Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:41:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9541 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2020, 04:05:41 pm »


        Cái gọi là chủ nghĩa dân tộc được mang đến từ phương Tây trong những hình thái “dầu trọc” quái đản của nó là sự tiếp nối chiến lược địa chính trị của Hoa Kỳ không cho Nga lối ra những vùng biển ấm áp. Đó là đại diện của châu Âu mà sang nước Nga nó trở thành chủ nghĩa dân tộc Nga, một thứ hàng xuất khẩu của phương Tây du nhập vào Nga cùng với “Mc Donald” để đóng lại khả năng tiếp cận chiến lược của Nga với phía nam, cách ly nó và lý tưởng nhất là chia nó thành nhiều phần riêng biệt. Thành “Cộng hòa Nga” và “các cộng hòa dân tộc”. Món đồ chơi xã hội này của châu Âu đang cố khích động chủ nghĩa dân tộc, sắc tộc trong lòng nước Nga để làm nó bùng nổ và qua đó, kết liễu nó như một chủ thể địa chính trị độc lập. “Skinhead” - đó là mỹ học của phương Tây, là thương hiệu phương Tây, âm nhạc, giày dép, bề ngoài, phong cách, những thứ phái sinh, xa lạ với môi trường văn hóa chúng ta. Đó là người đứng ở phía kẻ thù địa chính trị của chúng ta. Còn các mạng lưới “đầu trọc” - đó là vũ khí chiến tranh mạng lưới chống chúng ta, đặt sự tồn tại của Đại Nga vào hiểm họa.

        Phương thuốc vạn ứng để chữa khỏi cái hiện nay được gọi là “chủ nghĩa dân tộc” Nga, được hình dung như một bản sao các hình thái cực đoan của “chủ nghĩa dân tộc” phương Tây là phải sớm phục hồi bản sắc Nga. Bản sắc trong trường hợp của chúng ta là Chính thống giáo với mong muốn ở hình thái khởi thủy, căn bản; còn “những nhà dân tộc Nga” đa phần không ai biết thế nào là Chính thống giáo kể cả khi họ cho rằng mình theo Chính thống giáo. “Nhà dân tộc Nga” phải để râu dài, trong khi đa số họ lại chẳng có tóc trên đầu. “Nhà dân tộc Nga” phải biết văn hóa của mình, dẫu chỉ trong một số hình thái phổ biến nhất - đọc Dostoyevski, Tolstoi và Pushkin như một bộ tối thiểu những nhà kinh điển hàng đầu. Để là “nhà dân tộc Nga” cần phải hiểu những điêu cơ bản của triết học Nga, nghiên cứu các công trình của Ivan Iliyn1, Vladimir Solovyov2, Vasili Rozanov3, Gumilyov4, Alexander Dugin5 và suy nghĩ về “Khả năng của triết học Nga”6. Tiếp thu được chút ít về văn hóa, “nhà dân tộc” Nga cũng nên tìm hiểu về xã hội học dân tộc, văn hóa và truyền thống các dân tộc cùng sống trong một không gian với chúng ta và nghiên cứu nhân chủng học cho dẫu chỉ là lớt phớt để có thể phân biệt người Armenia với người Do Thái, các nền tảng của Á - Âu, địa chính trị, để hình dung được nền văn minh phương Tây chấm dứt ở đâu và bắt đầu nền văn minh phương Đông ở đâu. Cuối cùng, khi thực hiện những sự chuyển đổi như thế, anh ta sẽ trở thành người mang chủ nghĩa đại dân tộc, đại diện một chủ thể văn minh văn hóa thống nhất của dân tộc Nga, dân tộc đã thành lập nhà nước Nga lục địa đi vào lịch sử.

        Nhà nước: - như hình thái chính trị của một quốc gia châu Âu - quá nhỏ đối với người Nga. Nhà dân tộc trong nghĩa đen của từ này - đó là người ủng hộ một đất nước nhỏ, một nước Nga bị cắt vát, một quốc gia người lùn. Nhà dân tộc ở châu Âu là người mà với anh ta, quốc gia dân tộc là một giá trị, bị đặt trước hiểm họa của chủ nghĩa tự do. Vì thế ở châu Âu nhà dân tộc thường là người trẻ và chống chủ nghĩa tự do. Còn nhà dân tộc ở Nga phải như thế nào?. Đó là một người Nga mà với anh ta quốc gia đế chế Nga bao la - đế chế các dân tộc - chính là giá trị cao nhất. Và vì thế nhà dân tộc Nga càng không thể được xuất khẩu đồng bộ cùng với những thứ đồ chợ trời còn lại của phương Tây, một tay đầu trọc Anh trong đôi ủng cao thắt dây và áo khoác “bomber”. Muốn là người Nga - cứ là người Nga nhưng hãy để suy nghĩ thoát khỏi các thứ đại diện của phương Tây đang hủy diệt nước Nga, đó là luận điểm chính của nhà dân tộc đế chế đại Nga.

        Tất cả những gì diễn ra hiện nay trong việc làm nóng lên hận thù giữa các dân tộc là hậu quả của chiến lược công cụ, của việc thực hiện chiến tranh mạng lưới, những cuộc chiến xuất phát từ chiến lược địa chính trị cách ly và chia nhỏ nước Nga. Đó là những gốc rễ thật sự của cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc Nga” nhỏ bé theo xuất khẩu của phương Tây mà sự chủng ngừa chính là việc phục hổi bản sắc Nga, ở Nga mà theo truyền thống và trong mọi lúc có nghĩa là sự tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc cùng sống trong một không gian địa chính trị chung, thống nhất, có cùng số phận và một lịch sử chung với người Nga. Ở đây các mạng lưới còn được hướng vào việc kích động vũ lực phá hoại nước Nga với sự tham gia trực tiếp của các giám tuyển và sứ giả phương Tây. Vì vậy, các mạng lưới của các “nhà dân tộc Nga” du nhập vào Nga từ phương Tây cũng như những mạng lưới của Hồi giáo cực đoan và của những nhà dân tộc sắc tộc trong nước Nga cùng thực hiện một mục tiêu: làm suy yếu và phá hủy tính nhà nước Nga, và chúng giống nhau trong khía cạnh này.

-----------------------------
        1. Ivan Alexandrovich lliyn (1883-1954) triết gia, luật gia, học giả, nhà tư tưởng của phong trào Bạch vệ Nga lưu vong. Nghiên cứu về triết học Hegel, ỏng là tác giả nhiều đầu sách với đề tài chính trị, tôn giáo, xã hội trả lời cho cảu hỏi điều gì cuối cùng đã dẫn nước Nga tới bi kịch của cách mạng. Qua đời ở Thụy Sĩ. Năm 2009, đích thân tổng thống Nga V. Putin đã can thiệp để đưa thi hài ông trở lại Nga. (ND)

        2. Vladimir Sergeyevich Solovyov (1853-1900): Nhà triết học, nhà văn, nhà thơ Nga, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển triết học Nga nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. (ND)

        3. Vasili Vasiliyevich Rozanov: (1856-1919) Một trong những triết gia nổi tiếng Nga trước cách mạng. (ND)

        4. Lev Nikolaevich Gumilyov (1912-1992): Sử gia, nhà nhân chủng học Nga, từng nỗ lực giải thích những làn sóng di trú vào không gian Âu - Á nhiều thế kỷ trước bằng những yếu tố địa chính trị.(ND)

        5. Alexander Dugin (1962 -): Nhà nghiên cứu chính trị Nga, nhà tổ chức hàng đầu của Đảng Bolshevik Nga và Đảng Á - Âu (ND)

        6. Xem Dugin A. G, Martin Heidegger. Khả năng của triết học Nga. - M., Đề án hàn lâm, Gaydeamus, 2011.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2020, 04:06:57 pm »


        NHỮNG CUỘC CHIẾN TƯƠNG LAI: SỰ RA ĐÒI CÁC CÁCH TIẾP CẬN

        Chiến lược hành xử trên mạng lưới được đặt nền móng trong tương lai gần, còn chính bây giờ các nền tảng của phát triển chiến tranh mạng lưới, của các công nghệ xã hội mới nhất của “chiến tranh thế hệ thứ sáu” đang được hình thành. Ai không lĩnh hội kịp, người đó phải cam chịu thất bại.

        Thoạt nhìn, có vẻ như sự bảo vệ hệ thống mạng của Hoa Kỳ khá dễ bị tổn thương bởi tất cả chỉ dựa vào sợi cáp quang trải dài trong lòng Đại Tây Dương, và cả trên vệ tinh nữa. Chỉ cần cắt đứt sợi cáp quang kết nối Hoa Kỳ và châu Âu, phá hủy các vệ tinh liên lạc thì tất cả những phát triển này của Hoa Kỳ sẽ trở nên vô dụng.

        Vâng, có thể làm như thế. Nhưng chỉ cần chúng ta. cắt đứt cáp quang Đại Tây Dương và tắt các vệ tinh Hoa Kỳ - ngay lập tức Hoa Kỳ sẽ tấn công tên lửa trực tiếp vào Nga, bởi điều đó cũng ngang bằng với thách thức quân sự và khơi mào xung đột quân sự với Hoa Kỳ. Khi nào ban lãnh đạo chúng ta hiểu ra họ sẵn sàng xung đột trực tiếp với Hoa Kỳ, khi nào tất cả chúng ta sẵn sàng cho cuộc đối đầu này - khi đó mới có thể cắt đứt cáp xuyên Đại Tây Dương và bắn hạ vệ tinh Mỹ. Và mọi người sẽ hiểu: đây là giai đoạn nóng của chiến tranh. Nhưng đó sẽ là kết thúc hợp lý của cuộc Thế chiến thứ ba với qui mô toàn diện - cuộc chiến không rõ ràng, cuộc chiến tranh mạng lưới đang diễn ra hiện nay.

        Thế chiến thứ ba trong điều kiện cân bằng hạt nhân không có nghĩa sẽ là cuộc chiến hạt nhân, nhưng nó hoàn toàn có thể kết thúc bằng hạt nhân. Năm 1954, khi Hart viết Chiến lược tiếp cận gián tiếp1, vẫn có thể xuất phát từ thực tế rằng Thế chiến thứ ba chắc chắn phải là chiến tranh nhiệt hạch hay hạt nhân, tất yếu sẽ có mùa đông hạt nhản, kết thúc thế giới. Trong điều kiện hiện tại, với công nghệ đương thời, Thế chiến thứ ba hoàn toàn không có nghĩa như thế. Bởi vì, như một trong những nhà phát triển cách tiếp cận mạng lưới, phó Đô đốc Arthur Sybrowsky, đã hình thành công thức: ‘Chiến tranh mạng lưới được tiến hành trước, trong và sau giai đoạn nóng, chống lại bạn bè, các lực lượng trung lập và kẻ thù”.

        Hiện giờ chúng ta đã thua đáng kể, thậm chí trong lĩnh vực vũ khí thông thường. Tên lửa Tomahawk của Hoa Kỳ, không cần đầu đạt hạt nhàn, cũng đã có ưu thế chiến lược khi được bố trí khắp ngoại vi nước Nga. Chúng có khả năng tiêu diệt các tên lửa hạt nhân của chúng ta ngay trước khi được phóng. Thậm chí nếu chúng ta muốn trả đũa hạt nhân bởi không có lựa chọn khác, họ cũng sẽ có thể trấn áp cả khả năng này. Hoa Kỳ thống trị không chỉ ở vũ khí thông thường, mà còn ở cả việc hình thành bối cảnh, dự đoán trước thành công của giai đoạn nóng ngay trước khi nó bắt đầu, tức trong lĩnh vực thông tin. Chỉ cần mang đến đây một que diêm thôi thì giai đoạn hoàn tất, nóng bỏng của Thế chiến thứ ba sẻ bắt đầu, cuộc chiến mà giờ đây đang diễn ra.

        THÔNG TIN NHƯ RÁC

        Chiến tranh mạng lưới, như đã nói, diễn ra ở nơi nào có mạng lưới mà sự hiện diện của chúng, đến lượt mình, chỉ có thể trên nền của không gian thông tin. Đặc điểm của không gian thông tin là khả năng mở của việc sản xuất tự do, truyền tải và tiếp nhận thông tin trong bất kỳ số lượng nào với vận tốc tối đa. Trong những điều kiện đó, nhân tố quan trọng nhất là chất lượng thông tin. Được sản xuất trong những điều kiện hiện đại, khối lượng thông tin đã làm giảm giá trị chính nó, làm mệt mỏi tâm trí, khiến việc tiếp thu tất cả khối lượng thông tin được sản xuất ra hầu như là không thể. Hơn thế nữa, việc đánh giá thông tin, tư duy phê phán và sử dụng chúng càng không thể. Con người hiện đại chỉ có thể tiếp nhận các luồng thông tin một cách ngắt quãng, và việc lấy nó ra chỉ có thể là bằng cách tăng khối lượng luồng thông tin về đề tài “được cho”. Thế nhưng tất cả chúng lại là môi trường lý tưởng để tiến hành các chiến dịch mạng lưới, bởi chúng còn được gọi là “chiến dịch trên cơ sở hiệu ứng” (EBO) có khả năng thay đổi hiện thực.

        Thông tin - đó hoàn toàn không phải là toàn bộ rác mà người ta nhận được từ các phương tiện truyền thông hay Internet. “Xả rác trên sóng” được thực hiện một cách cố ý. Chính xác hơn, người ta cố tình tạo ra những điều kiện để luồng thông tin liên tục được tăng cường, khiến khả năng nắm bắt và suy nghĩ phản biện thông tin nhận được của mỗi cá nhân sẽ giảm. Tình trạng này được sử dụng để khiến người ta khó lòng tách được từ dòng thông tin chung một điều gì đó có giá trị. Mức độ giá trị trong trường hợp này được xác định bằng chính khả năng sử dụng thông tin nhận được. Trong môi trường ngập rác này người ta tiến hành các chiến dịch mạng lưới. Còn thông tin có ý nghĩa chiến lược thì được truyền đi qua các kênh... công khai. Ngay trên “sóng”, qua các thông báo, phát biểu chính thức, các bài báo, trên các phương tiện truyền thông lớn, một cách công khai trên Internet. Nhiệm vụ của giới đặc tình trong chiến tranh mạng lưới được truyền đi không bị mã hóa, mà trên kênh phổ cập rộng rãi. Ai cũng có thể nghe được chúng, nhưng tách ra từ luồng thông tin chung và giải mã đúng không phải ai cũng có thể.

        Hoa Kỳ là nhà sản xuất lượng thông tin lớn, nhưng chỉ những ai có mã nhất định, một loại chìa khóa giải mã, mới có thể sử dụng nó đúng cách. Để xác định loại lưới chắn mà qua đó tổng lượng thông tin chảy qua và sàng lọc rác thông tin, trong học thuyết mới của chiến tranh người ta sử dụng khái niệm mã mạng. Đó chính là ma trận mà nhờ đó có thể phân lập thông tin, chia ra các luồng, hệ thống hóa, tách ra phần giá trị, phân tích thông tin nhận được và sử dụng theo chức năng. Mã mạng -  đó chính là lưới chắn giúp tách ra những thông tin giá trị từ toàn bộ rác còn lại, tung chúng đi tiếp trên mạng.

---------------------
        1. Xuất bản lấn đầu năm 1941. Năm 1954 tái bản có sửa chữa, bổ sung. (BTV)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2020, 04:07:28 pm »


        CẤU TRÚC MẠNG LƯỚI

        Mạng lưới là bát kỳ môi trường nào mà qua đó có thể truyền, nhận, và nói chung là bơm thông tin đi qua, kích hoạt mạng, buộc nó làm việc. Một mạng lưới được xây dựng đúng là khi nó tái sản xuất một hành động “đúng”, tiên đoán được, hay ít ra là một hành động đã được hoạch định trước sẽ tham gia vào chiến lược chung. Nội dung được điền vào mạng lưới chính là thông tin được tách từ dòng chảy thông tin chung nhờ mã mạng cần thiết. Trong trường hợp này mã mạng có thể là thứ đang tồn tại , tức được lập ra trong quá trình hình thành mạng lưới, nhưng cũng có thể đã được tạo ra trước và đưa vào mạng lưới đã hình thành. Mã mạng được hình thành là một loại tái lập trình mạng, được thực hiện theo cách tương tự như phục hồi điện thoại di động.

        Theo nghĩa đen, mạng lưới thường là các tổ chức xã hội, các quỹ, những cấu trúc phi chính phủ, các phong trào và chính đảng dính líu đến một trong các phía tiến hành chiến tranh mạng lưới. Chúng cũng có thể là tòa soạn các tờ báo giấy và tạp chí lớn, cũng như những ấn phẩm trực tuyến hay blog. Mạng lưới - đó là hội các dàn đồng ca bố trí ở các thành phố  khác nhau có liên hệ với nhau, là cộng đồng các nhà nghiên cứu văn hộc dân gian có những mối giao tiếp rộng rãi với các nhóm nghiên cứu ở các thành phố hay đất nước khác. Đó là các cộng đồng trong Tạp chí sống, đó là các câu lạc bộ thợ săn, nhà sưu tập tem hay sưu tầm đồ cổ có quan hệ thư từ với những câu lạc bộ tương tự ở các điểm khác nhau trên hành tinh mà thành viên của chúng thường tổ chức hội họp hay diễn đàn. Và cuối cùng mạng lưới còn là những nhóm khủng bố nhỏ, có liên hệ với nhau qua Internet hay qua điện thoại di động hoặc liên lạc vệ tinh, liên kết với nhau nhờ các lập trường thế giới quan hay mục tiêu chung. Mạng lưới - đó là tất cả những gì qua đó có thể truyền đi một tín hiệu nhất định vốn có thể được thu nhận, truyền đi xa hơn trên mạng và cuối cùng biến thành hành động. Mạng lưới có thể được thành lập hay cấu hình theo một cách xác định. Nó có thể xuyên thấu, có thể được sử dụng ở dạng ban đầu với các thông số có trong thực tế. Để sử dụng mạng lưới, chỉ cần biết những thông số này để có thể nối nó vào chiến lược chung, tìm cho mạng lưới chỗ đứng của mình. Mạng lưới là tất cả những gì có liên hệ với nhau nhưng không có thứ bậc. Cùng lúc đó các cấu trúc thứ bậc này có thể được đưa vào mạng với tư cách các nút mạng riêng biệt.

        Số lượng các thành viên của mạng lưới, khối lượng của nó hoàn toàn không phải là tiền đề của chất lượng. Và cuối cùng, bất cứ mối quan hệ nào giữa hai người, chuyển cho nhau thông tin gì đó - đó là mô hình đơn giản nhất của mạng lưới vừa sinh ra. Một viên chức ở Washington làm việc trong cơ quan nhà nước và một lần nọ chuyển thông tin qua thư điện tử cho phóng viên ở Islamabad, thậm chí cả khi họ chưa thấy nhau và sẽ không gặp nhau - đó là khởi đầu của mạng lưới. Và nếu điều đó lặp đi lặp lại, đó thật sự đã là mạng lưới có thể kết nối vào chiến dịch mạng lưới. Nói một cách khác, xã hội thông tin là một môi trường lý tưởng để thành lập, hoạt động và sử dụng mạng lưới. Mạng lưới hoạt động khắp nơi và đó không phải là ẩn dụ. Mạng lưới - đó là một thực tế khách quan của xã hội hiện đại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2020, 04:08:27 pm »


        SỰ VẮNG MẶT CỦA TRUNG TÂM

        Chiến tranh mạng lưới không được tiến hành trực tiếp. Người đặt hàng không quan tâm tới việc liên hệ trực tiếp với người thừa hành vì điều đó sẽ vạch trần toàn bộ chuỗi kết nối, khiến nó đơn giản và hiển nhiên, đồng thời biến chiến dịch mạng lưới thành một hành động trực tiếp. Kể cả khi thử vạch một đường trực tiếp trong mạng lưới, từ người thừa hành đến kẻ đặt hàng xuyên qua nhiều trung gian, ta cũng không nhận được một đường thẳng. Cũng chẳng được một đường cong. Mà chính toàn bộ những tuyến đường của các kết nối được thiết lập này đã tạo ra mạng lưới. Còn nếu vẫn nhận được một đường thẳng, thậm chí đường cong, thì trước mắt bạn không phải là chiến dịch mạng lưới, mà là một hoạt động kinh điển thông thường của kỷ nguyên hiện đại mà trong đó, mối liên hệ giữa người đặt hàng và kẻ thừa hành hoàn toàn xác định được kể cả khi thiếu vắng một số yếu tố trung gian. Dĩ nhiên có thể thiết lập mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và nhiều sự kiện trên khắp thế giới mà không cần xác định rõ mối liên hệ giữa người đặt hàng quá trình này hay khác. Nhưng mối liên hệ này hoàn toàn có tính suy đoán, không có bằng chứng trực tiếp, có nghĩa nó tự động được chuyển sang lĩnh vực của thuyết âm mưu - hiển nhiên, nhưng không thể chứng minh.

        Bối cảnh thông tin hiện đại khiến người ta có thể đổ hết tội cho Hoa Kỳ, bắt đầu từ cách mạng ở Ukraine và kết thúc bằng sóng thần hủy diệt ở Đông Nam Á hay “Mùa xuân Ả rập”. Kể cả khi các mối liên hệ nguyên nhân - hậu quả ủng hộ cho những giả thiết được nêu, người ta cũng sẽ cười vào mặt bạn bởi bạn chẳng có một chứng cớ trực tiếp nào mà tất cả đầu mối và chuỗi sự kiện sẽ hòa tan trong cánh rừng bát tận của những mạng lưới đan bện vào nhau, hội tụ và phân kỳ theo thứ tự ngẫu nhiên. “Ai, Hoa Kỳ? Mà cụ thể là ai chứ?” - “Thượng nghị sĩ John, ông gây ra sóng thần đấy à”? - “Vâng, lạy chúa, tôi đánh rơi cái muỗng khỏi du thuyền của mình và vì thế mà xuất hiện sóng thẩn, dẫn đến những hậu quả nặng nề và thương vong vô số đấy”. Mà kể cả khi thượng nghị sĩ John hay Smith quả thật có tham gia vào chiến dịch mạng lưới này thì ông ta cũng chẳng mảy may hay biết. Hoa Kỳ, chính đất nước đang tiến hành chiến tranh mạng lưới, không bao giờ tham gia trực tiếp vào những chiến dịch mạng lưới được gọi trong học thuyết chiến tranh mạng lưới là “những hoạt động dựa trên hiệu ứng”. Để làm ví dụ, có thể nêu chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ chống Nga ở Chechnya mà trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ xem xét cụ thể hơn.

        Để khởi sự chiến dịch mạng lưới, trước tiên cần phải tạo ra những điều kiện đủ, tức những điều kiện mà các bên tham gia xung đột tự nó có liên quan và tham gia một cách tự nhiên vào tình huống này. Ở Chechnya, một bên quan tâm chính là người Anh từng khai thác dầu ở đây mà về sau bị quốc hữu hóa. Trước đó, người Anh đã bỏ vào đây rất nhiều tiền của. Trong cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, người Anh tham gia tài trợ. Họ muốn giải quyết tình hình có lợi cho mình vì quan tâm tới việc trở lại để lấy lại những gì họ từng sở hữu - các mỏ dầu và việc kiểm soát xuất khẩu dầu. Một số các nhà tài chính Anh cụ thể quan tâm tới việc này, những người thừa kế các đế chế tài chính cổ xưa mà lúc nào đó từng đầu tư vào công nghiệp dầu mỏ ở Kavkaz.

        Còn một bên khác nữa là Ả rập Saudi vốn quan tâm tới việc truyền đạt tư tưởng Hồi giáo Wahhabi vào Chechnya, nơi sau giai đoạn Xô viết đã trở thành cánh đồng tư tưởng hoang tàn. Tham gia vào cuộc chiến này còn có Đông Âu mà đứng đầu là Ba Lan, nước căm thù Nga và đang trải qua những mặc cảm hậu đế chế, tạo ra một nền thông tin tiêu cực quanh tình hình Chechnya. Rồi còn có Thổ Nhĩ Kỳ muốn tác động lên Azerbaijan và quan tâm tới việc xuất khẩu vũ khí của mình cho vùng xung đột. Tất cả những người tham gia này của chiến dịch mạng lưới Chechnya kết nối trực tiếp vào chiến dịch mà không có chỉ thị trực tiếp nào từ Hoa Kỳ cả. Người Anh thì tài trợ vì theo đuổi mục đích lấy lại tài sản của mình. Ả rập Saudi cung cấp nhân sự và dòng bất tận các tay súng, tạo ra một môi trường quốc tế Wahhabi. Ba Lan và Đông Âu bảo đảm chính sách thông tin làm mất uy tín Nga trên khắp thế giới xuất phát từ nỗi oán giận1 của mình đối với nước Nga. Qua Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang mơ vế kế hoạch pan-Turkirsm2 và Azerbaijan mà các kênh cung cấp vũ khí được thành lập. Tất cả những yếu tố này là một chiến dịch mạng lưới tiêu biểu mà người đặt hàng không ai rõ mặt. Bởi không có ông ta. Ở đó không có sự tài trợ trực tiếp của Hoa Kỳ.

        Chiến dịch mạng lưới không làm phát sinh phí tổn lớn. Nguyên tắc của nó chính là ở đó, sao cho sử dụng một cách đúng đắn, hợp lý những gì đang tồn tại, tái phân bổ những năng lượng đang có, những hoài bão, tham vọng sao cho có lợi cho mình. Tính ra Hoa Kỳ chẳng tốn chi phí cho cuộc chiến Chechnya, so với cuộc chiến Iraq chẳng hạn. Thế nhưng chiến dịch mạng Chechnya suýt chút nữa đã giết chết chúng ta khi đặt nhà nước Nga bên bờ vực của sự tồn tại. Thực sự nước Nga đã đứng trước ngưỡng cửa tan rã và sự sụp đổ hệ thống chính quyền Nga nói chung. Mà sự tan rã nước Nga chính là mục đích địa chính trị chính của Hoa Kỳ.

----------------------
        1. Từ tiếng Pháp ressentiment — nỗi oán giận nhỏ nhặt, thù hằn trên cơ sở cảm giác ghen tị hẹp hòi với ai đó vì cho rằng họ là nguyên nhân những thất bại của minh. Thật ra thuật ngữ này lầ một phạm trù triết học nghiêm túc hơn. Xem Max Scheler. Nỗi oán giận trong cấu trúc đạo đức. - M., Khoa học; Sách đại học, 1999.

        2. Pan-Turkism: Một phong trào nổi lên từ cuối những năm 1880 trong các tri thức gốc Thổ Nhĩ Kỳ của Azerbaijan (vốn là lãnh thổ của đế chế Nga vào lúc đó) và đế ché Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay), mục đích là thống nhất chính trị và văn hóa tất cả những người Thổ Nhĩ Kỳ. (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2020, 07:13:53 pm »


        DẤU HIỆU MẠNG LƯỚI

        Những dấu hiệu nào là chủ yếu của mạng lưới mà chúng ta cần biết? Trước tiên mạng lưới không được điều khiển từ một trung tâm thống nhất. Cùng lúc, trong chiến tranh mạng lưới còn có khái niệm ý định của chỉ huy. Những người tham gia mạng phải hiểu ý tưởng chung và tự nắm bắt những gì đang diễn ra. Họ không nhận những mệnh lệnh trực tiếp kiểu như “đi ra đó” hay “làm điều này” vốn tiêu biểu cho những quân đội cổ điển của kỷ nguyên hiện đại. Chiến tranh mạng lưới tuân thủ một kiểu điều hành hoàn toàn khác. Đúng hơn mạng lưới được thông tin bằng ý định cuối cùng của “chỉ huy”. Không tồn tại một bộ chỉ huy mà chúng ta quen hình dung. Không ai “điều hành” chiến dịch mạng lưới cả. Chỉ có một số trung tâm phân tích của các chuyên gia phát triển những chiến lược khác nhau. Hoạt động của chúng công khai, ai cũng có thể tiếp cận kết quả của chúng, những kết quả vốn không có ý nghĩa thực hành. Cũng có những trung tâm công nghệ chính trị, các phòng PR, các dịch vụ quan hệ công chúng, các phương tiện truyền thông, v.v..., và thực tế chúng còn nhiều hơn các cơ cấu chuyên gia phân tích. Liệu những cơ cấu này có sử dụng kết quả nghiên cứu của những bộ phận trước? Có thể. Nhưng cụ thể là gì và khối lượng bao nhiêu? Bạn hãy tự tìm hiểu. Nhiều cơ sở trong số đó tồn tại nhờ tài trợ của các cấu trúc tài chính nào đó mà một số chúng là các dịch vụ của các ngân hàng hay cóng ty tài chính. Các công ty này liên hệ thế nào với các cơ cấu của chính phủ Hoa Kỳ, của Bộ Ngoại giao, Nhà Trắng và Cục dự trữ liên bang? Vâng, chúng liên hệ với nhau hệt như tất cả những công ty trong thế giới tài chính toàn cầu, không khác gì cách tất cả hãng xưởng và ngân hàng liên hệ với nhau. Số lượng các liên hệ trong những mạng lưới thế này có xu hướng như một tập hợp toán học. John Perkins không che giấu rằng con số vô tận các tổ chức phi chính phủ và các trung tâm phân tích này, dù họ có muốn hay không, cũng đang trực tiếp hay gián tiếp làm việc vì lợi ích của chính phủ Hoa Kỳ. “Tôi không thể tưởng tượng hàng trăm con người, nam và nữ, rải khắp thế giới, làm việc cho những công ty tư vấn, các hãng xưởng và những tổ chức tư nhân khác. Những người này không bao giờ nhận một xu tiền lương từ nhà nước hay một cơ quan chính phủ nào, ấy vậy mà họ vẫn đang làm việc cho lợi ích của đế chế"1. Vậy thì giờ hãy thử chứng minh mối liên hệ của một trung tâm khoa học phân tích thực vật ở Praha với cuộc cách mạng Ukraine đi...

        Có một số hàm ý có thể được trung tâm của chiến dịch mạng lưới công bố, thí dụ như qua các phương tiện truyền thông hay trên một hội nghị, diễn đàn, hội thảo nào đó. Đó cũng có thể là những tuyên bố chính thức, báo cáo của những trung tâm khoa học, lời kêu gọi của các thành viên chính phủ và các nhân vật chính thức, gợi ý của các nhà công nghệ chính trị trong các phỏng vấn, phát biểu của các chính khách và các nhà hoạt động xã hội. Tất cả chúng được đọc bởi mạng lưới, tức những cấu trúc được các trung tâm này khởi xướng, kết nối hoặc liên kết. Tiếp theo, những cấu trúc này, xuất phát từ ý đồ chung đã được biết, từ hoàn cảnh cụ thể mà tự đưa ra quyết định. Chúng nắm bắt ý định của chỉ huy và hành động theo hoàn cảnh. Nếu các hành động này không thành công, đổ vỡ hay nói chung là không thực hiện được, trung tâm mạng lưới không chịu trách nhiệm trực tiếp và sẽ cầu hình lại mạng lưới theo cách khác. Mà “trung tâm” theo nghĩa đen của nó cũng không hề có. Các phòng thí nghiệm của các nhà khoa học mà là trung tâm à? Không, họ chỉ chịu trách nhiệm cho những tính toán lý thuyết khô khan. Các cơ cấu PR, phương tiện truyền thông à? Chúng đương nhiên chỉ là những kẻ thừa hành. Chính quyền Hoa Kỳ sao? Rõ ràng những hoạt động trên mạng do các NGO thực hiện, không thuộc thẩm quyền của chính phủ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ? Có thể, nhưng bằng chứng ở đâu, có các cuộc gọi hay biên bản bàn bạc nào không? Thậm chí không thấy chúng cả trong kho dữ liệu của WikiLeaks, bởi chúng đâu tồn tại. Không có mối liên hệ trực tiếp giữa “trung tâm” thông qua quyết định và người thừa hành, còn thông tin - ý đồ của chỉ huy thì được truyền công khai theo các kênh mở.

        Trong mối liên hệ này, cần lưu ý một khái niệm của chiến tranh mạng lưới là tự đồng bộ hóa. Nó có nghĩa là các nút mạng có thể hành động độc lập với “trung tâm” để không tiết lộ nguồn gốc của trung tâm của chiên lược chính, của các nhiệm vụ và hành động cụ thể. Nói chung không có một “trung tâm” nào bởi trong đa số trường hợp chúng không hề có khái niệm về việc trung tâm cụ thể hay trung tâm ra quyết định nằm ở đâu. Mạng lưới tự tập trung vào nội dung. Mỗi nút mạng nhận thông báo, nhiệm vụ, thông tin hay yêu cầu từ nút mạng khác. Các nút mạng thật sự là những cấu trúc tự trị, liên kết theo chiều ngang và nằm ở những nơi khó tin nhất, ở những nơi đưa ra quyết định của đối phương, trong các phương tiện truyền thông đại chúng, ở các cấu trúc xã hội. Liên kết với nhau theo trật tự công việc, chúng không hiển thị trung tâm nguồn gốc các quyết định của mình bởi chúng không hề có hình dung về nó. Nhưng cả khi trong trường hợp nếu mối liên hệ của cấu trúc mạng với “trung tâm điều hành” bị bại lộ, cũng chỉ có thể chứng minh một cách gián tiếp mối liên hệ giữa chúng. Theo mặc định là không hề tồn tại trung tâm, ý đồ của chỉ huy được tính tới và mạng tự động xoay sở xuất phát từ nhiệm vụ và khả năng của mình, có nghĩa là tự đồng bộ và tự thích nghi với những điều kiện thay đổi.

        Để tiến hành thành công các chiến dịch mạng lưới, các yếu tố sau cũng quan trọng: đó là tốc độ truyền đi “mệnh lệnh” bao gồm một gói các thông báo, và tốc độ của liên hệ phản hồi. Để bảo đảm tốc độ này, người ta sử dụng những thành tựu công nghệ và truyền thông mới nhất. Thông tin càng nhanh, nó càng hiệu quả, bởi tốc độ chuyển giao thông tin bảo đảm cho yếu tố thời điểm. Tức điều gì mang tới hiệu ứng khổng lồ trong vòng 10 phút sẽ mất hết ý nghĩa sau 25 phút. Và trong một số trường hợp tốc độ còn tính bằng giây.

        Quay trở lại với định nghĩa cơ bản, chiến dịch mạng lưới được xác định là “tổng các hoạt động nhắm vào việc hình thành nên hành vi của những lực lượng trung dung, của bạn bè và kẻ thù trong tình huống hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh”. Tức chiến dịch mạng lưới được tiến hành trước khi bắt đầu giai đoạn nóng, trước giờ mở máy giai đoạn này, đúng lúc, để giám sát tất cả những tiến trình diễn ra, và sau đó, để ghi nhận và cũng cố các kết quả. Nói cách khác, chiến tranh mạng lưới khác với các cuộc chiến của những kỷ nguyên trước đây, luôn diễn ra và chống lại tất cả.

-----------------------
        1. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. -M.,Pretekst, 2005.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2020, 07:15:36 pm »

     
MẠNG XÃ HỘI NHƯ VŨ KHÍ TƯỚC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

        Nếu làm một sơ kết giữa chừng thì chiến tranh mạng lưới là một hiện tượng không phải lúc nào cũng gắn với Internet, nhưng luôn luôn gắn với khái niệm mạng lưới. Trong mạng lưới này, những người tham gia, các chủ thể, diễn viên, đối tượng, nút mạng - không xếp hàng theo chiểu dọc như trong những xã hội truyền thống, mà theo chiều ngang. Mạng lưới phi tuyến tính và rất phức tạp, tất cả những nút của nó liên hệ với nhau bằng một số lượng vô hạn các kết nối. Triết gia hậu hiện đại Pháp Gilles Deleuze đã mô tả điều này bằng khái niệm gọi là rhizome - thân rễ, hay hệ thống củ rễ. Nếu một trong những yếu tố kết nối bị cắt đứt, mối liên hệ không bị ngưng trệ mà sẽ được thực hiện qua những nút khác, vòng qua nút đã bị tách rời. Không thể chấm dứt hoạt động của mạng lưới bằng việc xóa bỏ một trong những củ rễ, bởi trong trường hợp đó mạng lưới tiếp tục hoạt động, điều không thể xảy ra với hệ thống chiều dọc, khi mà việc một trong những yếu tố bị gián đoạn sẽ khiến tín hiệu không thể truyền đi làm hệ thống dọc bị tổn thương. Mạng lưới gần như không thể thương tổn và là cốt lõi của những cuộc chiến tranh mạng lưới.

        Chiến trang mạng lưới là một công nghệ quân sự được Lầu Năm góc chính thức trang bị. Cơ sở của chiến tranh mạng lưới là lối tiếp cận công nghệ “hoạt động trên cơ sở hiệu ứng” (effects-based operations - EBO). Trên những nguồn mở, nó được chuyên gia Hoa Kỳ Alan Smith mô tả ít nhiều chi tiết, trong quyển sách cùng tên. Công nghệ này được vũ trang cho đế chế mạng lưới Hoa Kỳ nhằm xâm chiếm các lãnh thổ với tổn thất ít nhất. Trước tiên ở đây nói về việc xé nhỏ và xâm chiếm các quốc gia lục địa Âu Á mà không phải sử dụng các lực lượng vũ trang thông thường. Cho đến ngày nay đây là công nghệ khá linh hoạt, hiện đại và tinh vi nhưng đồng thời cũng hiệu quả và tinh tế. Các lực lượng vũ trang thông thường chỉ được sử dụng ở đây trong những trường hợp cực đoan, trong giai đoạn hoàn tất. Còn thường thì việc kiểm soát các không gian được thiết lập bỏ qua giai đoạn quân sự nhờ cái gọi là “cách mạng màu”. Có vô số thí dụ thành công, trong số đó là “cách mạng cam” êm ái ở Ukraine, tạo tiền đề cho cuộc nổi dậy vũ trang tháng 2/2014, “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia. Trước đó đã có những sự kiện tương tự diễn ra ở Đông Âu, đặc biệt ở Nam Tư, và sau đó, ở không gian hậu Xô viết. Thậm chí trước đó Liên Xô bị hủy diệt mà chẳng cần xâm lược trực tiếp. Những nước cộng hòa Baltic tự tách rời nhờ công nghệ chống đối bất bạo động được nêu ở đây - cách tiếp cận do chuyên gia tư vấn chính trị Hoa Kỳ Gene Sharp phát triển. Nhưng cơ sở của những quá trình này luôn là mạng lưới.

        Để sử dụng công nghệ mạng lưới nhằm tách phần lãnh thổ này hay khác cho việc thiết lập kiểm soát chiến lược của Hoa Kỳ, đầu tiên cần phủ lưới, tức bao phủ lãnh thổ đó bằng mạng lưới. Mạng nào không quan trọng, nhưng phải là mạng lưới mà nhờ đó có thể bắt đầu công việc với không gian xã hội. Có thể là mạng lưới ở bất kỳ tính chất nào, nhưng ở đây nói về những sự chuyển đổi xã hội, về socium, tức hiển nhiên là mạng xã hội. Thông thường, cơ sở cho những mạng lưới thế này là các cấu trúc chính trị xã hội, hay như hiện nay người ta gọi, NGO - các tổ chức phi chính phủ, hay NPO, các tổ chức phi lợi nhuận. Để lập mạng lưới, các tổ chức phi chính phủ phải được thành lập từ con số không, theo những nhiệm vụ cụ thể, hoặc sử dụng những mạng lưới sẵn có. Về nguyên tắc, các tổ chức phi lợi nhuận thường tuyên bố mục tiêu chính của nó là những nhiệm vụ nhân đạo, có ý nghĩa xã hội hoặc các nhiệm vụ văn hóa nào đó. Nhìn bên ngoài, đó hoàn toàn là một hoạt động vô hại, thí dụ như nghiên cứu các đối tượng văn hóa, thực hiện các dự án theo tư vấn của ai đó trong lĩnh vực nào đó, hay kiểm soát dân sự các hoạt động của nhà nước. Hiếm khi nào các NPO công khai tuyên bố mục tiêu chính trị, nói chi là phá hoại.

        Một thí dụ điển hình của cấu trúc thành lập và phát triển mạng lưới trên lãnh thổ đổi phương phục vụ lợi ích Hoa Kỳ là “Quỹ Soros” Thâm nhập không gian hậu Xô viết, tổ chức này tuyên bố những mục tiêu thuấn túy nhân đạo: in ấn sách, sách giáo khoa, hỗ trợ các nhà khoa học và thực hiện các chương trình nhân đạo. Nhưng tất cả các tổ chức phi chính phủ liên quan đến “Quỹ Soros” rút cuộc đều làm việc vì lợi ích Hoa Kỳ, trong đó nhiều tổ chức tham gia trực tiếp vào việc lật đổ các chế độ hiện hành.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2020, 08:12:40 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2020, 07:16:00 pm »


        Thông thường, những quỹ “nhân đạo” này mua chuộc những mạng lưới sẵn có. Điều này diễn ra khi những người cùng chí hướng hay hoạt động tích cực thành lập hiệp hội, phong trào hay cộng đồng nào đó để thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội. Và khi hoạt động của họ bắt đầu đi vào nề nếp, họ có thể cảm thấy thiếu phương tiện để mở rộng và phát triển. Lúc đó đại diện các quỹ phương Tây xuất hiện và vung cho họ một ít tiền. Kết quả là tổ chức này, sau khi nhận được tiến, cảm thấy có nghĩa vụ với người hỗ trợ họ, và vào giờ cần thiết, khi bắt đầu một dự án Hoa Kỳ trên lãnh thổ này hay khác, tổ chức này được trực tiếp kết nối vào kế hoạch thực hiện, hoặc đồng tham gia ở bất kỳ mức độ nào chấp nhận được.

        Khi có nhu cầu với các NPO, người ta có thể tìm tới các nhà hoạt động thiện nguyện của chúng và nói: các ngài, xin hãy vui lòng đến đó, ủng hộ, phát biểu điều này điều kia, hãy xuất hiện, hãy làm... Nhưng có thể chẳng cần liên hệ trực tiếp, vì nó làm lộ mặt kẻ đặt hàng, mà đơn giản chỉ cán hình thành những điều kiện đủ để tổ chức này tự nó sẽ đến đúng nơi cần đến và hỗ trợ, đó là mức độ cao nhất của hiệu ứng mạng lưới. Ở Ukraine, Hoa Kỳ đã mua nhiều mạng lưới mà không mất nhiều tiền, rồi sau đó đề nghị chúng đến Maidan, đơn giản là trụ ở đó, chẳng có gì phức tạp. Họ chỉ cần ra đường và tạo ra một đám đông, nhờ đám đông đó người ta lật đổ chế độ chính trị hiện hành và chuyển quyển lực cho chế độ khác, thân Mỹ. Quả thực, chẳng có gì phức tạp. Thậm chí cả khi đám đông đó của Maidan tạo ra bối cảnh cần thiết cho hành động của những kẻ cực đoan, lật đổ bằng vũ trang chế độ chính trị hợp pháp, như điều đã xảy ra hồi tháng 2/2014.

        Cùng với đó, người ta không trả tiền cho các tổ chức xã hội vì họ đã đến Maidan, mà là trả tiền cho các diễn viên phụ, các cầu trúc chính trị. Các tổ chức phi lợi nhuận chỉ nhận tiền để làm những việc họ cho là thú vị, chẳng hạn như nghiên cứu các đặc thù địa phương, thành lập các phương tiện truyền thông, tư vấn cho những người hưu trí. Người ta chi tiền cho họ vì những hoạt động có ý nghĩa xã hội mà chẳng hỏi han gì. Nhưng đến một thời điểm nào đó người ta sẽ bảo: chúng tôi cho tiền các ngài, và sau này các ngài có thể tiếp tục nghiên cứu địa phương của mình, nhưng hiện thời chúng tôi cần sự ủng hộ của các ngài, các ngài chỉ cần đến để giữ các áp phích của Maidan, có thể không? - Ổ, được chứ, đâu có gì phức tạp.

        Trên thực tế, dấu tích Mỹ của những món tiền này hay khác không phải lúc nào cũng hiển nhiên. Các quỹ Hoa Kỳ, tiền của nhà nước Hoa Kỳ, về bản chất là tiền của người đóng thuế Mỹ. Nhưng chúng vào lục địa Á - Âu chủ yếu qua các quỹ phân bổ châu Âu được gọi là các nhà điều hành tài trợ. Chẳng hạn như qua những người theo chủ nghĩa Trotsky, những người chống phát xít, chống toàn cầu hóa, những nhà sinh thái, những người ủng hộ nhân quyền, dân chủ. Những người này thường nhận tiền từ những cấu trúc vô thưởng vô phạt, chẳng hạn như từ những nhà sinh thái cho rằng tiền sẽ phục vụ cho những mục tiêu tốt đẹp, cho cuộc chiến vì sự trong sạch của môi trường, cho sự phát triển và ủng hộ những công nghệ không lãng phí. Nhưng vào lúc cần thiết mạng này sẽ được sử dụng cho mục đích chính trị, mặt dù ngay từ đầu nó không hề nhắm đến mục tiêu này. Đôi khi những người hoạt động cho các tổ chức phi lợi nhuận không hề được đề nghị như thế. Việc sử dụng họ diễn ra ngấm ngầm. Họ không được thông báo là khi xuống đường, họ đang làm việc cho lợi ích của Hoa Kỳ. Điều đó hoàn toàn không được nói ra. Mặc dù có những người làm việc này một cách có ý thức, nhưng đó đã là những nhà hoạt động chính trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2020, 07:16:42 pm »

     
       INTERNET NHƯ MỘT MÔ HÌNH MẠNG LƯỚI

        Mạng xã hội, như tên gọi của nó, là một hiện tượng xã hội. Nó trù tính một chủ thể tập thể được hợp thành một cách không tự nhiên, đại diện một bộ phận xã hội, phản ảnh môi trường của chủ thể đó, những nhóm xã hội và các giai tầng. Do đó mà các mạng xã hội không đồng nhất, các thành viên của nó có thể được cấu hình lại tùy vào quy chế xã hội, khiến những mạng lưới này khá linh hoạt.

        Để sử dụng mạng xã hội cho mục đích của mình, như trong trường hợp với các tổ chức phi lợi nhuận, cẩn phải thành lập hoặc mua chúng ở dạng thức đã có sẵn. Kiểu nào cũng cần các khoản đầu tư. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, để thực hiện các chiến lược mạng lưới, cần phải có mạng lưới. Nó có thể là các mạng ngoại tuyến, gồm những người tụ họp bằng các cách tự nhiên hoặc phi tự nhiên. Những mạng lưới tự nhiên có thể kể những nhóm thiểu số, các cộng đồng tôn giáo có lịch sử lâu đời, còn những mạng lưới phi tự nhiên có thể kể những nhóm người bán Herbalife, tín đồ các giáo phái, mạng hỗ trợ nhau của những người lái ô tô, v.v...

        Và dù sao thì việc khai thác mạng xã hội là một quá trình khá phức tạp và kềnh càng. Đơn giản hơn là nhận một người sử dụng Internet tự lập với tư cách chủ thể, kẻ ngồi ở nhà hay tại nơi làm việc bên máy tính của mình hay với thiết bị di động cầm tay. Anh ta đã được nối vào mạng lưới toàn cầu với nhiều mối liên hệ và nút giao với số lượng lớn người dùng như thế. Chỉ cần điều hướng họ đúng cách, cầu hình theo cách cần thiết. Nếu có Internet, chủ thể của mạng lưới có thể là bất cứ người dùng riêng biệt nào, kẻ cùng lúc là thành phần của một cộng đồng nào đó với những đặc tính cơ bản của mình.

        Với những người dùng như vậy, chẳng cần thực hiện một chức năng xã hội nào, không cần đi đâu, gặp ai, không cần làm gì đặc biệt để duy trì hoạt động của mạng lưới. Đơn giản chỉ cần ngồi bên máy tính đang hoạt động, kết nối với Internet. Như thế - Internet là mô hình hiệu quả gấp nhiều lần mạng lưới. Có thể đưa người dùng thân thiện này vào bất cứ mạng lưới địa phương nào mà người ta hay gọi là mạng xã hội. Thí dụ, một người dùng cụ thể có thể là thành viên của mạng lưới “Bạn cùng lớp”, có tài khoản trên Facebook, có thể có một blog trên “Live Journal” và có nhiều kết nối với những người cùng sử dụng các mạng này. Cộng thêm hàng chục hệ thống, các mạng xã hội trực tuyến, có thể được thực hiện trong cùng một thời điểm. Tùy vào nhiệm vụ mà người dùng này có thể dễ dàng chuyển kết nối sang bất cứ mạng lưới nào, trong số này có tất cả những mạng lưới khác, ngoài mạng Internet, đang làm nên không gian điều khiển. Và như thế, toàn bộ không gian mạng trực tuyến “bao gồm Internet và vô số những mạng máy tính khác không thể truy cập từ Internet”1. Tất cả các thứ này hợp lại cùng nhau tạo ra một mô hình mạng lưới lý tưởng.

----------------------
       1. Clarke R. Knake R. Thế chiến thứ ba. Nó sẽ như thế nào? Spb: Piter, 2011.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2020, 07:17:33 pm »


        IPHONE VÀ OBAMA CỦA NÓ

        iPhone thật sự hay ở chỗ để tiến hành “cách mạng màu”, công ty Apple đã xem xét khả năng truyền thông tin trực tiếp giữa những người dùng iPhone kể cả khi các nhà cung cấp Internet bị chặn. Nó rất thuận tiện vì nếu chính quyền Ai Cập hay Syria chẳng hạn cắt đường truyền Internet như các chế độ hà khắc, toàn trị vẫn hay làm, “Rồi, các người thử làm cuộc cách mạng twitter đi”, họ hả hê. Apple đã đáp trả bằng cách tạo cho những người sở hữu iPhone khả năng truyền thông, loan báo tin tức cho nhau qua liên kết vệ tinh. Một mối quan tâm sâu sắc thế nào tới người dùng! Không phải ngẫu nhiên mà Steve Jobs trước khi mất không lâu đã được Tổng thống Obama tiếp đón.

        Công ty Apple của Hoa Kỳ đã thông qua một loạt các biện pháp do rất hiểu những lợi ích của Mỹ trên lục địa Á - Âu, nhận thức được việc phải chống lại những chế độ “toàn trị”, “phi dân chủ” như thế nào. Đến lượt mình, họ yêu cầu người dùng trước đó phải lo sao cho mỗi người có một iPhone kết nối Twitter hay bất cứ mạng xã hội nào khác. Điều này đã được các nhà vận động hành lang của mạng lưới quan tâm. Kết cục là chúng ta nghe thấy qua tivi, đài phát thanh, ở khắp nơi, mỗi ngày về hiện đại hóa, v.v..., về iPhone, kinh tế, phồn vinh, Twitter. Nhất định thế. Tất cả. Phải là thế. Bạn có thể không đồng ý, không mua thiết bị điện tử, không mở tài khoản trên các mạng xã hội để tỏ dấu hiệu chống đối, nhưng khi đó đơn giản là bạn không nắm được mọi diễn biến, bạn là kẻ lập dị, thua cuộc, chậm tiến. Người anh em hỡi, đơn giản là bạn nằm ngoài mạng lưới, có nghĩa bạn không tồn tại...

        Nhưng thông tin liên lạc mà không cần Internet cũng chưa phải là giới hạn các khả năng của iPhone. Trong mỗi iPhone, như những người dùng tân tiến khẳng định, luôn có một tập tin trong đó ghi nhận hành trình di chuyển của người đó cùng iPhone, đồng thời ghi lại các thông tin về vị trí của anh ta, sao chép tất cả những giao tiếp và nội dung, kể cả ảnh, video hay danh bạ điện thoại. Ngoài ra, các phiên bản iPhone mới còn lấy vân tay của bạn. Tất cả thông tin này được sắp xếp trật tự trong một tập tin riêng, món đồ điện tử rối rắm nổi bật bởi năng lực suy nghĩ và tính độc lập, thỉnh thoảng lại gởi thông tin thu thập được tới... Không, không phải tới C1A, mà là tập đoàn Apple. Rồi từ đây căn cứ vào những mối quan hệ bạn bè, thông tin này hoàn toàn có khả năng rơi vào tay CIA, Bộ Ngoại giao, Cơ quan An ninh Quốc gia, nơi mà theo lời “người hùng” Edward Snowden của Hoa Kỳ, mỗi sở hữu chủ iPhone như nằm trong lòng bàn tay họ. Và tất cả những điều này được làm vì lợi ích của bạn, đừng nghĩ tới những chuyện xấu xa nhé.

        Bạn có thể thử chặn thiết bị điện tử của mình, thậm chí thay đổi ngược lại khả năng của nó. Để làm được điều đó, chỉ cần bạn mở iPhone và len vào đó cùng một mỏ hàn, tháo hệ thống chip và gắn hệ thống chip khác. Khi đó nó sẽ gởi cho bạn tất cả dữ liệu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nhưng muốn làm điều đó bạn phải là tay cừ với cái mỏ hàn. Trong mọi trường hợp, bạn chỉ cần làm chủ công nghệ này và đặt chúng phục vụ mình. Bởi nếu không thì chúng ta sẽ trong tình trạng một đám đông thụ động nào đó. Những người dùng thông thường iPhone, Twitter, Internet - chúng ta nối mạng, tin tưởng mù quáng rằng tất cả là vì tiến bộ, tiện nghi, để cuối cùng biến thành đám đông người dùng vô diện, bị kiểm soát, thao túng - và khi bước ra khỏi đó phẫn nộ. Nhảy! - Và đây đã là dân chủ Mỹ, còn trước đó là chế độ phi dân chủ, độc tài nhưng ổn định. Mà chúng ta chỉ bấm nút, xem qua, post lại, lướt ngang, dừng lại, há hốc mồm - và thế là chúng ta trở thành người tham gia những quá trình của người khác. Chỉ một thoáng thôi, bạn đã ở chế độ khác, trong khi đang sống ở một quốc gia khác. Đám đông được kiểm soát một cách thụ động thế này thật là tiện lợi.

        Nhưng hiện thời chúng ta chỉ đang chăm chú nhìn vào những quá trình diễn ra với tư cách những kẻ quan sát ngoài cuộc. Bởi hiện nay mọi chuyện diễn ra ở đâu đó rất xa - trong thế giới Ả rập, ở các quốc gia Maghreb, Bắc Phi, như cây đũa thần được vung lên ở các nước khác nhau, lần lượt bất ổn bùng lên, các chế độ lần lượt sụp đổ. Còn ai không sụp đổ thì máy bay ném bom NATO sẽ san bằng chúng cùng với chế độ, các thành phố, dân chúng, với tất cả những gì còn lại. Để những kẻ khác không nảy sinh mong muốn chống đối, hãy nhìn vào nền dân chủ nở hoa của Afghanistan, nhìn Muammar Gaddafi hay Saddam Hussein. Còn ai đã chuyển vào guồng kiểm soát của Mỹ thì hoàn toàn không đau đớn. Thế nhưng những nhà lãnh đạo của họ hoàn toàn không thể hiểu đó là gì - mọi thứ diễn ra quá chớp nhoáng. “Tôi đã xây dựng ở đây mọi thứ, sửa chữa hết. Rồi sao? Chỉ một tuần, tôi đã bị bắt ngồi tù mà không có gì báo trước...”.

        Internet - tinh hoa của nguyên tắc mạng - một mạng lưới linh hoạt tối đa, nhanh và rẻ tiền, phủ mạng tất cả một cách hiệu quả tối đa - có nghĩa là bao phủ toàn bộ hành tinh bằng Internet. Trong mỗi trường học, nhà trẻ, nói gì tới các cơ quan nhà nước - khắp nơi phải có Internet, còn trong tay mỗi người phải là iPhone, iPad và tài khoản Twitter, thậm chí ở những vùng sâu, hẻo lánh nhất. Hiện đại hóa nhanh lên! - đó là kêu gọi của những nhà vận động hành lang nhiệt tình cho mạng lưới. Khẩn trương lên. Vấn đề chỉ còn là (phủ mạng) tới đâu.

        Còn hiện tại trên đa số bề mặt hành tinh là những cuộc chiến tranh mạng lưới - một hiện tượng gắn với những mạng xã hội ngoại tuyến, với những con người sinh động và các tổ chức của họ, được giới tinh hoa Hoa Kỳ sử dụng cho lợi ích của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2020, 07:43:34 pm »


        CÁCH MẠNG TWITTER KHÔNG THỂ Ở KHẮP MỌI NƠI

        Sự đơn giản của việc truy cập mạng, khả năng tái bố trí linh hoạt và điều khiển năng động không thể không thu hút người ta sử dụng không gian điều khiển để đạt được những mục tiêu công nghệ cụ thể, mà trước nhất là thiết lập kiểm soát từ bên ngoài, thay đổi các chế độ chính trị, phá hủy cơ sở hạ tầng của đối phương, v.v... Những chiến dịch thành công bằng cách sử dụng mạng xã hội như vậy đã đi vào sách hướng dẫn sử dụng chuyên biệt của chiến tranh mạng lưới. Lấy ví dụ chính Twitter. Không gian hậu Xô viết đã nhận thức được hiện tượng cách mạng Twitter mà với sự hỗ trợ của nó, người ta thực hiện việc thay đổi các chế độ chính trị. Đặc biệt ở Moldova, cách mạng Twitter được thực hiện đúng chuẩn nhất, như chính những thành viên của nó tuyên bố rộng rãi1.

        Trên thực tế, sự việc sẽ như thế này: một người nối mạng vào Twitter nhận thông tin về một tiến trình nào đó, về các phong trào, các phát biểu, về những sự kiện đang diễn ra khiến anh ta không thể thờ ơ. Nhận tin xong, vì lý do này hay khác, vì những suy nghĩ cá nhân thôi thúc, anh ta post lại thông tin này2. Kết quả là tất cả những người theo dõi anh ta cũng nhận được tin báo và đến lượt mình, họ repost lại. Như vậy việc loan báo tỏa theo hình quạt, theo bậc thang tới một số lượng lớn người dùng. Và không phải là những con người ngẫu nhiên, mà đã là một sự chọn lựa xã hội nào đó, một nhóm khán giả theo tiêu chí này hay khác, một cộng đồng cùng mối quan tâm, những con người với những cái nhìn tương tự nhau, những quan điểm gần gũi nhau, có liên hệ với nhau về cảm xúc, cùng sử dụng một công cụ giao tiếp thống nhất về khái niệm. Đó là những con người tích cực về mặt xã hội, đang hoạt động, nối mạng, có trình độ và hiểu bản chất công nghệ - skilful individuum - một tập hợp những con người hiểu biết, có cái nhìn, có phán xét, có ý kiến riêng khá tiến bộ so với đa số cư dân. Hiệu ứng của kiểu thông báo này hoàn toàn khác so với việc đưa tin trên đài phát thanh hay công bố trên báo in, khi không gian xã hội được đưa tin không đồng nhất, không định hình và thụ động.

        Khi cần, những nhà hoạt động mạng tích cực sẽ xuống đường theo tín hiệu đồng bộ - offlline. Không phải vì họ là thành viên của tổ chức nào đó và tất cả tuân thủ tổ chức một cách có kỷ luật, mà bởi vì họ có cùng suy nghĩ và đánh giá như nhau trước những gì đang diễn ra. Xuống đường, họ tạo ra một đám đông có khả năng gây sức ép xã hội, chẳng hạn như buộc chính quyền phải ra đi, bằng các phương tiện bất bạo động khiến giới chức trách từ bỏ các chức năng của chính phủ, kết quả là chế độ thôi hoạt động và chế độ khác lên thay thế. Những ai không xuống đường, sẽ qua những phương tiện như thế mà cùng tham gia vào việc tạo ra một bối cảnh thông tin cần thiết, bình luận, đưa lại những message đã được hình thành trước đó. Các nhà công nghệ phương Tây gọi sự thay đổi quyền lực kiểu này là “cách mạng”, mặc dù về nghĩa đen nó có rất ít điều chung với những cuộc cách mạng từng được biết trong kỷ nguyên hiện đại.

        Lý tưởng nhất là cuộc “cách mạng” được thực hiện hoàn toàn không đổ máu, bất bạo động, bằng phương tiện loan báo đại chúng một lần tới hàng ngàn hay hàng chục ngàn người. Nó vô cùng hiệu quả nếu tính theo chi phí tương ứng với kết quả đạt được. Nhưng để thực hiện mô hình này, cần phải có trong tay một số lượng lớn người kết nối Twitter hay những mạng xã hội khác. Cuối cùng, cấn thiết sao cho không gian qui định nào đó được bao phủ Internet, có các nhà cung cấp Internet phát triển, và mong muốn là cơ cấu đó đa dạng và mở. Có nghĩa để nhận được hiệu ứng chóng mặt như thế cần phải tạo ra mạng lưới nhờ sự hỗ trợ của mạng Internet, sau đó đặt mạng xã hội Twitter vào không gian đã được lưới hóa này, một dự án hạ tầng tốn kém. Nhưng cái chính là việc lưới hóa cơ sở hạ tầng được thực hiện bằng kinh phí quốc gia -  đối tượng của các chiến lược mạng lưới, có nghĩa là khách hàng không phải chịu phí tổn trực tiếp trong vấn đề này. Nhiệm vụ của khách hàng là: làm sao để người dùng Twitter, và nhìn chung là mạng xã hội, càng nhiều càng tốt. Là bởi để thực hiện cách mạng Twitter, cần có một môi trường thích ứng, tức xã hội phải có đủ số người dùng Twitter tích cực.

----------------------
        1. Pankin c. Twitter tới tất cả các ngài// Cổng thông tin phân tích Evrazia, 11/4/2009// Nguồn mở http:// evrazia.org/article/917

        2. Từ Repost - đưa vào trang blog của mình sản phẩm - posting của người dùng khác lẻn mạng. Posting là một yếu tố giao tiếp trên các diễn đàn, blog, mạng xã hội, viết về những suy nghĩ quanh những thông tin diễn ra - post, (trong tiếng lóng Anh ngữ, post - có nghĩa là "thông báo trên diễn đàn, blog, v.v...)

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM