Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:57:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (Đọc 8176 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #150 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2020, 06:11:18 am »

... Ở Việt Nam, cuộc cách mạng đã phải tiến hành hoàn toàn bằng sức mạnh của nhân dân trong nước. “Tự lực cánh sinh” ở Việt Nam, đó là một khẩu hiệu do Cụ Hồ Chí Minh nêu ra từ năm 1915... Điều này theo tôi cũng là một cống hiến mới mẻ trong lịch sử lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác.

Sin-gô Si-ba-ta (Nhật Bản) Tạp chí Rô-ki-xi Hy-rô Rông. số 233, Tô-ki-ô, tháng 5-1969.

“... Giôn-xơn tiếp tục khẳng định Ông Hồ thật sự không muốn hòa bình và thường chứng minh điều này bằng cách trích dán không đúng ngữ cảnh lời của đối thủ. Điều ông ta không chịu nói ra là lời Ông Hồ nói rằng ông không chấp nhận một nền hòa bình theo điều kiện của Hoa Kỳ trong đó không đếm xỉa đến Mặt trận dân tộc giải phóng và vẫn chia đôi Việt Nam, đặt miền Nam dưới chế độ bù nhìn”.

Charles Fenn.

Giới thiệu tiểu sử Hồ Chí Minh một trong những lãnh tụ của tư tưởng hiện đại. Trung tâm thông tin KH kỹ thuật quân sự và Viện BTHCM, dịch lưu BTHCM. H.9 C2/14, tr. 13.

“Tôi nhớ đến Ông Hồ Chí Minh đã sang Pháp năm 1946 để tìm một người đối thoại nhưng không thấy, ông muốn đàm phán để tránh chiến tranh”.

R.Mit-tơ-răng

Tổng thống Cộng hòa Pháp, nói trong cuộc họp báo tháng 2-1993 HN. TTXVN trong “TLTK đặc biệt” 12-2-1993.

“Chiến lược cách mạng của đồng chí Hồ Chí Minh phát triển một cách sáng tạo học thuyết Mác - Lênin bất tử đã góp phần xứng đáng, làm phong phú thêm kinh nghiệm cách mạng thế giới”.

Va-xin Va-lép-xki - Thành viên ủy ban bảo vệ hòa bình và ủy ban đoàn kết nhân dân Á - Phi của Bun-ga-ri. Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, H.1980, tr. 144.

“Đồng chí Hồ Chí Minh đã sống một cuộc đời rạng rỡ của một nhà cách mạng mác-xít, của một người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống thực dân, của một người tổ chức và xây dựng một Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và duy nhất ở Đông - Nam Á, kế cả cho đến ngày nay. Đồng chí Hồ Chí Minh đã sống một cuộc đời đầy đấu tranh gian khổ và thắng lợi, là tấm gương cho tất cả những người trung thực và có ý thức về chính trị”;

Trích bài của Ban biên tập báo Thời mới (Liên Xô cũ) số 37, ngày 17-9-1969.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của châu Á. Người vĩ đại vì tài lãnh đạo, vĩ đại vì tình yêu đối với nhân dân, vĩ đại vì lòng dũng cảm và quyết tâm trong cuộc kháng chiến lâu dài chống xâm lược”.

Trích bài đăng trên báo Quốc gia (Ấn Độ). Số ra ngày 5-9-1969.

“Cụ Hồ Chí Minh là một trong những người hiếm có trong lịch sử. Cụ hiểu rõ và phản ánh một cách hoàn hảo những nguyện vọng của nhân dân. Cụ đã hiến trọn đời mình để hoạt động và chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng của Việt Nam là nước liên tục bị chủ nghĩa đế quốc Pháp, Nhật và Mỹ tiến công, và cho nền tự do của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.

Trích bìa của Ri-sớt U-các-dơ, đăng trên báo Người bảo vệ (Mỹ), số ra ngày 20-91-69.

“Ngay từ ngày đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhận thấy lực lượng mạnh mẽ nhất... là chủ nghĩa dân tộc chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản. Trước hết ông gắn bó chặt chẽ bản thân mình với nguyện vọng dân tộc của dân tộc mình. Từ năm 1945, khi tuyên bố độc lập cho Việt Nam đến tận ngày nay, Hồ Chí Minh luôn luôn là chiến sĩ của chủ nghĩa dân tộc cũng như là người đứng đầu chế độ và Đảng cộng sản”.

Hồ Chí Minh trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. (Trích trong cuốn “Chúng ta đến Việt Nam như thế nào và sẽ rút ra khỏi Việt Nam ra sao” của Da-vít Sơn-brân, Giáo sư trường ĐH Cô-lô-bia H.29 C6/06 TL lưu BT Hồ Chí Minh.

“Chúng ta phải tìm bắt lại liên lạc với những người đại diện chân chính của Việt Nam. Dù các ngài muốn hay không muốn, đó không thể ai khác ngoài Hồ Chí Minh và Việt Minh. Vì họ là những người có nhân dân Việt Nam phía sau họ, là những người sẽ đến ngày đối diện với cách ứng xử của chúng ta. Việt Minh hay là Mặt trận Việt Nam độc lập là một phong trào rộng rãi, không phải là một đảng mà là một tổ chức đã tập hợp được đa số nhân dân”.

Hăng-ri Lô-dơ-ray

Diễn văn đọc tại Quốc hội Pháp 18-3-1947.

“... Trong cuộc chiến tranh của loại này: không có chiến tuyến vì chiến tuyến ở khắp mọi nơi, mọi chốn và bất kỳ ở đâu. Chiến tuyến đi qua hàng boong ke, nhưng cũng đi qua quán cà phê châu Âu, nơi bỗng nổ tung một quả lựu đạn. Chiến tuyến ở thành phố và cũng ở cả nông thôn, ở đồng bằng cũng như ở trên rừng núi. Chiến tuyến vào trong nhân dân nơi trên mảnh đất quê hương mình, nhân dân đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc mình và những binh lính nước ngoài là những kẻ không hiểu vì sao mà họ lại phải đến đây để chém giết. Chém giết và cũng để rồi chết bỏ. Đối với họ, kẻ địch đó chính là anh nông dân đang lao động trên cánh đồng chẳng kém gì anh lính thường trực trong quân đội nhân dân chính quy. Họ có cảm giác kẻ địch ở trước mặt, ở sau lưng, bên phải, bên trái và khắp nơi đội quân viễn chinh ấy có cảm nghĩ là mình đã bị bao vây”

A-lan Rút-xi-ô

Dẫn theo P.Cuốc-tắt, R.Ác-tô, J.Quaus, Sách “Những người cộng sản Pháp với cuộc chiến tranh Đông Dương 1944 - 1954”, Nxb L’Harmattan. Pa-ri1985, tr. 345.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #151 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2020, 06:12:09 am »

IV. LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUÂN SỰ

“Cuối tháng 7 năm 1944, Ủy ban cách mạng vùng Cao Bằng đã tuyên bố tán thành khởi nghĩa vũ trang ở Việt Bắc. Ông Hồ không đồng tình và nhận định: “Bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới”. Cao Bằng chỉ mới căn cứ tình hình địa phương, chứ chưa căn cứ vào tình hình chung.

Đầu tháng 12 năm 1944, Hồ Chí Minh ký “Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”, mà hạt nhân là 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp hồi đó chỉ huy ở thượng du Bắc Kỳ. Chẳng bao lâu các đơn vị chiến đấu của Việt Minh đã được chuẩn bị sẵn sàng. Được họ bảo vệ, ngày 29 tháng 10 năm 1944, Hồ Chí Minh tiến sâu vào lãnh thổ Đông Dương, vượt qua vùng biên giới Pắc Bó không phải là năm 1941 nữa rồi - và tiến về Thái Nguyên. Ông ở trong vùng núi đá vôi, mà 10 tháng sau ông sẽ từ biệt để về Hà Nội và rồi lại về đây từ 1947 đến 1954.

Các đội du kích Việt Minh làm hạt nhân trong cả nước, loang ra như một vết dầu, tiến vào vùng núi hẹp Đình Cả gần Thái Nguyên, thời kỳ này là thời kỳ phát triển lực lượng cực kỳ nhanh chóng...”.

Giăng La-cu-tuya (Nhà sử học Pháp), Trích trong quyển “Hồ Chí Minh”, Lesoill Pa-ri, 1947, Bản dịch tiếng Việt, lưu ở Viện Lịch sử Đảng, thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

“Trong bảy tháng, kể từ ngày cách mạng thắng lợi đã làm được bao nhiêu việc để tăng cường sức mạnh quân sự của nước cộng hòa trẻ tuổi và công việc ấy không một ngày dừng lại. Nếu trước khởi nghĩa tháng Tám, việc quân sự hóa các Hội cứu quốc diễn ra chủ yếu là trong vùng giải phóng, thì giờ đây, quá trình này diễn ra khắp nước. Cuối năm 1945, hầu hết các làng xã, khu phố, nhà máy, hầm mỏ đều thành lập các đội tự vệ, mà trong một bài diễn văn của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi đây là “Bức tường thép của Tổ quốc”.

Hội viên các Hội cứu quốc hăng hái tham gia tập quân sự, luyện các cách đánh giáp lá cà. Cả nước diễn ra trong phong trào tìm và chế tạo vũ khí. Lại như ngày xưa, các bác thợ rèn ở nông thôn tạm dừng đúc cày, rèn bay đem tài nghệ của mình ra đúc kiếm, rèn gươm. Trẻ em thu nhặt sắt vụn, người lớn hiến nồi niêu bằng đồng, thậm chí hiến cả đồ thờ cúng.

Quân đội chính quy nhanh chóng tăng lên về chất lượng và số lượng, nhiều đơn vị lớn: tiểu đoàn, trung đoàn xuất hiện. Cần phải nói rằng, ngay từ đầu, mặc dầu trong thực tế Đảng phải hoạt động bí mật, nhưng đã kiểm soát được quá trình hình thành lực lượng vũ trang đất nước và điều đó đóng vai trò quyết định trong cuộc kháng chiến lâu dài sau này. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hai trường quân sự - trường quân sự chính quy và trường tự vệ - đã khai giảng và hoạt động ở Hà Nội. Nhiều người tốt nghiệp những trường này đã trở thành các nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng.

Đến đầu năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự lễ khai giảng trường quân sự ở mạn tây-bắc tỉnh Sơn Tây. Tại đây, lần đầu tiên Người nói rằng, phương châm của quân giải phóng Việt Nam phải là sáu chữ “trung với nước, hiếu với dân”. Từ đó, mấy chữ ấy đã thành danh ngôn, trở thành máu thịt của mỗi người lính, mỗi dân quân, mỗi chiến sĩ tự vệ và đã đi qua hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam”.

Ép-ghê-nhi Ca-bê-lêp. Trích trong Đồng chí Hồ Chí Minh”. Nxb Thanh niên, H. 1985, tr. 170-171.

“Suốt cuộc đời, Cụ Hồ đã chiến đấu cho lý tương cộng sản. Chiến đấu cho lý tưởng, Cụ Hồ đã bị chính quyền Anh ở Hồng Công và chính quyền Trung Hoa nhiều lần bắt tù. Tác phẩm của Cụ được truyền bá rộng rãi, tên tuổi của Cụ được tất cả các phong trào cách mạng phương Đông nhắc tới. Trước hết, từ con người Cụ toát ra “một lòng nhân ái đặc biệt”. Và Cụ có một niềm tin vô cùng mãnh liệt khiến mọi người xung quanh đều bị lôi cuốn. Lối sống giản dị và sự trung thực của Cụ Hồ đã gây ấn tượng sâu sắc.

... Nghĩ và làm một cách “cụ thể và khôn khéo” của Cụ Hồ là một tác phong mà Giáp ra sức học tập, rèn luyện và đó cũng là điều hướng dẫn cho cách xử sự của Giáp những năm sau này, cả trong lĩnh vực chính trị cũng như quân sự. Một trong những nguyên tắc đầu tiên mà Cụ Hồ dạy là, hành động chính trị phải đi trước hành động quân sự, việc động viên quần chúng phải tuyệt đối ưu tiên và chính nhờ đó mới có thắng lợi chính trị và quân sự.

... Thấy Giáp cương quyết, có nhân cách, Cụ Hồ cho rằng, có thể giao cho Giáp phụ trách quân sự...

... Hồ Chí Minh là người thủ lĩnh tinh thần của phong trào, là một bậc thánh nhân... Giáp là một con người hành động.

... Để đấu tranh cho tương lai, cần phải có những người kiên quyết, hăng hái. Đối với họ, Hồ Chí Minh yêu cầu rất cao. Họ cần phải tháo vát, trung thực, tiết kiệm, ngay thẳng, vô tư, khiêm tốn, giản dị”.

Pê-tơ Mác-đô-nan: Giáp, một sự đánh giá Nxb Porrin-12, avenue d’ Jtalie, Paris 1992, Bản dịch lưu tai Bộ môn Tư tưởng quân sự VLSQSVN.

... “Cách mạng không thể đi tới đích nếu không có tổ chức quân đội nhân dân và tiến hành khởi nghĩa vũ trang (theo Hồ Chí Minh). Khởi nghĩa vũ trang phải được bắt đầu từ yếu tố cơ bản: Đó là con người, con người yêu nước Việt Nam. Quân đội đó dựa vào quần chúng thì sẽ là quân đội bách chiến bách thắng. Vũ khí đã có nguồn: lấy vũ khí địch trang bị cho mình”... Chính cái đó giúp chúng ta hiểu rằng một trong những cống hiến quan trọng nhất về quan điểm quân sự chống đế quốc của Hồ Chí Minh là quan điểm “Chiến tranh nhân dân”.

M. Ét-stê-pha-nô - J.Ga-lê-gô (Cu Ba), Chúng bắt đầu bằng việc chém giết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #152 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2020, 06:12:38 am »

“Với uy tín và tài trí của ông, ông Hồ đã góp phần làm chuyển biến cả một giai đoạn lịch sử. Trong những thập niên 20 và 30, ông là một trong những người đã lên án chủ nghĩa thực dân, tiếng nói lúc ấy còn đơn độc, thường bị lãng quên. Trong thập niên 50, ông là người phụ trách xây dựng một tổ chức chính trị và quân sự giúp cho quần chúng nông dân lạc hậu tiến hành thắng lợi một cuộc chiến tranh cách mạng chống một nước phương Tây đáng sợ, một cuộc chiến tranh... đã chấm dứt cả cái huyền thoại về tính chất ưu việt của người da trắng”.

Đa-vít Han-bơ-xtan: Hồ Chí Minh, Ed. Bucher Chantel, Paris 1972, tr.75.

“Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại châu Á. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tại nhiều nước, mặc dù họ chống cộng, cũng không thể không lấy làm tự hào trước chiến công của một quân đội một nước châu Á đánh bại những kẻ từng là “ông chủ” của họ từ châu Âu tới... Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một đội quân chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất Đông-Nam Á, có vị tướng tài ba nhất ở Đông-Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện”.

Tạp chí Thời báo (Mỹ) số ra ngày 22-11-1954.

“Tuy hết sức bận rộn công việc hằng ngày, Hồ Chí Minh vẫn suy nghĩ nhiều về đường lối mà Đảng và Việt Minh phải theo khi những điều kiện vũ trang đã chín muồi, khi kẻ thù còn mạnh, còn là một lực lượng đáng ngại, tuy đã bị mục ruỗng từ bên trong, Người nhớ lại những hoạt động nổi tiếng của tướng lĩnh Việt Nam thời Trung cổ chống lại sự xâm lược của bọn phong kiên Trung Quốc. Họ tổ chức nhân dân vũ trang thành các đội quân khởi nghĩa và tiến hành đấu tranh giải phóng theo phương châm “toàn dân là lính”...

Nói tóm lại, đường lối xây dựng quân đội giải phóng nhân dân là duy nhất đúng. Kinh nghiệm của cách mạng Nga lẫn cách mạng Trung Quốc đều chứng tỏ như vậy, đường lối này cũng hoàn toàn thích hợp với truyền thống đấu tranh lâu đời của nhân dân Việt Nam chống lại bọn xâm lược ngoại bang. Người nhớ lại là, ngay từ cuối năm 1941, đội vũ trang đầu tiên đã được thành lập, có nhiệm vụ bảo vệ bộ phận lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn việc tập luyện quân sự của các đội tự vệ trong các Hội cứu quốc. Sau đó, các đơn vị vũ trang khác cũng đã xuất hiện.

Nhưng trong thời kỳ này, các đội vũ trang của Việt Minh chưa có khả năng trực tiếp hoàn thành các chức năng quân sự. Việc thiếu vũ khí và cán bộ quân sự đã ảnh hưởng đến hoạt động vũ trang. Vũ khí và cán bộ sẽ có dần dần, điều này là tất nhiên. Còn lúc bấy giờ lại cần những hoạt động có thể lay động được quần chúng, làm cho họ thấy rõ khả năng chiến đấu của các lực lượng cách mạng, dứt bỏ được nỗi sợ hãi của mọi người trước sức mạnh giả tạo của quân thù, xóa đi mối nghi ngờ về khả năng vô hạn của nhân dân khi họ đã vùng dậy kiên quyết đấu tranh...

... Không nên hạn chế trong những phương pháp thông thường tiến hành chiến tranh, còn trong trường hợp này là chuẩn bị cách mạng - đó phải là sách lược của Đảng trong những điều kiện đặc thù của Việt Nam - Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận rằng: sách lược hợp lý nhất và có hiệu quả nhất có thể là sự kết hợp một cách sáng tạo, linh hoạt hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, một trong hai hình thức ấy nhất định phải chiếm ưu thế tùy theo sự phát triển cụ thể của hoàn cảnh. Người nghĩ rộng, để sách lược ấy trở thành hiện thực thì phải tổ chức một đơn vị vũ trang vừa tiến hành tuyên truyền chính trị trong nhân dân, lại vừa có khả năng thông qua những cuộc tấn công quân sự táo bạo chống bọn xâm lược mà làm cho nhân dân tin vào lực lượng của mình, vào sức mạnh ngày càng tăng của cách mạng và khả năng chiến thắng kẻ thù.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Hồ Chí Minh ra chì thị thành lạp “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”. Người viết rằng tên gọi đó có nghĩa là “chính trị trọng hơn quân sự”. “Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn hành động có kết quả thì về quân sự, nguyên tác chính là nguyên tắc tập trung lực lượng...”.

... Chỉ thị của Hồ Chí Minh về việc thành lập “Đội tuyên truyền vũ trang” đã trở thành đường lối chung của những người Cộng sản Việt Nam về vấn đề quân sự. Nguyên tắc hết sức quan trọng của lý luận Mác - Lênin về sự kết hợp hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang khi chuẩn bị cách mạng đã được Hồ Chí Minh phát triển một cách sáng tạo, có tính đến những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nguyên tắc đó là cơ sở cho hoạt động chính trị - tổ chức của Đảng cả trong khi chuẩn bị Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhiều năm sau, trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam khỏi bọn đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai của chúng, những người Cộng sản Việt Nam lại giành được những kết quả đặc biệt to lớn trong việc thực hiện triệt để sách lược kết hợp linh hoạt các sức mạnh to lớn trên các mặt trận vũ trang, chính trị, ngoại giao”.

Ép-ghê-nhi Ca-bê-lếp, Trích trong “Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, H.1965, tr.81-85.

“... Khi đề cập đến đường mòn Hồ Chí Minh, con đường đóng vai trò to lớn đối với việc giải phóng Sài Gòn... nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh rằng: đường mòn Hồ Chí Minh hoàn toàn không phải là con đường quân sự, đó là con đường chính trị. Đặc trưng của các hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh luôn luôn bắt nguồn từ lời nói, phong tục tập quán, đạo đức của các dân tộc ở Việt Nam. Con đường mòn này đi qua vùng Tây Nguyên là nơi có các dân tộc thiểu số (Ba-na, Xê-đăng, Gia-rai, Ê-đê...) Nếu không có sự ủng hộ của các dân tộc thiểu số này thì không thể xây dựng và duy trì được đường mòn Hồ Chí Minh.

Sai-tô-ghen (Nhà sử học Nhật Bản). Trích ý nghĩa ngày nay của tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam và Hồ Chí Minh trong quyển “Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh”, tr.101.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #153 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2020, 06:13:34 am »

V. LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM

“... Người ta nhìn thấy cống hiến lý luận của Cụ Hồ Chí Minh ở chỗ, Người đã phát triển lý luận của cách mạng Việt Nam, trên cơ sở tính chất riêng của tình hình Việt Nam. Do đó đã phát triển hơn nữa lý luận mác-xít về cách mạng và về công tác quân sự. Lý luận mác-xít về công tác quân sự, đặc biệt lý luận quân sự cho các nước thuộc địa, phụ thuộc dựa trên lý luận chiến tranh du kích... Những nguyên tắc chỉ đạo cho “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” do Cụ Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam đề ra trước cách mạng năm 1945, tiêu biểu cho một lý luận độc đáo, phù hợp với những điều kiện riêng của Việt Nam, khác với lý luận của cuộc chiến tranh của nhân dân Trung Quốc. Lý luận quân sự của Mao Trạch Đông là - như chính Chủ tịch Mao Trạch Đông nói - lý luận của chiến tranh nhân dân ở một đất nước rộng lớn và đông dân. Nhưng Việt Nam, như Cụ Hồ Chí Minh nói, có tính chất của nước diện tích hẹp, ít dân, xuất phát từ nhu cầu có một lý luận phù hợp với tình hình này. Cụ Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp và những người lãnh đạo khác đã hợp tác phát triển một lý luận quân sự riêng cho Việt Nam.

Trong lĩnh vực này, tôi cũng phải nói rằng, cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam được phát động sau chiến tranh thế giới mới, lý luận về chiến tranh nhân dân phải được phát triển thêm một bước mới. Cống hiến của Cụ Hồ Chí Minh và của Đảng Lao động Việt Nam về lý luận mác-xít của công tác quân sự là ở chỗ họ đã áp dụng lý luận quân sự mác-xít vào một nước nhỏ bé, ít dân, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Thời gian không cho phép tôi đi sâu vào vấn đề này nhưng tôi có bàn đến chi tiết trong quyển sách của tôi “Việt Nam và những vấn đề tư tưởng”. Tôi phải nói rằng Cụ Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam đã bổ sung vào lý luận quân sự mác-xít một công hiến rất mới mẻ và có tính chất mở ra một kỷ nguyên mới”.

Sin-gô Si-dá-ta (Shingo Shidata), giáo sư triết học và xã hội học Nhật Bản. (Trong quyển Betonamuto Shiso monoday, Tokyô, “Soki Shoten”. 1972, tr.269-270). Trích theo bản dịch cuốn “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” (Qua sách báo nước ngoài, Trường ĐHSP Hà Nội I và Viện Thông tin KHXH thuộc TTKHXH và NV. 1993, tr.95-96).

Trong việc vạch ra chiến lược cách mạng để giải phóng Việt Nam khỏi ách đế quốc và thực dân mới, Hồ Chí Minh xem xét đặc thù của tình hình Việt Nam một cách cụ thể nhất. Người đã đưa ra phương hướng, những tư tưởng mới phát triển học thuyết mác-xít về cách mạng và khoa học quân sự. Những tư tưởng về học thuyết quân sự của Hồ Chí Minh bao gồm một lý luận toàn diện với nhiệm vụ cụ thể cho quân đội, dân quân và nhân dân trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến toàn quốc. Dựa trên sự đánh giá sâu sắc về một lý luận của Người về thực tế khách quan, Đảng đã vũ trang xây dựng và phát triển khả năng của ba thứ quân. Đồng thời sự phối hợp các cuộc đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao đã đem lại một sức mạnh cách mạng mạnh mẽ đánh đuổi đế quốc Pháp và Mỹ. Điều cần lưu ý là cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và sự hy sinh của họ nhằm bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình là một bằng chúng sinh động về vai trò của quan chúng. Vì vậy, mục tiêu cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đuổi và những thắng lợi phi thường của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguồn kinh nghiệm cho các đảng anh em ở châu Phi, đang bền bỉ chiến đấu chống các thế lực phản động quốc tế và tay sai gây rối.

Tô-sô-mê Kê-be-de Phó Viện trưởng Viện chính trị, Trường Đảng Ê-ti-ô-pi (Trích “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay” trong quyển “Hội thảo quốc tế về chủ tịch Hồ Chí Minh” UNESCO và Ủy ban KHXHVN, Nhà xuất bản KHXH, H. 1990).

“Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài về việc đề ra chiến lược, sách lượng phương pháp cách mạng đúng đắn và nghệ thuật tài tình tạo ra thời cơ và nắm lấy thời cơ để đưa cách mạng đi đến thắng lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng vào hàng đầu danh sách của tất cả các lãnh tụ cách mạng thiên tài của thời đại chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng vào hàng đầu danh sách các lãnh tụ lỗi lạc của thế giới về đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị, tận tụy, dũng cảm, kiên trì quan điểm cách mạng tiến công, cách mạng triệt để”.

Ri-chác-đô-ba-sốp, nguyên đại sứ Grê-na-đa tại Cu Ba. Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, H. 1985, tr. 182.

Bao giờ Hồ Chí Minh cũng có một nhận thức sâu sắc về thời gian và thời cơ: ta thấy điều đó qua việc thành lập thanh niên, lợi dụng các truyền thống hồi sinh của các hội kín, còn thấy rõ hơn trong việc Người thành lập Việt Minh năm 1941, tận dụng tình thế mới ở Đông Dương, sau khi quân đội Nhật đến. Ta có thể đặc biệt thấy điều đó trong việc chuẩn bị Cách mạng tháng Tám, điều chứng tỏ sự thấy trước tài giỏi các biến cố bắt đầu bằng trung lập hóa Pháp năm 1945 đến việc Nhật đầu hàng vào tháng 8. Người Việt Nam đã sẵn sàng đối phó với những biến cố.

Béc-na Đan. Giáo sư Trường đại học Passon CHLB Đức (Trích trong bài “Hồ Chí Minh nhìn theo triển vọng các nhà lãnh đạo cách mạng và các truyền thống văn hóa được phục hồi ở Đông-Nam Á. In trong sách “Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh” Nxb KHXH, H.1990, tr.59-60).

“Người đã đưa ra những tư tưởng phát triển học thuyết mác-xít về cách mạng và khoa học quân sự. Những tư tưởng về học thuyết quân sự của Hồ Chí Minh bao gồm lý luận toàn diện với nhiệm vụ cụ thể cho quân đội, dân quân và nhân dân trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến toàn quốc”.

Tê Shom Kê-bê-de (Ê-ti-ô-pi). Trích: Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb KHXH, H. 1990, tr. 67.

“Cái mà Người vận dụng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam; những lời huấn thị được làm sáng tỏ trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với những suy nghĩ của Người về chiến lược quân sự của dân quân, nông dân vũ trang tham gia vào chiến tranh du kích đã đặt Người vào vị trí cao cả trong Viện bảo tàng của những nhà cách mạng vĩ đại...”.

Gín-ba Han-đát-sơ. Tạp chí Planèta Action, Paris, tháng 3-1970.

“... Đồng chí Hồ Chí Minh là người thầy về nghệ thuật giành độc lập dân tộc”.

Đoàn đại biểu Mặt trận P.L.O, sổ ghi cảm tưởng Khu di tích Hồ Chí Minh, Hà Nội, 5-1990.

“... Chính từ trong lòng xã hội và trong nhân dân mà Người đã học các khoa học xã hội, chính trị và quân sự...”.

R. Áp-dun-ga-ni (In-dô-nê-xi-a) Hội thảo quốc tế tại Hà Nội, ngày 19-5-1990.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #154 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2020, 06:14:49 am »

“Ông Hồ Chí Minh đã trải qua 20 năm gần một phần tư thế kỷ để thuyết phục nhân dân từ nhóm này đến nhóm khác. Ta có thể nói thuyết phục từng người một. Bằng cách cùng lao động và cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ. Bao giờ ông cũng dùng cách thuyết phục, không bao giờ dùng sức mạnh. Xung quanh ông đã nổi lên những chiến sĩ cách mạng sẵn sàng hy sinh.

Người ta có thể nghĩ rằng, Bác Hồ đã áp dụng lý luận của Mao Trạch Đòng và tưởng rằng những lý luận này đã góp phần khiến cho Bác Hồ theo kịp tình thế. Thật là một sai lầm nếu xây dựng chiến thuật chiến tranh du kích trên cơ sở nhận thức đó. Và về nguyên tắc thì không có gì mới, nhưng nó hoàn toàn xa lạ đối với những khái niệm của phương Tây...”.

Trở thành người Bác như thế nào (Hélene Toumaire Livre Jaune Du Việt Nam Librairie Académ, naique Perrin, 1966, Chiphitre VPP.90-100). Bản dịch lưu BTKCM, H29-C6/9 tr.22-2.

“Bốn mươi năm chiến đấu không ngừng đã dạy cho ông biết và đã làm cho ông tin rằng không bao giờ người ta thắng và cũng chẳng bao giờ người ta bại hoàn toàn, dù là ở trong đáy một xà lim của Quốc dân đảng Trung Hoa hay trước nấm mồ dưới khải hoàn môn Pháp. Khi Võ Nguyên Giáp báo tin thắng trận Điện Biên Phủ, ông đã nhẹ nhàng trả lời: “Thắng lợi có lớn đến đâu, thì cũng chỉ mới là bước đầu”.

Giăng La-cu-tuya. Hồ Chí Minh (Một số chương viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản dịch Đ.M lưu BTHCM- H29 C4/4 tr.56.

“Hiểu rõ rằng, ở giai đoạn đầu tiên của cuộc can thiệp, thực dân có lợi thế rõ ràng về mặt quân sự, đồng chí Hồ Chí Minh đề ra tư tưởng kháng chiến lâu dài để làm suy yếu kẻ địch. Cái chính như bất kỳ cuộc chiến tranh du kích nào, Người nói, không bám vào việc giữ đất, mà cố gắng bằng bất cứ giá nào bảo vệ các cơ quan chính quyền cách mạng, các lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ sở kháng chiến. Chỉ có đường lối như vậy, Người nhấn mạnh, mới cho phép chúng ta chống lại cuộc tấn công đầu tiên của bọn can thiệp, dần dần đạt được cân bằng lực lượng và rồi thì chuyển qua tấn công quyết định”.

E.V.Ca-bê-lếp. Vì sự nghiệp cứu nước. Tạp chí: “Lịch sử cận và hiện đại (Liên Xô cũ) Số 6-1976, Bản dịch Đ.M. Lưu BTHCM H.29,1/2, tr.93-94.

“Để đạt được mục đích của ông, Hồ Chí Minh lúc nào cũng có thể mềm dẻo hơn các đối thủ của ông.

Ông học rộng, thông minh, hăng say hoạt động, khắc khổ và hoàn toàn không vụ lợi tạo uy tín to lớn và lòng kính mến của nhân dân đối với ông. Quả đáng tiếc là Pháp coi thường nhân vật này và không biết đánh giá giá trị của ông và sức mạnh mà ông vận dụng được”.

Sác-li-phen, Giới thiệu tiểu sử Hồ Chí Minh, Một trong những lãnh tụ của tư tưởng hiện đại. Trung tâm TTKHKTQS và Viện BTHCM dịch, lưu tại BTHCM, H.29, C2/11, tr.19.

“Trong những ngày chuẩn bị đòn quyết định đánh vào Điện Biên Phủ, một đoàn nhà báo tiến bộ nước ngoài lên thăm Việt Bắc, các nhà báo gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề nghị Người cho biết những gì đang xảy ra ở Điện Biên Phủ, một địa danh thường được nhắc đi nhắc lại trong các buổi phát thanh ở nước ngoài.

Đây là Điện Biên Phủ - Người nói và lật ngược chiếc mũ cát trên bàn, đây là núi - Người dùng những ngón tay mảnh dẻ, rắn rỏi đưa theo vành mũ - chúng tôi đang ở đây. Còn phía dưới - tay Người đặt xuống đáy mũ, là thung lũng Điện Biên Phủ. Quân Pháp ở đây, chúng không thể thoát ra khỏi đây được. Có thể chúng sẽ còn ở đây lâu, nhưng dứt khoát không thể thoát ra được.

“Nằm” dưới chiếc mũ cát của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những đơn vị tinh nhuệ nhất mà Bộ chỉ huy tối cao của Pháp ở Đông Dương có thể tập trung được: những đơn vị lính dù của quân viễn chinh Pháp và những đơn vị lê dương Đức, tất cả gồm 16 ngàn tên.

Trận Điện Biên Phủ nổi tiếng đó trở thành mẫu mực của chủ nghĩa anh hùng vô song của các chiến sĩ Việt Nam và về nghệ thuật chỉ đạo quân sự đã trưởng thành của Bộ chỉ huy quân đội Việt Nam”.

Ép-ghê-nhi Ca-bê-lếp. Trích: Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, H. 1985.

... Ba tiếng Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ từ nay gắn liền với nhau thành một sự thật vĩ đại, chói lọi như một niềm hy vọng to lớn và tươi sáng.

Héc-to Rô-dri-ghêt Lôm-pác, Trích: Mấy vấn đề về chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb KHXH, H.1985.

“Để khỏi bị xấu chơi như những năm 1946 và 1954, trong khi tìm cách nhượng bộ với các nước phương Tây, ta có thể nghĩ được rằng con người đã làm nảy sinh ra cách mạng và cho nó một phong cách và sự vững mạnh, trụ lại trên ngã tư đường của cuộc chiến đấu vì Tổ quốc và vì chủ nghĩa xã hội cách mạng, con người ấy lại một lần nữa tìm cơ may trong việc vừa đánh, vừa đàm... Đó chính là sự kết hợp tài tình giữa mềm dẻo và kiên cường, giữa sự mường tượng về chính trị và sự kiên định về nguyên tắc, sự căn cứ về truyền thống yêu nước và sự phân tích của chủ nghĩa Mác. Sự kết hợp tài tình ấy chính là cái độc đáo của Ông Hồ”.

Giăng La-cu-tuya, “Một nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng” Báo Le Monde 5-9-1969 Tư liệu BTHCM H28, C20, tr.12.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chân chính, nhà lý luận lỗi lạc và nhà tổ chức thiên tài”.

... “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cống hiến rất vĩ đại vào kho tàng truyền thống cách mạng thế giới về tổ chức, về chiến lược và chiến thuật đấu tranh vũ trang”.

An-thô-ni A-ca-tô Am-pô, Đại biểu Hội liên hiệp học sinh Đại học toàn châu Phi, Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh Nxb Thanh niên, H.1985, tr.59, 60.

“Người đã chứng minh cho thế giới biết rằng, một khi chính nghĩa được bảo vệ bằng một lòng dũng cảm vô song và bằng một sự hiểu biết sâu sắc những quy luật của lịch sử thì nó sẽ chiến thắng những vũ khí và kỹ thuật tối tân nhất”.

J. Noóc-man, Tổng thư ký Hội luật gia dân chủ quốc tế (Sđd, tr.218-219).

Hồ Chí Minh là nhà lý luận, cũng lại là con người hành động, nhà chiến lược và sách lược của chiến tranh cách mạng.

Công-xtan-tin Xi-mô-nốp Nhà văn Liên Xô (cũ). Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, H.1985, tr.157.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo chính trị và là một vị chỉ huy quân sự xuất sắc”.

Báo chiến sĩ An-giê-ri, Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh Nxb Thanh niên, H.1985, tr.155.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo chính trị, quân sự toàn tâm, toàn ý và thiên tài”.

In-ti-pê-rê-đô Tư lệnh quân đội giải phóng Bô-li-vi-a. Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên. H.1985, tr.32.

Bác Hồ từ trần, cùng với nhân dân ta, cả loài người tiến bộ tỏ lòng thương tiếc và quý mến Người. Có 22.000 bức điện, thư, từ 121 nước gửi đến Hà Nội, chia buồn với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Một trận Tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Các nước xã hội chủ nghĩa và 10 nước dân tộc chủ nghĩa đã tổ chức để tang Người. Nhiều chính phủ quyết định lấy tên Người đật tên cho các công trình công cộng như trường học, nhà máy, đường phố, quảng trường.

Theo thống kê của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #155 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2020, 06:15:51 am »

SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU

I. TÁC PHẨM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh: Toàn tập (từ t. 1 đến t. 10), Nxb Sự thật, H. 1980 - 1989.

Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch (từ t. 1 đến t. 6), Nxb Sự thật, H. 1956-1962.

Hồ Chí Minh: Tuyển tập (t. 1, 2), Nxb Sự thật, H. 1980.

Hồ Chí Minh: Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, H. 1970.

Hồ Chí Minh: Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1970.

Hồ Chí Minh: Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1975.

Hồ Chí Minh: Chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1980.

Phép dùng binh của Tôn Tử, Chính trị cục xuất bản, 1947, Lưu trữ Thư viện quân đội, số 15131.

Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh, Phòng Chính trị LKIII xuất bản, Lưu trữ Thư viện quân đội, số 15445.

Con đường giải phóng, Lưu trữ Viện bảo tàng Hồ Chí Minh.

Báo Cứu quốc, các bài viết về quân sự với bút danh Q.T. và Q.Th, in trong các số ra ngày: 17-5, 24-5, 31-5, 7-6, 14-6, 21-6, 20-9, 11-10, 25-10, 8-11, 15-11, 22-11, 6-12, 13-12 năm 1946.

Nguyễn Thao Lược: Đẩy mạnh chiến tranh du kích, Lưu trữ Ban nghiên cứu lịch sử Đảng TƯ, số ĐS1/II, 100/47.

C.B: Để hiểu chiến lược, Báo Nhân dân, 15-4-1951.

C.H, Đ.X, T.L, Chiến sĩ, Trần Lực: Nói chuyện Mỹ, Nxb Quân đội nhân dân, 11.1972.

Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật. H. 1975.

T.L, Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxh Sự thật., H. 1976.

Thơ Bác Hồ, Nxb Quân đội nhân dân. H. 1976.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật. H. 1989.

Hồ Chí Minh: Những bài viết và nói về quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, t. 2, H. 1985 - 1987.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #156 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2020, 06:16:29 am »

II. SÁCH THAM KHẢO

C. Mác - Ph. Ăng-ghen: Về chiến tranh và quân đội (t. t, 2), Nxb Quân đội nhân dân, H. 1983.

Văn kiện Đảng (3 tập), Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, 1978 - 1979.

Văn kiện lịch sử Đảng (từ t. 1 đến t. 11), Trường Nguyễn Ái Quốc xuất bản.

Lịch sử Việt Nam (t. 1, 2), Nxb Khoa học xã hội.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, H. 1981.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Sự thật, H. 1986.

Hồ Chí Minh - Những sự kiện, Nxb Thông tin lý luận, H. 1987.

Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (t. 1. 2), Nxb Quân đội nhân dân, H. 1974 - 1989.

Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (t. 1, 2, 3) Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985 - 1989.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 1988.

Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, H. 1982.

Công tác chính trị trong quân đội (t. 1, 2), VNVQĐ xuất bản, 1945, Lưu trữ Thư viện quân đội, số 18646, 15661.

Cuốn sách của chính trí viên, Hội Tân văn hoá Thuận Hoá xuất bản, 1945, Lưu trữ Thư viện quân đội, số 16689.

Lê Duẩn, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Nxb Sự thật, H. 1986.

Lê Duẩn, Dưới cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, H. 1970.

Trường Chinh; Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, Nxb Sự thật, H. 1985.

Trường Chính: Mấy vấn đề quân sự trong cách mạng Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1983.

Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, H. 1990.

Võ Nguyên Giáp: Hồ Chủ tịch, nhà chiến lược thiên tài, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, H. 1980.

Võ Nguyên Giáp: Những bài giảng về đường lối quân sự của Đảng, Viện khoa học quân sự.

Hùng Thắng - Nguyên Thành: Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, H. 1985.

Đoàn Chương, Tìm hiểu sự nghiệp và di sản quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1989.

Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb Văn học, H. 1977.

Bác Hồ, Nxb Văn học, H. 1975.

Đầu nguồn, Nxb Văn học, H. 1975.

Theo Bác đi kháng chiến, Nxb Thanh niên, H. 1980.

Bác của chúng ta, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985.

Bác Hồ như chúng tôi đã biết, Nxb Thanh niên, H. 1985.

Người cha thân yêu, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1986.

Trận đánh ba mươi năm (t. 1, 2, 3), Nxb Quân đội nhân dân, H. 1983 - 1988.

E, Cô-bê-lép: Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Cận vệ thanh niên, Mát-xcơ-va, 1985.

Sin-gô Si-ba-ta: Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng, Aoky Shoton, Tokyô, 1972.

G. Bu-đa-ren: Hồ Chí Minh (trích trong cuốn Các chính khách châu Á), Lưu trữ Thư viện quân đội, số 10894.

G. Lacu-tuya: Hồ Chí Minh, tiểu sử chính trị, Rondom House New York, 1968.

G. Xanhtơni: Câu chuyện một nền hòa bình bất hạnh, Amiot Duymont, Paris, 1953.

P. Muýt: Hồ Chí Minh, Việt Nam, châu Á, Au Seuil, Paris, 1971.

H. Adô: Hồ Chí Minh, dịp may cuối cùng, Flammarion, Paris, 1968.

R. Xalăng: Sự cáo chung của một đế quốc, Presses de la Cite’, Paris, 1970.

H. Nava: Đông Dương hấp hối, Plon, Paris, 1956.

H. Sanxbơri: Một người Mỹ ở Hà Nội - Đằng sau phòng tuyến Việt cộng, Presses de la Cite’, Paris, 1967.

B. Phôn: Mặt trận Việt Minh - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945 - 1960, Armand Colin, Paris, 1960.

G. Am-stơ: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM