Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:00:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thành phố hòa bình  (Đọc 17061 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2020, 04:07:45 pm »


        Lê từ cửa sổ tới bàn, Bu-kha-xép vội vã thu xếp chai lọ bột màu để có chỗ uống trà.

        — Như các ông thấy đấy, tôi sống độc thân, — lão nói. — Tôi tự nấu ăn trên cái bếp kia... Theo kiểu bộ đội, không cầu kỳ. Các ông thông cảm nhé... Liệu có tiện cởi áo ra không, ông đưa tôi chiếc ca pốt của ông. — Lão ta nói với Bô-rít, rồi im lặng.

        E-vê-min-gơ lại im lặng ngắm nghía Bu-kha-xép: lão già luộm thuộm bận bịu keo kiệt với những người khách đột ngột của mình; khó có thể tin được là một thời nào đó lão ta đã mang quân phục sĩ quan. Chắc là trong tương lai cũng không thể mong đợi một lợi ích to lớn gì ở Bu-kha-xép. Lúc này E-vê-min-gơ nghĩ rằng, nếu đêm nay những người truy lùng Ni-ki-tin thình lình ập tới đây thì sự mất mát đối với những ai ngày mai tới thành phố này cũng không lớn lắm.

        — Nghe đây, ngài đại úy tham mưu trưởng! — Hắn gọi một cách vô lễ.

        Bu-kha-xép sợ hãi nhìn ra cánh cửa. Trong phòng này chưa có một ai gọi lão như vậy và câu nói bất ngờ kia làm lão choáng váng.

        — Ni-ki-tin sẽ ở lại nhà ông. Tôi cho rằng, các ông không buồn đâu. — Người khách của lão tiếp tục. — Tôi chỉ khuyên ông không cho hàng xóm của mình biết có Ni-ki-tin ở đây... Điều này có thể kết thúc không tốt cho chính ông.

        — Vâng, rất vui sướng, rất hân hạnh! — Bu-kha-xép nói.

        — Tôi đã đoán ràng ông sẽ không phản đối... Vả lại, cũng chỉ cần một đêm nay nữa thôi... Ngày mai, tôi cho rằng không chậm quá ngày mai đâu, quân đội Đức sẽ tiến vào thành phố của ông ..

        Sôi nổi hẳn lên, E-vê-min-gơ ưỡn thẳng người lên trên chiếc ghế bành và úp bàn tay vỗ vỗ thành ghế:

        — Ông sẽ không phải vẽ những bức tranh sơn thủy này nữa, —  hắn tiếp tục phát âm rất cứng cuối từ — ông sẽ hoạt động theo chỉ thị của bộ chỉ huy Đức.

        — Vâng, đúng thế, — Bu-kha-xép lẩm bẩm.

        — Ông chỉ còn ngủ một đêm cuối cùng trong cái boong ke này nữa thôi. Hai mươi mốt năm chờ đợi không phải là quá dài đối với ông, có phải thế không?

        — Rất đúng, hoàn toàn đúng, — Bu-kha-xép líu nhíu nói. Lão luẩn quẩn ở một chỗ, vô tình xoa tay lên áo vét như thể tìm cái gì đó trong túi ngực mình.

        — Ở đây có được an toàn không, ngài đại úy tham mưu trưởng ? Những ai ở bên cạnh đây? — E-vê-min-gơ hỏi.

        Nghĩ về những người hàng xóm của mình, Bu-kha-xép không trả lời ngay. Thật là kỳ lạ: lúc này không phải những xung đột nhỏ nhặt giữa lão với họ mà chính là vì phần lớn sự giúp đỡ đa dạng từ trước đến nay của những người này đối với lão làm lão ngột ngạt không chịu nổi... Đã không có gì có thể hòa giải giữa viên cựu đại úy tham mưu trưởng xưa kia với những người này chỉ vì theo một nguyên nhân đơn giản là lão phụ thuộc vào họ quá lâu và ghen tị với họ quá nhiều.

        — Những ai ở đây ? — E-vê-min-gơ nhắc lại câu hỏi. — Có đảng viên không ?

        — Làm sao lại không có được... Có đấy...

        Và Bu-kha-xép lại liếc nhìn cánh cửa. Tiếng dôi nạng nhẹ nhàng lộc cộc sau cửa rồi tiếp theo là tiếng gót giày.

        — Có thằng bé què kia nữa, tên nó là Gô-ga. Nó cứ quanh đi quẩn lại ở đây như thằng điên, — lão nói giọng gắt gay hẳn lên —  Và thằng bạn nó, Vô-lô-đi-a Chi-khô-nốp, lớn hơn một chút, kẻ đầu têu chính của chúng. Hôm nay nó chạy về nhà, ngôi sao đỏ trên trán. « Xin chào, — nó nói, — bác Mi-kha-in Mi-khai-lô-vích !». Ừ mày, tôi nghĩ!... — Đại úy tham mưu trưởng cởi cúc ngực áo vét. — Mẹ nó, Ôn-ga Chi-khô-nốp-va, chi ủy viên phân xưởng. Cả thợ vô tuyến điện, đồng chí Gút-cốp, đảng viên, đặt tạp chí...

        — Chắc là ông biết rõ không phải chỉ những người sống trong nhà này, — E-vê-min-gơ nói, — và ông sẽ giúp chúng tôi làm sạch thành phố này. Ông sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng, được phụ cấp và được cả thuốc lá nữa.

        « Còn phải nói về bảng thành tích nữa. Con quỷ sống quá lâu ! » —  Bu-kha-xép thầm nghĩ.

        — Không phải cho tôi, không phải cho riêng tôi... — Lão lẩm bẩm, lùi lại chiếc ghế đầu và nặng nhọc ngồi xuống.

        E-vê-min-gơ kéo cổ tay áo ca pốt, nhìn đồng hồ và với lấy chiếc mũ chào mào. Cần phải ra đi, mặc dù hắn không muốn rời khỏi căn phòng ấm áp này để mò mẫn trong đêm tối lạnh lẽo. Song ở nơi mà hắn định đến không một ai biết mặt hắn, còn giấy tờ và phiếu đi đêm đều rất hợp pháp. Ngủ lại đây, liều mạng trong giờ phút cuối cùng này, đối với hắn là quá nông nổi.

        — Tôi thấy anh ngồi không yên, — với cái nhìn dò xét từ dưới chiếc lưỡi trai, Ni-ki-tin càu nhàu nói to, không phải việc anh tới đó.

        — Nếu có điều kiện tôi rất vui lòng để anh đi cùng, — E-vê- min-gơ bình tĩnh trả lời, — nhưng ở đó, nơi tôi đến, anh không thể đến được. Còn ở đây không có điều gì đe dọa anh cả, có phải thế không, hả ngài Bu-kha-xép ?

        Hắn rời khỏi ghế bành, đội mũ chào mào và lấy hai ngón tay trỏ vuốt mái tóc vàng màu trứng gà của mình.

        — Xin đừng tiễn tôi, — hắn nói. — Những chi thị của tôi, ngày mai Ni-ki-tin sẽ nói cho ông biết. Mai là ngày chiến thẳng của chúng ta. Thường thường những ngày này có bận rộn hơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2020, 04:08:33 pm »


        Hắn đi ra cửa, chẳng ngoái cổ lại. Bu-kha-xép bước theo hắn, lòng đầy kinh hoàng, sau khi mở cửa để khách, ra, lão họa sĩ già bỗng nhiên lùi lại vì sợ gặp phải Gô-ga — rất có thể là lúc này vẫn còn ở trong hành lang.

        E-vê-min-gơ vừa ra khỏi, Bu-kha-xép liền khóa trái hai vòng cửa lại.

        — Thưa ông, ấm chè đã sôi! — Từ sau lưng hắn, giọng Ni-ki-tin ồm ồm vang tới. — Còn gì nữa, uống trà được rồi chứ?

        Bư-kha-xép vội vàng tới cửa sổ và tắt bếp. Đặt ấm chè lên bàn, lão chạy lại mở tủ, lấy đĩa bánh mì, hộp bơ và lọ mứt quả. Sau đó lão pha trà, lấy tay áo phủi những màu giấy các tông trên mặt bàn, rót trà vào cốc cho khách và cho mình, rồi ngồi xuống bên bàn nhưng chưa uổng vội.

        Lúc này viên cựu đại úy tham mưu trưởng có tâm trạng như của người ngà ngà say; khi thì nheo đôi mắt sâu hoắm, mí đỏ nhìn ánh đèn và cười bí ẩn, khi thì bật dậy định đi. đâu đó, hết đứng lên lại ngồi xuống. Lúc này trong tâm trí lão hiện ra những khuôn mặt khác nhau: ông quản trị nhà ở thỉnh thoảng có tối ngó đến lão ta, người công an ông gặp ở chợ vào chủ nhật vừa qua, chị mậu địch viên ở quầy bánh mì và ông già quét sân... Và một lần nữa, không phải lão ta nhớ đến những oán hận hoặc cảnh nghèo túng của mình, — nghĩ cho cùng thì lão sống không đến nỗi tồi so với nhiều người khác, thậm chí còn có tiền gửi tiết kiệm, — mà là nhớ tới những việc tử tế của người khác đối với lão. Tưởng tượng ra nỗi ngạc nhiên của tất cả những người này vào ngày mai và sau đó là nỗi khiếp sợ của họ, lão ta như say sưa và mất hết lý trí. Ông lão định báo thù không phải vì những việc ác độc, điều này ít ỏi đối với lòng căm thù của lão. Chính những việc tử tế này đã hun đúc nên lòng căm thù sâu sắc của lão ta.

        — Thưa ông, trà của ông là trà mồ côi! — Bu-kha-xép thoáng, nghe giọng buồn râu lè nhè của Ni-ki-tim — Được mỗi cái nóng, chứ không phải là trà.

        Hơ đôi bàn tay to béo trên tách trà còn bốc hơi, Ni-ki-tin vừa thổi vừa uống xì xụp, nước mắt tràn ra trên đôi mắt ốc nhồi, con ngươi màu xanh nhạt. Cuối cùng hấn cũng bỏ mũ lưỡi trai ra để lộ cái đầu cắt tóc ngắn với một mảng hói trên đỉnh hơi nhợt nhạt được tóc phủ qua loa.

        — Có nhiều loại trà, — vừa rót thêm vào tách cho mình, hắn vừa nói. — Có loại chè đen, chè tàu, chè mạn. Nhưng không có chè nào ngon hơn chè vàng cả, đúng là loại thượng hạng.

        Ni-ki-tin đưa bàn tay xoa trán lẩm tấm mồ hôi.

        — Ông bố tôi khi ngồi uống trà thường mang theo khăn mặt, —  hắn kể tiếp. — Chiếc ấm lò của chúng tôi loại đặc biệt có hai tầng. Có thể nói đây là loại ấm lò của giám mục. Thế mà đối với nhà tôi, nó vẫn còn thiếu, phải đổ thêm nước. Những người thích trà đến vậy đấy, thưa ông...

        — Càng giàu... càng giàu... — Bu-kha-xép lẩm bẩm. — Xin đừng .làm khách. Tôi sống theo kiểu độc thân.

        — Người ta bắt anh tôi uống trà từ ấm, — Ni-ki-tin lại lè nhè. —  Người ta nói chúng tôi là địa chủ phú nông. Thôi... Nhưng ai là địa chủ chính cống người đó không xòe năm ngón tay ra.

        Lại trầm ngâm với những mơ tưởng không thể tin được của mình, Bu-kha-xép không nghe hắn nói gì nữa. Tuy vậy, suy tưởng của lão không đi quá xa, chỉ giới hạn trong ngôi nhà lão đang ở và mấy đường phố lão thường hay quá lại, tới cửa hàng bánh mì, cửa hàng tạp phẩm để mua thuốc vẽ. Về bản chất, lúc này viên cựu đại úy tham mưu trưởng ấy chỉ mong muốn một điều — nỗi bất hạnh và chết chóc đến với những người hàng xóm của mình. Bởi vì họ có tất cả những gì mà lão ta không có, đó là tính tự chủ, tâm hồn trong sạch, cao thượng, trẻ trung. Họ tốt bụng ngay khi lão ta mệt lử người vì những ý nghĩ ác độc, họ hào phóng và nhiệt tình khi lão ta chẳng thích một ai. Hạ mình trước họ và ghen tị với họ, lão ta không hề mong muốn có được tất cả những điều này mà trái lại, lão muốn cướp đi của người khác những phẩm chất cao quý mà không bao giờ lão có thể có được.

        Cuối cùng Ni-ki-tin cũng đã uống xong trà, đặt tách xuống cởi cúc áo bành tô. Hắn lôi khẩu súng bắn pháo sáng giấu ở trong túi và đặt lên bàn. Người đỏ ửng mồ hôi lấy khẩu súng ngắn và băng đạn, hắn chậm rãi xem xét lại.

        — Chỉ có điều là tôi không có đường về! — Hắn buồn rầu nói. — Thưa ông, tôi đã say mê với việc làm của mình, hình như tôi đã thành thằng nghiện rượu mặc dù không biết uống. Tôi không thích rượu... — Hắn im lặng một phút. — Ông đã được uống chè Can-mứt chưa? — Hắn hỏi sau một lúc im lặng. — Khi ngồi tù ở đó tôi đã được nếm. Có thể nói tên gọi là chè nhưng lại giống nước xúp.

        Bu-kha-xép không trả lời: ngoài cửa có tiếng chân người cùng những giọng nói không phân biệt được.

        Lão đứng phắt dậy và kiễng chân đi ra cánh cửa. Nhũng bước chân xa dần theo hành lang : chắc là ai đó từ nhà máy trở về và cũng có thể từ hàm trú ẩn lên.

        — Chúng đi đấy, chúng đi... Tất cả đều là người ở đây. — Bu- kha-xép khẽ nói, môi hơi mấp máy.

        Khi ngoài hành lang, tất cả đã im ắng và lão ta đang nhìn quanh thì Ni-ki-tin vẫn mặc nguyên cả áo bành tô chân vẫn đi ủng, nắm quay ra trên chiếc giường của lão, hai tay khư khư đút trong túi áo.

        — Ông hãy quan sát để một việc đều êm đẹp trong khi tôi ngủ, — từ góc phòng hắn làu bàu. — Nếu xảy ra điều gì thì viên đạn đầu tiên sẽ dành cho ngài đấy! — Và sau một lúc lâu im lặng, hắn vừa ngáp, vừa nói líu nhíu: — thưa ông, chỗ ở của ông tồi lắm! Tuy rộng nhưng rất hôi hám!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 05:49:21 am »


3

        Dọn rửa và xếp xong bát đĩa, bà An-na vội vã đi làm, còn Na- ta-sa ờ nhà một mình. Trời sắp tối, Na-ta-sa vào phòng Pa-ven. Tất cả khung cảnh ở đây đều như gợi đến việc anh mới ra đi: chiếc blu dông treo trên thành ghế; trên mặt bàn, một chiếc khăn mềm phủ lên mấy cái cặp gì đó, bảng vẽ nằm nghiêng ở gần đầu giường, những mẩu giấy trắng ở góc...

        Bóng tối chạng vạng; chậu hoa đơn độc, thân cây thấp, lá to đã in hình đen sì lên cửa kính đẫm nước màu xanh sữa... Từ phòng bên cạnh vang lên tiếng chuông báo đều đặn của chiếc đồng hồ báo thức và sau đó trong nhà im ắng. Na-ta-sa nhíu mày lại, cố kìm những giọt nước mắt cứ chực trào ra; nỗi lo sợ cho Pa-ven và có nghĩa là cho chính mình, nỗi lo sợ đơn chiếc xâm chiếm lòng chị mãnh liệt chưa từng thấy.

        Song chỉ một phút sau, Na-ta-sa đã thầm đấu tranh kịch liệt với những gì đang đe dọa mình, chị như ráng sức cố xua đuổi mọi nỗi bất hạnh, không cam chịu bị khuất phục.

        Chị nhanh nhẹn đi trên sàn nhà kêu cót két, bước vội tới bàn, ngồi xuống rồi lại đứng phắt dậy. Quanh quẩn trong phòng vẫn chưa biết phải làm gì, nhưng chị không muốn mất thêm thì giờ nữa. Như một cái máy, chị vội vàng bắt tay vào việc dọn dẹp phòng Pa-ven, vắt khăn lên mắc áo, thu dọn bàn viết lại. Theo bản năng, Na-ta-sa muốn xua tan tất cả những gì gợi nhớ sự chia ly và nỗi bất hạnh. Ngay lúc đó, ý nghĩ bất chợt thoáng hiện trong đầu Na-ta-sa là, chị có thể không phải xa chồng, nếu chị có đủ can đảm. Kinh ngạc với ý nghĩ này, Na-ta-sa ngồi xuống ghế, hai tay ôm đầu và cứ ngồi yên như vậy rất lâu. Chị hồi hộp sợ hãi, cố gắng suy nghĩ thật sâu tất cả mọi điều... Lát sau trời đã tối hẳn, khung cửa sổ vuông vắn như tan ra và biến đi trong bóng đêm. Na-ta-sa cảm thấy tĩnh mịch trong ngôi nhà sâu lắng và dày đặc đến nỗi làm chị sợ hãi.

        Sau khi mò mẫm che cửa sổ, Na-ta-sa bật đèn, đi sang phòng bên cạnh và ở đó chị cũng làm như vậy. Chị như lên cơn sốt, mặt nóng, bừng. đồng thời, lần đầu tiên trong ngày, Na-ta-sa cảm thấy thoải mái sau khi đã lựa chọn và quyết định. Đây là lúc Na-ta-sa cần đến những kiến thức của lớp cứu thương mà chị đã được học từ dạo hè! Và nếu những người phụ nữ khác có đủ khả năng phục vụ trong quân đội, với những công việc như cứu thương, hộ lý, liên lạc, trinh sát, xạ thủ, thì theo chị, tất nhiên chị cũng hoàn toàn đảm nhiệm được nhiệm vụ của mình. Toàn thân Na-ta-sa run lên khi chị cố tưởng tượng cho mình những thử thách và gian truân mà người lính phải chịu đựng... Nhưng tại sao chị lại phải tránh xa những, thử thách này, trong khi tất cả những người xung quanh ngay cả như ông A-lếc-xây Grô-mốp, tuy đã già vẫn trở lại nhà máy, đã trở thành những chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ hạnh phúc của chị... Với tất cả lòng thành thật và nhiệt tình của mình, lúc này, Na-ta-sa muốn làm một người có ích cho mọi người, muốn làm một điều gì đồ giảm nhẹ bớt số phận quá khó khăn của họ. Đồng thời, Na-ta-sa muốn tìm cách nào đó để chuộc lại một cách nhanh nhất những gì mà chị đã mất. Được đứng cạnh Pa-ven, được luôn luôn trông thấy anh, được cùng làm một việc với anh thì dù khó khăn gian khò đến mấy chăng nữa, đối với chị vẫn là một điều sung sướng, là niềm hạnh phúc lớn lao trong nỗi bất hạnh. Nghĩ vậy, Na-ta-sa nóng lòng chờ đợi bà An-na đi làm về để báo cho bà biết quyết định của mình. Cũng cần phải biết xem nộp đơn xin gia nhập trung đoàn cổng nhân ở đâu và nói chung cần phải làm thế nào để đạt được điều này càng nhanh càng tốt. Quanh quẩn trong nhà, Na-ta-sa lúc thì ngồi yên độ một vài phút, lúc lại đứng dậy lượn quanh các phòng. Và chị có cảm giác hình như không hiểu sao đôi giàv cao gót của chị lúc này nện xuống sàn ngôi nhà trống trải lại có vẻ to hơn và đầy vẻ lo âu

        Dừng lại trước tủ gương giữa hai cửa sổ, Na-ta-sa cúi gần sát gương và soi mình với vẻ kỳ lạ hơn. Đôi má đỏ hây nhưng văng trán trắng trẻo với mớ tóc vuốt ngược ra sau lại có vẻ nhợt nhạt hơn, còn đôi mắt màu nâu thẫm long lanh đầy vẻ tò mò, ánh lên những tia lửa vàng. Lúc này, Na-ta-sa cảm thấy mình đẹp hẳn ra. Bằng những cử chỉ thành thạo, chị vuốt mái tóc, cuộn lại búi nặng ở sau gáy, áp mu bàn tay vào má như muộn xoa xoa nó. Hơi thở làm mờ mặt kính. Na-ta-sa lúi húi với cái gương, quan sát phản xạ của người phụ nữ trẻ, tuy eo lưng hơi béo một chút, nhưng người chị vẫn đẹp...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 05:49:40 am »


        Để làm một việc gì đó trong lúc đợi bà An-na về, Na-ta-sa lấy tập an bom ảnh nặng trịch, gáy bọc vải nhung trên giá sách xuống và giở ra xem. Ngay trang đầu là ảnh một cụ già đang mỉm cười hiền hậu với bộ ria chải ra hai bên theo kiểu Xcô-be-lép-xki đang nhìn qua khung giấy hình chữ nhật, như nhìn qua cửa sổ con. Tấm ảnh lâu đời đã phai màu, úa vàng vì năm tháng, và bỗng nhiên Na-ta-sa chợt nghĩ rằng ông cụ tổ từ thời xa xưa của nhà chồng đang mỉm cười và khuyến khích chị. Vô tình, Na-ta-sa cũng mỉm cười dù chị đã có quyết tâm với ý định của mình, nhưng lúc này vẫn rất cần sự ủng hộ và tán thành của người khác.

        Na-ta-sa thận trọng mở những tờ giấy dày mép đã úa vàng và trước mặt chị lần lượt hiện ra hình ảnh những người thợ thủ công râu ria, mặc áo gài cúc bên áo vét màu sẫm và những người phụ nữ mặc áo cánh bay bướm, váy dài, những chàng trai trẻ đội mũ lưỡi trai cứng màu đen và những bà cụ trùm khăn. Trên một tấm ảnh có nhóm đàn ông, một số mặc áo dài ngày lễ cổ cồn xếp hàng bên chiếc máy gì đó có vô lăng, A-Iếc-xây Grô-mốp trông trẻ hơn hiện nay khoảng ba mươi tuổi, nổi bật hơn hẳn những người khác. Trong một tấm ảnh khác đã phai màu, một người vai rộng, tóc bù xù, mặc tạp dề, tay áo xắn cao, đứng chống tay vào chiếc búa rèn cán dài. Thinh thoảng Na-ta-sa nhận ra nét giống nhau rõ rệt giữa những người to cao này với Pa-ven, nhưng trong nhiều trường hợp chị chỉ đoán được mức độ giống nhau huyết thống của họ. Những tấm ảnh của chính Pa-ven mà chị chưa được xem bắt đầu xuất hiện ở cuối an bom. Tim thắt lại, vui buồn lẫn lộn, Na-ta-sa ngắm kỹ tấm ảnh một thiếu niên tóc cắt ngắn, lưỡng quyền cao, môi dày, đeo huy hiệu Đoàn trên áo sơ mi kẻ ô và cái nhìn cởi mở hiền từ mà chị yêu quý đến như vậy. Sau đó chị nhận ra chồng mình, Pa-ven, trong đám thanh niên trẻ mặc may ô quần đùi chụp trên nền lưới bóng đá cao hơn hẳn giữa đội, hai tay ôm quả bóng trước ngực. Tất cả các chàng trai này đang cười vui vẻ và Na-ta-sa chợt có ý nghĩ rằng hôm nay các đồng chí xa xưa của chồng sẽ vui mừng đón chị vào hàng ngũ của họ. Nhiều tấm ảnh nhỏ, thư từ và biên lai được giữ lại ở cuối an bom giữa trang cuối cùng và bìa. Và ở đây, Na-ta-sa nhìn thẵy một ảnh chân dung của bố chồng, ông A-lếc-xây Grô-mốp cắt từ báo ra với hàng chữ đậm « Anh hùng lao động A.V. Grô-mốp».

        ...Bà An-na về nhà rất muộn: xí nghiệp may quần áo trẻ em, nơi bà làm việc đang khẩn trương sản xuất mặt hàng mới — áo ca pốt bộ đội và ngoài ra, đêm nay bà còn nhiều công việc khác. Ban ngày đã có nhiều người từ các thôn làng, và các khu công nhân chạy vào thành phố T. Theo đó là những tin tức đáng lo ngại nhanh chóng lan truyền;

        Từ xí nghiệp, An-na Grô-mô-va đi thẳng tới ủy ban đường phố của mình (như tên gọi cho thấy, lúc này những ủy ban như vậy đều được thành lập ở mỗi dường phó). Ở đây, những người phụ nữ hàng xóm đang sốt ruột đợi An-na tới và bà liền trao đồi những công việc khác nhau với họ.

        Theo quyết định của Hội đồng quân sự thành phố, nhân dân ngoại ô phía nam sẽ được chuyển tới khu Bờ sông và cần phải khẩn trương chuẩn bị việc tiếp nhận họ; sau đó là những việc quyên góp quà cho các chiến sĩ Hồng quân, phân công vá, giặt quần áo cho bộ đội... Thông thường, bà An-na luôn luôn bận rộn. Tuy bề ngoài có vẻ nghiêm khắc, khô khan nhưng dường như bà lúc nào cũng biết tạo nên một không khí tự tin với mọi người trong lúc này... Mãi gần nửa đêm bà mới ấn chuông ở thềm cửa nhà mình.

        Mệt nhoài vì đợi bà An-na quá lâu, Na-ta-sa vội vàng nói ngay cho bà biết quyết định của chị. Và chị rất ngạc nhiên khi thấy bà già vẫn lặng lẽ trước quyết định rất quan trọng của mình. Bà chẳng nói ra sự đồng tình mà Na-ta-sa chờ đợi và cũng chẳng tỏ vẻ phản đối gì, mà chi nói một cách chung chung.

        — Ở đây có nhiều phụ nữ xin gia nhập trung đoàn. Na-ta-sen- ca, cháu đã được học công tác hộ lý chưa?

        — Cháu đã học chút ít rồi... Và cháu sẵn sàng làm bất cứ công việc gì! — Na-ta-sa nồng nhiệt nói.

        — Thế còn gì nữa, cháu còn trẻ, sống tự lập... — Bà An-na tiếp lời và dường như cho rằng, ý định của cháu dâu mình chẳng có gì quan trọng lắm nên bà liền nói sang chuyện khác.

        Theo lời bà, trong thành phố vẫn còn yên tĩnh, mặc dù bọn Đức đã chiếm được làng Mới. Ở rạp chiếu bóng trên phố Xô-viết vẫn còn chiếu bộ phim «Sốt-xơ», các cửa hàng vẫn đóng cửa đúng giờ quy định và khi đi làm về qua nhà máy chế biến bánh mì, bà thấy ca đêm vẫn làm việc. Thật ra, ở khu bãi trống Pô-pốp, cạnh mấy nhà tắm cũ đã có tiếng súng nổ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 05:50:12 am »


        Bà An-na chỉ nói qua về những điều này trong vài câu ngắn gọn bẵng một giọng trầm thấp. Vừa kể bà vừa bước những bước dài, nhưng không vội vã vào trong phòng để chuẩn bị cốc chén uống trà. Thân hình cao, thẳng, bà mặc áo cánh xa tanh đen rất phẳng làm nhô lên đôi vai xương xẩu. Khuôn mặt đàn ông với lưỡng quyền cao của bà vẫn giữ nguyên vẻ, kín đáo thường ngày. Na-ta-sa đứng bên bếp, chắp tay sau lưng, vẫn nghe với vẻ chểnh mảng. Chị đang bực mình trước thái độ thờ ơ của bà An-na đối với một việc theo chị rất quan trọng, gần như là anh hùng. « Giọng nói gì mà cứ như ra-đi-ô hỏng ấy!—Nhìn bà cô già nua, Na-ta-sa bực dọc thầm nghĩ. — Và sao mà kể về mọi chuyện bình thản đến thế, như thể chẳng có một tí gì là sự thông cảm cả!».

        Bà An-na đi vào bếp, đặt ấm lên đun rồi quay trở lại và chỉ lúc này mới ngồi nghỉ bên bàn.

        — Nào Na-ta-se, chúng ta sẽ uống trà và sẽ thảo luận tất cả mọi điều. — Bà nói.

        — Cảm ơn cô, cháu không uống đâu. — Na-ta-sa nói.

        Chị ngồi xuống chiếc ghế dài thấp bên bếp lò, hai tay ôm chân và tì cằm lên đâu gối.

        — Thật không may cho cháu, — chị phàn nàn. — Cháu đã tới đây mà chỉ được gặp Pa-ven có nửa giờ.

        — Na-ta-sen-ca, sao cháu nôn nóng vậy. Tuồi trẻ nên tự tôi luyện, sau này có lợi đấy. — Bà già nói và im lặng một lát, bà báo tin. — Lại có tàu đi Mát-xcơ-va. Người ta nói đường bị hỏng nhưng bây giờ đã chữa được rồi. Và tôi còn nghe được nhiều người nói điều này, hình như đã có lệnh,..

        — Cháu rất thèm được như cô, cô An-na Va-xi-li-ép-na ạ! — Na-ta-sa ngắt lời bà. — Sao mà cô bình tĩnh đến thế, chẳng cái gì làm cô lo lắng cả!

        — Tôi ư ? — Bà già lại im lặng ngẫm nghĩ lời cô cháu dâu. — Na- ta-sen-ca, tôi luyện cho mình tính bình tĩnh từ khi còn con gái. Còn sau đó chủ yếu tôi luôn sống trong nỗi lo sợ.

        Na-ta-sa ngạc nhiên nhìn bà An-na như thể hoài nghi tự hỏi rằng người đàn bà sáu mươi tuổi giống đàn ông từ vóc dáng đến giọng nói trầm trầm này một thời gian nào đó cũng đã từng là con gái ư ?

        — Cô... — Chị thốt lên với vẻ nghi ngờ dù đã vụng về cố giấu. —  Cô cũng lấy chồng à?

        Bà già khẽ nhếch mép cười.

        — Tôi có phải là người con gái cuối cùng đâu. — Bà chậm rãi trả lời. — Thể lực cũng như sức khỏe của tôi phải bằng ba người. Tôi rất dẻo dai, có khả năng làm mọi việc: nào nấu ăn, giặt giũ, khâu vá. Như vậy đấy! Bố tôi, nói theo cách khác là ông nội Pa-ven vẫn là thợ tiện. Thế là tôi theo ông học nghề. Và mặt mũi tôi trông cũng trắng trẻo, sạch sẽ...

        — Không phải vậy đâu, cô An-na Va-xi-li-ép-na ạ, cô không hiểu ý cháu. — Na-ta-sa vội nói, mặt đỏ nhừ và để làm dịu vẻ bối rối của mình, chị hỏi: — Thế chồng cô là ai?

        — Là công nhân chứ còn là ai nữa?... — Hình như bà già bỗng chăm chú nhìn đôi bàn tay nâu nâu khá to, đã gầy hơn trước với những khớp xương nhô lên đang đặt trên bàn và trầm ngâm nói. —  Ông ấy với A-li-ô*sa, bố Pa-ven là bạn cùng tuổi.

        — Chắc là anh trai giới thiệu hai người phải không? — Na-ta- sa hỏi.

        — Đúng là anh A-li-ô-sa. — Bà già thú nhận. — Hai người cùng làm việc ở một phân xưởng

        Nhanh nhẹn rời ghế dài Na-ta-sa ngồi vào bàn — câu chuyện đã làm cho chị hứng thú,

        — Và mọi việc xảy ra như thế nào? Cô kể đi, cô An-na Va-xi- li-ép-na ! — Chị khẩn khoản nài nỉ.

        — Tôi kể cho chị cái gì được nhỉ?... Tất cả mọi việc của chúng tôi đều là chuyện thường tình. — Bà già trả lời.

        — Thường tình như thế nào cơ ? Nhưng cháu yêu cầu cô đấy! —  Na-ta-sa nói và vô tình mỉm cười với ưu thế của tuổi trẻ trước tuổi già.

        Lần này bà ỉm, lặng khá lâu, khuôn mặt với lưỡng quyền cao bị khuất bóng chao đèn treo trên bàn trở nên kín đáo không sao hiểu nổi.

        — Mọi việc xảy ra như thế này, Na-ta-sen-ca ạ! — Cuối cùng bà nói. — An-đriu-sa của cô thương cô, còn cô thì không bông đùa với lòng thương và sự âu yếm. Mẹ cô mất đi khi cô và A-li-ô-sa chưa đầy mười tuổi và cô chỉ nhớ hình ảnh bà một cách láng máng như nhìn qua sương mù. Ông bố lại là người cau có và ít nói. Cứ mỗi lần về nhà, ông vứt mũ cát-két xuống bàn và nhìn cô — một đứa trẻ con nhút nhát — thế là tay chân cô như rụng rời cả ra. Thế đấy... ông là một người to lớn, có thể nói là một lực sĩ nhưng cung hay phung phí sức lực của mình. Nếu cháu biết được là: dạo đó người ta phải làm việc ở nhà máy mười bốn tiếng đồng hồ liền, còn sau khi về nhà lại gia công tiện vòi nước. Thế là trong một thời gian ngắn, cô và A-li-ô-sa chỉ có một mình. Nghĩa là cô thì trông coi việc nhà, còn ông ấy nhận lấy địa vị của người bố...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2020, 05:50:35 am »


        Giọng nói đàn ông ồm ồm của bà vang lên đều đặn đến nỗi có cảm giác như thể bà không nói về mình, mà về một người đàn bà xa lạ nào đó và số phận của người ấy ít được bà quan tâm.

        — Về, A-li-ô-sa, về ông anh trai ấy thì cô không có một điều gì chê trách cả, — bà tiếp tục. — Cô nhớ lần nhận kỳ lương đầu tiên của mình, ông ấy mua cho cô chiếc lược sừng, một đôi giày cài khuy; bây giờ thì người ta không đi giày ấy nữa. Về sau, bao giờ ông ấy cũng chăm nom để cho quần áo, giày dép của cô được đàng hoàng. Dĩ nhiên chỉ có điều cô hay nghe thấy ở ông ấy những lời ít ỏi: « Đưa đây », « íMang lại đây », « Xúp cải đỏ của cô không muối...». A-li-ô-sa hơn cô tám tuổi và tính tình giống bố hoàn toàn. Thế đấy! Còn với anh An-đriu-sa, chồng cô ấy, có thể đây là lần đầu tiên trong đời cô nói chuyện với cháu đấy... Và hình như lập tức cô thấy ấm lòng hẳn lên. Đúng vậy, ông ấy thương cô. — Bà An-na ngừng nói, đầy vẻ tin yêu.

        — Thế cô sống với chồng có được lâu không? — Na-ta-sa hỏi nhỏ.

        — Lâu không à? Không, không lâu... Tất cả chỉ có một năm hai tháng. — Bà An-na nói.

        Na-ta-sa im lặng, không muốn hỏi thêm nữa.

        — Vào năm một ngàn chín trăm linh năm, khi ở đấy nổ ra cuộc bãi công lớn, bọn hiến binh đã bắt An-đrây và A-li-ô-sa đi. — Ngẫm nghĩ một lát, bà An-na bình tĩnh nói. — Sau một thời gian ngắn chúng nó thả A-li-ô-sa ra, còn chồng cô, ông ấy là ủy viên hội đồng công nhân, chúng nó đưa ông ấy đi... Thế đấy!

        Ngồi thẳng lên, hai tay để trên đầu gối, Na-ta-sa kinh ngạc nhìn bà già.

        — Chắc là ấm nước của cô sôi rồi! — Bà nói.

        — Cô cứ ngồi đi. Cháu xem cho. — Na-ta-sa thốt lên và nhanh nhẹn đứng dậy.

        Na-ta-sa cầm ấm nước sôi quay lại và đặt lên chiếc vòng sắt. Một hồi sau, chị lại chăm chú nhìn bà già rót trà vào chén. Người đàn bà nghiêm khắc này, tính tình lạnh như đá, vẫn còn là một bí ẩn đối với chị.

        — Và từ đấy về sau, cô không được gặp chồng nữa ạ? —Na- ta-sa không kìm nổi, lại hỏi.

        — Cả một năm trời cô chạy vạy ở sở cảnh sát và may quá có người làm văn thư, đúng là một tấm lòng vàng, chỉ nhận có ba rúp để nói cho cô biết là chúng nó đưa An-đrây đi đâu. — Bà An-na nói. — Sau đó nhận được thư của ông ấy: hãy chờ đến khi tôi ra khỏi tù. Ừ, thôi được! Cô đợi tám năm... Trong khi đó, một nỗi bất hạnh đến với A-li-ô-sa là, vợ ông ấy, chị Ô-len-ca một người đàn bà đẹp có, một không hai, một tâm hồn trong sạch đã nằm xuống và không bao giờ sống lại. A-li-ô-sa buồn bã trở nên rượu chè, chẳng thèm đoái hoài đến thằng nhỏ nữa. Pa-sa lại đến tay cô. Trong chính thời kỳ này, chúng tôi rất cùng cực, nghĩ lại mà phát sợ lên được! A-li- ô-sa khục khặc với chủ và lập tức nó cho thôi việc. Còn lúc đó mà thất nghiệp, chắc cháu đã đọc sách biết về chuyện này, nếu anh đã mất việc thì dù có ra đi với một số tiền chăng nữa cũng không làm sao sống nổi. Dù sao cũng không thể sống phè phỡn bằng nỗi đau khổ của người khác được — ai cũng biết điều này. Thời kỳ ấy cô đến làm thuê cho các gia đình kỹ sư: giặt quần áo, lau sàn nhà và bằng cách đó nuôi cả ba người. Và khi A-li-ô-sa hoàn hồn lại, cô lại nhận được giấy báo từ Xi-bia...

        Bà già im lặng, đôi môi nhợt nhạt của bà mím lại.

        — Chồng cô mất phải không?—Hạ thấp giọng, Na-ta-sa hỏi.

        — Chúng tôi không gặp được nhau. Chúng giết ông ấy ở đó. —

        An-na trả lời, giọng khản đặc. — Ông ấy nghiêm khắc, không biết sợ trước chân lý...

        Lần này Na-ta-sa đã nhìn bà với một vẻ sợ sệt pha lẫn nỗi thông cảm, lòng biết ơn và sự khâm phục của mình. Trước đây, chị đã nghe Pa-ven nói anh chịu ơn bà cô rất nhiều, nhưng cụ thể về bà thì anh còn kể quá ít! Na-ta-sa nghĩ, không hiểu sao trong an bom gia đình, chị không tìm thấy một tấm ảnh nào của bà An-na. Tuy vậy, người đàn bà ngồi trước mặt chị hình như đã chuyền sang mình tất cả ý chí kiên cường hiếm có của dòng họ công nhân và là linh hồn chính của cái gia đình này.

        — Na-ta-sen-ca, chè của cháu nguội mất kìa! — Bà già nói. — Cho đường vào!

        Ngoài cửa có tiếng gõ khẽ, yếu ớt và bà ngầng đầu nhìn, tiếng gõ lặp lại: có ai đó đang gõ cửa sổ che rèm quay ra phố. Bà già đặt tách xuống và đứng lên mở cửa.

        Phút sau, một bà béo phị bước vào hay đúng hơn là thình thịch ùa vào. Đầu choàng khăn, mặc áo vét len đan có túi chéo.

        — Bác An-na, bác nghe thấy không, — bà ta cao giọng hỏi và thở dài. Cái miệng nhỏ, chúm lại như miệng trẻ con để hít không khí. — Bác có nghe thấy không? Bọn Đức đã đến làng Mới! Bây giờ bác nói được gì nào : chúng ta sẽ chết hay sống?

        — Trước hết bà cứ ngồi xuống và thở đã. — Bà An-na nghiêm giọng nói. — Hãy làm quen với nhau đã, đây là...

        Bà khách, sau khi đã chào hỏi Na-ta-sa và mặc dù có vẻ chưa hết lo nhưng dù sao cũng tạm quên đi một lúc.

        — Thế ra là chị đấy !...— Vừa nhìn Na-ta-sa. bà vừa kéo dài giọng. — Chúng tôi cứ nghĩ là Pa-ven sẽ chọn cho mình cô vợ ở Mát- xcơ-va để làm cho các cô gái ở đây bực mình đấy ! Chúng tôi ở gần đây, hàng xóm láng giềng với nhau...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2020, 10:49:07 am »


        Bà lại tỏ vẻ lo lắng buồn phiền, lắc đầu vẻ đau khổ và nặng nè chuyển sang chiếc ghế bên cạnh. Chiếc khăn vuông tuột xuống bả vai để lộ mái tóc chải mượt được búi lại cẩn thận ở ngay đỉnh đầu.

        — Chân tôi không đứng nổi, bà An-na à! — Bà phân trần như để bào chữa.— Ban ngày tôi đi đứng không đến nỗi nào, nhưng ban đêm sao mà đau nhức thế, không thể nào ngủ được. Nước mắt ngắn, nước mắt dài nhưng vẫn cứ nhỏ giọt. Tôi vừa nằm vừa khóc, còn tim thì cứ như bị ai siết chặt lấy, xoắn lại và kéo bật nó ra. Tôi ngẫm nghĩ mãi, làm sao đủ nuôi bốn miệng ăn nếu cứ càng ngày càng yếu đi như thế này.

        — Ông An-tôn Ti-mô-phê-ê-vích có khỏe không? Lâu nay cỏ gặp ông ấy không? — Bà An-na lên tiếng hỏi.

        — Sớm nay vừa tiễn ông ấy ra trận địa... Ông ấy nổi cáu nói: thà cứ nói rằng bọn Đức như thế kia, còn chúng ta thì như thế này, bà cứ quẩn lấy chân tôi, cứ như bức tường án ngữ lấy tôi! Chính bà cũng biết đấy, ông ấy là người ham mê...

        — Này chị Vác-va-ra. thế còn chị cũng định chết đấy phải không ? —  Bà An-na hỏi. — Bà có người che chở như vậy mà cứ mất ngủ...

        — Nhưng mỗi năm ông ấy lại mệt yếu đi trông thấy! — Bà ta than vẫn.

        Cái đầu nhỏ nhắn của bà không cân xứng với cái cằm lưỡi câu, ngẩng lên và ngửa về sau, tạo cho bà một vẻ kiêu căng không hợp chút nào với giọng nói của bà. Như một cái máy, những ngón tay mập mạp vân vê góc khăn vuông.

        — Ông ấy là thợ hiệu chỉnh bậc nhất đấy, ai cũng công nhận như vậy. — Bà tiếp tục khoe, còn nếu làm người lính thì sẽ ra sao? Được cái can đảm và chỉ sợ một điều là, nhỡ ra ông ấy đánh vỡ mất cặp kính cận rồi vấp ngã và chẳng trông thấy thằng Đức xông tới mình, thế là bỏ mạng như chơi.

        — Nhưng mà ở đó không phải chỉ có một mình ông ấy... Các đồng chí phải có trách nhiệm giúp đỡ ông, chỉ bảo cho ông ấy biết cần phải làm gì và làm như thế nào...— Bà An-na thong thả giải thích. — Còn bà, nếu quá lo xa thì mua cho ông ấy đôi mắt kính khác, đề phòng bất trắc xảy ra...

        — Tôi cũng đã nghĩ như vậy... — Người đàn bà đáp nhưng chưa nói hết câu.

        Bỗng nhiên ở phòng ngoài có tiếng chuông réo dồn dập, có ai đó đang ấn vội nút chuông.

        — Ái chà, sao mà nóng vội thế! — Bà An-na nói, vẻ không bằng lòng nhưng cũng lanh lẹn ra mở cửa.

        Then cửa kêu lên, từ hành lang vọng lại những bước chân vội vã và một giọng gay gát như cãi nhau:

        — Ôi, ở ngoài phố tối thế, như ở trong rừng ấy! Chúng cháu chỉ phiền bác một phút thôi, bác An-na Va-xi-li-ép-na ạ! Có một việc nhờ bác...

        Một phụ nữ trẻ, khuôn mặt tròn, đôi má ửng hồng, tóc buộc đuôi sam đứng bên ngưỡng cửa. Chị lướt nhìn căn phòng, đôi mắt nheo lại vì ánh sáng. Người khách mới mặc chiếc váy bó ở đầu gối, đi ủng cao su, bộ ngực nở nang lộ rõ qua chiếc áo bông quân phục chỉ cài có hai khuy dưới.

        — Mọi người đang uống trà đấy phải không? — Chị nói với giọng tựa như nhìn thấy trong việc làm này một điều gì đó đáng chê trách. — Thôi cháu không vào nữa đâu, không có cháu lại phải tháo ủng ra, đây là cả một vấn dè...

        Chị đứng sang một bên và thêm một cô gái nữa khẽ bước vào phòng. Na-ta-sa ngạc nhiên, say đắm nhìn thân hình thon thả, mặc dù vóc người khá cao nhưng cô gái này đẹp một cách hiếm có. Khuôn mặt trái xoan, với những đường nét cân đối của cô dường như hơi tái xanh bởi chiếc khăn lụa đen trên đâu, hàng lông mày gần như thẳng tắp cao tới tận thái dương và hơi lượn xuống ở phía dưới. Song Na-ta-sa đặc biệt ngạc nhiên trước đôi mắt cách nhau hơi dài với màu xanh da trời trong trẻo, với vẻ hoài nghi pha nét buồn rầu của cô gái đang nhìn chị...

        Bà An-na giới thiệu cháu đâu mình với những người khách và chị phụ nữ tóc buộc đuôi sam đang quan sát Na-ia-sa từ đầu đến chân.

        — Chị đến với chúng tôi thật không đúng lúc. — Na-ta-sa nói. —  Ai xui chị làm việc này thế?

        — Tồi là Bô-cô-va, — chị ta nói rất nhỏ. — Chồng tôi là Bô- cốp, chắc chị đã nghe nói rồi phải không? Bây giờ anh ấy đang ờ cùng với Pa-sa.

        — Tất nhiên là tôi được nghe rồi!... Như vậy chị là Ma-ri-na Bô-cô-va! — Na-ta-sa thốt lên. Chị thực sự vui mừng mặc dù hầu như chẳng biết gì về Ma-ri-na Bô-cô-va lẫn chồng chị ta. Song anh ấy đang ở cùng một trung đội với Pa-ven nên Na-ta-sa cảm thấy chỉ cần một điều này thôi cũng đủ đề chị và Ma-ri-na coi nhau như những người bạn gần gũi.

        — Thật là may chúng ta lại gặp nhau! Thật tuyệt! — Chị nói to.

        Song Bô-cô-va im lặng, cố mỉm cười và vẫn chưa hiểu cuộc gặp gỡ của họ có gì là may mắn.

        — Ma-rin-ca, lâu rồi bác không nhìn thấy cháu đấy nhé! — Bà

        An-na nói và nhìn khách với vẻ hài lòng. — Nào, ngồi xuống đây, cô vợ bộ đội, hãy kể đi... xem nào... Một mình cháu bây giờ xoay xở ra sao ?

        Giữ mép khăn lụa sát cằm, Bô-cô-va ngoan ngoãn ngồi xuống ghế.

        — Như thế là cháu lại đi làm ở xưởng. Na-xchi-a nhận cháu về đấy... Chỉ tội cháu làm không được nhiều...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2020, 10:49:41 am »


        Hình như chị cố kìm nước mắt; hàng lông mày thanh tú nhíu lại và cảm giác run sợ của chị mỗi lúc một mạnh hơn.

        — Tại sao lại thế ? Hay là không quen nai lưng ra làm phải không? — Bà An-na hỏi.

        Song trên khuôn mặt bướng bỉnh của bà lộ vẻ hơi ngạc nhiên, giống như khi người ta quan sát một cái gì đó thực sự thú vị: hoặc ngâm nghía một cây non vừa mọc, hoặc con bồ câu đang bay lượn trên bầu trời, hay là nghe chim hót.

        — Các chị uống trà nhé, vẫn chưa nguội đâu! — Nữ chủ nhân mời — Thế các chị có việc gì cần tôi nào?

        — Đấy là do Ma-ri-na mách cháu. — Người khách tóc buộc đuôi sam nói. — Cô ấy nói: chúng mình chạy đến nhà Grô-mốp đi, bà An-na sẽ không từ chối đâu.

        Chị ta vẫn còn đứng nguyên ở cửa, nhưng bỗng nhiên lại kẻo ghế đến cạnh mình, ngồi phắt xuống và định tháo ủng ra

        — Thật đúng là một cực hình với nó! — Chị bực bội nói. —  Cả ngày cứ phải chú ý đến nó: nào xỏ vào rồi lại tháo ra.

        Hơi cúi người xuống, hai tay chị nắm lấy ống ủng, vẫn không hết giọng bực bội, chị báo tin rằng nhiều người đang rời khỏi thành phố và ngày mai bọn Đức sẽ tới đây.

        — Xe tăng bọn Đức lúc thấy, lúc không, — chị lanh lảnh nói, đôi mắt cứ ánh lên. — Người ta nói, đứng trên tháp ở nghĩa địa có thể  nhìn thấy chúng. Thế là cháu và Ma-rin-ca... — Chị đưa mắt nhìn Na-ta-sa. — Tóm lại, chúng cháu cũng sẽ không ở lại.

        Chị đứng lên, người đỏ rực, một mớ tóc rơi ra từ đuôi sam. Chị vứt đôi giày vừa tháo của mình ra cửa.

        — Một việc rất hệ trọng muốn nhờ bác, bác An-na Va-xi-li-ép- na ạ! — Chị nói tiếp, tay xoa xoa gót giày đi trong nhà. — Cháu đã nhét đầy cả một tầng ngầm khoai tây cho ông bà cháu đủ để hai người dùng trong suốt mùa dông này. Nếu có điều kiện nhờ bác thỉnh thoảng lại thăm hai cụ, xem các cụ cần phải làm gì và làm như thế nào...

        — Chị cũng đi đấy à? — Bà An-na hỏi lại. — Thôi, biết làm sao được... Nếu chị không bận công tác gì ở thành phố thì cứ đi đi.

        Kéo ghế ngồi sát vào bàn, chị vội vàng vừa uống trà vừa cắn đường nhai rào rạo...

        Từ nãy đến giờ vẫn im lặng, người khách đầu tiên bất ngờ òa khóc. Những giọt nước mắt tràn đầy đôi mắt nhỏ màu xanh, từ từ lăn xuống tạo nên những đường ngoằn ngoèo, trên đôi má mập của bà, cái miệng chúm chím, mấp máy như môi trẻ con.

        — Thôi đi! Vác-va-ra! — Bà An-na gât.

        — Chúng tôi biết làm sao bây giờ "... — Người đàn bà nức nở nói. — Một mình tôi trông những bốn đứa... Tôi biết đưa chúng đi đâu được cơ chứ?...

        Đàn bà cử lấy nước mắt là xong tất, còn đàn ông thì lấy máu, — người khách có tên gọi là Na-xchi-a bực bội nói. — Nhà tôi viết cho tôi, tôi biết .. Ở đấy chúng nó chém họ như lưới hái chém cỏ...

        — Tôi rất lo cho Va-nhi-a. — Tuy giật mình nhưng không ngước mắt lên, Ma-ri-na nhỏ nhẹ thú nhận. — Khi chia tay, trông anh ấy mà không nhận ra nữa... Chẳng nói được một lời nào...

        — Anh ấy thương yêu cậu vô cùng, thậm chí như người mất trí ấy! — Na-xchi-a chê trách chồng Ma-ri-na.

        — Tôi cũng chẳng biết làm thế nào để yên lòng anh ấy... Tôi chỉ biết nói: em sẽ chờ anh, Va-nhi-a, mắt em sẽ luôn hướng về nơi anh chiến đấu...».

        Dường như ngượng ngùng về sự cởi mở của mình, Ma-ri-na cúi đầu và thắt chặt hơn chiếc khăn quàng trên vai.

        — An-tôn Ti-mô-phê-ê-vích của tối đã ngoài năm mươi. —  Người khách đầu tiên than vẫn. — Ông ấy thừa can đảm, nhưng sức lực thì đã cạn rồi.

        — Va-nhi-a của chị thì hơi nóng nảy đấy! — Na-xchi-a nói. — Nhà tôi cũng vậy: tính tình nóng nảy, ít biết kiềm chế.

        Lúc này họ nói với nhau như thể không phải nói về các ông chồng của mình mà tựa như nói về những đứa trẻ lớn nhưng không được sáng ý cho lắm. Hình như Na-xchi-a biết cặn kẽ tất cả những gì quan trọng mà các ông chồng của họ tuy đã già dặn rồi nhưng vẫn tối dạ, không tài nào nắm chắc được.

        Uống hết chén trà, chị đẩy nhanh cái tách ra xa, làm chiếc thìa kêu lẻng xoẻng.

        — Cảm ơn bác đã cho uống chè rất ngon. Chúng ta đi thôi, chị Ma-ri-na!... Kẻo những người đi tuần tra trên phố trông thấy họ lại hạch sách. — Bỗng nhiên, chị ta bực tức và kêu lên. — Dù sao tôi cũng giận đàn ông lắm... Đặc biệt là những người lính. Nào, ngày mai tôi biết chạy đi đâu, đi đâu cùng với Ma-ri-na, với bà chị ngớ ngẩn này? Khắp nơi đều vắng tanh như thế này! — Đôi mắt chị ta ánh lên long lanh trên khuôn mặt đỏ hồng. — Chúng ta là những người không biết giận lâu, đấy mới là điều bất hạnh! Còn bây giờ nếu có một anh lính nào cứ thử đến với tôi dù là vị thiếu tướng đi nữa, tôi cũng nói toạc móng heo với họ tất cả! Thôi vĩnh biệt An-na Va-xi-li-ép-na! Có thể bác cháu ta không gặp nhau nữa đâu. Ôi, cuộc sống đã qua rồi!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2020, 10:50:10 am »


        Đứng phắt dậy khỏi ghế khi Na-xchi-a gọi mình, Ma-ri-na bối rối nhìn bà An-na Grô-mô-va. Đôi bàn tay bọc trong tấm khăn lụa đen hơi cử động và vẫn cứ nắm chặt đường viền chiếc khăn quàng.

        — Cô nói gì lạ vậy! Sao lại không còn gặp nhau nữa! — Chị lẩm bẩm nói.

        — Na-xchi-a, cô bỏ cái giọng ấy đi! — Bà An-na nói, giọng trầm trầm vang khắp phòng. — Cô là ai vậy, tôi không hiểu nổi?

        — Ai là thế nào? — Na-xchi-a ngạc nhiên. — Bác không nhận ra cháu phải không?

        — Tôi không thể nào nhận ra cô nữa đấy! Cô là một nữ công nhân mà!

        An-na không thay đổi tư thế của mình: bà ngồi thẳng, hai tay khoanh trên bàn, khuôn mặt xương xương khuất sau bóng chao đèn trông, vẵn nghiêm khắc bình tĩnh.

        — Tôi không được cái may mắn là sinh con đẻ cái. — Đúng như vậy. — Bà nói to, chậm rãi. — Nhưng tôi cũng đã chăm sóc nuôi nấng một con người... với đôi bàn tay này... — Bà xòe lòng bàn tay chai sạn màu vàng nhạt của mình ra. — Tôi đã tắm rửa cho thằng bé, bón cho nó từng thìa xúp... Và lúc còn nhỏ, nếu có gì không may xảy ra với nó, nó chạy tới ai ? Tới tôi... Có thể, tôi hiểu Pa-sa rõ hơn là nó hiểu nó, dù cho ngày nay nó đã lớn và đã trở thành kỹ sư đi chăng nữa! Tôi thay mẹ nó và chính tôi cũng nương nhờ nó. Tôi cũng là người đàn bà giống như tất cả các chị. Chỉ có điều là trông tôi nghiêm nghị hơn. Thế mà chính tôi đã nói với Pa-sa : « Không thể khác được, cháu phải ra đi thôi! ».

        Quay về phía Na-xchi-a, bà như gập người xuống bàn, khuôn mặt bà sáng lên dưới ánh đèn. Đôi má hóp lại, những nếp nhăn dọc theo đôi môi hiện rõ trên khuôn mặt xương xương của bà. Hàng cúc thủy tinh trên áo xa tanh đen cũng ánh lên dưới đèn.

        — Na-xchi-a, bác nghe cháu và bác cho cháu là một diễn viên nổi tiếng. Cháu làm sao vậy, sợ quá hóa rồ rồi phải không? Cháu hỏi ai vậy? Cháu hãy tự hỏi mình ấy! Phải chăng chúng ta, giai cấp công nhân, có thể để cho chúng nó tiêu diệt cuộc sống Xô-viết này hay sao ? Vì nó mà nhiều người của giai cấp chúng ta đã phải lao động khổ sai ở Vla-đi-mi-ca, chịu nỗi đày dọa chết chóc... Ngày này qua ngày khác, bằng mồ hôi và cả máu của mình, chúng ta đặt từng viên gạch để xây nên nó. Chỉ có lúc này chúng ta mới thấm thìa một cách toàn vẹn cuộc sống đó là như thế nào! Chính bác đây suốt bốn mươi năm ròng hầu như mù chữ chẳng hiểu biết một tí gì, thế mà đến tuổi già cũng đọc được sách. Bác đã nhìn thấy ánh hào quang !

        Bà An-na duỗi thẳng đôi bàn tay thô với những ngón dài gầy guộc, đang rộng trên khăn bàn.

        — Trong nhân dân cũng như trong đám mây đen, khi có sấm thì tất cả sẽ bị phanh phui ra ngoài. — Hạ thấp giọng nhưng với vẻ cứng rắn đặc biệt, bà nói tiếp. — Nếu chúng nó muốn đốt nhà tôi thì tôi sẽ thúc giục con tôi và chính tôi cũng đứng dậy. Cả cô Na-xchi-a, tất cả các cô nữa... Và cháu hãy nhớ ràng: trên trái đất này không có một sức mạnh tàn bạo nào lại không bị tan rã khi tất cả phụ nữ, tất cả những người phụ nữ lao động chúng ta quyết đạp lên nó...

        — Nhưng bác thử nhìn quân đội này xem. — Na-xchi-a nói.

        Chị ta đưa tay ra sau gáy, vì thế ngực chị vươn ra, và tết đuôi sam lại bằng những động tác dứt khoát.

        Bà An-na Grô-mô-va lắc đầu.

        — Cô là người đần độn, nếu không muốn nói nặng hơn nữa. — Bà trả lời. — Nhân dân ta mới chỉ bắt đầu chiến đấu. Cô cần phải hiểu điều này. Và tôi còn có thể báo cho cô biết : hôm nay nhiều người nói với tôi là họ quyết không để cho thành phố lọt vào tay bọn Đức. Đã có mệnh lệnh kiên quyết và dứt khoát như vậy đó.

        — Đã có mệnh lệnh rồi à ? Nào đã thấy chưa ? — Na-ta-sa nói to.

        Lòng tin của chị vào những lời lẽ của bà già lúc này quả không có giới hạn.   

        — Vị tướng nào nói cho bà mệnh lệnh này vậy? — Na-xchi-a hỏi.

        Ma-ri-na liếc nhìn An-na, chiếc khăn trên người chị rơi ra đề lộ cánh tay trắng trẻo nhỏ nhắn đang tì vào ngực.

        Bà già nhìn Bô-cô-va từ chân lên đầu.

        — Họ quyết không để mất thành phố chúng ta, Ma-rin-ca ạ! —  Bà dịu giọng lặp lại.

        — Đúng là anh An-tôn Ti-mô-phê-ê-vích của tôi cũng bảo: chúng ta quyết không để mất thành phố. — Người khách đâu tiên nói chen vào. — Cứ đè chúng nó như lũ sói trong rọ.   

        Bà ta không khóc nữa, nhưng đôi má đầy đặn của bà vẫn còn bóng lên vì nước mắt chưa khô hẳn. Na-xchi-a đứng dậy, cười gượng gạo :

        — Thôi ông An-tôn của bà mà nói như vậy thì đúng là bọn Đức đã đến ngày tận số. — Chị ta chọc tức.

        — Nhưng cô đừng cười vội. — Bà An-na nói. — Tốt hơn là cô thử tính xem chúng ta có bao nhiêu An-tôn như vậy ?

        Tựa vai vào thành cửa, Na-xchi-a lại loay hoay với đôi giày của mình.

        — Sao người ta lại nghĩ ra cái trò hành hạ quỷ quái này cơ chứ! — Na-xchi-a vừa cúi lom khom một chân co, chân kia giơ lên để xỏ giày, và làu bàu nói:

        — Ma-rin-ca này, tùy cô đấy! Nếu cô không tiếc thì cứ ở lại! —  Và bất ngờ cô gắt toáng lên. — Còn tôi, tôi cứ đi, chừng nào vẫn còn có thể đi được.

        Tròn đôi mắt xanh trong lạ thường, Ma-ri-na sợ sệt nhìn người bạn gái của mình, rồi quay sang bà An-na.

        — Cháu ở lại đây làm gì, Ma-ri-na ? — Bà già nói. — Đàng nào cháu cũng không bận trong công tác phòng thủ. Tốt hơn hết, cháu cũng nên đi đi...

        — Vĩnh biệt, bác An-na Va-xi-li-ép-na! — Bô-cô-va ấp úng nói.

        Đôi tay chị buông ra khỏi chiếc khăn vuông và Ma-ri-na ngập ngừng vươn tay ra dường như muốn ôm lấy bà già nhưng lại không dám.

        — Tạm biệt! — Bà già cứng rắn nói. — Còn bác sẽ đến thăm bố mẹ cháu, Na-xchi-a ạ... Nhất định bác sẽ ghé qua.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2020, 10:51:20 am »


4

        Sau khi trở về bộ tham mưu, Vô-lô-đi-a Ti-khô-nốp và Va-chi-a Vê-rép-kin cảm thấy khó chịu băn khoăn; té ra người đưa đường của họ là một cô gái xinh xắn trạc mười sáu tuổi có đôi mẵt màu xanh lam và khuôn mặt hồng hào sáng sủa mịn màng lạ thường. Cô mặc chiếc áo da ngắn chít lại ở thắt lưng, đi giày cao gót và Vô-lô- đi-a thấy rằng cô có vẻ là một cô gái thực sự, cả trong cách cư xử cũng cớ vẻ người lớn. Cô nói chuyện một cách nghiêm nghị đầy lo âu với đại úy chỉ huy đội trinh sát, thỉnh thoảng lại đưa tay sửa qua mớ tóc vàng xõa ra từ chiếc khăn vuông xuống vầng trán tròn tròn. Vô-lô-đi-a và Vi-chi-a nhăn nhó nhìn nhau khi đại úy giới thiệu với họ người đưa đường này. Sau khi nghe xong những điều căn dặn cuối cùng của chỉ huy và rời khỏi phòng ông, cả ba đều im lặng chẳng biết nên bắt đầu câu chuyện như thế nào và Vô-lô-đi-a lúng túng nhìn quanh.

        — Đi thôi! Các bạn ơi. Chỉ có điều là đừng tụt lại sau! Kẻo các bạn lại lạc đấy. — Cô gái lên tiếng trươc.

        Như người chị cả, cô ta nói với hai cậu bằng một giọng tự hào thầm kín nào đó mà theo Vô-lô-dỉ-à, nó là đặc trưng của các cô gái muốn làm ra vẻ người lớn.

        — Chúng tôi không lạc đâu, đồng chí Cô-lê-xnhi-cô-va ạ... Đừng sợ! — Cậu ta trả lời khô khan.

        — Có thể cứ gọi mình đơn giản là Lê-na. Tất cả mọi người đều gọi mình là Lê-na. — Cô gái nói.

        Và đôi mắt sáng màu xanh da trời của cô tròn ra, đôi lông mày nhỏ cong lên như chính cô cũng ngạc nhiên về điều này.

        Vô-lô-đi-a mặt sắt lại và quay đi. Cậu cảm thấy hơi ngượng nghịu vì đây cũng là cái cảm giác luôn luôn xuất hiện trong cậu khi đứng trước các cô gái cùng tuổi. Công việc khó khăn của họ đã làm cậu khoái chí một cách mơ hồ, song chính điều này lại làm cậu bối rối.

        Còn Vê-rép-kin thì có vẻ như không thích tham gia vào câu chuyện. Cậu không khoái lắm nhưng do nguyên nhân khác: theo cậu, người đưa đường bất ngờ này của họ không những chỉ không có lợi mà còn làm vất vả thêm nhiệm vụ chiến đấu của họ, nghĩa là cái công việc chỉ dành riêng cho đàn ông.

        Cố tình đi chậm lại ở lối ra, Vi-chi-a giật tay áo Vô-lô-đi-a:

        — Thế là đã không phải buồn rồi... Bây giờ cậu cứ đùa với con búp bê này đi.

        — Nói nhỏ thôi... cô ấy nghe thấy! — Vô-lô-đi-a ngắt lời cậu ta. — Và tại sao lại là búp bê? Bất ngờ đối với cả chính mình. — Vô-lô-đi-a bênh vực cô gái.

        — Các bạn ơi! Các bạn ở đâu vậy? Chưa chi đã tụt lại rồi... —  Từ trong bóng tối ở ngoài sân vọng vào giọng nói thanh thanh giục giã của cô gái.

        — Thấy không, đã lên mặt chỉ huy rồi đấy ! — Vi-chi-a lẩm bẩm.

        Từ bộ tham mưu khu, các trinh sát viên đi thẳng đến ban tham mưu trung đbàn NKVĐ và từ đấy người ta dẫn họ đến tuyến phòng thủ tại đây. Ngay ngoại ô thành phố, trong một ngôi nhà không chủ, người ta bảo họ ngồi chờ một lúc. Trong gian nhà rộng rãi, tối lờ mờ, bàn ghế gọn gàng, tuy trời đã khuya, nhưng vẫn rất nhộn nhịp và ồn ào. Thỉnh thoảng từ phòng bên cạnh lại vọng sang tiếng sè sè của máy bộ đàm đang hoạt động và các liên lạc viên vai đeo súng trường vội vã đi qua. Cánh cửa quay ra phố luôn luôn mở ra khép vào, những tiếng hô của lính gác vọng tới gian nhà, từ mấy phòng bên cạnh, những ánh đèn pin màu xanh lóe lên lục lọi trên các bức tường dán giấy.

        Vô-lô-đi-a và hai người đồng hành im lặng ngồi trên chiếc đi văng lớn ở góc phòng. Tháo chiếc khăn ra khỏi đầu, Lê-na Cô-lê- xnhi-cô-va ngả lưng vào thành đi văng, ngồi tựa vào chiếc gối dài, Vi-chi-a khẽ thở phì phì. Cậu cảm thấy nóng bức trong cái áo da lông nặng trịch của mình.

        Cách họ không xa, cạnh chiếc bàn có ngọn đèn Hoa Kỳ chập chờn ánh lửa, một trung sĩ đội mũ cát-két biên phòng, đang mải mê nạp đạn vảo băng tiểu liên. Khuôn mặt đứng tuổi hơi rỗ của trung sĩ có hàng ria dựng đứng được rọi sáng từ dưới lên trên, gây cho ta cảm giác là trung sĩ đang bực bội, thậm chí trông có vè dữ tợn.

        Trên đường tới đây, Lê-na đã kịp kể lại một cách chi tiết chuyện đêm qua cô đến thành phố báo tin xe tăng Đức đã xuất hiện. Bây giờ cô rất vội quay lại với mẹ và em hiện còn ở lại làng Một tháng Năm, quê hương của cô. Lo lắng cho mẹ và em, ngay từ sáng, cô đã muốn trở về nhà, nhưng người ta khuyên cô nên đợi đến tối và giao cho cô nhiệm vụ dẫn hai trinh sát tới làng. Câu chuyện của Lê-na không gây cho Vê-rép-kin một ấn tượng gì dặc biệt, — cậu ta không thể thắng nổi nỗi buồn bực của mình, — trên cả đoạn đường, cậu ta hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Song Vô-lô-đi-a với tính tình chín chắn bẩm sinh của mình, đã hỏi han cặn kẽ và thành thực thông cảm với cô bạn đường mới mẻ này.

        — Bạn nghĩ gì lạ vậy ? — Cuối cùng cậu ta nghiêm nghị hỏi. —  Theo mình thì tất cả các bạn phải nhanh chóng rút khỏi làng Một tháng Năm chứ?

        — Vấn đề là ở chỗ ấy đấy! — Cô gái thốt lên. — Tôi muốn dẫn mẹ hoặc là tới đây, hoặc là vào rừng. Hiện giờ tất cả các bạn tôi đều đang ở đấy.

        — Nhưng bạn nói là em gái còn nhỏ mới học lớp năm cơ mà. — Vô-lô-đi-a nhận xét.—Làm sao mà dẫn vào rừng được? Theo mình thì...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM