Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:47:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Buôn Ma Thuột Xuân Mậu Thân 68  (Đọc 2994 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:22:34 pm »

Tên sách: Buôn Ma Thuột Xuân Mậu Thân 68
Sở Khoa học công nghệ và môi trường Dak Lak
Xuất bản 1-1995


“BUÔN MA THUỘT XUÂN MẬU THÂN 68”
Được biên tập từ kết quả công trình nghiên cứu cùng tên do Sở Khoa học – công nghệ và môi trường Dak Lak chủ trì.

* Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN HỮU TRÍ
- Biên tập:   NGUYỄN VĂN NAM
      NGUYỄN THANH PHƯỚC

CÙNG BẠN ĐỌC

Hai mươi bảy năm đã qua, kể từ cuộc tổng tấn công tổng nổi dậy mùa xuân mậu thân 68.

Chiến trận đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng trong tâm trí những người “trong cuộc” và những người “cùng thời chống Mỹ”, đức hy sinh dũng cảm, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của đồng bào chiến sĩ ta trong mùa xuân đó vẫn không bao giờ phai mời!

Mỗi độ xuân về, lòng chúng tôi lại bồi hồi xúc động và day dứt khôn nguôi về việc chưa ghi lại được những diễn biến hào hùng của cuộc tổng tấn công và nổi dậy có một không hai trong lịch sử Dak lak – Buôn Ma Thuột – hầu tưởng nhớ sâu sắc hơn để sống sao cho xứng đáng với đồng bào, đồng chí.

Phạm vi nhiệm vụ được giao lúc bấy giờ của chúng tôi hết sức nhỏ hẹp, khả năng đánh giá sự kiện lịch sử lại có hạn, nên những thiếu sót khi cho ra đời tập sách nhỏ này là không thể tránh khỏi. Chúng tôi mong muốn được đồng bào, đồng chí “Mùa xuân Mậu Thân Buôn Ma Thuột 68” lượng thứ và bạn đọc xa gần chỉ giáo, bổ sung để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến với các đồng chí lãnh đạo của tỉnh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và hiện nay, cùng nhiều đồn chí, đồng bào từng tham gia chiến trận Mậu Thân 68 đã khuyến khích, ủng hộ cung cấp tư liệu hoặc chỉ giáo cho chúng tôi trong quá trình hình thành cuốn sách và tạo những điều kiện quan trọng cho tác phẩm kịp ra mắt bạn đọc.

Xuân Ất Hợi đang về. Trong đêm giao thừa thiêng liêng năm nay, xin cho phép chúng tôi được dâng tập ký sự này lên bàn thờ Tổ quốc như nén nhang lần thứ 27 kính cẩn tưởng nhớ các chiến sỹ đồng bào đã ngã xuống trong Mùa xuân 68 vì sự nghiệp cách mạng vĩ đại ngày nay của chúng ta và cho sự trường tồn của cả dân tộc.

   
Tác giả
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:24:30 pm »

LỜI GIỚI THIỆU

Chúng ta đương chuẩn bị tiến tới kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng mền Nam – thống nhất Tổ quốc, bắt đầu từ chiến thắng lịch sử giải phóng Buôn Ma Thuột (10-3-1975).

Cùng với chiến thắng lịch sử đó, quân – dân Dak Lak và quân – dân các dân tộc Buôn Ma Thuột mãi mãi ghi nhớ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của toàn tỉnh, mà trọng điểm là thị xã Buôn Ma Thuột, trong tết Mậu Thân (1968) như một chiến công tuyệt vời và là một trong những trang sử oai hùng của tỉnh ta trong sự nghiệp chống Mỹ - cứu nước. Chính cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân đã góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ-ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của giặc Mỹ, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta sang một tình thế mới, chuẩn bị điều kiện cho Đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử.

Đối với thế hệ đương thời, mỗi lần tết đến, xuân sang trong lòng càng dấy lên niềm tự hào chiến thắng, càng bùi ngùi tưởng nhớ đồng đội, đồng chí, đồng bào đã ngã xuống cho độc lập – tự do của Tổ quốc.

Đối với các thế hệ kế tiếp càng mong muốn được biết đến chiến công và sự hy sinh của thế hệ cha anh mình, từ đó mà có ngày hôm nay.

Chính vì vậy mà ngay từ đầu, tôi rất cảm kích, hoan nghênh tác giả đã bỏ công sưu tầm, ghi lại diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân ở Buôn Ma Thuột và tỉnh Dak Lak.

Có thể tập sách này còn có những điều thiếu sót khó tránh khỏi, nhưng về cơ bản đây là những ghi chép khá tâm huyết và trung thực về những gì đã diễn ra trong Tết Mậu Thân ở tỉnh ta.

Mong được đông đạo bạn đọc đón nhận tập sách như một lưu niệm đầy ý nghĩa trong những ngày xuân này. Hy vọng đây cũng là món quà tinh thần quý báu vừa để suy ngẫm về những giá trị của cuộc sống, chiến đấu, lao động mà mỗi người đóng góp phần mình cho đất nước.

NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
(Nguyên Bí thư Tỉnh ủy và Chính ủy
                                                                                                                                                             
Mặt trận Buôn Ma Thuột Tết Mậu Thân)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:27:03 pm »

CHƯƠNG THỨ NHẤT
MỘT THOÁNG BUÔN MA THUỘT

HUYỀN THOẠI VÀ LỊCH SỬ

Thuở hồng hoang, lúc con người chưa xuất hiện, thì trời và đất còn dính liền với nhau. Một hôm, không biết từ đâu, một con rồng khổng lồ dang đôi cánh rừng rực lửa đỏ, bay xuyên qua những đám mây ngũ sắc đến vùng này. Rồng lửa đã dốc hết sức mình tách bầu trời ra khỏi mặt đất, sau đó thu hết lửa và nằm xoài xuống, đầu hướng về phương Bắc. Xác của nó biến thành vùng đất đỏ rộng lớn, phì nhiêu mà ngày nay ta gọi cao nguyên Buôn Ma Thuột huyền thoại.

Nằm chính giữa Tây Nguyên, ở đội cao từ 300-500 mét so với mặt biển, trải dài trên 900 cây số vuông, Buôn Ma Thuột là cao nguyên rộng, thấp và tương đối bằng phẳng trong số các cao nguyên của vùng Trung Trung Bộ. Thiên nhiên quả là đã hào phóng biết bao khi ban tặng cho Buôn Ma Thuột những tài ngyên vô giá, ít nơi bì được: Rừng địa ngàn với thảm động, thực vật phong phú, đất đỏ Bazan màu mỡ vào bạc nhất nước ta. Nguồn nước và sa khoáng dồi dào… hứa hẹn những tiềm năng lớn lao về kinh tế, dân sinh.

Cư dân bản địa lâu đời của Buôn Ma Thuột là đồng bào Ê đê và đồng bào M’nông. Người Ê đê thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo Polinesiens. Người M’nông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme. Nhưng họ đều là con cháu lâu đời của người Indonesiens. Họ có nền văn hóa đạt đến một trình độ nhất định và mang bản sắc độc đáo của riêng mình, trước khi tiếp xúc với nền văn hóa Ấn Độ qua các vương quốc của Nam bán đảo Đông Dương vào các thế kỷ đầu Tây lịch.

Người Ê đê, M’nông ở Buôn Ma Thuột vốn có mối quan hệ gần gũi với các dân tộc khác ở Tây Nguyên như người Gia Rai, Ba Nam, Mạ, Kờ Ho và người Chăm ở ven biển miền Trung. Sau các cuộc “chiến tranh trăm năm” giữa các bộ lạc người Chân Lạp với người Chiêm Thành, ảnh hưởng của người Chăm ở Tây Nguyên kéo dài nhiều thế kỷ đầu thiên niên kỷ thứ 2 và để lại dấu ấn giao lưu văn hóa sinh động trong quá trình phát triển của các dân tộc.

Thế kỷ 15, sau khi chiến thắng Chiêm Thành, triều đình nhà Lê đã có một chính sách nhạy cảm đối với vùng đất được coi là “phên dậu” này, trong tư thế của một giang sơn thống nhất. Nhà Lê và các triều đại phong kiến kế tiếp luôn luôn coi trọng việc cai quản lãnh thổ và thu phục nhân tâm, nhờ thế mà bảo toàn được bờ cõi.

Cũng chính từ đó, do yêu cầu của quá trình sinh tồn và cộng đồng phát triển, mối quan hệ giữa đồng bào Ê đê, M’nông với đồng bào Kinh nảy mầm và phát triển theo dòng đi lên của lịch sử. Mối tình keo sơn, đoàn kết Kinh – Thượng chính là đặc trưng và nhân tố làm nên lịch sử hào hùng của Bôn Ma Thuột. Đồng thời nó cũng đã vun đắp nên một nền văn hóa đa dân tộc tuyệt vời, sinh động, ít nơi nào có được.

Trước khi các yếu tố lịch sử - xã hội từ bên ngoài xâm nhập xứ sở này vào những thế kỷ trước, các buôn đồng bào Ê đê, M’nông đã tiến những bước dài trên con đường đưa công xã thị tộc vào thời kỳ phồn binh. Thật vậy, trong các huyền thoại đầy tính sử thi được truyền tụng cho đến ngày nay, sức sống của xã hội Ê đê, M’nông đã in dấu ấn sâu đậm qua những hình ảnh hùng tráng và thi vị. Các trường ca như Xinh nhã, Đăm San đã dành chỗ đứng xứng đáng thể hiện sự phát triển phong phú của đời sống và phản ánh ý chí cương cường của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, bảo vệ tự do.

Đó là trên bình diện văn học, sử thi. Còn trên thực tế, các buôn làng Ê đê, M’nông tuy chưa phân hóa mạnh, nhưng các yếu tố kinh tế - xã hội đã phát triển đến trình độ nhất định, làm nẩy sinh tầng lớp giàu nghèo. Và tuy chưa hình thành một chế độ nô lệ có hình hài rõ rệt, nhưng đã xuất hiện các hình thức chiếm hữu, mua bán nô lệ trong các gia đình quyền thế.

Hiện còn khá nhiều tài liệu lý thú cho thấy vào thế kỷ 19, Buôn Ma Thuột có những buôn làng khá trù phú(1).

Chính sự phát triển của các buôn làng cũng đã phá vỡ sự đóng kín của từng địa dư nhỏ hẹp, hình thành những vùng cát cứ rộng lớn do các vị tù trưởng lẫy lừng cai quản, mà sau này lưu danh lịch sử vì đã đứng về phía nhân dân chống lại quân xâm lược.


(1) Người Pháp có tài liệu miêu tả Buôn do tù trưởng Ama Thuột cai quản nằm bên bờ suối Ea Tam như là một “vùng ảnh hưởng” nhiều thế lực với hàng trăm nóc nhà dài. Các gia đình giàu có trong buôn chất đầy chiêng ché, có hàng dàn trâu bò, nuôi hàng chục – thậm chí hàng trăm nô lệ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:28:58 pm »

LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG

Trước khi nổ những phát súng đầu tiên vào năm 1894 chính thức đánh chiếm Buôn Ma Thuột bằng vũ lực, thực dân Pháp đã có hàng chục năm xâm nhập, do thám và tìm hiểu kỹ càng về đất nước, con người Buôn Ma Thuột. Chúng biết không phải dễ dàng khuất phục đồng bào Ê đê, M’nông, những dân tộc kiên cường, bất khuất và yêu thuộc tự do. Cho nên hầu hết các đoàn thám hiểm với nhiều danh nghĩa khác nhau đã tận dụng mọi thời cơ để tiếp xúc, tranh thủ mua chuộc các tù trưởng chấp nhận nền bảo hộ của Pháp. Nhưng chúng đã nhầm: Ý đồ áp đặt sự thốn trị của chủ nghĩa thực dân lên Buôn Ma Thuột bằng con đường “Hòa bình” hoàn toàn thất bại, trước sự phản kháng quyết liệt và đầy mưu trí của các dân tộc. Ama Jhao – một tù trưởng anh hùng của Buôn Ma Thuột đã từng nói thẳng vào một công sứ Tuốc Niê một câu bất hủ về ý chí tự do của đồng bào mình, rằng không bao giờ chấp nhận kẻ nào “bảo hộ” trên núi rừng thiêng liên của cha ông(1).

Từ năm 1984 đến giữa thập niên 30 thế kỷ XX, thực dân Pháp dùng vũ lực đánh chiếm, “Bình định” Buôn Ma Thuột. Chúng áp đặt chính sách hà khắc và mị dân nhất để khuất phục đồng bào các dân tộc. Một trong những con bài thâm hiểm nhất là “Chia để trị”, hòng ngăn cản mối giao lưu, đoàn kết Kinh – Thượng để dễ bề đẩy đồng bào các dân tộc ít người vào con đường bần cùng hóa. Và một trong những tên cáo già thực dân chủ xướng cho chính sách “Chia để trị”, mua chuộc tầng lớp trên kìm hãn tầng lớp dưới là Sabatiê mà sau này đã bị quần chúng đấu tranh phải cút khỏi Dak Lak một cách nhục nhã.

Rõ ràng, chúng càng thống trị, càng đàn áp thì truyền thống bất khuất, tự do và ý chí chống Pháp càng được thổi bùng lên trong nhân dân các dân tộc. Những cuộc đấu tranh liên tục nổ ra dưới nhiều hình thức, hợp thành một làn sóng đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền tự chủ kéo dài trên 4 thập kỷ. Tiêu biểu như phong trào đấu tranh của Ama Jhao (1890-1905), Nơ Trang Gưh (1900-1914), Y Jút – Y Út (1925-1926), Săm Brăm (1930-1936)… đã nhiều phen làm cho bọn cai trị thực dân hoảng hốt. Chúng phải khiếp sợ, kinh ngạc trước ý chí đấu tranh và tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc. Cũng như các cuộc khởi nghĩa cùng thời của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Tống Duy Tân… các phong trào đấu tranh chống Pháp của đồng bào Ê đê, M’nông do các vị tù trưởng và những nhân sĩ có uy tín lãnh đạo đã để lại những trang chói ngời oanh liệt trong lịch sử sinh tồn và phát triển của nhân dân các dân tộc.

Một điều kỳ lạ nữa, kẻ thù càng tìm mọi cách để chia rẽ, ngăn cản mối tình đoàn kết Kinh – Thượng thì đồng bào Kinh, đồng bào Thượng càng gần gũi, gắn bó hơn trong cuộc hành trình giành, giữ tự do. Trong các cuộc đấu tranh chống nền đô hộ của Pháp đầu thế kỷ 20, qua các phong trào chống bắt xâu, chống bắt lính, các phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền…, người Kinh càng luôn sát cánh bên người Thượng, minh chứng rằng sức mạnh không gì lay chuyển nổi của nhân dân ta bắt nguồn từ truyền thống quý báu đó.

Ít ai ngờ được một làng nhỏ người Kinh được thành hình bên cạnh các buôn đồng bào người Ê đê vào đầu năm 1928 lại trở thành một dấu ấn lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của Buôn Ma Thuột. Làng Lạc Giao – nơi gặp gỡ của những người lưu lạc, đúng như tên gọi của nó – đã trở thành tụ điểm mở đầu cho một qua trình người Kinh gắn bó với Buôn Ma Thuột, cùng với đồng bào các dân tộc bảo vệ và xây dựng quê hương.

Lịch sử cũng đã có sự trùng hợp kỳ diệu. Chính trên mảnh đất giàu truyền thống đoàn kết, đấu tranh bất khuất này lại sớm hình thành một phong trào cách mạng, mà cái nôi đầu tiên là nhà đày Buôn Ma Thuột. Nơi thực dân Pháp đày ải các chiến sĩ cộng sản lại là nơi gieo mầm tư tưởng cách mạng của Đảng. Từ cuộc đấu tranh của tù chính trị trong nhà đày, đến các phong trào do Việt Minh lãnh đạo và sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên tại Buôn Ma Thuột (tháng 5-1945) là một quá trình cách mạng liên tục, để cuối cùng lịch sử được chứng kiến một trang chói lọi nhất, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng bào các dân tộc đứng lên phá bỏ xiềng gông nô lệ, giành độc lập tự do. Ngày 25-8-1945 đã gi một dấu ấn vàng son trong tiến trình lịch sử Buôn Ma Thuột, 3000 đồng bào các dân tộc thiểu số sát cánh bên hàng nghìn đồng bào Kinh ỏ xã Lạc Giao, dưới sự bảo vệ của 500 binh lính(2), đã mít tinh thành lập chính quyền nhân dân và kéo là cờ đỏ sao vàng lên giữa làng Buôn Ma Thuột, chấm dứt nửa thế kỷ tủi nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp.

Bốn tháng sau ngày cách mạng thành công, ngọn lửa chiến tranh lại cháy bùng lên ở trên mảnh đất này. Một lần nữa đồng bào các dân tộc lại đứng lên chống quân xâm lược, bảo vệ những thành quả thiêng liêng nhất: Độc lập tự do của Tổ quốc. Chín năm trường kỳ, gian khổ và ác liệt, nhân dân Buôn Ma Thuột đã cùng với cả Tây Nguyên bất khuất và cả nước kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp. Song, cũng như ở miền Nam, giây phút hòa bình sau hiệp định Giơnevơ ở buôn Ma Thuột quá ngắn ngủi, đồng bào chưa kịp tận hưởng thành quả của 9 năm kháng chiến, thì đã phải bắt đầu cuộc chiến đấu mới chống lại một kẻ thù mạnh hơn, nham hiểm hơn kẻ thù trước rất nhiều.

Ngay sau khi ta tiến hành bàn giao khu vực cho ngụy quyền tạm thời kiểm soát để chuyển quân tập kết theo hiệp định đình chiến, thì cũng là thời điểm đối mặt với những âm mưu hiểm độc của đế quốc Mỹ và tập đoàn Diệm Nhu. Hàng chục người con yêu quý của các dân tộc, vâng lời Đảng và Bác Hồ ở lại cùng nhân dân, đã bắt tay ngay vào công tác xây dựng thực lực đấu tranh và sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh khốc liệt nhất. Với muôn vàn đau thương, mất mát, song đầy kỳ tích anh hùng đội ngũ cách mạng đã từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh vươn lên, vươn lên mãi cùng với nhân dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử.

Đối với Buôn Ma Thuột, lịch sử và huyền thoại cứ quyện vào nhau bàng bạc, khơi dậy lòng tự hào không bao giờ cạn. Ba mươi năm đấu tranh quên mình vì độc lập tự do và ngót hai mươi năm viết lên trang sử chống Mỹ oai hùng, Buôn Ma Thuột đã kể lại cho đời sau những tên người và chiến công huyền thoại.

Trong rất nhiều chiến công huyền thoại đó, “Buôn Ma Thuột – Tết Mậu Thân 68” đã vượt qua tầm vóc của nó, sống mãi với thời gian và minh chứng cao nhất cho ý chí độc lập tự do của mọi tầng lớp trong cộng đồng các dân tộc ở Dak Lak.


(1) Sau nhiều lần thuyết phục, mua chuộc Ama Jhao nhưng không đem lại kết quả, bọn thực dân cử công sứ Tuôcniê từ Lào sang hăm dọa ông. Tuốcnie nói: Ông rất dễ nhận ra là ông thuộc quyền cai trị của ai. Nếu ông uống nước chảy xuôi phía biển Đông là thuộc quyền của ông lớn người Pháp như tôi. Còn nếu ông uống nước chảy phía Tây thì thuộc quyền cai trị của tôi”. Ama Jao khẳng khái trả lời: “Tôi biết rất rõ ông muốn gì. Nhưng tôi chỉ uống nước ao”.
(2) Thuộc lực lượng Bảo an binh (do Nhật lập ra) ngả theo cách mạng tham gia cướp chính quyền.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2020, 04:37:19 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:30:42 pm »

CHƯƠNG THỨ HAI
BUÔN MA THUỘT NHỮNG NĂM TRƯỚC MẬU THÂN

MỘT ĐỊA BÀN TRỌNG YẾU

Ngày 2-3-1955, nửa năm sau khi được đế quốc Mỹ đưa lên nắm chính quyền bù nhìn tại miền Nam, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ “Hoàng triều cương thổ” ở Tây Nguyên để thiết lập một hệ thống chính quyền thân Mỹ. Sắc lệnh này ban bố giữa lúc Diệm đang tập trung đối phó với phong trào cách mạng lan rộng ở các tỉnh Duyên Hải miền Trung, chứng tỏ một tham vọng, đã hình thành sớm trong âm mưu cua Mỹ và chính quyền họ Ngô, nhằm nhanh chóng xác lập sự thống trị toàn diện của chúng tại cao nguyên trung phần.

Hơn một năm sau, Diệm lại ra sắc lệnh sáp nhập Tây Nguyên vào lãnh thổ “Trung phần Việt Nam” và lấy Buôn Ma Thuột làm thủ phủ. Ý đồ đó là bước khởi đầu trong quá trình “Bình định” Buôn Ma Thuột và leo thang cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Sở dĩ ngay từ đầu Mỹ và nhà cầm quyền miền Nam sớm xác định vai trò trọng yếu của Buôn Ma Thuột là bởi những điều kiện địa lý, chính trị và xã hội đặc biệt ở xứ sở này. Ở vào vị trí trung tâm các cao nguyên miền Tây của Tổ quốc, Buôn Ma Thuột tiếp giáp với các địa bàn miền núi xung yếu nhất, dễ cơ động nhờ có sân bay và những đường giao thông huyết mạch nối liền với các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng miền Trung và Đông Nam Bộ(1).

Buôn Ma Thuột còn là một đô thị lớn của Tây Nguyên cả về phương diện kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng, dân cư và xã hội. “Bình định” được Buôn Ma Thuột, không những địch năm được các lợi thế về chính trị và tài nguyên, có điều kiện kiểm soát được dải đất từ Quảng Đức đến Phú Bổn, từ biên giới Campuchia đến miền Tây Khánh Hòa – Phú Yên, mà còn làm bàn đạp trọng yếu khống chế cả vùng duyên hải miền Trung, Đông Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.

Suốt 10 năm liền từ năm 1955, đế quốc Mỹ và các chính quyền miền Nam luôn luôn dành những tiềm lực đáng kể để bình định Buôn Ma Thuột một cách có hệ thống. Quá trình đó bao gồm cả 2 mặt chính trị và quân sự, nhằm hỗ trợ cho nhau, hướng tới mục tiêu cơ bản, lâu dài là biến đô thị này thành một vùng hậu cứ quan trọng giữa cao nguyên Trung phần.

Điều đó cũng giải thích tại sao trong suốt hàng chục năm chiến tranh, không có một chính sách hay một kế hoạch quân sự, chính trị của Mỹ thực thi tại miền Nam mà không thực thi ở Buôn Ma Thuột. Cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Buôn Ma Thuột, chính vì thế, là một phần thu nhỏ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc long trời lở đấu của miền Nam Việt Nam và thực tế đã trải qua những chặng đường hết sức gay go ác liệt.


(1) Gồm: Quốc lộ 21 nối Buôn Ma Thuột với thành phố Nha Trang, quốc lộ 21 bis nối Buôn Ma Thuột với Đà Lạt – Cao Nguyên Lâm viên, quốc lộ 14 chạy từ Quảng Nam Đà Nẵng qua Tây Nguyên, Phước Long và gặp quốc lộ 1A tại Sài Gòn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:34:05 pm »

THAM VỌNG VỀ CHÍNH TRỊ:

Từ cuối năm 1954, đầu 1955, trong khi vẫn ráo riết khủng bố phong trào cách mạng ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, chính quyền Diệm chuyển một phần lực lượng lên Tây Nguyên và xúc tiến ngay công cuộc “Bình định” Buôn Ma Thuột, nhằm tạo thế đứng đầu tiên trong quá trình xác lập sự thống trị vùng trung tâm Cao nguyên Trung phần.

Về chính trị, chúng sớm bộc lộ mưu đồ nhanh chóng đề bẹp ảnh hưởng của Pháp, khẩn trương thiết lập và hoàn chỉnh một bộ máy kìm kẹp từ thôn ấp đến các tỉnh, ra sức phát triển các lực lượng chống cộng hậu thuẫn cho chính quyền(1) tập trung khủng bố, tiêu diệt các lực lượng kháng chiến và đập tan ý chí cách mạng của nhân dân.

Tại thị xã, địch chuyển quận lỵ xuống Hòa Bình, đổi tên xã Lạc Giao thành châu thành Lạc Giao, chia nhỏ khu vực nội thị ra làm 9 ấp và sắp đặt những người trong bộ máy cai trị hoàn chỉnh với tiêu chí cơ bản: Trung thành với “chính quyền quốc gia”, có nợ máu và chống cộng triệt để. Dưới mỗi ấp tùy theo mức độ tập trung dân cư mà 3, 4 hoặc 7, 8 gia đình thành lập một liên gia(2). Liên gia thực chất không phải là một cấp hành chính, nhưng giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh các biện pháp hành chính, địch ráo riết mở chiến dịch “thanh lọc” trong dân chúng, gây tâm lý sợ liên lụy trong việc thực hiện “Quốc sách tố cộng, diệt cộng”(3). Chính quyền Diệm tiến hành bắt bớ hàng loạt những gia đình trước đây cơ tham gia kháng chiến, truy bức, khống chế, ly gián họ với mọi người. Mặt khác, chúng ra sức tuyên truyền về chế độ Diệm và xuyên tạc Hiệp định Genève, hầu hết nhân dân ta sống trong không khí nặng nề, ngột ngạt, bất cứ lúc nào cũng có thể bị “Công an đặc biệt” bắt bớ, xét hỏi. Đa số trong đó là những người tham gia kháng chiến, sống trong cảnh bị o ép, tang thương.

Để lôi kéo những tầng lớp có thể làm hậu thuẫn cho chính quyền, địch sớm lợi dụng vấn đề dân tộc. Ở bên trên chúng thành lập các cơ quan sắc tộc với danh nghĩa “bảo trợ” sự phát triển của các sắc dân thiểu số, hô hào “Kinh Thượng bình đẳng”, song thực chất là tước dần các quyền lợi và tập quán của đồng bào dân tộc. Đối sách của địch là vừa đàn áp vừa mua chuộc, thỏa hiệp với các lực lượng “ly khai” để tận dụng để chống cộng(4). Ở bên dưới, chúng ra sức lôi kéo những người có thế lực trong các Buôn ấp xung quanh thị xã. Đến những năm 59-60, trên 40 buôn ấp ven thị và nội thị, địch đã xây dựng xong hệ thống tề diệp do chính những kẻ có thế lực trong đồng bào dân tộc cầm đầu.

Địch càng không quên lợi dụng vấn đề tôn giáo. Cùng với việc số dân di cư lên Dak Lak, chính quyền Diệm có ý đồ sâu xa lần lượt lập nên các vùng công giáo tập trung trên địa bàn xung yếu và trục đường giao thông vào thị xã. Chúng đầu độc đồng bào và kích động các vùng có đạo chống lại cách mạng. Địch còn tập trung tài trợ cho địa hạt thượng du của Tin lành, dùng tiền viện trợ để phát triển nhanh số tiến đồ Tin Lành cũng như Công giáo, coi đó là lực lượng hậu thuẫn của chính quyền.

Ở các vùng nông thôn ngoài thị xã, bên cạnh hệ thống đồn điền của người Pháp, người Hoa và một số đồn điền của người Việt Nam, đồn điền của các tướng tá ngụy xen kẽ ở các vùng dân cư và trở thành chỗ dựa quan trọng trong việc kiểm soát lãnh thổ, địch còn ra sức dồn dân, lập nên các Dinh điền và các khu địch cư liên hoàn để vừa khống chế, vừa che chắn địa bàn thị xã.

Những năm 60-61 trở đi, trước sự phát triển của phong trào “đồng khởi” “phá kềm” của ta, đe dọa trực tiếp đến tình hình an ninh trong cũng như ngoài thị xã, địch buộc phải mở rộng các vùng nông thôn bằng cách tiếp nhận ồ ạt dân bị lùa xúc di cư từ các tỉnh đồng bằng Khu 5 lên Dak Lak, số dân này được đưa vào các vùng xung yếu, thành lập các dinh điền bao quanh các quận lỵ Đức Lập, Phước An, Phú Nhơn, Lạc Thiện, Buôn Hồ… Dần dần những vùng rộng lớn dọc theo các trục đường 14, 21 đều biến thành hệ thống dinh điền, ấp chiến lược quan trọng do địch kiểm soát chặt chẽ. Mỗi dinh điền, ấp chiến lược đều có hệ thống đồn bót, công sự, giao thông hào, bãi chông, mìn bao quanh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng cách mạng và để kìm kẹp, khống chế nhân dân(5).


(1) Như “Tập đoàn công dân” (còn gọi là tập đoàn công dân Thiên chúa giáo), “Phong trào cách mạng quốc gia” “phong trào Thanh niên cộng hòa”, “Tỉnh đoàn Công dân vụ”.
(2) Thường gọi là hệ thống “tam gia liên bảo”, “ngũ gia liên bảo”. Hệ thống này hết sức lợi hại trong việc dò xét thái độ, sinh hoạt mọi mặt của các tầng lớp quần chúng trên địa bàn dân cư.
(3) Để đánh phá cơ sở cách mạng tại Buôn Ma Thuột, ngụy quyền huy động cả Công an đặc biệt Trung phần, Công an Bình định, Công an Phú Yên và đông đảo lực lượng mật vụ, diệp ngầm từ các nơi đến.
(4) Nhất là sau cuộc nổi dậy của 49 viên chức, binh lính người Thượng (tháng 5-1958) bị Diệm đàn áp, mua chuộc cho đến khi hình thành các phong trào Bajaraka và tổ chức FULRO sau này đều bị địch lợi dụng chống cộng triệt để. Ngụy quyền sử dụng cả lực lượng vũ trang của FULRO trong việc đàn áp phong trào cách mạng và chống chiến tranh du kích. Nhiều tiểu đoàn FULRO được Mỹ trang bị, chiến đấu bên cạnh quân đội Sài Gòn.
(5) Chiến dịch đưa dân di cư từ đồng bằng Khu 5 lên Dak Lak là một phần của kế hoạch Bình định miền Nam. Thực chất là địch trục xuất đồng bào ở các vùng cách mạng trọng điểm thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… lên các miền “rừng thiêng nước độc” vừa giảm bớt căng thẳng ở đồng bằng vừa dễ bề đàn áp, khống chế tiêu diệt mọi mầm mống cách mạng và mối liên hệ với kháng chiến.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:36:19 pm »

HÌNH THÀNH MỘT TRUNG TÂM QUÂN SỰ

Thực chất của những tham vọng chinh trị nói trên của địch mới chỉ là một phần của công cuộc “Bình định” về quân sự. Với âm mưu biến thị xã thành một trung tâm phòng ngự vững chắc, bao gồm hệ thống các căn cứ, cứ điểm, đồn bót dày đặc, đủ sức chặn các đòn tiến công của ta từ các vùng rừng núi kế cận xung quanh. Địch thường xuyên tăng cường quân số qua từng năm và duy trì ở đây một lực lượng quân đội lớn, không những bảo vệ được Cao Nguyên mà còn có khả năng khống chế các vùng phụ cận, đàn áp các cuộc nổi dậy và chống chiến tranh du kích.

Địch thành lập tại Buôn Ma Thuột “Đệ tứ quân khu”, ra sức bắt lính, đôn quân và hợp nhất 2 tiểu đoàn “Ngự lâm quân” thành Trung đoàn 45. Đến đầu những năm 60, địch đã có tại đây 1 sư đoàn chủ lực vùng vào loại mạnh (Sư đoàn 23) có kinh nghiệm nhiều năm đánh phá ở Ninh Thuận, Bình Thuận, với 2 Trung đoàn 44, 45 đu quân số và một số Tiểu đoan trực thuộc, đảm nhiệm bảo vệ cả vùng Quảng Đức, Dak Lak, Phú Bổn.

Tại thị xã, quân số và tiềm lực quân sự địch mỗi năm một tăng, gồm cả quân cơ động, quân chiếm đóng và lực lượng cầm súng bí mật trên các địa bàn dân cư. Ngoài Trung đoàn 45 đóng quân thường trực ở phía Đông, địch lần lượt lập nên các căn cứ lớn như khu pháo binh, khu thiết giáp, Tiểu khu Dak Lak, Trường huấn luyện nghĩa quân… một hệ thống sân bay, kho tàng, bến bãi được thiết lập để đáp ứng nhu cầu của chiến trường, như sâu bay Hòa Bình, sân bay Buôn Ma Thuột, kho xăng trung tâm, kho đạn Mai Hắc Đế, khu Băng-ga-lô…. Đó là chưa nói đến hệ thống cứ điểm liên hoàn, tạo thành một vòng đai khép kín bao quanh khu vực thị xã, với các thứ quân trực chiến hàng ngàn tên (gồm 3 đại đội địa phương quân, một tiểu đoàn chủ lực, hàng chục Trung đội bảo an, nghĩa quân độc lập và hàng trăm dân vệ có vũ trang). Bộ máy quân sự đó cộng với lực lượng cảnh sát dã chiến, Phượng Hoàng, An ninh cắm xuống từng thôn ấp, tạo cho thị xã một bộ mặt đặc trưng của đô thị thời chiến.

Từ những năm 64-65 trở đi, khi thế lực giữa ta và địch có những thay đổi căn bản, nhất là sau cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt của ta (tháng 7-1964) địch không còn khả năng kiểm soát hoàn toàn vùng nông thôn xung quanh Buôn Ma Thuột. Tình thế đó buộc chúng phải dốc sức tăng cường thêm tiềm lực quân sự tại đây bằng cách tăng cường quân số cho Sư đoàn 23 để tiến tới biên chế thành 4 Trung đoàn (2 trung đoàn đứng chân tại hậu cứ và 2 trung đoàn cơ động vòng ngoài), xây dựng thêm hàng chục cứ điểm tiền tiêu, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ từ xa. Địch cũng đầu tư thêm một khố lượng vật chất, hậu cần lớn, để đáp ứng tối đa các nhu cầu của Quân đội. Chúng ưu tiên phát triển lực lượng pháo binh và thiết giáp tương ứng với một trung tâm quân sự lớn, nâng tổng số pháo hạng nặng và xe bọc thép lên tới gần 100 chiếc. Không quân địch thường xuyên có 20 máy bay (gồm máy bay trực thăng và L19) từng lúc có khi lên đến 40 hoặc 60 chiếc, với 2 sân bay được củng cố lại thành 2 căn cứ mạnh.

Cuối năm 1966 đầu năm 1967 địch còn tiến hành điều chỉnh lại toàn bộ các lực lượng chiếm đóng trên địa bàn Dak Lak – BMT với sự xuất hiện của quân Mỹ và Nam Triều Tiên(1).

Bằng những nỗ lực về quân sự ngày càn tăng theo mức độ leo thang của chiến tranh, địch hy vọng biến Buôn Ma Thuột thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng tham vọng đó là ảo tưởng.


(1) Xem thêm “Đêm trước của Mậu Thân” ở phần sau…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:40:57 pm »

QUA CHẶNG ĐƯỜNG THỬ THÁCH

Với chủ trương chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, ngay sau khi tiến hành bàn giao khu vực cho ngụy quyền, các cán bộ kháng chiến phân công lần lượt kẻ tập kết ra Bắc, kẻ luồn sâu vào hậu cứ địch, xây dựng lại lực lượng cách mạng tại chỗ. Phong trào cách mạng thị xã trải qua những chặng đường thử thách, với nhiều bước thăng trầm khác nhau, nhưng chưa hề một ngày các chiến sĩ cách mạng rời xa dân, cũng như không bao giờ lòng dân Buôn Ma Thuột không hướng về cách mạng(1).

Nhờ chủ trương bám dân, tự thích nghi với hoàn cảnh mới, ta vẫn duy trì được phong trào đấu tranh chính trị và từng bước móc nối thêm hàng chục cơ sở cách mạng.

Thời gian này có cuộc xuống đường của hàng nghìn đồng bào phật tử chùa Khải Đoan, đòi cải thiện dân sinh, dân chủ và đòi ngụy quyền tôn trọng hiệp định Geneve. Tiếp đó các cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc ven thị chống chiếm đất dồn dân, lập ấp.

Tiếp theo từ năm 1961-1964 là giai đoạn phong trào bị khủng hoảng trậm trọng, có lúc tưởng như mất trắng. Trong đó, năm 1962-1963 đánh dấu một sự tổn thất to lớn. Mạng lưới được xây dựng công phu nhưng có một số hoạt động tiếp tế ra ngoài không đảm bảo nguyên tắc, đã bị địch đánh phá đổ vỡ, một số lớn cơ sở bị bắt. Nhiều đồng chí cốt cán bị đánh bật ra ngoài, hoạt động bất hợp pháp. Phong trào quần chúng nội thị có lúc thiếu vắng sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bên trên.

Tuy nhiên, do nhu cầu của cách mạng, Thị ủy Buôn Ma Thuột đã tìm cách bắt liên lạc với nội thị và cơ sở bên trong cũng tìm cách bắt liên lạc với Đảng(2). Đến năm 1964 thì đường dây hình thành trở lại, thông qua cơ sở cách mạng ở các đồn điền vùng ven như Cada, Denpent… phong trào cách mạng thị xã bắt đầu được phục hồi.

Riêng hai năm 1965-1966 đã có những chuyển biến vô cùng quan trọng. Tháng 10-1965 trước tình hình phong trào cách mạng phát triển, vùng giải phóng mở rộng, nối liền, khu ủy khu 5 quyết định hợp nhất B3 và B5 thành tỉnh Dak Lak. Vùng căn cứ và vùng giải phóng của tỉnh liên tục mở rộng ở H3, H5, H9… với trên một vạn dân ở 8 huyện, thị xã. Các lực lượng vũ trang ta trưởng thành nhanh chóng. Tình hình đó ảnh hưởng đặc biệt đến phong trào tại H6 (thị xã Buôn Ma Thuột).

Mạng lưới cơ sở nội thị lúc này phát triển rộng và nhanh chưa từng thấy, nhất là đội ngũ cơ sở nội tuyến hoạt động ngay trong các cơ quan đầu não địch. Các đội tự vệ mật được thành lập tiến hành diệt ác trừ gian, gây tiếng vang lớn. Trước tình hình đó, thị ủy Buôn Ma Thuột quyết định thành lập Chi bộ nội thị để trực tiếp tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng tại Trung tâm thị xã(3).

Một chặng đường khó khăn đã đi qua và một thời kỳ mới bắt đầu, thời kỳ phát triển thực lực cách mạng về mọi mặt để đưa chiến tranh vào thành thị.


(1) Đầu năm 1954 các đội công tác của ta từ vùng căn cứ được bố trí về hoạt động tại Krông Búc, Đăk Mil, Krông Nô, Lăk. Riêng đội công tác thị xã gồm 9 đồng chí đã bí mật về hoạt động ngay giữa các ấp nội thị.
(2) Thời gian này xuất hiện nhiều việc làm cảm động. Đêm đêm trên các trục đường từ nội thị ra bên ngoài, quần chúng liên tục làm tín hiệu nhắn tin ra các vùng căn cứ. Tại các công sở, rạp chiếu bóng và đồn điền, vùng ven để xuất hiện ám hiệu liên lạc của cơ sở ta trong thị xã.
(3) Chi bộ nội thị gồm các đ/c Nguyễn Đình Chính (Sáu Gia), Nguyễn Thị Du (Mười Thập) và Nguyễn Hữu Phu (Mười Phu).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:45:25 pm »

ĐÊM TRƯỚC CỦA MẬU THÂN

Chiến trường miền Nam bước sang năm 1967 với cục diện có nhiều thay đổi. Việc đế quốc Mỹ dốc sức vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và ồ ạt đổ thêm quân tham chiến, vẫn không cứu vãn được tình thế vốn đầy bất lợi cho chúng. Sau thất bại của cuộc phản công mùa khô thứ hai (66-67) địch không còn hy vọng có thể giành lại thế chủ động trên chiến trường. Mặc dù những cố gắng chiến tranh của chúng dồn cho Nam Việt Nam lúc này đã đến lúc cao nhất(1). Tình hình đó tác động đến ngay cả chính trường nước Mỹ. Nó làm phân hóa nội bộ các Đảng cầm quyền và làm cho mâu thuẫn giữa Chính phủ và nhân dân Mỹ rất sâu sắc.

Tháng 5-1967 tại Hà Nội, Bộ chính trị Trung ương Đảng họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích một cách cụ thể tình hình quốc tế, tình hình chiến trường miền Nam và chủ trương: “Cần phải dáng cho địch những đòn mạnh, kết hợp với sự khéo léo về sách lược, khiến cho địch từ chỗ ngập ngừng muốn ra đến chỗ buộc phải rút ra khỏi cuộc chiến tranh”.

Tháng 6 năm đó, Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nhất trí với chủ trương của Bộ Chính trị và đi đến quyết định “Đưa chiến tranh vào thành thị, nhất loạt đánh vào thành phố, thị xã, thị trấn và trung tâm đầu não địch. Kết hợp công kích quân sự với khởi nghĩa của quần chúng” Trung ương đã thống nhất thời điểm tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam và vào dịp Tết Mậu Thân(2).

Tình hình mọi mặt trên chiến trường Dak Lak biến nhanh chóng. Lực lượng cách mạng vượt qua thời kỳ thử thách, từng bước trưởng thành toàn diện cả về quân sự, chính trị và binh vận.

Thuận lợi của ta lúc này là vùng căn cứ và vùng giải phóng được mở rộng với hơn 16.000 dân. Tuy đời sống còn gian khổ, nhưng quần chúng khao khát với độc lập tự do, sẵn sàng hy sinh nhân tài, vật lực cho kháng chiến. Trong các vùng tranh chấp, phần lớn nhân dân được giáo dục và giác ngộ cách mạng, có kinh nghiệm đấu tranh trực diện với kẻ thù.

Vì vậy, khi tiếp nhận chủ trương tổng công kích, tổng khởi nghĩa, Thường vụ Tỉnh ủy xác định, quần chúng nhân dân cả nông thôn, thành thị trong tỉnh có tinh thần cách mạng rất cao, đặc biệt ở vùng căn cứ và phần lớn ở vùng tranh chấp đã được tổ chức tốt, có khả năng huy động kéo vào thị xã cướp chính quyền.

Về quân sự, đến lúc này có bước phát triển mới, ngoài Trung đoàn Chủ lực 33(3) (gồm 2 tiểu đoàn và 2 phân đội hỏa tiễn ĐKB) cùng tiểu đoàn 29 độc lập do trên tăng cường xuống, ta có 1 tiểu đoàn bộ binh (301), 1 đại đội bộ binh (303), 1 đại đội trợ chiến (314), 3 đại đội đặc công (308, 309, 310) và một số phân đội gồm cối hỏa lực 82, vận tải, công binh, thông tin, trinh sát cùng với hàng trăm chiến sỹ trong lực lượng bộ đội địa phương các huyện được trang bị vũ khí.

Từ chỗ chỉ đánh nhỏ và tập trung chống càn là chủ yếu, lúc này bộ đội ta đã có khả năng đánh vào thị xã và quận lỵ. Riêng năm 1967, các lực lượng võ trang ta đánh 113 trận, trong đó có những trận tập kích quận lỵ Phước An, Phú Nhơn, Lạc Thiện, sư đoàn 23, tiểu đoàn 232 pháo binh địch… gây tiếng vang không nhỏ. Mặc dù trên thực tế, so sánh lực lượng trên chiến trường thì bộ đội ta thua hẳn địch về số lượng, trang bị kỹ thuật và khả năng cơ động. Song, tỉnh ủy xác định: đây là lực lượng được rèn luyện, thử thách liên tục, có kinh nghiệm và có lãnh đạo chặt chẽ. Do vậy ta có đủ khả năng thực hiện đòn tấn công đồng loạt vào thị xã Buôn Ma Thuột và các quận lỵ trong chiến dịch sắp đến.

Trên mặt trận binh địch vận, cũng có những bước tiến đáng kể. Sự phát triển nhanh các cơ sở nội tuyến trong mấy năm gần đây đã tạo nên một lực lượng quan trọng nằm ngay trong lòng địch, nhất là trong những cơ quan quân sự và đầu não của chúng tại thị xã như: Sư đoàn 23, Tiểu khu Dak Lak, tiểu đoàn thám kích, kho Mai Hắc Đế, sân bay L 19, khu pháo binh, khu công binh Mỹ, Băng-ga-lô, Tòa hành chính.

Trong khi đó về phía địch, tình hình bất ổn của năm 1967 đã buộc chúng co cụm và tập trung phòng thủ cao ở các thị xã quận lỵ.

Tại Buôn Ma Thuột, địch có sự điều chỉnh lớn về lực lượng, bằng cách tăng thêm quân chiếm đóng vào những nơi xung yếu, trong nội thị, tuy không có những đơn vị lính chiến Mỹ, nhưng ở vùng ven như Buôn Niêng, Buôn Giăng Ré và trên đường 14 đi Pleiku, có 800 tên Mỹ thuộc Lữ đoàn 3 sư đoàn 2 lính thủy đánh bộ cơ động đến càn quét từng đợt, xen kẽ với lực lượng Nam Triều Tiên và địa phương quân.

Sư đoàn bộ inh 23 ngụy lúc này đã biên chế đủ 3 trung đoàn với một nửa lực lượng đồn trú tại nội thị và ven thị. Địch đặt nhiều hy vọng vào các đơn vị này, nhất là Trung đoàn 45 vốn được coi là thiện chiến, các tiểu đoàn thám kích, công binh, vận tải cũng được bổ sung thêm quân số và đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu(4).

Ở vòng ngoài, địch hoàn chỉnh nhanh chóng hàng chục cứ điểm liên hoàn, với hệ thống lô cốt, hầm ngầm chống hỏa lực bắn thẳng của ta. Các trục đường từ Buôn Ma Thuột đi Đức Lập, Lạc Thiện, Phú Nhơn, Phước An đều bị phong tỏa bằng lực lượng cơ động. Ban đêm, địch tiến hành tuần tiểu nghiêm ngặt và dùng xe bọc thép chốt chặn các cửa ngõ vào nội thị.

Những tháng cuối năm 67 từng đoàn xe Quân sự Mỹ liên tiếp chuyển vũ khí, quân trang, quân dụng từ Nha Trang lên Buôn Ma Thuột. Và kho Mai Hắc Đế vốn đã là kho vũ khí lớn nhất Tây Nguyên, nay lại được mở rộng để san sẻ bót cho các vùng ven biển có nguy cơ bị quân giải phóng tiến công.

Tuy nhiên tập trung lực lượng lơn tại thị xã không có nghĩa là địch mạnh, mà ngược lại chúng đang lâm vào tình trạng bị động.

Từ những thông tin phản hồi của nhân dân thị xã, Đảng bộ Buôn Ma Thuột có nhận định rất chính xác là: Mặc dù địch có hệ thống phòng thủ bên ngoài khá chặt, bên trong có nhiều căn cứ và cơ quan đầu não được bảo vệ cẩn mật, nhưng phố xá đông khó kiểm soát nên địch vẫn còn sơ hở.


(1) Gồm 55 vạn quân viễn chinh (trong đó Mỹ chiếm 48 vạn 40% tổng số các sư đoàn sẵn sàng chiến đấu) 30% lực lượng không quân chiến thuật, 1/3 lực lượng Hải quân 120/400 máy bay và KL vũ khí, vật chất hậu cần vượt xa cuộc chiến tranh Triều Tiên.
(2) Đến tháng 11-1967 chủ trương tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam được Trung ương và Bộ chính trị khẳng định lại. Mục tiêu của chiến dịch này là: Lợi dụng thời điểm sơ hở nhất, dùng lực lượng tinh nhuệ nhanh chóng chiếm các thành phố, thị xã, thị trấn… Sau đó trở lại, phối hợp với cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng tiêu diệt ngụy quyền thiết lập chính quyền cách mạng.
(3) Còn gọi là Trung đoàn Vĩnh Phú.
(4) Tính chung cả quân chủ lực và các sắc lính địa phương, số lượng quân địch trên địa bàn Buôn Ma Thuột cuối năm 1967 khoảng 18.000 tên, tức là 5 người dân thì có một lính.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 04:59:22 pm »

THỊ XÃ TRƯỚC LÚC CHUYỂN MÌNH

Thị xã Buôn Ma Thuột cuối năm 1967 với tình hình chuyển biến mau lẹ. Các hoạt động vũ trang và binh vận của ta phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, tạo nên không khí cách mạng sôi sục trong quần chúng. Nhiều cơ sở, nhất là cơ sở nội tuyến xin phép hành động diệt địch. Cơ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và truyền đơn kêu gọi binh lính địch bỏ ngũ xuất hiện nhiều nơi trong nội thị. Tuy nhiên những ý đồ lớn hoàn toàn bí mật.

Trước đó để tăng cường khả năng lãnh đạo trên địa bàn thị xã, Thường vụ Tỉnh ủy quyết định bổ sung cho Buôn Ma Thuột hai thị ủy viên và thành lập thêm 3 chi bộ mới(1), các Chi bộ khẩn trương bồi dưỡng lực lượng đấu tranh chính trị tại chỗ, thành lập các tổ chức quần chúng theo ngành giới, tập hợp mọi lực lượng thành đội ngũ chuẩn bị đón thời cơ, đồng thời huy động các đảng viên trẻ và quần chúng trung kiên thành lập hai đội võ trang xung kích (cánh Bắc, cánh Nam) và một đội tự vệ quyết tử để kịp thời tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy.

Những ngày cuối năm, công việc sắp xếp đội ngũ chuẩn bị chiến đấu được tiến hành rất khẩn trương. Để có những khu vực tập kết, làm bàn đạp đứng chân cho lực lượng tấn công sát mục tiêu, ngoài các căn cứ lõm và vùng giáp ranh ở cánh Đông, cánh Nam được củng cố từ trước, ta tích cực phát triển cơ sở và tạo thế, tạo lực ở các buôn cánh Tây, cánh Bắc.

Cả trong ngoài nội thị lúc này cùng chạy đua với thời gian phối hợp tối đa tinh thần tự lực để đủ sức người, sức của bước vào cuộc chiến đấu một mất một còn vốn đã được đợi từ lâu(2).

Cơ sở ta trong lòng địch liên tục chuyển ra ngoài những in tức quý giá, nhất là ý đồ và nhận định của địch trong những ngày giáp tết, quân số và trang bị của chúng, đặc biệt là sơ đồ phòng thủ của các căn cứ lớn nhỏ trong thị xã, phần lớn các đồn bót và cứ điểm của địch ta đều nắm được quy luật chuyển quân và trực chiến hàng ngày. Cơ sở nội tuyến cũng đã chọn người chuẩn bị chiến dẫn đường cho các mũi tiến công và vẽ sơ đồ cụ thể, đề xuất với Ban chỉ huy mặt trận những mục tiêu dần tiêu diệt như: Tiểu khu Dak Lak, Tiểu đoàn Bảo an, Sở chỉ huy Trung đoàn 45, đồn Cảnh sát Quang Trung, đồn cảnh sát Lam Sơn, trụ sở xã Lạc Giao, Trụ sở các cấp…

 Về hậu cần, Thị ủy Buôn Ma Thuột phân công một đồng chí trong thường vụ trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc công tác chuẩn bị. Trong vòng 1 tháng bằng con đường công khai, cơ sở ta lợi dụng những ngày giáp tết và việc đi lại mua bán giữa vùng ven và nội thị nhộn nhịp, đã vận chuyển ra các vùng ven thị hơn 30 tấn gạo, thực phẩm, thuốc men, thiết bị y tế. Các đường dây bí mật đưa hàng trăm khẩu súng và nhiều loại đạn dược vào nội thị.

Theo yêu cầu chung, lực lượng quần chúng cách mạng thị xã cũng đã chuẩn bị sẵn 4 địa điểm tuyệt đối an toàn đặt chỉ huy sở, 15 hầm bí mật và hàng chục hầm trú ẩn để lần lượt đón các đồng chí trong Thường vụ Thị ủy và cán bộ chỉ huy vào ém sẵn ngay giữa lòng thị xã, trực tiếp chỉ đạo chiến dịch.

Lúc này, Ban chỉ huy mặt trận Dak Lak đã chính thức được thành lập, do đồng chí Dũng đại tá tham mưu phó mặt trận Tây Nguyên làm chỉ huy trưởng và đồng chí Mười Nguyên Bí thư Tỉnh ủy là chính ủy. Mọi việc có thể đi đến chỗ hoàn tất và chờ đón mệnh lệnh cuối cùng của cấp trên, không thể khác được, vì sự mong đợi nhiều năm đã quá đủ đối với nhân dân các dân tộc thị xã Buôn Ma Thuột và nhân dân toàn tỉnh.

Ngày 6-12-1967 kế hoạch tấn công và nổi dậy chính thức được truyền đi làm nức lòng chiến sĩ và quần chúng cách mạng Buôn Ma Thuột(3). Ngay sau đó Tỉnh ủy và Ban chỉ huy mặt trận xem xét lại lần cuối cùng quá trình chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch, thông qua lần cuối kế hoạch tấn công và nổi dậy trong toàn tỉnh, đặc biệt là thống nhất kế hoạch chi tiết tấn công các mục tiêu chủ yếu trên địa bàn thị xã Buôn Ma Thuột.

Thường vụ Tỉnh ủy chỉ thị cho Ban binh vận cùng phố hợp với Thị ủy khẩn trương phân loại khả năng, sở trường tác chiến của từng loại cơ sở trong hàng ngũ địch để kịp thời sử dụng theo phương án. Tỉnh ủy cũng quyết định, nhân lúc địch tăng cường tiềm lực quân sự tại thị xã, ta cần có những đòn bất ngờ từ bên trong để tiêu diệt một phần sinh lực của chúng. Chủ trương đó đã mở màn cho những trận đánh táo bạo của nội tuyến và tự vệ mật vào những ngày cuối năm 1967 và đầu năm 1968.


(1) Gồm chi bộ C do đ/c Lâm phụ trách hoạt động trên địa bàn Ấp 4, chi bộ E do đ/c Minh Trinh phụ trách hoạt động trên địa bàn ấp 5, chi bộ D do đ/c Côn phụ trách hoạt động địa bàn ấp 1. Riêng chi bộ A (đầu tiên) vẫn do đồng chí Sáu Gia làm bí thư bám trụ tại địa bàn ấp 3.
(2) Đặc biệt trong quá trình đóng góp chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, đã có hàng chục gia đình đem hết tinh thần, của cải hiến dâng cho cách mạng, như gia đình ông bà Mười Ký, Mười Du, Bà An, Bà Lúa và nhiều cơ sở cách mạng khác.
(3) Mệnh lệnh đó gọi tắt là kế hoạch N32, kế hoạch chỉ đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy của Thường vụ Khu ủy…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM