Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:56:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9548 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 11:22:56 am »


        DI SẢN NẶNG NỀ CỦA YELTSIN

        Vào cuối năm 1999, ngay trước khi ông Putin lên nắm quyền, nước Nga thật sự đã đứng bên bờ vực tan rã và mất chủ quyền. Các cố vấn Hoa Kỳ chính thức làm việc trong nhóm thân cận của nguyên thủ quốc gia, viết Hiến pháp, tác động lên những quyết định tòa án, thực hiện chính sách cán bộ; họ đốt nóng Bắc Kavkaz, đặt vấn đề tách Chechnya khỏi Nga thành cốt lõi. Trên thực tế, không chính thức, việc chủ quyền hóa Chechnya, đã diễn ra từ ở Khasaviyurt1, nhưng về mặt luật pháp vấn đề này đã bị đình lại và chuyển sang cho Putin thừa kế. Đây là vấn đề khá hóc búa, bởi sau việc tách Chechnya (khỏi Nga - ND) được ghi nhận về mặt pháp lý, lẽ ra đã bắt đầu tiến trình tất yếu theo nguyên tắc domino: tách khu vực này đến khu vực khác, đầu tiên là toàn bộ bắc Kavkaz, tiếp theo là miền nam nước Nga và các “cộng hòa dân tộc” khác mà thực chất, là những quốc gia dân tộc tiềm năng. Chúng ta đã đứng bên bờ vực của việc hoàn toàn mất chủ quyền, bị bên ngoài điều khiển và tan rã đất nước. Điểu đó nằm trong các kế hoạch của Mỹ. Mọi việc phải diễn ra như thế theo hình dung của họ.

        Theo sau sự sụp đổ của Liên bang xô viết, mùa thu 1991 ban lãnh đạo Chechnya tuyên bố rời khỏi thành phần Liên bang Nga và Liên bang Xô viết. Ba năm tiếp theo, các cơ quan chính quyền và luật pháp Nga bị giải thể, các đơn vị quân đội riêng của Chechnya được thành lập. Ngày 9-12-1994 tổng thống Nga khi đó Boris Yeltsin ký sắc lệnh tuyên bố chấm dứt các hoạt động thành lập các đơn vị vũ trang phi pháp ở Chechnya, đưa quân đội Liên bang Nga vào, bắt đầu cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất. Sau hai năm chiến sự, hai bên đồng ý ngưng hoạt động chiến sự theo thỏa thuận Khasaviyurt, với điều khoản về một "qui chế cho Chechnya" nhưng tạm hoãn đến 2001 mới ra quyết định, (http://ria.ru/history_spravki/20110831 /427508949.html) (ND)

        Nhưng điều này đã không diễn ra, bị bẻ gãy vào phút cuối, và Putin đã phải chịu áp lực cứng rắn từ giới tinh hoa phương Tây ở bên ngoài và giới tinh hoa thân phương Tây ở trong nước. Mặc dù có sự thay đổi quan điểm sau 11/9/2001, đóng cửa các cơ sở quân sự ở Cuba và Việt Nam, nhưng ông đã rơi vào cùng hàng ngũ những người như Hugo Chavez, Muammar Gaddafi khi đó vốn đã đi tới thỏa thuận với phương Tây, Bashar al-Assad, Kim Jong II, Mahmoud Ahmadinejad, Alesander Lukashenko v.v... Dần dần ông Putin được chuyển sang nhóm các nguyên thủ quốc gia, theo hình dung của phương Tây, trong “trục ác”. Mà khó thể sống sót rời khỏi “trục ác”. Những trọng tâm và thái độ phương Tây với nước Nga đã thay đổi.

        Nhưng mục tiêu của Hoa Kỳ thì không thay đổi. Chúng được điều chỉnh một cách chiến thuật, việc hiện thực hóa kế hoạch của Mỹ đối với Nga được tạm đình lại, sự tan rã và mất chủ quyền của Nga được dừng lại, đóng băng. Nhưng điều đó không có nghĩa người Mỹ từ bỏ những kế hoạch này. Điều đó có nghĩa họ chuyển sang một cấp độ khác của việc thực hiện chiến lược này, sang một giai đoạn kéo dài hơn.

        Từ địa chính trị, chúng ta biết Hoa Kỳ đang sử dụng chiến lược “Anaconda” chống lại các kẻ thù - bao vây và tiếp theo là bóp nghẹt đối thủ của mình. Đầu tiên chiến lược này được tướng McClelland sử dụng trong cuộc nội chiến Bắc Nam ở Hoa Kỳ: trước hết bao vây đối thủ và cắt đứt nó khỏi mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Các giao dịch thương mại, quan hệ kinh tế bị giới hạn, thành lập cái gọi là hành lang cách ly, kếm tỏa đối thủ từ mọi phía. Sau đó phong tỏa bất cứ những liên hệ và giao tiếp chiến lược, chính trị, đối ngoại nào. Kết quả là nạn nhân lâm vào tình trạng suy sụp, yếu mòn, để rồi lãnh thổ của nó bị tan rã hoàn toàn.

        Quanh nước Nga, từ thời Chiến tranh Lạnh hàng rào cách ly đó đã được dựng lên. Nhờ Gorbachev chúng ta đã mất Đông Âu, mất không gian hậu Xô viết, lại còn bị các căn cứ quân sự Mỹ bao vây từ phía Nhật. Gần như đúng theo các tiêu chí, quanh nước Nga là những trung tâm ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Ở thời điểm này, các căn cứ quân sự Mỹ đóng ở hơn 100 điểm trên thế giới, cùng một số đơn vị riêng biệt, triển khai chủ yếu ở Á Âu. Lỗ hổng cuối cùng trong hàng rào cách ly này là Iran, nước mà nếu chúng ta dàn xếp được các quan hệ chiến lược, sẽ cho chúng ta lối trực tiếp ra Ấn Độ Dương. Ở Syria đến nay chúng ta vẫn còn khả năng phục hồi một cơ sở quân sự đầy đủ trên Địa Trung Hải2, xây dựng từ thời Xô viết.

------------------------
        1. Ý nói về thỏa thuận ký ở Khasaviyurt (thuộc Daghestan, nằm gần biên giới Checnya) năm 1996 giữa thư ký Hội đồng an ninh liên bang Nga Alexandr Lebed với thủ lĩnh các tay súng Chechnya Aslan Maskhadov để chấm dứt cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất. Quân đội LB Nga rút khỏi Checnya, nhưng quyết định về quy chế lãnh thổ Chechnya được hoãn lại đến 31-12-2001.

        2. Sách được viết năm 2014, tác giả đã dự báo đúng khi sau nửa năm Nga can thiệp vào Syria (từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016), hỗ trợ chính quyền Bashar al-Assad tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, ông Putin đã tuyên bổ rút quân Nga nhưng vẫn để lại không quân ở căn cứ Khmeimim và hải quân ở căn cử Tartus. (ND)

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 11:23:14 am »


        Theo kế hoạch “Đại Trung Đông” từ đầu năm 2004 ngay trước mắt chúng ta diễn ra quá trình định dạng lại Trung Đông theo các tiêu chuẩn Mỹ. Chủ đích, như chúng ta đã nêu, là ở chỗ thế giới Ả rập, các nước Maghreb, Bắc Phi cho đến nay đa phần vẫn là những hệ thống thiết chế truyền thống. Ở đó xã hội gia tộc chiếm ưu thế, truyền thống đứng cao hơn những yếu tố điều phối xã hội khác. Các thay đổi nằm ở việc pha trộn thiết chế xã hội truyền thống này. Nhiệm vụ là phá hủy những gì đang có để cắm đặt những giá trị phương Tây mà nền tảng của chúng nằm ở cá nhân, tức một cá thể phân tán. Bên ngoài các sự kiện phát triển dường như tự thân và có tính hỗn loạn, nhưng dẫu sao kết quả cuối cùng vẫn là đủ loại tiến trình nhiễu loạn dẫn tới một điểm cuối cùng đã được xác định trước, đến một kết cục đã được tính sẵn.

        Bằng cách đó, Trung Đông được đưa vào tiến trình pha trộn không gian xã hội để thiết lập nền dân chủ Mỹ. Không gian đó phải được phân mảnh và phân tán. Chỉ trong điều kiện đó nó mới có thể tiếp nhận được những giá trị tự do của Mỹ. Trong dạng thức mà Jamahiriya Libya tồn tại  dưới thời Gaddafi, nó sẽ không thể tiếp nhận những giá trị dân chủ Mỹ. Điều đó cũng liên quan tới Syria với việc lặp lại kịch bản Libya, và các nước Trung Đông khác. Nhưng mục tiêu chính ở Trung Đông vẫn là Iran - tước mất chủ quyền và thay đổi chế độ nước này. Thậm chí nếu chế độ trung gian không thân Mỹ, mà có thể vẫn là Hồi giáo, cũng không sao, vì trong trường hợp này dẫu sao những quá trình hỗn loạn cũng bắt đầu, bất ổn xã hội nổ ra, xã hội sẽ sôi sục, và tiếp theo, trên nguyên tắc, tình trạng ổn định yên tĩnh sẽ không sớm trở lại. Trước đó không lâu phe đối lập Ai Cập đã dễ dàng giải quyết thủ lĩnh của mình. Hosnie Mubarak ra đi, và những quá trình tự phát, hỗn loạn, sôi sục nội bộ diễn ra tới tận ngày nay. Kết quả là ở Ai Cập những vụ đụng độ làm chết hàng trăm người diễn ra thường xuyên. Nói gì đến Iraq hay Afghanistan.

        Có thể người ta không qui định phải nghiêm ngặt đạt được kết quả tạm thời nào đó, nhưng ở những giai đoạn tiếp theo, diễn tiến sẽ ngày càng gần với những gì mà các nhà chiến lược Hoa Kỳ đưa ra từ đầu. Sau khi Iran bị mất chủ quyền, cánh cửa cuối cùng sẽ khép lại, và nước Nga lọt hoàn toàn trong vòng vây.

        Các quá trình diễn ra ở các nước Trung Đông và Maghreb là tín hiệu riêng cho Vladimir Putin rằng nếu ông ta tiếp tục đường lối chính trị bảo vệ chủ quyền nước Nga, đưa nước Nga trở lại vũ đài thế giới trong tư cách một đấu thủ lớn, ông ta có thể lặp lại số phận những lãnh đạo này. Hoặc ông ta sẽ bị nhân dân mình lật đổ, hoặc ông ta sẽ bị lật đổ bởi những cuộc tấn công trực tiếp của NATO trên lãnh thổ Nga - đó là những kịch bản của phương Tây dành cho Putin.

        Còn một ưu điểm của việc sử dụng quan điểm chiến tranh mạng lưới trung tâm, nằm trong lĩnh vực trách nhiệm của các binh sĩ, những người có trách nhiệm làm việc trực tiếp với người dân. Đó là khi họ thực hiện những chiến lược này, phía đang bị họ chống lại không có nguyên nhân, không có cái cớ và cơ sở nào để sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu ở nước Nga các bất ổn xã hội bắt đầu, những người bất mãn ra đổ ra quảng trường và tiến hành các hoạt động quần chúng, thì ở đây có khả năng nào để sử dụng vũ khí hạt nhân? Thậm chí nêu tìm được thế lực bắn tín hiệu xuất phát cho những quá trình này, thậm chí nếu tin chắc rằng mọi việc diễn ra không tình cờ, nếu xác lập chắc chắn rằng những cuộc biểu tình và yêu cầu từ chức có nguyên nhân gượng ép và trung tâm xách động chúng nằm ở Hoa Kỳ, hay ở các nước châu Âu. Thậm chí nếu bạn tìm ra nguồn tài trợ và kẻ đặt hàng - sao cũng được bạn chẳng hề có cớ để sử dụng vũ khí hạt nhân, điều đó hoàn toàn vô lý. Chẳng lẽ ở nước bạn bất ổn, nhân dân đòi bạn từ chức, mà bạn sử dụng vũ khí hạt nhân chống Mỹ? Rõ ràng đó là phản ứng không thích hợp. Vì thế ở đây loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, điều duy nhất người Mỹ thật sự sợ hãi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 11:23:40 am »


        KỊCH BẢN CỨNG CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Việc nước Nga là cường quốc hạt nhân cũng chưa bảo đảm cho nó việc, với sự hỗ trợ của các công nghệ mạng lưới và quá trình mạng lưới, chế độ cầm quyển sẽ không bị lật đồ, rằng nó sẽ không bị đổi thành chế độ được điều khiển từ bên ngoài. Đó là ưu thế của chiến lược mạng lưới - tính hiệu quả và chi phí tương đối thấp so với vũ khí thông thường.

        Như thế, Putin đứng trước lựa chọn: hoặc tiếp tục bảo vệ chủ quyền của nước Nga, hoặc được dẫn dắt bởi Hoa Kỳ để bảo vệ sự ổn định. Putin có thể được đề xuất phương án thế này: nếu ông muốn giữ ổn định ở Nga, tránh khỏi những quá trình tương tự ở Ai Cập, Libya, Syria - hãy từ bỏ quyền lực. Vào thời của mình, Muammar Gaddafi - sau này bị phương Tây sát hại - lúc đầu đã đứng trên những quan điểm chống Mỹ cứng rắn. Nhưng sau khi ông thuận theo phương Tây, bày tỏ ăn năn vì “hành vi xấu” trước đó của mình, hứa từ nay sẽ không là “kẻ xấu” nữa -  ông đã được cộng đồng chính trị phương Tây chấp nhận. Để bị sát hại. Điều tương tự cũng đang được chuẩn bị cho Nga: Putin, về bản chất, đã thuận theo phương Tây, chọn người kế nhiệm mình là một chính khách tự do hơn, mềm mỏng hơn và thân phương Tây hơn. Và điều đó sẽ được kết thúc thế nào với Putin? Những cuộc biểu tình quần chúng ở phố Bolotnaya và Sakharov, những cuộc đụng độ với OMON (cảnh sát đặc biệt - ND) ngày 6/5/2012. Chúng ta đã có vô số những điều tương tự như những quá trình đang diễn ra ở Trung Đông. Vào lúc kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của Dmitri Medvedev, người Mỹ đã đặt câu hỏi như thế này trước ông Putin: hoặc ông sẽ nhận được sự phản đối của xã hội, sự bất ổn và những kịch bản tương tự những gì xảy ra ở Trung Đông, hoặc ông phải từ bỏ quyền lực và để người kế nhiệm làm thêm một nhiệm kỳ. Mà điều đó có nghĩa là sự sụp đổ nước Nga rất nhanh tiếp đó, theo kịch bản đã được đóng băng từ trước khi Putin lên nắm quyển. Nhưng khi đó xuất hiện câu hỏi: tại sao lại phải khơi dậy cả một anh hùng ca chủ quyền, nếu trong bất cứ trường hợp nào cũng phải làm theo kế hoạch của Mỹ? Ở đây cần phải đứng trên lập trường của mình và sẵn sàng cho kịch bản cứng rắn, hoặc tất cả những gì trước đây là vô nghĩa. Đó là một chọn lựa lịch sử nghiêm trọng. Tương lai của nước Nga phụ thuộc vào sự chọn lựa này theo đúng nghĩa đen. Vì thế chúng ta sẽ xem xét vấn đề trong mối liên quan với những quá trình xảy ra trong thế giới Ả rập.

        Chiến tranh mạng lưới đang được tiến hành chống nước Nga. Những gì xảy ra với các lãnh đạo các nước Ả rập là tín hiệu trực tiếp đối với ông Putin. Ông có sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình vì chủ quyền của nước Nga trước thách thức lịch sử, trước những đe dọa lịch sử? Khi đó kịch bản cứng sẽ là việc thật sự đã được quyết định. Nó sẽ diễn ra trong bẩt cứ trường hợp nào, bởi người Mỹ sẽ hoàn tất việc đã bắt đầu. Các công nghệ mạng lưới sẽ được sử dụng sao cho chúng ta không có điều kiện phản ứng với sức mạnh của sự răn đe hạt nhân vốn chỉ có thể như thế vào kỷ nguyên hiện đại, chiến tranh thông thường và vũ khí thông thường.

        Bây giờ chúng ta đang phải đối mặt với những công nghệ hoàn toàn mới. Ở nước Nga hiện chưa có các trung tâm sẵn sàng đối phó với các công nghệ này và bản thân Putin phải chạm mặt với thách thức lịch sử. Kịch bản đảo chính mạng lưới đã được lên kế hoạch từ năm 2008, nhưng nhờ sự nhượng bộ của Putin khi bổ nhiệm Medvedev làm người kế nhiệm có lợi cho phương Tây, kịch bản này được hoãn lại, nhưng không hề bị triệt tiêu. Nỗ lực tiếp theo - các cuộc biểu tình quần chúng vào tháng 12/2011, đầu năm 2012 đã không đem lại kết quả phương Tây mong muốn. Điều đó tất yếu dẫn tới việc thắt chặt kịch bản trong thời gian tới: Bắc Kavkaz không yên ổn, biểu tình ở Biriulyovo, nổ ở Volgagrad, sự không hài lòng của người Nga, mọi việc tiếp theo sẽ nghiệt ngã hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 11:24:39 am »


        CHIẾN TRANH CHỐNG NGA ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH: HÔM NAY, Ở ĐÂY, BÂY GIỜ

        Chống lại các hành động xâm lược Mỹ chỉ có thể trong trường hợp nếu ban lãnh đạo nước ta suy nghĩ về những quá trình được mô tả ở trên không phải như một loạt những chuyện tình cờ và chỉ đối phó khi nào nó xuất hiện, mà phải như một chiến lược chiến tranh mạng lưới. Nhận thức đó sẽ dẫn tới bước đi tiếp theo - thảo ra một chiến lược đối phó thích hợp, ở cùng một mức độ hiểu biết về công nghệ của các quá trình mà chiến trang mạng lưới đang được tiến hành chống lại Nga. Cần thừa nhận rằng sự tụt hậu của Nga diễn ra không phải ở mức độ các công nghệ vũ trang thông thường, mà ở mức độ nghiêm trọng hơn. Khi chúng ta vẫn còn chuẩn bị cho cuộc chiến đã qua thì đối phương đã bắt đầu và tiếp tục cuộc tấn công tích cực, mạng lưới, ảo, tâm lý, vô hình nhưng đánh chính xác vào mục tiêu. Theo khẳng định của Richard Clarke và Robert Knake, “đất nước sáng tạo ra công nghệ mới và chiến thuật áp dụng nó có thể không trở thành người chiến thắng, nếu các lực lượng vũ trang của nó quá gắn với những phương pháp cũ và quá hi vọng vào vũ khí vốn quen được cho là vượt trội”1. Vậy thì có gì để nói về đất nước không chỉ không sáng tạo ra công nghệ mới, mà còn chưa làm chủ được nó cho dù ở mức xấp xỉ tối thiểu.

        Không thể xây dựng một cách đối phó thích hợp nếu không hiểu rằng đang có chiến tranh chống lại chúng ta, mặc dù những vũ khí thông thường mà chúng ta quen trang bị không hề được sử dụng. Chiến tranh mạng lưới đang diễn ra ở những cấp độ tinh vi, với việc sử dụng các công nghệ thông tin, mạng lưới ngoại giao, các tổ chức phi chính phù, với sự kết nối các nhà báo, các phương tiện truyền thông, các blogger và toàn bộ kho vũ khí còn lại của xã hội thông tin nằm trong các mô hình của hậu hiện đại.

        Đó là một chiến lược đa cấp mà kết quả của nó là thắng lợi quân sự hết sức cụ thể, thổ hiện qua sự chia tách lãnh thổ, trong việc xâm chiếm văn minh, thiết lập sự kiểm soát và điều hành từ bên ngoài. Không hiểu điều đó, một luận điểm được cố tình và không phải một lần nhắc đến trong quyển sách này - sẽ là rõ ràng đặt nước Nga vào tình trạng thua thiệt. Chúng ta luôn sẽ phải đứng trước chuyện đã rồi là một lãnh thổ kế tiếp, một đất nước, cộng hòa nào đó bước ra khỏi sự kiểm soát của chúng ta, còn chúng ta vẫn không hiểu xã hội của mình, không biết phải tiếp cận nó thế nào. Bởi cuối cùng, như Vladimir Vladimirovich Putin nhận xét, mặc cho cam kết của người Mỹ về việc không gian SNG tiếp tục nằm trong vùng lợi ích địa chính trị của nước Nga, nhưng thực tế chúng ta đang thấy sự biến mất nhanh chóng ảnh hưởng ở nơi mà cách đây chưa lâu còn có các cơ sở quân sự của chúng ta, còn người chúng ta

        Sống ở đó, nói tiếng của chúng ta, còn văn hóa Nga đã định hình nhiều thế hệ dân tộc và sắc tộc của không gian chiến lược thống nhất đại Nga. Ngày nay vùng ảnh hưởng Hoa Kỳ ngày càng thâm nhập sâu vào lục địa, còn chúng ta vẫn không hiểu phải đối phó thế nào. Mà thời gian để đối phó đã qua rồi. Kẻ thù không còn ở ngay ngưỡng cửa, mà đã ở trong nhà.

---------------------------
        1. Clark R, Knake R. Chiến tranh thế giới thứ ba. Nó sẽ như thế nào? - SPb, Piter, 2011.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 04:31:02 pm »

         
CHƯƠNG NĂM

CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI TƯƠNG LAI: KHÍA CẠNH QUÂN SỰ, CÁC CUỘC CHIẾN MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM

        Tổng kết sơ bộ khái niệm chiến trang mạng lưới đang tàn bạo bước vào đời sống chúng ta, không thể không thấy trước những thay đổi mà nó đang mang tới cho số phận nhân loại trong tương lai gần. Mà tương lai, như mọi khi, luôn mờ mịt. Thế nhưng, tính đến các chiến lược mạng lưới đã trở thành dữ liệu, dẫu sao cũng có thể phác thảo một số cục diện.

        Cuộc đại chiến của các châu lục mà các nhà địa chính trị thế kỷ trước đã nói đến nhiều, đang tiến đến cao trào không thể tránh khỏi của nó. Các quốc gia - dân tộc đang hấp hối. Thời Đế chế đang đến, thời của cuộc chơi lớn thật sự. Đối đầu địa chính trị giữa Sparta và Athens của nền văn minh Hy Lạp đã được đổi thành cuộc đối đầu giữa Roma và Carthage Địa Trung Hải, sau đó, giữa Anh và Nga của kỷ nguyên hiện đại hóa và cuối cùng, chuyển sang qui mô toàn cầu, nơi những đầu thủ chính là đại dương Thế giới, hay sự hùng cường Thế giới với trung tâm ở Hoa Kỳ; và Á Âu, lục địa - với trung tâm ở Nga. Một số lượng nhất định nào đó của các đế chế hiện đang đứng về phía Hoa Kỳ, và một số nào đó, ở phía chúng ta. Đất liến chống lại Biển cả. Đế chế chống đế chế. Trận chiến cuối cùng của Aeon mới. Dẫu sao thì, chiến tranh mạng lưới cũng là chiến tranh. Chiến tranh trong điều kiện tổng điện toán hóa các lực lượng và phương tiện của cuộc đấu tranh vũ trang bằng cách sử dụng công nghệ mới nhất, truyền thông tốc độ cao trong môi trường không gian thông tin toàn cầu bị xuyên thủng bởi những mạng lưới. Đụng độ chiến sự trong chiến tranh mạng lưới - như kết cục của trận chiến của các châu lục, như cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mà nguyên mẫu của nó là đội quân khải huyền của chúa Giê su và quân đội của kẻ chống chúa - là không thể tránh khỏi.

        TIẾN HÀNH “CHIẾN DỊCH MẠNG LƯỚI” TRONG LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC QUẢN SỰ

        Hiểu chiến tranh mạng lưới như phương tiện tiến hành chiến tranh, cần phải hạ từ cấp độ các công nghệ xã hội nằm trong phạm vi các môi trường nhân văn xuống cấp độ môi trường khoa học quân sự trực tiếp, do các binh sĩ điều khiển, những người hiểu chiến tranh đúng nghĩa đen của nó, trong ý nghĩa thực hành, chuyển các công nghệ sang chiến trường hữu hình và vật chất hơn. Có nghĩa phải xem xét kỹ hơn cả hiện tượng liên quan tới lĩnh vực hoạt động của quân đội, như các cuộc chiến tranh mạng lưới trung tâm. Ở đây dĩ nhiên chúng ta quan tâm nhiều hơn loại công nghệ liên quan, những cái chung liên ngành nằm ở giao điểm của chiến tranh mạng lưới và chiến tranh mạng lưới trung tâm. Chúng ta đang nói về hiện tượng nhắc tới không chỉ một lần ở trên, được xác định như “các hoạt động dựa trên hiệu ứng” (EBO) đã trở thành một kiểu người diễn giải, tạo khả năng chuyển các lối tiếp cận khoa học quân sự sang môi trường nhân văn. Vì thế chúng ta sẽ dừng lại chi tiết hơn với EBO bằng cách dần hạ xuống lĩnh vực hoạt động của quân đội trong tương lai.

        Đến nay, một nguồn mở chính mô tả khá chi tiết về công nghệ này là quyển sách đã được nhắc ở trên của Edward Alan Smith “Cát' hoạt động dựa trên hiệu ứng" (Effects-Based Operations), được in trong loạt sách “Những thay đổi của thời đại thông tin”. Công trình này được dành hoàn toàn cho đề tài đạt được hiệu ứng tốt nhất khi tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực các chiến lược xã hội, nhất là trong những trường hợp nói về các quá trình “mạng lưới” mà bản chất của nó chúng ta đã vạch rõ trong nhiếu khía cạnh ở những chương trên. Phần lớn ở dây nói về những hoạt động riêng tham gia vào chiến lược toàn cầu của chiến tranh mạng lưới mà quyển sách Smith đề cập, về những cách tiếp cận vay mượn từ lãnh vực các hoạt động mạng lưới trung tâm. Bản thân việc áp dụng các cuộc chiến mạng lưới trung tâm được tác giả gắn với những điều kiện của hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh. Về bản chất, hiện tượng trên là sự thiết lập kiểm soát thường xuyên trên một lãnh thổ nhất định, được áp dụng trong những điều kiện được chỉ định bất kỳ, dù đó là giai đoạn hòa bình, khi không có gì báo trước cuộc khủng hoảng đang đến, trong điều kiện chính cuộc khủng hoảng và cuối cùng là kết quả mà cuộc khủng hoảng biến thành. Trường hợp cuối cùng ở dây thường nói về cuộc xâm lược quân sự trực tiếp.

        Chiến lược đạt được tối đa hiệu ứng nhờ sự hỗ trợ của các hoạt động mạng lưới đã được một nhóm các tác giả soạn ra, trong khuôn khổ thực hiện cái được gọi là Chương trình Nghiên cứu Chỉ huy và Giám sát (The Command and Control Research Program - CCRP) nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của BỘ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) về an ninh quốc gia như một hiện tượng trong thời đại thông tin. Còn mục tiêu rộng lớn hơn của nghiên cứu này là giới thiệu những hậu quả nào mà thời đại các công nghệ thông tin có thể mang đến đối với an ninh quốc gia và làm cách nào sử dụng hiệu quả nhất những cơ hội mở ra này của môi trường thông tin mới. Tức về bản chất ở đây nói đến việc không để những khả năng thông tin đang ngày càng mở rộng này gây hại, mà còn là đặt các công nghệ thông tin nói trên phục vụ cho cơ quan quân sự Hoa Kỳ sao cho đạt được hiệu ứng tối đa. Như thế, sự chú trọng lớn nhất được dành cho việc phát triển không ngừng cả học thuyết lẫn áp dụng thực tiễn những cơ hội mới. Bộ Quốc phòng quan tâm tới việc sao cho sử dụng được toàn bộ những ưu thế của các công nghệ mới ra đời.

        Để thực hiện những mục tiêu đã nêu, Hoa Kỳ đã triển khai một chương trình rộng lớn nghiên cứu và phân tích trong lĩnh vực ưu thế thông tin, dựa trên việc thực hiện hiệu quả các chiến dịch thông tin. Tất cả được đưa vào một học thuyết chỉ huy và kiểm soát chung, và gắn với học thuyết này là những quan điểm điều hành, tạo cơ hội cho cơ quan quân sự Hoa Kỳ cải thiện “nhận thức chung” với mục tiêu nâng cao hiệu ứng và công hiệu của các sứ mệnh được giao. Nói cách khác, ưu thế thông tin của cơ quan quân sự Hoa Kỳ đối với các đối thủ là sở hữu được toàn bộ thông tin liên quan đến đối tượng họ quan tâm. Đó là những thông tin trong những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, mà việc tổng kết sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin, tạo ra một bức tranh nhận thức hoàn chỉnh trong tất cả các khía cạnh và sắc thái liên quan đến các chiến dịch được để xuất. Điều tương tự cũng được áp dụng không chỉ cho cơ quan quân sự, mà cho tất cả những cơ quan khác có tham gia vào việc thực hiện những chiến dịch này hay khác, kể cả những tổ chức chính trị, ngoại giao, thông tin truyền thông, dân sự, các cơ cấu và tổ chức xã hội hoạt động trên địa bàn “đối phương”. Trong trường hợp này, chúng ta không nói về điều gì khác ngoài vô số các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của phương Tây và những mạng lưới khác mà hoạt động của chúng trên lãnh thổ Nga và Á Âu nhìn chung đã được quan tâm đầy đủ. Tức những thông tin mà giới quân sự nhận được đã trở nên phổ cập cho tất cả những phòng ban tham gia, tạo ra một “nhận thức chung” mà chúng ta sẻ còn thảo luận thêm.

        Như thế, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc thực hiện EBO là việc chúng liên kết nhiều môi trường với nhau - các cộng đồng vận hành, kỹ thuật, phân tích và giáo dục có liên quan đến việc chuẩn bị và tiến hành các chiến dịch ở tất cả các cấp độ, điều trên thực tế bảo đảm hiệu ứng tối đa cho việc thực hiện chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 04:34:19 pm »


        SỰ THÍCH ỨNG CỦA CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VỚI XÃ HỘI THÔNG TIN

        Sự thích ứng của các lực lượng vũ trang với thời đại thông tin đang đến đòi hỏi những thay đổi theo bốn hướng chính được khoa học quân sự của Hoa Kỳ sử dụng. Trước tiên là thay đổi cách tiếp cận thực hiện những chiến dịch quân sự trực tiếp, còn được gọi là các sứ mệnh không gian. Tức là với những gì chỉ quân đội thực hiện, cụ thể là công nghệ thực hiện những giai đoạn nóng để hoàn tất (chiến dịch). Chiều kích thứ hai vốn đã trải qua cuộc cải cách triệt để, đó là xem lại những điều kiện cần và đủ để bắt đầu chiến dịch, những hạn chế nào cần tính đến khi thực hiện nó. Đồng thời phải xem lại các đánh giá về tầm quan trọng của các hành động được thực hiện. Giờ đây sự chú ý tập trung vào động cơ, đồng thời vào sự biện giải của truyền thông xã hội cho việc thực hiện các hoạt động khác nhau bằng các phương tiện quân sự. Nếu sự biện minh cẩn thiết không được thực hiện, xã hội không bày tỏ ý kiến ủng hộ, chiến dịch có thể bị bãi bỏ hẳn như điều đã xảy ra cho việc chuẩn bị tấn công Syria hổi tháng 8/2013. Hai chiều kích khác được gọi là quan điểm1 và lợi ích kinh doanh của Bộ Quốc phòng. EBO phụ trách hai chiều kích đầu trong số bốn nội dung trên, trong khi các cuộc chiến tranh mạng lưới trung tâm2 nhắm đến hai chiều kích cuối cùng. Như thế, EBO và các cuộc chiến tranh mạng lưới trung tâm hình thành nên cách tiếp cận hiệp lực để cải cách quân sự. Chúng xác định tại sao, làm gì và làm thế nào để hỗ trợ các hoạt động quân sự.

        Các hành động khủng bố thực hiện vào 11/9/2001 đã mở ra cơ hội cho Hoa Kỳ thay đổi triệt để thái độ với an ninh. Ưu tiên của việc răn đe chiến lược vốn thống trị từ đầu Chiến tranh Lạnh3 đã bị thay thế hoàn toàn bằng ưu tiên cho việc ngăn chặn bằng mạng lưới. Thay cho hiểm họa đã biết về việc bảo đảm tiêu diệt lẫn nhau, xuất hiện những hiểm họa mới không thể xác định rõ ràng và không có “quê hương” để có thể đe dọa nó. “Sự càn bằng của đe dọa” tồn tại từ 11/9 trở nên không cân bằng nữa và phù du. Hệ thống răn đe chiến lược mới của Hoa Kỳ giờ không chỉ dựa trên sự trừng phạt, mà còn dựa trên sự phòng ngừa hoặc trực tiếp loại bỏ những tiền để của đe dọa, hoặc kiềm chế những nhà tài trợ cho các quá trình gây hấn, hoặc dựa vào làm việc với giới tinh hoa của các cường quốc để thuyết phục họ rằng việc xâm lược chống lại Hoa Kỳ không thể thành công.

        Trong khi việc răn đe hạt nhân chiến lược là điều kiện an ninh cần thiết duy nhất trong thời Chiến tranh Lạnh, chiến lược kiểm chế mới này dựa trên sự ngăn ngừa, đòi hỏi áp dụng cân bằng các lực lượng dân sự lẫn quân sự để tạo nên hành vi của những kẻ xâm lược tiềm năng, của những thế lực phá hoại, và đồng thời của những ai đứng sau lưng họ. Việc định hình hành vi này là bản chất chính của EBO.

        Để đối phó với những vấn đề thời sự của thế giới sau 11/9, ở Mỹ đã thực hiện ba cuộc cách mạng công nghệ, bảo đảm các điều kiện để tiến hành thành công chiến tranh mạng lưới - trong lĩnh vực cảm biến, công nghệ thông tin và vũ khí. Công nghệ được sử dụng đơn giản để đạt được những cải thiện bổ sung trong điều kiện áp dụng vũ lực, không hơn. Bởi vì đặt cược chỉ vào sức mạnh trong những điều kiện hiện nay của xã hội thông tin và sự thống trị của mô hình hậu hiện đại có nghĩa là bỏ qua tiềm năng thật sự của mình. Nhờ công nghệ cao, việc giáng đòn tấn công có thể được tổ chức theo kiểu khác, làm cho hiệu quả hơn. Nhưng bây giờ điều đó thôi không đủ.Các hoạt động mạng lưới trung tâm là phương tiện đạt được mục tiêu. Tác động thật sự của nó phát sinh từ việc nó được áp dụng rộng rãi thế nào. Với việc ứng dụng hẹp nó cũng có thể tạo ra một đòn tấn công chính xác hiệu quả nhưng rõ ràng là họ có thể làm nhiều hơn nữa” - như các tác giả quan điểm4 đánh giá. EBO, theo ý kiến họ, là chìa khóa cho một vai trò rộng lớn hơn. Nó cho phép áp dụng sức mạnh của các chiến dịch mạng lưới trung tâm vào chiều kích con người của chiến tranh, vào các hoạt động quân sự theo toàn bộ quang phổ của những xung đột có thể, kể cả tình huống hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh, điều mà hệ thống răn đe chiến lược mới đòi hỏi.

-------------------------
        1. Mô hình trong linh vực quân sự mà nội dung đối với Mỹ là ở chỗ "chúng ta làm việc chúng ta làm" ở đây tương tự với 'Luật pháp" hay “Book of law" của Aleister Crowley, "Hãy làm (với trọng tâm nằm ở ngay từ Làm, chí ra ỷ chi của hành động) điều mà bạn muốn, hãy đế nó là dạo luật chính của bạn". (Do what thou wilt shall be the whole of the Law)

        2. Alberts, David, John Garstka, và Frederick Stein Network Centric Warfare, Developing and Leveraging Information Superiority. Washington, DC; CCRP. 2000.

        3. Krepinevich, Andrew F. Cavalry to Computers: The Patterns of Military Revolutions. The National Interest. Fall 1994. p. 30ff.

        4. Smith E. A. Effects-Based Operations 11CCRP, 2002.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 04:34:51 pm »


        ĐỊNH NGHĨA EBO

        Việc áp dụng rộng rãi EBO bắt nguồn từ thực tế là chúng nhắm vào hành động và mối liên hệ của chúng với hành vi, tập trung trước nhất vào các động cơ và phản ứng, chứ không vào những mục đích quân sự hay gây thiệt hại. Chúng được áp dụng không chỉ cho những phương pháp tiến hành chiến tranh truyền thống, mà còn cho việc thực hiện những chiến dịch mạng lưới với hoạt động quân sự hạn chế.

        Những vị tướng giỏi và các nhà hoạt động quốc gia thường chú ý trước tiên tới hiệu quả đạt được trong lĩnh vực chiều kích con người của chiến tranh: liệu ý chí kháng cự có bị bẻ gãy, liệu đối phương có bị sốc? Thậm chí chúng ta có thể theo dõi những nguyên tắc EBO hoạt động ra sao trong hàng trăm cuộc khủng hoảng và xung đột để xác định chúng như sau: EBO là một bộ những biện pháp phối hợp để tạo ra hành vi của bạn bè, kẻ thù và những lực lượng trung lập trong điều kiện hòa bình, khủng hoảng hay chiến tranh.

        Khái niệm EBO cơ bản tập trung vào bộ điều phối hành động, vào cái gọi là hành động nhắm vào việc tiên liệu cách hành xử của con người trong một số chiều kích và ở một vài cấp độ, đánh giá sự thành công của chúng xuất phát từ các kết quả thể hiện qua thái độ và phản ứng trước sự cố này hay khác. “Hành động” bao gồm tất cả những khía cạnh hoạt động quân sự và nhân văn từ phía chính quyền quốc gia, những hoạt động có thể hình thành thái độ và dự liệu các quyết định của “bạn bè, kẻ thù và thế lực trung lập”. Các hoạt động quân sự có thể bao gồm cú tấn công từ trên không, nhưng cùng lúc đó còn có nghĩa là nhiều những hoạt động phi quân sự khác, trong đó vai trò của thao diễn xã hội khá cao, là một khía cạnh quan trọng trong tất cả các chiến dịch điều phối khủng hoảng.

        “Hành động” bao gồm các hoạt động “trong điều kiện hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh”, và không chỉ trong hình thức một cuộc chiến. Nếu chúng ta xem xét kỹ những hoạt động thực tế trong điều kiện khủng hoảng và chiến tranh, có thể nhanh chóng rút ra một số nguyên tắc cơ bản và quy luật tiến hành EBO.

        Trước tiên, “hành động” tạo hiệu ứng không chỉ lên kẻ thù, mà còn lên những ai quan sát cuộc xung đột diễn ra. Hiệu ứng có thể đạt được cùng lúc ở cấp độ chiến thuật, tác chiến, chiến lược quân sự và địa chiến lược của các chiến dịch mạng lưới, lên đấu trường chính trị trong và ngoài nước và trong lĩnh vực kinh tế. Hiệu ứng không thể bị cách ly. Tất cả hiệu ứng trên mỗi cấp độ ở mỗi đấu trường dều liên hệ với nhau - và hiệu ứng tích lũy sẽ tăng theo thời gian. Cuối cùng, hiệu ứng có tính chất tác động thể lý cũng như tâm lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 04:36:22 pm »


        BA YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Bất cứ phiên chế quân sự nào của chiến tranh mạng lưới đều được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản. Yếu tố đầu tiên liên kết tất cả những phương tiện phát hiện kẻ thù, việc theo dõi nó, thu thập thông tin về nó, đồng thời về tất cả các đối tượng và mạng lưới trực thuộc kẻ thù và được họ sử dụng để tiến hành các hoạt động chiến sự. Những phương tiện đó là các mạng lưới riêng cũng như các yếu tố công nghệ của việc theo dõi - các vệ tinh, không ảnh, ra đa, pháo âm thanh độ nhạy cao, camera ẩn, các thiết bị nghe lén, những “Trojan” máy tính và phần mềm gián điệp, các hệ thống mới nhất về đánh chặn và nghe lén cũng như các ghi nhận hình ảnh. Cuối cùng là giám sát bên ngoài, thẩm ván điệp viên bị bắt, không loại trừ sử dụng các phương tiện tác động lên tinh thần và thể chất. Nói cách khác - toàn bộ chuỗi các khả năng thu thập thông tin được con người xây dựng nên từ những thời đại trước, bắt đầu từ những phương tiện công nghệ mới nhất và kết thúc bằng những phương pháp điều tra đơn giản nhất. Tất cả những phương tiện này cùng nhau phát hiện kẻ thù và thu thập thông tin được tổng hợp bằng khái niệm cảm biến.

        Yếu tố công nghệ thứ hai của chiến tranh mạng lưới - các phương tiện trấn áp những đối tượng tiến hành chiến tranh mạng lưới của đối phương bị phát hiện. Trong số này bao gồm toàn bộ phạm vi các công cụ - từ việc loại bỏ thực thể các nút mạng của các mạng lưới then chốt của đối thủ, các điệp viên của nó, sự ủng hộ chính trị và ngoại giao và kết thúc bằng các phương tiện mới nhất để tiến hành chiến sự - kỹ thuật hàng không, tên lửa “thông minh” độ chính xác cao, xe tăng, vũ khí xạ kích hiện đại nhất kể cả công nghệ laser. Trong số này cũng có cả các công cụ bẻ khóa máy tính, sử dụng để ngăn chặn các nút mạng điện tử thu thập và truyền tải thông tin thuộc về lĩnh vực riêng của chiến tranh không gian điều khiển. Trong số này đồng thời còn có các phương tiện trấn áp radio điện tử và radio định vị, và trong thời điểm hiện tại có thể sử dụng vũ khí kiến tạo và tâm thần. Nói cách khác, chiến tranh mạng lưới sử dụng tất cả những phương tiện tiến hành chiến tranh có thể, ngoại trừ những phương pháp rõ là đã lỗi thời, trong số này có vũ khí hóa học cũng như hạt nhân, được xem là những phương tiện không hiệu quả, trong đa số trường hợp có thể tạo hiệu ứng ngược. Bởi thương tổn nhân lực hàng loạt không phải là ưu tiên của chiến tranh mạng lưới mà thậm chí ngược lại - trong điều kiện tư duy con người là trung tâm của hiện đại, thương tổn này sẽ cản trở thành công. Một con người bình thường mà trên cơ sở đó hình thành nên nhân dân, quần chúng về mặt toán học - không phải là một giá trị nhìn từ quan điểm thời đại của kỷ nguyên hiện đại. Thế nhưng giá trị của con người đó trong bổi cảnh xã hội thông tin có tính đến việc làm nên dư luận xã hội, được thổi phồng phóng đại lên, và dòng chảy thông tin tiêu cực gây ra do mất mát to lớn của dân số, đã kích động những quấy nhiễu, ồn ào thông tin, xả rác quá mức vào không gian thông tin và làm tắc nghẽn các mô hình ngữ nghĩa. Người tham gia chiến tranh mạng lưới cùng lúc là chủ thể - tức là người có đủ một số phẩm chất nhất định, những “thông số" mạng cần thiết cho chiến tranh mạng lưới - người lính của chiến tranh mạng lưới là một diễn viên.

        Yếu tố cơ bản thứ ba của chiến tranh mạng lưới là tổng số những khả năng trí tuệ và điều khiển thông tin. Nó gồm sắp xếp thông tin nhận được từ các cảm biến, phân tích chúng và đưa ra chiến lược hành động, điếu phối và bảo đảm tương tác giữa các mạng và các diễn viên của chiến dịch mạng lưới, đồng thời bảo đảm thông tin truyền thông của các hoạt động này trong tất cả các hình thức của nó. Trong việc bảo đảm thông tin truyền thông này, có lĩnh vực chiến tranh thông tin, là một bộ phận cấu thành của chiến tranh mạng lưới, bảo đảm sự ủng hộ của truyền thông cho các hoạt động mạng lưới.

        Trí thông minh nói chung và khả năng phân tích là lợi thế chính trong chiến tranh mạng lưới. Hiện diện của tri thức trở thành nhân tố quyết định, bởi độ chính xác của những quyết định đưa ra phụ thuộc vào việc đánh giá đúng những thông tin thu thập được, mà tính đến các ưu tiên của cấp độ nhận thức tiến hành chiến tranh mạng lưới, sự bảo đảm tri thức trở thành yếu tố số một trong đó không loại trừ việc sử dụng trí thông minh nhân tạo.

        Cần lưu ý rằng các phân khúc của ba cấp độ nêu trên đã được sử dụng trong “chiến tranh thông thường”, thế nhưng nền tảng chính của chiến tranh công nghiệp thông thường là xung đột quân sự trên chiến trường, tức giai đoạn nóng, trong khi tất cả những cấp độ còn lại chỉ là hỗ trợ, chuẩn bị cho các phía tiến đến cuộc đụng độ thể lý, đến trận chiến trực tiếp. Còn trong chiến tranh mạng lưới bản thân trận chiến trong cách hiểu của chiến tranh công nghiệp không thể xảy ra, hoặc nó sẽ chỉ là một trong các biểu hiện không đáng kể, không có ý nghĩa quyết định để tiên định kết quả trận chiến. Tất cả những điều này được tạo nên bởi cách tiếp cận hoàn toàn khác của chiến tranh mạng lưới với sự đối đầu, khi cơ sở của nó không phải là nền tảng của chiến tranh công nghiệp, mà chính là mạng lưới - một không gian đa trung tâm không thứ bậc. Mối liên hệ với nhau giữa ba yếu tố nền tảng của chiến tranh mạng lưới cũng không theo thứ bậc, mà đúng ra là ba trong một. Cái này xuất phát từ cái kia, là sự tiếp tục của cái kia, và cùng lúc cả ba yếu tố này bổ sung cho nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 04:24:41 pm »


        NỀN TẢNG VÀ MẠNG LƯỚI

        Từ quan điểm quân sự, mạng lưới khác với hệ thống cổ điển của vũ trang và quốc phòng ở chỗ, chiến tranh cổ điển hay chiến tranh kỷ nguyên công nghiệp được tiến hành trên cơ sở nền tảng: kết nối hoặc nền tảng bảo đảm kỹ thuật, hoặc nền tảng vũ khí cơ sở: xe tăng, trực thăng. Nền tảng cũng là khu vực chiến sự, với các cánh quân của nó, mặt trận, vị trí rõ ràng của hai bên đối đầu.

        Mạng lưới khác với nền tảng ở chỗ nó phi tập trung và không thứ bậc. Nếu nền tảng có sự điều khiển tập trung, thì mạng lưới hợp thành từ những nút mạng, những thứ không cần một sự quản lý thống nhất mà chủ yếu là sự quản lý phân tán. Nhưng mặc dù nút mạng được điều khiển không từ một điểm thống nhất như nền tảng, nhưng chúng vẫn liên kết với nhau. Từ đấy mới xuất hiện từ mạng lưới, hoặc thân rễ. Việc tách một hay nhiều nút mạng khỏi mạng lưới không làm ảnh hưởng tới công việc của mạng lưới.

        Và bởi vì vật liệu chủ chốt mà mạng lưới làm việc chính là thông tin, nên việc tách biệt một nút mạng khỏi mạng không làm mạng lưới mất khả năng chuyển giao thông tin, không làm gián đoạn việc trao đổi thông tin. Tức mạng lưới trải rộng một cách tự do như hệ thống thân rễ củ khoai tây vươn rộng trong lòng đất. Việc nhổ một bụi khoai tây sẽ không phá hủy hệ thống thân củ này, nó vẫn tiếp tục mọc và lan tỏa.

        Yếu tố cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến tranh mạng lưới là thành lập mạng lưới như thế. Trong tiếng Anh, danh từ network phái sinh từ động từ network - kết nối mạng, tức bao phủ một không gian nào đó bằng mạng lưới. Như thế, để kiểm soát một không gian nào đó, chẳng cần xâm chiếm nó về mặt thực thể như trong thời đại công nghiệp. Chỉ cần lập trên không gian đó các nút mạng mà người ta có thể kiểm soát, những nút mạng liên kết với nhau và bằng cách đó người điều khiển chính có thể tiếp cận hoặc trực tiếp từng nút, hoặc kiểm soát những nút còn lại qua việc giám sát và theo dõi.

        NGƯÒI LÍNH TRONG CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Người lính trong chiến tranh mạng lưới, đó là diễn viên - một khái niệm về chất lượng. Khác với diễn viên quần chúng trong các cuộc chiến tranh thời công nghiệp, diễn viên là người với một tập hợp các khả năng thể lý, công nghệ và phá hoại, liên kết trên cơ sở một yếu tố có tính quyết định - trí tuệ. Về bản chất, diễn viên là một hệ thống khái quát, có khả năng độc lập đưa ra quyết định trên cơ sở những nguồn thông tin công khai và bí mật họ nhận được, cũng như có thể độc lập thực hiện chúng. Cùng lúc, khả năng tiếp cận thông tin và tốc độ chuyển giao cũng là yếu tố quyết định để phối hợp hoạt động với các diễn viên khác, đồng thời tạo ưu thế toàn diện trước đối phương. Có thể nói thành công của toàn bộ chiến dịch phụ thuộc vào tốc độ chuyển giao thông tin, chứ không phải vào tính bí mật hay mã hóa thông tin như trong các cuộc chiến tranh thời công nghiệp. Như thế, cung cấp cho diễn viên những thành tựu công nghệ mới nhất và việc phát triển chúng là cần thiết. Trang bị cho người lính mạng lưới có thể chỉ đơn giản là cung ứng cho anh ta các cảm biến và máy phát. Sự sống sót của anh ta trên chiến trường phụ thuộc điều đó.

        Xu hướng công nghệ cho diễn viên ngày nay thể hiện qua việc tích hợp tối đa của người lính với các nhân công nghệ. Cái nhân càng cắm sâu, càng tích hợp vào cơ thể, việc sử dụng nó càng hiệu quả. Trong chừng mực, cơ thể người lính phải được hiện đại hóa bằng các thành phần công nghệ cấy vào cơ thể anh ta. Ở đây nói vế các vi mạch, cho phép kiểm soát và và điều chỉnh từ bên ngoài phản ứng của cơ thể, tình trạng tâm thần và tâm lý của anh ta, mức andrenalin v.v... trong những diều kiện khủng hoảng. Trên chiến trường, hoàn toàn trong ý nghĩa kỹ thuật, cơ thể anh ta thường xuyên trên chiến tuyến - online. Còn hành động của anh ta được điều phối bởi một bộ tham mưu chiến dịch qua việc trao đổi các gói thông tin không dây. Hình ảnh từ chiến trường sẽ được phát sóng trên màn hình của bộ tham mưu, trực tiếp qua các webcamera, tạo điều kiện hình dung chính xác điều gì đang xảy ra trong lò lửa sự kiện, đồng thời xác định các chi tiết mà diễn viên bỏ qua, chỉ ra cho anh ta sự cần thiết của những phân đoạn và tình tiết bị bỏ sót cẩn phải được tính đến. Đồng thời diễn viên được cung ứng một hệ thống định vị toàn cầu cho biết vị trí của anh ta và, một khi quan sát được toàn bộ bức tranh chiến trường, bộ tham mưu có khả năng điều chỉnh việc bố trí diễn viên một cách hiệu quả nhất, kể cả trong một khu vực hoàn toàn xa lạ, cảnh báo anh ta về những nguy hiểm, chỉ anh ta lối thoát trên đường.

        Một khía cạnh quan trọng của việc tăng cao tối đa tính hiệu quả của diễn viên trên “chiến trường” chính là tiếp cận được suy nghĩ của anh ta, bởi việc truyền tin bằng tiếng nói không phản ảnh được hết toàn bộ đánh giá của diễn viên với thực tại chung quanh, tình hình thực tế. Thêm vào đó việc truyền tin bằng lời đã giảm thiểu đáng kể tốc độ trao đổi gói thông tin, và cùng với đó, giảm bớt hiệu ứng. Việc giải quyết vấn đề này hiện nay đã đạt được một số thành tựu nhất định. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mới đây đã chi một khoản đáng kể để nghiên cứu sóng não người. Đó cũng chỉ là một phần của kế hoạch dài hơi mà mục tiêu của nó là thành lập cái gọi là “mũ thông minh” - một loại vũ khí mới sẵn sàng cho cuộc cách mạng trong hiểu biết về chiến tranh hiện đại. “Mũ thông minh” được dạy để đọc suy nghĩ của người mang nó. Bản thân thiết kế của mũ sáng tạo này đã sẵn sàng: nó được trang bị 128 cảm biến ghi nhận những rung động não và phần mềm có thể chuyển đổi những dữ liệu nhận được thành thông tin về suy nghĩ của diễn viên.

        Với sự hỗ trợ của mũ này, các binh sĩ có thể trao đổi thông tin bằng tốc độ tối ưu với bộ tham mưu cũng như với nhau, đồng thời truyền mệnh lệnh và báo cáo bằng những suy nghĩ thành tiếng, rõ ràng được truyền đi trong hình thái âm thanh vào mũ của những binh sĩ khác cũng như về cơ sở. Hiện nay trở ngại mới nhất của các nhà khoa học ở Đại học California tại Irvine, Đại học Carnegie Mellon và Đại học bang Maryland trước ứng dụng cuối cùng là bảo đảm kỹ thuật cho việc tách những suy nghĩ cẫn thiết từ dòng chảy chung của hoạt động não. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết cũng bằng thuật toán mà theo đó, người ta cô lập, sắp xếp thông tin cần thiết từ dòng chảy tin tức chung của xã hội thông tin, tức bằng con đường hình thành “mã mạng” tương ứng.

        Cần nhận xét là “mũ thông minh” chỉ là một trong vô số phát minh triển vọng của quân đội Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến Hoa Kỳ (DARPA) đang thực hiện một dự án mang tên Super - Resolution Vision System (SRVS), dự định thành lập các thiết bị quang học cho phép tăng các hình ảnh với độ phân giải cao nhất. Sản phẩm mới này giúp xác định chính xác và linh hoạt những người vũ trang, đồng thời so sánh gương mặt của đối tượng với dữ liệu hình ảnh thống nhất. Ngoài ra, Lầu Năm góc cũng đã đưa ra mô hình mới của vũ khí và thiết bị quân sự được phát triển theo chương trình “Hệ thống chiến đấu tương lai” (FCS). Như thế, việc hiện đại hóa về mặt điều khiển học của sinh vật chiến đấu trở thành xu hướng chính trong việc tạo ra những binh sĩ chiến tranh mạng lưới hiệu quả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 04:25:30 pm »


        SỰ PHỨC HỢP CỦA CÁC ĐƠN VỊ VÀ CÁCH TIẾP CẬN

        Còn một thuộc tính quan trọng nữa của chiến tranh mạng lưới - đó là tính phức hợp. Trong chiến tranh cổ điển, các diễn viên chính là những đơn vị chiến đấu, chẳng hạn một đại đội hay một trung đội thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu nào đó, tấn công, rút lui, xâm chiếm hay bám trụ. Đó là việc phân chia ra những đơn vị chiến đấu tương đương, thống nhất do một chỉ huy lãnh đạo, điều khiển trên cơ sở hệ thống mệnh lệnh thứ bậc từ trên xuống.

        Trong chiến tranh mạng lưới, đơn vị có thể hợp thành từ một binh sĩ với khẩu súng, một nhà báo, một nhà ngoại giao ngồi ở đại sứ quán nước mình ở một quốc gia là đối thể của chiến tranh mạng lưới, nữ thư ký của một quan chức cao cấp sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của mình vào lúc cần thiết, một tay súng Hồi giáo với đai bom liều chết, một nhà khoa học điên khùng. Tất cả hợp thành một đơn vị điển hình của chiến tranh mạng lưới. Ai trong số họ là chính, ai là chỉ huy và ai là thuộc cấp - khó mà xác định, bởi tất cả những yếu tố này không tương đương nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ và không đồng nhất với nhau về vị thế xã hội. Thế nhưng tất cả những người này mặc dù ở những nơi khác nhau nhưng cùng thực hiện một chiến dịch, cùng giải quyết một nhiệm vụ. Thí dụ, thiết lập sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với một tập đoàn lớn nào đó, một xí nghiệp, một lãnh thổ v.v... hay thực hiện âm mưu đánh lạc hướng để thiết lập sự kiểm soát của Hoa Kỳ. Đơn vị này của chiến tranh mạng lưới được bổ sung thêm bởi những đơn vị mạng lưới khác nhau và tạo nên không phải 25 phi công giống nhau trong những bộ đồ bay hay bộ binh trong những đôi bốt, mà là một cộng đồng bên ngoài lãnh thổ của những đơn vị chiến đầu chức năng. Vào lúc nào đó, người ta nối vào đơn vị này một tổ chức phi chính phủ nào đó để tăng cường, hoặc một đơn vị quân sự cổ điển. Mà có thể một ban biên tập đầy đủ của một tờ báo, tức bất kỳ chủ thể tập thể nào. Bản chất của hoạt động này không thay đổi.

        THÂM NHẬP CẢM BIẾN

        Hãy xem xét ví dụ sau: một người lính Mỹ tham gia chiến dịch quân sự ở Iraq hay Afghanistan và được trang bị công nghệ mới nhất mà trong lĩnh vực chiến tranh mạng lưới trung tâm người ta mô tả khái niệm này là thâm nhập cảm biến. Ở mỗi binh sĩ Mỹ hoạt động trong vùng chiến sự, trên mũ của họ đều có một máy quay video. Tất cả các camera này đều có liên lạc vệ tinh trực tiếp với trung tâm điều khiển và hỗ trợ. Người ngồi ở trung tâm có thể quan sát trên màn hình chuyện đang xảy ra trong vùng chiến sự. Người lính di chuyển, nhìn vào góc, không có ai, nhưng người ngồi ở bộ tham mưu thấy được trên màn hình của mình - hình ảnh từ camera, rằng ở đó, nơi camera người lính nhìn vào, anh ta đã không phát hiện một tay súng đang ẩn nấp. Sự khác biệt này, những sắc thái của nhận thức trực quan đã được xem xét chi tiết trong quyển sách Máy thị giác của Paul Virilio, nơi tác giả xem xét chi tiết các đặc điểm cái nhìn của con người và khác biệt giữa cái nhìn đó với nhận thức nhờ sự hỗ trợ của phương tiện quang học: đôi khi con người không thấy cái mà camera thấy, và ngược lại. Khi đó, người ngồi trước màn hình sẽ thông báo với đơn vị chiến đấu đang được kiểm soát: hãy nhìn bên trái, phía sau đống đồ nát có một người ẩn nấp với súng trường quang học. Đó chính là thí dụ về thâm nhập cảm biến sâu của trung tâm điều khiển trực tiếp trong điều kiện chiến trường với khả năng điều chỉnh tình hình tại chỗ.

        Như thế, sĩ quan tham mưu có cảm biến của mình ở chiến trường, thấy được điếu gì diễn ra ở đó. Chuyển sang màn hình khác, nhìn vào khu vực từ một vị trí của một người lính khác v.v anh ta thấy trên màn hình chiến trường từ những vị trí khác nhau, nghe được các cuộc hội thoại, có thể đánh giá được tình hình và những quyết định được đưa ra tại chiến trường, anh ta có thể chỉ dẫn gì đó, sửa chữa. Có được sự thâm nhập cảm biến sâu vào môi trường, Trung tâm đánh giá tình hình từ các điểm khác nhau nhờ tiến hành phân tích tác chiến cần thiết, thu thập thông tin và hỗ trợ về tri thức. Có thể đánh giá tình hình chiến thuật ngay lúc đó theo bố trí của binh sĩ, một trên mái nhà, người kia trong tầng hẩm, người thứ ba trong góc, người thứ tư ở cuối con đường đối diện - người điều hành chuyển Alt + Tab và thấy ở đâu và cái gì xảy ra, điều chỉnh tình hình, bổ sung thêm thông tin cần biết, cho lời khuyên. Tất cả những điều này chính là xâm nhập cảm biến sâu.

        Trong lúc đó binh sĩ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, người lính hay sĩ quan, được trang bị vũ khí, trong đầy đủ đồng phục với bộ truyền tin cá nhân. Cứ cho là anh ta là nhân chứng một tình huống nào đó, thí dụ, anh ta đột nhập vào dinh tổng thống và chứng kiến một cảnh đàm phán giữa các đại diện Nga và ban lãnh đạo Iraq. Anh ta ngay lập tức kết nối với nhà báo của một hãng tin hàng đầu và cung cấp thông tin đã chứng kiến một sự kiện như thế. Thông tin này trong chớp nhoáng sẽ được loan đi trên các hãng tin hàng đầu thế giới, phát hiện của nó sẽ thay đổi bối cảnh mà kết quả là thay đổi toàn bộ tình hình. Vì lý do này mà những thay đổi được lên kế hoạch trong cuộc đàm phán mà anh ta là nhân chứng, đã bị phá vỡ. Việc chuyển giao thông tin ngay tức khắc, trong thời điểm diễn ra sự kiện, sang các hãng tin có thể thay đổi tình hình nơi chiến trường. Trong lúc đó các nhà đàm phán nghe phát thanh về việc họ, trong lúc này, đang bí mật thương lượng, kết quả là tất cả đều thay đổi và tình hình lại chuyển sang có lợi cho phía nào thương lượng tích cực hơn. Đó là một thí dụ của việc lập trình hoạt động mạng lưới mà thành công đạt được ngay trước cả khi thực hiện nó, tức lập ra những điều kiện đủ và khởi điểm giúp án định trước kết quả.

        Tính cơ động của thông tin và tốc độ đưa lại mệnh lệnh là một trong những nhân tố quan trọng nhất của chiến tranh mạng lưới. Kiểm soát tình hình ngày nay không phải là người sở hữu thông tin, mà là người có khả năng thu thập các thông tin cần thiết, đồng thời cả những khả năng truyền tải thông tin nhanh tối đa và cùng với đó, là việc nhanh chóng đưa ra quyết định.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM