Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:33:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thành phố hòa bình  (Đọc 17269 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2020, 02:11:03 pm »


        Thêm một bà nữa tóc bạc trắng, lưỡng lự bước đến bậc thềm và chẳng nói chẳng rằng, tựa như vụng trộm, giúi vào tay anh bộ đội một gói quà nhỏ.

        — Cái gì vậy? — Anh kia hỏi, vẻ hơi sửng sốt. Người đàn bà tóc bạc lùi lại một bước.

        — Nhờ anh chuyền giùm, nếu anh trông thấy... — Bà dịu dàng nói. — Tôi làm bánh mì dẹt, bánh mì dẹt thôi mà... cái khăn đã giặt sạch... Tôi là Rứp-skin, còn thằng con tôi tên là. I-gnát...

        — Trời ơi, bà làm sao thế này! Chà, làm sao tìm được I-gnát của bà cơ chứ? — vẻ bối rối, anh bộ đội cao giọng.—Cháu đã nói: lúc này đang đánh nhau quyết liệt! Thôi, bác mang bánh mì về đi, bác cầm lấy đi. Kìa đứng lại, đứng lại đã! — Bỗng nhiên anh ta kêu lên, khi thấy bà già tóc bạc hình như cho rằng giải thích thêm là thừa nên quay vội đi về phía chướng ngại vật. — Quay lại, mẹ ơi! Đứng lại.

        Song, thậm chí bà kia cũng không thèm nhìn lại nữa... Anh bộ đội đứng dậy sửa lại mũ của mình, sau đó nói với vẻ kính trọng.

        — Vẫn cứ đi vào hỏa ngục... Thế là đã đột phá được rồi.

        Na-ta-sa và một người nào đó nữa cũng định theo gương người vợ thợ mỏ, song anh bộ đội đã nhảy xuống bậc thềm và đứng chân trước mặt họ.

        — Không được, chị ơi, không thể được đâu! Các chị không đến được người nhà mình đâu ! — Chính anh ta cũng xúc động mạnh. — Các chị phải đợi đã...

        Bỗng tiếng nói của anh bị át đi trong tiếng nổ ầm ầm: khẩu đại bác ở chướng ngại vật đã bắn và chỉ lúc này Na-ta-sa mới nhận thấy nó. Ba phát súng nữa lần lượt gầm lên, lao vào màn sương mù phía trước, và như bị thôi miên, Na-ta-sa đứng nhìn: mỗi khi ánh lửa từ khẩu pháo lóe lên thì cửa trước các ngôi nhà gần chướng ngại vật lại lóe sáng màu hồng, còn các cửa sổ dán giấy rực sáng lên trong chốc lát.

        Những người phụ nữ đứng ở ngã tư vội chạy đến bên các bức tường và cổng ra vào. Từ nãy tới giờ, trận đánh ầm ầm diễn ra cách đó khá xa, thế mà chỉ một bước đã nhảy gần tới họ. Và lập tức đường phố vẳng hẳn, mọi người xô nhau chui vào các cổng nhà, rồi đứng chật ních ở đó. Hai cậu bé khoảng chín, mười tuổi chạy theo đại lộ, phóng về phía khẩu pháo đang bắn. Chiếc blu dông lông dê màu trắng của một trong hai cậu thấp thoáng trên nền tường xanh thăm của « Cửa hàng thực phẩm ». Người lính đội mũ trùm tai, vội vàng bước lên bậc thềm trên cùng.

        — Đồng bào hãy về nhà đi! — Anh ta tuyệt vọng gào lên. —  Và đưa trẻ con đi nữa... Trận đánh sắp lan tới đây! — Mặt anh đỏ ửng vì phải gào to.

        — Va-xca! — Một tiếng la hoảng hốt vang lên sát tai Na-ta- sa. — Va-xca, tao giết chết đấy!

        Và một phụ nữ nào đó, huých mạnh vào sườn Na-ta-sa chạy lao theo hai đứa bé.

        — Ôi, sao mà hư hỏng thế kia, — Na-ta-sa nói, giọng cao hẳn lên, như thể không phải giọng của mình nữa.

        Một người nào đó cầm chặt lấy cổ tay chị và quay lại, chị trông thấy bà An-na Va-xi-li-ép-na.

        — Hừ, đi đâu mà chúng nó lại lao thắng vào ngọn lửa thế kia? Hừ đi đâu? — Na-ta-sa hét lên, tựa như bà An-na có lỗi trong việc này.

        Dường như cô đã quên hết tất cả, cứ giương tròn mắt nhìn theo những người phụ nữ đang đuổi theo hai đứa nhỏ. Khi họ đã đuổi được và lôi chúng quay lại, Na-ta-sa thở phào nhẹ nhõm. Súng lại nổ như tiếng sấm rền và người phụ nữ đang dắt cậu bé mặc chiếc blu dông lông ngồi sụp xuống giữa phố trong một giây. Sau đó chị bế xốc con lên cổ và chạy sang vỉa hè bên kia.

        Một đoàn người mới đột ngột xuất hiện trên quãng giữa đại lộ và chướng ngại vật. Họ từ ngõ phố bên trái rẽ ra từng tốp hai ba người một, rồi đi xuống ngã tư. Một số người chạy vẻ nặng nề chậm chạp, một số người khác, chắc đã kiệt sức, cố lê bước... Tất cả họ đều có súng trường, nhưng mỗi người mang theo một kiều: người thì cầm súng, người cầm dây, còn một nhóm khác lại kéo lê trên mặt dường...

        Na-ta-sa ngơ ngác sợ hãi, nhìn bà An-na như chờ bà giải thích. Bà già chăm chú nhìn những người đàn ông đang đi về phía trên, gió thổi làm lung lay chiếc đăng ten đen trên đôi mắt nghiêm nghị sâu thẳm của bà.

        Quăn áo của những người đang tiến đến gần, bành tô, blu dông, áo quần, áo khoác bê bết đất cát, y như họ trở về sau một cuộc ẩu đả. Có người không đội mũ, thỉnh thoảng lại nhìn quanh, còn anh thanh niên đi bên cạnh, áo rách hở cả ngực. Chạy đầu là một ông hơi thấp, mặc chiếc blu dông không đai cùng chiếc áo ma-la-khai1 rộng thùng thinh với những chiếc đuôi tua tủa. Di sau cùng là một người tay trái bó băng trắng mặc áo bành tô lông. Một người nào đó khập khễnh lảo đảo trong chiếc quần rách tả tơi.

---------------------
        1. Một loại áo dài rộng không có đai của nông dân Nga.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2020, 02:11:28 pm »


        Những người phụ nữ túm tụm ở ngã tư im thin thít. Họ, cũng như Na-ta-sa có lẽ không nhận ra được những người này. Và chỉ trông dáng dấp bên ngoài của những người đàn ông này cũng đủ làm cho họ khiếp sợ. Song cảnh im lặng như vậy chẳng được bao lâu: một tiếng kêu dài kinh ngạc và thương cảm cất lên trên đường phố.

        — Các co... on! Yêu quý... ý!

        Một người dàn bà tóc bạc mặc chiếc áo bành tô đã sờn, trong túi lòi ra gói bọc giấy báo chạy ngang qua Na-ta-sa: khuôn mặt bà hiện rõ vẻ đau khổ xót xa.

        « Đúng, chính là các chiến sĩ tự vệ! Họ vừa mới chiến đấu xong, họ từ trận đánh trở về... — Na-ta-sa thoáng nghĩ. — Có thể Pa-ven cũng ở đây! ».

        Rút tay ra khỏi tay bà An-na, Na-ta-sa chạy tới chỗ các chiến sĩ. Một phụ nữ lạ mặt, quàng chiếc khăn dài tới đầu gối giống như áo đi mưa quay người lại, nhìn thẳng vào mắt chị, nói:

        — Đây là người thành phố chúng ta! — Chị sung sướng báo tin.

        — Các con yêu quý... ý! — Người đàn bà tóc bạc lại đau khổ và dịu dàng kêu lên một cách đơn điệu.

        Những người đi xuống ngã tư đã bắt đầu dừng lại, một số khác vừa đi chậm vừa kêu la điều gì đó, nhưng trong tiếng ồn ào chung chẳng nghe rõ được họ nói gì.

        Hình như các chiến sĩ cảm thấy ngượng nghịu — một số dừng lại, số khác nhìn xung quanh. Một người mặc bành tô lông rẽ hẳn sang một bên như muốn tránh mặt đám đàn bà. Một chiến sĩ người hơi thấp, mặc áo lông cừu, đang thở hổn hển và mặt mày đỏ rực lên vì chạy mệt, thậm chí còn kịp lùi lại mấy bước.

        — Các bà ơi! — Anh ta kêu thét lên, giọng cao run run vì thế không thành « các bà » mà thành « các ba » — các ba đứng đây làm gì? Chạy... đi chứ!

        Song những người phụ nữ đã vây quanh lấy anh chiến sĩ này. Họ nhìn anh với vẻ biết ơn và khâm phục đến nỗi, anh ta phải đưa tay về phía trước như để tự vệ trước lòng ân ái của các bà, các chị đối với mình. Một người nào đó định vuốt vai anh khiến anh trố mắt nhìn, sợ hãi lùi bước.

        — Các bà ơi, xe tăng đến đấy! — Anh líu ríu. — Chạy đi các bà ơi, nó sẽ xéo nát các bà đấy...

        Bị kích động không kém những người khác, Na-ta-sa nghển cổ, kiễng chân mặc cho chiếc mũ nồi tụt ra gáy, đảo mắt tìm chồng.

        « Có thể Pa-ven cũng sẽ đến ». — Chị tự an ủi và chẳng nghĩ xem tại sao những người được vũ trang này giờ đây lại bỏ chạy, không chiến đấu, chắc là phải có sự cần thiết nào đó nên họ mới đến đây, mà không ở lại nơi đang có tiếng súng ầm ầm không ngớt dằng kia.

        Còn mấy người đàn ông nữa đang cúi đầu chạy ở phía trên; Na-ta-sa liền chạy tới chỗ họ, nhưng ngay lúc đó chị liền buồn bã dừng bước — Pa-ven không có trong đám này.

        Người đàn bà tóc bạc mặc bành tô với gói giấy báo trong túi đã đuổi kịp chị.

        — I-gna-sa-a ! — Bà cuống quít gọi. — I-gna-sét-ca-a ! Con ơi!

        Thậm chí Na-ta-sa phát ghen lên với bà — sao mà may thế — bà đã gặp được con, chạy xô vào lồng ngực đứa con — một chàng trai đội mũ lưỡi trai nhung chụp tùm hụp lên hai cái tai vểnh, người mẹ già lảo đảo, hai tay buông thõng. Và người thanh niên buộc phải đưa tay trái ôm lấy bà, còn tay phải anh căm quai da súng trường, lưỡi lê chúc xuống đất.

        — I-gna-sét-ca! Người bảo vệ bé bỏng của mẹ! — Bà vừa thở hổn hển vừa nói. — Ôi, mẹ có linh cảm trước là sẽ gặp con!

        — Anh thanh niên thản nhiên nhìn bà mẹ từ đầu đến chân, mồ hôi mẹ vã trên khuôn mặt màu củ cải đỏ với đôi má cao, nước bọt sùi ra hai bên mép.

        — Mẹ! — Cuối cùng anh mới thốt lên. — Mẹ thế nào...?... Mẹ...

        Không kịp nói hết, anh đưa mắt nhìn qua vai bà và bất ngờ, bước lên phía trước.

        — Mẹ... ẹ... ẹ, mẹ đi... i!... — Anh giục giã.

        — Ôi, trái tim của mẹ ! Ôi I-gna-sa, I-gna-sa !... — Người mẹ líu ríu như mất trí.

        Như một người mù, bà xoa tay lên lồng ngực nở nang, lên đôi vai và vòng cồ rắn chẵc của con trai.

        — Mẹ ơi, xem đi đi !... Mẹ...! — Anh con trai cũng gào lên, như quẫn trí, từng giây, từng giây định chạy đi song vẫn không đẩy mẹ ra.

        — Tôi làm sao thế này ? — Bà chợt nhớ ra. — Ôi, mẹ đã quên khuấy mất...

        Bà luống cuống, rút gói giấy báo trong túi áo bành tô rồi vội. vàng giúi vào tay con trai.

        — Của con đây, I-gna-sa, cho con... Nhà còn nhiều... — Bà giải thích. — Cầm lấy, I-gna-sa !

        Cảm thấy được tụ do, chàng trai né tránh khỏi bà, nhưng bà mẹ sợ anh ta không cầm gói quà, nên nắm vội lấy tay áo anh.

        — Đây, bánh mì dẹt, bánh mì dẹt làm cho con đấy... Khăn đã giặt sạch rồi! — Bà vội vàng nói.

        Đẩy gói quà ra, anh chiến sĩ lắc đầu quầy quậy như thể cái gì đó vướng ở cổ họng, chiếc mũ lưỡi trai tròn như quả bóng lắc lư.

        — Đây là bánh con thích mà... có đường đấy. — Bà lẩm bẩm. —  Con đi đâu vậy, I-gnát.

        — Bánh — mì — dẹt! —Anh thanh niên dằn từng tiếng.—Bánh mì dẹt cái gì cơ chứ?... Mẹ ơi, mẹ đi đi.

        — Bánh mì tầm đường mà, mẹ đã nói rồi.

        Và bỗng như bừng tỉnh, người con không vùng vằng nữa, lặng thinh, song vẫn đẩy gói quà ra.

        Na-ta-sa nhìn quanh, chẳng hiểu gì trong màn kịch này. Một cô gái đội khăn trắng, hai tay khệ lệ xách xô nước, đi sau chị.

        — Ai khát nước ? Các đồng chí !... — Chị gọi, giọng không mạnh bạo lắm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2020, 02:11:59 pm »


        Một chiến sĩ ngồi bên cột đá ở vỉa hè và bà An-na đang nghiêng người băng đâu cho anh ta. Na-ta-sa chạy vội tới chỗ bà già.

        — Hừ, chúng cháu nằm bắn, chẳng sao cả... — Người bị thương ở đầu kể chuyện. — Thật ra lúc đấu cũng hơi sờ sợ, chưa quen với tiếng súng. Cảm ơn mẹ, được rồi.

        — Anh cứ ngồi yên, ngồi yên! — Bà An-na nói, giọng ồm ồm. — Không có bông, tiếc thật.

        Gởi gạc nhỏ mà bà mang theo đặt trên đầu gối người chiến sĩ, bà già lấy chiếc khăn mặt dành cho Pa-ven ở trong bọc ra.

        — ... Chính trị viên của chúng cháu bị giết. — Người chiến sĩ tiếp tục. Cánh tay to bẩn, đất cát dính đầy ở móng, cứ run lên bàn bật trên thân khẩu súng trường. — Thế mà ở đây có tin đồn là... Và cháu cũng chẳng biết rằng ai là người tung tin dầu tiên, cứ như thể xe tăng địch đã vào được thành phố, còn chúng cháu thì tránh né chúng... Hừ, một kẻ nhảy xồ ra... — Người kể chuyện đưa mắt tìm. — Hắn là tên trồng rau, kẻ bẻm mép có đuôi... Hắn gào lên, bị cắt đứt rồi... chúng cháu nghe không rõ. Cảm ơn mẹ, vết thương của cháu không phải là vết thương do chiến đấu mà... Đây là cháu bị xô vào tường nhà khi chạy...

        Bà An-na chìa khăn mùi soa cho anh chiến sĩ:

        — Cháu lau đi! — Bà bảo. — Không có mồ hôi chảy ra ướt như chuột lột.

        Bà ngẩng đầu nhìn những người đàn ông đứng xung quanh.

        — Nào, còn ai có những vết thương danh dự nữa không nào? Đi lại đây, mẹ băng cho. — Bà cao giọng hỏi.

        Người mặc chiếc quần tả tơi nhếch mép cười khảy, còn một người khác đội chiếc mũ lỏng cao, đã đứng tuổi, hé đôi môi mỏng dính cười ngượng nghịu.

        — Các anh sẽ làm gì bây giờ, hả những bậc trượng phu ? — Bà An-na nói. — Các anh sẽ nhìn vào mắt đồng chí của mình đang chiến đấu như thế nào ? — Hầu như cả phố nghe rõ giọng trầm trầm của bà. — Ôi, tôi nghĩ, thật tiếc cho các anh đấy... Bây giờ ai sẽ cho phép các anh có chỗ ẩn náu nương thân?

        Bà im bặt vì ở gần đấy và có thể là ở ngay phố bên cạnh, vang lên mấy tiếng động nặng nề. Đám đông nháo nhác, phụ nữ né sang vỉa hè, do đó giữa họ và mấy người đàn ông kia có khoảng trống. Lúc này Na-ta-sa nhìn các chiến sĩ với vẻ gần như là khiếp sợ, như khi người ta nhìn những bệnh nhân vô phương cứu chữa hoặc những người rất bất hạnh.

        Bỗng nhiên người thanh niên mặt tái nhợt, mặc chiếc blu dỏng để hở ngực, có mái tóc xoăn đen xanh dưới mủ lưỡi trai, đứng dậy giơ cao khẩu súng trường lên trời.

        — Hừ, các bạn ơi. — Anh bực tức kêu lên. — Thế này là thế nào ? Các bạn ơi, chúng ta làm gì! Hừ!—Anh ta nhăn mặt, quay nhìn xung quanh. — Nào các bạn ơi, quay lại. — Và anh chen qua đám người xúm quanh, đi ngược lại đường phố.

        Phía trên chướng ngại vật, một người chỉ huy mặc ca pốt, đeo túi da bên hông đang vội vã đi lại. Lại một người nữa chạy từ ngõ phố ra, tay cầm súng ngắn buông thõng và từ xa đã ra lệnh:

        — Dừng lại! Dừng lại!

        — Cảm ơn mẹ hết lòng! — Người chiến sĩ bị thương ở đầu lặp lại. — Chúng con có khuyết điểm, xin lỗi!...

        Khẩu pháo bên chương ngại vật lại gầm lên. Người ta trông thấy các chiến sĩ pháo binh đội mũ sắt đang lố nhố ở đó, những vỏ đạn xì khói rơi xuống đất.

        Bà An-na nắm chặt tay Na-ta-sa và kéo chị sang vỉa hè. Xung quanh ồn ào đủ giọng nói, song sửng sốt với tất cả những gì đang diễn ra, Na-ta-sa hầu như chẳng hiểu gì cả.

        — Đại đội! Nghiêm! Đại đội... — Một người chỉ huy tay câm khẩu súng ngắn đang hết sức gào rất to. Cái giọng khàn khàn của anh chẳng giống giọng người chút nào. — Hãy nghe mệnh lệnh của tôi!

        Đứng trong cổng bên cạnh bà An-na Va-xi-li-ép-na, Na-ta-sa thờ ơ nhìn các chiến sĩ đang mau lẹ chạy ngược lại phía trên đường phố. Trong một giây, chiếc mũ lưỡi trai tròn như quả bóng của I-gnát Rứp-kin thấp thoáng trong đám người đông nghịt, những chiếc lưỡi lê tua tủa thấp thoáng trên đoàn người. Đi cuối cùng và hơi chậm so với những người khác là anh chiến sĩ mặc chiếc ma-lai-khai. Bước chân anh ta khá ngắn. Pháo ở chướng ngại vật vẫn tiếp tục bắn và ở đâu đó rất gần, bất ngờ nổi lên những tiếng súng lẻ tẻ, nhỏ hơn.

        Hình như trận đánh đã lan ra khắp thành phố, từ phố này đến phố khác... Bỗng nhiên một trái đạn nổ ngay bên cạnh và đất đá cùng những mảnh đạn bay lên với một sức mạnh khủng khiếp, luồng khi nóng tỏa ra tạt vào mặt Na-ta-sa. Và chị trông thấy người lính gác đang bò lê trên đường phổ... Anh nằm ngửa và không hiểu sao chỉ giơ khuỷu tay lên, cái đầu tràn lắc lư, gió thổi làm chiếc mũ có tai tròn trĩnh của anh rơi trên đường phố, anh bộ đội định bò vào vỉa hè. Bỗng anh kêu lên vì đau và theo phản xạ đầu tiên, chẳng nghĩ ngợi gì, Na-ta-sa ra khỏi chỗ nấp, chạy nhanh tới người bị thương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2020, 02:12:18 pm »

   
        Lúc này, pháo bắn không ngớt, ánh lửa đạn lấp loáng trên cửa những ngôi nhà, trên mặt đường ướt át — dường như cơn dông tố cùng ánh chớp giận dữ chụp xuống hai bên, lùa mọi người đang ở đường phố chật hẹp kia vào bẫy. Lại một trái đạn nữa của kẻ thù nổ ở đâu đó đàng sau Na-ta-sa... Song đang nghiêng người bên chiến sĩ bị thương, trong những phút này Na-ta-sa hoàn toàn quên mất những gì đang đe dọa chính chị. Người chiến sĩ bị trúng đạn ở bắp chân dưới đầu gối, từ chiếc quần rách bê bết máu, một dòng máu đỏ thẫm chảy xuống mặt đường, hòa lẫn vào nước mưa. Anh ta ngẩng đầu nhìn chị với đôi mắt dò hỏi, van lơn, vô cùng tin cậy của những người bị nạn nhìn những người có thể cứu sống mình. Cảm thấy cái nhìn đó đối với mình, Na-ta-sa lập tức nhớ ra là phải làm thế nào trong những trường hợp bị thương như vậy. Nỗi thương xót của chị quá lớn lao và đã làm chị can đảm hơn... Quỳ xuống cạnh, chị lấy ra một gói nhỏ trong xắc và nhanh chóng lấy khăn làm ga-rô. Sau đó, để giữ ga-rô, chị phải nhấc chân người chiến sĩ lên và anh ta lại rên lên, toàn thân run run.

        — Cố chịu nhé, anh bạn thân mến ạ! — Na-ta-sa năn nỉ.

        Một người nào đó đứng cạnh chị và ngẩng đầu nhìn, Na-ta-sa nhận ra một trong hai cô cứu thương chị vừa gặp sáng nay.

        — A! Ga-rô... tốt lắm... chị băng tiếp đi, — cô gái nói nhát gừng và cũng quỳ xuống.

        Một luồng khí nóng của trái đạn lại tràn qua. Khẽ hắt vào lưng chị, song Na-ta-sa hầu như không cảm thấy điều này...

        — Chị... chị... — Anh bộ đội nói giọng khàn khàn, khuôn mặt không có lông mày của anh dường như đã lạnh cóng cứng đờ. — Vô tình tôi lại trúng đạn... — Anh cảm thấy như mình có lỗi gì đó.

        Trong cổng vòm ngôi nhà ở ngã tư, nơi Na-ta-sa, cô cứu thương và bà An-na đưa anh bộ đội tới, những người ẩn náu ở đó lập tức vây quanh lấy họ. Mệt nhoài, Na-ta-sa tựa vào cánh cửa: chị thấy chóng mặt và mùi máu tanh nhàn nhạt làm chị buồn nôn...

        Trên đường phố, một đám khói đen quyện lại nhanh chóng, bị cuốn theo chiều gió. Lát sau Na-ta-sa nhìn thấy Na-xchi-a và Ma- ri-na Bô-cô-va chạy qua cửa hàng, ngược trở lại phía quảng trường và một thoáng đã rẽ sang góc phố... Bỗng một ánh lửa vàng nhạt lóe lên cạnh Ma-ri-na, tiếp theo là tiếng nổ vang. Nhựa đường cùng đất đá bắn tung tóe, kèm theo là những tiếng gì đó phần phật như nhiều đây đàn cùng bị đứt một lúc, khói trùm lên tất cả...

        Khi Na-ta-sa vượt qua dám đất đá chạy tới góc phố thì khói đã tan... Ma-ri-na đang nằm ngửa trên vỉa hè, lưng đeo bao đồ nên không nắm thẳng ra được, thân bị ưỡn lên, cong lại một cách rất khó chịu. Dán đôi mắt xanh tươi lạ thường của mình vào Na-ta-sa, chị ta nói rành rọt.

        — Chị đừng cho Va-nhi-a... cho Va-nhi-a biết... Lạy trời đừng để anh ấy biết... Tôi rất mong chị...

        Chị đưa tay phải thận trọng sờ vào cạnh sườn  phía dưới, lồng ngực ưỡn lên dưới áo bành tô. Bỗng chị có vẻ hốt hoảng, cựa quậy định nhỏm dậy và còn nói môt điều gì nữa, song tiếng đại bác đã át lời chị đi.

        — Na-xchi-a!— Chị gọi. — Xem bộ tôi bị thương ở đâu? Nhìn hộ xem, Na-xchi-a...

        Chỉ đến lúc này Na-ta-sa mới nhớ tới người bạn gái của Ma-ri-na. Chị ta đang quỳ gục xuống, người cúi thấp về phía trước, song khuỷu tay vẫn ghì chặt cây đàn ghi ta buộc đây nơ xanh. Khuôn mặt tròn của Na-xchi-a đỏ nhừ, hiện rõ vẻ căng thẳng sợ sệt thường có ở những người nặng tai. Song cô vẫn nghe, được Ma-ri-na gọi và định trả lời, nhưng đôi môi run rày không nói được.

        Pháo ở chướng ngại vặt lại bắn. Na-xchi-a khom lung xuống, mặt chị méo xệch đi như khóc... Song ngay lúc đó, cô gái cứu thương chạy tới, luồn tay vào lưng và đỡ Ma-ri-na lên.

        — Các chị làm gì thế hả? Nào ôrụ lấy!’— Cô gái cửu thương ra lệnh.

        Ba người bế Ma-ri-na lên, vội vàng và lảo đảo mang chị đi.

        Tất cả những người bị thương đã được đưa lên xe: anh lính gác, Ma-ri-na, một cô ở đội xây dựng và cậu bé chừng tám tuổi bả vai bị giập nát đang quằn quại trên tay cô cứu thương thứ hai. Na- ta-sa lại phải đi với họ tới bệnh viện vì pháo binh vẫn tiếp tục bắn phá và trong bất kỳ giây phút nào đội cứu thương cũng rất cần thiết ở đây, trên những đường phố này...

        — Tên chị là gì? — Cô gái thứ nhất hỏi Na-ta-sa, giọng nhát gừng, bờm tóc vàng lòa xòa trên khuôn mặt trẻ trung. — Còn tôi là Vê-ra... — Chị ta nắm chặt tay Na-ta-sa và nói thêm giọng có vẻ mệnh lệnh. — Tôi nghĩ rằng chị đã hoàn thành...

        ... Khi Na-ta-sa từ bệnh viện đi bộ trở về thì đã giữa trưa. Trên suốt đoạn dường, chị phải an ủi cậu bé đã mệt lử vì nước mắt, đau đón và sợ hãi, Ma-ri-na rên rỉ cùng với những người bị thương khác, nên bây giờ chính chị rất khao khát được an ủi. Tưởng như nếu ngay hôm nay nỗi đau khổ của những người này được báo thù và bọn xâm lược là thủ phạm của những giọt nước mắt này lập tức bị trừng phạt thì Na-ta-sa sẽ dễ chịu hơn. Vì còn bị xúc động sâu sắc bởi những ấn tượng về những điều trông thấy và trải qua trong ngày hôm nay, nên chị không để ý đến sự biến chuyền tình hình trên dường phố.
     
        Chung quanh bỗng vang len những giọng nói hân hoan:

        — Hồng quân đến rồi!...

        Lại những cậu bé tung tăng và những người phụ nữ vội vàng tất tưởi chạy đi đâu đó. Một ông già lưng gù chạy lon ton cản đường trước Na-ta-sa, ông giơ cao cánh tay vẫy vẫy như chào đón, như gieo hạt gì vào trong không trung... Qua quãng trống giữa các ngôi nhà, Na-ta-sa trông thấy từ xa một đoàn bộ binh đen sẫm, đông nghịt đang đi tới... Đoàn quân diễu qua trước mắt chị rất lâu, hết đại đội này đến đại đội khác và rẽ sang đường phố đến ngoại ô phía Nam thành phố. Có thể các chiến sĩ đã hành quân cả đêm: những chiếc mũ trùm tai của họ ướt sũng, giày bám đầy bùn đất, áo bạt sẫm lại vì mưa nhưng vũ khí của họ vẫn sạch và bóng loáng.

        Khoảng mười lăm phút sau, Na-ta-sa lại thấy những chiếc xe tăng sơn ngôi sao đỏ trên thành, từ phía Bắc, phía Mát-xcơ-va, đang ầm ầm chạy nhanh xuống phía Nam nơi kẻ thù đang tiến công với tốc độ rất nhanh. Đường phố rộn lên những tiếng sắt thép âm ầm và đoàn xe tăng nhanh chóng biến mất, chỉ đề lại ấn tượng của một cơn dông tố vừa qua...

        Những đơn vị Hồng quân mới đã đi đến T. và lập tức tham gia vào trận đánh ngay trên đường hành quân...
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2020, 12:00:06 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2020, 11:58:59 am »


        Đến trận địa của trung đoàn công nhân theo sự ủy nhiệm của Đi-a-cốp nhằm tìm hiểu tình hình và có biện pháp chặn đứng quân địch lại, trên đường đi, Bốt-đa-nốp rẽ vào trận địa pháo cao xạ, vào sở chỉ huy của tiểu đoàn trưởng, và gặp đại tá Lu-ki-a-nốp cũng đang ở đây. Mặc dù bây giờ ít có cái gì có thể làm cho Bốt-đa-nốp ngạc nhiên nhưng những hành động của các chiến sĩ cao xạ đã thu hút được sự chú ý của anh. Gần hầm chỉ huy, những khẩu pháo của tiểu đoàn đặt rải rác trên các nhà kho bằng đá bị sập, trên các bãi đất trống, trên các rìa vườn, đang trút lửa lên những chiếc tăng lúc này mon men tới làng Mư-skin. Năm, sáu chiếc xe tăng trúng đạn — vài chiếc còn đang cháy — quằn quại ở cánh đồng trước mặt. Bọn Đức bắn trả đũa các chiến sĩ pháo binh. Ở các khẩu đội, chốc chốc mảnh đạn lại bay vèo vèo, bụi vôi bốc lên như đám mây trắng, hồ nước sôi lên sùng sục như dưới trận mưa rào, mặt hồ sáng lên.

        Lúc này, ngoài công việc nặng nhọc và vất vả ra, có lẽ không còn điều gì khác làm cho các chiến sĩ, những người đang phục vụ những cỗ máy quân sự phức tạp này chú ý đến nữa. Các pháo thủ giống như những người thợ đang rèn những thanh sắt nung đỏ trong gian xưởng nóng nực hoặc những thủy thủ làm việc trên boong tàu trần trụi giữa trận bão biển. Mỗi người đều rất linh hoạt tập trung tư tưởng, hợp đồng chính xác với những người khác. Khẩu cao xạ lớn nặng nề như vậy, nhưng vẫn nhẹ nhàng quay, những luồng lửa phụt ra, những nòng súng giật lại, sấm gầm lên. Những con người ướt đẫm mồ hôi, tai ù đặc vẫn kiên nhẫn lặp lại các động tác không thay đổi theo một thứ tự nhất quán. Còn vị đại tá đã đứng tuổi, trong chiếc ca pốt cũ nhưng là phẳng phiu đang đi dọc công sự, chăm chú quan sát chung quanh sau cặp kính không gọng giống như người kỹ sư đang làm công việc kiểm tra thường xuyên ở gian xưởng quá ầm ĩ của mình.

        Nhưng dầu sao Bốt-đa-nốp cũng nhận thấy ngay tình hình đặc biệt hiểm nghèo của các chiến sĩ cao xạ. Đại tá không phát hiện ra bọn bộ binh đang ẩn trước trận địa pháo và bọn Đức này có thể tiến công trận địa pháo trong bất cứ phút nào. Vì vậy, hoặc là phải đẩy lùi chúng về phía sau, hoặc là nhanh chóng yểm hộ cho các chiến sĩ cao xạ.

        — Tỏi đã ra lệnh chuẩn bị tuyến phòng ngự vòng cung — nghiêng người về phía Bốt-đa-nốp, Lu-ki-a-nốp thông báo vắn tắt. — Anh có chỉ thị gì không?

        Ồng đứng lại, rút trong tui quần hộp thuốc mạ bạc chạm trổ cầu kỳ, mở nắp và lịch sự mời Bốt-đa-nốp.

        — Anh có hút thuốc không? Xin mời...

        Vừa lúc đó, tiếng ầm ầm của đạn pháo phụt lên ngay bên cạnh đã ngắt lời ông. Đất đá rơi rào rào vào đoạn hào họ đứng. Bên cạnh có tiếng kêu: « Cứu thương lại đây! ». Lu-ki-a-nốp cởi mũ lưỡi trai xuống phủi đất dính lên trên và hủt thuốc. Sau khi gọi điện thoại cho chỉ huy đơn vị gần nhất và yêu cầu cho bộ binh yểm hộ, ông lại chậm chạp đi tiếp. Bốt-đa-nốp nhìn theo người chỉ huy pháo binh luống tuổi, mà cuộc gặp gỡ đầu tiên đã cho anh thấy là một người cầu kỳ, hình thức, nhưng rất kiên quyết, anh nhẹ nhõm nghĩ rằng chắc không có một sức mạnh nào trên đời có thể đẩy Lu-ki-a-nốp ra khỏi vị trí của ông, vì ông đã nhận được lệnh đứng vững đến cùng.

        Ngay tại hầm chỉ huy đại đội, Bốt-đa-nốp cho gọi trung đoàn trưởng trung đoàn công nhân đến máy điện thoại. Sau khi nghe báo cáo ngắn gọn rằng trung đoàn bị thiệt hại nghiêm trọng, còn người chỉ huy thì đang rất lo lắng, Bốt-đa-nốp ra lệnh cho anh ta phải phản kích ngay theo hướng làng Mư-skin — đường Ô-rlốp để cứu vãn tình hình. Anh chờ Tra-skin viện cớ lúc này không có khả năng tổ chức phản kích được, nhưng đại úy trả lời không do dự: « Rõ! ». « Tôi đã nói hết!». — Bốt-đa-nốp nói. — Tôi sẽ đến chỗ các anh.

        Đến tận phút chót, trước lúc Bốt-đa-nốp chuẩn bị đi, Lu-ki-a- nốp mới bảo rằng bộ binh Đức đang tập trung ở khe hẻm bên phải làng Mư-skin. Và đại tá ra lệnh cho những pháo thủ, tất cả những ai không trực tiếp phục vụ pháo, chiếm giữ công sự trước trận địa ; và riêng mình, ông cũng cầm một quả lựu đạn.

        — Cần giữ vững trong nửa giờ, đồng chí đại tá ạ. — Bốt-đa-nốp kêu lên từ biệt. — Chúng tôi sẽ yểm hộ cho các đồng chí...

        Lu-ki-a-nốp đứng trên đống đá nấp sau bức tường đổ dở đến ngực. Bỏ kính ra, ông lấy tay trái giơ ống nhòm quan sát trận địa.

        Chung quanh Lu-ki-a-rnốp, dông tố đang ập đến ; trong cái xưởng khủng khiếp của ông có cả sấm lẫn chớp, hơi ngạt cuộn lên, nhưng trên đôi má khô héo nhợt nhạt chỉ xuất hiện một chấm đỏ. Ở đây, khó nói chuyện được và quay về phía Bốt-đa-nốp, đeo kính lên ông mới hơi gật dầu từ biệt, đôi mắt kính tròn không gọng lạnh lùng lấp lánh.

        Bót-đa-nốp nhảy từ đống đá xuống dưới và rảo bước dọc theo hào giao thông. Dù sở chỉ huy của đại úy Tra-skin có gần đến mấy nhưng đến chỗ đó không phải là dễ dàng gì. Những loạt đạn cối dữ dội cứ đuổi theo Bốt-đa-nốp nên anh đành phải nắm lại một lúc trong hố đạn nông choèn và nguyền rủa sự chậm trễ này. Không chờ dứt tiểng nổ, Bốt-đa-nốp đành trườn đi, ngã vào rãnh nước lạnh cóng, rồi lại chạy lom khom, tới gần đám cháy anh mới bò tiếp. Khi cảm thấy sắp tới cửa ô thành phố, dừng lại thở lấy sức, trung tá nhìn thấy các chiến sĩ của trung đoàn công nhân đang phản kích.

        Đi trước, gần Bốt-đa-nốp là chính ủy trung đoàn, cán bộ tỉnh ủy Tơ-ri-phô-nốp, thinh thoảng lại quay nhìn các chiến sĩ của mình và lúc đó mới trông rõ nét mặt căng thẳng tập trung của ông y như nét mặt của những người leo núi.

        Từ sau những ngôi nhà thấp, rải rác ở ngoại ô, các chiến sĩ xuất hiện, tiến thành những hàng không đều nhau, tay lăm lăm súng trường cắm lưỡi lê sáng loáng. Gió tạt vào lưng mọi người, thổi bay tà áo bành tô và ca pốt của họ. Trên đầu một thanh niên nào đỏ chiếc mũ cát-két nhung phồng lên như quả bóng chuẩn bị bay. Một người mặc áo bành tô lông đi gần Bốt-đa-nốp dường như đã dùng hết mình ghì chặt khẩu súng trường vào sườn. Có người nghiêng hẳn về phía trước. Mặc dù mọi người đi trên cánh đồng bằng phẳng, song dường như họ đang leo trên sườn dốc dựng đứng đầy khó khăn.

        Tơ-ri-phô-nốp nhanh chóng quay lại, giơ tay, gào lên tiếng gì đó rồi tiếp tục chạy. Bốt-đa-nốp chỉ nghe vọng đến chỗ mình một từ « Nhân dân » và sau đó các chiến sĩ chạy theo người chính ủy của mình trong không gian đặc khói, đầy tiếng súng cực kỳ nguy hiềm, nặng mùi hôi thối và bị đạn chì xé rách...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2020, 12:00:51 pm »


8

        Sau trận chiến đấu ban đêm với xe tăng địch, chi còn lại một mình Pa-ven Grô-mốp trong số các cán bộ đại đội của trung đoàn công nhân : chẳng biết số phận của chính trị viên ra sao, xác ông vẫn chưa tìm thấy, hai trung đội trưởng khác cũng đã hy sinh. Suốt nửa đêm đó, Pa-ven dẫn đại đội về thành phố để bắt liên lạc với trung đoàn của mình. Con đường thẳng qua làng Mới đã bị bọn Đức chiếm và họ đành phải đi vòng về phía đông qua cánh đồng với nhiều cánh rừng và khe suối. Sau nửa đêm, mưa trút xuống, những vũng nước không trông thấy bì bõm dưới chân, chỉ lát sau, tất cả đều ướt đến tận xương. Mọi người chậm chạp mò mẫm trong bóng tối mù mịt, phải mang theo thương binh và lách qua cây đổ, vượt qua những dòng suối nước dâng lên vì mưa thu. Ánh sáng rất nhạt xa xa phía chân trời tắt dần vì mưa và những phát pháo hiệu đủ màu sắc dường như bị phai mờ, mất đi vẻ rạng rỡ của chúng trong đêm tối dày đặc. Thỉnh thoảng từ bóng đêm vọng lại tiếng xe tăng rú ga và pháo sáng bay gần đến nỗi dễ dàng nhìn thấy nét gạch trăng trắng của trận mưa trong bầu không khí bừng sáng rực lên trong chốc lát. Lúc đó, họ lại phải ẩn vào bóng tối. Có tám người bị thương nặng, các chiến sĩ thay phiên nhau cáng họ trên những chiếc chăn và áo bạt được buộc vào cành cây. Mấy lần Pa-ven đến chỗ thương binh để thăm trung úy đại đội trưởng và trao đổi ý kiến với anh, nhưng có lẽ do bị mất nhiều máu nên trung úy đang bị ngất lịm. Khi các chiến sĩ mang cáng tự tạo vấp phải cái gì đó, Pa-ven cúi xuống và nghe thấy tiếng thở mạnh dồn dập lẫn với tiếng rên. Bất ngờ, một giọng nói gay gắt nghiêm khắc quen thuộc nhưng rất yếu của người chỉ huy vọng tới tai Pa-ven.

        — Phải nhanh chóng lao qua làn dạn — trung úy nói rành mạch. — Trong những trường hợp này cần phải sử dụng — anh thở một cách mệt nhọc và lẩm nhẩm thêm điều gì đó không rõ.

        Pa-ven bấm đèn pin, trong tia sáng xanh nhạt hiện rõ mái đầu bồng bềnh như sóng của trung úy, khuôn mặt nhợt nhạt cứng đờ của anh với đôi mắt nhắm nghiền ướt nước mưa trông như những giọt nước mắt.

        — Hỏa lực, lá chắn tốt nhất của bộ binh khi tiến công... — Anh lại nói rành rọt, mắt vẫn nhắm nghiền — Mở cuộc tiến công chớp nhoáng vào hào giao thông của địch... Hãy cho phép tôi, đồng chí giảng viên... Cho phép tôi nói...

        Pa-ven đưa tay gạt những đám nước mưa đọng lại trong nếp gấp của chiếc áo bạt đắp trên người trung úy. Ngoài việc đó ra, trong những phút này, anh không thể làm điều gì hơn nữa cho người chỉ huy của mình. Đầu trung úy lắc lư, đôi lông mày rậm làm anh mất đi vẻ hiền từ nhíu lại và dựng dứng lên.

        — Vẫn cứ chỉ huy, vẫn cứ tiến công, tiến lên phía trước — chiến sĩ giữ cáng thầm thì nói trong bóng tối. — Lúc này thì không sao cả, cứ nằm yên.

        Sau cuộc chạm trán đầu tiên với kẻ thù, cũng giống như người trung úy bị thương và có thể là đang hấp hối này, chính Pa-ven rất khao khát trả thù. Anh cảm thấy bị đau xót, bị dằn vặt, điều này thường nảy sinh ở những người có lương tâm và tốt bụng — bởi lòng căm thù và xấu hồ suốt ngày hôm nay đang cắn rứt anh. Anh cảm thấy vô cùng đau khổ và không thể tha thứ cho mình về sự thất bại mà anh cho là thảm hại của trận đánh, trong đó anh đã tham gia, và cái chết của dồng chí mình. Anh lại thúc giục mình, thúc giục các bạn mình, anh bị giày vò bởi nỗi khiếp sợ không đến kịp thời gian...

        Đội quân ít người đó đã tốn khá nhiều thời gian mới vượt qua được khe suối rất rộng trong rừng. Dưới đáy khe, nước đen ngòm chảy ào ào và chẳng nhìn thấy bờ bên kia ở đâu nên các chiến sĩ không thể liều lĩnh đi tiếp được dành chùn lại bên các bụi cây trên bờ. Pa-ven vượt lên đoàn người. Lúc này anh có một tinh thần sẵn sàng làm gương cho các đồng chí nên không do dự, vịn cây xuống nước đầu tiên. Nước ở giữa dòng sâu quá đầu gối, mùi lá thối thum thủm bốc lên, nhưng anh vốn đã ướt sũng rồi nên không cảm thấy rét lạnh nữa. Một cành cây cong bật vào tay làm anh bị xước da. Sang tới bờ bên kia, Pa-ven quay lại và cư đứng ở giữa dòng nước ra ỉệnh chuyền thương binh sang. Nâng súng trường và cáng lên cao, các chiến sĩ thận trọng vượt qua suối.

        Một số người bị ngập xuống dòng nước đen tới thắt lưng, tới ngực, còn Pa-ven thì chạy sang chạy lại, luôn miệng nhắc:

        — Can đảm lên, bước ngắn thôi!... Nào các bạn, bước ngắn thôi, bước khẽ thôi...

        Những con người vừa mệt vừa rét im lặng và giọng nói của anh tắt dần trong tiếng nước chảy ào ào cùng tiếng mưa rơi róc rách. Leo lên bờ cuối cùng, Pa-ven lại vội vàng chạy lên phỉa trước, xô phải mấy người đang giũ giầy tất. Bỗng anh nghe thấy giọng Trô-sin cạnh mình.

        — Xo... ong rồi,, đầy... ày ủng nước... Cảnh ngộ thật... là, mẹ kiếp... — Anh kia đang cau có văng tục.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2020, 12:01:17 pm »


        Chắc Trô-sin đã mệt lử và Pa-ven cảm thấy rất thương người bạn cũ của mình.

        — Ê-go! Anh gọi — Cậu cảm thấy thế nào?

        Trô-sin không trả lời và Pa-ven hú họa đi tới chỗ anh, nói vẻ thông cảm.

        — Thế này, này, cậu... Cậu hãy vận động, vận động... Cởi ủng ra dốc nước...

        — Thôi được... Thì... ì cậu cứ vận động đi... — Ê-go bực dọc lẩm bẩm. Anh thực sự đã rét tận xương, song Trô-sin bực tức vì dường như lúc này anh chàng Pa-ven khỏe mạnh vẫn chẳng làm sao. — Mình không ganh tị, phàn nàn gì về cậu đâu.

        — Pa-sa ! — Giọng của Bô-cốp bỗng vang lên bên cạnh — Pa-sa, mình cứ nghĩ liệu quân ta ở trong thành phố có đẩy được bọn Đức đi hay không? Ở đấy hãy còn nhiều người chưa kịp đi sơ tán. — Bô- cốp tiến lại gần đến mức Pa-ven lờ mờ trông thấy mặt anh.

        — Tóc xoăn, cậu đấy hả? Anh kêu lên. — Quân ta sẽ đẩy được chúng, nhất định sẽ đẩy được... và chúng mình sẽ tới...

        — Vậy thì nhanh nhanh lên chứ. — Bô-cốp nói, giọng anh như trôi đi theo tiếng nước chảy, — Mình cứ luôn nghĩ về những người dân thường, mối nguy hiềm của họ rất lớn.

        «Cậu nghĩ về Ma-ri-na thì có » — Pa-ven thầm sửa lại lời Bô- cốp. Anh cũng nghĩ tới những người thân của mình, tới Na-ta-sa, tới bố, tới bà cô, anh hình dung những đường phố quê hương như dường phố của cái thời ấu thơ, rất nhộn nhịp đông vui. Và anh cất giọng to, vang:

        — Các bạn ơi, cố gắng lên!... Tất cả những gi đã qua không phải là những gì khó khăn nhất... Cần phải cố gắng để không kẻ thù nào đè bẹp được chúng ta... Cần phải cứng rắn như sắt thép. — Chính Pa-ven cũng ngạc nhiên là tại sao mình lại có thể nói bay bướm đến thế, song chính những lời nói này đã biểu hiện chính xác ý nghĩ của anh.

        — Thôi đừng tuyên truyền nữa... Hiểu rồi — Ê-go nói.

        Nỗi bực tức trong lòng bỗng nhiên như truyền thêm cho anh sức mạnh.

        — Nào, nhanh lên nào... — Bô-cốp lặp lại.

        Cuối cùng trời cũng hửng sáng, bầu không khí xám lại tựa như một vài giọt sữa tan vào trong đó. Trong bóng tối lờ mờ hiện ra những bụi cây, cành cây và thân cây, còn giữa chúng thấp thoáng những bóng người như đang bơi trong sương mù. Tới thành phố, còn phải đi bộ hơn tiếng rưỡi nữa. Lúc đêm, khi đi qua rừng, Pa-ven đã rẽ sang hướng khác nên bây giờ phải quay ngoặt lại. Chẳng mấy chốc đã nghe thấy tiếng súng liên hồi và tiếng pháo ầm ầm. Chắc là bọn Đức đã bắt đấu nã pháo chuẩn bị cho cuộc tiến công. Pa-ven vội rảo bước. Chỉ đến khi đại đội đã tới cánh rừng ngoại ô quen thuộc mà mùa hè phần lớn các chiến sĩ ở đây thường đưa gia đình đi nghỉ vào những ngày chủ nhật, anh mới cho mọi người dừng lại và kiểm điểm quân sổ. Cả thảy có sáu mươi hai người, kể cả số bị thương nhẹ sau trận chiến đấu và cuộc hành quân đêm qua. Vũ khí gồm một đại liên, hai trung liên, súng trường và lựu đạn đều còn đầy đủ cả. Pa-ven đứng đầu đoàn quân nhỏ và định tiếp tục hành quân thì bỗng nhiên có lệnh, đại đội trưởng gọi anh tới.

        Trung úy bị thương tinh dậy lúc rạng đông. Có thể nghĩ rằng tiếng vang của trận đánh gần đây đã làm anh thức giấc. Ngồi trên chiếc cáng đặt dưới đất, trung úy gặng người phụ tá của mình với câu nói tuy nhỏ nhưng nghiêm khắc: «Báo cáo đi, đồng chí trung đội trưởng!». Sau khi nghe Pa-ven báo cáo về cuộc hành quân ban đêm, trung úy ra lệnh đưa anh ra mép rừng.

        Dưới làn mưa xối xả, từ sau những bụi cây non rậm rạp có thể trông rõ ngoại ô thành phố, dãy hàng rào dài của sân vận động, những đống gạch chuẩn bị xây, những vườn rau, mái nhà, ống khói nhà máy, về phía tay trái ở hướng nghĩa trang thinh thoảng lại bốc lên những cuộn khói xanh lam. Khung cảnh trông không có vẻ gì đáng sợ lắm, song bầu không khí ẩm ướt như bị rung chuyển bởi tiếng súng và hình như có một đám cháy sau quả đồi trọc, nay đang tỏa ra từng đám khói vàng trước làng Mư-skin.

        — Đồng chí trung úy — Pa-ven khàn khoản nói. — Chúng ta còn đợi gì nữa? — Toàn thân anh run run, lúc này anh cũng cảm thấy lạnh. — Đồng chí thứ lỗi, nhưng hình như chúng ta không nên đề mất thời gian.

        — Hình như, hình như... — Trung úy ngắt lời Pa-ven. — Đến bao giờ thì anh học được cách nói bình thường?

        Vịn vai các chiến sĩ, anh đứng một chân bên cáng của mình, còn chân kia bị băng từ mẵt cá tới quá đầu gối co lên. Bất chấp đến vết thương, đến sự mệt nhọc và cơn đau đang phải chịu đựng, vừa tỉnh dậy là anh lại nắm quyền chỉ huy ngay. Thậm chí Pa-ven cũng không cảm thấy ngạc nhiên về điều này: bao nhiêu là sức lực chứa đựng trong từng lời nói, trong nét mặt nhợt nhạt đẫm nước mưa với đôi mẵt lõm sâu của anh.

        — Anh có thấy không? Chúng ta đã tới sườn của bọn Đức, —  co một chân bị thương lên và nhìn nhanh ra các hướng, trung úy nói tiếp. — Bọn Đức tiến công dọc theo đường cái và điều này không có gì lạ. Quân ta đang ở trong thành phố... — Vì sơ ý quệt chân đau xuống đất, anh nhăn mặt. — Quân ta đang đánh trả cuộc tiến công của chúng! — Anh kêu lên, cố nén cơn đau của mình.

        — Quân ta đang chiến đấu! — Pa-ven vô tình thốt lên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2020, 12:01:47 pm »


        Lúc này, nỗi bực tức và xấu hổ giày vò anh suốt đêm đã biến thành cảm giác nặng nề không sao chịu nổi và bằng bất kỳ giá nào cũng phải thoát khỏi nó. Anh vươn vai, thân hình to lớn, lồng ngực nở nang như muốn bung ra trong chiếc bành tô ướt đẫm và chiếc mũ lông ướt sũng bám chặt lấy đầu, người anh run lên như muốn giữ khỏi mình một vật nặng vô hình đang đè lên anh. Đôi mắt dưới vầng trán dô cao sáng lên đến nỗi con ngươi hầu như lẫn vào với lòng trắng làm cho khuôn mặt anh trở nên sắc sảo lạ thường.

        — Cái gì ở kia? — Trung úy hỏi. — Sông phải không?

        Tay trung úy bị vướng và anh hất hàm chỉ về bên phải, nơi khoảng giữa đoạn đường từ mép rừng tới hàng rào sân vận động có hàng liễu trụi lá thẳng tắp.

        — À, phía ấy à? — Pa-ven hỏi lại — Đấy là khe hẻm Ni-cô- lin. Một thời nào đó, đấy là con sông nhỏ, còn bây giờ chỉ là một cái khe cạn.

        — Có dễ dàng vượt qua được không? Chắc là bây giờ đang có nước phải không? — Trung úy hỏi.

        — Cần phải rẽ xa hơn về phía trái. Gần nghĩa trang thì hoàn toàn nông. —. Pa-ven trả lời.

        — Anh dẫn mọi người tới đó đi. Bây giờ ta đi. —Trung úy ra lệnh. — Còn bây giờ để tôi nằm một lát, cho tôi xuống đi. — Anh nói với các chiến sĩ.

        Xuyên qua các lùm cây, Pa-ven chạy vào giữa rừng. Tiếng pháo gầm vẫn không ngớt và Pa-ven vừa chạy vừa ra lệnh, Song không phải thúc giục mọi người, họ đã tỉnh táo ngay từ khi hửng sáng và sôi nổi hẳn lên... Mặc dầu mọi người rất mệt mỏi, nhưng đã xảy ra một điều là tất cả những gì mà con người phải chịu đựng trong đêm qua đã làm họ dày dạn, coi thường những thử thách mới, nặng nề nhất. Thậm chí một chiến sĩ bị thương ở đầu, với lớp băng dày đẫm nước ở trán còn vui vẻ huýt sáo theo tiếng chim hót. Tuy vậy, một số chiến sĩ bị rét cóng tới mức chấp hành mệnh lệnh một cách máy móc như nửa tỉnh nửa mơ. Trô-sin lảo đảo đứng vào vị trí của mình, đấu rụt vào cổ áo bành tô dựng đứng. Chắc là thông cảm với bạn chiến đấu, một thanh niên đứng cạnh anh với khuôn mặt Di-gan da bánh mật — Pa-ven đã biết tên anh ta là Ni-cô-lai Ô-khốt-nhi- cốp — chìa túi thuốc lá cho Trô-sin.

        — Xin mời đồng chí kỹ sư! Thuốc lá cuộn làm cho con người rất dễ chịu. — Anh nói.

        — Nà... ào thử xem. Trô-sin lắp bắp. — Nói chung tôi không hút thuốc lá.

        Thợ mỏ A-nhi-xi-mốp có bộ râu ướt sẫm nước bị vón lại thành từng túm nhỏ, nói mỉa với anh bạn thợ đốt lò cao kều gù lưng Đru- giơ-nhi-cốp :

        — Làm gì mà nhăn nhó vậy, hả chàng trai? Nhớ cà phê phải không? — Anh hỏi, giọng vang vang.

        — Thế anh không nhớ à? — Dru-giơ-nhi-cốp trả lời.

        — Buổi sáng mình không uống cà phê, mình thích rượu cơ. — A-nhi-xi-mốp đối đáp.

        « Thật là vàng chứ không phải là người » — nghe thấy điều này, Pa-ven thầm nghĩ. Những giọt nước to lạnh buốt trên các cành cây rơi xuống làm anh ướt từ đầu tới chân, song người anh đã nóng rực vì cử động nhiều, đôi má cao của anh ửng hồng và thậm chí anh có vẻ khoái chí tựa như được tắm dưới vòi hoa sen này. Đại đội nhanh nhẹn vừa tiến tới mép rừng thì người liên lạc do trung úy cử tới truyền lệnh: tạm thời không ra khỏi cánh rừng. Không hiểu nguyên nhân của việc trì hoãn này, Pa-ven chạy tới gặp đại đội trưởng.

        Trung úy đang ngồi, tay vịn vào thành cáng, hai má hóp lại. Anh lặng lẽ hất hàm về phía trái chỉ cho người trung đội trưởng của mình, song Pa-ven chẳng nhìn thấy gì mới lạ cả. Cánh đồng cỏ trải rộng trước mặt anh vẫn ắng lặng, ở một số chỗ trũng, nước lấp lánh như muối, xen lẫn những đám cỏ màu nâu. Ở phía tay trái, từng đám khói vàng vẫn ùn ùn cuộn lên trên làng Mư-skin, còn chếch nữa về phía tay trái gần như trên một đường thẳng với cánh rừng mà đại đội đang ẩn nấp, có một đám sương mù màu trắng đang phủ lên trên rìa cánh rừng khác. Và sau một lát nhìn rất chăm chú, Pa-ven mới phát hiện ra bóng người trong đám sương mù.

        — Chuẩn bị chiến đấu! — Không quay lại phía Pa-ven, trung úy nói nhỏ. — Đại đội mai phục ở đây, ở rìa rừng... Cho đại liên tới chỗ tôi! Phải thật nhẹ nhàng, bí mật! Thi hành đi!

        « Hừ, té ra là!...» Suýt nữa Pa-ven thốt lên. Các chiến sĩ vội   vàng lặng lẽ nắm xuống, trườn qua cây cối, chuẩn bị tư thế, lên đạn, để sẵn lựu đạn cạnh mình. Pa-ven cầm súng trường chạy lom khom tới cây bạch dương. Lúc này, anh có thể nhìn rõ kẻ thù của mình. Qua cánh rừng, chúng rẽ sang hướng trái đi theo đường chéo của một bãi trống tới khe hẻm Ni-cô-lin. Bọn Đức đi thành từng dãy dài lộn xộn. Chúng mặc ca pốt xanh sẫm, đội mũ sắt, đi ủng ngắn, còn những khẩu súng ngắn tự động mà chúng để ở giữa bụng trông từ xa giống như những con côn trùng lớn màu đen. Pa-ven đã mất đi cảm giác nặng nề và lúc này như được tiếp thêm sức mạnh, anh cảm thấy căng thẳng. Đảo mắt nhìn quanh, Pa-ven thấy nằm bên những bụi cây, dưới những cây thông, câv bạch dương là các chiến sĩ: Su-kin, Đru-giơ-nhi-cốp, ô-khốt-nhi-cốp, Bô-cốp và một số người nào đó nữa, với những lưỡi lê tuốt trần, những chiếc ủng dẫm nước. Mặt người nào người nấy đều rất căng thẳng và theo Pa-ven, chúng giống nhau một cách đáng ngạc nhiên. Chỉ có O-khốt-nhi-cốp tuy mắt vẫn không rời bọn Đức, song mỉm cười ngượng nghịu y như thể cậu ta đang nhìn một cái gì đó đáng xấu hổ mà lẽ ra không nên nhìn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2020, 09:05:34 pm »


        Trung úy ngồi trên chiếc cáng bên trái Pa-ven, đăm đăm nhìn thẳng về phía trước. Đôi tay anh phải chống giữa thân hình yếu đuối đã quá mệt mỏi nên lúc thì gập xuống, lúc lại run rẩy duỗi ra và có lúc anh hơi cúi xuống, lúc thì ưỡn ngực nhỏm đầu lên.

        « — Còn chờ gì nữa! Nào! Bắt đầu thôi!... » — Pa-ven khẩn khoản nhìn anh, nhưng trung úy vẫn không quay lại.

        Trong khi đó bọn Đức đã tới khe hẻm Ni-cô-lin. Đúng là ở đó đã ngập nước nên bọn chúng ùn lại trên bờ và giãn ra hai bên. Từ cánh rừng, mẩy chục tên mang súng máy cùng những hòm kim loại vuông đang đi tới. Lúc này Pa-ven chỉ cách đám người mặc ca pốt xanh đục này — có tới khoảng hơn hai trăm, cả mội tiểu đoàn không đây trăm rưởi mét. Những mệnh lệnh nghe không rõ vì đạn pháo át đi vọng tới tai Pa-ven: chắc là bọn Đức quyết định vượt qua khe hẻm. Anh lại đưa mắt nhìn đại đội trưởng, lúc này anh đang nhoài cả người tới chỗ anh. Pa-ven nhanh nhẹn nghiêng người tới và tuy không nghe rõ, nhưng anh hiểu được qua đôi môi mấp máy:

        — Nổ súng !

        Anh lùi lại một bước, hít mạnh một hơi đày không khí, nhìn sang những cây thông xanh, cây bạch dương trụi lá và gào lên:

        — Bắn! Bắn!

        Nhiều loại đạn nổ cùng lúc, khẩu súng máy rền lên một tràng rất dài, còn Pa-ven giơ khẩu súng trường lên, chân bước cả vào vũng nước bẩn ở phía trước, vội vàng lên đạn, bán hết trọn cả băng. Khi thay băng, Pa-ven nhìn thấy kẻ thù chạy tán loạn tứ tung, chen chúc, xô đẩy nhau và điều này làm anh vô cùng sung sướng, chác rằng, chưa kịp hiểu là bị tiến công từ hướng nào, bên bọn Đức lùi khỏi rãnh nước. Kẻ thì ngã xuống, xác chồng chất lên nhau, kẻ thì bò, gió thổi tung những tà áo ca pốt. Những đám khói xanh chập chờn cùng ánh lửa lóe lên giữa những cây thông giống như những túp lều xanh và những thân cây bạch dương khỏe mạnh bóng loáng. Pa-ven bóp cò, lúc này anh chẳng nghĩ đến điều gì khác ngoài việc làm sao bắn được nhiều hơn, bắn, bắn, bắn...

        Mỗi phát súng đều giật vào vai anh, mỗi viên đạn bay ra như một phần của cơ thể anh, làm cho kẻ thù khiếp đảm trong khoảnh khắc này. Một cái gì đó xào xạc ở xung quanh và một cành cây nhỏ bị mảnh chì tiện đứt rơi xuống đầu Pa-ven: ở một vài chỗ, bọn Đức đã bắt đầu bắn trả, nhưng anh hoàn toàn không nhận thấy điều này. Đôi mắt rực sáng lạ thường của anh dường như không nhìn thấy gì...

        Do bị tiến công chính diện bất ngờ, bọn Đức bị thiệt hại khá nặng. Ngay trong những phút đầu tiên của trận đánh, gần một phần ba tiểu đoàn của chúng bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tuy vậy, chúng vẫn còn ưu thế về số lượng và chúng đã chống trả mỗi lúc một mạnh hơn, Và điều đó có nghĩa là không được cho chúng trấn tĩnh, lách vào khe hẻm và tổ chức phản kích... Song chỉ sau này, khi trận đánh đã kết thúc, Pa-ven mới hiểu được nhiều điều xảy ra lúc này và anh nhớ lại người trung úy của mình với tấm lòng biết ơn và cảm phục.

        Khi thay băng đạn thứ hai, bỗng nhiên Pa-ven trông thấy trung úy đứng cạnh anh, chẳng vịn vào ai cả, tựa như có một sức mạnh diệu kỳ nâng anh dậy. Vung tay lên phía trước như định bắt một vật gì đó, khuôn mặt trắng trẻo với đôi mắt rực sáng long lanh hướng về phía Pa-ven, người thanh niên ấy gào lên. Và khi lắp băng đạn mới vào súng trường, qua những tiếng súng liên hồi, Pa-ven mới nghe được:

        — Tiến lên đi! Xông lên đi! — Trung úy hô.

        — Tiến lên! — Pa-ven gào to đến nỗi mọi người đều nghe thấy tiếng anh. — Tiến lên!

        Anh lao ra khỏi cây bạch dương và chẳng thèm cúi người xuống, chạy như bay dẫn dầu toàn đội. Một cảm giác khao khát nóng bỏng dâng lên trong người Pa-ven, y như những ngày hè nóng rực mỡ được nhảy vào bề nước lạnh. Bên trái và bên phải anh, mọi người vừa hò hét vừa chạy theo một hướng với anh, đất bắn bắn lên dưới chân họ, và một người nào đó ngã sóng soài trên bãi cỏ ướt. Song sự say mê của Pa-ven mỗi lúc một tăng... Chỉ có điều là không hiểu sao anh đã bắt đâu nhìn kém đi, một giọt gì đó từ hàng lông mày nhỏ xuống mắt anh và Pa-ven vừa chạy vừa lắc đầu.

        — Tiến lên! — Anh hô, từ trên  trán, máu chảy xuống khuôn mặt to, hiền từ, say sưa và hạnh phúc của anh.

        Không kịp ẩn nấp, bọn Đức lao tới cánh rừng nơi chúng xuất phát, sau đó một số lại quay trở lại khe hẻm. Theo mệnh lệnh của trung úy, các xạ thủ súng máy lao ra khỏi những cây thông và những khẩu súng máy đã chặn đứng con đường rút lui vào rừng. Lọt vào góc bắn nhỏ của hỏa lực không ngớt, những kẻ mịc áo ca pốt xanh đục lại bắt đầu ngã xuống.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2020, 09:06:56 pm »


        Còn lại một mình ở mép rừng, trung úy kịp nhìn thấy sự thất bại và cuộc tháo chạy của quân thù. Trên một mảnh đất bằng phẳng, xác chúng nằm ngồn ngang, những tên bị thương khẽ cựa quậy ở phía tay trái, một số tên chưa bị đạn chạy ẩn vào đám sương mù màu trắng ở bên phải. Chỗ khe hẻm Ni-cô-lm lẻ tẻ vang lên tiếng súng và lựu đạn. Tại đấy, một tốp lính Đức còn chống trả lại... Khi niềm say mê thắng lợi đã nguôi đi , người sĩ quan trẻ cảm thấy vô cùng đau đớn, anh ôm lấy thân cây bạch dương và đôi bàn tay cào vào những cành con, anh quỳ xuống đất.

        — A-a-a-a-a! — Vung khâu sủng trường quá đầu như vung quả chùy, Pa-ven gào lên tuy chẳng nghe thấy tiếng mình. Máu đã ứ lại, chập chờn trên hàng lông mi của anh và anh cỏ cảm giác tất cả xung quanh như đang bay lơ lửng trong màn sương hồng... Một khuôn mặt tròn với hàng ria con kiến, méo xệch vì khiếp đảm của tên lính đội mũ sắt, bất ngờ xuất hiện trước mặt anh, anh vội nện vào đấy một báng súng và bộ mặt với hàng ria mất đi... Pa-ven lấy tay áo lau trán như vẫn lau mồ hôi; bóng tối chập chờn mất đi và anh liền trông thấy Ê-go Trô-sin đang quần nhau vợi hai tên lính đội mũ sắt cách anh mấy bước. Trô-sin bận chiếc bành tô xám, dựa lưng vào thân cây, hai tay lia lịa đâm súng trường tuy không thành thạo nhưng rất nhanh. Một tên Đức mặc ca pốt đứt đây nịt, vung báng súng xông tới chỗ anh. Còn tên thứ hai vừa mới chạy đến và hắn vội vàng lên đạn súng ngắn.

        — Ê-go! — Pa-ven kêu lên và lao tới giúp bạn.

        — Pa-sca! — Giọng nói đứt đoạn ,của Trô-sin vọng tới tai anh. —  Để mặc-mình với nó...

        — Mình tới đây... Ê-go! — Vừa lao tới, Pa-ven vừa gào lên.

        Song chính trong khoảnh khác đó, Trô-sin cong hẳn người lại như bị bẻ gãy toàn thân và anh ngã gục xuống gốc cây: thằng Đức thứ hai đã bắn súng ngắn trúng anh. Tên lính với chiếc nịt bị đứt nhìn Pa-ven, thét lên và quẳng súng chạy. Pa-ven lao tới thằng Đức đã bẳn chết Trô-sin, những viên đạn bay vút qua mặt anh, sượt qua mũ lông. Anh đâm lê với một sức mạnh phi thường, đến nỗi chính anh cũng không đứng vững nữa và ngã khuỵu xuống. Máu từ trán lại chảy xuống mắt Pa-ven và bỗng tất cả lại chìm trong bóng tối.

        — Mình tới đây! — Lắc đầu đè rũ khỏi mắt cái quầng tối này, Pa-ven lại điên cuồng gào lên.

        Khi anh đứng dậy được và nhìn quanh thì chẳng còn mội ai sống sót ở gần đó cả. Ở phía trước, trên bờ khe hẻm Ni-cô-lin, các chiến sĩ đang chạy và ở nhiều chỗ, từng tốp, từng tốp người đội mũ sắt, mặc ca pốt xanh đang giơ tay lên khỏi dầu. Dưới gốc cây, Trô- sin không hề động đậy, dúm người lại chân co lên tận bụng...

        Mười lăm phút sau, những người còn lại của đại đội vừa áp tải tù binh vừa dìu những người bị thương và mang theo những người hy sinh vượt qua khe hẻm, trở về thành phố. Trung úy lại bất tỉnh, im lặng nằm trên cáng. Vừa đi, Pa-ven vừa nhìn những người đồng chí của mình. Có vẻ như làn đầu tiên anh mới gặp anh bạn thợ mỏ tập sự Ô-khốt-nhi-cốp mắt đen — Pa-ven cảm thấy khuôn mặt xám lại của anh ta rất mới lạ và dị thường ; như mới thấy người thợ mỏ A-nhi-xi-máp đang giải tù binh, Trê-kin và Mi-khai-lốp đang cười nói đầy vẻ kích động; nhìn anh thợ tiện Bô-cốp với biệt hiệu Va-nhi-a tóc xoăn, rồi đến anh thợ lò Su-kin với cánh lay quấn băng loang máu. Giờ này đây, tất cả những gì trước anh, cả từ những người công nhân chiến sĩ vừa đánh thẳng kẻ thù mạnh gấp tới bốn lần mình, đến bầu trời đùng đục như sà thấp xuống cái nơi họ vừa mới chiến đấu xong, nào mặt đất mềm sũng ướt đẫm nước mưa, mảnh đất mà họ đã giữ vững được cùng những cây liễu với cành tán lả lướt như những mái tóc buông xoã. Trong giờ phút này, tất cả đều như mơi lạ, như thể lần đầu anh mới được trông thấy chúng, hay nói một cách chính xác hơn là lại tìm thấy chúng. Lấy khăn lau trán, Pa-ven cười rất to, gào lên, vẫy tay...

        Đôi lúc như tỉnh giấc, Pa-ven chợt nhớ tới Trô-sin. Bên tai anh lại vọng lên tiếng kêu: « Pa-sca! Để tự mình giết nó...» — và vô tình anh rảo bước, như thể muốn thoát khỏi tiếng kêu này.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM