Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:22:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Âm mưu diệt chủng bí mật bằng AIDS  (Đọc 6093 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 02:11:10 pm »


        Vào đầu những năm 1980, Szmuness được thưởng nhiều triệu đô la về công trình nghiên cứu của mình, và loại vắc xin viêm gan do ông chế tạo thành công được hoan nghênh như là loại thuốc có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại. Ông hợp tác với các cơ quan y tế nổi tiếng của Mỹ: Viện Y tế quốc gia, Viện Ung thư quốc gia (NIC), Cơ quan quản lý dược - thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), WHO, các Khoa Y tế công cộng của các trường đại học Cornell, Yale và Harvard, và Viện Hàn lâm y học Nga. Ông cũng có các quan hệ với Cơ quan quốc tế Nghiên cứu Ung thư ở Lyons, Pháp, và kết hợp chặt chẽ với các nước châu Phi. Các quân nhân của quân đội Senegal cũng được Szmuness thuê để lấy các tiêu bản máu cho một trong nhiều cuộc thử nghiệm ở châu Phi.

        Tháng 6 năm 1982 Wolf Szmuness chết đột ngột vì ung thư phổi. Tôi không thể tìm được các cáo phó về cái chết của ông trong bất kỳ tập san y học nào, trừ báo cáo của Aaron Kellner.

        Kết thúc bản báo cáo về Szmuness và những thành tựu khoa học của ông sau khi ông chết, Aaron Kellner viết: “ông là người thầy thuốc tiêu biểu nhất của nghề. Phần lớn các thầy thuốc trong cuộc đời sự nghiệp của mình có ảnh hưởng đến sinh mạng của vài trăm hay vài ngàn người. Một số thầy thuốc may mắn có thể có ảnh hưởng đến sinh mạng của vài triệu người. Hiếm có một người thầy thuốc như Wolf Szmuness được Chúa ban ân huệ có thể tác động đến sinh mạng của nhiều tỉ người — những con người đang sống trên hành tinh này và các thê hệ chưa sinh ra”.

        Công trình nghiên cứu có ảnh hưởng sâu rộng của Szmuness tại Trung tâm Máu tiếp tục tác động tới các lục địa. Hiện nay, thái tử Alfred là người điều phối các chương trình của trung tâm này với WHO, với IARC ở Pháp và với Tổ chức Thống nhất châu Phi. Trung tâm này đã xác định rằng tất cả các hài nhi châu Phi da đen đều có “nguy cơ cao” về viêm gan; và cần được tiêm chủng. Một báo cáo năm 1983, công bố sau cái chết của Szmuness, đưa ra chi tiết của một chương trình thử nghiệm vắc xin viêm gan B mới ở Kangwane, mà đối tượng là các hài nhi da đen Nam Phi.

        Đa số mọi người không biết đến các cuộc thử nghiệm với người đồng tính diễn ra trước khi xảy ra những cái chết hàng loạt trong các khu ở của dân đồng tính. Nhưng các chi tiết về những cuộc thử vắc xin và hiệu quả của chúng đối với sức khỏe của những đàn ông đồng tính được ghi lại trong các niên giám y học.

        Tuy cái chết của Szmuness không kèn không trống, nhưng ông vẫn được tưởng nhớ và tôn vinh bởi một nhóm nhỏ các nhà khoa học xuất sắc - những người có thẩm quyền y học quốc gia và quốc tế đang điều hành ngành y, và những người tiêu biểu trong số những người được giới truyền thông ưa chuộng. Những người tỏ lòng tôn kính đối với Szmuness bao gồm các nhà khoa học hàng đầu về AIDS và ung thư, hai người đã phát hiện ra vi rút AIDS, các nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất về thử nghiệm trên động vật, những người đứng đầu các cơ sở y sinh có uy tín nhất ở Mỹ, các giám đốc điều hành các công ty thuốc liên quan đến công nghệ gien, sản xuất vắc xin và nghiên cứu chiến tranh vi trùng.

        Ngày 11 tháng 5 năm 1984, một cuộc mít tinh trọng thể đã diễn ra ở điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ) để tôn vinh Wolf Szmuness. Trong số những người tham dự có một nhân vật, đó là Tiến sĩ Robert Gallo, người đã công bố việc phát hiện ra vi rút AIDS ba tuần lễ trước đó.

        Điểm danh sách những người đóng góp và tham gia cuộc hội nghị khác thường được Hội chữ thập đỏ Mỹ bảo trợ, tôi tự hỏi không biết điều gì đã thực sự đã khiến những nhân vật tai to mặt lớn này tập hợp lại để tỏ lòng tôn kính Wolf Szmuness? Tôi đã sống đủ để nhận ra sự thật chứa đựng trong câu tục ngữ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

        Có một môi liên hệ lạ lùng và gở giữa ung thư và AIDS, giữa việc thử nghiệm trên động vật và chế tạo vi rút bằng công nghệ gien, giữa công nghệ chiến tranh vi trùng và các công ty thuốc, giữa các cuộc thử nghiệm với người đồng tính và AIDS, giữa các chương trình vắc xin và sự nhiễm trùng nguồn cung cấp máu của quốc gia. Tại sao tất cả những con người này từ các lĩnh vực khoa học khác nhau lại cùng tham dự các hội nghị cấp cao ấy do chính phủ Mỹ tổ chức?

        Mặc dầu những người có thẩm quyền về y tế bác bỏ, trên thực tế đã có mối liên hệ giữa cuộc thử nghiệm với những người đồng tính nam của Szmuness và sự bùng phát của dịch AIDS ở các thành phố nước Mỹ. Đó không phải là sự tưởng tượng của tôi. Và đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

        Càng nghiên cứu kỹ cuộc thử nghiệm viêm gan B, thì tôi thấy những mối liên hệ với chiến tranh vi trùng và sự diệt chủng càng trở nên rõ ràng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 04:05:52 pm »


3. MÁU NGƯỜI ĐỒNG TÍNH

        Năm 1991, chủ nhiệm một kênh truyền hình nổi tiếng ở New York hẹn gặp tôi để tìm hiểu về việc tôi xuất bản một cuốn sách cho rằng AIDS là do con người tạo ra. Ông ta xin các bản thảo cuốn sách của tôi và hứa sẽ trả lại. Tôi cho ông ta mượn, nhưng rồi không nhận được tin tức gì từ ông ấy nữa.

        Kinh nghiệm trước đây của tôi với dân truyền thông mách bảo rằng câu chuyện con người tạo ra AIDS là một điều cấm kỵ. Các mạng truyền hình chính do các tập đoàn kinh doanh hùng mạnh làm chủ và kiểm soát, và tôi cảm thấy rằng đã có áp lực lên các nhà điều hành để không phát sóng câu chuyện rằng AIDS do con người tạo ra. Công chúng Mỹ đã hoàn toàn chấp nhận câu chuyện về khỉ. Thật là liều lĩnh và dại dột khi hù dọa những người xem truyền hình để họ nghĩ AIDS là một trò vụng về nào khác của chính phủ.

        Tôi ngạc nhiên khi ông chủ nhiệm kênh truyền hình gọi điện cho tôi vài tuần sau, giải thích rằng các phóng viên của ông đã kiểm tra lại câu chuyện của tôi với các viên chức chính phủ. Có thể đoán trước các viên chức y tế nói rằng câu chuyện con người tạo ra AIDS là vô lý và không hay ho gì. Ông chủ nhiệm thúc giục họ tìm những thông tin cụ thể về cuộc thử nghiệm viêm gan. Điều gì đã xảy ra với những người đàn ông tình nguyện? Bao nhiêu người vẫn còn sống? Bao nhiêu người chết vì AIDS? Hẳn là có các thông tin đó. Các viên chức chính phủ lảng tránh. Các báo cáo y tế về những đàn ông đồng tính trong cuộc thử nghiệm là mật; không thể tiết lộ bất cứ thông tin nào và chắc chắn là không thể cho các phóng viên truyền thông biết.

        Không có sự hợp tác của chính phủ, ông chủ nhiệm kênh truyền hình phàn nàn ông không có một câu chuyện “cân bằng” từ hai phía. Khi được hỏi, tôi gợi ý rằng câu chuyện chiến tranh sinh học AIDS là chương trình diệt chủng bí mật nhất của thế kỷ. Liệu ông có thực mong đợi có được sự hợp tác của các viên chức y tế để bóc trần sự thật? Các cán bộ của ông đã bóc trần những điều bí mật khác của chính phủ ra sao? Ông chủ nhiệm thông cảm, nhưng cuối cùng thừa nhận câu chuyện quá nhạy cảm, dễ gây bùng nổ nên không thể đưa ra mà không có thêm chứng cứ. Tôi đã phản đối. Thế còn con số có thực những người đàn ông đồng tính đã chết thì sao? Ông nói: xin lỗi, điều đó không thể dùng làm chứng cớ được.

        Thế chứng cớ sáu triệu người Do Thái bị Quốc xã tàn sát ở đâu? Tất cả các thi thể đó ở đâu? Tài liệu ghi chép đâu? Chứng cớ là ở sự thật rằng trước chiến tranh có những thành phố và thị trấn đầy người Do Thái. Sau chiến tranh họ biến đi, và những người Do Thái đã biến mất không bao giờ được thấy sống lại.

        Những người bạn trẻ của tôi mười năm trước đây đâu rồi? Một nửa số họ đã chết vì AIDS. Những người có tính dục khác giới không mất tới một nửa bạn bè và người yêu vì AIDS. Chỉ những người đồng tính phải chịu đựng mất mát đó mà thôi. Nhưng thực tế đó không thích hợp đối với ông chủ nhiệm trong khi ông luôn miệng đòi “chứng cớ” và “tài liệu” để chứng tỏ thuyết của tôi. Bảng liệt kê các tử thi đầy những đàn ông đồng tính, đối với ông ta, không chứng tỏ điều gì hết.

        Thực vậy, không có chứng cớ rõ rệt trong các báo cáo được công bố về cuộc thử nghiệm viêm gan B chứng tỏ rằng các cuộc thử được thiết kế để giết những người đàn ông đồng tính. Nhưng nếu người ta tìm kiếm trong các sách báo y học cẩn thận, có những manh mối cho thấy những người đồng tính nam trong cuộc thử nghiệm bị tổn thương nghiêm trọng vì vi rút AIDS. Thực ra, nhóm viêm gan bị tổn hại hơn bất kỳ nhóm AIDS nào ở châu Phi, nơi mà các chuyên gia cho là căn bệnh có lẽ đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước. Và nếu người ta cẩn thận nghiên cứu các đồ thị trong báo cáo về viêm gan năm 1986 của Cladd Stevens cho thấy mức nhiễm HIV ở những người đàn ông trong cuộc thử nghiệm, thì một điều rõ ràng là -  tất cả những người đàn ông đồng tính trong cuộc thử nghiệm đã phải chết vì AIDS.

        Chứng cớ chứa trong máu những người đồng tính lưu giữ ở Trung tâm Máu thành phố New York.

        Khi một cuộc thử máu HIV để tìm các kháng thể vi rút AIDS được tiến hành với mục đích thương mại vào năm 1985, người ta đã có thể xác định chính xác ai bị nhiễm vi rút. Với ý đồ phát hiện nguồn vi rút, các nhà dịch tễ học đã thử các mẫu máu cũ của dân đồng tính được lưu giữ tại Trung tâm Máu thành phố New York để xác định liệu họ có bị nhiễm không. Khi các mẫu máu cũ trước năm 1978 của những người Mỹ từ các nhóm khác nhau được thử, không có các mẫu dương tính HIV. Điều đó chứng tỏ rõ ràng rằng vi rút AIDS không có mặt ở Mỹ trước năm 1978.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:33:44 am »


        Qua việc thử trở lại các mẫu máu của 1083 người đàn ông trong cuộc thử nghiệm viêm gan B ban đầu, cũng như máu của hơn 10.000 đồng tính nam mà Szmuness đã kiểm tra, có thể xác định chắc chắn rằng vi rút AIDS được đưa vào cộng đồng đồng tính vào khoảng năm 1978, cùng năm khi cuộc thử nghiệm vắc xin viêm gan B với người đồng tính bắt đầu.

        June Goodfield nhắc lại rằng trong những tháng trước tháng 11 năm 1978, Szmuness đã có một số cuộc tiêm chủng ban đầu và không làm báo cáo thực hiện với 200 người được cho là đồng tính. Như vậy, ngay cả trước khi cuộc thử nghiệm chính thức bắt đầu, một số người tình nguyện đã bị tiêm vắc xin thử nghiệm.

        Có phải vắc xin viêm gan B thử nghiệm đã bị nhiễm vi rút AIDS hay không? vắc xin đó được Viện Y tế quốc gia và Công ty dược phẩm Merck chế tạo. Trong các cuộc thử lâm sàng, Szmuness đã lo vắc xin có thể bị nhiễm trùng. Theo Goodfield, người ta nghi có nhiễm vi rút trong lô vắc xin do Viện Y tế quốc gia làm, nhưng không bao giờ nghi có trong vắc xin do Merck làm.

        Những mối liên hệ giữa Merck, cơ sở chiến tranh vi trùng của quân đội, và Viện Y tế quốc gia được nhiều người trong giới thạo tin mật về y tế biết. Công ty dược phẩm Merck không lạ lẫm gì với chiến tranh vi trùng. George Merck, người lãnh đạo công ty trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng lãnh đạo chương trình nghiên cứu vũ khí vi trùng của Mỹ. Để góp phần vào cuộc đấu tranh chống ung thư vào đầu những năm 1970, Tổng thống Richard Nixon chuyển một bộ phận của đơn vị chiến tranh vi trùng của quân đội Mỹ ở Fort Detrick, Maryland sang Viện Ưng thư quốc gia, dưới sự chỉ đạo của Viện Y tế quốc gia.

        Sau khi hoàn thành một cuộc thử nghiệm lớn trong đó nhiều nghìn mẫu máu được thử và lưu giữ, các mẫu thường bị bỏ đi. Tuy nhiên, sau khi các cuộc thử vắc xin kết thúc, Szmuness khăng khăng đòi trung tâm giữ tất cả mấy chục nghìn mẫu máu do mười ba nghìn người đàn ông đồng tính hiến. Khi được hỏi tại sao ông giữ quá nhiều ống máu, Szmuness đáp: “Vì một ngày nào đó một bệnh khác sẽ bùng phát và chúng ta sẽ cần chúng”.

        Tận cuối năm 1983, vài chuyên gia bệnh truyền nhiễm đã báo cáo rằng AIDS có thể liên quan tới vắc xin viêm gan vì người ta phát hiện ra rằng 93% các bệnh nhân AIDS của họ thử thấy dương tính đối với các kháng nguyên máu viêm gan B. Vì vắc xin viêm gan B đã được chế tạo từ máu của những người đồng tính mang vi rút viêm gan, các thầy thuốc sợ vi rút AIDS có thể đã nhiễm vào vắc xin. Các quan chức y tế ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật cam đoan chắc chắn với mọi người rằng vắc xin là an toàn.

        Sự an toàn của vắc xin thử nghiệm cũng được Cladd Stevens bảo vệ, bà là người đã hợp tác chặt chẽ với Szmuness trong các cuộc thử nghiệm với dân đồng tính. Khi Szmuness chết năm 1982, Stevens trở thành người phát ngôn chính thức cho cuộc thử nghiệm. Trong một báo cáo tháng 5 năm 1983, bà tuyên bố rằng chỉ hai người đàn ông trong cuộc thử nghiệm được chẩn đoán bị AIDS. Một người được chẩn đoán hai năm sau khi tiêm vắc xin, người kia bốn năm sau. “Không có tỷ lệ mắc bệnh quá mức trong số dân có nguy cơ cao”, bà nhấn mạnh.

        Sự khẳng định lại của Stevens là quá sớm. Trong năm 1983, năm mà bà viết báo cáo, sự thật đáng buồn là cứ ba người thì có một người tiêm chủng trong cuộc thử nghiệm bị nhiễm vi rút AIDS.

        Trước khi phát hiện chính thức vi rút AIDS năm 1984, Trung tâm kiểm soát bệnh tật và những nhà chế tạo vắc xin liên tục cam đoan với công chúng rằng vắc xin viêm gan B mới có trên thị trường không phải loại thể nghiệm, là an toàn. Tuy nhiên, Abbott Laboratories, nhà chế tạo vắc xin viêm gan thương mại tỏ ra cẩn thận hơn khi nói về sự an toàn của vắc xin. Trong sách hướng dẫn thuyết phục những người đàn ông đồng tính tiêm vắc xin thương mại, công ty này khuyên: “Nhiều người lo lắng về việc có thể bị nhiễm AIDS và u ác tính trên da, người ta không biết liệu các bệnh đó được truyền bằng máu hay các sản phẩm của máu vắc xin viêm gan B hiện nay tuy sản xuất từ máu gộp lại của những người mang mầm bệnh (vi rút) mãn tính nhưng được chế tạo qua một số quá trình xử lý được tin là đã làm bất hoạt tất cả các nhóm vi rút đã biết”.

        Tuy Trung tâm kiểm soát bệnh tật tin tưởng về sự an toàn của vắc xin viêm gan B thương mại, nhưng công chúng thì không tin. Có lời đồn nhanh chóng rằng vắc xin được làm từ máu của những người đồng tính. Do đó, nhiều người từ chối tiêm. Ngay cả khi vắc xin không còn được chế tạo bằng cách sử dụng máu người đồng tính, nhiều người vẫn sợ vắc xin viêm gan B vì nó có liên hệ với những người đàn ông đồng tính và AIDS.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:33:59 am »


        Năm 1986, nhóm của Cladd Stevens làm nghiên cứu thứ hai tiếp theo với 212 người đàn ông đã được tiêm vắc xin thí nghiệm. Kỳ lạ là 6,6% những người đó có xét nghiệm dương tính trên các mẫu máu lấy trong thời kỳ tháng 11 năm 1976 và tháng 10 năm 1979. Đến năm 1981, trên 20% số đàn ông đó có kết quả xét nghiệm dương tính, năm 1984 (cuối thời kỳ nghiên cứu) trên 40% được xét nghiêm dương tính. Phần lớn những người đàn ông có kết quả dương tính HIV bị suy giảm miễn dịch.

        Vì những trường hợp đầu tiên được phát hiện năm 1979, giới truyền thông làm chấn động công chúng với vô vàn câu chuyện xúc động về AIDS. Tuy nhiên chưa một lần giới truyền thông tin vào ý kiến cho rằng AIDS là do con người tạo ra. Một trong những câu chuyện có tính kỳ thị và trắng trợn nhất về AIDS là “Bệnh nhân số không”.

        Tháng 10 năm 1987, cuốn sách bán chạy nhất Và ban nhạc cứ chơi được xuất bản. Randy Shilts, một đàn ông đồng tính và là phóng viên báo đầu tiên chuyên về AIDS, đã viết một cách tinh tế câu chuyện lịch sử chi tiết về bệnh dịch đó. Ông tố cáo chính quyền Reagan phớt lờ bệnh dịch này, và trơ trẽn từ chối tài trợ cho việc nghiên cứu và giáo dục về AIDS.

        Việc xuất bản cuốn sách là đáng khâm phục. Shilts có lẽ được nhớ nhiều nhất vì đã truyền bá câu chuyện “Bệnh nhân số không” - một chiêu đãi viên hàng không Canada, đồng thời là một đồng tính nam trẻ sống chung chạ bừa bãi tên là Gaetan Dugas, bị lên án đã mang vi rút AIDS vào Mỹ.

        Những “sự thật” y học về “Bệnh nhân số không” của Shilts (cùng với những chi tiết giật gân về đời sống tình dục của anh ta) đã được sốt sắng cung cấp bởi các nhà dịch tễ học ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các thầy thuốc ở Manhattan. Gaetan Dugas được chuẩn đoán có u ác tính trên da liên quan đến AIDS vào tháng 6 năm 1980 ở New York. Trong một năm trước khi chẩn đoán AIDS, Dugas bị sưng các tuyến hạch và phát ban trên da. Câu chuyện giật gân của Shilts về “Bệnh nhân số không”, được tô vẽ thêm với chuyện chung chạ bừa bãi của dân đồng tính nam và tình dục nhà tắm, đã được đưa lên truyền thông ào ạt một cách sống sượng.

        Tuy Shilts thừa nhận thuyết “Bệnh nhân số không” của ông vẫn còn là “một vấn đề đang được tranh cãi và... rút cục chưa có câu trả lời”, ông ta vẫn cho là Dugas đã mang AIDS từ Paris về Bắc Mỹ. Dugas “không nghi ngờ gì nữa... đã đóng vai trò chủ chốt trong việc lan truyền vi rút mới từ đầu này sang đầu bên kia của nước Mỹ”. Shilts đã không nhắc đến các báo cáo y học chỉ rõ vi rút AIDS đã được “đưa vào” cộng đồng đồng tính ở thành phố New York hai năm trước khi Dugas được chẩn đoán.

        Các xét nghiệm máu trong cuộc thử nghiệm của Szmuness cho thấy rằng vi rút AIDS hiển nhiên có mặt trong các mẫu máu ngay từ những năm 1978-1979. Trong các mẫu máu lấy năm 1980 (năm mà Gaetan Dugas được chẩn đoán), Cladd Stevens đã báo cáo rằng 20% những người đàn ông trong cuộc thử nghiệm có kết quả dương tính HIV. Như vậy, không thể hiểu được làm sao Dugas có thể từ Paris đến và làm lây nhiễm một số lớn người đồng tính nam như vậy, mà một số người trong số đó đã bị nhiễm từ những năm 1978-1979. Hơn nữa, “nguồn” lây HIV của chính Dugas đã không bao giờ được xác minh.

        Không sao hết, giới truyền thông đã có cơ hội lớn với câu chuyện đó. Tờ Thời báo (19/10/1987) điểm qua cuốn Và ban nhạc cứ chơi trong mục y học như là “Thiên truyện khủng khiếp về "Bệnh nhân số không”". Minh họa bìa tạp chí California cho thấy hình bóng bao trùm của người chiêu đãi viên hàng không bước xuống máy bay, tay xách vali, là “ Bệnh nhân số không: Người đàn ông đã mang AIDS đến California”. Hàng tít đậm của tờ Bưu điện New York (ngày 6 tháng 10) viết: “Người đàn ông đã cho chúng ta AIDS — khởi đầu bệnh dịch ung thư đồng tính nam ở Mỹ”. Không chịu thua, tờ báo khổ nhỏ Ngôi sao mô tả Dugas như là “Con quái vật đã cho chúng ta AIDS”, và lên án anh ta “Cô Mary thương hàn hiện đại — người đàn ông đã gây lây nhiễm AIDS cho cả một lục địa”. Ngay cả ấn phẩm được cho là có tính khoa học Tập san Y học Mỹ (ngày 23 tháng 10) cũng mò mẫm câu chuyện đó, kêu là Dugas “có thể đã mang AIDS vào nước Mỹ”.

        Những lời kể như vậy về một người đàn ông đã chết được dùng như những ví dụ cho thấy “những sự thực” về AIDS đã trở thành công cụ tuyên truyền như thế nào, tức là rồi sẽ được sử dụng để thỏa mãn các chủ đề chính trị, khoa học, xã hội, đạo đức và ngay cả văn học.

        Cùng với câu chuyện “Bệnh nhân số không” là các huyền thoại AIDS khác đạt tới tình trạng như thật. Không có gì được tin tưởng rộng rãi hơn là câu chuyện khỉ xanh châu Phi, một trong những chuyện thần thoại hấp dẫn nhất của thời đại chúng ta.

        Người lớn biết rằng các chuyện thần thoại không bao giờ có thật. Nhưng giống như trẻ con, người lớn có thể nửa tin nửa ngờ và bị mê hoặc bởi những chuyện phiêu lưu chứa trong các câu chuyện thần tiên yêu thích nhất của thế giới.

        Và thế là chúng ta phịa chuyện. Và chúng ta làm cho các câu chuyện thần thoại trở thành có thật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 11:29:18 am »


4. CHIẾN TRANH VI TRÙNG

        Có phải AIDS chỉ là một tai biến kỳ dị của thiên nhiên gây ra bởi một loại vi rút từ loài khỉ xanh châu Phi? Hay AIDS là một chương trình diệt chủng do chính phủ Mỹ bảo trợ, đã cấy vi rút trong phòng thí nghiệm vào những cư dân được chọn lựa vì các mục đích chính trị và xã hội độc ác?

        Vào những năm 1960, cơ sở chiến tranh vi trùng quân sự Mỹ bắt đầu chú ý nghiêm túc đến những tiến bộ mới trong công nghệ sinh học và công nghệ gien. Các nhà khoa học biết rõ rằng các nhân tố lây nhiễm có thể được biến thành những vũ khí sinh học chết người, có thể được dùng để chống lại dân thường trong thời chiến. Sản xuất vũ khí sinh học rẻ hơn nhiều so với các vũ khí nguyên tử và vũ khí thông thường, và có ưu thế rõ rệt trong việc giết người mà không phá hủy tài sản.

        Một nhóm các chuyên gia chiến tranh vi trùng, khi xuất hiện trước một ban của Liên Hợp Quôc năm 1969 đã ước tính chi phí cho hoạt động giết người quy mô lớn chống lại dân thường sẽ lên đến 2000 đôla trên một kilômét vuông với vũ khí thông thường, 800 đôla với vũ khí hạt nhân, 600 đôla với vũ khí hơi ngạt, và 1 đôla với vũ khí vi trùng.

        Người được giải Nobel, Giáo sư sinh học Sal Luria tại Viện Công nghệ Massachusetts, là một trong những nhà vi sinh vật học đầu tiên lên tiếng chống chiến tranh vi trùng. Chạy trốn khỏi châu Âu ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Luria hiểu rất rõ rằng người ta có thể sử dụng y học để giết người như thế nào. ông cảnh báo rằng các vũ khí sinh học công nghệ gien có tiềm năng “làm suy thoái chất lượng gien của toàn thể dân chúng”.

        Trong một bài tiểu luận năm 1968 nhan đề “Nhà vi sinh vật học và các cơ hội của mình”, Luria khẩn cầu các thành viên của Hội các nhà vi sinh vật học Mỹ xét lại vấn đề đạo đức của việc họ nguy hiểm tham gia vào nghiên cứu quân sự lén lút. Bắt đầu trong những năm 1950, một ủy ban cố vấn của hội đã hợp tác với phòng thí nghiệm chiến tranh vi trùng của quân đội ở Fort Detrick, đóng ở Federick, bang Maryland.

        Ông giáo sư sinh học can ngăn “Việc quyết định nghiên cứu hay không nghiên cứu chiến tranh vi trùng, và nghiên cứu liên quan đến chiến tranh nói chung, chắc chắn là một vấn đề cá nhân. Ý thức được những vấn đề khó khăn liên quan bắt ta phải cực kỳ dè dặt khi đưa ra những phán xét quan trọng liên quan hoặc với chính những người tiến hành công cuộc nghiên cứu đó hay nỊiững người mong muốn tách mình khỏi công việc đó”. Ý kiến cá nhân của Luria là hội không nên kết hợp với phòng thí nghiệm chiến tranh vi trùng ở Fort Detrick, và ủy ban đó phải giải tán.

        Năm 1969, Tiến sĩ Donald M. MacArthur xuất hiện tại cuộc điều trần của Quốc hội về chiến tranh hóa học và chiến tranh vi trùng. Là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông chịu trách nhiệm quản lý các chương trình nghiên cứu và công nghệ như bộ phận đẩy tên lửa và đạn đạo, công nghệ vật liệu, các khoa học về y học và sự sống, các khoa học xã hội và hành vi, khoa học môi trường và công nghệ hóa học.

        Donald MacArthur tuyên bố rằng các chuyên gia chiến tranh vi trùng có thể phát triển một loại “vi trùng siêu đẳng” tạo bằng công nghệ gien, sẽ rất khác với bất kỳ loại vi trùng nào trước đây mà nhân loại đã biết. Tác nhân đó sẽ giết người có hiệu quả cao vì hệ thống miễn dịch của người sẽ bất lực trước loại vi sinh vật siêu đẳng đó. Lời xác nhận đó được đưa ra ở Washington trước một tiểu ban của úy ban phân bổ ngân sách, Hạ nghị viện và ủy ban phân bổ ngân sách Bộ Quốc phòng năm 1970 vào ngày 1 tháng 7 năm 1969.

        Khi được hỏi về chi phí và thời gian cần để triển khai chương trình chiến tranh vi trùng đó, Tiến sĩ MacArthur trả lời rằng một nhóm nhỏ các nhà sinh học phân tử đã xem xét vấn đề này và cung cấp các chi tiết sau đây:

        “1- Mọi tác nhân sinh học cho đến nay là những đại diện của bệnh dịch xảy ra trong tự nhiên, và như vậy được các nhà khoa học toàn thế giới biết đến. Chúng sẵn có cho các nhà khoa học có trình độ nghiên cứu, nhằm các mục đích tấn công hay phòng vệ.

        2- Trong vòng 5-10 năm tới, có lẽ có thể làm ra một vi sinh vật lây nhiễm mới có thể khác về những phương diện quan trọng nào đó với bất kỳ sinh vật gây bệnh nào đã biết. Điều quan trọng nhất trong đó là nó sẽ có thể khó kiểm soát đối với các quá trình miễn dịch và trị liệu mà chúng ta vẫn dựa vào đó để phòng chống các ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm.

        3- Một chương trình nghiên cứu để khảo sát tính khả thi của việc này có thể được hoàn thành trong gần 5 năm với tổng chi phí 10 triệu đô la.

        4- Việc thiết lập một chương trình như vậy sẽ rất khó khăn. Sinh học phân tử là một khoa học tương đối mới. Không có nhiều nhà khoa học giỏi trong lĩnh vực này. Hầu hết họ đều làm việc ở các phòng thí nghiệm của các trường đại học, và họ nói chung được trợ giúp đầy đủ từ các nguồn khác với Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, người ta thấy có thể khởi đầu một chương trình thích hợp thông qua Viện hàn lâm Khoa học quốc gia — Hội đồng Nghiên cứu quốc gia (NAS-NRC). vấn đề này được bàn với NAS-NRC, và đã có những kế hoạch dự kiến để khởi đầu chương trình. Tuy nhiên, việc cắt giảm các quỹ nghiên cứu hóa/sinh, tăng sự phê phán chương trình hóa/sinh và việc chúng tôi lưỡng lự khi đưa NAS- NRC tham gia vào chương trình gây tranh cãi này đã khiến chúng tôi trì hoãn nó trong hai năm qua...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 04:46:08 pm »


        Đó là một vấn đề có nhiều tranh cãi và có nhiều người tin cuộc nghiên cứu ấy không nên tiến hành vì sợ rằng nó dẫn đến một phương pháp giết người hàng loạt khác. Mặt khác, khi không có hiểu biết khoa học chắc chắn rằng có thể tạo một vũ khí như vậy và không hiểu biết về các cung cách làm ra nó, thì khó có thể làm gì để tạo ra các biện pháp phòng vệ chống lại nó. Nếu một kẻ thù phát triển vũ khí ấy, đây sẽ là một lĩnh vực quan trọng mà có khả năng công nghệ quân sự của ta yếu kém hơn vì không có chương trình nghiên cứu tương xứng”.

        Không lấy làm lạ là Bộ Quốc phòng, với mạng lưới rộng lớn các bệnh viện và các nhà nghiên cứu của mình, là cơ quan cấp liên bang chủ yếu tham gia vào việc nghiên cứu AIDS, được Quốc hội tài trợ. Theo tờ Thời bảo New York, “Quốc hội thường đặt ra các ưu tiên nghiên cứu y học cấp quốc gia, thông thường sau khi có sự vận động hành lang mạnh mẽ của các nhà khoa học, các công ty và các nhóm quyền lợi”. Một số nhà nghiên cứu AIDS phàn nàn rằng các nhà lập pháp đã để những người vận động hành lang của các tập đoàn quyết định những nghiên cứu và điều trị AIDS nào sẽ được ủng hộ, dưới áp lực của đồng đô la. Giống như ung thư, AIDS là một món kinh doanh lớn. Và trước những món tiền lợi nhuận lớn liên quan rất nhiều đến nền công nghiệp AIDS hàng tỷ đô la, có lẽ các nhà chính trị sẽ tiếp tục không đếm xỉa đến ý nghĩa khoa học trong việc tìm kiếm cách chữa trị AIDS.

        Nước Mỹ có kho vũ khí hóa học và vi trùng lớn nhất thế giới. Kho vũ khí sinh học của chúng ta chứa khí hơi ngạt và cháy da đủ để giết mỗi người trên hành tinh này 5.000 lần. Tuy nhiên, ít người biết đến các cuộc thử nghiệm chiến tranh vi trùng lén lút chống lại các công dân Mỹ do các cơ quan chính phủ, đặc biệt là quân đội và CIA tiến hành. Các số liệu được phân loại trước đây thu được thông qua Điều luật tự do thông tin đã tiết lộ hơn 200 cuộc thử nghiệm nhằm vào các thường dân và nhân viên quân sự.

        Các chi tiết về một số cuộc thử nghiệm sinh học bí mật đó được bàn đến trong cuốn sách Một hình thức giết người cao hơn (1982) do Robert Harris và Jeremy Paxman viết. Nghiên cứu hiển nhiên về chiến tranh vi trùng này là một chứng cớ rõ ràng cho sự vô nhân đạo của con người đối với con người, và cuốn sách của Harris và Paxman là cần thiết đối với mọi người quan tâm đến việc bảo vệ hành tinh chúng ta khỏi “hình thức giết người cao hơn” bằng sinh học đó.

        Ví dụ “tháng 8 năm 1977, CIA đã thừa nhận có không ít hơn 149 dự án nhỏ, bao gồm các cuộc thử nghiệm để xác định ảnh hưởng của ma túy lên hành vi của con người; công trình về các máy phát hiện nói dối, thôi miên và điện giật; và phân phát lén lút các chất liệu liên quan tới ma túy. Bốn mươi tư trường chuyên nghiệp và đại học, 15 cơ sở nghiên cứu, 12 bệnh viện và phòng khám chữa bệnh và 3 cơ sở hình sự đã được đưa vào tham gia”. Trong các cuộc thử nghiệm tẩy não “MKULTRA” lén lút, các nạn nhân đã bị nhử vào các buồng khách sạn để quan hệ tình dục với bọn mãi dâm, rồi bị các nhân viên CIA cho uống ma túy và theo dõi.

        Các cuộc tấn công bằng vũ khí vi trùng của giới quân sự chống lại những cộng đồng người Mỹ không biết nghi ngờ vào những năm 1950 và 1960 là những sự thật đã được ghi lại. Khét tiếng nhất là cuộc tấn công sinh học của quân đội Mỹ trong sáu ngày vào San Francisco, trong đó những đám mây vi khuẩn có hại tiềm tàng đã được phun trên thành phố. Mười hai người đã có triệu chứng sưng phổi do các vi trùng truyền bệnh, và một ông già đã chết do cuộc tấn công sinh học này.

        Trong các cuộc thử bí mật khác, vi khuẩn được phun vào các đường xe điện ngầm ở thành phố New York; vào các đám đông ở một sân bay Washington D.C, và lên các đường cao tốc ở Pennsylvania. Việc thử nghiệm chiến tranh vi trùng cũng diễn ra ở các căn cứ quân sự ở Virginia, ở Key West, Florida, và ngoài khơi bờ biển California và Hawaii.

        Có lẽ người ta không bao giờ biết phạm vi đầy đủ của các chương trình lén lút đó. CIA thừa nhận đã hủy và xé đi một cách phi pháp nhiều tài liệu buộc tội. Dẫu sao thì những báo cáo có tính học thuật về sự lạm dụng y tế của các cơ quan chính phủ, không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới cũng dần dần được đưa ra ánh sáng.

        Những phát giác gây chấn động về việc các thầy thuốc dùng y khoa tra tấn, với sự đồng ý của chính phủ, được trình bày trong cuốn Cuộc hành trình vào sự điên rồ : Câu chuyện thật về kiểm soát tâm trí và lạm dụng y tế bí mật của CIA (1989). Tóm tắt công trình nghiên cứu của mình, nhà văn y học Gordon Thomas tiết lộ rằng “không có cái gì khiến tôi sẵn sàng chịu đựng sự kinh hãi hàng ngày trong hơn hai năm, thường mười hai đến mười bốn giờ một ngày, đối đầu với sự thật không thể tránh được là các bác sĩ đã làm việc tra tấn - và vẫn đang làm việc đó. Vào cuối cuộc nghiên cứu, tôi đã có thể hiểu rõ tại sao các nhà điều tra khác đã lảng tránh chủ đề này: đó thực sự là những cơn ác mộng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 04:37:31 pm »


        Có phải AIDS là chiến tranh vi trùng? Đối với những ai nghi vấn liệu Chính phủ Mỹ có khả năng làm hại các công dân của chính họ không, câu trả lời đã quá rõ ràng.

        Đầu thập kỷ 1970, chương trình chiến tranh vi trùng của quân đội Mỹ đã tăng cường, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu ADN và “ghép gien”. Để xoa dịu mối lo sợ của giới phê bình, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố từ bỏ chiến tranh vi trùng, trừ “nghiên cứu phòng vệ y tế”.

        Năm 1971, khi Nixon chuyển một phần lớn Đơn vị chiến tranh vi trùng của quân đội sang Viện Ung thư quốc gia, các cuộc thí nghiệm chiến tranh vi trùng bí mật tiếp tục dưới vỏ bọc nghiên cứu ung thư. Sử dụng những kỹ thuật tân tiến nhất của công nghệ gien và nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm, các nhà vi rút học ung thư đã học cách “nhảy” vi rút ung thư động vật từ một loài vật này sang loài khác. Các vi rút gà được đặt vào các tế bào thận cừu non. Các vi rút khỉ mõm chó được ghép vào các tế bào máu người. Những sự kết hợp là vô tận. Trong quá trình chuyển đổi đó, những dạng ung thư mới, sự suy giảm miễn dịch và các nhiễm khuẩn cơ hội đã được sản sinh trong các động vật.

        Như dự đoán của các chuyên gia chiến tranh vi trùng, con quái vật “vi trùng siêu đẳng” đã được tạo ra có tác động chết người đến hệ miễn dịch.

        Khi tôi gặp Robert Strecker vào mùa hè năm 1986, thì ông đã công bố bí mật điều ông tin AIDS là một cuộc chiến tranh vi trùng. Vào lúc đó, ít người để ý đến ông và ông hiếm có dịp nói lên quan điểm của mình trong giới truyền thông. Tuy vậy, chẳng bao lâu sau khi ông công bố rằng bệnh dịch này do con người tạo ra, những câu chuyện lạ lùng về AIDS bắt đầu xuất hiện trên báo chí.

        Mùa thu năm 1986, những người Xô viết công bố rằng AIDS là kết quả của chiến tranh vi trùng của Mỹ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Tờ báo (ngày 17 tháng 11) đăng một mẩu tin ngắn về câu chuyện này, gán cho nó là “tuyên truyền lây nhiễm” và cho thuyết AIDS do con người tạo ra của Robert Strecker chỉ là “suy đoán”.

        Một bài xã luận trong tờ Thời báo Ấn Độ ở New Delhi ra cùng ngày thực sự lưu ý những lời tố cáo chiến tranh vi trùng, thuyết phục độc giả hãy chú ý tới mối nguy hiểm nghiêm trọng của chiến tranh vi trùng. “Có thể tin được rằng các vi trùng chết người đó đang được chế tạo thông qua công nghệ gien và một số vi trùng có thể bị rò rỉ từ các phòng thí nghiệm, có thể là tình cờ hay vì lý do khác. Tất cả những điều đó gợi cho ta nghĩ rằng những tiến bộ mới trong công nghệ sinh học và công nghệ gien đang được nhanh chóng quân sự hóa. Những hậu quả của điều này quá kinh khủng làm ta không dám nghĩ tới. Những vi trùng chết người đó, cũng như các vũ khí hạt nhân, là những tác nhân hủy diệt hàng loạt. Cách xử lý duy nhất đối với chúng là cấm và loại bỏ”.

        Có phải AIDS là chiến tranh vi trùng? Charles Piller, một phóng viên điều tra, và Keith R.Yamamoto, một nhà sinh học phân tử, bàn ngắn gọn câu hỏi này trong cuốn sách nhiều thông tin của họ về chiến tranh vi trùng nhan đề Chiến tranh gien: Sự kiểm soát của giới quân sự đối với các công nghệ gien mới (1988). “Những người Xô viết đã gọi AIDS là một cuộc thử nghiệm chiến tranh vi trùng của Mỹ tuột khỏi sự kiểm soát. Tuy không có chứng cứ giúp cho lời tố cáo, việc sử dụng công nghệ gien để đánh gục hệ thống miễn dịch của cơ thể người là hoàn toàn khả thi và nhất quán với một số nghiên cứu của Mỹ”. Piller và Yamamoto nhấn mạnh rằng những phát hiện của sinh học phân tử đã được quân đội lợi dụng, dẫn tới những khả năng hoàn toàn mới trong việc sản xuất các chất độc, vi rút và vi khuẩn chết người.

        Thượng nghị sĩ George s. Mcgovern ca ngợi cuốn Chiến tranh gien như “một cuốn sách hấp dẫn về những nguy cơ và hậu quả kỳ quái của công nghệ gien được vận dụng cho chiến tranh vi trùng. Cuốn sách này cần được đọc, suy ngẫm và hành động thích hợp bởi tất cả những ai lo lắng về tương lai của sự sống trên hành tinh chúng ta thì đây là một thách thức đặc biệt để các cộng đồng khoa học và y tế hành động”.

        Trong một phần của chương trình chiến tranh sinh học của Saddam Hussein, các máy bay quân sự đã rải hơi ngạt xuống các làng cô lập của người Cuốc. Trong vài phút, hàng trăm nông dân đã chết. Hơn một trăm nghìn người Cuốc được cho là đã chết trong chương trình diệt chủng của Hussein. Mặc dầu có việc giết chóc như thế, Chính phủ Mỹ tiếp tục cho Irắc vay nhiều tỷ đô la, những món vay mà có lẽ sẽ không bao giờ trả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2020, 09:12:17 am »


        Trong năm 1991, các nhà lãnh đạo trên thế giới đặt câu hỏi liệu Hussein có sử dụng vũ khí sinh học trong chiến tranh vùng Vịnh không. Trong khi họ còn suy nghĩ, những người Ixraen lo lắng phát hoảng đã phát mặt nạ phòng độc để chuẩn bị cho các cuộc tấn công hơi ngạt của Saddam. Đến tận năm 1992, người ta ngờ rằng Irắc đang cung cấp các loại thuốc đã bị làm nhiễm trùng cho người Cuốc, dẫn tới “căn bệnh bí hiểm” chết người với những triệu chứng ỉa chảy ra máu và hỏng thận hoàn toàn.

        Những người Mỹ rùng mình khi giới truyền thông công bố tiềm lực kho vũ khí sinh học và hóa học của Irắc, phần lớn do Chính phủ Mỹ cung cấp. Không có một lời nào nhắc đến khối lượng chứa trong kho vũ khí vi trùng của quân đội Mỹ, trừ việc cam đoan với công chúng Mỹ rằng chúng ta có khả năng giết toàn bộ dân trên thế giới 5.000 lần trở lên.

        AIDS có sinh ra từ phòng thí nghiệm không? Y kiến cho rằng lấy vi rút gây ung thư của động vật và cố tình tiêm vào người nghe thật khó tin. Tuy nhiên, đó đúng là cung cách tiến hành các thử nghiệm công nghệ gien của con người hiện đại. Năm 1990, sau ba thập kỷ thử nghiệm động vật ghép gien, các nhà khoa học đã sẵn sàng bắt đầu các cuộc thử chính thức lên một con người.

        Mục tiêu là một bé gái nặng 16 kg có hệ thống miễn dịch suy yếu vì khiếm khuyết về gien. Để chỉnh lại sự bất thường về gien, các nhà khoa học thoạt tiên lấy các tế bào từ một người khỏe mạnh và cho một vi rút ung thư động vật nhiễm vào các tế bào bình thường đó. Vi rút lây nhiễm là một retrovirus1 bệnh bạch cầu ở chuột “đã bị làm yếu đi” và “được cấy ghép vào” vật liệu di truyền trong các tế bào bình thường của người khỏe mạnh.

        Tạp chí Thời bảo (24/9/1990) giải thích rằng retrovirus chuột thuộc cùng một loại vi rút như vi rút AIDS. Các tế bào nhiễm vi rút chuột sau đó được cho “chạy vào” và nhiễm nơi nuôi cấy các tế bào của cô bé. Các tế bào nuôi cấy của cô, bấy giờ chứa gien cần thiết, được nhân bản vô tính.

        Trong quá trình nhân bản vô tính, nhiều tỉ bản sao các tế bào cần thiết đã được sản xuất. Các tế bào nhân bản vô tính, nhiễm vi rút ung thư chuột, được biến đổi gien, bây giờ được cấy trở lại vào cơ thể cô bé.

        Nếu cuộc thử nghiệm thành công, cô bé sẽ sống. Cô sẽ luôn luôn mang các vệt vi rút ung thư chuột trong các tế bào của mình — vi rút ấy không phải từ châu Phi mà từ một phòng thí nghiệm.

        Công nghệ gien mới là chiến thắng của y học. Tuy nhiên, tờ Thời báo cảnh cáo rằng công nghệ này có thể được sử dụng cho các mục đích xấu. “Sự phản đối chắc chắn sẽ dâng cao nếu các nhà khoa học quay sang một mục đích hãy còn xa vời: biến đổi di truyền của các tế bào tinh trùng và trứng”. Những sự nhào nặn kiểu kỷ nguyên mới đó sẽ ảnh hưởng đến sự kế thừa gien của các thế hệ tương lai, nảy sinh những vấn đề đạo đức mới và gây ra những rủi ro không lường được”.

        Phần lớn mọi người không nhận ra sự thật là di sản gien của những người đàn ông đồng tính đã thay đổi. Có tới một nửa số đàn ông đồng tính có các tế bào tổ chức và máu đã bị thay đổi vĩnh viễn bởi loại vi rút chết người “đến từ châu Phi”. Mối lo lắng của Sal Luria về “sự xuống cấp” chất lượng gien của toàn thể dân chúng giờ đây đã thành sự thật.

        Đầu những năm 1990, có hai điều dã rõ ràng. Công chuyện khỉ là chuyện làm ăn lớn. Và công chuyện khỉ có thể được dùng để hủy diệt nhiều người trên hành tinh này.

--------------------
        1. Vi rút có chứa RNA có thể chuyển các vật liệu di truyền của nó thành ADN trong tế bào ký chủ. Retrovirus được cho là có liên quan đến sự phát triển một số khối u (ISU3).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2020, 02:19:47 pm »


5. PHI VỤ LÀM ĂN TỪ CON KHỈ

        Khi cuốn sách của Robert Gallo Săn lùng vi rút AIDS, ung thư và retrovirus của người được xuất bản năm 1991, tôi tò mò muốn biết điều gì đã khiến ông nghi ngờ khỉ xanh châu Phi là con vật mang AIDS cho chúng ta.

        Trong chú giải ở trang 227, ông giải thích: “Kỳ lạ là trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu của tôi về AIDS (đầu năm 1983), Ann Guidici Fettner, một nhà văn độc lập đã đến thăm và kể cho tôi, nhấn mạnh rằng nguồn gốc và trung tâm của bệnh dịch này là ở lưu vực sống gần hồ Victoria. Bà cũng nói bà tin rằng vi rút đến từ các con khỉ xanh châu Phi, dường như bà dựa trên những quan sát và kinh nghiệm của mình ở Trung Phi”.

        Tôi ngạc nhiên là Gallo qui câu chuyện khỉ cho Fettner, một nhà báo được biết đến nhiều nhất bởi những báo cáo về AIDS của bà trên tờ Người New York trong những năm đầu của bệnh dịch. Tôi quen thuộc với những bài viết của bà trên tờ báo đó, nhưng không một lần nào tôi đọc được rằng bà đã đề xuất câu chuyện khỉ xanh với Gallo. Thực ra, một số câu chuyện của bà hết sức phê phán nhà khoa học đó.

        Fettner, cùng với nhà vi sinh vật học William Check, viết cuốn Sự thật AJDS (1984), một trong những cuốn sách đầu tiên xuất bản về bệnh dịch này. Theo các ghi chú trên bìa rời cuốn sách, Fettner đã phục vụ với tư cách một cố vấn y tế cho chính phủ Kenya. Cuốn sách được xuất bản một thời gian ngắn trước khi Gallo phát hiện vi rút AIDS tháng 4 năm 1984.

        Trong cuốn Sự thật về AIDS không có ghi chép gì về những kinh nghiệm của Fettner ở châu Phi; các con khỉ xanh không bao giờ được nhắc đến, và không có gợi ý nào rằng AIDS bắt nguồn từ châu Phi. Ngược lại Fettner và Check kết luận rằng AIDS bắt đầu từ người Mỹ.

        Theo quan điểm của tôi, Gallo có hai lý do chắc chắn để nêu nguồn gốc AIDS là từ châu Phi, và đổ lỗi cho các con khỉ xanh châu Phi. Thứ nhất, nguồn gốc châu Phi che dấu thuận lợi mối liên hệ giữa chương trình vắc xin viêm gan B ở người đồng tính và sự bùng phát AIDS ở các thành phố Mỹ. Thứ hai, đổ lỗi cho các con khỉ hoang dã là một cách có hiệu quả che lấp nguồn gốc HIV có thể từ phòng thí nghiệm và từ vi rút ung thư động vật trong phòng thí nghiệm.

        Không lấy làm lạ là Max Essex, một bác sĩ thú y của Đại học Harvard, người đã làm thí nghiệm AIDS với mèo trước khi có sự bùng phát AIDS ở người, đã nhanh nhảu đồng tình với Gallo chỉ tay sang châu Phi. Cùng hòa giọng với họ là Donald Francis, người đã làm việc với Essex trong các cuộc thí nghiệm với mèo ở Đại học Harvard. Francis đã tiêm cho những người châu Phi trong chương trình vắc xin đậu mùa của WHO, và cũng tiêm chủng những người đồng tính Mỹ trong cuộc thử nghiệm viêm gan B. Donald Francis thích nói: “Tôi thích đi vào nghề của tôi vì tôi muốn tìm ra một bệnh dịch, tìm một vắc xin, tiêm chủng để chống lại bệnh đó và tiếp tục một bệnh dịch khác”.

        Giới truyền thông lập tức tôn vinh Gallo, Essex, Francis và đồng nghiệp của họ như những ánh sáng dẫn đường trong cuộc nghiên cứu AIDS. Những công bố của Gallo và câu chuyện khỉ của ông ta đã trở thành kinh thánh. Những nhà khoa học nào dám chống lại các quan điểm “chính thức” của Gallo sẽ gặp nhiều phiền toái. Tuy nhiên, sau các cánh cửa đóng kín, các nhà khoa học nguyền rủa rằng Gallo đã ăn cắp vi rút AIDS từ các nhà nghiên cứu Pháp ở Viện Pasteur.

        Tờ Thời báo (30/4/1984) nhắc đi nhắc lại khẳng định của Gallo rằng vi rút AIDS “có thể đã ẩn núp trong các bụi rậm châu Phi một thời gian”. Tờ Newsweek (Tuần Tin tức) ngày 7 tháng 5 chụp một bản đồ thế giới cho thấy các mũi tên chỉ hướng các con đường có thể của vi rút AIDS “đang chuyển động” ra khỏi châu Phi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2020, 02:20:46 pm »


        Căn bệnh đó đã bắt đầu châu Phi ra sao? Nabeft Rapoza, một nhà vi rút học có kinh nghiệm, làm việc cho Hội Y học Mỹ, đã thông báo cho các độc giả y học của tờ Tin tức Y học Mỹ (“Thông điệp khủng khiếp của chuyên gia AIDS", 5/12/1986) rằng “AIDS bắt đầu ở Trung Phi, có lẽ là một vi rút từ khỉ đã nhảy sang loài khác. Có thể nó được lan truyền do muỗi đốt dân bộ lạc châu Phi. Sau đó, vi rút có thể đã đột biến và khi dân bộ lạc đi vào thành phố lớn, hai điều đã xảy ra: họ quan hệ với dân mãi dâm và nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và họ đã được trị bệnh với những kim tiêm bẩn. Hoặc là vi rút ban đầu có thể đã đến từ một động vật móng guốc - một con bò hay một con lợn — và có thể đã được lan truyền bởi tục lệ của dân châu Phi cắt cổ thú vật và uống máu”.

        Thế vi rút AIDS cuối cùng lây nhiễm tới dân đồng tính ở làng Greenwich như thế nào? Rapoza cũng đã có câu trả lời: “Một thuyết cho rằng AIDS bắt nguồn từ châu Phi nói rằng một số dân Haiti thường làm việc ở Daia1 (ở Trung Phi) đã trở về vào năm 1977, cùng thời gian với một hội nghị quốc tế của người đồng tính hợp ở Haiti, từ đây vi rút có thể đã lan truyền bằng đường tình dục hay ma túy hoặc cả hai cách, và rồi có thể đã được mang về New York và California”.

        Tôi đã không bao giờ đọc loại câu chuyện phi khoa học, phân biệt chủng tộc và kỳ thị như vậy trong một ấn phẩm y học. Là một người đàn ông đồng tính, tôi hoàn toàn biết rõ không bao giờ có một hội nghị quốc tế của dân đồng tính ở Haiti, và tôi không bao giờ nghe nói đến chuyện người đồng tính ở Westcoast đi Haiti để quan hệ tình dục. Thật là tồi tệ tại sao các thầy thuốc lại bị lừa bịp để tin những câu chuyện tức cười nhất về AIDS như vậy.

        Một ngày nào đó, lịch sử “khác” của AIDS sẽ được ghi lại trong các sách y học. Các nhà sử học sẽ điều tra đến nơi đến chốn sự nghiệp khoa học của các nhà nghiên cứu AIDS nổi tiếng nhất của chính phủ, và họ sẽ phát hiện ra rằng làm thế nào mà những người đó đã nhanh chóng trở thành những nhân vật xuất sắc của y khoa. Khi việc nghiên cứu chiến tranh vi trùng bí mật của các nhà khoa học và vi rút học của Chính phủ Mỹ được đưa ra ánh sáng, nguồn gốc thực sự trong phòng thí nghiệm của AIDS sẽ được phát hiện.

        HIV có xuất phát từ phòng thí nghiệm vi rút ung thư không? Năm 1971, sau khi một bộ phận của đơn vị chiến tranh vi trùng ở Fort Detrick được chuyển sang Viện Ung thư quốc gia, việc nghiên cứu chiến tranh vi trùng của quân đội được phép tiếp tục dưới cái vỏ bọc nghiên cứu ung thư. Tổ chức được cải tổ đó giờ đây gọi là Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Frederick.

        Richard Hatch viết rằng Robert Gallo là một cán bộ dự án của “một chương trình tiêm chủng vi rút rộng lớn bắt đầu từ năm 1962 và hoạt động cho đến ít nhất là năm 1976, và đã sử dụng hơn 2000 con khỉ. Các con khỉ đã được tiêm mọi thứ từ các mô ung thư của người đến các vi rút hiếm, và ngay cả máu cừu, với nỗ lực nhằm tìm ra một loại ung thư lây truyền được. Nhiều con khỉ trong số đó đã bị chết vì ức chế miễn dịch sau khi tiêm vi rút khỉ Mason Pílser, loại retrovirus ức chế miễn dịch lần đầu được biết đến, một loài vi rút bao gồm cả vi rút AIDS suy giảm miễn dịch”.

        Các vi rút phòng thí nghiệm đã bị cấy chuyển từ loài vật này sang loài khác, và giữa những năm 1970, các vi rút ung thư mới đã được tạo ra bởi một quá trình công nghệ gien. Trong quá trình đó, cái gọi là “rào cản loài” đã thường xuyên bị phá vỡ. Trong thời kỳ 1977-1978, Chương trình vi rút ung thư đã sản xuất 60.000 lít vi rút gây ung thư và ức chê miễn dịch.

        Công cuộc nghiên cứu quân sự rộng lớn đó thực hiện được là nhờ sự giúp đỡ của Viện Y tế quốc gia và Viện Ung thư quốc gia. Trong báo cáo của mình năm 1991 “Cuộc chiến ung thư”, Hatch kết luận: “Trong khi Nixon ra lệnh dường như là để chấm dứt những nỗ lực tấn công bằng chiến tranh vi trùng năm 1969, CIA vẫn duy trì các khả năng vũ khí chất độc và chiến tranh vi trùng bí mật, Chương trình vi rút ung thư rất có thể bề ngoài làm ra vẻ tìm cách chữa trị ung thư trong khi thực ra là để tiếp tục các cuộc thử nghiệm chiến tranh vi trùng”.

-------------------
        1. Nay là nước Cộng hòa Dân chủ Cônggô (B.T)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM