Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:30:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thành phố hòa bình  (Đọc 17297 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #230 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2020, 06:41:05 am »


        « Phải chăng là anh ấy? Anh ấy đang ở đâu?» Nhưng chị lại im lặng, tim đập rộn lên.   

        — Ngoài ấy có người bị thương... Em có nghe thấy không... Có người đang gọi...

        — Để cháu chạy lại xem, — Nhiu-ra nói.

        — Không được đi đâu cả... Cháu không cần thiết, — Na-ta-sa thì thào.

        Với nỗi lo lắng trong lòng, chị kéo cô gái vào sát mình. Chị hôn thắm thiết lên mặt cô gái. Và chị chạy ra bậc thềm — nhanh, nhẹ nhàng dù thân hình hơi mập béo.

        — Đóng cửa hộ cô với... — Chị vừa nói vừa mặc bành tô. —  Nếu có ai gọi phải hỏi to. — Ai? Cháu đưa... đưa cho cô chiếc túi cứu thương. Lạy trời, chút nữa thì quên!

        Chị cố thở vào thật sâu nhưng không được.

        — Cháu cùng đi với cô, — Nhiu-ra cũng kêu lên. — Cháu chỉ cần ngó một tí thôi rồi về ngay.

        Nhảy ra hành lang, cô gái vấp phải bậc thềm ngã quì gối xuống. Có lẽ bị đau quá, cô nhăn mặt lại, và cứ ngồi vậy, cố rướn tay đưa chiếc túi cứu thương.

        — Chà cháu! Đã bảo mà, sao lại thế. — Na-ta-sa gượng nói. — Cháu không căn phải đi với cô đâu. Cô đi một mình, một mình thôi...

        Trên khu Bờ Sông rực lên một màu hồng hồng, huyền ảo, lạnh ngắt. Khi Na-ta-sa vừa chạy ra tới đầu nhà, thì một luồng sáng đỏ mờ mờ như chiếu thẳng vào cô, sáng cả sân. Bất giác, cô cảm thấy vui mừng vì lần này, nếu được chết trong ánh sáng vẫn tốt hơn là chết trong bóng tối âm thầm.

        Không gian bỗng yên tĩnh hẳn — không có tiếng kêu, không tiếng súng náo vang lên nữa. Na-ta-sa mở rộng cánh cửa hàng rào, bước qua tấm ván đặt qua rãnh, ra đường và ngắm nhìn xung quanh... Đường phố vắng ngắt, không một bóng người. Có lẽ người ta đã mang những người bị thương đi đâu rồi. Đúng là cô có nghe tiếng người kêu cứu. Để yên tâm hơn, cô quyết định đi đến đầu ngã tư, xem ở dấy có gì không. Di chưa được mười bước, bỗng trong bóng đêm lóe lên một ánh lửa giống như ai đánh bật lửa. Na-ta-sa áp sát vào hàng rào, trên đường phố lại rộ lên những tràng súng máy.

        Na-ta-sa không kịp nhìn xem : ai bắn ai ? Nhưng có một cái gì đó không rõ hình thù đang phun ra những tia lửa vàng, đỏ. Theo cô ước đoán nó ở đầu kia phố. Có lẽ đây là trận đánh, mà theo cô hình dung, trong những phút giây này, chẳng khác gì một con quái vật to lớn, lanh lẹn và đầy sinh khí đang tung hoành...

        Na-ta-sa sợ không dám nhúc nhích, ép sát vào hàng rào và cảm thấy thanh gõ cứng đang tì sát vào gáy mình.

        Khi trận đánh đã tràn đến, súng đã rộ lên sau ngã tư nhưng ngôi nhà ở góc phố, nơi có trụ sở ủy ban đường phố dặt dưới hầm vẫn còn là khu vực an toàn. Bất cứ khoảnh khắc nào trước ngôi nhà phủ mờ màn sương trắng này cũng có thể rộ lên ánh lửa đạn. « Bọn Đức đã vào thành phổ. Chúng nó đang tiến đến đây !» — Hình như có ai đó hét lên ngay bên tai Na-ta-sa.

        Cô rời ngay khỏi hàng rào và chạy ào lên — cô bỗng nhớ ngay đến tập bản vẽ của chồng đang vất ở trong hầm.

        Chao ôi, cô cảm thấy mình là người có lỗi không thể nào biện hộ được ! Cô — chính cô — đã không giữ gìn được, bảo vệ nổi cái công trình sáng tạo quan trọng mà Pa-ven rất quý trọng và tự hào này!

        Và nỗi lo sợ trước sự bất bình chính đáng của anh còn mạnh hơn cả nỗi lo sợ cho chính bản thân cô hiện nay... Nếu bọn Đức tràn được vào ngã tư thì những người đang trốn nấp ở trong hầm, tất nhiên, sẽ rời khỏi đây, nhưng liệu ai, Na-ta-sa nghĩ, trong giờ phút kinh khủng này lại còn lo lắng đến cái cuộn giấy và những tập bản vẽ kia của Pa-ven ? Những cuộn giấy bị vất quên trong góc hầm kia, « trong góc kín đáo » như lời bà An-na nói kia, nhất định sẽ rơi vào tay bọn Đức... và Na-ta-sa, không còn biết gì hơn nữa. rụt đầu lại như thể tránh mưa, chạy ào qua đường. Sau lưng cô cũng vang lên những bước chân chạy vội và cô sợ, không dám ngoái lại... Có ai đó đang đuổi theo, hét gọi cô nhưng cô không phân biệt được rõ tiếng...

        Một chùm sáng lớn màu vàng — trắng bùng lên giữa ngã tư và tiếp theo đó. tựa như không phụ thuộc gì vào chùm sáng kia, một tiếng nổ đanh gọn vang lên. Chạy lên một bước nữa, Na-ta-sa bỗng sực nhớ ra và nằm úp ngay xuống đường nhựa phủ tuyết... Có ai đó cũng nằm ngay bên cạnh, thúc vào hông cô... Cô lại nghe thêm một tiếng lựu đạn nổ tiếp nữa. Cái bóng người không rõ rệt đó chồm lên cô, nắm lấy tay cô.

        — Bỏ ngay ra ! — Chẳng hiểu gì hơn, Na-ta-sa tức giận quát lên:

        Cô định giằng ra nhưng một cánh tay đã ấn lưng cô xuống. Cô nghiêng người ghé nhìn qua vai... và cô thấy, ngay trên đầu mình, cặp mắt long lanh, sáng rực của Nhiu-ra — mặt cô gái hầu như ghé sát vào mặt chị.

        — Em đến đây làm gì?... Chạy ngay về nhà đi ! — Na-ta-sa tức giàn nói.

        — Đừng đứng dậy, không được .. — Cô gái cũng hét lên, vòng cả hai tay ôm chặt hơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #231 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2020, 06:54:39 am »


        Giở đây súng đã nổ ở trước ngôi nhà góc phố — trận đánh lan tới ngã tư... Trên bầu trời rực sáng tựa cực quang phương Bắc, từng đợt sóng bụi tuyết và khói màu tím sẫm nối tiếp nhau trong làn ánn sáng xanh xanh lạnh ngắt, những bóng đen phủ lên mặt tuyết trắng...

        — Thật bất hạnh! Bò ngay về nhà !— Na-ta-sa lại giận dữ và cầu khẩn. — Đừng để cả hai bị giết một cách vô nghĩa, ngốc ạ!

        — Còn cô thì sao? — cỏ gái hét hơi thở nóng hổi phả vào mặt Na-ta-sa... — Còn cô thì sao? tốt nhất là cả hai cô cháu cùng...

        Từ sau góc nhà có người nào đó chạy vụt ra và phóng sang phía bên kia đường... Ngoảnh về sau. người đó ngừng lại trong giây lát, nổ súng và rán hết sức chạy tiếp lên trước. Từ trong màn đêm tím thẫm đó lại xuất hiện người thứ hai, khẩu tiểu liên run lên trong tay... Ánh lửa ngắt quãng soi rõ khuôn mặt có ria của người đó. Qua ánh sáng bùng lên, Na-ta-sa trông rõ đôi mắt nheo nheo và bộ ria viền quanh miệng rộng mở, có vẻ như người đó vừa bắn vừa cười. Nhưng hình như nó không trúng vào ngươi đang chạy trước, mặc áo ca pốt lính dù, đầu đề trần — nhảy sang bên và biến vào một hàng rào .. Người bắn tiểu liên chạy theo bóng hắn.

        Bỗng nhiên trên ngã tư, mọi sự đều ngừng lại những tiếng kêu không rõ từ phố Stư-cô-va theo gió vọng lại — trận đánh đã chuyền sang phía ấy. Gần đấy có tiếng cửa hàng rào kẹt mờ và có tiếng chó con sủa lanh lảnh.

        — Xong rồi đấy, bỏ ra. — Na-ta-sa kêu lên.

        Chị nhổm khỏi vòng tay Nhiu-ra và cô gái cũng đứng lên theo chị.

        Khi cả hai chạy đến góc phố, liền thấy mấy người mang súng, đang đi lại phía họ. Một người trong nhóm, vừa thở hổn hển vừa đi vừa ra lệnh:

        — Hãy tìm kỹ ở đường Ác-xê-nan. Xem kỹ trong sân, nhà kho... Phải lục soát cả đường phố bên cạnh nữa...

        Na-ta-sa không hiểu gì nhưng điều chính là người chi huy đó nói tiếng Nga.

        « Thế là đã đánh lui »... Na-ta-sa sung sướng thầm nói.

        Ở ngã tư không còn bóng người nào nữa. Nhưng ở dưới tầng hầm ngôi nhà góc phố vẫn vọng ra nhiều tiếng người kêu, nói. Vừa bước theo những bậc cầu thang phủ băng, Na-ta-sa vẫn phân biệt được giọng kim the thé nổi lên trong tiếng ồn ào:

        — Các bà ơi, còn chờ gì nữa ? ! Phải bắn chúng ngay tại chỗ... — Từ dưới hầm vọng lên tiếng nói như trẻ con.

        Ở dưới hầm này hình như đang có chuyện gì khác thường: tiếng mấy bà cùng la hét lên, chạy nhốn nháo nơi này, nơi kia. Một thanh niên tay cầm cuốc chim, — có lẽ là trong tổ tự vệ — đi qua Na-ta-sa vào gỏc hầm, tay giơ vũ khí của mình lên. Lát sau, từ trong màn hơi mờ như sương mù — vẫn bao phủ ở đây như lúc nãy — lại vẳng lên :

        — Này cô ơi. bọn Đức cút rồi! Chúng nó bị đuổi chạy rồi...

        — Anh em ta đã đánh tan chúng, — đứng dưới vòm cuốn, Na- ta-sa nói vang vang.— Chính chúng tôi đã chứng kiến mà. Ôi, vừa đến kịp !...

        Chị đi vào góc sâu trong hàm, nơi có bản vẽ của Pa-ven đang đề trên ghế dài, — chúng vẫn nguyên vẹn ở đây ; và, như không thật tin ở mắt mình, chi bèn khẽ cầm, xoa xoa cuộn giấy và mấy cặp bản vẽ... Cùng lúc, tất cả những ai có mặt trong hầm đều dồn về phía góc hầm bên phải lối ra vào; người đứng sau chen lấn người đứng trước. Từ đấy cũng vang lên tiếng nói tranh nhau :

        — ... Chúng ta sẽ tự xử chúng cho nó gọn!

        — Lại mặc đúng như quân ta, cứ tưởng là chúng ta không nhận ra...

        — Xem kìa, trẻ trung đấy chứ! Đồ rắn độc!

        — Còn chờ đợi gì nữa các bà ơi! — Một lần nữa lại vang lên cái giọng kim the thé của bà Na-xchi-a trong cái mớ hỗn âm ấy.

        — Mẹ ơi! — Có tiếng trẻ em gọi. — Mẹ đâu rồi, mẹ ơi ?

        Trùm lên mọi giọng khác là giọng trầm trầm của bà An-na Va-xi-li-ép-na

        — Thôi im lặng đi, các bà ơi. Chị Ca-tê-ri-na, hãy đi gọi bộ đội. tuần tra ở nhà số chín.

        Nhiu-sa cố chen lên và Na-ta-sa cũng lách theo sau... Nhón chân lên, chị trông thấy một người đàn ông mặc áo ca pốt bộ đội. trong góc phòng, bên cạnh mấy chiếc chậu gỗ ngâm đầy quần áo. Hắn ta đang quỳ, ngả người ra phía sau, vai tựa vào tường. Chị Na-xchi-a đứng cạnh, vai khoác khẩu tiểu liên Đức, tay cầm chiếc nòng như cầm gậy.

        — Bắn chết chúng nó đi! — Chị ta kêu lên.

        Còn gã đàn ông vẫn không dám rời đôi mắt sợ sệt khỏi chị, người như khuỵu xuống, ngã hẳn vào tường.

        Ở phía khác còn một tên lính thứ hai, ngồi bệt xuống nền hầm. Thằng này không còn áo ca pốt, có lẽ đã bị lấy đi, — hắn mặc chiếc áo blu dông màu sẫm có hai hàng cúc và hai cầu vai mềm mại. Na- ta-sa hết sức sửng sốt : có mấy tên lính Đức bị bắt vào đây.

        — Nhiu-ra! — Chị gọi, lo sợ cho cô gái. — Nhiu-ra, em ở đâu? Bọn Đức đây này.

        — Chính chúng nó đấy! — Một bà to cao, trùm chiếc khăn trắng quay sang cô. — Chúng mặc như quân ta và tràn đến đây... Chúng nó đến nhưng không thoát được.

        — Nhưng tại sao lại như vậy được ? — Na-ta-sa vung tay ngạc nhiên. — Và chính các bà bắt chúng?

        — Chúng định đánh lừa để bắt chúng ta ấy, — bà nói vẻ trịnh trọng.

        — Ôi, Na-ta-sen-ca, —bà Vác-va-ra Ê-gô-rốp-na béo, mặt lấm tấm mồ hôi, chen đến gần chị. — Suýt nữa thì chúng nó giết mất bà Va-xi-li-ép-na của cô đấy. Ôi, ôi, chúng nó làm gì vậy... Hai cái thằng này nhảy xổ vào chỗ chúng tôi và im lặng, rồi lao đến bên bếp lò... Ôi, tôi không thể, không thể, Na-ta-sen-ca ạ! Không thè nhấc chân lên nữa! — « Này, các anh là ai, ở đâu đến đấy?... » — Bà Va- xi-li-ép-na hỏi chúng. — «Giấy tờ các anh đâu! » — và một tên, cái thằng non choẹt này. chĩa ngay tiểu liên vào bà... Hắn sẽ bắn, nếu lúc đó thím Na-xchi-a không kịp ..

        — Hừ, còn làm ra vẻ tội nghiệp! — Bà già trùm khăn nói. —  Còn khóc kìa, đồ ăn cướp!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #232 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2020, 06:55:26 am »

   
        Tên lính thứ hai đang khóc thật. Chiếc đèn dầu duy nhất dưới hầm treo ngay trên đầu hẳn, và có thè trông rõ những giọt nước mắt hắn loang loáng trên đôi má tên lính trẻ con này; môi dưới hắn run run và giật giật.

        — Khá lắm, Na-xchi-a không sợ gì cả ! Thím ấy đang cầm chiếc rìu nhỏ, thím ấy bổ củi đề đun mà, — bà ta nói tiếp. — Thế là thím ấy bồ vào khẩu súng," vào tay tên này... Ngay lúc ấy các cậu ở đội tự vệ cũng đến và, tất cả chúng tôi...

        Các bà chen nhau vây quanh hai tên tù binh...

        Trong Na-ta-sa trào lên một cảm giác xa lạ, dặc biệt chưa hề có bao giờ từ trước đến nay — cảm giác hài lòng đầy lo âu và căm giận: nó rất gay gắt và chưa đầy đủ — Na-ta-sa hình như còn chờ đợi thêm điều gì nửa. Và khi nghĩ ràng, hoàn toàn có thể là, hai gã lính Đức này đã bắn vào Pa-ven, cô cũng muốn hét lên như Na-xchi-a: « Bẳn chết chúng đi ! ». Chị cũng chẳng hề động lòng khi một tên trong chúng đã khóc vì sợ hãi hoặc vì đau — bàn tay phải của nó chảy đầy máu. Chị chỉ quay mặt đi để khỏi trông thấy cảnh đó... Tên lính thứ nhất, cựa quậy trên khoảng nền hẹp giữa chậu giặt và tường, lưỡi liếm dôi môi khò nẻ.

        — Chờ cái gì nữa hả ?! — Na-xchi-a vẫn hỏi với một giọng như lúc nãy — Còn chờ gì nữa, hả ?

        Thái độ đó của chị, rõ ràng chỉ là môt hành động tự nhiên, dũng cảm và chị cũng thấy lo sợ... Và chị lại nhắc lại, với một vẻ giận dữ và thất vọng, cốt để động viên mình.

        — Bắn tuốt đi cho xong !

        Cô giáo Liu-bốp Mi-khai-lốp-na vẫn lăm lăm khẩu tiểu liên chiến lợi phẩm, sẵn sàng bắn. Nhưng mọi người xung quanh còn trù trừ chưa muốn trừng phạt hai tên tù binh, có lẽ, họ đang chờ xem ai sẽ là người nổ phát súng đâu tiên vào chúng ?

        — Dù có trừng phạt thế nào đi pữa cũng không xứng với tội ác của chúng! — Bà Vác-va-ra Ê-gô-rốp-na nói.

        — Nhốt nó vào cũi và dẫn đi khắp các đường phố. Sau đó vất vào hố băng, — một người nào đó đề nghị.

        Trong đám đông bỗng có tiếng cười — không phải tiếng cười giận dữ mà là tiếng cười bao dung vì, lời đề nghị này có vẻ thái quá, hoàn toàn không có gì nghiêm chỉnh cả. Bà An-na Va-xi-li-ép-na quay sang phía tiếng nói.

        — Ai nói gì mà ngu ngốc thế? — Bà nghiêm khắc hỏi. — Na-ta- sen-ca, lại đây xem nào, — đến giờ bà mới trông thấy cô cháu dâu. —  Mang cả cái túi nữa... Hãy băng bó cho tên này. Cô thấy không, nó tái đi rồi đấy.

        — Tên phát xít này ấy ư? Thế nếu nó đã bắn chết cô rồi thì sao... — Na-ta-sa thốt lên.

        — Băng cho chúng ! — Na-xchi-a la lên. — Nếu bà sa vào tay bọn chúng thì, có lẽ chúng đã đóng dấu ngôi sao vào lưng bà rồi... Còn chúng ta thì lại băng bó cho chúng!

        — Thế mới là chúng nó, còn đây là chúng ta, — bà An-na nói to, giọng vang vang. — Sao cô lại đi so sánh ta với chúng nó ? Chúng ta có phải là bọn tư bản đâu, mà là người lao động. — Cái điều bà nói lên mang tính thuyết phục, nhân hậu cao cả của con người. — Chúng ta không bao giờ giết những người đã bị quy phục. Na-ta- sen-ca, lại băng cho nó đi, — bà chấm dứt với giọng đày mệnh lệnh. — Cô đã học cấp cứu sơ bộ rồi...

        Na-ta-sa ngoan ngoãn vâng lời, đeo túi cứu thương lên vai, bước đến chỗ tên Đức đang ngồi trên nền nhà. Tên này đưa cánh tay lành lặn lên che đỡ, định lùi lại, cánh tay bị thương cựa quậy và hắn nấc lên, Nhiu-ra cũng đã đến cạnh hắn theo Na-ta-sa.

        — Ngồi im, — em la lên. — Mày được băng bó tốt hơn... Chà, hắn chả hiểu gì cả! Phải giải thích bằng tiếng Đức để nó khỏi sợ.

        Bà An-na Va-xi-li-ẻp-na cầm chiếc đèn dầu trên tường trao cha cô gái.

        — Cầm lấy, cô cháu quý hóa, soi cho cô Na-ta-sa, — bà già nói như ra lệnh.

        Tên lính Đức không có ý đề phòng nữa. Nhưng, đối với hắn, một người phụ nữ trẻ đẹp như vậy lại đang chăm sóc, cúi sát vào hắn quả là điều quá kinh hoàng khiến hắn phải nhắm mắt lại: đôi má béo phị, núng nính như hai chiếc gối nhỏ, giần giật rung lên.

        — Phải rạch ống tay áo ra cho tiện, đõ vướng hơn, — bà Vác- va-ra Ê-gô-rốp-na thở dài, nói.

        — Chờ một lát, tôi sẽ mang kéo đến cho, — người đàn bà trùm khăn nói. Na-xchi-a kẹp khẩu tiểu liên vào nách và cũng bước tới cạnh tên lính bị thương. Im lặng đứng nhìn một lát xem băng bó ra sao, chị bỗng đổi giọng, đè nghị:

        — Đưa tôi giúp một tay. Tôi cũng đã qua một lớp cấp cứu sơ bộ.

        Chị cười ngượng nghịu.

        Được thoát ra khỏi tâm trạng tàn nhẫn, Na-xchi-a hình như có vẻ vui hơn. Cảm giác nhẹ nhõm cũng nhanh chóng lan sang các bà, các chị khác — họ nhộn nhịp hẳn lên, trao đồi ý kiến với nhau... Lại vang lên tiếng cười khi tên lính Đức ngồi sau chậu quần áo giặt, bỗng hắt hơi khi đã được sưởi ấm lại trong tầng hầm này. Liu-bốp Mi- khai-lốp-na chúc nòng tiểu liên xuống, nói tiếng Đức :

        — Geben sie aus... Nienand wirdihnen etwas tun1.

        Chị nhăn mặt lại vì kinh tởm.

        Có tiếng bước chân trên cầu thang, tiếng súng chạm nhau lách cách: các chiến sĩ tuần tra đi xuống tầng hầm. Bà An-na Va-xi-li- ép-na đón họ và đám phụ nữ vây quanh họ... Chẳng mấy chốc, mọi việc đã được giải thích rõ ràng: mãy chiến sĩ Hồng quân cho biết, bọn Đức gồm trên một trăm tay súng tiểu liên cài trang quần áo bộ đội ta, đã lọt được vào một số đường phố và đã lặng lẽ tiến đến tận các ngôi nhà đầu khu phố Bờ Sông, không hề nổ súng Nhưng đến đây, các chiến sĩ xung kích diệt tăng — các chiến sĩ đoàn viên Côm- xô-môn chặn bọn chúng lại, đơn vị pháo binh phối hợp đã nã pháo chặn đường rút của chúng. Để thoát thân, bọn lính tiểu liên này đã đánh tràn vào phố Pô-rô-khô-va, nhưng đến ngã tư phố Stư-cô-va chúng bị chặn lại; một số bị tiêu diệt, một số bị bắt làm tù binh... Trong số những tên sống sót có hai gã này đã bị các bà tước vũ khí dưới hầm.

        — Này các anh ơi, chúng tôi thay các anh cho, — bà đầu trùm khăn vừa cười vừa nói. — Các anh đưa súng cho chúng tôi, còn chúng tôi đổi cho các anh những thứ này, các anh sẽ đứng bên bếp lò, chúng tôi sẽ đánh nhau với bọn Hít-le.

        Đây không phải là những lời trêu chọc mà quả là ước mơ hoàn toàn bình đẳng với nam giới.

        Băng bó xong cho tên Đức Na-ta-sa cũng cảm thấy vui vui khó tả, thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn, lắng nghe bà An-na nói chuyện với các chiến sĩ, chị nhìn bà với đôi mát long lanh, ấm áp và cố kìm lòng để khỏi phải ôm chàm lấy bà cô già nua có vẻ chuyên quyền và khô khan này, để hôn. Tuy nhiên, không phải chi riêng một mình bà An-na Va-xi-li-ép-na mà tất cả những người xung quanh đây, từ chị Na-xchi-a hay thay đổi tính nết đến cô giáo Liu-bốp Mi-khai-Iốp-na đoan trang và bà Vác-va-ra Ê-gô-rốp-na hay cười cũng như hai anh lính Hồng quân đứng tuổi, để ria mép, chân đi ủng da kêu cót két đang hút thuốc lá bằng tàu tự làm kia, đối với Na-ta-sa. quả thực là những con người chân chính, những con người tuyệt vời. Và chị, với tất cả niềm tự hào và hài lòng cũng cảm thấy mình là một con người chân chính, khoan dung như tất cả những người khác.

        ... Nửa giờ sau chị cũng đã băng xong cho một trong hai chiến sĩ Hồng quân để râu, bị thương vì mảnh dạn và đưa anh ta vào trạm cấp cứu ở nhà cụ Grô-mốp An-đrây. Trận đánh vẫn kéo dài suốt đêm. Đến gần sáng, tất cả giường của Pa-ven, bà An-na, cụ A-lếc-xây và chiếc đi văng nhỏ ở phòng ăn đều đã dành hết cho các chiến sĩ bị thương, bê bết máu. Còn Na-ta-sa thì mệt nhoài, da mặt tái nhợt ra.

------------------------
        1. Đi ra đi... Không ai làm gì mày đâu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #233 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2020, 06:56:39 am »

         
        
9

        Trong đêm ấy, ở văn phòng các ban chấp hành đảng bộ và đoàn thanh niên quận không có một ai cả, trừ mấy người trực ban. Tất cả cán bộ đảng ủy quận đều phải xuống những nơi nào đáng lo ngại nhất — xuống các nhà máy đang chìm ngập trong bóng đêm, các đầu mối giao thông và các tuyến phòng ngự tiền tiêu của từng quận... Qua điện thoại, La-tô-skin ra lệnh cho các nơi phải báo cáo tình hình từng giờ một về ủy ban bảo vệ thành phố; sau đó ông lại gọi điện thoại cho nhà máy bánh mì và nhà máy xay. Ông tin chắc rằng công việc ở các khu vực quan trọng nhất của thành phố hầu như chưa bị ngừng trệ lâu — dòng diện thay thế đã được chuyển ngay về các nơi này... Ngay từ đầu tháng Mười một, ủy ban bảo vệ thành phố đã quyết định phải sửa chữa gấp một cỗ máy phát điện bị bom phá hỏng để đề phòng trường hợp dòng điện chính từ Ca-si-ra bị cắt. Thật ra, với mấy ngàn ki-lô-oát của chiếc máy phát này chỉ đủ đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết hàng đầu mà thôi. Đồng thời với việc sửa chữa gấp này, các xí nghiệp khác ở T. cũng được lệnh của Ủy ban là phải dự kiến những biện pháp đặc biệt khi mất điện.

        — Cần phải đến nhà máy chế tạo máy công cụ, — Sa-rốp nói. — Tại sao các máy nổ ở đấy lại im lặng? Không thể như vậy được...

        — Xong việc ở đây, chúng ta sẽ đi ngay, anh Pi-e A-ki-mô- vích ạ,...

        La-tô-skin nặng nề buông mình xuống ghế bành và đưa tay giụi giụi đôi mi hơi sưng, nhắm mắt lại. Lòng ông chỉ xốn xang một nỗi lo lắng lớn lao — mối nguy hiểm mới đang bao trùm lên T. — việc cung cấp điện lực đã bị cắt. Đây quả là một việc hết sức nghiêm trọng. Hơi lé mắt, ông thấy rõ những người có mặt trong phòng đang đứng cả dậy. Sa-rốp vừa đứng dậy vừa lắp đạn vào khẩu súng ngắn, còn Pô-lu-a-nốp, hơi khom người nghiêng nghiêng lách qua các hàng ghế đi ra ngoài; trông dáng điệu của ông như muốn nói rằng: « Tôi hiểu, tôi hiểu giờ đây không phải là việc của tôi, chẳng còn liên quan gì đến chuyện gạch ngói, đinh móc của tôi nữa. Còn Tê-rê-khốp, trưởng ban quân sự của tỉnh ủy, đang khoác khẩu các bin lên vai: trong nội chiến ông là kỵ binh và rất tin tưởng loại vũ khí dùng cho kỵ binh này.

        — Các anh định đi đâu cả thế này?... Định đi đâu?... Tôi đề nghị các anh ngồi lại! — La-tô-skin nói, hơi gay gắt. — Chúng ta đã ghi: sẽ triệu tập hội nghị đại biểu cán bộ kinh tế đề bàn vấn đề làm ăn...

        Ông vươn vai đứng dậy như muốn tiếp thêm sức lực cho mình... Mỗi một giờ trôi qua hầu như mối đe dọa lại càng tăng thêm đòi hỏi phải xem xét, thảo luận, khắc phục và vượt qua; việc này cũng tựa như khi con người ta đi lên một cái dốc thẳng đứng, nơi mỗi bước đi đều có thể gặp nguy hiểm mới, nhưng lại không thể dừng lại được để lấy hoi... Và La-tô-skin tựa như đang bước tiếp lên cao hơn, xa hơn sức chịu đựng mà người bình thường quen chịu trong những cuộc hành quân đường dài, rất dài...

        — Chúng ta còn có nhiều vấn đề thảo luận, — ông nói tiếp, sau khi trở lại vấn đề bị ngắt quãng, — trước hết, tất nhiên là về các cơ sở cung cấp điện của chúng ta... Khoảng ba bốn ngày tới, chúng ta sẽ có thêm một tuốc-bin nữa hoạt động, cũng vào khoảng một ngàn ki-lô-oát. và sẽ còn tìm thêm những nguồn dự trữ mới... Chúng ta không được và nhất định không thể để cho các xí nghiệp phục vụ quốc phòng bị mất điện — ông rót cốc nước và uống cạn một hơi. —  Đồng chí Pô-lu-a-nốp, — La-tô-skin quay sang chủ nhiệm hợp tác xã, “đồng chí hãy báo cáo cho chúng tôi nghe một vài ý kiến của mình về việc sản xuất các mặt hàng phục vụ kinh tế. Hãy tìm, hãy phát hiện cho được những khả năng chưa được sử dụng tới...

        Vừa ngồi xuống cuối bàn ngay cạnh cửa lớn, Pô-lu-a-nốp lại đứng lên, khoanh tay trước ngực, không ra vẻ phản đối mà cũng chẳng ra vẻ định thanh mình.

        — Đồng chí Ia-cốp Da-kha-rô-vích... — Ồng lên tiếng, trách móc.

        — Tôi nghe đồng chí đây..., — La-tô-skin nói.

        Khuôn mặt ỉu xìu của ông ta bỗng đỏ ửng, nóng lên và dồn máu... Ông hiểu rõ hoàn cảnh của Pô-lu-a-nốp cũng như tất cả những người khác có mặt ở đây.

        — Chúng tôi nghe đồng chí đây... — Ông nhác lại, và không đợi lời đáp, liền đứng dậy. — Chúng ta sẽ không rút khỏi thành phố; điều này thi đừng có ai phải hoài nghi cả — nếu quân địch lọt được vào các đường phố, chúng ta sẽ phá hết tường, nhà, phố xá... Tất cả chủng ta sẽ kháng cự đến cùng và nhất định không dâng thành phố cho chúng! Nếu bọn Hít-le tiếp tục tiến công, chúng ta sẽ chiến đấu đến người cuối cùng... Người duy nhất còn lại!

        Theo thói quen, La-tô-skin đưa tay vuốt vuốt lưng áo va rơi cộm ra ở sau, và im lặng một lát, ông kết thúc một cách khô khan:

        — Chúng ta lại phải xây dựng lại ngay sau khi quân thù bị tống khứ. Chúng ta lại cần rất nhiều gạch ngói, cần nhiều đinh, móc sắt, kèo, xà, gỗ, kích... Hãy nghĩ ngay tới điều này, đồng chí Pô-lu-a-nốp ạ. Ngay ngày hôm nay đồng chí cần chuẩn bị ngay cái việc ngày mai sẽ đòi hỏi nhiều ở đồng chí...

        ... Một lát sau, tất cả các ủy viên ủy ban bảo vệ tinh giải tán:

        Sa-rốp tới nhà máy Chế tạo máy công cụ; La-tô-skin và Tê-rê- khốp, khoác súng các bin, cũng đi đến ban tham mưu phân khu đặc biệt.

        — Chị Ma -ri-a A-lếc-xây-ép-na, gọi ngay điện thoại cho ban chấp hành thành đoàn Côm-xô-môn hỏi xem có thể gọi tới các đội xung kích được không? — Trước khi ra khỏi nhà, La-tô-skin còn quay lại đề nghị.

        — Tôi sẽ gọi ngay. Nhưng đồng chí La-tô-skin, đề nghị đồng chí mặc ấm hơn nữa. Ngoài đường rét dữ lắm, — bà thư ký nhắc nhở.

        Cầm chiếc đèn dầu, bà đi tới cầu thang đứng đấy chờ đến lúc cánh cửa dưới nhà đóng sập lại.

        Vừa bước xuống bậc thang, La-tô-skin lắng nghe tiếng bước chân nặng nề của Tê-rê-khốp sau lưng, bất giác ông nhớ lại:

        « Chúng ta đang nắm tay nhau, tưng toán một, đang chen chúc nhau đi theo con đường dốc đứng đầy khó khan... ». Đó là những lời Lê-nin trong « Làm gì?» — Ông thầm nói với mình.

        Đường phố tối nhờ nhờ, và lạnh dưới hai mươi độ, gió rất buốt nhưng không có tuyết.

        «... Chúng ta đang đi .. trên một con đường dốc đứng, đầy khó khăn, — La-tô-skin lại nhớ lại những lời của Lê-nin. — Chúng ta đang bị quân thù bao vây bốn phía và, hầu như khắp nơi chúng ta phải đi dưới hỏa lực của chúng... ».

        — Anh Tê-rê-khốp, từ lâu lôi đã muốn hỏi, —ông bỗng nói. — Anh có nhận được tin tức gì của cháu trai không? Cháu đang ở Lê- nin-grát, theo như anh nói...

        — Không, không nhận được gì cả, — Tê-rê-khốp trả lời. — Vả lại cũng chả hy vọng gì vì, Lê-nin-grát cũng bị phong tỏa như chúng ta ở đây.

        Khi hai người ngồi vào xe, từ bầu trời đen vang lên tiếng gầm gừ — máy bay Đức đang lượn trên thành phố, tìm mục tiêu...
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2020, 07:07:12 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #234 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2020, 07:08:02 am »

     
        
*

        Công việc ở nhà máy chế tạo máy công cụ bị ngừng không lâu. Ở đâv có máy nổ tìm được trong đống đồ « phế phẩm », thay thế kịp thời những trường hợp bị mất điện. Nhưng đúng vào đêm có sự cố điện thì chiếc máy nổ này lại đang được tháo ra để thay thế một vài chi tiết. Ở phân xưởng cơ khí, nơi tập trung tổ « công nhân giáo sư » do cụ Ca-da-cốp và A-Iếc-xây Grô-mốp điều khiển, đã đề nghị là phải thử quay tay một số máy. Những người « trẻ hơn » thì quay bộ phận truyền động, còn các thợ cả đảm nhận gia công. Tuy vậy, chưa đến nỗi phải thực hiện ý kiến đó vì, chẳng mấy chốc, chiếc máy nổ đã chạy được và các máy móc được cung cấp điện.

        Cụ A-lếc-xây Va-xi-li-ê-vích về ngay với chiếc « Dip » của mình. Các cụ Ca-da-cốp, An-ma-dốp, Ni-cô-la-ép-xki cũng không muốn trở về phòng ngủ. Tất cả những người khác, dù chẳng tìm được việc gì trong lúc này, cũng không muốn giải tán. Mọi người đều mệt rã rời, đều kiệt sức... Nhưng quả là kỳ lạ, trong cái đêm đầy nguy hiểm này, công việc lại trôi chảy, suốt đêm chẳng ai ngủ... Trong phân xưởng, những ngọn đèn dầu hỏa vẫn sáng, trời vẫn tối âm u nhưng hầu như điều đó không làm ai băn khoăn, xao xuyến.

        — Nào, nào, dịch sang trái! Chà, sống dầu đèn, chết kèn trống, nhưng đây không có đèn cũng chẳng sao, — Ca-da-cốp đùa vui.

        — Rất đúng! Buồn làm gì, người anh em ạ, — ông già An-ma- dốp hưởng ứng.

        —Tốt nhất là có được cái mũ bảo hộ có đèn của thợ mỏ nhỉ... — Ông già Prô-ta-xốp thợ tiện, nói. — Khi chạy máy thì bật lên, khi xong thì tắt đi. Thật là tiện.

        Mọi người hình như đã quy ước là không được kêu ca phàn nàn, sầu não trước những khó khăn mới, mà lại còn có cách đùa vui, trêu chọc nhau và cảm thấy nhờ đấy mà những khó khăn đã giảm đi. Điều chính yếu là máy móc vẫn hoạt động như cũ, chúng lại làm ra vũ khí để ngăn chặn, trừng phạt quân thù. Và ý thức về lòng dũng cảm, về sự bất khuất của mình đã mang lại cho họ thêm sức mạnh, làm trái tim họ rộn ràng tự hào...

        — Sạch đấy chứ, chị Pra-xcô-vi-a? — Cụ A-lếc-xây hỏi, xoa xoa tay vào sản phẩm vừa mài xong. — Độ bóng không cần lắm...

        Thợ phay bào Cu-dơ-nhe-xô-va, ngừng máy vươn vai; mồ hôi lăn tăn trên mặt, mấy sợi tóc rũ ra dưới chiếc khăn chéo, vương trên mắt và, bà mím môi, thổi phù hất mấy sợi tóc lên...

        — Giống như đồ chơi ấy, — chị nói. — Bác có tiện được một mạch như vậy không ?

        — Tôi biết những lời này... — A-lếc-xây cầm lấy thành phẩm mới. — Không chê vào đâu được, chị Pra-xcô-vi-a ạ... Vật báu này không để kho được đâu... Ai được ai không đây...

        Giữa những con người đang sôi nổi, ồn ào chuyện trò ấy, ông già Grô-mốp cảm thấy thật yên tâm, thoải mái. Chính trong những ngày đêm gần đây ông cảm thấy tựa như mình chưa bao giờ bị đau ốm và cái đó đã cổ vũ ông rất nhiều, giờ đây, ông A-lếc-xây cỏ thái độ rất cởi mở, thân ái, dịu dàng với mọi người xung quanh, không còn thấy ghen tuông với lớp trẻ mà có vẻ khoan dung độ lượng hơn. Hình như cuộc đời của ông, giờ đây bỗng được hồi phục lại với một vẻ khác thường; trong lao động và đấu tranh, có thể phát hiện ra điều bí mật chính của tuổi thọ.

        — Tôi không nhận ra bác nữa... Tựa như bác đã uống được nước Tiên, bác như trở lại cái tuổi của chúng tôi. — Liếc nhìn ông già A- lếc-xây, chị Cu-dơ-nhe-xô-va nói.

        — Ôi, chị Cu-dơ-nhe-xô-va, chị quá lời đấy! Chị là một phụ nữ đang trẻ, một phụ nữ xuất sắc... Tôi chưa cảm thấy già đâu! — Ông A-lếc-xây nói đùa.

        Cu-dơ-nhe-xô-va mỉm cười, để lộ hàm răng trắng đều đặn như răng con gái; chị xắn tay áo lên và để lộ cánh tay rắn rỏi, mập mạp của một phụ nữ đã ngoài bốn mươi.

        — Chỉ có điều bất hạnh là, tôi rất ưa những mái tóc vàng, —  đôi mắt ông nheo lại dưới hàng lông mày đa bạc trắng. — Miễn là chúng ta đừng có xô xát nhau nữa.

        — Ôi, bố già giỏi giang của tôi ơi, đó chỉ là chuyện vặt thôi. Nếu muốn thì cứ đến hiệu nhuộm tóc. Ở đấy muốn nhuộm màu gì cũng được, — Cu-dơ-nhe-xô-va đáp lại với giọng đùa cợt như vậy.

        Niềm vui của tôi vẫn còn sống động
        Với đỉnh cao cuộc đời...


        Từ sau bức vách gỗ vang lên một giọng hát. Đó là giọng thanh thanh của Ni-cô-la-ép-xki, một người rất thích hát khi làm việc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #235 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2020, 07:09:11 am »


        Đêm vẫn lặng lẽ trôi qua; tiếng máy nổ vẫn đều đều như mọi khi, dây cua roa kêu rin rít, phoi sắt loang loáng tách ra khỏi vật tiện, rơi xuống nền gạch khẽ kêu tanh tách. Trên các bức tường nổi lên những bóng người to lớn, cúi lom khom, khẩn trương hoạt động, tựa như đang vật lộn trong cuộc đấu tranh thầm lặng. Thinh thoảng có người nào đó chay vội lại thùng nước, uống vội mấy ngụm cho đỡ khát và lại trở về chỗ làm việc. Những bộ phận hoàn chỉnh của súng cối được chuyển sang phân xưởng lắp ráp chất thành từng đống lớn và ông già Oóc-lốp Pi-e Ki-rin-lô-vích tự điều khiển việc láp ráp, giúp đỡ tổ trưởng Lép-kin... Mỗi chi tiết mới từ các cỗ máy chuyển tới đây được coi như một phát súng bắn vào kẻ thù... Và những người thợ tiện, thợ mài, thợ phay, thợ nguội đang lao động ở đây trong đêm nay cũng có cảm giác: chính họ đã bắn những viên đạn tiêu diệt kẻ thù. Thậm chí khi trên bầu trời vang lên tiếng gầm gừ của máy bay địch đang lượn trên thành phố và các chiến sĩ phòng không bắt đầu nổ súng họ cũng không hề chú ý tới nữa. Họ cảm thấy tựa như chính họ đang tham gia vào trận đánh quyết liệt, nơi con người không có thì giờ để nghĩ đến những hiểm nguy bao quanh họ. Chỉ có mình Vla- xốp, giám đốc và Sa-rốp vừa đến nhà máy, bước vội ra sân để kiểm tra việc ngụy trang ánh sáng.

        Trên bầu trời đêm lóe lên những chùm sao khổng lồ của đạn phòng không. Ở hướng đông phía Bờ Sông hừng lên một đám mây màu đỏ — trận đánh đang diễn ra ở đó. Nhưng khu vực nhà máy vẫn có vẻ yên tĩnh, tin cậy trong màn đêm phủ kín — không hề có một tia sáng nào lộ ra cả... Sa-rốp vén ống tay áo khoác xem đồng hồ. Chiếc kim lân tinh nhỏ xíu chi hai giờ hai lăm phút... Nhưng bỗng một quầng ánh sáng xanh lóe lên soi rõ mặt số đồng hồ, chiếu sáng rực rỡ cánh tay Sa-rốp, soi rõ những bậc tiềm và lối đi phủ đầy tuyết... Ngạc nhiên, Sa-rốp ngàng nhìn và vội quờ tay rút khẩu súng ngắn — trên mái nhà xanh rờn của phân xuởng cơ khí lung linh một pháo hiệu xanh, toàn sân nhà máy rực lên

        Từ lúc nửa đêm, E-vê-min-gơ, sau khi đã lọt được vào câu lạc bộ đồ nát của nhà máy, đang nằm chết cóng chờ máy bay oanh tạc của bọn Đức tới. Hắn nằm ẩn dưới một hố sâu, hẹp giữa một bên là bức tường đổ, một bên là một miếng mái tôn đổ úp nghiêng xuống. Giờ đây hắn chỉ mong tìm được một góc nào ấm hơn để ăn... Gssfn đây, mỗi khi phải đi đêm, hắn đều mang theo chiếc chăn. Nhưng đêm nay rét quá nên cái chăn cũng chẳng ăn thua gì. Cuối cùng, khi đã nghe được tiếng động cơ máy bay, E-vê-min-gơ, lòng đầy vui sướng —  điều hắn chờ đợi đã đến. Hắn nhón chân ngồi dậy, dùng răng cắn lột chiếc găng tay ra khỏi bàn tay lạnh cóng và bắn lên ngay trên đỉnh đầu một phát pháo hiệu xanh rồi vội vàng cuộn chiếc chăn lạnh buốt lại, rời khỏi chỗ nấp. Nhưng hắn không kịp, ngay ngoài đường gần hàng rào nhà máy đã vang lên tiếng chân chạy dồn dập, có lẽ, các chiến sĩ bảo vệ đang chạy tới chỗ hắn. Dù cho Ê-vê-min-gơ có cố vội vã lo trốn khỏi đây chăng nữa, hắn vẫn không thoát đụng đầu với họ. Sau một vài phút, bọn máy bay oanh tạc đã ào đến, gầm rít lượn quanh, sà thấp ngay trên khu vực nhà máy...

        E-vê-min-gơ thấy người nóng ran... Nằm xoài ra tuyết, hắn rụt đầu vào cánh tay, nheo mắt lại. Mọi sự phẫn nộ, cầm thù của hắn đều dồn vào những người đang cùng hắn lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm... Những con người thật khó hiểu đối với hắn — sao vẫn có thể ngoan cố kháng cự, — nhưng đồng thời họ lại là những con người mà hàng ngày, hàng đêm có thể mang lại cho hắn cái chết nhục nhã. Ngay giây phút này, hắn có thể bị tiêu diệt mất tang, mất tích, hoặc hàng trăm mảnh bom sẽ xé tan hắn ra... Để giảm bớt nỗi kinh hoàng, E-vê-min-gơ lẩm bẩm đếm:

        — Eins, zwei, drei, vier, funf...1

        Hắn cố đếm thật bình tĩnh để khỏi lẫn (đôi khi trong những lúc ác liệt, cái phương pháp này đã cứu được hắn)... Nhưng bỗng hắn quên bẵng là sau số năm là số gì ? Nỗi lo sợ và căm thù đã làm hắn lú lẫn, mất hết trí nhớ... Hắn cứ lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại như cầu kinh:

        — funf, funf, funf...

---------------------
        1. Một, hai, ba, bốn, năm...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #236 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2020, 07:10:21 am »


       
*

        A-lếc-xây Grô-móp đã làm xong nửa định mức của ca ba; ông dừng tay, vén tay áo rách lên, lững thững bước ra hành lang hút thuốc... Nhưng ngay lúc ấy, ông thoáng nghe tiếng ông bạn già An- ma-dốp mượn con dao tiện của người bên cạnh...

        — Lấy dao của tôi ấy, bác An-ma-dốp ạ, có thể hợp với bác đẩy. — ông A-lếc-xây bỗng nói. — Đấy, các dụng cụ đây, cần gì thì cứ lấy...

        Những lời này, quả thật đã gây nên sự vui thú của mọi người vì, ở đây, trong phân xưởng này ai ai cũng biết ông già Grô-mốp rất quý những dụng cụ hiếm hoi mà ông đã tích lũy, giữ gìn hàng nửa thế kỷ đời thợ của mình.

        — Thôi cứ cho mượn từng cái một vậy... Ông có vẻ bốc rồi đấy, — ông già An-ma-dốp nói, vẻ cảm động.

        A-lếc-xây chẳng phải vì vậy mà giận ông ta, chỉ cười.

        — Cứ lấy mà dùng, khi tôi đang hảo tâm... — Ông nói, — cứ lấy đi, ai cần gì thì lấy thứ ấy...

        — Nên hiểu như thế nào đây: cho mượn tạm hay là cho hẳn ? —  Có người nào đó tò mò hỏi.

        — Thì cứ coi như cho hẳn, — A-lếc-xây đáp lại. — Nếu thích thì cứ giữ mà dùng...

        — Ôi, bác A-li-ô-sa! — Ca-da-cốp kêu lên kinh ngạc. — Này, nhớ lấy lời nói đấy, đừng để bay theo, gió nhé.

        — Cứ lấy hẳn đi, — A-lếc-xây lớn tiếng khẳng định.

        Quả thật, ông thành tâm đề nghị như vậy và không hề cảm thấy tiếc tí gì khi phải rời bỏ những dụng cụ đã từng làm cho ông nổi danh. Và nếu như ông còn muốn tiếp tục thi với họ, nếu như ông muốn tranh tài, đua sức với các đồng chí của ông trong đêm nay thì cũng chỉ là vì lòng hào phóng mà thôi.

        — ... Còn nếu tôi có cần thứ gì đó thì tôi sẽ mượn lại của các bác, — ông nói thêm. — Chỉ cần thế thôi.

        — Rất đúng, bác A-li-ô-sa ạ! — Ông già Ca-da-cốp hét lên lòng đầy phấn khởi. — Chà, cuộc sống là thế đấy! — Ông vội chạy đến bên Grô-mốp như muốn ôm chầm lấy ông ta.

        — Bác thích gì, tôi biếu bác. Bác xin gì, tôi cho cái ấy! — Ồng vui sướng nhắc lại, đưa hai nắm tay nhăn nheo đấm đấm vào ngực.

        — Thôi được rồi đấy... Bác thì có gì dùng được nữa... — A-lếc- xây Va-xi-li-ê-vích nói đùa theo.

        Có lẽ đã từ lâu lắm, ông không có được vẻ thanh thản và thỏa mãn như vậy... Một « ánh chớp » trôi trên mái đầu bạc, tóc rối bù như của Pa-ven, nhưng khuôn mặt ông với hàng râu lồm xồm lại bị khuất bóng dưới hàng lông mày rậm.

        Ngoài hành lang, ông già gặp Vla-xốp và Sa-rốp đang hối hả đi vào phân xưởng.

        — Xuổng hầm ngay, — Vla-xốp vừa đi vừa thúc giục, — xin mời mọi người xuống hầm ngay!

        Grô-mốp nhìn theo ông giám đốc và chủ tịch Xô-viết thành phố với ánh mắt thông cảm nhưng pha vẻ chế giễu, lấy hộp thuốc lá trong túi ra và vấn một điếu.

        — Tất cả — xin mời xuống hầm ngay! — Vla-xốp lại hét lên khi bước vào phân xưởng! — Chỉ có đội cứu hỏa mới ở trên này thôi...

        Một tiếng rít bất ngờ réo lên, át đi mọi tiếng động, tiếng ồn khác, xé nát bầu không khí ra và tiếp sau một tiếng nổ bùng lên, tường đá sụt lở, cửa ngoài hành lang tung ra, đập vào tường, một làn gió lạnh thốc vào ông A-lếc-xây Grô-mốp, ngọn đèn trên trần tắt ngấm, một mảng mồ hóng đen ngòm từ trần bay tỏa ra. Ông già A-lếc-xây nặng nề giậm giậm chân, bỗng quay ngoắt, chạy ra sân, nhanh nhẹn khác thường so với thân hình già cả và nặng nề của mình...

        Trong khoảnh khắc đầu tiên, ông khó có thể phân biệt được điều gì: trên bầu trời cao, ông thấy bùng lên và cháy sáng những chùm sao lửa trắng. Còn ở dưới đất, mọi thứ đều chìm trong khói: những cuộn khói xám xịt, bốc lên từ ngôi nhà rèn và trong đó cuồn cuộn những cột khói đặc sệt, nặng nề... Một ngọn lửa vàng chói bỗng lóe lên trên mái nhà phân xưởng dụng cụ ở bên trái... Ngọn lửa đó như nung đốt ông già. Một giây sau, ông chạy vụt lên, lao vào như thể để bảo vệ ngôi nhà của mình...

        Thoáng sau đã có thêm mấy người, mang theo câu liêm, thùng cát đuổi kịp ông ở cửa lớn phân xưởng dụng cụ. Nhiều người chạy theo cầu thang lên tầng trên. Ông cũng chạy theo họ. Tầng hai sáng rực những luồng ánh sáng xuyên qua các cửa lớn bị phá tung. Khi đạp tung cửa vào trong phân xưởng, ông già A-lếc-xây bất giác giơ tay che mắt... Trong gian nhà trống rỗng này, ngọn lửa đang hoành hành: những đám lớn màu trắng - xanh, đang cháy xèo xèo, bốc khói mù mịt, tỏa ra các phía. Trên nền nhà cũng có những lưỡi lửa lớn đang lung linh nhảy nhót, A-lếc-xây Va-xi-ỉi-ê-vích đứng sững lại ở bậu cửa, định tìm cách dập tắt chúng nhưng ông bỗng giật bắn, một mảng lửa văng tới, bốc mùi khét lẹt nồng nặc. Một quả bom cháy, nhanh như mũi tên, xuyên thủng mái nhà, rơi xuống tầng hai, tung chất cháy ra xung quanh. Muốn dập tắt nó lại phải lên chỗ cao hơn — phải trèo lên dầm thượng... Thấy ở chân cầu thang tầng hai có thùng cát, ông chạy tới và nhấc bổng nó lên một cách nhẹ nhàng. Chính ông cũng cảm thấy lờ mờ và rất ngạc nhiên với sức lực mới này của mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #237 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2020, 07:10:40 am »


        ... Đám cháy ở mái nhà bên trái phân xưởng dụng cụ đã được đội cứu hỏa của nhà máy dễ dàng dập tắt; đám lửa do A-lếc-xây phát hiện cũng đã được dập. Nhưng tình hình khu nhà bên phải mỗi lúc một xấu hơn: ba bốn điểm cháy cùng bùng lên một lúc, những chiếc đòn tay cháy xèo xèo như diêm. Khi đội cứu hỏa của thành phố phóng xe đến thì đám cháy lớn đã lan khắp cả hai tầng gác: một phần mái sạt xuống, gió thổi mạnh dưa ngọn lửa tạt cao đe dọa lan sang các dãy nhà khác. Những chiếc thùng gỗ rỗng, đổ ngổn ngang ở đây có lẽ đã hàng năm nay, cũng đang cháy phàn phật; bụi bặm, mồ hóng từ trên mái nhà bị gió cuốn bay. thành từng đám đen đặc, mang theo tàn lửa rơi xuống khu nhà cơ quan quản lý, vào phòng thiết kế hiện được dùng làm xưởng lắp súng cối.

        Mọi người đã đấu tranh với lửa suốt nửa giờ liền nhưng không hiệu quả. Giờ đây, mọi cố gắng của họ chủ yếu dồn vào việc ngăn chặn không cho đám cháy lan sang các nhà khác. Bất chấp cuộc oanh tạc vẫn tiếp diễn trong thành phố, các chiến sĩ đội chữa cháy và hàng chục người tình nguyện khác dàn thành hàng ngang đang cố bảo vệ những ngôi nhà gần đấy khỏi bị cháy lây... Ông già A-lếc-xây Va- xi-Ii-ê-vích, vẫn đang trên dầm nhà phân xưởng dụng cụ, tay cầm câu liêm. Những chiến sĩ cứu cháy vội vã cưa các đòn tay và ông dùng câu liêm móc chúng hất xuống mặt tuyết. Lúc đầu, người ta còn hét gọi bảo ông xuống nhưng dần dà, đội cứu hỏa coi ông như là đội viên của họ, không xua đuổi nữa. Ông hiểu rất rõ những gì đang diễn ra xung quanh mình. Ông cần phải làm gì trong những phút giây này đồng thời ông cảm thấy, hình như ông không còn là ông già Grô-mốp A-lếc-xây Va-xi-li-ê-vĩch — một phế nhân, một người hưu trí nữa — mà ông vẫn là chàng trai A-li-ô-sa Grô-mốp hai mươi tuổi thuở nào ở phố Pô-rô-khô-va.

        Khói đen khét lẹt ùa vào phổi, làm ông ngạt thở: một thanh gỗ rơi xuống đau buốt bả vai, nhưng ông không hề buông một lời kêu ca... Nhà máy đang chìm trong đám cháy, phải cứu lấy nó bằng mọi giá. Nhưng song song với ý thức đó, ông còn cảm thấy một cách thực tế: sức chịu đựng của quá khứ, cùng với lòng dũng mãnh như điên đại của quá khứ bốn mươi năm trước đây, đang tràn ngập, thôi thúc trái tim ông. Và hiện giờ, ông cũng đang đấu tranh công khai với kẻ thù hung bạo như lúc bấy giờ... Giờ đây, bên cạnh ông, cũng như thời ấy, vẫn đang có những người bạn trung thành ở phố Stư-cô-va, Ac-xe- nan và Cu-rcô-va...

        — Này, nhanh lên, đừng ngập ngừng như vậy, — vừa thở khò khè ông vừa động viên các bạn. — Ê, những con bồ câu ơi!...

        — Ái chà chà! — Qua tiếng lửa réo, qua tiếng nước sôi xèo xèo ông nghe rõ tiếng kêu đáp lại của những người bạn ở dưới.

        A-lếc-xây móc câu liêm vào chiếc dầm xà, giật giật... Chiếc dầm bật ra, rơi dựng đứng xuống trông như ngọn đuốc khổng lồ bùng lên trong bóng tối, soi rõ toàn bộ khu sân nhà máy, soi rõ những bóng người đang hối hả chạy đi chạy lại ở phía dưới, soi rõ những xe chữa cháy màu đỏ chói, những vết ủng ngoằn ngoèo trên mặt tuyết.

        Cuối cùng rồi ngọn lửa trên các tầng nhà đã bị nước giội tắt nhưng trên mái vẫn chưa hoàn toàn dập hết được. Trong góc sân, một chiếc dầm xà lớn rơi xuống gây nên đám lửa mới ở phân xưởng đồ mộc; bàn, tủ đứng, tủ con và tất cả những thứ gì có ở đấy lại đang cháy bùng lên. Đội trưởng đội cứu hỏa vội ra lệnh cho một chiến sĩ của mình dập ngay ngọn lửa ở đấy... Nhưng trước đó một lát, châng cần đợi lệnh ai. ông A-ỉếc-xây đã tự chạy đến, bất chấp nguy hiềm.

        — Chạy đi đâu? Đứng lại! — Đội trưởng đội cứu hỏa vừa đuổi theo vừa hét ông dừng lại. — Đứng lại, con quỷ già ơi!

        Nhưng A-lếc-xây không nghe thấy gì cả... Những ánh lửa cứ như những con vật vàng sẫm, có đuôi đang chập chờn nhảy múa dưới mái nhà trước mắt ông, cầm câu liêm đuổi theo chúng... Bỗng loạng choạng, mất đà vấp phải cái gì đó, nhưng ông vẫn đến được chỗ chiếc dầm đang cháy, dùng câu liêm lôi chiếc bàn bốc lửa, vất xuống dưới. Ông phải dừng lại một giây, hít thở đầy ngực; chiếc áo ngoài bị cháy sém lỗ chỗ. Nhưng ngay lúc ấy, toàn bộ mái nhà đổ ập ngay sau lưng ông...

        Ca-da-cốp, Ni-cô-la-ép-xki, An-ma-dốp chạy ào ra thềm và thấy rõ người bạn già của họ — ông già Grô-mốp A-Iếc-xây, đang chênh vênh trên chiếc dầm nhà tăng ba: trên đầu, trong bầu trời đêm đen thẳm tựa than, đang nhấp nháy những ngôi sao trắng nhợt nhạt.

        — A-Ii-ô-sa! Xuống đi, bác A-lếc-xây! — Ông già Ca-da-cổp lo sợ hét lên.

        Ông già Grô-mốp lại biến vào đám khói rồi lại hiện ra, vung câu liêm và lại ngã xuống ..

        Ca-da-cốp trông thấy, đúng lúc ấy, một mảnh tôn lởn còn vương lại, mắt chỗ tựa, từ phía sau rơi ập ngay xuống người A-lếc-xây. Mảnh tôn trùm lấy ông, và một ngọn lửa nhọn hoắt tựa ngọn giáo bùng lên ngay chỗ mảnh tôn vừa rơi xuống.

        Mấy phút sau, người ta mới khiêng được A-lếc-xây xuống sân, ông vẫn tỉnh táo nhưng không nói được nữa.

        Hơn nửa giờ sau, đám cháy mới được dập tắt hẳn, mấy dãy nhà nối với xưởng dụng cụ không bị thiệt hại gì và ca đêm lại tiếp tục làm việc. Sa-rốp báo cáo qua điện thoại cho La-tô-skin về tình hình xảy ra ờ nhà máy và nói thêm là không bắt được tên chỉ điểm cho máy bay oanh tạc.

        ... Đến gần sáng, các đơn vị Hồng quân đã chặn được sư đoàn SS ở phía Đông Nam T. nhưng mối nguy hiểm mới lại xuất hiện ở phía Bắc thành phố ; ở đấy, các đơn vị xe tăng và bộ binh địch đang tiến công vào các hướng đối diện từ Đông sang Tây. Hiện nay, chỉ còn một dải vành đai hẹp từ bốn đến năm cây số chiều ngang do quân đội Xô-Viết kiểm soát là còn có thể nối liền T. với vùng hậu phương Mát-xcơ-va...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #238 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2020, 07:11:54 am »


PHẦN THỨ HAI

1

        Sư đoàn, nơi đại tá Bốt-đa-nốp vừa được đề bạt làm sư trưởng, từ đầu tháng Mười một tới nay đã được nghỉ ngơi sau những trận chiến đấu liên tục hồi mùa thu. Đến cuối tháng, nó đã được bổ sung đầy đủ và trang bị lại: các sĩ quan và cán bộ chính trị mới, thay thế những người cũ đã bị loại ra khỏi vòng chiến đấu và hàng trăm người thuộc các binh chủng chuyên môn khác nhau như công binh, pháo binh, súng cối, thông tin, quân báo, y tá và hậu cần — được cử về các đơn vị. Cũng trong thời gian này, bộ binh được nhận nhiều loại vũ khí tự động mới: trung liên, đại liên, tiểu liên kiểu mới, pháo cao xạ. Còn ở trung đoàn pháo binh thì thấy xuất hiện loại pháo mới, tươi rói nước sơn; tuy nhiên, sẽ phải sơn lại màu trắng ngụy trang. Chiến sĩ cũng được mặc các quân trang mùa đông ấm hơn. Đội vận tải được bổ sung đầy đủ và sửa chữa mới, xe ngựa thay bánh bằng càng trượt tuyết...

        Ở sư đoàn cũng như các đơn vị lớn nhỏ khác tập trung thành lực lượng dự bị của phương diện quân miền Tây đang khẩn trương huấn luyện, chuẩn bị cho các trận đánh mới. Ngoài ra, phải gấp rút hoàn thiện việc trang bị kỹ thuật trong thời hạn hết sức ngắn ngủi, phải làm sao sử dụng một cách tốt nhất thời gian nghỉ ngơi này để nâng cao bản lĩnh chiến đấu của chiến sĩ và sĩ quan, để nắm vững kinh nghiệm tích lũy được trong những tháng chiến đấu vừa qua, và để tiến hành công tác chính trị, tư tưởng. Với tất cả nhiệt tình của mình, Bốt-đa-nốp đã đảm nhiệm bao công việc dồn dập và khẩn trương: suốt từ sáng sớm đến chiều tối, sư trưởng luôn có mặt ở các đơn vị, ở các lớp học chiến thuật và làm việc mải miết ở phòng tham mưu đến tận đêm khuya... Nhưng Bốt-đa-nốp càng nhận thức một cách rõ ràng sự cần thiết sống còn đối với việc chuẩn bị kỹ càng, toàn diện công tác huấn luyện bộ dội bao nhiêu thì, đôi khi anh vẫn cảm thấy băn khoăn và khó xử vì đã bị giữ lại ở hậu phương quá lâu...

        Quả thật, những tin tức từ các khu vực khác của mặt trận, trong những ngày cuối tháng Mười một này, là đáng khích lệ. Rạng sáng ngày 23, Cục Thông tin đã thông báo về quả đấm mới giáng vào các đơn vị địch ở phía Tây tỉnh Rô-xtốp trên sông Đông; ở đấy, cho đến ngày tiến công thứ ba của quân ta, quân đoàn xung kích dã chiến số 49 của Đức, sư đoàn SS «Vi king» và sư đoàn xe tăng số mười sáu đã bị đánh tan. Mấy ngày sau, lại một đòn nữa: các đơn vị của mặt trận Rô-xtốp và mặt trận phía Nam đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Rô-xtốp trên sông Đông; các đơn vị bị tổn thất của cụm tập đoàn quân của tướng Clây-tơ đã vội vàng rút chạy tháo thân về Ta-gan- rô. Tuy vậy, tình hình vùng ngoài Mát-xcơ-va vẫn còn nặng nề, nghiêm trọng và rất hiểm nghèo... Bốt-đa-nốp đã được thông báo đầy đủ. Đôi khi vị đại tá trẻ tuổi cảm thấy thật lạ lùng đến khó chịu trước cảnh sinh hoạt cỏ vẻ thanh bình đang diễn ra chung quanh anh: những làn khói thuốc của các chiến sĩ tỏa ra trên đường ở bãi tập về; những buổi hòa nhạc của các đội văn nghệ nghiệp dư; những dãy quần áo phơi trên hàng rào dung đưa trước làn gió lạnh buốt; tiếng phong cầm nỉ non, tha thiết tối tối khẽ vang lên trên những con đường làng; tiếng cười trong trẻo của các cô gái trong bóng đêm bên các dãy hàng rào.

        Tất cả cảnh sinh hoạt đó đều diễn ra ở các đơn vị trong những giờ phút nghỉ ngơi. Có lần, khi Bốt-đa-nốp nói những suy nghĩ của mình với chính ủy sư đoàn Ma-scốp thì, ngay lúc ấy, tham mưu trưởng sư đoàn, trung tá Vê-xnin liền nhận xét:

        — Đồng chí Ni-cô-lai Phê-đô-rô-vích ạ, vấn đề khá nghiêm túc đấy... Chúng ta sẽ tổ chức lễ chào quân kỳ.

        Bốt-đa-nốp hơi nhíu mày không hiểu, nhưng vẫn gật đầu khi nhớ lại là, khái niệm « lễ chào quân kỳ», trong quân đội Nga có nghĩa là — hãy dưa bộ đội vào kỷ luật chiến đấu, hãy sẵn sàng chiến đấu.

        Trước chiến tranh, trung tá Vê-xnin nguyên là giáo viên môn lịch sử nghệ thuật quân sự, một con người thích phô trương kiến thức, nhất là những khi có dịp nói chuyện với người đại tá trẻ tuổi hơn anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #239 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2020, 06:17:31 am »


        Theo Bốt-đa-nốp thì, nhiều lúc Vê-xnin đã con cà con kê các vấn đề lý luận, kể về quốc vương Xvi-a-tô-xláp hoặc về Tiu-ren, dẫn đến những công trình nghiên cứu khoa học ít người biết đến. Điều đó đôi khi làm cho Bốt-đa-nốp thận trọng đề phòng — tham mưu trường sư đoàn hình như cố ý nhấn mạnh đến ưu thế lý luận của mình trước sư đoàn trưởng.. Tuy nhiên, lần này, trong thâm tâm đại tá lại thầm đồng ý là Vê-xnin đã nói đứng lúc cái thành ngữ «chào quân kỳ »...

        — Đồng chí đại tá, tôi hiểu đồng chí... Mọi người chúng ta đều sốt ruột. — Ma-scốp nói. — Đồng chí thấy đấy, nào là đại bác mới, vũ khí, trang bị, xe cộ và cả ủng dạ nữa. Thậm chí họ cũng không quên cả những cái nhỏ nhặt, họ gửi cho chúng ta cả túi chườm ấm nữa —  đồng chí đã thấy nó chưa? — Túi chườm để khỏi cóng tay khi đứng trong chiến hào... Trong khi đó, bọn Đức đang tiến đến Mát-xcơ-va, đang bao vây Lê-nin-grát, sản xuất công nghiệp bị thiệt hại lớn lao. Tôi thường hay nghĩ là, nhân dân chúng ta phải lao động như thế nào, phải lao động quên mình, vô điều kiện ra sao để có thể cung cấp cho chúng ta chu đáo như vậy! Tôi vừa nhận được bức thư từ hậu phương, ở đấy, đồng bào, đồng chí chúng ta sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh, nhường nhịn mọi thứ cần thiết nhất đề dành cho chúng ta.

        Bốt-đa-nốp lại gật đầu đồng ý: khuôn mặt anh với nước da chai sần, rám nắng của người lính, hơi ửng đỏ cau lại, vẻ bực dọc.

        — Tôi muốn nhắc đồng chí một điểm trong «Bàn về nghệ thuật quân sự» của Khổng Tử... — Tham mưu trưởng lại trích dẫn ngay qua trí nhớ của mình.

        Bốt-đa-nốp sốt ruột chờ Vê-xnin nói hết.

        — Anh Vê-xnin ạ,— anh nói lớn. — Quỷ nào biết được anh đang làm gì! Sáng nay, tôi đến kiểm tra đại đội ô tô: một số lớn xe đến nay vẫn chưa được sửa chữa xong... Làm ăn như vậy là không được!

        Vê-xnin — thân hình gày, hơi gù, ngồi im lắng nghe, đầu húi cua cúi xuống.

        — Rồi nữa, — Bốt-đa-nốp nói tiếp. —,Tôi vẫn chưa nhận được kế hoạch huấn luyện ban đêm. Chúng ta đã thỏa thuận rồi cơ mà, anh Vê-xnin...

        Khi nói những lời này, sư đoàn trưởng hoàn toàn không có ý làm cho người trợ lý gần gũi nhất của mình xấu hổ; anh chỉ muốn nhắc một điều là, ngày hôm nay rất quan trọng đối với toàn sư đoàn, và sau nữa, đối với riêng Vê-xnin.

        «Không dễ gì làm việc với anh. — Trung tá đau khổ thầm nghĩ. — Và tại sao anh luôn luôn «quất» tôi, giục giã tôi như vậy? Chả lẽ anh không thấy được là tôi đã làm tất cả những gì có thể, không thấy là mỗi ngày đêm tôi chỉ ngủ được ba tiếng thôi ư?»

        Vê-xnin thấy sư đoàn trưởng mới là một con người hầu như không biết mệt mỏi, đang tràn đày sức lực, có khả năng làm việc suốt ngày đêm không ngủ; là người hầu như không bao giờ hài lòng với anh, và thậm chí còn cho rằng khả năng anh có lẽ không phù hợp với trách nhiệm của mình. Tham mưu trưởng đã hết sức cố gắng để cho sư đoàn trưởng mới thấy điều ngược lại là: chính cái mục tiêu phòng thủ này là điều mà Vê-xnin đã nghiên cứu nhiều trong lịch sử nghệ thuật quân sự.

        Từ ngày đâu tiên về sư đoàn, đại tá đã phát hiện ngay là mọi người thường kín đáo nhìn anh một cách hiếu kỳ, họ nghiên cứu, đánh giá anh như vẫn thường thấy trong các trường hợp tương tự. Và cần phải nói ràng, anh không thờ ơ với sự đánh giá này. Đồng thời Bốt-đa-nốp cũng thẳng thắn nghĩ rằng, phương pháp tốt nhất để chiếm được lòng tin của cấp dưới là phải luôn luôn có đòi hỏi cao ở mình và ở những người khác — toàn bộ sự kiện khắc nghiệt vừa qua đã dạy anh điều đó. Anh sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu được biết rằng, những người cộng sự mới của anh đã phác vẽ cho mình một ấn tượng: một con người quá ư nghiêm khắc, cầu toàn thậm chí đến mức xét nét, thô bạo đối với các sĩ quan cấp dưới.

        Tận cuối,tháng Mười một, Bốt-đa-nốp nhận được lệnh điều động: toàn sư đoàn của anh được chuyển lên gần mặt trận hơn.

        ... Trời bắt đầu tối, các trung đoàn rút khỏi những khu đóng quân đông dân. Buổi tối trời dầy sao, không gió, Bốt-đa-nốp cưỡi con ngựa ướt đẫm sương đêm đi cùng các đơn vị sư đoàn. Dòng người và xe dày đặc đen thẫm chuyền động, rì rào trên con đường xuyên qua cánh đồng phủ dày tuyết trắng ; các đơn vị của trung đoàn bộ binh đã đi qua, và giờ đến các đơn vị pháo chiếm lĩnh mặt đường. Những chiếc xe bánh xích kéo pháo nặng nề trườn trong bóng đêm băng giá, tiếng xích rin rít, tiếng máy nổ rung rung, kéo theo sau mình những cỗ pháo nòng dài; đoàn xe tải loại ba tấn chở đạn kéo thành một dãy dài như chiếc xích khổng lồ. Những tiếng xe rú máy nặng nề tỏa trên mặt đất... Ánh sáng yếu ớt của những chùm sao xa, mờ mờ lấp loáng trên những chiếc mũ sắt của chiến sĩ pháo binh.

        Bốt-đa-nốp rẽ tới chỗ chính ủy Ma-scốp, cũng cưỡi một con ngựa hung, đang đứng trên một hố bom lớn, ngước nhìn đầu đoàn quân.

        — Các đơn vị lên đường chính xác từng phút... — Đại tá vui vẻ nói. — Đến sáng có thể tới địa điểm mới được.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM