Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:04:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức trời đêm  (Đọc 9326 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2020, 07:26:13 am »


        Tôi và anh Đặng Vân Đình hồi ở cùng đơn vị và kể cả sau này nữa, hay nói chuyện với nhau về đủ mọi loại đề tài. Anh nói, tên đệm của anh trước kia khác chứ không phải là Vân đâu. Tôi rất thích nghe anh kể chuyện và ngắm khuôn mặt anh biểu lộ tình cảm khi anh kể. Anh biết khá nhiều chuyện và cũng hay tìm tôi để giãi bày.

        Anh đã kể cho tôi nghe khá tỉ mỉ về chuyện anh phải nhảy dù đêm 1-3-1972. Chuyện anh nhảy dù thì tôi biết vì thời gian đó tôi đang trực ở sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa, được thông báo và sân bay có cử một tốp đi tìm cứu anh. Hồi ấy, ta áp dụng chiến thuật “nhử mồi”, tức là cho một chiếc lên độ cao, nghênh ngang đi theo hướng nào đó để ra-đa địch phát hiện được. Khi chúng cho tốp nào đó lên đánh chặn thì bấy giờ lực lượng ém quân của ta mới xuất kích, tiêu diệt tốp kia.

        Đêm 1-3, hai anh Phạm Tuân và Đặng Vân Đình trực ban chiến đấu. Nhiệm vụ của Đặng Vân Đình là “nhử mồi”, để Phạm Tuân đánh chặn. Trước đó, Tuân đã nói với Đình:

        - Ông có nhớ trước đây biên đội Đỉnh, Tuân (Vũ Ngọc Đỉnh và Phạm Đình Tuân) trực chiến thì Tuân rơi, bây giờ lại Đình, Tuân thì không biết thế nào. Tuân kia rơi rồi, chưa biết chừng lần này đến ông đấy!

        Nghe Tuân nói chơi chơi như vậy, Đặng Vân Đình chỉ cười. Không ngờ, hôm ấy Đình bị rơi thật.

        Đặng Vân Đình kể với tôi:

        - Hôm ấy tôi nhớ là hôm bên các bạn Lào có Đại hội. Khi ra tuyến trực, tôi mặc chiếc áo da của Nguyễn Khánh Duy. Tôi cất cánh xuất kích lúc 20h 47 phút, được dẫn vào khu vực Thanh Hóa trên độ cao 5-6 cây số, vòng ở đó chừng 10 phút, còn anh Tuân thì bay ở độ cao 1,5-2 cây số. Khi tôi nhận lệnh bay về đối đài được chừng 2 phút thì sở chỉ huy lại dẫn tôi quay lại. Trước đó tôi đã bị bọn tiêm kích Mỹ bắn đối đầu mấy lần rồi, nhưng không trúng. Khi tôi vòng máy bay, thấy mấy quả tên lửa bắn từ phía sau tôi nhưng đều vọt lên trước máy bay tôi. Tôi còn kịp thấy cả đèn trên máy bay chúng khi chúng thoát li cơ mà. Sở chỉ huy cho tôi vòng tiếp 2 vòng nữa. Đúng lúc cải máy bay ra bay bằng thì tôi nghe cái “rầm”. Ngay lập tức, người tôi bật lên sát nắp buồng lái. Tôi phải lấy hai tay ấn lên nắp buồng lái để đẩy người xuống ghế. Biết không thể điều khiển máy bay được nữa, tôi đành nhảy dù. Khi nhảy dù ra, tôi thấy có hai đám cháy. Đấy là chiếc MiG của tôi bị gãy làm đôi đấy. Dù rơi từ độ cao 6.000 mét xuống sao mà lâu. Ngồi dưới vòm dù trong trời đêm, tôi thấy thời gian như ngừng trôi, xung quanh vắng lặng, im ắng đến nghẹt thở. Mãi rồi dù cũng xuống, nhưng lại bị mắc kẹt trên cành ngang của một cây trong rừng. Tôi kéo túi NAZ-7 ra, thả xuống nhưng thấy nó không chạm đất, tức là tôi đang mắc ở độ cao phải lớn hơn 15 mét. Tôi quyết định bám theo dây của NAZ-7 để tụt xuống. Nhún nhún một lúc thì người rơi bịch một phát vào giữa các bụi chuổì. Tôi tháo dây của NAZ-7 ra, lấy những vật dụng cần thiết trong NAZ-7, chuẩn bị cho việc tìm đường thoát hiểm.

        (Tới đây tôi xin ngắt lời anh Đặng Vân Đình một chút để giải thích cho các bạn đọc biết về chiếc túi NAZ-7. Túi NAZ-7 được lắp đặt dưới ghế dù của phi công. Trong túi có những vật dụng cần thiết tối thiểu cho phi công có thể sống ít nhất là 7 ngày khi gặp bất trắc phải nhảy dù, ròi bỏ máy bay. Đó là lương khô, dụng cụ cấp cứu, thuốc men, bông băng..., rồi bộ dây câu với những con mồi tẩm hóa chất, cồn khô, diêm không tắt dù trời mưa to gió lớn, thuốc chống cá mập, chống muỗi vắt, pháo hiệu cấp cứu, sách dạy tìm những thứ ăn được ở trong rừng V. V..). Có lẽ riêng khoản lương khô luôn đảm bảo có thể tồn tại được trong 7 ngày nên được gọi là NAZ-7. Đoạn dây dù của túi NAZ-7 dài 15 mét, được buộc vào quai dù, có một thời gian nó được ngoắc vào móc khóa ở phần ống quần bay của phi công).

        - Tôi nhìn đồng hồ, bấy giờ mới hơn 9 giờ đêm -  anh Đình nói tiếp. Tôi lần tìm được con suối, nhưng suối đã cạn nước nên không có nước uống. Dưới ánh trăng mờ ảo, tôi đi theo lòng suối. Đi một lúc bắt đầu thấy có nước, càng ngày thì thấy nước càng nhiều, tôi leo lên bờ rồi gặp bụi luồng, liền tìm cách trèo lên, uốn vít các cây các cành buộc vào nhau, tạo chỗ nằm. Những con sóc ở đây nhiều lắm, tôi đành làm bạn với chúng trong đêm này vậy. Tôi chập chờn ngủ được một chút rồi giật mình nghe như có tiếng tàu hỏa. Nghe kỹ thì hóa ra không phải, đấy là những tiếng thú rừng đi ăn đêm. Tôi đành nằm im chờ sáng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2020, 07:11:07 am »


        Sáng ra, tôi tụt trên cây xuống, cứ theo suối mà đi. Rồi tôi gặp được con đường mòn. Tôi mừng quá, bụng thầm reo lên: “Thế là sống rồi!”. Tới một nơi khá quang đãng, tôi thấy chiếc máy bay An-2 bay vòng vòng, chắc là đi tìm tôi. Tôi cỏi áo may-ô ra, vẫy vẫy và treo lên cành cây làm ám hiệu, nhưng những người trên máy bay An-2 không thấy. Tôi lấy lương khô trong NAZ-7 ra ăn rồi đi tiếp. Khoảng 11h trưa, sau khi tôi vượt được quả đồi chắn trước mặt thì thấy một cánh đồng và thấp thoáng bóng người đi lại. Tôi ẩn mình vào trong bụi cây xem xét xem sao đã vì nghi rằng tôi nhảy dù sang đất Lào. Thấy mọi thứ diễn ra bình thường, tôi quyết định đi tiếp. Đi chừng 1 tiếng đồng hồ nữa thì tôi thấy ngôi nhà có treo biển đề “Nhà trẻ”. Tôi nhìn vào nhà, thấy có những chiếc nôi nhưng không thấy có đứa trẻ nào cả. Khi ấy tôi gặp một người dân, tôi hỏi thăm đến nhà ông trưởng bản nhưng người đó lại không hề biết tiếng Kinh. Đề phòng bất trắc, tôi đội chiếc mũ bay thật cẩn thận, nhỡ đâu bị nện vào đầu. Ngay sau đó có mấy người khác đến và ra hiệu cho tôi đứng im tại chỗ và cử người chạy về bản báo tin. Tôi đặt vấn đề được đến ủy ban hoặc nhà ông trưởng bản thì họ đồng ý dẫn tôi về nhà ông trưởng bản. Họ đòi tháo giày của tôi và lấy súng của tôi, đồng thời cho các dân quân canh gác. Khi trưởng bản đến, ông nói với tôi: “Nhìn mày, tao biết là người Việt rồi! Mày đến được đây là sống rồi! Mày cần gì thì nói thật đi!”

        Tôi đề nghị đưa tôi đến ủy ban. Họ đồng ý. Họ đòi trói tôi, nhưng tôi dứt khoát không nghe. Tôi đi bộ với đôi chân đau mà không được mang giày nên cứ đi được một đoạn lại phải nghỉ. Mấy người bảo cho tôi lên võng để cáng, nhưng tôi không nghe. Chừng 5 giờ chiều thì đến được ủy ban xã. Một người trèo lên gác bếp lấy bao thuốc lá “Thủ đô” xuống, bóc ra mòi tôi, nhưng tôi đâu có biết hút thuốc nên lắc đầu từ chối. Rồi họ làm cơm. Tôi thấy họ giết 2 con gà to, thoáng cái đã nấu nướng xong. Khi vào bữa ăn, họ gắp 2 quả tim to cho vào bát của tôi. Tôi đã từng đọc câu truyện như truyền thuyết hay là sự tích gì đó nói về quả tim gà này rồi nhưng không còn nhớ cụ thể nữa nên không ăn... Không biết anh có biết cái chuyện ấy hay không?

        Khi ấy, cả bốn ông quanh tôi đều quỳ xuống, chắp tay và nói rằng: “Mày là dân tộc tao rồi! Mày thương đồng bào tao rồi!”.

        Rồi đơn vị tìm đến đón tôi. Tôi đi viện một thời gian, lại trở về Đại đội bay đêm tiếp tục bay. Cũng vì cái chuyện nhảy dù trong rừng của tôi mà sau này anh em trong Đại đội hay gọi trêu tôi là “thằng thổ phỉ” đấy!

        Một thời gian lâu, rất lâu sau đó, tôi nghe tin Đặng Vân Đình bị bạo bệnh - bị ung thư gan. Tôi khá ngạc nhiên bởi Đình là người rất cẩn trọng trong việc ăn uống, sao lại bị được. Một lần, tôi theo anh Trần Văn Năm và Nguyễn Khánh Duy đến thăm anh khi anh đang điều trị tại nhà. Tôi nói:

        - Kể ra nếu bị ung thư gan thì tôi bị mới đúng, vì ăn uông rất xô bồ, bạt mạng, chẳng kiêng khem gì. Còn ông, ăn uống rất chuẩn mực, chọn lọc đến nơi đến chốn, thế mà lại bị thì là sự lạ!

        - Cuộc sống nhiều điều lạ thật, anh ạ! - Đình trả lời.

        Anh vật lộn, chống chọi với căn bệnh quái ác ấy đến hơn chục năm rồi mới “ra đi”.

        Sau khi rời nhà tang lễ viếng anh, trên đường trở về, những câu chuyện liên quan đến anh cứ ám ảnh tôi suốt dọc đường. Tôi lẩm nhẩm mấy câu thơ để tiễn biệt anh và cũng như là tự tâm sự với chính mình:

Luân hồi đã trọn một vòng
Thế là vừa vặn cũng xong kiếp người
Anh về “chín suối “ ngậm cười
Tôi ở lại trả nợ đời dở dang
Thoát tục lụy mới thênh thang
Hẹn nay mai dưới “suối vàng” gặp nhau!...

        Vậy là lại thêm một người nữa vắng mặt trong đội ngũ của Đại đội 5 bay đêm. Lại thêm một chỗ khuyết trong số thứ tự khi điểm danh. Các anh - mỗi người “ra đi” theo mỗi kiểu, nhưng ai nấy đều gắn bó với sự nghiệp bay đêm theo cách của riêng mình, cũng giống như những vì sao gắn bó với bầu trời, cứ lặng lẽ sáng huyền ảo trong đêm dài bất tận...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2020, 07:53:58 am »

       

Các phỉ công bay đêm MiG-21 đầu tiên: Hà Văn Chúc, Hoàng Biếu, Nguyễn Văn Thuận và phi công chuyên gia Lỉên-xô năm 1967


Đại đội trưởng Đỉnh Tôn, Trung đội trưởng Nguyễn Vẫn Minh và phỉ công Đặng Xây bàn cách đánh ở chiến trường khu Bon năm 1968.


Cản bộ, phỉ công Đại đội 5 bay đêm bàn cách đảnh B-52 năm 1972.


Phỉ công Vũ Đình Rạng gặp lại đối thủ - Volker, cơ phó B-52 sau 47 năm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2020, 05:56:06 am »


Ban liên lạc Đạỉ đội 5 gặp mặt kỷ niệm 30 năm chiến thẳng “Điện Biên Phủ trên không ” thảng 12-2002.


Các cựu phi công bay đêm tại tượng đài Không quân.


Dàn đồng ca của các cựu phi công bay đêm và cản bộ, phỉ công của Trung đoàn Không quân 921.


Gặp mặt ban liên lạc Đại đội 5 tại Bảo tàng Quân Chủng Phòng không - Không quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2020, 09:16:59 am »

       

Các cựu phỉ công Đại đội 5 trong cuộc gặp mặt tại Sư đoàn KQ - 371.


Gặp mặt các cựu phi công Đại đội 5 và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang của Đại đội 5 tại Trung đoàn Không quân -921.


Trường tiểu học mang tên phỉ công liệt sĩ Vũ Xuân Thiều tại Sài Đồng, Long Biên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2020, 09:07:28 am »

           

Thăm cựu phỉ công bay đêm Nguyễn Cát A.


Thăm gia đình liệt sĩ phi công Phạm văn Mạo.


Viếng mộ liệt sĩ phỉ công bay đêm Nguyễn Ngọc Thiên.


Khánh thành tượng đài Vũ Xuân Thiều tại trường học mang tên anh.


Cuộc gặp gỡ tình cờ tại nhà phỉ công Vũ Đình Rạng


Gặp gỡ các cựu phi công bay đêm cuối năm 2018
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2020, 06:57:19 am »


MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG

        Nếu tình cờ ai đó bắt gặp các anh ngồi bên bàn cờ trong nhà Câu lạc bộ cựu chiến binh, hoặc ngoài quán trà đá, quán bia hơi, hay lững thững dạo trên đường... mà không được giới thiệu thì không ai biết rằng đấy lại là những phi công bay đêm, đánh đêm từng “vang bóng một thời”. Họ lặng lẽ sống hòa lẫn cùng muôn mặt của đời thường và như bà má của bạn tôi nói là: trở thành những “ông già dễ thương”. Không ai biết được đằng sau họ lại là những tháng năm khốc liệt cùng những sự kiện oai hùng và cả những cay đắng của đời quân ngũ. Đấy là những người Anh hùng và cả những người không được gắn Huân chương Anh hùng. Họ là những người yêu cuộc sống vô bờ, nhưng suốt những tháng năm chiến tranh, ngày ngày họ đều phải đối mặt với cái chết cận kề, quyết lập nên những chiến công cho ngày chiến thắng. Sau chiến tranh, khi về với đời thường, họ sống đúng với chính họ. Hàng năm, vào dịp cuối năm, lại có cuộc gặp mặt tất cả các thành viên của lực lượng bay đêm, đánh đêm ngày xưa. Khi bắt tay nhau, ai cũng tươi cười và hình như đều có chung câu nói: “Trông vẫn khỏe và chẳng già tí nào!”.

        Nếu gặp nhau thường xuyên thì đúng là ít thấy cái sự già của nhau thật, nhưng người ngoài cuộc hoặc lâu mới gặp, bấy giò mới thấy rõ cái sự “xập xệ” của từng con người, mới thốt lên: “Sao dạo này cậu già đi ghê thế? Mà lại gày nữa! ốm à?...”. Đại loại là như vậy.

        Cũng thành vấn đề gì lớn đâu. Quy luật của cuộc sống mà. “Trẻ lớn ra, già tọp lại” là chuyện thường.

        Số phi công bay đêm của hai Trung đoàn 921 và 927 không nhiều nên dễ “điểm danh” lắm: hiện ở quanh khu vực Hà Nội có khá đông như: Nguyễn Đăng Kính, Hoàng Biểu, Trần Thông Hào, Trần Ngọc Nhuận, Nguyễn Văn Quang, Phạm Tuân, Nguyễn Khánh Duy, Bùi Doãn Độ, Trần Văn Năm, Trần Anh Mỹ, Nguyễn Huy Đãng, Đinh Trọng Kháng, Đoàn Duy Lưu, Tạ Văn sửa, Bùi Văn Tập, Nguyễn Khắc Thanh, Cao Văn Tiến... rồi gia đình: các anh Trần Cung, Đặng Vân Đình, Vũ Xuân Thiều, Tăng Nguyên Ân... Nghĩa là rất dễ tìm đến thăm hỏi nhau. Xa xôi một chút thì Nguyễn Đức Chiến ở Hải Dương, Lưu Văn Hĩnh ở Hải Phòng, Nguyễn Văn Phú ở Phổ Yên, Bùi Quốc Tế ở Phú Thọ. Miền Trung thì có anh Đặng Xây ở Đà Nẵng. Trong miền Nam, tại thành phô Hồ Chí Minh thì có: các anh Vũ Như Ngữ, Lại Quốc Việt, Nguyễn Văn Dương...

        Điều quan trọng là tất cả bằng lòng với cuộc sống của mình và làm những công việc gì mà mình yêu thích.

        Ví như Trần Ngọc Nhuận, sau khi thôi bay, anh về học tiếp chương trình Đại học rồi một thời gian giữ chức Trưởng Vùng, quản lí hơn 3.000 công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động làm việc tại Tập đoàn sản xuất ô tô ở U-li-a-nôp (Liên-xô), sau đó công tác ở Viện phát triển chiến lược, Bộ giao thông vận tải, gắn bó với tất cả các bản thiết kế, quy hoạch và xây dựng các công trình cảng sông, cảng biển... của Việt Nam.

        Về hưu, anh suốt ngày lụi cụi trên nóc nhà với thú vui trồng rau sạch trong các hộp xốp. Vợ anh thì đi kiếm đất và những nguồn phân bón hữu cơ đem về, ra “tín hiệu” để anh kéo ròng rọc lên chuẩn bị cho việc gieo trồng.

        Các loại rau và cây ở vườn của anh khá đa dạng.

        Những lần tôi đến thăm anh, anh đều dẫn tôi lên để khoe thành quả của mình. Anh còn gắn một chiếc khung xe đạp ở đó để rèn luyện thể lực nữa. Nhiều lần anh bảo tôi ngồi đạp thử, nhưng nhìn chiếc xe giống như bộ xương của chú bọ ngựa đang cố ưỡn ngực, giơ hai càng khẳng khoeo của mình ra thì tôi... lắc đầu.

        Anh còn dẫn tôi thăm “công binh xưởng” của anh. Đấy là một phòng nhỏ lủng củng những linh kiện bán dẫn, điện tử cùng que hàn, dao kéo, dây dợ các loại... Anh khoe anh từng có sáng kiến lấy “râu ông nọ cắm vào cằm bà kia” để tận dụng mọi đồ vật hỏng hóc, biến nó thành vật dụng có ích. Rồi lại chỉ cho tôi xem sáng chế thắp nhang không bỏng tay. Nghĩa là... cũng lần mần suốt ngày. Có điều, anh chẳng bao giờ sử dụng điện thoại di động mặc dù trong tay có đến sáu, bảy chiếc. Cũng là điều lạ.

        Lắm khi hứng lên, anh còn quay đĩa hát trên chiếc máy quay kim “Yunôst” với những bản nhạc Nga trữ tình và ôm cây đàn ghi ta gỗ phập phừng hát theo.

        Sau khi cho ra đòi một tập thơ và tập truyện thì không thấy anh viết thêm nữa. Chắc thời gian về sau này, anh dành hết cho việc chăm sóc rau và lụi cụi trong “công binh xưởng” của mình. Chuyển từ lao động trí óc sang lao động tay chân cũng là một cách chuyển đổi hay và thú vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2020, 07:08:43 am »


        Khác với Trần Ngọc Nhuận, một phi công bay đêm họ Trần khác là Trần Văn Năm với “công binh xưởng” còn đồ sộ gấp bội lần của Trần Ngọc Nhuận, bởi anh Năm mê cơ khí nên nơi anh đủ loại đủ kích cỡ ra dáng: từ trục ô-tô đến các bánh răng, vòng bi, hộp số, máy khoan, máy cắt, máy mài, máy hàn sắt, hàn i-nôc, máy bơm, đe, búa, cờ-lê, tuôc-vít... cùng đủ loại dây dợ.

        Anh là người có “hoa tay dài đến nách”, không gì anh không làm được. Anh từng nói với tôi, anh có thể tự lắp được một chiếc ô-tô hoàn chỉnh và có thể sử dụng được. Thật cũng giống như ông Hai Lúa trong Nam sáng chế máy bay trực thăng hoặc như ông Hòa ở Thái Bình chế tạo tàu ngầm...

        Được cái, anh luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi họ nhờ cậy đến anh. Kể từ việc to như chữa ô-tô, đến các việc lặt vặt như: chữa tủ lạnh, ti-vi, lò vi sóng, bếp từ, máy bơm nước, ấm siêu tốc... anh đều ra tay sửa chữa hết. Những gì ngoài kiến thức anh được học, anh mày mò theo kiểu “chữa mẹo”. Vậy mà tất cả đều ổn mới lạ!

        Anh cũng có thú vui chơi chim cảnh và phong lan. Điểm này thì rất hợp với Phạm Tuân nên hai anh hay rủ nhau đi lắm. Thậm chí đã có những lần các anh tự lái xe ô-tô qua Lào sang Thái Lan cho thỏa chí giang hồ và sưu tầm các loại phong lan quý.

        Anh Phạm Tuân sức khỏe tới giờ vẫn vô địch. Tôi vẫn trầm trồ: “Không thể theo với người ngoài hành tinh được!”. Cho dù gần đây, anh phải thay khớp gối và khớp háng nhưng “sức bền vật liệu” của anh không có gì thay đổi. Anh đi nhiều và đi khỏe. Anh muốn trực tiếp đến tận những địa điểm mà xưa kia chỉ thấy được ở trên trời, trong những chuyến bay. Thú chơi chim cảnh, chơi phong lan và chơi diều sáo gắn bó với anh từ bé nay mới có điều kiện thực hiện hoàn hảo. Những ai muốn tìm hiểu, cứ đến anh, anh sẽ chia sẻ đến nơi đến chôn cho.

        Thú đi thăm quan, du lịch thì Nguyễn Đức Chiến cũng giống như Phạm Tuân bởi anh có điều kiện. Con cái đã trưởng thành, không vướng bận gì nữa nên anh du ngoạn khắp nơi. Anh từng nói với tôi là anh đi khắp thế giới này rồi, không nước nào là anh không đến cả. Nhưng, suy cho cùng, không đâu sướng bằng ở nước mình.

        Điều ấy thì tôi tin anh.

        Lần tôi đến thăm anh Đặng Xây khi anh đã chuyển ra nơi ở mới. Từ một cựu phi công bay đêm bây giờ quay ra tự chữa bệnh cho mình và giúp cho người khác bằng phương pháp “Nhân diện”. Anh hào hứng thuyết trình, hướng dẫn cho tôi những huyệt đạo cùng các công dụng của nó trong việc điều trị các loại bệnh. Rồi anh cho tôi một bản sao các huyệt và bản hướng dẫn sử dụng. Tôi thấy rất vui vì tôi cũng là người rất thích mày mò trong lĩnh vực này.

        Tạ Văn SửaBùi Doãn Độ sau khi về với đời thường thì tham gia những công việc của Tổ dân phố, trở thành những người “vác tù và hàng tổng” như người ta vẫn nói - tức là Tổ trưởng Tổ dân phố, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố đến mấy nhiệm kỳ...

        Lưu Văn Hinh về Hải Phòng, tiếp tục giữ nghề truyền thông của gia đình, đấy là nghề làm hàng giả da như đóng các ghê đệm, ghê pho-tơi...

        Gọi gặp anh qua điện thoại, nghe giọng anh khỏe khoắn, vui vẻ là thấy mừng. Anh cứ hẹn tôi khi nào “xuông Phòng” (theo đúng ngôn từ xưa người ta vẫn quen nói xuống Hải Phòng là “xuống Phòng”. Vậy là ngắn gọn mà đủ hiểu) thì ghé qua nhà anh chơi. Tôi nhận lời. Thế nào rồi cũng có dịp tôi sẽ đến thăm anh.

        Cũng thật lạ. Mấy hạng mục: răng giả, chân tay giả, đồ giả da... thì giả đấy mà lại được công nhận là giả thật đấy. Còn khối khoản khác cứ nói thật mà lại bị nghi hoặc. Là thật, nhưng thật giả. Thế mới hay!...

        Anh Nguyễn Văn Quang, tôi vẫn gặp ngày ngày trong những cuộc đưa đón cháu tới trường. Chúng tôi vẫn đùa: “Tuổi về hưu ngày hai buổi đến trường...”. Mà đúng thê thật. Đứng đợi ngoài cổng trường hầu như toàn các ông, các bà về hưu thôi. Công việc đưa đón cháu bỗng trở thành công việc chính và trọng đại. Cứ đến giờ là gặp nhau, đều đặn như vắt chanh. Cũng là điều lạ.

        Anh lặng lẽ, lụi cụi làm được rất nhiều việc, như chủ biên cho các cuốn kỷ yếu: Nhớ ơn các liệt sĩ Không quân, Kỷ yếu các cựu phi công tiêm kích bay đêm MiG-21 những năm 1967 - 1975, Kỷ yếu phi công tiêm kích Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1964 - 1973), Trường Không quân Serov A.K. Krasnodar Một thời tuổi trẻ, Kỷ yếu cựu học viên Việt Nam..., đồng thời tích cực tham gia trong Ban tổ chức những sự kiện, tổ chức những cuộc thăm viếng...

        Anh vẫn luôn là người chỉn chu, rất trách nhiệm với công việc, nhiệt tình, cần mẫn, chu đáo. Có lẽ, cương vị Chánh văn phòng đã ngấm vào máu thịt anh. Anh nhớ được rất nhiều sự kiện, ngày tháng xảy ra và các nhân vật liên quan...

        Tôi rất quý anh và gọi anh là “USB với dung lượng lớn đáng nể phục”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2020, 09:45:09 am »

     
        Ở cái tuổi ngoài 70, bây giờ anh Vũ Đình Rạng mới đập nhà cũ đi để xây nhà mới. Mấy người trêu:

        - Sao không làm cách đây mấy chục năm đi, ở cho nó sướng, bây giờ mới dở dói ra cho khổ thân?”.

        - Mấy chục năm trước thì còn sợ “Kim lâu”, vì người xưa vẫn nói là: “Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Phải tuổi Kim lâu cái râu chẳng còn !" Đến bây giờ, qua tuổi “cổ lai hy” rồi, làm nhà, lấy vợ, tậu trâu... thoải mái. Sao lại khổ là thế nào? - tôi nói chen vào khi anh Vũ Đình Rạng chưa kịp phản ứng.

        Tất cả đều cười. Anh Vũ Đình Rạng cũng cười vui vẻ.

        Anh Nguyễn Đăng Kính vẫn trầm lặng với cách kể chuyện rủ rỉ, tế nhị, hóm hỉnh như xưa. Anh là một trong những mẫu người sống bằng nội tâm, có tâm hồn nhạy cảm. Tạp chí “Văn nghệ Quân đội” tháng 12 năm 2012 đã từng đăng chùm thơ của các phi công tiêm kích, trong đó có bài của anh với tiêu đê “Nhắn nhủ”:

        
“Ta vẫn là ta nhé, các anh ơi
        Năm tháng qua đi, lên lão cả
        Những gì đời cho thì giữ
        Cái gì của gió, mặc nó trôi!..."

        Lời lẽ thật chân chất, mộc mạc, giản dị mà đầy tính triết lí! Và tính triết lí thực ra cũng xuất phát từ những sự mộc mạc, giản dị và chân thật như vậy!

        Ngày gặp gỡ các cựu học viên của Trường Không quân Krasnodar, tôi ngồi nói chuyện với anh Hoàng Biểu, lan man nhiều lĩnh vực, nhiều đề tài, từ chuyện học viên bay đến phi công chiến đấu, rồi quay lại chuyện đánh B-52. Tôi hỏi anh về việc sử dụng vũ khí thế nào, ra làm sao, “bắn 2 quả hay 1 quả tên lửa trong trận chiến” thì anh trả lời ngay:

        - Việc bắn 1 hay 2 quả và bắn thế nào đã từng được tranh luận, bàn bạc kỹ lưỡng lắm trong các cuộc “Quân sự dân chủ”. Cũng đã có ý kiến cho rằng bắn 2 quả cùng một lúc thì hiệu suất tiêu diệt không cao hơn một quả là bao nhiêu và khi đã bắn trượt rồi thì chẳng còn cơ hội nào mà làm lại nữa. Nếu chỉ bắn 1 quả thì cũng khó tiêu diệt vì nó là mục tiêu lớn. Sau này đã đi đến kết luận: phải bắn quả đầu tiên ở cự li nằm trong vùng phóng có hiệu quả cao nhất, sau đó bắn tiếp quả thứ 2 trong vùng phóng nguy hiểm, tức là lúc này đã ở cự li tối thiểu và phải nhanh chóng thoát li ngay với gia trọng lớn, đưa máy bay mình ra khỏi vùng nguy hiểm ấy.

        Tôi không được dự những cuộc “Quân sự dân chủ” của các anh vì đã chuyển sang bay ngày, nhưng sau thấy nói là cứ phải bắn đồng loạt (zan-pơ). Mà bắn đồng loạt thì quả bên trái vẫn ra trước rồi sau đó mối đến quả bên phải...

        Chiến tranh qua lâu rồi, nhưng những gì liên quan đến nó thì chừng như vẫn còn như mới nguyên...

        Anh Hoàng Biểu là người biết nhiều sự kiện, biết nhiều chuyện, có điều, ít khi anh nói ra. Anh sống ở Hà Nội nhưng hay về quê, nhất là những dịp lễ Tết, đặc biệt Tết Thanh Minh. Anh tâm sự:

        - Dưới xuôi và nhiều nơi gọi Tháng Ba là Tiết Thanh Minh nhưng quê mình gọi là Tết Thanh Minh. Tết ấy được tổ chức vào đúng ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, chỉ một ngày thôi. Nếu Tết Nguyên Đán và Rằm Tháng Bảy tổ chức một ngày rưỡi thì Tết Thanh Minh chỉ trong một ngày. Đấy là ngày Tết tâm linh. Ngày Tết Nguyên Đán vì lí do gì đó không về được thì có thể thông cảm, nhưng ngày Thanh Minh thì dứt khoát ở đâu cũng phải về để thắp hương cúng tổ tiên, ông bà tại mộ. Ngày ấy là ngày Tết linh thiêng...

        Tôi có tìm hiểu, có biết về ngày Tết Thanh Minh ở quê anh. Đấy là nét văn hóa đặc sắc của người Tày, người Nùng vùng Cao Bằng. Ngày ấy được gọi là Tết “So slam bươn slam” (tức 3-3 âm lịch) với đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Nó trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của mỗi người con dân tộc Tày, Nùng. Đẩy kin đừng thú, đẩy dú đừng lủm cong (được ăn đừng quên đũa, được ở đừng quên ơn). Phải biết rằng mình được như thế này là nhờ ai chứ. Phải nhớ đến công ơn của tổ tiên, ông bà và những người đã khuất chứ...

        Để chuẩn bị cho ngày này, trên mâm cúng thế nào cũng phải có “khẩu nua đăm đeng” (xôi nếp đỏ đen) tức là xôi ngũ sắc, tượng trưng cho Âm Dương, Ngũ Hành. Màu xôi đăm đeng được lấy từ các loại lá cây như lá cẩm, lá sau sau... giã ra, lọc lấy nước để ngâm gạo. Xôi có mùi thơm đặc trưng của thảo mộc không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Ngoài xôi đăm đeng còn có nhiều món khác nữa như gà luộc, măng kẹp thịt, đậu phụ nhồi thịt, cá rán...

        Mọi món đều được bày cúng tại mộ và mỗi mộ đều cắm một cây nêu với chùm hoa cắt bằng giấy để báo hiệu con cháu đã hoàn tất việc tảo mộ.

        Tất cả các con cháu đều về tề tựu đứng cúng trước các mộ.

        Ngoài việc tưởng nhớ đến những người đã khuất, đây còn là dịp để con cháu trong dòng họ đoàn tụ xum vầy, gắn kết tình cảm.

        Nét văn hóa đặc sắc ấy không phải dân tộc nào cũng có được và giữ gìn được một cách lâu bền.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2020, 06:41:55 am »

   
        Tôi đã có dịp về Cao Bằng vào đúng ngày lễ hội Đại đoàn kết các dân tộc nên cũng đã hiểu được thêm nhiều điều.

        Vùng quê anh cũng là vùng quê có những làn điệu hát Then cùng với cây đàn Tính. Điệu hát Then là điệu hát thần tiên, vì Then theo tiếng Tày là Thiên - là Trời. Tôi được biết, lời Then có tới 35 chương đoạn khác nhau. Vừa hát Then vừa chơi đàn Tính, kết hợp sử dụng chùm nhạc xóc trong các nghi lễ cầu mưa, cầu lửa, giải hạn... Then vừa là một sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vừa là một loại hình âm nhạc dân gian mà nội dung của nó phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, từ niềm vui, nỗi buồn đến những ước vọng, hoài bão... hướng tới những điều tốt đẹp, bình an của cuộc sống và người ta dùng đàn Tính để thay lời muốn nói, để bày tỏ nỗi niềm...

        Cao Bằng quê anh là tỉnh có nghệ thuật hát Then phát triển mạnh nhất trong cả nước.

        Tôi còn được biết rằng: hồ sơ hát Then để trình UNESCO vinh danh loại hình hát Then là di sản văn hóa nhân loại đã hoàn tất, trình xét vào cuối năm 2018. Mong muốn loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật... và có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội... này sớm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

        Trong bài “Tình cảnh đoàn ta” của anh Hà Quang Hưng viết về đoàn bay khóa Ba của chúng tôi thì anh Trần Thông Hào được nhắc đến đầu tiên:

        
“Một thời khuấy đảo trời mây
        Tới khi đổ bệnh, mới hay mình già
        Tình hình sức khỏe đoàn ta
        Dạo này cũng đã... sút sa phần nào
        Mổ thận thì Trần Thông Hào
        Cắt tiền liệt tuyến rơi vào Hải-My...”

        Những lần gặp anh, tôi vẫn theo thói quen như hồi còn ở hầm của Đại đội 5, giơ tay lên và hô:

        - Hai-lơ, Hào!

        - Hai-lơ, Huy! - anh cũng giơ tay cười đáp lại.

        Cái trò này chỉ có tôi, anh Trần Thông Hào và Vũ Xuân Thiều là hay “diễn” với nhau mà thôi.

        Gặp anh là tôi lại nhớ đến lần anh xuất kích “chỉ biết có đi, không về”. Lần ấy, anh xuất kích đúng vào thời điểm gió mùa Đông Bắc gây mưa dày hạt và tầm nhìn rất xấu. Nhận định địch đánh vào Hải Phòng, anh đang trực chiến ở đầu Đông sân bay Đa Phúc thì nhận được lệnh từ sở chỉ huy cho chuyển cấp, cất cánh. Trời nổi gió to, mưa nặng hạt và dày, tầm nhìn rất kém. Anh Trần Thông Hào sau khi mở máy, phải lăn về đầu Tây sân bay để cất cánh theo hướng Tây-Đông. Tất cả những người nhìn chuyến xuất kích của anh đều nghĩ rằng: “đi thì đi thôi mà chắc gì đã về!”. Sau khi dẫn vào khu chiến, không gặp địch, anh được dẫn về Đa Phúc hạ cánh, nhưng vì thời tiết rất xấu, không thể hạ cánh được, Sở chỉ huy cho anh về hạ cánh ở sân bay Kép. Tại khu vực sân bay Kép, lúc này trời đang mưa tầm tã. Sở chỉ huy dẫn anh xuyên mây từ phía Đông Bắc xuống. Ngang sân bay Kép, xuống đến độ cao 200 mét rồi mà vẫn chưa ra khỏi mây. Anh liều ấn máy bay thấp xuống chút nữa, thấy phía dưới bụng máy bay loáng thoáng mây nhưng ngay đấy lại là núi. May sao, nhác thấy ánh đèn sáng ở khu vực Bắc Giang và khu vực nhà máy phân đạm Hà Bắc, anh Trần Thông Hào liền cho máy bay vòng về đấy với ý định giả dụ như phải nhảy dù thì cũng ở khu vực đồng bằng rồi, sẽ yên tâm hơn. Nghĩ vậy nhưng anh không dám xuống thấp hơn nữa, sợ sẽ va quệt vào đâu đó. Anh vòng đến khu vực Bắc Giang thì phát hiện được hàng đèn ở sân bay Kép. Tinh thần phấn chấn hẳn lên, anh cho máy bay bay ở độ cao 150 mét, lấy hướng về sân bay. Đột nhiên, máy bay đâm sầm vào đám mưa. Mưa rất to, mặt kính của buồng lái nhòe nhoẹt, không thể nhìn thấy gì ở phía trước, nhưng không thể không hạ cánh. Anh điều khiển máy bay lao xuống theo cảm giác giữa hai hàng đèn. Đoán chừng đã đến độ cao kéo bằng, anh đưa máy bay ra bay bằng, vừa tạo tư thế tiếp đất thì nghe tiếng “kịch” - máy bay tiếp đất luôn. Anh thu hết cửa dầu, giảm tốc độ và thả dù giảm tốc. Mưa vẫn xối xả, mù mịt, không biết đường nào mà lăn vì không nhìn thấy gì xung quanh. Anh báo cáo và tắt động cơ, ngồi chờ xe ứng cấp ra kéo về.

        Sau chiến tranh, anh vào bay trong Trường Không quân Nha Trang. Tới tận cuối 1990 còn bay với các phi công ở sân bay Phù Cát rồi mới thôi bay vào năm 1993. Anh chuyển công tác về Trường Trung Cao Không Quân, sau đó đi học và làm việc tại Cục Khoa học Công nghệ Bộ Quốc Phòng, bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 2001.

        Anh nghỉ hưu năm 2006.

        Lần gần đây đến thăm anh, anh kể về chuyện cắt mật của anh khi bị hòn sỏi to như quả trứng gà tre chèn ép mà tôi cũng thấy gờm. Anh vẫn nhẹ nhàng, tế nhị và hóm hỉnh như những ngày nào còn ở Đại đội bay đêm. Chúng tôi ngồi ôn lại những kỷ niệm xưa - những kỷ niệm không bao giờ cũ để như thấy được sống lại cả một thời...

        Tôi cũng hay đến chơi với Nguyễn Khánh Duy vì hay đưa cháu đi học qua nhà Khánh Duy nên tiện thể ghé qua. Khi thì đem cho Khánh Duy vài quả su su đã nứt nanh, đâm rễ để Khánh Duy trồng, khi đơn giản chỉ là đến thăm. Lần nào thì cũng phải “nhấp” vài chén rượu rồi mới dùng đến li cà-phê và hàn huyên mấy mươi phút mới rời được.

        Nguyễn Khánh Duy cũng là một trong số phi công bay đêm tham gia hết “Chiến dịch 12 ngày đêm”, xuất kích cũng nhiều, gặp không ít khó khăn khi cất hạ cánh, may không bị “sứt mẻ” gì, nhưng chưa có duyên tiếp cận được mục tiêu. Âu cũng là vận may của từng người.

        Khánh Duy có tâm hồn nhạy cảm, từng làm thơ và bài “Bạn tôi” cũng đã được in trong Tạp chí Văn nghệ Quân đội cuối năm 2012 cùng với các phi công tiêm kích khác:

                                   “Chiếc MiG năm xưa đã bày vào tủ kính
                                   Chiếc Bô-ing Mỹ để trên bàn
                                    “Đất nước hội nhập, không hòa tan
                                   Phát triển đi lên theo định hướng...”
                                   Thành quả ngày nay mọi người đều hưởng
                                   Nhuộm máu bạn tôi nhiều đứa không về
                                   Nằm rải rác ở các miền quê
                                   Viếng mộ bạn, đi mấy ngày không hết
                                   Những phi công hy sinh vì Tổ Quốc
                                   Đến hôm nay Mẹ vẫn nhớ vẫn buồn
                                   Đồng đội của con đến thăm nom
                                   Gặp được Mẹ, Mẹ nào cũng khóc!...”.


        Những câu thơ cứ bắt người đọc phải suy nghĩ...

        Với các phi công bay đêm khác, người thì thi thoảng vẫn gặp, người thì lâu lâu tôi mới gặp, người thì lâu lâu mới gọi điện thoại hỏi thăm nhau. Mỗi người mỗi vẻ, ai cũng có cách sống riêng giữa vòng xoáy tất bật của thời đương đại nhưng đều có nét chung của “cánh bay đêm” - của “họ hàng nhà Vạc” mà chỉ người trong cuộc mới hiểu!...
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2020, 05:53:45 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM