Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:54:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thành phố hòa bình  (Đọc 17270 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 04:03:28 pm »


        Bốt-đa-nốp quay lại. Khuôn mặt người phụ nữ trẻ, tươi tỉnh hồng hào đến mức tưởng như ở trong góc xe tối này sáng hẳn lên.

        — Các anh có biết không, tôi vừa chợt nghĩ tới cảnh mọi người chúng ta sẽ trở về sau chiến thắng như thế nào, — Na-ta-sa nói —  Những đoàn tàu trở về Mát-xcơ-va và những thành phố khác... còn mọi người ra ga đón người thân...

        Bốt-đa-nốp ngạc nhiên nhìn chị. Đối với anh, việc trở về sau chiến tranh còn quá xa xôi xa đến mức nếu lúc này mà nói đến thì thật kỳ cục.

        — Không ai biết bao giờ chiến tranh kết thúc, nhưng nó nhất định sẽ kết thúc, — Na-ta-sa vẫn tiếp tục làm yên tâm hai người bạn đường của mình, — Có thể còn nhanh hơn chúng ta nghĩ... và hôm ấy có lẽ là một ngày hội tuyệt vời !... Tôi có bố và em ở trong quân đội. Thật ra thì em tôi hãy còn học ở trường quân sự. Nó chỉ lo không được chiến đấu. Còn bà mẹ tôi thì đêm không ngủ được vì nó...

        — Rõ ràng là như vậy rồi, — Bót-đa-nốp nói. Anh thấy ngượng ngùng không biết phải nói thế nào với người bạn đường.

        — Không phải người mẹ nào cũng gặp lại được con đâu, —  Người lái xe góp chuyện vẫn không ngoái đầu lại. Na-ta-sa chỉ nhìn thấy cái gáy sạm nắng của anh và cánh tay đen bóng như mỡ trên vành lái.

        — Ôi, thật vậy! Không phải mọi bà mẹ, — Na-ta-sa nói sau tiếng thở dài.

        — Chị có khó chịu không ? — Bốt-đa-nốp hỏi. — Chắc vũ khí của chúng tôi không làm chị lo lắng chứ?

        — Không, không. Sao các anh lại nghĩ vậy! — Na-ta-sa vội vã trả lời.

        « Những người đáng kính, —chị nghĩ. — Những người dễ thương, đáng kính..; ». Những câu chuyện rõ không hợp và chị không muốn tiếp tục nữa.   

        Qua cửa kính của chiếc «Em-ca» thấp thoáng bóng cột điện thoại, ruộng đồng, những đám cỏ màu xanh nhạt hoặc màu xám xịt vì mục nát. Xa xa những cánh rừng xanh thẫm chậm chạp chuyển mình. Thỉnh thoảng lại có chiếc xe chạy ngược chiều. Chúng lao đến rất nhanh như sẵn sàng đâm vào chiếc «Em-ca» nhưng rồi vút qua cùng với tiếng máy rú đáng sợ. Những cột điện cao thế giống như bản vẽ lùi nhanh về phía sau và nhỏ dần đi. Ở một quãng sát ngay lề dường là khu rừng già ngổn ngang những cây thông thân đỏ và lớp thông non xanh biếc viền quanh. Cuối khu rừng thông là cánh đồng bằng phẳng, bao la, phủ mờ khói tím.

        — Ồi thật đẹp, có phải không đồng chí ?— Không ghìm được.

        — Na-ta-sa lại thốt lên. — Thật là mênh mông!

        Bốt-đa-nốp quay sang phía chị.

        — Vâng, có lẽ... — Anh ngập ngừng đáp.

        Cánh đồng nằm theo hướng tây nam vẫn còn lốm đốm sương giá, nó trông như một trận địa lớn được bố trí từ trước. Nhìn lướt qua một lượt, trung tá nhận thấy trên một chiếc gò thoai thoải chằng chịt hào giao thông. Thấp hơn một chút là hàng rào thép gai;.nhũng chiếc cột chống tăng hơi nhô lên lồm chồm như hàng chông sắt. Bốt- đa-nốp thầm nhận xét là chiến hào đó cần đào cao hơn một chút. Nói chung, theo ý anh thì trên cánh đồng này nên có chướng ngại vật chống tăng có hiệu quả hơn như: hào sâu, đầm lầy...

        Họ đi qua Pò-đốn-xcơ và không dừng lại. Thành phố nhỏ này nằm trên sườn đồi gây cho Na-ta-sa một cảm giác là nó quá chật chội vì cỏ rất nhiều xe trên đường phố cùng với bao nhiêu bộ đội vây xung quanh những chiếc ô tô hoặc tụ tập trên cầu... Họ lại qua trạm kiểm soát ở ngã ba đường và Na-ta-sa nghĩ rang tới Pô-đôn-xcơ mình phải xuống, nên chị nhìn Bốt-đa-nốp vẻ biết ơn. Còn Bót-đa- nốp không ở lại đây và cũng không rẽ sang đường khác.

        Tới lúc này, biết rằng săp gặp được chồng, chị cảm thấy sốt ruột hơn theo tưng cây số xe qua. Con đường trải qua những đoạn gấp khúc, chiếc xe lúc chồm lên dôi, lúc tắt động cơ lao xuống dốc như những đợt sóng. Na-ta-sa nhớ tới vùng Crưm, nơi chị cùng với các bạn trong trường đến nghỉ mát năm ngoái; nhớ tới những buổi tắm khi biển động, những cơn sóng ấm áp nâng lên, cuốn lấy người chị rồi dồn vào bãi cát làm chị như bị ngạt thờ. Thật kỳ lạ, lúc này, trên con đường nhấp nhô như sóng biển, cái cảm giác rờn rợn khó thở như vậy lại dồn đến với Na-ta-sa.

        Bốt-đa-nốp đột ngột quay lại.

        — Xin lỗi chị, — anh nói, đôi mắt đen nhấp nháy. — Chị đã nói về mình với tôi, còn tôi chưa tự giới thiệu với chị, —Trong giọng nói của anh có vẻ trịnh trọng.

        Na-ta-sa sửng sốt nhướng dôi lông mày, vẻ trịnh trọng này làm chị thấy buồn cười.

        — Cái gì, cái gì cơ? — Chị hỏi lại và giơ cánh tay đi tất xanh ra như để tự vệ.

        — Theo phép lịch sự phải như vậy, — anh giải thích.

        Na-ta-sa mím môi, nhưng không ghìm nổi và cười vang.

        — Anh thứ lỗi cho... — Chị nói trong tiếng cười. — Điều này... điều này thường xuyên xảy ra với tôi...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:26:48 am »

   
        Ngả người vào thành đệm, chị khẽ xua tay vẻ bất lực. Trung tá bối rối ngồi im một lát, rồi như cố hết sức lực, anh nói:

        — Tôi là Bốt-đa-nốp, Ni-cô-lai Phê-đô-rô-vích.

        — Rất hân hạnh, — Na-ta-sa lắp bắp, mắt long lanh và sáng lên.

        Anh lái xe tò mò nhìn chị qua vai rồi nhếch mép cười. Bỗng nhiên cảm thấy thích thú trước sự vui vẻ của người phụ nữ này, Bốt- đa-nốp cũng bổi rối cười to.   

        — Tôi tỉnh ngộ hơi muộn, — anh thú nhận và lại im lặng.

        Na-ta-sa cảm thấy mình không đúng, nhưng vẫn còn cắn môi, chị thấy buồn cười trước việc anh tự giới thiệu quá muộn màng này.

        Xe chạy trong làng. Hai bên đường là những ngôi nhà sạch sẽ có rèm che cửa sổ và vườn rau. Hầu như trong sân nhà nào cũng có xe phủ kín cành lá ngụy trang đỗ ở khắp nơi: bên tường nhà và dưới các lùm cây.

        Đường làng nhộn nhịp bộ đội đi lại, có người mặc áo mưa vải bạt, tà áo phấp phới bay trên lưng những con ngựa xám đầm đìa mồ hôi.

        Giữa làng có mấy ngôi nhà bị cháy trụi — chắc là bị trúng bom. Đàn bà cũng như trẻ con đều quàng khăn chéo và cứ loay hoay trong đống tro tàn.

        Xe vừa ra khỏi làng thì Na-ta-sa lại bắt gặp một cảnh tượng đau lòng mới. Một đàn gia súc đi ngược chiều trên cánh đồng vàng nhạt loang lổ băng giá. Người chăn gia súc nìặc áo da chạy theo cái rãnh bên đường và nói cái gì đó với một người cưõi ngựa ngất nghểu giữa đám súc vật. Những con bò khoang đen, trắng đi chậm chạp, cúi đầu gặm gốc rạ khô cứng. Một số con leo lên đường và Na-ta-sa trông thấy từng chiếc xương sườn, chiếc xương cùng nhọn hoắt và bộ lông bù xù. Một con bò đực đen, trán phảng chắn ngang ngay trước dãu xe miễn cưỡng lững thững tránh sang một bên và giương to đôi mắt đầy dử lên nhìn...

        «Từ vùng địch tạm chiếm tới đây, — Na-ta-sa thầm đoán. —  Không biết chúng đi bao lâu rồi? Và điều gì sẽ xảy ra với ta?! —  Chị phẫn nộ hỏi mình. — Xung quanh đau thương như vậy mà vừa rồi ta còn cười...». Mặc dù lời tự trách hoàn toàn chân thật nhưng nó không gây ra một ấn tượng sâu sắc. Bởi vì, dù thế nào đi nữa, Na-ta-sa vẫn cảm thấy mình trẻ trung, toại nguyện lại đang trên đường tới gặp chồng nên chị không thể kiềm chế được niềm vui sướng của mình...

        Đến trưa, họ tới Xéc-pu-khốp. Chiếc «Em-ca» nhẹ nhàng lướt trên chiếc cầu lát bằng ván gõ bắc qua con sông rộng. Dưới cầu, dòng Ô-ca xanh phản chiếu bầu trời cũng xanh biếc, còn phía xa xa, dòng sông lại lạnh lùng lấp lánh như tảng băng phẳng dưới ánh mặt trời. Pháo cao xạ nhô cao cảnh giác từ những bụi cây ven hồ đề bảo vệ cầu. Người lính gác ra hiệu cho chiếc xe dừng lại và kiểm tra giấy tờ của tất cả mọi người.

        Sau đó lại là đồng bằng bất tận vợi những cánh rừng âm u, sườn đồi thoai thải, đám cây trơ lá màu nâu và những cây liễu trắng đơn độc bên suối. Na-ía-sa cho rằng đây là cảnh thu êm đềm tuyệt đẹp, còn theo trung tá thì đây lại là nơi rất thuận tiện cho xe tăng hoạt động. Thỉnh thoảng Bốt-da-nốp lại ngước nhìn bầu trời trong xanh, quang đãng đến mức cũng phải cảnh giác với máy bay Đức xuất hiện. Nhưng lúc này Bối-đa-nốp hay quay sang Na-ta-sa và chủ động bắt chuyện với chị. Chị vui vẻ trả lời. Mặc dù tính sôi nổi của chị hoàn toàn không hợp với tâm trạng căng thẳng của anh, song anh không thể nói được là điều đó làm anh không hài lòng.

        Mấy tháng chiến tranh gần đây, những trận chiến đấu liên tục diễn ra đã làm trung tá quên đi nhiều ký ức quan trọng hoặc đáng yêu trước kia. Và giờ đây anh đang sống lại với nó, hài lòng chứng kiến sự tồn tại của nó. Trong chiếc «Em-ca» lỗ chỗ mảnh đạn của anh có một người phụ nữ không những chỉ trẻ và đẹp — có thể nói chị không phải là người rất đẹp, — nhưng tất cả những gì ở chị, từ tiếng cười yêu đời đến đôi mắt sáng dịu dàng, đôi cánh tay thon thả đi tất mỏng, đều toát lên niềm vui của hòa bình và hạnh phúc.

        — Na-ta-sa, chị định ở lại T. có lâu không? — Trung tá thản nhiên hỏi. — Ở đó chị có nhiều công việc làm không?

        Anh đã bắt đầu lo lắng cho tính mạng của người bạn đường, đang đi vào một thành phố mà ngày mai có thể là mặt trận ác liệt.

        Na-ta-sa không trả lời ngay. Chị đắn đo trước khi thú nhận rằng ờ T. chị chảng có việc gì cả ngoài việc riêng.

        — Ọuả thật tôi không biết, — chị nhìn ra cửa sổ để giấu vẻ bối rối. — Còn tùy theo tình hình. Chúng ta sắp tới đó rồi phải không ?

        — Vâng, bây giờ thì sắp tới rồi, — Bốt-đa-nốp nói.

        — Tôi chịu ơn anh rất nhiều! — Na-ta-sa chân thành thốt lên và quay lại chỗ ngồi.

        — Dù lúc này nói chuyện gì đi nữa thì khi chú ý nhìn và nghe Na- ta-sa nói, Bốt-đa-nốp cũng cảm thấy như mình vừa phát hiện được một điều gì mới lạ, tưởng chừng một điều kỳ diệu đang xảy ra. Trên đường gân mặt trận, anh đã gặp một con người của những ngày hòa bình xa xưa hay của tương lai sau chiến tranh. Và anh cũng chẳng nghĩ xem người bạn gái đồng hành của anh đẹp hay xấu. Ánh sáng của ngày mai tuyệt vời nhất định sẽ đến sau bao cố gắng và hy sinh đang phát ra từ người chị và làm cho chị trở nên đẹp lạ thường.

        Chiếc « Em-ca» đi đến một thị trấn lạ hay đúng hơn là một khu làng lớn và Bốt-đa-nốp cho xe dừng lại trên bãi rộng. Na-ta-sa ra khỏi xe, khoan khoái dạo bước và chăm chú quan sát xung quanh.

        Bãi khá rộng, rải đá cuội lơ thơ cỏ mọc ở vài nơi. Một đầu là hàng rào nhà thờ, đầu kia là những ngôi nhà gỗ một, hai tầng. Ở phía góc bãi là tòa nhà thấp lè tè của một xí nghiệp với ống khói ngắn tũn. Trời về chiều, báo hiệu một ngày thu ngắn ngủi sắp hết. Bầu không khi vàng nhạt như ấm lại. Hàng dương trong sân nhà thờ nhuộm màu hồng dễ chịu. Bóng râm hơi đỏ của hàng dương mỗi lúc một dài ra và bức tường gạch của xí nghiệp rực hồng lên. Na-ta-sa bỏ mũ nồi ra để sửa lại mái tóc như bùng cháy dưới ánh mặt trời hoàng hôn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:28:47 am »


        — Na-ta-sa! — Bốt-đa-nốp nói. — Chúng ta nghỉ lại đây nửa giờ.

        Để lái xe ở lại với gói thức ăn, hai người chậm chạp dạo trên vỉa hè lát gạch. Qua hiệu cắt tóc có hình người đàn ông kiêu ngạo trên cửa sổ và cái hầm nắp sắt đóng kín, họ tới ngôi nhà thềm cao bằng đá có treo tấm biền «Nhà ăn số 1 » trước cửa. Di lên theo chiếc cầu thang hẹp và dốc, tới ngưỡng cửa, Na-ta-sa vô tình dừng lại trước một căn phòng rộng rãi với những bức tường gỗ tròn, tràn đầy ánh sáng vàng của hoàng hôn chói lọi xuyên qua cửa sổ.

        Trong phòng phần lớn là bộ đội mặc áo ca pốt, thắt dây da, họ ngồi bên những chiếc bàn gỗ ván dài. Quầy hàng phủ vải sơn dầu đặt trong góc phòng, bốn cạnh là chiếc bục nhỏ và cao. Một người chơi đàn phong cầm gù người trên chiếc ghế đẩu. Đó là một người to khỏe, ngực nở nang. Ông ta đeo đôi kính đen to — chắc ông bị mù. Thõng cái đầu to, vàng sẫm, bù xù xuống ngực, đôi tay to khỏe giữ chiếc phong cầm cũ kỹ trên đầu gối, hình như nhạc sĩ đang âu sầu nghĩ về điều gì đó.

        Anh nắng xuyên qua cửa sổ rất khó chịu và chiếc bàn gần đó không có người ngồi. Na-ta-sa và Bốt-đa-nốp tiến lại bên bàn. Một cô gái khuôn mặt nhợt nhạt, tóc tết đuôi sam, mặc áo len đỏ mang đến cho hai người một đĩa sứ đựng thịt ướp, pho mát và những miếng bánh mỳ rất to. Thay cho bia mà Bốt-đa-nốp yêu cầu, cô mang ra hai cốc vại nước ngọt màu anh đào. Na ta-sa tự nhận lấy công việc về mình. Chị lanh lẹn thái thịt đặt vào đĩa, còn Bốt-đa-nốp vừa sửng sốt vừa thích thú với điều này. Đã lâu rồi anh chưa được ngồi vào bàn với một người phụ nữ rất thành thạo và diu dàng như ở nhà thế này. Bốt-đa-nốp thầm cảm ơn Na-ta-sa và sợ nói điều gì không thận trọng làm phật ý chị, nên Bốt-đa-nốp im lặng theo dõi từng động tác của chị.

        Na-ta-sa cảm thấy người quân nhân — bạn đường của chị bỗng nhiên trở nên hiền lành thuần phục tự nhận lấy địa vị người dưới trướng của mình trong bàn ăn. Và trong ánh mắt của chị lại ánh lên nụ cười.

        — Thôi, tôi thế là đủ rồi. Cảm ơn Na-ta-sa, — Bốt-đa-nốp nói với giọng rất dịu ràng khi nhận đĩa thức ăn từ tay chị.

        — Anh ăn đi, ăn nữa đi anh Ni-cô-lai Phê-đô-rô-vích! — Na- ta-sa khuyến khích trung tá. — Chẳng nhẽ anh không đói hay sao, còn tôi thì đói kinh khủng... Chà, sao ngon vậy cơ chứ! — Chị thành thật thú nhận.

        Bốt-đa-nốp cười dè dặt.

        — Bình thường thì trong cuộc du mục, bánh mì khô cứng cũng cảm thấy ngon, — Anh nhận xét. — Chị hãy tin rằng chỉ trong chiến tranh người ta mới bắt đầu biết quý trọng nhiều thứ.

        — Vâng, chắc là như vậy... — Na-ta-sa tán thành. — Thật khủng khiếp khi nghĩ rằng trong chiến tranh các anh phải chịu dựng như thế nào !

        — Không sao cả, chúng tôi sẽ quen dần... — Bốt-đa-nốp lại cười, giọng khàn khàn: lúc này anh thấy rất thoải mái, và Na-ta-sa cũng mỉm cười.

        — Chắc phụ nữ trong quân đội thì gặp nhiều khó khăn lắm phải không? — Chị hỏi.

        — Trong quân đội không có phụ nữ, Na-ta-sa ạ! — Trung tá dịu dàng nói.

        — Tại sao lại không? Phụ nữ chẳng phục vụ là gì đấy! Và họ còn phục vụ tốt hơn nữa cơ. Thỉnh thoảng tôi lại thấy xấu hổ vì tôi ở hậu phương...

        — Chiến tranh, đây là công việc của đàn ông, — Bốt-đa-nốp giải thích. — Và quân đội, nói chung là hội đàn ông. Chị thứ lỗi cho những lời bay bướm, phụ nữ chúng ta nên ở hậu phương... Còn chiến đấu là việc của những người lính đàn ông...

        — Thôi được... — Na-ta-sa im lặng. — Có thể là anh đúng.

        Chị nhìn qua cửa sổ. Dưới sân, từng nhóm người đang tụ tập lại, cửa xí nghiệp mở toang và từng chiếc xe tải lăn lượt đi ra. Trong thùng xe phủ kín vải bạt, mập mờ nồi lên hình thù các máy móc, trên chiếc xe thứ nhất là nồi súp-de hình nón rất to. Dân thị trấn chen chúc trên vỉa hè, chăm chú nhìn đoàn xe lần lượt đi khuất.

        Na-ta-sa không hiểu ngay chuyện gì ở dưới bãi vì tất cả đều diễn ra rất thành thục và bề ngoài trông rất bình tĩnh.

        — Này đồng chí trung tá! Xem kìa, ở đây họ cũng phải ra đi... — Chị dau đớn thốt lên khi nghĩ rằng có thể cái nhà máy duy nhất trong thị trấn này cũng phải đi sơ tán.

        Bốt-đa-nốp chau mày lại, lời nói của chị đã đưa anh trở về với thực tại.

        ... Lần đầu tiên trong chuyến đi, Na-ta-sa thực sự cảm thấy sâu sắc nỗi thương xót khôn cùng. Chiến tranh đang diễn ra quyết liệt: những nơi chị đi qua hỏm nay, ngày mai có thể là bãi chiến trường, thị trấn vinh quang này ngày mai có thể biến thành tro tàn và ai có thể biết được số phận của những người đang ở quanh chị trong giờ phút này — đồng chí trung tá thấp mập, nước da ngăm ngăm, khuôn mặt nghiêm nghị với đôi mắt đen; cô phục vụ mặc áo len đỏ; những chiến sĩ trẻ trung ở bàn bên cạnh và người ca sĩ mù kia sẽ ra sao! Na-ta-sa lo lắng cho mọi người xung quanh minh không phải do luận cứ của lý trí, mà do lòng nhân ái cao độ sẵn có trong người chị. Với một lòng thông cảm sâu xa, chị lướt nhìn qua tất cả từng người quanh mình...

        Mấy anh bộ đội bàn bên đã đứng dậy và đi ra. Na-ta-sa cũng vội vàng chuẩn bị. Bốt-đa-nốp liền đứng dậy và lịch sự nhường chị đi trước. Cô gái mặc áo len đan tựa tay vào bàn nhìn bóng tối đang lan dần sau khung cửa sổ bẩn thỉu.

        Chỉ có người ca sĩ mù là vẫn hát với giọng gay gắt không thay đổi. Khuôn mặt ông ngẩng cao, hướng về bóng đêm bất tận cũng không hề biến đổi, tưởng chừng như khuôn mặt của người đã chết. Khi Na-ta-sa vội vã xuống cầu thang, chị còn nghe rõ tiếng hát đuổi theo.

        ... Phía đuôi tàu những ngọn sóng nhấp nhô.
        Và mất hẳn nơi chân trời mù mịt...

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:30:04 am »


4

        Khi Na-ta-sa tới T, trời đã tối và cũng vừa lúc thành phố rền vang còi báo động. Sau tiếng còi báo động của thành phố, còi của các nhà máy cũng rú lên. Tuy không nhìn rõ thành phố, nhưng trong bóng đêm dày dặc vẫn nghe vang dội những âm thanh của nó.

        Chiếc « Em-ca », đỗ gần cổng ra vào ngôi nhà màu xám của Bộ tư lệnh thành phố. Na-ta-sa xách va li của mình lên và ra khỏi xe.

        — Bây giờ cô đi đâu ?— Bốt-đa-nốp hỏi. — Cô cô biết thành phố không đấy, không sợ bị lạc đường đấy chứ?

        — Tôi đi đây... Cảm ơn anh nhé! — Giọng Na-ta-sa vang trong.

        Có thể là chồng chị đang đứng gần đâu đây và ý nghĩ đó làm chị không cần quan tâm gì đến mọi việc xung quanh.

        — Na-ta-sa... Bốt-đa-nốp ấp úng gọi.

        Bỗng nhiên anh thấy tiêng tiếc vì chắc sẽ không còn dịp được gặp lại người bạn đường tình cờ của mình nữa. Ngoài ra anh còn cảm thấy mình có trách nhiệm phải chăm sóc cô, — một phụ nữ đầy tự tin và mạnh dạn, có thể chưa hiểu tí nào những gì xảy ra ở xung quanh.

        — Cô đợi tôi một tí, — anh đề nghị. — Tôi không giữ cô lâu đâu...

        — Thôi, thôi, — chị vội vàng nói và tránh sang một bên đường. — Tôi không thể nào đợi được nữa.

        — Tôi chỉ vào hỏi tin tức... — Bốt-đa-nốp định thuyết phục. —  Và sau đó còn dưa cô đi nữa...

        — Ôi thôi, tôi không thể nào đợi được nữa! — Na-ta-sa nói to.

        Chị nóng lòng muốn chia tay với người trung tá thấp mập, rất lịch thiệp và tử tế đang cố giữ chị lại không đúng lúc. Chẳng hiểu sao, sự quan tâm của anh lúc này làm chị không thích. Để làm dịu bớt lại lời khước từ quá gay gắt của mình, đi thêm mấy bước, chị nói vọng lại: “

        — Cảm ơn anh nhé! Cảm ơn anh! Có thể lúc nào đó chúng ta sẽ còn gặp nhau!...

        — Tôi hy vọng như vậy! — Bốt-da-nóp thành thật kêu lên.

        Gặp người đàu tiên, Na-ta-sa dừng lại hỏi đường. Hóa ra chị còn phải đi bộ khá xa. Nhưng điều đó không làm chị bối rối. Và ở đây, trong cái thành phố xa lạ này, thỉnh thoảng lại vang lên những loạt đạn đại bác, chị cảm thấy như vẫn được che chở một cách vững chắc bởi một sức mạnh hiền lành, thân ái đối với chị. Đây không hoàn toàn là một sự nhẹ dạ, mà là lòng tin vào cuộc sống, một thứ lòng tin trong bao năm nay đã bảo vệ chị khỏi mọi hiểm nghèo.

        Trong chốc lát, trời đã tối hẳn. Từ phía xa trên bầu trời tối như bưng lập lòe những chớp lửa của đạn cao xạ, còn phía dưới là bóng đen thăm thẳm. Không gặp người đi dường nữa, ngay cả một tia sáng nhỏ từ khe hở hắt ra cũng chẳng trống thấy ở đâu và sau vài ba lần rẽ ngang, Na-ta-sa bị mất hết phương hướng không biết là minh đang ở đâu lúc này. Chị không hoảng hốt nhưng bực bội Na-ta-sa căng thẳng nhìn vào bóng đêm xung quanh và chị thấy mắt mình nhức nhối.

        « Không có bóng dáng một người nào cả, — chị bực dọc nghĩ. —  Một xứ sờ huyền bí nào chứ không phải là thành phố nữa. Ngay cả công an cũng không thấy dâu cả...».

        Chị đã định gõ cửa ngôi nhà gần nhất nhưng ngay lúc đỏ liền nghe thấy bước chân lộp cộp lien hồi ở phía bên kia đường.

        — Dồng chí gì oi, — Na-ta-sa cố gào hết hơi sức mình, — xin hãy dừng lại một tí!

        Trong khoảnh khắc những bước chân dừng lại. Sau đó như định hướng được tiếng gọi, người đó đi qua đường.

        — Anh có thể cho tôi biết tôi đang đứng ở đâu không? — Na- ta-sa nói với giọng như thể chính bóng người lạ mặt kia có lỗi trong việc chị lạc đường.

        Người đi đường vẫn hoàn toàn im lặng.

        — Tại sao anh không trả lời thế? — Chị cao giọng hỏi lại “Tôi đã luẩn quẩn ở đây mất nửa giờ rồi. Tôi cần tới xí nghiệp chế biến thức ăn, đến đó thì tôi biết dường... Anh thứ lỗi cho, vì tôi làm mất thì giờ của anh.

        — Thế chị đến nhà máy để làm gì ? — Tiếng người nào đó, hỏi vọng lên không phải ở chỗ chị ngóng đợi, mà lại thấp hơn, ngang thắt lưng chị.

        — Anh ở đâu thế? — Chị ngạc nhiên hỏi và vô tình lui lại.

        — Chị đi đâu?... Đứng lại!... Chị đến nhà máy đề làm gì? — Những câu hỏi dồn dập, rắn rỏi.

        Na-ta-sa cảm thấy một bàn tay nắm chặt tay áo chị và lờ mờ một khuôn mặt trăng trắng ngay dưới tầm mắt mình.

        — Ôi, anh..., cậu bé! — Chị thốt lên — Thế mà tôi cứ tưởng... — Chị bỗng cười vang.

        — Chị tưởng cái gì? Không, chị hãy nói đi... — Cái bóng bé nhỏ đó kiên trì nhắc lại — Chị không phải là người ở đây?

        Và chỉ sau khi Na-ta-sa đã nói rõ chị là ai, đi từ đâu đến và nhắc tên bổ chồng của mình ra, cậu bé mới yên tâm.

        — Có phải ông già sóng ở phố Bờ sông phải không? Làm ở nhà máy chế tạo máy cá! chứ gì ? — Cậu bé hỏi lại.

        — Đúng đấy, chính ông ấy đấy! - Na-ta-sa vẻ mừng rỡ — Thế em có biết con trai ông cụ không ? — Chị đã chuyển sang tiếng « em ».

        — Em biết chứ! Tại sao lại không biết nhi ? — Giọng cậu bé có vẻ ngạc nhiên — Nhưng chị là thế nào với anh ấy ?

        — Chị là vợ — Na-ta-sa mỉm cười nói.

        Cậu bé khẽ huýt sáo.

        — Chị từ Mát-xcơ-va đến phải không ?

        — Đúng, từ Mát-xcơ-va tới.

        — Có điều là chị đến không đúng lúc đấy. — Cậu bé ngắt lời — Nhưng không sao. Nào, ta đi, em cũng đi về hướng ấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:27:16 am »


        Và cậu bé lanh lẹ, vững bước đi trong bóng đêm. Na-ta-sa vội vàng theo cho kịp.

        — Cái gì cứ kêu lộp cộp mãi thế? — Na-ta-sa hỏi, vẻ săn sóc —  Giày hỏng hay sao ?

        — Hôm nay đế giày bung ra, — cậu bé miễn cưỡng trả lời, — đế vẫn tốt, mũi còn nguyên. Còn chị thì đi đi chứ...

        Cậu bé thoăn thoắt đi từ phố này sang phố khác, tưởng như cậu ta nhìn rất rõ đường đi trong bóng đêm còn Na-ta-sa cứ phải giơ cánh tay trái ra trước mặt, đôi mắt nheo lại như sợ xô vào đâu đó. Vất vả lắm chị mới theo kịp cậu bé. Bất ngờ, người bạn đường nhỏ tuổi bước chậm lại và đi sóng hàng bên cạnh chị.

        — Mát-xcơ-va ra sao hả chị? Tình hình có bớt căng hơn không ? — Cậu bé hỏi, vẻ chững chạc.

        — Cái gì, cái gì cơ? — Na-ta-sa hỏi lại.

        — Em hỏi là tình hình có bớt căng hơn không? Nhân dân chịu dựng thế nào hả chị ?

        — Tuyệt vời! Thật là tuyệt vời! — Chị trả lời.

        — Ở chỗ chúng em cũng chẳng sao. Thành phố sẵn sàng tinh thần chiến đấu. Tất nhiên có khó khăn, làm sao có thể tránh khỏi điều đó, — cậu ta nói, — và người ta cũng có nhiều loại người... Thế cho nên lúc đầu em nghĩ về chị không được tốt lắm.

        — Nghĩ về chị ư? Hừ, em có biết không... — Na-ta-sa nổi nóng.

        — Thế chị nghĩ thế nào thời buổi này... Chị hãy lưu ý đấy...

        Hình như họ đã tới gần trung tâm thành phố vì dưới chân đã cảm thấy đường nhựa phẳng hơn. Cậu bé lại rảo bước nhanh hơn và Na-ta-sa phải thành thật van xin:

        — Này em, đừng chạy. Chị chẳng nhìn thấy chút gì cả...

        Cậu bé nán đợi đến khi Na-ta-sa đi lên kịp mình:

        — Chị quá chậm chạp đấy, —cậu ta nói vẻ thản nhiên. — Chị hãy nghe em, tốt hơn hết bây giờ chị vào nghỉ ở khách sạn ấy. Gần đến rồi. Tạm nghỉ đêm ở đấy. Chị có đủ tiền đề trả không?

        — Cứ cho là đủ vậy, — Na-ta-sa nói.

        — Chị hãy liệu đấy! Trong khách sạn, ôi, ôi, ôi, đắt lắm nhé!

        — Em tưởng thế thật à! — Na-ta-sa vui vẻ thốt lên.

        — Chị đừng có cười đấy. Chị có biết những ai mới ở được đấy không? Chỉ có các nghệ sĩ là một này, các cầu thủ bóng đá là hai này. Khi đội bóng « Xpác-tác » đến đây họ đã ở đấy. Khách sạn thành phố em tốt lâm

        — Không, chị không việc gì phải đến khách sạn cả. — Na-ta- sa nói.

        Họ lại gặp những người đi đường hiếm hoi: một chiếc xe có đèn pha xanh mờ mờ chạy chậm chạp, vài người đi bộ giữa đường phố. Ủng của họ có cá sắt kêu lạch cạch. Bỗng nhiên tiếng súng cao xạ rộ lên xa xa, rồi nghe rõ cả tiếng nồ rất gần. Trong cái hòa âm loạn xạ ấy xuất hiện một âm thanh nhỏ nhưng nghe rõ, giống như tiếng muỗi kêu — âm thanh cao, rung rung và buồn bã.

        — Bọn Hít-le lại bay đến đấy! — Cậu bé dẫn đường cho Na-ta- sa binh tĩnh nói.

        — Tiếng kêu rất khó chịu, — chị nói theo.

        — Tiếng động cơ của bọn phát xít nó như thế đấy, — cậu bé giải thích. — Tiếng máy bay của ta nghe êm êm còn của chúng nó cứ như than vãn: « Sợ lắm, sợ lắm, sợ lắm...». Còn pháo cao xạ trả lời chúng : «Ha!Ha!Ha!».

        — Ừ, cũng giống đấy... Ở đây có hay báo động không? — Na- ta-sa hỏi.

        — Dạo này thì luôn dấy. Thế còn ở chỗ chị thì thế nào ?

        — Ở chỗ chị cũng thế, — chị nói.

        Tiếng rẻo trên trời trở nên gắt và inh tai hon: chiếc máy bay vô hình như giảm độ cao.

        — Bây giờ nó sẽ quẳng bom xuống đâu đó. — cậu bé thét lên bảo cho Na-ta-sa. — Nào, hãy bám chặt lấy! Kìa, chị xem kìa! — Cậu gào lên — Hừ, bọn sâu bọ ! Chúng lại chỉ điểm đấy!

        Một ngôi sao vàng đục lóe lên trong bóng tối, cháy lơ lửng trên trời rồi tắt dần. Tiếp theo là hai quả pháo sáng tỏa xuống mặt đất một thứ ánh sáng chết chóc. Chùm sao đáng ghét đó lơ lửng trên thành phố chỉ trong mấy giây mà tưỏng như vô tận. Thành phố bỗng lộ ra từ trong đêm tối, soi rõ bóng hình nhũng ngôi nhà cao tầng, những ống khói nhỏ hẹp. Lát sau quả pháo sáng đầu tiên tắt, để lại những tia sáng mảnh, chóng tàn, nhưng ngay lúc đỏ lại xuất hiện quả khác.

        — Đấy, chúng nó lại chỉ điểm nhà máy dấy! Chúng nó bắn từ cánh đồng đấy ! — Cậu bé căm giận thốt lên.

        — Cái gì đấy? Ai thế? Cái gì đấy? — Na-ta-sa không hiểu gì, hỏi lại.

        — Cái gì đấy ? Ai thế ? Cái gì đấy ? Ai thế ? — Cậu bé nhại lại.— Bọn chỉ điểm pháo sáng chứ còn ai nữa !

        Cậu ta đi lên phía trước, và cái dế giày lại kêu lạch cạch như có ai vỗ tay.

        — Dừng lại một tí, — Na-ta-sa kêu lên, — đợi chị với!...

        Trong chính khoảnh khắc đó, một ánh chớp đỏ nhạt lóe lên sau những ngôi nhà, rồi ba tiếng nổ liên tiếp vang lên. Sau đó lại nghe thấy tiếng muỗi kêu buồn rầu, chán nản. Đột ngột như trong ánh chớp, một màu tím nhạt vụt sáng trên bầu trời. Một sức ép khủng khiếp làm cho mọi vật rung lên tưởng như có những chiếc hộp lớn quăng vào cửa kính.

        Na-ta-sa sợ hãi né sang bên đường và sực nhớ tới người đưa đường của mình đã mất hút trong bóng đêm, chị vùng chạy đuổi theo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:28:25 am »


        Trên đường phố xuất hiện vài người, họ vội vàng đi cùng chiều với chị. Một người nào đó xô mạnh vào Na-ta-sa. Ánh sáng hồng tỏa rực bầu trời. Bỗng nhiên, Na-ta-sa nhận thấy mọi thứ đều sáng hơn: thành phố lạ với những ngôi nhà đá, hàng cây trên vỉa hè, hàng rào, đường tàu diện, cột điện thoại mà lúc nãy không nhìn thấy, bây giờ đã hiện ra trong màn sương đục màu hồng. Súng cao xạ bắn dữ dội. Trên đỉnh đầu, bầu trời vẫn đen ngòm chốc chốc lại lóe lên tia sáng của tiếng đạn nổ.

        Na-ta-sa thở hổn hển và đi chậm lại, chắc là người bạn đường ban đêm của chị đã vượt quá xa. Nếu có gặp cậu ta chị cũng không thể nhận ra được, bởi vì chị cũng chưa kịp nhìn kỹ mặt cậu.

        Càng gần đến đám cháy, đường phố càng náo động hơn. Một chiếc ô tô màu đen vừa chạy vừa bóp còi liên tục. Từ trong ngõ nhô ra hai chiếc xe cứu hỏa chở đầy những người đội mũ sắt. Chúng quay đầu rồi vừa phóng nhanh về phía trước vừa rú còi báo động liên hồi. Một tốp phụ nữ trùm khăn chạy ngược lại. Vài người khó nhọc kéo chiếc thang dài qua cầu.

        Đi tới góc ngôi nhà bốn tầng, Na-ta-sa nhìn thấy quảng trường tròn có bồn hoa ở giữa và quầy hàng. Từ những ngôi nhà phía đối diện với quảng trường tuôn ra luồng khói xăng vàng sẫm. Ở phía khác bầu trời vẫn đen ngòm, những tầng trên của tòa nhà sáng lên như trong cuốn phim.

        Ở góc phố có một đám đông đang chậm chạm lùi bước trước một người mặt đầy râu ria, mặc áo bông trần, trên vai lủng lẳng chiếc mũ chống dộc. Không hiểu điều gì xảy ra. Na-ta-sa cũng vô tình lùi lại. Người mặc áo bồng vung tay, gào lên, nhưng xung quanh ồn ào nên chị chẳng hiểu gì. Đám đông lại xô đẩy và chị chỉ nhớ được một cô gái trẻ, đôi mắt mở to kêu lên sát tai chị.

        — Anh thấy những điều sợ hãi đó ở đâu? Chúng tôi không sợ... Anh sợ thì sợ chứ chúng tôi không sợ!...

        Chắc điều này ám chỉ anh lính cứu hỏa rậm râu đang xô đẩy mọi người. Cùng với đám người nọ, Na-ta-sa bị đẩy lùi tới cửa ngôi nhà ở góc phố. Ở chỗ này, một ngọn đèn xanh lờ mờ rọi ánh sáng vào cái cửa ra vào thấp tè. Đến đây, Na-ta-sa hiểu rằng họ dồn chị và cả đám đông vào hầm trú ẩn, vì vậy, chị lưỡng lự dừng lại trước cửa.

        — Còn chị thì mơ mộng cái gì thế ? Đi đi chứ! — Cô gái nói với Na-ta-sa.

        Có ai đó xô vào lưng chị. Chị chưa kịp phản ứng gì thì đã bị xô xuống theo cái cầu thang tối om. Chị tựa khuỷu tay vào bức tường đá.

        « Thế là hỏng bét, — chị hoảng hốt nghĩ. — Biết bao giờ thì thoát khỏi đây?»

        Ở phía sau, người ta giẫm cả lên gót chân chị. Ở phía trước một người nào đó đi rất chậm, đã có lúc chị dựa vào lưng anh ta. Lúc này chị rất bực với chính mình và với tất cả những gì xung quanh, đến nỗi tí nữa chị kêu lên: « Này, anh làm sao thế ? Di nhanh lên chứ!».

        Khi bước vào tầng hầm của ngôi nhà đã trở thành chỗ trú ẩn, trước tiên chị đưa mắt nhìn con người chậm chạp kia. Người anh ta thấp, đôi vai không cân đối và to đến mức chị tưởng là người vuông. Anh ta mặc chiếc bành tô nâu, nhàu nát, đội cái mũ có lưỡi trai bành ra đến tận mang tai. Nửa mặt bị che khuất và chị chỉ nhìn thẩy cái miệng nhỏ, không có môi, với bộ râu xồm xoàm. Nhìn anh ta với vẻ ác cảm, Na-ta-sa chen lên phía trước.

        Trong tầng hầm khá rộng, xung quanh quét sơn xanh, mái trần hình vòng cung đã có khoảng bốn, năm mươi người. Vài người nằm, ngồi trên ghế gỗ, còn những người khác trải chăn nằm dưới nền nhà. Những mái tóc ngắn hoặc xoăn, những đầu gối nhọn và đôi vai yếu ớt của bọn trẻ con cựa quậy giữa những chiếc đuôi sam của các bà mẹ. Những chiếc mũ lông hoặc mũ lưỡi trai di chuyển quanh những chiếc khăn trùm đầu của các bà mẹ. Trong góc nhà, một cụ già mặt nhăn nheo tối như hạt dẻ rang đang ngủ dưới ống dẫn nước khá to ở sát bên tường. Trong hầm trú ẩn rất nóng và khô nhưng rất sáng, trên trần nhà mấy ngọn đèn chiếu ra khắp nơi. Cách cửa ra vào không xa có một thùng sắt tráng men đựng nước uống.

        Na-ta-sa đặt va li cạnh tường và ngồi lên đấy. Mặc dù rất nóng nhưng một ông già khuôn mặt hồng hào vẫn đi đôi ủng cao su, mặc áo da không cài khuy. Ông sẵn sàng dịch ra để Na-ta-sa ngồi tiện hơn.

        — Trong lúc chật chội, chị thông cảm vậy nhé, — ông nói vui vẻ.

        Na-ta-sa thở dài và cảm ơn. Ở phía khác, một người phụ nữ trẻ mặc áo lao động đen đang dỗ con ngủ: cậu bé ba, bốn tuổi đang úp mặt vào gối và một cô bé lớn hơn.

        — Mẹ ơi, mẹ! — Na-ta-sa nghe thấy giọng nói thì thào khe khẽ. —  Mai chúng ta phải đi sớm trước lúc có báo động ấy mẹ ạ. Có thế chúng ta mới được ngủ trên ghế băng. Con nói đúng chứ mẹ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:29:00 am »


        Ngồi trên mảnh chăn sặc sỡ, cô bé đang tết lại mái tóc của mình. Rút cái nơ xa tanh xanh từ mái tóc, cô bé cẩn thận vuốt vuốt, rồi cuộn lại và giúi vào gối.

        — Mẹ ạ, nếu không thế thì lúc nào mình cũng bị muộn... và ghế băng chẳng còn chỗ nữa. Nếu mẹ muốn, con và Xê-ri-ô-gia sế đến từ trưa và giữ cả chỗ cho mẹ ? — Ngoảnh về phía mẹ, cô bé lại thì thào.

        Tiếng pháo cao xạ từ xa vọng lại, và ở trong hầm, mọi người im lặng: một số khe khẽ nói chuyện riêng, còn phần lớn thì ngồi yên. Họ đã chịu đựng hơn một tháng rưỡi nay những đêm lo sợ như thế này, nên mọi người cứ làm như thể ở nhà. Ai cũng cố gắng không làm ồn để khỏi phiền đến người khác. Người ăn tối thì đặt bánh mì và mứt quả ra trước mặt, người thì đọc báo.

        Ồng già có khuôn mặt hồng hào kéo lê đôi ủng trên sàn nhà và tò mò nhìn xung quanh. Rõ ràng ông muốn bắt chuyện với ai đó; và không chịu được nữa, ông quay sang Na-ta-sa:

        — Hầm ở đây khá tốt, chị không phải lo gì cả. Trên đầu chúng ta là ngôi nhà đá bốn tầng mới xây.

        — Vâng, cháu có lo sợ gì đâu, — chị nói.

        — Phải đấy, phải đấy, — ông già gật đầu. — Tôi cũng không phải là người ở đây, chị có muốn biết không... Tôi buộc phải ở lại thành phố. Người ta khuyên tôi đến đây thì sẽ yên tâm hơn. Đúng thật, tôi nói với chị: mọi thứ ở đây đều tốt cả — sạch sẽ và ấm áp. Cho nên chị đừng sợ gì cả, mọi việc rồi sẽ tốt thôi...

        — Tại sao ông nghĩ là cháu lo lắng? — Na-ta-sa nói.

        Chị buồn rầu nhìn cánh cửa thấp của tầng ngầm bị chêm một mảnh sắt có một thanh niên mặt mày cau có đang đứng gác ở đấy. Anh ta không cho ai ra khỏi hầm khi chưa có báo an. Na-ta-sa bị dày vò bởi ý nghĩ là chị có thể đã gặp Pa-ven, nếu không bị lạc một cách đáng xấu hổ vào quảng trường này.

        — Mẹ ơi , mẹ! — Một lần nữa chị lại nghe thấy cô bé thì thầm và nhìn sang em trai. — Mẹ cũng nghỉ đi chứ. Mẹ phải dậy sớm cơ mà!

        — Được rồi con cứ nằm yên, — bà mẹ trả lời cho xong chuyện.

        Đưa mắt nhìn quanh, Na-ta-sa lại trông thấy anh chàng chậm chạp đội mũ lưỡi trai quá cỡ. Anh ta đang đứng tựa lưng vào tường cách cánh cửa không xa, bên cạnh là một anh chàng khác mặc áo ca pốt bộ đội, không có phù hiệu, đội mũ chào mào. Trên khuôn mặt nhợt nhạt không có gì đặc biệt của người này, chỉ có đôi mắt tròn, sáng, quá gần nhau là đáng chú ý mà thôi. Bắt gặp cái nhìn của Na- ta-sa, người đội mũ chào mào lãnh đạm nhìn chị. Lập tức, Na-ta-sa quay đi. Nhưng sau đó, như thể vô tình, chị lại nhìn người lính này. Cái nhìn của anh ta rất kín đáo và không tự nhiên, không phải là cái nhìn của con người trung thực mà như cái nhìn của loài chim. Không hiểu tại sao Na-ta-sa linh cảm thấy anh ta và người đàn ông bên cạnh có một mối quan hệ khó hiểu nào đó và có một nét gì đặc biệt so với những người xung quanh.

        Bỗng nhiên trên đầu mọi người có tiếng nổ ngắn trâm như một cơn co giật trên mặt đất. Người đàn bà mặc áo lao động nhanh nhẹn chồm lên đưa toàn thân che cho hai đứa con. Ông già mặc áo da sợ hãi đứng lên...

        — Nó nổ ngay trên đầu chúng ta, có phải không mẹ ? — Ngồi lên chăn, cô bé hỏi to.

        — Không phải đâu, xa lắm. Con nằm xuống, ngủ đi. — Bà mẹ trả lời với giọng căng thẳng, lo lắng.

        Cánh cửa sắt tầng ngầm từ từ mờ và hai chiến sĩ Hồng quân bước vào, theo sau là một cậu bé mặc áo bông trần, đội mũ trùm tai. Lập tức, cậu bé đi tới giữa nhà, chiếc đế giày hỏng của cậu kêu cộp cộp. Vừa ngỡ ngàng, vừa vui mừng, Na-ta-sa đứng bật dậy, bước tới chỗ cậu bẻ.

        Với tất cả đặc điểm thì đây đúng là cậu bé dẫn dường cho chị vừa rồi. Lúc này, trong ánh sáng, chị có dịp nhìn rõ cậu bé. Cậu ta nhanh nhẹn, rắn chắc như một cây sồi con, có vẻ hơi thấp so với tuổi mười bốn, mười lăm của mình. Trên cái má tròn đỏ ửng có một nốt ruồi trông rất duyên. Trông cậu bé có vẻ đang bị kích động rất mạnh. Na-ta-sa chưa kịp gọi cậu thì mặt đất lại rung lên mạnh hơn so với lần trước. Trong nháy mắt, tất cả các đèn dưới tầng ngầm dềụ vụt tắt.

        Theo tiếng chân, Na-ta-sa đoán hình như một số người đang chạy xô ra cửa. Trong tiếng ồn ào hỗn độn, tiếng kêu thét, nghe thấy tiếng khóc sướt mướt của trẻ con và ai đó đơn điệu gào to:

        — Đồng bào hãy ngồi yên tại chỗ! Tất cả hãy giữ trật tự!

        Sau đó Na-ta-sa nghe thấy giọng kim lanh lảnh quen thuộc :

        — Cho tôi đi với! Hừ, cứ loạn xạ lên vô ích!... Cho tôi đi với!... Các đồng chí không cho ai ra khỏi cửa hầm cả!

        Khoảng ba phút sau, đèn lại sáng và người đầu tiên Na-ta-sa nhìn thấy là ông già mặc áo da. Đôi mắt nhấp nháy lo âu nhìn xung quanh, ông nói to với cả hầm trú ẩn:

        — Trẻ con đấy! Có thể giẫm lên trẻ con được hay sao? Đồng bào cần phải đi nói với người có trách nhiệm để... cho nghiêm chỉnh...

        Lúng túng không nói được gãy gọn hết cả câu, ông liền ngồi xuống chỗ của mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:29:18 am »


        Người thì cười, người thì cố an ủi ông già, có người lăng xăng làm ầm lên và nói tếu với nhau cố làm cho bầu không khí trong hầm bớt căng thẳng. Nhưng lần này Na-ta-sa không hề cảm thấy buồn cười: một người quá lo lắng và sọ hãi đã mộc mạc nói ra sự phẫn nộ của chính chị. Trong giọng nói của ông già, chị cảm thấy lòng tin sắt đá vào sức mạnh chính nghĩa đang bảo vệ hạnh phúc cho loài người được giáo dục bởi chính quyền Xô-viết.

        Một lát sau, mọi người lại trở về vị trí cũ của mình. Không khóc nữa, người phụ nữ mặc áo lao động bế đứa nhỏ lên đùi và khẽ đung đưa nó. Chỉ có mỗi cậu bé đưa đường ban đêm cho Na-ta-sa là không bình tĩnh được: cậu bước qua chân mọi người, đi đi lại lại quanh tàng ngầm và chằm chằm nhìn họ. Các chiến sĩ Hồng quân vào cùng với cậu bé kiểm tra giấy tờ của một số người đàn ông — hình như họ đang truy lùng ai đó. Đi qua Na-ta-sa, cậu ta chỉ lướt vội đôi mắt lo âu nhìn chị. Đến lúc này Na-ta-sa mới giữ tay cậu bé lại và nhắc cho cậu biết mình.

        — À, chị đấy phải không ? — Cậu ta làu bàu hỏi và thở dài, khuôn mặt tròn trĩnh lộ rõ vẻ thất vọng — Sao, chị muốn gì ?

        Và không đợi nghe chị trả lời, cậu chạy lại chỗ mấy chiến sĩ Hồng quân đang chuẩn bị đi ra. Không tỏ vẻ bực bội gì, Na-ta-sa đi theo cậu bé.

        — Bây giờ phải tìm nó trong khắp thành phố ! — Cậu cáu kỉnh nói với hai anh bộ đội. — Nhân lúc mất điện, thế là nó chuồn ra khỏi cửa.

        — Có thể nó không ở đây cũng nên? — Một chiến sĩ nói vẻ do dự.

        — Tại sao lại không có? — Cậu ta gào lên — Tại sao lại không? Chính em đã theo dõi nó ngoài đồng Pô-pốp kia mà!...

        Và ngay lúc này Na-ta-sa mới phát hiện mảnh tường gần cửa ra vào, nơi anh chàng đội mũ lưỡi trai đứng mười lăm phút trước đây, giờ đã trống không; cả người bên cạnh mặc áo ca pốt cũng không có nốt. Chị đưa mắt nhìn nhưng chẳng thấy hai người đó ở tầng hầm.

        — Trong lúc em chạy đến cánh đồng, nó còn phóng bốn quả pháo sáng, — cậu bé nổi cáu. — Sau đó em trông thấy một người đi thẳng tới chỗ em. Em nép vào bờ giậu, còn nó chui qua hàng rào. ở đó có lỗ hổng, và đi vào sân. Sau đấy nỏ đi thẳng ra phố. Em thấy rõ nó lẻn vào hầm trú ẩn như thế nào, chỉ trong nháy mắt...

        — Thôi được, lát nữa sẽ trình bày thêm, — khi thấy mọi người đã bắt đầu nghe cậu bé, anh bộ đội không hài lòng, ngắt lời.

        Tim Na-ta-sa đập mạnh, chị nhìn vào chỗ trống bên cánh cửa với cảm giác gần như hoảng sợ. Phải chăng họ đang nói về một hai người đàn ông đứng ở đó mấy phút trước đây? Phải chăng chính mât chị trông thấy những kẻ mà người ta thường gọi là biệt kích, chỉ điểm, gián điệp phát xít ? Hơi do dự — Na-ta-sa không tin rằng mọi người sẽ không cười chị, — chị kéo cậu bé lại và thì thầm về mối nghi ngờ của mình.

        — Đấy nhé! — Cậu bé buồn rầu và tiếc rẻ kêu lên. — Chúng những hai thằng cơ... — Và đôi môi mọng của cậu rung rung.

        Sau khi hỏi Na-ta-sa xong, các chiến sĩ Hồng quân vội vã lên trên, cậu té cũng bước vào cầu thang. Na-ta-sa chạy theo họ ra khỏi tầng ngầm.

        Bên trên, phía trong cổng, chị cảm thấy mùi xăng cháy ấm áp, ngòn ngọt. Dĩ nhiên lúc này đã muộn: hai kẻ lạ mặt đáng nghi kia đã vội vã chuồn cho nhành khỏi nơi này. Và cả cậu bé lẫn hai chiến sĩ Hồng quân đều không biết tìm chúng theo hướng nào. Quảng trường có bồn hoa lúc này vắng vẻ. Luồng khói bay thẳng vào ngôi nhà ở góc phố, phần dưới thì thu hẹp lại. Luồng khói vàng   xám nhanh chóng bốc lên tầng hai, tan ra phía trên quảng trường một màn mây di động khổng lồ. Sau khi chia tay với các chiến sĩ Hồng quân, Na-ta-sa và người bạn đường của chị chạy trong đám khói dưới mái nhà thủng lỗ chỗ. Đến phía đối diện quảng trường, cậu bé lọt thỏm vào lối ngõ bỏ ngỏ và chọn đường tắt sang phố bên kia. Ở đây sáng như ban ngày... Một cảnh tượng khác thường làm Na-ta-sa chói mắt, chị nép người vào tường và tự nhiên đưa tay lên che mặt.

        Trong khu sân đối diện, ngăn bởi một hàng rào sắt, một đám đất cháy lớn dường như chính mặt đất bốc cháy: những ngọn lửa từ đám cháy ngạt thở đang lan ra trên một diện tích rất lớn. Những luồng khói lửa khổng lồ sáng rực ở phía dưới cuồn cuộn bốc lên luôn luôn biến dạng. Một ngôi nhà nằm ở chính trên bờ của biển lửa đó; bức tường bẵng những tấm sắt còn chịu đựng được, nhưng các khe hở rực sáng tưởng như bên trong có khí nê-ông cháy. Giữa sân, một ngôi nhà khác cũng bị cháy, những luồng khỏi đen đặc xịt cuộn lên.

        Mặc dù tất cả đều rất khủng khiếp và Na-ta-sa rất muốn chạy khỏi nơi đây, nhưng tính tò mò kỳ lạ đã giữ chị lại. Như bị thôi miên, chị nhìn những con rồng lửa vàng nhạt, gai góc đang nhảy múa sau hàng rào và nghe rõ tiếng lửa réo to chưa từng thấy. Bỗng nhiên chị trông thấy những bóng người thấp thoáng trong ngọn lửa rừng rực đỏ. Chị kinh hoàng đến nỗi phải thốt lên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 11:25:49 am »


        Bộ đội cứu hỏa đội mũ sắt, đeo bình chống độc chia thành hai nhóm hoạt động khẩn trương. Nhóm thứ nhất dùng gậy dập lửa, nhóm thứ hai phun nước vào đồng đội đang dập đám cháy. Thỉnh thoảng khói và hơi nước lại trùm lên những người đang dập lửa. Lúc đó chỉ trông thấy những tia nước cong bay ra khỏi, đám khói. Các chiến sĩ chữa cháy lúc thì xuất hiện giữa đám khói và hơi nước, lúc thì mất hút trong các luồng lửa. Hình như họ là những người bất tử, không có thân thể, có thể hòa vào thế giới cuồng phong khói lửa mà họ đang chiến đấu để diệt nó. Khi có ai đó trong họ chạy ra thì người họ lóe lên ánh lửa trăng trắng.

        Vì không khí cay ngột ngạt, nên Na-ta-sa thở dốc, nước mắt trào ra. Giật mình như chợt tỉnh, cậu bé kéo tay Na-ta-sa chạy tới ngõ gần nhất. Đứng bên hàng rào, Na-ta-sa vừa thở hồn hển vừa nói:

        — Em có trông thấy không, có trông thấy họ xông vào giữa ngọn lửa không ? !...

        — Nhưng không còn cách nào khác để dập tắt nó được — cậu bé nói lanh lảnh. — Cháy mạnh thật ! Bọn Đức nhằm vào nhà máy, nhưng lại vào bến xe bên cạnh. Cũng rất tiếc.

        ... Khoảng mười lăm phút sau họ đã đến bờ sông chìm trong bóng tối dày dặc. Bờ sông bên kia cắt ngang thành phố cũng mất hút trong bóng tối.

        — Bây giờ thì chị có thể đi một mình được rồi, — cậu bé giải thích cho Na-ta-sa. — Qua cầu, chị cứ đi thẳng, hết đường và đến đấy sẽ hỏi thăm sau... Nào, bây giờ chúng ta có thể làm quen với nhau, — cậu ta chìa bàn tay nhỏ bé cứng như miếng ván con và trịnh trọng giới thiệu — Họ em là Ve-rép-kin, còn tên là Vi-chi-a.

        — Cảm ơn, cảm ơn em Vi-chi-a, — Na-ta-sa run run nói. — Nếu không có em thì chị đến lạc mất...

        — Chị à? — Rõ ràng cậu bé cảm động về lời nói của chị. — Không phải đâu, chị chả lạc đâu... — Cậu nói — Ôi, em bận rộn với cái công việc này quá! — Và cậu nhanh chóng chạy biến đi.

        Qua cầu, người lính tuần tra giữ Na-ta-sa lại và chị phải nheo mắt khi ánh đèn pin bất ngờ chiếu vào mặt. Vừa đưa giấy chứng minh, chị vừa hỏi đường một lần nữa. Sau đó, rất may là chị gặp một người phụ nữ đi cùng đường, đã đưa chị đến tận nhà Pa-ven. Mệt lả người, Na-ta-sa thở hổn hển, nhưng chị vô cùng sung sướng là mình đã đến nơi. Với tấm lòng lo lắng, hồi hộp và mê mẩn, chị nhẹ bước lên bậc thềm. Đứng nghỉ thêm một chút nữa, chị ấn nút chuông điện. Nhưng mặc cho Na-ta-sa bấm hoài, trong nhà chỉ có tiếng chuông réo trầm trầm vọng lại. Không một ai ra mở cửa, ngôi nhà hoàn toàn câm lặng. Chị đã định gõ cửa thì lập tức thấy chiếc chìa khóa treo lủng lẳng trên khung cửa.

        À, ra thế đấy! — Chị nói to với vẻ bình tĩnh khác thường —  À, ra thế đấy... Mình biết làm gì bây giờ ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 11:26:23 am »


5

        Bốt-đa-nốp tới bộ tư lệnh thành phố không lâu; và sau khi được thông báo, bộ tham mưu tập đoàn quân đóng cách T. năm cây số về hướng đông, anh lập tức lên xe đi luôn.

        Tại bộ tham mưu mà anh phải tới, sau khi từ Mát-xcơ-va trở về, người ta trao cho anh một mệnh lệnh bất ngờ: anh cần tới gặp ngay thiếu tướng Đi-a-cốp, tư lệnh khu vực T. cũng ở đấy, Bốt-đa- nốp được biết là trung đoàn cũ của anh đã di chuyển sâu hơn về phía Ca-si-ra để tổ chức lại. Thế là Bốt-đa-nốp buộc phải chia tay vắng mặt với các đồng chí cùng trung đoàn... Không cho mình và lái xe được nghỉ, ngay trong đêm ấy anh lại tới T., tìm bộ tham mưu khu vực và trình diện với chỉ huy của mình. Thiếu tướng gặp anh ở đầu cầu thang khi ông đang ra xe chuẩn bị đi đâu đó.

        — Đây rồi, may quá. Tôi thiếu người quá, — Đi-a-cốp vừa nói vừa dưa bàn tay mềm ra bắt tay Bốt-đa-nốp. Tôi được nghe rồi, họ đã kể cho tôi về chuyện anh đã thoát khỏi vòng vây như thế nào rồi.

        Họ cũng đã biết qua về nhau: trong cuộc tập trận trước khi nổ ra chiến tranh ít lâu, Bốt-đa-nốp ở dưới quyền chỉ huy của. Đi-a-cốp mấy ngày... Với dáng người to khỏe, ngực nở, mặc áo ca pốt màu xanh để hở cúc, đầu đội mũ lưỡi trai cấp tướng viền đỏ chếch về phía gáy, hình dáng và tác phong của thiếu tướng hầu như không thay đổi so với lần gặp nhau trước đây. Thật ra đôi mắt nhỏ, thông minh trên khuôn mặt của ông có lõm sâu vì mất ngủ. Thiếu tướng nói giọng khàn khàn và giữ nguyên âm «o» trong một số từ, mà đáng ra phải dọc là « a ». Đi-a-cốp có thói quen nheo mắt nhìn người nói chuyện. Và lúc này ông như muốn nói: « Đừng có phí sức lừa tôi, anh bạn ạ, tôi đi guốc trong bụng anh».

        Vội vàng đi đến cuộc họp của ủy ban quân sự thành phố do tỉnh ủy triệu tập, thiếu tướng bảo Bốt-đa-nốp đi cùng.

        — Như vậy sẽ tốt hơn. Sẽ nắm được tình hình, đồng chí trung tá ạ, — ông nói.

        Ban đêm, chiếc xe chạy từ từ trên đường phó. Ngồi trong xe, Đi-a-cốp nói cho người trợ lý của mình về nhiệm vụ của bộ chỉ huy khu vực chiến đấu... Như Bốt-đa-nốp đã rõ, bọn Đức đang nhanh chóng tiến gần tới T. Đêm 28 tháng 10, bộ binh cơ giới và xe tăng của chúng đã chiếm vùng Sa-ki-nô — Da-kha-rốp-xca và tiếp tục tiến công dọc tuyến đường dẫn đến Mát-xcơ-va. Chúng tiến công liên tục cả ngày lẫn đêm với một lực lượng ưu thế hơn hẳn ta... Để thuận tiện cho công việc, chỉ huy tập đoàn quân bảo vệ T. đã ra lệnh sát nhập các vùng lân cận thành phố thành phân khu T. và Đi-a-cốp có nhiệm vụ xây dựng ở đây một hệ thống phòng thủ với sự phối hợp chung của các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân.

        — Đồng chí trung tá, nhiệm vụ rất rõ ràng, — Đi-a-cốp nói. — Phải giữ thành phố bằng bất cứ giá nào. Đó là mệnh lệnh của Tổng hành định.

        Sau đó ông thông báo là các đơn vị ở vùng lân cận với T. cũng . thuộc quyền chỉ huy của ông. Nhưng, theo lời thiếu tướng — cần phải nhớ rằng sau những trận chiến đấu ác liệt nhiều ngày, các trung đoàn đã bị tồn thất nặng và rất cần được bổ sung, nghỉ ngơi. Ngoài ra trong lực lượng bảo vệ thành phố còn có trung đoàn công nhân tình nguyện thành lập từ các tiểu đoàn tự vệ nhà máy và trung đoàn công an vũ trang từ trước đến nay vẫn làm nhiệm vụ bảo vệ các nhà máy. Nhưng những đơn vị này hoàn toàn chưa tham gia chiến đấu, chưa trải qua lửa đạn.

        — Cái chính là chúng ta không có nhiều thời gian. Anh xem, chúng mình sắp chiến đấu rồi đấy, — Đi-a-cốp nói và sau một lát im lặng xem người nói chuyện với mình có trả lời gì không, ông nói đùa: — thế nhưng liên lạc của chúng ta rất thuận tiện, theo điện thoại thành phố chúng mình có thể nói chuyện: « Tiểu thư, hãy cho tôi hai ba, ba bảy». Đấy là khi muốn nói chuyện với đội cảnh vệ của nhà máy gạch.

        Sau khi nhắc Bốt-đa-nốp sáng sớm ngày mai cùng đi thăm đơn vị đóng ở ranh giới thành phố, Đi-a-cốp kết luận:

        — Đẩy, như thế đấy đồng chí trung tá ạ! Nhiệm vụ của chúng ta quan trọng thế đấy. Nhưng không sao! vỏ quýt dày sẽ có móng tay nhọn... Còn anh thì đi thẳng từ đơn vị tới tôi phải không? —  Ông hỏi thêm.

        Trong bóng tối, Bốt-đa-nốp không thể nhìn rõ mặt thiếu tướng ngay bên cạnh mình. Tưởng như dù tình hình có khó khăn đến mấy cũng không thể làm cho con người trầm tư lạ thường này mất bình tĩnh. Khi nghe thiếu tướng nói, Bốt-đa-nốp cũng không hề nhận thấy sự lo lắng hay yếu đuối, thiếu tự tin vào quyết định của ông. « Kẻ thù vẫn đang thít chặt chúng ta... Cần phải khẩn trương, khẩn trương lên đồng chí trung tá ạ!». Anh nhớ lại lời đồng chí ủy viên Hội đồng quân sự: « Hôm nay, dù bất kỹ đồng chí ở đâu, đồng chí cũng đang tham gia bảo vệ Mát-xcơ-va đấy!». Và kỳ lạ thay, Bốt-đa-nốp cảm thấy bình tĩnh hơn. Đây rõ ràng là sự bình tĩnh cao độ của ý chí, nó không có chỗ cho nỗi tiếc thương hay do dự xen lẫn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM