Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:31:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thành phố hòa bình  (Đọc 17079 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2020, 07:08:19 am »


        Hàng ngày, A-lếc-xây Grô-mốp đều ngóng Pa-ven đến nhà máy, dù chỉ vài phút thôi. Ồng rất muốn gặp con trai, ông thấy mình bây giờ đã đứng ngang hàng với nó, và ông muốn nói với nó rằng ông không phải là người tàn phế bỏ đi. Trong công việc chung này, ông quyết không chịu thua đứa con trai yêu quý, mà ông vẫn thầm ganh đua với nó. Nhưng vẫn không thấy bóng dáng tăm hơi Pa-ven đâu, chỉ có một lần anh nhờ một chiến sĩ trong đại đội mang về cho bố mình bức thư ngắn:

        « Bố của con, bố đã làm con ngạc nhiên. — Bức thư bắt đầu như thế, A-lếc-xây Grô-mốp xúc động, hôi hộp đến nỗi những dòng chữ đó ông phải đọc ba lần mới hiểu nổi ý của nó. — Khi mọi người nói với con là bố lại đi làm ở nhà máy, con phải thú thực với bố lúc đầu con không tin chuyện đó. Nhưng bố và tuổi già của bố đã thắng... và con cám ơn bố vô cùng! Bố và các bác hãy gửi cho chúng con thật nhiều vũ khí và chúng con quyết không để cho bọn phát xít tự do hoành hành, coi thành phố chúng ta như mảnh đất của chúng ».

        A-lếc-xây Grô-mốp mím chặt môi đưa tay xoa xoa lên cổ, ông đang xúc động mạnh. Pa-ven đã coi ông như người chiến sĩ ngang hàng, như một công nhân thực thụ và điều đó làm cho ông già hài lòng hơn cả.

        « Bố vẫn thường về nhà đấy chứ? — Pa-ven hỏi trong thư. —  Na-ta-sa thế nào, bố có gặp cô ấy không ? Rất mong bố chăm sóc cô ấy hộ con. Đó là mong muốn duy nhất của con đối với bố từ trước đến nay, bố nhớ nhé (chữ chăm sóc cô ấy được Pa-ven gạch dưới). Cho con gửi lời hỏi thăm cô An-na. Bố tha lỗi cho con vì bức thư quá ngắn này, nhưng bố ạ, bọn Đức lại đang quấy rầy chúng con đây... Ôm hôn tất cả mọi người chỗ bố ».

        Rõ ràng Pa-ven vẫn không hay biết là Na-ta-sa hiện giờ đã và đang làm việc ở nhà máy. Cô ấy đến nhà máy vào ngày thứ hai của cuộc bao vây, trông cô thật buồn bã, phiền muộn. CÔ định tìm đến trung đoàn của Pa-ven nhưng không được. Ở ủy ban quận, nơi cô đến nhờ họ giúp đỡ, người ta lại đưa cô sinh viên năm thứ tư này đến nhà máy chứ không phải đến trung đoàn công nhân. Còn ông, Grô-mộp, khi được cô kể cho nghe tất cả những điều này, đã ngồi nghe với vẻ mặt lạnh lùng, thờ ơ — một cô con gái bé nhỏ, yếu đuối. Tóm lại, cảm tưởng cuối cùng của ông là cô đã không làm cho ông thích lắm. Không, bà Ôn-ga tuyệt vời thời trẻ của ông không như thế này, ông thầm so sánh.

        Giá như ông có thể chọn vợ cho con trai thì ông sẽ không chọn cô gái này. Nhưng trong chuyện này, không phải lúc nào cũng theo ý muốn của mình được và A-lếc-xây Grô.-mốp nén tiếng thở dài, cố dịu giọng bảo cô gái:

        — Thôi đành phải thế! Con ạ. Hãy làm việc và phục tùng các ông già ở đây...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2020, 07:08:50 am »


2

        Người phụ nữ đầu tiên mà Na-ta-sa gặp ở nhà máy là Pra-xcô-via Ni-ki-tri-na Cu-dơ-nhê-sô-va, thợ cán thép. Qua câu chuyện, cô đã cho Na-ta-sa biết là cô ở có một mình trong ngôi nhà bỏ trống của Ban giám đốc nhà máy trước đây và cô mời Na-ta-sa đến ở cùng.

        — Chị đến ở đây đi, ở đó toàn những người độc thân. Pra- xcô-via nói, cô còn trẻ, nhanh nhẹn, có đôi mắt thông mình hóm hỉnh. — Chi sẽ thấy thích và thuận tiện lắm, mà em thì có bạn và vui hơn...

        Na-ta-sa thấy tin ngay người bạn mới này, liền cám ơn và nhận lời:

        — Vả lại, tôi ở đây cũng không lâu đâu. — Na-ta-sa giải thích thêm. — Dẫu sao chăng nữa, tôi cũng không làm việc ở nhà máy được.

        — Có sao đâu chị. Chúng em sẽ ghi tên chị vào hộ khẩu những người tạm trú. — Pra-xcô-via nói đùa. — Em chỉ muốn nói với chị là sự phục vụ ở đâu cũng đều cần thiết và có ích cả.

        Khi đến nhà máy, Na-ta-sa đã tự an ủi mình, dù sao chăng nữa, cuối cùng cô cũng phải đạt cho được nguyện vọng mong ước của mình là đến chỗ Pa-ven. Nhưng ngay từ buổi đầu đến nhà máy, cô đã hơi thất vọng. Ờ đây chỉ có vài ba chục người, chẳng còn trẻ trung gì, phần lớn là những ông già làm việc trong một nhà, khu nhà máy rộng lớn nhưng vâng ngắt, gần như chết lặng, khó lòng vực nó sóng lại. Nhưng rồi những con người này đã làm cho Na-ta-sa ngạc nhiên khi cô thấy họ biết cách tổ chức làm việc và thực sự thông cảm khi thấy họ không nhiều người nhưng vẫn quyết tâm khôi phục lại nhà máy và càng khâm phục hơn khi được biết lòng dũng cảm làm việc quên mình của họ đã trở thành một cái gì rất bình thường như thói quen hàng ngày. Công việc của Na-ta-sa ở nhà máy ngay từ hôm đầu tiên đã rất nhiều. Lúc mới đến, các bản vẽ kỹ thuật, những tài liệu cần thiết cho việc sản xuất súng cối vẫn chưa xong và Pi-ốt Ki-rin- lô-vích Oóc-lốp, người phụ trách của cô đưa ngay cho cô các bản vẽ chi tiết đó. Cô phải giúp ông hoàn chỉnh nốt các tính toán và một số công việc khác nữa. Ngoài ra, công việc nội trợ bếp núc bỗng nhiên cũng chiếm của cô một thời gian đáng kể. Lúc đầu, mọi người trở lại làm việc ở nhà máy đều chẳng chú ý gì lắm những nhu cầu thiết thân, ăn uống thất thường, thậm chí đôi lúc quên cả ăn nữa. Không thể kéo dài tình ỉrạng đó mãi được. Một hôm, một công nhân dẫn đến nhà máy hai người phụ nữ, những người láng giềng, đồng ý nhận làm cấp dưỡng.

        Ở nhà máy, ủy ban bảo vệ thành phố cũng đã gửi lương thực thực phẩm đến. Còn Na-ta-sa được mọi người đề nghị trông coi hộ việc giữ gìn vệ sinh, trật tự ở nhà bếp. Nhưng chính bản thân cô cũng nhận thấy những công việc bận bịu liên quan đến « phân xưởng ăn uống» bé nhỏ mới mẻ này đã hấp dẫn và lôi cuốn cô rất nhanh. Những lúc này tuy bị mệt mỏi vì công việc ở nhà bếp hay lúc ở trong văn phòng của Pi-ốt Ki-rin-lô-vích, người nóng rực vì chiếc lò sưởi sắt tạm thời, hay những khi các ngón tay cầm bút chì lạnh cóng, hoặc trong căn buồng ở của cô và Pra-xcô-via, ống nước bị đóng băng vào các buổi sáng, Na-ta-sa vẫn không cảm thấy buồn rầu chán nản. Cô thấy sung sướng, vui thích với mọi biểu hiện cửa cuộc sống thân ái, chân tình ở đây: nụ cười đáp lại nụ cười, những câu đùa vui, tiếng cười trong trẻo.

        Bản thân Na-ta-sa phải công nhận rằng cô biết quan tâm đến những điều làm vừa lòng mọi người, mà điều chủ yếu là cô có một tấm lòng tốt. Cô quan tâm chu đáo đến những người chung quanh, tự cô đã gây được thiện cảm với họ. Chính điều này trong nhiều trường hop đã giúp cô biết làm những việc hoặc nói lên những suy nghĩ đúng đắn rất cần thiết trong giờ phút nào đó.

        Vào các buổi chiều, ngồi trong bếp nhà ăn ầm cúng, tâm thần thoải mái, dễ chịu, Na-ta-sa thường hay bàn luận với các chị nấu bếp về công việc nội trợ này. Củi khô cháy lép bép thinh thoảng lại bắn ra những tàn lửa nhỏ, tiếng nước chảy vào chậu róc rách, đôi lúc cháu bé, con một chị nấu bếp nằm mê, cựa mình trên chiếc ghế dài rồi lại ngủ thiếp ngay. Còn mẹ của chú lúc này đang rửa bát đĩa, khuôn mặt tròn trĩnh hồng hào. Chị đang phàn nàn với Na-ta-sa: nào đồ ăn thức đựng không đủ, nào là kiều mạch sắp hết, rồi thì củi ẩm quá khó cháy, dù bản thân chị đã chạy vạy long đong, và bỗng lại quay sang chuyện ông chồng ở mặt trận ít gửi thư về. Na-ta-sa không nói gì, chỉ gật đầu đồng tình: quả thật, bát đĩa, xoong nổi đồ đựng thức ăn thiếu nhiều quá, căn phải chú ý ngay đến vấn đề đó. Nhưng Na-ta-sa cũng cảm thấy thương thương người phụ nữ này. Chị ta hay than vẫn, kể lể và chẳng cái gì làm cho chị vừa lòng cả, nhưng chị không chịu ngồi rỗi bao giờ. Có lẽ do quá nhiều lo lắng và công việc bận rộn nên đã làm tính nết chị không được dịu dàng. Na-ta-sa hỏi thăm cuộc sống, hỏi chuyện chồng, con của chị ta, và hứa sẽ xin cho con chị vào nhà trẻ, lại còn đề nghị chị cho xem bức thư gần đây nhất của chồng vừa gửi về...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2020, 07:09:24 am »


        Vừa ngồi nhìn Na-ta-sa chăm chú đọc lá thư của chồng mình, chị vừa thở dài thườn thượt, vừa lẩm bẩm khe khẽ, chẳng ra nói với mình, cũng chẳng ra nói với Na-ta-sa:

        — Mấy người đàn ông thì lại hay đòi hỏi, dù nửa đêm về sáng hay dù trong hầm trú ẩn, lúc nào cũng đòi phải được ăn nóng, sưởi ấm!

        ...A-lếc-xây Grô-mốp được sống gần con dâu, dần dần đã có thiện cảm với cô, đã bắt đầu ngẫm nghĩ ràng con trai ông có lẽ không nhầm khi yêu cô gái chim chích này. Na-ta-sa đến nhà máy chưa đầy một tuần mà trông cách làm việc, có thể nghĩ là cô ấy đã ở đây từ làu rồi. Nhưng điều ngạc nhiên nhất là cô đã chiếm được cảm tình của nhiều người lớn tuổi nghiêm khắc, cầu toàn như những người bạn của ông, bằng một sức mạnh bên trong nào đó. Ông nhận thấy rằng việc cô đến xưởng đã làm cho các ông già hài lòng. An-ma-dốp giương đôi lông mày bạc trắng mỉm cười với cô như người ta cười với con trẻ; Ca-da-cốp thì bắt đầu thao thao bất tuyệt những chuyện vui của mình làm cho cô ta phải cười theo; còn ông già Ni-cô-la-ép, một con người lịch sự tuyệt vời, lúc nào cũng đặc biệt ân cần niềm nở với cô. Có một lần, thấy Na-ta-sa dáng khỏe mạnh, mềm mại, dịu dàng chạy vào phân xưởng, An-ma-dốp đã giãi bầy ý kiến của mình:

        — Thằng con trai bác đã không nhầm — ông ta nói. — Nó chọn được cô vợ khép léo, dịu dàng này. Tóc bó gọn gàng, tính tình dễ chịu vui vẻ. Trong cuộc sống gia đình chung, đó là những điều đầu tiên cần phải có đấy...

        — Điều kiện của gia đình hạnh phúc chứ, có thể nói như thế đấy. — Ông già Ni-cô-Ia-ép khẳng định thêm.

        Ca-da-cốp tình cờ nghe được câu chuyện, nhìn các bạn mình, không giấu vẻ mỉa mai:

        — Thôi đi các bác ơi! — Ông kéo dài giọng. — Cái chuyện này đối với cánh mình bây giờ chỉ là chuyện lý luận mà thôi.

        — Tính tình vui vẻ của người vợ, ta không thể mua được đâu. —  Sau một lúc im lặng. A-lếc-xây Grô-mốp đồng tình.

        Ông cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, vì dù sao thì giờ đây Na-ta-sa đã mang họ Grô-mốp, là vợ của con trai ông và những lời khen ngợi của mọi người về cô ta, đã an ủi vỗ về ông già.

        Việc lắp ráp khẩu súng cối đầu tiên đã xong. Nó được đặt ở chính giữa xưởng trông mới mẻ, tinh tươm, hai chân xoài ra đỡ lấy thân ống, nòng ngẩng cao, đặt trên đế sắt tròn. Mọi người mệt mỏi, râu ria chưa cạo, trong những bộ quần áo lấm lem dầu mỡ, đứng xúm xít quanh khẩu súng, chăm chú, tò mò, xét nét nhìn sản phẩm của mình. Sép-kin, tổ trưởng tổ lắp ráp đang nghiêng nghiêng mình, tay chùi vào miếng giẻ, soát lại lần cuối khẩu súng. Trên khuôn mặt già nhãn nheo thiếu máu nhợt nhạt của Ca-da-cốp hiện lên những nét kinh ngạc, hình như người thợ tiện già này vẫn còn chưa dám tin là chỉ có mấy ngày mà họ đã làm được một khẩu súng như thế.

        A-lếc-xây Grô-mốp vẫn cau có vì một số chi tiết trong khẩu súng không làm ông hài lòng lâm: bộ đế sắt tròn chưa được gia công kỹ, các vết đục vẫn lộ ra ngoài, nhìn rất thô, theo ý ông, hai chân chống cũng chưa đẹp lắm. Ông không thể không xét nét những cái nhỏ nhặt theo bản năng nghề nghiệp và con mắt lành nghề của mình.

        — Hình dáng khẩu súng trông còn thô, chưa có sự chau chuốt, sửa sang thích dáng, — ông nói với An-ma-dốp những nhận xét của mình.

        — Bệ đế tròn, bác trông kìa, nó làm xấu cả vẻ đẹp của khẩu súng. — An-ma-dốp thêm vào. — Bây giờ chỉ còn một việc là bắn thử và để tiện một công đôi việc, có ích cho sự nghiệp chung, thì nơi thử súng có lẽ không đâu tốt bằng ở trung đoàn công nhân. Địa điểm đó không xa nhà máy và những loạt đạn thử đầu tiện có thể hướng ngay về phía kẻ thù.

        — Sẽ lấy mục tiêu là bọn nó, — Vla-xốp, giám đốc mới của nhà máy quyết định. — Việc gì phải phí hoài bắn đạn đi đâu khác hả?

        — Tôi đã thỏa thuận rồi. — Bí thư đảng ủy nói. — Hôm qua đã gọi đây nói cho họ. Họ hứa chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cho việc thử vũ khí này.

        Và mọi người khuân khẩu cối lên ô tô để chuẩn bị chở thẳng ra « bãi chiến trường ». Cùng đi với những người có nhiệm vụ trong việc thử súng này, còn có bốn ông già: A-lếc-xây Grô-mốp, Ca-da- cốp, An-ma-dốp, Ni-cô-la-ép đã ngồi trong thùng xe từ bao giờ. Tuy ho không cần có mặt trong cuộc thử này, nhưng không ai nỡ từ chối khi họ xin đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2020, 07:09:58 am »


        Thoáng có hy vọng sẽ được gặp Pa-ven, biết đâu khẩu cối này được thử ở ngay đại đội của Pa-ven, nên Na-ta-sa đã khẩn khoản đề nghị ông già Pi-ốt Ki-rin-lô-vích Oóc-lốp cho cô đi theo. Miễn cưỡng và vì mọi người chung quanh nói thêm vào, Oóc-lốp nhượng bộ Na-ta-sa. Cụ Oóc-lốp cao lớn, gầy gò, râu bạc phơ, hôm nay trông đăm chiêu và khô khan hơn mọi ngày. Khác với mọi người, ông chịu trách nhiệm cao nhất trong việc thử vũ khí mới và trong những phút này, ông vẫn nghi ngờ vào sự thành công của việc thử. Nói rõ hơn, tự bản thân ông cũng không hình dung được rõ rệt nguyên nhân sự lo lắng hồi hộp của mình, trong bất kỳ trường hợp nào, ông sẽ liệu dùng những phương pháp thích hợp và không chở khẩu cối đến trung đoắn nữa. Khẩu cối này được làm ra trong một hoàn cảnh hoàn toàn đặc biệt, với một tốc độ nhanh chóng kỳ lạ đã làm ông băn khoăn. Tuy mọi việc, mọi chi tiết đều được thực hiện đúng như yêu cầu, bất chấp những điều kiện làm việc khó khăn, nhưng Oóc-lốp vẫn sợ rằng: ông nghỉ việc đã lâu nên có thể bị nhầm lẫn một chỗ nào đó mà ông không nhìn thấy trước được trong việc làm nhanh chóng vội vã này.

        Chuyến đi thử súng đứng trước một khó khăn, kỹ thuật làm súng còn thô sơ, chất lượng thép còn kém, tất cả những cái đó có thể dẫn đến hậu quả chết người. Thí dụ như vì không có một nguyên liệu đặc biệt nào tốt hơn để làm nòng súng nên đành phải lấy những đoạn ống máy bơm ở thành phố ra để thay thế, điều đó làm cho ông không tin tưởng. Theo sự tính toán của ông: kích thước thích hợp, dùng được, vả lại không có gì hơn để mà lựa chọn cả. Nhưng dù sao đi nữa thì chưa bao giờ và không có một ai lại dung những ống thép làm máy bơm để chế tạo ra nòng súng cả.

        Mọi người khác trong xe vẫn vui vẻ cười đùa. Trời vừa hửng sáng, những làn gió lạnh buốt xoa vào da mặt làm khuôn mặt giá lạnh của họ hơi ửng hồng. Ca-da-cốp nhoài người qua thành xe, hét anh tài xế trong ca bin:

        — Nghe thấy không, anh bạn vàng, con gián trong lò sưởi, dận hết ga vào nhé!

        Chiếc xe vừa lao ra khỏi cổng, gặp luôn phải ổ gà, mọi người trên thùng xe xô vào nhau làm cho không khí càng sôi nổi phấn khởi hơn.

        — Còn sống đấy chứ ? Bác Grô-mốp ? — Ca-da-cốp thét lên, tay nắm chặt tấm vải bạt phủ khẩu súng.

        — Bác hãy giữ cho chắc nữa vào, kẻo lại bay lên như các thiên thần đấy. — A-lếc-xây Grô-mốp vui vẻ trả miếng.

        Ni-cô-la-ép muốn nhường ngồi cạnh ca bin cho Na-ta-sa, ông đến gần A-lếc-xây Va-xi-li-ê-vích.

        — Này công chúa, lại đây cho đỡ xóc. — Ông nha nhặn mời Na-ta-sa.

        — Không cần đâu bác ạ, bác cứ ngồi đi... Mà cháu là công chúa nào thế hở bác? — Na-ta-sa nói. Hai tay bám chặt thành xe, cô thử ngồi ghé cạnh ông, nhưng không được. Khi cô quay người lại, đầu cúi xuống, gió phần phật thổi mạnh vào mặt cô như muốn cuốn theo cả chiếc mũ nổi trên đầu.

        — Thôi cháu đừng phật ý nhé, lại chỗ bác đây này. — Ni-cô- la-ép nói lại, ông bị chảy nước mắt vì gió lạnh, sau đôi kính, mắt ông cứ nhấp nháy. — Các bác vẫn có phong tục nhường chỗ tốt nhất cho phụ nữ.

        — Này, bác Grô-mốp, nhìn thử xem ! — Ca-da-cốp huých khuỷu tay vào sườn A-lếc-xây Grô-mốp. — Ông I-van đang dụ dỗ vợ thằng Pa-ven nhà ông kia kìa...

        A-lếc-xây Va-xi-h-ê-vích nhướng lông mày đưa mắt nhìn Na-ta-sa. Lúc này, vẻ ngoài của cô làm ông rất thích : trán và chiếc mũi dọc dừa của cô bị giá lạnh hơi tai tái, đôi má đầy đặn ửng hồng như quả táo.

        — Chuyển ra chõ này mà ngồi, Na-ta-sa ạ. — Ông lên tiếng bảo Na-ta-sa. — Sao mặt con tái như gà mái thế kia?

        Ô tô đã chạy vào đường phố chính và lao vút qua bức tượng đồng Lê-nin, qua tòa nhà khách sạn hai tầng, rồi qua một vườn hoa nhỏ vắng ngắt với những hàng cây trụi lá... Na-ta-sa nhớ lại trong đêm đầu tiên đến thành phố đã lang thang ở đây và cô thấy như ngày đó trôi qua đã lâu, biết bao sự kiện xảy ra từ hôm đó đến nay. Tất cả đều đã biến đổi, trông có vẻ mới lạ hơn. Đấy là cái khách sạn mà cậu bé dẫn dường dũng cảm Vi-chi-a Vê-rép-kin tối đó đã khuyên cô nghỉ lại. Giờ đây đã biến thành bệnh viện, và ở lối vào treo lá cờ chữ thập đỏ bay phần phật. Trên mặt dường phía trước, một hố bom mới, chung quanh lổn nhổn những mảng băng tuyết vụn tung tóe làm thành một lớp tinh thể mỏng ở trên mặt đất. Ô tô vẫn tiếp tục lao nhanh. Trước mắt Na-ta-sa lấp loáng những tủ kính của cửa hàng tổng hợp đã được bịt ván đến một nửa, các mệnh lệnh của ủy ban bảo vệ thành phố dán trên bảng tin, những hàng rào kiểu « con nhím sắt» được hàn nối lại từ các màu sắt thừa vụn, nắm rải rác ở các ngã ba ngã tư. Gió đuổi theo ô tô, thổi tung những hạt tuyết nhỏ và bị cuốn hút theo thành hình lò xo màu ám khói bay tỏa trên đường nhựa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2020, 07:40:13 am »


        Trên vỉa hè, rất ít người qua lại. Các dãy phố thẳng tắp vắng ngắt. Tất cả đang nằm im, bất động trong cảnh ban mai rét buốt, đã gây cho người ta một ấn tượng hãi hùng, lạnh ngắt, khó chịu. Chỉ có các đội tuần tiễu từ hai đến ba chiến sĩ vai khoác súng luôn luôn xuất hiện. Xa xa, tiếng đại bác vọng về, Na-ta-sa lại có cảm giác như những tiếng búa thợ rèn nặng nề đang đập một cách chậm rãi, không đồng đều ở ngoại ô thành phố.

        — Cô hãy chú ý nhìn đây này. — Ni-cô-la-ép quay sang Na-ta-sa, nói. — Kia là viện bảo tàng địa phương chúng tôi, — ông chỉ ngôi nhà hai tầng có mái. — Giờ đây, tất nhiên nó đóng cửa và thậm chí người ta đã chở tất cả vật trưng bày đi sơ tán rồi. Đến khi nào nó mở cửa lại, tôi khuyên cô nên đến thăm.

        Na-ta-sa ngạc nhiên nhìn Ni-cô-la-ép, ông già lịch thiệp này hình như cho là mình phải có nghĩa vụ giúp cô khuây khỏa trong chuyến đi này. Ngồi nghiêng người về phía cô, ông mỉm cười nhẹ nhàng, mặc cho nước mắt tràn lên mi.

        — Ở đây có cả những vật trưng bày có tính chất giáo dục nữa, ông giảng giải thêm.—Cặp ngà voi ma mút, vũ khí bằng đá các loại, các mũi lao nhọn để bắn... có cả những khẩu súng khắc, chạm nổi từ thời xa xưa... Những đồ vật bằng đồng rất tinh xảo. Cũng có cả áo giáp lưới sắt, bình tưới bằng thiếc cổ xưa. Đặc biệt người ta còn trưng bày cả những đồ vật tượng trưng cho lịch sử của thành phố chúng ta. Lúc nào đó có dịp, tôi sẽ giới thiệu cho cô xem.

        Na-ta-sa rất muốn nói với ông: «Bác I-van Ni-cô-laị-ép, bây giờ cháu hoàn toàn không muốn để ý đến cặp ngà voi ma mút của bác đâu», nhưng ông đang hào hứng hăng say nên cô không nỡ.

        — Chín trăm năm, cô có biết không ? Thành phố ta vẫn đứng vững! — Ngừng lại một lúc, ông già Ni-cô-la-ép lại nói tiếp. — Trải qua bao nhiêu biến đổi, nhiều sự có... nhiều kỷ vật, tượng đài cũ, thánh vật cồ đều được giữ gìn đến ngày nay.

        Na-ta-sa cắn môi, đưa mắt nhìn về phía khác, cô đang hồi hộp nghĩ đến lúc gặp Pa-ven, cô bắt đầu không nhịn được cười.

        — Bác nói là, tất cả đã được cất giữ, bảo quản ạ? Nhất định cháu sẽ đến xem... — Giọng rung rung, Na-ta-sa nói, cổ giữ không bật tiếng cười.

        — Đấy, tôi cũng bảo thế mà... — Ô tô lại bị xóc, Ni-cô-la-ép va phải thành xe. — Cháu không làm sao chứ? — Ông quan tâm hỏi Na-ta-sa. — Ừ, bảo tàng thành phố phong phú lắm... Còn nhà máy mà cháu đang làm hiện nay, — ông say sưa tiếp tục — đã được xây dựng từ thời Pi-e đệ nhất cơ đấy! Cháu vẫn nghe rõ đấy chứ!

        — Nhà máy của các bác thật cừ khôi. — Na-ta-sa nói. — Bác chắc là biết rõ ngọn nguồn lịch sử của nó chứ ạ?

        — Ồ, sao lại không? Chúng tôi, họ hàng gia đình tôi đã sống ở đây rất lâu rồi. Dưới triều Đê-mi-đốp, vẫn là thời Pi-e đó, đã có họ Ni-cô-Ia-ẻp-xki, làm thợ rèn rồi... Ông tổ tôi Đa-nhi-la Tê-ren- trê-vích đã từng đứng bên đe quai búa suốt cả đời. Còn ông nội tôi Vla-đi-mi-rô-vích làm thợ khắc chạm... Ông ngoại, Các-pơ A-lếc- xây-ê-vích là thợ chuyên về các loại vũ khí.

        — Tôi nhớ ra ông ấy rồi. — Grô-mốp chen vào — Ông ta biết trau chuốt, tu sửa nòng súng rất tốt!

        — Hoàn toàn có thể nói ông đã trở thành con người nổi tiếng. —  Ni-cô-ia-ép khẳng định thêm và rút một cách rất cẩn thận chiếc khăn mùi soa vuông trong túi áo bành tô ra, ông lau đôi má bị ướt.

        Chiếc ô tô ngoặt vào phố bên cạnh có một ụ chiến đấu chắn ngang, và những người lính gác ra hiệu cho xe đỗ lại. Khi Vla-xốp ngồi trong ca bin đang nói chuyện với người chỉ huy thì có hai chiến sĩ mặc áo lông ngắn cầm súng trường đi lại phía thành xe.

        — Chào các bạn trẻ.—Ca-da-cốp chào họ. — Vẫn sống như mong ước chứ? Các cậu đánh bọn chó đẻ như thế nào rồi?

        Người lính có khuôn mặt trẻ, dài, với đôi mắt sâu mở to cười láu lỉnh nhìn vào thùng xe.

        — Ông bố già ạ, mọi người đang chờ đợi bố, — anh ta nói giọng khàn khàn. — Họ đã đi đến nơi tận cùng ác liệt mà thiếu bố!

        — Cậu đừng có nhe răng, đừng nhăn nhở nữa! — Ca-da-cốp kêu lên. — Bây giờ cậu sẽ được nghe thấy pháo của chúng tôi nổ! — Và ông chỉ lên khẩu cối được phủ bạt kín mít.

        — Các bác chở cái gì đến đấy, hả các bác ? — Anh bộ đội thứ hai cũng rất trẻ cất tiếng hỏi.

        — A, chính cái ấy đấy... — Ca-da-cốp trả lời vẻ bí mật, ông cười, các nếp nhăn trên mặt giãn ra, tỏ rõ sự hài 1òng.

        — Nhưng đó là cái gì cơ chứ ạ? — Anh lính vẫn hỏi.

        — Đó chính là cái các cậu vẫn thiếu đó, các chàng trai ạ! —  Ca-da-cốp hào hứng thét lên.

        — Thôi đi cậu... — Anh lính thứ nhất lắc đầu nghi ngờ. — Bác có lẽ từ nhà máy đến phải không ? Bác làm việc ờ đó thì nguy hiểm lắm!

        Ca-da-cốp thích chí võ tay lên đùi đen đét.

        — Chúng tôi đã làm cái gì? — Ông cười mỉm. — Vắt sữa chim, dìm cá măng và tán chuyện gẫu!...

        Vừa lúc ô tô rồ máy chồm lên, Ca-da-cốp ngã ngồi xuống, vội nhỏm người dậy, thét lớn :

        — Chúc các cậu nghỉ ngơi, sung sướng nhé, các bạn trẻ, còn chúng tôi thì bận túi bụi lên!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2020, 07:40:38 am »


        Sau khi phóng ngang qua ụ chiến đấu, xe chạy dọc qua một ngõ hẻm dẫn ra ngoại ô thành phố: Thỉnh thoảng mọi người ngồi trong xe lại nghe thấy tiếng đạn đại bác rít lên trong không trung qua đầu họ. Pháo binh ta từ các trận địa ngầm đang nã vào bọn Đức.

        — Chà, bây giờ được độ một trăm gam chất cay nhỉ? — Ông già An-ma-dốp bỗng lên tiếng. — Rất đúng lúc đấy.

        Những đường gân đỏ hằn rõ trên mặt ông làm cho má thêm hồng, ông tì tay chóng xuống sàn xe, tay kia rút đôi ủng ra khỏi chân.

        — Có lẽ đúng đấy, bác Xa-sa ạ. — Ca-da-cốp đồng tình ngay. — Trời lạnh thế này có nó thật là tuyệt.

        — Đấy bác xem! — An-ma-dốp hào hứng nói tiếp — Bác phải phục đấy nhé. Mười năm nay tôi không sờ đến nó... Các bác sĩ bảo với tôi là không nên, tôi cũng ngài ngại, sờ sợ và tôi đã bỏ được ý thích này. Tôi nghĩ rằng đó là chất độc hại không hơn không kém. Còn bây giờ tinh thần đang đòi hỏi.

        Có lẽ sắp đến nơi. Ồ tô đang đi vào vùng ngoại ô, Ca-da-cốp và An-ma-dốp bắt đầu nói chuyện sôi nổi hơn. Trong xe, một số người trẻ thì im lặng, hồi hộp, hoặc vì mệt mỏi, người khác thì thiu thiu ngủ, đầu gục xuống, lưng dựa vào thành xe. Các ông già khác đang tràn ngập một niềm vui kỳ lạ, không hợp thời, họ cười đùa với nhau trông giống như những đứa trẻ do hoàn cảnh thay đổi làm phấn chấn, kích thích chúng.

        — Nổi nóng cái gì đó hả, các bạn yêu quý? — A-lếc-xây Grô- mốp dịu dàng hỏi. — Chưa uống rượu mà đã ngà ngà say rồi.

        Nhưng chính ông cũng phải kìm mình cho nghiêm chinh, đứng đắn hơn và điều này không đúng với bản chất chan hòa cời mở của ông. Cũng như những người bạn già của mình, giờ đây, ông cảm thấy rất dễ chịu, sảng khoái khi được ngồi trên chiếc xe đi ra tiền tuyến... Cách đây không lâu, ông và các bạn mình còn bất lực ngồi nhìn cơn bão tố tàn ác đang lan tràn khắp nơi, nó động tới tất cả cái gì mà họ yêu quý trong cuộc sống; mới hôm qua thôi, họ chỉ là những kẻ như đã chết ở cuộc chiến tranh này, thế mà hôm nay, tự họ đã đứng dậy, đấu tranh giành lại quyền sống. Trong chuyến đi này, họ cảm thấy sâu sắc: họ là những người lính của một đội quân vĩ đại, và họ được quyền nhận danh hiệu này. Hình như không phải là những cơn gió lạnh mùa thu, mà là những ngọn gió ấm áp, hạnh phúc của tuổi trẻ, từ lâu họ chưa được hưởng, đang thổi vào mặt họ ngày hôm nay. Mặc dù trời rét lạnh, nhưng họ vẫn thấy mình như những tân binh đang đi vào cuộc chiến đấu.

        Cuối cùng, xe ô tô đã đến nghĩa trang thành phố, chậm chạp leo lên ngọn đồi dọc theo bờ tường nghĩa trang. Đi chưa hết bờ tường, nó đã dừng lại, khẩu cối được khênh cẩn thận xuống đất, đến chỗ này phải đi bộ. Nắm tay A-lếc-xây Grô-mốp, mọi người giúp nhau nhảy xuống. Ni-cô-la-ép xuống trước Na-ta-sa và cẩn thận chìa tay ra cho cô nắm.

        — Cẩn thận đấy, chỗ này hơi cao ! — Ông báo trước. Nhưng Na-ta-sa đã tự nhảy xuống một mình.

        Cô đưa mắt nhìn nhanh mọi phía với ý nghĩ là Pa-ven sẽ xuất hiện ở một nơi nào đó gần đây, cô không nhận thấy họ đã đi vòng qua bức tường nghĩa trang như thế nào và bây giờ họ đang đứng trong một khu rừng nhỏ, không rậm lắm. Những cây sồi, cây phong non mọc một cách lộn xộn dọc theo sườn đồi khá dốc, vươn cao lên bầu trời đầy mây. Một vài chỗ cỏ cây bị đổ, những cành gai rậm rạp bị đứt đang đung đưa, còn mặt đất bị xới đen bao chung quanh các gốc cây.

        Tại đây, các chiến sĩ trung đoàn công nhân vây quanh Na-ta-sa và mọi người cùng đi. Họ chào hỏi nhau vui vẻ, ầm ĩ; Na-ta-sa dường như bị cuốn hút vào không khí phấn khởi chung của buổi gặp gỡ này. Nhưng mắt cô vẫn không ngừng tìm kiếm Pa-ven. Cuối cùng, khi không thấy anh, cô quyết định hỏi một người lính tuổi trung niên, đứng ở vòng ngoàn xem chỗ Pa-ven ở đâu. Nhưng một anh lính trẻ khác, thân hình hơi to, dáng lăng xăng có đôi mắt tò mò, ngẫu nhiên nghe được, câu hỏi của cô liền kêu lên là anh ta biết chỗ Pa-ven ở.

        — Đại đội của họ không xa đây mấy... Nhưng chị là người như thế nào với anh ấy! — Anh ta tò mò hỏi. — Là vợ phải không? — Anh vung tay một cách tuyệt vọng. — Biết bao nhiêu các cô gái như chị đến đây, lúc hỏi người này, khi hỏi người khác.

        — Tôi xin đồng chí. — Na-ta-sa kêu lên. — Đồng chí chỉ cần chỉ hướng cho tôi đi thôi.

        Anh lính lắc dầu:

        — Không thể được, bất cứ ai cũng không được phép! Đã có lệnh cấm của chỉ huy... — Nhưng nhìn thấy dáng điệu cầu khẩn van nài của Na-ta-sa, anh ta động lòng — lẽ chị nên gọi điện thoại cho đồng chí Pa-ven là tốt nhất — Anh ta khuyên Na-ta-sa.

        — Tôi có thể gọi điện cho anh ấy ở đâu? — Na-ta-sa hỏi.

        — Ở hầm của chúng tôi, còn gì tốt hơn nữa, phải không chị ? Hầm kia kìa, sau lùm cây nhỏ đó...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2020, 07:41:09 am »


        Khi đưa Na-ta-sa đến hầm, anh lính lúc sải bước về phía trước, lúc dừng lại, dáng trầm ngâm suy nghĩ về khả năng gặp gỡ của Na- ta-sa với Pa-ven.

        — Anh ấy không thể tự ý ra đây được là một này. Còn đợi phép, thì phải chờ một thời gian dài này... Có lẽ, chị ạ, chưa chắc được gặp anh ấy đâu.

        — Tự tôi sẽ đi đến chỗ anh ấy. — Na-ta-sa nói một cách dứt khoát. — Một mình tôi sẽ đi.

        — Điều đó cũng không được đâu! Tôi đã nói với chị rồi mà. —  Anh lính kêu lên. — Đa có lệnh cấm của chỉ huy! Doanh trại của chúng tôi đã tổ chức chấn chỉnh lại rồi... Chính vì hàng ngày đều có người đến thăm, lúc thì người này có vợ đến, người khác có mẹ... Họ có thể vượt qua tuyến lửa mà chẳng sợ gì cả... Vì cái tình cảm gia đình mà họ liều mạng như thế!

        Song anh lính trẻ lại là người có tấm lòng trắc ẩn, vị tha, hay giúp đỡ người khác. Vào trong hầm, anh ngồi luôn xuống hòm điện thoại và yêu cầu cho xin « Hoa tử đinh hương ». Na-ta-sa thấp thỏm chờ anh ta đưa cho cô ống nghe, cô vén mái tóc lòa xòa vào chiếc mũ nổi...

        Nhưng lần này cô cũng không gặp may, hóa ra Pa-ven không ở chỗ cấp chỉ huy của anh ấy. Và anh lính trẻ chỉ yêu cầu người trực điện thoại của bên « Hoa tử đinh hương » nhắn lại cho đồng chí chi huy bên đó rằng có vợ và bố đang chờ ở đơn vị « Mộc thảo hương », lúc nào đó đồng chí sẽ sang.

        Lúc này, bên sườn dốc, trước bức tường nghĩa trang, bộ đội và công nhân nhà máy đang dựng khẩu cối. Để bàn đế được kín, người ta phải đào trên mặt đất đóng băng một hố nhỏ. Đại úy chỉ huy tiểu đoàn chịu trách nhiệm việc thử vũ khí này ra lệnh lấy đích bắn là chỗ trũng bên kia sườn đồi, hướng vào làng Mư-skin, nơi các đơn vị bộ binh Đức đang trú quân. Khi Na-ta-sa quay lại, cô thấy trên sườn đồi, trong bụi cây, một người mặc áo ca pốt quỳ chân và đang phẩy tay như đày cái gì đó ra khỏi mình.

        Một vài chiến sĩ xúm xít quanh khẩu cối, xoay vặn nòng của nó. Gần hơn một chút, đúng chung quanh là mọi người của nhà máy. Họ im lặng nhìn các chiến sĩ làm việc. Người mặc áo ca pốt bỗng nhiên hạ tay xuống một cách dứt khoát và quay lại các chiến sĩ, ông hét lên:

        — Chú ý đấy!

        Na-ta-sa ngạc nhiên nhìn quanh: ở đây không thấy một dấu hiệu gì chứng tỏ có địch, cô thấy mọi cái đều rất bình thường, yên tĩnh, không có một không khí chiến đấu thực sự gì cả.

        Nhưng ngay lúc đó, giọng nói xúc động, rất to của Pi-ốt Oóc- lốp vang đến chỗ cô:

        — Tôi yêu cầu tất cả mọi người nhanh chóng lùi ra xa chỗ này! Các đồng chí bộ đội nữa, xin mời lùi ra nữa.

        Sau đó đồng chí đại úy chỉ huy tiểu đoàn, và Pi-ốt Ki-rin-lô-vích bắt đầu thảo luận cái gì đó làm mọi người chung quanh im lặng đứng nghe. Na-ta-sa chỉ nghe thấy vài tiếng rời rạc của Pi-ổt Oóc-lốp: « Chỉ khẳng định được riêng chất lượng máy móc...», «Tôi không có quyền, không hình thức, không...».

        Còn người đại úy, cứ nhìn điệu bộ cử chỉ mạnh mẽ dứt khoát của anh ta cũng biết là anh ta không đồng ý với ông già Oóc-lốp.

        «Chuyện gì đằng ấy nhỉ ? » — Na-ta-sa lo lắng. Cô đi nhanh tới chỗ A-lếc-xây Grô-mốp Nhưng cô chưa kịp hỏi thì đã nghe tiếng đại úy ra lệnh cho các chiến sĩ của mình lùi xa khẩu cối. Vla-xốp đi sau đại úy, bảo mọi người đứng vào sau bức tường nghĩa trang. Một số người nghe lệnh đã đi xuống sườn dốc cùng với các chiến sĩ. Nhưng các, ông già đứng tách ra thành một nhóm vẫn không chịu đi.

        — Hãy đi đi, các ông bạn già ơi, đi đi... — Ông già Oóc-lốp giục họ.— Bác A-lếc-xây Grô-mốp, I-van Ca-da-cốp, Cu-dơ-ma Da-nhi-lức, hãy lùi vào đi!

        Ồng vẫy tay, vội vàng tháo kính ra, dùng những ngón tay thuôn dài lau mặt kính và lại đeo vào. Chòm râu dài bạc trắng của ông phất phơ trước gió làm tăng thêm vẻ quả quyết, quan trọng mà ông đang cố tạo ra trong lúc này. Ông kéo ngược vành mũ lên nhưng không buộc lại, chúng lại duỗi thẳng xuống vẫy vẫy như hai cái cánh chuồn chuồn.

        — Bác không có quyền đặc biệt gì mà được ở lại một mình, bác Pi-ốt Oóc-lốp ạ! — Ca-da-cốp phản đối và vẻ xúc động nên giọng ông lại thành thì thầm. — Không thể để bác một mình với khẩu súng này được!

        — Có gì đâu nhỉ? Bây giờ chỉ việc bỏ đạn vào nòng thôi. —  Oóc-lốp trả lời. — Một mình tôi cũng làm được, không cần ai phụ đâu... Tôi đề nghị mọi người lui ra xa đi, — ông thét lên.

        — Tất nhiên rồi, bây giờ thì có thể làm một mình được, công, việc thật đơn giản. — A-lếc-xây Grô-mốp nói, giọng khàn khàn. —  Bác Pi-ốt Oóc-lốp không công bằng gì cả. Đã vậy thì một mình tôi sẽ thử khẩu súng của chúng ta.

        — Bác? Nhưng tại sao lại là bác nhi? Chúng ta không đôi co nhau nữa đâu, bác A-lếc-xây ạ. — Pi-ốt Oóc-lốp nói.

        — Đúng, điều đó không hợp với chúng ta. — A-lếc-xây Grô-mốp khẳng định. — Vì tôi hiểu bác đang bị dằn vặt, tôi hiểu bác muốn ở lại một mình để tính toán lại tất cả. Sẽ xảy ra điều bất hạnh nào đó, bác nghĩ, nòng súng bị nổ vỡ hay cái gì đó... Bất kỳ, tất nhiên sẽ có một cái. Chính tôi là người tiện cái nòng sủng này chứ không phải người khác, tất nhiên tôi tin tưởng vào nó. Điều đó, như hai với hai là bốn vậy, bác Pi-ốt Oóc-lốp ạ.

        Grô-mốp cong ngón tay trỏ xoa xoa lên bộ râu hoa râm của mình, một nét gì đó vừa vui vẻ lẫn ác ý hiện lên trên khuôn mặt nặng nề to lớn của ông.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2020, 07:41:46 am »


        Lúc này, trước Na-ta-sa, ông già không muốn mình thành người vô tích sự.

        — Bác căn cứ vào đâu mà nói rằng tôi sợ nòng súng vỡ ? —  Pi-ốt Oóc-lốp không chịu được, hỏi. — Nòng súng vẫn chắc chắn...

        — Ừ, nếu vậy thì bác đuổi chúng tôi đi làm gì? Làm nòng súng là việc của ai? Của tôi! Vậy chính tôi phải thử nó chứ! Người nào làm người ấy thử, bác Pi-ốt ạ. Còn bác, tốt nhất là ngồi sang một phía và quan sát. Bác là người lãnh đạo chúng tôi, bác không thể không tin tưởng...

        Giờ đây, dường như A-lếc-xây Grô-mốp đang trêu ngươi Pi-ốt Oóc-lốp và cười nhạo cả chính bản thân mình. Dôi mắt sáng dưới cặp lông mày rậm của ông nhíu lại vì nụ cười.

        — Vậy tôi sẽ ở lại. Ồng lớn tiếng kết thúc tựa như họ đã có quyết định dứt khoát.

        Bâng một cử chi hiên ngang quả cảm làm Na-ta-sa đầy kinh ngạc sửng sốt, ông ấn sâu chiếc mũ trên đầu cho thật chặt, chiếc mũ cũng có nhiều lông ấm áp và đang hiên ngang giống y như Pa-ven.

        Pi-ốt Oóc-lốp im lặng nhìn Grô-mốp.

        — Ông quả vẫn còn là một tráng sĩ dũng cảm đó. — Pi-ốt Oóc- lốp nói, hình như cảnh này đang như trêu tức ông, — Được rồi, tôi không tranh luận với ông nữa... Quả thực, một người sẽ khó khăn, Thôi tôi đề nghị tất cả lui ra!

        Ca-da-cốp, Ni-cô-la-ép, An-ma-dốp đồng thanh phản đối, nói cướp lời nhau. Sự e ngại của Oóc-lốp trong việc thử súng này đối với mọi người thật bất ngờ và nó không thể không gây ra sự lo lắng... Lúc này Vla-xốp phải can thiệp vào mới bắt các ông già yên lặng được.

        — Bác Grô-mốp, sao lại như thế nhỉ? Tại sao lại là bác, hả bác A-lếc-xây ? — Ca-da-cốp kêu lên, vội ngoảnh lại đằng sau.— Việc này phải công bằng... Tại sao lại không phải là tôi được quyền thử ?

        — Thôi làm đi, làm đi, bác Cu-dơ-ma! — A-lếc-xây Grô-mốp cười, cợt nói. — Bác hãy xem, bây giờ chúng tôi sẽ chiến đấu như thế nào... nhưng đặt xa xa một chút! — Quay lại đằng sau, ông thấy Na- ta-sa vẫn còn đứng cạnh ông. — Còn đứng làm gì ở đây ? Na-ta-li-a? —  Ông cao giọng. — Đi khỏi chỗ này ngay đi!

        Ông khoát tay đuổi cô, dưới lông mày, đôi mắt ông quắc lên trồng đến sợ... Na-ta-sa ngạc nhiên bởi sự thay đổi bất chợt này của ông, nhưng cô không bực và cũng không dám trái lời. Cô đi lui lại cùng với các bạn ông...

        Ở phía dưới, nơi mọi người đứng tụ tập bên bức tường nghĩa trang, có thể nhìn thấy rất rõ, bên sườn đồi trọc, giữa những đám cây trụi lá có hai ông già đang loay hoay gần khẩu cối: Pi-ốt Ki-rin- lô-vích Oóc-lốp, thân hình cao gầy mặc áo bành tô ngắn, tà áo phanh ra trông giống một con chim núi lớn và A-lếc-xây Grô-mốp vai rộng, dáng điệu chậm rãi. Chỉ lúc này bình tâm lại, Na-ta-sa mới hiểu hai ông già có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nếu khẩu cối vỡ, không chịu đựng nổi cuộc thử lửa này. Cô sợ hãi, lo lắng ngoái nhìn lại... Vla-xốp đầu cúi xuống, tay xoa xoa bộ râu đen, còn Ca-da-cốp thì nhăn mặt khó chịu, những nếp hằn trên trán ông nhíu lại. Ni-cô-la-ép đang cầm khăn mùi soa lau những giọt nước mắt đang ứa ra. Mọi người đều lặng thinh. Trong bầu không khí yên tĩnh này chỉ còn nghe thấy tiếng đạn nổ xa xa, làm Na-ta-sa cảm thấy nó giống như tiếng còi cấp báo rền rĩ, lo âu, buồn bã. Lúc này, bên khẩu súng cối, hai ông già vẫn tiếp tục làm cái gì đó, lúc thì lui đi lui lại, lúc thì ngồi xồm, đầu chụm vào nhau, chắc là đang thảo luận.

        Từ trên cao, trong bụi cây vang lên giọng người chỉ huy đơn vị súng cối, tiếng nói tách bạch rõ ràng:

        — Mục tiêu, hướng quân thù, chuẩn bị! Phát thứ nhất... hướng chính... bên trái một — hai mươi, đường ngắm sáu — hai mươi...

        Na-ta-sa bỗng nín thở. Cô không nhìn thấy người chỉ huy bị bụi cây phía sườn đồi che khuất mất và dường như chỉ có lời nói vọng ra từ đấy. A-lếc-xây Grô-mốp đang cố ưỡn thẳng người, nắm chặt vật gi đó giơ cao trên nòng súng.

        — Ôi, đừng có làm tuột đấy nhé, bác A-li-ô-sa! Đừng có phung phí! — Ca-da-cốp lẩm bẩm ngay bên tai Na-ta-sa.

        Và ở phía trên lại đột ngột vang lên giọng nói đứt quãng của người chỉ huy:

        — Một quả... Bắn!

        Ngay giây phút đó, A-lếc-xây Grô-mốp giật tay, thả quả đạn rất nhanh vào nòng súng, suýt nữa ông bị ngã giúi xuống dưới.

        Phát đạn vừa nổ, Na-ta-sa kêu lên và nhắm mát lại. Khi cô mở mắt ra, giữa rừng cây, một đám khói xám bốc lên, viên đạn đã bay về phía trước. Nhưng điều chủ yếu là cả hai ông già đứng bắn và khẩu cối vẫn nguyên vẹn. Mọi người chung quanh Na-ta-sa lập tức sôi nổi hẳn lên, chạy đi chạy lại tranh nhau nói:

        — Phải như thế chứ, bác A-li-ô-sa! — Ca-da-cốp kêu lên giọng nghẹn ngào.

        Trong bụi cây lại thấy vang lên:

        — Bên trái không — mười chín... Một quả... Bắn!.

        Lần này không thấy đạn bắn ra ngay sau khẩu lệnh : các ông già vì sao đó còn lần chần, họ ngồi xuống bên khẩu cối và chăm chú xem lại cái gì đó.

        — Đúng rồi, rõ ràng là cần phải xem xét cho thật cẩn thận... Đây có phải là làm bánh xèo tiễn mùa đông trên bếp lò đâu. — Ca- da-cốp giảng giải cho Na-ta-sa nguyên nhân của việc chậm trễ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2020, 05:35:41 am »


        Rồi lại thấy A-lếc-xây Grô-mốp đứng thẳng người lên, giơ cao tay trên khẩu súng. Tiếng nổ thứ hai vang lên, quả đạn bay vút sang bên kia đồi. Pi-ốt Oóc-lốp ngàng đầu nhìn theo hướng đạn bay, còn A-lếc-xây Grô-mốp thì cởi áo bông ra và ném xuống đất.

        — Rõ ràng là ồng ta đã phát sốt lên rồi! — Ca-da-cốp nói, khuôn mặt bé nhỏ của ông luôn luôn thay đòi theo từng giây, lúc thì nhăn lại, lúc thì hân hoan phấn khởi.

        Một người nào đó, không đứng yên được nữa, chạy nhanh lên hướng các ông già, nhưng giọng nói nghiêm khắc của Vla-xốp đã bắt anh ta phải dừng lại.

        — Chạy đi đâu đấy hử?... Tất cả đứng nguyên tại chỗ.

        Sau đó tiếp theo khẩu lệnh chỉ khoảng nửa phút, hoặc ít hơn, đã nghe thấy tiếng đạn nổ. Trong suốt thời gian đó, người chỉ huy chỉ thay đồi đường ngắm, còn giữ nguyên hướng cũ : « Đường ngắm sáu - tám năm », « Đường ngắm sáu - năm mươi », « Đường ngắm sáu- bốn hai »... Chỉ có mình anh ẩn trong lùm cây phía trên là nhìn thấy được kết quả của việc bắn, còn bản thân những người bắn, những khán giả đang đứng ở đằng sau bên bức tường nghĩa trang là không biết được những gì xảy ra ở dưới chân đồi bên kia. Na-ta-sa nóng ruột và hào hứng như tất cả mọi người ở đây, chờ đợi kết quả việc bắn của họ. Khi thay đổi đường ngắm, rõ ràng là người chi huy đã thấy các viên đạn đi gần trúng đích mà anh muốn.

        — Đường ngắm sáu-bốn hai... — Vặn vang lên khẩu lệnh cũ — Hai quả... mỗi quả mười giây... Bắn!

        Quả thứ nhất, rồi quả thứ hai lao vút đi, chi vài giây sau, gió lại đưa lại giọng nói ngắt quãng của người chỉ huy;

        — Đúng rồi!... Trúng lắm!... Bốn quả... Bắn!

        Ca-da-cốp huých mạnh vào khuỷu tay Na-ta-sa:

        — Đấy, ông già A-li-ô-sa của cháu đang bắn đấy! Ông hoan hỉ reo to.

        Hầu như không có sự cách quang giữa bốn quả mới, chủng nổ rất đều và người chi huy lại ra lệnh:

        — Bốn quả!... Đường ngắm cũ... Bắn!

        Bốn tiếng nổ lại vạng lên, rồi nghe thấy tiếng vọng từ trên cao:

        — Trúng lắm!... Rất cám ơn những viên đạn chuẩn xác !

        Tới lúc này, ông già Ca-da-cốp không chịu được nữa, chạy ra khỏi chỗ ẩn, lao lên phía trước rất nhẹ nhàng, dường như lướt trên mặt đất. Na-ta-sa cố bám theo sau ông. Sau đó, mọi người cũng chạy ùa theo...

        — Bắn tất cả là hai mươi quả rồi đấy! Tôi đã đếm được như thế! Các bác có biết không ? — Một người nào đó thích thú nói to.

        Mọi người đứng vây chặt lấy hai ông già pháo thủ súng cối. Na-ta-sa phải khó khăn lắm mới lách vào được gần A-lếc-xây Grô- mốp. Ông đứng trong tư thế hai chân đang rộng, hai tay cầm viên đạn cối nhỏ nhắn trông như một thứ đồ chơi trẻ con trong đôi bàn tay to lớn nhăn nheo của ông. Còn Oóc-lốp thì đang ngồi xổm chăm chú xem xét nòng súng cối.

        — Đồng chí Oóc-lốp, đồng chí Grô-mốp! Xin chúc mừng thành tích chiến đấu rực rỡ đầu tiên. — Vla-xốp đến gần nói to. — Chúc  mừng sản phẩm của các đồng chí nữa!...

        — Này bác Pi-ốt, có thể thêm vài phát nữa chứ?! — Grô-mốp ngước hỏi.

        Oóc-lốp lắc đầu phản đối, vành mũ lại bay lất phãt. Tương phản với Grô-mốp, khuôn mặt ông trông nhợt nhạt hơn, bộ râu dài của ông rối bù lòa xòa trên cổ áo và ngực ông.

        — Các bộ phận tốt không hả bác Pi-ốt Oóc-lốp? — Vla-xốp hỏi. — Không có gì đáng phàn nàn chứ ?

        — Chi phải sửa lại một vài chi tiết nhỏ. — Oóc-lốp đứng thẳng lên, rút trong túi ra chiếc thước đo. — Cân phải quay sang phải, cần điều chỉnh lại cho tốt hơn. — Ông thở phào nhẹ nhõm, miệng thoáng cười. — Dù sao thì chúng ta đã thử xong. Bây giờ công việc sẽ rõ ràng hơn...

        — Chỉ bị nóng thôi... — Grô-mốp nói, giọng tiếc rẻ.

        Hất đầu ngoảnh lại phía sau, ông nhìn về hướng kẻ thù đang khuất đâu đó. Ông vẫn chưa muốn rời quả đạn, đặt nó lên lòng bàn tay trái, tháo kíp nổ, đưa mắt ước lượng, dường như đang do dự có nên quăng nó đi hay không. Ông vung tay ném rất nhẹ nhàng, quả đạn bay dưới bàu trời xám và cao quá ngọn sồi non.

        — Các khẩu cối của chúng ta sẽ được lên tiếng. — Oóc-lốp hài lòng nói.

        Mọi người đứng quây chặt hai ông già hơn, còn Na-ta-sa, cô rất muốn ôm hôn cả hai ông.

        — Bác A-li-ô-sa ạ, trước bác là chàng trai dũng cảm như thế nào thì bây giờ bác vẫn thế. — Ca-da-cốp thét lên và ôm lấy Grô-mốp.

        Còn Oóc-lốp thì không kịp thở, không kịp trả lời những câu hỏi của mọi người đang vây quanh.

        — Máy ngắm thế nào? Có phù hợp với thước kẻ của chúng ta không? — Ni-cô-la-ép hỏi.

        — Máy giảm rung tốt chứ? Tôi đã làm chỗ này đấy, bác Oóc-lốp ạ ! — Một người khác chêm vào.

        — Hôm nay chúng ta dừng lại ở đây chứ, các đồng chí ? —  Vla-xốp hỏi. — Hôm nay cần phải tổ chức ăn mừng để kỷ niệm ngày này... Chúng ta vẫn thường có truyền thống như vậy.

        Người chỉ huy cuộc thử súng từ trên đi xuống, siết chặt hai tay ông già pháo thủ. Tiếp theo là đại úy tiểu đoàn trường đi tới, Vla- xốp trông thấy ông liền kêu lên:

        — Mọi việc đều tốt cả, đồng chí có thể báo cáo lên trên như thế, đồng chí đại úy ạ! Trong thời gian tới, chúng tôi có thể cung cấp cho đồng'chí bao nhiêu khẩu cổi cũng được. Hãy dùng nó đề giáng vào bọn xâm lược suốt cả ngày lẫn đêm! Như chúng tôi đã bắn trong ngày hôm nay ấy! Thôi các bạn ạ, chúng ta chuẩn bị về chứ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2020, 05:36:10 am »


        Khi quay lại chỗ ô tô đậu mang theo cả khẩu cối, mọi người vẫn tiếp tục bàn tán sôi nổi cảm tưởng của mình. Thậm chí có lúc đạn pháo lớn của bọn Đức thình lình lao tới cũng không làm cho những con người đang hăng say với những kết quả bước đầu của việc thử súng này mất hứng đi. Thật ra, đạn của bọn Đức nổ hãy còn xa trên bãi bằng trước ngọn đồi, và cũng không nhiều. Từ con đường ô tô nhà máy đang đứng đợi, có thể nhìn rõ như đang đứng trên cao, những màn khói cuộn lại len qua các bụi cây trần trụi lá, bốc lên cao. Sau đó các loạt đạn lại chuyền làn sang một nơi nào đó phía đối diện với nghĩa trang rộng lớn.

        Cùng với mọi người bước tới chiếc xe, Na-ta-sa nghĩ là không còn cơ hội được gặp Pa-ven nữa. Cô buồn bã ngoái lại đằng sau. Và ngay lúc đó, từ sau bức tường nghĩa trang cuối đường, một người cao lớn mặc ca pốt Hồng quân nhưng lại đội cái mũ lông xù rất quen thuộc, đang rảo bước đi đến chỗ ô tô.

        Na-ta-sa không kêu lên được, chỉ im lặng chạy ngược lại đón Pa-ven, hai tay vươn về phía anh và lúc đó ở ngoài người ta có thể nghĩ là cô đang kêu cứu. Khuôn mặt Pa-ven thoáng hiện niềm vui rạng rỡ bỗng biến thành nỗi lo âu.

        — Na-ta-sa, Na-ta-sca! Em làm sao vậy? Sao vậy? — Anh kêu lên.

        Không trả lời, cô ôm chặt lấy anh, một mùi đất xa lạ ẩm ướt từ áo anh bốc lên, làm cô theo bản năng lùi lại và thốt lên:

        — Chúng em đã đi dự bắn súng ở chỗ các anh đấy... À, mà không phải là tất cả, chi có bố và bác Pi-ốt Oóc-lốp thôi.

        — Có chuyện gì hả? Chuyện gì hả em? — Pa-ven vừa hỏi vừa kéo Na-ta-sa vào sát người và nhìn thẳng vào mắt cô.

        Trước mắt anh, trông cô vừa hốt hoảng nhưng thật đáng yêu đến nỗi vì lo lắng và vì quý yêu cô mãnh liệt nên anh không hiểu cô đang nói gì nữa.

        — Không, không có chuyện gì đâu. — Na-ta-sa thảng thốt hôn vội lên môi Pa-ven rồi lại lùi ra, ôm chặt cánh tay anh. —Tất cả đều bình an vô sự, thậm chí họ đã bắn vào bọn Đức hai mươi phát cơ... Ôi, em cứ nghĩ là sẽ không được gặp anh nữa.

        — Ai bắn vào bọn Đức ? — Pa-ven vừa hỏi lại vừa khao khát ngắm nhìn cô, và mãi lúc này anh mới thực tin rằng anh đang thực sự gặp và ôm cô trong vòng tay của mình.

        — Em đã nói cho anh rồi, bố và bác Pi-ốt Oóc-lốp. Họ đi thử súng cối... — Cô lùi lại nhanh rồi lại dựa vào ngực anh. — Anh bị làm sao thế này? — Cô hỏi bằng một giọng nhẹ nhàng khác hẳn.

        Cô đưa ngón tay út thận trọng sờ lên vết xước đã khô máu trên trán Pa-ven.

        — Lành rồi em ạ, chuyện vặt thôi! — Pa-ven nói và mỉm cười yếu ớt. — Bố đã đi bắn súng đấy à? Không có lẽ. Bố ở đây à? Tuyệt thật!

        A-lếc-xây Grô-mốp đã ngồi trong xe, chợt thấy Pa-ven, liền nhảy ra gặp anh.

        — Nào, nào cho tôi ngắm cậu một tí nào, chú lính A-nhi-ca của tôi! — Ông nói với anh băng một giọng khoan dung, cười cợt như trước kia. Hình như ông lại đối xử với con trai mình một chút gì đó hơi chua chát, nhưng đâu sao ông vẫn ôm Pa-ven và hôn liền ba cái.

        — Ôi, bố và anh Pa-ven cao thật đấy! — Na-ta-sa nói hồn nhiên rồi cười phá lên.

        — Pa-ven này, công việc của các con ở đằng ấy vẫn tốt chứ, hả? — A-Iếc-xây Grô-mốp hỏi, giọng đã thủn mật hơn.

        — Vâng, bây giờ mọi việc đã vào nền nếp. — Pa-ven sung sướng khi nhìn thấy những thay đổi trên nét mặt của bố. — Người ta đồn rằng ở nhà máy ta có những người bắn cối chuẩn xác lắm!

        Ông già bây giờ thực sự khác hẳn trước và điều ngạc nhiên nhất không phải là ông đã đứng thẳng, đứng vững được, mà là ở sự âu yếm trìu mến vẻ bề trên mà ông vừa nói với con trai.

        — Thế nào, con thấy các ông già vẫn còn sống được đấy chứ ? Ngày tháng trôi đi, chúng tôi đang nhìn thế hệ trẻ lớn lên, — ông lại nói đùa, — và chúng tôi cũng phải nghĩ cách để thi đua với các anh chứ!

        Từ trong ô tô vang lên tiếng chào:

        — Thế là dù sao cậu cũng đã đến kịp, Pa-ven ạ.

        — Nào, lại đây cho xem mặt tí nào!

        — Chào Pa-ven thân mến!

        Ở nhà máy, mọi người đều biết anh nên anh buộc phải đi vòng quanh xe bắt những bàn tay đang chìa ra và trả lời các câu hỏi. Pi-ốt Oóc-lốp nhảy qua thành xe, cũng ôm hôn anh.

        — Thật tuyệt là chúng ta lại gặp nhau! — Ông nói giọng xúc động. — Anh có biết là bác luôn nhắc đến anh không ?...

        — Pa-ven này, trước ông cụ, anh chỉ là một cậu bé thôi, không hơn được đâu. — Ca-da-cốp kêu lên. — Còn lâu anh mới bằng ông ấy được...

        — Bác rất vui mừng khi thấy cháu còn khỏe mạnh như thế này, — Ni-cô-la-ép nói.

        Pa-ven cười vui vừa trả lời vừa thỉnh thoảng quay lại nhìn Na-ta-sa. Đôi má cô hồng hào, còn cặp mắt ấm áp đen sẫm của cô long lanh hơn bao giờ hết.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM