Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:36:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9763 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 03:58:07 pm »


        NHIỆT TÌNH VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở NGA

        Hoạt động của hàng trăm tổ chức phi chính phủ (NGO), chủ yếu có nguồn gốc nước ngoài trên lãnh thổ Nga, về thực chất đã bị đình chỉ. Các quan chức của Cơ quan đăng ký dịch vụ liên bang đầu tiên trấn an, không sao, các NGO phải ngưng hoạt động điều lệ và tài trợ cho các tổ chức Nga, nhưng có thể tiếp tục hoạt động kinh tế, và cùng lúc vẫn có thể đăng ký hoạt động sau khi nộp lại hồ sơ theo các điều luật mới. Nhưng các cơ cấu phi lợi nhuận phương Tay này một lẩn nữa rất muốn tài trợ cho các tổ chức xã hội Nga, phân phối trợ cấp, hoạt động từ thiện, muốn một cách không thể cưởng lại, đến độ phát rồ, đến phải thét lên tuyệt vọng mà tiếng vang của nó vọng tới tận Washington. Chính quyền của tổng thống Mỹ do Tom Casey đại diện đã phải van nài và đe dọa, lẩn nào cũng yêu cầu Moskva đẩy nhanh tiến trình đăng ký của các NGO, trong đó có nhiều tổ chức của Mỹ, rằng chúng không thể chờ đợi lâu hơn nữa, hãy để chúng được hoạt động từ thiện.

        Thường dân Nga ngạc nhiên nhíu mày: tại sao họ nôn nóng mất tiền đến độ chi tiền vào những nơi không biết đi đâu, cũng chẳng hiểu để làm gì. Trả lời cho thường dân Nga có thể là phó đô dốc Arthur K. Sybrovvsky, người soạn thảo và vận dụng thành công quan điểm chiến tranh mạng lưới vào chiến lược quân sự Hoa Kỳ nhằm chiếm lĩnh các lãnh thổ đối phương mà không cần sử dụng vũ khí thông thường, được tiến hành theo cách đối phương chỉ phát hiện mất lãnh thổ sau khi chuyện đã rồi, chỉ còn có thể ngạc nhiên chớp mắt.

        Đầu tiên là Đông Âu, sau đó là các nước vùng Baltic, các nước SNG, các cộng hòa Trung Á, Gruzia, sau đó là Ukraine, trận tiến công tiếp diễn, lần lượt là bắc Kavkaz. Nhưng rồi... chính quyền Nga nghi ngờ gì đó... Những phỏng đoán dễ hiểu hiện ra với Moskva: hãy khoan, xem nào, nếu theo học thuyết Mỹ, có nghĩa là kẻ thù, đó là... Chẳng lẽ là chúng ta? Vậy thì hãy xem xét cẩn thận hơn nào...

        Chiến tranh mạng lưới như chúng ta đã sáng tỏ, không có đầu tiên và cuối cùng, được thực hiện liên tục bằng con đường thao túng lực lượng của kẻ thù, những kẻ trung lập và cả... bạn bè. Sybrovvsky đã gọi đó là “tổng hợp các hoạt động nhắm vào việc tạo nên hình mẫu hành xử”. Điểu đó có nghĩa thiết lập kiểm soát hoàn toàn, tuyệt đối lên những thành viên tiềm năng của “các hoạt động chiến sự” trên lãnh thổ bị xâm chiếm từ trước khi chúng được bắt đầu. Mà để làm điều đó cần phải quan tâm mọi thứ, trong số đó có cả vật chất, nhưng cái chính là huy động về mặt tư tưởng phần lớn những thành viên tích cực tiềm tàng. Như một quy luật, đó là các quan chức, nhà báo, nhà ngoại giao, các nhà bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học v.v...

        Mục tiêu tạm thời là thành lập “mạng lưới” để có thể sử dụng vào trận tấn công chính - thường là vào các kỳ bầu cử, thay đổi chính quyền “với sự tước mất tiếp đó cho dù là độc lập, chủ quyền và chủ thể của các đất nước, nhân dân, quân đội và các chính phủ thế giới, biến chúng thành những cơ chế được lập trình và điều khiển một cách cứng rắn”. Còn nhân tố chính của việc thành lập mạng lưới này, vũ khí chủ yếu của chiến tranh mạng lưới - có thể chỉ ngạc nhiên trước mức độ cởi mở của ngài phó đô đốc - là các NGO.

        Hiện nay các NGO phương Tây tích cực nhất có thể thấy ở bắc Kavkaz, nổi bật nhất là ở Karachayevo - Cherkesia1 và Kabardino -  Balkariya2. Từ đó đã có thể giả định ngọn gió dân chủ Mỹ sẽ thổi tiếp về đâu. Liệt kê tất cả những tổ chức NGO là vô nghĩa - chúng quá nhiều. Hầu như ở đâu cũng tồn tại các văn phòng đại diện của cái gọi là Viện Cộng hòa Quốc tế Hoa Kỳ (IRI, International Republican Institute), một kiểu “viện xã hội mở" hay “quỹ từ thiện”. Bản thân G. Bush (con) vào thời còn làm tổng thống Hoa Kỳ đã cảm ơn các công dân vì “đóng góp to lớn vào việc phát triển dân chủ trên toàn thế giới” sau hơn 20 năm, và kêu gọi bộ máy IRI đừng dừng lại trên những cuộc cách mạng “hồng”, “cam”, “đỏ thắm”, “uất kim hương” hay “tuyết tùng” đã giành được trong không gian các nước SNG.

        Điều luôn làm ta ngạc nhiên ở người Mỹ là sự cởi mở cao độ của họ và niềm tin không phai mờ vào sự đúng đắn của mình. Chỉ không biết liệu có phải sự bộc trực này là kết quả của niềm tin hoàn toàn vào “sự trì độn” của chúng ta? Trong lúc chúng ta còn thở dài vì sự tổn thất của khối Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, người Mỹ đã hiện diện ngay cạnh chúng ta ở châu Á. Chúng ta chỉ mới mở miệng: đến lúc phải di rồi, thì đã mất Gruzia và Ukraine. Mối nghi ngờ không phải tất cả hoạt động của các NGO trên lãnh thổ Nga đều tốt đẹp, rất đúng, nhưng chiến tranh mạng lưới là một hiện tượng chớp nhoáng, ai nghĩ chậm hơn sẽ thua nhanh hơn. Bởi yếu tố thời điểm. Không còn thời gian... Người Mỹ đã tái cầu trúc xong điều ta cấm, các NGO là một hệ sinh thái độc lập, tự thích nghi, có khả năng thích ứng với bất cứ mọi điều kiện. Và chỉ bằng cấm đoán thôi sẽ không giải quyết được gì.

------------------------
        1. Cộng hòa Karachay - Cherkessia, hay Karachay - Cherkessia là một chủ thể liên bang của Nga, thuộc quận liên bang Bắc Caucasus, nầm ở phía tây nam nước Nga.(ND)

        2. Cộng hòa Kabardino - Balkar là một chủ thể liên bang của Nga nằm ở Bắc Kavkaz. (ND)

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 03:58:34 pm »


        CÁC NGO HOA KỲ VÀ ÁP LỰC LÊN NƯỚC NGA

        Sau nhừng năm “dân chủ” ở Nga, Hoa Kỳ đã gởi qua hàng triệu đô la ủng hộ và chuẩn bị gởi thêm nữa, như nghị sĩ cộng hòa John Boozman tuyên bố, để hỗ trợ xã hội dân sự và các cải cách kinh tế. Quốc hội Hoa Kỳ thậm chí đã phê duyệt một văn kiện đặc biệt ủng hộ một quỹ nghiên cứu về Liên Xô, nay là Quỹ Á Âu, hoạt động ở Nga và các nước khác trên lãnh thổ Liên Xô cũ.

        Mặc cho một số bước phản ứng rụt rè của Moskva, Hoa Kỳ tiếp tục bẻ cong đường lối của mình vào việc can thiệp tình hình nội bộ Nga. Nhiệm vụ của họ là thiết lập kiểm soát địa chính trị lên không gian chúng ta để điều khiển. Mục đích chính là làm suy yếu và chia cắt nước Nga. Trong nhiều năm Hoa Kỳ đã kiểm soát tình hình nội bộ Nga qua các tầng lớp tinh hoa con rối PR, những kẻ vào kỷ nguyên Yeltsin nằm trực tiếp ở điện Kremlin. Họ không đem lại cho người Mỹ bất cứ trở ngại nào trên con đường can thiệp trực tiếp vào các quá trình của chúng ta và cho phép công khai tài trợ cho các lực lượng chính trị và xã hội Nga. Thế nhưng sau khi tầng lớp chính trị nước ta được thay thế và Vladimir Putin làm tổng thống, nhiều khả năng can thiệp trực tiếp vào nội tình chính trị đã bị khép lại. Đặc biệt các luật lệ được thông qua hạn chế hoạt động của các NGO, đồng thời những hạn chế đổi với việc tài trợ trực tiếp từ nước ngoài cho các chính đảng Nga và các tổ chức phi chính phủ cũng được đưa ra. Chính vì thế mà người Mỹ phải tái cấu trúc hệ thống tác động và can thiệp vào nội tình Nga. Đặc biệt là họ đóng cửa những gì không hoạt động và những phương tiện được giải phóng đã được chuyển sang tài trợ cho các NGO hoạt động lật đổ, phá hoại và chống Nga, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Hoa Kỳ.

        Đặc biệt, Quỹ Á Âu là một trung tâm nghiên cứu Xô viết cũ, lâu đời nhất của Mỹ, vào thời của mình chuyên nghiên cứu hệ thống Xô viết, tìm kiếm những điểm yếu và thảo ra trên những phát hiện đó phương pháp để phá hủy các thiết chế xã hội, tư tưởng và tinh thần của quốc gia Xô viết, lên kế hoạch và thực hiện việc lật đổ ý thức hệ. Và phá hoại những nguyên  tắc tư tưởng xã hội chủ nghĩa là để chuẩn bị sẵn cho việc tiếp thu những khuôn sáo tư tưởng Mỹ mà chúng ta từng được nhồi nhét suốt 15 năm qua. Sau khi Liên Xô sụp đổ, công việc của các tổ chức nghiên cứu Xô viết chuyên hoạt động trong không gian hậu Xô viết, mà trước tiến là Nga, đã được chuyển trực tiếp sang lãnh thổ “kẻ thù”, và chính chúng được cải biến thành một cấu trúc thống nhất Quỹ Á Âu, mục tiêu của nó là gieo rắc những giá trị phá hoại của Mỹ lên toàn lãnh thổ Á Àu mà trước tiên là Nga.

        Hiện nay quỹ này tiếp tục làm việc trên lãnh thổ không gian rộng lớn của chúng ta. với cùng những mục đích đó - phá hoại tư tưởng và can thiệp vào nội tình; người Mỹ sẽ làm việc đó bằng mọi cách. Dĩ nhiên, theo đạo luật mới của Nga họ sẽ không thể làm điều đó công khai, vì thế họ phải tìm ra các cách để tài trợ và gây ảnh hưởng một cách ngấm ngầm. Và nếu khả năng hiện nay khép lại, họ sẽ sử dụng những kênh bất hợp pháp để chuyển các phương tiện bằng con đường phi pháp qua các mạng Đại Tây Dương của mình, như đã làm thời Liên Xô. Việc tài trợ sẽ tiếp tục bằng cách này hay cách khác.

        Nhiêm vụ chính các hoạt động của những cấu trúc tương tự hiện nay là phá hoại sự bình ổn chính trị ở Nga. Nhằm mục đích này họ sẽ nhồi thế giới quan của họ bằng bất cứ phương pháp nào, mặc cho các lệnh cấm hay hạn chế. Trong điều kiện khi những phương pháp mềm để xúc tiến cái gọi là dân chủ Mỹ không còn hiệu quả, các mạng lưới khủng bố và sắc tộc sẽ được đưa vào, cùng với những quỹ Đại tây dương. Theo sau việc tái cấu trúc các mô hình tài trợ các NGO từ phía Hoa Kỳ, lẽ dĩ nhiên, sẽ là những phương pháp triệt để và cứng rắn hơn để gây sức ép lên ban lãnh đạo Nga, lên hệ thống chính trị “bất tiện” hình thành ở đó. Cẩn phải hiểu là trong mong muốn vươn tới quyền lực thế giới, Hoa Kỳ không dừng lại trước bất cứ gì - cho dẫu là chuyện vi phạm pháp luật, diệt chủng, hỗn loạn quần chúng, đánh bom các nước có chủ quyền. Và nước Nga, hơn ai hết, phải sẵn sàng cho việc đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:21:10 am »


        HỘI ĐỒNG ANH — “MIỄN TRỪ” LÃNH SỰ

        Những sự kiện can thiệp trực tiếp của các nước phương Tây vào công việc nội bộ của Nga quá nhiều. Chỉ cần nêu một trường hợp dẫn tới scandal quốc tế nhưng bắt đầu từ một mâu thuẫn ở Yekaterinburg. Đại diện ở Ural của Bộ Ngoại giao yêu cầu trục xuất cái gọi là “Hội đồng Anh" ra khỏi lãnh sự Anh. Các nhà bảo vệ nhân quyền liền báo động, còn chính trong “Hội dồng Anh” không đưa ra phát biểu. Nếu ai không biết thì “Hội đồng Anh” là một tổ chức phi chính phủ hoạt động chính thức trong nước Nga, nhưng được tài trợ... vâng, bởi Anh Quốc. Nằm trong lãnh thổ lãnh sự, “Hội đồng Anh” tồn tại dường như ở bên trên pháp luật Nga, bởi nó được hưởng quyền miễn trừ. Khi FSB1 của Liên bang Nga bắt được bí thư thứ hai của đại sứ quán Anh ở Moskva Marc Doe chuyển thông tin mật cho các điệp viên Anh, luật Nga cũng không thể áp dụng với ông ta mặc dù câu chuyện nhắc tới những hình ảnh hay nhất của các bộ phim James Bond. Các nhân viên đại sứ quán chỉ cần di ngang một tảng đá cuội ở một trong những công viên Moskva thì toàn bộ thông tin đã được ghi trong máy tính xách tay của ông ta, bởi tảng đá đó không chỉ là đá mà trong nó có lắp thiết bị. Nhưng điếu thú vị nhất là chính “nhà ngoại giao” Marc Doe chịu trách nhiệm không gì khác hơn là phân bổ tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ Nga. Những “viên ngói” nào được giữ trong thư viện “Hội dồng Anh” nằm ở tòa lãnh sự bất khả xâm phạm ở Yekaterinburg, chỉ có thể đoán. Có lẽ Bộ Ngoại giao muốn tước mất tính miễn trừ của tổ chức phi chính phủ này, để nếu có việc gì xảy ra, họ có khả năng áp dụng những giới hạn hoạt động theo pháp luật. Nhưng liệu mong muốn này có phải là việc truy đuổi người Anh, như một số nhà nhân quyền hình dung, hay dẫu sao cũng chỉ là cách giảm bớt ảnh hưởng của các tổ chức gần như đang tài trợ cho hoạt động gián diệp?

        Sự kiện ở đây là việc một số quỹ phương Tây chủ chốt trong đa số trường hợp lại đúng là nằm trong lãnh sự và đại sứ quán. Thí dụ, chính các đại sứ Hoa Kỳ là đạo diễn của các cuộc “cách mạng màu” lan khắp các nước SNG. Chính các lãnh sự, Mỹ hay Anh, là vườn ươm những sáng kiến phá hoại, hủy diệt chủ quyền nhà nước ở các quốc gia mà các đại sứ quán này lưu trú. Vậy thì có thể nói gì về những cuộc truy đuổi ở đây khi vấn đề là về sự tự vệ cơ bản, thực hiện trong khuôn khố pháp lý? Còn nói về tình hình “Hội đồng Anh”, ở đây không thể có giải pháp nhanh cho cuộc xung đột. Tình báo Anh là một trong những cơ quan già dặn nhất thế giới, chưa kể có thể là hiệu quả nhất, và phải mất nhiều năm để thoát khỏi sự chú ý của nó. Còn chính “Hội đồng Anh”, bất chấp vụ bê bối ở Yekaterinburg, rồi sau đó ở Saint Petersburg và tiếp theo là ở khắp nơi, lẽ đương nhiên nó tiếp tục “công việc đa dạng và hữu ích” của mình, trong đó có festival phim Anh hằng năm, câu lạc bộ thảo luận, nơi diễn ra các bài giảng khoa học và thảo luận sách khác nhau của các tác giả Anh. Như thế, chính bằng cách đó, với các cuộc thảo luận về một số phim ảnh và sách, sự sụp đổ đế chế Xô viết bắt đầu. Cũng như thế, sau các câu lạc bộ thảo luận, “cách mạng màu” diễn ra trên khắp không gian hậu Xô viết. Chiến tranh mạng lưới là vô hình, “quân đội” của nó bề ngoài vô hại. Còn hậu quả thì khủng khiếp.

        Ngày nay phải công khai thừa nhận: chiến tranh mạng lưới đang được tiến hành chống nước Nga. Tình hình ở miền đất Kosovo của Serbia, “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, “cách mạng cam” chuyển sang Euromaidan cứng rắn ở Ukraine, tạo cơ sở để nói rằng chính sách Hoa Kỳ đang nhắm vào việc làm leo thang xung đột trên nền tảng liên sắc tộc và liên tôn giáo trong không gian Á Âu. Và ở bất cứ đâu, nơi Mỹ sử dụng công nghệ mới nhất tiến hành “chiến tranh thế hệ thứ sáu”, hay đơn giản là chiến tranh mạng lưới, thì mục đích chính mà Hoa Kỳ không bao giờ che giấu, chính là nước Nga.

        Đối đầu với xu hướng xâm chiếm từ phía Hoa Kỳ chỉ có thể thực hiện được khi ban lãnh đạo đất nước chúng ta tư duy về chiến lược tiến hành chiến tranh mạng lưới và thảo ra một hình thái thích hợp để chống lại cùng một mức độ mà hiện nay chiến tranh mạng lưới đang được tiến hành. Mặc cho cam kết của người Mỹ về việc không gian SNG sẽ vẫn trong vùng lợi ích địa chính trị của Nga, chúng ta thấy họ đã tước đoạt hết lãnh thồ này sang lãnh thổ khác và biên giới ảnh hưởng phía tây của Mỹ đã nghiệt ngã dịch chuyển sâu vào lục địa Á Âu, đe dọa sự an toàn của Nga theo cách trực tiếp nhất.

        Chiến tranh mạng lưới được tiến hành ở cấp độ ý nghĩa và ý tưởng với việc sử dụng các công nghệ thông tin, các mạng lưới ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ, với sự tham gia của các nhà báo, các chính khách, các phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là một chiến dịch đa cấp, trong đó vũ khí thông thường lui về vị trí cuối cùng, nhưng cùng lúc kết quả của nó là chiến thắng quân sự cụ thể. Không hiểu điều đó tất yếu sẽ đặt nước Nga vào tình trạng thua cuộc, và chúng ta sẽ tiếp tục được đặt trước thực tế là các lãnh thổ lần lượt rời khỏi sự kiểm soát của chúng ta.

---------------------------
        1. Cơ quan an ninh Liên bang Nga (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:22:38 am »


        BẠO ĐỘNG CHỐNG BẤT BẠO ĐỘNG: RƠI KHỎI VÙNG HỢP PHÁP

        Không thể hiểu quá trình chính trị hiện đại nếu không có kiến thức về những nguyên tắc cơ bản của công nghệ mạng lưới. Giới tinh hoa chính trị Nga mất hết bến bờ này đến bến bò khác chính vì đã bỏ qua hình thái tiên phong này của tổ chức và sự bành trướng. Có một số khoảnh khắc bất biến của công nghệ này mà luôn phải chú ý đến nó, cho đến nhuần nhuyễn khi ra các quyết định chiến lược ở cấp độ ban lãnh đạo chính trị Nga. Khái niệm trung tâm trong cuộc đối kháng toàn cầu chính là mạng lưới. Thành viên của mạng lưới này có thể là con người hay một nhóm người, liên kết với nhau theo bất kỳ dấu hiệu nào. Mạng lưới Hoa Kỳ cố gắng bao phủ đầy đủ các biểu hiện của việc tổ chức xã hội. Có những nhà dân tộc và cộng sản, cả những người tự do và Cơ đốc giáo, tín đổ Hồi giáo và thậm chí Phật tử. Mục tiêu chính của mạng lưới này - sao chép xã hội dân sự, bao quát tất cả những biểu hiện tích cực của nó để mô phỏng giả tạo này luôn có thể đối đầu với chọn lựa chính trị của xã hội công dân thật sự.

        Mạng lưới tạo ra sự thay thế xã hội dân sự để chống lại chính quyền của nó vốn không tham gia mạng lưới này. Ở ý nghĩa nào đó mạng lưới là sự mô phỏng tính đa cực, bởi chính trên cơ sở đa cực mà những nhà Á Âu xây dựng mạng lưới thay thế của họ, hình thành một liên minh cách mạng Toàn cầu chống lại sự toàn cầu hóa đơn cực. Bởi mạng lưới không quan tâm những yếu tố tham gia vào nó có thật sự là cộng sản, Cơ đốc giáo hay Tolkienist1. Nó chỉ quan tâm sao cho mỗi thành viên cụ thể liên kết quanh nó những người tích cực và thành viên đó có khả năng thực hiện nhiệm vụ phá hoại đổi với kẻ thù của mạng lưới.

        Kẻ thù của mạng lưới chính là những chế độ phủ nhận xã hội dân sự theo khái niệm phương Tây, bởi chỉ trên cơ sở đó mạng lưới mới có thệ tồn tại. Những đất nước cản đường đi của mạng lưới, thường là sau một thời gian sẽ quan sát thấy sự tích cực của những thế lực “cam” thân phương Tây, và có lúc cả cuộc can thiệp quân sự vào đất nước mình. Tối thiểu là các cuộc cấm vận kinh tế nghiêm trọng, nếu, ví dụ, họ tranh thủ được sự hỗ trợ của nước Nga và ngăn chặn được cuộc xâm lược trực tiếp chống lại chính mình.

        Và bởi vì mạng lưới là sao chép, làm giả xã hội dân sự, nên tất cả những hành động của nó là vờ vịt. Như thế, đầu tàu chính của tất cả những cuộc “cách mạng nhung” là luận đề về tính bất hợp pháp của chính quyền, về sự xa rời của nó với xã hội dân sự đã bầu chọn nó. Cái gọi là “cộng đồng thế giới” không quan tàm liệu có khoảng cách thực sự giữa chính quyền và nhân dân hay không. Trong những kết luận của mình nó sử dụng nhuần nhuyễn việc mô phỏng xã hội dân sự Mỹ. Chính vì thế mà Putin, theo ý kiến của phe đối lập, trở thành kẻ độc tài, còn những thế lực thân phương Tây hay trung lập trở thành “nạn nhân của chế độ độc tài toàn trị”.

        Gene Sharp, trong công trình Từ độc tài tới dân chủ được nhắc nhiều lần ở trên, đã mô tả một số các phương pháp để giả hình tính bất hợp pháp của chính quyền chống phương Tây. Ở dây là những chiếc áo trắng của các cô gái phản kháng, mà trên đó màu máu cũng như dấu vết tấn công của dùi cui cảnh sát sẽ rõ hơn; là việc làm giả hộ chiếu và tiền, là các hoạt động phá hoại công khai, bất tuân chính quyến. Mạng lưới Mỹ đang hoạt động chổng Nga, phần nào vận dụng các phương pháp của Sharp. Hùng biện chổng độc tài của các nhà tự do đã định trước việc phải chọn lựa nhà lãnh đạo phù hợp - một người yếu ớt, tầm thường, không có gì đặc biệt, dễ bị bên ngoài tác động để phương Tây có thế dễ bề thao túng.

        Học thuyết chính của Gene Sharp là yếu tố phi bạo lực của đổi kháng, thâm hiếm hơn nhiều- bởi nó đùa cợt với tính hợp pháp, khác với phương pháp bạo lực tác động lên sự hợp pháp và vì thế dễ tổn thương hơn. Khi mạng lưới tấn công vào luật pháp, chính quyền có toàn quyền ngăn chặn hành động của nó, quyền họ đang tích cực sử dụng, còn khi mạng lưới không tấn công, chính quyền tự rơi khỏi vùng hợp pháp.

        Chính nhà chức trách Nga đã mắc phải sai lầm liên quan đến tính hợp pháp khi mang các nhân viên thực thi pháp luật đối phó với xã hội dân sự giả đó. Trong lúc, việc thành lập mạng lưới riêng theo chính những hình mẫu như thế, chẳng hạn như các tổ chức xã hội chính trị trẻ, hoàn toàn có thể mô phỏng một cách đối xứng xã hội dân sự, giống như mạng lưới của Hoa Kỳ vậy. Sử dụng mạng lưới riêng này, chuyển tải những suy nghĩ khác, đối trọng, chống lại hoạt động chính trị của những người tự do sẽ giúp bảo vệ tính hợp pháp của chính quyền và giúp hành động hiệu quả hơn.

-------------------
        1. Người nghiên cứu, hay đơn giản là fan hàm mộ các tác phẩm của giáo sư, tiểu thuyết gia Anh J.R.R Tolkien, được công chúng biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm Anh chàng HobbitChúa tể những chiếc nhẫn (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:24:47 am »


        PHƯƠNG TÂY TUYÊN CHIẾN THÔNG TIN CHỐNG NGA

        Chính những ý nghĩ, những nhấn mạnh ý thức hệ và sự diễn giải, xoay chuyển bất cứ sự kiện nào theo ý muốn là nền tảng cẩn thiết bảo đảm hiệu quả tối đa hoạt động mạng lưới. Các hệ tư tưởng phương Tây đã được sử dụng tích cực như thế, phá hủy những nến tảng cố kết xã hội tưởng không thể lay chuyển của chúng ta. Có vô số thí dụ cho việc này. Các cựu binh Chiến tranh vệ quốc còn chưa kịp vượt qua cuộc tấn công của chính quyền Estonia cho khai quật mộ tập thể các chiến sĩ vô danh và tháo dỡ tượng đài các chiến binh Xô viết ở trung tâm Tallinn, thì quốc hội Ba Lan đả thông qua dự thảo xem xét việc dỡ bỏ các tượng đài “chiếm đóng Xô viết”. Ngay sau đó ở Kiev đã khai trương “Bảo tàng chiếm đóng Xô viết”, còn ban lãnh đạo thành phố Salaspils của Latvia đưa ra sáng kiến biến quần thể tưởng nhớ các nạn nhân phát xít trên lãnh thổ trại tập trung cũ thành “tượng đài các nạn nhân chiếm đóng Xô viết”. Cũng chính quyền Estonia đã quyết định xây dựng đài tưởng niệm “nạn nhân chiếm đóng Xô viết” ngay ở nơi trước kia từng là bức tượng Người lính đóng.

        Rõ ràng loạt hành động đánh đúng vào một điểm không thể là sự trùng hợp đơn giản. Củng không phải tình cờ khi tất cả chúng diễn ra cùng vòng đổi đầu mới giữa Nga và phương Tây, được phản ánh qua phát biểu nổi tiếng của Vladimir Putin ở Munich1, và sau đó trong phát biểu cũng không kém biểu tượng và điển hình hơn ở Valdai1.

        140Ngày 14/10/2014, tại Câu lạc bộ Valdai (Sochi), trong một phát biểu được đánh giá như việc tiếp nổi diễn văn Munich 2007, Tổng thống Nga V. Putin cáo buộc Hoa Kỳ phá hủy trật tự thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, cảnh báo nếu không có những nỗ lực thiết lập hệ thống quản trị toàn cầu mới, thế giới có thế sụp đổ và hỗn loạn. (ND)

        Kế hoạch triển khai các thành phấn của hệ thống phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ ở Đông Âu, phá vỡ thỏa thuận mới về quan hệ đổi tác giữa Nga và EU, đồng thời những yêu sách về năng lượng của châu Âu đối với Nga và việc thúc đây đề tài hôn nhân đồng tính đã trở thành bối cảnh chính trị quốc tế, ít nhiều động viên những kẻ “thiện ý” từ các nước láng giềng với chúng ta viết lại lịch sử Thế chiến thứ hai. Thể hiện sự đồng ý ngầm với nó, phương Tây, theo ý kiến của nhiều nhà quan sát, đã nắm trong tay công cụ tác động chính trị, đạo đức lên nước Nga. Điều họ rất cần trong điều kiện hồi phục ảnh hưởng địa chính trị của chúng ta.

        Từ quan điểm này, phản ứng quá mức của phương Tây trước sự phục hồi những khát vọng của Nga như một cường quốc vĩ đại có nghĩa chúng ta đã đi đúng con đường. Từ phía khác, nước Nga phải bằng cách nào đó phản ứng lại sự đối đầu ngày càng tăng của Hoa Kỳ và những vệ tinh châu Âu của họ. Bởi nếu để mọi việc như chính nó đang hiện hữu thì chỉ sau một thời gian, đất nước từng chiến thắng chủ nghĩa phát xít sẻ được “bình đẳng về quyền” với chính nước Đức quốc xã.

        Khi đó thì chỉ còn một chút nữa sẽ đến các yêu cầu Nga phải bồi thường cho các nước “nạn nhân chiếm đóng Xô viết”. Trong đó chính chúng ta đã tự trao cho những kẻ gièm pha cái cớ để thực hiện những bịa đặt bẩn thỉu kiểu như khẳng định rằng nước Nga cộng sản và nước Đức Hitler - gần như là một. Một số những kẻ tự do đến nay vẫn kêu gọi ban lãnh đạo Nga công khai “hối lỗi về những tội ác Xô viết”. Chẳng khác nào chính đất nước chúng ta ném bom xuống những thành phố hòa bình như Hoa Kỳ đã làm với Nhật Bản, hay sử dụng vũ khí hóa học và vi trùng vào mục đích hủy diệt cả một đất nước như Hoa Kỳ từng làm với Việt Nam. Hoa Kỳ là kẻ khởi xướng chính trong việc viết lại các kết quả của Thế chiến thứ hai, bởi chính quốc gia này đang là đối thủ địa chính trị chủ yếu của nước Nga.

        Giới lãnh đạo Hoa Kỳ theo đuổi một mục tiêu cụ thể - chia cắt nước Nga và tách các phẩn lãnh thổ của nó ra. Như đã biết, trong địa chính trị nhân tố quan trọng nhất là không gian và sự rộng lớn của nó. Vì thế một đất nước lớn như nước Nga sẽ luôn là hiểm họa đối với Hoa Kỳ. Nó xác định những nhiệm vụ cụ thể mà người Mỹ đặt ra. Đó là - chuẩn bị và biện giải cho sự mở rộng nhắm vào lãnh thổ chúng ta. Với Hoa Kỳ, những biên giới từng được ghi trong thỏa thuận Yalta cũng như những gì xuất hiện ngay sau thất bại của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, đã mất đi tính thời sự. Hiện nay chúng ta đang đứng trước ngưỡng những cuộc tấn công phủ đầu từ phía Mỹ vào lãnh thổ Nga và những miền đất liền kề với nó2. Để biện minh cho những đòn tấn công này, cẩn phải làm xấu hình ảnh nước Nga, đồng thời xem lại các kết quả Thế chiến thứ hai. Công cụ để giải quyết nhiệm vụ này chính đặt chế độ bolshevik ngang hàng với quốc xã. Mà để làm điều đó, để cả thế giới hiểu điều đó có nghĩa là gì, ở Hoa Kỳ đã khai trương tượng đài các nạn nhân của sự đàn áp cộng sản.

----------------------
        1. Ngày 10/2/2007, tại Hội nghị về các vấn đề chính sách an ninh ở Munich (Đức), Tống thống Nga V. Putin cho rằng khỏng thể chấp nhân tính đơn cực của chính trị thế giới, chi trích NATO khỏng tuân thủ Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường khi đưa quân tới sát biên giới Nga, khắng định Nga có quyền có chính sách đối ngoại độc lập của mình. (ND)

        2. Chi tiết hơn về đề tài này có thể đọc ở Korovin V M. Đòn tấn công vào nước Nga. SP: Piter, 2014.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:25:22 am »


        Chúng ta không nên trấn an mình bằng ý nghĩ về những quan hệ tốt đẹp giữa các lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã hình thành hàng thế kỷ qua, vốn luôn xuất phát từ một logic địa chính trị trong tất cả mọi việc. Không ai chấp nhận sự hồi phục ảnh hưởng địa chính trị của Nga. Cùng lúc áp lực lên nước Nga của phương Tây từ những hình thái mềm đã dần chuyển sang cứng rắn hơn. Nó đả bắt đầu diễn ra trong thuật ngữ quân sự. Đến khi nào chủng ta còn chưa hiểu và chưa bắt đầu hành động một cách thích hợp, chúng ta sẽ luôn nằm dưới mối đe dọa bị chia cắt và tiêu diệt.

        Nếu nước Nga không bắt đầu việc bành trướng đáp lại, một kiểu phản công địa chính trị, chúng ta sẽ tiếp tục mất vị thế của mình trên thế giới, bởi địa chính trị không chấp nhận dừng lại. Ít nhất Nga cần tuyên bố về lợi ích địa chính trị của mình, đồng thời thể hiện khả năng đáp trả. Bất cứ quốc gia vĩ đại nào, kể cả khi nó ốm đau hay chỉ mới bắt đấu lại sức, cũng phải vươn tới sự hùng cường. Nước Nga đã giữ vị thế phòng thủ nhiều năm. Trong suốt những năm 90 chúng ta đơn giản đã đầu hàng, còn Yeltsin thường xuyên tư vấn với “ủy ban vùng Washington” về việc chúng ta nên nhanh chóng đầu hàng ra sao. Và họ đáp: đợi đã, chúng tôi còn chưa kịp tiêu hóa những gì các ông dâng tặng. Chúng ta đã đầu hàng với tốc độ khủng khiếp, vì thế khi đó không cần cuộc phô trương những hành vi sỉ nhục chúng ta mà chúng ta đang thấy hiện nay từ phía “bộ sáu” của Hoa Kỳ. Ngược lại, họ tiếp nhận chúng ta vào “bộ tám”, cho chúng ta một số nhượng bộ hình thức, ném cho chúng ta một ít của bố thí, hứa hẹn khen thưởng. Chúng ta đã đầu hàng nhanh chóng, thật điên rồ.

        Khi Putin vừa mới bắt đầu dừng sự hàng phục này lại, chúng ta biết thế nào là “cách mạng màu”. Trên những lãnh thổ chiến lược liền kề với chúng ta bắt đầu những quá trình mà chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận. Tiếp theo, khi Putin tiến một bước ngược lại, tức về phía phục hồi địa chính trị thì chúng ta có cơ hội quan sát một cách đầy đủ toàn bộ nanh vuốt hung dữ của Mỹ và chính sách gây hấn của nó trên toàn thế giới. Đầu tiên là cuộc tấn công của Basayev vào Daghestan, vụ “Dubrovka”, “Beslan”, rối tiếp đến là nhiều hơn, cuộc tấn công của chế độ Saakashvili bù nhìn của Mỹ vào Tskhinvali, những vụ nổ ở Domoyedovo, trong metro Moskva, một loạt vụ tấn công ở Volgograd... Những hành động của chúng ta sẽ càng nhất quán bao nhiêu nhắm vào việc phục hồi lại chủ quyền và ảnh hưởng chính trị đối ngoại, thì phản ứng của phía Mỹ sẻ còn khắc nghiệt bấy nhiêu. Đáp lại việc cũng cố và vũ trang lại quân đội Nga, Mỹ trả đũa bằng “những cuộc chiến thế hệ thứ sáu”.

        Trong lúc này họ chỉ gợi ý, ra dấu bằng những câu hỏi về việc tách một phần lãnh thổ khỏi các cựu đồng minh Đông Âu của chúng ta, gia tăng áp lực lên Kavkaz. Nếu tiếp theo các người không dừng lại, chúng tôi sẽ đặt các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Và bước tiếp theo... Chúng ta chẳng còn xa mấy khỏi việc tấn công quân sự vào lãnh thổ Nga, dù cho chúng ta có cảm thấy nó ngớ ngẩn, điên rổ hay khó tin đến đâu di nữa. Và nếu chúng ta còn kéo lê câu chuyện, còn phỏng tính xem có đáng “làm hỏng quan hệ” với Mỹ hay không, thì chúng ta sẽ đánh mất thời điểm lịch sử. “Chúng ta sẽ bị nghiền nát”.

        Nước Nga không có và không thể có bất kỳ mối quan hệ nào với Mỹ, ngoài quan hệ đối thủ, bởi logic địa chính trị không xem xét điều đó. Tất cả những cái cúi chào của Putin với Bush và của Obama với Putin, những cái vỗ vai, những cuộc viếng thăm các trang trại và cùng ăn hamburger không cho chúng ta bất cứ điều gì. Chỉ có chiến lược, con đường mà Hoa Kỳ đang đi trong hai thập niên qua mà không ai có thể dừng họ lại. Họ sẽ sử dụng tất cả, quan tâm tới tất cả những ai có một chút vấn đề nào đó với Nga, để kết sổ chúng ta. Mà đó thật sự là tất cả các nước Đông Âu, nơi nào có cho dẫu chỉ là một chút tia thù hận nước Nga, ganh tị, ác ý nhỏ nhen - tất cả sẽ được người Mỹ sử dụng để chống lại chúng ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:21:15 am »


        Vùng Baltic và những cựu đồng minh Đông Âu cũ ngày nay là một phần của hàng rào cách ly, nơi không cho phép đặt liên minh chiến lược với châu Âu không hài lòng với sự thống trị của Mỹ và đã bắt đầu nghĩ về Sự độc lập của Nga. Bởi vi một mình châu Âu hay một mình nước Nga không thể tham gia vào chính trị thế giới trên cơ sở ngang hàng với Mỹ. Chính vì thế mà người Mỹ đã rất sợ trục Paris - Berlin - Moskva từng hình thành vào đấu chiến dịch Iraq. Bởi liên minh chiến lược châu Âu với Nga - không ai có thể cho là nhỏ. Chính vì thế mà những không gian, như vùng Baltic, phải thực hiện sứ mệnh địa chính trị quan trọng: ngấm ngầm gây hại chống Nga và châu Âu nhưng có lợi cho Mỹ khi truyền đi ý tưởng, chẳng hạn cho rằng Đức và Liên Xô là những kẻ xâm lược, bởi, họ nói, cả hai chế độ đều là toàn trị, xâm chiếm các lãnh thổ châu Âu, đàn áp các dân tộc châu Âu. Đấy, toàn bộ sứ mệnh được hào phóng trao cho những ngộ nhận địa chính trị ngày nay mang tên là các “quốc gia” vùng Baltic.

        Thí dụ, người Latvia từ đầu thập niên 90 đã cố chỉ ra “bản chất hung dữ” giổng nhau của hai chế độ: họ nói cả nước này lẫn nước kia đều đàn áp người dân địa phương. Đế làm ví dụ họ bắt đầu so sánh danh sách những người bị đàn áp. Nhưng chỉ cần họ bắt đầu in (danh sách), ngay lập tức họ phải bảo mật, bởi những đoàn xe lửa đầu tiên sau khi Latvia sáp nhập vào Liên Xô đi qua Siberia đã chỉ mang tới đó người Liên Xô và Do Thái. Nếu tiếp tục đề tài diệt chủng và chiếm đóng, thì sau Thế chiến thứ hai người Mỹ đã thực hiện diệt chủng dân Nhật và chiếm đóng nước này. Rồi sau đó cũng với sự thành công như thế họ đã thực hiện diệt chủng ở Việt Nam, chiếm đóng Serbia và Iraq, cướp phá Afghanistan và Libya v.v... Khi nói về những lợi ích chiến lược, những dấu thủ địa chính trị lớn, các đối thủ toàn cầu viết về lịch sử bằng những nét bút lớn, kết nối và liên minh toàn bộ các nhân dân, các quốc gia và những không gian lớn. Mặc dù Liên Xô, so với nước Đức của châu Âu, cũng như với kinh nghiệm du nhập chủ nghĩa tự do và “sự tự do” từ phía Mỹ, dẫu sao cũng đạt được các mục tiêu của mình một cách đạo đức hơn. Truyền thống chính thống giáo của chúng ta, văn hóa Nga và đạo đức Nga nói chung trong lịch sử đã thanh nhã hơn. Ở mức độ nhân tố con người, những người lính Xô viết, các chính ủy, các cán bộ chính trị đã hành động nhân đạo hơn người Đức hay thậm chí người Mỹ.

        Tất cả Cơn kích động chống Nga, được khiêu khích bởi giới lãnh đạo mới của vùng Baltic là nỗ lực dẫu chỉ để hợp pháp hóa tối thiểu sự tôn tại riêng của họ với tư cách các quốc gia “độc lập”. Nhưng họ không chỉ đòi được hợp pháp hóa, mà còn yêu sách những đến bù nào đó. Bởi nếu được công nhận, như các lãnh đạo vùng Baltic đang muốn điều đó, rằng Liên Xô đã chiếm đóng vùng Baltic vào năm 1940 hay 1944, thì tiếp đó sẽ là những yêu sách đòi chi trả để nâng cao lòng tự trọng của những quốc gia - ngộ nhận này, thích hợp để tạo ra những khó chịu nhỏ cho nước Nga nhưng làm hài lòng Mỹ. Bởi nếu nói về nước Nga, thì đối thủ chủ yếu của chúng ta chính là nước Mỹ. Và ngày nay chúng ta ngày càng rõ rằng giai đoạn tiếp theo sau khi Nga thất bại trong Chiến tranh Lạnh và mất các nước Đông Âu và SNG, sẽ là sự chia cắt chính nước Nga, tách nó khỏi những mảng lớn để giảm thiểu qui mô và, tương ứng với đó, sự hùng mạnh địa chính trị của nó. Một nước Nga rộng lớn sẽ là mối đe dọa với Hoa Kỳ. Và trong mọi tình huống, việc xét lại lịch sử chính là để chuẩn bị và biện giải cho sự bành trướng giờ đây đang trực tiếp lấn vào lãnh thổ chúng ta. Chúng ta đã đánh mất không gian hậu Xô viết, ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở hình thái này hay khác hầu như đã được thiết lập mọi nơi. Xuất phát từ logic địa chính trị nền tảng của Mỹ, phải hiểu: các biên giới không thể tĩnh mà phải dịch chuyển. Không có sự mở rộng thì sẽ bắt đầu sự đình trệ và thu nhỏ. Chúng ta phải bắt đầu dịch chuyển đến biên giới của lục địa, và tiếp đó, ra khỏi giới hạn của nó, tới đại dương Thế giới.

        Những biên giới được cố định bởi thỏa thuận Yalta ngày nay đả mất bất cứ tính thời sự nào. Vấn đề hiện tại chỉ là sao cho hợp pháp hóa sự bành trướng của Mỹ trên lãnh thổ Nga. Chính vì điều đó mà người ta đang bóp mép hình ảnh Nga bằng tay của những bù nhìn Mỹ ở Đông Âu, xét lại các kết quả Thế chiến thứ hai và đặt chế độ bolshevik ngang hàng với chế độ phát xít.

        Đả không còn ai tranh cãi về sự kiện hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ ở châu Âu được đặt để chống lại Nga. Người ta cũng hiểu là tại sao người Mỹ không muốn sử dụng cơ sở ở Azerbaijan, bởi điều đó vô nghĩa, do lẽ dĩ nhiên chẳng Iran lẫn Triều Tiên nào là mục tiêu chính của họ. Tất cả những gì diễn ra ở vùng Baltic và Đông Âu là thời kỷ chuẩn bị cho giai đoạn hiện nay đã nghiêm trọng hơn, nóng hơn: giai đoạn tấn công. Địa chính trị đối với Hoa Kỳ là yếu tố số một khi đưa ra bất cứ quyết định nào, còn chiến tranh mạng lưới là phương tiện hiệu quả nhất để đạt được những mục tiêu địa chính trị. Nếu chúng ta còn chưa hiểu và chưa hành động thích hợp, chúng ta sẽ luôn nằm dưới nguy cơ bị chia cắt và tiêu diệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:24:51 am »

       
PUTIN VÀ MÙA XUÂN Ả RẬP: GIAO NỘP CHỦ QUYỀN HAY KỊCH BẢN CỨNG

        Nước Nga đang kết nối ngày càng chặt chẽ vào thế giới toàn cầu hóa vun vút này, dù muốn hay không muốn điều đó. Không hiểu chúng ta có cần (toàn cầu hóa - ND) đến thế hay không, nhưng dẫu sao từ lâu nó đã là một sự kiện. Chính vì thế mà chúng ta cần xem xét những gì diễn ra ở Nga trong mối quan hệ với những quá trình khởi phát theo ý muốn của châu Âu toàn cầu, vào mùa xuân năm 2011 ở Trung Đông, bởi rõ ràng những gì diễn ra ở khu vực này sẽ không bỏ qua chúng ta.

        CHIẾN TRANH “TỪ TRONG RA NGOÀI”

        Chiến tranh mạng lưới hiện dang tiến hành chống Nga có nguồn gốc quân sự, trong chiến lược quân sự Hoa Kỳ có một (chiến lược) tương tự được các lực lượng vũ trang Mỹ thực hiện, có tên chiến tranh mạng lưới trung tâm. Tại sao hai cách tiếp cận kỹ thuật này được chúng tôi liệt vào các chiến lược quân sự? Bởi vì kết quả đạt được là chiến thắng quân sự thật sự, tức ở trường hợp này hay trường hợp kia đều là việc chiếm đoạt lãnh thổ và thiết lập kiểm soát. Trong quan hệ đó, việc hiểu những thực
tiễn mới đòi hỏi phải xem lại cách tiếp cận để tiến hành các hoạt động quân sự và đạt được kết quả quân sự mà chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn ở chương cuối sách. Trong kỷ nguyên công nghiệp, các hoạt động chiến sự được tiến hành với việc sử dụng các khái niệm như mặt trận và quân đội. Theo đúng nghĩa của nó, đụng độ quân sự diễn ra trực tiếp, các đối thủ tiếp cận nhau trực tiếp, và chiến thắng phụ thuộc vào việc ai có vũ khí và thiết bị hoàn hảo hơn, ai có nhân lực vượt trội hơn. Bản thân chiến thắng được đo bằng số lượng tổn thất của phe này hay phe kia và sự thiết lập kiểm soát trực tiếp, thể lý trên lãnh thổ bị chiếm đóng, dựa trên hiệu ứng của sự hiện diện. Đó là các phạm trù chiến tranh kỷ nguyên hiện đại.

        Với sự ra đời của kỷ nguyên thông tin, được biết trong ý nghĩa mô hình kỷ nguyên hậu hiện đại, cách tiếp cận trên đã thay đổi. Để thấy rõ, có thể hình dung theo sơ đồ: quốc gia dân tộc hiện đang là cơ sở của trật tự thế giới được các nhà chiến lược chiến tranh mạng xem xét dưới hình thức những vòng tròn đồng tâm. Ở trung tâm là người đứng đầu quốc gia, theo nguyên tắc, là nguyên thủ, chung quanh ông ta là giới thượng lưu chính trị. Các vòng tròn tiếp theo là cộng đồng chuyên gia, những người tạo ra các mục đích chính trị và cách diễn giải, và không gian truyền thông chuyển tất cả thông tin sang ngôn ngữ của quần chúng. Lớp áp chót chính là quần chúng - xã hội, nhân dân đất nước đó. Còn từ bên ngoài là quân đội, các lực lượng vũ trang như phương tiện bảo vệ tất cả cấu trúc đồng tâm đó.


        Sơ đồ này trong một hình thức hơi khác lần đầu tiên đã được nhà chiến lược Hoa Kỳ, một trong những nhà phát triển học thuyết chiến tranh mạng lưới trung tâm, đại tá quân đội Hoa Kỳ John Gordon đưa ra. Tiếp theo nó được các nhà công nghệ của các chuyển đổi xã hội nhân văn vay mượn, rồi bản thân nó cũng tự chuyển đổi.

        Cơ sở của các chiến lược có tên gọi là effects-bases operations (các chiến dịch dựa trên hiệu ứng, EBO) là cuộc tấn công theo mô hình này vào một quốc gia, được thực hiện không phải từ bên ngoài, tức không phải chống lại các lực lượng vũ trang trực diện, không phải trực tiếp. Hiệu quả hơn là quan điểm tiến hành chiến tranh “từ trong ra ngoài”. Cú tấn công đầu tiên sẽ nằm ở trung tâm hệ thống này, tức vào nhà lãnh đạo. Bởi vì cấu trúc này có nhiều lớp bảo vệ, nên cuộc tấn công không phải lúc nào cũng theo nghĩa đen, tức tấn công quân sự, mặc dù từng lúc có thể áp dụng phương án này - lật đổ lãnh đạo một cách thực thể, nhưng ít hiệu quả và ấn tượng hơn. Ở đây diễn ra tác động lên tư tưởng, lên ý thức hệ nhân vật số một quốc gia, cài đặt lại ông ta, và trong trường hợp có cơ hội tác động, thay đổi hoàn toàn ông ta thành người trung thành với phương Tây về ý thức hệ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:25:42 am »


        LỊCH SỬ ĐÁNG BUỒN CỦA LIÊN XÔ —  THÀNH CÔNG CỦA EBO

        Để hiểu cụ thể điều đang nói, hãy nhớ lại các quá trình diễn ra ở Nga cuối những năm 1980 đầu 1990. Các chính khách và giới lãnh đạo Mỹ làm việc trực tiếp với lãnh đạo đất nước chúng ta, lúc đó là Mikhail Gorbachev, tích cực chỉnh lý ông ta, kết quả là dẫn tới tan rã Liên bang Xô viết. Giờ đây người ta hiểu ra Mikhail Sergeyevich lên nắm quyển không phải không có sự tham gia của người Mỹ. Vòng tròn bảo thủ quanh Gorbachev đã cố gắng một cách yếu ớt chống lại việc mất chủ quyền và tan rã Liên Xô (ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp) nhưng đả thua cuộc. Kết quả là một lãnh đạo thân phương Tây, có khuynh hướng Đại Tây Dương đã lên nắm quyển - Boris Yeltsin. Và cả trong trường hợp trước lẫn sau hướng tác động chính vẫn là “từ trong ra ngoài”. Yeltsin, tính tới sai lầm của Gorbachev, đã hình thành một nhóm lãnh đạo tương thích với ông ta hơn về mặt thế giới quan mà quả nhiên sau đó ông ta có thể dựa vào.

        Theo sau nguyên thủ quốc gia, từ các ý tưởng và ý chí của ông ta, đồng thời cũng dưới sự tác động của giới thượng lưu chính trị đã được cải biến, cộng đồng truyền thông và chuyên gia nằm ở những tầng tiếp theo cũng được tích cực xử lý và định dạng lại. Tất cả các cố vấn, những đấu thủ chính của các quá trình chính trị trong nước đều có xu hướng Đại Tây Dương, nghiêm ngặt thân Mỹ. Cộng đồng truyền thông thì hoàn toàn tương thích với cái nhìn phương Tây tự do của cộng đồng chuyên gia.

        Bước tiếp theo là dân chúng, sản phẩm của những tác động từ không gian truyền thông. Dưới sức ép của việc nhào nặn hàng loạt của truyền thông, họ miễn cưỡng, đau khổ và xổ toẹt, nhưng dẫu sau vẫn kỷ luật chấp nhận những quan điểm và ý tưởng mà giới tinh hoa áp đặt. Nói một cách khác, theo ý của người lãnh đạo, giới tinh hoa của ông ta, các chuyên gia và báo chí của ông ta, dân chúng được tái lập trình theo tinh thần thân Mỹ, thân phương Tây. Họ được thấm nhuần tư tưởng rằng nước Nga phải tuân thủ một logic phát triển chung của các quá trình toàn cầu, và chúng ta phải từ bỏ chủ quyến của mình; rằng chúng ta phải hành động đồng bộ với các đối tác phương Tây của chúng ta, với các nước thế giới phương Tây. Và rằng quân đội chúng ta, vòng tròn cuối cùng, phân rã, tan vỡ, cũng là chuyện bình thường, bởi nó được quy định bằng mô hình mà theo đó chúng ta phải yếu để thế giới phương Tây có thể dễ điều hành, đưa chúng ta vào những quá trình toàn cầu. Theo đó, quân đội như một tầng lớp xã hội, bắt nguồn trực tiếp từ xã hội nên cũng phải chịu tác động của toàn bộ cầu trúc mà việc chuyển đổi chỉ xảy ra “từ trong ra ngoài”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:26:04 am »

         
        PUTIN VÀ CHỦ QUYỀN: TRONG VÒNG TRÒN TINH HOA

        Với việc Vladimir Putin lên nắm quyến đã diễn ra sự thay đổi nguyên thủ - trung tâm của cấu trúc, kéo theo nó sự thay đổi triệt để đường lối ít nhất liên quan tới khái niệm chủ quyền. Công lao chính của Putin là đã biến chủ quyến nước Nga thành một giá trị và đòi hỏi chúng ta phải phục hổi và bảo vệ nó. Ông thể hiện điều đó triệt để nhất là trong quá trình cuộc chiến Chechnya lần thứ hai, công khai tuyên bố điều đó trong diễn ngôn Munich nổi tiếng. Tức ở trung tâm của cấu trúc này là người đã phần nào thay đổi dấu hiệu phát triển về hướng trái ngược với lãnh đạo tiến nhiệm ông ta, ít ra trong vấn đề đối ngoại. Và từ đây bắt dầu những quá trình đối nghịch. Sự điều chỉnh “từ trong ra ngoài” được bắt đầu theo tinh thần yêu nước, khởi nguồn giờ đây từ phía Putin. Kết quả là những cơ chế phản ứng - các tiến trình sửa chữa “hỏng hóc hệ thống” ấy - bắt đầu hoạt động: khắc phục sai lẩm, bản thân hệ thống đã bắt đấu tác động trước nhất lên nguyên thủ, người thay đổi dấu hiệu. Kết nối vào quá trình hiệu chỉnh đầu tiên là giới tinh hoa chính trị vây quanh Putin lúc ấy: Alexandre Voloshin, Mikhail Kasyanov, Vladislav Surkov và nhiều người khác - vòng thân cận đã hình thành từ trước khi Putin lên nắm quyền. Họ là những cán bộ được chọn lọc, có xu hướng tự do theo tinh thần phương Tây vốn đã hình thành từ giai đoạn trước, dưới thời Yeltsin. Họ đưa vòng tròn tiếp theo vào “việc chỉnh lý Putin” - đó là cộng đồng chuyên gia, những người vọi vã hình thành những hệ số điều chỉnh suy nghĩ, phủ nhận những thông điệp thế giới quan chính yếu của nguyên thủ quốc gia mới: đó là Pavlosky, Gelman, Diskin, Yurgens, Gontmakher. Một số họ đến nay vẫn còn tiếp tục sản xuất ra số lượng lớn rác tư tưởng đến nỗi đơn giản là nhấn chìm diễn ngôn yêu nước của Putin trong biển nước bẩn của chủ nghĩa tự do, pha trộn nó với luồng chất thải mô phỏng suy nghĩ trước đó.

        Các phương tiện truyền thông thời Yeltsin vẫn còn theo xu hướng tự do, đầu tiên đã chộp lấy những luồng này, in lại chúng vô tận và đổ lên đầu quần chúng vẫn chưa kịp hiểu chuyện gì. Kết quả là Putin có nói gì - hợp lý hay không hẳn - tất cả chìm trong sự huyên náo không ngừng của các chuyên gia tự do, được truyền thông do họ kiểm soát xào nấu lại và cũng trong dạng thức bóp méo, nấu quá lửa đó chúng được đưa tới cho dân chúng với ghi chú là “của Putin”. Dân chúng phần lớn nhờ vào việc trong họ vẫn còn một số tàn tích của nhận thức Xô viết - những suy nghĩ hình thành từ những năm trước và chưa kịp xói mòn hoàn toàn, đã nhìn vào sản phẩm mới với sự hoài nghi rõ rệt, cau mày và cố hiểu Putin bằng cách nào đó khác nhau, theo trực giác, một cách vô thức.

        Đáp lại, ông Putin bắt đầu quay giới tinh hoa: giải tán các nhà tài phiệt vốn đã xúm xít chật kín quanh ông từ thời còn Yeltsin, sa thải Voloshin, sau đó là Kasyanov. Ông Putin bắt đầu cách mạng từ bên trên, thay đổi các trọng tâm tư tưởng trong giới tinh hoa chính trị lẫn trong báo chí có lợi cho những giá trị quốc gia. Thí dụ điển hình với kênh NTV: giải tán ban biên tập có xu hướng tự do hình thành từ thời Gusinsky, thay bằng ê kíp mới trực thuộc “Gazprom”. Hiệu ứng vẫn thế, nhưng ít ra là đã làm được gì đó. Kết thúc giai đoạn một việc chuyển đổi báo chí tự do theo tinh thần quốc gia có thể xem là việc đóng cửa RIA “Novosti” và thành lập một hãng tin quốc gia mới “Nước Nga ngày nay”.

        Kết quả là, nhận được tín hiệu tương ứng, đời sống chính trị bắt đầu tập trung quanh Putin, chảy khỏi giới tài phiệt đầu sỏ và các trung tâm tự do; đời sống chính trị ở tất cả những tầng lớp còn lại, tiếp đó, cũng sụt giảm cùng lúc. Do với sự hỗ trợ của chính trị, có thể tác động lên phía này cũng như phía khác, và do ảnh hưởng của các mạng lưới Đại Tây Dương vẫn còn mạnh, nên chúng tiếp tục tác động lên chính quyền, các phương tiện truyền thông và xã hội. Nhưng dần dần, thực hiện cách mạng từng bước từ bên trên, Putin bắt đầu phục hồi sự cân bằng của lòng yêu nước trong nước, tuyên bố chủ quyền là giá trị cơ bản. Dĩ nhiên, ông vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của vòng vây tự do cho đến nay, nhưng ít nhiều quá trình đã được đảo ngược. Chính vào lúc đó bắt đầu sự căng thẳng trong quan hệ với phương Tây, vốn muốn một bức tranh và triển vọng phát triển tình hình hoàn toàn khác.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM