Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:15:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9552 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2020, 04:01:20 am »


        HOA KỲ CHỐNG NGA: CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI Ở KAVKAZ

        Ngày nay về mặt chiến lược Kavkaz hấp dẫn với tất cả những ai muốn nước Nga tan rã, bởi rõ ràng tiến trình này dễ khiêu khích nhất chính là từ Kavkaz, một chủ thể tương đối bất ổn về xã hội của Liên bang Nga. Có thể sử dụng nó để tạo ra một tiền lệ tan rã, chỉ cần nhìn vào bản đồ vùng xung đột của Nga do mạng lưới Tishkov lập nên là đủ. Nếu có gì đó tách ra, dù chỉ là một ngôi làng, nó sẽ khiêu khích sự sụp đổ theo nguyên tắc domino - rụng một tế bào khỏi chuỗi Liên bang Nga hiện nay, một kết cấu lãnh thổ với những “cộng hòa dân tộc” mà chúng ta có được từ thời Marxist rất không bển vững. Với sự hỗ trợ của các tiến trình công nghệ mạng, sự tan rã này sè diễn ra nhanh hơn. Putin thậm chí sẽ không kịp ký chỉ thị quy trách nhiệm do kêu gọi chia tách lãnh thổ.

        Như đã nói, eo đất Kavkaz ngăn nước Nga khỏi các tiếp xúc chiến lược trực tiếp với Iran, mà Iran là lối trực tiếp dẫn ra Ấn Độ Dương, vùng biển ấm mà Nga bị chia cắt theo chiến lược “Anaconda” vốn cách ngăn đối thủ khỏi bất cứ giao tiếp nào, tức đơn giản là cách ly nó. Chúng ta bị cô lập bởi Bắc Băng Dương, Tây Âu, giờ nước Nga còn bị chia cắt khỏi miền nam của nó. Còn ở phía đông chúng ta bị Nhật phong tỏa, nơi có các căn cứ quân sự của Mỹ. Tất cả những thứ này là hàng rào cách ly. Lỗ hổng duy nhất của hàn này chính là Iran. Vì những nguyên nhân này mà Iran đơn giản sẽ không “sống thọ” nếu không liên kết với Nga thành một liên minh chính trị quân sự. Chế độ của các giáo chủ không có sự che chắn của Nga sẽ không thể trụ được bển lâu.

        Iran đã chịu đựng không phải chỉ một làn sóng phản kháng xã hội. Nó đứng vững được trước tiên nhờ tính nhất thể Hồi giáo. Nhưng Iraq thì không. Một số phận tương tự đang được chuẩn bị cho Syria. Kết quả là Iran bị bao vây, cuộc vây hãm sẽ kéo dài đến khi nào mà phương Tây toàn cầu không kết thúc nó. Ở đây, việc xóa bỏ cấm vận - những nhượng bộ ngắn hạn của Obama - không thể xem xét nghiêm túc như một nhân nhượng có tính hệ thống của phương Tây. Bởi do tham gia vào nhiều cuộc xung đột trên toàn địa cầu, “đế chế" Hoa Kỳ đơn giản là cần nghỉ ngơi và sắp xếp lại lực lượng. Và vì sau Iran là Nga.

        Nhưng hiện nay mối liên hệ duy nhất giữa Nga với Iran là qua Kavkaz. Hơn nữa tại Kavkaz chúng ta đã đánh mất phần lớn (ảnh hưởng - ND): ở Gruzia có các căn cứ quân sự của NATO, Azerbaijan đang hướng vế Thổ Nhĩ Kỳ, về Mỹ, và trên nguyên tắc họ được mời gia nhập vào bất cứ cấu trúc phương Tây nào họ muốn, theo bất cứ điều kiện nào. Dĩ nhiên, ở đó có vấn đề Nagornyi - Karabakh. Nhưng khi thật sự cần, Hoa Kỳ sẽ tìm ra cách tiếp cận theo kiểu của mình chẳng hạn như chúng tôi và các ngài sẽ cùng giải quyết vấn đề với Nagornyi - Karabakh, chỉ cần cam kết theo ý tưởng Mỹ. Họ lừa đấy, nhưng điều đó cũng đáp ứng được lợi ích trước mắt. Tiếp đó là bắc Kavkaz.

        Nguyên tắc chủ đạo là tấn công sâu vào lục địa Á Âu với tổn thất tối thiểu. Nhiệm vụ của chúng ta - tìm lối ra các ranh giới biển của lục địa, ra đại dương. Thứ cuối cùng mà chúng ta hiện còn là biển Nhật Bản dưới sự giám sát của các căn cứ quân sự Hoa Kỳ, và đường tiếp cận mở, ra Bắc Băng Dương. Ở đó, chúng ta còn có thể tự do làm chủ giữa những chú gấu trắng, dù ở đây cũng đã xuất hiện nhiều kẻ quan tâm.

        Bất cứ ai nghĩ Kavkaz như một điểm phân rã của nước Nga, đang nhắm vào những điều tiêu cực, những đặc điểm hủy diệt của tình hình trong khu vực này. Còn những ai thấy Kavkaz như điểm xuất phát cho việc thúc đẩy lợi ích Nga xa hơn vế phía nam, đang cố tạo dựng nó. Hiện nay trò chơi đang diễn ra để xác định tiến trình tiếp theo của lịch sử, và những ai đánh vào nước Nga cũng đang tấn công vào ý thức của các dân tộc Kavkaz, vào bản sắc của họ để pha trộn những liên hệ truyền thống của các dân tộc Kavkaz. Khi đó họ có thể vào Kavkaz giống như đã vào thế giới Ả rập hiện nay.

        Một trong những mưu toan tiến vào Bắc Kavkaz thông qua hỗn loạn là cuộc chiến tranh Chechnya, có thể được xem như một hoạt động mạng lưới điển hình của Hoa Kỳ, được đồng lõa bởi vô số nghệ sĩ “trong bóng tối” cũng như những đối tác nhỏ hơn. Trong số này có Ả rập Saudi ủng hộ Wahhabism, những nhà nhân quyền phương Tây kêu gào về cuộc chiến cho độc lập của người dân Chechnya. Và cả Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ cùng các nước Baltic vào thời điểm đó cảm nhận họ đã độc lập theo một kiểu đặc biệt nào đó. Đối với những người tham dự này, chiến dịch Chechnya hết sức quan trọng, mỗi người theo cách riêng của mình, mỗi người thấy ở đó những lợi ích của chính mình. Và bối cảnh mạng lưới đã hình thành như thế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2020, 04:01:54 am »


        Những người gián tiếp tham gia tiến trình mạng lưới luôn thực hiện những nhiệm vụ cục bộ nào đó của họ. Trong các chiến dịch Chechnya thứ nhất và thứ hai còn có những người tham gia thực hiện những nhiệm vụ chiến thuật cụ thể của họ trong khu vực này. Thí dụ các nhóm tài chính Anh quan tâm đến sự trở lại của nhiên liệu, bởi trên lãnh thổ Chechnya ở nước Nga trước cách mạng có nhiều công ty Anh tham gia khai thác dầu. Lẽ tự nhiên họ đã phải chịu thiệt hại vào thời điểm đó. Sự tham gia của các nhà tài chính Anh được thúc đây bởi nhu cầu phục thù kinh tế. Vì thế họ đã sẵn sàng cho một kiểu đầu tư, cho những chi phí kinh tế bổ sung để có thể lấy lại toàn bộ ảnh hưởng kinh tế - tài chính của mình.

        Ả rập Saudi và các vương quốc dầu hỏa khác thì quan tâm tới việc xuất khẩu mô hình tư tưởng của họ, hệ tư tưởng Wahhabism. Đó là một mô hình chính trị thần quyền, một thiết chế xã hội mà sự lan truyền của nó đã giúp Ả rập Saudi và các vương quốc Ả rập khác mở rộng vùng ảnh hưởng tư tưởng và chính trị của mình. Mối quan tâm đó là mở rộng giáo đoàn điều khiển tư tưởng: càng nhiều nhóm, lãnh thổ, quốc gia Hồi giáo thì càng có nhiều cơ hội cho ảnh hưởng của Ả rập Saudi như một loại nguồn, một kiểu trung tâm Wahhabism. Sản xuất mô hình Wahhabism chính là một mục tiêu chiến thuật địa phương của Ả rập Saudi, nước đang cung cấp cho các tay ly khai Kavkaz nguồn lực cũng như dòng con người vô tận - một loại bia thịt được xay trong cối xay thịt xung đột giữa Wahhabi quốc tế và các lực lượng liên bang.

        Trong cuộc xung đột này còn có đại diện các nước Đông Âu vốn oán giận sâu sắc đại Nga. Đó là những nước cựu Xô viết ở Đông Âu, hiện nay nằm ở cái gọi là vùng đệm, ngăn cách nước Nga khỏi Tây Âu và không cho Nga lẫn châu Âu khả năng lập một liên minh chiến lược. Khả năng này đan xen với hoạt động phá hoại của các nước khối xã hội chủ nghĩa cũ và đang nằm trong hàng rào cách ly của Hoa Kỳ. Họ sôi sục căm thù đại Nga, trải qua những phức cảm dị thường khi phải chịu đựng những biến đổi xã hội nội tại khổng lồ và hiểu ra sự dễ tổn thương của vị thế chính mình. Nỗi hận thù và mối căm giận nhỏ nhen dĩ nhiên tồn tại, nhưng không phải trong chính nhân dân các nước này, mà chủ yếu trong giới thượng lưu và những nhóm xã hội địa phương nào đó, những người mà nỗi giận dữ và thù địch với Nga đã đẩy họ đến chỗ bằng mọi cách hạ thấp vị thế Nga, chèn chân và châm chích. Khả năng chống đối về mặt thông tin của các nước này khá lớn, vì thế họ được tích cực khai thác trong việc tổ chức chiến dịch thông tin chống Nga, trước tiên là ở châu Âu, nhắm vào thế giới phương Tay. Vì lý do này mà nhiều quốc gia Đông Âu được kết nối vào việc đưa tin về các sự kiện Chechnya, trước tiên là tác động lên EU, giáng các đòn thông tin vào Nga, biện hộ cho vị thế của phía ly khai và các nhóm khủng bố quốc tế Wahhabism.

        Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm tới ảnh hưởng chiến lược trực tiếp lên khu vực và hi vọng một cuộc phục thù địa chính trị nào đó liên quan đến những miền đất đã mất của đế chế Ottoman.Về cơ bản, Thồ Nhĩ Kỳ đến nay vẫn có tiềm năng xây dựng đế chế, chưa kể đây là một quốc gia nhiệt tâm, có nước này là đồng minh sẽ là một ưu thế lớn. Ở đây Nga nên dành nhiều thời gian và chú ý hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ, cho sự thay đổi tư tưởng và chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, điều chỉ có thể khi nào chính nước Nga có một hệ tư tưởng của mình.

        Nhìn chung Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh tiếm năng và rất quan trọng với Nga. Chính vì lý do này mà trong lịch sử có một thế lực thứ ba nào đó thường hay xô đẩy chúng ta. Lúc thì là đế chế Anh, lúc thì là Hoa Kỳ, làm hai đấu thủ mạnh nhất khu vực chống đối lẫn nhau. Chính vì thế mà chiến tranh Chechnya quan trọng với các nhà chiến lược Hoa Kỳ nhằm làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, bắt thóp khát vọng tự nhiên tăng cường ảnh hưởng khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách lợi dụng hoài bão phục hận đế chế của họ.

        Có nghĩa bất cứ đấu thủ nào trong khu vực, thậm chí những “quốc gia thất bại”1 nhỏ như Azerbaijan hay Gruzia mà chủ yếu lãnh thổ của họ chỉ dùng làm nơi trú đóng cho các tay súng, để thuyên chuyển lực lượng, điều trị thương tích để bắt đầu một làn sóng tấn công mới, tất cả đều được đưa vào (mạng lưới). Những quốc gia này cũng có động cơ mà trước tiên là để nâng cao vị thế họ trong khu vực vì với những quốc gia chưa thành hình và như những kẻ thất bại địa chính trị, táng lớp lãnh đạo của họ rất muốn kết nối vào một quá trình toàn cầu nào đó mà người đặt hàng là siêu cường Hoa Kỳ để tăng lòng tự phụ. Ở đây không nói về chính các nhân dân đó, người dân của các quốc gia vốn không tham gia vào quá trình này và thường là có thiện cảm với nước Nga. Ở đây nói về tầng lớp con rối của giai đoạn này, về những kẻ lãnh đạo được các nhà chiến lược Hoa Kỳ mua rẻ mạt bằng những miếng bánh chỉ riêng cho họ để chống lại nước Nga. Mỗi người đều có lập luận của mình, sự biện minh của mình, động cơ của mình.

------------------------
        1. Tác giá dùng cụm từ tiếng Anh “failed State" (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2020, 04:02:41 am »


        VÙNG BẤT ỔN THƯỜNG TRỰC

        Mục tiêu chính của Hoa Kỳ ở khu vực Bắc Kavkaz là mở rộng bàn đạp chiến lược để tiến công sâu hơn vào trong lục địa Á Âu, miền nam nước Nga. Và Chechnya trong khát vọng này là một kiểu ngòi nổ phân rã. Nếu tiền lệ lịch sử này - việc một trong các chủ thể tách khỏi Liên bang - được hình thành, nó sẽ tạo ra tiền đề cho cuộc tách rời sạt lở của những chủ thể khác, đầu tiên là của những cái gọi là “cộng hòa dân tộc” Kavkaz, rồi sau đó sẽ là những “cộng hòa dân tộc” còn lại - khu vực Volga, Siberia v.v... mà Hoa Kỳ cần tạo ra tiền lệ cho việc ly khai bằng mọi giá. Thực tế, Hoa Kỳ chỉ còn cách mục tiêu này có nửa bước. Nước Nga, sự vẹn toàn của nó, tính chủ thể của nó đã như chỉ mành treo chuông trong hai cuộc chiến Chechnya. Vì thế để dạt được trọn vẹn mục tiêu tan rã đại Nga của quá trình này, cần kích hoạt những nguồn lực đáng kể, và việc dập tắt lò lửa Chechnya thật sự đã là một sự kiện lịch sử. Chính bằng động thái này mà Putin đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, bước vào lịch sử như một người thật sự chặn đứng sự tan rã của nước Nga. Không thể không tính đến điều này.

        Chechnya và Bắc Kavkaz nhìn chung còn là vùng phong tỏa eo đất Ponto - Caspian khiến rất dễ tạo ra lò lửa bất ổn tại đây. Bất kỳ sự mất ổn định nào của Kavkaz cũng sẽ cản trở giao tiếp chiến lược trực tiếp của Nga và Iran. Đến lượt mình như đã nói ở trên và sẽ tiếp tục được biện giải tiếp theo, Iran, nhìn từ quan điểm địa chính trị, cho chúng ta khả năng trực tiếp ra biển ấm, vào Ấn Độ Dương. Để điều này không xảy ra, Kavkaz phải bất ổn, vùng nam và bắc Kavkaz phải được hình thành từ những lò lửa ly khai hoặc những chế độ chính trị thù địch với nước Nga, kiểu như chế độ chính trị Gruzia. Trong trường hợp cực đoan, có thể giữ một vị thế nửa đối đầu, nửa bạn bè kiểu như Azerbaijan vốn đang cho rằng họ đóng vai trò cân bằng quyền lực giữa phương Tây và Nga, nhưng thật sự đang thua cả trong quan hệ với Nga lẫn phương Tây. Thêm vào đó, kẻ thua thiệt địa chính trị, như lịch sử hậu Xô viết mới nhất chỉ ra, luôn cho rằng anh ta đang tiến hành một trò chơi thông minh hai mặt, nhưng trên thực tế đã thua cả ở đây lẫn ở kia và chỉ đóng vai trò kẻ thừa hành mù quáng, sẵn sàng làm tất cả để được điểm ủng hộ, thản thiện từ phía Hoa Kỳ.

        Dĩ nhiên, vấn đề cho các nhà chiến lược phương Tây đến nay vẫn là Armenia. Chính vì thế mà những mưu toan gây bất ổn đất nước này không ngưng nghỉ, với sự góp sức của các chiến dịch mạng lưới và “cách mạng màu” đưa những đất nước này khỏi sự kiểm soát chiến lược của Nga. Tuyên bố của ban lãnh đạo Armenia về việc tham gia Liên minh thuế quan nhìn chung đã đặt nước này vào hàng đầu trong bảng xếp hạng những kẻ thù toàn cầu của Hoa Kỳ.

        Nhưng vùng bất ổn này phải dịch chuyển xa hơn về phía bắc, về bắc Kavkaz, tới vùng sườn núi Kavkaz. Trong hình dung của các nhà chiến lược phương Tây, Kavkaz phải cháy, phải thường xuyên rung chuyển, nằm trong những biến động xã hội không ngừng, ở đó phải diễn ra những xung đột địa phương thường trực, chuyển sang giai đoạn nóng để không thể xuất hiện dù chỉ ý nghĩ rằng có thể nhảy qua khu vực này mà tiếp xúc chiến lược trực tiếp với Iran. Đế giữ được ảnh hưởng và thậm chí sự có mặt của Hoa Kỳ, Kavkaz buộc phải luôn bất ổn, phải phá sản, phải được đưa vào phục vụ cho lợi ích chiến lược Hoa Kỳ. Trong khi lãnh thổ này chưa trở lại dưới sự kiểm soát chiến lược trực tiếp của Nga, nó sẽ tiếp tục bị xâu xé bởi những xung đột, mâu thuẫn và các hiện tượng ly khai mà chúng ta đang thấy liên quan tới Azerbaijan và với Gruzia. Hoa Kỳ bắt lãnh thổ này phải chịu cảnh hỗn loạn triền miên và sẽ chìm đắm trong hỗn loạn cho đến khi nào nó chưa chuyển toàn thể, rõ ràng và dứt khoát định hướng chiến lược của mình sang phía Nga. Chỉ có sự vô vọng địa chính trị như thế mới buộc các nhà chiến lược Đại Tây Dương thoái lui. Chỉ khi đó ở đó bất ổn mới chấm dứt và một cuộc sống hòa bình, ổn định, bình thường mới được bắt đầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2020, 04:04:11 am »


CHIẾN TRANG MẠNG LƯỚI HOA KỲ Ở CHECHNYA

        Chính ở Chechnya mà Nga lần đầu tiên gặp phải vấn đế như chiến tranh mạng lưới, bắt đầu từ sự tan rã Liên Xô và được tiếp tục đến tận ngày nay. Cuộc chiến Chechnya trở thành một thí dụ tiêu biểu cho chiến tranh mạng lưới thật sự. Toàn bộ tình hình Chechnya thể hiện cách tiếp cận mạng lưới tiêu biểu: người Mỹ sử dụng những trung tâm quyền lực hoàn toàn khác nhau, tưởng như không hề liên hệ với nhau để phục vụ lợi ích của mình.

        Như chúng tôi đã xác lập ở phần đầu quyển sách, chiến trang mạng lưới không bác bỏ các mô hình địa chính trị. Việc tiến hành các chiến dịch mạng lưới ở Chechnya được tiếp tục mọi lúc, hiện thực hóa chiến lược chính trị bao vây Á Âu, chiến lược mà trong địa chính trị được xác định là “Anaconda”. Chechnya nằm ở trung tâm các giao điểm lối ra biển ấm của Nga và các dải hàng rào cách ly Hoa Kỳ, trải từ phía nam châu Âu, qua Kavkaz đến Trung Quốc. Con đường ngắn nhất của Nga thoát ra biển ấm xuyên qua Iran. Nhưng trên đầu ra này có một eo đất Kavkaz nhỏ, mỏng, nằm cản trở ở phía nam Azerbaijan và Gruzia. Nhiệm vụ của Hoa Kỳ là mở rộng nó, triệt để ngăn Nga khỏi Iran, cắt trục địa chính trị thẳng Moskva - Iran. Và chiến lược này được thực hiện nhờ chiến tranh mạng lưới ở Kavkaz mà nhân tố hoạt động chủ chốt của nó trong một thòi gian dài chính là Chechnya.

        KAVKAZ VÀ NAM NƯỚC NGA: CẮT ĐỨT KHỎI IRAN

        Mạng Đại Tây Dương như đã nhận thấy, được thành lập không chỉ trên lãnh thổ Nga, mà còn trên lãnh thổ các nước SNG: Ukraine, Gruzia, Moldova, Uzbekistan, Kyrgyzstan. Nhưng đầu tiên lẽ dĩ nhiên là ở Bắc Kavkaz, ở phía nam nước Nga, tức là trên những lãnh thổ mà Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược đặc biệt. Chính ở những khu vực này của nước Nga mà những mạng lưới Đại Tây Dương được tích cực cài cắm, nơi chúng được thành lập đầu tiên. Mục tiêu nhằm để không hình thành liên kết chiến lược Nga và Iran. Chính vì thế mà bắc Kavkaz đầy những điệp viên của mạng lưới, còn ban lãnh đạo các nước nam Kavkaz trực tiếp dính líu với ban lãnh đạo Hoa Kỳ.

        Sau khi Liên Xô tan rã, lối ra Ấn Độ Dương bằng cách xích gần với Ấn Độ đã trở nên bất khả, bởi ngoài Pakistan trên con đường này còn Afghanistan bị chúng ta bỏ lại và chẳng bao lâu sau đã bị Hoa Kỳ chiếm đóng, và cả nhóm các quốc gia độc lập muốn chứng tỏ lòng trung thành với chủ nhân mới bên kia đại dương.

        Vì vậy, việc phủ mạng bắc Kavkaz và nam Nga là việc tiếp tục chiến lược tách rời Nga khỏi phía nam lục địa Á Âu. Đó là lý do vì sao chúng tôi liên kết đề tài chiến tranh mạng lưới với đề tài thách thức địa chính trị Nga, bởi các cuộc chiến tranh mạng lưới này tiếp tục thực hiện chiến lược địa chính trị kinh điển truyền thống về việc mở rộng Rimland, tách các lãnh thổ và chuyển chúng vào sự kiểm soát của nền văn minh biển.

        Chiến tranh Chechnya là một chiến dịch mạng lưới tiêu biểu mà người đặt hàng ai cũng biết. Thế nhưng người Mỹ không tham gia trực tiếp vào chiến dịch này. Ngay cả tiền bạc của Mỹ cũng không tham gia trực tiếp. Nhưng tiền của Anh thì có, chúng xuất hiện ở đây bởi vì người Anh muốn lấy lại ảnh hưởng trong kinh doanh dầu Chechnya, Ả rập Saudi tham gia về nhân sự: mạng lưới Hối giáo cung ứng vật liệu con người. Người Ba Lan thì tham gia chiến tranh thông tin, tổ chức cuộc vận động bài Nga rộng khắp châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí qua Azerbaijan. Người Mỹ nào ở đây chứ?

        Không có người Mỹ, mà nếu có cũng không tìm thấy bằng chứng bởi trong kế hoạch này không có dấu vết Hoa Kỳ. Nhưng chiến dịch này được thực hiện đáp ứng lợi ích Mỹ, vì quốc gia Nga trong cuộc chiến Chechnya đứng bên bờ vực sống còn - tham nhũng, phân hóa, Yeltsin không biết gì, ban lãnh đạo mất tinh thần. Nước Nga tan rã bởi Chechnya, bởi một lãnh thổ nhỏ bé, không phải vì người Chechnya quá mạnh, họ cũng mạnh nhưng chỉ đến một mức độ nào thôi, mà bởi vì Hoa Kỳ thực hiện chiến tranh mạng lưới chống lại Nga. Kết quả là Chechnya phải được độc lập, chủ quyền, điều sẽ khiêu khích làn sóng đòi chủ quyền nổi dậy, Bashkortostan, Tatarstan, Yakutia, mà Yakutia là Lenaland1, dải đất nơi có thể xảy ra sự trưng thu vùng Viễn Đông và một phần Siberia khỏi phần còn lại của nước Nga. Liên bang Nga bên bờ vực tan rã. Thí dụ điển hình của chiến dịch mạng lưới: không có kẻ đặt hàng trực tiếp, khi chiến dịch mạng lưới được thực hiện chỉ có những dấu hiệu gián tiếp về sự tham gia của chủ đặt hàng. Nhưng mục tiêu cuối cùng đúng là nghiêm ngặt về địa chính trị: từ định hướng về Á Âu của Iran, biến nó thành bàn đạp để triển khai ở đó các căn cứ quân sự Hoa Kỳ, đưa khu vực này vào sự kiểm soát của họ để loại bỏ cơn đau đầu chính trong khu vực. Chính Iran là một trong nhũng vấn đế then chốt cho việc thiết lập quyền bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Sau đó, khép lại vòng “Anaconda”, cắt đứt hoàn toàn lối ra biển ấm của nước Nga.

        Để ngăn chặn thực hiện kịch bản này, chúng ta cần phát triển tích cực mối quan hệ Nga - Iran và gắn kết nhiều hơn hai đất nước. Trước tiên ở đây nói vẽ các xúc tiến địa chính trị, về quan hệ đối tác chiên lược Nga - Iran trong tất cả các lĩnh vực. Không chỉ trong lĩnh vực năng lượng, đầu tiên là năng lượng hạt nhân, điều hiện nay đang diễn ra. Mà còn trong lĩnh vực kinh tế, chiến lược quân sự. Lý tưởng hơn là tiến tới việc Iran và Nga ký kết liên minh chiến lược quân sự, tiến hành tập trận chung và cùng tham gia giải quyết những xung đột địa phương và khu vực. Ngoài ra, Iran đã gia nhập vào khối CSTO đang tồn tại. Nga và Iran phải cùng nhau tiến hành kiểm soát phân khúc Ấn Độ Dương tiếp giáp trực tiếp với Iran. Ở đây nói về quan hệ đối tác quân sự, chính trị, chiến lược mà hiệu quả của nó là đối tác toàn diện, bởi nhìn từ quan điểm địa chính trị Iran là dồng minh chính của Nga ở Trung Đông. Nhưng chính sự kiện này cũng đặt Iran vào nguy cơ bị tấn công, sau nhiều nỗ lực “cách mạng màu” không thành công, hiện nay người ta đang chuẩn bị tấn công quân sự trực tiếp.

----------------------
        1. Lenaland: phần đất tiếp giáp lưu vực sông Lena. Thuật ngữ của Mackinder dùng để chỉ toàn bộ các lãnh thổ bắc Á Âu, nằm từ phía đông sông Yenisei đến tận bờ Thái Bình Dương. Trong các công trình của mình Mackinder giành cho khu vực này mòi quan tâm đặc biệt, cho rằng nó không thuộc các nền văn minh đất liền (tellurocracy), mà thuộc các nước quyền lực biển (thalassocracy) (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2020, 04:27:15 pm »


        TẤT CẢ ĐỀU QUAN TÂM: ĐỊA CHÍNH TRỊ, ẢNH HƯỞNG, DẦU VÀ TIỀN BẠC.

        Ngay từ buổi đầu thực hiện chiến dịch mạng lưới của Chechnya, nhiều trung tâm quyền lực đã cùng lúc tham gia. Đầu tiên kết nối vào mạng lưới là người Anh, vốn tham gia phát triển các mỏ dầu trên lãnh thổ Chechnya từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi mà Groznyi được xem như trung tâm khai thác dầu thứ hai sau Baku. Ngay lúc đó người Anh đã đầu tư những phương tiện đáng kể vào ngành dầu Kavkaz, bỏ ra cho dự án này nhiều sức lực, nguồn lực, thời gian và năng lượng. Vì thế nên sau quốc hữu hóa của Liên Xô, rồi sau đó là sự tan rã của chính Liên Xô, người Mỹ lần nữa lại nhắc Anh Quốc về lợi ích của họ ở Kavkaz. Như thế người Anh kết nối vào chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ vì những toan tính thực tiễn riêng của mình, để lấy lại những gì đã mất, khôi phục ảnh hưởng kinh tế tài chính, nhận được hợp đồng, mua lại công nghiệp khai thác dầu vốn đã trở thành vô chủ. Người Mỹ thì cần tiền của người Anh, một lần nữa được đưa vào Kavkaz, đề tài trợ cho chiến dịch mạng lưới.

        Đấu thủ thứ hai của chiến dịch mạng lưới Kavkaz là Ả rập Saudi, mà qua họ toàn bộ thế giới Ả rập được kết nối và đầu tiên là mạng lưới Wahhabism. Người Saudi quan tâm nhất việc làm sao để phổ biến rộng rãi phiên bản Wahhabism của Hồi giáo, xuất khẩu phong trào Wahhabism ra ngoài thế giới Ả rập, đó là mối lợi ích của ảnh hưởng, thuần túy là thực dụng. Và người Mỹ đã kín đáo chỉ cho họ Chechnya, nơi Hồi giáo nhiều năm bị đàn áp, nơi vào thời Xô viết Hồi giáo truyền thống hoàn toàn bị diệt trừ nên ở đó rất dễ và rất nhanh có thể áp đặt các hình mẫu Wahhabism, tìm được cơ hội tiếp cận với Hồi giáo Nga ở khu vực Volga. Người Mỹ thì nhận được sự kết nối của nguồn lực con người vô tận, những mạng lưới Wahhabism quốc tế và sự tài trợ của họ.

        Thêm vào đó Wahhabism là mô hình mạng lưới sử dụng đông đảo tín đồ Hồi giáo, dễ hiểu và thuận tiện cho phương Tây: các trung tâm Wahhabism sẵn có, có thể điều hướng được, đã tồn tại khắp thế giới. Đó là mạng lưới được lập nên từ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, được kiểm soát và dễ hiểu đối với Hoa Kỳ, được tài trợ bởi Ả rập Saudi, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong thế giới Ả rập. Thêm vào đó Wahhabism, trên bề mặt là một phiên bản đơn giản, dễ hiểu của Hồi giáo như một hệ tư tưởng chính trị, không có “rắc rối”, có thể lĩnh hội nó dễ dàng, trong khi Hồi giáo  truyền thống khá phức tạp, dựa trên những hiểu biết thấu đáo về văn hóa và truyền thống của nó, khó tiếp nhận sau những thập niên của lãng quên và chủ nghĩa vô thần nhà nước. Cùng lúc đó Wahhabism phá hủy những hình mẫu truyền thống của Hồi giáo, phủ nhận hiện tượng Sufism - Hồi giáo mật tông vốn là nền tảng của Hồi giáo Chechnya. Và như thế, Wahhabism thay thế Hồi giáo truyền thống, dễ lĩnh hội và nhờ đó được kiểm soát, tức có nghĩa nó đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết để tạo ra một bối cảnh rõ ràng, dễ điều khiển đối với phía Hoa Kỳ.

        Để chiến dịch thành công, người Mỹ yêu cầu kết nối bộ máy tuyên truyền mạnh mẽ của việc gây sức ép và làm nóng thông tin thường trực. Để làm việc này, trung tâm quyển lực thứ ba - các nước Đông Âu, đã cứng rắn từ bỏ quá khứ Xô viết, từ bỏ nước Nga và hiện nay đang sử dụng bất cứ nguyên cớ nào để biểu lộ thái độ tiêu cực của mình, trong mọi vấn đề họ đều giữ quan điểm thân Mỹ. Chechnya là cái cớ tốt để họ thể hiện sự hăng hái chống Nga và một lần nữa sự luồn cúi trước người Mỹ. Trong đội tiên phong của cơn kích động chống Nga có Ba Lan, các nước Baltic và một số nước Đông Âu khác, luôn cố bằng mọi phương tiện và mọi nguyên cớ thể hiện sự căm thù của họ đối với Nga. Và cuối cùng, để tăng cường ảnh hưởng của mình với Azerbaijan, trực tiếp giáp giới với Chechnya, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tỏ sự quan tâm.

        Không cần phải giải thích cho ai trong số những thành viên kể trên của quá trình, tất cả họ đều hiểu những lợi ích cục bộ của mình, thế nhưng người tiêu dùng cái kết quả toàn cầu cuối cùng chính là người Mỹ. Thêm vào đó người Mỹ không trực tiếp chỉ ra cho ai - “các người, người Thổ, hãy thu xếp các kênh cung cấp vũ khí và tay súng qua Azerbaijan, còn các người, các Wahhabist, hãy tài trợ và tuyển mộ các thành viên mới của kháng chiến, còn các người, Ba Lan, hãy hét to khắp thế giới rằng người Nga diệt chủng công dân mình, giết người Chechnya vô tội, cả người già và trẻ em”. Không có gì kiểu đó vang lên, không một chỉ thị trực tiếp nào từ Washington mặc dù lẽ đương nhiên, tiến trình chung của chiến dịch được hiệu chỉnh ở những giai đoạn khác nhau với sự hổ trợ trực tiếp của tình báo Hoa Kỳ. Thế nhưng nhìn chung, dù tất cả các thành viên của chiến tranh mạng lưới dường như hoạt động cho lợi ích của mình, kịch bản toàn cầu vẫn do chính Hoa Kỳ thảo ra. Bản chất của chiến tranh mạng lưới là ở đó, không có sự điều khiển từng bước trực tiếp, mà tạo ra những điều kiện đủ ban đầu, trong trường hợp này là quanh Chechnya, vốn đã buộc tất cả các đấu thủ cần thiết phải tham gia vào tình hình này để bảo đảm thực hiện nó thành công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2020, 04:28:08 pm »


        MÃ MẠNG CỦA CUỘC CHIẾN CHECHNYA

        Để mô tả việc hình thành cách hiểu “chính xác” tình hình và những quá trình diễn ra tiếp theo trong những cuộc chiến tranh mạng lưới, người ta dùng khái niệm “mã mạng”. Đó là một mê cung mà thông qua nó các thành viên đánh giá những sự kiện đang diễn ra. Mã mạng dự đoán trước phản ứng đòi hỏi từ các phía, những ai lập ra nó quan tâm đến nhiều yếu tố giúp họ tính được thành viên của tiến trình phản ứng thế nào đối với sự kiện này hay khác.

        Nắm được mã mạng nhất định, thành viên của chiến dịch mạng sẽ hiểu “chính xác” phải đánh giá thông tin thế nào, sau đó hành xử ra sao, những quyết định nào cán được thông qua. Tức sự “chính xác” đó đã được thiết lập trước. Để bắt đầu chiến dịch mạng lưới ở Kavkaz, người ta khiến tình hình quanh Chechnya gia tăng căng thẳng. Hoa Kỳ bắt đầu lập ra mã mạng cần thiết cho họ.

        Ngoài mã mạng đã được thiết lập, trên lãnh thổ Chechnya còn hiện diện một mã mạng được hình thành trên cơ sở những quá trình lịch sử cần thiết phải tính đến khi chuẩn bị chiến dịch mạng lưới. Một trong những nhân tố hình thành mã mạng hiện hành là, thí dụ như, tâm trạng ly khai ở Chechnya, xuất hiện khá lâu trước khi bắt đầu cuộc xung đột Chechnya lần thứ nhất bởi Trung tâm Xô viết đã trấn áp bất cứ biểu hiện bản sắc truyền thống Chechnya nào vì chủ nghĩa vô thần nhà nước, không để người Chechnya thể hiện bản sắc sắc tộc, văn hóa và truyền thống.

        Khi áp lực của Trung tâm đã nới lỏng, ý thức về bản sắc từng bị trấn áp của người Chechnya trỗi dậy, điều tự nhiên đối với một dân tộc có truyền thống. Điểm này của mã mạng đang tồn tại sẽ được nắm bắt khi chuẩn bị cho điểm xuất phát đầu tiên của chiến dịch mạng. Thêm vào đó Chechnya thật sự là một cộng đồng đơn sắc tộc bởi đa số cư dân là dân tộc Chechen, chỉ phân chia trong nội bộ gia tộc. Đó chính là xuất phát điểm thứ hai được mã mạng đang hiện diện tính đến bằng cách thổi phổng đề tài sự chiếm đóng của Nga ở Chechnya.

        Điểm thứ ba tính tới việc người Chechnya không có điều kiện xây dựng mô hình xã hội của riêng mình dựa trên cách thức truyền thống. Các xuất phát điểm này đều được đưa vào tính toán cho mã mạng hiện có. Như thế, hoạt động mạng lưới ở Chechnya được chuẩn bị trên cơ sở mã mạng được hình thành có tính đến mã mạng đang tồn tại. Tất cả các bước đi này được lên kế hoạch sao cho phản ứng đối với chúng đều tiên đoán được đối với các nhà chiến lược - Hoa Kỳ, tính dự báo xuất phát từ hiểu biết mã mạng, tức hiểu thấu đáo xuất phát điểm của các phía tham gia xung đột.

        Đồng thời người ta cũng phải tính trước được những kết luận và bước đi nào sẽ được chính người Chechnya quyết định dựa trên những mã mạng của họ, đang tồn tại, và mã mạng được Hoa Kỳ thành lập. Tất cả chúng cho phép các nhà kịch bản chiến tranh mạng lưới chuẩn bị những điều kiện đủ, chính xác và lường định tình hình sắp tới.

        Còn mã mạng nào của phía Nga hiện diện tại thời điểm đó? Nước Nga phản kháng thế nào cuộc chiến vừa được bắt đầu chống lại Nga? Nga nêu lý do phải gìn giữ trật tự hiến pháp trên lãnh thổ Chechnya. Mọi người đều nhớ năm 1996, và thái độ thế nào của công dân Nga khi đó đối với Hiến pháp của Yeltsin. 98% người dân Nga công khai căm ghét Yeltsin và bản Hiến pháp của ông ta cùng với tất cả các quan chức, các nhà tự do và những cải tổ của họ. Hiến pháp đó được đưa ra như động lực chính để đảm bảo đẩy lùi chủ nghĩa ly khai Chechnya, cho dù tính hợp lệ của nó - tức sự ủng hộ của nhân dân - lúc đó thật sự bằng không.

        Động cơ tiếp theo của phía Nga là giữ gìn sự toàn vẹn của nước Nga. Mà có thể nói gì về sự toàn vẹn của nước Nga và những giá trị của nó trên nền tuyên bố của Yeltsin gửi các khu vực “hãy lấy bao nhiêu chủ quyền  mà các bạn muốn” chứ ? Vậy mà ở đây bất ngờ người ta nhớ ra sự toàn vẹn, vang lên vào thời điểm hoàn toàn không thuyết phục. Về chủ nghĩa yêu nước thì chẳng còn gì để nói, bởi chủ nghĩa yêu nước bị cấm dưới thời Yeltsin, và nếu anh là người yêu nước, có nghĩa anh là đổ hèn mạt hoặc kẻ ra rìa, ngồi yên ở tầng hầm và chớ thò mũi vào, tốt hơn là chết đi mà bảo vệ Xô viết tối cao1. Vậy thì còn động cơ yêu nước nào ở đây được chứ?

        Động cơ duy nhất còn lại từ phía Nga là trả thù cho những người bạn đã chết. Nhưng đó là động lực của một hành động có thể hoãn lại. Như thế, những động lực đáp trả phía Nga có được thời điểm đó thật thảm hại, còn mã mạng tồn tại của họ thì chán nản và chủ bại. Tất cả những gì diễn ra được xã hội tiếp nhận chính qua mã mạng đó.

        Bất cứ biện minh nào từ phía Trung tâm liên bang chống lại người Chechnya, những người có lập luận chặt chẽ và minh định hơn, đơn giản là lời nói nhảm thảm hại. Sự thua cuộc của chúng ta trong giai đoạn đầu cuộc chiến trang mạng lưới ở Chechnya đã được lập trình bằng chính mã mạng của chúng ta. Họ có thể bắt đầu.

-------------------------
        1. Ý nói cuộc khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993, kết thúc bằng những sự kiện chấn động ở nước Nga từ 21/9 đến 4/10/1993, khi tổng thống Boris Yeltsin ký sác lệnh giải thể Xô viết tối cao - cơ quan quyền lực cao nhất của Liên bang Nga. Phe đối lập nhân định chỉ thị này là vi hiến và đảo chính nhà nước, dẫn đến cuộc đụng độ trên đường phố giữa những người ủng hộ tổng thống Yeltsin và những người ủng hộ Xô viết tồi cao và kết thúc bằng việc tổng thống Yeltsin cho xe tăng bắn vào tòa nhà nơi những người ủng hộ Xô viết tối cao đang cố thủ. Kết quả hơn 120 người chết và 300 người bị thương, (http://dic.academic.ru/dic.nsf/ ruwiki/46639) (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2020, 04:29:01 pm »


        GIAI ĐOẠN NÓNG: HOA KỲ BẮT ĐẦU VÀ CHIẾN THẮNG

        Xây dựng xong mã mạng cần thiết và lập ra bối cảnh cho chiến dịch đã hoạch định, người Mỹ bắt đầu ra đòn. Quá trình được khởi sự: kết nối Wahhabism - Ả rập Saudi, kết nối các nguồn lực tài chính của người Anh, mở ra các kênh vận chuyển vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ về Azerbaijan. Cũng lúc đó người Ba Lan bắt đầu “hú”, các nước Đông Áu “phụ họa” theo. Từ tiếng “hú” này cả phần còn lại của châu Âu thức tỉnh, các phái bộ OSCE nhốn nháo, người Anh nhớ lại những lợi ích kinh tế của mình, về những đồng tiền đã mất của mình từng được đầu tư khi nào đó, về những “ngôi nhà Anh” ở ngoại ô Groznyi xây hồi cuối thế kỷ 19.

        Toàn bộ cơ chế mạng lưới mà người Mỹ lập nên hôm trước được khởi động. Trong khi đó bản thân người Mỹ dường như ở ngoài cuộc, không chỉ thị gì trực tiếp cho bất cứ ai. Họ đã làm xong việc của mình, đã tạo ra bối cảnh, đã hình thành những điều kiện đủ và đã chọn xong các tham dự viên của chiến tranh mạng, bối trí họ theo cách mà mỗi người kết nối vào mạng lưới hiểu rõ công việc của mình, vị trí của mình, sứ mệnh của mình, nhiệm vụ của mình và bắt đầu làm việc đúng hướng. Giờ đây tất cả những gì được làm tiếp sau theo mô hình này đều diễn ra đáp ứng lợi ích của sức mạnh Mỹ. Bất kỳ hành động của một trong các đấu thủ nào đều nhằm mang lợi cho Hoa Kỳ và làm suy yếu nước Nga.

        Bước tiếp theo, người Mỹ kết nối sự ủng hộ ngoại giao và chính trị của phương Tây vào quá trình. Tổng thống CRI1 Aslan Maskhadov đến London được đội vệ binh danh dự, các tiểu đội pháo binh và cận vệ hoàng gia chào đón, được các cộng đồng Hồi giáo ở thủ đô Anh chào mừng bằng đuốc, bằng tiếng kèn túi và trống. Và thế, lòng căm thù Nga đã được mua với giá bèo.

        Toàn bộ quá trình này đương nhiên cần có tài trợ. Nhưng chiến tranh mạng lưới, một lần nữa, không tính tới việc tài trợ trực tiếp từ chủ đặt hàng. Hoa Kỳ không tài trợ trực tiếp bất cứ gì, bởi điều đó sẽ làm lộ mặt thật của họ ngay lập tức. Bất cứ đồng tiền nào được phân bố đều rất dễ theo dấu, vì thế các phương thức tài trợ gián tiếp, tiền từ các trung tâm khác - cũng được kết nối vào chiến dịch. Thí dụ nhà tài chính Anh James Goldsmith kiếm tiền nhờ đầu cơ các cổ phiếu của các công ty dầu khí. Đặc biệt là những công ty đầu tư vốn vào việc phát triển dầu Caspian. Nhà tài chính Anh này cũng quan tâm tới tình hình Chechnya. Ông để ý tới việc hình thành thị trường chứng khoán của các công ty tham gia phát triển Caspian. Ông ta xem xét những công ty nào khai thác thềm lục địa Caspian ở Baku, những công ty nào có tầm nhìn phát triển ở Chechnya, công ty nào hướng đến tuyến đường nào - ngang qua Chechnya đến Novorossisk hay đi vòng qua Nga, công ty nào đặt trên tuyến đường nào. Tùy vào tình hình lúc đó mà cổ phiếu lên giá hay hạ giá. Tài trợ cho băng nhóm gây bất ổn tình hình ở Chechnya thì cổ phiếu của những công ty đặt trên tuyến Baku - Tbilisi - Ceyhan tăng lên, còn những công ty đi qua Novorossisk bị sụt giảm, có thể mua. Tiếp theo mọi việc tạm lắng, ngưng bắn, cổ phiếu tăng vọt, những ai đầu tư vào tuyến Baku - Tbilisi - Ceyhan, cổ phiếu giảm. Và như thế, tùy vào tình hình Chechnya mà trò chơi chứng khoán được tiến hành, mạng tới những món lợi khổng lổ, vì thế Goldsmith tích cực kết nối vào quá trình Chechnya và nhờ quá trình này ông ta hình thành tình hình chứng khoán, và lẽ đương nhiên đầu tư để tăng lợi nhuận bằng việc tài trợ cho các tay súng, gởi tiển khi thì vào phân khúc này, khi thì vào phân khúc kia của cuộc chiến.

        Còn ở Nga, chuyện gì xảy ra vào thời điểm này? Xã hội Nga đơn giản là vô cùng “khó ở”, bởi đã lộ rõ việc thiếu kiểm soát hoàn toàn tình hình của Trung tâm liên bang. Sự phá hoại của các quan chức tham nhũng, truyền thông tự do - được hình thành theo mã mạng phương Tây để tạo điều kiện cấn thiết cho trường thông tin Nga - làm việc hết công suất. Các phương tiện truyền thông “gẩm rú” theo mỗi tình huống ầm ỉ ở Chechnya, theo bất cứ hoạt động thành công nào của các lực lượng liên bang, một cơn cuồng loạn chung, các nhà bảo vệ nhân quyền thì “đấu trong cơn phê thuốc”, chính quyến chán nản và bối rối. Điểu đó làm xã hội xuống tinh thần, trên màn ảnh truyền hình thường xuyên thấy các tử thi, quan tài, những bà mẹ khóc than. Yeltsin gầm gừ say xỉn. Rõ ràng chính phủ không kiểm soát được bất cứ thứ gì. Trong bối cảnh đó, các nhà tài phiệt “ăn chơi”. Các vị tướng bán vũ khí cho các tay súng, tổng tham nhũng, các quan chức phân hóa, tình hình bộc lộ toàn bộ tất cả các vết áp xe đã có vào thời điểm đó, mưng mủ trong xã hội Nga, trong hệ thống thối rữa của cuộc chè chén linh đình của Yeltsin. Những ai am hiểu tình hình, có mã mạng được hình thành chính xác: những nhà báo tự do, giới tài phiệt nhắm tới phương Tây biết làm gì và làm thế nào trong mỗi tình huống cụ thể - sẽ kiểm soát tình hình chính trị của đất nước.

        Vì sao tất cả những chuyện này lại xảy ra? Bởi vì ở Chechnya đang có chiến tranh mạng lưới của Hoa Kỳ chống lại Nga, và tất cả những gì xảy ra trong xã hội Nga và trong chính quyền - hậu quả trực tiếp của nó - là một chiến dịch mạng lưới tiêu biểu. Ai tính đúng mã mạng, người đó sẽ điều khiển các quá trình và động cơ của người Chechnya, khiêu khích xung đột bằng cách nhắc về việc mọi người đang chiến đấu với kẻ chiếm đóng, công thức của họ rất đơn giản: chúng tôi dẫu tranh cho độc lập và tự do. Kremlin trong khi đó lại chẳng hiểu gì, bởi tự do thì tốt, theo cách hiểu của cánh tự do. Các vị tướng nhìn vào điện Kremlin, tham nhũng lên ngôi, xã hội ngả lòng, phương Tây và bọn tay sai của họ, những nhà tài phiệt, đang làm chủ đất nước. Động lực của phía Nga mờ mịt. Tất cả là kết quả của việc thực hiện thành công một giai đoạn của chiến tranh mạng lưới. Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này là sự phản hóa hoàn toàn dẫn tới tiêu diệt tính nhà nước Nga, và hậu quả là sự tan rã của Nga và thắng lợi cuối cùng trong chiến tranh địa chính trị giữa các lục địa này thể hiện ở sức mạnh thế giới độc tôn của Hoa Kỳ.

        Nhưng ở đây giai đoạn nóng đã dừng lại, phía Nga không chịu nổi căng thẳng, đã đầu hàng. Không phải đầu hàng các băng nhóm Chechnya ly khai - đó là vật hy sinh của chiến tranh mạng lưới, các nhà chiến lược mạng không tính tới lợi ích của chúng, mà nước Nga đầu hàng nước Mỹ khi bại trận trong chiến dịch mạng lưới. Đó là cái giá cho việc quá thờ ơ với logic địa chính trị của lịch sử và của các chiến lược mạng lưới, khi đó người ta đã không tính đến cả cái nọ lẫn cái kia đơn giản vì họ chưa bao giờ nghe thấy.

-------------------
        1. Cộng hòa Chechnya Ichkeria, một tổ chức nhà nước không được công nhận của Chechnya ly khai, hiện diện trên lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết tự trị Chechnya - Inghuskaya (ASSR) sau khi Liên Xò tan rả. Tổ chức nhà nước này đã bị quân đội Nga tiêu diệt năm 2008, trong cuộc chiến tranh Chechnya thứ hai (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2020, 04:29:33 pm »


        GIAI ĐOẠN LẠNH: CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI CỦA NHỮNG CHỦ ĐÍCH

        Nước Nga bị đánh bại, chiến tranh dừng lại theo điều kiện của phe ly khai được kiểm soát trọn vẹn lãnh thổ, nơi không có cơ quan đại diện chính quyền  liên bang nào nên có thể thản nhiên bỏ qua Hiến pháp Liên bang Nga mà vì nó xảy ra tất cả mọi chuyện, bỏ qua cả các luật lệ Nga, được làm tất cả những gì họ muốn. Còn điều kiện duy nhất từ phía Nga - tạm thời chưa chính thức tuyên bố tách Chechnya khỏi thành phần Nga. Ở giai đoạn đó, việc tách khỏi Nga chưa cán thiết bởi trong điều kiện đang hình thành lúc ấy, (việc ly khai - ND) có thể dẫn tới sự sụp đổ đất nước không sao kiểm soát được mà ở thời điểm đó Hoa Kỳ vẫn chưa chuẩn bị cho sự kiện này.

        Nhưng rồi sau đó lại xuất hiện những mâu thuẫn trong chính xã hội Chechnya. “Chiến thắng” và việc kẻ thù bên ngoài tự biến mát đã dẫn tới khủng hoảng động lực. Vào lúc mà người Chechnya bắt đầu thảo ra Hiến pháp đầu tiên của quốc gia được cho là “độc lập”, họ phát hiện rằng xã hội Chechnya truyền thống, những phong tục của tổ tiên hoàn toàn mâu thuẫn với những mô hình Wahhabism du nhập từ bên ngoài. Bắt đầu cuộc xung đột nội tại giữa những người theo Wahhabism và những nhà truyền thống; động cơ của người Chechnya chao đảo. Nga vào thời điểm đó đã dàn xếp ổn thỏa cho động lực của mình: tầm quan trọng của Hiến pháp Nga mà trước đó mọi người căm ghét, giờ đây được nâng lên bằng cái giá uy tín riêng của Vladimir Putin, người ngay từ đầu đã đặt Hiến pháp lên cao hơn khả năng ở lại làm tổng thống bao lâu cho đến khi mà nhân dân còn ủng hộ ông. Việc giữ gìn sự toàn vẹn của nước Nga thời Putin đã trở thành lý tưởng quốc gia, đối lập với chủ nghĩa Yeltsin, bất đồng khu vực của Hội đồng Liên bang Nga được xoa dịu, các thống đốc bị giải tán, các lãnh thổ gắn kết với Trung tâm nhờ định chế đại diện tổng thống. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một trong những khoảnh khắc quyết định để hình thành mô hình mới tự do - yêu nước của Putin.

        Vì những động lực của người Chechnya trong bối cảnh này, ngược lại, đang lung lay nên ở những người xây dựng mã mạng từ phía họ (phương Tây - ND) nảy sinh nhu cầu hành động tinh tế hơn. Trong việc phát triển chiến lược mạng lưới giai đoạn tiếp theo, họ kết nối với các cộng đồng sắc tộc ở Kavkaz và các nhóm sắc tộc ở Nga, họ làm việc với cộng đồng người Chechnya ở Moskva v.v... Chiến tranh mạng lưới tiếp diễn, nhưng chuyển sang cấp độ tinh vi hơn. Bắt đầu công việc chuẩn bị cho các định chế tư tưởng Chechnya có khả năng thành lập và biện giải những động cơ mới, hiệu chỉnh cái cũ. Ở giai đoạn này có thêm các điệp viên trực tiếp của tình báo Anh kết nối vào. Nếu trước đây không cần họ bởi mọi thứ diễn ra thuận lợi trơn tru, thì nay, lúc người Chechnya bắt đầu quay lại với nguyên mẫu sắc tộc truyền thống của họ, cần có sự tham gia trực tiếp, chặt chẽ của các chuyên gia Anh để đưa tình hình Chechnya vào guồng điều khiển của mình. Chính vào thời điểm này cạnh ban lãnh đạo Chechnya xuất hiện doanh nhân Anh gốc Ba Lan Mansour Yahimchik, vào thời của mình từng là thành viên tích cực của phong trào chống cộng và là một trong các thủ lĩnh công đoàn “Đoàn kết” Ba Lan ở Krakow. Ông ta đột ngột thể hiện mối quan tâm bất ngờ tới phiên bản Hồi giáo mật tông ở Chechnya, nhập tịch Cộng hòa Chechnya Ichkeria, trở thành cố vấn tổng thống về các vấn đế kinh tế đối ngoại. Với sự cống hiến của ông ta, quan hệ của các thủ lĩnh Chechnya với giới tài chính Anh được dàn xếp suôn sẻ, ông ta tổ chức cuộc gặp của các lãnh đạo Chechnya với các huân tước Anh, với Margaret Thatcher vào lúc đó là cố vấn cho tập đoàn Bristish Petroleum, với các giám đốc những tập đoàn lớn khác. Tức chỉ cần người Chechnya bắt đầu nghiêm túc bắt tay vào hồi phục các nguyên mẫu Hồi giáo truyền thống của riêng mình, sắc tộc mình, chứ không phải Wahhabism mà vào lúc đó đã bị chối bỏ khá nghiêm trọng, họ đã lôi kéo sự chú ý sâu sắc, ngay lập tức xuất hiện người Anh gốc Ba Lan quan tâm đến Hồi giáo Chechnya.

        Chính nhờ sự tham dự trực tiếp của ông ta mà vào tháng 4/1997, Quỹ đầu tư Kavkaz được thành lập, Viện Thương mại Công nghiệp Hoa Kỳ -  Kavkaz được đăng ký ở Washington còn huân tước McAlpine - đại diện tập đoàn tài chính Goldsmith hứa đầu tư vào công nghiệp dầu Chechnya 3 tỉ USD, nhưng với điều kiện ông ta phải được quyền thuê không giới hạn toàn bộ ngành công nghiệp dầu Chechnya - tức ở đây thật sự đã có thể nói về việc mua nó.

        Hoạt động mạng lưới ở Chechnya bắt đầu chuyển sang giai đoạn nóng, xuyên qua hai cuộc chiến Chechnya và tiếp tục đến tận bây giờ. Trong bối cảnh Chechnya tồn tại những lỗ hổng mà các nhà chiến lược phương Tây sử dụng chống nước Nga tới ngày nay. Thế chênh vênh của sự yên tĩnh hiện thời là ở chỗ hòa bình Chechnya được hình thành trên cơ sở sự thống trị của một bộ phận thế tục của xã hội Chechnya, bộ phận này thiết lập một hệ thống thế tục nghiêm ngặt của thiết chế xã hội, áp đặt bởi Nga nhờ con đường bạo lực. Và một lần nữa, cũng như trước đây, ở Chechnya đã loại trừ hoàn toàn các mô hình truyền thống. Hiện giờ những mô hình này, cũng như thời Xô viết, đang bị trấn áp hoàn toàn, không có sự cân bằng nào tính đến yếu tố truyền thống. Mô hình thế tục đã chiến thắng và được duy trì nhờ áp lực Trung tâm. Trong bối cảnh này vẫn luôn còn dư địa để nhắm đến những cộng đồng dân tộc Chechnya đang bị trấn áp, có thể kích động tình hình vào bất cứ lúc nào. Xung đột Chechnya được đóng băng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, được rót tài trợ hào phóng từ Trung tâm liên bang, nhưng cũng không nên phá hủy sự ổn định trong những điều kiện hiện nay. Chỉ cán một lần nữa giảm nhẹ sức ép - thay đổi chiến lược chính trị đối ngoại có lợi cho phương Tây, đặt những nhân vật khác vào Chechnya, giảm nhẹ dòng tài trợ hay bất cứ gì nữa thì tất cả sẽ lập lại từ đầu. Cái im ắng tạm thời chủ yếu đến từ sự mệt mỏi chung. Chiến tranh mạng lưới không thể bị ngăn lại. Nhưng có thể đảo ngược hướng đi của nó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2020, 07:22:18 am »


        CÁC BLOGGER Ở BẮC KAVKAZ

        Càng ngày, các blogger địa phương càng gây ảnh hưởng nhiếu hơn lên tình hình Bắc Kavkaz nhờ sự phổ biến rộng rãi của mạng Internet. Do đó chính quyền các cộng hòa bắc Kavkaz đã giành cho họ ngày càng nhiều quan tâm, tổ chức những tour báo chí đặc biệt, tiến hành các diễn đàn blogger thường xuyên. Nhiệm vụ của nó: huy động các blogger - người dẫn dắt ý kiến xã hội - vào việc giữ gìn sự toàn vẹn của nước Nga và vào sự phổ biến các phiên bản Hồi giáo truyền thống, xây dựng chúng một cách đúng đắn. Điều này trước nhất cần để chống lại cuộc tấn công mạng lưới, được các kỹ thuật viên Hoa Kỳ thực hiện qua công cụ blog bằng cách kết nối với một số lượng lớn blogger hoạt động phá hoại. Rất nhiều tiền đã được đổ vào để mua những thành viên tích cực nhất trong thế giới blog cũng như trong việc lập những tài khoản ảo và các người máy mạng, được nhân bản trên mạng theo các đề tài Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dặt hàng.

        Việc phát tán các nội dung phá hoại của bên ngoài đã chèn lấn các khối thông tin tích cực ủng hộ sự toàn vẹn của Kavkaz và Nga hay các phiên bản Hồi giáo truyền thống. Nó còn tạo ra một bối cảnh thiếu xây dựng mà nhìn vào đó, những người dùng mạng trung lập sẽ cho rằng thái độ phá hoại này chiếm ưu thế ở bắc Kavkaz hay thậm chí là duy nhất.

        Trong tương quan này, từ phía chúng ta cần phải lôi kéo những người thật sự chia sẻ những quan điếm tích cực, ủng hộ Hồi giáo truyền thống và phát triển bắc Kavkaz trong thành phần của Liên bang Nga. Nếu tập hợp được họ, có thể tạo ra một làn sóng đáng kể trong phân khúc này của Internet, vốn đang nằm ở trung tâm chú ý của giới trẻ bắc Kavkaz. Họ đang rất nhạy cảm với những mô hình được các điệp viên của mạng lưới Hoa Kỳ xúc tiến trên Internet, những kẻ đang phát tán những quan điềm ly khai, Wahhabism và nhà nước giáo quyển.

        Cách thức tiếp theo để tập hợp các blogger tích cực của bắc Kavkaz chủ yếu nằm trong quan điểm “hiện đại hóa mà không Tây hóa” - một mô hình xã hội mà trong khuôn khổ đó, nếp sống truyền thống được duy trì, các công nghệ tiên tiến nhất được lĩnh hội dễ dàng. Trong trường hợp này không phải là mục tiêu mà là phương tiện. Và ở đây chỉ cần xây dựng những mục tiêu đúng đắn.

        Ờ những người thế hệ lớn tuổi, ý thức gia trưởng là một bộ lọc giúp họ ném bỏ tất cả những thông tin tiêu cực và tiếp nhận chỉ những gì tương ứng với các khuôn mẫu truyền thống. Nhưng giới trẻ thì bị những ý tưởng phá hoại tác động ở một mức độ lớn hơn, bởi Wahhabism chủ yếu lôi kéo giới trẻ, những người bị ảnh hưởng truyền thống thì ít mà chịu tác động của truyền hình thì nhiều.

        Cho đến nay, các blogger ở bắc Kavkaz đang phân tán, cái nhìn của họ khá lỏng lẻo, họ không thể hình dung toàn bộ khung cảnh một cách hệ thống, hành động có tính cục bộ. Họ cần được chú ý nhiều hơn để tạo điều kiện hình thành quan điểm chủ quyền quốc gia, giúp họ nhìn ra hình ảnh kẻ thù và có thể phát hiện nó trong bất cứ binh đoàn mạng nào một cách rõ ràng, có căn cứ.

        Công nghệ tuyên truyền Đại Tây Dương của phương Tây rất công kích, hiệu quả, mạnh mẽ, chất lượng, giới thiệu những hình ảnh sống động. Nó xâm chiếm đầu óc con người, nếu người đó trung lập - thường là thiếu niên hoặc trẻ em. Chúng nhạy cảm với những gì mạnh mẽ, nhất là khi những tiền đề cơ bản đã được tivi hình thành.

        Một đặc trưng địa phương nữa: khác với nhiều nơi ở nước Nga, làm blogger ở Kavkaz khá nguy hiểm - đó là một khu vực đặc biệt, vì vậy cần có cách tiếp cận đặc biệt. Bắc Kavkaz ngày nay đã bị đưa ra khỏi trạng thái cân bằng xã hội. ổn định xã hội không thể có được bằng tác động vũ lực, mà từ đầu óc con người, và ở đây nội dung, suy nghĩ, ý tưởng đóng vai trò chủ đạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2020, 07:23:34 am »


        NAM OSSETIA 2008: GIAI ĐOẠN THÔNG TIN CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Không chỉ bắc, mà nam Kavkaz cũng là đối tượng quan tâm đặc biệt của các nhà chiến lược Đại Tây Dương không chỉ một thế kỷ qua. Trong mưu toan đây nước Nga khỏi Kavkaz lùi sâu hơn vào lục địa, phương Tây luôn dùng những công nghệ mới nhất cho đến lúc đó. Chính vì thế mà Kavkaz nhìn chung là đối tượng tác động mạng thường trực, và các công nghệ thông tin được áp dụng ở đây một cách trực tiếp, liên tục khẳng định tính hiệu quả của mình. Những sự kiện ở Nam Ossetia vì thế không là ngoại lệ.

        Ờ đây nói về chính những sự kiện tháng 8-2008, cựu chủ biên chi nhánh Nga của tờ báo Anh The Financial Times Charles Clover đã để cập ở trên chỉ ra rằng khi G. Bush con nói chuyện với dân chúng Mỹ để biện luận cho sự dính líu của quân đội Hoa Kỳ với Gruzia trong xung đột Gruzia - Ossetia và việc tàu chiến Hoa Kỳ đi vào biển Đen, ông ta đã sử dụng khái niệm report (tường thuật - ND). Trong phát biểu của mình, ông ta đã viện dẫn chính từ đó. Ông ta không nói - “theo báo cáo của tình báo Mỹ” hay “của Lầu Năm góc, người Nga đã tấn công Gruzia, vì thế chúng ta phải bảo vệ dân chủ”. Ông ta hiểu nó không phải vậy, rằng không ai đã và sẽ báo cáo vì sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc đó. Nhưng cùng lúc, ban lãnh đạo Hoa Kỳ cần phải biện minh cho việc các đơn vị hải quân của mình xâm nhập biển Đen.

        Đưa hạm đội Hoa Kỳ vào khu vực có thể tấn công trực diện lãnh thổ Nga được biện hộ không chỉ về chiến thuật, tác chiến hay thậm chí nhu cầu quân sự, mà trước tiên nó cần thiết nhìn từ quan điểm địa chính trị. Người Mỹ dù sao cũng cần phải vào biển Đen, thể hiện việc đứng về phía Gruzia, tạo ra yếu tố răn đe đối với nước Nga, thay đổi cán cân lực lượng và, có thể cuối cùng là thay đổi tiến trình lịch sử. Để thực hiện bước đi này cần những cơ sở nghiêm túc. Nhưng không thể viện dẫn vào dữ liệu tình báo, hoặc vi không có chúng hoặc có thể chúng nói ngược lại. Cũng như khi quân đội Hoa Kỳ đã vào Iraq, thông tin tình báo cho biết Iraq không có vũ khí hóa học. Kết quả là tất cả kết thúc bằng một scandal. Vì thế lần này trong phát biểu của mình Bush dùng từ report - đơn giản là tường thuật: “CNN nói người Mỹ đã tấn công Gruzia” - họ đã tường thuật như thế cho nên tôi - lãnh đạo Hoa Kỳ - quyết định ủng hộ Gruzia.

        Tiếp theo đó Hợp chúng quốc Bắc Mỹ thực sự đưa tàu chiến của mình vào biển Đen. Nhưng khi chiến dịch kết thúc - năm ngày chiến tranh cộng với vài ngày nữa, khi thế giới vẫn đang trong cơn sốt, người ta hỏi Hoa Kỳ: Nó là gì, ngài Bush con kính mến, các tàu chiến để làm gì? Và ông ta đã trả lời, đừng hỏi tôi mà hãy hỏi CNN, họ sai lầm khi chiếu những cảnh nói đó là Gruzia bị đánh bom. Chúng tôi mới đưa tàu vào. Hóa ra đó là đánh bom Tskhinvali1 chứ không phải Gori2.

        Khi đó CNN mới sực nhớ: “Vâng đúng là chúng tôi bị nhầm băng, đấy chúng tôi sẽ chiếu cảnh đánh bom Gori. Còn thì vâng, chúng tôi đã chiếu cảnh Tskhinvali”. Và rồi họ chiếu lại cảnh Tskhinvali với dòng tít Tskhinvali bị đánh bom, còn đây là Gori bị đánh bom. Chúng tôi đã sửa chữa sai lầm, xin thứ lỗi, đơn giản là chúng tôi lắp ghép câu chuyện không chính xác, vì các tay máy đã viết sai tên băng, xin lỗi. Nhưng tàu chiến Mỹ thì đã ở biển Đen. Nếu tình hình phát triển khác đi, nếu như binh đoàn 58 (của Liên bang Nga - ND) sợ tàu chiến NATO, không đi qua đường hầm Roki vào Nam Ossetia; nếu như ban lãnh đạo chính trị (Nga - ND) lưỡng lự, phân tích những hậu quả của cuộc va chạm có thể với tàu chiến Hoa Kỳ ở biển Đen, thì đường hầm chắc đã bị nổ tung và chắc Tskhinvali đã bị đánh bom tan tành. Lúc đó chắc Gruzia đã có thể chiếm Nam Ossetia, thực hiện được những nhiệm vụ quân sự, tác chiến và chiến lược, lập ra được một căn cứ Hoa Kỳ vững chãi ở nam Kavkaz, tăng biên giới kiểm soát từ phía dãy núi Kavkaz và tìm được lối ra mênh mông tới biển Đen. Nga lúc đó chắc sẽ đứng bên bờ thảm họa. Mà tất cả là vì cái gì? Vì CNN “nhầm băng” và Bush vịn vào tường thuật này đưa hạm đội Hoa Kỳ vào. Tức là vì một “sai lầm vô tội” của một nhân viên kỹ thuật, nhiệm vụ chiến lược nghiêm túc nhằm thiết lập kiểm soát trực tiếp của Hoa Kỳ ở nam Kavkaz đã có thể được thực hiện, tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên Kavkaz thông qua Gruzia. Nam Ossetia và Abkhazia có thể cũng đã bị chiếm đóng hoàn toàn, thực hiện diệt chủng toàn bộ các dân tộc. Kết quả là kiểm soát vùng bờ Biển Đen trực tiếp từ biên giới Nga, tàu chiến Hoa Kỳ thường trực trong vùng biển Nga, căn cứ quân sự NATO ở Sukhumi - tất cả những điều này khiến chúng ta như chỉ mành treo chuông... Và đó là một bên bàn cân. Còn bên kia là “nhầm băng”.

        Nảy sinh câu hỏi: người Mỹ có tình cờ nhầm băng không? Có tình cờ không khi Bush đưa ra tuyên bố lịch sử dựa vào phóng sự của CNN chứ không phải vào báo cáo chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng, khi đó là Robert Michael Gates, người đã viết một hổi ký cởi mở sau khi về hưu? Tất cả chính là một chiến dịch mạng lưới kinh điển. Xung đột tháng 8/2009 là thí dụ của một hoạt động mạng lưới do Hoa Kỳ thực hiện, nhưng bạn sẽ không tìm ra những người chịu trách nhiệm cho việc thực hiện này: không thể xác định được phía đặt hàng xung đột, cũng không rõ phía thừa hành. Vâng người ta có hỏi Saakashvili ông ta cần gì để giải quyết những vấn đề của mình và gia nhập NATO. Ông ta đáp cần có vũ khí Mỹ. Lời đáp chính thức cho câu hỏi này có thể tìm thấy rất nhiều - từ ước muốn vũ trang quân đội cho đến mưu toan sử dụng chúng như yếu tố răn đe khi tiến hành các cuộc thương lượng.

        Rốt cục thì bản thân việc cung ứng vũ khí cũng chưa phải là cái cớ để cáo buộc cho việc trực tiếp chuẩn bị xâm lăng.

-----------------------
        1. Thủ phủ Nam Ossetia.

        2. Thành phố phía đông Gruzia.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM