Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:43:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu ★★  (Đọc 7069 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:41:28 am »

TRẬN Y TU - BẢN NHÍK CỦA SƯ ĐOÀN BỘ BINH 2
(9 - 12.6.1971)

Trận tiến công của Sư đoàn bộ binh 2 Quân khu 5, đánh vào hai tiểu đoàn và BV44, B46, một đại đội Com măng đô, một đại đội pháo binh 105mm và một đại đội bộ binh địch tại Y Tu - Bản Nhík, nhằm phá vỡ bàn đạp tiến công, đập tan ý đồ tái chiếm Pắc Soòng trong mùa mưa năm 1971 của địch.

Với ý định chiếm tuyến Y Tu - bản Nhík làm bàn đạp tiến công, từ 18 đến cuối tháng 5, quân ngụy Lào có quân đánh thuê phối hợp liên tục tiến ra bản Kiền, Phác Cụt. Bị Tiểu đoàn 1 bộ đội tình nguyện Việt Nam và Tiểu đoàn 14 Sư đoàn 2 đánh chặn, diệt khoảng 200 tên, chúng buộc phài lui về tuyến Y Tu - Bản Nhík cụm lại và đưa lực lượng về phía sau củng cố.

Sau khi giải phóng Pắc Soòng, Sư đoàn 2 được lệnh giao lại khu vực Pắc Soòng cho đơn vị bạn. Nhận nhiệm vụ trên giao, sư đoàn quyết định dùng một bộ phận hoả lực và xung lực nghiên cứu địa hình, cắt đường về phía tây Bản Nhík, diệt 1 đến 2 tiểu đoàn địch từ Bản Nhík đến Y Tu, chốt giữ Bản Nhík, làm mất bàn đạp tiến công, đập tan ý dinh tái chiếm Pắc Soòng của địch.

Thực hiện quyết tâm trên, sư đoàn sử dụng Tiểu đoàn 3; Đại đội 3 Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 1; Tiểu đoàn công binh 15 (thiếu); hai khẩu cối 120mm, hai khẩu cối 81mm, Tiểu đoàn phòng không 14, ba xe tăng; Tiểu đoàn quân tình nguyện Việt Nam tham gia tiến công, sau đó sẵn sàng tiếp thu khu vực Y Tu - Bản Nhík.

Từ ngày 7 tháng 6, các đơn vị bộ binh và hoả lực vào chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công.

8 giờ 20 phút ngày 9 tháng 6, địch cho đại đội Com măng đô tiến công vào chốt của Tiểu đoàn quân tình nguyện (chỉ có 4 người); nhưng tiểu đoàn đã đánh lui 4 đợt tiến công, diệt 42 tên, loại khỏi vòng chiến đấu đại đội Com măng đô.

Ngày 10 tháng 6, ta dùng cối 120mm bắn vào các mục tiêu, nhưng do nền đất yếu phải di chuyển trận địa bắn.

Được lệnh nổ súng (có xe tăng yểm trợ), các đơn vị nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu được phân công. 21 giờ, ta giải quyết xong mục tiêu 1, 21 giờ 30 phút đến 22 giờ 30 phút đánh chiếm mục tiêu 2. Sư đoàn lệnh cho Tiểu đoàn 15, Đại đội 3 Tiểu đoàn 1 quay về tảo trừ địch ở nam, bắc đường (từ phía đông mục tiêu 2 về mục tiêu 1); Đại đội 9 Tiểu đoàn 3 tảo trừ địch xung quanh mục tiêu 2.

Ở hướng nam, lúc 7 giờ ngày 11 tháng 6, Tiểu đoàn 3 sau khi chiếm lĩnh trận địa, bất ngờ dùng hoả lực tiến công địch. 7 giờ 30 phút, một đại đội lính đánh thuê từ phía Lào Ngăm đến chi viện cho Bản Nhík, một trung đội của Đại đội 10 chặn đánh, diệt 15 tên, chúng vội vàng mang xác đồng bọn rút lui. 11 giờ các đại đội của Tiểu đoàn 3 hoàn thành nhiệm vụ diệt địch ở Bản Nhík.

Từ 11 giờ đến 17 giờ, các tiểu đoàn 3, 15, Đại đội 3 Tiểu đoàn 1 tiếp tục tảo trừ địch.

Máy bay địch liên tục đánh phá khu vực Bản Nhík - Y Tu, chúng bị Tiểu đoàn phòng không 14 bắn rơi 4 chiếc.

10 giờ ngày 12 tháng 6, trận đánh kết thúc, ta loại khỏi vòng chiến đấu 615 tên; thu trên 170 súng các loại, có hai khẩu cối 81mm, 4 khẩu ĐKZ, 8 khẩu trọng liên, 5 đại liên và các súng khác; bắn rơi 4 máy bay, phá huỷ 3 khẩu pháo 105mm, một khẩu cối 106,7mm, hai khẩu pháo 75mm, 3 khẩu ĐKZ 57mm, một đại liên, 4 cối 81mm; 12 xe quân sự.

Trận Y Tu - Bản Nhík thể hiện tinh thần đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn để giữ vững ý chí chiến đấu, chủ động diệt địch, kết quả trận đánh đã tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của bạn giữ vững vùng giải phóng tốt hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:42:24 am »

TRẬN NÚI NGANG CỦA ĐẠI ĐỘI 71
(16.8.1971)

Trận tập kích của Đại đội 71 huyện Đông Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (15 người), được tăng cường 10 du kích một khẩu cối 60mm, ba đại liên, một máy thông tin PRC25; đánh vào đại đội 1 (thiếu một trung đội) tiểu đoàn bâo an 125 (khoảng 55 đến 60 quân), có một khẩu cối 60mm, một đại liên, còn lại là súng tiểu liên; nhằm tiêu diệt địch, phá kế hoạch lấn chiếm của chúng, củng cố và giữ vững vùng giải phóng.

4 giờ 30 phút ngày 16 tháng 8, các mũi vào đến hàng rào thứ tư, chờ lệnh nổ súng. 5 giờ, trời hửng sáng, địch trong hầm đi ra; cối 60mm, B40, B41, đại liên của ta đồng loạt bắn vào khu trung tâm và các lô cốt, địch không kịp phàn ứng; chớp thời cơ, bộ binh ta nhanh chóng vượt rào, xung phong diệt địch. Hướng chủ yếu, tổ 1 thọc sâu đánh vào hầm chỉ huy, khu trung tâm; tổ 2 phát triển chiếm lô cốt, hầm kèo phía tây. Hướng thứ yếu, quân ta vượt qua hàng rào, bị địch phát hiện, chúng gây nổ hai quả mìn Claymo nhưng mìn nổ ngoài rào. Lợi dụng chỗ sơ hở của địch, tổ 1 phát triển sang cánh trái đánh chiếm lô cốt, phối hợp với tổ thọc sâu mũi chú yếu đánh vào hầm chỉ huy. Tổ 2 phát triển chiếm hầm kèo, lô cốt phía đông. Bị đánh bất ngờ và bị tiến công áp đảo trên các hướng, địch rối loạn và chống cự yếu ớt, số còn lại chạy lên hướng bắc gặp bộ phận đón lõng của ta mai phục, để địch đến gần nổ súng diệt một số tên, những tên sống sót chạy về Tăng Long.

Sau 10 phút chiến đấu, 37 tên địch bị diệt, 6 tên bị thương; ta thu 19 súng các loại, hai máy thông tin PRC25, một số quân trang, quân dụng. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm quý về giữ bí mật, tạo bất ngờ; về vận dụng cách đánh...

TRẬN HÒN SẶC CỦA ĐẠI ĐỘI ĐẶC CÔNG 25
(Đêm 23 rạng 24.8.1971)

Trận tập kích của Đại đội đặc công 25 tỉnh Phú Yên (28 người, trang bị ba khẩu B40, một khẩu B41) do Hồ Tiến Tích chỉ huy, nhằm đánh vào đại đội bảo an 202 phòng ngự trong công sự vững chắc ở cứ điểm Hòn Sặc (xã Hòa Phong, huyện Tuy Hòa 1, tỉnh Phú Yên). Đây là một cứ điểm có chiến hào, giao thông hào nối liền các lô cốt, hầm ngầm, ụ súng, xung quanh có ba tầng chiến hào nổi; ngoài cùng, phía nam có 7 lớp, các phía còn lại có 12 lớp rào; xen kẽ có các bãi mìn, lựu đạn và hệ thống đèn chiếu sáng.

20 giờ ngày 23 tháng 8 năm 1971, đơn vị hành quân vượt đường 5. 22 giờ 30 phút, các mũi bí mật khắc phục vật cản, vượt qua các lớp rào. 24 giờ, còn hai lớp rào trong cùng, địch nghi ngờ báo động và bắn ra các hướng, ta giữ bí mật, 15 phút sau địch ngừng bắn, các mũi tiếp tục tiến vào. 2 giờ ngày 24, mũi 1 và mũi 3 áp sát được các mục tiêu quy định. Mũi 2 địch gác dày đặc, không tiếp cận được, phải triển khai tại chỗ. 2 giờ 10 phút, địch phát hiện mũi 3, ta bắn một phát B40 vào lô cốt làm hiệu lệnh cho các mũi diệt các mục tiêu theo quy định. Các tổ nhanh chóng tiêu diệt khu thông tin trận địa cối, hoả điểm đại liên, tảo trừ và cảnh giới cho các mũi phát triển. Mũi 2, bắn chốt lính gác nhanh chóng xung phong vào diệt địch dưới hầm ngầm. Mũi 3, diệt lính gác, diệt địch trong lô cốt lớn, phát triển đánh các lô cốt, hầm ngầm, hoả điểm địch làm chúng rối loạn, ta dùng tiểu liên, thủ pháo tiêu diệt địch.

Sau 30 phút chiến đấu, đơn vị làm chủ trận địa. Ở hướng mũi 2, địch sống sót trong hầm ngầm ném lựu đạn ra, ta tổ chức tiêu diệt tàn quân, làm chủ trận địa và lui quân. Ta diệt 57, làm bị thương 18 tên địch; thu 7 súng các loại, phá một khẩu cối, một kho đạn và một số phương tiện khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:44:01 am »

TRẬN GIO LINH CỦA TIỂU ĐOÀN ĐẶC CÔNG 31
(26.8.1971)

Trận tập kích của Tiểu đoàn đặc công 31 Sư đoàn 305 (được tăng cường Đại đội 9 cối 120mm của mặt trận, Đại đội bộ binh 10, Đại đội đặc công 11 và Đội 3 biệt động lực lượng an ninh của huyện đội Gio Linh, được pháo binh cấp trên chi viện); đánh vào ban chỉ huy quận, cố vấn, tình báo phượng hoàng và khu thông tin, một trung đội cảnh sát dã chiến, một trung đội bảo an, một trung đội cối 81mm (3 khẩu) và bọn ác ôn đầu sỏ, cùng nhân viên phục vụ, quân số khoảng 150 người ở quận lỵ và chi khu quân sự Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; nhằm tiêu diệt địch, hỗ trợ cho lực lượng vũ trang địa phương diệt ác, phá kìm, giải phóng nhân dân về quê cũ, làm thất bại âm mưu tập trung dân vào ấp chiến lược của địch.

3 giờ ngày 26 tháng 8, các đơn vị cơ động vào vị trí tập kết, đến 23 giờ tiếp cận đến các vị trí sẵn sàng nổ súng diệt địch.

23 giờ 10 phút mũi 1 của Đại đội 4 gặp địch, buộc phải nổ súng (do địch nhảy vào hầm của ta).

Từ các hướng, các chiến sĩ ta dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch. Sau 20 phút chiến đấu, Đại đội 3 đánh chiếm và làm chủ khu chợ, trường học và phát triển vào khu trung tâm. Đến 24 giờ, hướng Đại đội 3 đang phát triển để bắt liên lạc với Đại đội 4 thì gặp địch co cụm chống trả quyết liệt. Đại đội 3 buộc phải dừng lại tổ chức tiêu diệt lực lượng địch co cụm. Sau 10 phút chiến đấu, Đại đội 3 và Đại đội 10 làm chủ được khu vực địch co cụm và bắt được liên lạc với Đại đội 4.

Sau gần 40 phút chiến đấu, toàn bộ lực lượng trong quận lỵ và chi khu quân sự bị tê liệt, tận dụng thời cơ các mũi tiếp tục phát triển tiến công.

Sau 2 giờ chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 100 tên (gồm các loại ác ôn, cảnh sát, ngụy quyền, bảo an); bắt 3 tù binh; thu nhiều súng các loại, phá huỷ một trực thăng, một kho đạn, một nhà máy điện.

Trận Gio Linh thể hiện cách đánh, tổ chức đội hình chiến đấu linh hoạt, sáng tạo, tính bất ngờ cao; chỉ huy sâu sát, xử trí tình huống kịp thời; kết hợp chặt chẽ giữa hỏa lực và xung lực tiêu diệt địch.

TRẬN XA MÁT CỦA TIỂU ĐOÀN 8
(7.10.1971)

Trận phục kích của Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 209 Sư đoàn 7, được tăng cường một đại đội ĐKZ 75mm một tiểu đoàn súng máy phòng không 12,8mm; đánh vào tiểu đoàn 3 chiến đoàn 50 địch ở nam Xa Mát (tỉnh Tây Ninh); nhằm tiêu diệt địch, không cho chúng ứng viện giải toả, tạo điều kiện để Trung đoàn 141 tiêu diệt địch ở Thiện Ngôn.

Sau nhiều ngày mai phục, diệt lực lượng trinh sát, tuần đường, Tiểu đoàn 8 đã khống chế đoạn đường từ Xa Mát đi Thiện Ngôn, buộc chiến đoàn 50 phải dùng tiểu đoàn 3 hành quân giải toả.

8 giờ 30 phút, tiểu đoàn được tin khoảng một đại đội địch từ Xa Mát theo đường 22 đi xuống. Các đơn vị được lệnh giữ bí mật, để địch vào hết trận địa mới nổ súng.

9 giờ 3 phút, hoả lực cối 82mm, 60mm, ĐKZ 75mm và B40, B41 được lệnh nổ súng. Các đại đội 7 và 8 hiệp đồng chặt chẽ bao vây, chia cắt đội hình địch. Ngay từ đầu bị hoả lực đánh vào đội hình chủ yếu, đồng thời bị lực lượng ta đánh từ nhiều hướng, đội hình địch rối loạn, phần lớn chỉ huy và lực lượng bị tiêu diệt. Trước diễn biến nhanh của trận đánh, tiểu đoàn trưởng ra lệnh các đại đội 7 và 8 nhanh chóng xung phong tiêu diệt gọn quân địch, đồng thời lệnh cho Đại đội 6 bí mật, sẵn sàng đánh địch từ Thiện Ngôn lên.

Sau 15 phút chiến đấu, đại đội 2 tiểu đoàn 3 của địch cơ bản bị diệt, bị bắt, một số đang tháo chạy. Tiểu đoàn tổ chức truy lùng diệt hết quân địch.

9 giờ 30 phút, tiểu đoàn 3 địch phái khoảng một đại đội từ Xa Mát xuống ứng cứu cho đại đội 2 đang bị xoá sổ. Ta dùng cối 82mm, 60mm đánh vào đội hình địch. Địch bị chặn lại bên ngoài, một số bị chết, đại bộ phận địch phải rút về Xa Mát để tránh bị tiêu diệt.

Trận đánh kết thúc, 75 tên địch bị diệt, 15 tên bị bắt, ta thu 30 súng các loại. Trận đánh đã góp phần thực hiện được ý định tiêu diệt địch ở Thiện Ngôn, phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:45:05 am »

TRẬN GÒ THỦ CỦA DU KÍCH XÃ MỸ ĐỨC
(Đêm 10 rạng 11.11.1971)

Trận tiến công bằng vũ khí tự tạo của du kích xã Mỹ Đức thực hiện, trang bị một súng ngắn, một tiểu liên và bộc phá; đánh vào một đại đội bảo an (120 tên), trang bị hai cối 60mm, 4 khẩu đại hên, còn lại là M72, M79 và tiểu liên AR15; nhằm tiêu diệt địch, đánh phá, hỗ trợ đồng bào nổi dậy diệt ác, phá kìm kẹp của địch.

Tối ngày 10 tháng 11 năm 1971, xã đội được mật báo có một đại đội bảo an của địch lên thay cho quân Gò Cớ, dừng lại ngủ đêm ở chốt Gò Thủ, làm cho lực lượng địch ở đây lên đến hai đại đội, quân số khoảng 250 tên.

21 giờ ngày 10, hai du kích bắt đầu tiếp cận vào chốt điểm. 23 giờ, hai người vào đến hàng rào ngoài cùng của chốt điểm, một người ở ngoài cảnh giới và sẵn sàng yểm trợ để một người đột nhập vào bên trong bố trí một quả mìn Claymo, hai quả đạn cối 81mm, cùng với thuốc nổ TNT.

1 giờ ngày 11 tháng 11, khi vào đến hàng rào cuối cùng ta lợi dụng công sự bố trí các quả mìn theo kế hoạch đã định.

4 giờ ngày 11 tháng 11, địch trong chốt dậy chuẩn bị hành quân càn quét. 4 giờ 45 phút, chớp thời cơ địch tập họp đông đủ để phổ biến mệnh lệnh hành quân, cùng một lúc du kích khai hoả cả mìn, cối, thuốc nổ vào quân địch. Khoảng 10 phút sau, chúng mới dùng cối và đại liên bắn bừa bãi ra xung quanh thì hai du kích đã cơ động về đến thôn Vạn Thiết an toàn.

Trận đánh đã loại khỏi vòng chiến đấu 78 tên địch. Sau đó một thời gian, chúng phải rút khỏi chốt Gò Thủ.

TRẬN HÒA LỢI CỦA DU KÍCH XÃ XUÂN HÒA
(11.1.1972)

Trận phục kích của du kích xã Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng (gồm 26 người, trang bị một khẩu trung liên, hai khẩu M79, còn lại là súng trường M16 của Mỹ); đánh vào lực lượng của đại đội 384 liên đoàn bảo an 84 càn quét dọc tuyến rạch Cái Cau trở về đồn ở ấp Hòa Lợi thuộc xã Xuân Hoà; nhằm tiêu diệt địch, củng cố lòng tin cho du kích xã, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương.

14 giờ 30 phút ngày 11 tháng 1, từ hậu cứ rạch Ba Huyện, các tiểu đội vào vị trí triển khai chiến đấu.

Như thường lệ, 17 giờ một bộ phận của đại đội bảo an 384 từ đầu kênh Ba Vàng hành quân về đồn.

17 giờ 30 phút, đầu đội hình địch đến mép vườn ấp Hòa cách bộ phận chặn đầu của ta khoảng 7m. Theo hiệp đồng, Tiểu đội 1 đồng loạt nổ súng diệt hai tên. Lực lượng địch đi sau vội triển khai bắn trả vào ấp. Cùng lúc đó, Tiểu đội 2 do xã đội trưởng trực tiếp chỉ huy từ rạch Công Điền nổ súng và thành 3 mũi đánh thẳng vào đội hình địch, diệt và bắt nhiều tên. Trong lúc địch đang lúng túng thì Tiểu đội 3 nổ súng diệt gọn 1 tên đi cuối đội hình, một tổ do xã đội phó chỉ huy nhanh chóng vòng xuống hướng nam diệt những tên địch đang tháo chạy. Lực lượng còn lại đánh từ phía sau tới, kết hợp với Tiểu đội 1 và Tiểu đội 2 bao vây, tiêu diệt nốt lực lượng địch. 17 giờ 40 phút, những tên địch cuối cùng không còn lối thoát đã ra đầu hàng, ta làm chủ hoàn toàn trận địa.

18 giờ, du kích được lệnh rút về hậu cứ. Trước khi rời trận địa, ta giáo dục và thả tại chỗ 10 tên bị bắt.

Trận phục kích thắng lợi, địch chết tại chỗ 12, bị bắt 10 tên. Ta thu 15 súng các loại, một máy thông tin PRC25 và nhiều đạn dược.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:46:20 am »

TRẬN ÔNG LA CỦA ĐẠI ĐỘI 3 TIỂU ĐOÀN 96
(14.1.1972)

Trận tập kích của Đại đội 3 Tiểu đoàn 96 bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên; đánh vào sở chỉ huy hành quân của trung đoàn địch ở núi Ông La, cách thị xã Tuy Hòa 16km về phía tây bắc; nhằm tiêu diệt địch, làm thất bại cuộc hành quân của chúng vào vùng giải phóng Sơn Long.

Thực hiện kế hoạch bình định “cấp tốc” vùng nông thôn ven thị, ngày 9 tháng 1, địch dùng trực thăng đổ xuống núi Ông La một trung đoàn. Tại đây chúng bố trí sở chỉ huy trung đoàn, một tiểu đoàn pháo 105mm, một đại đội bộ binh, một trung đội cối 106,7mm và một số phương tiện kỹ thuật, quân số khoảng 350 tên. Đề phòng ta tiến công, địch làm công sự, hầm dã chiến, hào giao thông liên hoàn ở khu trung tâm chỉ huy, tiểu đoàn pháo; xung quanh có rào dây thép gai, xen kẽ có mìn vướng nổ, mìn chiếu sáng.

Đại đội 3 Tiểu đoàn 96 nguyên là bộ binh được đặc công hoá. Để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, đại đội tổ chức thành 3 mũi: Mũi chủ yếu do đại đội trưởng Trịnh Văn Phụng trực tiếp chỉ huy (10 người), tiến công theo hướng đông bắc vào. Mũi thứ yếu 1 do đại đội phó Nguyễn Phúc chỉ huy (8 người), tiến công từ hướng tây nam vào. Hướng thứ yếu 2 do trung đội trưởng Nguyễn Trung Chính chỉ huy (6 người), đánh theo hướng đông nam vào.

0 giờ 30 phút ngày 14 tháng 1, các mũi bí mật tiềm nhập trận địa. 1 giờ 30 phút, các mũi áp sát các mục tiêu được giao, sẵn sàng nổ súng.

2 giờ ngày 14 tháng 1, đại đội trưởng ra lệnh cho B40 bắn vào nhà sở chỉ huy địch, lập tức các hướng, các mũi đồng loạt ném lựu đạn, thủ pháo vào quân địch ở sở chỉ huy, trận địa pháo và các vị trí khác làm nhiều tên chết và bị thương, nhiều vũ khí bị phá huỷ.

Sau 25 phút đánh địch, 98 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, ta thu một số vũ khí, khí tài quân dụng.

TRẬN ĐIỂM CAO 902 CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 28
(23 - 28.3.1972)

Trận vận động tiến công của Trung đoàn bộ binh 28 bộ đội Mặt trận Tây Nguyên; đánh vào tiểu đoàn 23 biệt động quân ở khu vực điểm cao 902, nay thuộc xã Đắc Hring, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum; nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ vùng giải phóng.

Phát hiện thấy Tiểu đoàn bộ binh 2 và hoả lực của Trung đoàn 28 hoạt động trên đường 14 (đoạn Diên Bình - Võ Định), địch phán đoán ta còn lực lượng ở phía đông đường. Từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 3, chúng dùng máy bay B52 và nhiều loại máy bay khác đánh phá khu vực điểm cao 902, dọc suối Đắc Hring, bản Kon Tay. Từ 9 giờ 30 phút ngày 23, địch dùng trực thăng đổ bộ tiểu đoàn 23 biệt động quân xuống đông bắc điểm cao 902, sau đó chiếm điểm cao, hình thành các cụm chốt trên các khu vực: điểm cao 902, bình độ 900 và bình độ 800.

13 giờ, Đại đội 42 bắn rơi 4 máy bay HU-1A. 17 giờ, trinh sát của trung đoàn báo cáo nắm được địch. 19 giờ, Tiểu đoàn 1 cơ động vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công.

7 giờ 20 phút ngày 24, địch di chuyển đội hình. Chớp thời cơ, trung đoàn ra lệnh nổ súng tiêu diệt địch. Từ 7 giờ 30 phút, trên các hướng quân ta liên tục tiến công, bao vây chia cắt, tiêu diệt quân địch. 9 giờ 50 phút, sau hai đợt xung phong, ta vẫn chưa chiếm được trận địa địch. Nghiên cứu tình hình, trung đoàn thấy các đại đội mới đánh vào các chốt tiền tiêu, vị trí xung phong còn xa địch nên khi hoả lực chuyển bắn, địch có thời gian chuẩn bị đối phó.

13 giờ 25 phút, ta tiến công đợt 3. Lúc này, địch sử dụng máy bay ném bom xuống sườn núi tây bắc điểm cao 920, đồng thời bộ binh của chúng từ 902 luồn lách xuống phía tây nam, nhưng bị lực lượng vây của ta chặn đánh. 14 giờ 30 phút, Đại đội 2 đánh bật địch khỏi chốt 304, tiếp tục phát triển tiến công về phía chỉ huy tiểu đoàn địch, đồng thời dùng cối 82mm bắn vào điểm cao 902.

Sau một ngày tiến công, kết quả rất hạn chế. 17 giờ, chỉ huy trung đoàn quyết định dùng Đại đội 1 mở một mũi tiến công mới từ hướng tây bắc vào quân địch ở bình độ 900, đồng thời cho Tiểu đoàn 1 dừng tiến công, xốc lại đội hình, chuẩn bị cho đợt tiến công ngày hôm sau.

Từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 3, được hoả lực đi cùng chi viện, quân ta liên tục bao vây, vận động tiến công tiêu diệt hết cụm địch này đến cụm địch khác.

Sau 5 ngày liên tục chiến đấu, trung đoàn đã tiêu diệt 168 tên địch, bắt 2 tên, bắn rơi 19 máy bay các loại của địch, thu nhiều vũ khí. Trận đánh góp phần bảo vệ hậu phương, tạo thuận lợi cho trung đoàn chuẩn bị bước vào chiến dịch Xuân Hè 1972.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:46:58 am »

TRẬN KÊNH BÙI CỦA ĐẠI ĐỘI ĐẶC CÔNG 25
(28.3 - 5.4.1972)

Trận vây lấn của Đại đội đặc công 25 Trung đoàn bộ binh 88; đánh vào đại đội bảo an 86 tiểu khu Kiến Tường giữ đồn Kênh Bùi, xã Tân Ninh, vùng 4 Kiến Tường (nay là huyện Tháp Mười, tỉnh Long An); nhằm tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo thuận lợi cho hành lang vận chuyển từ biên giới Campuchia xuống đồng bằng sông Cửu Long, giúp lực lượng vũ trang tại chỗ phát triển.

19 giờ ngày 28 tháng 3, đại đội hành quân chiếm lĩnh trận địa, làm công sự vây lấn. 3 giờ ngày 29, một phát đạn B41 bắn vào đồn chính ra hiệu lệnh tiến công. Tiếp đó B40, lựu đạn, thủ pháo đánh cả ba phía đồn Kênh Bùi. Địch trong đồn tưởng ta đang tiếp cận nên cho toàn bộ mìn Claymo nổ ra phía các hàng rào để chặn ta tiến công. Chúng không ngờ đây là kế nghi binh của ta vì hôm sau nếu chúng ra bố trí mìn sẽ bị ta tiêu diệt vì quân ta đã ở trong hàng rào thứ hai của chúng.

Từ ngày 29 tháng 3 trờ đi, lực lượng vây lấn thường xuyên dùng lựu đạn, B40, B41 bắn vào đồn gây cho địch căng thẳng và tổn thất, nhưng chúng không ra hàng. Trước sự ngoan cố của địch, trung đoàn quyết định tăng cường cho Đại đội 25 một khẩu ĐKZ 75mm. 19 giờ ngày 3 tháng 4, ĐKZ bắn vào lô cốt địch; những phát đạn ĐKZ đã gây chấn động mạnh đến tinh thần quân lính trong đồn, chúng gọi loa xin cho chạy khỏi đồn, chỉ huy trận đánh ra lệnh cho địch ra khỏi đồn không được mang vũ khí, đồng thời chỉ thị cho lực lượng vây lấn khi địch ra khỏi đồn phải nhanh chóng vào chiếm đồn, bộ phận phục kích sẵn sàng đánh địch, không cho chúng chạy thoát.

6 giờ ngày 5 tháng 4, ta phát hiện địch bắt đầu rút ra khỏi đồn về hướng nam, chúng mang theo toàn bộ trang bị, vũ khí. Một bộ phận quân ta đã chặn địch ở ngoài công sự, buộc chúng phải lợi dụng các bờ ruộng chống trả. Trong quá trình chiến đấu, ta đã bắt được tên đại uý đồn trưởng, ta buộc tên đồn trưởng phải ra lệnh cho quân lính ra hàng.

Sau nhiều ngày chiến đấu, ta diệt 6 tên, bắt 74 tên; thu 1 khẩu Cối 81mm, 1 khẩu cối 60mm, 6 khẩu đại liên, 9 khẩu M79, 72 khẩu M16, 8 máy thông tin PRC25 và nhiều đạn dược.

Trận Kênh Bùi để lại những kinh nghiệm tốt về chấp hành chính sách tù hàng binh; về liên tục chiến đấu mở vùng, mở mảng; về khen thưởng, kỷ luật kịp thời sau mỗi trận chiến đấu.

TRẬN ĐIỂM CAO 1049 CỦA TRUNG ĐOÀN 52 SƯ ĐOÀN 320
(30.3 - 3.4.1972)

Trận vây lấn tiến công của Trung đoàn bộ binh 52 Sư đoàn 320, diệt tiểu đoàn 2 lữ đoàn dù 2 địch ở điểm cao 1049; thực hành bước 1 chiến dịch Xuân Hè (1972) nhằm khêu ngòi, kéo chủ lực địch ra để tiêu diệt.

Điểm cao 1049 nằm trên dãy cao điểm ở phía tây bắc thị xã Kon Tum, nay thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, gồm có bốn mỏm: A, B, C và đồi Không tên.

Chiếm giữ điểm cao có một tiểu đoàn dù địch, quân số khoảng 300 tên. Địch tổ chức phòng ngự hình vòng khép kín với các tuyến hào có nắp; các bãi mìn chống bộ binh được bố trí xen kẽ giữa các hàng rào dây thép gai. Ngoài hoả lực pháo binh và máy bay trực tiếp chi viện, địch ở điểm cao 1049 còn được lực lượng của các tiểu đoàn dù 2, 3 sẵn sàng ứng cứu chi viện kịp thời.

Khi bước vào chiến đấu, Trung đoàn 52 có ba tiểu đoàn bộ binh và các phân đội hoả lực, ngoài ra được tăng cường một đại đội 12,7mm, một đại đội 14,5mm; một đại đội cối 120mm, một trung đội ĐKZ 75mm. Sau khi nghiên cứu tình hình địch ta và địa hình, trung đoàn hạ quyết tâm chia thành bốn hướng tiến công địch.

6 giờ ngày 30 tháng 3, quân ta nổ súng thực hành vây lấn, do trận địa hoả lực bố trí xa địch nên kết quả bắn phá không cao, đạn ít trúng mục tiêu, các trận địa hoả lực bị lộ. Địch phản ứng quyết liệt, máy bay, pháo binh đánh phá dữ dội vào trận địa ta, đồng thời địch trong trận địa tổ chức bốn đợt phản kích, lực lượng mỗi đợt khoảng một trung đội vào các hướng tiến công của ta. Đại đội súng máy phòng không 12,7mm đã dũng cảm đánh trả quyết liệt hàng chục lần tiến công của máy bay địch, bắn rơi bốn chiếc, bẻ gãy bảy đợt tiến công của bộ binh địch vào trận địa. 12 giờ, hệ thống đường dây thông tin chỉ huy của trung đoàn bị đứt, vị trí chỉ huy của các tiểu đoàn bị đánh phá, các trận địa 12,7mm bị khống chế mạnh, ở tất cả các mũi hướng quân ta đều có thương vong.

Rút kinh nghiệm, đêm 30 rạng sáng ngày 31 tháng 3, tất cả các hướng đều tổ chức đánh địch, tăng cường vây lấn, áp sát hàng rào của chúng. Trên hướng tây nam, quân ta chiếm được mỏm đồi C, diệt 23 tên địch. Trên hướng đông bắc và tây bắc, ta bí mật cắt gỡ hàng rào và xung phong đánh chiếm được một số tuyến hào của địch, có nơi cách đỉnh đồi 200m.

Ngày 1 tháng 4, ta tiến hành nhiều đợt hoả lực bắn phá trận địa địch, diệt 35 mục tiêu, địch ở đồi Không tên phải rút vào đồi B cố thủ. Quân ta trên các hướng vây ép áp sát hơn. Địch điều hai đại đội từ các điểm cao lân cận đến giải toả bị quân ta chặn đánh, diệt và bắt 39 tên. Kế hoạch ứng cứu chi viện của địch bị đánh bại.

Ngày 2 tháng 4, địch điều chỉnh lại đội hình phòng ngự, tổ chức lực lượng, giải toả cho điểm cao 1049 nhưng không thành. Quân ta hạ quyết tâm tiến công đánh chiếm điểm cao.

3 giờ 30 phút, ngày 3 tháng 4, ta bất ngờ đồng loạt nổ súng bắn phá sở chỉ huy và trận địa địch ở đồi A, B. 4 giờ, quân ta mở thông cửa mở đánh chiếm đầu cầu. 6 giờ, ta chiếm khu đông bắc và tây bắc đồi A. Mất trận địa, địch điên cuồng dùng máy bay và pháo binh oanh tạc dữ dội điểm cao 1049, đồng thời bộ binh địch phản kích chiếm lại đồi A và B. Bom đạn trùm lên khắp đội hình, ta lui về trận địa vây ép, tổ chức lực lượng chốt giữ đồi Không tên, đồi C để tạo thế sẵn sàng tiến công tiếp.

Kết quả ta đã diệt 190 tên địch, bắn rơi 12 máy bay, thu nhiều vũ khí trang bị, thực hiện được ý định kéo địch ra để diệt và giam chân địch lại, tạo điều kiện cho đơn vị bạn tiến công giành thắng lợi lớn hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:47:47 am »

TRẬN LỘC TẤN CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 3
(5 - 6.4.1972)

Trận vận động tiến công kết hợp chốt của Trung đoàn bộ binh 3 Sư đoàn 9, được tăng cường một đại đội cối 120mm, nhằm đánh vào trung đoàn thiết giáp số 1 (thiếu chi đoàn 2), tiểu đoàn 74 biệt động quân và tiểu đoàn 2 chiến đoàn 9 sư đoàn 5 địch ở xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Long (nay là tĩnh Bình Phước).

Để tiêu diệt địch, trung đoàn sử dụng Đại đội 3 tăng cường hai khẩu ĐKZ 75mm và một số mìn chống tăng xây dựng trận địa chốt chặn ở phía đông đồi Lộc Tấn, cách Làng 5 khoảng 600m làm nhiệm vụ ngăn chặn địch, tạo thời cơ cho trung đoàn vận động tiến công địch trên quốc lộ 13.

3 giờ ngày 5 tháng 4, Đại đội 3 cùng công binh chiếm lĩnh trận địa xong, xây dựng công sự, chuẩn bị đánh địch theo kế hoạch chiến đấu.

5 giờ 30 phút, các đơn vị đã chiếm lĩnh và cơ bản làm xong công sự chiến đấu.

9 giờ 55 phút, địch cho ba xe theo trục quốc lộ 13 từ Làng 5 chạy xuống, bị ta bắn cháy hai xe, một xe quay lại dùng hoả lực bắn vào trận địa Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8. Bộ đội ta một mặt tăng cường nắm địch, mặt khác sử dụng công binh ngả cây làm vật cản chặn địch trên đoạn đường 200m sau các đại đội 1 và 2.

12 giờ, xe tăng địch tiếp tục tiến công theo đường 13, bị ta bắn cháy một chiếc, các xe phía sau dừng lại bắn vào trận địa Đại đội 3 và đại đội ĐKZ.

12 giờ 45 phút, pháo cối địch từ Làng 9 và Hoa Lư bắn mạnh về tây Làng 5, tiếp đó 10 xe tăng địch cùng bộ binh tiến công vào trận địa Đại đội 3. Để địch đến gần, Tiểu đoàn 7 cùng đại đội ĐKZ nổ súng ngăn chặn, Tiểu đoàn 8 được lệnh dùng các đại đội 5 và 7 vận động thành hai mũi lên tây bắc Tiểu đoàn 7 đánh vào cạnh sườn địch. Sau 30 phút chiến đấu, ta bắn cháy 6 xe và diệt một số bộ binh. Địch còn lại bỏ chạy về Làng 5 dựa vào đồn bảo an kháng cự và tổ chức đợt tiến công tiếp. 14 giờ 30 phút, địch dùng 20 xe tăng, xe thiết giáp và bộ binh địch tiến xuống cánh trái đội hình Tiểu đoàn 7, các đại đội của Tiểu đoàn 7 nổ súng đánh địch. Trung đoàn lệnh cho Tiểu đoàn 8 xuất kích hai mũi đánh vào sườn, Tiểu đoàn 9 sử dụng các đại đội 10, 11 khoá đuôi, cối của tiểu đoàn và trung đoàn đánh địch chi viện cho bộ binh xung phong. Trận đánh kéo dài đến 17 giờ 30 phút mới kết thúc. Địch bị thiệt hại nặng phải quay về Làng 5 co cụm, củng cố để chuẩn bị cho ngày hôm sau phá vây tháo chạy.

Phát hiện địch co cụm, trung đoàn lệnh cho Tiểu đoàn 9 tổ chức bộ phận hoả lực gồm cối 60mm, B40, B41 tập kích cụm địch ở bắc Làng 5. 22 giờ, bộ phận tập kích nổ súng diệt địch. Để bảo đảm cho trận chiến đấu ngày hôm sau, trung đoàn điều chỉnh lực lượng hoả lực tăng cường cho Tiểu đoàn 9 bố trí sát ngoài đường cùng với bộ bình chiến đấu.

Ngày 6 tháng 4, địch tập trung sức mạnh của toàn bộ xe tăng, xe thiết giáp còn lại tiến công trên hướng đường 13 để đẩy ta ra xa, tiếp tục đưa lực lượng về ứng cứu cho Lộc Ninh.

8 giờ, pháo cối địch bắn phá ác liệt, tiếp đó khoảng một đại đội bộ binh và xe tăng đi về hướng đông Đại đội 3. Nắm được ý đồ của địch, trung đoàn chỉ thị Tiểu đoàn 7 sử dụng Đại đội 2 vận động ra ngăn chặn, không cho chúng thoát về Lộc Ninh. Tiếp đó, các lực lượng của các tiểu đoàn 7, 9 hình thành nhiều mũi bao vây, tiêu diệt và bắt nhiều địch. Đến 11 giờ 30 phút, địch cơ bản bị tiêu diệt, số còn lại chạy trốn vào rừng.

Chớp thời cơ địch đang dao động, 15 giờ trung đoàn tổ chức lực lượng bao vây phá ấp chiến lược Làng 5, kêu gọi địch ra hàng. Ta thu nhiều vũ khí, lương thực và quân dụng.

Qua hai ngày chiến đấu, ta diệt và bắt 950 tên địch (bắt 490 tên), bắn cháy và thu 104 xe các loại (trong đó có 71 xe tăng, xe thiết giáp), thu 399 khẩu súng (có 4 khẩu pháo).

Chiến thắng Lộc Tấn để lại nhiều kinh nghiệm quý về vận dụng chiến thuật vận động tiến công, trong đó nổi bật lên những nội dung chính: Nghiên cứu kỹ địa hình, chọn khu vực tập trung diệt địch chính xác, tổ chức thế trận đánh địch cơ động; xác định cách đánh vận động tiến công kết hợp chốt ở Lộc Tấn là phù hợp và sáng tạo; tổ chức trang bị cho bộ đội phải phù hợp với đặc điểm chiến đấu của mỗi trận đánh để tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ; làm tốt. công tác đảng, công tác chính trị sẽ giải quyết được khó khăn, tạo thêm sức mạnh tinh thần, giành thắng lợi trọn vẹn cho trận đánh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:49:58 am »

TRẬN KÔNG TRĂNG LĂNG LOI CỦA ĐẠI ĐỘI ĐẶC CÔNG 19
(7.4.1972)

Trận tập kích của Đại đội đặc công 19 Trung đoàn bộ binh 28, được tăng cường một tổ trinh sát, một tiểu đội vận tải, một tổ phẫu; nhằm đánh vào trận địa pháo (4 khẩu 155mm của lữ đoàn dù 2 và 5 khẩu 105mm của quân đoàn 2, một khẩu cối 106,7mm, hai khẩu cối 81mm, một đại đội lính dù làm nhiệm vụ bảo vệ, ba kho đạn, một kho xăng, cùng một số xe bọc thép, xe kéo pháo) của địch ở Kông Trăng Lăng Loi, nay thuộc xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum.

13 giờ ngày 6 tháng 4, đại đội rời vị trí tập kết vào chiếm lĩnh trận địa tiến công.

0 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4, các mũi vượt qua hàng rào trong cùng. 20 phút sau tổ luồn sâu của mũi chủ yếu bám được tuyến công sự địch mới làm, cách mục tiêu chừng 5 đến 7m. Khi còn 10 phút mới đến giờ nổ súng, mũi thứ yếu 1 vấp mìn sáng. Lập tức đại đội trưởng lệnh cho tổ luồn sâu chuyển thành thọc sâu, các tổ khác nhanh chóng vượt rào đánh vào các mục tiêu được phân công. Ngay phút đầu ta đã diệt quân địch ở khu truyền tin và các mục tiêu xung quanh. Tố 2 đánh tràn qua các vị trí bảo vệ vòng ngoài vào diệt các pháo thủ của pháo 155mm. Địch trong căn cứ tưởng ta pháo kích nên chủ yếu tránh vào các hầm cố thủ, chỉ một số chống cự lại. Sau 20 phút chiến đấu, mũi chủ yếu làm chủ hai phần ba trận địa về phía bắc và đông bắc, tiếp đó phát triển về phía tây nam, đánh vào kho đạn.

Ở hướng thứ yếu 1, sau khi vấp mìn chiếu sáng, đại đội phó ở phía sau lùi ra, một số chiến sĩ thấy vậy cũng lùi ra theo. Trung đội trưởng cùng một tổ phía trước đạp rào đánh chiếm được 5 công sự, nhưng bị thương nên cả tổ rút ra.

Ở hướng thứ yếu 2, khi mũi chủ yếu nổ súng, các chiến sĩ vượt rào đánh vào các mục tiêu theo nhiệm vụ, nhưng bị một khẩu đại liên của địch ở tuyến công sự vòng ngoài bắn chặn. Lập tức chiến sĩ B40 nổ súng tiêu diệt hoả điểm địch. Tiếp đó, ta phát triển chiến đấu, chiếm được một số công sự. Đang đánh vào bên trong thì hoả lực của địch bắn chặn làm hai người bị thương, hai chiến sĩ còn lại không đánh tiếp mà đưa thương binh ra ngoài.

Ở mũi chủ yếu, ta đánh chiếm cả trận địa pháo 155mm và 105mm, khu truyền tin, vị trí chỉ huy, diệt một số xe thiết giáp, phá huỷ pháo và xe cộ. Trước sức tiến công mạnh và bất ngờ của ta, một số địch bị diệt, một số hốt hoảng bỏ chạy. Mũi chủ yếu phát triển xuống tây nam và đông nam, đánh vào kho đạn, kho xăng; đạn nổ; xăng cháy diệt thêm một số địch.

2 giờ 15 phút, ta làm chủ hầu hết trận địa, phá huỷ toàn bộ pháo đạn và xe quân sự; đạn nổ, xăng cháy suốt 5 giờ liền. Khi địch đến cứu chữa, khẩu đội cối 82mm tiếp tục tập kích vào Kông Trăng Lăng Loi diệt thêm một số tên, phá huỷ một xe ô tô.

Trận đánh thắng lợi đã hỗ trợ tích cực cho các đơn vị bạn tiến công vào tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch ở bờ tây sông Pô Cô trong giai đoạn 1 chiến dịch Tây Nguyên năm 1972.

TRẬN TÂY NAM ĐIỂM CAO 1015 CỦA TRUNG ĐOÀN 64 SƯ ĐOÀN 320
(11 - 15.4.1972)

Trận tiến công của Trung đoàn bộ binh 64 Sư đoàn 320, diệt tiểu đoàn 11 lữ đoàn dù 3 địch ở tây nam điểm cao 1015, góp phần quan trọng tạo thế phát triển cho chiến dịch Xuân Hè 1972 ở Tây Nguyên.

Khu vực điểm cao 1015 nằm trong dãy núi chạy dài theo hướng bắc - nam, cách thị xã Kon Tum 34km về phía tây nam thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Ngày 2 tháng 4, địch dùng trực thăng đổ tiểu đoàn 11 lữ đoàn dù 3 xuống tây nam điểm cao 1015 chiếm giữ các mỏm M1, D2, D3, quân số khoảng 433 tên, được trang bị ĐKZ 57mm, cối 81mm, còn lại là tiểu liên AR15. Địch xây dựng công sự, vật cản dày đặc, tổ chức hỏa lực nhiều tầng, ngoài ra được pháo binh, máy bay chi viện đắc lực.

Lũ đoàn dù 3 đã từng đọ sức với Trung đoàn 64 lần đầu trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Vào giai đoạn đỉnh cao của chiến dịch, Trung đoàn 64 đã diệt hai tiểu đoàn của lữ đoàn dù 3, bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ - lữ đoàn trưởng. Lần này, địch tuyên bố sẽ “nghiền nát Sư đoàn 320 Bắc Việt tại Tây Nguyên” để rửa hận, đặc biệt sau trận ta đánh ở điểm cao 1049 không thành, địch càng hung hăng.

Lực lượng của Trung đoàn 64 tham gia trận đánh có hai tiểu đoàn bộ binh (8, 9) và các đơn vị trực thuộc, được tăng cường Tiểu đoàn bộ binh 3 Trung đoàn 48, một đại đội súng máy phòng không 12,7mm, một đại đội cối 120mm, hai khẩu cối 82mm, hai khẩu ĐKZ 75mm, ngoài ra còn được hai đại đội pháo của Trung đoàn pháo binh 675 chi viện. Trung đoàn quyết tâm tổ chức tiến công địch trên ba hướng. Hướng chủ yếu gồm một tiểu đoàn bộ binh được tăng cường một đại đội 12,7mm, một đại đội ĐKZ 75mm; được pháo cối của cấp trên và trung đoàn chi viện, có nhiệm vụ đột kích từ hướng nam - tây nam vào mỏm M1. Hướng thứ yếu gồm một tiểu đoàn (thiếu một đại đội), được tăng cường hai khẩu 12,7mm, hai khẩu ĐKZ 75mm và hỏa lực cấp trên chi viện, bất ngờ tiến công trên hướng tây - tây bắc vào các mỏm D2, D3. Hướng bao vây gồm một tiểu đoàn có nhiệm vụ tiêu diệt và ngăn chặn không cho địch đánh chiếm mỏm D1 và dãy đồi K.

Ngày 11 tháng 4, trên các hướng quân ta triển khai đội hình chiếm lĩnh trận địa.

10 giờ ngày 12 tháng 4, pháo binh ta tiến hãnh hỏa lực chuẩn bị, ngay từ những loạt đạn đầu, đạn pháo của ta đã bắn trúng vào vị trí chỉ huy tiểu đoàn địch. Bộ đội hình thành nhiều mũi đồng loạt xung phong. Trên hướng chủ yếu, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, kéo dài, ta và địch giành đi giật lại từng đoạn hào, mô đất. Địch dùng máy bay oanh tạc vòng ngoài, sử dụng trực thăng bắn phá vòng trong yểm trợ cho lực lượng đang bị ta tiến công. Quân ta phát triển gặp khó khăn, đại bộ phận bị địch ngăn chặn phải nằm bên ngoài hàng rào. Trên hướng thứ yếu, trận đánh kéo dài đến đêm, sau khi chiếm được mỏm D3, quân ta phát triển sang M1, địch chiếm địa hình có lợi chống trả ác liệt, không quân địch đánh phá dữ dội vào đội hình của ta. Vị trí chỉ huy tiểu đoàn bị trúng bom, tiểu đoàn trưởng và chính trị viên hy sinh. Quân ta phải dừng lại củng cố lực lượng.

Ngày 13 tháng 4, ta đánh bại các đợt phản kích của địch, riêng mỏm D3 bị địch chiếm lại. Ngày 14 tháng 4, sau đòn tập kích hỏa lực chính xác vào trận địa địch; trên các hướng, quân ta dùng mìn định hướng ĐH10 và bộc phá mở thông cửa mở đánh thẳng lên mỏm M2. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt, ta đưa đội dự bị vào chiến đấu, sau gần 1 giờ bộ đội chiếm được mỏm M2, địch cụm lại ở mỏm M1 dùng máy bay và trực thăng bắn phá dữ dội vào đội hình ta. Bằng cách đánh mưu trí, dũng cảm, trong 15 phút chiến đấu, đại đội phòng không của trung đoàn đã bắn rơi 5 máy bay địch. Sáng sớm ngày 15 tháng 4, trước sức tiến công liên tiếp của ta, địch hoảng sợ bỏ chạy, quân ta truy kích tiêu diệt và bắt hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí trang bị.

Kết quả từ ngày 11 đến 15 tháng 4, ta tiêu diệt gọn tiểu đoàn 11 lữ đoàn 3 dù, loại khỏi vòng chiến đấu 426 tên địch; bắn rơi 20 máy bay, thu 160 súng các loại.

Mất điểm cao 1015 địch phải co về giữ tuyến phòng thủ cơ bản từ Võ Định đến thị xã Kon Tum. Trận đánh tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi trong chiến dịch Xuân Hè 1972, mở rộng vùng giải phóng, hình thành căn cứ địa lớn, vững mạnh ở Tây Nguyên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:51:07 am »

TRẬN NÚI MỘT CỦA ĐẠI ĐỘI 30
(13.4.1972)

Trận tập kích của Đại đội 30 đặc công thị đội Quy Nhơn (45 người trang bị chủ yếu là tiểu liên, thủ pháo và ba khẩu B41), nhằm đánh vào một đại đội và ban chỉ huy tiểu đoàn bảo an (khoảng 150 tên) giữ cứ điểm Núi Một trong thị xã Quy Nhơn (có hầm ngầm, giao thông hào, lô cốt và một khẩu ĐKZ 75mm, hai khẩu đại liên, ba khẩu cối 81mm; xung quanh có 5 lớp rào dây thép gai xen kẽ chông, mìn các loại).

15 giờ ngày 12 tháng 4 năm 1972, đại đội hành quân chiếm lĩnh trận địa. 22 giờ, vượt sông Hà Thành bí mật vượt qua cổng chính, chia thành hai mũi vào các mục tiêu. 1 giờ ngày 13 tháng 4, trên, hướng chủ yếu, đội trưởng dùng thủ pháo đánh vào nhà chỉ huy địch, làm hiệu lệnh nổ súng. Tiếp đó, cả đơn vị dùng thủ pháo, lựu đạn, B41 diệt các khẩu đội đại liên, cối; đánh địch trong các lô cốt. Bị đánh bất ngờ, địch lúng túng không kịp đối phó, những tên sống sót chạy xuống hầm ngầm, ta dùng bộc phá 10kg đánh vào, tiêu diệt toàn bộ quân địch trong hầm. Cùng thời gian, đơn vị bạn đánh địch ở cảng Quy Nhơn, ngã ba Đống Đa - Đường 19 nên địch các nơi không đưa lực lượng ra ứng cứu được.

Sau 15 phút chiến đấu, 120 tên địch bị diệt; một khẩu ĐKZ 75mm, một khẩu cối 81mm, một máy 15W, một máy phát diện bị phá hủy. Ta íhu 30 súng tiểu liên AR15, hai khẩu cối 81mm, hai khẩu dại liên, ba khẩu súng M79. Đơn vị lui quân an toàn.

Thắng lợi của trận đánh cho thấy: Công tác chuẩn bị chiến trường phải chu đáo, tỷ mỷ, đặc biệt là công tác trinh sát, tổ chức cán bộ từ đại đội, đến trung đội đột nhập vào điều tra cụ thể từng lô cốt, nhà chỉ huy, tổ điện đài, trận địa cối...; chuẩn bị tốt về lực lượng, vũ khí đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu; vận dụng cách đánh phù hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các tổ, mũi, đồng loạt tiến công các vị trí quán địch, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

TRẬN CĂN CỨ 42 TÂN CẢNH CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 66
(24.4.1972)

Trận tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc của Trung đoàn bộ binh 66 Mặt trận Tây Nguyên được tăng cường Tiểu đoàn đặc công 37, Đại đội 7 xe tăng, Đại đội 53 pháo phòng không tự hành, Đại đội 2 tên lửa chống tăng, các đại đội 46, 49 súng máy phòng không 12,7mm, một đại đội cối 120mm, một đại đội ĐKZ 75mm, quá trình chiến đấu được hỏa lực của cụm pháo binh Sư đoàn 2, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn pháo binh 65 và pháo của Trung đoàn 40 chi viện; đánh vào sở chỉ huy sư đoàn 22, các sở chỉ huy của trung đoàn 42, trung đoàn 14 thiết giáp và các vị trí chỉ huy của các tiểu đoàn 1, 2, 4, trung đoàn 42, sở chỉ huy biên phòng tỉnh Kon Tum và các đại đội bảo vệ, trinh sát, công binh, một thiết đoàn (41 xe tăng, xe bọc thép), một tiểu đoàn pháo binh giữ căn cứ 42 - Tân Cảnh (khoảng 1.500 quân) thuộc thị trấn Tân Cảnh, huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum; nhằm tiêu diệt quân địch, cùng các lực lượng khác giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh.

Từ ngày 20 tháng 4 năm 1972, trung đoàn tiến hành tiêu diệt các vị trí địch chốt giữ ngoại vi Tân Cảnh, tạo điều kiện cho các lực lượng vào chiếm lĩnh trận địa được bí mật và an toàn.

Ngày 23 tháng 4, hỏa lực pháo binh bắn phá hoại công sự. trận địa địch: các hướng cắt rào, mở cửa để bộ binh và xe tăng đánh chiếm các mục tiêu bên trong.

Phát hiện các lực lượng ta chuẩn bị tiến công, địch cho bộ binh, xe tăng ra chặn các cửa mở, phản kích liên tục không cho ta cắt rào, gổ mìn; dùng không quân đánh phá ngăn chặn ta cơ động vào vị trí xuất phát tiến công.

Trên đường tiến vào vị trí xuất phát tiến công, các lực lượng của ta tiếp tục diệt các vị trí ngoại vi, đánh bại các lực lượng cơ động của địch ra phản kích.

4 giờ 30 phút ngày 24 tháng 4, các hỏa lực của trung đoàn bắt đầu bắn phá hoại và tiêu diệt địch trên hướng cửa mở, tạo điều kiện cho bộ binh đột kích đánh chiếm đầu cầu.

Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt, trên các hướng được hỏa lực pháo binh và xe tăng chi viện, bộ đội ta lần lượt đánh chiếm các mục tiêu bên ngoài Tân Cảnh, nhanh chóng vượt qua cửa mở, đánh chiếm các mục tiêu bên trong căn cứ. Trận chiến đấu kéo dài đến 17 giờ ngày 24 tháng 4 năm 1972.

Sau hơn 6 giờ liên tục đánh địch, ta chiếm được căn cứ 42 và thị trấn Tân Cảnh; loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch; bắt 429 tên (có đại tá sư đoàn trưởng); bắn rơi 8 máy bay; thu và phá gần 100 xe các loại, 10 khẩu pháo lớn (4 khẩu 155mm, 6 khẩu 105mm), 9 xe tăng, xe bọc thép, hàng vạn viên đạn các loại.

Tiêu diệt căn cứ 42 - Tân Cảnh, ta đã phá vỡ căn cứ chỉ huy của Mỹ - ngụy ở phía bắc tỉnh Kon Tum, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở Đắc Tô -Tân Cảnh, hoàn thành trận then chốt của giai đoạn 1 chiến dịch tiến công Tây Nguyên, tạo thuận lợi để ta chuyển sang giai đoạn 2 tiêu diệt toàn bộ quân địch, hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 09:52:40 am »

TRẬN XÓM ĐÁ - ĐỒNG XUÂN CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 460
(28.4.1972)

Trận tập kích của Tiểu đoàn bộ binh 460 tỉnh Khánh Hòa, nhằm đánh vào đại đội bảo an 216 tại xóm Đá - Đồng Xuân thuộc xã Ninh Thượng, huyện Ninh Hòa, tỉnh Phú Yên.

Đại đội bảo an 216 có khoảng 100 tên, trang bị một khẩu cối 61mm, hai khẩu đại liên, còn lại là súng trường và tiểu liên. Để ngăn chặn lực lượng ta xâm nhập xuống vùng Ninh Phụng, Ninh Trung, quận lỵ Ninh Hòa và bắc Dục Mỹ, địch sử dụng đại đội 216 chốt ở xóm Đá - Đồng Xuân, ban ngày chúng cho 7 đến 10 tên lùng sục ở Tân Tứ, dọc sông Đá, tối co về ấp Đồng Xuân.

Tiểu đoàn 460 có các đại đội bộ binh 71, 94, 95, Đại đội trợ chiến 97. Nhận nhiệm vụ tiêu diệt địch, tiểu đoàn tổ chức lực lượng tiến công trên ba hướng. Hướng chủ yếu tiến công theo hướng tây bắc đánh thẳng vào ban chỉ huy đại đội và hai trung đội bảo an đóng tại ấp Đồng Xuân. Hướng tiến công thứ yếu 1 từ phía tây ấp Đồng Xuân đánh vào ấp Đồng Xuân. Hướng tiến công thứ yếu 2 từ đông bắc đánh vào Tân Lâm diệt trung đội nghĩa quân.

0 giờ ngày 28 tháng 4 năm 1972, tiểu đoàn hành quân chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công.

4 giờ 45 phút, trận đánh mở đầu bằng hỏa lực của tiểu đoàn và các đại đội chế áp trung tâm ấp. Đồng Xuân. Cùng lúc đó, các mũi tiến công, của các đại đội 95, 71 thực hành đánh chiếm một số nhà vòng ngoài ấp Đồng Xuân, Đại đội 94 đánh thẳng vào trung đội nghĩa quân ở ấp Tân Lâm.

Sau 20 phút chiến đấu, trên các hướng tiến công, ta diệt một số địch; đến 6 giờ 30 phút, cơ bản diệt xong cụm địch ở ấp Đồng Xuân, một số tên sống sót chạy về xóm Đá. Tiểu đoàn tổ chức 3 mũi: Đại đội 95 đánh thẳng từ Đồng Xuân xuống xóm Đá, Đại đội 71 đánh phía tây xóm Đá, Đại đội 94 đánh phía đông xóm Đá. Đến 7 giờ 40 phút, ta làm chủ trận đánh, 95 tên địch bị diệt, 3 tên bị bắt. Ta thu một khẩu cối 61mm, một khẩu đại liên, nhiều tiểu liên, súng trường và nhiều trang bị quân sự khác.

Đây là lần đầu tiên tiểu đoàn vận dụng thành công chiến thuật tập kích và vận động tiến công địch ban ngày. Thắng lợi của trận đánh cho thấy: Phải xây dựng quyết tâm chiến đấu cao; có kế hoạch chiến đấu chính xác, sáng tạo; chỉ huy linh hoạt, sâu sát, kịp thời.

TRẬN LAM SƠN CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 1 TRUNG ĐOÀN 48
(1.5.1972)

Trận tiến công địch phòng ngự trong công sự dã chiến của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn bộ binh 48, được tăng cường 2 khẩu ĐKZ 75mm, 2 khẩu 12,7mm, 2 khẩu cối 82mm, quá trình chiến đấu được hỏa lực cối 120mm của trung đoàn chi viện; nhằm đánh vào cụm bộ binh và xe tăng thuộc tiểu đoàn 34 biệt động quân của địch ở căn cứ Lam Sơn (điểm cao 601 bắc), nay thuộc xã Đak La, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum.

18 giờ ngày 29 tháng 4, tiểu đoàn hành quân chiếm lĩnh trận địa. Do có thay đổi kế hoạch tác chiến của trên, đến 0 giờ 30 phút ngày 1 tháng 5, bộ đội mới vào chiếm lĩnh trận địa. 2 giờ 30 phút tiểu đoàn chiếm lĩnh xong.

3 giờ 10 phút ngày 1 tháng 5, cối 82mm bắn dồn dập vào đồi B. Trên các hướng ĐKZ, B40, B41 và các loại hỏa lực khác bắn vào các mục tiêu được phân công. Các đại đội 3 và 2 đều báo cáo bắn cháy xe tăng địch.

3 giờ 30 phút, địch dùng máy bay B52 ném bom sát trận địa phía tây căn cứ Lam Sơn, dọc suối và vị trí chỉ huy của Tiểu đoàn 1. Đường dây thông tin liên lạc giữa tiểu đoàn và trung đoàn bị đứt, trung đoàn phải liên lạc bằng vô tuyến điện.

4 giờ 20 phút, quân địch ở đồi B bị diệt một số và co cụm lên đỉnh đồi và yên ngựa giữa đồi A và B. Sau nhiều lần xung phong, đến 5 giờ 30 phút, Đại đội 2 và Đại đội 3 làm chủ được đồi B, diệt phần lớn quân địch, một số sống sót và lính xe tăng chạy sang đồi A và đường 14, hai xe tăng bị bắn cháy. Ta thu được 3 xe tăng.

Ngay sau khi chiếm được đồi B, tiểu đoàn quyết định tổ chức lực lượng đánh chiếm đồi A. Theo lệnh của tiểu đoàn trưởng, các loại hỏa lực tập trung bắn vào đồi A, khi cối tạm dừng, bộ binh từ đồi B xung phong đánh chiếm đồi A. Do chỉ huy không chặt, thiếu cụ thể, không trực tiếp, hỏa lực chuẩn bị và chi viện cho bộ binh không chế áp được địch, lực lượng địch trụ bám ở đồi B quá đông, lực lượng ta xung phong ít nên cả ba lần xung phong điều bị địch chặn lại. Chúng tập trung hỏa lực bắn vào đồi B làm nhiều chiến sĩ thương vong. Trước tình hình đó, tiểu đoàn tạm dừng tiến công, tổ chức bám trụ đồi B để tiến công địch vào ban đêm.

Trước khó khăn của Tiểu đoàn 1, trung đoàn trưởng và một số cán bộ trung đoàn xuống kiểm tra, giúp tiểu đoàn hoàn thành nhiệm vụ, tăng cường Đại đội 11 cho Tiểu đoàn 1 làm lực lượng dự bị. 18 giờ, trung đoàn trưởng cùng tiểu đoàn trưởng xuống tận các hướng, các mũi hướng dẫn bộ đội áp sát mục tiêu.

21 giờ 30 phút, ta phát hiện địch rút khỏi đồi A. Tiểu đoàn được lệnh sử dụng lực lượng lùng sục tiêu diệt và bắt tù binh địch, thu chiến lợi phẩm. Khi ta vào đồi A thấy 15 xác chết và 3 quân địch bị thương, chúng khai toàn bộ quân địch đã rút khỏi đồi A lúc 17 giờ sau khi chúng bắn dữ dội vào đồi B và xung quanh đồi A.

Trận đánh kết thúc, ta diệt 59 tên địch, bắt 4 tên, bắn cháy 5 xe tăng; thu hai khẩu ĐKZ 57mm, nhiều súng bộ binh, 5 khẩu pháo 105mm, một khẩu 106,7mm, 7 xe vận tải.

Trận tiến công cụm bộ binh, xe tăng của địch ở căn cứ Lam Sơn là trận đánh đầu tiên của Tiểu đoàn bộ binh 1 trên chiến trường Tây Nguyên. Trận đánh thắng lợi đã góp phần cùng đơn vị bạn phá vỡ một mắt xích trong tuyến phòng thủ vòng ngoài phía bắc thị xã Kon Tum của địch trong chiến dịch Xuân Hè 1972.

Qua trận đánh, tiểu đoàn đã rút được nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên địa bàn mới với đối tượng tác chiến được hỏa lực chi viện manh, để vận dụng sáng tạo vào các trận sau.

TRẬN MỸ THUẬN CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 2009B
(2.5.1972)

Trận vận động phục kích của Tiểu đoàn 2009B(1), được tăng cường 30 du kích xã; đánh vào liên đội 19 bảo an quân đội Sài Gòn ở Mỹ Thuận, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho; nhằm tiêu diệt quân địch, rèn luyện bộ đội quen dần với chiến trường, nâng cao trình độ chỉ huy chiến đấu của cán bộ các cấp.

Sau khi nhận nhiệm vụ, tiểu đoàn hạ quyết tâm sử dụng lực lượng du kích xã Long Tiên vây ép đồn Đìa Đung, buộc địch phải đến giải toả để diệt địch ngoài công sự.

17 giờ ngày 30 tháng 4, tiểu đoàn từ phía bắc vượt qua lộ 4 vào chiếm lĩnh trận địa phục kích. Sáng ngày 1 tháng 5, Đại đội 3 sử dụng một tiểu đội cùng du kích bắn phá đồn Đìa Đung, diệt một số địch, chỉ huy đồn Đìa Đung phải liên tục xin ứng viện, giải toả.

6 giờ ngày 2 tháng 5, liên đội 19 bảo an địch phối hợp với dân vệ ở đồn xóm Chiếu, hành quân ứng viện cho đồn Đìa Đung. Chúng chia làm hai mũi: Mũi 1 từ Cầu Ván theo kinh Ba Dầu vào ấp 9, dọc đường tiến quân bị du kích chặn đánh, chúng phải dừng lại yêu cầu phi pháo đánh phá vào đội hình của ta. Mũi 2 từ xóm Chiếu vào rạch Xẻo Lá. Trung đội chặn đầu chưa được lệnh nổ súng, khi địch đến sát phát hiện trận địa ta, chúng nổ súng trước làm hai người của Đại đội 1 hy sinh. Địch đến gần công sự của trung đội phó, bị chặn đánh, chúng chống trả rồi chạy ra cánh đồng, xin pháo bắn mạnh vào rạch Xẻo Lá, sau đó rút về đồn xóm Chiếu.

8 giờ 10 phút cùng ngày, địch từ cánh đồng bí mật tiến dọc theo kinh Kháng Chiến vào đồn Đìa Đung. Khi 3 tên đi đầu vượt qua bộ phận chặn đầu ta mới phát hiện được và ra lệnh cho bộ phận chặn đầu nổ súng. Ngay loạt đạn đầu ta diệt 7 tên, địch lợi dụng bờ ruộng, bờ đìa chống trả quyết liệt. Cùng lúc, bộ phận khoá đuôi nổ súng, đạn cối bắn trúng đội hình địch làm chúng rối loạn. Các đại đội 2, 3 đồng loạt xung phong đánh vào đội hình địch. Trên hướng Đại đội 3, địch lợi dụng gò mả chống cự; Đại đội 3 không phát triển được. Đại đội 1 xin nổ súng nhưng được lệnh chờ cho Đại đội 2 đánh địch dạt dần sang thật gần mới nổ súng. Được hoả lực chi viện, các đại đội 2, 3 và trinh sát tiểu đoàn tích cực phát triển đánh vào quân địch, làm chúng không co cụm được mà chạy về hướng rạch Xẻo Lá. Khi địch còn cách công sự của Đại đội 1 khoảng 30m, đại đội trưởng Đại đội 1 lệnh cho toàn đơn vị nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch tháo chạy ra xa, một số bị diệt, một số bị thương; Đại đội 1 sử dụng một trung đội nhanh chóng kết hợp với Đại đội 3 khoá chặt địch, tạo điều kiện tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Do bộ phận khoá đuôi vận động chậm nên địch dồn về khu vực mả xây chống cự quyết liệt, ta dùng cối đánh vào khu vực địch co cụm, tạo điều kiện để bộ binh diệt toàn bộ quân địch ở khu mả xây, nhưng bộ đội chưa vận động tới nơi thì địch đã chạy tán loạn ra lộ 20, pháo địch bắn nhiều vào trận địa gây nhiều khó khăn cho đơn vị.

Chỉ huy nhận định, liên đội 19 bị thiệt hại nặng, xác địch còn trong trận địa nên chúng phải đưa quân ứng cứu. Tiểu đoàn quyết định điều chỉnh thế trận sẵn sàng đánh địch ứng cứu.

Được phi pháo yểm trợ, quân địch đưa tiểu đoàn 402 bảo an tổ chức thành các mũi, các hướng vào giải vây, nhưng bị lực lượng vũ trang ta tiêu diệt, không dám tiến lên.

16 giờ, trận đánh kết thúc, 60 tên địch bị diệt, 9 tên bị bắt. Ta thu 51 súng các loại.

Tiểu đoàn 2009B là một đơn vị mới hành quân từ miền Bắc vào, chiến đấu trận đầu đạt hiệu suất cao. Có được chiến công như vậy là nhờ công tác nắm địch, trinh sát thực địa tốt; có phương án phù hợp với điều kiện địch, địa hình cụ thể; cán bộ sâu sát, xử trí kịp thời các tình huống xảy ra; có biện pháp đảm bảo chiến đấu hợp lý để giành thắng lợi.[


(1) Là tiểu đoàn gồm con em nhân dân tỉnh Nam Hà gửi vào chiến đấu cùng nhân dân tỉnh Mỹ Tho kết nghĩa, tháng 4 năm 1972, tiểu đoàn đến chiến trường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM