Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:50:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9545 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2020, 08:19:36 pm »

       
 
PHẦN 2

TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

CÔNG NGHỆ XÂM CHIẾM KINH TẾ BẰNG MẠNG LƯỚI Ở CÁG NƯỚC TRONG “LÝ THUYẾT PERKINS”

        Sự cân bằng hạt nhân được hình thành trong nửa sau thế kỷ 20 buộc các nhà chiến lược phương Tây, mà trước tiên là Hoa Kỳ, với tham vọng bành trướng bắt đầu thảo ra những hình thức mới không lộ liễu của việc “chiếm đoạt lãnh thổ” và thiết lập ảnh hưởng của mình. Cùng với đó, họ tránh làm xuất hiện những tiền đề cho việc sử dụng vũ lực quân sự để không khiêu khích một cuộc xung đột hạt nhân toàn cầu, hay trong trường hợp những cuộc xung đột địa phương, họ tránh để bị lên án xâm lược quân sự hay có chính sách bành trướng để không hủy hoại hình ảnh “nhân đạo” của Hoa Kỳ Chính “bế tắc” hạt nhân đã mở ra trang mới cho phát triển nghệ thuật quân sự. Khi cuộc chiến tranh nóng thông thường trở nên không thể chấp nhận, thay thế nó sẽ là một hình thái mới của chiến tranh - tiềm ẩn, lạnh, thể hiện qua những “xung đột cường độ thấp” và trong những “chiến dịch mật”1.

        Ban đầu, phân khúc này của các tìm tòi được gọi là “chiến lược những hành động gián tiếp” và được mô tả chi tiết ở công trình đã được nêu trên của Basil Liddell Hart mà những nghiên cứu của ông đã đặt nền tảng cho quan điểm chiến tranh mạng lưới. Bản chất của các cuộc chiến tranh mạng lưới, như chúng ta được biết, là ở chỗ sử dụng các mạng xã hội, các cộng đồng hay những cấu trúc xã hội, cả nhân đạo lẫn chính trị, trong đó có những nhóm tinh hoa nằm trong chính quyền. Các nhà xã hội học nói chung đã đặt nền tảng mạng lưới của chiến lược này từ cuối những năm 1970, và nói riêng là nhà xã hội học Alvin Goulder, người từng lập luận rằng học thuyết xã hội trong hình thái ẩn thường xuất hiện như học thuyết chính trị2: “Học thuyết chiến tranh mạng lưới đã thay thế cho quan điểm kiểm chế hạt nhân”. Chiến tranh mạng lưới không phải do các nước và các khối, mà do các cấu trúc thể chế toàn cầu tiến hành”. Những cấu trúc mạng lưới khác nhau (truyền thông đại chúng, các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi lợi nhuận, giới tinh hoa chính trị, các tổ chức mật vụ) tích hợp vào một mạng lưới chung, linh hoạt và đa dạng3.

        “Nguyên tắc mạng lưới tạo điều kiện tước đoạt chủ quyền và sự độc lập chính trị ở một số quốc gia và dân tộc. Người ta biến chúng thành những cơ chế bị kiểm soát ngặt nghèo, thành một phần của kế hoạch giám sát trực tiếp toàn hành tinh, thành việc thống trị toàn thế giới kiểu mới, trong đó không chỉ những chủ thể riêng biệt bị điều khiển, mà cả nội dung, động lực, hành động và ý định của chúng. Đây là kế hoạch thao túng toàn cầu và kiểm soát toàn diện trong qui mô toàn thế giới. Và ngày nay kế hoạch này đang được Hoa Kỳ áp dụng”4.

        Ngay từ đầu những năm 1970 các chiến lược gia Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện các kế hoạch có lợi cho họ là tách chiếm các quốc gia khác nhau, loại chúng khỏi ảnh hưởng của khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo. Để làm việc này, ưu thế chính của Hoa Kỳ đã được sử dụng - sự vượt trội kinh tế đối với khối Xô viết. Đồng tiền, và cùng với nó là “sự phát triển kinh tế", tăng trưởng GDP đã trở thành những miếng mối chính mà Hoa Kỳ giăng bẫy các giới lãnh đạo của các nước kém phát triển được gọi là thế giới thứ ba, những nước có thiện cảm với Liên Xô hoặc là có quan điểm trung lập, tham gia vào Phong trào không liên kết. Chính khi đó chiến lược mạng lưới của những hành động gián tiếp đã được quyết định thực hiện, sử dụng các đòn bầy kinh tế để lôi kéo các nước này vào cái bẫy nợ nần rồi sau đó đưa ra những điều kiện chính trị đòi hỏi sự trung thành với Hoa Kỳ.

        “Giờ chúng tôi hành động khéo léo; chúng tôi đã học những bài học lịch sử. Ngày nay chúng tôi không cầm kiếm trong tay. Chúng tôi không mang giáp trụ có thể khiến chúng tôi nồi bật giữa mọi người” - đây là những lời từ quyển sách Lời thú tội của một sát thủ kinh tế5, trong đó mô tả khá chi tiết công nghệ xâm chiếm kinh tế các quốc gia mà không cần sử dụng vũ khí thông thường.

        Trong công trình của mình, Perkins, đích thân tham gia vào những chiến dịch như thế, đã mô tả những sự kiện thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm mà chúng tôi đang cố khái quát hóa về lý thuyết, và xây dựng trên cơ sở của nó, học thuyết về việc xâm chiếm các nước bằng kinh tế mạng lưới, tạm gọi nó là lý thuyết Perkins. Trong mô tả của ông, chủ thể của những tiến trình xâm chiếm quốc gia chính là giới tinh hoa, tức những con người sống động cụ thể, có vị thế xã hội cao và đóng vai trò hàng đầu trong quá trình “chuyển giao” quốc gia vào tay Hoa Kỳ kiểm soát. Chính bằng sự tương tác với các nhóm tinh hoa này của xã hội mà những mạng lưới kiểm soát của Hoa Kỳ được xây dựng. Cùng lúc chính Perkins trong nghiên cứu của mình đã sử dụng phương pháp xã hội học quan sát tham dự trực tiếp, tức phân tích tình hình trên cơ sở đích thân tham dự vào những quá trình được mô tả và tóm tắt những dữ liệu nhận được trong những kết luận của riêng mình. Khả năng này được mở ra cho ông nhờ tư cách nhân viên hàng đầu của một trong hàng trăm công ty tư vấn mà như chính ông khẳng định, thao túng kinh tế toàn cầu vì lợi ích của chính phủ và giới tình báo Hoa Kỳ.

-----------------------
        1. Luard E. The Blunted Sword: The Erosion of Military Power in Modern world politics. London, 1988.

        2. Gouldner A. The Coming Crisis of Western Sociology. N.Y., 1970.

        3. Chiến tranh mạng lưới. Mối đe dọa thế hệ mới: Tuyến tập các bài báo. - M„ 2009.

        4. Dugin A. G. Những cuộc chiến trung tâm mạng. Lỷ thuyết mới về chiến tranh // Chiến tranh mạng. Mối đe dọa thế hệ mới. - M., 2009.

        5. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M.,Pretekst, 2005.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2020, 08:23:47 pm »


        Trong công trình của mình, John Perkins đã mô tả chi tiết công nghệ mà theo đó các tập đoàn Hoa Kỳ đưa các đất nước đến cảnh phá sản hay phụ thuộc hoàn toàn. Ông cũng chỉ ra là ngay từ đầu đã được giải thích “làm việc cho lợi ích của an ninh Hoa Kỳ”. Kết quả cuối cùng của hoạt động này nằm ở chỗ “đẩy các lãnh đạo các nước khác nhau trên thế giới đến chỗ họ trở thành một phần của mạng lưới rộng lớn xúc tiến lợi ích Mỹ"1.

        Từ quan điểm xã hội học, cơ sở thành lập mạng lưới xã hội là khái niệm “hiện tượng xã hội" khi một tương tác riêng lẻ và không phải là tình cờ trong trường hợp của chúng ta, được thực hiện bởi một phía quan tâm giữa các đại diện giới tinh hoa của nước này hay nước khác với đại diện của công ty tư vấn này hay khác, mà về thực chất, là đại diện của Hoa Kỳ, tạo ra một quá trình xã hội, tức một loạt các hiện tượng có liên hệ với nhau bằng các quan hệ cấu trúc hay nhân quả (nhiệm vụ)2.

        Các mối liên hệ giữa các đại diện của tầng lớp thượng lưu của quốc gia này hay khác với đại diện công ty tư nhân “độc lập” ở giai đoạn đầu tiên đã kết thúc hoàn toàn vô hại, thể hiện qua việc giao tiếp thú vị và tối đa là quà tặng rẻ tiền. Chủ yếu việc xuất hiện những hiện tượng xã hội như thế được khơi gợi từ những bữa tiệc đại sứ. Trong liên hệ này Perkins đánh giá cao vai trò của đại sứ quán Hoa Kỳ: “Mục tiêu chủ yếu mà chúng tôi đặt ra cho các đại sứ quán trên toàn thế giới là phục vụ lợi ích riêng của chúng tôi, mà trong nửa sau của thế kỷ 20 giả định biến cộng hòa Hoa Kỳ thành đế chế toàn cầu”3.

        Kết quả là những mối giao tiếp vô hại biến thành những đề nghị hợp tác kinh tế, khi đại diện công ty đề xuất nhằm vào triển vọng phát triển kinh tế của một quốc gia nào đó, cũng như số lượng các khoản vay cần thiết để bảo đảm cho sự phát triển này. Đại diện của các giới cầm quyền được phân vai trò của một cơ sở tư nhân riêng biệt, độc lập. Về thực chất đã diễn ra một cam kết kinh tế trực tiếp. Giới tinh hoa, đại diện một nhóm xã hội nhận một tỉ lệ của mức tăng trưởng kinh tế được dự kiến và bằng cách đó, gắn vào quá trình xã hội tương tác không ngừng với công ty tư vấn (Hoa Kỳ) thể hiện lợi ích Mỹ. Và do tăng trưởng dự kiến được cố tình nâng cao, nên tỉ lệ ước tính cho giới tinh hoa cũng khá ấn tượng. Kết quả là giới lãnh đạo của quốc gia đồng ý với “tăng trưởng kinh tế dự kiến”, tức đồng ý thực hiện “hành động xã hội” gắn trực tiếp với khối lượng nợ vay từ nước ngoài được IMF và Ngân hàng Thế giới cấp cho nước đó, cũng là một trong những mục tiêu trung gian - “thuyết phục chính phủ của một quốc gia nhận tín dụng của IMF, WB và các tập đoàn Hoa Kỳ, chẳng hạn như để phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc thù của những thỏa thuận này - nhà thầu luôn là các công ty Hoa Kỳ. Và đồng tiền đôi khi nhìn chung không rời khỏi biên giới Mỹ. Nhưng nợ thì tăng khổng lồ”4.

        Theo hệ thống này với sự tham gia trực tiếp của John Perkins mà Indonesia, Campuchia, Panama, Ecuador rơi vào hố nợ. Riêng Ecuador, nơi người dân đói khổ, đã phải chi hết một nửa ngân sách đất nước để trả những món nợ này. Chìm đắm trong nợ nần, chính phủ biến thành những con rối. Giới lãnh đạo nước họ đơn giản chuyển sang ăn chu cấp của Mỹ. Nếu kế hoạch này không hiệu quả, những sát thủ kinh tế sẽ ra đi, nhường chỗ cho CIA, cho những kẻ được gọi là “Chó rừng”. Nhiệm vụ của họ là loại bỏ những kẻ cứng đầu cứng cổ bằng những cuộc nổi loạn, đảo chính hay bởi một vụ ám sát. Chỉ trong trường hợp cực doan mới sử dụng quân đội”5. Và “trường hợp cực đoan” trong thập niên qua là Iraq. Tiếp theo là Iran.

        “Chúng tôi hành động theo những phương pháp khác nhau” - Perkins viết. Khi tìm thấy nguồn tài nguyên ở các nước thế giới thứ ba mà các tập đoàn của chúng tôi muốn chiếm hữu, chúng tôi trích ra một khoản tín dụng lớn qua Ngân hàng Thế giới và các đối tác của họ. Theo sơ đồ đó, chúng tôi làm giàu các tập đoàn của mình và một số gia đình thuộc giới tinh hoa của nước đó, trong khi đó đa số quần chúng nhân dân vẫn nghèo túng như trước. Bằng cách đó, đất nước rơi vào móc câu nợ của chúng tôi. Vào lúc nào đó chúng tôi lại đến và nói: “Các bạn này, các bạn không thể trả tiền cho chúng tôi - chúng tôi sẽ gia hạn, nhưng các bạn phải cung ứng dầu giá rẻ cho chúng tôi, sẽ bỏ phiếu ở Liên Hợp Quốc theo ý chúng tôi, gởi quân giúp chúng tôi bất cứ đâu chúng tôi cần”6.

-------------------
        1. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M.,Pretekst, 2005

        2. Kravchenko A. I. Xà hội học. -M., 2008, T.20

        3. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M.,Pretekst, 2005.

        4. Như trên

        5. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M.,Pretekst, 2005.

        6. Như trên

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2020, 11:07:36 pm »


        Trong các công trình của mình, tác giả thu thập một tư liệu lớn khẳng định sự can thiệp thật sự, trực tiếp của nhà cầm quyền Hoa Kỳ vào công việc của các nước có chủ quyền được phân chia theo các cấp độ: từ can thiệp “kinh tế" mềm thông qua sử dụng “chó rừng” của CIA để loại bỏ những kẻ không đồng lòng và “cách mạng màu” cho đến can thiệp quân sự cứng rắn. Và kể cả trong trường hợp cuối cùng Hoa Kỳ cũng cố gắng sử dụng chiến lược hành động gián tiếp, về mặt chính thức dựa vào những định chế tư nhân, các quỹ, các tổ chức phi lợi nhuận và công ty tư vấn mà mạng lưới của chúng trải khắp thế giới, và mật độ tập trung của các chi nhánh trong một khu vực nhất định tỉ lệ thuận với mức quan tâm của Mỹ trong khu vực. Hơn nữa nhân viên của những tổ chức này có thể không hoạt động trực tiếp cho mục tiêu cuối cùng mà chỉ cần đảm bảo một nền tảng xã hội cho các lực lượng chính, nhưng cũng có thể giới thiệu trực tiếp vai trò và mục đích của mình. “Chúng tôi là một câu lạc bộ độc quyền nhỏ. Người ta trả lương, phải nói là cao, để chúng tôi gian lận rút hàng tỉ đô la khỏi những đất nước khác nhau trên thế giới . Phần lớn công việc của chúng tôi là đẩy lãnh đạo các nước trên thế giới đến chỗ họ trở thành một phần của mạng lưới rộng lớn xúc tiến lợi ích Mỹ. Cuối cùng, những lãnh đạo này bị mắc kẹt trong một bẫy mạng nợ nần bảo đảm sự trung thành của họ. Chúng tôi sẽ sử dụng chúng khi nào cần thiết để giành lấy những lợi ích chính trị, kinh tế hay quân sự. Đến lượt mình, họ tăng cường vị thế chính trị của mình bằng việc cung cấp cho nhân dân họ những công trình kỹ thuật, những nhà máy điện và sân bay, còn chủ nhân của những nhà máy kỹ thuật và xây dựng Mỹ thì trở nên giàu tột bực”1.

        Vể bản chất, Perkins đã công khai viết về việc thực sự tước chủ quyền các quốc gia bị lệ thuộc nợ nần IMF, WB và những định chế tài chính tín dụng khác được Hoa Kỳ giám sát. Tài nguyên dần dần trở thành tài sản của các tập đoàn, trang trải chi phí cho việc tiến hành các chiến dịch mà sau đó nhà cầm quyền Hoa Kỳ nhận được cổ tức chính trị dưới dạng tước mất chủ quyến của quốc gia này hay khác và việc tiến hành kiểm soát (đất nước đó) từ bên ngoài. Trong khi đó, nợ không sụt giảm, mà tiếp tục tăng. Việc Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ một nước có thể coi là đánh dấu sự xâm chiếm hoàn toàn của Mỹ đối với quốc gia đó.

        “Nếu họ (giới tinh hoa của nước bị xâm chiếm) từ chối (hợp tác), những người hoàn toàn khác sẽ nhảy vào - đó là những kẻ tổ chức đảo chính hay lật đổ chính phủ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, khi ngay cả “chó rừng” cũng that bại, như ở Iraq, chúng tôi gởi quân đội đến. Đó là cách chúng tôi xây ‘đế chế của mình. Đó là khác biệt của nó với những cách thức xâm chiếm những miền đất khác”2.

        Trong quyển sách viết từ giai đoạn 1982 đến 2003 (khi lần đầu tiên nó được in ở một nhà xuất bản Hoa Kỳ,), Perkins chỉ rõ thực tế rằng “ngày nay cả những nước cựu cộng hòa Xô viết cũng nằm dưới tầm ngắm của những sát thủ kinh tế”. Rồi vào tháng 11-12 /2003 ở Gruzia diễn ra “cách mạng hoa hồng”, tháng 12/2004 “cách mạng Cam” ở Ukraine, và tiếp theo ở Kyrgystan, Moldova, và “cách mạng màu” không thành ở Andijan của Uzbekistan, rối lại ở Moldova, những nỗ lực lật đổ bằng mạng lưới chưa kết thúc và được nhất quán thực hiện trong giới tinh hoa Belarus, vụ căng thẳng đồng euro mới ở Ukraine, tất cả là bằng chứng thực sự vẽ hiệu quả của học thuyết' Perkins. “Chó rừng”, những cuộc đảo chính “sắc màu”, việc gởi trực tiếp các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đến chỉ là các giai đoạn của công nghệ mạng lưới này, theo đuổi việc chiếm giữ ít đổ máu và êm ả hơn bằng cách tạo ra mạng lưới Hoa Kỳ trên cơ sở giới tinh hoa.

        Như thế, diễn viên chính, tức chủ thể của hoạt động xã hội trong tiến trình thành lập chính quyền của các tập đoàn (thực chất chính là chính quyền  Hoa Kỳ) đối với một quốc gia chính là giới tinh hoa của nước đó. Mặt khác quá trình “xâm chiếm” quốc gia lại tuyệt đối hợp pháp và không thể chê trách về mặt pháp lý. Trả lời phỏng vấn kênh Vesti +, John Perkins định nghĩa: “Tập đoàn trị - đó cũng là những con người, nam hay nữ mà những tập đoàn lớn nhất thuộc về họ. Họ về thực chất chẳng làm gì phi pháp. Nhưng cùng với đó họ kiểm soát phần lớn các chính phủ trên thế giới. Qua những định chế tài chính. Họ kiểm soát các phương tiện truyền thông chính thống bằng việc sở hữu chúng hoặc các ngân sách quảng cáo của chúng”3.

        Khi xâm chiếm mạng lưới một quốc gia, đối tượng xã hội dễ tiếp cận nhất để tác động và lôi cuốn chính là giới thượng lưu của nước đó do vị thế xã hội rộng lớn của họ và khả năng dự báo. Chính trên cơ sở này có thể thành lập một mạng lưới xã hội hiệu quả và có sức tác động, mở lối tiếp cận đến việc điều hành gián tiếp một quốc gia. Cũng bằng cách thức tương tự mà giới tinh hoa ở nước Nga hậu Xô viết đã bị lôi cuốn hồi đầu thập niên 1990, và suýt nữa đã dẫn tới việc sụp đổ nền kinh tế Nga và kết cục sẽ là việc mất chủ quyền của chính quốc gia. Khi đó IMF và WB cũng đã là những thành viên then chốt của quá trình, và học thuyết của Perkins đã được hiện thực hóa ở dạng thức kinh điển của nó. Hiện nay cơ chế cổ điển của việc mạng lưới toàn cầu xâm chiếm quốc gia bằng đồng euro có thể thấy được ở Ukraine. Và trên toàn bộ không gian hậu Xô viết.

----------------------
        1. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M .Pretekst, 2005.

        2. Như trên.

        3. Kênh"BecTM+", http://rutube.ru/videb/embed/1363331

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2020, 11:08:48 pm »

           
NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANG MẠNG LƯỚI Ở SNG

        Các cuộc “cách mạng màu” là những chiến dịch mạng lưới tiêu biểu trong không gian hậu Xô viết. “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, “cách mạng cam” ở Ukraine chuyển sang “Euromaidan”, những mưu toan đảo chính “sắc màu” ở Moldova với cuộc cách mạng Twitter của nó, ở Azerbaijan, ở Uzbekistan, những nỗ lực không chỉ một lần lật đồ chế độ Belarus bằng các phương tiện mạng lưới - tất cả là những thí dụ tiêu biểu cho “các hoạt động dựa trên hiệu ứng”. Không có gì là bí mật khi một chiến dịch mạng lưới cho nước Nga cũng đã được soạn thảo và chuẩn bị, vốn dĩ phải được thực hiện vào thời điểm giao thoa chính quyền  năm 2007-2008. Thế nhưng việc chiếm chính quyền trong thời điểm giao thoa đó đã không thành công vì công nghệ này đã được nhận diện kịp thời, hoạt động của các cơ sở mạng lưới bị vạch trấn về mặt truyền thông, và những chướng ngại nhất định đã được tạo ra, làm mất tính chớp nhoáng trong hoạt động của chúng, chuyển quá trình thành một giai đoạn kéo dài. Tất cả những thí dụ về những chiến dịch mạng lưới này sẽ được xem xét chi tiết ở các chương sau của quyển sách, thế nhưng cũng cần ghi nhận không gian SNG hiện nay, hay còn được gọi là không gian hậu Xô viết, là vùng ưu tiên của việc tiến hành các cuộc chiến trang mạng lưới. Bởi như nhà địa chính trị Anh Mackinder đã nói ai kiểm soát heartland sẽ kiểm soát thế giới”1.

        Các mạng lưới phân nhánh của phương Tây đang tồn tại ngay trong chính nước Nga. Được thành lập từ thời của Yeltsin, đầu tiên chúng được tài trợ qua một hệ thống trợ cấp và là các tổ chức phi chính phủ, các quỹ xã hội mà hoạt động của nhiều tổ chức trong số này hiện nay đã dừng lại vì chúng đơn giản là những mạng lưới thù địch của phương Tây. Mục tiêu chính của chúng là lôi kéo giới tinh hoa, một bộ phận tích cực của xã hội chúng ta, xoay chuyển họ theo hướng tự do, thân phương Tây. Nhiệm vụ này đa phần đã được thực hiện, vì thế mà nhiều nhân sự được giáo dục và về tư tưởng được định dạng từ đầu những năm 1990, trong giai đoạn các cải cách của Yeltsin, đả được cài đặt trong giới tinh hoa chính trị hiện nay của chúng ta và trong đại bộ phận giới tinh hoa truyền thông.

        Với sự lên nắm quyền của Putin, họ biến mất đi đâu đó, nhưng hoạt động của những mạng lưới này và của các trung tâm theo kế hoạch đưa tình hình trở lại trạng thái đầu những năm 1990 có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chỉ chờ sự suy yếu và rời khỏi đường lối được vạch ra dưới thời Putin. Mưu toan phục thù này của phe tự do đã được thực hiện bởi giới thân cận Dmitri Medvedev dưới thời ông làm tổng thống những năm 2008-2012. Một mặt, có thể phát hiện các mạng lưới này theo hoạt động của chúng, còn mặt khác, theo lưu lượng thông tin trên các mạng này, tức hoạt động của chúng có thể tạo ra tình huống chính trị ở Nga, biến dự án Đại Tây Dương hiện đang đóng băng thành thực tế khi tập trung giới tinh hoa hiện nay vào dưới trướng tự do phương Tây. Mạng lưới này có thể thất bại, khi đó nó sẽ biến mất, hoặc đóng đúng vai trò của mình, thắng lợi và xâm chiếm về mặt ý thức hệ không gian chính trị của nước Nga, một lần nữa giành thế thượng phong.

----------------------
        1. Theo nhà địa chính trị học Mackinder, bề mặt của Trái đất cỏ thể chia thành: 1/Đảo thế giới (World - Island) bao gốm các lục địa liên kết với nhau của châu Âu, châu Á và châu Phi. Đây là vùng lớn nhất, đỏng dân nhất và giàu có nhất của các tổ hợp đất dai. 2/ Những hòn đảo ngoài khơi, bao gốm cả quần đào Anh và các đào của Nhật Bản, 3/ Những hòn đảo xa trung tâm, gôm cả lục địa Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc. Heartland nằm ở trung tâm của đảo thế giới, trải dài từ sông Volga tới Dương Tử và từ dăy Hymalaya đến Bắc Cực. Hearland theo Mackinder chính là vùng đất khi xưa do Đế chế Nga trị vì và sau đó là Liên bang xỏ viết, trừ vùng của bán đảo Kamchatka. (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2020, 11:12:23 pm »


        Quan sát việc Nga lần lượt từ bỏ hết không gian này đến không gian khác khỏi sự kiểm soát chiến lược của mình, có thể khẳng định chắc nịch rằng một phương tiện hiệu quả như “cách mạng nhung” có thể được các đối thủ địa chính trị của chúng ta tiếp tục sử dụng. Khởi đầu ở Đông Âu ngay thời Liên Xô còn tồn tại, những cuộc “cách mạng nhung” đã lật đổ tất cả các chế độ xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, làm tan rã Nam Tư, êm ái chuyển đổi khu vực mà khi đó chúng ta cho là vùng kiểm soát chiến lược của nước Nga. Và chính ở không gian SNG hậu Xô viết, những quá trình này bắt đầu mang “sắc màu” của mình. Tất cả buộc ta phải suy ngẫm về những triển vọng hiện thực hóa kịch bản tương tự trong chính nước Nga.

        Vậy những cuộc “cách mạng nhung” mang lại gì cho các nước nó diễn ra? Và phía sau hiện tượng thay đổi chế độ ở các quốc gia có chủ quyền trong không gian hậu Xô viết theo nguyên tắc domino là gì? Ở mọi nơi mà kịch bản “cách mạng nhung” được thực hiện, ngày nay chúng ta có thể thấy việc đánh mất một phấn hay toàn bộ chủ quyền.

        Tất cả những cuộc “cách mạng nhung” diễn ra ở các cộng hòa SNG đều được kích động và tổ chức, thực hiện dưới sự hỗ trợ tích cực và tham gia của Hoa Kỳ - đó là quy luật chính, quy luật địa chính trị. Mục tiêu - loại nước Nga ra khỏi không gian hậu Xô viết, thu hẹp vùng ảnh hưởng của chúng ta. Logic địa chính trị của hai thập niên qua là như sau: loại bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và các nước thế giới thứ ba, hất Liên Xô ra khỏi châu Âu - Liên Xô sụp đổ; thu hẹp ảnh hưởng của nước Nga trong không gian hậu Xô viết, lấn nước Nga ra khỏi không gian hậu Xô viết, bước tiếp theo của logic không thể lay chuyển này của phương Tây là sự sụp đổ của nước Nga. Bước đi này được lập trình, lạnh lùng, được tính toán và Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ bất cứ điều gì để thực hiện nó. Ở các nước cộng hòa hậu Xô viết chúng ta đang thấy tương lai của chính mình.

        Nguyên nhân sâu xa của tất cả các cuộc cách mạng là chiến lược của Hoa Kỳ thiết lập sự thống trị toàn cầu, duy nhất của họ mà vì nó họ sẽ làm tất cả mọi chuyện cần thiết, sử dụng bất kỳ lực lượng nào, kể cả tội phạm, thuần túy vị lợi vì những mục đích thực dụng. Vi thế bất cứ khả năng nào có thể lay chuyển tình hình dẫn tới lật đổ các chế độ cầm quyền, cho dù đó là bất ổn xã hội, nỗi thất vọng trước chính quyền, sự thù ghét Nga, tất cả đều được sử dụng chỉ với một mục tiêu - thiết lập ảnh hưởng của Mỹ. Trong khi đó các kịch bản mà chúng ta đều thấy, không lấp lánh sự da dạng: bầu cử như cái cớ, tiếp đó mọi chuyện trôi theo cơ chế quán tính. Hoạt động. Hiệu quả. Có nghĩa nó sẽ được tiếp tục áp dụng.

        Theo lời chuyên gia chính trị Nga Sergey Markov, ở Gruzia, Ukraine và Kyrgyzstan “Nga đã sử dụng ba kịch bản: can thiệp kín (Gruzia), can thiệp công khai (Ukraine, 2004) và (cuối cùng) là không can thiệp (Kyrgyzstan)”. Kết quả không khác nhau trong bất kỳ trường hợp nào, ở trường hợp đầu, trường hợp thứ hai lẫn thứ ba, cho thấy rõ chất lượng của công nghệ Hoa Kỳ. Thái độ không can thiệp của chính quyền Nga cũng thấy rõ trong các sự kiện đẫm máu của Maidan Ukraine năm 2014. Nga hoàn toàn thụ động, bất lực và bàng quan giao nộp những lợi ích của mình trong những vùng ảnh hưởng từng giành được bằng cái giá lớn lao của nhiều thế hệ đi trước. Nói một cách đơn giản, hiện giờ chúng ta chẳng có chiến lược nào, một điều hợp lý xuất phát từ sự thiếu vắng chung chính sách đối ngoại lẫn đối nội. Còn nói về những “lợi ích” mà một số nhà chính trị học nói vo trên nền sụp đổ chung thì đơn giản là báng bổ. Chúng ta đã từ bỏ tất cả, toàn bộ, không một trận đánh, và cái giá của nó là sự xóa bỏ nước Nga như một chủ thể địa chính trị, sắp xảy ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2020, 11:13:02 pm »


        “CÁCH MẠNG NHUNG" NHƯ YẾU TỐ CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        “Cách mạng nhung” là lật đổ các chế độ chính trị dựa trên các phương pháp “đấu tranh phi bạo lực” do Gene Sharp thảo ra. Nó hoàn toàn là một sản phẩm công nghệ Hoa Kỳ, một bộ phận cấu thành của công nghệ mạng lưới ngày nay được xác định bằng khái niệm “chiến tranh mạng lưới” trong khoa học chính trị. Ý nghĩa của hiện tượng này nằm ở việc thiết lập kiểm soát trên một lãnh thổ không cần sử dụng vũ khí thông thường. Và lý tưởng là trên cơ sở áp dụng soft power, quyển lực mềm mà nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Joseph s. Nye, Jr. định nghĩa là “khả năng của một quốc gia, một liên minh hay một liên hiệp đạt được những hiệu quả mong muốn trong những vấn đề quốc tế bằng việc thuyết phục chứ không bằng việc trấn áp, áp đặt hay cưỡng ép vốn đặc trung cho quyền lực cứng. Sức mạnh mềm khi hoạt động sẽ thúc giục những người khác làm theo hay đạt được sự đồng thuận của họ tuân thủ những qui tắc ứng xử nhất định hay theo các định chế trên đâu trường quốc tế, dẫn tới việc đạt được kết quả mong muốn mà không cần ép buộc”. Như thế, Hoa Kỳ đã sử dụng công nghệ mới nhất để tiến hành chiến tranh, cho phép đạt được kết quả mong muốn mà thực sự không đổ máu. “Chiến tranh thế hệ thứ sáu” là một phát triển công nghệ hoàn toàn nằm trong thẩm quyển của Lầu Năm góc, ngày nay đang được thực hiện thành công trong không gian SNG dưới sự “chỉ huy và kiểm soát” gián tiếp từ phía cơ quan quân sự Hoa Kỳ.

        Thông thường, khi nói về các cuộc chiến tranh mạng lưới, kết quả đạt được là do sự giúp sức của các mạng xã hội, tức là sự hỗ trợ của chính xã hội, trong đó nổi bật phân khúc giúp hình thành ý kiến xã hội bằng cách nào đó để nhắm tới, chẳng hạn như việc chống lại chế độ hiện hành. Nhờ phân khúc xã hội gồm mạng lưới những thành viên có liên hệ với nhau này mà người ta gây sức ép lên chính phủ đương thời, khiến họ phải từ bỏ việc diều hành đất nước và rời dấu trường chính trị. “Cách mạng nhung” như thế là sự lật đồ tương đối rẻ tiền và không đổ máu bằng cách tổ chức gây sức ép từ bên dưới, được gây xúc tác nhờ sự giúp đỡ của mạng xã hội. Và sức ép từ phía dưới, từ phía mạng xã hội như ta hiểu, là hiện tượng hoàn toàn không tự phát mà do công nghệ tạo ra. Đặc điểm của các cộng nghệ mạng lưới và “cách mạng nhung” dựa trên những công nghệ này chính là ở đó. Dưới cái cớ những yêu sách rỏ ràng nhắm tới chính quyền, người ta kích động làn sóng phản kháng tự tạo, phát triển ngày càng tăng dưới tác động của “rối loạn tâm lý đồng lõa” - đó là điều mà chúng ta đang thấy với một sự đều đặn đáng ganh tị. Đó chính là một quá trình công nghệ có nguồn gốc từ khoa học công nghệ chính trị Hoa Kỳ.

        Như thế, tất cả các cuộc “cách mạng nhung” diễn ra hiện nay, và nói riêng là ở không gian hậu Xô viết và thế giới Ả rập, ở Iran, là một hiện tượng do Hoa Kỳ kích hoạt để thiết lập sự kiểm soát địa chính trị của mình lên những quốc gia và lãnh thổ trước kia nằm trong vùng ảnh hưởng của Nga hoặc đứng trung lập, nơi mà nó không thể bước vào bằng những phương cách khác.

        Chúng ta quan tâm nhiều hơn khả năng tái diễn có thể của những cuộc “cách mạng nhung” đã diễn ra trong không gian hậu Xô viết và nổi tiếng toàn thế giới như những sự kiện đã diễn ra ở Gruzia, Ukraine, ở Kyrgyzstan và Uzbekistan. Và chủ yếu là khả năng thực hiện kịch bản tương tự trên chính nước Nga. Chúng ta cũng quan tâm đến những gì các nước phương Tây cố áp đặt trong tiến trình bầu cử tổng thống ở Iran, nơi họ cũng sử dụng chính những phương pháp đó, công nghệ tiến hành “cách mạng nhung”. Sự thật là Iran dù sao cũng đã bắt đầu các cải cách chính trị đối nội nguy hiểm nhắm vào việc tự do hóa cấu trúc nội bộ, còn những thí nghiệm như vậy chúng ta đang thấy ở Syria, nơi cũng tiến hành tự do hóa và đã để lại hậu quả. Virus dân chủ phương Tây dễ tiêm nhiễm, nhưng thoát khỏi nó thường phải bằng con đường can thiệp phẫu thuật. Muốn lựa chọn đúng đắn, cần bắt đầu bằng việc đánh giá những kết quả mà “cách mạng nhung” đem lại cho các nước nó diễn ra.

        Vẫn còn là cường quốc hạt nhân, nước Nga rộng lớn đã gây ra nỗi lo sợ có cơ sở ở các “bạn bè tái khởi động”1 của chúng ta, mà can thiệp bước ngoặt trực tiếp vào công việc của các nước không gian hậu Xô  viết có thể làm Nga không hài lòng, biến thành gây hấn. Mà đó là điều không mong muốn. Thêm vào đó mục tiêu chính của Hoa Kỳ, điều mà Mỹ chẳng bao giờ che đậy, chính là nước Nga.

----------------------
        1. Ngày 6/3/2009, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã trao cho ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov một chiếc nút màu đỏ có từ tiếng Nga “перегрузка" mà bà hiểu là "tái khởi động" (như reset trong tiếng Anh) và nói với ỏng Lavrov rằng Hoa Kỳ muốn khởi động lại quan hệ hai nước, với những mối liên hệ tốt đẹp hơn. Ông Lavrov giải thích với bà Clinton phía Mỹ đã hiểu sai, và từ"neperpy3Ka" trong tiếng Nga có nghĩa là quá tải (overcharge). Nhưng cuối cùng hai bên đêu đã nhấn chiếc nút này. (http://www.themoscowtimes.com/ news/article/misspelled-reset-button-embarrasses-clinton/375144.html) (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2020, 07:19:37 pm »


        HẬU QUẢ CỦA “CÁCH MẠNG NHUNG "

        Những hậu quả nào của một cuộc tấn công mạng đối với các quốc gia mà công nghệ nói trên đang nhắm tới? Lẽ tự nhiên, “cách mạng nhung” không mang gì tốt đẹp cho các nước này cũng như cho các chế độ chính trị đang tồn tại ở đó. Bởi khi thực hiện kịch bản này, xã hội được bỏ “cho chết” vì các lợi ích thật sự của nó hoàn toàn không được tính tới, xã hội trở thành một thứ đổi chác, một vật tiêu dùng. Bản thân các “nhà cách mạng” sẽ biến mất đầu tiên khỏi đấu trường chính trị, và có khi là rời luôn khỏi cuộc đời. Những người thành khẩn tin vào lý tưởng của “cách mạng nhung” không hoài nghi gì về những lý tưởng được khơi gợi, thực chất trở thành một thứ nhiên liệu cho những cuộc cách mạng này, cháy lên vì lợi ích Mỹ. Còn bản thân xã hội bị đưa khỏi tình trạng cân bằng do những nề nếp xã hội bị phá vỡ, các giềng mối liên lạc bị cắt đứt, uy tín chính quyền sụt giảm, bất bình tăng, nói chi đến hoạt động bình thường của nền kinh tế. Tất cả trở thành những điều kiện lý tưởng để áp đặt và thiết lập những mô hình thiết chế xã hội phương Tây. Hoa Kỳ bước vào đất nước đó và sẽ chẳng bao giờ rời đi, ít ra là không bao giờ tự nguyện rời đi.

        Tiếp theo nước Nga, trải qua cuộc “cách mạng nhung” năm 1991, những nước khác trong SNG cũng không thoát khỏi số phận này. Và ở bất cứ nơi nào mà kịch bản “cách mạng nhung” được thực hiện, ngày nay chúng ta có thể thấy việc mất một phần, hay toàn bộ chủ quyền. Mất chủ quyền hoàn toàn có thể kể Gruzia, nơi “cách mạng hoa hồng” dẫn tới những quá trình nghiêm trọng gây bất ổn xã hội cũng như những vấn đề lãnh thổ nghiêm trọng. Thực tế, những vấn đẽ lãnh thổ chúng ta đang thấy ở các nước hậu Xô viết ở giai đoạn này hay khác đều có Hoa Kỳ tham gia. Vì vậy, không lực lượng chính trị nào của các quốc gia này, không xã hội nào nhận được ưu thế nào từ việc thực hiện những kịch bản của “các mạng nhung”. Lực lượng duy nhất trong bất kỹ trường hợp nào nhận được lợi ích chính trị từ việc này - đó là Hoa Kỳ, bởi bằng cách đó họ đã thiết lập được một sự kiểm soát “mềm”, dễ dàng, phi quân sự, trên những lãnh thổ mới.

        CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI QUA THÍ DỤ PRIDNESTROVIE

        Sau khi địa chính trị trở thành một phần không thể tách rời của việc lên kế hoạch không chỉ quân sự, mà cả chính trị, còn khoa học quân sự tiến xa về phía trước; theo quan điểm chiến tranh mạng lưới rõ ràng không thể giữ được đường biên giới đang tồn tại mà không bành trướng ra ngoài. Không tấn công có nghĩa là rút lui ở chỗ chúng ta sẽ rơi vào vòng vây của những căn cứ quân sự thù địch được sử dụng tấn công chúng ta.

        Lực lượng chuẩn bị chiến tranh mạng lưới là một mạng lưới phân nhánh của những trung tâm được thông tin tốt nhưng nằm phân tán vế mặt địa lý. Những đặc điểm - thành phần chính của các trung tâm này là “lưới thông tin” hiệu quả cao và khả năng tiếp cận tất cả thông tin cần thiết. Tất cả được liên kết vào một mạng lưới thống nhất với một hệ thống điều khiển và chỉ huy kết nối vào nó. Thường những mạng lưới như thế thoạt nhìn giống như những định chế hay những hãng truyền thông với một loạt chi nhánh khu vực.

        Pridnestrovie, nằm ở một trong những tuyến tiền tiêu chống đỡ cuộc tấn công phương Tây vào nước Nga, không thoát khỏi một mạng lưới như thế. Pridnestrovie đã trụ đỡ được cuộc phong tỏa hải quan do liên minh Moldova - Ukraine Cam thời Yushchenko tổ chức. Những người chủ xướng cuộc phong tỏa đả tính rằng Tiraspol sẻ nhân nhượng, còn giới lãnh đạo địa phương sẽ chia thành những người ủng hộ và những người chống đối sự thỏa hiệp, nhưng ngược lại, giới tinh hoa chỉ thêm đoàn kết.

        Nhìn chung, các chính khách Nga càng ít chú ý và ủng hộ vùng nổi loạn này thì ở đó càng có nhiều hơn các mạng lưới phương Tây chuẩn bị bàn đạp cho một cuộc tổng tấn công. Nơi chúng ta rời đi, họ sẽ đến. Lối tiếp cận dân tộc - cam hữu hiệu nhất ở Gruzia và Ukraine. Có những kẻ theo xu hướng dân tộc - cam người Nga lẫn Ukraine ở Prednistrovie. Trước tiên đó là các cơ cấu của nhà công nghệ chính trị Nga không kém nổi tiếng Stanislav Belkovski, chính ủy của nhà tài phiệt nay đã quá cố Boris Berezovski mơ về một cuộc đảo chính “cam” chống Putin ở Nga. Đầu tiên Belkovsky làm việc cho Yulia Timoshenko trong thời gian “cách mạng cam” ở Kiev, sau đó làm việc cho Moldova “cam” ở Prednistrovie.

        Trong khi Moskva bị chi phối bởi những vấn đề nội bộ, trấn áp những kẻ mưu toan “cách mạng cam” ở nước Nga, Belkovksy hoàn toàn bình thản mở một chi nhánh Viện Chiến lược Quốc gia ở Tiraspol. Và sau đó - theo cách tiếp cận chiến tranh mạng lưới - thành lập “lưới thông tin” - tức mạng lưới điệp viên, dưới dạng các nhà báo và nhà hoạt động xã hội, thu thập thông tin cần thiết cho mạng lưới. Với sự tiếp sức của những bài in trên các phương tiện truyền thông đại chúng, họ chuẩn bị ý kiến xã hội theo hướng cần thiết. Để làm việc đó, qua chi nhánh của Viện Chiến lược Quốc gia, nhóm Belkovski cố nắm kiểm soát một số phương tiện truyền thông Pridnestrovie.

        Có thể tiến hành chiến tranh mạng lưới ở các mức độ - chiến thuật, tác chiến và chiến lược. Nhưng cái quan trọng nhất là sự chuẩn bị trước chiến tranh, việc tạo dựng trước chiến trường, lặng lẽ, tế nhị. Rõ ràng, không bao giờ và không trong bất cứ hoàn cảnh nào Moldova lẫn Rumania có thể chiếm được Pridnestrovie bằng con đường tấn công quân sự công khai. Họ đã thử. Ở đây cần những cách thức tinh tế hơn. Thế nhưng việc các nhà chiến lược chiến tranh mạng lộng hành như thế trong không gian SNG không có nghĩa họ đã quên nước Nga. Người ta cho rằng việc tách và chiếm những lãnh thổ then chốt quanh nước Nga sẽ diễn ra rất dễ dàng và kín đáo, bởi các công nghệ sử dụng cho việc này là mới nhất, và như thế, họ đồ rằng chúng ta khó mà hiểu được. Ở đâu chúng ta đào tạo các chuyên gia phản công các cuộc xâm chiếm thực hiện không bằng vũ khí thông thường, không một phát súng? Ở đây cũng không thể sử dụng vũ khí hạt nhân mà chúng ta vốn tự hào cho rằng đó là phương tiện cuối cùng để kiểm chế và giữ gìn sự toàn vẹn đất nước chúng ta.

        Việc khái niệm này được thấu hiểu nhanh đến đâu và nó được đưa vào sử dụng sớm ra sao phụ thuộc vào việc chúng ta có thể, và liệu có thể hay không phản công hiệu quả các mối đe dọa mạng lưới và các tiến trình “cách mạng cam” hiện nay đang tràn vào không gian hậu Xô viết, de dọa làm tan rã nước Nga. Sau việc mất kiểm soát những vùng lân cận Pridnestrovie và Ukraine, tiếp đó là việc tách phần bắc Kavkaz vẫn còn của Nga, phần phía nam nước Nga, khu vực Volga, điều sẽ dẫn tới phản ứng dây chuyển sụp đổ nước Nga. Những năm gần dây sẽ trở thành khoảnh khắc sự thật cho chính quyền Nga: nếu tới lúc đó những biện pháp thích hợp để khai thác công nghệ mạng lưới chưa được đưa ra, tất cả sẽ kết thúc trong nước mắt và bi thảm. Theo lời một nhà kinh điển về tình hình tương tự: “Chúng ta phải vượt qua khoảng cách này. Hoặc là chúng ta làm được điều đó, hoặc là họ đè bẹp chúng ta”1. Hiện các công nghệ này đang được tìm hiểu rất hời hợt, sơ khai.

        Cần lưu ý: các nguyên tắc tiến hành chiến tranh mạng lưới không phụ thuộc vào khu vực địa lý, nhiệm vụ tác chiến, thành phần và cơ cấu của những lực lượng được sử dụng. Ở đây mọi thứ đều có thể sử dụng. Nếu mạng lưới ngay cạnh bạn, có nghĩa dân chủ Mỹ sẽ đến trong ngày mai. Cứ theo dõi các bài báo.

-----------------------
        1. Stalin l.V. về nhiệm vụ của các nhà kinh tế/ Phát biểu tại Hội nghị lần thứ nhất các công nhân công nghiệp xã hội chú nghĩa 4 tháng 2/1931.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2020, 07:21:10 pm »


        UZBEKISTAN VÀ KYRGYZSTAN: THẤT BẠI CỦA HOA KỲ HAY MỘT CUỘC THAO DIỄN?

        Uzbekistan và Kyrgyzstan đã và tiếp tục là những khu vực quan trọng để hỗ trợ chiến dịch xâm chiếm quân sự của Hoa Kỳ ở Afghanistan. Mặc cho những đồn đại hiện nay về việc rút quân dội Mỹ khỏi nước này. Hoa Kỳ chưa bao giờ rút lui khỏi nhiệm vụ thiết lập sự kiểm soát trên khu vực. Vì thế sẽ tiếp tục quá trình áp đặt dân chủ Mỹ bằng việc nắm lấy Uzbekistan và Kyrgyzstan khi mà (hai nước này) vẫn chưa lựa chọn được mũi tên địa chính trị ưu tiên, để đưa sự kiểm soát toàn diện của mình sâu vào lục địa Á Âu.

        Thường thì sau những nỗ lực mà cuối cùng vẫn chưa thực hiện được như đảo chính “nhung” mà chúng ta đã thấy ở Andizhan1 của Uzbekistan, hay với tình hình trơn tru hơn với dòng thác cách mạng ở Kyrgyzstan2, sớm hay muộn gì những kịch bản căng thẳng hơn sẽ nối tiếp. Tác động được siết chặt theo mức ngày càng tăng. Kịch bản “cách mạng nhung” được thay bằng kịch bản căng thẳng hơn: đụng độ với cảnh sát, những nạn nhân đầu tiên, những cuộc tàn sát, rồi tiếp theo thường bắt đầu bằng việc khai thác tình hình theo khía cạnh sắc tộc, bởi đây là giai đoạn khá nặng nề để tìm lối thoát cho tình hình đã thoát khỏi sự kiểm soát. Tất cả những việc này còn đi kèm với việc tạo ra song song nhiều lò lửa bất ổn xã hội, bùng nổ các vấn đề kinh tế, xã hội và căng thẳng chính trị nội bộ. Mục tiêu nhằm để lãnh đạo các nước bị xâm chiếm đồng ý với việc chính quyền đã mất kiểm soát tình hình và quyển lực đã rời khỏi tay họ. Cùng với đó, ở đâu hiện diện môi trường mạng lưới cần thiết, những mưu toan sử dụng mạng xã hội và Internet để gây sức ép xã hội và thông tin lên chế độ cầm quyền, sẽ được tiến hành. Ở đâu mà mạng lưới các cấu trúc phi chính phủ hoặc mạng Internet xã hội tương đối phát triển, giữa giai đoạn đảo chính mềm và kịch bản cứng có thể thực hiện kịch bản cách mạng rối búp bê. Thực chất của nó nằm ở việc chuyển tiếp trơn tru những hoạt động đường phố bất bạo động thành việc tăng áp lực lên cơn cuồng loạn xã hội trên Internet và không gian truyền thông, cùng lúc tạo ra tâm lý bất mãn chính quyền và sự gia tăng căng thẳng của tình hình, chuyển tình trạng không hài lòng sang những dạng phản kháng đường phố gay gắt hơn. Trong trường hợp nào thì kết quả cũng là việc đưa lãnh thổ quốc gia đó vào sự kiểm soát của Hoa Kỳ.

        Trong trường hợp “cách mạng cam” hay “cách mạng nhung” không thành công hay chỉ thành công một nửa, theo sau đó sẽ là những nỗ lực sử dụng các kịch bản cứng rắn hơn tùy vào mức độ cấp bách, có thể kết thúc bằng các chiến dịch bạo lực như đã thấy ở Iraq hay Libya. Như thế, việc tước chủ quyền Uzbekistan không thành và trường hợp trơn tru hơn như ở Kyrgyzstan chỉ là các giai đoạn, một thao diễn tạm thời trước một kịch bản cứng rắn hơn mà kết thúc của nó chỉ có một.

------------------------
        1. Năm 2005, sau cuộc tấn công vũ trang vào một nhà tù ở Adizhan để giải thoát 23 doanh nhân bị xét xử do có liên quan tới nhà hoạt động tôn giáo, xã hội UzbekistanAkram Yuldalshev; những người nổi loạn đã thả hơn 1000 tù nhân, chiếm tòa nhà chính quyền địa phương. Sau đó họ đã biểu tình, đưa ra các yêu sách kinh tế và đòi một "chính phủ công bằng" và yêu cầu đối thoại với tổng thống Uzbekistan ông Karimov. Cuộc biểu tình đã bị giải tán bằng vũ lực. Tổng cộng 170 người chết, hơn 500 người bị thương trong những cuộc nổi loạn vũ trang này. Hoa Kỳ và các nước phương Tây sau đó chỉ trích Uzbekistan "áp dụng vũ lực không đúng mức", ra nghị quyết tại HĐBA lên án chính quyén Uzbekistan xem vụ nổi loạn này là chuyện nội bộ đất nước, (http://dic.academic.ru/dic.nsf/ruwiki/851928) (ND)

        2. Một loạt các cuộc nổi dậy và chiếm chính quyền của phe đối lập Kyrgyzstan do không đồng tình với đường lối lãnh dạo chính trị, diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6-2010 và chấm dứt bằng việc tổng thống Kurmanbek Bakiyev phải chạy khỏi đất nước. Kết quả là Kyrgystan thành lập chế độ cộng hòa nghị viện bằng con đường dân chủ (trưng cầu dân ý). Trong cuộc cách mạng này, Tổng thống Nga khi đó là ông D. Medvedev và Thủ tướng Nga V. Putin đều đã chỉ trích ỏng Bakiyev, bày tỏ sự sản sàng hỗ trợ vật chất cho "chính quyền nhân dân tin cậy Kyrgyzstan". Các nhà quan sát cho rằng, lần đầu tiên sau khi Liên Xô tan rã, Nga tỏ thái độ ủng hộ phe đối lập ở một nước SNG xuất phát từ sự không hài lòng của Moskva trước hành xử của Tống thống Bakiyev, người vẫn để cơ sở quân sự Mỹ tồn tại trên đất Kyrgystan mặc dù đã hứa sẽ đóng cửa căn cử này và nhận 1,7 tỉ đôla viện trợ của Nga. (https://ru.wikipedia.org/wiki/) (ND)

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2020, 07:21:51 pm »


        CÁC QUÁ TRÌNH MẠNG LƯỚI Ở GRUZIA VÀ UKRAINE

        Gruzia là bàn đạp địa chính trị quan trọng nhất để củng cố ảnh hưởng Hoa Kỳ ở Kavkaz. Xuyên qua Gruzia như qua một phần của eo đất Kavkaz, Nga về giả thiết sẽ có đường tiếp cận chiến lược với Iran, dàn xếp mối quan hệ chiến lược trực tiếp với nước này. Cuối cùng đến lượt mình, Iran có lối ra trực tiếp đến Ấn Độ Dương. Mong muốn của nước Nga vươn ra biển ấm, theo các thuật ngữ địa chính trị, là mối đe dọa địa chính trị chính của Nga đối với Hoa Kỳ. Mà con đường ngắn nhất ra biển ấm từ Nga qua Iran, qua nam cũng như bắc Kavkaz, hiện vẫn còn đang nằm dưới sự kiểm soát chiến lược trực tiếp của Nga. Vì thế Gruzia trở thành mục tiêu ưu tiên của chiến tranh mạng lưới Hoa Kỳ ở Kavkaz, vốn mong muốn xây dựng “đế chế" Hoa Kỳ trên lục địa Á Âu.

        Thực hiện nhiệm vụ địa chính trị chính của Hoa Kỳ là không để nước Nga qua nam Kavkaz tới Iran, Hoa Kỳ cố gắng gây bất ổn càng nhiều càng tốt cho không gian nhỏ này mà trong đó, ngoài Gruzia, còn có Azerbaijan và Armenia, hoặc lý tưởng nhất là thiết lập kiểm soát quân sự chiến lược trực tiếp, ngăn chặn lối ra của Nga vào Ấn Độ Dương. Nhiệm vụ này đã được giải quyết khi thực hiện kịch bản “cách mạng màu” ở Gruzia. Và nhiệm vụ này đã hoàn thành: Gruzia được đưa khỏi sự kiểm soát địa chính trị còn lại của Nga vốn vẫn duy trì ở đó sau khi Liên Xô sụp đổ và thậm chí trong giai đoạn cầm quyển của Shevardnadze, một quan chức Liên Xô cũ; chuyển hoàn toàn Gruzia sang sự kiểm soát địa chính trị của Mỹ. Chính ở Gruzia có các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ, ở đó có các cố vấn Hoa Kỳ đang hoạt động, và trên nguyên tắc hiện nay chúng ta có thể xác nhận Gruzia đã chấp nhận vectơ phát triển Đại Tây Dương, hoàn toàn đánh mất chủ quyền. Chỉ có thể tưởng tượng sẽ tốn bao nhiêu chi phí cho việc chiếm bàn đạp này bằng con đường quân sự trong trường hợp Gruzia tham gia vào một khối quân sự, chẳng hạn như CSTO, hoặc đơn giản là nước thực sự có chủ quyền để chống lại cuộc xâm lược quân sự. Sẽ tốn kém hơn nhiều so với nỗ lực chiếm nam Ossetia bằng con đường quân sự năm 2008. Người Mỹ đã tay không lấy được Gruzia khi mà một bộ phận người dân và gần như toàn bộ tầng lớp thượng lưu thậm chí hoan nghênh sự kiện này, cho rằng cuối cùng họ cũng thoát khỏi ảnh hưởng Nga mà không nhận ra cùng với đó, họ đã rơi vào sự nô lệ Hoa Kỳ.

        Những mưu toan đảo chính “màu” cũng đã từng được thực hiện cả ở Armenia lẫn ở Azerbaijan. Các trại lều, đụng độ với cảnh sát, nạn nhân trong số những người biểu tình - tất cả những thứ này thủ đô Armenia cũng đã trải qua vào tháng 3/2008 sau bầu cử. Còn chính quyền Azerbaijan tin rằng những cuộc biểu tình của phe đối lập hồi tháng 3/2011, đồng thời những phát biểu chống đối chế độ hiến pháp hiện hành, đều được tổ chức ở nước ngoài. Trong số những trợ lý tự nguyện kích động những tiến trình này có thể kể Gruzia, vốn đã trở thành bàn đạp cho sự bành trướng Hoa Kỳ ở Kavkaz. Và chỉ có thể đối đầu với những hành động xâm chiếm của Hoa Kỳ khi những chiến lược phản kích được tư duy chính xác là chiến tranh mạng lưới.

        Liên quan tới Ukraine, ở đây nhiệm vụ cũng tương tự. Ukraine đối với Nga chẳng khác nào chiếc cầu dẫn vào châu Âu. Như Zbignew Bzhezinsky từng viết, không có Ukraine Nga sẽ không còn là cường quốc Á Âu mà sẽ trở thành cường quốc châu Á. Thêm vào đó Ukraine là yếu tố quan trọng nhất của cái gọi là hàng rào cách ly, tách nước Nga khỏi EU, tức khỏi Trung Âu, không tạo cho Nga khả năng thu xếp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với EU. Trên con đường dẫn tới quan hệ đối tác này, đặc biệt là với Đức, Mỹ xây dựng hàng lang cách ly trải dài từ các biển bắc lạnh dọc các nước Baltic, ngang qua Ukraine, Moldova, tiếp đó kéo xuống Gruzia. Tạm thời nó bỏ qua Belarusia, nước vẫn còn là lỗ hồng cuối cùng của hàng rào cách ly này về phía tây, và thực hiện nhiệm vụ ngáng trở thay cho nó là Ba Lan. Tiếp theo, qua Ukraine, Moldova và phía dưới tới Gruzia là một vành đai chia cách Nga khỏi châu Âu bằng một vùng bất ổn. Ở đó Hoa Kỳ thực hiện những nhiệm vụ chiến lược, địa chính trị quan trọng, làm “cách mạng màu” ở các nước này theo còi lệnh. Hãy tưởng tượng giá trị của việc tìm ra không gian này trong vùng các quan hệ đồng minh với Nga đối với kinh tế Hoa Kỳ. Một cuộc chiến tranh lớn với châu Âu, như chúng ta từng thấy trong lịch sử - rất đẫm máu và tốn kém. Mà không có châu Âu sẽ không thể nào đạt được việc kiểm soát toàn thế giới. Trong khi đó, kịch bản “nhung” thay đổi các chế độ châu Âu là một việc hoàn toàn khác. Đầu tiên ở vùng Đông Âu, các nước SEV và khối xã hội chủ nghĩa cũ. Rồi sau đó đến các nước đồng minh theo khối NATO, bởi chiến tranh mạng lưới như chúng ta nhớ, được tiến hành chống lại những kẻ thù, các lực lượng trung lập và bạn bè. Phí tổn đơn giản là không thể so sánh, mà hiệu quả lại cao hơn nhiều. Là vì chiến thắng quân sự vẫn chưa thể bảo đảm sự kiểm soát và điều khiển các lãnh thổ bị chiếm đóng, khác với hiệu quả của chiến tranh mạng lưới, cuộc chiến tranh mà chúng ta biết vẫn chưa kết thúc. Vành đai tách nước Nga với châu Âu được Hoa Kỳ thành lập để giải quyết những nhiệm vụ địa chính trị và chiến lược quan trọng bằng con đường kích động tuần tự những cuộc “cách mạng nhung” trong các nước này, trong khuôn khổ chiến tranh mạng lưới chống lại nước Nga.

        Việc Viktor Yanukovich lên nắm chính quyền Ukraine lúc đầu có phần nào làm yên lòng giới thượng lưu chính trị Nga. Xu hướng tích cực thấy được trong quan hệ Nga - Ukraine này lẽ ra phải được phía Nga nắm bắt đế bắt đầu một cách tích cực hơn quá trình đưa các lợi ích Nga quay trở lại Ukraine, vốn đã biến mất ở đây sau năm năm điều hành của những nhà lãnh đạo “cam”. Lẽ ra cần phải tiến xa hơn vế phía tây, phát triển sáng kiến chiến lược, dàn xếp các quan hệ trực tiếp với EU.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2020, 07:23:16 pm »


        Yanukovich đã mang một niềm hy vọng đến cho địa chính trị Nga, lẽ ra không nên bỏ qua cơ hội này. Đương nhiên ngay lập tức phương Tây bắt đầu gây sức ép lên ông ta dữ dội bằng các đe dọa trực tiếp về mối quan hệ với EU, đặc biệt là khả năng hội nhập vào EU. Trong tình huống này Yanukovich trở thành đối tượng bị phương Tây thúc bách, sự thúc bách cuối cùng cũng có hiệu quả, trong khi cực kỳ cán thiết giữ vững đường lối địa chính trị hướng về Nga. Ông ta cố ve vãn phương Tây lẫn Nga, nên điều tất yếu là ông ta không trụ được ở đâu và mất tất cả. Ở đây lẽ ra (Yanukovich) cần phải hết sức nhất quán. Địa chính trị không chấp nhận tính nước đôi. Còn Yanukovich, trong khi mặc cả với Putin về giá khí đốt, lại đặt cược hoàn toàn vào việc ve vãn phương Tây, kết quả là dưới sức ép của Hoa Kỳ, ông ta lẫn Ukraine nói chung đã không tránh được thảm họa - đất nước tan rã, hỗn loạn xã hội, bọn Banderov tràn lan, sự bần cùng hóa nhân dân và hoàn toàn mất chủ quyền đất nước. Mỹ và phương Tây trên nguyên tắc không quan tâm đến kinh tế và xã hội của những nước họ xâm chiếm. Họ chỉ cần bảo đảm rằng Nga không có được Ukraine. Còn Nga lúc đó lẽ ra cần tạo những mạng lưới của mình ở Ukraine, bằng mọi cách bảo đảm sự toàn vẹn đất nước Ukraine cũng như sự ổn định xã hội qua việc ủng hộ Ukraine bằng mọi phương tiện, mặc cho những yêu sách theo chu kỳ1 của chính quyền Ukraine, ủng hộ về kinh tế, chính trị trên trường quốc tế, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Ukraine trong lĩnh vực nguyên liệu, bảo đảm an ninh nguyên liệu cho Ukraine và châu Âu để dập tắt lò lửa căng thẳng này.

        Nhìn chung sứ mệnh của chúng ta ở Ukraine cho đến trước khi nó phân rã và trượt vào hỗn loạn nằm ở việc ủng hộ chế độ “cam” cho dù bất lợi, còn đến lượt mình, sứ mệnh của Yanukovich là giữ vững đường lối thân Nga và không buông bỏ nó. Trong trường hợp đó ông ta có thể biến Ukraine thành một yếu tố hội nhập, cũng cố liên minh Nga và châu Âu. Và việc này sẽ cao quý hơn là làm nhân tố bất hòa giữa châu Âu và Nga mà Ukraine dưới thời Yushchenko đã từng như thế cũng như (vị thế) nó đang biến thành hiện nay, trở thành nguyên cớ cho một cuộc đại chiến. Thế nhưng những chao đảo của Yanukovich và cuối cùng là việc trộm cắp vô độ2 của ông ta đã đặt dấu chấm hết cho chính sự tồn tại  của một quốc gia vẫn chưa thành “Ukraine”3.

        Khả năng phát triển thắng lợi địa chính trị chúng ta đã có hồi tháng 8/2008 liên quan tới Gruzia: bắt đầu tham gia vào chính trị đối nội của Gruzia, tạo điều kiện cho sự ra đi của chính quyền Saakashvili, dịch chuyển xa hơn về phía nam Kavkaz, đến Iran. Thế nhưng thời cơ đã bị bỏ lỡ, và tất cả những thay đổi chính trị nội bộ ở Gruzia đã diễn ra mà không có mặt chúng ta khi để giới lãnh đạo chính trị Nga ở vị thế người quan sát ngoài cuộc.

        Nếu thử phân tích xem Hoa Kỳ cuối cùng đã đạt được những gì từ việc tiến hành các kịch bản “cách mạng sắc màu” ở Gruzia và Ukraine, thì thật sự ta sẽ thấy việc đạt được những thành quả địa chính trị, những thắng lợi mà thuở trước chỉ có thể giành được bằng những đội quân nghìn người và những tổn thất quân sự khổng lồ. Còn trong trường hợp “cách mạng màu”, họ đã đạt được cũng kết quả đó mà không tổn thất gì, những chi phí đơn giản là không thể so sánh. Trong quy mô lịch sử, so sánh giá của “cách mạng màu” và chất lượng những thành quả đạt được, phải thừa nhận rằng cuộc đảo chính “sắc màu” dẫn tới hiệu quả hoàn toàn miễn phí. Thường thì cuộc cách mạng mà kết quả của nó là việc thay chế độ hiện hành bằng chế độ bù nhìn thân Mỹ, tất cả chỉ trị giá ngang với việc phóng một tên lửa Tomahawk.

----------------------------
        1. Ngụ ý cuộc "chiến tranh khí đốt" giữa Nga và Ukraine cuối những năm 2000, khi Nga điều chỉnh giá khỉ đốt bán cho Ukraine theo giá thị trường, và Kiev đáp lại bằng cách phong tỏa khi đốt Nga bán cho các nước châu Âu trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine. Cuộc chiến gần như bùng lên mỗi mùa đông, khi nhu cầu khí đốt tăng cao. (ND)

        2. Sau khi ông Yanukovich bị lật đổ, báo chí Ukraine đã cáo buộc ông tham nhũng, để cho các còng ty gia đình và con trai trưởng phụ trách vật tư cho công nghiệp khai thác than Ukraine, thao túng hoạt động ngân hàng, ăn hối lộ các công trình xây dựng, đường sắt, năng lượng...(https7/www.novayagazeta.ru/ articles/2014/02/03/58180-vse-v-semyu-biznes-viktora-yanukovicha) (ND)

        3. Một quan điểm phổ biến trong những người bảo thù Nga, cho rằng Ukraine chưa từng là một quốc gia với đủ các tiêu chí của nó, cho đến khi trở thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Ukraine từ xa xưa xuất phẩt từ xứ Rus Kiev của người Rus - bao gồm hầu như toàn bộ lãnh thổ Ukraina, Belarus hiện đại với một phần lớn lãnh thổ của nó nằm trong lãnh thổ nước Nga hiện nay, Rus Kiev từng bị tan rã, phá hủy hoàn toàn năm 1240. Sau đó, nhà nước Kievan Rus được kế tục bởi các công quốc, đặc biệt là xứ Novgorod và Pskov, theo thời gian các xứ này dần phát triển thành nước Nga ngày nay, trong khi vùng phía tây của lãnh thổ trước kia là Kiev Rus bị Đại công quốc litva và Ba Lan chiếm giữ. Sự chia cắt về chính trị của Rus Kiev đã tách người Nga ở phía bắc ra khỏi người Belarus và người Ukraine ở phía tây. Như thế, ba quốc gia Belarus, Nga và Ukraine đều chia sẻ chung một cội nguồn là xứ Rus Kiev của người Rus. Trong suốt chiều dài lịch sử, Ukraine bị xâu xẻ bởi các cường quốc Ba Lan, Phổ, Áo, Nga. Cho đến sau cuộc cách mạng Nga 1917, từ 1917 đến 1920 nhiều nhà nước Ukraine riêng biệt xuất hiện trong một giai đoạn ngắn, cho đến năm 1919, theo Hiệp ước hòa bình Riga giữa những người xô viết và Ba Lan, tây Ukraine bị chinh thức sáp nhập vào Ba Lan để đổi lại Ba Lan công nhận nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine, sau này là thành viên sáng lập Liên bang Công hòa Xá hội chủ nghĩa Xô viết - hay Liên xỏ, tháng 12/1922.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM