Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:23:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thành phố hòa bình  (Đọc 17273 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2020, 06:42:49 am »


        Tuyết bắt đầu rơi giữa hàng cây, bông thưa và to như cây cải trắng, lững lờ bay xuống vườn hoa, chẳng khác gì một tổ ong khổng lò. Lặng lẽ bay qua bay lại, chúng đậu trên các cành cây, rơi xuống đất rồi lập tức biến mất.

        — Anh trông kìa, tuyết rơi! — Na-ta-sa nói to, cốt đề phá tan bầu không khí im lặng. — Thế là mùa đông đã đến!

        — Ừ, Tuyết rơi... — như tiếng vọng, Pa-ven đáp lại. Nhìn vợ và nghĩ đến những gì đang chờ chị, anh cảm thấy buồn thương lạ thường, là mình không thể làm gì được để thay đổi số phận của chị. Và anh cảm thấy chị có quyền đòi hỏi ở anh nhiều hơn so với những gì mà anh đã làm.

        « Anh ấy đi bây giờ, — Na-ta-sa sợ hãi thầm nghĩ. — Bây giờ anh ấy sắp đứng dậy và nói: «Thôi nhé, đến giờ rồi». Và quay đi». Vừa chờ đợi những lời nói ấy, lòng chị xốn xang, và đề xua đuổi những ý nghĩ ấy đi, chị cất tiếng:

        — Chả lẽ mùa đông đã đến rồi ư ? Sao em thích mùa đông đến thế!... Anh có nhớ chúng mình đi trượt tuyết như thế nào không?

        — Na-ta-sa... — Pa-ven thì thào, — em đừng chán nản. Em là cô gái thông minh và can đảm của anh. Hãy thận trọng, người bạn đời của anh! — Mắt anh nói lên vẻ van nài cầu mong

        Chị gật đầu như hứa với anh sẽ cẩn thận. « Anh ấy đi Bây giờ đây... Anh ấy đi bây giờ đây...» — Chị thầm nói. Và nghĩ tới gì đang chờ đợi chồng chị ở nơi mà anh ấy phải đến, Na-ta-sa bỗng thấy khiếp sợ. Phải chăng điều đó có thể so sánh được với những gì mà chị sẽ phải chịu đựng dù cho có khó khăn vất vả hơn bao nhiêu đi nữa ? Cảm phục lòng gan dạ của chồng, trước ý chí và quyết tâm của anh, chị hết sức tự kiềm chế lòng mình lại.

        — Hai bàn trượt tuyết của anh bây giờ vẫn còn ở chỗ em — chị vội vàng nói tất cả ý nghĩ vụt nảy ra trong đầu. — Thế anh có nhớ là chúng mình định đến núi Chim sẻ không ? Thế rồi cũng không có điều kiện...

        Tuyết rơi xuống dày hơn và lúc này không khí trong vườn hoa sáng sủa ra. Sau làn tuyết như một đàn ong trắng khổng lồ, những cây bạch dương xa như tự biến đâu mất.

        Pa-ven lại lặng thinh, cố tìm lời nào thật hay, làm vợ yên lòng. Chính anh rất yêu vợ, vô cùng lo lắng cho chị, nên anh chỉ có thể hứa những gì là quan trọng nhất đối với tất cả mọi người lúc này.

        — Anh hứa với em, — anh nói và ngừng lại một giây, — anh hứa... Các anh sẽ đứng vững.

        Nhưng mặt anh vẫn còn vẻ ăn năn như thể điều này hãy còn ít đối với vợ. Bỗng nhiên anh nắm chặt tay đến mức xương bàn tay trắng ra và đấm đấm vào đùi mình.

        — Nhất định không có ! — Anh gào lên. — Không có một sức mạnh nào có thể đè bẹp được chúng ta!

        Chị lại gật đầu.

        — Em trông thấy rồi, — chị nói rất âu yếm và bất ngờ nhăn mặt lại, vẻ hối hận. Trong phút này, chị yêu chồng mình mãnh liệt hơn lúc nào hết. Chị ôm choàng lấy cổ Pa-ven, rướn người lên rồi nồng nhiệt hôn vào môi anh. Sau đó, đặt bàn tay vào lồng ngực anh, chị dừng lại.

        — Em chỉ là mụ đàn bà ngu xuẩn, — chị lầm bầm.

        — Na-ta-sen-ca... — Pa-ven kêu lên và lập tức mặt tươi tỉnh hẳn... — Khi chúng mình già nua, chúng mình sẽ có cái gì để mà nhớ lại!

        «Bây giờ anh ấy sẽ đi, — chị lại nghĩ. — Anh ấy sẽ nói: « Anh phải đi rồi », và quay đi. Tất cả những điều đó cứ ám ảnh quay cuồng trong đầu chị và chị gục đầu vào ngực anh.

        — Thôi đến giờ rồi, Na-ta-sen-ca, — đúng là giọng Pa-ven, —  anh đã phải đi rồi!

        Sau đó Pa-ven nói, theo anh, tốt hơn cả là chị đi khỏi thành phố, bởi vì chị cần phải học hết đại học, rằng anh sẽ thường xuyên viết thư cho chị, nhưng Na-ta-sa chỉ hiểu lơ mơ những điều anh nói, tai chị như bị ù lên. Và khi Pa-ven đứng dậy, không hiểu sao chị cũng vội vã đứng lên. Không nhìn chồng, Na-ta-sa tất tưởi sửa lại mái tóc và nhét nó vào mũ nồi.

        Pa-ven nhảy xuống bục, đứng ở dưới đất đợi chị. Chị đi đến mép bục gỗ, mắt vẫn nhìn xuống như sợ nhìn vào anh.

        — Đi đi, mạnh dạn lên! — Pa-ven nói to.

        Dang cả hai tay, ôm lấy vợ, anh bế chị lên và cứ thế bước đi ; mấy bông tuyẽt lạnh rơi vào mặt hị và chị nheo mắt lại.

        Pa-ven đi gần như chạy. Vừa đi anh vừa vội vã hôn lên trán, lên mắt, lên má đẫm tuyết của Na-ta-sa. Anh thì thào với chị những lời căn dặn cuối cùng chỗ gần đài phun nước. Chị loáng thoáng nghe thấy những gì về bố, về bà cô và về việc có thể đi đâu trong trường hợp cấp thiết phải rút khỏi thành phố, nhưng chị không thể hiểu vả nhớ hết được.

        Bên đài phun nước, Pa-ven dừng lại. Anh nhẹ nhàng, thận trọng đặt chị xuống đất và họ im lặng đi theo đường bạch dương ra cổng. Na-ta-sa níu chặt lấy tay anh. Tuyết vẫn rơi dày như thế, trên những chiếc lá nâu xuất hiện những đảo con màu trắng. Thỉnh thoảng Pa-ven lại nhìn về phía sau làn tuyết dày đặc thấp thoáng hình các chiến sĩ.

        — Thế   là chúng mình đã trông thấv nhau, — Na-ta-sa mệt mỏi nói,   khi haingười đi đến gần cổng. Pa-ven mỉm cười, còn chị vội nhìn đi nơi khác, môi dưới run run.

        — Tạm   biệt, Páp-lích! — Chị lúng búng nói như không còn sức nữa.   — Và... và... em rất tự hào về anh. Anh đừng lo nghĩ gì về em. Bây giờ mọi người thế nào thì em thế vậy...

        Pa-ven nhớ ra là sáng nay anh cũng nghe thấy những lời tương tự như vậy. Nhưng đúng ra là lời một người đàn ông an ủi người đàn bà khác. Và anh muốn kể lại điều này với Na-ta-sa. Nhưng một người nào đó đã gọi Pa-ven và Na-ta-sa sợ hãi; ngập ngừng kiễng chân lên, hôn anh một lần nữa ..
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2020, 12:09:09 pm »


8

        Tờ mờ sáng, Bốt-đa-nốp đi xe đến sườn phải tuyến phòng thủ. Nơi đóng quân của các đơn vị bộ binh được chuyền sang bổ sung cho khu vực chiến đấu T... Đồng chí đại tá chỉ huy ở đây báo cho Bốt- da-nốp biết là đêm qua nhiều tổ chiến đấu bị mất liên lạc với đơn vị của mình, vẫn tiếp tục rút vào thành phổ và theo tin tình báo thì quân địch đã tiến tới vùng Núi Trăng. Sau đó tại cuộc họp của chỉ huy trưởng và chính trị viên các đơn vị trong căn nhà nhỏ trống không, đơn độc ở ngoại ô thành phố, Bốt-đa-nốp đã thông báo vắn tắt tình hình rồi giao nhiệm vụ chiến đấu cho họ. Anh nhấn mạnh là tất cả công việc xây dựng tuyến phòng thủ ngoại vi phải được hoàn thành trong mấy giờ sắp tới, bởi vì ngày hôm nay xe tăng Đức cỏ thể sẽ xuất hiện trước thành phố. Lướt nhìn những khuôn mặt mệt mỏi lấm láp của những người vừa trải qua các trận chiến đấu căng thẳng, Bốt-đa-nốp nói:

        — Các đồng chí chỉ huy hãy chấp nhận, hãy khẳng định một điều là—anh nhắc lại, giọng quyết liệt — là chúng ta sẽ không rút khỏi nơi đây. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được phép rút lui.

        Anh nhìn người thượng úy mặc áo ca pốt nhàu nát, ngồi trong góc nhà. có dáng ngồi hơi đặc biệt. Anh ta không nhúc nhích ngồi xoãi trên ghế dài và hình như chẳng cần nhìn, chẳng cần nghe xem chung quanh nói gì.

        — Ai có kiến nghị hoặc hỏi gì không? — Bốt-đa-nốp hỏi.

        Các sĩ quan chỉ huy người này nối tiếp người kia, đứng dậy hỏi thêm về nhiệm vụ và báo cáo những nhu cầu của đơn vị mình. Sau những trận đánh nhiều ngày đêm, những nhu cầu này rất lớn và cấp thiết, nhưng bây giờ Bốt-đa-nốp không còn thì giờ chú ý đến điều này nữa. Vừa trả lời những câu hỏi về quân trang, về vũ khí, về lương thực, về sự hợp đồng với các đơn vị bạn, thỉnh thoảng lại nhìn người thượng úy lơ đãng và lặng thinh; trung tá không thích sự im lặng của anh ta. Hình như sau vẻ im lặng đó là cả một sự vô cùng thờ ơ không thể khắc phục được do quá mệt mỏi.

        — Đồng chí thượng úy, — Bót-da-nốp gọi — vâng, vâng, tôi gọi anh đấy! — Anh cao giọng khi người thượng úy hơi nhúc nhích —  Anh đã rõ nhiệm vụ chưa?

        Người thượng úy đứng lên hết sức uể oải. Từ cửa sổ vuông, một làn ánh sáng mờ ảo hắt vào mặt anh ta và chỉ lúc này Bốt-đa-nốp mới nhìn thấy rõ dôi mắt nâu rất sáng của con người quá ư mệt mỏi này.

        — Rõ, đúng như vậy, thưa đồng chí trung tá, tôi đã rõ, —  thượng úy trả lời giọng khàn khàn. — Tôi không có gì cần hỏi, —  Anh nghĩ trong một giây và nói thêm: — bởi vì đã nhận được một ít đạn và bánh mì. — Im lặng một lát, anh lại ngồi xuống chỗ của mình.

        Một lúc sau, khi xem xét tuyến phòng thủ, Bốt-đa-nốp lại nhìn thấy người chỉ huy ít nói này trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Dưới bầu trời thấp xám xịt, các chiến sĩ của đơn vị tập hợp theo vị trí của mình trên một cánh đồng, còn trước mặt họ, lá cờ đỏ của trung đoàn có tua vàng ở chung quanh phấp phới bay trong bầu không khí ảm đạm ẩm ướt.

        Bốt-đa-nốp đi đến gần và lắng nghe:

        — Các đồng chí, chúng ta không có đường về phía sau. Chúng ta đang ở sát ngay Mát-xcơ-va. Chính ngay ở đây, chúng ta sẽ đón chờ những trận đánh quyết liệt. — Người thượng úy nói nhỏ nhẹ, chậm chạp như đang trò chuyện với các chiến sĩ của anh.

        Thân hình cao, nhưng gù trong chiếc ca pốt cũ, trông anh không có dáng lắm, song trong giọng nói toát ra vẻ trầm tĩnh lạ thường, do đó lới nói của anh có trọng lượng đặc biệt.

        Sau đó chính trị viên tiểu đoàn phát biểu, và qua lời phát biểu của ông, Bốt-đa-nóp hiểu rằng đây là đơn vị các chiến sĩ đã trải qua những trận đánh ở tận biên giới và vừa thoát khỏi vòng vây tới đây.

        — Các đồng chí, lá cờ của trung đoàn vẫn còn với chúng ta! —  Chính trị viên dõng dạc nói, giọng vang vang trên cánh đồng — Nó nhắc chúng ta nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Chúng ta quyết cắm lá cờ này ờ đây, trên phòng tuyến ngoại ô Mát-xcơ-va thân yêu. Và từ đây, chúng ta chỉ mang nó tiến lên phía trước, các đồng chí chiến sĩ, chỉ được tiến về phía trước thôi. — Chính trị viên nói sang sảng.

        Bốt-đa-nốp nhìn về phía bộ dội. Trên cánh đồng hơi tối bởi tiết trời mùa thu u ám, họ đứng trong tư thế « Nghiêm » thành hai hàng đều nhau bên các công sự bộ binh của mình. Thượng úy quay lại người cầm cờ, ra hiệu cho anh ta và lá cờ chuyền động dọc theo hàng quân. Chỉ huy trưởng và chính trị viên giơ tay chào dưới vành mũ lưỡi trai, sau đó thượng úy đi theo cờ, người gù gù, đầu rướn lên trước như thể chống lại cơn gió mạnh. Lá cờ đỏ có thêu búa liềm bằng sợi màu rung rinh trên chiếc cán nâng cao. Một người nào đó từ hàng ngũ các chiến sĩ đến đây theo những con đường đau thương, đầy khói lửa và máu xương, tự động tiến đến gần lá cờ, một người nào đó ngẩng đầu lên nhìn theo...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2020, 12:09:50 pm »


        ... Đi tiếp đến khu vực bên cạnh của trung đoàn NKVĐ, Bốt- da-nốp gặp La-tô-skin cũng đang ở đây. Từ sáng sớm, ông đã đến thăm các đơn vị giữ tuyến phòng thủ ngoại vi. Và họ cùng nhau đi theo các ụ chiến đấu dọc hào giao thông sâu hoắm, xem công sự xây bằng những thanh gỗ tròn, đứng bên các hỏa điểm. Rõ ràng là ở đây, mọi người đã lao động cật lực và thấu hiểu công việc của minh. Và mặc dù không phải tất cả những trang bị cần thiết cho trận địa đã làm xong ở mọi nơi, nhưng Bốt-đa-nốp dù quen với tính khe khắt nhất của minh, vẫn phải đánh giá rất cao công việc đã làm. Anh cũng tán thành việc lựa chọn vị trí và hệ thống liên lạc thuận tiện có tính toán giũa các cụm riêng của nó.

        Phần lớn các chiến sĩ của trung đoàn NKVĐ mới đây còn phục vụ ở hậu phương đều chưa được tham gia trực tiếp chiến đấu. Họ đắp bếp, đào hố, lấy nước, làm chỗ ở tạm thời và lợp rơm lên trên một cách đặc biệt cẩn thận, thậm chí đến từng chi tiết. Theo Bốt- đa-nốp thì đây là sự cố gắng quá cầu kỳ và có vẻ của học sinh nhiều hơn. Trung đoàn trưởng Đu-bốp với mái tóc bên thái dương đã đốm- bạc, đôi má cạo sạch bóng, trả lời các câu hỏi và cho giải thích một cách ngắn gọn không thừa một chi tiết cỏn con nào. Sự dè dặt gò bó của ông, nói lên nỗi lo láng sâu sắc trong lúc chờ đợi trận đánh đầu tiên.

        Tuy bên trong là người nghiêm khắc đến khắt khe nhưng thông minh, còn bề ngoài là người nóng nảy hơi gay gắt, Bốt-đa-nốp vẫn thấy thoải mái và dịu lòng khi nhìn các chiến sĩ và cán bộ lãnh đạo trung đoàn. Thực ra họ chỉ mới đứng trước thử thách để biến anh bộ đội thành người lính chiến, biến đơn vị bộ đội thành đơn vị chiến đấu tốt. Nhưng chắc chắn đây là những người có kỷ luật và ý chí cao. Ở những nơi đã làm xong việc củng cố trận địa, các chiến sĩ đang trang điểm cho mình: cạo râu qua chiếc gương con trên bờ chiến hào, khâu lại chiếc khuy rơi và lỗ khuyết áo, và điều này cũng làm cho Bốt- da-nốp thích thú. Ngoài ra, trong trung đoàn có một số bộ đội biên phòng, những con người được trung tá đánh giá rất cao, bởi vì anh biết họ đã chiến đấu như thế nào ở biên giới trong những ngày đầu chiến tranh.

        Để La-tô-skin và Đu-bốp ở lại nói chuyện với một toán bộ đội, Bốt-đa-nốp rẽ theo hào giao thông đến hỏa điểm. Từ xa, anh đã chú ý đến những giọng nói trẻ vọng lại.

        — Nào, té nữa đi! Ôi, cứ thế! Ôi khoái quá! — Một giọng Bạch Nga nào đó mềm mại vang lên — Nào, lần nữa... — Sau đó là những tiếng cười rất to đầy khoái cảm.

        — Cậu đủ rồi dấy! —Sau một lúc im lặng, Bốt-đa-nốp nghe thấy giọng nói khác. — Ồ, xanh hết cả người rồi, như quả cà tím ấy. Cầm lấy khăn của tớ này!

        Rẽ qua một góc chiến hào, Bốt-đa-nốp nhận thấy hai chiến sĩ, bất kể trời rét, cởi áo ngoài, mỗi người cầm một đầu chiếc khăn đang lau mình. Thấy trung tá đi tới, hai chiến sĩ im lặng và đồng thời rướn thẳng người lên. Cà hai còn ướt át, bù xù bởi vừa lau mình và đều khoảng hai mươi hai, hai mươi ba tuổi. Dưới chiếc áo lót vải thô lộ rõ những bắp tay cuồn cuộn và những ngón tay sạm nắng. Phía trên cổ tay là làn da trắng ngần.

        — Các đồng chí cứ tiếp tục đi, mặc áo vào, — Bốt-đa-nốp nói.

        Bốt-đa-nốp cảm thấy hai người lính này giống nhau như hai anh em, mặc dù một người cao và có đôi vai rộng hơn, còn người thứ hai có mái tóc màu lanh. Anh đến lỗ châu mai nơi đặt khẩu súng máy. Đợi một chốc cho hai thanh niên mặc quần áo, anh hỏi xem họ đã bắn chỉnh chưa.

        — Rất chính xác ạ... — Một chiến sĩ trả lời.

        — Đã bắn chỉnh rồi, thưa đồng chí trung tá! — Người thứ hai nói tiếp.

        Sau đó họ cho Bốt-đa-nốp xem thẻ xạ thủ được giữ cẩn thận.

        — Các anh là ai vậy: đồng hương hay cũng có thể là anh em nữa chứ ?

        Hai anh lính trẻ người nọ nhìn người kia, như thể trao đổi với nhau.

        — Không phải, thưa đồng chí trung tá, — người chiến sĩ có mái tóc hung thẫm trả lời, chiếc phù hiệu xanh trên áo va rơi của anh lấp lánh ba sao trung sĩ.

        — Gần như anh em, chả là cùng phục vụ trong một đồn. — Người lính thứ hai có mái tóc màu lanh nói thêm.

        — Có nghĩa là bạn bè ! — Bốt-đa-nốp nói.

        Khòng hiểu sao, lần này cả hai đều im lặng, hình như không ai muốn là người đầu tiên thú nhận tình cảm thân thiết như vậy.

        Đi qua công sự của trung đoàn, La-tô-skin và Bốt-đa-nốp bước lên đường cái và dừng lại ngắm nhìn bình nguyên trải rộng chung quanh. Con đường lớn thẳng tắp một vệt chạy về phía nam và mất hút trong bầu không khí lờ mờ àm ướt và hai bên đường là những làng ngoại ô thấp thoáng dưới màn sương mù dày đặc. Có những tiếng động nhỏ, đứt đoạn vọng lên từ màn sương mù ảm đạm làm hạn chế tầm nhìn.

        — Đấy là phía A-rxê-nhi-ép, — La-tô-skin nói, — còn trên Núi Trắng thì yên tĩnh.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2020, 12:10:17 pm »


        Hơi ngẩng đầu lên, ông lắng nghe vẻ căng thẳng.

        — Đúng như vậy, thưa đồng chí chủ tịch Hội đồng quân sự — Đu-bốp nói — Tình báo đi theo hướng A-rxê-nhi-ép.

        Bốt-đa-nốp mở cặp đựng tấm bản đồ. Nếu trận đánh thực sự diễn ra ở A-rxê-nhi-ép thì quả là điều bất ngờ và đáng ngại.

        — Hè năm ngoái, chúng tôi đã đưa vào hoạt động hai khu mỏ mới ở A-rxê-nhi-ép.— La-tô-skin nói, — đây là những mỏ tốt nhất trong vùng chúng tôi.

        Du-bốp im lặng lắng nghe và cố gắng xác định đây lả tiếng động gì và từ đâu tới với trung đoàn của ông.

        Quay lưng lại hướng gió, Bốt-đarnốp nghiêng mình bên tấm bản dồ. Ba bốn bông tuyết xôm xốp lần lượt theo nhau rơi xuống tấm bản đồ và biến thành những giọt nước lóng lánh. Trung tá ngước mắt nhìn về hướng A-rxê-nhi-épnhững cánh tuyết to chậm chạp bay trong không trung và tầm nhìn càng trở nên tồi hơn. Sau một hai phút, những hình bóng xa xôi phía chân trời biến mất sau màn tuyết trắng dày đặc. Nhưng ngay cả khi không có tuyết, thì từ đây, trong buổi sáng này, Bốt-đa-nốp cũng không thể quan sát được những gì xảy ra ở A-rxê-nhi-ép. Nấp sau màn tuyết dày đặc, kẻ thù tiếp tục tiến công. Thế chủ động tạm thời trong tay địch và không ai ở đây biết chính xác hướng triền khai cùng lực lượng của chúng. Một lần nữa — đây đã là lần thứ bao nhiêu trong mấy tháng gần đây — trung tá cảm thấy bực bội vì mình không biết, vì thiếu tin tức.

        — Đồng chí thiếu tá! — Bốt-đa-nốp xẵng giọng. — Hãy liên tục trinh sát. Cho lính diệt tăng với lựu đạn đi trước tới đường cái. Hãy liên tục báo cáo những gì phát hiện được. Và kết thúc việc củng cố trận địa... Khẩn trương lên! Khẩn trương lên!

        La-tô-skin chậm chạp quay về phía các sĩ quan, tuyết phủ trắng vành mũ lưỡi trai, vương trên vai, rơi vào mặt và tan ra, những giọt nước long lanh đọng trên lông mày.

        — Hãy nhớ lấy, đồng chí thiếu tá! —Ông nói. — Không khi nào anh nhận được lệnh rút lui. — Ông chăm chú nhìn Đu-bốp. — Tôi biết: nhân viên Trê-ca không bao giờ rút lui!

        — Rõ! — Thiếu tá trả lời dè dặt.

        Mười lăm phút sau, La-tô-skin và Bốt-đa-nốp đã tới vị trí của trung đoàn công nhân ở phía bên kia đường cái. Một phần trận địa trải ra ở chỗ trống, phần khác bao trùm làng Mư-skin và cánh rừng giáp giới với nó, hai đại đội lực lượng dự bị của trung đoàn đóng ở vườn hoa thành phố.

        Tuyết tạm ngớt, nhưng một lát sau lại rơi xuống nhiều. Trên bờ công sự có nước và đôi chân chìm sâu trong đất bùn lạnh ngắt, nhưng điều này không cản trở những người mặc quần áo dân sự hỗn độn trong khu vực trung đoàn đang lao động với vẻ phấn chấn vội vàng. Ở đây, công việc củng cố trận địa mới chỉ bắt đầu, mọi người vội vã đào đất, từng toán người chuyển rơm, kéo gỗ tròn để làm thành công sự và đặt súng máy.

        Những chiến sĩ — người thì mặc áo bành tô mùa thu, đội mũ lưỡi trai hoặc mũ trùm tai, người thì đi cả giày cao su, một số khác trùm những chiếc khăn quàng đan sặc sỡ, hành động không được thành thạo lắm, bận rộn và quá ầm ĩ.

        — Anh em ơi, hãy nhìn xem anh kế toán của chúng ta. Kìa! — Một người mặc áo bìu dông da kêu lên, — đồng chí Gu-pri-a-nốp, thế nào, đã ấm lên chưa ? Có phải là nợ tín dụng đâu mà anh đòi!

        Người có tên là Cu-pri-a-nốp có thân hình nhỏ nhân, đầu hói, mặc áo vải cộc tay. Vừa thở hồng hộc, anh ta vừa vung rìu bồ cây bạch dương.

        — Đây là bài thể dục rất tốt, các bạn ạ! — Một người nào đó sung sướng gào to lạc cả giọng.

        La-tô-skin thường hay dừng lại nói chuyện với hết chiến sĩ này đến chiến sĩ khác. Họ nhận ra ông, có người chào hỏi ông rất niềm nở.

        — Đến tối rồi sẽ biết, hôm nay là một ngày như thế nào, đồng chí I-a-cốp La-tô-skin ạ!—Một người đứng tuổi có bộ ria vàng ám khói thuốc lá, nói như thể để gây lòng tin cho bí thư tỉnh ủy. — Chỉ cần chặn bọn chó đẻ đó ở đây, rồi sau sẽ đuổi chúng quay trở lại.

        — Đấy đồ đểu cáng, bọn tham lam, bọn ăn cắp đã xuất hiện. Đứa chui vào bếp lò, đứa chui dưới bếp lò... — Một thanh niên chụp chiếc mũ lưỡi trai nhung thành hình cầu ở trên đầu, xen vào câu chuyện. — Đã đến lúc phải cho nó bài học, đồng chí La-tô-skin ạ!

        Tuy vậy, Bốt-đa-nốp cảm thấy rằng những người tự vệ chưa được chiến đấu đang đứng trước mặt anh, chỉ có thể phấn chấn trong khi chờ đợi trận đánh sắp tới. Anh đã nhiều lần chứng kiến các chiến sĩ mới đã mất hết sự hào hứng thái quá lúc ban đầu một cách nhanh chóng như thế nào. Ngoài ra, hơn bất cứ ai ở đây, Bốt-đa-nốp biết rõ cái sức mạnh cố thủ trong thiết giáp được huấn luyện thành thạo về kỹ thuật hủy diệt, đang nhanh chóng tiến tới đây, nơi có những con người rất tốt, nhưng tạm thời chưa được tổ chức chặt chẽ này. Anh chăm chú và nghiêm nghị nhìn những khuôn mặt quanh mình, như thể hỏi từng người : « Liệu trạng thái này có còn lâu với anh không? Liệu anh có vượt qua được không?».

        Sau đó, Bốt-đa-nốp quay lại phía đại úy Tra-skin, trung đoàn trưởng, một chàng trai trẻ, đẹp, có mái tóc vàng óng. Anh nghiêm khắc và khô khan hỏi trung đoàn trưởng xem mọi người đã được học tập như thế nào, đã được phát bao nhiêu đạn, chỉ huy cấp dưới là những ai, các chiến sĩ ăn trưa vào lúc nào...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:15:58 am »


        Bốt-đa-nốp lúc thì nhảy xuống công sự và thăm ổ súng máy, lúc thì bước lên thành công sự để quan sát vị trí, lúc thì mở xà cột lấy bản đồ chăm chú xem đi xem lại, lúc thì lại vượt nhanh lên trước những người cùng đi với mình. Một trong những đặc điểm chính của bản chất con người Bốt-đa-nốp là khả năng tập trung ý chí, cái đó đã làm cho anh trở nên sắc sảo, dẻo dai và hoạt bát. Lúc này mà tranh luận với Bốt-đa-nốp rất khó vì anh biết chắc: anh muốn gì và sẽ làm cách nào để đạt được ý muốn ấy một cách nhanh nhất, ngắn gọn nhất do yêu cầu từ sự cần thiết chung.

        — Đồng chí đại úy, giữa tiểu đoàn một và tiểu đoàn hai của anh chưa được bảo đảm lắm, — anh nhận xét với trung đoàn trưởng. —  Ở tiểu đoàn hai, các khẩu súng máy đặt sâu trong rừng quá. Đây là một sai lầm. — Thường thường trong những trường hợp tương tự như vậy, các nhận xét của Bốt-đa-nốp rất ngắn gọn, dứt khoát. — Cây cối ở phía trước hạn chế tầm bắn chéo cánh sẻ. Nếu pháo binh địch phát hiện và tiêu diệt được chúng thì cả hệ thống phòng thủ của các anh sẽ bị tê liệt. Tiếp theo hãy chuẩn bị tuyến trận địa phụ, không nên coi thường nó...

        Đại úy chăm chú lâng nghe và cho gọi các chi huy đơn vị tới để truyền đạt mệnh lệnh. Tuy vậy, khuôn mặt trẻ trung, cởi mở với túm tóc vàng lòa xòa dưới trán, đôi lúc ửng lên vẻ bối rối và cũng có thể là bực bội bởi cái giọng bề trên của người trung tá nhỏ nhắn, kiên nghị kia đưa ra hàng loạt những chỉ thị và đòi hỏi, chắc đã làm Tra-skin phật ý...

        Cùng lúc ấy, nhiều cuộc mít tinh ngắn gọn, chớp nhoáng đang diễn ra trên nhiều địa điểm của trung đoàn. Các chiến sĩ vây quanh lấy La-tô-skin và Tri-phô-nốp, chính ủy trung đoàn, cán bộ tổ chức của tỉnh ủy. La-tô-skin đứng trên một mô đất cao ở sườn đồi và nói chuyện với họ. Đây đó những công sự chưa được ngụy trang loang lổ khắp nơi, trên sườn đồi, bên mép rừng dương trụi lá, gió thổi vù vù, trên đường làng Mư-skin đầy tuyết.

        —... Lúc chiến tranh mới xảy ra, đồng chí Xta-lin đã nói: « Trong mỗi thành phố mà kẻ thù đe dọa tiến công, chúng ta phải... động viên toàn thể nhân dân lao động đứng lên lấy thân mình bảo vệ tự do và danh dự của Tổ quổc. Và ờ đây, các đồng chí đã đứng lên, vai sát vai với các chiến sĩ Hồng quân bảo vệ thành phổ thân yêu của chúng ta... Các đồng chí, kẻ thù của chúng ta đang mạnh, ta không tự giấu mình điều đó, chúng ta không sợ sự thật. Nhưng chúng ta, những người Xô-viết còn mạnh hơn chúng nó, và các đồng chí không được quên điều này...».

        Khi La-tô-skin với những người cùng đi dạo vòng quanh một vòng trận địa và trở về ban tham mưu trung đoàn thì đã gần giữa trưa. Ở rìa làng, khi vừa trông thấy các chỉ huy, có hai thiếu niên lớn chạy tới chỗ họ: một cậu trạc mười lăm tuổi, mặc áo blu dông bám đầy bùn đất, vừa đi khập khiễng vừa nhăn mặt lại và một cô gái lớn hơn khoảng hai tuổi.

        — Ai là trung đoàn trưởng? — Từ xa, cậu bé đã kêu lên với giọng dứt đoạn. —Chúng tôi cần phải vào thành phố! Trung đoàn trưởng ở đâu ? Hãy nói để họ cho chúng tôi vào thành phố!

        Một người khoác súng trường cũng vừa chạy theo hai thiếu niên đến, cho biết là anh giữ họ ở khu vực quân sự, và bây giờ anh đưa cả hai tới ban tham mưu.

        — Chúng tôi thì vội, mà họ thì cứ gây phiền phức, — cậu bé nói to than phiền. Khuôn mặt đỏ ửng sưng vù của cậu ta lộ rõ vẻ đau khổ, buồn rầu và bực bội.

        — Nào, hãy nói tuần tự, Pê-chi-a! — Cô gái nói, bình tĩnh hơn và cũng rất chững chạc. Cô mặc chiếc áo da ngắn màu vàng, xứng quanh khâu bởi sợi đây, màu và đội chiếc mũ len đan sặc sỡ. Những sợi tóc sáng lờm xờm phủ trên khuôn mặt sạch sẽ, tươi tắn như là vừa mới rửa xong.

        — Thì mình nói theo thứ tự đấy chứ! Len-ca, cậu làm sao thế ? — Cậu bé lại bực bội gào lên. — Đêm qua bọn Đức đã bắt chú Va-xi-li Pê-tô-rô-vích... Đấy! Thế mà họ còn gây phiền phức, không cho vào! Theo các chú, điều này có đúng không? — Nheo mày một cách đau khổ, cậu ta nhảy chồm lên.

        — Có thể các chú không tin chúng cháu! — Cô gái kiêu hãnh nói. — Đoàn thanh niên Côm-xô-môn cử chúng cháu tới đây.

        — Thế Va-xi-li Pê-tơ-rô-vích, chủ tịch của các cháu ở đâu vậy ? — La-tô-skin dịu dàng hỏi.

        — Ở đâu là thế nào? — Cậu bé ngạc nhiên. — Ở làng Một tháng Năm...

        — Các trinh sát của tôi cũng cho tôi biết là làng Một tháng Năm đã bị chiếm. —Tra-skin nói — Bọn Đức xuất hiện ở chỗ các em lúc nào? — Ông hỏi.

        — Lúc đêm... cháu đã nói với các chú là lúc đêm.—Cậu bé gào lên.

        — Thôi, để tớ nói cho rõ ràng hơn, — cô gái nói tranh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:16:18 am »


        Và bằng một giọng thanh thanh, trong trẻo, cô gái kể lại một cách hoạt bát việc xe tăng Đúc bất ngờ ập đến làng họ vào lúc mờ sáng. Lúc đó trời còn tối nên không ai có thể xác định chính xác được bao nhiêu xe: người này thì nói đếm được mười chiếc, người kia : chỉ có ba!

        — Mẹ cháu thức cháu dậy, — cô gái giải thích — Lát sau cháu nghe thấy tiếng súng ở cuối làng, Mẹ cháu khóc òa lên và sau đó Tô-li-a Ba-bu-skin bí thư đoàn của chúng cháu chạy đến nhà cháu. Anh ấy bảo là, điện thoại hỏng mà phải báo tin ngay vào thành phố. Mẹ cháu vẫn cứ khóc và anh ấy nói là không được để mất phút nào, rằng trinh sát xe tăng đã rẽ vào làng cháu...

        Vừa kể, cô gái vừa giương tròn đôi mắt xanh nhạt rất sáng như thể chính cô cũng ngạc nhiên về những điều mình vừa nói.

        — Tất nhiên là cháu đi ngay lúc đó, còn anh Tô-li-a chạy đi tìm các bạn khác. Chúng cháu đã quyết định là nếu bọn Đức đến thì chúng cháu sẽ tìm mọi cách nhanh chóng báo tin cho các chú biết. Khi chạy qua vườn sau, chính cháu nghe thấy tiếng xe tăng gầm rú như thế nào. Một lát sau, cháu gặp cậu Pê-chi-a Pô-ta-tốp này, — cô gái hất đầu sang phía cậu bé, — cũng là đoàn viên, và chúng cháu cùng nhau đi...

        Đôi mắt đầy ngạc nhiên, cô nhìn các sĩ quan đang nghe cô, như muốn nói thêm: « Các chú thử tưởng tượng xem, chính cháu cũng không hiểu là tất cả mọi việc lại xảy ra nhanh chóng và bất ngờ đến như vậy!».

        — À... đây là thẻ đoàn của cháu, — cô gái lấy tấm thẻ nhỏ trong túi bành tô ra và nói thêm — Cháu, Lê-na Gô-le-nhi-cô-va!

        Bốt-đa-nốp lại mở xà cột và nhìn vào tấm bản đồ làng Một tháng Năm nằm trên con đường mòn về phía A-rxê-nhi-ép-xcơ, nhưng gần thành phố hơn.

        — Cảm ơn các cháu nhé! — Bốt-đa-rtốp nghe La-tô-skin nói — Rất tốt là các cháu đã kịp thời đến báo... Còn cháu, tại sao lại khập khiễng thế kia? — La-tô-skin quay lại cậu bé.

        — Cháu bị bong da thôi mà, — cậu bé buồn rầu trả lời.

        — Chắc là bạn ấy bị sốt, — cô gái nói — Chú xem xem người bạn ấy đỏ rực lên kìa. Cháu muốn đưa bạn ấy vào bệnh viện. Rồi còn chạy về nhà chứ! Mẹ và em gái đang ở nhà. Cháu chỉ cần từ biệt hai người, rồi sẽ đi vào rừng cùng với các bạn.

        — Đi bây giờ là mạo hiểm, — La-tô-skin nói, — phải đợi đến tối thôi. Tạm thời, hai cháu hãy cứ vào thành phố đã, câm giấy này mà đi.

        Cô gái cầm lấy mảnh giấy La-tô-skin vừa ghi cho và cảm ơn một cách lịch sự. Khi cô và cậu bạn vừa đi được một đoạn, La-tô- skin im lặng ngước nhìn trung đoàn trưởng với đôi mắt dò hỏi, rồi lại quay sang nhìn Bốt-đa-nốp.

        — Tất cả đều đã rõ ràng, thưa đồng chí chủ tịch ủy ban, — Tra-skin nói to và hất mớ tóc vàng trên trán. — Chà, giá được thêm hai, ba ngày chuẩn bị nữa! Nếu củng cố trận địa như ý muốn và huấn luyện mọi người thêm đôi chút những động tác chiến đấu thì hay hơn...

        — Đồng chí đại úy, tôi yếu cầu đồng chí chú ý, — Bốt-đa-nốp ngắt lời anh. — Bọn Đức, có thể tiến công các anh vào sườn theo hai hướng từ A-rxê-nhi-ép-xcơ và làng Một tháng Năm. — Anh vừa nói vừa chỉ bản đồ. — Bố trí một tuyến bảo vệ ở đây, ở Khle-bnhi-cốp, điều một đại dội dự bị của anh vào đây... Trong trường hợp quân Đức xuất hiện ờ Khle-bnhi-cốp, các anh phải cố gắng ghìm chúng lại, dùng trận đánh này để phân tán kẻ thù, sau đó đại đội cố thể rút.

        Anh cài khóa xà cột và kéo lại thắt lưng, rồi nhìn từ chân đến đầu người đại úy cao lênh khênh :

        — Hãy củng cố, kết thúc nhanh đi, đồng chí trung đoàn trưởng ! Khẩn trương lên! Có thể các anh chỉ còn vài giờ nữa thôi.

        Ở sở chi huy trung đoàn, Bốt-đa-nốp gọi điện cho chỉ huy trưởng khu vực chiến đấu, thiếu tướng Đi-a-cốp. Thiếu tướng đã được biết những tin tức mới nhất về việc kẻ thù đang tiến tới thành phố và ông tán thành những mệnh lệnh của Bốt-đa-nốp. Nghe xong, ông ra lệnh cho anh tạm thời ở lại các trung đoàn tuyến một để trực tiếp chỉ đạo chiến đấu.

        Trời vừa sáng, ông già Grô-mốp liền từ nhà máy trở về để lấy vài thứ dụng cụ cần thiết. Ở nhà máy, A-lếc-xây Grô-mốp gặp lại nhiều bạn bè quen thuộc cũ và dần dà được biết thêm là họ được gọi tới đây bàn việc khôi phục lại các xưởng máy đã trống rỗng để sửa chữa và chế tạo vũ khí cho bộ đội bảo vệ thành phố. Trong số những người được nhắc tới, các bạn cũ của ông có nhớ tới Grô-mốp, nhưng họ quyết định không nên mời ông già vì được biết ông đang ốm. Nếu vào thời gian khác thì có lẽ ông Grô-mốp đã rất giận, nhưng buổi tối đó ông quá xúc động và hồi hộp về tất cả những gì xảy ra nên cũng không để bụng làm gì. Ngồi họp trong phòng thiết kế cũ của nhà máy, ông già cảm thấy lâng lâng, sung sướng là đã được cùng đứng trong hàng ngũ với mọi người, nhưng ông cố kìm lại, không thể hiện ra bên ngoài.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:16:38 am »


        Kỹ sư Ti-mô-phê-ép, đảng ủy viên nhà máy, hướng dẫn cuộc họp, bên cạnh ông là Pê-tơ Ki-rin-lô-vích Oóc-lốp, nhà cơ học và phát minh nồi tiếng một thời, mới về hưu. Ở đây còn có Ni-cô-lai- ép-xki, thợ chạm khắc cự phách, người cùng tuổi với A-lếc-xây và người thợ tiện tóc bạc hay cau có An-ma-dốp, mà Grô-mốp nhớ từ khi còn là học trò và tất nhiên là còn có những người khác trẻ hơn và xa lạ đối với ông.

        Cuộc họp đang bàn xem phải làm thế nào để bắt tay vào công việc sớm hơn và tốt hơn. Bởi vì trong nhà máy không còn thiết bị nào, cho nên cuộc họp quyết định một là, phải nhanh chóng đưa vào sử dụng những chiếc máy hỏng trong kho, hai là tìm kiếm những cỗ máy cái của các xí nghiệp thủ công nhỏ ở rải rác trong thành phố. Cũng ngay tại cuộc họp này, đã thành lập các đội sản xuất và cử các đội trưởng cũng như quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể. Sắt thép hầu như đã được chuyển hết khỏi nhà máy nên phải bàn xem sẽ tìm kiếm nguyên liệu ở đâu đây. Đối với dụng cụ đồ nghề thì đơn giản hơn cả vì mỗi người có mặt ở đây đều có các bộ đồ nghề riêng rất phong phú được tích lũy từ nhiều năm nay. Cũng chính vì bộ đồ nghề mà ông Grô-mốp phải về nhà nhân tiện lấy thêm khăn mặt, xà phòng để ở hẳn lại nhà máy như cuộc họp đã quy định. Lúc trở về ông đi nhanh hơn, thoải mái hơn như thể tối qua Ông thực sự trẻ lại tới mười tuổi.

        Song ông buộc phải ở lại nhà lâu hơn. Bà em gái An-na Va- xi-li-ép-na không cãi lộn với anh trai về việc ông tự bỏ nhà ra đi mặc dù trong thâm tâm rất lo lắng và bối rối cho ông anh bướng bỉnh. Bà chỉ hỏi ông việc ngủ đêm trong nhà máy ra sao, và hứa ngày mai sẽ mang thức ăn tới cho ông. Khi nghe tin con dâu, vợ Pa-ven đã đến đây rất bất ngờ, ông mới quan tâm hỏi kỹ hơn. Na- ta-sa đã ở trong nhà. Cả đêm qua chị cảm thấy mệt mỏi, rã rời sau khi chia tay với Pa-ven, về đến nhà, chị thiu ngủ lúc nào không biết trong phòng của anh. Và giờ đây, ông già đang nóng lòng chờ con dâu tỉnh dậy: dù có vội trở lại nhà máy thế nào đi chăng nữa, ông cũng không thể ra đi khi chưa được gặp cô ấy.

        Trong lúc đó, bà An-na chuẩn bị bàn ăn. Nhân dịp Na-ta-sa đến, bà trải lên bàn chiếc khăn sạch sẽ và lấy bộ cốc đĩa đẹp nhất vẫn cất trong tủ ra, cẩn thận lau bộ đĩa với những đường viền mạ vàng đã sờn. Để khỏi phải ngồi không, ông nhận lấy việc nhóm lò. Gò người trên chiếc ghế cong trước cửa lò, ông vừa phồng mồm thổi vừa xếp củi cho bén lửa.

        — A-nhiu-ta ! A-nhiu-ta!... — Chốc chốc ông lại gọi khẽ bà em gái đến chỗ mình.

        An-na đến gần, và ông ngước đôi mát long lanh ánh lửa lên nhìn bà.

        — Thế có nghĩa là tiểu thư đã đến phải không ? Và đã đến cả chỗ Pa-ven rồi cơ à? — Ông hỏi rất khẽ để cho con dâu khỏi nghe thấy.

        — Đến đấy rồi, gặp nó rồi... Chúng nó ở trong Vườn hoa văn hóa. TÔI đã nói với ông rồi cơ mà! — An-na trả lời.

        — Bà có nói rồi nhưng tôi muốn nghe kỹ hơn! Thế là cuối cùng nó cũng đã đến đây. — Quay lưng lại, ông làu bàu.

        Không hiểu sao việc con dâu làn đầu tiên xuất hiện trong nhà đã gây cho ông một phản ứng mơ hồ. Vừa hài lòng về Pa-ven, đồng thời ông cũng có cảm giác giống như bực tức.

        — A-nhiu-ta! — Sau một vài phút im lặng, ông lại gọi bà em —  Theo bà, nó có thương Pa-ven hay không ?

        — Nếu cô ấy đã lặn lội đến đây, chắc là cô ấy thương nó. —  Nhìn vào cánh cửa buồng đóng kín, An-na thì thầm — Cô ấy là vợ của nó, chứ có phải là người dưng nước lã đâu mà...

        — Nhưng điều này đối với các cô gái ngày nay thì chẳng có ý nghĩa gì lắm đâu. — Ông già làu bàu rồi im lặng.

        Bỗng nhiên trước mặt ông xuất hiện hình ảnh sinh động và tuyệt đẹp của một người đàn bà duy nhất mà ông đã từng yêu mến. Cũng có thể  chính vì vậy, mà hôm nay ông trẻ lại một cách kỳ lạ và xúc động mạnh mẽ khi ông nhớ lại hình ảnh người vợ quá cố của minh. Giờ đây, sau nhiều năm đã qua, ông như lại cảm giác được sự mất mát riêng tư không thể bù đáp nổi đối với cả cuộc đời còn lại của mình. Và tất nhiên là theo ông thì không một người phụ nữ khác nào từ thời xa xưa đến cả thời bây giờ có thể so sánh được với mẹ Pa-ven.

        — Không phải vậy đâu, anh A-li-ô-sa, tôi cảm thấy cô ấy là người thật thà, tốt bụng. — An-na phản đối.

        — Bà nói cái gì thế! Cái gì thế? — Như bừng tỉnh, ông già hỏi lại.

        — Ông nỏi điều này bẵng thừa, cô ấy còn trẻ và quả là có thể còn chưa tự chủ được mình.   

        Grô-mốp ngước nhìn em gái dưới hàng lông mày rậm, vẻ không tán đồng.

        — Pa-ven nó không lấy bà già, không lấy người bạn nào của cô đâu, — ông già nói to, vẻ giễu cợt.

        Bà An-na liếc nhìn về phía cửa ra vào : liệu Na-ta-sa đã dậy chưa ? Nếu mà là hôm qua thì bà đã không ngần ngại chỉnh cho ông già một trận, nhưng sau khi ông ở nhà máy về thì thái độ của bà với ống có vẻ ân cần và thận trọng hơn.

        — Nói khẽ thôi, A-li-ô-sa! — Bà khẽ nhắc ông anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2020, 06:17:08 am »


        Một phút sau, A-lếc-xây lại lầm rầm nói. Củi trong lò đã cháy; ánh lửa hồng bập bùng nhấp nháy trên khuôn mặt to hằn những nếp nhăn của ông già.

        — Thế nào, nó ra sao? Trong người thế nào? — Ông hỏi một cách khó khăn. — Trông mặt mũi nó có khá không ?

        Bà già đã bày xong bát đĩa liền kéo ghế ngồi xuống cạnh A-lếc-xây, đặt đôi tay rất to lên đùi.

        — Nói thế nào với ông được nhỉ ? — Nhìn vào ngọn lửa, bà nói một cách nghiêm trang. — Theo tôi thì không sao cả. Ông biết không, tóc tết đuôi sam quá thắt lưng, và khá khỏe mạnh.

        Ông nh:n em gái, vẻ nghi ngờ:

        — Tôi chẳng hiểu nổi các bà...

        Trong lò có tiếng củi nổ tí tách, hai ba hòn than hồng bắn ra và rơi xuống tấm sắt trên sàn. Ông lấy ngón tay nhón chúng lên và quẳng vào ngọn lửa.

        Hai con người già cả đó ngồi im không nói thêm một lời nào nữa và trong nhà chỉ còn nghe thấy tiếng củi cháy xèo xèo cùng tiếng nổ lép bép. Lát sau bà già đứng dậy đi vào bếp. Trong phòng Pa-ven có tiếng lò xo giường kêu kèn kẹt và có như không nghe thấy gì cả... Trước mặt ông lại xuất hiện hình ảnh người phụ nữ thân yêu, dịu dàng, trẻ trung với nụ cười khó quên chi dành cho mình ông, một hình ảnh từ bao lâu nay vẫn day dứt lòng ông. Những bức tranh dứt đoạn, những nét chấm phá tỉ mỉ của những buổi gặp gỡ, những phút ấm cúng của cuộc sống chung — xuất hiện và rồi lại nhanh chóng trôi đi trong ký ức của ông và hình như trong tâm hồn sâu đậm của người phụ nữ ấy có một vài cái gì đó thỉnh thoảng lại lóe lên, lúc rọi sáng cái này, lúc rọi sáng cái kia. Ông già từ ngạc nhiên đến tự hào và không tin rằng tất cả những điều ấy đã thực sự xảy ra với ông.

        Sau tấm vách ngăn bằng gỗ dán có tiếng ghế dịch chuyển và sàn nhà kêu cọt kẹt : ông già vẫn không quay lại. Không hiểu sao, bao năm tháng đã trôi qua mà trí nhớ của ông vẫn hiện rõ những hình ảnh của một quá trình ngược chiều với thời gian, nhiều biến cố đã bị lãng quên từ lâu bỗng lại tái hiện với vẻ sinh động kỳ lạ, trong khi đó nhiều sự kiện mới đây, phải khó nhọc lắm ông mới nhớ lại được. Và kỳ lạ thay, những điều làm cho A-lếch-xây nhớ lại nhiều hơn không phải là những nỗi bực tức, cực nhọc và bất công đầy dãy trong cuộc sống trước đây của ông mà là những gì đã dẫn đến cuộc đấu tranh liên tục với nỗi căm giận những bất công ấy, đó là tuổi trẻ, lòng dũng cảm, tình đồng chí, tính kiên trì trong lao động, sự thủy chung với tình bạn, hạnh phúc trong tình yêu... Chẳng hạn như chính lúc này đây khi đưa đôi mắt cay xè vì khói nhìn những thanh củi đang cháy xèo xèo và nổ lách tách, ông như thấy lại thật rõ rệt một đêm tháng tám xa xưa, nghe thấy lá cây lạo xạo và bài hát rất quen thuộc nào đó từ phố xa vọng lại, thế là tim ông lại thổn thức vì một niềm hạnh phúc lớn lao cách đây hơn bốn mươi năm. Sau khi nhảy phốc qua dãy hàng rào cọc vót nhọn ở phía trên, ông đã ở trong một mảnh vườn con tối lờ mờ, chật chội và hơi ngột ngạt, nhưng ngay trong bóng tối lờ mờ ấy, ông bỗng bắt gặp một khuôn mặt con gái trẻ trung, trắng trẻo. Và cũng như trong cái đêm xa xôi đó, lúc này ông lại cảm thấy trong tay mình có một bàn tay khác, nhỏ nhắn, cứng rắn và nóng hổi...

        Còn đây hình ảnh một chiều thu thứ bảy, khi những người khác mới chỉ bắt đầu đi vào các tiệm thì đôi trai gái đó đã từ nhà thờ trở về, và chàng trai Grô-mốp lúc ấy đã trình diện trước mặt bố mẹ cô gái, xin được cầu hôn với cô. Lúc đó ông mặc chiếc sơ mi xa tanh màu xanh dành cho ngày lễ và bộ. com blê mới, mượn tạm của bạn... Và ông bố cô Ôn-ga, một ông thợ lắp ráp khá giả với bộ râu hẹp và mái tóc bôi dầu nhà thờ, một con người mê tín, keo kiệt, ham quyền hành đa giễu cợt anh rồi đuổi anh ra... Hôm nay khi nghĩ đến điều này, Grô-mốp vẫn mỉm cười mai mỉa nhưng không hề bực bội. Sau đó không lâu, người vợ chưa cưới của anh đã tự động đến với anh, và làm sao có thể quên được, không tài nào cỏ thể quên được: khuôn mặt cô lúc ấy, ngượng ngùng đỏ nhừ, mắt cắm xuống đất, cô gái đặt lên chiếc ghế đầu một gói trắng — tất cả những gì gọi là của hồi môn của mình...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2020, 01:46:22 pm »


        Một cảm giác đau nhói vì xúc động và biết ơn trào lên mãnh liệt đến nỗi làm cho Grô-mốp phải rên lên một tiếng. Sau đó ông nhớ lại là ông đang đi giữa thành phố với những hàng rào san sát ở hai bên, có kỵ binh bảo vệ. Đó là một ngày mùa đông nắng đẹp, tuyết phủ trắng khắp nơi, những ngọn tháp dát vàng của nhà thờ lấp lánh. Cố gắng theo kịp đoàn diễu hành cầu Chúa, Ôn-ga vội vàng đi theo những người đàn bà khác trên vỉa hè. Người chị cân đối, cao, trên vai quàng chiếc khăn thơm phức. Ôn-ga nói với ông một điều gì đó, nhưng do quá ồn ào, nên ông không thể nghe rõ. Và ông chỉ cười, vẫy tay để động viên chị. Vì phải đi nhanh và quá xúc động nên người chị đỏ rực. Khuôn mặt trẻ trung với đôi mắt to và hàng lông mày đen huyền dựng đứng của chị đẹp một cách lạ thường... Bỗng nhiên ông trông thấy chính khuôn mặt ấy, nhưng nó bị biến dạng bởi nỗi đau thương và sợ hãi. Từ nhà máy, các đồng chí đưa ông về, trên người đầy những vết thương do thỏi đúc bằng gang quệt vào. Từ trong nhà, Ôn-ga chạy tới chỗ ông, chân đi đất, tóc rối tung, chị cuống quít lau đôi tay sẫm nước vào chiếc tạp dề. Mặc dù toàn thân bị đau ê ẩm, ông vẫn ngẩng đâu lên, cười và nói với chị : « Anh vẫn còn sống em ạ, còn sống...».

        Na-ta-sa dãy cửa, vén chiếc rèm vải lanh lên, rồi bước qua ngưỡng cửa. Ngồi quay lưng về phía chị, trên chiếc ghế con bên bếp lò là một ông già to, cao với đôi vai hơi thẳng. Ngọn lửa reo, củi nổ lách tách lúc nhỏ lúc to, những vết sáng hiện ra trên chiếc sàn gỗ dán. Na-ta-sa đứng im chờ đợi ông già sẽ quay lại, nhưng hình như ông đang thiu thiu ngủ bên lò sưởi ấm áp, đầu hơi gục xuống. Lúng túng một lúc bên ngưỡng cửa, Na-ta-sa quyết định lên tiếng trước.

        — Con xin chào... — Chị ngập ngừng cất tiếng.

        Grô-mốp thực sự như vừa tỉnh giấc, ông vội vàng cố sức đứng bật dậy. Đứng trước phòng con trai là một cô gái rất trẻ, gần như là trẻ con, đang nhìn ông. Cô mặc chiếc váy ngắn hơi nhàu, mái tóc chải hơi lệch về một bên.

        Ngay lúc đó, vô hình so sánh Na-ta-sa Với vợ mình, ông cảm thấy thỏa mãn hoàn toàn. Theo ông thì Na-ta-sa không thể so sánh nổi với bà Ôn-ga lúc trẻ. Mặc dầu ông mong cho con trai có người bạn đời tốt nhất, nhưng ông vẫn hài lòng với ấn tượng đầu tiên về vợ Pa-ven...

        — Rất hân hạnh mời chị vào. Chị đã đến... Thật là quý hóa, —  ông nói.

        Na-ta-sa nhút nhát đi đến bên ông. Và không biết phải làm những gì trong buổi gặp mặt đầu tiên với con dâu, ông ngượng ngập, nhẹ nhàng xoa đầu chị, như thể xoa đầu một cô bé gái.

        — À, há... Rất tốt là chị đã đến, nhà tôi có đủ chỗ... Rất hân hạnh mời chị. Ồng nhắc lại.

        — Pa-ven đã kể cho con nghe nhiều về bố, —Na-ta-sa lễ phép nói.

        — Nó đã kể rồi cơ à ? Nó là như vậy đấy!... Nó kể cho chị cái gì vậy ? À, mời chị ngồi xuống...

        Trong khi nói chuyện, A-lếc-xây tò mò nhìn Na-ta-sa, cố hiểu xem, tại sao Pa-ven lại chọn người phụ nữ này trong số tất cả những người khác mà anh thân quen. Và ông hoàn toàn không tìm thấy ở chị có cái gì đó xứng đáng được đặc biệt hâm mộ.

        — Chị ngồi xuống... ngồi xuống đây này... Không có sự thật khi người ta đứng, — ông già vui vẻ nói.

        — Cảm ơn bố. — Na-ta-sa cảm tạ và ngồi xuống — Tên bố là A-ỉếc-xây, con được biết...

        Ồng già gật mái đâu to, đốm bạc.

        — Đúng rồi, A-lếch-xây Va-xi-lê-vích, — ông nói với nụ cười khó hiểu với Na-ta-sa.

        — Còn con là Na-ta-sa. Chắc bố đã biết. — Và chị bỗng mỉm cười.  Ông già ngồi đối diện bên bàn, sẵn sàng nghe tiếp câu chuyện, song Na-ta-sa lại im lặng, cố nghĩ xem nên nói những gì với bố chồng trong buổi đầu làm quen.

        — Chị nói rằng, Pa-ven kể nhiều về tôi phải không? — Sau một lúc im lặng, A-lếc-xây lên tiếng trước, giọng trầm trầm. — Tôi muốn biết, nó kề về cái gì thế?   

        — Nhiều lắm ạ... Về việc bố sống như thế nào và đại loại như vậy... — Na-ta-sa khẽ nhích người. — Hôm nay đây, anh ấy cung kề về bố!

        — Chị cứ nói đi! Cả hôm nay nữa cơ à? Nó nói cái gì thế, ví dụ xem nào ? Ông già có vẻ thích thú hơn.

        — Chà, nhiều chuyện lắm ạ,— Na-ta-sa nhớ lại việc hôm nay Pa-ven gọi bố minh là bướng bỉnh như trẻ con. — Anh ấy lo lắng cho bố...   

        An-na bước vào phòng, tay bê đĩa khoai tây luộc đang bốc khói. Trên bàn đã bày dủ thứ thức ăn: nào cá hộp, cá trích rán với hành sống, ba tê hộp, dưa bắp cải và cả một khay kẹo hồng không giấy. Cuối cùng, bà già mang ra một chai rượu anh đào màu thẫm được buộc kỹ càng bằng mảnh vải trắng. Nhìn thấy chai rượu, ông già nó đùa rất to:

        — Lâu lắm rồi tôi không chịu rước lễ, còn hôm nay tôi sẽ nếm thử thứ thuốc độc của mình, cô A-nhiu-ta nhé! Mấy khi có dịp như thế này...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2020, 01:46:55 pm »


        Bà An-na đưa đôi mắt nghiêm nghị nhìn đồ ăn thức uống. Đã nhiều năm, bà là người quản gia của ông anh trai góa vợ và bà hoàn toàn cảm thấy mình có trách nhiệm trước danh dự của gia đình. Dĩ nhiên là nếu như trước chiến tranh thì bà sẽ đón vợ thằng cháu tốt hơn nhiều, nhưng bà đã làm hết khả năng của mình và lúc này bà thấy bàn ăn nhìn cũng khá hấp dẫn. Lúc này dù thế nào đi chăng nữa thì cô cháu dâu, người vợ trẻ của Pa-ven cũng không có cớ gì để nói rằng: nhà bố chồng đón chị không tốt.

        — Đừng giận nhé, Na-ta-sen-ca ! — Bà An-na nói. — Chúng tôi chỉ giản dị thế này thôi...

        Dĩ nhiên Na-ta-sa không thể nhận ra và đánh giá được sự cố gắng của bà chủ nhà. Chị ăn ít và thỉnh thoảng lại ngẩn người ra bên đĩa ăn, đáp lại một cách dè dặt những câu hỏi và trông dáng điệu thật nhút nhát. Nhưng không phải là do chị đôi khi đã bắt được những cái liếc nhìn quan sát kín dáo của hai ông bà già: cái nhìn chăm chú không rành rọt của bà An-na và cái nhìn vui vẻ, hơi giễu cợt của bố chồng. Như đã biết trước những người thân sẽ chăm chú nhìn chị, và nếu vào lúc khác thì Na-ta-sa đã cảm thấy buồn cười hơn là ngượng nghịu. Nhưng Na-ta-sa không lúc nào không nghĩ đến Pa- ven và chị cảm thấy lạ lùng là không có anh, chị vẫn ngồi được ở đây với những người thân thương nhưng vẫn còn xa lạ mà chị chỉ được biết ít nhiều qua miêu tả của anh trước đây. Khi nghĩ đến nỗi nguy hiểm đang de dọa chồng, chị chỉ muổn đứng ngay dậy khỏi bàn và lại chạy lao tới vườn hoa phủ đây lá cây ẩm ướt, nơi sáng nay chị đã chia tay với Pa-ven.

        Bà An-na cũng là người ít nói, bà chỉ chăm chú tiếp thật nhiều thức ăn cho khách thôi. Và nếu chỉ nhìn vẻ bên ngoài khắc nghiệt của bà thì không ai có thể nhận ra là bà đau lòng như thế nào khi trông thấy vợ Pa-ven — mà lúc này đây còn là người phụ nữ hầu như xa lạ dối với bà — ngồi đây, trong khi anh vắng mặt và cũng có thể không khi nào trở lại đây nữa. ,

        Chỉ có một mình ông già A-Iếch-xây nói chuyện bên bàn ăn. Ông hỏi Na-ta-sa về Mát-xcơ-va vỀ gia đình chị, đùa vui trước ý định trở thành kỹ sư của chị và nói chung ông nói chuyện như thể không có gì làm ông bận tâm. Sau hai ba câu, ông chuyển sang gọi con dâu là « con » và gọi theo tên chị.

        — Trước kia bố có một con trai duy nhất, còn bây giờ có thêm con gái nữa. Sắp tới, bố không tránh khỏi trở thành ông nội, — ông pha trò. — Sao con ăn ít thế, Na-ta-li-a. Không tốt, con gái ạ! Phải ăn nhiều vào... Có thể con còn lớn thêm nữa chứ !

        Và dưới hàng lông mày rậm, đôi mắt ông ánh lên vẻ hoàn toàn trẻ trung, vui vẻ. Bà An-na chăm chú nhìn anh trai, chưa bao giờ bà thấy ông già sôi nổi và cởi mở bằng hôm nay. Thậm chí bà còn nghĩ là, sau một thời gian dài kiêng kị, liệu rượu có quá tác động anh ấy không ?

        Uống cạn thêm một ly nữa, ly cuối cùng, A-lếc-xây đứng dậy khỏi bàn.   

        — Thôi, những con bồ câu của tôi ơi, tôi đi đây, — ông báo tin. — Đã đến lúc rồi!...

        Khi ông nói điều này, Na-ta-sa nhận thấy một cái gì đó rất quen thuộc. Nụ cười ông già nở rộng nhã nhặn, hiền từ, và qua những nếp nhăn của ông, bỗng nhiên xuất hiện những nét khác rất đáng yêu của Pa-ven.

        — Cẩn thận đấy, hai cô cháu đừng có cãi nhau nhé! — Ổng nói đùa và mặc áo rét. — Theo như tôi nghiệm thì khi hai bà chủ cùng nhà thường có những cuộc cãi nhau chí tử. Có thể sau hai, ba ngày tôi sẽ về qua và kiểm tra xem hai người dàn giải với nhau như thế nào.

        Dụng cụ và một số tư trang của ông đã được xếp gọn trong các túi vải sơn dầu. Chụp vội chiếc mũ lưỡi trai lên đầu, ông ra cửa và quay lại gật đầu chào Na-ta-sa.

        Bà An-na đi ra bậc thềm tiễn ông anh. Khi quay vào, bà giật mình vì tiếng súng cao xạ vang lên bất ngờ, làm cho những tấm kính trên khung cửa cũ kỹ rung ỉên cành cạch. Nhưng vẫn không nghe thấy tiếng máy bay.

        — Thế nào, Na-ta-sen-ca, chúng ta sẽ cùng rửa bát đĩa nhé! — Bà già nói.

        Theo con đường tới A-rxê-nhi-ép-xcơ, đại đội dự bị của trung đoàn công nhân nhanh chóng tiến vào làng, nơi mà họ phải phòng ngự ở đó. Các chiến sĩ khẩn trương đào chiến hào ở cổng làng phía nam và dọc theo con đường bọn Đức có thể xuất hiện từ phía A-rxê-nhi-ép-xcơ tới. Pa-ven Grô-mốp nhận được lệnh của đại đội trưởng cho trung đội anh chiếm lĩnh trên một gò cao ở cánh đồng nông trang.

        — Anh đã rõ nhiệm vụ chưa ? — Đại đội trường hỏi Grô-mốp. — Tôi nhắc lại: các anh che chở phía sườn cho chúng tôi. Nếu quân địch bị chặn lại trên đường cái, chúng sẽ đánh tạt vào sườn trận địa chúng ta. Nhiệm vụ các anh là hãy chặn chúng lại bằng hỏa lực của mình và tiêu diệt chúng. Anh đã rõ chưa?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM