chăm sóc cậu...

        Sáng mười hai tháng Chạp Vô-Iô-đi-a thức dậy muộn hơn — ngay trước lúc bác sĩ đi thăm bệnh — và cậu rất ngạc nhiên khi nghe thấy ở hành lang rất ồn ào: những giọng nói thì thầm, tiếng giày lạo xạo cùng nhiều giọng nói khác nhau. Qua cánh cửa hé mở Vô-lô-đi-a trông thấy những người đã khỏe mạnh tập trung ở đó — người thì chống nạng, người thì băng bó ở tay, người ngồi trên xe có ghế đệm, quàng áo blu xanh trên vai, đang sôi nổi thảo luận chuyện gì đó. Bà hộ lý — An-ge-li-na Pa-vlốp-na hay như các thương binh thường gọi là An-ge-lốp, một phụ nữ mập mạp, má đỏ hồng đeo kính cận đi lướt qua rồi bỗng nhiên quàng lấy cổ cô An-na Ma-cốp-na và thế là họ hôn nhau. Nói chung, ngày làm việc ở viện quân y thường trầm lặng và bận rộn, đầy rẫy những điều căng thẳng, nhiều khi còn đáng buồn, nhưng trong buổi sáng này lại bắt đầu bằng những tiếng ồn ào huyên náo không sao giải thích nổi. Đặc biệt làm cho Vô-lô-đi-a lo lắng là người nằm giường bên cạnh với cậu — một đại úy bộ binh bị thương nặng ở đầu, ngực và tay trái. Cho đến buổi sáng nay đại úy hầu như không nói năng gì, nếu không kể đến việc hễ thiu thiu ngủ là ông bắt đầu rên rỉ liên tục, và thỉnh thoảng khi quá đau ông hết gọi bác sĩ rồi cắn môi chửi tục... «Một trong hai điều, hoặc các người chữa khỏi cho tối, hoặc đầu độc tôi đi. Cho nhiều moóc-phin hơn nữa và mọi việc xong xuôi!... Tôi hết sức yêu cầu! ». Ông gào lên nhìn bác sĩ điều trị bằng con mắt căm giận, còn mắt kia bị băng đầu che mất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #277 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 10:07:13 am »


        Lúc này đại úy đang gối đầu lên gối, nằm nghiêng sang phải —  tay trái bị bó thạch cao — thẩn thơ suy nghĩ, ông hát khá to, khuôn mặt bị băng một nửa, râu ria lởm chởm sau hai tuần không cạo, nhìn ra cửa sổ.

        Biền khơi vắng lặng,
        Ngày và đêm rì rào,
        Chôn vùi bao đau thương
        Trong đáy ngầm khủng khiếp.

        Ông hát không đúng nhịp và Vô-lô-đi-a nhạy cảm với âm nhạc nhận ra ngay. Bắt gặp cái nhìn ngạc nhiên của cậu, đại úy mỉm cười.

        — Chối tai lắm hả, dũng sĩ! Hừ, tôi ngắm nhìn cậu ngủ say làm sao... — Ông nói. — Họ sắp mang nước chè cho chúng ta rồi.

        Ông lấy bàn tay phải xoa xoa bộ râu dày, đen bóng của mình.

        — A này, cậu có dao và xà phòng cạo râu không? — Đại úy hỏi. — Hừ, tôi nổi gì với cậu nhỉ? — Ông tự ngắt lời và mỉm cười. —  Cậu chưa đến tuổi quan tâm đến cái khoản này đâu.

        — Hừ, cháu rất vui mừng, rất vui mừng thấy chú đã đỡ hơn. — Vô-lô-đi-a nói với giọng ngái ngủ.

        — Cậu hoàn toàn không biết đâu! — Đại úy chống khuỷu tay, nhỏm dậy. — Chà, cậu dũng sĩ trẻ ơi!

        Nhưng anh chưa kịp kể về bản tin của Cục thông tin Liên Xô vừa phát đi đêm qua thì bà An-ge-li-a Pa Vlốp-na đã hổn hển bước vào.

        — Chào các đồng chí bệnh nhân! Tôi có những tin tức tuyệt vời cho các anh đây. — Từ ngưỡng cửa bà đã nói. — Xin chú ý nghe «tin cuối cùng trong ngày...».

        Bà hộ lý bị kích động đến mức cả cổ lẫn tai đều đỏ ửng lên, đến bên cửa sổ, đọc to bản tin... Và cuối cùng thì Vô-lô-đi-a đã được biết về thắng lợi, thắng lợi vĩ đại của quân đội Xô-viết ở ngoại vi Mát- xcơ-va.

        — Cô An-ge-li-na Pa Vlốp-na cho cháu, cháu muốn tự đọc lấy, —  cậu vội vàng yêu cầu. Sau khi đọc xong và đưa trả lại bản tin, cậu nói với giọng nghiêm nghị và mệt mỏi.

        — Rất đáng đời cho chúng... Đừng có đụng chạm đến chúng ta.

        — Cả đêm qua tôi không ngủ được, — bà hộ lý nói. — Tôi không thể chợp mắt được mặc dù đi trực đêm về... Đôi mắt bà phồng lên dưới cặp kính cận — đôi mắt hiền từ, ướt át cũng đỏ hoe — có thể từ nay chiến tranh sẽ sớm kết thúc.

        — Sao hôm nay họ mang chè đến muộn thế, — đại úy nói. — Và một điều này nữa chị An-ge-lốc ạ, cần phải nghĩ đến việc cắt tóc chứ. Nếu không thì tôi dễ biến thành hoang thú lắm.,

        — Ừ, tất nhiên... Tôi sẽ lo... Họ sẽ mang chè đến bây giờ.

        Bà vội vàng đi sang phòng bên cạnh. Im lặng một lát, Vô-lô-đi- a nói, giọng nghiêm trang:

        — Nhân dân thật phấn khởi! Tốt quá... Bởi vì bao nhiêu người đã lo lắng, khổ sở. — Cố nhìn qua cửa sổ đùng đục vì giá rét, bằng quơ lấy ngón tay nhỏ móng dài yếu ớt kéo lại viền chăn, cậu tiếp tục:

        — Và chú thử nghĩ xem. Đã năm ngày quân ta tiến công, đuổi bọn Đức trên toàn mặt trận, còn chúng ta nằm ở đây, chẳng biết gì cả... Song cháu nghĩ rằng chiến tranh không sớm chấm dứt thế đâu, cần phải giải phóng Lê-nin-grát, Ki-ép, và một loạt thành phố khác nữa.

        — Cậu đừng lo, chàng dũng sĩ ạ, tôi với cậu còn khối dịp để chiến đấu... cùng lắm thì trên đất Đức cũng được, — đại úy nói.

        Ảnh bắt đầu gọi Vô-lô-đi-a là dũng sĩ từ khi có tin cậu thiếu niên này được thưởng huân chương. Tuy vậy chính Vô-lô-đi-a lại không tin vào tiếng đồn này — có lẽ mọi người trong viện quân y muốn an ủi, động viên cậu nên mới nói đến chuyện khen thưởng này. Và chẳng tranh cãi với họ — cậu chẳng đủ sức để tranh luận bất cứ một vấn đề gì, vì cậu cho rằng họ nói không đúng.

        Nằm nghiêng một bên đã một, đại úy thận trọng trở mình và lại hát:

        Dũng cảm lên, anh bạn
        Tôi sẽ lái cánh buồm đầy gió của mình...

        Vô-lô-đi-a chau mày lại — cậu không thể nghe nổi khi người ta hát sai nhịp điệu — và cậu cũng bắt đầu hát, cố sửa cho đại úy.

        Như lướt trên sóng gió
        Ngựa guồng nhanh...

        Đại úy cao giọng và họ cùng hát:

        Ở đó nơi xa xôi trắc trở.
        Có đất nước phồn vinh...

        Đi thăm các phòng, bác sĩ Na-tan Mác-cô-vích bắt gặp họ đang hát. Đẩy của một cách dứt khoát và bác sĩ sững lại bên ngưỡng của tựa như bị vấp, cặp song ca dở sống dở chết này làm cho ông ngạc nhiên: người chỉ huy đầy thương tích mới hôm qua còn ngắc ngoải và một chiến sĩ trẻ gần như là trẻ con, ngực bị trúng đạn đang hát bản hùng ca. Con mắt xanh duy nhất của đại úy nhìn bác sĩ, còn Vô-lô- đi-a mải hát đang chăm chú nhìn lên trần.

        — Hoan hô! Hoan hô! — Na-tan Mác-cô-vích nói. — Không cần phải hỏi các anh cảm thấy thế nào nữa. Tôi thấy các anh rất khỏe. Song cũng đừng vui thái quá đấy!

        Bác sĩ đến bên Vô-Iô-đi-a mở chăn, khẽ sờ từ bên phải và bên trải dải băng trên bộ ngực nhỏ gầy gò nổi rõ từng chiếc xương sườn dưới lớp da nhợt nhạt lơ thơ mấy sợi lông tơ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #278 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2020, 10:08:30 am »


        Sau đó Na-tan Mác-cô-vích nghe nhịp dập.

        — Cừ lắm! — Ông tin tưởng nói.

        Cảm giác của ông đối với bệnh nhân đã được ông cứu chữa này từa tựa như lòng biết ơn, như thể bản thân sự sống của Vô-lô-đi-a đã ban cho chính ông — một bác sĩ phẫu thuật — ân huệ lớn.

        ... Buổi chiều, các bạn Vô-lô-đi-a lại đến thăm cậu trong giờ được tiếp khách. Lần này họ mạnh dạn hơn, thậm chí Lê-na chào Vô-lô-đi-a và người nằm giường bên cạnh một cách thoải mái hơn... Song không quá năm phút, cậu nhận thấy Lê-na và Vi-chi-a đang nghĩ ngợi về một điều gì đó, hình như họ đang bực bội — điều này có thể biết được qua việc họ vui mừng thảo luận bản tin của Cục thông tin Liên Xô. Một lát sau Vô-lô-đi-a biết được nguyên nhân làm họ buồn phiền: không giữ nổi lời hứa với Vi-chi-a, Lê-na nói rằng: «Tất cả những ai trong trung đội trinh sát chưa đến mười tám tuổi đều sẽ bị giải ngũ về nhà», và trong mệnh lệnh bất ngờ này có cả tên của Vi- chi-a, Lê-na và Vô-lô-đi-a...

        Vi-chi-a nhìn cô gái với vẻ oán trách — theo cậu thì tin này không nên kể cho người tổ trường của họ chưa được hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng ngay lúc đó chính cậu buột miệng:

        — Họ không cần đến chúng ta. Khi Hít-le kéo đến thành phố thì họ cần, còn bây giờ đuổi nó đi rồi... Họ luôn luôn làm như vậy đấy...

        « Họ » đây là những người lớn — những người có quyền thế và ích kỷ luôn luôn không cho cậu Vi-chi-a Ve-rép-kin — tham gia vào công việc của mình.

        — Khoan đã, các cậu ơi! Mệnh lệnh đã ban hành chưa ? — Vô-lô- đi-a hỏi.

        — Hôm qua họ đã đọc cho chúng mình nghe rồi. Một ông chính trị viên tiểu đoàn ở trên ban tham mưu đến, đấu tiên ông ta cảm ơn tất cả mọi người, sau đó tuyên bố: « Các anh cần phải học!». Với vẻ châm biếm Lê-na trả lời: «Nói chung là chúng ta đã chiến đấu xong... Nói chung là chúng mình chưa trưởng thành, loại nho còn xanh mà!».

        — Nho còn xanh! Nỏi thẳng ra như vậy ư ? — Vô-lô-đi-a hỏi lại.

        — Hôm nay cậu chẳng hiểu tí gì cả ? Ý là như vậy, — Lê-na bực bội nói.

        Vô-lô-đi-a im lặng. Cậu phải suy nghĩ kỹ tất cả đã... Cũng như Vi-chi-a, cậu rất bực phải ra khỏi quân đội sau chiến thắng mới, nhưng đồng thời cậu cũng vui mừng với. ý nghĩ là Lê-na và Vi-chi-a ở lại thành phố, sẽ không còn mối hiềm họa nào đối với họ nữa, điều này không chối cãi được. Song nỗi lo cho Lê-na, trước hết cho Lê-na, không lúc nào rời khỏi Vô-lô-đi-a dù chỉ một lần lóe lên trong cậu cứ bám riết lấy tâm trí cậu mãi mãi. Và Vô-lô-đi-a còn quá yếu để có thể  đấu tranh được với nó.

        — Điều này cũng có phần nào đúng, các cậu cần học hết phố thông, — Vô-lô-đi-a ấp úng nói. — Tất nhiên đã bỏ mất một năm rồi, song nếu cố gắng cậu sẽ gỡ lại được...

        — Còn cậu không cần học hết phố thông phải không ? — Lê-na ngắt lời Vô-lô-đi-a. — Cậu không cần...

        Vô-lô-đi-a không tìm được câu gì để trả lời, vì chính cậu cũng thầm quyết định là sau khi ra viện, sẽ tìm mọi cách để trở lại quân đội.

        — Cậu nói thì dễ hơn, cậu có nhà, có mẹ, có mái che trên đầu... Sao cậu không học đi ? — Lê-na nói mỗi lúc một gay gắt hơn. — Cậu hãy cố gắng, cậu hãy gỡ lại, còn mình thì đi đâu.—Trở lại làng Một tháng Năm hay sao? Khóc bên giá treo cổ hay sao? Tôi chỉ có một điều là báo thù, báo thù.

        Đôi mắt xanh nhạt của cô căng ra, y như thể cô run sợ khi nghĩ đến số phận cô đơn của mình. Và trên khuôn mặt mịn màng trẻ trung với đôi má bóng bảy toát lên vẻ giận dữ điên đại.

        — Khẽ chứ Lê-na, cậu điên à! Vô-lô-đi-a đang yếu không được làm cho cậu ấy...— Vi-chi-a cố khuyên răn cồ.

        — Mời cậu im đi... Chỉ đứng từ gác chuông nhà mình mà suy luận, còn những người khác thì các cậu kệ thây. Các cậu là những kẻ ích kỷ không hơn không kém! — Chợt nhìn thấy cái nhìn trìu mến của Vô-lô-đi-a, cô im bặt.

        — Hừ, Len-ca! — Vi-chi-a phẫn nộ đến mức không tìm được lời. - Cô chẳng có lương tâm chút nào, thế đấy!

        — Tôi kỳ quặc thế đấy... — Lê-na hất đầu nói và lấy cánh tay nhỏ ngăm ngăm đen như cánh tay người lính gạt món tóc trắng xòa xuống trán.

        Lúc này cô mới nhớ tới lời hứa là phải thân mật dịu dàng với Vô-lô-đi-a... Song trong giây phút đầu tiên cô nóng nảy đến mức không giữ được lời hứa và đã cáu giận với Vô-lô-đi-a, người đã buộc cô phải làm việc này.

        — Nghe các anh nói tôi không chịu được, — Lê-na nói thêm sau một phút im lặng. — Tốt hơn là đừng bàn bạc với các anh điều gì cả.

        — Lê-na! — Vô-lô-đi-a khẩn khoản nói. — Khi nào chưa tìm thấy mẹ, hãy đến sống với mẹ mình. Cả Vi-chi-a cũng đến nhà mình nữa, rõ chưa? Sao lại nói là không biết đi đâu được? Sao lại có thể nói như vậy được? Tất cả chúng ta đều vẫn là một, các cậu hiểu chứ!...

        Cô gái quay đi, cắn chặt môi đến nỗi đỏ tím lại. Cũng như mọi khi, Vô-lô-đi-a độ lượng đã nói đúng, song Lê-na không muốn đồng tình với cậu.

        Nắm chặt chăn, Vô-lô-đi-a định nhỏm dậy.

        — Sao cậu lại im lặng?... Lê-na! — Vô-lô-đi-a gọi.

        — Cứ nằm đi, nằm đi, — Lê-na nói, vẻ ngượng ngập.

        Song ngay lúc đó câu chuyện của họ bị ngắt quãng vì có người đến thăm đã đứng ngay ở cửa. Gô-ga mặc áo choàng trắng quá cỡ, dài quét đất, đang đi trên nạng. Trông có vẻ như ai đang đuổi cậu ta và cậu mải tìm chỗ ẩn.

        — Cậu đấy à!... Vốp-ca!... — Gô-ga kêu lên giọng lanh lảnh. —  Thật tuyệt vời!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #279 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2020, 07:16:13 pm »

           
        Chẳng chào hỏi ai y như thể không trông thấy người nào hết ngoài Vô-lô-đi-a, cậu bé khua đôi nạng một cách điêu luyện, cậu nhảy chồm tới Vô-lô-đi-a.

        — Mẹ cậu bảo là thím cũng sẽ đến, tối thím sẽ đến, còn bây giờ đang đi làm! — Cậu bô bô rồi im bặt y như bị ngạt thờ.

        — Gô-ga!... Làm thế nào mà cậu một mình tới được đây ? — Vô-lô-đi-a ngạc nhiên. — Ngồi xuống, sao cứ đứng vậy...

        Lặng im bên giường, cậu bé nhìn chằm chằm người bạn lớn tuổi và cũng là người bảo trợ của mình.

        — Cậu không nhận ra mình sao ? Ngồi xuống đi, ngồi xuống đã, Vô-lô-đi-a nhắc lại. — Ở nhà có gì mới không, mọi người đều bình thường cả chứ ?

        Song Gô-ga vẫn không nhúc nhích. — Thực ra không dễ gì nhận được Vô-lô-đi-a với mái tóc cắt trụi theo kiểu bộ đội và bộ mặt võ vàng nhợt nhạt cùng đôi má xây xát dường như lao vào cuộc sống chiến đấu Vô-lô-đi-a già đi ngay lập tức!

        — Vô-va, anh gầy quá!... — Cuối cùng Gô-ga thốt lên với sự thẳng thắn vô tình. — Anh thay đồi nhiều quá.

        — Không sao, mình sắp bình phục rồi. Béo nhiều mỡ, chẳng để làm gì cả, — Vô-lô-đi-a nói và cố gượng cười.

        — Thật thế à? — Gô-ga dài giọng vẻ đầy nghi ngờ. Và cậu thương cho bạn, thương đến mức không kìm nổi lại thở dài... Trong túi áo choàng, cậu có quà cho Vô-lô-đi-a, hộp đô-mi-nô của bố —  quán trắng với lỗ đen — mà cậu cầm theo chẳng hỏi ý mẹ. Song lúc này cậu cảm thấy món quà tuyệt vời này vẫn không đủ. Không biết làm gì để động viên bạn, Gô-ga nghĩ thầm rồi báo tin ":

        — Em đã giải hết các bài tập số học... Tất cả nào là nhân, chia. Em không nói dối... Còn chia phần trăm thì chúng em chưa học tới.

        — Cậu nói dối để làm gì cơ chứ? — Vô-lô-đi-a nói.

        — Em cũng viết hết lại một vở Nga văn, — Gô-ga khoe, — học thuộc lòng bài « Cái mũ đỏ lạnh », « Bài hát về cô Ô-lê-ga tiên tri»...

        Gô-ga không bốc, cậu hiểu rằng Vô-lô-đi-a luôn luôn quan tâm đến kết quả học tập của cậu và chắc là nó sẽ có ý nghĩa gì đối với bạn. Và với niềm tin đó Gô-ga lấy nó để an ủi người bạn bị thương này... Sau đó cậu rút hộp cờ đô-mi-nô trong túi áo choàng ra đặt lên mép bàn.

        — Anh cầm lấy mà chơi khi không có việc gì làm, — Gô-ga lí nhí nói, mặt đỏ nhừ lên vì ngượng nghịu.

        Tuy vậy họ nói chuyện chẳng được bao lâu, bà hộ lý đã ngó vào phòng nhắc người thăm là đã hết giờ. Lê-na vội đứng bật dậy khỏi ghế, cúi xuống, đôi mắt sát tận mặt Vô-lô-đi-a thì thầm:

        — Cậu đừng nghĩ gì... Chính mình cũng không hiểu là đã nói gì. Chắc là do thần kinh mình không bình thường... Đặc biệt là sau lần ở A-rxê-nhi-ép-xcơ, sau cái đêm ấy...

        Vô-lô-đi-a nhìn Lê-na với vẻ đầy lo âu dịu dàng, còn cô có vẻ hối hận, cảm thấy mình gần như là tàn ác, nên lại thầm hứa với mình là không bao giờ và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được cáu giận với Vô-lô-đi-a, dù cho cậu ta cố nói gì, làm gì đi chăng nữa.

        — Có điều là xin cậu đừng nhìn như vậy. — Lê-na đề nghị. —  Tim mình đến vỡ tung ra nếu cậu cứ nhìn như thế... Và cũng đừng lo cho mình... — Cô hôn Vô-Iô-đi-a hai lần vào má chỗ gần mang tai và hôn vào môi.

        — Lê-na!... Lê-na!... — Vô-lô-đi-a luống cuống. — Sau khi giải ngũ, Lê-na cùng với Vít-ca đến ngay với mẹ mình nhé!

        — Được, mình sẽ đến, — Lê-na lắp bắp. Sau khi những người đến thăm đã đi ra, người đại úy từ nãy vẫn im lặng, tò mò lắng nghe, giờ mới nói:

        — Cậu có những người bạn tốt thật, anh bạn dũng sĩ ạ ! Cô gái chắc là tính tình hay thay đổi lắm!

        Vô-lô-đi-a không trả lời ngay, nhìn đại úy với vẻ khâm phục nhưng đây bối rối và thốt lên:

        — Chú có biết không ! Nếu như chú biết được cô ấy đã chịu đựng những gì trong chiến tranh!

        Vào ngay chiều hôm đó, lại diễn ra một sự kiện nữa: thiếu tướng, tư lệnh phân khu đã đến thăm viện quân y. Ông cùng với bác sĩ trưởng viện quân y, các bác sĩ và một số cán bộ chỉ huy đã đi thăm các thương binh rồi đến phòng Vô-lô-đi-a. Và trong ký ức cậu còn ghi rõ ràng đến tửng chi tiết tất cả những gì diễn ra sau đó, y như thể chúng được soi bởi thử ánh sáng gay gắt... Một sĩ quan chỉ huy to lớn tóc hoa râm, đeo kính, bước lên phía trước rồi đọc to bản mệnh lệnh ghi rõ tên họ, tên lót của Vô-lô-đi-a: chiến sĩ Ti-khô-nốp Vla-đi-mia Vla-đi-mia-rô-vích, những âm thanh vang lên trịnh trọng và xa lạ như thể không phải nói về cậu. Sau đó thiếu tướng trong chiếc áo choàng như tất cả các bác sĩ, lấy trên tay người chi huy khác cái hộp nhỏ, mở ra rồi trao cho cậu, trong hộp một tấm huân chương tròn tròn đặt trên mặt lụa trắng như tỏa ánh sáng ra khắp phòng: lá cờ đỏ trên ngôi sao vàng... Im lặng bao trùm kéo dài khá lâu cho tới khi Vô-Iô-đi-a bừng tỉnh, rướn người dưới chăn, ghìm chặt tay hai bên sườn, rồi nói với giọng cao đứt đoạn, sung sướng và vội vàng :

        — Tôi phục vụ Liên bang Xô-viết!

        Thiếu tướng cúi sát hơn nữa rồi đặt cánh tay to trắng của mình lên vai cậu.

        — Xin chúc mừng phần thưởng đầu tiên trong chiến đấu, — ông nói với giọng Bạch Nga, — Sức khỏe ra sao, chú chim ưng ?

        — Thưa đồng chí thiếu tướng, tốt ạ. — Quên cả đau, Vô-lô-đi-a thành thật kêu lên. — Sắp tới, tôi sẽ ra viện.

        Đi-a-cốp lắc đầu, ông cảm thấy cậu bé bị thương như con chim non mới ra khỏi tổ không được ai che chở... Và nỗi buồn đã dịu đi trong thâm tâm lại trào dậy trong ông như một cơn giá lạnh.

        — Không, không, không, tôi không hỏi với ý ấy — Đi-a-cốp nói gay gắt.

        — Điều trị, điều tri cho tốt, hãy nghe lời các bác sĩ... Và hãy nhìn tôi! Không thế — tôi phạt đấy.

        Ưỡn bộ ngực nở nang uy nghi, râu cạo sạch, thoảng mùi nước hoa và thuốc lá, ông nhẹ nhàng xoa vai Vô-lô-đi-a.

        — Thôi, hãy cố nghỉ cho lại sức, — ông nói giọng khác hẳn, đây sảng khoái. — Cho tôi gửi lời chào tới mẹ cậu. Tôi, thay mặt Bộ tư lệnh, cảm ơn bà.

        Chậm lại một giây rồi giây nữa — có thể nghĩ rằng ông không muốn chia tay với Vô-lô-đi-a sớm như vậy — ông bước đến giường của đại úy bị thương.

        Về đêm, không gian yên tĩnh đã bao trùm toàn viện quân y và ánh sáng từ hành lang chỉ xuyên qua phía trên cửa kính vào phòng, đại úy ở giường bên đã ngủ say qua tiếng ngáy đều đèu. Vô-lô-đi-a mới mở cái hộp huân chương ra xem. Cậu ngắm rất lâu, rất lâu cái vật quý giá lấp lánh trong nền lụa mà người ta vừa tặng cậu. Cậu hơi ngạc nhiên, chính tấm huân chương phát ra ánh sáng — một thứ ánh sáng thần kỳ ấm áp, sinh động tỏa ra từ ngọn cờ cách mạng đỏ thắm dưới nền ngôi sao Hồng quân năm cánh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM