Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:59:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thành phố hòa bình  (Đọc 17069 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 11:57:34 am »


        Pa-ven hờn giận nhìn bố. « Thế đấy, làm gì với bố bây. giờ, làm thế nào để thuyết phục được bố?».

        — Chúng ta đứng đây làm gì? Đằng nào thì cũng không lớn hơn được, — Grô-mốp vừa nói vừa nhếch mép cười.

        Ông ngồi phịch xuống chiếc ghế bành, lập tức nó rên lên dưới sức nặng của ông. Pa-ven rút cái bao trên vai xuống, anh nhìn xem có vướng gì không rồi ngồi xuống cạnh bố. Căn phòng họ ngồi nói chuyện tuy sáng sủa, có tới bốn cửa sổ con nhưng xem ra vẫn chật chội. Ngoài chiếc bàn ăn phủ khăn vải sơn dầu, chiếc bàn tròn nhỏ dưới chiếc khăn đan, chiếc đi văng nhung, ngăn sách, tủ chè để bát đĩa và cái hòm dưới tấm thảm ra, trên tủ con, bậu cửa sổ, sàn nhà còn bày la liệt các loại cây cảnh: cây si xanh thám trong hòm gỗ, thu hải đường, thủy tiên và hoa hồng. Giờ dây Grô-mốp không còn biết làm gì hơn ngoài việc chăm sóc cây cảnh.

        Pa-ven lấy thuốc lá và ông bố cũng đưa tay về phía bao thuốc.

        — Bố phải kiêng cơ mà ? — Pa-ven nói.

        — Đó là việc của tao, — Ông già trả lời.

        Ông xoa điếu thuốc rất lâu, sau đó hít hơi thổi mạnh vào diếu thuốc rồi tiếp lửa của con trai.

        — Thế là mày đi, hả chiến sĩ A-nhi-ca, —ông lên tiếng — Nghe nói người ta thành lập đủ một trung đoàn tuyển từ các nhà máy.

        — Đúng Một trung đoàn đấy bố ạ, — Pa-ven xác định với cảm giác đau nhói, anh nhìn cánh tay to nhăn nheo đang cố giữ diếu thuốc lá của bổ, nhìn những ngón tay cứng đờ vì bệnh thấp khớp giày vò.

        — Cả một trung đoàn, — A-lếc-xây Gcô-mốp lặp lại. — Mày có biết không, đây là một lực lượng lớn... và như vậy công việc từ đây chắc sẽ được tiến triển. Cần phải chờ đợi. Các anh sẽ ngăn chặn được bọn Đức. — Ồng kết thúc với nụ cười khẩy rõ rệt.

        — Còn bố thì nghĩ thế nào? Chúng con sẽ chặn chúng lại, — Pa- ven đáp.

        Giọng giễu cợt của ông không làm cho Pa-ven tự ái và thế là A-lếc-xây Grô-mốp lại thấy bực tức.

        — Mày đã thấy bản thông báo hôm nay chưa hả cậu chiến binh ?— Ông bực tức hỏi, đưa tay lấy tờ báo trên bàn. — Đây... Hãy nghe đây ! Và để tờ báo cách khá xa tầm mắt, ông đọc nhưng không đeo kính: —  « Trong ngày hai nhăm tháng mười, quân ta đã chiến đấu ở các hướng Ma-giai-xcơ, Ma-lơ — Ia-rô-xláp, Ta-gan-rốt, — ông cao giọng. — Và Ma-ca-ép-xcơ...». Mày có hiều được điều này hay không ? — A-lếc- xày Grô-mốp gào lên. — Na-pô-lê-ông Bô-na-pác không tiến nổi tới đó, còn bọn Đức thì chúng ta đã để cho chúng đến được.

        — Đúng, bọn chúng tiến xa đấy chứ bố. — Pa-ven mỉm cười đấu dịu —Nhưng sau này càng không lợi cho chúng, Bọn Pháp năm mười hai đã chiếm được Mát-xcơ-va, nhưng không thoát thân được...

        — Thế là thế nào, chúng ta đọc tiếp...

        Ông già bắt đầu ho. Mặt ông đỏ lên và có vẻ đau đớn. Lệ ứa ra qua đôi mắt đục.

        — Có nghĩa là từ vấn đề chiến lược đến mọi việc đều đúng? —  Ông thờ nặng nề và thốt ra.

        — Thôi tự bố sẽ suy ra. — để bố yên tâm, Pa-ven cố trả lời hết sức mềm mỏng.—Chúng ta rút lui không phải là theo ý muốn của mình, đó là sự thật... Nhưng, khi rút lui, như người ta biết, chúng ta đã làm kiệt sức kẻ thù...

        — Thôi, nếu đúng theo chiến lược thì chẳng có gì để nói nữa. —  A-lếc-xây Grô-mốp bực tức ngắt lời. — Có nghĩa là chẳng giận dỗi vào đâu được. « Đừng phí sức vô ích, cứ đề nó dìm mình xuống đáy » theo chiến lược là như vậy chứ gì ?

        Trong thâm tâm ông cũng cảm thấy sự vô lý của mình nhưng, ông không dừng lại được.

        — Không phải như vậy đâu bố ạ! — Pa-ven nói nhỏ.

        — Có nghĩa là nếu đúng như chiến lược thì cứ để cho bọn phát xít thiêu trụi các thành phố của ta — Ông già gào lên — Cứ để chúng chiếm các tỉnh của ta, cứ để chúng treo cổ nhân dân ta. Tất cả đều là chuyện bình thường chứ gì?...

        Pa-ven đứng dậy. Anh đi lại trong phòng, tay sờ lá cây si bóng nhoáng rồi quay lại phía bố.

        — Không phải, không thể như vậy được bố ạ. — Anh dịu giọng

        — Không bao giờ như vậy được... Chính bố cũng biết đấy!

        «Khá lắm! Nhìn đứa con, nhìn đôi vai rộng, mái đầu với những mớ tóc xoăn trên trán nó bỗng nhiên ông nghĩ: — mọi cái đều tốt: thông minh và dũng mãnh...».

        Tự nhiên ông thấy ghen tị lạ thường với tuổi trẻ của con. Ông bổi rối im lặng. Pa-ven rất giống ông lúc trẻ. Khi đó ít ai trong khu bờ sông có thể ganh đua với ông. Và vừa yêu thương, buồn lo cho con nhưng ông cũng đồng thời vừa ganh tị với con. Hơn lúc nào hết, A-lếc-xây Grô-mốp muốn đi với Pa-ven để nếu có dịp còn dạy bảo con. Bởi vì trong những năm tháng của cuộc đời mình, ông không thích nhường thắng lợi cho ai, ngay cả với con mình cũng vậy.

        — Bố thấy không — Pa-ven tiếp tục, cố làm cho bố yên tâm. — Bọn Đức phải trả giá đắt cho mỗi bước đi. Nhưng dĩ nhiên tình hình căng thẳng... rất...

        « Chắc là hai thì sẽ quật ngã... có khi cả ba nữa, — A-lếc-xây Grô-mốp nghĩ thầm. — Dưới bốn người không thắng nổi mình».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 11:58:23 am »


        Và ký ức xa xưa lại trở về với ông, nó rõ ràng như thể điều đó mới xảy ra hôm qua. Cứ như tận mắt ông trông thấy cánh đồng tuyết phẳng lì và ánh trăng vàng ảm đạm trên bầu trời rét buốt. Dọc theo hàng rào tuyết rơi, những bóng đèn nhấp nhô.

        «Chuyện đó xảy ra ở trên cánh đồng Pô-pốp, — A-lếc-xây Grô-mốp thì thầm với mình. — Ừ, đúng rồi... sau nhà tám. Ba thằng mình đánh lại cả tụi... Mình, Cu-dơ-nhét-xốp... và ai nữa nhỉ? — Ông cố nghĩ và nhớ ra. — Xê-ri-ô-gia với A-xê-man...».

        Tựa như từ xa xa đâu đó Grô-mốp nghe vọng lại giọng nói của con trai.

        — Một mình chúng ta chống lại cả châu Âu phát xít... Có đúng như vậy không hả bố?

        Và ông già lại như không nghe thấy gì: bức tranh sinh động và hấp dẫn lại hiện lên với ông. Trong ông sống lại cảm giác thích thú của lòng quả cảm bừng bừng khí thế khi chờ đợi kẻ thù của mình. Những kẻ tàn sát lần lượt đi qua khe hở của hàng rào trong một đêm trăng sáng. Thấp thoáng những chiếc áo bành tô trễ cúc. Những chiếc mũ lưỡi trai kim loại lạnh lùng phát sáng, vành lưỡi trai son óng ánh dưới ánh trăng đêm.

        « Ôi, đó là trận đánh nhau giữa người Nga và người Ca-bát- din!» — A-Iếc-xây Grô-mốp hồi tường và mỉm cười. Sau đó ông thấy những bóng đen chạy tán loạn trong tuyết, một tên trong bọn ngã sóng soài dưới chân ông và chiếc mũ lưỡi trai nhảy nhót cố trườn đi. Rồi ông lại nghe thấy tiếng huýt dài lảnh lót, thấy cây đậu Hà Lan phủ kín bãi trống và tiếng súng nổ rất gần. Ghé sát vào tai ông, Ra-bi-nhin nói với giọng trẻ trung: « Bây giờ những con quỷ sẽ biết đời! ».

        A-lếc-xây Grô-mốp im lặng hồi lâu, đầu hơi gục xuống ngực, mắt lim dim và khuôn mặt trở nên hiền hậu. Pa-ven cũng im lặng nhìn bố. « Ôi! Bố hoàn toàn già rồi, già lắm rồi» — Anh đau đớn nghĩ thầm.

        Đợi một lúc, Pa-ven đứng dậy và xách cái bao của mình lên. A-Iếc-xây Grô-mốp bừng tỉnh. Những kỷ niệm xa xưa làm ông nguôi giận, ông nhìn con và một cảm giác đau nhói bất ngờ xâm chiếm trái tim ông. Pa-ven đang ở đây ngay bên cạnh ông, dáng người khỏe khoắn, năng nổ. Và kỳ lạ thay A-lếc-xây Grô-mốp tồn tại trên thế giới này không chi trong chính ông mà còn ở trong dứa con trai. Cảm giác gần gũi ruột thịt đối với đứa con hoàn toàn xâm chiếm tâm hồn Grô-mốp. Và nó biến thành sự thống nhất giữa hai người. Ông vội vàng đứng, dậy và tựa lưng vào thành cửa.

        — Thôi, bố ơi, — Pa-ven nói, — con tạm biệt bố... Đã đến lúc con phải đi rồi.

        Ông già bước đến bên con và thở dồn

        — Pa-sa, — ông xúc động nói. —Pa-sa, con đừng quên...

        Ông muốn nói nhiều nữa, muốn khuyên nhủ, muốn căn dặn một cái gì đó thật cụ thể.

        Điều quan trọng nhất mà ông muốn nhẳc Pa-ven là, chính anh là người tiếp tục cuộc sống và chiến đấu của ông. Nhưng A-lếc-xây không thể nào diễn đạt nổi điều này.

        « Con đừng quên rằng bổ chỉ có mình con. Con là niềm hy vọng của bố... Bố không thể giúp con được nhưng sức mạnh của bố ở trong con ». — Những ý nghĩ rối loạn dồn đến với ông. Giọng ông lạc đi; im lặng một chút ông chỉ nói:

        — Hãy nhớ lấy, Pa-sa, những gì bố dạy... Và chúng ta không khi nào là kẻ đứng cuối cùng, không... Đã sống và chịu đựng nhưng không bao giờ chịu nhục.

        Ông hấp tấp ôm con và vụng về áp mặt vào má anh. Pa-ven buồn buồn vì bộ râu cằm lởm chởm chưa cạo của bố chạm vào mình.

        — Trời ơi, bố! — Anh kêu lên. — Làm sao con có thể quên được!

        Đến lượt anh, Pa-ven siết chặt đôi vai tròn mềm của bố. — Con nhất định sẽ tạt về nếu có dịp, — anh nói thêm. — Và bố đừng hoài nghi gì nữa! Tất cả sẽ tốt đẹp...

        — Thôi, con đi đi, đi đi..— A-lếc-xây Grô-mốp nói líu nhíu, giọng yếu đi đây vẻ dịu dàng.

        Pa-ven nghĩ chính lúc này cần phải tận dụng giây phút yếu đuối của người cha. Và anh lại đưa ra lời đề nghị của mình.

        — Còn bố, bố cũng nên đi đi, — anh vui vẻ nói. — Cô A-nhi-a sẽ thu xếp và tiễn bố...

        Vẻ dịu dàng vụt biến mất trên khuôn mặt ông già và ông quay lại.

        — Đúng vậy, bố nên đi đi, — Pa-ven kiên trì. — Bố ở lại chẳng để làm gì cả. Còn ở đó người ta sẽ đón tiếp và thu xếp cho bố.

        Ông già không nói gì, đâu hơi cúi xuống. Một phụ nữ mặc bộ áo váy sẫm chậm rãi đi từ hành lang vào phòng — đó là bà em gái A-lếc-xây Va-xi-li-ê-vích. Bà cũng cao như tất cả mọi người trong nhà và trẻ hơn anh trai mười tuổi. Dáng đi vẫn còn mạnh khỏe.

        — Cô A-nhi-a ạ, — Pa-ven thốt lên, — cô nói giúp với bố cháu! Và cô cũng yên tâm hơn khi đưa được bố cháu đi.

        — Cứ để A-nhi-a tự đi, nếu cô ấy muốn, — ông già nói, giọng đã có vẻ cáu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 11:58:45 am »


        An-na Va-xi-li-ép-na ngồi xuống, đôi bàn tay da bánh mật đã lau khô dặt trên đầu gối. Mặt bà hơi gầy, gò má nhô cao như Pa- ven, trông có vẻ khắc khổ.

        — Ông ấy không nghe cháu và lâu nay cũng không chịu nghe cô. — Bà nói giọng trầm khàn khàn. — Nhưng cháu đừng sợ, cô sẽ chăm sóc bố cháu.

        — Sao lại phải trông tôi? Cô thế mà cũng suy với nghĩ! —  Ông già gào lên càng bực bội hơn.

        An-na Va-xi-li-ép-na chỉ hoi liếc sang ổng già.

        — Nhưng có thể các anh sẽ không cho bọn Đức tới đây chứ, Pa-sen-ca? — Bà hỏi to.

        — Tất nhiên, chúng cháu sẽ cố gắng... — Pa-ven nói — Ôi, bố cứ ương bướng vô ích!

        — Có thể còn qua được chứ? — Bà già vẫn tiếp tục.

        — Cần phải suy nghĩ... — Pa-ven đau khổ nhún vai. — Thôi, tạm biệt bố! — Quay lại bên cửa sổ để nhìn lần cuối cùng người cha đang giận dữ đứng bên chiếc ghế bành, rồi anh đi ra.

        Bà An-na Va-xi-li-ép-na bước những bước dài và vững chắc theo Pa-ven. Bà dẫn cháu vào phòng bếp nhỏ sạch sẽ, trần dán giấy viền rồi xếp vào túi tất cả những gì bà đã chuẩn bị cho cháu lên dường.

        — Bố cháu cứ ương bướng — Pa-ven nói vẻ không hài lòng. — Cháu và cô lo lắng cho bố cháu, còn bố cháu thì cứ ương bướng.

        Pa-ven mới bước vào đời nên thực sự không hiểu tại sao bố mình lại xử sự không đúng mức, không xứng đáng với tuổi tác của ông.

        — Già như trẻ nhỏ, mà trẻ nhỏ thì ngốc nghếch, — An-na Va- xi-li-ép-na nói, giọng như đàn ông. — Cái này thường xuất hiện khi người ta vô công rồi nghề. Nhưng cháu đừng lo... Cô không bỏ rơi ông ấy đâu...

        — Thật giống trẻ con, — Pa-ven nói.Họ đi ra bậc thềm và An-na Va-xi-li-ép-na hôn thắm thiết lên môi cháu. Bà cô thường nghèo nàn trong việc thể hiện tình cảm. Song, nếu Pa-ven không buồn phiền về sự bướng bỉnh của bố, chắc anh cũng nhận thấy mặt bà cô đã tái và nước da hơi đen trên khuôn mặt như bị phai đi. Ngoài điều đó, bà vẫn bình thản như việc Pa-ven đi làm hàng ngày chứ không phải đi ra chiến trường.

        — Cháu còn một đề nghị nữa... — Anh bỗng nói và đi chậm lại — Nếu có thư của Na-ta-sa, thì cô gửi ngay cho cháu. Cô ấy định đến đây nhưng chắc là còn lâu chúng cháu mới gặp nhau.

        — Vợ cháu có biết cháu đi chiến đấu không? — An-na Va-xi- li-ép-na hỏi.

        — Cháu đã viết cho cô ấy. Viết về tất cả, — Pa-ven trả lời vẻ ăn năn.

        Khi anh mở cổng, An-na Va-xi-li-ép-na như bừng tỉnh, liên gọi to.

        — Nếu cháu có cần giặt giũ gì thì mang về cô giặt cho.

        Anh gật dầu và bước nhanh ra cổng. Pa-ven rảo bước không quay đầu lại. Những tấm ván dưới vỉa hè oằn cong rít lên ken két. An-na Va-xi-li-ép-na tựa tay vào cổng nhìn đến khi Pa-ven ngoặt ở góc phố.

        ... Trong giây phút ấy, A-lếc-xây Va-xi-li-ê-vích cũng gù lưng bên cửa sổ có chậu hoa đưa mắt nhìn theo, tiễn đứa con ra đi. Một lát sau, ông đi đi lại lại quanh trong nhà như để tìm kiếm cái gì đó. Vào phòng Pa-ven thấy sách vở để bề bộn khắp nơi, ông cẩn thận đặt chúng lên giá. Những bản vẽ Pa-ven không mang đi, ông xếp gọn và cất vào tủ riêng. Ông cảm thấy cô đơn sau khi đứa con ra đi, đồng thời cũng phấn chấn lạ thường. Mặc lời khuyên giải của con, ông vẫn ở lại thành phố đầy nguy hiểm. Thật ra, cho đến lúc này, trong thâm tâm ông vẫn lưỡng lự và thấy rõ lẽ phải thuộc về Pa-ven. Và nếu còn làm việc ở nhà máy, tất nhiên ông sẽ đi sơ tán cùng với mọi người. Nhưng ông thấy thật khổ sở nếu yêu cầu cái nơi, mà cách đây không lâu ông là một trong những người dẫn dầu, giúp đỡ mình. Trong hai mươi năm dưới chính quyền Xô-viết, A-]ếc-xây Grô-mốp đã quen với địa vị của một con người, của một công nhân được cả tập thể tự hào. Và cái cảm giác của một người thấy mình hoàn toàn vô ích, sống bám vào mọi người ở nơi xa lạ đã làm Grô-mốp thấy sỉ nhục. Tuy hiểu rằng mình đã xử sự không đúng nhưng đồng thời ông cũng tự hào rằng mình không sợ hậu quả và vẫn xứng đáng với chính mình.

        Quanh quần ở bên cây si và cây phụng tiên, A-lếc-xây Grô-mốp hân hoan nghĩ: bây giờ thì những người thân thích trong gia đình và bạn bè gần gũi sẽ đối xử như thế nào trước sự kiện định của ông. «Chắc họ ngạc nhiên, — ông tưởng tượng và lẩm bẩm nói với mình. — Họ cho rằng chuyện này chắc sẽ làm cho ông già run sợ? Nhưng mình thì chẳng phải nghĩ ngợi gì. Mình biết mình phải làm gì ».

        Ông cảm thấy đứa con trai và cô em gái không thể ngờ rằng tính ngang bướng của mình lại gay gắt đến thế, nên cho đến lúc này họ vẫn tỏ lòng kính nể ông hơn trươc. Bà An-na Va-xi-li-ép-na vừa chuẩn bị đi làm vừa nhìn ông già và dặn dò mấy việc vặt ở nhà. Ồng lắng nghe bà em gái với vẻ chểnh mảng, thậm chí lộ cả vẻ giễu cợt.

        — Anh hãy chú nghe em nói đây, — bà An-na Va-xi-li-ép-na nghiêm giọng. — Kẻo lại nhịn đói cả tối.

        — Được rồi. Cứ đi đi, — ông đáp. — Tôi lại thích đi uống bia ở quán « Nê-va» cơ.

        Đấy là quán điểm tâm gần nhất mà Grô-mốp thỉnh thoảng đến. Nhưng lâu nay ông không hay đến đó mấy nên không biết rằng giờ đây tầng ngầm đã được sửa thành hầm tránh bom. Tuy ngạc nhiên trước tính gàn dở mới của anh, nhưng bà An-na Va-xHi-ép-na cũng không muốn làm ông thất vọng. Bà rất vội. Tiễn bà em đi làm và đóng cổng xong, ông già lại loanh quanh ở các phòng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 02:06:53 pm »


        Ông càng thầy kích động hơn. Trong thời gian gần đây, ông đã phục tùng hoàn cảnh quá nhiều, đã quá an phận, do đó cái việc không chịu khuất phục trước tình trạng khó khăn hôm nay đã làm ông phấn chấn hẳn lên. Tuy thắng lợi giành được hôm nay là không đáng kể, nhưng ông già cảm thấy mình có khả năng làm việc lớn hơn. « Tao đi đâu, tao cũng không biết cái gì ở đó nữa? — Ông tiếp tục tranh luận với con trai. — Nhờ trời, tao còn chưa mất trí. Tao biết phải làm gì và làm như thế nào. Điều này thì bố chẳng kém ai đâu ».

        Dừng lại bên cạnh cây thu hải dường, A-lếc-xây Grô-mốp theo thói quen sửa lại những cành bị gục xuống.

        — Còn khi sự việc trở nên nghiêm trọng thì... — quên khuấy đi, ông già bật nói thành tiếng, — thì tất cả hoặc dù chỉ còn một người cũng phải xông vào.

        Kinh ngạc trước ý nghĩ táo bạo của mình, nét mặt ông già thay đổi rõ rệt. Ông tin rằng: những năm tháng từng trải của ông, vốn sống và kinh nghiệm cuộc đời, ký ức về nhiều chiến công xa xưa không thể không giúp ích gì cho những người cùng lứa tuổi với Pa- ven của ông Bỗng nhiên ông thấy ý muốn giúp đỡ mọi người và sát cánh với họ trong một hàng ngũ cùng tham gia vào những cố gắng chung là những điều hoàn toàn hiện thực. Bỗng nhiên, A-lếc-xây Grô-mốp thấy bủn rủn chân tay đến nỗi phải ngồi xuống khi thoáng nghĩ đến một điều rất đơn giản mà bay giờ vẫn chưa nghĩ ra, là đi theo Pa-ven.

        «Cùng lắm thì người ta cho mình làm ông gác kho cũng được chứ sao? » — Ông tự hỏi. Ông cười thầm, khi cảm thấy mình có khả năng làm việc lớn lao hơn là cái công việc thầm lặng của người gác kho kia. Dù sao chăng nữa thì ông cũng không thể ngồi ở nhà trong cảnh vô công rồi nghề khi mọi người đang phải chiến đấu.

        Ỏng vội vàng chuẩn bị hành trang. Ngồi ghé vào cửa sổ bếp, ông cạo râu theo thói quen như trước khi ra mắt mọi người. Sau đó ông quẳng đôi giày nhàu nát vẫn đi trong nhà và khó nhọc cho chân vào đôi ủng. Ông thay chiếc áo vét cũ, sờn tay và mặc chiếc khác bằng da còn mới sặc mùi thuốc lá vụn. Toát mồ hôi và mệt mỏi, A-lếc-xây Grô-mốp lại phải ngồi một lát trước khi đi. Cuối cùng, ông mặc chiếc bành tô bông mùa đông, phủi phủi chiếc mũ lưỡi trai, chụp sâu nó xuống đầu và bước ra thềm.

        Ông cử động, và đi lại như rong sương mù, nhưng trong lòng lại sáng ngời một ý nghĩ, một đòi hỏi của lương tâm thôi thúc là phải cùng đứng với mọi người trong chiến hào chung.

        « Chắc là Pa-sa sẽ không tin khi biết mình cũng đi. — Cho chìa khóa vào ổ, A-lếc-xây Grô-mốp hài lòng thầm nghĩ. — Còn mình vẫn tự bảo vệ được ». Giấu chìa khóa vào nơi quy định dưới dầm cửa, ông thận trọng bước xuống thềm. Trời đã về chiều, bầu không khí xanh tươi mát như loãng ra và đầu óc ông quay cuồng. Nhưng điều này không làm ông dừng lại, ông nặng nhọc chống gậy và đi qua cửa hàng rào.

        Ông đi tới góc đường và rẽ sang một phó nhỏ dẫn thẳng đến con sông. Ở bờ bên kia là nhà máy quen thuộc. Grô-mốp tiến về chính phía đó theo con đường ngắn nhất mà ông đã đi qua hàng vạn lần. Đúng vậy, hôm nay ông còn có thể đi đâu nữa, khi mà ông đã sống chết với nhà máy này bấy nhiêu năm! Hầu như cả đời ông ở trên bờ sông kia và lúc này đến đấy ông tưởng như chỉ là sự trở lại nhà máy sau một thời gian tạm vẳng mặt không lâu.

        « Cứ thử đến dấy, nói chuyện với mọi người rồi sau đó sẽ rõ. Mình đến và ở đỏ sẽ phân giải » — A-lếc-xây Va-xi-li-ép lưỡng lự tự an ủi.

        Dù vậy, ông bước đi rất chậm. Đầu óc không còn quay cuồng nữa nhưng đôi chân tưởng như mềm nhũn không xương. Ông kéo lê không nhấc chân khỏi mặt đất. Tuy nhiên, cái sự kiện tự ông đi bộ được hôm nay đã làm ông cảm thấy như trẻ lại thực sự.

        Đến ngã tư, một nhóm chiến sĩ Hồng quân deo súng trường vượt qua cầu đã đuổi kịp Grô-mốp. Ông nhìn các chiến sĩ không phải chỉ với con mắt hoan nghênh mà còn với vẻ vui mừng của người cùng tham gia vào sự nghiệp chung.

        Vượt qua cái dốc thoai thoải, A-lếc-xây Grô-mốp dừng lại để thở. Và ở đây ông chú ý đến quang cảnh một toán học sinh đang khênh bàn ghế, giường tủ từ lớp học ra và xếp lên ô tô. Bọn trẻ rất bận rộn và ồn ào. Một em gái đội mũ đỏ chạy rối lên từ cổng chính đến ô tô rồi quay lại:

        — Va-nhiu-sa, đừng làm hỏng đấy ! Li-da có nặng không ? —  Cô bé hỏi toáng lên.

        — Nào nhanh lên, nhanh lên! — Người lái xe vừa hì hục bên máy nổ vừa thúc giục bọn trẻ. Nhanh lên kẻo chúng ta không kịp đi trước lúc báo động dâu...

        — Không sao cả, các cháu cừ lắm, đừng sợ! — A-lếc-xây Grô- mốp nói to và bất ngờ với cả chính mình. Ông giơ chiếc gậy lên vẫy vẫy. — Còn anh thì dọa nạt gì thế ? — Ông càu nhàu mắng anh lái xe. — Đáng lẽ giúp các cháu thì hơn...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 02:07:21 pm »


        Anh lái xe thấp béo, mặt bóng như bôi mỡ sửng sốt nhìn người qua đường kỳ lạ.

        — Ông ơi, ông tránh ra! —có tiếng nói nhỏ vội vàng sau lưng Grô-mốp. Ông già quay lại.

        Một em trai khoảng mười tuổi, mặt đỏ gay vì nặng đang kéo một chiếc ghế băng dài đến xe ô tô.

        Đừng sợ con chim sẻ nhỏ ! — Grô-mốp khích lệ nói theo sau em bé.

        — Mời bố về nhà đi! — Người lái xe bực tức nói. — Chui vào bếp hay đi dâu cũng được. Ở đây không có bố cũng đủ ồn ào lắm rồi.

        Một thanh niên trẻ mặc áo vét dính dầu mỡ, đầu đội mũ lưỡi trai, vai khoác súng trường đi qua phố còn giơ tay chào ông theo kiểu quân sự. Mặc dù Grô-mốp không nhận ra anh, nhưng anh vẫn gật đầu với ông như người quen biết từ lâu.

        « Cứ thử đụng đến chúng tao xem, chúng mày sẽ phải bỏng đấy» A-lếc-xây Grô-mốp hài lòng suy nghĩ. Và ngay cái việc ông tự bỏ nhà ra đi, hòa vào cuộc du lịch hiểm nguy này đã làm cho ông thấy hãnh diện, tự hào tựa như chính ông đã thực sự tham gia vào cuộc hành quân vĩ dại, lớn lao của cả nước vậy.

        Nhiều người quay lại nhìn Grô-mốp. Người phụ nữ mặc áo vét chít lưng kiều cổ đứng tránh sang một bên, chằm chằm nhìn ông đi qua và cứ đứng im như vậy nhìn theo ông rất lâu. Dáng người cao to, gù, mặc áo bành tô bông, ông chậm chạp lê bước trên những tấm ván oằn xuống của vỉa hè. Một em gái tóc trắng bờm xờm thò đầu ra khỏi cổng, đôi mắt xanh đầy vẻ tò mò nhìn theo tiễn ông già.

        — Chết thật, ông ấy đi đâu thế! — Người phụ nữ mặc áo vét thở dài nói.

        — Thế mà người ta nói là ông ấy bán thân bất toại đấy, — em gái nhanh nhảu nói. — Đêm rồi mà ông ấy còn đi đâu cô nhỉ?

        Cuối cùng ông cũng qua được cầu, sang bờ bên kia và còn cách nhà máy không xa lắm thì tiếng còi báo động rú lên. Tiếng còi bắt đầu từ thấp rồi cao đến mức không chịu nồi. Nó rền rĩ rất lâu trong cảnh trời chiều tháng mười. Những người đi đường rảo bước, vội ẩn nấp trong các cồng vòm. Đường phố trở nên vắng tanh bóng người, tựa như gió thổi họ bay đi đâu, mất. Cũng như mấy ngày gần đây, máy bay Đức lại tiến công thành phố vào lúc xế chiều. Ở các hướng khác nhau trong trung tâm cũng như ở Da-rê-tri-e. Còi các nhà máy họa theo còi tàu cũng rúc lên báo trước cho khu vực mình điều nguy hiểm sắp tới.

        Nhưng A-lếc-xây Grô-mốp không hề sợ.

        Hà hà... lại bay... Tốt đấy ! Rồi con sói sẽ có bướu ». — Ông thầm đe dọa kẻ thù.

        Bỗng nhiên một người khẽ nắm lấy tay ông già.

        — Bác Grô-mốp, — ông già nghe thấy một giọng cao, đứt đoạn. — Bác để cháu đưa bác về.

        Trước mắt ông là một cậu thanh niên còn rất trẻ, mặc áo bông trần có đai, đội mũ ca lô trùm tới tai, đôi mắt sáng long lanh trên khuôn mặt gần ngăm ngăm với đôi môi nứt nẻ.

        — Cậu là con nhà ai thế, người hùng? — Ông già ngạc nhiên hỏi.

        — Tất nhiên là bác không nhớ cháu đâu. Cháu là Vô-lô-đi-a, Chi-khô-nốp Vô-lô-đi-a, — cậu thanh niên nói — Còn bác là bố của anh Pa-ven A-lếch-xâv-ê-vích, cháu biết bác.

        — Tại sao cậu biết tôi? — Grô-mốp hỏi.

        — Điều này không quan trọng. Cháu đã đến nhà anh Pa-ven một lần... Anh ấy hướng dẫn tổ kỹ thuật của chúng cháu. Thế cho nên... — Vô-lô-đi-a Chi-khô-nốp rất vội. — Nào, bác để cháu đưa đến hầm trú ẩn.

        — Còn hầm nào nữa? — A-lếch-xây Va-xi-li-ê-vích hỏi thận trọng.

        — Ngay kia thôi... Gần khu đoàn thanh niên. Mời bác đi... Ở đó có giường và phòng dành cho các cụ già và trẻ em...

        Vô-lô-đi-a quàng tay mình vào khuỷu tay ông già định dẫn ông đi.

        — Khoan đã nào... — Ông cao giọng và tránh ra. — Người anh em, tôi không trú và sẽ chẳng cần tránh trong hầm trú ẩn của các anh đâu.

        — Thế ông đi đâu vậy? — Vô-lô-đi-a ngạc nhiên. — Nếu xa thì cháu không có thời gian.

        — Tôi đến nhà máy, ở đó sẽ rõ, — A-lếch-xây Grô-mốp nói to. —  Còn cậu, cậu đi đi, đi đi, ẩn đi... — Rút cánh tay ra, ông nặng nề lê bước.

        — Bác A-lếch-xây, tại sao bác chỉ có một mình ? — Vô-lô-đi-a nói to.

        Cậu ta hoàn toàn không muốn bỏ mặc ông già trên đường phố vắng người.

        — Bác có muốn cháu đưa bác đến cổng nhà máy không? — Vô- lô-đi-a kêu to.

        — Cậu cứ đi ẩn đi để mà sống. Chưa cần đến lượt cậu đâu, —  Grô-mốp làu bàu không quay đầu lại.

        Ông cảm thấy như ở nhà máy người ta đang chờ ông, còn ông lại đến muộn.

        Khi ông đến cổng nhà máy thì bóng tối đã dày đặc. Ông dừng lại lo lắng : một hố lớn có bờ đất cao chặn đứng trước mặt. Đường phố xung quanh cũng phù đầy đất đá. Một thanh tà vẹt tàu điện cong như vỏ đỗ khổng lồ sừng sững trên đường. Như không tin ở mắt mình, ông già đưa mắt tìm câu lạc bộ nhà máy. Ngôi nhà ba tầng mới xây xong năm ngoái có mái cột trụ và ban công nhô ra phía trước, đứng đối diện với cửa ra vào. Nhưng giờ đây chỉ còn là một núi đá sỏi, gạch vỡ, những đoạn tường nhọn như cột bia với cánh cửa hỏng. Mặc dù Grô-mốp biết bọn phát xít định ném bom hủy diệt nhà máy, song ông vẫn run lên khi tận mắt được chứng kiến cảnh này.

        Nguời gác cổng với cây súng kíp trong tay đang ngồi ở lan can nhà gỗ, có lẽ đã nhận ra Grô-mốp. Bác ta bấm đèn pin, chằm chằm nhìn ông già và để cho ông vào, không hỏi han gì.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 02:07:38 pm »


        A-lếc-xây Grô-mốp đi vào sân nhà máy và ở đây một cảm giác kinh hoàng mới lại đến với ông. Trong bóng tối lờ mờ, ông thấy các khu nhà vẫn còn nguyên, nhưng không khí tĩnh mịch có một không hai như trong nghĩa địa bao trùm toàn nhà máy. Những chiếc hộp khổng lồ của tòa nhà tối om sựng sững đứng trên sân đá, trông như một mẫu vĩ mô. Không biết từ dâu, một con mèo trắng xuất hiện, nhẹ nhàng chạy qua bãi đá trống và bỗng nhiên như hoảng sợ vì thấy mình đơn dộc, nó quay ngoắt trở lại.

        Grô-mốp đứng nhìn hoang mang ngơ ngác, cố tìm cho được những dấu hiệu nào đó cùa cuộc sống còn lại xung quanh. Nhưng vô ích. Lát sau ông đi đến khu hành chính nhà máy. Loay hoay một hồi trong hành lang tối om của tầng một, ông lên tầng hai cũng tối như bưng và mò mẫm mở cửa phòng, rồi một cửa nữa, nhưng không gặp một ai. Thất vọng và sợ hãi, ông trở lại sân. Trong tiềm thức của mình, A-lếc-xây Grô-mốp vẫn hình dung nhà máy thân yêu của ông luôn luôn ồn ào, đông người ra vào tấp nập với những ngọn đèn sáng chói. Trên đường đến đây, dù muốn hay không ông vẫn hy vọng gặp lại nó y nguyên như khi ông từ giã nó. Nhưng chỉ có tiếng giày và tiếng gậy của ông là âm thanh duy nhất trong bâu không khí vắng lặng tối đen này. Thỉnh thoảng chân ông vướng vào những phoi bào kim loại làm phát ra những âm'thanh buồn rầu như tiếng chuông vừa rè vừa gỉ.

        Theo đường goòng nhỏ của nhà máy, Grô-mốp tiến tới xưởng rèn đồ sộ đang âm thầm trong bóng tối. Một đầu máy nhỏ với các tán ô vuông trên ống khói đơn độc đứng chết lặng trước cửa ra vào. Ngay cả xưởng rèn, với những chiếc búa nặng trịch, cũng không cỏ một tiếng sột soạt. A-lếc-xây Grô-móp bỏ xưởng rèn, vòng qua góc nhà và trước mặt ông là tòa nhà đồ sộ của xưởng cơ khí.

        Cố dồn sức nỗ lực còn lại, ông bước qua ngưỡng cửa quen thuộc. Trong xưởng tối đen, câm lặng, chi một vài nơi cao hơn mặt đất là còn nhận thấy lờ mờ trên nền trời những ô vuông cửa sổ xám xịt, không còn kính chắn. Tuy nhiên, ở đây Ạ-lếc-xây vẫn còn nhớ cặn kẽ từng gian xưởng, nhớ như in vị trí tùng cỗ máy. Loanh quanh một hồi trong bóng tối, ông thấy xưởng của ông trống rỗng, chiếc máy tiện đã cùng ông làm việc bao năm nay cũng không còn nữa. Mặc dù điều này không có gì bất ngờ đối với A-lếc-xây, song trong ông vẫn trào lên nỗi buồn u uất. Ông chống gậy đứng lặng đi rất lâu trong bóng tối với một cảm giác như đứng trước đám ma người thân. Chi có mùi vĩnh viễn của phoi kim loại và dầu máy được thấm sâu vào nền đá còn lởn vởn trong những bức tường này, nơi mà cuộc sống đã ra đi. Từ xa vọng lại tiếng súng cao xạ và sau đó tiếng nồ ầm ầm rền vang. Sững sờ và đau đớn, A-Iếc-xây Grô-mốp lê bước ra cửa.

        Ra sân, ông ngồi lên chiếc đế máy. Lát sau, hàng loạt tiếng nồ liên tiếp vang lên hầu như ngay cạnh xưởng hòa cùng với tiếng pháo cao xạ rền xa xa. Nhưng Grô-mốp vẫn không đứng dậy. Im lặng một lúc khá lâu, bầu trời trên xưởng rèn bỗng rực sáng, rõ ràng là ở đâu đây có đám cháy lớn. Nhưng ông già vẫn cứ ngồi, lòng dạ nôn nao không biết đi đâu bây giờ. Một giờ trước đây, khi đến nhà máy, trong ông háo hức ý định tuy chưa rõ ràng nhưng cương quyết và đầy tinh thần chiến đấu, còn giờ đây ông cũng không biết trả lời ra sao cho chính mình là phải làm gì, phải hỏi ai, trong khi nhà máy của ông chẳng còn ai để mà hỏi han nữa.

        Ánh lửa hồng mỗi lúc một lan rộng trong bầu trời đêm đen đặc. Đám cháy từ một nơi nào đó trong trung tâm thành phố nhanh chóng lan ra và trên sân đá in rõ hình thù xưởng rèn đo đỏ. Trên các cửa sổ xưởng cơ khí xuất hiện ánh sáng lờ mờ hồng nhạt như bên trong có thắp những ngọn đèn yếu ớt. Pháo phòng không lúc im, lúc thi trút lửa và sau hàng rào nhà máy, một chiếc xe rúc còi hối hả lao về phía đám cháy. Lần này, Grô-mốp càng cảm thấy mình quá chậm chạp. Xung quanh ông là chiến trận, mọi người đang chiến đấu, trong đó có cả học sinh cũng vội vã đi đâu đó, làm một việc gì đó. Người thì đánh trả, kẻ thì bắn súng, duy chi có mình ông là bó tay ở đây.

        — A-lô-sa! — Bỗng nhiên ông nghe thấy một tiếng gọi run run quen thuộc. — Cậu ở dâu, A-lô-sa!...

        Grô-mốp vui hẳn lên và đưa mắt tìm: thế nghĩa là trong nhà máy vẫn có một người nào đó. Phút đầu tiên, do không biết đó là tiếng gọi mình, ông không lên tiếng.

        — A-lô-sa!— Tiếng gọi yếu ớt lại vang lên và một thân hình nhỏ bé gần như là trẻ con từ trong bóng tối nhô ra chỗ ánh sáng.

        — Đây, cái gì thế? Tôi đây. — Cuối cùng A-lếc-xây Grô-mốp cũng cộc lốc lên tiếng.

        Ông nhận ra bóng người đó là thợ cả Ca-da-cốp — một người bạn già về hưu trước ông một năm.

        Ca-da-cốp tiến lại gần và im lặng một lúc. Không hiểu tại sao ông để đầu trần, những sợi tóc trắng mềm mại bao quanh chỏm hói, phất phơ trước gió.

        — A-lô-sa! Ông định chơi trò ú tim đấy à? — Ca-da-cốp nói nhỏ — Còn chúng tôi thì tìm ông mãi. Từ cổng họ gọi điện vào báo rằng ông đến...

        — Ông có trông thấy chúng nó đang làm gì không ? — Grô-mốp nói — Ông thấy không, chúng nó muốn hủy diệt chúng ta đến tận gốc rễ! — Ông thét lên giận dữ. Nhưng một nét hy vọng dâng lên trong ông. Ở nhà máy không phải chỉ có một mình ông.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 02:08:42 pm »


3

        Chiến tranh đã buộc Na-ta-sa Grô-mô-va phải ở lại trong một thành phố lớn gần Von-ga, nơi chị và một nhóm sinh viên cùng khóa đi thực tập từ đầu mùa hè. Nhà máy nơi họ thực tập lập tức chuyển sang thực hiện các kế hoạch phục vụ quốc phòng gấp rút, nên mỗi người đều rất cần thiết. Mãi đến tháng mười. Na-ta-sa mới được cử về Mát-xcơ-va. Nhưng ở đây chị được biết là trường đại học của chị đã đi sơ tán... Mẹ Na-ta-sa và em gái dự định sơ tán tới nhà họ hàng ở U-ran. Mấy ngày sau, chị tiễn hai người ra ga và sau khi họ đã lên tàu thì tất cả những gì diễn ra xung quanh, những gì xảy đến với Na-ta-sa từ những ngày đầu chiến tranh vẫn dai dẳng bám lấy chị không rời. Cho đến nay, tất cả những gì mà Na-ta-sa đã trải qua hoặc nghe được ở người khác chỉ là những tin tức về những trận đánh đẫm máu, về những đám cháy trong thành phố, là sự chia ly với người thân, là những lần báo động kéo dài và những đêm mệt mỏi thấp thỏm dưới hầm trú ẩn. Tất cả đều là những sự khốc liệt chưa từng thấy, những điều không thể tả được, không thể tưởng tượng được. Nó làm cho người ta kinh ngạc hơn là sợ. Na-ta-sa khó khăn lắm mới hiểu và tin được rằng tất cả những gì đang xảy ra đều là sự thật. Khó có thể tin được thế giới đang ở trong thảm họa chiến tranh và cũng khó có thể tin được rằng, cuộc sống thực tại mới đây của chị cũng đã mất đi. Thậm chí những gì không thay đổi trong cái thế giới này như: đất, trời, các vì sao, cây cối, các buổi bình minh và hoàng hôn cũng chỉ gây cho người ta cái cảm giác, cái ấn tượng nghi ngờ về những gì đang xảy ra với loài người trên trái đất. Và dù vậy, không gì có thể ngăn cản nổi Na-ta-sa hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ gia đình và xã hội của mình là vừa thực tập vừa học lớp cứu thương. Ở Mát-xcơ-va, chị tham gia đội cứu thương mỗi khi có báo động. Tuy vậy, chị vẫn trách mình là kỳ quặc, đã không chịu xông vào tất cả những thử thách, đáng ra phải trải qua. Bố chị là bác sĩ quân y. Cậu em trai mới tốt nghiệp lớp mười đã đi bộ đội như bao người khác. Nó luôn luôn ở trong vòng nguy hiểm. Còn chị chẳng hiểu sao lâu nay không nhận được thư của chồng. Riêng bản thân chị hôm nay buộc phải làm một cuộc hành trình khó khăn nguy hiểm: đi về phía mặt trận. Na-ta-sa cũng quyết định ra đi. Chị sẽ đến thành phố T., nơi chồng chị hiện đang làm việc trong một nhà máy chế tạo máy lớn. Họ đã quy ước với nhau : hễ có điều kiện, chị sẽ đến T. với anh. Và trong trường hợp nhà máy đi sơ tán thì cả hai sẽ cùng đi với nhau.

        Na-ta-sa dậy từ sáng sớm và ngay lức ấy cái ỷ nghĩ; nhất định hôm nay chị sẽ đến với chồng đã thúc giục chị. Rèm cửa buồng kín nên chị đưa chân tìm giày trong bóng tối. Bằng cử chỉ quen thuộc, chị vấn lại mớ tóc xõa tung. Xung quanh vẫn yên tĩnh, cô hàng xóm đi làm chưa về. Chỉ có tiếng chuông leng keng yếu ớt của đoàn tàu điện sáng sớm vọng vào phòng. Khoác áo choàng vào người, Na-ta- sa chạy vào nhà tắm theo hành lang sáng lờ mờ. Chị đốt lò hơi rồi quay về phòng kéo rèm lên. Ngoài sân đã bắt đầu một ngày thu nhàn nhạt hơi sương. Bầu trời xanh không một gợn mây, sương giá trắng xóa phủ đầy nhà cửa, cây cối và mặt đất. Một con quạ đen đậu trên nóc nhà kho, để lại dấu chân giống như đường thêu hình thập ốc. Bầu không khí buổi sáng lành lạnh dễ chịu và Na-ta-sa tự nhiên mỉm cười chào đón một ngày đẹp trời sáng sủa bắt đầu. Khép áo choàng sâu hơn, chị vội vàng dọn phòng, xếp giường, quét nhà, mặc dù việc này giờ đây quả thật không cần thiết nữa. Nhưng lúc này chị vẫn chưa hề biết rằng; còn lâu chị mới trở lại đây, trở lại ngôi nhà nơi chị đã sinh ra và lớn lên.

        Chị nhanh nhẹn đi lại trong phòng, thu dọn đồ đạc như mọi buổi sáng thường ngày. Quả là trong thâm tâm chị hơi ngạc nhiên với chính mình và với những gì đang diễn ra với chị. Tuy đây là điều băn khoăn không rõ ràng nhưng thật kỳ lạ thay, ngay cả hôm nay chị cũng không thấy mình khốn quẫn, y như nỗi đau khổ của chị và của người khác không có chỗ trong cuộc sống hiện tại vả như vậy có nghĩa là những gì bất ngờ xảy ra nhất định sẽ kết thúc đột ngột và tốt đẹp. Rồi cuộc sống thực sự, cuộc sống chân chính và nhân đạo sẽ trở lại vị trí của nó.

        Thu dọn phòng xong, Na-ta-sa lại chạy đến nhà tắm. Tắm xong, chị mặc bộ quần áo mới giặt thoảng mùi dễ chịu. Tối hôm qua chị đã định sẽ mặc bộ com lê xám cũ thuận tiện cho việc đi lại hơn. Nhưng giờ đây do niềm phấn chấn bất ngờ, chị quyết định mặc bộ váy len mới màu xanh sẫm nồi bật chiếc cổ áo màu xanh da trời.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 04:01:35 pm »


        « Pa-ven chưa bao giờ thấy mình mặc bộ váy áo này — chị thầm nghĩ và ý nghĩ vui vui đó lấn át tất cả những cái khác.

        Chị chăm chú ngắm mình trước tủ gương. Dáng người tầm thước khỏe mạnh, hơi béo, đôi chân cân đối tuy bắp hơi to. Hình dáng chị nổi bật trước tấm gương lớn in bóng nền trời xanh và rèm cửa trắng. Đưa ngón tay vuốt hàng lông mày cong trên đôi mắt đen dịu dàng và xoa xoa đôi má mịn ửng hồng sau khi tắm rửa xong, chị như muốn kiểm tra để xác định xem tất cả vẫn là của chị và không hề xấu đi sau một đêm trằn trọc. Miệng tuy không cân đối lắm: môi dưới mọng và hơi căng ra, nhưng điều này không làm Na-ta-sa buồn phiền mà chỉ tôn thêm tính tự chủ của chị, thậm chí đôi lúc có cảm tưởng rằng chị sắp huýt sáo... Sau đó chị lấy tay giữ mái tóc vàng óng, dày và dài, chải rồi bện chúng lại thành một búi lớn sau gáy.

        Ngay từ hôm qua. Na-ta-sa đã thu xếp xong hành trang vào chiếc va li nhỏ màu vàng mà chị vẫn mang đi thực tập. Chị xếp hai tập tra cứu kỹ thuật và thước tính tận đáy, sau đó là áo váy ấm, tư trang, tất chân, nước hoa, xà phòng, miếng bọt biển và hộp kim chỉ. Cuối cùng là chiếc áo khoác gấp cẩn thận lên tất cả những thứ đó. Chị đóng khóa lại và nhấc thử — không nặng lắm. Cần phải ăn sáng trước khi đi đường, nhưng chị lại không đù tâm trí để đun nước pha trà và ngồi vào bàn ăn nữa. Lục lọi trong tủ chè, Na-ta-sa tìm được hộp bích quy dở, rồi vừa nhai vừa mặc áo bành lô.

        Đến giờ ra đi mà tim chị vẫn cứ run lên. Chị bước ra hành lang, và nhẹ khóa cửa căn phòng từ nay sẽ trống trải của mình lại. Ý nghĩ về những điều khủng khiếp đang diễn ra làm Na-ta-sa đau đớn đến suýt khóc. Bỗng nhiên chị cảm thấy mệt mỏi, phải đứng dựa lưng vào cửa một lát và cố kìm dòng nước mắt sắp trào ra. Chỉ lát sau, khi đã làm chủ được mình, Na-ta-sa thầm nghĩ về Pa-ven, về cuộc gặp gỡ với anh hôm nay.

        Na-ta-sa hoàn toàn tin vào sự lạc quan của mình vì một lẽ đơn giản, chị không thể nào tưởng tượng nổi là bọn phát xít có thể chiếm được Mát-xcơ-va. Chị không thể giả định được một điều gì khác ngoài sự toàn thắng, vì ngoài cái đó ra. có nghĩa là thảm họa và diệt vong. Mà Na-ta-sa thì không thể nào hình dung nổi thế nào là sự diệt vong.

        Chị nhanh nhẹn xuống cầu thang tối om vì cửa sổ bịt kín bằng gỗ dán. Ra tới cửa, chị trông thấy bà quản lý khu nhà thấp lùn, mặc áo bông bộ đội đang đứng ở sân.

        Bà khập khiễng đi đến gần chị:

        — I-i-a Vla-đi-mi-rốp-na! Bác làm sao thế? — Na-ta-sa hỏi, giọng chị nhỏ nhưng thanh.

        Người phụ nữ có cái tên hơi lạ đó vừa bước tới vừa ôm một bên hông bị thương.

        — Sao cô xinh thế — bà nhăn nhó nói và nhìn lên khuôn mặt hồng hào rạng rỡ của Na-ta-sa — Cô sửa soạn xong xuôi rồi chứ ?

        — Vâng, xong rồi. Cháu đi đây. Cháu muốn gửi bác chìa khóa căn nhà này... Nhưng bác làm sao thế?

        — Đêm nào cũng vậy, chúng tôi trèo lên nóc nhà như những kẻ ăn sương... Và thế là tôi bước hụt. — Bà trả lời vẻ miễn cưỡng.

        Nghe bà so sánh như vậy, Na-ta-sa suýt bật cười, song đã kịp ghìm lại.

        — Bác có đau lắm không? — Chị sốt sắng hỏi — Trong tủ thuốc có i-ốt không, nếu không, cháu mang đến. — Và chị đặt va li xuống đất.

        — Không sao đâu, cô đừng lo — bà trả lời quấy quá. — Chân còn lê được, thôi mặc kệ. Chiến tranh xong sẽ chữa...

        Tuy vậy, bà vẫn xúc động trước sự vồn vã quan tâm của chị và nhìn Na-ta-sa với vẻ niềm nở hơn. Nhét mớ tóc hoa râm xõa trên mặt vào khăn quàng, bà tin tưởng khoe :

        — Hồi đêm họ lại dập tắt bom cháy. Bọn trẻ thạo thật, chẳng sợ gì cả.

        — Bác hiểu cho, cháu thấy bất tiện là cháu đã bỏ bác ra đi, —  Na-ta-sa thú nhận.

        — Tại sao lại bất tiện? — Người phụ nữ mỉm cười âu yếm —  Cần phải nghĩ chứ, cô sẽ không thể ngồi không được.

        Bà giúi chùm chia khóa loảng xoảng vào túi áo bông.

        — Về nhà cửa, cô cứ yên tâm, ngay hôm nay tôi sẽ niêm phong lại.

        Chia tay với bà quản lý nhà xong, Na-ta-sa rẽ sang một phố nhỏ, sương mù lạnh lẽo còn lởn vởn trên đường. Lác đác quanh nhà vẫn còn sương giá: những lớp băng mỏng đục đọng lại thành những vũng nhỏ trên vỉa hè, kêu lạo xạo dưới chân.

        Lúc này, đi nhờ xe quân sự đến T. là chắc chắn và nhanh hơn cả. Gần đó đoàn xe của một sư đoàn tự vệ nghỉ đêm trong sân trường, nơi Na-ta-sa học từ hồi còn nhỏ. Cô hàng xóm mà Na-ta-sa không kịp chia tay đã nói giúp với người chỉ huy đoàn xe cho chị đi nhờ. Thật may, đoàn xe cũng đi về hướng thành phố T. Người chỉ huy vui lòng hứa sẽ đưa Na-ta-sa đến tận thành phố.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 04:02:24 pm »


        Khi đến sân trường, Na-ta-sa thấy đoàn xẽ đã khởi động máy kêu rì rì. Những người lái xe mặc áo ca pốt, đội mũ trùm tai đang đi lại quanh xe. Ngồi chờ trong ca bin chiếc « ZIC » màu xanh, Na- ta-sa nhìn lại ngôi nhà của mình lần cuối cùng. Lúc này cửa kính tầng trên lấp lánh ánh mặt trời. Đoàn xe nối đuôi nhau thành tốp nhỏ đi qua ngõ phố và tiến về quảng trường Trơ-bát. Hai chiến sĩ Hồng quân đeo băng đỏ và tiểu liên đứng ở góc phố. Xa xa về phía quảng trường. Xmô-len-xco lờ mờ một nhóm kỵ binh cưỡi ngựa màu nâu thẫm. Những quả khinh khí cầu từ từ bay lên trời như một đàn cá bơi trong vũng sông khổng lồ.

        Xe lao qua những chiếc tủ bày hàng được che ván mỏng, những bức tường nham nhở mảnh đạn. những chiếc cổng kín mít và những người qua đường vội vã hiếm hoi. Tất cả ở đây đối với Na-ta-sa đều đã trở nên rất quen thuộc. Từ mặt trước ngồi nhà, lối đi, đến ngọn đèn đường và biển quảng cáo. Song, lúc này chúng trở nên mới mẻ, như đây là lần đầu tiên chị nhìn thấy vậy. Trên đại lộ chị vẫn quen dạo chơi hồi ấu thơ, Gô-gôn vẫn đăm chiêu đứng đó, nhưng hôm nay ông cũng trắng ra vì sương tuyết, tưởng như nhà văn đã thay chiếc áo khoác cũ bằng đá gra-nhít của mình. Mặc dù mọi người đều bàn tán về mối nguy hiểm sắp tới, về nỗi lo lắng không nguôi, song đối với Na-ta-sa, Mát-xcơ-va thân yêu của chị vẫn hiện ra một cách đẹp đẽ lạ thường. Một cảm giác kỳ lạ chưa bao giờ thấy xâm chiếm lòng chị mỗi lúc một mãnh liệt. Chị vừa quan sát vừa quay sang nói chuyện với người lái xe đứng tuổi có bộ ria rủ lòng thòng như Ta-rát Bun- ba1. Ông ta không quay đầu lại, và chi trả lời cụt lủn, nhưng Na-ta- sa không vì vậy mà bực mình.

        Sau khi rẽ xuống phố Phrun-de và qua thư viện Lê-nin, đoàn xe tiến đến câu Dá. Từ đây, điện Crem-li nổi lên rất rõ: bức tường răng cưa uốn theo dòng sông với những ngọn, tháp hồng lên trong nắng sớm. Quả đồi dốc xanh xanh với những tòa cung điện nhiều cửa kính lấp lánh dưới ánh mặt trời, nhô cao trên mặt thành hình răng cưa và các lỗ châu mai của nó. Cạnh đó là nhà thờ lớn. Ta có cảm tưởng như chính bức tường, các cửa sổ và tháp chuông Crem-li phát ra và chiếu rọi làn ánh sáng vàng nhạt xuống thành phố.

        Na-ta-sa hơi nhỏm cao đầu quan sát để không bỏ một hình ảnh nào của bức tranh đẹp đang mở ra trước mắt chi. Chưa bao giờ, chị thấy Crem-li rạng rỡ và trẻ trung như vậy dưới ánh nắng ban mai của tháng mười. Nhưng đoàn xe lao xuống dốc và cảnh đẹp không tả nổi đó nhanh chóng đi khuất sau khu nhà trên bờ sông Mát-xcơ-va.

        Đoàn xe đến cửa ô Xe-rơ-pu-khốp rồi rồ máy phóng nhanh trên đường phố rộng rãi chạy giữa những ngôi nhà gỗ với mảnh vườn trước. Thỉnh thoảng qua cửa kính ca bin, thấp thoáng những công xưởng với những tòa nhà hình lập phương nặng nề như đồn bốt. Hai lần chiếc « ZIC » của Na-ta-sa vượt qua những đoàn người hỗn độn vác xẻng đi làm, phần lớn là phụ nữ đầu trùm kín khăn vuông hoặc mũ nồi, mặc áo bành tô hoặc ào bông cũ.

        Gần đến đường ranh giới thành phố, đoàn xe tăng tốc độ và chiếc « ZIC » rung mạnh hơn. Có một chiếc xe bám sát ngay thành xe họ một lúc khá lâu. Trên xe, các cô gái mặc áo ca pốt bộ đội đứng vịn vào vai nhau. Hình như họ đang hát, nhưng không thể nghe rõ lời vì bị át đi trong tiếng máy nổ. Phút chốc chiếc xe với những cô gái kia đã tụt lại phía sau.

        «Tốt lắm, chúng ta đi rất nhanh!» — Na-ta-sa nghĩ vậy và đôi má chị ửng hồng.

        Đoàn xe dừng lại cạnh tẩm biển xám báo hiệu lối rẽ sang tuyến đường chính đại lộ Pô-dôn-xki. Đây cũng là trạm kiềm soát giấy tờ và Na-ta-sa lấy ở túi xách giấy thông hành thẻ sinh viên, giấy nghỉ phép do trường cấp để kiềm tra. Mấy phút sau, đoàn xe lại nối đuôi nhau lăn bánh trên đại lộ rải nhựa phẳng lì...

        Chưa đi tới Pôn-đôn-xki, đoàn xe lại dừng nghỉ trong một ngôi làng lớn. Ở đây chỉ huy đoàn xe gặp các quân nhân rồi cùng với họ đi đâu đấy khá lâu. Khi quay về, ông cho biết là sư đoàn mà họ cần đến đã chuyển đi nơi khác. Và thế là đoàn xe phải chuyển đi theo đường khác. Người chỉ huy bối rối khi nói điều này với Na-ta-sa, giải thích là do tình hình chiến sự không ổn định và khuyên chị tìm đi theo xe khác vậy. Người lái xe ít nói có bộ ria như Ta-rát Bun-ba xách va li của Na-ta-sa để trong thùng xe ra và chắc cảm thấy rằng mình cũng có lỗi nên ông lúng túng khuyên chị nên nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ.

        — Chị đi đến với chồng cơ mà, như vậy họ phải thông cảm —  Ông nối và gãi râu mép. — Tất nhiên, lúc này ai cũng bận rộn và có công việc cả... thôi, chị thứ lỗi cho nhé!

        — Không sao cả, bác đừng lo. — Na-ta-sa nhã nhặn nói — Chúc bác lên đường bình an vô sự.

---------------------
        1. Ta-rát Bun-ba : một anh hùng nông dân nổi tiếng — N.D.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 04:02:59 pm »


        Đoàn xe chuyền bánh. Chị đứng bên lề đường và còn vẫy tay chào người lái xe.

        Thật đáng tiếc: chuyến đi lúc đầu may mắn như vậy không ngờ lại bị nhỡ ở ngay chặng này, nhưng Na-ta-sa không cảm thấy quá lo lắng. Đặt va li sang bên cạnh, chị chăm chú quan sát xung quanh: những ngôi nhà gỗ im lìm, các giếng nước với đây ròng rọc và những bóng người xa xa đang lúi húi với công việc của mình. Thoáng trông thấy chiếc « Em-ca » màu đen chạy vào làng, chị liền vội xách va li lên, lòng tin chắc chiếc « Em-ca» sẽ không bỏ qua mình. Đúng vậy, chiếc xe nhỏ mui vải đã thủng lỗ chõ đột ngột phanh lại cách chị khoảng mươi, mười lăm bước. Người lái xe lao ra khỏi xe chạy đến giếng nước, chiếc xô không kêu loảng xoảng. Na-ta-sa bước vội đến bên xe.

        ... Bị giữ lại cả đêm trong bộ tham mưu quân khu thủ đô, trung tá Bốt-đa-nốp rời khỏi Mát-xcơ-va hơi muộn so với dự định. Tất cả những điều gì đã nhìn thấy, nghe và cảm thụ được từ hôm qua đến giờ đã tạo cho anh một trạng thái tỉnh táo trước trận đánh — trạng thái của tất cả sinh lực và tinh thần đều dồn vào một mục tiêu. Ngồi trong xe, Bốt-đa-nốp đang chăm chú nhìn ra xa, nơi chân trời tím nhạt, tưởng chừng như từ đây anh vẫn nhìn thấy rõ khói lửa của trận chiến đấu vùng ngoại ô Mát-xcơ-va.

        Khi nghe Na-ta-sa gọi từ bên cửa kính mở, trung tá liền quay lại vẻ không hài lòng. Ngay lập tức anh nhìn thấy một khuôn mặt phụ nữ trẻ trung, nóng bừng, hồng hào như một thiếu nữ, rất gần, ngay trước mât mình, nhưng bị bất ngờ nên anh không thể trả lời ngay được. Na-ta-sa chìa giấy thông hành và giấy nghỉ phép qua cửa xe.

        — Nếu anh đi không xa thì sau đó tôi sẽ chuyền sang xe khác —  Chị vừa mỉm cười vừa nói. Trong nét mặt, dáng điệu của chị toát ra một niềm tin vào lòng hảo tâm của mọi người đối với chị đến nỗi Bốt-đa-nốp không nỡ từ chối.

        — Mời cô lên đi, — anh nói khô khan — giấy tờ cô sẽ xuất trình ở trạm kiểm soát — anh vừa nói vừa mở cửa từ phía trong.

        Anh lái xe vừa đổ nước vào bộ tản nhiệt, vừa liếc nhanh người khách mới.

        Lúc đầu họ ngồi im lặng. Na-ta-sa rất hài lòng về việc chị lại may mắn đi nhờ được xe, chị im lặng và tò mò nhìn quanh. Chiếc xe chị đang ngồi có vẻ bí hiềm và kinh ngạc: dưới chân là một hòm sắt phẳng không biết để làm gì, bên trên là ống nhòm, cặp da, hai khẩu tiểu liên và mấy băng đạn dự trữ. Chưa bao giờ loại vũ khí kỳ quặc với ánh thép hơi xám và lạnh lẽo lại ở gần chị đến mức như vậy. Chị bất giác ngước nhìn hai người đàn ông ngồi phía trước với vẻ kính trọng và biết ơn.

        Sau đó chị nghĩ đến Pa-ven. Cũng như mỗi lần nghĩ về anh, lòng chị lại trào lên một tình cảm dịu dàng, ấm áp. Áp người vào góc xe, đây không biết là lần thứ mấy chị lại cố tưởng tượng về cuộc gặp gỡ với anh. Pa-ven sống với bố ở ngoại ô thành phố T. và như vậy chắc phải đến tối chị mới tìm được anh. Nhưng có lẽ tốt hơn là cứ chờ anh ở nhà. Na-ta-sa cố hình dung vóc dáng anh to, khỏe, hiền lành, khi nghe chị gõ cửa, anh liền ra mở cửa và thốt lên cuống quýt như thế nào; trong lúc bàng hoàng, anh lặp đi lặp lại mỗi một câu đại loại: «Hà hà, thế là em đã về» hoặc «Anh đợi em mãi, đợi em hoài!...». Sau đó anh sẽ dẫn chị vào chào bố và bà cô.

        Thật là buồn cười khi Na-ta-sa thầm nghĩ: Chị biết Pa-ven từ lâu (năm ngoái anh mới tốt nghiệp cũng trường đại học mà hiện nay chị đang học), đã viết mấy lá thư cho người thân của anh, thế mà đến lúc này vẫn chưa được gặp họ. Mùa xuân năm nay, sau khi Na- ta-sa và Pa-ven cưới nhau, chị cũng định thu xếp về thăm ông bố và bà con anh ít lâu nhưng không có dịp nào cả.

        Giờ đây, ngồi phác lên bức tranh về cuộc gặp gỡ sắp tới với Pa-ven và người thân của anh, Na-ta-sa cảm thấy có điều gì đó từa tựa như cắn rứt lương tâm. Và chị rất muốn chia sẻ niềm vui bất ngờ của mình với những người đàn ông ngồi trên chiếc ghế trước mặt chị, cả hai đang im lặng trầm tư đi ra mặt trận. Người chi huy và người lái xe của anh, đều không hề quay lại hỏi han gì như thể không hề có chị ở trong xe này.

        — Đồng chí trung tá, nếu tôi không nhầm thì đồng chí là trung tá phải không ? — Chị lên tiếng. — Xin lỗi, tôi vẫn chưa cảm ơn đồng chí.

        — Không sao cả, — Bốt-đa-nốp nói. Anh đang bận suy nghĩ: liệu đã có người bổ sung cho trung đoàn của anh chưa và họ là ai, đã có chính ủy mới chưa, đơn vị của anh đã nhận được quân phục mùa đông chưa và nhiều cái khác liên quan đến việc chuẩn bị cho đơn vị chiến đấu. Và anh rất tiếc là việc chuẩn bị đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với ý muốn.

        — Nào chúng ta hãy làm quen với nhau chứ, — chị lại lẽn tiếng sau một lúc im lặng. — Tôi là Na-ta-sa...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM