Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:10:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9539 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 11:51:31 am »

 
        VẠCH TRẦN TRƯỚC CÔNG CHÚNG VÀ CÁC NEWSMAKER CHÍNH

        Hãy tưởng tượng khung cảnh này: một đám đông giận dữ các công dân Syria - mặc dù đó có thể là người Ai Cập hay Iran, không thể xác định chính xác - đúng nghĩa đen nắm tóc lôi theo sau lưng một người đàn ông mặc quân phục không có phù hiệu nhận diện. Thỉnh thoảng kẻ nào đó trong đám đông nhảy ra đấm đá, ném đồ đạc, nhổ nước bọt vào ông ta. Tiếp đó một đám đông khác vui mừng, giơ khẩu súng của tay bắn tỉa lên đầu, hô to các khẩu hiệu chống Mỹ. Đám rước tiến đến đồn cảnh sát gần nhất dường như để giao thi thể kẻ bắn tỉa vào đám đông kia vừa được chính họ bắt giữ. Nhưng trừng phạt tay bắn tỉa bị bắt ngay trên phố - việc mà cảnh sát không kịp ngăn chặn ở thành phố khác một ngày sau đó, cũng không thể kiểm chế cơn giận dữ của những thường dân hòa bình chứng kiến đồng bào họ bị giết ngay trước mắt. Nhưng rất nhanh sau đó họ hiểu ra: không phải cảnh sát bắn người, mà là các tay đánh thuê của Mỹ, nhằm khiêu khích hỗn loạn.

        Các hoạt động phản kháng chống Mỹ ở Syria và tiếp theo đó ở các nước Ả rập là điều gắn kết một xã hội bị giằng xé bởi những mâu thuẫn nội tại. Việc tấn công vào người Mỹ đã trở thành tiêu chuẩn, thậm chí ở đầu đó còn là một kiểu tiêu khiển. Các nhóm cực đoan treo thưởng kêu gọi săn Yankees, và giờ đây mỗi công dân tự trọng xem nghĩa vụ của mình - vấn đề không ở chỗ tiền bạc - là thể hiện một cách trực tiếp, hiển hiện, thái độ cá nhân đối với những gì Hoa Kỳ tung tác trên thế giới. Chính quyền về mặt chính thức kêu gọi không tấn công công dân Hoa Kỳ, khẳng định họ không có lỗi, mà chỉ giới chóp bu có lỗi, “những kẻ điên bị ám ảnh, đã bỏ nhân dân mình và các dân tộc khác, trong số đó có người Ả rập, vào lò lửa chính sách đế quốc bành trướng hung hăng”, nhưng rói các cuộc tấn công vào công dân Mỹ đã diễn ra cả trên lãnh thổ các nước EU. Nó đã trở thành một chứng cuồng. Làm dân Mỹ hiện giờ đã không còn thời thượng, mà còn nguy hiểm. Việc vạch trần trước công chúng không chỉ chính sách Hoa Kỳ, mà cả sự phá hoại của họ được tình báo nước đó xây dựng theo đơn đặt hàng của chính phủ, là một phương pháp hiệu quả để tiến hành chiến tranh mạng lưới.

        Việc vạch trần trước công chúng cùng mô tả hành động là công cụ không kém quan trọng. Chính những nhàn vật số một - ý kiến của họ, quan điểm của họ - luôn nằm ở trung tâm các luồng thông tin dù cho việc gì xảy ra, dù đại diện các phương tiện truyền thông khác nhau đánh giá thế nào. Trong trường hợp Syria, đó hiển nhiên là tổng thống Bashar al-Assad cũng như em trai ông ta Maher al-Assad đồng thời các đại sứ Syria ở châu Âu, Hoa Kỳ, Nga. Tất cả họ phải nói nhiều hơn, hàm súc hơn, giảm bớt những câu từ ngoại giao, thay vào đó là các đánh giá rõ ràng và cay độc. Bởi tiếng nói của họ luôn to nhất trong bất cứ tình huống nào liên quan tới Syria, và chỉ nó có cơ hội không bị chìm khuất trong ồn ào những giọng phương Tây chỉ phát sóng “sự thật của mình”. Cần tránh những công kích bài Do Thái trực tiếp vốn đặc trưng cho các nguyên thủ các nước Ả rập bởi điều đó sẽ làm những phân khúc lớn trong xã hội quay lưng, đặc biệt ở châu Âu và Hoa Kỳ. Nói đơn giản hơn, điều đó không có lợi về mặt kỹ thuật. Cùng lúc phải đặt đúng trọng tâm vào sự phát triển đề tài chống Mỹ, tách giới lãnh đạo Hoa Kỳ khỏi những tầng lớp thường dân, những người “không có tội” và là con tin của “chính sách đế quốc xâm lược Mỹ ở Trung Đông”, từ quan điểm nhân đạo thì đó là lập trường hấp dẫn hơn, biết tự kiềm chế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 11:52:48 am »


        NHỮNG ĐỀ DẪN Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA CHIẾN DỊCH MẠNG LUỚI SYRIA

        Điếu thật sự có thể huy động được đông đảo quần chúng, ngoài sự sung túc vật chất cá nhân, là tinh thần chống Mỹ được hình thành rõ ràng và dễ hiểu. Chống lại cuộc xâm chiếm của Mỹ đối với thế giới Ả rập, nếu tiếp cận đúng, có thể lôi kéo hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người trên toàn thế giới mà trước tiên là trong thế giới Ả rập. Cái chính là đặt đúng trọng tâm. Những nhà truyền giáo hình ảnh cuộc sống phương Tây đã lừa phỉnh được khá lâu hàng triệu người khi thúc đẩy kế hoạch mang tên toàn cầu hóa. Nó được giới thiệu như sự thống nhất hóa tiện lợi tất cả và mọi thứ cho đời sống. Kiểu như dự án toàn cầu hóa khiến cuộc sống tiện nghi hơn, hàng tiêu thụ và sinh hoạt dường như toàn diện hơn, các phương tiện truyền thông, liên lạc và vận tải đông nhất hơn. Thế nhưng thực tiễn chỉ ra: mưu cầu lợi nhuận của các tập đoàn xuyên quốc gia đã tước mát tất cả tiện ích của toàn cầu hóa. Còn những ảo tưởng cuối cùng về ưu thế sinh hoạt của quá trình này đã bị phá hủy bởi vô số tiêu chuẩn cho các bộ sạc pin của các điện thoại di động. Sau việc này thì các cuộc chuyện trò về tiện nghi của toàn cầu hóa có thể kết thúc.

        Trong thời gian diễn ra quá trình xúc tiến kế hoạch toàn cầu hóa của phương Tây, người dân nhiều nước đã vấp phải mặt trái của nó, được các nhà tuyên truyền phương Tây khiêm tốn im lặng. Đầu tiên là việc tước đoạt một phần hay toàn bộ chủ quyền, thứ hai - quan hệ tiêu dùng của phương Tây với tất cả mọi thứ, và thứ ba là sự kiêu ngạo của văn minh phân biệt chủng tộc tuyệt đối từ những kẻ khởi xướng toàn cấu hóa: bất cứ ai không thuộc về nến văn minh phương Tây đều là kẻ mọi rợ hay man dã, những con người hạng hai hoặc hạng ba1. Tất cả những điều này chúng ta đều có thể chiêm nghiệm đầy đủ, trong đó có ở thế giới Ả rập, vì thế lập luận chống lại toàn cầu hóa Mỹ của thế giới Ả rập là vô cùng thuyết phục và hợp lý vào thời điểm hiện nay.

        Ở nơi con người đã mệt mỏi trước sự đơn điệu và tĩnh lặng của xã hội, tinh thần “vô trật tự Mỹ” đến với nét bao quát, vui vẻ, đa dạng. Nhưng trong thế giới Ả rập nó lại mang những hình thái có phần đẫm máu kiểu, anh thì sao, muốn gì? Chỉ ở những nưóc “văn minh” mọi thứ mới diễn ra như “nhung”, theo kịch bản văn minh. Ở các nước thế giới thứ hai là cách mạng “màu”. Còn ở đâu mà người dân chỉ là những “kẻ man rợ”, tất cả sẽ diễn ra đổ máu - đó cũng là cách tiếp cận Hoa Kỳ được những tên thực dân Bắc Mỹ đầu tiên thử nghiệm trên thực tế và đến nay đã được đưa vào sử dụng hằng ngày khắp nơi, ở đâu Hoa Kỳ thiết lập “trật tự” của mình. Chống lại “trật tự Mỹ” trong thế giới Ả rập, thêm một luận đề để huy động.

        Bản thân thuật ngữ “dân chủ" tách khỏi ngữ cảnh sẽ không có ý nghĩa gì vì “chính quyền của nhân dân”, như các nhà truyền bá thuật ngữ này hay nói, là hiện tượng khá chủ quan, bao nhiêu nhân dân thì có bấy nhiêu nền dân chủ. Thí dụ triết gia Pháp Alain de Benoist đã chia dân chủ ít nhất ra làm ba loại - “dân chủ tự do”, “dân chủ công bằng” và “dân chủ huynh đệ”. Loại dân chủ thứ nhất - dân chủ tự do do phương Tây du nhập. Nhưng kể cả nó cũng chia làm hai tiểu loại - dân chủ kiểu phương Tây và dân chủ kiểu Mỹ. Cũng tương tự như tiếng Anh của người Anh và tiếng Anh của người Mỹ - có vẻ như về thực chất là một, nhưng chi tiết khác nhau rất nhiều. “Dân chủ bình đẳng” là tất cả các mô hình xã hội chủ nghĩa của thiết chế những nền dân chủ đã chìm vào quên lãng như nền dân chủ Xô viết và nền dân chủ của Cộng hòa Dân chủ Đức. Còn “dân chủ huynh đệ” - đó là mô hình hài hòa các quan hệ thân tộc của xã hội truyền thống mà đa số các quốc gia Ả rập đang theo. Chính nền “dân chủ huynh đệ” này làm phương Tây khó chịu nhất, muốn tiêu diệt nó và thay thế bằng “dân chủ tự do” phương Tây. Nhưng chỉ có thể làm điều đó bằng cách phá hủy những gì đã hình thành ở thế giới Ả rập hàng bao thế kỷ qua. Chính từ đó luận đề: nền dân chủ kiểu Mỹ, cũng như chính Mỹ và thế giới Mỹ mới - đó là máu và hỗn loạn. Như vậy, tất cả những gì chống lại sự hỗn loạn của Mỹ đều mang sắc thái tích cực rõ ràng, và kết quả câu trả lời cho sự hỗn loạn Mỹ chính là công thức “al-Assad - đó là ổn định!”.

        Có thể bổ sung vào đây những khẩu hiệu xã hội huy động cánh tả Pháp đang giận dữ vì những bước đi chống khủng hoảng tiền tệ của các chính phủ, đầu tiên là của Sarkozy, tiếp đó là Hollande. Kịch bản mong muốn: những cuộc đụng độ đường phố với cảnh sát, các hoạt động của những khu phố Ả rập, đốt ô tô, lật xe buýt - đe dọa biểu tình Ả rập trên toàn Pháp ủng hộ Syria và thế giới Ả rập - chống lại sự chuyên chế của Hoa Kỳ và sự ủng hộ nó của chính phủ Pháp. Dĩ nhiên, với triển vọng lan sang các nước Tây Âu khác, đồng minh của Mỹ trong NATO.

        Tất cả những biện pháp nêu trên đã có thể trở thành bản đồ lộ trình để đánh chặn lại sáng kiến mạng lưới trong xung đột Ả rập. Đã có thể trở thành, nếu nước Nga hành động tích cực hơn. Độ tích cực sẵn có hiện nay tỉ lệ thuận với quy mô lịch sử trong tư duy của tầng lớp tinh hoa chính trị Nga hiện đại.

---------------------
        1. Nội dung rõ hơn của cách tiếp cận này có trong công trình của John M. Hobson "Quan niệm tập trung vào châu Âu của chính trị thế giới" (The Eurocentric Conception of World Politics), trong đó tác giả thực hiện việc tố cáo có cơ sở khoa học đầy đủ chủ nghĩa phản biệt chùng tộc của nền văn minh phương Tây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 11:54:09 am »


        HOA KỲ TRONG THẾ GIỚI Á RẬP: ĐÁNH MẤT KIỂM SOÁT?

        Quan sát những biến cố xảy ra ở Trung Đông, khó tránh khỏi cảm giác rằng tình hình ở đó đã thoát khỏi sự kiểm soát của Hoa Kỳ. Đó là khi những người Hồi giáo lên nắm quyển - mà đó chính là những kẻ đã tổ chức cuộc khủng bố 11/9. Hay như tiến trình cách mạng vừa xuất hiện bỗng bất ngờ, một cách thần kỳ, ngưng lại như ở Bahrain. “Hoa Kỳ cần thế giới Ả rập này để làm gì? - người quan sát bên lề đặt ra câu hỏi.

        Để trả lời câu hỏi này, cần phải dừng lại khá chi tiết ở những giả định về diều mà cộng đồng chuyên gia và giới truyền thông gọi là “mùa xuân Ả rập”. Trước mắt chúng ta, Hoa Kỳ tuần tự thực hiện kế hoạch “Đại Trung Đông” của mình, được thông qua năm 2004 tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Ankara và được G. Bush con ký. Ý nghĩa của kế hoạch này, như đã nói, là làm xáo trộn xã hội Ả rập truyền thống. Nhưng điều đó có nghĩa gì với chính các xã hội Ả rập và tại sao nó quan trọng đến thế cho nước Mỹ?

        Sau ngày giải phỏng các thuộc địa khỏi các mẫu quốc, đa số các quốc gia Ả rập đã được thành lập theo khuôn mẫu châu Âu của quốc gia dân tộc, état nation, nhưng chỉ là về mặt danh nghĩa. Thực tế các quốc gia này hình thành từ các gia tộc, dựa vào truyền thống, trên những mô hình xã hội bảo thủ và vì thế, chúng không tiếp nhận những giá trị tư tưởng phương Tây, không bị mã thế giới quan phương Tây tác động. Tức ở các quốc gia Ả rập không thể tiến hành giai đoạn thứ nhất của chiến tranh mạng lưới - áp đặt ảnh hưởng tư tưởng. Bởi xã hội truyền thống có khả năng miễn dịch trước những mô hình tư tưởng nước ngoài. Nhất là với phương Tây. Tuyên truyền phương Tây không cách nào tác động lên họ, chỉ có thể lôi kéo được một số người. Phán dân chúng còn lại thể hiện sự thờ ơ hoàn toàn trước những giá trị “tiến bộ” phương Tây.

        Sự miễn dịch thế giới quan này là hậu quả sự khép kín nhất định của xã hội truyền thống. Xã hội đó không cởi mở, điều không thể chấp nhận đổi với những nhà lý luận toàn cầu hóa phương Tây như Karl Popper, người đã cống hiến cho đề tài này công trình tư tưởng nền tảng của mình “Xã hội mở và kẻ thù của nó” (The open society and its enemies)1. Khi xã hội cởi mở, nó dễ bị tác động về mặt ý thức hệ. Vì thế kẻ thù của xã hội mở chính là những xã hội “đóng cửa” có điều kiện. Chúng chỉ khép kín với ảnh hưởng văn minh phương Tây. Đó là lý do vì sao chúng cản đường, và đôi khi tệ hơn, còn chống lại sự “cởi mở" này. Cả Trung Đông lại gồm những xã hội “khép kín” không chấp nhận bị ảnh hưởng tư tưởng đó. Điểu này có nghĩa, điểm thứ nhất trong việc thực hiện chiến lược chiến tranh mạng lưới đơn giản là không thể tiến hành, vi thế chúng ta chuyển ngay sang điểm thứ hai.

        Mà điểm thứ hai, đó là những người dân xuống đường. Dĩ nhiên trong mỗi xã hội đều có những kẻ không hài lòng và ở mỗi chế độ, cho dù là hiệu quả nhất, cũng có những tính toán sai lầm, chủ yếu là kinh tế. Trong lĩnh vực xã hội, ở mỗi quốc gia luôn có những điểm yếu của mình có thể châm lửa, rung lắc và tận dụng để làm mất ổn định. Vì thế kế hoạch “Đại Trung Đông” được sử dụng cho thế giới Ả rập để xay vụn không gian “khép kín” này, trộn lẫn nó, thành lập trên cơ sở đó một xã hội dân sự cởi mở hơn - xã hội của những cá thể phân tán.

        Xã hội dân sự - đó là một phản đề của tính chủ thể tập thể trong xã hội Ả rập. Ngược với xã hội Ả rập, nó là một sinh khối phân tán, bị chia cắt trong khi ở trung tâm của xã hội là một cá thể đơn độc. Sự an toàn của cá thể này được quốc gia, các lực lượng cảnh sát và quân đội đảm nhận. Trong xã hội truyền thống, sự an toàn được gia tộc, cộng đồng bảo đảm, còn chủ thể xã hội là những tập thể, chủ thể công là đại gia đình lớn, đại gia tộc huyết thống. Chính hệ thống gia tộc này không được người Mỹ ưa thích. Nó không phù hợp để xây dựng xã hội dân sự, cho sự xâm nhập tư tưởng những giá trị phương Tây. Vì thế nó phải bị tháo dỡ, các gia tộc phải bị phân tán, phá hủy và pha trộn. Phương tiện hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này là khiến các gia tộc xung đột nhau. Lý tưởng là khi xảy ra chiến tranh công dân với số lượng lớn những người tị nạn, dịch chuyến không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Những dân tộc truyền thống phải bị xáo trộn, như trong máy xay sinh tố, nơi người ta bỏ vào đủ loại trái cây - chuối, cam, kiwi, mơ. Và đấy người ta bật máy xay lên, những loại trái cây khác nhau về hình thức, sắc màu và mùi vị đặc biệt của mình, tên gọi của mình, biến thành cháo. Và đó, nhìn từ quan điểm của các nhà chiến lược Hoa Kỳ, là một khối dân chủ tuyệt vời, phù hợp để họ cùng làm việc, đúc ra từ nó các định chế xã hội công dân, biến nó thành bất cứ hình thái tiện lợi nào. Thiết chế gia tộc của xã hội khép kín vì thế phải bị xáo trộn để tiện điều khiển. Nhưng không thế nào gây xáo trộn ngoài cách đưa xã hội đó và toàn bộ không gian đó vào tình trạng hỗn loạn.

------------------
        1. Popper K. R. Xã hội mở và kẻ thù của nó.-M.: Sáng kiến văn hóa, 1992.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2020, 11:55:51 am »


        Công nghệ của sự hỗn loạn được điều khiển đã được nhiều khoa học gia, nhà nghiên cứu Hoa Kỳ mô tả, một trong những người nổi tiếng nhất có thể kể Steven Mann1. Đó là tình huống khi nhiều quá trình nhiễu động tưởng chừng như không có liên hệ gì với nhau dẫu sao vẫn có một hướng chung, và trong toàn bộ sự nhiễu loạn và không tiên đoán được nhìn bên ngoài của các quá trình vẫn hiện diện một mục tiêu cuối cùng. Nhưng chuyển động tiến tới mục tiêu này diễn ra theo một cách không xác định, không dễ hiểu hay trực tiếp, mà là hỗn loạn. Có thể so sánh với chuyển động của con lắc trong hệ thống tọa độ ba chiều mà cuối cùng vẫn kết thúc ở một điểm. Và điểm cuối cùng này đã được các nhà chiến lược và lý thuyết Hoa Kỳ về hỗn loạn có điều khiển xác định trước, việc đạt được điểm cuối cùng này đã được đặt ra ngay từ đầu của quy trình. Kết quả là những quá trình này cuối cùng cũng kết thúc bằng một kết quả mong muốn, còn sự nhiễu loạn xã hội dù sao cũng diễn ra theo các thông số qui định. Và theo tiến trình công việc mà nó pha trộn xã hội gia tộc, ổn định, cồ xưa, bảo thủ, biến nó thành một khối quần chúng sôi sục bị lôi cuốn bởi chính trị, bởi cuộc đấu tranh giành chính quyền bằng các quá trình xã hội. Sau khi tương đối ổn định khối quần chúng này sẽ biến thành một thực thể bèo nhèo, chỉ cần thả vào hỗn loạn một lần nữa, nếu độ quánh chưa đủ lưu chuyển, hoặc nêu đã sẵn sàng để sử dụng, thì có thể bắt đầu làm việc. Ý nghĩa của “mùa xuân Ả rập” và việc thực hiện kế hoạch Great Middle East - đó là biến xã hội Ả rập thành một món nghiến loãng kiểu Mỹ mà việc tiêu hóa nó không thành vấn đề  với người Mỹ.

        Để xúc tiến quá trình này, người ta sử dụng những công nghệ đã được kiểm chứng: lôi kéo các nhóm Hồi giáo Wahhabi mà ban đầu là công cụ để đạt được các mục đích của Hoa Kỳ. Chính nhóm “AI Qaeda” đó - công cụ do Hoa Kỳ lập nên để khiêu khích, thực hiện những quá trình khơi mào sự hỗn loạn được điều khiển. Cùng lúc cũng chính tổ chức này tiến hành và che đậy chiến dịch, tức chuyển các nghi ngờ của kẻ đặt hàng từ Hoa Kỳ lên những mạng lưới Hồi giáo trừu tượng, không ai biết ở đâu. Chiến tranh mạng lưới - đó hoàn toàn không phải là cuộc chiến tranh được thực hiện trong găng tay trắng, mà là hệ thống các cách tiếp cận, sử dụng tất cả những phương tiện tay sai để đạt được mục tiêu, áp đặt chúng với nhau bằng phương thức mạng lưới: “Đó là một cuộc chiến tranh mới, không phải là một trò chơi cũng không phải sản phẩm của trí tưởng tượng chúng tôi, không phải đối trọng của chiến tranh thông thường. Trên thực tế, nó có khả năng làm tăng xác suất những xung đột quân sự có tính truyền thống hơn với việc sử dụng chất nổ, vũ khí, tên lửa”2

        “AI Qaeda” - tiếng Ả rập có nghĩa là mạng lưới, một loại cơ sở khó nhận biết, một thứ không xác định, không có trung tâm, không có nguồn xác định xuất xứ hoạt động của mình. Trung tâm này có thể dịch chuyển theo mạng lưới, dời từ điểm nào Hoa Kỳ cần sang một điểm khác. Khách hàng của nó cũng không thuộc về lãnh thổ nào, là một chủ thể chính trị cấp tiến trừu tượng mà người ta không thể trình ra, không thể phát hiện, nó cũng dịch chuyển nhanh chóng và hỗn loạn. Có thể có lúc nào đó nó chuyển tới Afghanistan. Sau đó ghé qua Iraq vì cần phải ném bom Iraq, bởi ở đó có “Al Qaeda”, rồi nó chuyển sang Pakistan, Trung Đông, Libya và Syria.

        Đó là một chủ thể mạng du cư, chỉ có mặt ở nơi nào người Mỹ cần. Nếu người Mỹ muốn ném bom đâu đó, thì xin mời “Al Qaeda” đến đó, theo sau nó là các oanh tạc cơ Hoa Kỳ. Đuổi theo nó, họ xóa sổ khỏi mặt đất bất cứ không gian và lãnh thổ nào. Đó là công cụ tiến bộ nhất của Hoa Kỳ để đạt được mục tiêu của mình - “Al Qaeda”. Trong khi đó người ta không thể kết tội trực tiếp người Mỹ rằng “AI Qaeda” thuộc về họ, bởi - “chúng cũng đánh bom các tòa cao ốc mà, chết tiệt! Ở đó những người lao công, nhân viên cứu hỏa bị chết ngạt, phải không? Các người có tỉnh táo không đấy? - người Mỹ trả lời như thế cho các cáo buộc. - Và các người muốn nói là chúng tôi đã hy sinh những người lao công Tunisia của mình, các nhân viên cứu hỏa người Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico chỉ để giải tỏa mối nghi ngờ? - Vâng, - họ đáp, - các người là súc vật! Làm sao các người có thể nghĩ ra điều như thế? Các người đơn giản là nhẫn tâm, vi phạm quyền con người, những kẻ man rợ vô lương tâm, và vì lý do đó mà chúng tôi sẽ ném bom các người đấy, để cứu thế giới này khỏi những con quái vật như thế".

        Đó là một logic hoàn hảo của Hoa Kỳ, khó chấp nhận nếu không phải là người Mỹ mà chỉ có thể phù hợp trong những khuôn khổ chiến lược rõ ràng được điều chỉnh để đạt được những mục tiêu địa chính trị của mình. Khi đó mọi thứ đều hội tụ: có thể hy sinh gì cũng được, cả một đất nước, cả một quốc gia, nhân dân mình, nhân dân nước khác trong bất cứ số lượng nào và điểm nào trên thế giới, và điều đó được biện minh bởi mục tiêu - sức mạnh toàn cầu của Mỹ, còn phía trên sẽ được che đậy cầu thả bằng “quyền con người” và “dân chủ”.

        Tất cả những gì chúng ta thấy hiện nay ở Trung Đông diễn ra theo lợi ích Hoa Kỳ, dựa trên học thuyết sự hỗn loạn được điều khiển, sử dụng công cụ của Mỹ, đó là các mạng Hồi giáo “AI Qaeda”, với sự ủng hộ của những “kẻ nổi dậy” thân thiện do Mỹ vũ trang có thể trong quá trình đó sát hại phụ nữ và trẻ em. Và nếu binh lính Mỹ hay thậm chí một vị đại sứ nào đó, vô tình bị thương, như ở Libya - cũng chẳng có gì đáng sợ, tất cả họ sẽ tuần tự được đưa vào cột các thiệt hại hiện thời, trong khi quân đội Mỹ có thêm nguyên cớ bổ sung để xóa sổ một vài thành phố đầy những cư dân “phi dân chủ”.

        Nhưng dẫu sao mục đích cuối cùng là gây bất ồn không gian này, xáo trộn và chuẩn bị để đưa vào đây các giá trị thế giới quan của Mỹ hay ít nhất, tất cả sẽ tiến đến đó. Sớm hay muộn, sự nhiễu loạn của những quá trình này sẽ dịu lại, ồn định lại, đóng băng. Sau đó đã có thể thản nhiên lắp đặt ở đó các cột trụ của nền dân chủ Mỹ. Nền dân chủ - như chúng ta đã hiểu - không biên giới.

-----------------------
        1. Mann s. Lý thuyết hỗn loạn và tư duy chiến lược // Nguồn điện tử. Chế độ mở - http://geopolitica.ru/ Artides/890/

        2. Clark R, Knake R. Chiến tranh thế giới thứ ba. Nó sẽ như thế nào? - Spb.: Piter, 2011

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 11:15:46 am »


        CÁC QUÁ TRÌNH CỦA THẾ GIÓI Ả RẬP VÀ NHÂN TỐ NGA

        Sự mở rộng trực tiếp các giá trị Mỹ và việc thực hiện những lợi ích chính trị Mỹ ở Nga đã bị chậm lại từ khi ông Putin lên nắm quyển cuối năm 1999. Đầu năm 2000 quá trình phi chủ quyền hóa này bị đóng băng, nước Nga dừng lại bên bờ vực thẳm. Tiếp đó là quá trình khôi phục chủ quyền và chủ thể, chậm chạp và đau khổ - với nhiều lỗi lầm, tính toán sai, lâu không tưởng được. Thật không thể chịu đựng được rằng mọi thứ diễn ra chậm đến thế, nhưng đó là quá trình đi ngược. Dừng lại bên rìa vực thẳm, chúng ta bắt đầu bò đi. Lẽ ra cần phải nhảy, lao về phía trước, nhưng chúng ta rụt rè, do dự, đi nửa bước lại dừng, rồi đột ngột đi một chút về phía trước, ngoảnh nhìn lại lần nữa vực thẳm, rồi lại chậm chạp, chậm chạp bò đi. Dù sao thì ngày nay việc tác động trực tiếp về tư tưởng và thậm chí về chính trị lên nước Nga, nhằm mục đích làm mất chủ quyến của nó, ngày càng phức tạp hơn.

        Trong quan hệ này, người ta bắt đầu phục hồi tích cực việc đã trù tính tác động vào những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là hoàn tất chiến lược “Anaconda” - bao vây lục địa Á Âu, khu trú nước Nga ở phía bắc lục địa Á - Âu, phong tỏa nó bằng việc bóp nghẹt từ từ, cố dồn nước Nga vào nơi lạnh giá nhất và cô lập ở đó, hy vọng là đâu đó ở Vòng Cực. Để làm điều này, cần dỡ bỏ bất cứ khả năng phục thù nào, bất cứ sự bành trướng Á Âu nào, và muốn thế phải loại bỏ những tiến để, loại bỏ về thực thể những quốc gia mà Nga có thể ký những quan hệ chiến lược. Tức những nước như Libya, Iraq, Syria, Iran không được phép tồn tại, bởi đó là những đồng minh chiến lược thực sự hay tiềm tàng với Nga - nguồn dự trữ của cú phục thù địa chính trị. Với sự hỗ trợ của những quốc gia như thế, Nga có thể tiến vào thế phản công, bắt đầu lấy lại những vị trí của mình ở các vùng phía nam lục địa Á Âu.

        Trung Đông trước “mùa xuân Ả rập” - đó là sân chơi để thực hiện lợi ích của Nga, chứ không phải lợi ích Mỹ, và điều đó không được phép. Những chủ thể có thể xích gán với Nga không được phép tồn tại về thực thể. Không được có Iraq nào với Hussein, không Libya nào với Qaddah có lịch sử quan hệ với Nga nhiều thập niên, không Syria nào với cơ sở quân sự Nga, không một quốc gia Ả rập truyến thống nào khác, nói chi là Iran của người Shiite. Cuối cùng mục tiêu vẫn là cô lập nước Nga, loại bỏ các thực thể địa chính trị có thể tạo điều kiện cho Nga thoát ra khỏi khuôn khổ khu ghetto chính trị mà người Mỹ đang đặt Nga vào trong dạng thái hiện nay. Tất cả không gian thân Nga tiềm năng, nguy hiểm, phải được cày xới, trồng cấy lại, san bằng và sẵn sàng cho vụ mùa mới của những giá trị hoàn toàn mới. Không phải của chúng ta, không phải vụ mùa Á Âu, thậm chí không phải của riêng mình, không phải vụ mùa của người Ả rập, không phải truyền thống, mà chỉ những vụ mùa mới của loại bắp rang tư tưởng Mỹ sẽ đi thẳng vào các chiếc cốc trên cánh đồng thí nghiệm Ả rập. Những chế độ có thể ký liên minh chiến lược với Nga, đã bị kết án bởi chính logic lịch sử Hoa Kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 11:16:21 am »


        VAI TRÒ SYRIA TRONG CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI: HẬU QUẢ XUNG ĐỘT

        Tình hình Syria, kỳ lạ thay, đã buộc Hoa Kỳ dừng lại. Nguyên nhân là cuộc đối đầu gần như công khai từ phía Nga. Rõ ràng Washington chẳng buồn quan tâm là cuối cùng người dân sẽ là nạn nhân, kể cả việc chế độ nào sẽ ở đó sau khi lật đồ Bashar al-Assad. Thế nhưng họ quan tâm mỗi quan hệ với Nga - liệu căng thẳng có diễn ra sớm quá không, liệu Moskva có đối đầu với Washington dẫu là từ xa?

        Người Mỹ hành động từng bước, tuần tự, tước mất chủ quyền hết quốc gia này đến quốc gia khác, tiến sát tới Iran, bởi không có Iran thì không thể nghiêm túc giải quyết vấn đề Nga. Thực tế, điểm cuối cùng mà người Mỹ phải đối mặt trên đường đến Nga là Iran, nơi khó vào và khó bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự chống lại nó nếu không giải quyết xong Syria. Vì thế người Mỹ sẽ phải kết thúc với Syria, sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, bằng không thì không thể tiến lên. Để làm điều đó họ dồn mọi nỗ lực, tiến hành mọi mánh khóe, tước mất kho vũ khí hóa học của Syria, nhưng về sau họ bất chấp, nhổ vào tất cả và bắt đầu ném bom bởi thời hạn đã hết. Hoa Kỳ đã chán cảnh chống cự lâu như thế...

        Nếu Hoa Kỳ vì lý do nào đó không làm điều này, sẽ bắt đầu sự giật lùi trở lại, bắt đẳu việc đếm ngược cho buổi hoàng hôn của “đế chế". Và khi đó “Al Qaeda” và các mạng lưới Hồi giáo khác có nguy cơ thoát khỏi sự kiểm soát của Hoa Kỳ, bởi tính nhất quán từng được biết bị phá vỡ, một logic dễ hiểu. Hiện giờ có mục tiêu cuối cùng, tất cả đang thực hiện mục tiêu này: sau Syria sẽ là Iran, sau Iran là Nga. Và tất cả các nhóm Hồi giáo cũng như các trung tâm tài trợ của chúng - các vương quốc dầu hỏa Trung Đông, đã được lên kế hoạch để hành động theo hướng này, xây dựng các kế hoạch theo chiến lược này. Chỉ cần quy trình dừng lại và việc thực hiện mô hình Hoa Kỳ đưa ra bị đình lại, tất cả những mạng lưới Hồi giáo được lập trình để hướng đến mục tiêu cuối cùng này, sẽ chuyển đến bất cứ nơi nào chúng tới được. Hỗn loạn thực sự bắt đầu, lần này là không được điều khiển và cũng không nhắm đến mục tiêu cuối cùng nào.

        Chúng bắt đầu chém giết tất cả, nhưng trước tiên là người Mỹ như những người có trách nhiệm trước mọi chuyện. Và ở khắp nơi. Bọn chúng bắt đầu săn lùng họ, một kiểu tiêu khiển Hồi giáo, một trò giải trí - bắt hết người Mỹ và những ai liên quan tới họ, chặt đầu, tai, móc mắt, hành hạ thi thể họ, ném chúng lên không trung, cho chúng nổ tung, đóng gói chúng trong các thùng, cắt thành từng lát. Tình hình khi đó thật sự, chứ không còn là giả vờ, thoát khỏi vòng kiểm soát. Về sau, dạo chơi dọc Bắc Phi, tất cả những đàn Wahhabi tự do này sẽ chuyển xuống châu Âu - ở đó vui vẻ hơn và đã có đủ điều kiện cho những cuộc dạo chơi của người Hồi giáo. Ở đó những cộng đồng Ả rập sinh sống nay đã kịp dồn đuổi những người bản xứ và làm cảnh sát khiếp sợ. Sau đó họ sẽ ngồi vào những con tàu Ả rập vui vẻ và bơi đến lục địa Bắc Mỹ, bay trên những chiếc máy bay Boeing mà họ đặc biệt thích, những chiếc máy bay họ sẽ chiếm trên không, và ở đó, trong nước Mỹ xanh tươi, họ tổ chức những tiệc hóa trang Hồi giáo vui vẻ - với chất nổ, pháo hoa, ném đá và phanh xác, khắp nơi đổ máu... Mọi chuyện sẻ rất vui vẻ, bởi họ đã được các huấn luyện viên Hoa Kỳ đào tạo như thế và chuẩn bị cho họ như thế, tuần tự dẫn họ tới tình trạng này, đặt vào những điều kiện chiến tranh liên tục, máu và hỗn loạn, sử dụng rồi vứt bỏ, không kết thúc chuyện đã bắt đầu, không trao những gì đã hứa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 11:16:36 am »


        Thế nên người Mỹ bằng cách nào cũng phải xong việc với Syria, Iran và Nga. Hoặc là họ nhận phải cú “dội ngược”, họ sẽ được nhận “câu trả lời” mà họ sẽ không thể nào dọn dẹp. Họ chẳng còn là gì và không ai muốn giúp họ. Những đoàn người cực đoan hỗn loạn đi đâu chúng muốn, bằng cách nào chúng muốn, đơn giản phá tan tành châu Âu với những cuộc diễu hành đồng tính và nước Mỹ với nhân quyền, không để lại một nền móng tháp Babylon nào của Trung tâm toàn cầu. Và nếu hiện giờ chúng có một chuỗi mục tiêu - Syria, Iran, Kavkaz, sau đó là nước Nga, thì khi chuỗi này bị gián đoạn, chúng sẽ mất định hướng và đốm sáng duy nhất với tất cả màu sắc chiếu sáng, của đèn quảng cáo, của mặt tiền của các siêu thị, chính là Hoa Kỳ. Nhưng trước hết phải là châu Âu. Sau khi đi dọc đi ngang cướp trụi châu Âu, chúng tiến về phía “Vegas”, về “Hollywood”, vê “McDonalds”, ở đó có những điểm thú vị, trung tâm giải trí, nơi những kẻ “nổi dậy” mới xuất hiện được người Mỹ nuôi dạy bằng máu của “những nhà độc tài Ả rập” sẽ tiêu khiển đủ đầy. Không có thay thế khác cho người Mỹ: hoặc hoàn tất cái đã bắt đầu, hoặc là chấm hết.

        Tuy nhiên sự phát triển tình hình toàn cầu dẫu sao cũng phụ thuộc nhiều vào nước Nga, vào chủ quan của nó và vào nhận thức sứ mệnh lịch sử của tầng lớp tinh hoa Nga hiện nay. Căng thẳng quan hệ Nga -  Mỹ mà chúng ta nhận thấy vào cuối năm 2012 đầu năm 2013, kỳ lạ thay, mang lại lợi ích cho tất cả, bởi chúng tháo dỡ hàng loạt những mơ hồ, giải thích cặn kẽ hết tất cả. Ngay lập tức người ta hiểu rõ, một cực nằm ở đầu, cực hung hãn của sự xói mòn và hủy diệt tẩt cả những gì sóng động, và cực kia ở đâu, cực giữ gìn sự công bằng tối thiểu, một loại trung tâm đạo đức của chính sách thế giới mà các nhân dân và các quốc gia tìm tới, nếu cực này giải thích rõ quan điểm, cái nhìn của mình. Điều này sẽ chỉ xảy ra trong trường hợp trung tâm công bằng mới sinh ra này không cố thường xuyên biện hộ trước phương Tây, kiểu như “Chúng tôi là bạn bè của người Mỹ, chúng tôi đang khởi động lại” - đó là tín hiệu rõ ràng cho toàn thế giới: không nên làm ăn gì với Nga. Đối với tất cả những thế lực chống Mỹ hiện nay chiếm đa số nhưng không có một chủ thể lãnh đạo, đây là yếu tố phản cảm. Có ý nghĩa gì mà hướng về nước Nga, đứng cùng với nó, nếu nó nói về tình bạn với Hoa Kỳ, vốn là hiện thản của địa ngục đối với phần lớn nhân dân thế giới khi tính dân số qua những đại lượng tuyệt đối? Nếu chúng ta lấy dân số Ấn Độ, Iran, Trung Quốc và thế giới Ả rập - đó đã là đa số, 4-5 tỉ người, so với một tỉ thảm hại của phương Tây Toàn cầu. Đấy chính là đa số hiện nay nhìn Mỹ như một cái ác tuyệt đối, còn với nước Nga, tạm thời họ vẫn còn hy vọng.

        Nếu không thì Nga, tuyên bố chúng tôi và Mỹ là bè bạn, sẽ chuyển vào hàng “tiểu quý”, “tiểu Satan”, giống như thời Xô viết còn hiện diện ở Afghanistan. Do đó, Nga nên kiên quyết tách khỏi những tội ác của Hoa Kỳ, tuyên bố rõ ràng rằng Hoa Kỳ là kẻ thù tuyệt đối của chúng tôi. Và vào chính lúc đó, vào giây khắc đó chúng ta sẽ nhận được với tư cách đồng minh đa số nhân dân thế giới, những người bắt đầu chuyển hướng sang Nga như một trung tâm chống lại sự vô độ của Hoa Kỷ. Điều đó tạo điều kiện cho việc huy động các lực lượng chống Mỹ trên toàn thế giới để xây dựng thế giới đa cực, công bằng. Bởi thế giới phải có không chỉ một trung tâm thông qua những quyết định toàn cầu, có ảnh hưởng đến số phận nhân loại, như hiện nay. Mà Hoa Kỳ chỉ là một trong số đó.

        Một thế giới công bằng phải gồm vài cực: châu Âu, châu Phi - hay trong các thuật ngữ địa chính trị là Âu - Phi, Âu - Á, châu Á Thái Bình Dương, thế giới Hồi giáo Ả rập và châu Mỹ. ít nhất phải có sáu - bảy trung tâm của nền văn minh thế giới đưa ra quyết định để có thể bảo đảm cho sự công bằng toàn cầu. Không phải sự hỗn loạn cực độ Mỹ, mà là thế giới công bằng. Và nước Nga phải đứng trong đội tiên phong của quá trình này, nhưng để có điều đó cần phải chỉ rõ đối tượng - đó là Hoa Kỳ - và phải chọn rõ chiến lược thành lập thế giới công bằng, đa cực. Khi đó tình hình mới tự cân bằng, tự sửa đổi, và nhiều quy trình mới bắt đầu lùi lại. Một quá trình tự hồi phục, tự chữa lành của cơ thế hành tinh hiện nay, bị cưỡng ép bởi chính sách xâm lược Mỹ, sẽ bắt đầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2020, 11:18:46 am »


CHƯƠNG BỐN

NHẬN THỨC HIỂM HỌA MỘT BƯỚC TỚI ĐÁP TRẢ THÍCH ĐÁNG

        INTERNET MANG TÊN LẦU NĂM GÓC — LỜI CẢNH BÁO CUỐI CỦA TRUNG QUỐC

        Mặc dù một số yếu tố của chiến lược mạng lưới đã được sử dụng từ những thời đại trước, đặc biệt có tính hệ thống và thường xuyên vào thời Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng lần đầu tiên “mạng lưới” được thể hiện với tất cả những thông số hiện nay của nó, một kiểu mô hình mạng lưới, chính là mạng Internet. Chẳng có gì bí mật chuyện Internet ngay từ đầu được phát triển cho nhu cầu của Lầu Năm góc, trực thuộc cơ quan quân sự này, được phát đi từ lãnh thổ Hoa Kỳ và liên kết nhiều mạng địa phương tồn tại khi đó. Vì thế Hoa Kỳ có thể tháo bỏ chúng về mặt lý thuyết.

        Dễ tổn thương nhất đối với những người dùng mạng Internet không phải dân Mỹ là hệ thống đặt tên miền và hệ thống băng thông truyền dẫn. Quyết định cấp tên miền được tổ chức phi chính phủ Mỹ ICANN (Hiệp hội cấp tên miền và cổng Internet) đưa ra, tuy nhiên quy chế “phi chính phủ” (chúng ta biết các tổ chức “phi chính phủ” Mỹ làm việc cho ai) tổ chức này mới nhận được vào 30/9/2009, vì thế ở mức độ nào đó chịu trách nhiệm là Bộ Thương mại Mỹ. Bộ đôi này thông qua quyết định về việc đăng ký tên miến ở cấp cao, kiểu như .com, .net, .org, đồng thời tên miền các nước, trong đó có tên miền .ru. Có nghĩa, ICAAN cho đăng ký tên miền một nước thì nó cũng có quyền đóng lại. Lúc đó, tất cả các trang web và thư từ trao đổi của vùng tên miền đó sẽ không thể tiếp cận được trong một thời gian dài. Tương tự vậy là tình trạng dễ tổn thương của lưu lượng giao tiếp trên Internet. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên Internet có toàn quyền truy cập và có thể cung cấp chúng cho chính phủ. Cũng như những nhà cung ứng dịch vụ Internet lớn nhất thế giới , trong số đó có các dịch vụ thư điện tử như Gmail hoặc Hotmail. Đừng nói tới việc các nhà cung cấp mạng Hoa Kỳ đơn giản cho ngưng truyền đi các giao tiếp trên Internet từ phía các vùng miền nước này hay khác. Sau đó Internet có thể chấm dứt tồn tại của mình như một mạng toàn cầu, chỉ còn giữ những vùng “đất nước” như phương tiện liên lạc giữa các quốc gia của phương Tây toàn cầu. Việc truyền dẫn Internet từ những vùng khác, “thù địch”, có thể được thực hiện có chọn lọc dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Hoa Kỳ. Tức mức độ toàn cầu và công khai của mạng Internet sẽ như hiện nay chỉ đến khi nào Hoa Kỳ cho phép điều đó. Một số nước Đông Á, trong số đó trước tiên là Trung Quốc, nhận thức được mức độ dễ tổn thương này trước Hoa Kỳ, trước mắt là trong việc tiếp cận truyền dẫn, đã bắt đầu phấn khúc Internet riêng, theo kiểu thay thế, của quốc gia mình.

        Tại sao mạng Internet, ban đầu được thảo ra cho các nhu cầu nội bộ của cơ quan quân sự Mỹ lại được tiết lộ? Bởi vì trên nguyên tắc, nó tháo dỡ mọi rào cản thông tin, tạo ra những điều kiện lý tưởng để tiến hành các hoạt động mạng lưới. Mạng Internet giải phóng quá trình truyền dẫn thông tin, khiến nó trở nên phổ cập và cùng lúc tạo ra dòng rác thông tin. Vâng, đó chính là nền thông tin mà trong số đó người thường khó tìm ra được thông tin giá trị, tách nó khỏi những thông tin tầm phào để bắt được chủ đích nào đó. Nhưng đó cũng là sự bao phủ bằng mạng lưới những không gian rộng lớn mà người ta sẽ không thể tiếp cận tới đa số chúng nếu không có Internet. Internet trở nên phổ cập chính vì thế, vì nó đáp ứng nhu cầu quân sự của Hoa Kỳ. Bởi các quan điểm mạng lưới trung tâm cũng như chiến tranh mạng lưới có cùng nguồn gốc: quân sự.

        Trong thời khủng hoảng, phải thực hiện trực tiếp chiến dịch mạng hay trong thời căng thẳng toàn cầu, Hoa Kỳ có thể đóng vùng miền này hay khác, và điều đó khiến nhiều lợi thế của Internet bị mất đi đối với các đối thủ của Hoa Kỳ, đặc biệt là những lợi thế gắn với việc thực hiện các chiên dịch thông tin ứng phó. Ở đây cần nói về việc thành lập phân khúc mạng riêng, phân khúc mạng Internet quốc gia của Nga, có những phương tiện số riêng của truyền dẫn, thay thế những kênh truyền dẫn Mỹ bằng cách đa dạng hóa các nhà cung ứng mạng. Trong ý nghĩa này, lối thoát có thể là việc liên kết các nhà cung ứng của các không gian lớn, không bị Hoa Kỳ kiểm soát trực tiếp như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, với những hệ điếu hành riêng của mình, với bảo đảm chương trình của mình và thiết bị định tuyến mạng không để các nhà cung ứng mạng Hoa Kỳ tiếp cận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 03:56:46 pm »

       
        Nó khiến mạng bớt toàn cầu hơn, nhưng lại an toàn hơn. Và dẫu sao thành lập một không gian Internet quốc gia không thể không thừa nhận hoạt động của mạng Toàn cầu, mà trung tâm của nó là Hoa Kỳ. Nó có thể tồn tại song song, như chúng ta thấy, ở Trung Quốc nó tồn tại nhưng không gây khó khăn cho bất cứ người Trung Quốc nào sử dụng notebook với hệ điều hành Windows và qua vệ tinh truy cập vào mạng Toàn cầu thông thường, bỏ qua vùng miền của quốc gia mình, của các nhà cung cấp dịch vụ và phần mềm bộ định tuyến mạng. Đuổi thần mạng Toàn cầu trở lại trong chai là không thể được, vì thế phải làm sao hòa hợp được với với ông ta. ít nhất là giữ cho mình yên ổn khỏi sự xâm lược tàn phá và tiếp cận thông tin không bị hạn chế của ông ta. Như người Trung Quốc đang làm điều đó. Đe dọa từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng hệ điều hành Microsoft, Bắc Kinh đòi phải trình cho phía Trung Quốc mã nguồn đóng của hệ điều hành Windows. Tương tự là việc xảy ra với phần mềm của bộ định tuyến Cisco, bảo đảm việc làm cho đa số các mạng và máy chủ thế giới. Thêm vào đó, chính các bộ định tuyến này nhiều năm qua được sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc. Kết quả là nhờ hiểu biết về các khuyết điểm của sản phẩm Microsoft và Cisco, các chuyên gia Trung Quốc có khả năng giáng cú đánh vào các mạng Mỹ trong trường hợp cán thiết. Mà khả năng như thế có thể phát sinh khi các đội quân không gian điều khiển Hoa Kỳ nghĩ tới việc xâm lấn phạm vi lợi ích Trung Quốc. Như thế, Trung Quốc bảo vệ an toàn cho mình, đồng thời bảo đảm khả năng giáng đòn trả đũa trên không gian điều khiển, điều bản thân nó là yếu tố kiểm chế bát cứ sự xâm lược nào của Hoa Kỳ. Vì thế thứ trưởng quốc phòng (Hoa Kỳ) năm 2009 từng thú nhận rằng người Trung Quốc có “khả năng nghiêm túc cho việc tán công và gây thiệt hại cho hệ thống máy tính của chúng tôi, và nhìn chung là để vô hiệu những hệ thống quan trọng nhất của chúng tôi. Họ cho rằng đó chính là nhân tố chủ chốt của chiến tranh không đối xứng”.

        Với những phương tiện có được để kiềm chế cuộc tấn công từ phía Hoa Kỳ, Trung Quốc có khả năng hành xử theo chủ quyền khi khăng khăng rằng người Mỹ phải tính đến lợi ích của quốc gia này kể cả bên ngoài biên giới của nó. Mọi người đều nhớ sau khi quân đặc nhiệm Mỹ vào Pakistan, ban lãnh đạo Trung Quốc đã chính thức tuyên bố: nếu các người đưa đầy đủ quân đội vào Pakistan, chúng tôi sẽ tuyên chiến. Chỉ còn việc chờ xem khi nào Trung Quốc sẽ tuyên bố chiến tranh với Mỹ. Trung Quốc được thừa nhận như một mối đe dọa chính cho Hoa Kỳ không chỉ bởi những chính khách Mỹ đa cảm, mà cả nhưng quân nhân máu lạnh thận trọng. Đô đốc Hoa Kỳ Michael Mullen khi còn là Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ1 từng khẳng định rằng tất cả việc huấn luyện quân sự Trung Quốc đều là nhằm vào Mỹ. “Trung Hoa phát triển sức mạnh gắn với việc tiến hành chiến tranh trên biển và trên không, đa phần là nhằm vào chiến tranh với chúng ta”, ông tuyên bố tại cuộc họp Liên đoàn hàng hải hổi tháng 5/2009. Họ tập trung nhiều nhất vào các lực lượng hải quân Hoa Kỳ và các căn cứ của chúng ta bố trí trên phần này của hành tinh” - Mullen tổng hợp. Các tuyên bố này trùng với những kết luận của báo cáo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ năm 2009, nơi nói vế việc “Trung Quốc đã sớm phát triển ra đa cảnh báo sớm mà nhờ đó họ có khả năng theo dõi những gì xảy ra trên căn cứ không quân của chúng ta ở Guam. <...> Họ thiết kế những tên lửa chống tàu ngầm có thể tiếp cận nhanh đến nỗi không một trong các hệ thống phòng thủ nào của ta có thể ngăn chặn”. Chuyên gia quân sự Mỹ James Kraska đã mô tả chi tiết về việc trong tương lai không xa Trung Quốc có thể thách thức và chiến thắng Hoa Kỳ trong bài báo “Năm 2015 Hoa Kỳ đã thua cuộc chiến trên biển ra sao” (How the United States lost the naval war of 2015)2.

        Bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ phản ứng thế nào trước những tín hiệu này, và đề xuất gì? Để cứu Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc, cần.... Đúng thế, khiêu khích Nga gây hấn với Trung Quốc, thuyết phục Nga rằng kẻ thù chính của Nga là Trung Quốc, và làm cho Trung Quốc hiểu rằng kẻ cạnh tranh chính của nó là Nga. Và tiếp theo, ngồi nghỉ, nhìn xem kết quả cuộc chiến giữa Trung Quốc với Mỹ đến người Nga cuối cùng - một phương pháp yêu thích của người Anglo-Saxon.

------------------------
        1. Từ tháng 10/2007 đến tháng 9/2011

        2. James Kraska - nhà nghiên cứu Trung tâm chính sách biển thuộc Viện hải dương học Woods Hole và cựu cố vấn về vấn đề chính sách đại dương của Giám đốc Cục chính sách và kế hoạch chiến lược trong Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quản Hoa Kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 03:57:01 pm »


        Có thể hình dung tình huống theo cách khác: Trung Quốc là đối tác và đồng minh tin cậy của chúng ta, đất nước mà chúng ta có chung đường biên giới dài nhất trên thế giới. Dễ hiểu, bản thân Trung Quốc là kẻ cừ khôi bởi Trung Quốc là trung tâm thế giới, còn bất cứ người Trung Quốc nào cũng nghĩ về vũ trụ như sau: giữa trung tâm vũ trụ là Trung Quốc và người dân Trung Quốc sống trên đó. Còn chung quanh nó là một không gian đen tối của những người khó hiểu, nơi sinh sống những kẻ man di. Vạn lý trường thành được xây chính là để những thành tựu của văn minh Trung Quốc không trở thành tài sản của những kẻ man rợ. Để làm điều đó Trung Quốc ngăn cách mình bằng bức tường thành. Sau 2000 năm qua, tâm thế người Trung Quốc không có gì thay đổi. Đến nay họ vẫn nghĩ về thế giới như thế. Từng có những nỗ lực thay đổi hình dung này, thí dụ như Mao Trạch Đông, người từng lập khối lục địa với Stalin, đoàn kết trên cơ sở hệ tư tưởng Marxist. Nhưng chỉ cần sức ép và áp lực của hệ tư tưởng này suy yếu, ngay lập tức chẳng còn dấu vết gì từ khối liên kết này, và tâm thế Trung Hoa cũng như các cách tiếp cận của họ lại quay trở lại xuất phát điểm ban đầu, như chẳng có gì xảy ra.

        Trung Quốc là một xã hội khép kín hơn Nga, vì thế ở đó ít có khả năng thực hiện các chiến lược mạng lưới hơn. Việc thành lập ở Trung Quốc một phân khúc Internet quốc gia, tách biệt khỏi phần còn lại dĩ nhiên không phải là thuổc trị bách bệnh khỏi mạng Toàn cầu Internet, nhưng dẫu sao nó cũng tạo ra những phức tạp nào đó trong việc truy cập dễ dàng và thiết lập ảnh hưởng xuyên qua mạng này. Bởi khi ở Trung Quốc, vào Internet, bạn sẽ rơi vào phân khúc quốc gia, không phải của toàn cầu, mà là của Trung Quốc, thực chất là mạng địa phương Trung Quốc. Thông tin ở đó bị kiểm soát nhiều hơn, nội dung được điều chỉnh nhiều hơn trên mạng Toàn cầu. Sự khép kín của xã hội Trung Quốc khỏi thế giới toàn cầu, kỳ lạ thay, tạo ra cho nó nhiều khả năng. Cùng với đó họ vẫn giữ Đảng Cộng sản, hệ thống lãnh đạo hành chính mệnh lệnh. Nhìn chung những người Trung Quốc tương đối kỷ luật và yêu lao động ít bị tác động, ảnh hưởng của nền văn hóa đại chúng phương Tây, vì ở đó có truyền hình Trung Quốc. Khác với Nga, nơi truyền hình là “Mỹ”. Còn nếu tính những khả năng công nghệ thì cần thừa nhận rằng Trung Quốc, lẽ đương nhiên, ít bị ảnh hưởng mạng hơn. Thêm vào đó ở đó vẫn còn án tử hình những tội phạm nguy hiểm. Và nếu một người bị bắt vì chuyến giao dử liệu mật hay làm việc cho mạng lưới Mỹ, anh ta đơn giản có thể mất mạng: kê đầu lên hộp và bắn ở nơi công cộng - như vẫn còn thấy trên truyền hình. Sau đó họ hàng anh ta sẽ nghĩ: lạy trời đừng dây dưa với người Mỹ. Tất cả những thứ đó làm phức tạp thêm, mặc dù không thể xóa bỏ hoàn toàn, việc lan truyền ảnh hưởng mạng. Trung Quốc không bị phủ mạng từ bên ngoài, có nghĩa từ quan điểm lợi ích của phương Tây Toàn cầu - nó hoàn toàn không nối mạng. Trong ý nghĩa đó, những gì xảy ra ở Đài Loan so với lục địa Trung Hoa là hoàn toàn vô chính phủ.

        Thành lập phân khúc Internet quốc gia là cần thiết, hợp lý về mặt chiến lược, nhưng tính đến mức độ kiểm soát mạng toàn cầu của Hoa Kỳ, nó không phải là thuốc vạn ứng. Nó (phân khúc Internet quốc gia - ND) không phủ nhận mạng toàn cầu Internet, nhưng an toàn hơn, đặc biệt trong khía cạnh tác động thiếu xây dựng từ bên ngoài lên quần chúng. Cùng lúc, về tính hiệu quả, sự hiện diện của phân khúc quốc gia không thể thay thế cho việc tiếp cận mạng Internet Toàn cầu trong trường hợp đình chỉ có chủ ý toàn bộ, hay chỉ một phán, từ phía Hoa Kỳ trong một thời điểm nhất định nào đó. Bởi mạng Internet có nguồn gốc Hoa Kỳ, có nghĩa nó phục vụ lợi ích Hoa Kỳ, và trong trường hợp Mỹ phát hiện sự tồn tại các mạng Internet đi ngược lại lợi ích của họ, họ vốn có thể khai sinh, cũng có thể giết chết Internet. Tuy nhiên hiện nay nguyên tắc mạng lưới, được thực hiện trong kỷ nguyên Internet, có thể áp dụng với bất cứ phân khúc xã hội hậu hiện đại nào. Thí dụ, nguyên tắc mạng lưới về thành lập tổ chức hiện nay là tối ưu để trong điều kiện các nguồn lực hạn chế, có thể sử dụng những công nghệ hiện đại, mà trước tiên là nguồn lực truyền thông, để hình thành ý kiến xã hội - đây là nhiệm vụ chính cho các cấu trúc mạng lưới, đạt được mục tiêu hình thành dư luận xã hội trong chiểu hướng thay thế, thân Đại Tây Dương. Và một khi mạng lưới đã thâm nhập dọc ngang vào cuộc sống chúng ta, chủng ta có bổn phận phải nắm được công nghệ để buộc nó phục vụ mình, bảo vệ lợi ích địa chính trị của chúng ta. Đừng đấu tranh với các mạng lưới, bởi điều đó thực sự vô ích trong diều kiện phân hóa và suy yếu tính chiến đấu hiện nay, mà phải nắm kiểm soát để sống sót.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM