Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:22:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9750 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2020, 07:24:30 am »


        Bản thân cuộc xung đột 2008 ở Nam Ossetia được xác định bằng khái niệm reality check, tức soát lại thực tế, thử nghiệm lại nó. Người Mỹ vào lúc nào đó phát hiện giới tinh hoa chính trị Nga hiện nay mong muốn chủ quyền thật sự: Putin tuyên bố sự tồn tại của chủ quyền, lợi ích quốc gia, lợi ích chiến lược. Để hiểu điều đó nghiêm túc đến đâu, nước Nga có bao nhiêu tiềm năng và khả năng để đòi hỏi chủ quyền thật sự và thực hiện những điều này, người ta tiến hành kiểm tra thực tế: tuyên bố về chủ quyền của Nga được hỗ trợ bằng bao nhiêu khả năng thực tế. Để thử nghiệm, họ chọn Nam Ossetia và “cuộc chiến bách thắng nhỏ” của

        Saakashvili liên quan đến Nam Ossetia. Ở đây người Mỹ khá thực dụng, như họ vẫn làm thế ở mọi nơi - thử giải quyết vài nhiệm vụ cùng lúc: Thứ nhất, tháo gỡ vấn đề “chủ nghĩa Ty khai Gruzia” để mở đường cho nước này gia nhập khối NATO. Thứ hai, thúc đẩy bàn đạp địa chính trị của mình xa hơn về phương bắc, gần hơn với nước Nga, tức xê dịch vùng ảnh hưởng của mình sâu hơn vào lục địa Âu Á, ngay biên giới của Nga và cùng với đó kiểm tra tính nhất quán của Nga xem Nga có trách nhiệm thế nào với lời của mình. Đó ít nhất là ba nhiệm vụ lớn và vô số nhiệm vụ nhỏ được giải quyết trong chiến dịch này, và Saakashvili ở đây đơn giản chỉ là một con búp bê bằng vải vụn mang trên tay người Mỹ, còn bản thân Gruzia trở thành vật hy sinh cho lợi ích Hoa Kỳ.

        Số phận của những thành viên nhỏ nói chung chẳng bao giờ được Hoa Kỳ quan tâm. Thậm chí nếu như hậu quả thí nghiệm này của Hoa Kỳ là sự hủy diệt hoàn toàn Gruzia, tổn thất lớn trong thường dân và quân đội, nếu như kết quả là việc đánh mất hoàn toàn chủ quyền của Gruzia nếu xe tăng của Nga không dừng lại ở biên giới Nam Ossetia và Gruzia mà tiến sâu hơn vào Tbilisi và lật đồ chế độ thân Mỹ... Thì sao? Điều đó sẽ được ghi nhận như những chi phí được phép, những tồn thất quân sự tất yếu. Người Mỹ sẽ thản nhiên ghi lại nó như một khoản quyết toán âm, nhặt nhạnh mớ “tờ xanh” rồi bắt đầu tính xem sẽ làm gì tiếp theo. Họ chẳng hề quan tâm chuyện gì sẽ xảy ra với người dân và nền kinh tế, với những quá trình xã hội, liệu ở đó có bình ổn hay bất an, đó là điều cuối cùng Hoa Kỳ lo ngại mà chỉ nhằm cho chiến dịch thông tin che đậy. Tất cả những thứ còn lại, trong đó có số phận Gruzia, người Mỹ chẳng lưu tâm, cũng như số phận người Ossetia và nhân dân Nam Ossetia nói chung. Vì thế khi ông Saakashvili đưa kế hoạch hủy diệt toàn bộ người dân Nam Ossetia khi thực hiện chiến dịch “Cánh đồng trong sạch”, ông ta ngầm ý là diệt chủng hoàn toàn, trục xuất hay tiêu diệt, thanh lọc khỏi lãnh thổ này những người dân không dung hòa được với quốc gia Gruzia và chủ nghĩa dân tộc Gruzia. Không phải với nhân dân Gruzia và các dân tộc đang cư trú ở Gruzia, mà là không dung hòa được với những cách tiếp cận thống nhất mà quốc gia dân tộc Gruzia thực hiện, áp dụng cho tất cả các dân tộc và sắc tộc cư trú ở Gruzia, Nam Ossetia và Abkhazia.

        Và như thế, trong quá trình chiến dịch 0808081 người Mỹ hiểu ra Nga quả có một nguồn dự trữ nào đó, trong đó có nguồn lực sức mạnh, để khẳng định quyền chủ quyền đối với ảnh hưởng chiến lược của mình trong khu vực này. Nga đã đưa Nam Ossetia và Abkhazia ra khỏi sự kiểm soát chiến lược của Hoa Kỳ đang đe dọa họ, chứng minh tính nhất quán của mình, thừa nhận chủ quyền của họ bằng việc bồi thường những tổn thất quân sự, vật chất và tinh thần phát sinh. Về nguyên tắc, Nga đã có thể tiến xa hơn và thậm chí đưa Gruzia vào thành phần của khối chính trị quân sự chiến lược Nga ở Kavkaz. Nhờ đó có thể có nhiều cơ hội hơn để đưa nam Kavkaz ra khỏi ảnh hưởng Hoa Kỳ. Nhưng sự thiếu kiên quyết của tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã không cho phép làm việc này. Đơn giản là ông không có đủ ý chí lịch sử để thực hiện bước đi này. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác, Gruzia lẽ ra đã trở thành chiến lợi phẩm của binh đoàn 58 chịu trách nhiệm đáp trả thách thức này, hành vi đều cáng của giới cầm quyển Gruzia. Và khi đó tổn thất đối với Hoa Kỳ vốn coi Gruzia như là bàn đạp của mình, trong đó có bàn đạp quân sự, nơi đã sẵn có các căn cứ quân đội Mỹ, sẽ đáng kể hơn.

        Dẫu sao đó cũng là thắng lợi quân sự thực đầu tiên của Nga trong hai thập niên qua, có một chút đáng kể về thành quả. Tuy nhiên không nên dừng lại ở đây, bởi bất cứ chặng dừng nào trong địa chính trị đều có nghĩa là bắt đầu chuẩn bị thoái lui. Để duy trì những gì đang có, cần tiếp tục - bành trướng về địa chính trị để đẩy biên giới ra xa hơn, khi đó chúng ta mới có thể giữ lấy những gì đang có, hay ít ra, cố định được ở một điểm nào đó. Nhưng sự định hình này, sự tạm dừng một lần nữa lại có nghĩa là bắt đầu đếm ngược đến đợt triệt thoái mới. Xung đột 2008 có tính lịch sử và thật sự khẳng định ở một giai đoạn tính chủ thể địa chính trị, ít ra là tính chủ thể khu vực của Nga.

-------------------------
        1. Ám chỉ cuộc xung đột vũ trang Gruzia - Nam Ossetia. Đêm 7 rạng sáng ngày 8/8/2008, tổng thống Gruzia Sakaashvili cho bắn pháo vào thủ phù nam Ossetia là Tskhinvali. Sáng 8/8, tổng thống Nga tuyên bổ bắt đầu 'Chiến dịch thực thi hòa binh' đưa quân vào Nam Ossetia. Chỉ trong vài ngày, quân đội Nga cùng với các đơn vị Nam Ossetia đã đẩy lùi quân Gruzia khỏi Nam Ossetia, đồng thời khỏi vùng hẻm núi Kodorski ở Abkhazia và tạm thời trấn giữ một số vùng lãnh thổ Gruzia tiếp giáp Abkhazia. Ngày 14 đến 16/8, các bên Ossetia, Abkhazia, Nga và Gruzia ký Kế hoạch điều phối hòa bình cuộc xung đột. Tuy nhiên cuộc chiến tranh năm ngày để lại những hậu quả địa chính trị lớn, khi Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia vào 26/8 và ngày 2/9/2008, Gruzia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Quá trình Gruzia gia nhập NATO thì bị đóng băng, (https://ru.wikipedia.org/wiki/) (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2020, 07:26:06 am »


        GIA TĂNG SỨC ÉP: TỪ KẾ HOẠCH A ĐẾN KẾ HOẠCH B

        Người ta được biết chính xác rằng trong cuộc xung đột 2008, phía Gruzia có sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ, các nhà cố vấn quân sự, các chuyên gia bên cạnh ông Saakashvili, họ giúp đỡ chuyên môn, huấn luyện quân đội sẵn sàng cho cuộc chiến tranh. Nói chi đến việc cung cấp cho quân đội Gruzia kỹ thuật quân sự, vũ khí và binh phục do Mỹ sản xuất. Vì sao chiến tranh mạng lưới từ giai đoạn ẩn lại chuyển sang giai đoạn công khai?

        Vấn đề là ở chỗ các chiến dịch mạng lưới được thực hiện theo cường độ ngày càng tăng - từ các chiến dịch quyền lực mềm đến quyền lực cứng. Đầu tiên người ta thử làm những chuyện vô thưởng vô phạt nhất để thiết lập sự kiểm soát từ bên ngoài, khởi đi từ ảnh hưởng về tư tưởng bằng việc lập ra các trung tâm tư tưởng, đặc biệt thân Mỹ, thân phương Tây, những tổ chức phi chính phủ nào đó, các NGO, những cấu trúc xã hội, văn hóa, nhân đạo chính thức tiến hành những chương trình nhân đạo nào đó với tài trợ từ phương Tây. Không phải trực tiếp từ Hoa Kỳ, mà qua những nhà điều hành giả danh. Tài trợ có thể đến từ các nước châu Âu, hay nói chung từ các khu vực, nhưng chúng thực sự nhắm tới việc thực hiện các nhiêm vụ Mỹ thiết lập ảnh hưởng tư tưởng ở quốc gia này hay khác.

        Đầu tiên là sự chuẩn bị tư tưởng. Nếu thành công, dân chúng sẽ bị chi phối bởi những mô hình tư tưởng đã được giới thiệu - bản thân xã hội và giới tinh hoa bắt đầu xoay theo hướng đó. Trong trường hợp này, xã hội đã tự nguyện từ bỏ ý thức hệ của mình và chấp nhận ý thức hệ khác. Thí dụ như vào lúc Liên Xô sụp đổ, các giá trị phương Tây về văn hóa, mả văn minh đã trở nên hấp dẫn với dân chúng đến độ diễn cú quay ngược tự nguyện của xã hội về phía họ. Dĩ nhiên chúng được tạo điều kiện do tình trạng kinh tế khó khăn, như khi đó mọi người nghĩ thế, nhưng dẫu sao vào thời điểm đó những mã văn hóa phương Tây, các yếu tố thông tin văn hóa đã lấn át các mã văn hóa Xô viết. Cuộc cách mạng tự do xảy ra vào 1991-1993 đã diễn ra với sự công nhận từ phía quẩn chúng. Người dân Liên Xô chờ đợi điều đó, nhưng trước tiên các giới tinh hoa và những tầng lớp văn hóa, giới trí thức, đã sẵn sàng và về mặt tư tưởng đã giải giáp nhanh hơn những người còn lại. Họ hoan nghênh sự thay đổi các khuôn mẫu tư tưởng, từ bỏ những hình mẫu Xô viết mà vào lúc đó đã là những mô hình tư tưởng thoái hóa, để tiếp nhận những giá trị phương Tây. Việc này đã tạo tiến đề cho sự thay đổi chính quyền  nhẹ nhàng - “nhung lụa”: chính quyền từ một nhóm thượng lưu Xô viết bảo thủ nào đó đả được chuyển sang cho nhóm tư tưởng tự do, những nhà Tây học, Mỹ học điên cuồng với sự ủng hộ của giới trí thức và một bộ phận dân chúng. Đó là sự giao nộp tự nguyện, là thí dụ của chiến dịch mạng lưới thành công, được tiến hành bằng cách thức điêu luyện nhất, hoàn toàn ở mức độ tư tưởng và đánh tráo các giá trị. Sự cài đặt tư tưởng đã diễn ra thành công, dẫu rằng đã được chuẩn bị không phải chỉ một thập niên, và đã dẫn đến sự chuyển đổi lớn có lợi cho Mỹ. Đó là chiến dịch mạng lưới lý tưởng. Bởi vì chiến dịch mạng lưới càng không đổ máu bao nhiêu thì càng thành công bấy nhiêu, càng rẻ tiền và hiệu quả bao nhiêu thì càng ít đau đớn bấy nhiêu: chi phí tối thiểu, hiệu quả tối đa - đó là tiêu chí chính của thành công.

        Vào lúc nào đó sau khi Liên Xô sụp đổ, ảnh hưởng của hệ tư tưởng mềm không còn hiệu quả. Dân chúng và giới thượng lưu đã khôn ngoan hơn khi nhận lãnh kinh nghiệm đắng cay và chịu đựng hậu quả. Khi đó quần chúng bắt đầu chống lại lại sự bành trướng tư tưởng trực tiếp, kháng cự lại nó. Đó là lúc bắt đầu giai đoạn tiếp theo - tác động thông tin hung hãn hơn, tuyên truyền thẳng, lấn át tất cả các quan điểm khác ra ngoài rìa của các luồng thông tin. Khi mà giới tinh hoa còn đứng về phía phương Tây, những cuộc biểu tình của nhân dân còn bị dập tắt bằng thông tin, bị đẩy ra ngoài lề. Nếu áp lực thông tin không tiếp tục và giới thượng lưu được sự ủng hộ của đa số, bắt đầu hành động đứng về phía nhân dân, sẽ tạo ra tiền đề cho những cuộc đấu tranh chính trị mềm, cho những hành động phản kháng, xuống đường của một bộ phận dân chúng bất mãn, cho những cuộc biểu tinh, diễu hành, bắt đầu những hành động bất tuân được kích động bởi các khuyết điểm và sai lầm của nhà cầm quyền được phóng đại thêm lên.

        Công nghệ phản kháng như thế với sự hỗ trợ của những hành động phi bạo lực đã được mô tả trong quyển sách của Gene Sharp Từ độc tài tới dân chủ (From Dictatorship to Democracy)1. Tác giả mô tả công nghệ thực hiện “cách mạng màu”. Nếu phản kháng phi vũ trang không thành công, nếu các cuộc biểu tình chính trị không thắng lợi, nêu các tác động tư tưởng và sức ép từ đường phố không giúp được gì thì ở thời kỳ tiếp theo, giai đoạn tiếp theo, các kịch bản sẽ khắc nghiệt hơn.

-----------------------
        1. Sharp G., Từ độc tài tới dân chủ: khung quan niệm cho quá trình giải phóng. M.: Chọn lựa tự do; Nhà xuất bản mới, 2005.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2020, 07:35:26 am »


        Sự thành công của công nghệ này có thể thấy ở Gruzia trong “cách mạng hoa hồng”, trước đó nó đã từng diễn ra ở Serbia, sau ở Ukraine. Với sự ủng hộ của một bộ phận nhân dân bất mãn và các bước công nghệ chính trị khiêm tốn, người ta chuyển hướng vào các lực lượng bất bình trong nước, kẻ đặt hàng những tiến trình này buộc giới lãnh đạo từ bỏ nhiệm vụ điều hành và chuyển quyền lực cho một nhóm thượng lưu chống đối được phương Tây lập nên. Việc thay đổi chế độ bằng áp lực đường phố cũng là một chiến dịch mạng lưới thành công, hơi tốn kém hơn, hơi tích cực hơn so với việc cài đặt lại tư tưởng, nhưng dẫu sao nó cũng dẫn đến kết quả mong muốn tương đổi dễ dàng và cũng không đổ máu. Và tiếp đến, theo mức độ tăng dần, là giai đoạn: Nếu các công nghệ “cam” không hiệu quả, mọi người trên quảng trường không thể làm chính quyền rung chuyển và ra đi, thì tham gia vào tiến trình sẽ có những hoạt động phá hoại và khiêu khích, làm tình hình nóng lên, dẫn tới đổ máu, các phe giận dữ buộc chính quyền trả lời cứng rắn hơn. Vào lúc đó xuất hiện thêm một luận cứ bổ sung cho việc giành chính quyền, như chuyện xảy ra với Ai Cập hay Tunisia. Tình hình căng thẳng, có thương vong, nhưng không nhiều. Có đổ máu, nhưng không đáng kể. Tiếp theo, nếu chính quyến trong trường hợp này không chùn bước - độ căng thẳng của kịch bản sẽ tăng.

        Và nếu vẫn không hiệu quả thì những hành động bạo lực có tổ chức nào đó sẽ được thực hiện, chẳng hạn như tổ chức các nhóm kháng chiến du kích đô thị, thành lập các nhóm khởi nghĩa, như phương Tây gọi tên. Giờ đã có vũ khí trong tay, họ sẽ nằng nặc đòi những yêu sách chính trị, trước tiên là sự ra đi của lãnh đạo này hay khác, đòi ông ta từ bỏ quyển lực. Ở giai đoạn cuối, nếu những kẻ nổi loạn vũ trang không hoàn thành nhiệm vụ của mình, thí dụ như ở Libya, nơi những người “nổi dậy” được phương Tây bảo trợ đã không kêu gọi chính quyền từ bỏ nhiệm vụ, đất nước đó sẽ bị không kích, và trong một số trường hợp binh đoàn quốc tế sẽ được đưa vào. Đó có thể là lực lượng của các nước EU, hoặc NATO, hoặc là các nước khác như Ả rập - bất kỳ cấu hình nào cũng được, để kết thúc những gì đã bắt đầu.

        Cùng với đó, việc NATO có thể tiến hành đánh bom các quốc gia có chủ quyền không cần sự ủy nhiệm nào đã trở thành chuyện bình thường. Điểu đó (việc được ủy nhiệm - ND) dĩ nhiên là một hình ảnh dễ chịu, cho phép giữ bề ngoài đạo đức, nhưng không còn cần thiết. Trong tình huống Libya, sự ủy nhiệm là nghị quyết số 1973 do Hội đồng Bảo an thông qua nhờ những nỗ lực của ông Medvedev và tuyệt nhiên không nói gì về việc NATO có thể đánh bom. Tuy nhiên trong đó có điều 9, mã hóa giả thiết về việc có thể đánh bom bất cứ địa điểm nào bằng bất cứ phương tiện nào, không cần chỉ thị, đặc biệt là khi nói về Libya “độc tài”. Chính từ đó mà theo logic của NATO, có thể làm bất cứ việc gì. Nhưng nếu không có sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an, cũng không có gì đáng sợ. Quân đội Hoa Kỳ đã vào Iraq đâu được phép, cũng như cách mà trước đó họ từng ném bom Nam Tư. Và nếu đột nhiên quan hệ giữa Liên Hợp Quốc và NATO không êm ấm, thì người Mỹ cũng chẳng buồn chú ý đến Liên Hợp Quốc. Nhưng dù sao, can thiệp quân sự cũng là một biện pháp cực đoan.

        Chẳng hạn can thiệp quân sự vào Nga là việc không ai mong muốn khi tính đến việc Nga vẫn còn tiềm năng hạt nhân. Vì thế khả năng duy nhất vào Nga chính là vũ khí meme, công nghệ rối búp bê và cách mạng Twitter. Để làm điều đó cần phải Internet hóa, Twitter hóa, iPhone hóa và iPad hóa. Tất cả tạo một môi trường cẩn thiết để đặt nước Nga vào sự kiểm soát mà không cần bất cứ vũ khí nào. Tất cả được bắt đầu từ việc hình thành những khuôn mẫu tư tưởng, tiếp đó là theo chuỗi: áp lực thông tin, chính trị trên các quãng trường, sự cứng rắn ngày càng tăng trong các kịch bản phản kháng từ dân chúng, chiến tranh nổi dậy, kết nối đồng minh, và điểm cuối, hợp âm sau cùng - các máy bay ném bom Mỹ sẽ làm nốt việc đã bắt đầu, sau đó Hoa Kỳ sẽ có được tất cả như chiến lợi phẩm quân sự trọn vẹn.

        Hoàn tất chiến dịch mạng là trọng trách của các binh lính, những người giúp “quân nổi dậy” kết thúc cái đã bắt đầu bằng việc tiến hành các chiến dịch quân sự mạng lưới trung tâm, chi tiết sẽ được nói ở chương sau. Nếu vì những lý do nào đó không thể thực hiện việc đưa quân đội vào, vì nguy hiểm hay vì rủi ro cho binh đoàn, khi đó không quân Hoa Kỳ sẽ trực tiếp đánh bom. Đặc biệt là đã không cần NATO cũng như những thủ tục hình thức thừa thãi. Chỉ cần tàu sân bay Hoa Kỳ tiếp cận được phạm vi cho phép của hàng không, khi đó không quân sẽ san bằng tất cả nhờ những cuộc oanh kích nhân đạo. Và điều này, lẽ dĩ nhiên, là giai đoạn hoàn thành tốn kém nhất của chiến tranh mạng lưới, cứng rắn nhất và tổn thương nhất nhìn từ góc độ hình ảnh, đánh vào uy tín, nhưng dẫu sao đây cũng là sự kết thúc tất yếu và hợp lý của một quá trình bắt đầu từ tác động tư tưởng. Đó là tất cả các giai đoạn của chiến tranh mạng.

        Quan điểm hiện đại “chiến tranh thế hệ thứ sáu” của Hoa Kỳ hiện quy định các giai đoạn này trong một trình tự đã kể. Và giai đoạn nóng - điểm chung cuộc - được ghi nhận như một biện pháp đủ và cần nhất định, hoàn tất quá trình. Theo công thức đã sắp xếp này, người Mỹ đang tiến đến nền độc tài toàn cầu duy nhất. Họ là những người rất thực dụng và có công nghệ tiên tiến, vì thế họ đối với việc hiện thực hóa quyến bá chủ toàn cầu như với một công nghệ, lạnh lùng và thận trọng. Họ hoàn toàn thờ ơ với tương lai của các nước bị xâm chiếm: lịch sử của nó, số phận các dân tộc, sự thăng trầm của những quá trình xã hội nội tại, bi kịch của nhân dân, suy thoái kinh tế, nghèo nàn, đói khát, dịch bệnh, mà sự can thiệp Mỹ dẫn tới, xáo trộn các tầng lớp xã hội, đặc biệt là ở những xã hội truyền thống như thế giới Ả rập. Tất cả những điều này hoàn toàn chẳng làm họ lo âu. Hoa Kỳ thực dụng tiến tới mục đích của mình trên cơ sở công nghệ đã phát triển. Nếu kế hoạch “A” không hiệu quả, chuyển sang kế hoạch “B”. Nếu kết quả không được tới 30% nhiệm vụ đặt ra trong thời hạn đã hoạch định, chuyển sang kế hoạch “C”. Họ hành động máy móc, theo thuật toán đã sắp xếp, đẩy cái trục lăn toàn cầu hóa của mình từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác, quốc gia này sang quốc gia khác, không cảm xúc, một cách thực dụng và máy móc. Trong việc tiến đến mục tiêu này là một logic không thương xót của sự bành trướng Hoa Kỳ mà không ai được bảo hiểm, kể cả các đồng minh, bởi một trong những nguyên tắc chính của chiến tranh mạng là nó được tiến hành chống lại kẻ thù, các lực lượng trung lập và đồng minh. Tức đồng thời, liên tục chống lại tất cả vì lợi ích của sự thống trị toàn cầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2020, 07:37:51 am »


        "CÁCH MẠNG NHUNG” Ở NGA SẼ ĐẪM MÁU

        Có vẻ như kết luận duy nhất mà chính quyền Nga dưa ra trong các quá trình mạng lưới xảy ra trong không gian hậu Xô viết những nằm gần đây là - nước Mỹ hùng mạnh, còn chúng tôi bối rối, thảm thương và bất lực, vì thế tốt hơn đừng chọc giận “anh cả” khi kéo dài kết cục của mình, và có thể, (anh cả) sẽ để yên!. Nhưng họ đã chẳng để yên! Lạnh lùng, thận trọng, và để khẳng định, người ta trình ra một gói hồ sơ về sự cần thiết phải thanh toán nước Nga như một lãnh thổ không hiệu quả, quá lớn, điều hành kém, phi dân chủ, được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua sau ba phiên điều trần. “Nguồn lực hành chính”1 khét tiếng mà chính quyền hiện hành rất tự hào, đó là duy nhất những gì chúng ta còn lại. Thật ra, không được quên rằng sức mạnh của “nguồn lực hành chính” dựa trên lòng tin của nhân dân rằng “chính quyền mạnh”. Chỉ cần niềm tin này lung lay thì thành trì cuối cùng của chính quyền sẽ tan thành tro bụi. Leviathan2 của một quốc gia Nga hùng mạnh từ lâu đã chết - thịt nó đã rữa ra rồi3.

        Sự điều hành từ bên ngoài của Hoa Kỳ như một tất yêu sẽ dẫn tới kết quả “cách mạng cam” ở Nga. “Con rối của hệ thống” sẽ lên nắm quyên - dù đó là một người hay một nhóm sẽ cống hiến vô điều kiện cho đại Satan bên kia đại dương. Những lực lượng còn lại, trong số đó có những người cho mình là yêu nước, thậm chí nếu họ tham gia tích cực vào việc lật đổ chế độ hiện hành, sẽ được gởi vào hố rác. Sự bức chế của Hoa Kỳ là một kết quả tất yếu của “cách mạng cam” hay “cách mạng dải băng trắng”4 ở Nga, dù gọi tên nó là gì đi nữa, bởi tất cả những ai làm việc cho cách mạng mạng lưới Hoa Kỳ đến ngày nay - đều là kẻ thù của nước Nga, phải bị tiêu diệt trong bất cứ trường hợp nào, ở bất cứ kết cục nào.

        Nếu vẫn duy trì tình hình hiện nay, nước Nga mê muội trong vô thức vẫn đang tiến về vực thẳm, chỉ có điều chậm hơn do bị phân tâm bởi những cú lượn ngoằn ngoèo vô nghĩa từ bên này sang bên kia. Nến kinh tế tự do là cái chết nhanh chóng.

        Cách tiếp cận tự do mà chính quyền hiện nay đang ráo riết bám vào trong cuộc tìm kiếm “hiệu quả kinh tế", đối với đa số quần chúng Nga đó là một đống phân trên bàn tiệc - nó không thể gợi nên gì khác ngoài sự gớm ghiếc, ghê tởm và buồn nôn. Có thể, dĩ nhiên, đó không phải là phân, mà là một yếu tố cải thiện cuộc sống chúng ta tốt hơn, được xem xét trong khuôn khổ sự thống trị của khái niệm nghệ thuật hiện đại. Nhưng lúc đó, yếu tố tiếp theo để cải thiện cuộc sống chúng ta phải thừa nhận đó là một cái hòm gỗ, nắp đậy và một nhúm đinh. Theo những số đo xã hội học gần đây, yếu tố “cuộc sống tốt hơn” này vẫn được đòi hỏi cao nhất. Những quốc gia dân tộc nhỏ gọn kiểu châu Âu, “đất nước nhỏ” không có “bọn Trung Á và Kavkaz” - đó chính là sự phá hoại mạng lưới của gián điệp phương Tây, chỉ có điều không trực diện.

        Với tất cả những mưu toan lật đổ chính quyền hiện hành mà hiện chưa có kết thúc thành công nào, đồng thời với ý chí của các nhà chiến lược Hoa Kỳ trong việc đạt được những mục đích riêng, có thể kết luận “cách mạng nhung” ở nước Nga sẽ đẫm máu, tàn bạo với nhiều nạn nhân. Một khoảng không gian lớn đa sắc tộc, đa dân tộc, heartland, miền đất cốt lõi, thành trì của nền văn minh trên đất liền lục địa sẽ tan rã theo cách làm rung chuyển cả thế giới.

        Bản thân Hoa Kỳ cũng sẽ không vui vẻ gì, rất có thể sau đó chính nó cũng sẽ không còn, nhưng chúng ta không vì thế mà nhẹ nhàng hơn. Để tránh khỏi sự sụp đổ sắp xảy ra, chính quyền của chúng ta phải thần thông. ít nhất họ phải có kiến thức sâu sắc, ngay lập tức thừa nhận những quy luật địa chính trị và logic phát triển của lịch sử, thừa nhận sự tuyệt đối của nước Nga, tính tiền định của sự vĩ đại đế chế lục địa của chúng ta, sự cấn thiết khẳng định những lợi ích địa chính trị của chúng ta trên lục địa Á Âu và sự tất yếu công nhận đối thủ địa chính trị của chúng ta - Hoa Kỳ - là kẻ thù tuyệt đối. “Nước Nga có thể vĩ đại, hoặc chẳng là gì” - phải được khắc trên những tấm biển của điện Kremlin. Mỗi công chức điện Kremlin phải thức dậy mỗi ngày với câu nói này trên cửa miệng. Không phải người công chức hiện nay, họ thì đằng nào cũng thế thôi, mà là sau này, người thừa nhận tính tuyệt đối của sự vĩ đại Nga. Mối đe dọa mạng của Hoa Kỳ đã ở cạnh chúng ta, chúng ta nhìn vào vực thẳm của nó và nháy mắt.

------------------------
        1. Nguồn lực hành chính là nguồn những ảnh hưởng của các quan chức và định chế nhà nước, ở Liên bang Nga, từ này lần đầu tiên được Giám đốc trung tâm nghiên cứu và dự báo chiến lược Dimitri Olshansky đưa ra năm 1995 để nói đến ảnh hưởng của các quan chức lên tiến trình bầu cử. Dần nó trở nên thông dụng như một thuật ngữ khoa học, bổ sung thêm nghĩa mối liên hệ giữa kinh tế với chính trị. Trong số các cách sử dụng "nguồn lực hành chính" có thể kể như thay đổi ngày bầu cử, tăng số lượng cử tri đi bầu ở một đơn vị bầu cử bằng các... binh lính có mặt tại đơn vị bầu cử đó trong giai đoạn nghĩa vụ quân sự, điều gây tranh cãi; không cho phép quan sát viên của các đảng, các tổ chức xã hội, cũng như nhà báo đến các điểm bầu cử...(httpsy/ru.wikipedia.org/wiki/) (ND)

        2. Leviathan: loài thủy quái khổng lồ trong Kinh Thánh (ND)

        3. Chi tiết hơn có thể xem trong GobbsT. Leviathan, hay vật chất, hình thái và chính quyén...//M.:Directmedia Publishing, 2002.

        4. Dải băng trắng là biểu tượng của phong trào chống đối ở Nga những năm 2011-2013 trong mưu toan thực hiện cách mạng màu (expert.ru - ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2020, 07:38:36 am »


       
SYRIA - ĐÒN TẤN CÔNG MẠNG LƯỚI

        NHỮNG QUÁ TRÌNH MẠNG LƯỚI TƯỚC CHỦ QUYỀN SYRIA VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ

        Những bất ổn ở Syria, bắt đầu từ giữa tháng 3/2011 trên nền những sự kiện tương tự ở Tunisia, Ai Cập, Libya đã trở thành một bối cảnh cần thiết để lật đổ chế độ cầm quyền cùng với việc tước chủ quyền Syria. Đầu tiên, công cụ chính làm chính quyền trở thành bất hợp pháp là những cuộc biếu tình đường phố, phát triển thành xô xát giữa những người biểu tình và các cơ quan thực thi pháp luật. Thế nhưng phản ứng hiệu quả của chính quyền Syria đã buộc những kẻ đặt hàng phải chuyển sang kịch bản cứng rắn hơn. Số người chết cần thiết để đạt được mục tiêu trong từng trường hợp riêng biệt còn phụ thuộc vào việc chế độ nào đó tự do bao nhiêu hoặc độc đoán bao nhiêu, bởi chính số người chết và những cuộc dụng độ trên đường phố sẽ tác động trực tiếp vào tốc độ chuyển sang các phương pháp đàn áp cứng rắn hơn. Khi số cảnh sát và binh sĩ chết theo chính quyền Syria, vào khoảng 350 người, còn số người biểu tình, theo dữ liệu của các nhà bảo vệ nhân quyền, lên tới 1300 người, bắt đầu chuyển sang giai đoạn đụng độ vũ trang trực tiếp của các lực lượng mang tên “Quân đội tự do Syria” với chính quyền.

        Tất cả những điều này, theo ý kiến của các chuyên gia phương Tây, là hậu quả của nền độc tài cao độ, của việc tập trung hóa chính quyền và việc tồn tại trật tự, những thứ bao giờ cũng kéo theo sự gia tăng tất yếu sức ép từ phía những kẻ khởi xướng việc mất ổn định, còn tính đến con số đông nạn nhân, việc can thiệp bạo lực thật sự là không thể tránh khỏi. Như các phương tiện truyền thông vào giai đoạn đó đã thông báo: “Trong quá trình xô xát đã sử dụng các đơn vị và vũ khí quân sự, một loạt các thành phố đã bị đánh chiếm. Người tị nạn, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. Con số đã vượt quá 10.000 người”.

        Tuy nhiên can thiệp bạo lực từ bên ngoài luôn đi sau giai đoạn chuẩn bị những điều kiện sơ bộ mà trong trường hợp Syria, nó thể hiện ở sự phát triển tình hình đến mức chính quyền không có khả năng trấn áp, thậm chí kiểm soát các hoạt động đường phố. Vì thế mà số nạn nhân, đặc biệt là trong những người biểu tình, tăng vọt.

        Trong điều kiện các phương tiện truyền thông và thông tin bị kiểm soát, vai trò chính trong việc vận động quần chúng đường phố được phân cho các blogger và các phương tiện phát sóng truyền thông trực tuyến. Trọng tâm nhắm vào việc vẽ nên hình tượng tiêu cực của chính quyền hiện hành và chuẩn bị dư luận xã hội cho việc không thể tránh khỏi phương án bạo lực từ phía phương Tây, sự can thiệp bên ngoài vào tình hình nội bộ Syria, sự tất yếu phải lật đổ Bashar al-Assad như một kịch bản phát triển tích cực duy nhất có thể. Để dạt được hiệu ứng này, các nhà chiến lược phương Tây tích cực sử dụng vũ khí meme và công nghệ rối búp bê. Với thực tế là các mạng lưới gây bất ổn cơ bản trên lãnh thổ Syria cũng như bên ngoài nước này, đều đã lập xong và đang hoạt động, mà việc phát hiện và loại bỏ chúng đòi hỏi nhiều thời gian, nên lẽ ra sẽ thích hợp hơn nếu bắt đầu hoạt động mạng lưới theo hướng ngược lại cùng lúc với việc triển khai các mạng lưới của mình trên lãnh thổ đối phương. Các lĩnh vực dễ tiếp cận nhất trong mỗi liên hệ này chính là thế giới blog tiếng Anh và các ngôn ngữ Tây Âu, trước tiên là Pháp, và có thể là Ý. Sự ủng hộ gián tiếp, nền tảng có thể là hoạt động của giới blog tiếng Nga và không gian truyền thông - trong giới những người ủng hộ lợi ích của chế độ Syria hiện hành cũng như những người có đầu óc chống Mỹ. Tất cả những điều này không loại trừ việc tiếp tục hoạt động tích cực trong phân khúc Ả rập của thế giới blog, trên lãnh thổ trực tiếp của Syria cũng như các nước Ả rập khác. Thế nhưng, thật đáng tiếc, chế độ Syria lại đặt cược tuyệt đối vào tác động bạo lực, nên kết cục đúng là đã dẫn đến việc leo thang nhanh chóng kịch bản va chạm dân sự cứng rắn với việc sử dụng tất cả các loại vũ khí thông thường từ hai phía. Chưa kể công nghệ mạng lưới có thể dẫn tới giảm thiểu thiệt hại, trước tiên là giảm sổ thương vong con người. Kết cục, tình hình đã tiến tới hình thái đổ máu nhiều nhất và đã không thể nào đảo ngược.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2020, 07:39:00 am »

 
        CÔNG CỤ MẠNG LƯỚI — KỊCH BẢN THAY THẾ

        Dù mọi việc ở Syria diễn ra thế nào đi nửa cho đến hôm nay, thì rõ ràng đây không phải là điểm đầu tiên cũng như cuối cùng của hoạt động mạng lưới toàn cầu phương Tây hướng đến việc thiết lập kiểm soát chiến lược và điều khiển từ bên ngoài. Và nếu vậy, phải xem xét cẩn thận những sai lầm phạm phải khi phân tích tình hình Syria, thử xem xét liệu có cách hành xử nào khác, những công nghệ mạng lưới nào và lối tiếp cận nào có thể áp dụng để giảm thiểu hậu quả, thậm chí để xử lý đảo ngược tình hình.

        Điều thật sự nhà chức trách Syria đánh giá thấp trong bối cảnh khi cuộc xung đột vừa mới, vừa mới bùng nổ, chính là vai trò của thế giới blog. Chỉ sau đó người ta mới thấy chính nhờ sự hỗ trợ của các mạng xã hội trực tuyến mà những kẻ chống đối Bashar al-Assad có thể nhanh chóng làm căng thẳng tình hình, biến nó từ cuộc phản kháng đường phố hòa bình sang tình trạng nội chiến. Trước tiên, hoặc là vì không được thông tin đẩy đủ về ảnh hưởng của mạng xã hội lên xã hội Syria, hoặc đơn giản là vì sự yếu kém công nghệ - chính quyền Syria quả tình đã bỏ qua công cụ tác động thực sự vào tình hình này. Thật uổng phí. Mặc dù họ có thực hiện một vài nỗ lực vụng về như: lập ra một số nào đó những tài khoản ảo trên mạng xã hội Twitter và Facebook, an ninh Syria cố gắng mô phỏng sự hiện diện số lượng lớn những người ủng hộ chế độ để đưa ra quan điểm trái ngược với các blogger thân phương Tây. Tuy nhiên, họ làm điều này vụng về và lúng túng đến độ nhiều tài khoản giả của những ủng hộ viên al-Assad nhanh chóng bị vạch trần và loại bỏ bởi ban điều hành Mỹ của, cần nhấn mạnh, chính những mạng xã hội. Gặp thất bại, mật vụ Syria lẫn những cơ quan khác không quay lại đề tài này nữa.

        Nhưng dẫu sao để hiểu thấu đáo những sai lầm, cần phải trở lại với ảnh hưởng của thế giới blog. Tuy nhiên cần hành động không quá đơn giản. Nhìn chung nên chia quá trình ra thành vài phạm vi ảnh hưởng để tác động vào phân khúc đặc biệt này hay khác của mạng Internet toàn cầu. Một trong những phân khúc quan trọng nhất, đặc biệt gây ảnh hưởng đối với tình hình có liên quan tới Syria là các blogger viết tiếng Anh của thế giới Ả rập, châu Âu, Hoa Kỳ và thật kỳ lạ, của Nga. Chính bởi phân khúc Anh ngữ có xu hướng chỉ trích đối với chế độ al-Assad. Chính ở đó ngự trị sự tuyên truyền thẳng thừng, không che đậy và thô thiển của phương Tây xuất phát từ điểm là ở đấy tất cả đều là “người của ta”, có nghĩa có thể không cần chọn lựa câu chữ khi phát đi sự phủ nhận hoàn toàn và thẳng thừng, đặc biệt không cần quan tâm đến độ tin cậy của những sự kiện được trích dẫn cũng như sức mạnh của những luận cứ. Đó là lý do tại sao môi trường này dễ tiếp nhận các quan điểm khác, đặc biệt là những sự kiện được khẳng định bằng sự thật, bằng các sự kiện đã được minh chứng. Một cú nhồi thực tế chi tiết, có căn cứ, sẽ giá trị bằng hàng chục terabyte mị dân chống Syria đầy cảm xúc nhưng không cách nào chứng minh, mà đa số được truyền cảm hứng từ những đơn vị đặc biệt của Bộ Ngoại giao và Lầu Năm góc. Một giọt thực tế nhân với sự công tâm tối thiểu sẽ tạo ra rất nhanh lợi thế đáng kể cho phía bị hại mà trong trường hợp này là chế độ al-Assad, không tốt hơn, nhưng cũng không xấu hơn bất cứ chế độ nào khác trong khu vực.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tư, 2020, 11:22:26 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2020, 11:23:02 pm »


        Phân khúc quan trọng thứ hai phải thừa nhận thuộc về các blogger tiếng Ả rập của châu Âu, Hoa Kỳ và một lần nữa, của Nga. Ở đây công chúng tuy có hẹp hơn, nhưng cùng lúc lại có tính mục tiêu hơn. Cộng đồng Ả rập có ảnh hưởng lớn, đặc biệt là ở châu Âu và Hoa Kỳ. Đại diện của họ tham gia vào nghị viện và các cơ quan khác của chính phủ nhiều nước. Các phương tiện truyền thông xuất bản bằng tiếng Ả rập cũng có công chúng của mình mà nếu tính bằng con số, sẻ không nhỏ hơn so với nhiều cộng đồng cơ bản khác. Còn nếu chú ý đến sự dửng dưng nói chung và sự thờ ơ của công dân các nước châu Âu cũng như Hoa Kỳ đến những sự kiện xảy ra trên thế giới bên cạnh sự quan tâm cao của các cộng đồng Ả rập ở các quốc gia này đến những biến cố của các nước Ả rập, thì ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông tiếng Ả rập thậm chí đáng kể hơn nếu tính tổng chi phí và hiệu quả. Thêm vào đó, môi trường Ả rập gắn kết hơn, có nghĩa, họ có khả năng tổ chức biểu tình đường phố, đứng về phe nào đó. Càng giá trị hơn khi tác động vào chính phân khúc tiếng Ả rập của thế giới blog các nước châu Âu và Hoa Kỳ, nơi khá nhạy cảm trước các biểu hiện của ý kiến xã hội, ít ra so với chính thế giới Ả rập, nơi những cuộc tuần hành đường phố thường là biểu hiện của tính khí chứ không phải là hoạt động chính trị.

        Xếp thứ ba về mức độ quan trọng thuộc vế phân khúc Hồi giáo trong cộng đồng blog ở Nga và SNG. Bởi chính nước Nga đóng vai trò then chốt trong việc khiến cuộc tấn công trực tiếp vào Syria hoãn lại vô thời hạn, trong khi ảnh hưởng của cộng đồng Hồi giáo ở các phân khúc Nga của Internet là khá lớn. Điều này càng quan trọng hơn nếu xem xét có bao nhiêu người xuất thân từ Bắc Kavkaz cuối cùng đã bổ sung vào hàng ngũ các tay súng chiến đấu với quân đội thường trực của al-Assad. Và đến lượt mình, nó gây hậu quả không chỉ về quân sự, mà còn cả về mặt hình ảnh. Thêm vào đó, tất cả những kẻ xuất phát từ bắc Kavkaz này là một vấn đề tiềm tàng cho chính nước Nga. Tình hình sẽ phát triển ra sao và có bao nhiêu tay súng từ Kavkaz đến Syria nếu phân khúc này đã được quan tâm đúng mức - điều đó chỉ có thể đoán. Thế nhưng một điều chắc chắn là nếu một quan điểm phản biện, thân Nga đối với tình hình Syria được giới thiệu đúng mức, thí dụ, bằng các blogger Kavkaz, thì số lượng “chiến binh dân chơi”1 của Nga tham gia phía “nổi dậy” trong trận chiến Syria chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.

        Một số lượng công chúng đông đảo hơn nhưng cũng mềm yếu hơn cần phải quan tâm chính là phân khúc chống Mỹ của xã hội Nga và nhìn chung ở SNG. Thực tế, một đa số áp đảo người dân ở đó chia sẻ các quan điểm chống Mỹ, có nghĩa, nếu biết cách liên kết những cuộc biểu tình chống chế độ al-Assad với lợi ích Hoa Kỳ, đồng thời nếu biết nhấn mạnh tính công cụ nhìn chung của những quá trình đang diễn ra ở Trung Đông, thiện cảm của đa số sẽ giành cho phía Nga và chính quyền Nga vốn đang đứng trực tiếp về phía chính quyền Syria hiện hành. Nó sẽ tạo ra tính hợp pháp lớn hơn cho những bước đi được ban lãnh đạo

        Nga đưa ra, đồng thời có thể đoàn kết được không chỉ xã hội Nga, mà trên toàn lãnh thổ hậu Xô viết.

        Một ý nghĩa ít hơn, tùy chọn, những cũng quan trọng nhìn từ hậu quả lịch sử có thể là việc tác động lên những phân khúc khu vực, chẳng hạn như những người chống toàn cầu hóa hay những người Trotskyist châu Âu, các nhà sinh thái, những người ủng hộ đa cực hóa và những nhóm nhỏ nhưng hoạt động tích cực trong không gian Internet. Tất cả họ trong những điều kiện nào đó có thể nhanh chóng đứng về phía al-Assad hay giữ trung lập hơn là chia sẻ quan điểm thân Mỹ và đồng minh của Mỹ.

        Tất cả những điều trên đòi hỏi một sự quan tâm nào đó, và dĩ nhiên, sự tài trợ mà trong mọi trường hợp không thể so sánh và nhiều lần ít hơn những tổn thất mà Syria cũng như các đồng minh của nó, trước nhất là Nga, phải gánh chịu, cả chi phí trực tiếp và gián tiếp. Và nếu phía Syria khó xoay sở với sự phát triển công nghệ của những phân khúc blog đã nêu, hơn nữa, để đảo ngược tình hình có lợi cho mình, phía Nga hoàn toàn có thể tổ chức quá trình này. Ở Nga có đủ chuyên gia và nguồn lực. Thế nhưng người đặt hàng các bước đi công nghẹ mạng để phản kích hoạt động mạng toàn cầu của phương Tây đã không xuất hiện - cả ở Syria lẫn ở Nga, cũng như ở những nước khác, kết quả chúng ta đã nhận những gì phải nhận - sự kiểm soát hoàn hoàn tình hình của Hoa Kỳ trên đất liền, trên không gian và trong thế giới blog.

--------------------
        1. Từ góc trong sách là "солдат удачи" dịch từ tiếng Anh của cụm từ "soldier of fortune" là tên một bộ phim truyền hình Mỹ do Maksim Korostyshevsky đạo diễn, sản xuất năm 2012, kể về một nhóm tay chơi nhà giàu bỏ tiền tham gia trò chơi tập trận quân đội nhưng phút cuối kế hoạch thay đổi, trò chơi trở thành trận chiến thật sự(ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2020, 11:23:28 pm »


        SYRIA — HÀNH ĐỘNG TRỰC TUYẾN

        Mặc cho việc thiếu người đặt hàng cú phản kích mạng lưới ở Syria, nhưng thử tưởng tượng có thể làm gì trong lĩnh vực này để giảm nhẹ tình hình, hoặc giả, nếu thành công, có thể đảo ngược tình thế.

        Đầu tiên cần phải lưu ý xem điều gì nằm trên bề mặt, mà cụ thể là việc cố tạo ra một làn sóng các posting ảo nhưng lộ rỏ trên thế giới blog ủng hộ chế độ al-Assad, lên án mưu toan của Hoa Kỳ tước đoạt chủ quyền nước này. Lẽ dĩ nhiên, nội dung phổ biến nhất phải có chất lượng nhất, lý luận chặt chẽ, dựa trên thông tin tin cậy ngay từ hiện trường sự kiện mà chính quyền Syria cũng như các nhà quan sát độc lập không thuộc phương Tây có rất nhiều. Làn sóng thông tin đó phải khởi đầu đồng thời từ những môi trường đã nêu ở trên, tức trong phân khúc tiếng Anh của phương Tây nói chung và của thế giới Ả rập nói riêng, cũng như trong môi trường tiếng Nga.

        Cú xuất phát đó cần được yểm trợ bằng việc sử dụng cách tiếp cận rối búp bê, dùng công nghệ để chuyển tải bài của các blogger hàng đầu nhờ vô số các tài khoản và người máy ảo, tự động phát lại nội dung đã được ồ ạt phát ra. Sự đồng bộ hóa này tất yếu sẽ dẫn đến những blogger mới, “không được đặt hàng”, cũng như các meme chủ đề mới - nhờ gợi ý kết bạn hàng loạt những blog tương thích với những ai bị lôi cuốn vào cuộc vận động một cách chủ ý cũng như tự phát. Kết quả là số lượng nội dung được tải lại của giai đoạn đầu tiên này nếu không chèn lấn được hoàn toàn, thì ít ra nó cũng sẽ ngang với dòng thông tin chống Nga do các nhà công nghệ phương Tây tạo ra. Câu trả lời trong trường hợp này ít ra cũng sẽ là đối xứng.

        Giai đoạn tiếp theo sẽ chi tiết hơn, nằm trong sự định phân chặt chẽ việc cân bằng khối lượng thông tin xuất hiện sau đó, từ các ghi chép tụ hội về của các thành viên thật lẫn của rối búp bê từ các điều phối viên chiến dịch. Thực chất của việc này là trả lời tất cả những tấn công tiêu cực nhắm vào chế độ al-Assad, đồng thời viết bình luận đáp trả tất cả các posting ủng hộ hoạt động các chuyên gia công nghệ phương Tây. Bằng cách đó, sẽ đạt được sự cân bằng giờ đây là số lượng và tính xác đáng của các bình luận trong các nhánh nổi tiếng và đông người tham gia nhất. Lý tưởng nhất là ở tất cả các nhánh. Không một bình luận tiêu cực nào mà không có một câu trả lời. Nó sẽ mang tới hiệu quả lớn tác động lên cái gọi là quần chúng tiêu cực trong thế giới blog - phân khúc đông nhất của những ai ghé vào blog chỉ để đọc và không có ý kiến riêng, chỉ cố nắm thông tin, tự phân tích các luận cứ nói “có” và “không” do các thành viên tích cực đưa ra. Và nếu trong tình hình này một trong các phía xem ra có vẻ thuyết phục hơn thì thiện cảm của quần chúng, tức ý kiến xã hội nói chung sẽ tự động nghiêng về phía này.

        Nếu lấy cụ thể phân khúc tiếng Nga thì theo cách tiếp cận này, cần bổ sung thêm vào các blog tiếng Nga các bài bằng tiếng Anh, đồng thời các thành viên Nga nên kết bạn viết tiếng Anh. Điều này cần không chỉ để cho quá trình có tính xuyên quốc gia vì tạo ra sự trao đổi chéo quan điểm, mà còn, như một hệ quả, giám sát các xu hướng chính nảy sinh trong phân khúc tiếng Anh - cảnh báo sự xuất hiện của các xu hướng này trong môi trường tiếng Nga. Đây đã là hành động đi trước.

        Nhửng biện pháp này là tối thiểu cần thiết để tạo ra một môi trường thông tin, một kiểu bối cảnh, có ý nghĩa lớn đối với những hành động tiếp theo không chỉ trong thế giới blog, với việc chuyển sang không gian truyền thông, mà còn trên các diễn đàn truyền thông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2020, 11:23:54 pm »


        SÁNG TẠO VÀ XÚC TIẾN MEME NỀN

        Cần dừng lại riêng ở việc sáng tạo và xúc tiến các meme nền, hình thành và chuyển tiếp hình ảnh tích cực của Syria như phía nạn nhân. Việc tạo ra các meme - đó là cả một ngành công nghiệp, phải tính đến rất nhiều sắc thái khó thấy được ngay từ ban đầu. Không đơn giản là vẽ tranh, làm biếm họa, quay video, viết slogan liên quan đến tình huống đã nói. Để trở thành meme, chúng phải có tiềm năng lây lan của virus, điều chỉ có thể đạt được khi hiểu những chi tiết ngữ cảnh tế vi nhất và những đặc biệt trong việc cảm thụ văn hóa ở mỗi môi trường riêng biệt đã nêu. Cái coi là buồn cười ở môi trường phương Tây có thể gây giận dữ và phản cảm trong thế giới Ả rập hay được tiếp nhận hoàn toàn bình thường, không chút thú vị trong môi trường tiếng Nga. Tất cả sự tinh tế văn hóa này phải được lớp học sáng tạo của những người tạo ra meme tính tới, những người am hiểu không chỉ đặc thù văn hóa của các môi trường, mà còn hiểu về cơ chế công việc truyền thông, về các định dạng của phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước khác nhau, về những nhầm lẫn của thế giới blog và tầm quan trọng của thời điểm vốn có ý nghĩa to lớn trong việc phản bác lại sự kiện góp phần tạo nên tiến trình. Cái hấp dẫn người ta ở lúc nào đó có thể hoàn toàn vô nghĩa và nhạt nhẽo ở lúc khác, và có nghĩa, một meme được tạo ra có chất lượng và sáng tạo tới đâu nếu không lan truyền được cũng đồng nghĩa với việc không tác động được lên môi trường thông tin và văn hóa, nếu thời gian nhồi nó vào mạng đã trôi qua. Tất cả những điều này khiến các nhà sáng tạo meme là một đẳng cấp đặc biệt những siêu nhân trong không gian truyền thông hiện đại.

        Yếu tố thật sự có thể dựa vào khi sản xuất meme chính là đề tài khơi dậy lòng tự hào về Syria như một đất nước ổn định. Lòng yêu nước là nền tảng hầu như cho bất cứ xã hội nào, là cảm xúc có tính đại chúng nhất về mặt xã hội. Kể cả khi một con người bị cho là bỏ đi rồi, hoàn toàn không quan tâm tới chính trị lẫn những vấn đề quốc tế, thì cả khi đó anh ta cũng biết mình là công dân hay cư dân nước nào và những dấu hiệu trực quan chính của đất nước đó là gì - quốc kỳ, quốc huy, lãnh đạo trông thế nào, những thông số chính của xã hội mà anh ta đang sống là gì. Vì thế xử lý những đề tài và hình ảnh hiển nhiên, nổi trội trên bề mặt của đất nước Syria, nhắm vào những ưu thế vốn thực sự không ít, có thể tạo ra một làn sóng ngùn ngụt cảm xúc yêu nước, chống lại những gì người ta đang cố hủy diệt. Trong nhiều mặt, điều này đã được thực hiện cho dù ở cấp độ công nghệ còn hơi thấp. Nhìn chung al-Assad đã giữ được thiện cảm đa số cư dân Syria dành cho ông, mà đó đã là không ít trong tình huống xung đột công dân. Chính điều đó cuối cùng đã trở thành lý do mà những kẻ muốn tước chủ quyền của Syria phải tìm đến cách tuyển dụng đội ngũ bên ngoài cho cuộc chiến chổng chế độ al-Assad trên toàn thế giới.

        Bản thân Bashar al-Assad cùng là một hình tượng truyền thông tốt, bảo vệ đất nước khỏi sự hỗn loạn do Hoa Kỳ điều khiển. Chính việc đưa hình ảnh ông ta trên nền cỗ máy quân sự của Hoa Kỳ phá hủy tất cả những gì sống sót, chứ không phải trên nền những “kẻ nổi dậy” chiến đầu chống chế độ, sẽ gia tăng đáng kể uy tín truyền thông và chính trị của ông ta, buộc nói về ông như một người hùng không sợ thách thức của “đại Satan” Hoa Kỳ.

        Một chủ đề meme thành công cũng cần phải mang đến nỗi tức giận vì nguy cơ mất chủ quyền, điều luôn đi đôi với cảm xúc yêu nước trong lòng đa số, và đề tài các hoạt động của “đế chế" Hoa Kỳ chổng lại các nước có chủ quyền nói chung. Nhờ môi trường meme đang được tích cực khai thác khắp thế giới, chủ nghĩa chống Mỹ là một hiện tượng. Cụ thể nếu nói về Syria - việc gieo rắc hình ảnh tiêu cực của Hoa Kỳ trong thế giới Ả rập được đại bộ phận dân chúng xem như kẻ chiếm đóng mà hậu quả hành động của họ tất yếu là máu, nước mắt và thương vong.

        Rất thường khi môi trường thông tin dường như bị nổ tung bởi những ấn bản, cho dù là bịa đặt, giả mạo, và cũng không kém thường xuyên hơn cả những bài phỏng vấn thật của các blogger Hoa Kỳ và châu Âu ủng hộ chế độ Syria. Đó chính là một kiểu trolling của môi trường thông tin phương Tây, chơi theo nguyên tắc ngầm “ta” - “địch”, khi một kẻ giống như “người mình” bỗng dưng bắt đầu chơi cho phía “đối thủ”, khiến làm gia tăng tâm trạng chống Mỹ.

        Và cuối cùng, điều đơn giản nhất và đã được thực hiện ở một mức độ đáng kể - đó là tạo ra một loạt những bài báo ủng hộ chế độ Syria, đăng trên những phương tiện truyền thông khác nhau, đầu tiên là trên các báo Nga. Cách này là một kiểu tác động lên khối độc giả mục tiêu, nhắm vào giới tinh hoa Nga, vào các nhà thương thuyết, những người đưa ra quyết định, các nhân vật số một của quốc gia - bởi tình hình Syria chính là lệ thuộc rất nhiều vào Nga.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2020, 11:24:46 pm »

     
       HOẠT ĐỘNG NGOẠI TUYẾN: NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH HÒA BÌNH VÀ “HỖN LOẠN Ở PARIS"

        Phản ứng mạng tại Syria, theo quan điểm về chiến tranh mạng lưới, có thể không chỉ gồm những hành động trực tuyến, mà còn có những hoạt động của mạng lưới xã hội thực ở các góc khác nhau của hành tinh. Dĩ nhiên đầu tiên ở đây nói về các mạng lưới Syria dựa trên các cộng đóng hải ngoại và toàn bộ các mạng lưới Ả rập trên thế giới, và đối tượng tác động chính ở đây là châu Âu và Hoa Kỳ - các diễn viên chính gây bất ổn tình hình Syria, và những người đặt hàng cho các quá trình đang diễn ra ở đó. Trong liên hệ này, nhiệm vụ chính là chuyển các quá trình hỗn loạn sang lãnh thổ châu Àu thông qua hoạt động của các cộng đồng hải ngoại Syria. Rộng hơn nữa, để tạo ra một sự hỗ trợ nên, có thể thành lập, đa dạng hóa và kích hoạt không chỉ những mạng lưới Syria, mà còn của Ả rập, trên lãnh thổ châu Âu và Hoa Kỳ.

        Trong cuộc gặp đại diện phe đối lập Syria Mahmoud Al Hamza với đại diện tổng thống Nga Mikhail Margelovyi1 ở Moskva, cạnh tòa nhà hãng thông tấn Nga RIA Novosti nơi diễn ra họp báo vế kết quả cuộc gặp, có một số người Syria nào đó tụ tập cố tiến hành một cuộc mit tinh không xin phép. Nhà chức trách đã ngăn chặn, tuy nhiên những hoạt động hòa bình như thế, không đăng ký trước và tiến hành trong khuôn khổ luật pháp, là một tín hiệu tốt thể hiện tâm trạng xã hội, đặc biệt với sự tham dự của các công dân Nga, các tổ chức thanh niên và xã hội. Tương tự thế về các quốc gia khác mà chính phủ của họ trung thành hay trung lập với chế độ Syria.

        Cuộc biểu tình ở Pháp chống lại dự thảo nghị quyết về Syria mà Pháp cố thông qua ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là một cách thức hữu hiệu để động viên đại diện của khá nhiều cộng đồng Ả rập hải ngoại. Những cuộc biểu tình này, từ một phía, gây sức ép tinh thần lên chính quyền  Pháp trong vấn đề Syria, còn từ phía khác - tạo ra khả năng động viên những quần chúng bất mãn với tình hình hiện nay ở Pháp vốn yêu cầu sự hội nhập của những người mới nhập cư trên cơ sở thế tục nghiêm ngặt. Nắm lấy sự căng thẳng của tình hình Ả rập nói chung, vốn không có liên hệ gì với chính trị mà chỉ đơn thuần mang tính xã hội, bằng cách thức thích hợp, có thể chuyển kênh các cuộc biểu tình tự phát nếu chúng trở nên đông người tham gia hơn, sang hướng gây sức ép chính trị liên quan đến vấn đề Syria. Tính đến sự nhạy cảm của chính quyền châu Âu với những hoạt động kiểu này, điều này hoàn toàn có thể mang tới những kết quả thực. Ở đây hiệu quả nhất là kịch bản cứng rắn - biểu tình không được phép của người Syria, được sự ủng hộ của người dân các nước Ả rập khác, chuyển thành những cuộc hôi của, bạo loạn và xung đột với cảnh sát vốn đã quen thuộc ở Paris và những  thành phố khác. ít nhất nó sẽ trở thành phản ứng đối xứng cho những nỗ lực mà Pháp và một số nước châu Âu khác thực hiện để gây bất ổn tình hình và tiếp đó chiếm đóng bằng mạng lưới không chỉ ở Syria, mà cả ở những quốc gia Ả rập khác.

        Để đạt được những kết quả chính trị mong muốn, cần suy nghĩ thấu đáo các phạm trù công nghệ trừu tượng, miễn sao đừng để người ta sử dụng những bước đi công nghệ này đánh lại chính bạn. “Cứt trên giường mình”, Charles de Gaulle đã gọi cuộc biểu tình của sinh viên Paris tháng 5/1968 như thế. Dường như đã đến lúc nhắc ban lãnh đạo Pháp rằng với bất cứ hoạt động chính trị đối ngoại nào, họ đều phải trả giá, phát hiện những hậu quả không mong muốn cho những quyết định không được ưa chuộng của chính phủ Pháp ngay trên giường mình, ngay bên cạnh mình, ngay trong nhà mình.

        Có thể kết nối vào các nhóm xã hội tham gia những cuộc biểu tình ủng hộ Syria và chống hoạt động của chính quyền Pháp một số lực lượng bên trong nước Pháp. Thí dụ các fan bóng đá, trong số đó không chỉ có người Syria hay Ả rập, mà còn có những người châu Âu bản xứ. Nếu tiếp cận đúng cách, họ có thể được những nhà chống toàn cầu hóa ủng hộ, theo sau là những người cánh tả khác vốn khá tích cực trong chính trị Pháp - những người chống phát xít, những người Trotskyist và những tổ chức chính trị nhỏ nhưng khá năng nổ khác. Đến đây thì ban lãnh đạo Pháp hiện nay sẽ không ganh tị với de Gaulle...

        Những cuộc biểu tình kiểu này được bắt đầu bằng cuộc mit-tinh trái phép của người Syria ở Paris, thí dụ, để chống lại việc bỏ phiếu cho dự thảo nghị quyết về Syria, với sự leo thang tiếp theo lên tới vài trăm người, đa số là người Syria ở Pháp, trong khi các nhà điều phối là người Syria ở Syria, thành viên của cơ quan tình báo Syria, các binh sĩ. Rồi dần dần tăng thêm các cuộc phản kháng của những nhóm xã hội khác khi thấy chính quyền đối xử không công bằng và cứng rắn với những cuộc biểu tình hòa bình của những người đơn giản chỉ bảo vệ lợi ích đất nước mình, nhân dân mình và tất cả những người khốn cùng của thế giới Ả rập. Trước biểu tình là giai đoạn chuẩn bị trước giới truyền thông, với các tiêu chí chính đã được nêu ở trên, mục tiêu của nó là huy động nhanh những cộng đồng xã hội thích hợp để ủng hộ những cuột biểu tình.

--------------------
       1. Ngày 28/6/2011
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM