Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:28:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo  (Đọc 6109 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:23:02 am »

*

Những ngày đầu tháng 1 năm 1960 (âm lịch là cuối năm), tôi (Việt Hưng, Trung đoàn trưởng 246) giao nhiệm vụ cho 2 đại đội của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 246 (do 2 đồng chí Bảy và Hương xuất lĩnh) đánh lên Cán Tỷ.

Vùng này có vị trí Cổng Trời là yết hầu của tuyến đường độc đạo từ Quản Bạ đi Yên Minh, lên Đồng Văn, do Vàng Chỉn Cáo và Giàng Séo Mỉ chiếm giữ. Cứ điểm này thật bền vững. Nơi có địa thế hiểm trở, có vị trí đặc biệt về chiến thuật. Nếu ai chiếm được thì đối phương không thể vượt qua. Sau khi bị thua hàng loạt vị trí ở Mèo Vạc, Sơn Vĩ, Quản Bạ, Đường Thượng, Du Già, Bạch Đích, Mậu Ruệ, Niêm Sơn, Yên Minh, bọn phỉ rút về vùng Cán Tỷ, Cổng Trời. Chúng dựng từng cụm cứ điểm trên dọc đường đèo cao núi thẳm.

Ban chỉ huy tiễu phỉ lệnh cho Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 246 phải giải phóng Cổng Trời trước Tết nguyên đán Canh Tý, giúp Tỉnh đưa lương thực, hàng hóa lên ổn định đời sống, chuẩn bị vui xuân cho Đồng Văn.

Tôi bàn cùng Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang Vương Quỳnh Anh cùng một số cán bộ huyện Đồng Văn chủ động lên Cổng Trời gặp trực diện Vàng Chỉn Cáo, Giàng Séo Mỉ, thương lượng thuyết phục chúng mở Cổng Trời để nhân dân đi lại làm ăn. Nếu thuyết phục được, rõ ràng là hai bên đỡ tốn xương máu. Cuộc thương thuyết không xong. Khi ta quay về, chúng bắn lén theo, ta hi sinh một chiến sĩ công an vũ trang.

Bây giờ chỉ còn mỗi cách dùng lực lượng chủ công trong đội hình tiễu phỉ là Trung đoàn 246 do Trung đoàn trưởng Việt Hưng xuất lĩnh. Mà lực lượng này hiện chỉ có 3 đại đội của Tiểu đoàn 1.

Tôi mở bản đồ trước mặt đông đù các đồng chỉ cán bộ chiến dịch. Băn khoăn nhất lúc này là ta chưa nắm chắc bố phòng của quân địch. Với địa hình núi non hiểm trở đầy bí ẩn, ta thật sự lúng túng. Theo gợi ý của tôi, chủ tịch huyện Đồng Văn Vừ Mi Khả thống nhất cùng tôi chọn cử một nam y tá tên là Lương Huy Đỉnh thường lên Cán Tỷ chữa bệnh cho dân, nay tiếp tục đi qua Cổng Trời lên làm hai nhiệm vụ: chữa bệnh và điều tra tình hình địch. Mặt khác, tôi bàn cùng Tiến Minh, Trưởng ban trinh sát trung đoàn cử tổ trinh sát do anh Hồ Văn Lịch phụ trách có anh Phan Chí Sài, người Mông địa phương cùng đi dẫn đường.

Tổ trinh sát vượt qua các đoạn đường trăm phần gian nan. Trên đường lên, các anh phải vượt hàng chục trạm gác. Thứ nữa phải bám vào vách đá cheo leo để lên đỉnh cao quan sát các vị trí co cụm của chúng. Trời thì mưa tuyết buốt xương. Thời gian đội đi làm nhiệm vụ những năm ngày, ăn toàn lương khô là ngô rang và uống dè xẻn nước bi đông. Nhưng các anh từ đỉnh núi cao đã vẽ được các vị trí khi đêm đến chúng đốt lửa sưởi ở các cụm cứ điểm.

Khi hai ngả quay về, đem so sánh tài liệu đội trinh sát khớp với tài liệu y tá Lương Huy Đỉnh thu thập, tôi thật sự vui mừng vì thấy khớp nhau gần được 100%. Hoàn cảnh không có vật liệu đắp sa bàn, đội trinh sát đã huy động bột ngô để đắp. Địa hình hiện dần lên trước mặt các sĩ quan. Con đường đèo độc đạo đi lên cổng trời từ nam lên bắc, phía đông là sườn núi thoải, chúng lập đồn trại chi chít. Con đường độc đạo đi lên Cổng Trời đen ngòm hai bên đường là lỗ châu mai. Chênh vênh trên đường là những dàn đá sẵn sàng lăn xuống bất cứ lúc nào. Tấn công Cổng Trời chủ yếu là Trung đoàn chủ công 246, cụ thể là Tiểu đoàn 1. Tiến Minh đề xuất cách đánh. Muốn đánh không thể tiến từ nam lên theo trục đường mà phải đánh từ cao xuống.

Tôi nhất trí và quyết định phương án tác chiến, chia tiểu đoàn làm ba mũi tấn công. Mũi thứ nhất nhằm hướng cửa bắc. Mũi thứ hai nhằm hướng cửa nam. Mũi thứ ba gồm quân tinh nhuệ và trinh sát lên đỉnh núi cao đánh tập hậu. Với trận đánh này, cánh quân thứ ba có vai trò quyết định. Tôi động viên anh em, cánh quân này sẽ như con đại bàng bay lượn trên đỉnh núi cao thấy con rắn ở dưới cánh đồng xa tít tắp nó thu cánh lại ở tư thế lao xuống, cánh xé gió nghe khủng khiếp, vồ con mồi rồi bay lơ lửng lên trời cao. Anh em sẽ như con chim đại bàng vồ mồi. Mọi người cười tin tưởng và lao vào đêm mưa tuyết. Hành quân của mũi thứ ba thật gian nan, phải dùng bao tải nối lại làm dây chắc chắn đu mình qua từng vách đá thẳng đứng. Sườn núi chênh vênh ít người qua lại, đá tai mèo sắc nhọn đâm vào bàn chân chảy máu, rách cả giầy. Trời rét căm căm mà người thì toát mồ hôi lưng. Cuộc hành quân này theo binh pháp Tôn Tử gọi là ám độ trần sương (đi con đường mà không ai nghĩ đến). Giờ tấn công đã hẹn trước, mũi thứ ba phải hành quân cấp tốc đảm bảo giờ vào vị trí.

Mười giờ trưa. Tôi phát lệnh. Như kế hoạch, hai mũi tấn công cổng bắc và tấn công cổng nam nổ súng ròn rã. Tất cả luồng đạn phỉ dồn về hai hướng tấn công của ta. Các dàn đá lăn ào ào xuống đường, lấp đường, hoặc lăn tiếp xuống vực thẳm. Để tranh thủ những ai bị cưỡng bức hoặc lầm đường theo phỉ, tôi cùng vài anh em biết tiếng Mông đã được phân công trước, dùng loa kêu gọi chúng hãy ngừng bắn và đầu hàng. Ta dùng hỏa lực cối 82 bắn lên các ổ đề kháng.

Bất ngờ lực lượng tinh nhuệ và trinh sát của ta đánh từ đỉnh núi cao xuống, đánh vào sau lưng chúng, theo binh pháp với diệu kế đại bàng vồ mồi. Bị đánh quá bất ngờ phía sau lưng, chúng hốt hoảng luồn theo sườn núi đá chạy tháo thân. Những tên bị thương buộc phải đầu hàng. Cuối tháng Chạp năm đó Cổng Trời sạch bóng phỉ, mở toang cánh cửa đón Tết Canh Tý.

Cùng ngày đó ta đã tổ chức lực lượng đánh Bạch Đích, tiến lên truy lùng địch ở Nà Kinh, Nà Quang, Lũng Vài, Lùng Phong, thu nhiều thắng lợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:24:15 am »

*

Ngày hôm sau, một chiến sĩ canh phòng dẫn một người dân gầy guộc yêu cầu gặp Việt Hưng. Người ấy đến đứng trước mặt tôi nhưng không nói không rằng. Tôi phải lên tiếng hỏi trước:

- Anh cần gặp Việt Hưng có việc gì đó?

Người ấy mặt nhăn nhở muốn khóc. Nước mắt đã rưng rưng. Tôi cầm tay hỏi vì sao? Anh ấy nói:

- Việt Hưng. Mày quên tao là Hoàng A Váng rồi sao?

Tôi ngó lại cho kỹ. Ôi A Váng, anh hơn tôi dăm tuổi, từng làm seo phải Du Già, khi được giác ngộ anh đã trung thành với Việt Minh, góp ý tôi nên từ Du Già sang Đường Thượng đông dân, đất rộng mới xứng là trung tâm lãnh đạo đánh Nhật, anh từng là Phó chủ tịch khu Đường Thượng... Còn Sùng Lìa Phụng đâu? Cũng khuyên tôi nên sang Đường Thượng. Anh Sua Chứ đâu, người lính dõng, nhưng là hội viên trung kiên cơ sở của cách mạng, nhà ở sườn núi. Cán bộ quân sự nhiều mưu lược Sùng Dua Hầư nữa?... Bao nhiêu kỉ niệm hiện về. Anh A Váng ơi, anh già đi và gầy guộc hơn xưa nhiều quá, khó nhận ra, thầm xin anh thông cảm. Tôi hỏi:

- Hiện nay anh đang làm gì ở xã không?

- Việt Hưng ơi, cái đám già đã bị loại hết rồi. Nghe Việt Hưng đến Đồng Văn, lũ phỉ bất tôi phải đi mời bằng được Việt Hưng về nói chuyện. Nghe ra chúng có ý muốn kể tội Việt Hưng.

- Nên đi không anh? Đi thì bố trí ở nhà nào cho tiện?

- Chọn nhà giáo Sình. Giáo Sình vừa giác ngộ cách mạng vừa giầu có. Anh ấy có uy tín.

Tôi cho A Váng thông tin mời các trùm phỉ tới nơi hẹn.

Tôi cùng một trung đội trang bị gọn gàng cùng về địa điểm. Biết mình đang bước vào vùng kiềm chế của chúng, là vào hang hùm đây, nhưng tôi phải tạo thế vững vàng như Tôn Tử binh pháp nói phản khách vi chủ (đổi vị trí người khách thành vị trí người chủ).

Nghe nói Việt Hưng đến, các trùm phỉ kéo tới. Tôi mời thêm các ân nhân đã giúp đỡ cách mạng và cùng tôi hoạt dộng trước đây cùng đến nhà giáo Sình họp mặt và nói anh giáo chuẩn bị cho một bữa ăn trưa.

Trong cuộc họp, tôi liếc mắt thấy hai tên trùm phỉ cao tuổi, mặt mũi dữ tợn gớm ghiếc đang rỉ tai nhau. Tôi nghiêm sắc mặt, chỉ tay, hỏi rắn rỏi, giọng vang như sấm, không chút nhân nhượng:

- Hai anh kia nói gì, nói to lên để mọi người cùng nghe?

Cả hai xanh mắt, đứng lên:

- Thưa chỉ huy, chúng em vừa nói với nhau “Tướng quân bắn súng bóp cò tay trái đã lại lên Đồng Văn ạ”.

- Bắn súng bóp cò tay trái thì làm sao?

- Trăm phát trăm trúng ạ, con sóc bay (tua báng) lao nhanh như mũi tên mà đã có lần tướng quân cho nó rụng như quả đu đủ bị bắn rụng ạ.

Tôi nói:

- Được rồi, hôm nay chúng ta không nói chuyện bắn súng. Ta nói chuyện anh em thôi, cư tì pê thôi.

Hai anh kia cười:

- Vâng ạ, xin tướng quân nói bằng tiếng Mông ạ.

Sau khi nghe tôi giải thích về tình hình cũng như vị thế cách mạng Việt Nam, con đường no ấm ngày nay và mai sau, về nghĩa vụ người dân đối với đất nước... trông vẻ mặt chúng nghe chừng có chiều bớt căng thẳng, vui vui, chúng có thể nghe ra sẽ tình nguyện không đánh lại bộ đội Việt Minh nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:24:45 am »

Có hai tên trùm phỉ khác trông già dặn, mặt hằm hằm dữ tợn hơn, ra chiều chống đối không giấu diếm, nói rầm rầm mất trật tự. Bộ đội bảo vệ gọi ra hỏi riêng. Chúng vẫn cố tình không hiểu. Anh em phải xử lý cho miếng võ khiến đối phương ngã gục thảm hại, đoạn trói cả hai nằm dưới đất, ý là để xử lý sau. Binh pháp Tôn Tử có nói Tiên phát chế nhân (Ra tay trước làm gương để chế phục đối phương) là đây.

Một tên trùm phỉ già dặn chững chạc, tôi trông mặt quen quen, đứng lên nói rắn rỏi:

- Này Việt Hưng, chắc mày không nhớ tao, nhưng tao nhớ mày cách đây hơn 15 năm gặp mày ở Đường Thượng. Sao hồi ấy mày tốt thế, hôm nay mày lại nỡ đánh và trói người Mông? Người Mông không sợ tiếng súng đâu mà. Tao chỉ sợ lời nói đúng thôi, mày còn nhớ chứ? Bọn tao theo mày đánh đuổi Nhật là vì lời mày nói lúc ấy đủng cái bụng bọn tao cùng nghĩ vậy. Bây giờ sao mày lại trói hai người cư tì pê (anh em mình) như trói hai con lợn sắp đem mổ thịt vậy?

Tôi thoáng chột dạ vì lời thẳng thắn trách móc thuộc hạ tôi đã xử lý rất cứng rắn với hai trùm phỉ vào lứa tuổi hồi tôi công tác vận động đánh Nhật ở vùng này. Ngay lúc đó tôi chợt nghĩ, dân tộc Tày tôi có câu tục ngữ hay lắm “mèng vần thai đuổi pát nặm thương/ bấu tua t’ầư thai sương nặm t’ả” (con ruồi chết chìm với bát nước đường/ không con nào chết vì bát nước sông). Tôi đang im lặng suy tư về việc trói gô hai tên trùm thổ phỉ già nọ, tôi bần thần trầm tư đắn đo ít phút mà cũng nghĩ về cổ nhân để lại lời răn dạy. Phải xin lỗi thôi, nghĩ rằng tôi đã phạm sai lầm về công tác địch vận. Một hành động sai dù nhỏ có thể dẫn cuộc họp mặt này sang tình huống khác thất bại.

Tôi nói:

- Cư tì pê ơi, cho tôi xin lỗi nhé. Anh em bộ đội ấy hơi nóng nẩy. Để tôi cởi trói hai anh em nhé. Rồi ta lấy rượu xoa bóp một lúc chỗ đau thâm tím sẽ tan ngay thôi mà.

Nói đoạn tôi đứng dậy tới cởi trói hai trùm phỉ nọ.

Được thể trùm phỉ hỏi tiếp tôi:

- Ngày xưa mày chỉ nói đoàn kết đánh đuổi Nhật, Tây. Mày có nói Chủ nghĩa xã hội đâu? Sao bây giờ lại bắt bọn tao vào hợp tác xã? Ngày chợ cũng không cho đi chợ, mà phải đi làm công? Lại không được trồng nhiều cây thuốc phiện để làm giàu, thế lấy tiền ở đâu?

Anh em Mông cùng cười như đắc thắng. Tôi chậm trả lời, anh em càng cười thêm tưởng rằng tôi tắc họng không trả lời nổi. Cái khó với tôi là làm sao nói họ hiểu khi trình độ hiểu biết về cách mạng họ chưa cao. Cũng lúng túng nhưng tôi chân thành nói với họ:
- Thế này thôi, chúng ta cùng suy nghĩ nhé. Đánh Pháp đuổi Nhật xong chúng ta được độc lập tự do hạnh phúc, phải không? Nước nhà độc lập, bản mường không bị ai đến đè nén, bắt thuế cao, ai cũng phải làm việc để nuôi miệng, nuôi gia đình mình. Quan hệ giữa các gia đình là xã hội thì ta có pháp luật, tập tục ràng buộc nhau, cùng sống trong bản làng. Pháp luật không cho ai có quyền đi hà hiếp, cướp của người khác. Cư tì pê cùng nghĩ xem, cuộc sống bình đẳng như vậy có đẹp không?

- Nói thế thì đẹp rồi - Một trùm phỉ già nói - và chúng ta đang được sống đẹp như thế. Nhưng chúng tao muốn hỏi sao lại có hợp tác xã cơ mà?

- Hợp tác xã là thể hiện cuộc sống như thế đây. Ai cũng có đất cùng góp vào với nhau để cùng làm, xưa kia nhà neo người không có người làm nương khỏe, lúc ốm đau, bệnh tật còn không có người giúp cáng lên bệnh viện, có nương không làm được thì đói. Bây giờ có hợp tác xã thì nếu mình không làm được, đã có người khỏe làm, phần nương mình góp vào có hoa lợi, phần công mình làm cũng có hoa lợi, công nhiều hưởng nhiều, công ít hưởng ít, đi chợ nhiều chỉ để uống rượu thôi thì ít công lao động, thu hoạch lương thực về sẽ ít, nên hợp tác xã khuyên nên ít đi chợ, có cấm đâu? Công bằng mà.

- Không công bằng đâu - Một người khác nói - Ở chỗ tao muốn cho ai nhiều hay ít là do chủ nhiệm thôi. Anh này xưa làm mã phài, giờ nó làm chủ nhiệm nên quyền nó vẫn to lắm, xã viên không nói được đâu, nhiều thiệt thòi lắm.

- Nói như vậy thì chúng mình cùng suy nghĩ thêm. Bầu ai làm chủ nhiệm là quyền mọi người. Nó làm chủ nhiệm một năm hống hách bóc lột người khác, ai cũng thấy, năm sau không bầu nó nữa. Như thế là dân chủ bàn bạc mà. Kể cả bầu ra thôn trưởng cũng thế, ai tốt thì ta bầu. Quyền ở ta. Bầu ra ủy ban xã cũng là do ta cân nhắc nó tốt không, liệu nó có làm việc vì mọi người không thì ta bầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:25:47 am »

Mọi người cười. Ai đó nói xen: “Việt Hưng nói dễ nghe thế”, ra vẻ khen mà cũng ra vẻ dè bỉu. Mọi người lại ồ cười vui vẻ. Tôi quay sang nhìn bắt gặp ánh mắt của một trùm phỉ còn khá trẻ cười cười. Với ánh mắt hồn nhiên, anh ta nói:

- Xin chỉ huy cứ nói tiếp ạ.

Tôi chợt trở lại thực tế. Tôi nhìn tên trùm phỉ đó, hỏi:

- Quê anh ở đâu?

- Xa lắm lố, chỉ huy à. Có một tốp người lạ đến gọi, bắt ép đi theo, bắt phải mang theo súng, thế là đi mãi thôi.

- Anh có vợ chưa?

- Có. Lúc đi vợ còn khóc theo mà.

- Vợ anh tốt không?

- Ôi tốt lắm. Khi ấy nó vừa đẻ, con còn đỏ đỏ lớ.

- Thế anh đi, anh nghĩ là ai ở nhà hàng ngày sẽ mổ gà cho vợ anh ăn đang ở cữ?

- Không biết lố. Bố thì đầu gối đau không lên nương được. Mẹ thì ho nhiều hơn nói chuyện. Có khi vợ khác dậy khác làm lấy ăn thôi. Khi ra đi em nhớ thương nó lắm nhưng không làm sao được.

Tôi đế thêm bằng giọng nói trầm trầm, kèm một tiếng thở dài:

- Ôi, thương tâm quá nhỉ? Giá có chồng ở nhà những lúc vợ đẻ con, quý biết mấy?

Tên phỉ nói:

- Khi về nhập vào đội ngũ rồi đêm đêm em còn nghe văng vẳng tiếng khóc oe oe là em thức, nhỏm dậy. Mãi rồi mới nguôi quên.

Mọi người im lặng nghe cuộc nói chuyện tay đôi. Tôi hỏi:

- Anh đi theo người ta thì lấy cái ăn, cái mặc ở đâu?

Hắn nói cười vô tư:

- Cả bọn đi cướp mà ăn lớ. Vào mậu dịch mà lấy áo, lấy chăn len. Ai không cho thì giết cho chết một người làm gương, khiến mọi người khác phát sợ phải lạy mà cho lớ. Cần ăn thì vào nhà dân bắt nấu cơm hầu hạ. Cần đàn bà thì con nào trông hay hay là cứ vén váy nó.

Nghe đến đấy tôi thấy hiện lên cảnh bọn phỉ hèn mạt hà hiếp dân lành, tôi tức giận, không chịu nổi. Mặt tôi cau lại. Chắc đôi mắt tôi lúc đó đỏ rực như lửa. Tôi tỉnh cơn uất hận, chợt nhớ mình đang đánh vào lòng hướng thiện của chúng mà? Tôi đang mưu phạt tâm công (đánh vào lòng đối phương) như cổ nhân dạy. Tôi lấy lại giọng dịu dàng hỏi:

- Anh hãy nghĩ xem, nếu ở lũng anh ở, trong đó có nhà anh, bố mẹ già yếu, vợ vừa đẻ con còn đỏ hon hỏn... có bọn người lạ với đầy đủ súng ống đến cướp ăn, đến hiếp đàn bà con gái... thì làm sao?

Tên thổ phỉ bỗng mặt tái xanh, lệ ứa. Những tên trùm phỉ khác gục đầu xuống không dám nhìn ai.

Những ân nhân cách mạng có mặt đều lộ rõ phấn khởi. Có ông già Mông nói:

- Việt Hưng ơi, mày vẫn nói đúng như mọi khi mày đến nói với tao, với bản làng đánh Nhật đánh Tây. Cái gì mày cũng biết. Nghe mày nói như vậy ai trót làm thổ phỉ cũng phải bỏ đồng bọn mà về thôi. Ai nỡ sống cuộc đời chuyên đi cướp bóc, bắt nạt người khác mà ăn?

Một ân nhân cách mạng khác nói:

- Mình đi ăn cướp hà hiếp bản làng khác, toán phỉ khác lại đến lũng mình dí súng vào cha mẹ mình, vợ mình thì làm sao? Làm người nên biết suy nghĩ.

Ân nhân cách mạng khác nói:

- Về mà trồng ngô, nuôi lợn, trồng bí, trồng gừng mà ăn thôi. Đến ngày chợ thì cùng ra chợ ngồi quanh chảo thắng cố uống rượu từng bát. Sống như vậy con người đối với con người tốt hơn.

Vậy là người Mông tự nói với người Mông hiểu đạo lý làm người.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:26:12 am »

Tôi nhìn sang phía trùm phỉ hỏi:

- Vậy các anh nghĩ thế nào?

Tất cả im lặng. Không khí lại căng thẳng? Một lát, một trùm phỉ có bộ mặt gân guốc, râu ria xồm xoàm đứng lên, nói một câu không tử tế gì:

- Tao hỏi Việt Hưng, sao mày, cả bọn chúng mày gọi tao là phỉ? Phỉ là gì? Khinh chúng tao thì gọi thế phải không?

Tôi cười. Nhiều người trong bọn chúng cũng cười, ý chừng cho là câu hỏi hóc búa. Tôi bình tĩnh liệu nói sao cho thật dễ hiểu:

- Này nhé - Tôi giơ nắm tay lên - Chúng mình cùng là người dân một nước, như nắm tay này. Ta nắm chặt tay gọi là đoàn kết, ta có sức mạnh, ai làm gì được nắm tay này. Bây giờ, giả dụ ta mờ tay ra, năm ngón, khác ngón khác ở, ai bẻ ngón nào mà chẳng gẫy. Thằng Mỹ muốn thay thằng Phá kỷ (Pháp) trước đây trở lại cướp nước ta lần nữa; kẻ gian, đặc vụ Quốc dân Đảng nước ngoài lén lút ở biên giới đến xui giục chia rẽ ta, nếu ta nắm chặt tay, không ai phá ta được. Ta phải kết, chúng ta là cứ tỳ pê (anh em bà con) cả. Lúc nãy tôi có nói, hôm nay không nói chuyện bắn súng, nói chuyện cư tỳ pê thôi - Tôi lại mở bàn tay, xòe hai ngón trỏ và giữa - Đây, ta cùng là bàn tay, có hai con đường như hai ngón tay này. Ngón này ta đi theo lời kêu gọi của Tổ quốc, theo cán bộ, đoàn kết giữ đất nước, làm lao động mà ăn, sống cùng bản làng, là người công dân của nước ta. Ngón này ta đi theo lời xúi giục của tay sai Mỹ ở miền Nam ra hay kẻ xấu đặc vụ, rủ nhau vào rừng ăn ở, cướp bóc nhân dân mà sống, trong khi đó bọn khác lại đến cướp bóc bàn làng mình, đi theo con đường ấy, ta gọi là phỉ. Cư tỳ pê có muốn làm công dân không, hay muốn làm phỉ? Các trùm phỉ hãy giải tán đội phỉ của mình để mọi người mùa chế với bản làng mới tốt thôi. Thế nào? Mùa chế chứ?

Một trùm phỉ ấy nói:

- Vậy thì mùa chế làm công dân tốt hơn.

Cả bọn trùm phỉ khác nói nhao nhao:

- Mùa chể. Mùa chế lố. (Về nhà thôi). Cả bọn cùng nói một lời.

Tôi thấy vui thật sự, nhưng nghĩ, đây là vấn đề tư tưởng, sự việc không hề đơn giản, tôi cho họ trao đổi thoải mái thêm. Những câu hỏi, những câu trả lời đan xen. Nhiều băn khoăn bộc lộ. Sao Việt Hưng nói mùa chế dễ dàng vậy? Nếu chúng tôi mùa chế liệu khi về như vậy vợ ở nhà có nhận làm chồng nữa không, bởi mình đã sống như con hổ con beo trên rừng rồi, quần áo hôi hám? Liệu bộ đội, cán bộ có ai đến bắt tội đem đi bắn chết không? Khi trở về có cần mang giấy của chính phủ cho trở về làng bản không? Nếu khi về, dọc đường có trùm phỉ giỏi hơn, đến cản trở không cho về thì làm thế nào? Đi đường chợ mà gặp bạn phỉ lẩn trốn, nhảy ra chặn đường thì ta làm thế nào? v.v.. Những băn khoăn đều được giải đáp, đến khi êm cái bụng của mọi người mới thôi.

Qua cuộc gặp mặt, tất cả bọn trùm phỉ đều nhận ra chân lý. Tôi nói thêm về chính sách khoan hồng của Chính phủ. Mọi người đều gật gù nói Giống a. Giống giống lố (Tốt. Tốt lắm!).

Nhà giáo Sình đã làm xong cơm nước, tổ chức rất khéo bởi có cả một chảo thắng cố  ở giữa sân. Mọi người ngồi vào ăn uống vui vẻ, thêm lời nói đi lời nói lại om sòm. Những bát rượu chuyền nhau. Mọi người đều nâng bát mời tướng quân hậu chấu (uống rượu) thật hồ hởi vui mừng...

Tôi tin rằng cuộc gặp mặt tuy ở trong phạm vi nhỏ hẹp nhưng chỉ một ngày mai tin đó cùng nội dung cuộc họp mặt sẽ truyền đi nhanh chóng đến các bản Mông cùng các trùm phỉ và phỉ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:27:18 am »

*

Nhớ lại tội ác của phỉ từ ngày gây bạo loạn, ai cũng căm tức, phải quyết tâm dẹp, mang lại cuộc sống thanh bình ở vùng xa xôi này.

Ngày 14 tháng 12 năm 1959, phỉ đánh chiếm Lũng Phìn, phá trụ sở UBHC, cướp kho lương thực và mậu dịch, bắt 2 cán bộ thương nghiệp, chúng mổ bụng moi gan, bắn chết hai người Mông vì không theo chúng làm phỉ.

Ngày 19 tháng 12 năm 1959, Vàng Dùng Mí chỉ huy đánh chiếm xã Mèo Vạc, cướp phá cửa hàng mậu dịch xã Mèo Vạc, lấy dầu muối vải vóc chia nhau.

Ngày 20 tháng 12 năm 1959, chúng đánh Nà Khê. Ngày hôm sau Lý Thìn Quáng chỉ huy tiến vào Bạch Đích bắt 2 cán bộ Huyện ủy Đồng Văn. Chúng treo 2 đồng chí lên cây gạo làm bia cho chúng tập bắn.

Cùng ngày 21 tháng 12 năm 1959, Vàng Chỉn Cáo chỉ huy đánh Tráng Kìm, Cán Tỷ. Chúng giết một đôi vợ chồng trẻ, ném con của họ xuống sông.

Ở Phú Lũng, Dàng Sè Páo tập hợp 300 tên phỉ nổi lên canh gác các ngả đường, chờ quân Vàng Chỉn Cáo đến sẽ phối hợp lên đánh chiếm Phó Bảng.

Dàng Vạn Li tập trung thanh niên dân quân chia thành từng nhóm canh gác con đường từ Yên Minh lên Phó Bảng, xếp dàn đá lớn ở dốc Thẩm Mã chờ bộ đội đến sẽ lăn đá bịt đường...

*

Tôi không thể nhớ hết và kể hết các trận đánh mà đơn vị Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 246 do tôi xuất lĩnh, cũng như các trận đánh, tập kích, du kích, truy kích, dụ hàng... của các đơn vị bạn tham gia chiến dịch tiễu phỉ Đồng Văn.

Tôi nhớ ngày 29 tháng 01 năm 1960 (tức ngày mồng Hai Tết năm Canh Tý) ta mở đợt công kích vào cụm cứ điểm cuối cùng của địch ở Mã Sồ. Huyện ủy Đồng Văn động viên các mẹ, các chị mang bánh chưng lên trận địa tặng từng chiến sĩ. Khi vòng vây khép lại, ta bắn truyền đơn, kêu gọi địch ra hàng, cho người thân vào thuyết phục phỉ, nhiều tên trốn ra hàng nhưng bị bọn phỉ bắn chết.

Vậy là đúng ngày mồng Hai Tết, vị trí cuối cùng của phỉ bị tiêu diệt. Mà số được giải phóng, chiến dịch tiễu phỉ giành thắng lợi, vụ bạo loạn cơ bản được dập tất.

Ngày 30 tháng 01 năm 1960 (là mồng Ba Tết Canh Tý) huyện Đồng Văn mờ hội tưng bừng đón Tết hòa bình.

Sau lễ mừng thắng lợi tổ chức tại tỉnh Hà Giang, Tiều đoàn 1 thuộc Trung đoàn 246, là lực lượng chủ công trong đội hình “Ban chỉ huy tiễu phi” của Quán khu I trở về tiếp tục xây dựng doanh trại ở Tuyên Quang...

Dù năm tháng đã qua đi nhưng trong lòng tôi vẫn nhớ ít nhiều và muốn kể lại những ngày chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo suốt từ Cao Bằng sang Hà Giang... với nhiều kỷ niệm không bao giờ quên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:28:59 am »

*

Những năm tháng ấy Trung ương có chủ trương điều một số cán bộ quân đội sang đảm trách những vị trí nhiệm vụ ở các cơ quan dân sự. Tôi được điều về Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên, được cử làm Chủ nhiệm Bảo tàng Cách mạng khu, trực thuộc Khu ủy.

Tôi nghĩ, chắc Đảng muốn rằng, xây dựng Bảo tàng Cách mạng phải chọn người đã từng cống hiến tham gia trực tiếp cách mạng từ nhửng ngày đầu gian khổ trong vòng hoạt động bí mật. Tôi phấn khởi nhận nhiệm vụ, thờ phào nhẹ nhõm vì sự cống hiến của mình cho quân đội nay tạm ngơi. Tôi rũ chiến bào, xếp gọn gàng vào tù áo thơm mùi băng phiến cao sang, mặc vào mình bộ áo đại cán dàn sự ngồi trước bàn giấy từ đây.

Chân tôi hàng ngày bước lên những bậc thềm dài nhiều bậc dẫn tới văn phòng Bảo tàng Cách mạng ở Thái Nguyên.

Một thời gian sau, Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc bố trí tôi đến nhận chức Phó ban Tổ chức Dân chính Khu tự trị Việt Bắc từ năm 1965 đến năm 1974.

Một sáng mùa thu năm 1974, đứng trước gương soi tôi thấy mái tóc, lông mày đã bạc từng sợi. Tôi chải tóc, tóc rụng bám đầy chiếc lược sừng. Tôi mỉm cười lên cơ quan nhận quyết định nghỉ hưu trí. Chắc lần này được “lão giả an chi” đây, người già thì nghỉ vậy.

Tôi về đến nhà, Hồng Điệp (vợ tôi) chạy ra đón, xúc động ôm lấy tôi ở cửa, nói thầm thì: Anh đã về! Em cùng các con gái đã bày mâm cơm thịnh soạn chờ anh, mừng ngày anh được nghỉ công tác về vởi gia đình! Tôi hiểu nỗi lòng sung sướng của người phụ nữ có chồng đi biền biệt, ít thời gian ở nhà, nay được nghỉ hưu về củng cố gia đình.

Lời nói của vợ tôi là nỗi lòng của một cô gái sống trong nhung lụa quê Đáp Cầu, Bắc Ninh; lứa tuổi thiếu nữ thời ấy nhiều mơ ước, đầu đội lệch mũ ca lô, vai đeo túi chữ thập đỏ, thoăn thoắt lên chiến trường trong tư thế nữ cứu thương của Vệ Quốc Đoàn đánh Pháp. Rồi mải miết theo một cán bộ quân đội đeo súng ngắn côn bát bên hông, đã góa vợ, nên đã tự nguyện bỏ lại sắc đẹp của tuổi xuân ở chiến trường cùng chồng. Hôm nay Hồng Điệp mới 43 tuổi mà người đã gầy quắt, vì công tác cũng có, lại còn vì vừa công tác vừa nuôi một đàn con gái đều học giòi, chăm ngoan. Tôi rất quý các con nên đã bàn cùng Hồng Điệp đật tên các con gái thật đẹp: Ngọc Bích, Anh Thư, Thanh Hà, Bích Hiền, Thanh Hương, Thanh Huyền, Thanh Hồng, Thanh Hoàn, Ngọc Linh.

Nhưng rồi tôi cũng nghĩ, trai thời loạn, gái thời chiến đều chịu nhiều thiệt thòi, biết bao người phụ nữ ở miền Nam những ngày này đang sống gian khổ và chiến đấu anh hùng... Tôi tâm sự cùng vợ con. Tôi lại thấy sự đóng góp của mình và gia đình mình cho cách mạng chưa phải là nhiều.

*

Qua thời gian dài hoạt động cách mạng như vậy, đến nay đã nghỉ hưu, nhìn lại cuộc đời mình tôi thấy có chút tự hào, một chút thôi, đã từng chinh chiến trên những vùng núi đá tai mèo phức tạp, vùng cao xa xôi hẻo lánh. Tôi luôn phải tự mình nhiệt tình xây dựng cơ sở bằng uy tín của bản thân để giác ngộ nhân dân vùng đồng bào Mông ở Cao Bằng, Hà Giang; xây dựng quân đội, chỉ huy quân đội đánh Pháp, đánh Nhật, đánh Quốc dân Đảng, đánh phỉ... để trên những vùng đất ấy chỉ còn một ngọn cờ chói lọi với ngôi sao vàng 5 cánh cùng bay phấp phới theo lá cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh...

                                                                                                                                         
Thái Nguyên, cuối mùa đông năm 1974
Đặng Việt Hưng kể
Triều Ân ghi
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:31:05 am »

LỜI BẠT

Trong trào lưu văn học Việt Nam, hồi ký có vai trò vị trí đặc biệt. Nó có sức cuốn hút riêng bởi nó là lời kể chân thành, người thật việc thật... Một trong những cuốn hồi ký gây nhiều ấn tượng trong độc giả phải kể đến Sống như anh (Chị Quyên kể, nhà văn Trần Đình Vân ghi).

Nhiều cuốn hồi ký do tác giả nhớ lại đời hoạt động của mình, tự mình viết ra như Sống để hoạt động của Nguyễn Tạo, Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận, Nhớ nguồn của Bích Tùng - Lý Đào, Đấu tranh trong nhà tù đế quốc của Dương Công Hoạt, Sống và hoạt động trên quê hương Cao Bằng của Hoàng Nghiệp...

Nhưng phần lớn các cuốn hồi ký cách mạng đều do nhà văn ghi lại theo lời kể của cản bộ chiến sĩ cách mạng. Ví dụ như để tổ chức xuất bản tập hồi ký Đầu nguồn viết về Bác Hồ (NXB Văn học, H, 1975) đã có sự tham gia của các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Hữu Mai, Bàng Sĩ Nguyên, Hà Minh Tuân, Lại Giang, Đỗ Đức Thuật, Lữ Huy Nguyên, Triều Ấn, Nguyễn Đại... ghi chép.

Thể loại hồi ký ngày nay vẫn phát triển, do những người tham gia cuộc đấu tranh kể lại, tái hiện lại cuộc đau tranh quyết liệt của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử.


*

“Chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo” là cuốn hồi ký viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Thượng tá Đặng Việt Hưng - Hoàng Thành Châu (1918 - 2001). Ồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, học giỏi, chăm đọc sách, hiểu biết khá rộng. Khi vào đời ông đã phải trải qua cuộc sống lận đận nhưng cái chí phấn đấu của ông đã để lại nhiều bài học cho lứa tuổi thanh niên ngày nay. Ông tham gia tổ chức Việt Minh từ năm 1941 sau đó được đoàn thể chọn cử đi ra nước ngoài đào tạo cán bộ quân đội cách mạng. Khi trở về nước, đoàn thể đang cần cán bộ lên khu Thiện Thuật - vùng núi đá tai mèo vận động phong trào cách mạng, ông đã trở thành người cán bộ quần chúng đắc lực, ông tổ chức đội võ trang 14 người (1944). Có lẽ cuộc đời binh nghiệp của ông là từ đây. Ông chỉ huy đánh Nhật ở Hà Giang, đánh Quốc dân Đảng Tàu Tưởng tràn vào đất ta (vác cả cột mốc biên giới cắm vào sâu đất ta), đánh bọn Việt Nam Quốc dân Đảng phản động. Khi trở về Quân khu I (1946), ông làm Tiểu đoàn trưởng rồi Trung đoàn trưởng tham gia chiến dịch Điện Biên (1954), trực tiếp cầm quân tiễu phỉ qua nhiều nơi. Mãi sau này, năm 1959 ông lại mang một tiều đoàn (quân của Trung đoàn 246 mà ông là Trung đoàn trưởng) lên dẹp vụ đặc vụ và phỉ gây phản loạn ở Đồng Văn. Cuối năm 1960 ông được chuyển ngành về công tác ở Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc. Năm 1974 ông được nghỉ hưu.

Những chặng đường ông trải qua đều để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp để lớp người ngày hôm nay suy ngẫm, học tập.


*

Tỏi biết Đặng Việt Hưng nổi tiếng từ lâu nhưng tôi chỉ thực sự biết ỏng từ năm 1963. Năm ấy tôi đang học ở Đại học Sư phạm Cầu Giấy - Hà Nội. Ngày chủ nhật tôi thường đến chơi nhà số 17 Thụy Khuê, bên bờ Hồ Tây, nhà anh vợ tôi, là anh Bình Dương, đang công tác ở Ban Dân tộc Trung ương, từng là lãnh đạo phong trào Việt Minh trên chiến khu cách mạng Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn; Ủy viên thường vụ BCH Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng. Cuối tháng 9 năm 1943. khi thành lập Khu Thiện Thuật. Bình Dương là người lãnh đạo Khu. Chi bộ Đảng của Khu gồm 5 đồng chí, Bình Dương (làm Bí thư), đồng chí Tống (Phạm Văn Đồng), Kim Đao (Giè Trứ Sào - Giàng Văn Páo), Cao Lý (Dương Văn Kinh), Xinh Lý (Lý Văn Nó). Ban chấp hành Việt Minh khu có 11 đồng chí do Đại hội đại biểu bầu ra. Kim Đao dân tộc Mông được bầu làm Chủ nhiệm Việt Minh. Cơ quan lãnh đạo Khu được bí mật đặt tại Lũng Lừa (khi đó thuộc xã Trùng Khuôn - Nguyên Bình).

Ôn lại chuyện 20 năm về trước ở chiến khu, Bình Dương hào hứng kể không hết chuyện. Thấy tôi muốn nghe và ghi chép phong trào cách mạng hồi trước, sau nhiều buổi trò chuyện Bình Dương có đưa cho tôi mượn một tập hồi ký cách mạng viết tay 57 trang A4 của đồng chí Hoàng Thành Châu, bí danh là Đặng Việt Hưng (cùng nhiều tài liệu khác). Tôi đem phô tô moi thứ lấy một bản.

Sau này về Cao Bằng công tác, có những dịp về họp Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Khu tự trị Việt Bấc, tôi được gặp ông Việt Hưng, khi ấy công tác ở Bảo tàng Cách mạng trực thuộc Khu ủy đặt ở Thái Nguyên. Tôi lại được nghe ông kể về đoạn đường hoạt động 1959 - 1960 lên Hà Giang tiễu phỉ.

Chuyện nghe thì hay, nhiều cảnh huống ly kỳ tôi nghĩ giá viết được cuốn hồi ký do ông kể lại thì quý biết bao.

Tôi đã dựa theo bản hồi ký viết tay (nói trên đây) cũng như tư liệu ghi chép thêm sau này, năm 1974 tôi viết xong cuốn hồi ký “Chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo”. Tôi đưa ông Việt Hưng xem lại và tu chỉnh. Nhưng việc xuất bản hồi ký trong thời buổi kinh tế thị trường quả là khó khăn cho nên không có dịp được công bố.

Mãi gần đây tôi có đọc tin trên Internet, biết có Quyết định sổ 844/QĐ - TTg ngày 1 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khuyến khích sáng tác và công bố tác phẩm vân học nghệ thuật có giá trị giai đoạn 1930 - 1975;

Quyết định của Chỉnh phủ đề ra mục tiêu: “giai đoạn 2011 - 2015 có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc có giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 40 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào năm 2015, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.”

Tôi đem bản thảo hồi ký “Chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo” đọc lại và tu sửa. Sao lại phải tu sửa? Bởi lẽ lời kể của ông Việt Hưng rất chân thành, chấm dứt ở năm 1974. Nhưng sau đỏ có nhiều cuốn sách được công bố, nhiều chi tiết bản thảo cuốn hồi ký cần sửa lại (tuy không nhiều nhưng theo sử sách chính quy vẫn là cần thiết).

Những cuốn sách tôi tham khảo để tu chình lại bản thào gồm có:

1- Văn kiện Đảng thời kỳ 1939 - 1945, NXB Sự thật, 1963.

2- Tổng tập văn học Việt Nam, tập 36 (Văn thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh), NXB Khoa học xã hội, 1980.

3- Khu Thiện Thuật trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám ở Việt Bắc, NXB Việt Bắc, 1972.

4- Báo Việt Nam Độc lập 1941 - 1945, NXB Công an Nhân dân, 2005.

5- Trung đoàn 246, Bộ tư lệnh Quân khu I, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quân đội, Ký hiệu K 355 V (09)/ LC 3112.

6- Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn - Hà Giang 1943 - 1975, NXB Chính trị Quốc gia, 1999.

7- Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hà Giang 1945 - 1995, xuất bản năm 1999

8- Lịch sử Đảng bộ xã Hồng Việt (Hòa An, Cao Bằng), BCH Đảng bộ xã Hồng Việt, 2013.

9- Lịch sử Đảng bộ huyện Na Hang, tập I (1941 -1954), BCH Đảng bộ huyện Nà Hang (Tuyên Quang) xuất bản tháng 5 -1998.

Đến nay bản thảo cuốn “Chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo” đã hoàn chỉnh, nếu như được xuất bản, chắc không chi thỏa mãn riêng nguyện vọng của nhà văn (là tôi) cũng như gia đình ông Đặng Việt Hưng mà là nguyện vọng nhân dân các dân tộc, bởi lẽ cuốn hồi ký góp phần tải hiện lại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc; góp phần nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.


                                                                                                                                                                 
Tháng 6 năm 2014
Nhà văn TRIỀU ÂN
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:36:14 am »

MỘT SỐ TÁC PHẨM LƯU DANH ĐỒNG CHÍ ĐẶNG VIỆT HƯNG

1. Cuốn Lịch sử Khu Thiệt Thuật có viết:

Với chủ trương củng cố các cơ sở cũ và gây dựng thêm cơ sở mới vào các lũng còn bỏ trắng, Ban liên tỉnh điều thêm cán bộ lên Thiện Thuật với nhiệm vụ vừa củng cố vừa phát triển phong trào sang Hà Giang và Tuyên Quang. Ban Việt Minh khu phân công một đồng chí sang tổng Côn Lôn, Tuyên Quang (Tô Vũ - TÂ chú thích) một đồng chí lên Nhiêu Lai chuẩn bị vào khu vực Đường Thượng, Hà Giang (Việt Hưng. TÂ), một đồng chí về tổng Tranh Đấu, Bấc Chợ Rã, Bắc Kạn (Hồng Đào. TÂ) (...).

Ngày 26 tháng 3 năm 1945 đại đội vũ trang chiến đấu của tổng Tranh Đấu do nữ đồng chí Hồng Đào trực tiếp phụ trách sang thuyết phục bang tá và đồn binh Bắc Mê (...). Đại đội vũ trang ta đã tước súng bọn lính mở kho thóc, kho muối phát cho dân, củng cố các cơ sở quần chúng, lựa chọn đại biểu nhân dân để chuẩn bị bầu Ủy ban nhân dân lâm thời hai xã Yên Phú, Yên Định (...).

Cũng thời gian này đội vũ trang tổng Thành Công (Côn Lôn, Tuyên Quang) do đồng chí Tô Vũ trực tiếp chỉ huy cũng được thành lập. Đội đã đi sâu vào các lũng để củng cố cơ sở quần chúng, tước súng lính dõng và thành lập các xã mới, bầu ra Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời cấp xã (...).

Trước tình hình có nhiều kẻ thù cần phải đối phó, Ban Việt Minh tổng Đường Thượng họp hội nghị cán bộ bàn bạc và nhất trí trước tiên phải đánh kẻ thù chính là quân phát xít Nhật. Thi hành nghị quyết trên đêm 30/4/1945 lực lượng vũ trang và nhân dân các xã Thanh Vân, Cán Tỷ, Seo Lùng, Đường Thượng do đồng chí Việt Hưng trực tiếp chỉ huy tiến đánh một toán lính Nhật đóng ở Tráng Kìm. Từ nửa dêm quân ta nổ súng. Bị đánh bất ngờ quân Nhật hốt hoảng bắn ra dữ đội. Đến gần sáng chúng phái bỏ Tráng Kìm rút chạy về thị xã Hà Giang (...).(1)

2. Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn, Hà Giang (1943-1975) viết:

Thực hiện Nghị quyết lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Liên Tỉnh ủy Cao Bắc Lạng, nhiều cán bộ Việt Minh từ Cao Bằng mở rộng địa bàn vận động cách mạng, xây dựng phong trào cách mạng ở Hà Giang và khai thông đường liên lạc Hà Giang - Tuyên Quang về Vĩnh Phú. Giữa năm 1944, một tổ chức cán bộ Việt Minh gồm các đồng chí Đặng Việt Hưng, Hồng Đào từ Cao Bằng, Bắc Kạn, đến củng cố cơ sở cách mạng đã được xây dựng từ 1943 và chuẩn bị phát triển ở cơ sở đồng bào Tày, Mông, Dao trong đó có Phya Liềng, Ngọc Long (Yên Minh).

Đồng chí Đặng Việt Hưng tổ chức đội du kích gồm 14 chiến sĩ làm hạt nhân cho phong trào. Cuối năm 1944, đồng chí chỉ huy đánh thông con đường liên lạc từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc) để đón cán bộ từ nước ngoài trở về và chuyển vũ khí về nước. Đồng chí đã tới Lũng Hồ, Đường Thượng gây dựng cơ sở, lấy Đường Thượng làm căn cứ triển khai đi Đồng Khu, Yên Minh - Đồng Văn. Cán bộ Việt Minh đi đến đâu cũng được đồng bào tin tưởng phấn khởi chào đón, hưởng ứng tích cực hăng hái quyết tâm đi theo cách mạng, hưởng ứng phong trào cách mạng của Việt Minh với chủ trương đánh Pháp đuổi Nhật.(2)

3. Cuốn Lịch sử Trung đoàn 246 viết:

Một “Ban chỉ huy tiễu phỉ” được thành lập do đồng chí Lê Đình Thiệp, Phó chính ủy Quân khu trực tiếp làm trưởng ban. Thành phần trong Ban chỉ huy còn có các đồng chí Đinh Long Xuyên, Mai Trung Lâm, Phạm Văn Tịch (Tỉnh ủy Hà Giang) và một số cán bộ chi huy, lãnh đạo của từng đơn vị tham gia tiễu phỉ. Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc còn cừ đồng chí Hoàng Văn Kiều - Thường vụ Khu ủy sang tăng cường lãnh đạo. Riêng mặt trận Đồng Văn, Khu ủy và Quân khu giao cho đồng chí Hoàng Việt Hưng trực tiếp chỉ đạo…(3)


(1) Trích Lịch sử Khu Thiện Thuật, NXB Việt Bắc, 1972, tr. 41,57,58,60.
(2) Trích Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn, Hà Giang (1943-1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999
(3) Trích cuốn Lịch sư Trung đoàn 246 – Bộ tư lệnh Quân khu I, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quân đội, K 355 v/LC 3112, tr.123-124
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:43:22 am »


Đặng Việt Hưng (ảnh chụp năm 1948)


Đặng Việt Hưng (ảnh chụp năm 1985)


Bác Hồ thăm Bảo tàng Cách mạng Khu tự trị Việt Bắc
(Người mặc áo đen là Việt Hưng - Chủ nhiệm Bảo tàng Cách mạng Khu tự trị Việt Bắc)


Ông bà Việt Hưng - Hồng Điệp cùng hai con gái đầu lòng (Bích - Thư)


Các con gái của ông Đặng Việt Hưng


Bút tích hồi ký của ông Việt Hưng
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM