Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:21:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9756 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2020, 07:43:48 pm »


        Thêm một yếu tố nữa - sự hiện diện số lượng lớn những người sử dụng thiết bị điện tử nối mạng - như iPhone hay iPad để tính cơ động cao hơn mà trong trường hợp này đây sẽ là ưu thế chủ yếu. Những người dùng này phải có tài khoản trên mạng Twitter để cuối cùng tạo ra được một môi trường mạng lưới cần thiết để có thể tiến hành cách mạng Twitter. Nếu vẫn không đủ số người dùng, theo kế hoạch của Hoa Kỳ, một số nhà tuyên truyền chuyên biệt sẽ được đưa vào qui trình để vận động cho Twitter và những mạng xã hội khác. Trong quá trình tuyên truyền sử dụng iPhone và iPad, những nhân vật truyền thông sẽ được kết nối vào, bao gồm cả những newsmaker (người tạo ra tin - ND) lớn và các quan chức. Các chính khách và nhà hoạt động văn hóa mở các tài khoản, truyền thông dẫn các ghi chép của họ trên Twitter, chuyển nó lên các kênh liên bang, thế là những người nổi tiếng trực tiếp kêu gọi đông đảo người Nga sử dụng Twitter và iPhone, chứng minh điều đó bằng ví dụ riêng của mình.

        Tất cả điều đó giúp xây dựng cơ sở xã hội cho mạng lưới, tạo lập môi trường để thực hiện mô hình này. Cú nhào lộn trên không, khi dưới sự điều khiển đó có thêm những nhân vật hàng đầu quốc gia tham dự, không chỉ bằng tiền nhà nước, mà bằng sự tham gia của chính họ dệt nên mạng lưới bao phủ không gian, chuẩn bị chiếm giữ mạng lưới bằng chính cách đó. Lập luận chính của những nhà tuyên truyền mạng này là: để tiến bộ, hiện đại, thời trang, cần sử dụng Twitter, mà để làm việc đó cần sở hữu iPhone và iPad, bởi chúng rất tiện lợi và chắc chắn sẽ có ích: “Đấy xem này, tôi cũng có!”. Ở nơi nào không có mạng bao phủ, “cách mạng” sẽ đắt đỏ hơn, bởi việc thực hiện chúng phải được tiến hành bằng các phương tiện ngoại tuyến, làm việc với những con người thật qua các NGO, NPO và bằng tiền của mình như đã nói ở trên. Còn nếu người dùng có iPhone thì nhiệm vụ đã được đơn giản hóa và phí tổn rẻ gấp nhiều lần.

        Nhưng ngay cả những cuộc cách mạng Twitter cũng đã là một mô hình công nghệ lỗi thời từng được thử nghiệm thành công ở nhiều quốc gia không gian hậu Xô viết. Công nghệ này từ lâu đã được tiết lộ, được mô tả trong những nguồn mở và được cho là do người Mỹ thảo ra, giải mật và hơi lỗi thời. Tức đây chưa phải là lời cuối cùng của các quy trình mạng. Nhưng nó chỉ lạc hậu ở những nơi mà cấp độ phát triển công nghệ và mạng lưới đã tiến nhanh về phía trước. Ở những xã hội chậm phát triển hơn xét từ quan điểm mạng xã hội, tất cả chỉ mới bắt đầu. Có nghĩa, nó có thể được thực hiện. Những người khởi xướng các quá trình mạng lưới coi những xã hội này là kém phát triển. Chẳng khác nào người bản xứ lần đầu tiên thấy phát minh của đại diện một nền văn minh tiên tiến hơn.

        Có nghĩa cách mạng Twitter ngày nay không phải có thể diễn ra ở mọi nơi. Chẳng hạn, thế giới Ả rập không phát triển lắm nhìn từ góc độ phổ biến công nghệ thông tin. Ở đây chính quyền đấu tranh với việc này, ngăn chặn nỗ lực của quẩn chúng sử dụng ồ ạt mạng xã hội, nhiều chế độ đã khép lại các khả năng này của công dân mình. Nhìn chung ở đó thái độ của mọi người đối với việc này hơi tiêu cực, và như chúng ta có thể quan sát thấy trong giai đoạn 2011-2013, điều này không phải là không có cơ sở. Vì thế nên chiến lược này không phải luôn có tác dụng đầy đủ, và các nhà chiến lược Hoa Kỳ ngày càng phải sử dụng những biện pháp cũ kỹ, cổ lỗ, kém văn minh của việc tác động và chiếm giữ. Bởi ở đó là những cư dân khác, theo hình dung của người Mỹ là chưa đủ dân chủ. Đâu đó có thể có những người am hiểu thông tin chống lại việc lập mạng lưới, hiểu rõ chủ đích và tính công cụ của hiện tượng này nên không bị mua chuộc bằng những “chuỗi hạt thủy tinh” của các nhà văn minh phương Tây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2020, 07:44:30 pm »

   
        TRUYỀN THÔNG — VŨ KHÍ CỦA NHỮNG NGƯỜI BIẾT HỌ MUỐN GÌ

        Napoléon từng nói: “Chiến tranh - đó là truyền thông”. Còn ngày nay, thông tin liên lạc, sáng tạo, công nghệ là vũ khí, nhưng là vũ khí trong tay những người biết họ muốn gì. Hoa Kỳ biết là họ muốn cai trị thế giới. Họ muốn kiểm soát toàn cầu và biết đạt được điều đó để làm gì. Họ có mục tiêu. Để giành thành tựu đó mà họ vũ trang và đạt được mục tiêu. Nhận iPhone và Twitter, nếu không biết mình muốn gì, bạn nhìn vào chính quyền , vào Kremlin, với câu hỏi: Rồi tiếp theo là gì? Nhưng Kremlin cũng không biết họ muốn gì - dường như là cần phải tự phòng vệ, nhưng tự phòng vệ bằng cách nào và để làm gì, nếu như một số người khẳng định toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu, nên hãy thư giãn và hài lòng đi.

        Internet là một thiết bị lý tưởng của việc phân tán hóa. Thông thường sau khi lật đổ chế độ nào đó - vốn từng trụ vững và giữ gìn trật tự tối thiểu trong quốc gia mình trong khoảng 30-40 năm, nơi tất cả được xác lập, nơi có các mối liên hệ xã hội, hệ thống qui tắc, các luật lệ và quan hệ - tất cả những thứ đó sẽ bị cuốn đi, hỗn loạn hoàn toàn ập đến. Một nền dân chủ trọn vẹn khắp Trung Đông, ở Iraq hậu Saddam, ở Libya sau Kaddafi. Putin nói chúng ta không cần kiểu dân chủ như ở Iraq1, và Putin không nói điều đó vô ích. Hay ở Afghanistan, người Mỹ đã vãn hồi trật tự tuyệt vời thế nào ở Afghanistan! Hãy nhìn đi, nền dân chủ nào đã đến Libya. Giờ đây đất nước tan rã thành nhiều mảng, còn xã hội dân sự bừng sáng: những vụ nổ, giết người, nội chiến. Ở Iraq những người Kurd phân lập, người Shiite chiến đấu chống người Sunni. Đó chính là xã hội dân sự theo kiểu Mỹ.

        Hoa Kỳ không quan tâm đến số phận các quốc gia, các dân tộc. Họ chỉ cần dời đổi không gian truyền thống phức tạp của người Ả rập, người Hồi giáo, Libya Jamahiriya là những cộng đồng Bedouin, là các gia tộc với truyền thống và kỷ luật nghiêm cẩn, một mô hình xã hội hoàn chỉnh. Làm sao có thể đi vào xã hội này với những giá trị dân chủ Mỹ? Vâng, không thể nào. Vì thế cần gây bùng nổ xã hội, phá hủy các mối liên hệ truyền thống, phân tán nhân dân, và khi nó biến thành một sinh khối sôi sục của những người giết chóc lẫn nhau, khi đấy có thể nói ở đó bắt đầu xây dựng xã hội dân sự, và dân chủ Mỹ đã vào được nơi đó. Mà không có xã hội dân sự thì không được gì cả. Các nhà nước lần lượt sụp đổ. Kaddafi đã bướng bỉnh và trụ lại. Nếu như ông ta trụ vững, sống sót và ngăn chặn được bộ máy Mỹ, nó sẽ giúp tạo ra tiền lệ. Nhiểu nước sẽ bắt đầu chống cự. Còn giờ đây sứ mệnh này nằm trên vai Syria, trên vai al-Assad. Tiếp theo sẽ là Iran, và sau đó?

        Ngày nay nước Mỹ không có đối thủ địa chính trị như Liên Xô trước đây. Còn NATO cần được nuôi sống bằng cách nào đó, nên ở đây cầu hỏi được đặt ra: Để làm gì? Thật không khó khi nuôi NATO lúc bạn có Cục Dự trữ liên bang. In tiền rồi in nữa để nuôi sống NATO. Kích cỡ nợ của Hoa Kỳ quả thật ngày một tăng. Nhưng chẳng có gì quan trọng. Nếu bạn có trung tâm phát hành giấy bạc và bạn thiết lập luật chơi, bạn cung ứng đồng đôla thì bạn đã chi phối nền kinh tế toàn cầu bằng cách thay đổi các tiêu chí của nó có lợi cho mình.

        Để có phản ứng thích đáng, cần nhận thức các công nghệ mạng lưới như một hiện tượng nghiêm trọng, và điều quan trọng là cái gì truyền qua các mạng này. Ngày nay trên mạng chỉ lan truyền ý tưởng về sự hùng mạnh của Hoa Kỳ, thường được thể hiện và chi tiết hóa trong những thứ thoạt nhìn tưởng là vô hại. Nên cần phải hiểu, cái gì có lợi cho Hoa Kỳ và cái gì không. Phân chia đâu là phía của những đối thủ địa chính trị chúng ta và cái gì đang hoạt động cho nó, và cái gì đang làm việc cho phía chúng ta. Tiếp đó cần tích cực kết nối vào những quá trình này, nhưng không phải ở phe của Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ - ND) - mặc dù ai đó vô tình hay cố ý làm việc cho phía này - mà ở phía chúng ta - phía vì sự toàn vẹn của nước Nga, vì không gian chiến lược thống nhất, vì các lợi ích chủ quyền của chúng ta, vì bản sắc và truyền thống chúng ta. Cần tạo ra những người ảo Á - Âu riêng của chúng ta, những người máy và qua chúng truyền đi những điều hoàn toàn đổi nghịch. Không để một bình luận nào của Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ - ND) cũng như những bình luận khiêu khích của họ không bị đáp trả. Bởi khi người dùng vào Internet và đọc những gì viết ủng hộ Hoa Kỳ mà không ai phản ủng lại, họ sẽ cảm thấy việc đối kháng này hoàn toàn vô ích, mọi việc đểu có lợi cho Mỹ và ít ai chống đối. Nhưng nếu xuất hiện 5 comment nói tốt cho Hoa Kỳ và đáp lại chúng là 20 comment ngược lại: những phát biểu được bình luận, cân nhắc, thực hiện từ những quan điểm thân Nga, khi đó những người vào mạng đọc được sẽ hiểu, vâng, ở đây còn có gì đó để bảo vệ, còn có ai đó nói khác, đó cũng là sức mạnh, một sức mạnh chủ quan phục vụ cho lợi ích của chúng ta.

        Chỉ khi hiểu vũ khí này được sử dụng để làm gì, mới có thể khiến nó hiệu quả, hoạt động tốt và giúp đạt được mục tiêu. Nếu bạn là một người dùng thụ động, theo quán tính, chỉ nhìn những người khác tham gia vào tất cả các quá trình, chắc chắn người ta sẽ sử dụng bạn chống lại nước Nga, chống lại lợi ích của chúng ta, bản sắc của chúng ta. Bất cứ vị thế thụ động nào của người dùng Internet chắc chắn sẽ được sử dụng có lợi cho Hoa Kỳ. Vì họ khéo léo hơn, thực tiễn hơn, nhanh nhảu hơn. Đó là công nghệ của họ, họ làm ra chúng, là luật lệ của họ, họ chơi theo luật đó và thắng theo luật đó. “We win, you lose, sign up here” - đó là cách tiếp cận của Mỹ: “Chúng tôi khởi sự, chúng tôi sẽ thắng, các người sẽ bại. Đăng ký tại đây”.

        Vì thế cần không chỉ biết luật lệ, công nghệ, biết trò chơi mà cần phải biết bạn dùng nó vì điều gì, bạn chiến đấu vì điều gì, bạn chống đối điều gì. Chỉ khi nào bạn sử dụng nó cho lợi ích của chúng ta, lúc đó vũ khí mới trở nên hiệu quả hơn gấp trăm lần.

---------------------
        1. Vladimir Putin:'Chúng ta không cần dân chủ như ở Iraq'//Sự thật Komsomol. 17-7-2006 http://www.kp.ru/ d a I ly/23739.5/55240/
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2020, 07:46:04 pm »


 
CHƯƠNG HAI

CUỘC CHIẾN VIRUS TÂM LÝ

        Một video clip ngắn “Hãy bỏ phiếu cho đảng của bọn lừa đảo và trộm cắp. Kỷ niệm một thập niên đảng cầm quyền”1 xuất hiện trên Internet vào đêm trước cuộc bầu cử tháng 12/2011. Đoạn video bắt đầu bằng vài hình ảnh của phe đối lập nổi tiếng, tiếp nối bằng dòng chữ trên nền những hình ảnh nổi bật: “Vì 10 năm phát triển kinh tế", “Vì nhiều lần tăng lương và lương hưu”, “Vì xây dựng đường sá, trường học và bệnh viện”, “Vì chủ quyền quốc gia và sự phồn vinh”, “Vì những ai vượt qua được cuộc khủng "hoảng kinh tế thế giới”, v.v... Rõ ràng trong đoạn clip bị “lan tràn” trên phân khúc Nga của mạng toàn cầu, chúng ta quan sát thấy những lực lượng khác nhau đã sử dụng những phương pháp nhất định, được phổ biến rộng rãi và hết sức hiệu quả trong xã hội hiện đại hậu công nghiệp để tiến hành đấu tranh chính trị, đồng thời để giải quyết một số vấn đề khác...

        VŨ KHÍ MEME VÀ CHIẾN TRANH MEME

        Trong số những công nghệ thú vị nhất hiện nay cần lưu ý vũ khí meme, chiến tranh meme và cách mạng rối búp bê, những thứ đang trở nên thời sự giữa những sự kiện diễn ra trong thế giới Ả rập và nhận cái tên chung là “Mùa xuân Ả rập”, nơi vũ khí meme trở thành yếu tố tác động chính. Trong tương quan này, cần xem xét khía cạnh thực hành của công nghệ mà cơ sở của chúng được thảo ra từ những năm 60,70 thế kỷ trước. Cùng lúc, công nghệ này gắn trực tiếp với khái niệm chiến tranh mạng lưới.

        Có mặt tại những cuộc bàn tròn diễn ra thường xuyên của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), không khó để nhận ra: cấu trúc này, tuy bí mật định vị mình như một kiểu NATO trong không gian hậu Xô viết, nhưng ở cấp độ thảo luận của chuyên gia đã không dành một mối quan tâm đáng kể nào cho những hiện tượng như chiến tranh mạng, chiến tranh mạng lưới trung tâm, nói chi tới công nghệ rối búp bê hay vũ khí meme.

        Với tư cách một chuyên gia thường trực của CSTO, tác giả quyển sách đã nhiều lần trình bày các báo cáo, trong đó có nói về chiến tranh mạng lưới tại các cuộc họp chuyên gia của tổ chức. Một trong các báo cáo này đã dành để biện minh cho sự thay đổi của vectơ các đe dọa chính đối với các nước thành viên CSTO. Những thay đổi đó phần lớn gắn liến với khởi đầu của một giai đoạn mới, đặc trưng bởi việc tiến hành chiến tranh mạng lưới trên không gian Âu-Á. Liên quan tới việc này, báo cáo đả ghi nhận tầm quan trọng của CSTO trong việc thảo ra phản chiến lược mạng lưới đáp trả, đồng thời mô tả những kiểu nguy cơ mới từ khối NATO. Lúc đó, chính CSTO là một trong những công cụ có sẵn mà Nga có thể tác động để định dạng lại không gian hậu Xô viết theo hướng đối đầu với áp lực ngày càng tăng từ phía Hoa Kỳ cho những lợi ích địa chính trị của mình. Nhưng khi ấy, các chuyên viên của CSTO theo quán tính vẫn còn khá ủng hộ NATO vì giai đoạn này NATO và CSTO đang hợp tác trong khuôn khổ chương trình “Đối tác vì hòa bình”, nên quan điểm (của tác giả - ND) đã nhiều lần bị chỉ trích, nhất là vào những năm trước. Không ít lần từ miệng các chuyên gia, người ta nghe thấy những phát biểu hoài nghi về lý thuyết chiến tranh mạng lưới, rằng chuyện đó thật xa vời và chẳng có ý nghĩa gì, rằng đó là chuyện bịa đặt, nói chung không có ý nghĩa thiết thực nào với CSTO. Dẫu sao cũng có thể vui mừng nhận ra là ở những phiên họp tương tự tiếp theo đó, ngày càng có nhiều báo cáo về đề tài chiến tranh mạng lưới. Trong một phiên họp như thế, các đại diện của đoàn đại biểu Uzbekistan, Kyrgyzstan và Belarus đã ủng hộ quan điểm của tôi, phản ứng lại phê phán của những kẻ hoài nghi. Đặc biệt là đại diện phía Uzbekistan Farhad Talipov đã nhấn mạnh tầm quan trọng và tính tất yếu của cách tiếp cận địa chính trị trong việc hình thành mối quan hệ giữa CSTO với NATO, tuyên bố rõ rằng “sự phân mảng ngày càng tăng trong chính trị, văn hóa, kinh tê giữa các thành viên CSTO là kết quả của chiến tranh mạng lưới phương Tây chống lại các nước CSTO”. Theo Talipov, “các cơ chế đối đầu địa chính trị thời của chúng ta đã được định dạng lại và hiện nay phản ứng của chúng ta không nên nằm ở chỗ gia tăng số lượng xe tăng và cơ số binh sĩ như trước, mà là ở việc mở rộng đối xứng ý tưởng của chúng ta, văn hóa của chúng ta, những giá trị của chúng ta, những thứ sẽ không chỉ giúp phục hồi ảnh hưởng của các nước chúng ta, mà còn trở thành công cụ chính cho sự mở rộng của chúng ta vào thế kỷ 21”.

----------------------
        1. "Hãy bỏ phiếu cho đảng của bọn lừa đảo và trộm cấp. Kỷ niệm một thập niên đảng cầm quyền" httpy/www. youtu be.com/watch ?v= FAv54E-zrC4
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2020, 07:46:47 pm »


        Giám đốc Viện phân tích và dự báo chiến lược Cộng hòa Kyrgyzstan Aslambek Saliyev, tới phiên mình, nhận xét các hoạt động nhân đạo của Hoa Kỳ và EU không ngừng gia tăng trong khu vực, và thời gian gần đây, do sự thụ động của Nga và các nước thành viên CSTO, nhiều nước Hồi giáo cũng tham gia vào quá trình này. “Đại sứ Hoa Kỳ đích thân chúc mừng người Kyrgyz vào những dịp lễ Hồi giáo. Sự tích cực của các nhóm phái Hồi giáo cực đoan có trụ sở chính ở London gia tăng không ngừng, thậm chí các thủ thư người Kyrgyz còn đi nghiên cứu về thư viện học ở các nước Hồi giáo. Trong khi đó không có hoạt động nào từ phía Nga, đã đến lúc chấm dứt điều này. Cấu trúc của CSTO có tất cả các đòn bẩy để đối phó hiệu quả với sự xâm lược không gian Á - Âu theo kiểu hoạt động nhân đạo đó”, Saliyev tuyên bố tại một cuộc họp chuyên gia. Tuy nhiên, chia sẻ nhiều nhất với nỗi lo ngại của tôi về sự hiện diện của mạng lưới Hoa Kỳ trong không gian hậu Xô viết là đại diện Belarus - phó giám đốc thứ nhất Phòng phân tích của Văn phòng tổng thống Cộng hòa Belarus Nina Shpak. Bà tuyên bố thẳng thừng về thực tiễn hiểm họa chiến tranh mạng lưới của phương Tây chống các nước Á - Âu, chứng minh bằng những thí dụ từ thực tế mà phía Belarus phải chịu từ áp lực các công nghệ mạng lưới: “Chiến tranh mạng lưới chống chúng ta được tiến hành khá thành công. Chúng ta phải hình thành cái gọi là những định chế xã hội công dân trong từng nước CSTO để khôi phục ảnh hưởng không chỉ trong khối CSTO mà còn trong cả những nước không nằm trong khối. Bởi như chúng ta kiểm chứng từ chính kinh nghiệm của mình, “cách mạng màu” không tự nó nảy sinh”. Nhưng ngay cả cái gọi là những định chế xã hội công dân đó, trước việc xuất hiện những môi trường của “vô số" mạng lưới đã ngày càng trở nên cổ xưa và lạc hậu so với sự năng động phát triển của những quá trình mạng lưới. Vâng, ngay từ đầu lý thuyết chiến tranh mạng lưới đã nói về các mạng xã hội, tức là về chủ thể tập thể nào đó, về những nhóm xã hội của những con người thực. Và ở đây xã hội công dân là môi trường cần thiết. Nhưng việc hoàn thiện các tiếp cận công nghệ trong lĩnh vực này diễn ra nhanh đến độ những nhóm xã hội đã trở thành thứ yếu, và công việc với họ chỉ diễn ra trong những không gian “cổ xưa” của các nước thế giới thứ ba hay đâu đó trong không gian hậu Xô viết. Có thể nói gì khi Edward Adam Smith, tác giả cuốn Những hoạt động dựa trên hiệu ứng đã xuất bản nó công khai từ năm 2002. Công nghệ được phát triển nhiều năm trước và giữ bí mật từ lâu - vốn đã được áp dụng thành công, trong số đó có ở Đông Âu và không gian hậu Xô viết - năm 2002 đã được in thành sách. Tức là khi được phát hành, ở mức độ nào đó sách đã lạc hậu, được giải mật và giới thiệu cho cộng đồng chuyên gia khi ghi nhận thành tích của giai đoạn công nghệ đã qua. Trong khi đó thì giới quân sự Nga mới bắt đầu nghiên cứu đề tài, nói chi đến triển vọng ứng dụng thực tiễn, đặc biệt là các kết quả khi ứng dụng. Trong lúc đó, “Phong trào Á - Âu” chỉ bắt đầu đặt vấn đề, tích cực nói và viết vế nó vào năm 2003. “ông biết đó, chúng tôi mới được giao làm rõ chiến tranh mạng lưới là gì. Ông bảo chúng đã lạc hậu. Vậy chúng tôi phải làm sao? - một nhân viên của trung tâm phân tích quân sự bí mật đã hỏi tác giả câu hỏi đó. Sự tụt hậu trong lĩnh vực này không chỉ vài năm, mà là nhiều thập niên...

        Dầu sao các công nghệ này đã đi vào cuộc sống hằng ngày của các chuyên gia, không phải là không ít nhiều nhờ vào nỗ lực của chúng tôi. Người ta đã bắt đầu nói về nó - rằng việc chiến tranh mạng lưới đối với các nhà chiến lược quân sự phương Tây là công nghệ lỗi thời nhưng chúng ta mới chỉ bắt đầu nghiên cứu không nên là lý do khiến chúng ta không quan tâm tới nó. Ngược lại chúng ta có cơ hội bỏ qua giai đoạn lý thuyết, vay mượn các phát triển lý thuyết đưa ra từ những nguồn mở của phương Tây và trực tiếp đi vào các tiếp cận công nghệ. Giờ đây chúng ta nói về khía cạnh thực hành: chúng ta thấy tận mắt các chiến lược sử dụng công nghệ rối búp bê và chiến tranh meme vốn không ai trong chúng ta từng nghe thấy, giờ chúng ta bắt đầu trực tiếp từ nó.

        Ngày nay, hiện tượng số một là chiến tranh meme, vũ khí meme nói chung. Công nghệ này được thực hiện ngay trước mắt chúng ta, trong thời gian thực, trong số đó có cả việc chính phủ Hoa Kỳ áp dụng với chính nhân dân mình. Vũ khí meme được sử dụng trong các mạng xã hội, blog, môi trường Twitter, v.v... để sản xuất và lan truyền meme, là cái tác động trực tiếp hiện nay, và hoạt động hết sức hiệu quả. Với sự hỗ trợ của vũ khí meme, tức nhờ sử dụng việc truyền phát lại các meme trên tất cả các mạng xã hội, nhà tổ chức các quy trình này đã đạt được những hiệu quả khổng lồ, thể hiện qua việc thay đổi các chế độ chính trị, trong việc làm sụp đổ những bộ máy nhà nước tưởng là bền vững, tồn tại nhiều thập niên. Và việc nhiều chế độ trong số này thân Mỹ cũng không cứu vãn chúng khỏi sự sụp đổ toàn diện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2020, 07:48:26 am »


        XIN CHÀO, GẤU! KHI NÀO CTULHU TRỞ LẠI?

        Có lẽ nhiều người đã nghe tới khái niệm meme. Nếu chưa, chắc chắn họ đều biết câu nói lóng kiểu “Preved: Medved”61. Đó là một meme. Hay thí dụ như “Cthulhu”. “Khi nào Cthulhu trở lại”2 là một câu hỏi được gởi tới ông Vladimir Putin khi ông nói chuyện với người sử dụng Internet năm 2007, câu hỏi này sau đó đã được hầu hết người dùng bình chọn là nồi tiếng nhất, đó cũng là meme. Có thể nói: “Preved, Medved!” - là một meme trước bầu cử xuất hiện không lâu trước chính từ “Medved”. “Preved, Medved!” và Medvedev bước ra, tất cả cười ồ. Mặc dù lúc đó ông ta chưa là “Dimon”3.


        Một thí dụ khác, tiếng “olbanski” hay “padonochnyi”4 trở nên nổi tiếng nhờ nỗ lực của những người giữ trang web udaff.com; cả một đám mây tag liên quan tới đề tài Cthulhu, hay “ông chứng từ Fryazino”5 mà nhiều người đã nghe thấy hay đọc được từ Internet. Tất cả những meme này hoàn toàn vô thưởng vô phạt. Về nguyên tắc, ban đầu có vẻ như chúng khá thư giãn.

        Nhưng cũng có những meme nghiêm túc mà sự phổ biến chúng mang tới những hậu quả nghiêm trọng. Thí dụ như “hội chứng hô hấp cấp” hay “cúm gà”. “Cúm gà” là một meme dẫn tới sự phá sản của các công ty nông nghiệp chăn nuôi gia cầm. “Hội chứng hô hấp cấp” là meme dẫn tới bất ổn định một số quốc gia Đông Nam Á. Nơi thì bị hủy hoại bởi tổn thất khổng lồ, nơi thì dẫn tới tổn thất kinh tế ở cấp độ các quốc gia toàn khu vực. Và sao lại vậy? ừ thì “cúm gà”, ừ thì “Hội chứng hô hấp cấp”. Nghe ra có vẻ buồn cười nếu chúng không mang tới hậu quả thực tế như thế. Những meme phá hủy nhiều chủ thể kinh tế này, khiến một vài quốc gia rơi vào bờ vực khủng hoảng tài chính và những hậu quả tiếp theo. Trong khuôn khổ CSTO cũng có những meme riêng mà các chuyên gia tổ chức này quan sát được từ lâu. Năm này sang năm khác, trên các bàn tròn có một nhóm các nhà vận động kiên trì truyền đi meme về nhu cầu dàn xếp ổn thỏa quan hệ và đưa CSTO xích gần NATO. Trên đây là thí dụ một số meme rất không nguy hiểm nhưng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

        Memetics là ngành chuyên nghiên cứu các meme, hiểu nó là kiểu một đơn vị bắt chước. Khả năng chúng ta bắt chước một cách có ý thức những gì ta thấy và làm như người khác làm đã giúp phân biệt con người với loài vật vốn chỉ bắt chước một cách máy móc. Con người có thể nhìn vào những gì được làm trong vùng quan tâm của họ, rồi ngay lập tức sao chép những gì diễn ra trong khi cố nắm bắt ý nghĩa của nó. Khi bạn bắt chước ai đó, sao chép “cái gì đó”, điếu đó sẽ được chuyển tới những ai đang dõi theo bạn. Rồi “cái gì đó” có thể truyền đi lần nữa và lần nữa -  và bắt đầu sống đời sống riêng của nó; trong trường hợp này “cái gì đó” được truyền đi đó trở thành meme. Những thí dụ về meme có thể nêu như thời trang nói chung, một kiểu quần áo nào đó, một giai điệu âm nhạc, một ý tưởng, lập luận chính trị, niềm tin tôn giáo, những phương pháp cụ thể để làm việc gì đó, những loại hình giải trí, v.v... Meme có thể được tập hợp thành nhóm và chuyển giao toàn bộ trong cấu trúc meme được gọi là memeplex (phức hợp meme). Các trào lưu tôn giáo là một thí dụ kinh điển của memeplex. Cũng như việc tự nhận dạng như các rocker, biker, hay có thể là những yêu thích nhất định nào đó trong âm nhạc, một kiểu hình ảnh ảo nào đó, những mẫu cụ thể áo quần nào đó, phong cách hành xử, v.v...

------------------------
        1. Cụm từ này trong tiếng Nga có nghĩa: "Xin chào, Gấu", nhưng vang lên có vần điệu. Medved tiếng Nga có nghĩa là con gấu, nhưng Medved cũng là viết tắt từ tên gọi "Phong trào thống nhất liên khu vực", một phái trong Đuma 3 khóa 1999-2002. Năm 2002 trên cơ sở phong trào này, Đảng Nước Nga Thống nhất thân Kremlin được thành lập. Có nghĩa cụm từ này xuất hiện khá lâu trước khi trở thành một meme của Internet.Tên gọi tắt này khi trở thành meme trên Internet, còn gắn với họ của ông Dmitri Medvedev, tổng thống Nga giai đoạn 2008-2012. (ND)

        2. Từ tiếng Anh Cthulhu, tên vị thần của đền thờ Cthulhu, chúa tể thế giới, tuy đang ngủ trong lòng Thái Bình Dương nhưng vẫn có khả năng tác động lên tâm trí con người. Đây là nhân vật thần thoại trong truyện của tác giả nói tiếng H.P Lovecraff'The call of Cthulhu", 1928. (ND)

        3. Tác giả nhác đến một sự kiện liên quan đến ông Medvedev năm 2013. Khi đó, một Facebooker Nga đã gọi tổng thống Dmitri Medvedev là Dimon (một cách gọi thán mật từ Dmitri), nhưng đã bị thư ký báo chí của ông Medvedev, bà Natalia Timakova phản ứng rằng "ông ta không phải là Dimon của các người". Câu trả lời bị cho là cú PR thất bại này đã gây bão trên cộng đóng Runet của Nga, trở thành top các hashtag trên Twitter khi đó (http://fishki.net/50236-on-vam-ne-dimon-13-foto.html). (ND)

        4. Tiếng "olbanski" hay "padonochnyi" là một cách dùng tiếng Nga phố biến trên Runet vào những năm 2000, khi phát âm gần như đúng nhưng viết thì sai, đôi khi dùng từ không đúng chuẩn hoặc từ lóng, phố biến trên các phòng chat, blog. Cách dùng tiếng lóng này đã tạo ra nhiều meme tiếng Nga trên Internet, mà Preved là một trong số đó (viết trại ra từ chữ Privet,có nghĩa xin chào). Cũng gióng như ở Việt Nam, dân Net viết trại từ "biết" thành "bít", đó thành "đóa'...(ND)

        5. Một meme trở nên phổ biến sau khi một thành viên của trang blog Leprozoria đi ăn cưới ở Fryazino về đã post lên mạng các ảnh cưới mà người làm chứng có vẻ mặt hết sức nghiêm trọng và cách ăn mặc không phù hợp. Từ đó, nhiều ảnh Photoshop các đám cưới được tung lên mạng, ghép hình ông chứng này. (wikireallty.ru) (ND)

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2020, 07:51:11 am »


        Meme thường được sở hữu và chuyển giao không cần sự tham gia của chúng ta, và chính khi ta làm điều gì đó vô thức, không tập trung chú ý mình làm gì thì đó chính là meme. Và một phần lớn văn hóa của chúng ta, bản sắc của chúng ta dựa trên sự mô phỏng này. Muốn hay không, nhưng rất thường xuyên chúng ta bắt chước lời nói, cụm từ, cung cách suy nghĩ, trọng âm hay lặp lại những gì chúng ta thấy và nghe quanh chúng ta, thậm chí không nhận thức được chúng ta đang làm chính điều gì và tại sao chúng ta lại bắt chước đối tượng cụ thể này hay khác.

        Các khái niệm về meme lần đầu tiên được nhà khoa học người Anh Richard Dawkins đưa ra, nhà sáng lập memetics, một khoa học vê’ toàn bộ các meme. Richard Dawkins là nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu hành vi, người thực chứng và một chiến sĩ đấu tranh với các tôn giáo - ngay từ năm 1976 đã đưa thuật ngữ meme vào từ vựng và đề xuất một hướng khoa học mới - memetics. Chuyên nghiên cứu về gene, Dawkins quyết định so sánh cấu trúc sự sao chép gene người và môi trường văn hóa, trong đó một đơn vị thông tin văn hóa được lan truyền giống như gene: “Nước xuýt mới đó là nước xuýt văn hóa nhân loại. Chúng ta cần cái tên mới cho sự sao chép này, một danh từ phản ảnh được ý tưởng về một đơn vị giao truyền di sản văn hóa hay vể một đơn vị mô phỏng. Từ gốc chữ Hy Lạp tương ứng thu được là “mimom” (từ gốc là mimeme1), nhưng tôi muốn từ này đơn âm, như “gene”. Tôi hi vọng những bạn bè nhận được nền giáo dục kinh điển sẽ tha thứ cho tôi nếu tôi rút gọn từ “mimeme”2 thành từ “mim” (meme)3.

        Từ memes mà một số phiên âm trong tiếng Nga thành “memy” được đưa vào sử dụng thường xuyên và sao lại thành “memy” được đưa vào văn học bởi cơ sở của khái niệm này là từ Hy Lạp “mimos” - bắt chước4(tiếng Anh là memes). Cũng từ đó là memetics5, sự bắt chước, sự đại diện, tương đồng, tạo ra cái tương tự, một ảo ảnh, mong muốn có cái gì đó khác. Một cách tương ứng, memetics là ngành khoa học nghiên cứu memes, thuật ngữ được sử dụng để biểu thị các ý tưởng văn hóa củng như các mục đích mô phỏng. Một số lớn các trường phát triển và nghiên cứu memes đã được mở trong giai đoạn những năm 60-70 ở Hoa Kỳ.

        Như thế, mem (tiếng Anh là meme) trong memetics - đó là một đơn vị thông tin văn hóa, lan truyền từ người này sang người khác bằng cách bắt chước, học theo, mô phỏng. Bản thân Dawkins từng mô tả hiện tượng này như sau: “Các thí dụ của meme có thể kể như giai điệu, ý tưởng, những từ và biểu thị hợp thời, các cách thức nấu món xúp hải thập vị hoặc xây các mái vòm. Cũng như các gene lan truyền trong bộ gene, chuyển từ một cơ thể sang cơ thể khác nhờ các tinh trùng hoặc trứng, các meme lan truyền theo cách thức tương tự, di chuyển từ não sang não nhờ sự giúp đỡ của quá trình mà trong nghĩa rộng có thể gọi là mô phỏng (imitation). Nếu một nhà khoa học nghe hay đọc được một ý tưởng hấp dẫn, ông ta kể lại cho đồng nghiệp và sinh viên. Ông ta nhắc đến nó trong các bài báo hay trên giờ giảng. Nếu ý tưởng này được chọn lựa, người ta nói là nó được lan truyền, chuyển giao từ não người này sang não người khác”6.

        Dawkins xác lập rằng đa số - phần lớn con người - đều muốn liên quan tới cái gì đó và muốn có khả năng nhận bắt, lan truyền các suy nghĩ, ý tưởng, tất cả những điều này Dawkins xác định bằng khái niệm replicator, một đơn vị thông tin văn hóa. “Ở đó đang có gì thế? Tôi cũng muốn. Tất cả đều gửi cái gì đó. Tôi cũng muốn chuyển đi”. “Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” - mọi người đều post, tôi cũng muốn post”. Sự lan truyền các meme là một trường hợp đặc biệt của những gì được gọi là - trong đó có cả những người sáng tạo ra chính chúng - sâu thông tin. Đời sống của những con sâu thông tin này cũng diễn ra trong môi trường mô phỏng. Đa số là bắt chước những ý tưởng văn hóa hay những công thức văn hóa nào đó trong hình dung của một người với người khác, hay trong việc tạo ra sự tương đồng mà chúng ta thường xác định bằng khái niệm “simulacrum” (cái giống hoặc được làm cho giống ai, cái gì - ND) trong chính trị hay văn hóa. Có nghĩa là những meme được phổ biến đa phần không phải là cái gì đó nguyên gốc, mà chỉ là cái được làm cho giống, một sự nhại lại cái ban đầu, cái được cho là một yếu tố văn hóa chứ không phải là chính văn hóa. Meme được truyền đi từ “não người này sang não người khác” - đó là một loại virus tâm lý được lan truyền bằng mọi cách có thể: qua những kiến thức khoa học, các sách văn học, chuyện tiếu lâm, phim điện ảnh, các khẩu hiệu quảng cáo, những câu nói hợp mốt, các hình dung tôn giáo, v.v..., tức là bằng tất cả những gì có thể đưa vào khái niệm “văn hóa” mà khuôn khổ của nó trong bối cảnh hậu hiện đại đang mở rộng đáng kể.

-----------------
        1. Dawkins R. Gene ích kỷ // Oxford University Press, 1976. p. 172.

        2. Từ chư Hy Lạp μίμημα —"tương tự"

        3. Dawkins R. Gene ích kỷ. M.:Thé giới, 1993

        4. Từ chữ Hy Lạp, μίμος — "bắt chước".

        5. Mặc dù hiện tượng này đôi khi cũng được định nghĩa là mimetics, mà trong tiếng Anh có thể viết là memetics, củng như cách viết khác là mimetlcs. Từ đó xuất hiện những dẫn xuất như khái niệm Memetic Warfare (chiến tranh meme) cũng phổ biến như Mimetic Warfare.

        6. Dawkins R. Gene ích kỷ. M.:Thế giới, 1993
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2020, 07:52:06 am »


        Động lực chính cho việc tham gia vào tái tạo các meme vừa xuất hiện ở đa số quần chúng là mong muốn được cùng tham dự. Một người bình thường, một đại diện của đám đông thường muốn được cùng liên can. Và liên can đến cái gì đó mới, hợp mốt, cái mà mọi người đều đang bàn thảo, đang post lên mạng, hoặc post lại cái gì đó đang là đỉnh, đang là xu hướng. Đặc biệt người ta rất muốn liên can khi phá bỏ cái cũ, lạc hậu, bẻ gãy những khuôn mẫu đã hình thành, thay đổi hành vi xã hội. Chính cảm giác cùng liên can đó đẩy người ta tới việc nối kết vào quá trình lan truyền, chuyển giao các meme được ai đó tạo ra với mục đích nào đó hoặc không có mục đích xác định - ít nhất nó được khai báo như thế, vì ngược lại, người ta muốn che giấu sự hiện diện của mục tiêu.

        Là một loại virus tâm lý, meme lan truyền qua bất cứ mạng truyền thông nào chứ không chỉ qua Internet như người ta thường nghĩ. Dĩ nhiên, Internet giúp giảm nhẹ rất nhiều nhiệm vụ truyền bá meme, nhưng bản thân meme đã xuất hiện khá lâu trước khi được lan truyền rộng rãi trên Internet. Trước kia, cũng như bây giờ, môi trường để chuyển các meme đi chính là kiến thức khoa học. Nhưng trong bối cảnh hậu hiện đại, nơi thiếu vắng những tiêu chuẩn và phương châm quy ước1, môi trường khoa học không còn là gì đó xác định, mà ngày nay chỉ được hiểu như hậu khoa học, có nghĩa là trong môi trường này không có gì có thể hạn chế việc truyền bá meme: không có những điều lệ được xác định, không có ranh giới phân biệt khoa học và hậu khoa học. Tương tự thế có thể nói về văn học, nơi việc bắt chước những ý nghĩ trở thành một thủ pháp văn học phổ biến, còn tạo ra các meme trở thành mục tiêu của tiến bộ văn học. Môi trường đặc biệt tiện lợi cho việc sản xuất và phổ biến meme chính là điện ảnh. Hậu hiện đại đã biến điện ảnh thành nhà máy sản xuất meme, đặc biệt meme ở đây đã thay thế nội dung kịch bản, chủ đề; một khung ảnh riêng biệt không còn mang sức nặng ý nghĩa như từng thấy trong điện ảnh thời hiện đại. Từ nay mỗi tập và mỗi khung ảnh là độc lập, là một meme hoàn chỉnh và không có ý nghĩa gì khác ngoài cái khán giả thấy trên màn hình. Những khẩu hiệu quảng cáo, các giai điệu, chuyện tiếu lâm, các phát biểu hợp thời, tất cả những thứ này càng giá trị và quan trọng thì càng được lan truyền rộng rãi hơn, càng được lưu hành lâu hơn trong môi trường quá tải với số lượng thông tin văn hóa. Và ngay cả những ý tưởng tôn giáo ngày nay, trong thời đại hậu tôn giáo, cũng không là gì khác ngoài một tập hợp các meme. Hậu hiện đại thờ ơ với chân lý và như quỷ dữ, nó đưa ra nhiều lựa chọn cho tất cả những ai tìm kiếm con đường cứu rỗi linh hồn. Tôn giáo trong thời hậu hiện đại cũng vô số, có nghĩa trong số khoảng 7000 giáo phái Ki-tô, tất cả, ngoài một phái, hiện diện chỉ như thế phẩm mang tính văn hóa của tôn giáo. Đồng nghiệp của Dawkins, Nicholas Humphrey đã định nghĩa như sau về bản chất tôn giáo hiện đại: “... cần xem các meme như những cấu trúc sống không chỉ trong nghĩa ẩn dụ, mà còn trong ý nghĩa kỹ thuật. Việc đặt vào trí óc tôi một meme mắn quả chẳng khác nào việc các người bỏ vào đó một ký sinh trùng, biến lý trí thành vật mang meme, nơi diễn ra quá trình sinh sản meme đó cũng như virus nào đó sinh sôi, sống cuộc sống ký sinh trong bộ máy di truyền của tế bào chủ. Và nó không đơn giản là íaẹon de parler (tiếng Pháp, cách diễn đạt): chẳng hạn meme “niềm tin vào cuộc sống sau cái chết” được hiện thực hóa vế thể lý hàng triệu lần, như một cấu trúc nào đó trong hệ thống than kinh của những cá nhân riêng lẻ trên toàn địa cầu”2. Có nghĩa meme trong cấu trúc mạng hậu hiện đại được truyền bá qua tất cả những gì có thể xếp vào khái niệm vãn hóa hay nghệ thuật hiện đại, vượt xa khỏi khuôn khổ mà chứng bị giới hạn trong thời kỳ hiện đại. Trong một ý nghĩa nào đó, văn hóa và nghệ thuật hiện đại, ngày qua ngày như các lỗ đen hấp thụ vào mình thực tế khách quan3của hiện đại, mở rộng môi trường phổ biến các meme đến những qui mô trước kia chưa từng có.

-------------------
        1. Được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học

        2. Dawkins R. Gene ích kỳ. M.:Thế giới, 1993

        3. Thực tế khách quan, một trong những khái niệm cơ bản của triết học hiện đại, giải thích sự tồn tại của thế giới độc lập với ý thức của con người (tức chủ thể). Hiện đại buộc người ta hiểu thế giới không từ quan điểm của chủ thể vì cho rằng thực tiễn thế giới xung quanh không lệ thuộc vào hình dung con người về nó, mà từ quan điếm rằng tất cả mọi thứ tồn tại ngoài ý thức của chúng ta và ngoài những gì được phản ảnh bởi nhận thức. Hậu hiện đại thì ngược lại, cho rằng chỉ những gì được phản ảnh bởi nhận thức của chúng ta, mới tồn tại. Điéu đó có nghĩa môi trường văn hóa của sự lan truyền các meme cũng giống như virus não, trở nên xác định tồn tại của con người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2020, 07:55:28 am »


        Tạo ra các meme cũng chính là tạo ra một món văn hóa, một thứ hình ảnh ý nghĩa để phổ biến nó rộng ra. Chức năng chính của meme nằm ngay ở chỗ lan truyền nó. Chính nhờ được phổ biến mà meme mới tồn tại. Theo các nhà phát triển công nghệ này, “cuộc chiến của thế kỷ 21 là cuộc chiến không đổ máu giữa các con sâu thông tin”. Chính nhờ sự lây lan mà meme có khả năng sống sót và cố định trong tâm trí công chúng. Bản thân Dawkins đã so sánh các nhóm meme với các ký sinh trùng có khả năng lan truyền theo kiểu virus: “Được đính kèm, mediavirus cài vào lĩnh vực thông tin những quan điểm ẩn trong hình thái mã tư tưởng - đó không phải là gene, mà là một khái niệm tương đương chúng ta gọi là meme”1. Các meme mạnh sẽ sống sót, các meme yếu không có khả năng thích ứng, không thích nghi với môi trường văn hóa được đề xuất, sẽ chết. Càng nhiều người quan tâm tới một ý tưởng nào đó - cho dù ý tưởng đó tương đối hời hợt, không trọng lượng, phù phiếm, không cơ bản, quan trọng cho sự sống còn - thì meme đó càng mạnh. Những meme được tiếp cận nhiều, có tính phá hoại, gây xung đột, hủy diệt, xấu xa thì càng được nhiều người ủng hộ. Ở đây cái quan trọng là sự dễ tiếp cận của nhận thức, sự rõ ràng, bắt mắt, phô trương. Meme thường làm nên cái được cho là các tâm trạng trong môi trường.

        Vô số môi trường văn hóa mới xuất hiện này bắt đầu tư duy bằng cách này hay cách khác: chúng chọn một biểu tượng nhất định nào đó làm cơ sở, một bộ chuỗi các meme, bao gồm cả việc sử dụng các meme một cách phức hợp. Phức hợp của các meme này tạo nên một cấu trúc thượng tầng meme, nghiêm trọng hơn, có thể tác động một cách sáng tạo lên thiết chế xã hội, gây ra những thay đổi xã hội. Những phức hợp meme này là các mediavirus, quy nạp lan truyền lẫn nhau. “Thành công của các meme ẩn trong virus phụ thuộc vào việc chúng ta dễ nhân nhượng đến đâu về mặt luật pháp, đạo lý và xã hội”2. Xã hội càng giải phóng, cởi mở, linh động và cuối cùng là càng phân hóa, nó càng bị tác động mạnh bởi mediavirus, “nếu “mã” xã hội của chúng ta bị hỏng thì khi đó các meme - xâm lược ẩn trong mediavirus hầu như sẽ chẳng gặp vấn đề gì khi thẩm thấu vào cầu trúc chỉ huy phức tạp của chúng ta”.

        Người ta tạo ra các meme làm gì? Chúng được sử dụng để làm gì? Nếu một meme nào đó bắt đầu hành xử một cách tương đối công kích, cố gây ảnh hưởng lên nhiều người, bằng cách lan truyền một tin tức tai tiếng nào đó chẳng hạn, một clip quảng cáo sinh sự, hoặc những thông tin nào đó có thể tạo ra phản ứng xã hội rộng rãi, hậu quả có thể rất nghiêm trọng hoặc tàn phá. Nó có thể bao gồm việc làm sụp đổ một nền kinh tế nước này hay nước khác; hoặc sự xuất hiện và lan truyền ở một số nước làn sóng cướp bóc, phản kháng, cách mạng dẫn tới lật đổ chế độ hiện hành, chính quyền hiện hành. Những meme này được xác định bằng khái niệm “mediavirus”.

        Đề tài mediavirus đã được Douglas Rushkoff nghiên cứu chi tiết trong quyển sách cùng tên Mediavirus3, nơi các meme được xem xét trong mồi liên hệ với khả năng của chúng tự lan truyền trên các kênh truyền thông đại chúng, Internet, gây ra những quá trình và hậu quả xã hội đáng kể. Ở đây đối tượng thuần túy ứng dụng của chúng là tác động lên kết quả bầu cử, lên việc thay đổi những chính kiến xã hội, định hướng lại những quan điểm này theo các giá trị phương Tây, trong số đó có việc lật đổ chế độ nhà nước. Tới đây thì không còn là trò đùa hay chuyện giải trí nữa rồi, đây đã là chuyện nghiêm trọng có ý nghĩa thực tiễn và hệ quả lịch sử. Tác động của các meme vào đối tượng trẻ em, vào việc hoạch định xã hội trong nhiều năm tới, lại là một đề tài riêng. Trẻ em ngày càng trở thành nạn nhân của thí nghiệm xã hội toàn cầu mà kết quả của nó là nhận thức thực tế qua lăng kính truyền thông vốn chỉ phát đi một thực tế, bỏ lại bên ngoài những gì không rơi vào ống kính máy quay và các phương tiện truyền thông nói chung. “Dành gần như toàn bộ năng lượng của mình cho việc thích ứng với những gì truyền thông giới thiệu, các em nhỏ cuối cùng cho rằng phương thức đơn giản nhất để thay đổi thế giới là thay đổi “bức tranh truyền hình”4. Kết quả “chúng ta phát hiện những chương trình sáng tạo nhất và có ảnh hưởng nhất đã được nghĩ ra, viết nên và sản xuất bởi những người mà chính họ là sản phẩm của thời đại truyền thông. Họ thông thạo các kỷ thuật tinh vi nhất của việc kiểm soát tư tưởng, nhận dạng hình mẫu và lập trình ngôn ngữ tư duy, sử dụng chúng để tạo ra truyền thông có thể thay đổi nhận thức của chúng ta về thực tại, và do đó - thay đổi cả bản thân thực tại”5.

------------------------
        1. Dawkins R. Ký sinh tổng hợp và sự đồng tiến hóa của các kiểu hình mở rộng// Whole Earth Review. 1989

        2. Rushkoff D. Media Virus. // Ballantine books, New York, 1994.

        3. Rushkoff D. Mediavirus. - M.,Ultrakultura,2003

        4. Như trên.

        5. Như trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2020, 07:56:17 am »


        Trên thực tế, bản thân các meme ra đời trước khi xuất hiện xã hội thông tin như chúng ta biết, và hậu quả là ảnh hưởng của chúng mang tính cá biệt, có tính địa phương, đôi khi chỉ là những bùng phát tình cờ. Những meme đầu tiên, trong số đó có những meme điển hình như cụm từ “Carthage phải bị tiêu diệt”, hay các tục ngữ, ngạn ngữ phản ánh tinh thẩn trí tuệ dân gian xuất hiện nhiều thế kỷ trước. Và mặc dù trong thời hiện đại nó là một yếu tố văn hóa xác thực, thì thời hậu hiện đại nó trở nên có tính mô phỏng. Với sự xuất hiện của truyền thông đại chúng và nhất là hiện tượng Internet như mediavirus, meme bắt đầu mang tính đại chúng, phông nền.

        Điều quan trọng cần lưu ý là trong điều kiện thiếu một ý thức hệ thống trị và nói chung bất cứ ý thức hệ nào thì đối thể của việc tiếp sóng mạng nhiều tập đại chúng sẽ trở thành hệ tư tưởng. Không phải tự nhiên mà Rushkoff khăng khăng rằng mediavirus mang “những quan điểm được che giấu trong nó qua hình thái mã tư tưởng”. Cuộc đàm luận chính trị giả vờ và tất cả những gì mã hóa trong nó, tin nhắn meme mà nó mang trong mình, bản thân nó đã trở thành hệ tư tưởng cho mỗi khoảnh khắc hiện tại, giúp cho hệ thống khỏi việc phát triển và áp dụng một hệ tư tưởng cơ sở, nền tảng, mang tới cho xã hội tính lưu chuyển cần thiết để đặt được vào bất kỳ hình thái được cho sẵn nào - còn chính quyền thì được trao cho các đặc tính lỏng. Nói cách khác, trong tình hình thiếu vắng ý thức hệ hoặc ý thức hệ cố tình bị loại bỏ, có thể hình thành giả ý thức hệ kiểu như quan điểm tư tưởng của quần chúng, thủ có thể nhanh chóng thay đổi. Liên Xô đã bị tan rã bởi những meme như thế. Thực tế, sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là một ví dụ kinh điển của tác động meme, giành được kết quả nhờ sự hỗ trợ của vũ khí meme. Những virus tư tưởng phá hoại đã được ném vào xã hội Xô viết: sự tôn sùng Mỹ, toàn bộ những gì thuộc Mỹ, lối sống phương Tây trong một bộ phận tích cực nhất của xã hội đã mang tính đại chúng, cuồng loạn, được hình thành nhờ sự giúp sức của những biểu tượng đơn giản nhất và những phá hoại ý thức hệ. Những tạp chí khiêu dâm hay âm nhạc, đĩa nhựa, video cassette đem từ phương Tây về mang trong chúng thuốc súng tư tưởng và được sử dụng để nghi binh ý thức hệ, tức như một yếu tố mã hóa những định kiến hay khuôn mẫu xã hội nào đó mà sau đó, vào lúc Liên Xô tan rã, chúng đóng vai trò then chốt. Quần chúng Xô viết từ bên trong đã được lập trình như thế, rằng sovok1 không phải là một giá trị và chẳng cần tiếc thương gì nó, “đó là con đường của nó, cứ để nó sụp đổ”.

        Tại sao Liên Xô tan rã dễ dàng như thế? Bởi vì hiện tượng này vào lúc đó đã được quần chúng hợp thức hóa, được tiếp nhận ở mức độ nhận thức xã hội, còn đám đông thì không đấu tranh cho Liên Xô. Đấu tranh chỉ có một nhóm nhỏ người, những nhóm thiểu số trí thức còn tư duy phê phán về những đối trọng hiện hữu. Còn đối với tiểu thị dân Xô viết, một người thiển cận với đầu óc tư sản thì Liên Xô chỉ như một dự án ý thức hệ đã không còn là một giá trị, không ai đấu tranh cho nó nữa, thì điều đó đã đạt được bằng vũ khí meme. Bản thân khái niệm “sovok” đã là một meme điển hình.

        Các nhóm meme - đó là những tập hợp liên kết một số meme để chiếm lĩnh tâm trí và đặt vào trong mediavirus - được tạo ra để nâng cao hiệu ứng tác động nhờ những hoạt động kéo dài, khi meme sau tiếp nối meme trước, được hình thành từ meme trước, và những meme sau là những chú dẫn thêm về ý nghĩa hay phong cách - để gọi tên những meme trước. Trong số các thí dụ của meme phức hợp có thể nêu những học thuyết chính trị và tôn giáo. Trước tiên, cái được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Nga hiện nay là các giáo phái, tức những meme tôn giáo tạo ra các mediavirus điển hình, trong số đó có Wahhabism - một học thuyết giả tôn giáo được cấu thành từ những công thức - “chân lý” đơn giản, rõ ràng, dễ tiếp thu. Meme tôn giáo là cơ sở của những tổ chức khủng bố Hồi giáo mà chúng ta đang anh dũng đương đầu. Hiểm họa khủng bố cũng là meme, được sản xuất để huy động xã hội, quốc gia, giới tinh hoa chính trị vào cuộc chiến chống lại nó.

        Hiện tượng nhồi một số meme phức tạp là nhằm ném meme chính vào, cái chủ yếu, có trách nhiệm mang lại hiệu quả ứng dụng thực tế. Để làm điều đó, trước tiên cần tạo ra một môi trường nào đó, trên cơ sở này người ta chuẩn bị cho việc xuất hiện của meme. Để chuẩn bị khán giả cho sự có mặt của meme, người ta tạo ra những meme nhồi vô danh trước nhằm hình thành nên tâm trạng cần thiết giúp tiếp nhận cái chính.

--------------------
        1. Sovok: tiếng Nga có nghĩa là cái xẻng, nhưng từ sovok có âm gần giống từ sovetski, còn là một tiếng lóng, một cách gọi miệt thị người xô viết tương tự như homo-soveticus. (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2020, 09:20:59 am »


        PZHIV: CÚ TẤN CÔNG CHỦ QUYỀN BẰNG MEME

        Để ví dụ, chúng ta sẽ xem xét tình cảnh nước Nga hiện đại của chúng ta. Có thể ai đó đã nghe về con người này, Aleksei Navalnyi và kế hoạch của ông ta “RosPil”? Bản thân Navalnyi xuất hiện như thế này: tình cờ mua cổ phiếu của “Rosneft”, đồng thời của “Gazprom”, “Lukoil”, “Surgutneftegaz”, “GazpromNeft”, ông ta có quyền truy cập thông tin nội bộ của các công ty này. Chọn lọc một số thông tin trong số này, ông đăng từng đoạn nhỏ lên blog của mình: “Tôi là chiến sĩ đấu tranh chống tham nhũng, mà tất cả tham nhũng đều từ đảng “Nước Nga thống nhất”. Tiếp theo, Navalnyi truyền đi qua các khán giả Internet của mình công thức giản đơn: “Nước Nga thống nhất - Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” (viết tắt là PZHIV - ND). Thoạt nhìn, tuyên bố này nghe như vô hại, vì bạn nghĩ “đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” - nghe có vẻ ngây thơ và thậm chí như một kiểu chọc ghẹo trẻ con, đây là gì chứ? Nhưng công thức này nhanh chóng được phát tán và biến thành meme virus. Nhằm hỗ trợ nó, một số lượng lớn các meme phụ, các hình ảnh và videoclip được tạo ra. Và khi chúng được chuyển qua hàng nghìn người dùng thì ngay cả người không quan tâm gì tới chính trị, ghé qua Internet và lúc nào cũng va phải công thức này, các demo hình ảnh này, truyện tranh, biếm họa sử dụng nó. Theo thời gian, anh ta bắt đầu tin một cách vô thức rằng ai cũng nghĩ như vậy. Anh ta quen với việc rằng đó là chuyện thường ngày, đó là cái chung, rằng “Nước Nga thống nhất” - đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp đã trở thành một châm ngôn, một định để không thể thay đổi, một kiến thức phổ thông có thể dùng để xây dựng bất cứ phát hiện, kết luận, quan điểm, bất cứ thứ gì họ muốn.

        Điều kiện chính cho khả năng sống sót của meme là việc phát tán nhanh, đồng loạt và rộng khắp. Sức mạnh của meme nằm ở chỗ nó lây lan. “Tất cả mọi người đều sử dụng, nên tôi cũng dùng”. Ở đây động lực chính là bản năng bắt chước. Khi người khác thấy ai post gì đó, “tôi cũng muốn post!” Từ đó tạo ra một cái gì đó tương tự như rối loạn tâm thần chấn động, đại chúng mà cơ sở của nó là chức năng tâm thần của con người. Thông thường, người dùng thậm chí còn không suy nghĩ khi anh ta post lại. Cái gì chứ, đảng gì, kẻ lừa đảo nào, không phải lúc nào họ cũng hiểu nó nói gì. Chủ yếu là mọi người đều nói nên tôi cũng vậy. Mở danh sách bạn bè ra xem, một người bạn post meme này, người thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư, thứ năm post lại, bấm nút đi, có gì mà tiếc chứ? Bấm và bấm - và cùng cảm nhận. Vui mà. Meme trở thành một meme hoàn chỉnh khi nào nó có tính đại chúng. Khi nào nó ở khắp nơi. Công thức “Nước Nga thống nhất” - đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp trở nên phổ biến rộng rãi. Mọi người đều thấy, bất cứ ai vào Internet nhất định phải thấy nó.

        Thời gian bầu cử, tháng 12/2011, chúng diễn ra và Đảng EP (Nước Nga thống nhất - ND) như mọi khi, nhận được đa số trong nghị viện, và trong cộng đồng Internet xuất hiện sự bất hòa nhận thức. “Cái gì vậy? Tôi đã thấy hàng triệu lần, tất cả đểu thấy và biết EP - Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp. Vậy mà sao nó được đa số phiêu? Thật căm phẫn!”, bạn nghĩ. Không thể thế được. Thế nhưng 80% dân tình không sử dụng Internet, độ bao phủ Internet ở nước Nga chỉ 20% - ở các khu vực là 6% và ở Moskva 30%, trung bình chỉ 20%, đó chính là sắc thái không thể so sánh với qui mô của meme, nó xám xịt và khó chịu, không được hỗ trợ bằng các demo và Photoshop, không nằm trong top của Live Journal, có nghĩa là nó không được tính. Và 80% dân Nga không nghe gì về đảng lừa đảo và trộm cắp, về các meme, về mạng xã hội, họ đi bầu và chọn thậm chí không chỉ Nước Nga thống nhất, mà còn Putin, vì “qua truyền hình thấy ông ta cũng là gã tạm được”. Họ bỏ phiếu, EP nhận được đa số phiếu. Họ bầu xong, uống mừng và quên đi.

        Nhưng meme PZHIV tạo ra nào phải cho họ, mà để cho những người tích cực sử dụng Internet, những người luôn online, có nghĩa họ nắm được tất cả mọi xu hướng, mọi meme. Họ vì sao đó chẳng đi bầu, vì sự phủ định theo kiểu sáng tạo chung, nhưng biết chắc rằng “EP” là đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp. Nhưng bất ngờ đảng này lại thắng. Điều đó làm phẫn nộ skilful individuum (con người duy lý), nên họ xuống đường khi thấy thông báo trên Twitter: “Những ai không đồng tình với việc đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp được đa số phiếu hãy đến quảng trường”. Và bạn đã đến, bởi bạn không hiểu: Tại sao lại thế? Không thể như thế được, bởi tất cả đều thấy, đều đọc được trên Internet...

        Và đây đã không còn là điều vô hại, đây là cuộc biểu tình của quần chúng, một cuộc mít-tinh không được phép, thế là OMON (cảnh sát chống bạo động - ND) tới, đụng độ xảy ra, ai đó bị ăn dùi cui - một người bị bệnh tim và tiểu đường, và ông ta qua đời! Khi qua Live Journal người ta biết ông ta đã chết, số người xuống đường tăng lên gấp 10 lần, và họ đã quên lần đầu mình biểu tình vì lý do gì, họ xuống đường vì một người bị tiểu đường đã chết, vì OMON gõ dùi cui vào mũi ông ta. Một đám đông tập trung và đó đã là những qui trình xã hội không điều khiển được, chúng diễn ra ở những thành phố lớn, ở các nơi như Dagestan, Kavkaz, Moskva, Volgograd - những cuộc biểu tình quần chúng, những cuộc phản kháng.

        Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi cho Putin. “Ôi, Vladimir Vladimirovich, nước ngài đang hỗn loạn, chế độ độc tài của ngài không được nhân dân ủng hộ, đã đến lúc ngài phải ra đi. “Nước Nga thống nhất” không thể chiến thắng, cần phải gọi Nemtsov, ông ấy sẽ trấn an tất cả, chúng tôi đã nói chuyện với ông ấy”. Và ngay lập tức Nemtsov và Kasyanov xuất hiện. “Đấy, nhìn xem, nhân dân nổi giận”. Navalnyi bước ra: “Tôi là tổng thống tương lai của nước Nga!” Đám đông cổ vũ, máy ảnh chụp hình, CNN phát sóng. Mà tất cả trước đó tưởng chừng vô hại: Navalnyi viết, post lên mạng, rồi mọi người post lại, phát tán - đấy kết quả là thế đấy. Và cơ quan đối ngoại Hoa Kỳ đã được bố trí sẵn sàng ở nước Nga. Có vẻ là như vậy! Nhưng meme là thứ nghiêm trọng, và khi tiếp cận có suy nghĩ, rõ ràng, hợp lý, nó là vũ khí giúp thay đổi chế độ. Hậu quả những “trò đùa” như thế có thể dẫn tới sự chuyển đổi xã hội. Khi một người đọc điều đó một lần trên Internet, nó vô thưởng vô phạt. Nhưng khi ông ta đọc nó mỗi ngày, trong hàng nghìn blog, thấy nó ở khắp nơi, bất cứ đâu ông ta lướt qua - nó và những meme tương tự đã trở thành nhân tố có sức tác động lên chủ quyền quốc gia, lên sự toàn vẹn của nó, lên chính quyền và đây nó vào tình trạng cấp bách. Cần hiểu sức mạnh của hiện tượng này.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM